Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 1
BÀI 1: NGHỀ NGUỘI – TRANG BỊ VÀ DỤNG CỤ CỦA NGHỀ NGUỘI.
I. Khái niệm chung về nghề Nguội:
1. Vị trí, vai trò của nghề Nguội:
Nguội là công việc thường thấy trong các quy trình công nghệ của các công đoạn
sản xuất trong lĩnh vực chế tạo máy và gia công các sản phẩm cơ khí. Với dụng cụ cầm
tay và tay nghề, người thợ có thể dùng các phương pháp gia công nguội để thực hiện từ
những công việc đơn giản
44 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chi tiết máy - Bài 1: Nghề nguội – Trang bị và dụng cụ của nghề nguội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến những công việc phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao mà các
máy móc thiết bị không thực hiện được như: sửa khuôn nguội, dụng cụ; sữa chữa, lắp
rắp
Để thực hành tốt công việc nguội, đòi hỏi người thợ phải chăm chỉ, cẩn thận, biết
phân tích xét đoán và sáng tạo để có thể vận dụng được các kiến thức trong các tình
huống công việc cụ thể.
Trong công việc Nguội, ngoài một số việc được cơ khí hóa (dùng máy để gia
công), còn lại hầu hết được sử dụng bằng tay. Chất lượng gia công phụ thuộc vào tay
nghề người thợ.
2. Phân loại nghề Nguội:
Nghề nguội có thể được phân chia thành 4 loại sau:
- Nguội chế tạo: là gia công nguội nhằm tạo ra những chi tiết máy mới.
- Nguội sữa chữa: là công việc sữa chữa làm lại hoặc làm bổ sung những chi tiết
máy bị hỏng, điều chỉnh lại máy móc để làm việc ở trạng thái bình thường.
- Nguội sữa chữa dụng cụ: chuyên sữa chữa, thay thế, phục hồi các dụng cụ như:
dụng cụ cắt gọt, dụng cụ đo,
- Nguội lắp ráp: là công việc nguội nhằm tập hợp những chi tiết máy thành máy
móc và thiết bị hoàn chỉnh.
3. Các công việc nguội cơ bản:
Các công việc cơ bản của nghề nguội có thể được chia thành 3 loại:
- Các công việc chuẩn bị: bao gồm lấy dấu, uốn nắn kim loại.
- Các công việc gia công: bao gồm đục, giũa, cưa, khoan, khoét, doa, cắt ren,
cạo rà, đánh bóng.
Tùy thuộc vào lượng dư trên phôi nhiều hay ít mà chọn các phương pháp gia công
thích hợp. Nếu lượng kim loại cần cắt bỏ nhiều thì đục, ít thì giũa; vật cần có lỗ phải
khoan, khoét, doa; cần có độ bóng phải cạo rà.
- Các công việc lắp ráp: bao gồm các công việc lắp ghép các chi tiết máy hay bộ
phận máy để được một sản phẩm hoàn chỉnh.
II. Trang thiết bị và dụng cụ thường dùng trong nghề Nguội:
1. Trang thiết bị thường dùng trong nghề Nguội:
a) Bàn nguội: là một bàn được cấu tạo đặc biệt của thợ nguội, trên đó người thợ
tiến hành sản xuất. Bàn nguội được gia công chắc chắn, không bị xê dịch và ít rung động
khi làm việc, phải có các ngăn kéo để sắp đặt dụng cụ. Có 2 loại bàn nguội:
- Bàn nguội đơn: dùng cho 1 người làm việc. Bàn nguội đơn có ưu điểm là khi làm
việc người thợ không bị ảnh hưởng lẫn nhau nhất là những công việc đòi hỏi độ chính xác
như lấy dấu, nhưng có nhược điểm là chiếm nhiều diện tích và trang bị tốn kém.
- Bàn nguội kép: dùng cho 2 người trở lên cùng tiến hành gia công.
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 2
Ưu điểm: chắc chắn, ít tốn diện tích, trang bị đỡ tốn kém.
Nhược điểm: nhiều thợ cùng làm một lúc nên dễ gây rung động làm ảnh hưởng đến
chất lượng công việc.
Nhìn từ mặt bên Nhìn từ phía trước.
Hình 1.1: Bàn nguội
b) Êtô: là dụng cụ gá dùng để kẹp chặt vật gia công. Êtô có nhiều loại như êtô máy
được lắp trên máy khoan, phay, và êtô nguội. Êtô nguội có 3 kiểu:
- Êtô chân: loại này có chân dài và được bắt chặt vào chân bàn nguội nhờ bộ phận
giữ kẹp.
Hình 1.2: Êtô chân
1- Tấm đế; 2- Đai ốc; 3- Má tĩnh; 4- Má động;
5- Trục vít; 6- Tay quay; 7- Lò xo; 8-Thân; 9-
Bulông vòng; 10- Tấm đỡ.
