Chi nhánh Tổng Công ty Sông Hồng (K.toán)

Mục lục Lời mở đầu 3 Chương I : Tổng quan về chi nhánh công ty tổng công ty xây dựng Sông Hồng 4 I. Lịch sử hình thành và phát triển 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty 4 2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 5 II. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh 5 1. Ngành nghề hiện có 5 2. Tình hình tài chính của chi nhánh. 6 3. Tầm nhìn chiến lược trong giai đoạn 2010-2015 12 III. Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chi nhánh Tổng Công ty Sông Hồng (K.toán), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi nhánh 13 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 13 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 14 Chương II : Đặc điểm tổ chức kế toán của chi nhánh tổng công ty Sông Hồng. 17 I. Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh tổng công ty Sông Hồng. 17 1. Mô hình kế toán. 17 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 17 3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy. 18 4. Mối liên hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán. 20 II. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại chi nhánh. 21 1. Các chính sách kế toán chung được áp dụng. 21 2. Tổ chức chứng từ được vận dụng. 23 3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán. 24 4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán. 24 5. Tổ chức hệ thống báo cáo. 26 III. Đặc điểm tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu tại chi nhánh. 27 1. Tổ chức phần hành kế toán lương và các khoản trích theo lương. 27 2. Tổ chức phần hành kế toán tiền mặt, tiền gửi. 29 3. Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và công nợ phải thu. 31 4. Kế toán mua hàng và công nợ phải trả. 34 5. Kế toán TSCĐ. 36 Chương III : Kế toán tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh TCT Sông Hồng 39 I. Lý luận chung về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng. 39 1. Khái niệm và đặc điểm về sản phẩm. 39 2. ảnh hưởng của sản phẩm đến công tác kế toán. 39 II. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị. 40 1. Khái niệm. 40 2. Phương pháp hạch toán. 41 III. Đánh giá ưu, nhược điểm và những kiến nghị đối với công tác kế toán tại chi nhánh. 45 1. Đánh giá công tác kê toán tại chi nhánh. 45 2. Phương hướng hoàn thiện công tắc kế toán. 46 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. 46 Kết luận 47 Danh mục tài liệu tham khảo 48 lời mở đầu Đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu nên để đi lên chủ nghĩa xã hội không những là khó khăn mà còn là một thách thức rất lớn. Nhiệm vụ trong thời kì này là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng cho chủ nghĩa xã hội va dần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi ở các doanh nghiệp một sự nỗ lực đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. Đứng trước yêu cầu đó của đất nước, với truyền thống lâu năm của mình, Tổng công ty Sông Hồng đã góp một phần công sức của mình để xây dựng đất nước. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó nhiều chi nhánh đã ra đời trong đó có chi nhánh tại tỉnh Bắc kạn. Với tuổi đời non trẻ và phải gánh vác trách nhiệm vô cùng nặng nề nhưng chi nhánh đã dần dần phát triển đáp ứng được kì vọng của nhân dân địa phương. Chi nhánh đã đi sâu vào tâm trí của khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng với giá thành cạnh tranh. Giá thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh với các đối thủ khác trong thời buổi kinh tế thị thường và mở cửa hội nhập hiện nay. Vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này em chọn phần hành kế toán tính giá thành sản phẩm làm phần nghiên cứu chính cho đợt kiến tập này. Đề tài của em gồm 3 phần : phần I là cái nhìn tổng quan về chi nhánh tổng công ty Sông Hồng tại Bắc Kạn, phần II nghiên cứu đặc điểm tổ chức kế toán và phần