LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan số liệu trong chuyên đề này là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Nội dung chuyền đề: “Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội (trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội) với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính” được em viết trong quá trình thực tập tại Tổ Kiểm soát Phòng chống Buôn lậu Ma túy (thuộc Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội) dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và không sao chép lại từ bất kì luận văn
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội (trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội) với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay chuyên đề nào khác.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phòng chống buôn lậu là nhiệm vụ lớn, quan trọng đặt ra cho đất nước nói chung và ngành Hải quan nói riêng.
Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc mở rộng hợp tác, giao thương giữa các nước trở nên tất yếu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ khi bắt đầu thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế sau đại hội Đảng lần thứ IX, chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng phong phú, lưu lượng xuất nhập khẩu gia tăng gây áp lực khó khăn lên các ngành chức năng tại các cửa khẩu. Trong khi đó, các phần tử buôn lậu, gian lận thương mại lại luôn tìm mọi thủ đoạn để buôn bán gian lận, kiếm lợi bất hợp pháp khiến cho công tác quản lý Hải quan gặp trở ngại rất lớn.
Một trong số những trở ngại đó là làm sao quản lý tốt hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường bưu điện. Vì đã từ lâu, các đối tượng buôn lậu coi bưu điện là phương thức vận chuyển hàng trái phép an toàn nhất bởi dễ lợi dụng các chính sách miễn thuế với hàng phi mậu dịch; hay dấu những món hàng cấm nhỏ gọn nhưng giá trị cao, mặt khác lại hoàn toàn có thể chối tội khi bị phát hiện.
Được sự phân công của nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của các đồng chí cán bộ tại Tổ Kiểm soát phòng chống Ma túy thuộc Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội (trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội), với kiến thức đã học tại trường, em xin chọn đề tài “Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính” làm chuyên đề cuối khoá.
Mục đích của chuyên đề ngoài tổng kết tình hình hoạt động của Chi cục Hải quan Bưu điện còn nhằm tổng hợp những thủ đoạn tinh vi mà các đối tượng buôn lậu thường hay sử dụng trên tuyến Bưu điện. Từ đó, rút ra một số ý kiến đóng góp cho Chi cục nói riêng và cho lực lượng Hải quan Bưu điện nói chung để công tác ngăn chặn phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày một hoàn thiện hơn, góp phần giảm bớt những tác động tiêu cực của buôn lậu, gian lận thương mại đối với xã hội và đất nước.
Do thời gian thực tập ngắn, hiểu biết còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp cũng như sửa chữa của quý thầy cô.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
1. Sơ lược về cục Hải quan Hà Nội (Đơn vị quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội):
Cục Hải quan Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình. Hiện nay, Cục có trụ sở chính tại đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Về bộ máy lãnh đạo, Cục có 6 lãnh đạo, trong đó có 1 cục trưởng và 5 cục phó.
Về tổ chức, Cục hải quan thành phố Hà Nội có 11 phòng và tương đương: Phòng Tổ chức Cán bộ - Đào tạo; Phòng Tài vụ - Quản trị; Phòng Nghiệp vụ; Phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; Phòng Trị giá tính thuế ; Phòng Kiểm tra - Thanh Tra; Văn phòng; Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin; Đội kiểm soát hải quan; Đội kiểm soát phòng chống ma túy; Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
Ngoài ra Cục Hải quan Hà Nội còn có 12 đơn vị chi cục trực thuộc: Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Nội Bài ; Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội ; Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội ; Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công ; Chi cục Hải quan Gia Lâm ; Chi cục Hải quan ga Đường sắt quốc tế Yên Viên ; Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ; Chi cục Hải quan Hà Tây ; Chi cục Hải quan Việt Trì; Chi cục Hải quan Bắc Ninh ; Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc
Cục trưởng
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
Phó cục trưởng
Phó cục trưởng
Phó cục trưởng
Phó cục trưởng
Phó cục trưởng
.
Phòng Tham mưu thu thập, xử lý ttin
Văn phòng
Chi cục kiểm tra sau thông quan
Đội kiểm soát phòng chống ma túy
Đội kiểm soát hải quan
Phòng Kiểm tra - Thanh Tra
Trung tâm dữ liệu và CNTT
Phòng Trị giá tính thuế
Phòng Tổ chức Cán bộ - Đào tạo
Phòng Nghiệp vụ
Phòng Tài vụ - Quản trị
2.1.
2. Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội:
2.1 Quá trình hình thành của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội:
Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội tiền thân là Trạm Hải quan Bưu điện Hà Nội trực thuộc Sở Hải quan Hà Nội, được thành lập theo nghị định số 34 CT/KB/NĐ của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 2/4/1955. Là một bộ phận của Sở Hải quan Hà Nội, Trạm Hải quan Bưu điện Hà Nội nhận nhiệm vụ quản lý về Hải quan trên tuyến bưu chính trong khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Trải qua những năm tháng đấu tranh chống Mỹ cam go, Sở Hải quan Hà Nội nói chung và Trạm Hải quan Bưu điện Hà Nội nói riêng vẫn không ngừng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 2/6/1981, Bộ ngoại thương ra quyết định số 583/BT/TCCB chuyển tên Trạm Hải quan Bưu điện Hà Nội thành Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội trực thuộc cục Hải quan Hà Nội.
2.2 Địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội:
Do chức năng quản lý đặc thù của các Chi cục Hải quan Bưu điện nói chung là quản lý Hải quan đối với toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện và cả hàng chuyển phát nhanh nên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội tương đối rộng. Vị trí công tác nằm rải rác trong thành phố và tương đối xa nơi làm việc của lãnh đạo. Cụ thể:
- Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Liên tỉnh đóng tại Trung tâm Bưu chính Quốc tế số 5 Phạm Hùng ( trung tâm VPS 1-cũng là nơi làm việc của Lãnh đạo Chi cục).
- Đội thủ tục hàng hóa chuyển phát nhanh làm việc tại:Trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa chuyển phát nhanh EMS, UPS của Bưu điện ở số 10 Lê Thạch và tại hãng Fedex số 165 Yên Phụ.
2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội được quy định theo Quyết định số 94/HQHN-TCCB ngày 1/4/2002 của Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội như sau:
Về chức năng, nhiệm vụ:
1. Chi Cục Hải quan Bưu điện Hà Nội thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
2. Thực hiện những nhiệm vụ kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vu buôn lậu và gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép các loại hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam, tài liệu phản động, văn hóa phẩm đồi trụy, đồ cổ, ma túy qua tuyến bưu điện.
3. Thực hiện thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí Hải quan và các khoản thu khác theo đúng quy định của pháp luật, chống thất thu, nộp ngân sách đầy đủ kịp thời cho Nhà nước.
4. Thống kê báo cáo tình hình công tác hàng ngày, định kỳ hoặc đột xuất theo quy định. Đề xuất, kiến nghị kịp thời về biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cấp trên xem xét chỉ đạo.
5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Về quyền hạn, trách nhiệm:
1. Quyết định biện pháp kiểm tra, kiểm soát, giám sát, quản lý về Hải quan đối với các loại bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo đúng nguyên tắc và chế độ quản lý của Ngành, của Nhà nước về Hải quan.
2. Đề xuất, xử lý hành chính các vi phạm pháp luật về Hải quan, về thuế của các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Hải quan và các chế độ chính sách khác có liên quan đến các đối tượng làm thủ tục xuất nhập khẩu biết và thực hiện.
4. Bồi dưỡng, giáo dục và đề xuất thực hiện việc bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức trong đơn vị theo Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Cục Hải quan Hà Nội, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
5. Chủ động tổ chức các đợt tập huấn, nghiên cứu rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức trong đơn vị.
6. Bảo quản, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài sản, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ được giao đúng mục đích, đúng quy định.
7. Được sử dụng con dấu riêng để giải quyết công việc hành chính, nghiệp vụ của Chi cục Hải quan theo đúng quy định.
8. Phối kết hợp với các đơn vị để giải quyết các công việc có liên quan.
2.4 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội:
Về bộ máy lãnh đạo, Chi cục có 1 Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hà Nội về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Các chi cục phó chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về các nhiệm vụ được giao bởi Chi cục trưởng.
Về cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội hiện nay có 4 tổ , đội:
- Đội Tổng hợp
- Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Liên tỉnh
- Đội thủ tục hàng hóa XNK Chuyển phát nhanh
- Tổ kiểm soát phòng, chống ma túy.
Với tổng số biên chế là 57 người (gồm 50 cán bộ công chức và 07 hợp đồng lao động) trong đó nữ chiếm tỷ lệ 67% (38/57) .