- Êtô song hành: loại này khi di chuyển má kẹp, hai má kẹp luôn luôn song song
với nhau vì vậy 2 má kẹp tiếp xúc mặt với vật gia công. Loại này được gá trên bàn nguội
nhờ có lỗ bulông trên mặt đế. Đây là loại Êtô được dùng nhiều để gia công các chi tiết
chính xác. (hình 1.3)
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 3
Hình 1.3: Êtô song hành
1- Lỗ lắp vào bàn nguội; 2- Bulông; 3- Bàn cố định; 4- Bàn quay; 5- Tay quay; 6- Má
động; 7- Miếng kẹp; 8- Má tĩnh; 9- Đai ốc; 10- Vít me; 11- Bulông kẹp; 12- Rãnh T
- Êtô tay: là loại cầm tay, dùng để kẹp và giữ vật gia công có kích thước nhỏ.
Hình 1.4: Êtô tay
Sử dụng êtô bàn:
- Đứng ở vị trí thích hợp. Đặt chân phải trên đường tâm của êtô, đứng thẳng người
sao cho tay phải khi duỗi thẳng có thể chạm vào má kẹp của êtô.
Hình 1.5: Vị trí đứng.
- Mở má kẹp của êtô
+ Nắm chặt đầu dưới của tay quay bằng tay phải và quay
ngược chiều kim đồng hồ.
+ Mở má kẹp của êtô một khoảng rộng hơn vật kẹp.
- Kẹp chặt vật
Vật kẹp
Mở má kẹp
Hình 1.6: Mở má kẹp êtô
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 4
+ Cầm vật kẹp bằng tay trái rồi đặt vào giữa hai má kẹp sao cho vật kẹp nằm trên
mặt phẳng nằm ngang và cao hơn má kẹp khoảng 10 mm.
+ Quay tay quay theo chiều kim đồng hồ bằng tay phải để kẹp vật kẹp lại.
+ Kiểm tra, hiệu chỉnh cho vật kẹp ở đúng vị trí sau đó dùng cả hai tay quay tay
quay để kẹp chặt vật.
Hình 1.7: Kẹp chặt vật
- Tháo vật kẹp
+ Cầm tay quay bằng cả hai tay rồi quay từ từ nới lỏng
má kẹp ra một chút sao cho vật kẹp không bị rơi.
+ Cầm vật kẹp bằng tay trái.
+ Nắm chặt đầu tay quay bằng tay phải rồi quay theo
chiều ngược chiều kim đồng hồ.
+ Đặt vật lên bàn làm việc.
- Bảo dưỡng êtô
+ Làm sạch êtô bằng bàn chải. Hình 1.8: Tháo vật kẹp
+ Tra dầu vào những chỗ cần thiết.
Hình 1.9: Bảo dưỡng êtô
- Đóng các má kẹp lại
+ Dùng tay phải vặn tay quay theo chiều kim đồng hồ để đóng má kẹp lại.
+ Để hai má kẹp cách nhau một khoảng nhỏ (không để hai má kẹp tiếp xúc với
nhau) và đặt tay quay thẳng xuống phía dưới.
Hình
1.10: Đóng các má kẹp êtô
c) Máy mài hai đá: dùng để mài sửa dụng cụ gia
công.
Tay phải
Tay trái
Thẳng xuống
Khe hở
Kéo mạnh
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 5
Trong quá trình mài dụng cụ phải đảm bảo các điều kiện an toàn sau:
- Trước khi mài phải kiểm tra các cơ cấu và bộ phận của máy, tình trạng che đá
mài. Kiểm tra khe hở của bệ tì với mặt làm việc của đá có vượt quá 3mm không. Chỉ điều
chỉnh bệ tì khi đá đứng yên.
- Không mài khi máy không có bệ tì và nắp che an toàn.
- Phải lắp kính bảo hiểm và đeo kính khi mài.
d) Máy khoan: là thiết bị chủ yếu để gia công các lỗ
hình trụ suốt và không suốt, cắt ren, trong đó mũi khoan là dụng cụ cắt để gia công lỗ
trên vật chưa có lỗ sẵn.
2. Các loại dụng cụ thường dùng trong nghề Nguội:
a) Dụng cụ tác động: là dụng cụ quan trọng để truyền lực đập từ cánh tay đến
dụng cụ cắt hay trực tiếp lên vật gia công.
Căn cứ vào hình dạng, búa nguội có 2 loại: búa đầu vuông và búa đầu tròn.
b) Dụng cụ gia công:
- Đục: là loại dụng cụ cắt dùng khi cần bóc đi một lớp kim loại dày hoặc gia công
các bề mặt không cần độ chính xác.
- Giũa: là loại dụng cụ dùng để cắt gọt lớp kim loại mỏng, gia công những vật có
độ chính xác và độ bóng không cao lắm. Giũa thường dùng để gia công kim loại sau khi
đục.
- Cưa tay: là dụng cụ cầm tay để cắt phôi liệu đạt kích thước theo yêu cầu, chia
phôi và cắt bỏ phần thừa.
- Mũi khoan: là dụng cụ cắt dùng để gia công lỗ.