III đi sâu vào nghiên cứu kế toán tính giá thành sản phẩm. Chương I : Tổng quan về chi nhánh công ty tổng công ty xây dựng Sông Hồng I. Lịch sử hình thành và phát triển 1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty - Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ xây dựng được thành lập ngày 23/08/1958 với ngành nghề ban đầu là xây dựng các công trình dân dụng. - Năm 1973 Bộ Kiến trúc đổi tên thành Bộ Xây dựng, Công ty kiến trúc Việt Trì được đổi tên thành Công ty Xây dựng Việt Trì. - Năm 1980, nhân kỉ niệm 22 năm ngày truyền thống của Công ty và phù hợp với phạm vi hoạt động, Công ty được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Xây dựng số 22. - Ngày 14/06/1983, để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo thi công công trình nhà máy tuyển quặng Apatit Lào Cai – công trình trọng điểm quốc gia, Bộ Xây dựng quyết định thành lập Tổng công ty Xây dựng Vĩnh Phú – Hoàng Liên Sơn trên cơ sở lực lượng nòng cốt là Công ty Xây dựng số 22 trụ sở đóng tại xã Tằng Loỏng – huyện Bảo Thắng – tỉnh Hoàng Liên Sơn. - Sau hơn 10 năm xây dựng công trình nhà máy tuyển quặng Apatit Lào Cai, công trình trọng điểm của cả nước đã hoàn thành và đưa vào sản xuất. Để phù hợp với nhiệm vụ mới, ngày 04/09/1991 Tổng công ty Xây dựng Vĩnh Phú – Hoàng Liên Sơn được Bộ Xây dựng đổi tên thành Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng, đồng thời chuyển trụ sở về đóng tại Thành phố Việt Trì. - Ngày 20/11/1995 Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng được Bộ Xây dựng thành lập lại theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ với mô hình mới có Hội đồng quản trị. - Ngày 25/08/2006 Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng được Bộ Xây dựng quyết định chuyển mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con, đổi tên thành Tổng công ty Sông Hồng. - Ngày 01/01/2007, được sự đồng ý của Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội, Tổng công ty Sông Hồng chính thức chuyển trụ sở từ thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ về địa chỉ số 70 An Dương – Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội. - Như vậy sau 50 năm tồn tại và phát triển của mình doanh nghiệp có : + tên chính thức là Tổng công ty Sông Hồng + tên giao dich quốc tế là Song Hong Corporation + địa chỉ 70 An Dương – Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội + số đăng kí kinh doanh 110561 ngày 24/04/2003 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ + vốn 586.625.515.420,00 đồng Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Chi nhánh Tổng công ty Sông Hồng tại Bắc Kạn là đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu theo mẫu quy định và được mở tài khoản tại Ngân hàng khu vực tỉnh Bắc Kạn phù hợp với quy chế làm việc của chi nhánh theo phân cấp của Tổng giám đốc Tổng công ty. Chi nhánh được thành lập theo quyết định số 707/QĐ - HĐQT – TCT của hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Hồng ban hành ngày 15/07/2004 và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1316000015 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Kạn ngày 29/07/2004. Sau 2 lần đăng kí thay đổi ngày 30/12/2004 và ngày 15/05/2007 chi nhánh có tên gọi chính thức là : chi nhánh tổng công ty Sông Hồng địa chỉ : tổ 8b, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. II. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh 1. Ngành nghề hiện có - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện; Công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị và khu công nghiệp; Đường dây và trạm biến áp cao, trung, hạ thế … - Tư vấn, tổng thầu tư vấn, đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện và hạ tầng kĩ thuật đô thị; Lập thẩm tra và quản lý thực hiện các dự án đầu tư; Lập, thẩm định dự toán, tổng dự toán công trình; Giám sát, kiểm tra, thí nghiệm chất lượng thiết bị, vật tư, công trình xây lắp … - Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn; Lắp đặt thiết bị công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông và dân dụng; Sửa chữa và trung, đại tu các loại phương tiện vận tải thuỷ bộ, máy xây dựng … - Chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (thép xây dựng, gạch ceramic, đá granite, gạch granite, gạch bloc, gạch terrazzo, thanh nhôm định hình, cột điện bê tông ly tâm …) - Khai thác, chế biến, kinh doanh cát, sỏi, đá xây dựng; Khai thác, chế biến kinh doanh quặng và vật liệu phi quặng; Khai thác chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. - Kinh doanh vận tải, thuỷ bộ, vật tư, vật liệu xây dựng, bốc xếp vật tư, vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác. - Kinh doanh phát triển nhà ở và khu đô thị; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành. - Kinh doanh than, nhiên liệu, chất đốt; Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghiệp; Đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Đào tao nghề, hợp tác kinh doanh, liên kết đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài. 2. Tình hình tài chính của chi nhánh. Từ khi được thành lập đến nay, được sự giúp đỡ của tổng công ty cũng như sự nỗ lực của chính bản thân chi nhánh tại Bắc Kạn đã vượt qua những khó khăn ban đầu và ngày càng lớn mạnh. Điều này có thể thấy rõ qua các chỉ tiêu được phân tích dưới đây : Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.101.831.227.251 1.115.053.201.979 1.128.991.367.003 2. Các khoản giảm trừ 13.932.444.481 11.288.296.321 10.723.881.504 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.087.898.782.770 1.103.764.905.658 1.118.267.485.499 4. Giá vốn hàng bán 950.085.522.654 960.536.463.404 971.582.632.733 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 137.813.260.116 143.228.442.254 146.684.852.766 6. Doanh thu hoạt động tài chính 5.235.767.284 6.518.073.031 7.698.324.561 7. Chi phí hoạt động tài chính 50.165.258.968 49.875.238.551 49.541.326.986 8. Chi phí bán hàng 25.987.962.365 27.937.702.014 31.125.652.347 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 50.152.365.425 49.926.214.269 49.854.361.298 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 16.743.440.642 22.007.360.451 23.861.836.696 11. Thu nhập khác 16.256.334.215 17.237.776.685 17.534.673.894 12. Chi phí khác 14.121.568.795 13.893.101.450 13.652.410.325 13. Lợi nhuận khác 2.134.765.430 3.344.675.235 3.882.263.569 14. Lợi nhuận trước thuế 18.878.206.072 25.352.035.686 27.744.100.265 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 94.391.030 126.314.593 138.720.501 16. Lợi nhuận sau thuế 18.783.815.042 25.225.721.093 27.605.379.764 Nhận xét : - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 tăng 1,2% so với năm 2005 và đến năm 2007 tăng 1,25% so với năm 2006. Như vậy có thể thấy doanh thu của chi nhánh là rất ổn định. Bên cạnh đó ta có thể thấy doanh thu trong 2 năm 2006 và 2007 lần lượt tăng 1,2% và 1,25% trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 1,1% và 1,15%, ít hơn so với mức tăng của doanh thu. Đây là tín hiệu rất khả quan của chi nhánh sau chỉ 3 năm đi vào hoạt động. Chi nhánh đã quản lý ngày càng tốt hơn chi phí sản xuất - Ta thấy các khoản giảm trừ doanh thu của chi nhánh đã giảm dần qua các năm cụ thể năm 2005 chiếm 1,27% doanh thu; năm 2006 chiếm 1,01% doanh thu; năm 2007 chiếm 0,95% doanh thu. Có thể nói rằng sau những năm đầu bước vào kinh doanh chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng ngày càng tốt hơn, nâng cao uy tín của doanh nghiệp ở địa phương. - Chi phí tài chính của chi nhánh trong 3 năm là rất cao so với doanh thu về tài chính. Lý giải chi phí tài chính của chi nhánh cao là do chi phí lãi vay của chi nhánh là rất cao. Chi nhánh đã tận dụng tốt nguồn vốn từ bên ngoài chứ không chỉ trông chờ vào nguồn vốn do tổng công ty cung cấp. Hơn nữa việc đi