LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một vấn đề quan trọng trong chế độ tài sản của vợ chông. Quy định này đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam .
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
Trong phạm vi một bài tiểu luận nhỏ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về chia tài sản tài sản chung trong thời kì hôn nhân và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng theo Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Với kiến thức còn hạn chế, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!
I/ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG VÀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM:
1/ Khái niệm chung về chế độ tài sản chung của vợ chồng:
1.1/ Khái niệm về chế độ tài sản chung của vợ chồng:
Chế độ tài sản của vợ chồng có thể được hiểu như sau:
“ Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng thể các quy phạm pháp luật diều chỉnh về ( sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật”(Theo: “chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”- TS. Nguyễn Văn Cừ)
1.2/ Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng:
Theo khoản 1 điều 27 luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định về tài sản chung của vợ chồng. Theo đó tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát sinh tài sản. Cụ thể là:“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và dịnh đoạt ( khoản 2 Điều 219 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 28 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Như vậy về nguyên tắc vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản cũng như trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2/ Khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong pháp luật Việt Nam
2.1/ Cơ sở quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân:
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân xuất phát từ những lí do sau:
Trong cuộc sống gia đình nhiều khi không tránh khỏi những căng thẳng, bất hòa dẫn đến tình trạng không muôn chung sống cùng nhau, nhưng vì nhiều lí do không muốn ly hôn mà chỉ muốn ra ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung ( như vợ chồng đã già, dù có mâu thuẫn sâu sắc ngưng ly hôn sợ ảnh hưởng đên hòa khí trong gia đình, con, cháu lo buồn, hang xóm chê cười, họ chỉ yêu cầu chia tài sản chung…)
Trên cơ sở Điều 57 hiến pháp , bộ luật dân sự 1995 và luật doanh nghiệp năm 1999 về việc mở rộng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, quy định tại Điều 29 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn nhằm bảo đảm quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, xã hội nhất định. Với tư cách là công dân, vợ hoặc chồng đều có quyền thực hiện các quyền năng hợp pháp của mình ( quyền tự do kinh doanh, quyền tham gia các giao dịch dân sự). để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra ảnh hưởng đến kinh tế chung gia đình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng được tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì pháp luật quy đinh vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án cho chia tài sản chung của vợ chồng ngay trong thời kì hôn nhân còn tồn tại.
Trên thực tế cũng có một số trường hợp vì công việc kinh doanh buôn bán mà vợ, chồng cần phải “ chớp thời cơ” để đạt được hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phía người vợ hoặc chồng kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh, buôn bán do không nhận thức được “ công việc làm ăn” của người chồng hoặc người vợ mình hay vì lí do khác. Người chồng(vợ ) đã yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân với mục đích lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung để làm vốn đầu tư kinh doanh.
Cũng có trường hợp vợ, chồng trước khi kết hôn hoặc trong thời kì hôn nhân đã vay một khoản tiền hay tài sản sử dụng vào nhu cầu riêng…nhưng
tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để người vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay của người khác.
Từ những lí do trên Điều 29 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân :
“ Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”.
2.2/ Khái lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong pháp luật Việt Nam:
Trong pháp luật phong kiến, tiêu biêu là Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều không có một điều khoản nào đề cập đến vấn đề tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, trong Quốc triều hình luật có dự liệu một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi một bên vợ chồng chết trước( điều 374, điều 375, điều 376). Do đó vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng không được đặt ra. Bởi lẽ theo quan niêm truyền thống của người phương đông thì hôn nhân được tác thành xuất phát từ lợi ích của gia đình, để xây dựng gia đình, “sinh con đẻ cái”, yếu tố tình cảm với những lợi ích về tinh thần được coi trọng hơn các yếu tố tài sản. suốt trong thời kì hôn nhân, toàn bộ của cải của vợ chồng tạo thành khối cộng đồng, chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản.
Cũng theo quan niêm này 3 bộ dân luật thời kì pháp thuộc cũng không quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
Khi luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nhà nước Việt Nam ra đời năm 1959 cũng không đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân mà tất cả tài sản chung của vợ chồng đều thuộc sở hữu chung của cả hai người, không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng. Bởi thời kì này, lợi ích cá nhân luôn gắn liền với lợi ích tập thể, không tồn tại nhiều hình thức sở hữu và đa dạng về thành phần kinh tế như hiện nay.