- Mũi cạo: là dụng cụ cắt dùng để gia công tinh sản phẩm nhằm đạt độ bóng và độ
chính xác rất cao.
c) Dụng cụ đo và kiểm tra trong nghề Nguội:
- Thước lá: dùng để đo độ dài của trục, thanh hoặc xác định khoảng cách giữa các
vị trí như: rãnh, lỗ,
Thước lá được chế tạo từ thép hợp kim dụng cụ, dày từ 0.5 – 1.5mm; rộng từ
10 – 25mm; dài: 100, 200, 300, Trên thước có khắc các vạch kích thước, các vạch cách
nhau 1mm
Khi đo, người ta đặt thước lên mặt chi tiết ở vị trí song song hoặc vuông góc với
cạnh chi tiết hoặc xoay thước ở nhiều vị trí khi đo đường kính. Khi đọc kích thước, mắt
phải nhìn sao cho tia mắt vuông góc với mặt kích thước ở vị trí đo, nếu nhìn nghiêng sẽ
không chính xác.
Hình 1.11: Máy mài 2 đá
Hình 1.12: Búa nguội
a) Búa đầu vuông
b) Búa đầu tròn
a) b)
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 6
- Thước cặp: là dụng đo phổ biến trong ngành cơ khí, dùng để đo những khoảng
cách không lớn, đo đường kính trong, đường kính ngoài, các bề mặt trụ tròn xoay. Độ
chính xác của thước cặp từ 0.02 – 0.1mm.
Đọc trị số của thước cặp:
- Khi đọc trị số của thước cặp cần giữ thẳng thước trước mặt, nếu nhìn thước từ
bên sẽ dẫn tới sai lệch và kết quả đo không chính xác.
- Số nguyên mm được đọc theo thang chia của thân thước chính từ trái sang phải
ứng với vạch “0” của du xích.
- Số lẻ được xác định bằng cách nhân độ chính xác của thước với số thứ tự vạch
chia của du xích trùng với vạch của thang chia của thân thước chính, không kể vạch “0”.
- Êke: là dụng cụ để kiểm tra góc vuông và kiểm
tra mặt phẳng, nó không xác định được trị số sai lệch.
Khi kiểm tra góc vuông, tay trái cầm chi tiết, tay
phải cầm êke, áp sát 2 mặt êke vào 2 mặt của chi tiết,
đưa ngang tầm mắt và quan sát khe hở ánh sáng. Nếu
không có khe sáng hoặc khe sáng rất hẹp và đều thì góc
cần kiểm tra là 900, nếu khe sáng không đều nhau thì
góc kiểm tra có thể nhỏ hoặc lớn hơn 900.
Hình 1.13: Đo bằng thước lá
Hình 1.14: Thước cặp
a) Hình dạng chung.
1- Mỏ tĩnh; 2- Vít; 3-Mỏ động;
4- Thân thước chính; 5- Vạch
chia trên du xích
b) Thao tác khi đo bằng thước
cặp.
Hình 1.15: Êke
a) Kiểm tra góc vuông.
b) Kiểm tra mặt phẳng.
b)
a)
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 7
Khi kiểm tra mặt phẳng, tay trái cầm chi tiết, tay phải cầm êke, áp cạnh của êke lên
mặt của chi tiết, thước ngả về phía mắt nhìn, đưa ngang tầm mắt và quan sát khe hở ánh
sáng. Nếu khe sáng đều thì mặt chi tiết kiểm tra phẳng.
- Thước góc: dùng để xác định trị số thực của góc cần đo.
Hình 1.16: Thước góc.
III. Các quy tắc an toàn trong xưởng Nguội:
Các quy tắc đảm bảo an toàn lao động:
1. Trước khi làm việc:
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mắc, khi lao động
phải sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày,
- Bố trí chỗ làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý; bố
trí phôi liệu, dụng cụ để thao tác được thuận tiện, an toàn theo các quy tắc sau:
+ Những vật cầm ở tay phải đặt ở bên phải.
+ Những vật cầm ở tay trái đặt ở bên trái.
+ Những vật cầm ở cả 2 tay đặt trước mặt.
+ Những vật thường dùng đặt ở gần.
+ Những vật ít dùng đặt ở xa.
+ Dụng cụ đo và kiểm tra đặt trong hộp hoặc trên giá.
2. Trong khi làm việc:
- Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng hoặc rơi
trong quá trình thao tác.
- Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công, phoi, mạt sắt, vảy kim loại trên bàn
nguội (không được dùng tay làm các công việc trên).
- Sau khi dùng xong một dụng cụ nào thì đặt ngay vào chỗ quy định, không được:
+ Vứt các dụng cụ vào nhau hoặc vứt đè lên vật khác.
+ Đánh tay quay êtô bằng búa hoặc bằng các dụng cụ khác.
+ Dùng ống để nối dài tay quay êtô.
+ Xếp ngổn ngang trên bàn nguội những phôi liệu hoặc chi tiết đã gia công.
- Thường xuyên giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc.
3. Khi kết thúc công việc:
- Quét sạch phoi ở dụng cụ, dùng giẻ lau chùi dụng cụ, đặt dụng cụ vào nơi quy
định.
- Quét sạch phoi và mảnh kim loại trên êtô và bàn nguội.