vay sẽ giúp chi nhánh tiết kiệm được một tiết kiệm thuế so với việc huy động vốn vì chi phí lãi vay được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng của chi nhánh tăng dần qua các năm nhưng điều này là tất yếu vì đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, mở cửa nền kinh tế các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần tích cực quảng cáo thương hiệu và sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Tuy chi phí bán hàng tăng nhưng doanh thu của chi nhánh cũng tăng. Với lại chi phí bán hàng tuy tăng nhưng cũng chi ở mức xấp xỉ 2,5% so với doanh thu. Điều này không những chấp nhận được mà còn khá hợp lý vì nói chung các doanh nghiệp nên chi ra một phần doanh thu cho quảng cáo giống như các doanh nghiệp nước ngoài. - Chi phí quản lý doanh nghiệp của chi nhánh khá ổn định và không có biến động mạnh. Chi nhánh đã tổ chức tốt bộ máy quản lý ngay từ ban đầu. Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế cần giảm bớt bộ máy quản lý cho gọn nhẹ nhưng vẫn giữ được tính hữu hiệu. - Lợi nhuận thuần năm 2006 tăng 1,34 lần so với năm 2005 và năm 2007 tăng 1,1 lần so với năm 2006 làm cho lợi nhuận sau thuế tăng một tỉ lệ tương ứng. Một sự tăng trưởng mạnh trong năm 2006 là do sự tăng lên của doanh thu và việc kiểm soát tốt chi phí. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng I. Nợ phải trả 1.144.400.666.365 85,84% 1.276.842.393.387 87,39% 1.432.813.197.744 88,25% 1. Nợ ngắn hạn 1.015.583.731.607 76,18% 1.157.322.338.020 79,21% 1.321.110.593.772 81,37% 2. Nợ dài hạn 128.816.934.758 9,66% 119.520.055.367 8,18% 111.702.603.972 6,88% II. NVCSH 188.734.240.995 14,16% 184.198.794.380 12,61% 190.771.162.306 11,75% 1. VCSH 185.481.950.375 13,91% 176.025.940.373 12,05% 178.269.562.733 10,98% 2. Nguồn kinh phí, quĩ khác 3.252.290.620 0,25% 8.172.854.007 0,56% 12.501.599.573 0,77% Tổng nguồn vốn 1.333.134.907.360 100% 1.461.041.187.767 100% 1.623.584.360.050 100% Nhận xét : - Trong tỉ trọng về nguồn vốn thì tỉ trọng nợ phải trả là rất lớn, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Có thể nói chi nhánh phải phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn từ bên ngoài, không có khả năng tự chủ về kinh tế. Do đó chi nhánh cần tăng cường vay vốn dài hạn, giải phóng hàng tồn kho, tăng thu từ khách hàng để trả nợ ngắn hạn, giảm đầu tư dài hạn. - Nguồn vốn của chi nhánh được bảo toàn và sử dụng có hiệu quả. Chi nhánh cần mở rộng nguồn vốn của mình tránh phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài dễ gặp rủi ro về tài chính khi có những thông tin bất lợi. Có thể huy động vốn của cổ đông hoặc ngừng chia lãi trong vài năm tới. Bảng phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng I. Tài sản ngắn hạn 949.009.437.062 71,19% 1.056.442.621.767 72,31% 1.166.707.721.131 71,86% 1. Tiền và các khoản tương đương 55.356.427.662 4,15% 71.636.967.971 4,9% 97.577.420.039 6,01% 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.480.783.983 0,19% 2.482.783.983 0,17% 2.597.734.976 0,16% 3. Các khoản phải thu 643.515.942.095 48,27% 725.997.645.171 49,69% 795.881.053.296 49,02% 4. Hàng tồn kho 232.744.393.581 17,46% 242.542.837.687 16,6% 258.149.913.247 15,9% 5. TSNH khác 14.911.889.741 1,12% 13.782.386.955 0,95% 12.501.599.573 0,77% II. Tài sản dài hạn 384.125.470.298 28,81% 404.598.566.000 27,69% 456.876.638.919 28,14% 1. Các khoản phải thu dài hạn 95.719.086.348 7,18% 97.808.395.446 6,69% 90.596.007.290 5,58% 2. TSCĐ 253.581.165.422 19,02% 273.888.094.059 18,75% 327.801.682.294 20,19% 3. BĐS đầu tư 19.499.693.588 1,46% 26.205.256.800 1,79% 24.678.482.272 1,52% 4. Đầu tư tài chính dài hạn 2.799.583.305 0,21% 3.367.203.750 0,23% 3.247.168.720 0,2% 5. Tài sản dài hạn khác 12.525.941.635 0,94% 3.329.615.945 0,23% 10.553.298.343 0,65% Tổng tài sản 1.333.134.907.360 100% 1.461.041.187.767 100% 1.623.584.360.050 100% Nhận xét : - Cơ cấu