Tuy nhiên, khi luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy các quy đinh của hiến pháp năm 1980 về quyền sở hữu riêng của công dân đã công nhận quyền có tài sản của vợ chồng cũng như quyền được yêu cầu chia tào sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân còn tồn tại khi có lý do chính đáng và được tòa án chấp thuận. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng quy định này đã gặp nhiều khó khăn khi xác đinh thế nào là “lý do chính đáng” và quy đinh Tòa án chấp nhận là sự can thiệp khá sâu vào tính tự nguyện, thỏa thuận.
Kế thừa và sửa đổi luật hôn nhân và gia dình năm 1986, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy đinh cụ thể các lý do cần thiết để Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung và việc chia tài sản do vợ chồng tự thỏa thuận mà không cần phải có sự cho phép của Tòa án.
II/ NỘI DUNG CỦA QUY ĐỊNH CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN:
1/ Mục đích quy định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân:
Việc quy định vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhận, giúp ổn đinh quan hệ gia đình khi chưa cần thiết phải ly hôn, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng, của các thành viên trong gia đình và người khác.
Với quy định này, sẽ giúp vợ (chồng) có thể mạnh dạn tham gia vào các quan hệ kinh tế, thương mại…nhằm duy trì và phát triển đời sống gia đình mà không sợ ảnh hưởng đến tài sản của người kia một khi “rủi ro” xảy ra từ đó thúc đẩy nền kinh tế của cả xã hội phát triển.
Quy định này cùng nhằm bảo đảm quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình người thứ ba cần phải biết quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch, mức độ tài sản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ. quy định này nhằm tạo sự công bằng, hợp lý, bảo đảm sự an toàn về tài sản không những cho cgười thứ ba mà còn cho cả gia đình.
2/ Điều kiện chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân:
2.1/ Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh:
Như đã nói ở trên chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ chồng có tài sản riêng làm vốn kinh doanh. Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra.
2.2/ Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng:
Nếu vợ ( chồng) phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như: cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại… mà họ không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình.
2.3/ Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác:
Việc xác định lý do chính đáng khác đẻ chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc của người thứ ba. Vì vậy lí do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại tùy từng trường hợp có khác nhau. Tuy nhiên, “lý do chính đáng” phải là lý do hết sức đặc biệt. Việc tòa án cho phép chia tài sản chung phải được đánh gía kỹ lưỡng về bản chất và mức độ trầm trọng của các nguyên nhân làm rạn nứt gia đình. Nếu không đánh giá đúng lý do chính đáng sẽ dẫn đến việc lạm dụng các quy đinh của pháp luật, nhằm mục đích không chính đáng làm phản tác dụng và giamt giá trị của các quy phạm pháp luật. một số trường hợp có thể coi là “lí do chính đáng”: vợ, chồng được xác định là mất tích; một bên có hành vi phá tán tài sản hay hoang phí tài sản chung của gia đình mà bên kia ngăn cản nhưng không được; mâu thuẫn vợ chồng, tình trạng trần trọng đới sống chung không thể kéo dài nhưng vì danh dự, con cái mà không ly hôn; một trong hai người bị tịch thu tài sản do phạm tội…
3/ Hậu qủa pháp lí chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân:
3.1/ Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:
Quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại do vợ chồng chưa ly hôn. Do đó giữa hai bên vẫn tồn tại moi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như: nghĩa vụ chăm sóc,giúp đỡ lẫn nhau, nghĩa vụ chung thủy…vì vậy việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không có nghĩa là quy định về ly thân. Sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có ở riêng hay không là tùy thuộc vào đời sống thực tế của vợ chồng, vào ý muốn của vợ chồng, do vợ chồng quyết định. Đồng thời việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng.
3.2/ Quan hệ tài sản:
Điều 30 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.”
Từ quy đinh trên ta có thể nhận thấy chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân có thể chia toàn bộ hoặc chia một phần tài sản chung tùy theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Đây là điểm khác so với điều 18 luật hôn nhân và gia đình năm 1986: “ Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này” tức chia tài sản như khi ly hôn.
Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng, quan hệ tài sản có những thay đổi cơ bản. chế độ cộng đồng tài sản dưới hình thức sở hữu chung chấm dứt, thay vào đó là hai chủ sở hữu riêng biệt trong khối tài sản chung được tách ra. Tuy nhiên vấn đề này không hoàn toàn tuyệt đối, vì vẫn tồn tại “thời kỳ hôn nhân” và việc chia tài sản cũng không triệt để như khi ly hôn.