- Thu dọn phôi liệu và chi tiết đã gia công để đúng nơi quy định.
- Bàn giao nơi làm việc cho nhóm trưởng hoặc giáo viên hướng dẫn.
BÀI 2: VẠCH DẤU MẶT PHẲNG
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 8
I. Khái niệm về vạch dấu, chấm dấu:
Vạch dấu là công việc chuẩn bị đầu tiên và rất cơ bản cho các công việc tiếp theo
của nghề Nguội. Nó quyết định đến độ chính xác về hình dáng và kích thước nhất là vị trí
tương quan giữa các bề mặt được gia công của chi tiết. Đây là một công việc rất phức tạp
đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức về dựng hình và công nghệ.
Phần lớn các chi tiết máy đều được chế tạo từ phôi đúc và rèn. Tùy theo độ chính
xác cần đạt được và hình dạng đơn giản hay phức tạp của chi tiết cần gia công mà chọn
phôi có lượng dư nhiều hay ít. Nhiệm vụ của công việc vạch dấu là xác định được ranh
giới giữa chi tiết gia công với phần lượng dư, nói cách khác là xác định được đường bao
của chi tiết. Đường ranh giới đó gọi là đường dấu, công việc xác định các đường dấu gọi
là vạch dấu.
II. Các dụng cụ thường dùng trong vạch dấu, chấm dấu:
Muốn vạch được các đường dấu chính xác trên phôi liệu cần có dụng cụ và đồ
nghề phù hợp. Dụng cụ để vạch dấu bao gồm:
- Dụng cụ gá đặt.
- Dụng cụ vạch dấu.
- Dụng cụ chấm dấu.
1. Dụng cụ gá đặt:
Là dụng cụ dùng để đỡ hoặc đặt vật trong quá trình vạch dấu, bao gồm:
a) Bàn vạch dấu (bàn máp): dùng để đỡ các vật lấy dấu có mặt phẳng và các dụng
cụ khác dùng trong quá trình vạch dấu.
Mặt bàn vạch dấu là mặt chuẩn, từ đó xác
định độ cao của vật. Mặt bàn phẳng, nhẵn
có độ chính xác cao, được chế tạo bằng
gang đúc, mặt dưới có gân để tăng độ cứng
vững.
Bàn vạch dấu được đặt trên bệ gỗ
hoặc xi măng và có nhiều loại kích thước
khác nhau được quy chuẩn.
Hình 2.1: Bàn vạch dấu (bàn máp)
b) Khối D, khối V:
- Khối D: dùng để kê, đệm hoặc tựa vật trong khi lấy dấu. Nó có hình dạng chữ
nhật, phần trong rỗng, bốn mặt được chế tạo phẳng, nhẵn, song song và vuông góc với
nhau từng đôi một, thường được chế tạo bằng gang đúc (hình 2.2a).
a)
b)
c)
Hình 2.2: Dụng cụ gá đặt
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 9
- Khối V (hình 2.2b): khối V có mặt làm việc là 2 mặt nghiêng giống như chữ V,
dùng để đỡ các vật có hình dạng tròn xoay. Hai mặt nghiêng thường hợp với nhau 1 góc
60
0
, 90
0
hay 120
0. Góc lớn nhằm để kê đỡ các vật có đường kính lớn.
Khối V có loại ngắn, loại dài hoặc khối V kép (hình 2.2c). Khối V kép về cấu tạo
coi như 2 khối V đơn ghép lại, hai mặt bên có rãnh để lắp vam giữ chặt vật.
2. Dụng cụ vạch dấu và chấm dấu:
a) Mũi vạch: là một dụng cụ có đầu nhọn, thường được chế tạo bằng thép các bon
dụng cụ (Y10 hay Y12), sau khi chế tạo xong được tôi cứng, đầu được mài nhọn với góc
= 15 – 200.
Để vạch dấu các bề mặt mài nhẵn của chi tiết hoàn chỉnh người ta dùng kim vạch
bằng đồng thau.
b) Đài vạch: là một cái giá có bộ phận giữ mũi
vạch, để giúp cho công việc vạch dấu được dễ dàng.
c) Compa: dùng để vạch dấu các cung tròn,
đường tròn có đường kính khác nhau.
Compa có 2 chân nhọn, một chân được cắm cố định, chân kia đóng vai trò như một
mũi vạch. Vật liệu làm compa thường bằng thép các bon dụng cụ, hoặc thân compa bằng
thép thường, đầu nhọn bằng thép tốt. Hai đầu nhọn được tôi đạt độ cứng cần thiết.
Khi vạch dấu những cung tròn có bán kính lớn, phải dùng thước vạch (hình 2.4b).
d) Chấm dấu: khi vạch dấu, do bị cọ xát nên đường vạch dấu không giữ được lâu.
Để giữ cho đường vạch dấu không bị mất, ta dùng một dụng cụ đánh dấu gọi là chấm dấu.
Chấm dấu thường được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ. Sau khi chế tạo xong, tôi
cứng phần đầu nhọn và phần đánh búa.
b)
a)
Hình 2.3:
a) Mũi vạch.
b) Vạch dấu bằng mũi vạch.
a)
Hình 2.4:
a) Compa.
b) Thước vạch cung tròn.
