lời mở đầu
Chi ngân sách Nhà nước (NSNN) đặc biệt là trong quá trình Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá (CNH -HĐH) đất nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế củng như đảm bảo công bằng xã hội bởi thông qua chi NSNN hằng năm, vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò dẫn dắt, lan toả, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến đầu tư phát triển, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến hiệu quả đầu tư tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.Nhà nước tổ chức đúng đắn nhi
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chi Ngân sách nhà nước & vai trò của chi Ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm vụ chi ngân sách (NS), cấp phát kinh phí sao cho tiết kiệm, hợp lý và đạt hiệu quả cao không những là động lực thúc dẩy nền kinh tế phát triển mà còn là một trong những biện pháp phòng ngừa lạm phát, chống tham nhũng một cách hiệu quả. Ngược lại nếu việc tổ chức chi NS không hợp lý, không dựa vào tình hình thực tiễn thì sẽ gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng rất lờn đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc sư dụng vai trò tích cực của chi NSNNtrong quá trình phát triển khinh tế, nhất là khi thực hiện CNH-HĐH đất nước.
Tiến hành CNH-HĐH đất nước là một yếu tố khách quan đối với nước ta nhằm tưng bước xây dụng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội (CNXH), tạo tiền đè cho các bước phát triển mới đẻ tiến đến xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa (XHCN). Các văn kiện và nghị quyết của Đảng ta đèu nhấn mạnh rằng trong khi chăm lo phát triển kinh tế thì còn phải hướng theo con đường CNH-HĐH.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vân.đọng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc nghiên cứu đổi mới chính sách và cơ chế quản lý nguồn thu và chế độ chi NSNN có ý nghĩa rất cấp bách cả về lý luận lãn thực tiễn.Đối với một nước chậm phát triển như nước ta hiện nay, muốn đạt được trình độ của một quốc gia phát triển, không bị tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc xác định cơ cấu chi NSNN đẻ phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH nước là một việc làm hết sức khó khăn và có ý nghĩa sông còn.
Để xác định rõ vai trò của chi NSNN trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, chúng ta phải nắm vững được khía cạnh lý luận và phương pháp luận liên quan đến vấn đề này, đồng thời phải đánh giá lại thực trạng tình hình thực hiện chính sách và cơ cấu chi NS trong những năm qua, từ đó chỉ ra những mặt tích cực, những tồn tại, ngyuên nhân đẻ đè ra các giải pháp cần thiết.
Đề tài "Chi NSNN và vai trò của chi NSNN đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước" trình bày sau đây sẽ phần nào làm sáng tỏ nhưng vấn đè trên.Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương1: Nhận thức chung về CNH-HĐH
Chương 2: Một số vấn đề về chi NSNN và vai trò của chi NSNN đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Chương 3: Thực trạng chi NSNN trong những năm gần đây và một số giải pháp nâng cao vai trò của chi NSNN trong sự nghiệp CNH-HĐH.
Do sự hạn chế về kiến thức của bản thân, bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót.Em kính mong các thầy giáo cô giáo chỉ bảo cho em.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 1 tháng 7 năm 2001
Sinh viên:
Cao Mai Chi
CHƯƠNG 1
Nhận thức chung về CNH-HĐH đát nước
Không phải bây giờ mà ngay từ Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã đè ra đường lối CNH và coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điểm mới về sau này là chúng ta không chỉ đè cập CNHmà còn gắn nó với HĐH.Nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có viẹc nhận thức và quan niệm chưa đúng về nội dung cũng như bước đi của CNH trong điều kiện mới của quốc gia và quốc tế nên đã đã triển khai chiến lược này theo mô hình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kiểu khép kín và ưu tiên phát công nghiệp nặng từ đầu một cách tràn lan, hiẹu quả đem lại rất thấp.
Nước ta lựa chọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ Tư Bản và với xuất phát điểm thấp của một nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp thủ công lạc hậu cho nên việc thực hiện CNH-HĐH trở thành một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và phức tạp. Thực tiễn 20 nam xây dựng nền công nghiẹp ở miền Bắc và15 năm phát triển công nghiệp trong cả nưóc, ben cạnh những thành công còn có không ít thất bại, đưa đén cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc về CNH. Ba vấn đề đặt ra cho nước ta là:
Thứ nhất: Tại sao cần phải CNH -HĐH ?