Nếu vợ chồng yêu cầu chia một phần trong khối tài sản chung:
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; đồng thời thu nhập do lao động , hoạt động sản xuất – kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vọe chồng , trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Hoa lợi, lợ tức phát sinh từ tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng ( điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP)
Nếu vợ chồng yêu cầu chia hết khối tài sản chung, hai bên đã ở riêng và đoạn tuyệt về tình cảm thì coi như không còn căn cứ xác lập khối tài sản chung theo Điều 27, tài sản được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia cùng tài sản vợ chồng tạo lập được sau này là tài sản riêng của vợ chồng. Chỉ nói đến tài sản chung nếu hai bên được “thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản mà vợ chồng thảo thuận là tài sản chung”. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không ảnh hưởng gì đến quyền thừa kế của vợ chồng. Nếu một bên chết thì người còn lại vần được thừa kế thuộc hang thứ nhất theo quy định của bộ luật dân sự.
III/ THỰC TIỄN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHÔNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN:
1/ Hạn chế về mặt xã hội của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân:
Trên thực tế việc vợ chồng chia tài sản chung đã phản ánh những mâu thuẫn của họ trong việc sử dụng, quản lí và định đoạt tài sản nên việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân rất có thể sẽ làm cho tình cảm vợ chồng trở nên sứt mẻ bởi nó chưa được người ta đón nhận và áp dụng trong hoàn cảnh tích cực. Người ta chỉ áp dụng qui định này khi bắt đầu có mâu thuẫn và lại áp dụng nó với mục đích để tách bạch hoàn toàn tài sản của vợ chồng. trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp “tiền chia, tình cũng dần nguôị đi”:
Đó là trường hợp của ông Phan Đắc ở quận 10, TP HCM đến với bà Hương Lan trong hoàn cảnh "rổ rá cạp lại". Cả hai đều có phần tài sản riêng trước hôn nhân và họ quyết định nhập lại thành của chung để thể hiện sự hết lòng vì nhau. Sau nửa năm yên bình, bà Lan muốn góp vốn đầu tư mở một công ty phát hành sách nhưng mỗi lần bàn bạc, ông Đắc đều thờ ơ. Ông lại đang gặp khó khăn trong quá trình giao dịch tiền bạc vì suốt ngày bị vợ theo dõi, khuyên can đủ kiểu.Sau một thời gian khủng hoảng về tình cảm do chuyện tiền bạc gây ra, hai người lại quyết định chia khối tài sản chung ra để vợ có thể tự quyết định việc đầu tư, chồng cũng thoải mái giao dịch. Cả hai còn thống nhất: Tuy chia của nhưng tình cảm vợ chồng vẫn nguyên vẹn. Nhưng thực tế, dù quyết tâm giữ gìn, vợ chồng ông Đắc cũng suốt ngày lục đục. Cả hai quyết định sẽ chia đôi khoản đóng góp cho gia đình: Chồng lo tiền điện thoại, sửa xe, tiền học cho con, vợ lo tiền chợ, thuê người giúp việc, mua sắm quần áo, tiền gas. Mới đây, hai người đã cãi nhau một trận ra trò chỉ vì lý do nhỏ nhặt: Để tiết kiệm gas, bà Lan đã nấu nước sôi bằng ấm điện (vì chồng trả tiền điện) rồi mới dùng nước đó chế biến thức ăn. Người chồng bảo: "Cô thật nhỏ mọn, bòn của tôi từng cắc". Người vợ trả miếng: "Anh mới hẹp hòi, có chút tiền điện cũng tính toán với vợ". Tâm sự với chuyên viên tư vấn tâm lý, bà Lan đau khổ: "Tưởng chia tài sản thì vợ chồng sẽ thoải mái hơn với nhau, ai ngờ... Giờ cả hai đều có cảm giác xa lạ thế nào ấy".
Chuyện chia tài sản khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ cũng xảy ra với vợ chồng chị Lệ Thanh ở quận 5, TP HCM.
Gần đây, chồng chị Thanh mê chơi chứng khoán, bỏ bê công việc ở cơ quan nên bị cho nghỉ. Tệ hại hơn, chồng chị còn đòi thế chấp sổ đỏ để làm một "quả" lớn trên sàn. Chị cho rằng, anh chỉ hợp với những công việc giao đến đâu, làm đến đó của một nhân viên, còn đầu tư mạo hiểm thì nắm chắc phần thua. Thế là hai vợ chồng ngập chìm trong cãi vã, giận dỗi. Anh một mực khẳng định, thời cơ đang đến, nếu không nhanh chân sẽ không kịp. Cuối cùng, họ ra tư pháp phường để làm thủ tục chia tài sản. Bỏ ra toàn bộ số tiền chia được gần 500 triệu đồng đầu tư vào chứng khoán, anh vùi đầu trên sàn từ sáng đến tối. Chỉ sau 4 tháng đầu tư, cổ phiếu của anh tụt giá kinh hoàng. Buổi tối về nhà, anh như mang tội, mặc cảm với mọi người. Vợ con cố gần gũi chia sẻ, anh to tiếng: "Tôi chưa đến mức để mọi người thương hại. Tiền của tôi mất, không cần ai phải lo".