Đài vạch
b)
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 10
III. Phương pháp vạch dấu.
1. Phương pháp vạch dấu trên mặt phẳng:
Phương pháp vạch dấu trên mặt phẳng bao gồm công việc dựng hình và chấm dấu.
- Căn cứ vào bản vẽ chi tiết và những yêu cầu kỹ thuật của chi tiết mà dùng thước,
compa, mũi vạch, để vẽ hình dạng của chi tiết lên mặt phẳng. Trước khi dựng hình, ta
cần dùng phấn hay bột màu bôi lên bề mặt chi tiết. Khi xác định những điểm, đường cần
thiết, dùng mũi vạch, thước hay êke vạch các đường bao của chi tiết.
Hình 2.6: Vạch dấu và chấm dấu trên mặt phẳng.
Chú ý: Cầm mũi vạch nghiêng về phía trước 1 góc 75 - 800 (hình 2.6a), góc
nghiêng này không được thay đổi trong quá trình vạch dấu.
Sau đó dùng chấm dấu để chấm các đường đã vạch dấu (hình 2.6c). Mũi chấm dấu
thường được cầm bằng tay trái, đặt mũi chấm dấu chính xác theo các đường vạch dấu ở vị
b) a)
Hình 2.5:
a) Chấm dấu.
b) Phương pháp chấm dấu.
a)
b)
c)
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 11
trí thẳng đứng, dùng búa gõ nhẹ lên mũi chấm dấu với độ sâu khoảng 0.2 – 0.4mm. Đưa
mũi chấm dấu lần lượt từ phải sang trái để chấm dấu theo đường đã vạch.
- Với các chi tiết có hình dáng phức tạp, hoặc cần phải vạch dấu trên nhiều phôi
liệu giống nhau, để đảm bảo hình dạng chi tiết không bị sai nên dùng dưỡng để vạch dấu.
Ưu điểm của phương pháp vạch dấu theo dưỡng là nhanh, đơn giản, đảm bảo sự đồng đều
khi vạch dấu nhiều chi tiết.
2. Phương pháp vạch dấu trên hình khối:
Là một công việc phức tạp, nhất là đối với
những chi tiết có hình dáng phức tạp. Việc vạch dấu
trên hình khối nên tiến hành theo các bước sau:
a) Nghiên cứu bản vẽ: từ việc nghiên cứu bản
vẽ chi tiết, phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật của chi
tiết, nắm vững các phương pháp gia công và trình tự
gia công sau khi vạch dấu để hoàn thành chi tiết.
b) Chọn chuẩn: căn cứ vào hình dạng, yêu cầu
kỹ thuật và kích thước của chi tiết để chọn chuẩn. Cần
chọn 2 loại chuẩn:
- Chuẩn để gá đặt chi tiết khi lấy dấu.
- Chuẩn để xác định các kích thước trên chi tiết.
Chuẩn để gá đặt chi tiết khi lấy dấu thường cũng là mặt chuẩn để gá đặt chi tiết khi
gia công. Chuẩn này thường là mặt phẳng đáy, mặt tròn ngoài,
Chuẩn kích thước là đường, điểm, hay mặt được chọn từ đó xác định các đường,
điểm, hay các mặt khác. Vì vậy nếu chọn sai thì quá trình lấy dấu các đường, điểm, hay
mặt khác sẽ sai.
Trong thực tế phải căn cứ vào bản vẽ, lấy các gốc kích thước làm mặt chuẩn.
Mặt chuẩn là mặt đã được gia công chính xác, các mặt không bị lồi lõm, các đường
hoặc cạnh thẳng không bị cong vênh,
Khi vạch các đường dấu, đài vạch phải đặt áp sát trên mặt bàn máp đồng thời kéo
mũi vạch trên mặt vật, không được đẩy đài vạch để đài vạch dũi trên mặt vật.
IV. Các dạng sai hỏng thường gặp – Nguyên nhân và cách phòng ngừa.
Quá trình vạch dấu góp một phần quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Nếu đường dấu sai, khi cắt bỏ phần dư chi tiết sẽ có hình dạng, kích thước không đúng
với yêu cầu và trở thành phế phẩm.
Các sai hỏng thường gặp trong quá trình vạch dấu:
a) Xác định các kích thước sai so với kích thước của chi tiết trên bản vẽ:
Nguyên nhân do lấy dấu vội vàng thiếu cẩn thận; dùng thước đã mòn hoặc sai.
Những sai hỏng này cần phải phát hiện kịp thời, tốt nhất nên kiểm tra cẩn thận thước và
dụng cụ đo trước khi vạch dấu, các bước thao tác phải thận trọng, tỉ mỉ.
b) Chọn các mặt chuẩn lấy dấu sai gây nên các sai số tích lũy về hình dáng, về kích
thước dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới độ chính xác gia công của chi tiết.