Thứ hai: Thực chất của CNH-HĐH là gì ?
Thứ ba: Con đường của CNH-HĐH ở Việt Nam cần phải lựa chọn là gì?
I. Sự cần thiết khách quan của CNH-HĐH đất nước
Lôgíc và lịch sử đã chứng minh rằng quá trình cải tạo xã hội nhanh nhất là con đường CNH. Trên thế giới, công nghiệp biến đổi nhiều nước từ lạc hậu trở thành những nước văn minh hiện đại. Một đất nức văn minh hiện đại chứa đụng trong nó một nền sản xuất lớn.Nhưng để có một nền sản xuất lớn thì đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng và những công cụ lao động hiện đại.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của mỗi phương thức sản xuất (PTSX) là tổng thể hữu cơ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất (LLSX) đạt được trong những điều kiện lịch sử nhất định của tiến bộ khoa học và công nghệ, dựa trên đó lực lượng lao đọng của xã hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của xã hội.Trong lịch sử bao giờ PTSX cũng kế thừa cơ sở vật chất _kỹ thuật của PTSX trước nó, trên cơ sở đó, cải tạo, phát triển thành cơ sở vật chất -kỹ thuật cho bản thân mình. CNXH ra đời và phát triển cũng phải tuân theo tính quy luật đó.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH một mặt, kế thừa những thành quả đã đạt được của xã hội trước đó, mặt khác, nó được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và theo nhu cầu của chế độ xã hội mới. Đó chính là nền công nghiệp có công nghệ tiến tiến, trong đó nghành chế tạo cơ khí giữ vị trí then chốt, có đủ khả năng trang bị kỹ tbuật hiện đại cho các nghành kinh tế quốc dân, nhằm không ngừng phát triển sản xuất và nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhan dan.Trong điều kiện xu hướng quốc tế hoá, sản xuất phát triển ngày càng sau rộng thì cơ cấu của nền công nghiẹp hiện đại có sự kết hợp chặt chẽ phân công và chuyên môn hoá trong nước và quốc tế, nhằm kết hợp tối ưu sức mạnh của quốc gia và quốc tế, của dân tộc và thời đại.
Các nước đã qua giai đoạn phát triển Tư Bản chủ nghĩa (TBCN), bước vào thời kỳ xây dựng CNXH cần điều chỉnh bổ sung và thiện cơ sở vật chất kỹ thuật đã đạt được theo yêu cầu của chế độ mới, của các quy luật khách quan tác động trong nền kinh tếcó chất kinh tế xã hội mới và tiếp tục ứng dụng những công nghẹ mới nhất, hiện đại nhất.
Các nước có nền kinh tế phát triển chưa cao, các nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ còn phổ biến khi tiến lên CNXH nhất thiết phải tién hành CNH-HĐH đẻ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hôi., nhằm thay thế lao đọng thủ công bằng lao đọng cơ khí hoá và một phần tự động hoá (khi có điều kiện) trong các nghàng của nền kinh tế quốc dân, đòng thời trên cơ sở trình độ đã đạt được của cơ sở vạt chất kỹ thuật mới mà cải biến cơ cấu kinh tế lạc hậu, què quặt, thúc đảy quá trình phân công lao đọng xã hội, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất và lwu thông hàng hoá trong nước và quốc tế.
CNH XHCN là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá đọ lên CNXH, là con đường tạo ra sức sản xuất mới nhằ khai thác vf phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong, sử dụng có hiệu quả các nghuồn lực bên ngoài . Mỗ bước tiến của quá trình CNH là một bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đòng thời mỗi bước phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật lại làm cho quan hệ sản xuất (QHSX)XHCN ngày càng được củng cố và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội không ngừng được phát triển, đời sống vật chất, văn hoá, không ngừng được nâng cao.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN, nên để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở nước ta, tất nhiên không thẻ thiếu được giai đoạn cơ khí hoá, CNH để tiến lên HĐH. Dù cho tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật, tiến trình phát triẻn LLSX xã hội có trình độ cao diễn ra theo cách nào _ rút ngắn hay tăng tốc thì CNH-HĐH cũng tất yếu phải diễn ra.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học đã đem đén cho cuộc sống con người nhiều thay đổi theo chiều hướng ngày càng tiện nghi hơn.Tuy nhiên cách mạng khoa học kỹ thuật không phải không có mặt trái của nó, trong đó một điều có thể thấy rõ là khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng chênh lệch. Điều này đặt ra thách thức gay gắt cho các nước nghèo:hoặc là vươn lên trong thế giới có nền công nghệ hiện đại, hoặc là mãi dẫm chân tại chỗ, nghĩa là chấp nhận tụt hậu mãi mãi trong cảnh đói nghèo và phụ thuộc. Nhân dân ta đã từng lựa chọn con đường độc lập đẻ giải phóng mình khỏi kiếp nô lệ, thì vì lẽ gì lại không lựa chọn con đường CNH-HĐH dể chấn hưng đất nước, giải phóng mình khỏi cảnh đói nhèo lạc hậu.