tài sản của chi nhánh chưa thực sự hợp lý. Có thể thấy rõ ràng điều này qua tỉ trọng trong cơ cấu tài sản. Chi nhánh là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp và xây dựng nhưng tỉ trọng của TSCĐ lại rất nhỏ. Những doanh nghiệp trong ngành này ti trọng TSCĐ thường đạt từ 50% - 70% trong cơ cấu tổng tài sản. - Các khoản phải thu đối với chi nhánh chiếm một tỉ trọng rất lớn, đặc biệt là khoản phải thu dài hạn. Điều này đã làm cho chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong quá trình luân chuyển vốn.Tuy nhiên đây cũng là điều dễ hiểu đối với doanh nghiệp xây dựng vì khi hoàn thành công trình công ty cần phải đợi khách hàng nghiệm thu và thanh toán. Tuy nhiên chi nhánh cần giảm tỷ lệ các khoản phải thu xuống để tránh bị chiếm dụng vốn. - Giá trị hàng tồn kho tăng nhưng tỉ lệ trong cơ cấu tài sản thì liên tục giảm trong 3 năm chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt tiến độ thi công để bàn giao cho khách hàng. Tránh được tình trạng thi côngkéo dài gặp khó khăn trong khi giá vật tư thay đổi nhanh như hiện nay. - Tiền mặt trong quĩ của chi nhánh là khá lớn. Chi nhánh cần giảm bớt lượng tiền trong quĩ, tránh để tiền nhàn rỗi mà nên sử dụng để đầu tư hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. Hơn nữa với một lượng tiền lớn gây khó khăn cho thu quĩ trong việc quản lý. Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và cơ cấu về tài sản và nguồn vốn ta đã hiểu phần nào về tình hình hoạt động của chi nhánh nhưng để thấy rõ được hơn nữa ta sẽ đi sâu đánh giá các chỉ tiêu tài chính của chi nhánh trong năm 2007 - Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán : + Tỉ suất thanh toán chung = 0,88 + Tỉ suất thanh toán nhanh = 0,68 + Tỉ suất thanh toán tức thời = 0,074 Qua 3 tỉ suất về khả năng thanh toán ta thấy chi nhánh có thể thanh toán các khoản phải thanh toán trong kỳ bằng các khoản có khả năng thanh toán nhưng chi nhánh cần nâng cao tỉ suất thanh toán tức thời. Như đã nói ở trên đó là cần giảm các khoản nợ ngắn hạn. - Nhóm tỉ suất về khả năng sinh lời : + Lợi nhuận thuần/ Vốn CSH = 0,145 cho ta biết bằng một đồng vốn mà chi nhánh bỏ ra có thể thu về được 0,145 đồng lợi nhuận. + Lợi nhuận thuần/ Doanh thu = 0,0244 cho biết nếu doanh thu la một đồng và trừ đi các khoản chi phí và thuế ta sẽ thu được 0,0244 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ chi phí của chi nhánh là khá cao. Chi nhánh cần giảm chi phí, quản lý tốt các chi phí phát sinh. 3. Tầm nhìn chiến lược trong giai đoạn 2010-2015 a, Tầm nhìn Tổng công ty Sông Hồng quyết tâm phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xây dựng trên cở sở liên kết sức mạnh của các thành viên với sức mạnh của các đối tác cùng hệ thống sản phẩm và dịch vụ mang tính chất chuyên nghiệp được hoàn thiện liên tục và được mở rộng một cách có chọn lọc nhằm tạo lập và đóng góp các giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng. b, Sứ mệnh Không ngừng nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện phát triển tài năng, chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên, khả năng sinh lợi của các chủ sở hữu và sự hưng thịnh của đất nước. c, Nguyên tắc hoạt động - Khách hàng : luôn suy nghĩ và hành động một cách trung thực vì lợi ích của khách hàng, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất với tính chuyên nghiệp cao. - Sáng tạo : liên tục cập nhật và áp dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý và sản xuất, thường xuyên cải tiến quy trình làm việc và phương pháp sản xuất, cung cấp dịch vụ. - Hợp tác : sẵn sàng hợp tác với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp trong và ngoài nước trên nguyên tắc bình đẳng, trung thực và các bên cùng có lợi. III. Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tài chính – kế toán Phòng kinh tế – kế hoạch Phòng tổ chức - đào tạo Phòng kĩ thuật – cơ giới 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. a, Giám đốc chi nhánh. - Giám đốc chi nhánh do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỉ luật thực hiện chức năng quản lý chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về sự phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo mục tiêu Tổng công ty giao. - Xây dựng kế hoạch tài chính, chiến lược phát triển dài hạn và hàng năm của chi nhánh. Ban hành và giám sát các định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kĩ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm và dịch vụ … trong chi nhánh khi được Tổng công ty uỷ quyền trên cơ sở các qui định của pháp luật. - Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế bộ máy quản lý, qui chế quản lý nội bộ của chi nhánh. Khi được hội đồng quản trị tổng công ty uỷ quyền có thể bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương và giải quyết các chế độ khác đối với phó giám đốc, kế toán trưởng chi nhánh. b, Phó giám đốc chi nhánh. Chi nhánh hiện có 2 phó tổng giám đốc, là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của chi nhánh theo phân công của giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc, hội đồng quản trị tổng công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. c, Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh. Chi nhánh có 4 phòng ban đảm trách chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. Các phòng ban có chức năng giúp cho giám đốc quản lý điều hành công ty theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. - Phòng tài chính kế toán : là phòng chức năng tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực kế toán và kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong chi nhánh. + Thu thập, phân tích, xử lí thông tin số liệu theo đối tượng kế toán và nội dung công việc theo chuẩn mực, chế độ kế toán, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị. + Lập kế hoạch tài chính, cân đối vốn và đề xuất các giải pháp huy động vốn, điều tiết vốn cho phù hợp với nhu cầu và thực trạng tài chính của đơn vị. + Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. + Định kì tổ chức và tham gia kiểm kê toàn bộ vật tư, tài sản, tiền vốn. Phối hợp các phòng ban có liên quan tổ chức kiểm kê sản phẩm, khối lượng dở dang báo cáo giám đốc đề xuất xử lý kết quả kiểm kê + Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo, thống kê và quyết toán của đơn vị theo chế độ. + Lưu trữ tài liệu kế toán theo qui định của nhà nước. + Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật và yêu cầu quản lý thông qua hệ thống báo cáo tài chính. - Phòng kinh tế – kế hoạch là phòng chức năng tham mưu giúp giám đốc trong các lĩnh vực + Công tác quản lý kinh tế đối với các công trình. + Công tác hợp đồng kinh tế. + Công tác hạch toán sản xuất kinh doanh. + Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê. + Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp. + Công tác pháp chế. - Phòng tổ chức - đào tạo là phòng chức năng tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực + Công tác tổ chức, công tác cán bộ. + Chính sách đối với người lao động. + Công tác lao động, tiền lương, bảo hộ lao động. + Công tác thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ. + Công tác quân sự, công tác y tế. + Công tác thi đua khen thưởng. + Công tác đào tạo. - Phòng kĩ thuật – cơ giới là phòng chức năng tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực + Quản lý kĩ thuật chất lượng các công trình xây dựng. + Quản lý tiến độ thi công các công trình. + ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. + Công tác bảo hộ lao động. + Theo dõi công tác đấu thầu, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các gói thầu. + Công tác quản lý cơ giới. Chương II : Đặc điểm tổ chức kế toán của chi nhánh tổng công ty Sông Hồng. I. Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh tổng công ty Sông Hồng. Tất cả các công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đều cần một bộ phận chức năng với nhiệm vụ ghi chép, hạch toán và kiểm tra các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày. Đó chính là nhiệm vụ của bộ máy kế toán. Không những thế bộ phận này còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, thích hợp nhất để phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy để quá trình kinh doanh diễn ra ổn định và phát triển, các công ty cần tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với phong cách quản lý, tính chất và ngành nghề kinh doanh của mình. 1. Mô hình kế toán. Chi nhánh là một đơn vị thành viên của tổng công ty. Nhưng chi nhánh lại vừa là đơn vị hạch toán độc lập, vừa là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Có nghĩa là: tất cả các chứng từ, tài liệu liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được tập hợp và gửi về phòng kế toán. Tại đây các kế toán viên sẽ tiến hành nhập số liệu, ghi sổ và xử lý thông tin trên hệ thống kế toán máy để tạo ra các loại sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Từ đó đưa ra các báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu quản lý và tiến hành ra chiến lược và quyết định kinh doanh kịp thời. Đồng thời cuối mỗi kì kế toán chi nhánh phải lập các báo cáo tài chính và chuyển lên cho tổng công ty. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Chi nhánh phân chia công tác kế toán thành 5 phần hành cụ thể gồm 5 người. Chi nhánh tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ sau : Kế toán trưởng Kế toán TCSĐ và kế toán chứng từ Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Thủ quỹ 3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy. Chi nhánh tổ chức phân công nhiệm vụ cho các nhân viên trong bộ máy kế toán rất rõ ràng. Mỗi kế toán viên đảm nhận công việc của mình và thực hiện đúng phần việc được giao phó. a, Kế toán trưởng Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán. Kế toán trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ do giám đốc phân công. Cụ thể là : - Công tác kế toán : Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, triết lý, phong cách quản lý và khả năng tài chính của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn có nhiệm vụ phân công công việc cho các kế toán viên phù hợp với khả năng, trình độ của họ. - Công tác kiểm tra : Kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra quá trình công việc và kết quả đạt được của các kế toán viên. Đồng thời tiến hành đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn công việc. - Công tác phân tích kinh doanh : Chỉ đạo và tổ chức công tác kiểm tra tình hình thực hiện hệ thống kế hoạch tài chính. Hàng tháng, quý, năm kế toán trưởng tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty. - Công tác hạch toán lợi nhuận và công tác thuế : Định kì kế toán trưởng nhận và kiểm tra bảng kê thuế do kế toán tổng hợp lập. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với cơ quan thuế. Hết năm tài chính kế toán trưởng duyệt quyết toán thuế và trình lên giám đốc. Nhận, kiểm tra các báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp lập vào cuối mỗi quí và cuối năm tài chính. Sau đó trình lên giám đốc và tổng công ty. b, Kế toán chứng từ và kế toán TSCĐ Khối lượng công việc của nhân viên kế toán này là rất lớn, cụ thể : - Kế toán viên này có trách nhiệm phân loại, tổng hợp cùng với kế toán trưởng kiểm soát các chứng từ hoá đơn của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi nhánh. - Sau khi phân loại, kế toán sẽ tiến hành bóc tách các khoản thuế để từ đó làm căn cứ ghi sổ các nghiệp vụ. - Tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết xem có sai sót gì không. - Quản lý, kiểm soát TSCĐ, phải nắm rõ được tình hình tăng giảm TSCĐ của chi nhánh. Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ của công ty, phân loại TSCĐ để có thể phân bổ chi phí khấu hao một cách chính xác nhất. c, Kế toán thanh toán Nhiệm vụ của nhân viên kế toán này bao gồm thanh toán với nhà cung cấp,với khách hàng và với công nhân viên. - Với nhà cung cấp : kế toán theo dõi chi tiết đối với từng nhà cung cấp về các khoản phải trả. Theo dõi chi tiết mỗi lần thanh toán và số tiền còn phải thanh toán. Hàng tháng lập bảng tổng hợp thanh toán chi tiết với các nhà cung cấp trình kế toán trưởng và giám đốc. - Với khách hàng : kế toán cũng theo dõi chi tiết với từng khách hàng về các khoản phải thu. Theo dõi chi tiết mỗi lần thanh toán và số tiền còn phải thu. - Với công nhân viên : kế toán chịu trách nhiệm tính toán lương hàng tháng cho toàn nhân viên của chi nhánh bao gồm cả tiền lương, thưởng, phụ cấp, các khoản trích theo lương. Hàng tháng kế toán dựa vào bảng chấm công, theo quy định của nhà nước và chi nhánh để tính và phân bổ tiền lương cho từng khối, ngành của công ty. Cuối năm kế toán sẽ tổng hợp và tính ra quĩ lương hàng năm. c, Kế toán tổng hợp Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp là phụ trách tất cả các sổ kế toán, chuyển sổ, kết chuyển cuối kì để làm cơ sở lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế… trình lên kế toán trưởng và giám đốc. d, Thủ quỹ Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt (VNĐ), ngoại tệ. Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch giữa số liệu của sổ quỹ tiền mặt với số tiền mặt trong két, thủ quỹ và kế toán thanh toán phải tự kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết. Tiến hành chi tiền theo quyết định của giám đốc, kế toán trưởng. Lập báo cáo quỹ tiền mặt và nộp cho kế toán trưởng vào cuối tuần. 4. Mối liên hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán Trước hết, các kế toán viên trong phòng chịu sự chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng, phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được phân công. Và có trách nhiệm báo cáo tình huống công việc định kì hoặc đột xuất lên kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp. Bên cạnh đó, các kế toán viên phải phối hợp công việc với nhau thật nhịp nhàng để đảm bảo hiệu quả công việc cụ thể như sau : - Kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán phối hợp với phòng tổ chức hành chính để có những căn cứ trong việc xác định tiền lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên và người lao động. Sau khi xác định và tập hợp quỹ tiền lương, thưởng thì kế toán thanh toán gửi cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp làm căn cứ lập các báo cáo tài chính. - Kế toán TSCĐ và kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ lập sổ TSCĐ sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp, sổ TSCĐ này cùng với các báo cáo tài chính được soát xét bởi kế toán trưởng và giám đốc. - Kế toán phụ trách hoá đơn chứng từ với các phần hành kế toán Tất cả các hoá đơn chứng từ của tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi nhánh đều được chuyển cho kế toán phụ trách chứng từ, kế toán sẽ kiểm tra, phân loại, sắp xếp sau đó nhập vào máy tính. II. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại chi nhánh. 1. Các chính sách kế toán chung được áp dụng Với quy mô cả về vốn và lao động là khá lớn nên chi nhánh áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính, tuân thủ chuẩn mực kế toán. Chi nhánh sử dụng kì kế toán năm : bắt đầu từ 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam. Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện một số chuẩn mực, chính sách theo quy định của bộ tài chính và quyết định của tổng công ty như sau : - Về tài sản cố định (TSCĐ) : TSCĐ của công ty gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Tiêu chuẩn (về thời gian và giá trị) và nguyên giá của TSCĐ được xác định theo quy định của bộ tài chính. Chi phí đi vay l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5815.doc