Cần phải nghiên cứu kỹ bản vẽ và thực hiện đúng các thao tác khi vạch dấu.
c) Đường vạch dấu không rõ nét:
Nguyên nhân do vạch đi vạch lại nhiều lần trên cùng một đường vạch dấu, thao tác
vạch dấu không đúng. Cách khắc phục: không được vạch nhiều lần trên cùng một đường.
Hình 2.7: Vạch dấu trên hình khối.
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 12
V. An toàn lao động khi vạch dấu.
- Phải sử dụng đầu nhọn của mũi vạch, compa một cách thận trọng.
- Bàn vạch dấu và các dụng cụ gá đặt cần phải được định vị chắc chắn.
- Không nên đập búa mạnh vào mũi chấm dấu.
- Khi mài sắc các dụng cụ vạch dấu phải cẩn thận, trong quá trình mài phải luôn
luôn kết hợp với quá trình làm nguội dụng cụ mài.
- Không làm việc khi máy mài chưa hiệu chỉnh, không có vỏ bao che, tấm đỡ chưa
được hiệu chỉnh, khe hở giữa đá và bệ tì lớn hơn 3mm, có độ đảo của đá mài.
BÀI 3: ĐỤC KIM LOẠI
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 13
Hình 3.1: Cấu tạo chung của đục
1. Lưỡi cắt.
2. Phần làm việc.
3. Phần thân đục
4. Phần đầu đục.
I. Khái niệm chung:
Đục là một phương pháp gia công nhằm bóc đi một lớp kim loại dư thừa trên bề
mặt phôi bằng một loại dụng cụ cắt gọi là đục. Đục là một phương pháp gia công chủ yếu
của nghề Nguội, nó thường được sử dụng khi lượng dư lớn hơn 0,5 – 1mm.
Gia công bằng phương pháp đục được áp dụng trong những trường hợp các mặt
gia công nhỏ, các mặt có dạng phẳng, các mặt có hình dạng phức tạp khó gia công được
trên các máy hoặc các rãnh có hình dáng bất kỳ.
Đục là bước gia công thô, muốn cho bề mặt kim loại có độ chính xác và độ nhẵn
bóng cao cần phải tiếp tục các phương pháp gia công khác.
II. Cấu tạo, công dụng và phân loại đục:
1. Cấu tạo:
Cấu tạo chung của đục gồm 3 phần chính:
- Phần lưỡi cắt: có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nó là phần làm việc
chính khi đục kim loại.
- Phần thân đục: có tiết diện hình chữ nhật, 2 cạnh nhỏ được vê tròn.
- Phần đầu đục: làm côn 1 đoạn từ 10 – 20mm đầu đục được vê tròn, phần này
khi đục sẽ chịu lực đập của búa nên cần được tôi cứng.
Các kích thước và góc mài của lưỡi đục đều theo quy chuẩn.
2. Công dụng:
Đục được sử dụng để loại bỏ các rìa mép của vật rèn đúc, lớp vỏ cứng kim loại,
làm tù các cạnh sắc, đục các rãnh then, rãnh dầu để bôi trơn. Ngoài ra, đục còn được dùng
để chặt, cắt các tấm, phiến kim loại.
3. Phân loại:
Có 3 loại đục cơ bản:
Đục bằng: loại này được dùng để đục các mặt phẳng và cắt kim loại mỏng. Đây là
loại đục được dùng thông dụng nhất.
Đục nhọn (đục rãnh): được dùng để đục nhám các bề mặt, đục các rãnh và lỗ.
Đục góc: thường được dùng để đục các rãnh dầu, các góc phía trong.
III. Phương pháp đục kim loại:
1. Phương pháp cầm đục:
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 14
Khi đục, người thợ cầm đục bằng tay trái. Đặt phần thân đục vào khe tay giữa ngón
cái và ngón trỏ cách đầu mút đập búa khoảng 20 – 30mm. Các ngón tay ôm lấy thân đục
thoải mái, không nên cầm đục quá chặt hoặc quá lỏng. Không ôm đục vào lòng bàn tay
như hình 3.2 b. Các ngón tay giữ sao cho đục hơi choãi ra với góc > 900, không cầm
đục dựng đứng.
2. Phương pháp cầm búa:
Búa được cầm bằng tay phải, các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách
đuôi cán búa khoảng 20 – 30 mm (hình 3.2c). Khi cầm búa bốn ngón tay nắm lấy cán búa
và ép sát nó vào lòng bàn tay. Ngón tay cái đặt lên trên ngón trỏ và tất cả các ngón tay ép
sát vào nhau. Vị trí của các ngón tay với cán búa không thay đổi trong quá trình vung búa
cũng như đập búa.
3. Thao tác đánh búa:
Tùy theo lực đập mạnh hay yếu mà ta sử dụng 3 cách đánh búa sau:
- Đánh búa quanh cổ tay (hình 3.3c): dùng cổ tay làm điểm tựa để nâng búa lên và
đập búa xuống. Khi vung búa bằng cổ tay, toàn bộ hai cánh tay trên và dưới không cử
động. Phương pháp này áp dụng khi đục bóc đi lớp phoi mỏng dưới 0,5mm.