Nhiệm vụ chính của từng tổ, đội như sau:
- Đội Tổng hợp có nhiệm vụ tiếp nhận công văn và phổ biến các văn bản, quyết định mới cho các tổ, đội khác trong cùng đơn vị; lên kế hoạch xây dựng các chương trình kế hoạch công tác cho Chi cục; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tại cơ quan; tổ chức tổng hợp số liệu, tình hình hoạt động của các đội kiểm soát hang hóa và báo cáo Cục Hải quan thành phố Hà Nội theo định kỳ công tác; Tổ chức thực hiện các quy định, quyết định về nhân sự, hội họp, giao ban, trực ban…
- Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Liên tỉnh có nhiệm vụ quản lý giám sát về Hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu đối với hàng hóa là bưu phẩm, bưu kiện thông thường.
- Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Chuyển phát nhanh có nhiệm vụ quản lý giám sát về Hải quan, làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức chuyển phát nhanh.
- Tổ kiểm soát phòng, chống Ma túy có nhiệm vụ phòng chống việc vận chuyển trái phép ma túy trong địa bàn quản lý của Chi cục. Ngoài ra, Tổ còn được Chi cục trưởng giao nhiệm vụ phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại,
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội.
Chi cục trưởng
Chi cục phó
Chi cục phó
Chi cục phó
Đội thủ tục hàng hóa XNK chuyển phát nhanh
Đội thủ tục hàng hóa XNK liên tỉnh
Đội tổng hợp
Tổ kiểm soát, phòng chống ma túy
2.5 Hoạt động của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội trong những năm gần đây:
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội đã đạt được những kết quả sau:
2.5.1 Về công tác giám sát quản lý:
Chi cục đã thường xuyên chủ động tổ chức phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp nắm bắt được Luật Hải quan, quy trình thủ tục hải quan, luôn bám sát các quy định của Nhà nước, của Bộ tài chính và hướng dẫn của ngành Hải quan, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong quá trình thực hiện Luật Hải quan, quy trình thủ tục hải quan, Chi cục đã kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập, báo cáo về cục cho ý kiến chỉ đạo và phương hướng giải quyết kịp thời.
Năm 2007, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội đã làm thủ tục cho 27.304 lượt tờ khai hàng hóa XNK với tổng trọng lượng hàng XNK là 3.350.334kg và tổng kim ngạch XNK đạt 84.459.996 USD.
Năm 2008 Chi cục Hải quan Bưu điện đã làm thủ tục cho 29.641 lượt tờ khai hàng hóa XNK với tổng trọng lượng hàng XNK là 1.693.173kg và tổng kim ngạch XNK đạt 124.491.731 USD.
Năm 2009 Chi cục đã làm thủ tục cho 26.806 lượt tờ khai hàng hóa XNK, với tổng trọng lượng hàng XNK là 2.120.447 kg và tổng kim ngạch XNK đạt 128.794.153 USD.
Số liệu cụ thể về kết quả công tác giám sát quản lý xuất, nhập khẩu qua 3 năm của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội như Bảng 1:
Bảng 1: Kết quả công tác giám sát quản lý xuất, nhập khẩu qua 3 năm 2007-2009 của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội
Số lượng tờ khai (bộ)
Trọng lượng (kg)
Trị giá (USD)
2007
2008
2009
2007
2008
2009
2007
2008
2009
Xuất khẩu
6,317
4,021
3.085
1,544,883
733,578
533.060
15,409,375
10,355,013
12.992.414
Nhập khẩu
21,077
25,620
26.806
1,805,451
959,595
1.587.386
70,050,621
114,136,718
115.801.739
Tổng
27,394
29,641
29.891
3,350,334
1,693,173
2.120.447
85,459,996
124,491,731
128.794.153
(Nguồn: Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội)
Số liệu chi tiết về kết quả công tác giám sát quản lý xuất, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội phân theo loại hình hàng hoá XNK trong 3 năm được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2: Kết quả công tác giám sát quản lý xuất, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội phân theo loại hình hàng hoá XNK