Từ ngày không làm việc ở cơ quan, mỗi tháng không có tiền lương đưa về, anh cũng chẳng còn muốn ăn cơm vợ nấu vì sợ mang tiếng "ăn bám". Anh bán đổ bán tháo cổ phiếu, chỉ còn hơn 100 triệu, lại đầu tư mua của công ty khác với hy vọng lấy lại những gì đã mất. Chị Thanh khuyên chồng: "Thôi, anh bỏ chơi cổ phiếu đi, nhà của mẹ con em vẫn rộng cửa để anh làm lại từ đầu". Nghe vậy, anh càng mặc cảm, rồi tuyên bố: "Khi nào tôi kiếm đủ 500 triệu nhập vào tài sản chung, tôi mới thôi chứng khoán". Vậy là anh ngày càng xa vợ con hơn. Cơm bụi, cà phê vỉa hè, rượu đế đã kéo anh lang thang từ ngày này sang ngày khác ngoài đường. Anh chỉ về nhà để ngủ, thỉnh thoảng còn không về.
Tất cả những điều đó cho thấy qui định về chia tài sản trong thời kì hôn nhân chưa phát huy tốt được mặt tích cực của nó trong thực tế.Thiết nghĩ, sai lầm lớn nhất dẫn đến sự sứt mẻ về tình cảm của vợ chồng là khi thỏa thuận chia tài sản chung họ chỉ nghĩ đến việc tách bạch về tài sản, chỉ nghĩ đến chuyện chia mà không nghĩ đến chuyện nhập, hơn nữa họ lại để mặc cho sự tách bạch hoàn toàn về những khoản thu nhập sẽ phát sinh trong tương lai và chia luôn cả phần thanh toán những nghĩa vụ về tài sản để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình. Thực tế đó khiến cho việc chỉ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trở nên không được coi là tốt đẹp trong quan niệm của người Việt.
2/ Một số vướng mắc khi áp dụng quy định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân:
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân về mặt xã hội vẫn còn những hạn chế tuy nhiên xét trên những phương diện khác như kinh tế…thì quy định này là cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này đến nay vẫn còn một số vướng mắc:
Thứ nhất: Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa họ vẫn tồn tại những quyền và nghia vụ được quy định từ điều 18 đến điều 24 luật hôn nhân và gia đình 2000. Khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại thì tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân vẫn chi phối hành vi của vợ chồng, vợ chồng phải có trách nhiện duy trì tính ổn định của đời sống chung. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ, việc sòng phẳng trong tài sản kéo theo tình cảm cũng trở nên nguội lạnh bởi tâm lý người Á Đông không quen sự phân chia rạch ròi tồn tại ngay trong nhà mình. Khoảng cách vợ chồng cũng vì thế mà vô tình ngày càng bị kéo giãn ra vì họ không còn nhìn về một hướng nữa. Họ dễ rơi vào quan niệm: tài sản ai người nấy giữ và chỉ chăm chăm cho phần riêng của mình, không còn chung vai sát cánh-điều vốn rất cần trong hôn nhân. Khi đó lợi ích gia đình được đặt ở chỗ nào? Nhiều trường hợp có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình.
Thứ hai: theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 nghị định 70/2001:“Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”. Theo quy định này thì sau khi chia tài sản chung mọi thu nhập mà mỗi bên có được sẽ không thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa bất kể nguồn gốc nào mà thuộc sở hữu riêng của bên có tài sản. Điều này có nghĩa là kể từ khi chia tài sản chung của vợ chồng, chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng sẽ chấm dứt. tuy nhiên quy dịnh này là mâu thuẫn với khoản 1 điều 27 luật hôn nhân và gia đình 2000 vì xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân thì tài sản do bất cứ vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt mức đóng góp, mức thu nhập của mỗi bên…
Thứ ba: tại khoản 2 Điều 29 luật hôn nhân và gia đình 2000 và điều 11 nghi định 70/2001 quy định những trường hợp thỏa thuận việc chia tài sản chung của vợ chồng bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên, luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng như nghị định 70/2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình 2000 lại không có quy định hướng dẫn việc giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung bị vô hiệu.