- Đánh búa bằng cánh tay (hình 3.3a): được dùng trong công việc đục thông
thường, khi đục lấy đi một lớp phoi có chiều dày trung bình 0,5 – 1,5mm. Khi đánh búa
quanh khủy tay, cánh tay trên buông xuôi theo chân, nách khép lại, dùng khuỷu tay làm
điểm tựa, cánh tay dưới và cổ tay nâng búa lên cao do đó khi đập xuống lực đập của búa
mạnh hơn.
- Đánh búa quanh bả vai (hình 3.3b): dùng cả cánh tay nâng búa lên cao rồi đập
mạnh xuống. Lực đập ở đây kết hợp cả lực của cánh tay và lực li tâm của búa nên rất
mạnh. Phương pháp này dùng trong trường hợp cần bóc đi một lớp kim loại dày từ 1,5 –
2mm.
> 900 = 900
20 – 30mm
20 – 30mm
Hình 3.2: Phương pháp cầm đục và búa
a) b)
2
0
–
3
0
m
m
c)
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 15
Hình 3.4: Tư thế đứng đục
Hình 3.3: Các phương pháp đánh búa
a) b) c)
a) b)
Đường dấu
30-35
0
Hình 3.5: Kỹ thuật đục
4. Tư thế đứng đục:
Khi đục kim loại, người thợ đứng trước êtô, lệch về phía bên trái, tay trái cầm đục
tay phải cầm búa. Lấy 2 đường tâm cơ bản của êtô làm chuẩn: đường tâm dọc song song
với má êtô, đường tâm ngang vuông góc và chia đôi má êtô.
Vị trí của 2 bàn chân được xác định như sau:
- Bàn chân trái hợp với êtô một góc 700.
- Bàn chân phải hợp với bàn chân trái 1 góc khoảng 700.
- Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 450.
- Khoảng cách giữa 2 gót chân khoảng 200 – 300 mm.
Trọng tâm toàn thân rơi đều ở cả hai chân, hai đầu gối hơi chùng, tư thế thoải mái.
5. Kỹ thuật đục:
5.1. Gia công các mặt phẳng:
Khi bắt đầu đục, đặt đục tiếp xúc với cạnh vật cách mặt trên khoảng 0,5 – 1 mm.
Đánh nhẹ búa vào đầu đục sao cho lưỡi cắt bám sâu vào kim loại. Khi lưỡi đục đã ăn sâu
vào kim loại khoảng 0,5mm vẫn đánh nhẹ, đồng thời nâng dần đục lên, khi đường trục
của đục hợp với mép ngang một góc 30 – 350 thì giữ nguyên. Khi này đập búa mạnh và
đều. Tay trái giữ đục vừa phải và ngay ngắn sao cho lưỡi đục bóc đi một lớp phoi đều.
Nếu lớp phoi mỏng dần ta nâng dần đục lên, nếu lớp phoi quá dày ta hạ dần đục xuống.
70
0
70
0
45
0
Chuyển động của
đầu búa
Chuyển động của
cánh tay
Tay trái cầm
đục
a) b)
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 16
Đường dấu
30-35
0
a) b) c)
Hình 3.6: Phương pháp đục mặt phẳng
Hình 3.7: Đục mặt phẳng
a) Khi chiều rộng mặt phẳng lớn hơn chiều rộng lưỡi đục: ta tiến hành theo các
bước sau:
- Vạch dấu phân rõ lượng dư cần đục.
- Dùng đục bằng đục vát 2 phía đối diện sát đường vạch dấu với góc vát 450
(hình 3.6a)
- Dùng đục rãnh đục thành từng rãnh trên vật gia công, khoảng cách giữa hai rãnh
liền nhau bằng 2/3 bản rộng lưỡi đục. Khi đục rãnh phải đục hết lượng dư sát đường vạch
dấu (hình 3.6b).
- Sau khi đã bóc hết lượng dư ở các rãnh, dùng đục bằng đục bạt đi phần kim loại
còn lại (hình 3.6c).
b) Khi chiều rộng mặt phẳng nhỏ hơn chiều rộng
lưỡi đục: ta tiến hành theo các bước sau:
- Dùng đục bằng, bóc đi từng lớp cả chiều rộng của
vật.
- Khi lưỡi đục gần thoát ra khỏi vật thì giảm dần
lực đập.
- Để tránh hiện tượng mẻ cạnh vật gia công, phải
quay đục và đục ngược lại.
5.2. Đục chặt kim loại:
a) Chặt thanh kim loại tròn (hình 3.8a): đặt cây kim loại lên đe, lúc đầu chặt nhẹ,
nếu cây có đường kính nhỏ, nhát chặt đầu tiên đứt ½ đường kính sau đó lật phôi và tiến
hành chặt đứt. Nếu đường kính lớn thì chặt vòng quanh, vừa chặt vừa xoay phôi để tạo
thành đường rãnh xung quanh vật, sau đó chặt mạnh, khi gần đứt dùng búa đập gãy.
b) Chặt thanh kim loại dẹt (hình 3.8b): khi đục chặt kê vật lên tấm phẳng hoặc
mặt đe, dùng đục bằng chặt một phía đến ½ chiều dày, sau đó lật mặt dưới lên và tiến
hành chặt đứt. Chú ý: khi chi tiết gần đứt thì chặt nhẹ để tránh văng vào người.
c) Chặt tôn (hình 3.8c):
- Nếu đường chặt là đường thẳng: sau khi lấy dấu xong dùng đục bằng để chặt, có
thể chặt trực tiếp tấm tôn trên đe (đường tâm của đục hợp với mặt phẳng ngang 1 góc
90
0
); hoặc kẹp tấm tôn lên êtô sao cho đường dấu sát với mặt trên má êtô, khi chặt đường
tâm đục hợp với phẳng ngang 1 góc 30 – 350.