Nguy cơ tụt hậu xa hơn của Việt Nam so vói các nước đang phát triển nằm ngay trong sự lạc hậu về cơ cấu kinh tế và thể chế quản lý. Nhìn một cách tổng quát, cơ cấu kinh tế nước ta ở giai đoạn "tiền công nghiệp ", không có khả năng tăng trưỏng bền vwngx. Với cơ cấu này không thể nói đến "dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh ".
Ngày nay các nước phát triển không những có cơ cấu cônng _ nông nghiệp hiện đại mà thậm chí còn có khu vực sản xấut dịch vụ rất phát triển, không những phát triển kinh tế trong nước mà còn tích cực tham gia vao xu hướng quốc tế hoá, tham gia vào quá trìn phân công và hợp tác quốc tế.Như vậy, chúng ta cần phải sớm có chiến lược cơ cấu kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện dân tộc và quốc tế đầu thế kỷ này. Đây phải là bản thiết kế tổng thể nền kinh tế Việt Nam, là sự hướng dẫn các nguồn đầu tư một cách chủ động, nhăm tăng trưởng vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Đay là giải pháp đàu tiên để tránh nguy cơ tụt hậu, vươn tới trình độ hiện đại. Chúng ta phải nhanh chóng thực hiện tiến trình cải tạo sâu sắc cơ cấu kinh tế, , chuyển từ nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế được tổ chức theo kiểu công nghiệp, dựa trên kỹ thuật máy móc và công nghệ hiện đại. quá trình cải tổ cơ cấu đó chỉ có thể thực hiệnchủ yếu bằng CNH-HĐH trên cơ sở tác đọng của công nghiệp đẻ phan công lại lao đọng, bố trí lại nghành nghề, phân bố lại dân cư, làm cho công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển một cách cân đối tạo khả năng tham gia thị trường quốc tế.
Với cơ sở vạt chất kỹ thuật ngày càng cao trong quá trình CNH-HĐH XHCN giai cấp công nhân có thêm điều kiện đẻ giúp đõ nông dân đi lên CNXH;liên minh giữa giai cáp nông dân và công nhân ngày càng được củng cố, làm cơ sở vững chắc cho chế độ xã hội mới. Gắn liền với các giai đoạn phát triển của cxông nghiệp, giai cấp công nhân trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân nhày càng được nâng cao trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Nhò đó sự giúp đỡ của cômg nghiệp và thành thị đối với nông nghiệp và nông thôn được tăng cường và có hiệu quả hơn.
Những thành tựu đạt trong quá trình CNH còn tạo ra nhiều điều kiện để thực hiện sự bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc giữa các tầng lóp dân cư, goữa các vùng trong nước. Điều đó đua đén sự thống nhất ngày càng cao về chính trị và tinh thần trong xã hội.
Tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH đòi hỏi trình độ giác ngộ cách mạng trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của người lao đọng ngày càng cao, trong đó có sự đóng góp tích cực, to lớn của đội ngũ trí thức. Đồng thời, mỗi bước phát triển mới của cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH do quá trình CNH đem lại, sẽ tạo ra những điều kiện mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN.
CNH XHCN còn là yêu cầu khách quan của quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
cnh xhcn còn là yêu cầu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai, tăng cường tham gia vào phân công và hợp tác kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới.
Từ tính tất yếu khách quan nói trên, có thể khẳng định rằng, thành công của sự nghiệp CNH XHCN là nhân tố quyết định của sự thắng lợi của CNXH.