Giả sử rằng người chồng thực hiện việc kinh doanh nhưng hai vợ chồng không chia tài sản chung. Sau đó khi công việc kinh doanh thua lỗ họ mới tiến hành chia tài sản chung để tránh rủi ro đối với toàn bộ khối tài sản chung, bằng việc làm như vậy, vợ chồng sẽ tránh được việc phải sử dụng toàn bộ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ. khi mà nguyên tắc chia tài sản chung vẫn chưa được luật hôn nhân và gia đình 2000 và các văn bản hướng dẫn quy định thì để trục lợi hai vợ chồng hoàn toàn có thể thỏa thuận chia cho người vợ số tiền nhiều hơn. Khi biết rằng việc chia tài sản đó là vi phạm pháp luật, người tiến hành giao dich tài sản với người vợ sẽ được giải quyết như thế nào? Việc giải quyết khôi phục tài sản đã được chia được tính từ thời điểm nào? pháp luật hiên hành vẫn chưa có quy định cụ thể giải quyết vấn đề này.
Thứ tư: khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa qui định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Và trong nhiều trường hợp phán quyết của Tòa lại không đảm bảo được quyền lợi của các đương sự.
3/ Một số kiến nghi nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật :
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 thì vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia tài san chung, pháp luật nên có quy định ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên vợ chồng khi họ chia tài sản chung đó là xác định phạm vi nghĩa vụ của nhau đối với việc duy trì đời sống chung khi chia tài sản chung, vì thế trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải có một nội dung bắt buộc: “Tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình”. Ngoài ra cũng cần qui định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Toà án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình.
Việc pháp luật ghi nhận việc vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung không có nghĩa là pháp luật thừa nhận tình trạng “biệt sản” trong quan hệ hôn nhân. Do vậy quy định tại khản 2 điều 8 nghị định 70/2001 “. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác” là chưa thật chính xác. Sau khi chia tài sản chung để đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ có hai loại thu nhậo phát sinh đó là thu nhậo từ phần tài sản đã được chia đầu tư vào hoạt đọng sản xuất kinh doanh và những thu nhập khác của vợ chồng không lien quan đến phần tài sản đã được chia: tiền lương, tiền thưởng…như vậy chỉ có thể coi khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh là tài sản riêng của vợ, chồng nếu nó không liên quan đến phần tài sản đã được chia.
Về việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được xác định là vô hiệu, pháp luật cần phải quy định cụ thể trong trường hợp này thì chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân được khôi phục lại tình trạng như trước khi xác lập thỏa thuận chia tài sản chung. Những giao dịch về tài sản phát sinh từ thỏa thuân chia tài sản chung được giải quyết theo quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu.
Về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. Trên cơ sở kế thừa qui định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, theo tôi về vấn đề này cần qui định như sau: Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn); nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các qui định tại các điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ.
IV/ KẾT LUẬN:
Hiện nay các án kiện mà vợ chồng có yâu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không nhiều. Điều này xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên khi thụ lí các vụ án thì các tòa án gặp không ít khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết, một trong những nguyên nhân đó là pháp luật quy định về vấn đề này đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Thiết nghĩ các nhà làm luật nên cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định về vấn đề này để quy định này sớm đi vào cuộc sống và đáp ứng tốt được các nhu cầu của các cặp vợ chồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Trường Đại học luật Hà Nội- “Giáo trình luật hôn nhân và gia đình việt Nam”- nxb công an nhân dân, Hà Nội 2009
2/ Luật hôn nhân và gia đình việt Nam 1959, 1986,2000.
3/ Tiến sĩ luật học Nguyễn Ngọc Điện- bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, tập 1- gia đình, nxb trẻ thành phố hồ chí Minh.
4 Nguyễn Thế Giai- “luật hôn nhân và gia đình, giải đáp 175 câu hỏi”,
nxb Chính trị quốc gia.
5 “ Chế định ly hôn theo pháp luật Việt Nam”, luận án thạc sĩ luật hoc/ Vũ Thị Hằng
6/ “căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ kiện ly hôn tại tòa án việt Nam”. Luận văn thạc sĩ luật hoc/ nguyễn Thị Túy Hoa.
7/ “ Căn cứ ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp/ Nguyễn Văn Chiến.
8/
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25836.doc