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 17
a)
Hình 3.8: Các phương pháp đục chặt kim loại
a) a)
- Nếu đường chặt là đường cong: đặt tấm tôn lên tấm kê, lần đục đầu phải nghiêng
lưỡi đục và đục sát vạch dấu theo đường bao quanh, các lần sau đánh búa mạnh hơn, khi
di chuyển không nên nhấc đục khỏi rãnh cho đến khi đứt hẳn.
IV. Quy tắc an toàn khi đục kim loại:
- Chỉ được dùng các loại búa tốt, đầu búa không bị nứt, vỡ, cán búa phải được
chêm chặt với búa.
- Không được dùng các loại đục cùn, mẻ. Phần đầu đục phải được vê tròn và không
được tôi quá cứng để tránh hiện tượng giòn, vỡ khi đập búa; không được dùng các loại
đục đầu toét và sứt mẻ.
- Trước mặt người đục phải có lưới chắn phoi để phoi đục tách ra không bắn vào
người đối diện.
- Khi cặp vật lên êtô phải đảm bảo chắc chắn, cân bằng tránh trường hợp khi đục
vật bị bật ra khỏi êtô.
- Lúc đầu khi chưa quen tay nên đánh búa quanh cổ tay, sau khi quen dần thì vung
búa bằng cánh tay.
- Khi sử dụng đục để chặt đứt kim loại trên đe, gần đứt phải chặt nhẹ và đưa ra
cạnh đe để đục không làm hỏng đe và đề phòng mẩu kim loại văng ra bắn vào người.
- Sau mỗi ca thực hành phải thu xếp dụng cụ đúng nơi quy định và vệ sinh sạch sẽ
chỗ làm việc.
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bộ mônCTM
Gia công nguội cơ bản Trang 18
Thân giũa
Chuôi giũa
Hình 4.1: Giũa nguội
BÀI 4: GIŨA KIM LOẠI
I. Khái niệm chung:
Giũa kim loại là một phương pháp gia công cơ bản của nghề Nguội, bằng cách
dùng dụng cụ là giũa dùng để hớt đi một lượng dư mỏng trên phôi, tạo cho chi tiết có hình
dáng, kích thước, độ bóng và độ chính xác bề mặt theo yêu cầu.
Trong nghề Nguội, nếu đục là phương pháp gia công thô thì giũa là phương pháp
gia công nguội bán tinh hoặc tinh, độ chính xác và kích thước có thể đạt tới 0,05mm khi
giũa bán tinh và 0,01mm khi giũa tinh.
Giũa chỉ gia công được các kim loại mềm chưa qua nhiệt luyện, các bề mặt chai
cứng hoặc đã qua tôi không thể gia công được bằng phương pháp giũa.
II. Cấu tạo, công dụng và phân loại giũa:
1. Cấu tạo:
Gồm có 2 phần: Chuôi giũa và thân giũa.
- Chuôi giũa: có chiều dài bằng 1/4 – 1/5 chiều dài toàn bộ của giũa. Chuôi giũa
nhỏ thon dần về một phía, cuối phần chuôi giũa được làm nhọn để cắm vào cán gỗ. Tiết
diện phần chuôi giũa là hình nhiều cạnh để giũa không bị xoay tròn trong lỗ của cán gỗ.
- Thân giũa: có chiều dài gấp 3 – 4 lần chiều dài chuôi. Thân thường có tiết diện
dẹt, vuông, tròn, tam giác, với các kích thước khác nhau tùy theo kích thước và hình
dạng của chi tiết gia công.
Trên các bề mặt bao quanh thân giũa người ta tạo các đường răng theo một quy
luật nhất định, mỗi răng là một lưỡi cắt.
Giũa được chế tạo bằng thép cácbon dụng cụ. Sau khi đã tạo nên được các đường
răng, người ta đem nhiệt luyện phần thân để răng có độ cứng nhất định.
2. Phân loại giũa:
Phân loại thép tính chất công nghệ: căn cứ vào hình dạng tiết diện thân giũa, nó
quyết định tính chất công nghệ gia công của từng loại giũa.
- Giũa dẹt: có tiết diện hình chữ nhật, dùng để gia công các mặt phẳng ngoài, các
mặt phẳng trong lỗ có góc 900.
- Giũa vuông: có tiết diện hình vuông, dùng để gia công các l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_tiet_may_bai_1_nghe_nguoi_trang_bi_va_dung_cu_cua_nghe_n.pdf