Chính vì thế, qua các đại hội Đảng lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX của Đảng luôn luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suót thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đồng thời qua mỗi lần Đại hội, Đảng ta lại nhận thức và cụ thể hoá thêm nhiệm vụ này cho thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước ta trong từng thời kỳ.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp ", tronh đó"phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm".
II. Thực chất của CNH-HĐH đất nước
Trong thòi đại ngày nay, thực chất của quá trình CNH-HĐH đất nước chính là quá trình vận dụng khoa học công nghệ dựa trên những đổi mới công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội của đất nước từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang một hệ thông có năng suất và hiệu quả cao dựa trên những biện pháp công nghiệp, những công nghệ tiên tiên, chuyển một xã hội có nền sản xuất nhỏ và lạc hậu sang một xã hội hiện đại có nền sản xuất lớn.CNH-HĐH cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Muốn đạt được mục tiêu này phải phát triển công nghiệp, nhưng quan trọng hơn là phả đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế, phải sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.
1. CNH-HĐH là quá trình chuyển từ tình trạng công nghệ lạc hậu với năng suất lao động thấp lên công nghệ hiện đại với năng suất lao động cao
Trình độ công nghệ sản xuất ở nước ta lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực, phổ biến là công nghệ thấp thô sơ, năng suất lao động thấp. Nước ta không thể hoà nhập vào kinh tế thế giới đương đại mà không phát triển các công nghệ cao. Đó là nhữmg công nghệ tien tiến hiện đại dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệhiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ tin học, vật liệu mới, công nghệ gia công chính xác trong chế tạo máy tự động hoá, năng lượng mới để tạo ra năng suất lao đọng cao.
Việc chuyển từ tình trạng công nghệ lạc hậu sang công nghệ tiên tiến hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng, làm thay đổi bộ mặt của đát nước, đưa nước ta từ nền sản xuát nhỏ, lạc hậu lên nền sản xuất lớn, hiện đại.
Như vậy, nước ta phải quyết định đàu tư đổi mới công nghệ phát triển sản xuất. Quá trình CNH-HĐH chỉ có thể diễn ra một cách mạnh mẽ khi tạo ra được một thị trường chắc chắn ổn định.Nếu cứ dùng công nghệ cũ thì hàng hoá sản xuất ra sẽ không đạt chất lượng, không đáp ứng cho xã hội và vì thế hàng hoá trên thị trường sẽ vưa thừa vừa thiếu.Muốn trụ vững trên thị trường thì phải đầu tư lâu dàivào phát triển công nghệ cho cơ sở sản xuất. chính việc sử dụng công nghệ tiên tiến làm cho nước ta rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước có nền kinh tế phát triển, bởi chúng ta khai thác được lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh về công nghệ hiện đại của thế giới
Bên cạnh đó việc sử dụng công nghệ đã tạo điều kiện để khai tháccó hiệu quả hơn các nguồn nội lực (con người, tài nguyên, cơ sở vật chất, vốn, năng lực quản lý, thông tin...)nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh, đòng thời tạo thế và lực cho cạnh tranh hoà nhập vào thị trường thế giới. Hơn nữa công nghệ hiện đại với năng suất lao động cao, có tác dụng làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại tạo ra nhiều ngành công nghệp mới có giá trị tăng cao, tạo ra các điều kiện tương hợp trong giao lưu quốc tế, được sử dụng đẻ xây dựng các kết cấu hạ tầng quan trọng nhất, phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mặt khác, công nghệ cao có ý nghĩa quyết định đối với quá trình đổi mới công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế, có trách nhiệm trang bị kỹ thuật cho hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ cho an ninh quốc phòng. Các ngành công nghệ cao cũng còn được áp dụng đẻ thăm dò phát hiện các nguồn tài nguyên mới... Chậm trễ trong việc phát triển công nghệ hiện đại sẽ làm chậm quá trình CNH-HĐH đất nước.
2. Chuyển biến cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tập trung trong công nghiệp và những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với HĐH đất nước
Quá trình CNH-HĐH ở nước ta gắn liền với sự đổi mới về chất của LLSX và công nghệ sản xuất, đòng thời đó là quá trình dịch chuyển của nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trước hết, nói đén cơ cấu kinh tế à nói đến tập hợp các bộ phận(các ngành, các vùng các thành phần kinh tế) cấu thành nên tổng thể các ngành sản xuất kinh doanh và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành so với tổng thể so với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế quốc dân một cơ cấu được gọi là hợp lý khi nó đáp ứng được nhu cầu thị trường, khai thác đựơc tôi đa lợi thế so sánh, là cơ cấu tiên tiến, mang tính hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển và xu thế chung của thời đại Yêu cầu đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phải đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng đồng bộ và cân đối tạo điều kiện thúc đẩy các ngành mũi nhọn, giải phóng sức sản xuất xã hội, thu hút được nguồn vốn đầu tư bên ngoài để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Để đảm bảo thực hiện nhữmg yêu cầu trên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được thực hiện cả về cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu kinh tế hướng ngoại
Trong điều kiện kinh tế_ xã hội và mục tiêu của mỗi nước là khác nhau, do đó cơ cấu công nghiệp của các nước không giống nhau.Nhưng chuyểndịch cơ cấu công nghiệp có những xu thế chung mangtính chất phổ biến. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, xu thế chung đã và đang diễn ra ở các nước đang phát triển là tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, tốc độ tăng của dịch vụ nhanh hơn công nghiệp.Việt Nam tất yếu cũng nằm trong xu thế chung đó.Trong thời kỳ đàu Nhà nước ta sẽ đi theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Thời kỳ tiếp theo sẽ tăng tỉ trọng các ngành theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp.
Thực tế nhiều nước trên thế giói cũng xác nhận rằng không thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh từ nông nghiệp dù ở đó nền nông nghiệp phong phú và đa dạng.Giảm tỷ trọng nông lâm hải sản trong nông nghiệp xuóng nhanh sẽ dôi ra nhiều lao động để phát triẻn kinh tế nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến, thương mại xây dựng, dich vụ...Dể làm được điều đó phải dựa trên việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp, tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng đó sẽ làm cho thu nhập của người nông dân tăng nhanh.
Trong khi CNH-HĐH được coi là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu thì công nghiệp được coi làm cơ sở truyền tải khoa học công nghệ tạo nên sự chuyển biến của các ngành trong cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp là điều kiện cần cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó cần tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tăng mạnh năng lực các ngành cơ khí để có khả năng sản xuất máy móc hiện đại có chất lượng cao để từng bước đáp ứng nhu cầu cơ giới hoá của nền kinh tế quốc dân để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và hàng xuất khẩu đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh. bên cạnh phát triển các ngành công nghiệp then chốt, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở mọi trình độ, các ngành công nghiệp chế biến... chúng ta cần quan tâm phát triển các ngành xây dựng cơ bản từng bước hiện đại hoá để tạo ra cơ sở hạ tầng vững chắc làm tiền đề phát triển các ngành khác. Cùng với công nghiệp cần tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong tổng số GDP đến mức chiếm vị trí cơ bản, ưu tiên phát triển du lịch, hàng không, dịch vụ tài chính, ngân hang, thương mại, và các dịch vụ phục vụ yêu cầu phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế theo ngành đòng thời diễn ra sự dịch chuyển cơ cấu vùng lãnh thổ. Do không có điều kiện để triển khai đầu tư ngay cho tát cả các vùng, vì vậy trước mắt từ nay đến 2010 phát triển hai địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long và Hồ Chí Minh-Biên Hoà và Bà Rịa-Vũng Tàu. Mục đích là từ những khu kinh tế trọng điểm này tạo ra sức kéo cho các vùng kinh tế khác.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH được thưc hiện về cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, đồng thời cả về cơ cấu các thành phần kinh tế. Ngày nay các thành phần kinh tế nào hoạt động kinh doanh có hiệu quả tạo ra sự tăng trưởng nhanh, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thì Nhà nước ta khuyến khích phát triển kinh tế quốc doanh theo hướng tối ưu cả về kinh tế và xã hội thì phải đảm bảo cho tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh trong GDP lớn hơn kinh tế quốc doanh. Như vậy là đã có sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong Nhà nước ta bởi trước đây các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn nhỏ hơn các doanh nghiệp quốc doanh. Và bởi vậy, cơ cấu vốn đàu tư cũng phải có sự chuyển dịch theo.
Có thể nói thực chất của quá trình CNH-HĐH là nâng cao một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trình độ công nghiệp của nền sản xuất xã hội nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả tiềm lực phát triển của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển của kinh tế xã hội, chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu. Tuy nhiên để thực hiện thành công CNH-HĐH cần có con đường đúng đắn phù hợp với điều kiện của nước ta.
III. Con đường CNH-HĐH ỏ nước ta
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001_2010) là: Chiến lược đảy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đẻ đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Nói một cách khái quát đay là con đường CNH-HĐH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, dựa vào phát huy tối đa những tiềm năng và lợi thế của đát nước, gắn CNH-HĐH trong từng bước, gắn CNH-HDH với xây dựng nền kinh tế đọc lập tự chủ và chủ đọng hội nhập kinh tế quốc tế. Con đườngCNH như vậy sẽ rất khác với cách hiểu và cách làm CNH theo kiểu cổ điển, có nghĩa là phải vận dụng đến mức tối đa những đièu kiện mới của thế giới ngày nay, mà nổi bật là những bước tiến của cách mạng khoa học và công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đó cũng là quá trình vừa có những bước đi tuần tự, lại vừa có những bước tiến nhảy vọt, "đi tất", "dón đầu" trong phát triển LLSX, phát triển kinh tế và công nghệ.
Để thực hiện thành công CNH-HĐH Đảng và Nhà nước ta cần xác định những định hướng đúng đắn, từ đó thực hiện nhất quán, đồng bộ trong cả nước.
1. Đổi mới công nghệ, tận dụng lợi thế của người đi sau, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, coi trọng công nghệ tạo nhiều việc làm ít vốn, luôn coi khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Và cho tới đại hội Đảng IX tầm quan trọng đó lại được khẳng định lại một lần nữa.
Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ là nhu cầu bức thiết của nền sản xuất xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường. Tất cả các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và thu lợi nhuận tối đa nhất thiết phải tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về cả chất lượng và số lượng, về mẫu mã, kiểu dáng, đồng thời cố gắng hạ giá thành sản phẩm. Và thực tế đã chứng minh chỉ có công nghệ hiện đại mới đáp ứng được yêu cầu đó của thị trường. Do đó Đảng và Nhà nước cần có những chính sách đổi mới công nghệ sản xuất, phát triển khoa học đúng hướng.
Khoa học công nghệ cần hướng vào việc nâng cao NSLĐ, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị truờng, xây dựng năng lực công nghệ Quốc gia, ứng dụng một cách sáng tạo những công nghệ nhập khẩu, từng bước tạo ra công nghệ mới. Chúng ta cần đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao(tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá), tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng khoa học công nghệ với sản xuẩt, kinh doanh, quản lý, dịch vụ đồng thời cần có chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư vào nhgiên cứu đổi mới công nghệ. Nhà nước cần tăng đầu tư của ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học công nghệ; sắp xếp, đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, phối hợp chặt chẽ nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn;hoàn thành xây dựng những khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; đảy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học công nghệ;thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong quá trình CNH-HĐH phải đạt trong điều kiện của đát nước ta, từ đó phát triển khoa học công nghệ trên cơ sở khắc phục hạn chế, tận dụng ưu thế. Chúng ta cần ưu tiên các ngành công nghệ đòi hỏi ít vốn, sử dụng nhiều lao động, đồng thời kết hợp HĐH công nghệ truyền thống với phát triển công nghệ cao. Hệ thống công nghệ đa dạng đó vừa đảm bảo cho việc HĐH nền kinh tế vừa tận dụng cơ sở vật chất kinh tế hiện có và giải quyết được việc làm cho những ngươì đến độ tuổi lao động, sử dụng được mọi trình độ lao động.
Sự nghiệp CNH là sự nghiệp của toàn thể nhân dân lao động, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý sản xuất kinh doanh và công nhân lành nghề đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia chỉ đạt được với tốc độ cao khi chúng ta giải quyết tốt và thực hiện đồng bộ cả hai nhân tố của quá trình sản xuất, đó là TLSX hiện đại và con người hiện đại - chủ thể của quá trình đó.
Tiềm lực con nguời là yếu tố quan trọng nhất của CNH-HĐH. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa khẳng định lại yếu tố con nguời - "Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
Sự nghiệp CNH ở nước ta đòi hỏi phát triển một cách mạnh mẽ, liên tục đội ngũ tri thức, đội ngũ các nhà khoa học trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Xuất phát từ trình độ nguồn nhân lực của nước ta, Nhà nước cần "tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống truờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện" Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá" (Đại hội Đảng lần thứ IX). Chúng ta cần tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Song song với việc đào tạo con người ứng dung công nghệ hiên đại chúng ta phải có nhiêm vụ tạo ra công nghệ mới. Vì vậy, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cũng không thể tách rời khỏi quá trình CNH-HĐH. Mục đích cuối cùng cũng chỉ là phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH toàn diện, đủ sức tự mình vươn lên phát triển dần kinh tế tri thức.
Coi khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là yếu tố quyết định quá trình CNH-HĐH, từ đó tạo ra một hệ thống công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực có trình độ cao có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên để luôn có vị trí trên thị truờng, các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Điều đó đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt cuả công nghệ, nói cách khác cần thường xuyên thay đổi công nghệ, luôn luôn ứng dung những dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất. Như vậy, yêu cầu đặt ra là quá trình CNH-HĐH phải coi trọng xí nghiệp vửa và nhỏ, tranh thủ sử dụng quy mô lớn khi cần thiết.
2. Coi trọng xí nghiệp vừa và nhỏ, tranh thủ sử dụng loại hình quy mô lớn khi cần thiết.
Tính đến 1/6/1993 các doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ thiết bị lạc hậu chiếm 80% trong tổng số doanh nghiệp của Nhà nước đang hoạt động.Như vậy trong cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động thì số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số. Do đó để phát triển kinh tế Nhà nước ta phải coi trọng xí nghiệp vừa và nhỏ.
Việc ưu tiên các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ còn xuát phát từ thực trạng nền kinh tế của nưóc ta hiện nay. Vốn đầu tư cho các doanh nghiệp này không lớn, thu hồi vốn nhanh, linh hoạt nhạy bén với những biến động của thị trường, dễ thay đổi công nghệ, cho phép ứng dụng những tiến bộ khoa học của thế giới.
Tuy nhiên, cần phải kết hợp xây dựng các loại quy mô, tranh thủ sử dụng những công trình quy mô lớn khi cần thiết một cách hiệu quả. Các xí nghiệp lớn có ưu điểm là dám mạnh dạn bỏ vốn và huy động vốn phát triển công nghệ hiện đaị, quyết tâm tin tưởng đầu tư để làm ăn lâu dài. Hơn nữa, các doanh nghiệp quy mô lớn thường là các ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt của nền kinh tế quốc dân. Có thể nói phát triển các xí nghiệp lớn là bước tạo đà cho phát triển kinh tế đất nước.
Dù phát triển quy mô vừa và nhỏ hay quy mô lớn thì vấn đề đầu tiên và đặc biệt quan trọng là nguồng vốn. không có vốn thì không thể nói đến CNH-HĐH. Vốn có thể tạo ra từ nhiều cách, trong đó vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn đằu tư trực tiếp là vấn đề cần quan tẩm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thực hiện CNH-HĐH
3. Tranh thủ thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) theo hướng phát triển kinh tế
Sau khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (12/1987)nhiều dự án đầu tư nước ngoài được đưa vào thực hiện ở nước ta góp phần quan trọng vào việc bổ sung cho nguồn vốn trong nước, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển giao công nghệ kinh nghiệm quản lý cũng như tăng kim nghạch xuất khẩu và thu ngân sách hằng năm
Trong 5 năm (1996-2000) tổng số vốn FDI đưa vào thực hiện (không kể phần góp vốn trong nước) đạt khoảng 10 tỷ USD (theo giá 1995), gấp 1, 5 lần so với 5 năm trước.
Cơ cấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta; tỷ lệ vốn USD thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% năm 1995 lên 85%vào năm 2000.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu(chưa kể dầu khí)và đóng góp trên 12% GDP của cả nước.Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn laộng gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ có liên quan; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường, góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước.
Kinh nghiệm của nhiều nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thấy để thu hút vốn đầu tư nước nhoài cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Xét từ thực trạng nước ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Bảo đảm lợi nhận cao. Đây là động lực cơ bản, là mục đích chủ yếu của các nhà đầ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0151.doc