Số lượng tờ khai (bộ)
Trọng lượng (kg)
Trị giá (USD)
Loại hình
2007
2008
2009
2007
2008
2009
2007
2008
2009
Tổng I+II
27,394
29,641
29.891
3,350,334
1,693,173
2.120.447
85,459,996
124,491,731
128.794.153
I.Mậu dịch
9,934
7,613
10.016
908,520
416,342
242.096
68,616,205
103,247,802
95.072.851
Xuất khẩu
3,000
294
361
720,873
5,226
9.397
7,867,580
1,544,088
4.450.621
Nhập khẩu
6,934
7,319
9.655
187,647
411,116
232.099
60,748,625
101,703,714
90.622.230
II. Phi mậu dịch
17,460
22,028
19.874
2,441,814
1,276,831
1.878.350
16,843,791
21,243,929
33.721.302
Xuất khẩu
3,317
3,727
2,724
824,010
728,352
523.663
7,541,795
8,810,925
8.541.793
Nhập khẩu
14,143
18,301
17.150
1,617,804
548,479
1.354.687
9,301,996
12,433,004
25.179.509
(Nguồn: Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, số lượng hàng mậu dịch và phi mậu dịch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng lên dù mức tăng không đồng nhất và đôi khi giảm. Đây là xu thế tất yếu vì Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, giao thương buôn bán được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, trọng lượng hàng xuất nhập khẩu cả mậu dịch và phi mậu dịch giảm mạnh: Năm 2009 giảm 37% so với nắm 2007. Nhưng ngược lại, trị giá hàng hóa lại tăng lên: Năm 2009 tăng 150% so với năm 2007, phản ánh đặc thù hang hóa xuất nhập khẩu của ngành Bưu điện: Trọng lượng thấp nhưng giá trị cao.
Số lượng tờ khai xuất khẩu có xu hướng giảm qua từng năm. Đáng chú ý số lượng tờ khai loại hình xuất khẩu mậu dịch năm 2009 chỉ bằng 10% so với năm 2007; số lượng tờ khai loại hình xuất khẩu phi mậu dịch năm 2009 bằng 82% so với năm 2007 và bằng 73% so với năm 2008. Trong khi đó số lượng tờ khai nhập khẩu lại tăng mạnh, đặc biệt là hàng phi mậu dịch. Năm 2009 số lượng tờ khai nhập khẩu hang phi mậu dịch là 17.150 tăng 121% so với năm 2007 và gần gấp đôi số lượng tờ khai nhập khẩu hàng mậu dịch cùng năm 2009. Tuy nhiên về khối lượng hàng hóa, hàng nhập khẩu phi mậu dịch chỉ bằng 1/6 còn về giá trị bằng 1/3 so với hàng mậu dịch nhập khẩu cùng năm 2009. Điều này phản ánh thực tế hiện trạng nhập siêu trong hiện tại của Việt Nam. Mặt khác cho thấy hàng phi mậu dịch nhập khẩu lưu chuyển qua đường bưu điện rất lớn. Mặc dù khối lượng lưu chuyển chiếm rất ít khi so với hàng mậu dich nhập khẩu nhưng xét về giá trị lại chiếm một phần không nhỏ tổng giá trị nhập khẩu.
2.5.2 Về công tác quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu:
Năm 2007, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội được giao chỉ tiêu thu thuế, nhập khẩu là 46 tỉ đồng. Tính đến ngày 10/12/2008, Chi cục đã thu được 71,376 tỉ đồng, đạt 155% chỉ tiêu chính thức được giao.
Năm 2008, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội được giao chỉ tiêu thu thuế xuất, nhập khẩu là 68 tỉ đồng. Tính đến ngày 15/12/2008, Chi cục đã thu được 112,7 t ỷ đồng, đạt 166% chỉ tiêu chính thức được giao.
Năm 2009, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội được giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu là 85 tỉ đồng. Tính đến ngày 15/12/2009, Chi cục thu được 120,9 tỷ đồng, đạt 142% chỉ tiêu chính thức được giao.
Bảng 3: Tình hình thực hiện thu thuế xuất, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội
Năm
Kế hoạch
(Tỉ đồng)
Thực hiện
(Tỉ đồng)
Thực hiện/Kế hoạch
Năm 2007
46
71.4
155%
Năm 2008
68
112.7
166%
Năm 2009
85
120.9
142%
(Nguồn: Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội)
2.5.3 Về công tác kiểm tra phúc tập hồ sơ và chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát phòng chống ma túy và xử lý:
Quy trình kiểm tra phúc tập hồ sơ của Tổng cục Hải quan được thực hiện nghiêm túc: 100% số tờ khai Hải quan được kiểm tra, phúc tập.
Năm 2007 đã kiểm tra phúc tập được 9.934 bộ tờ khai XNK mậu dịch các loại hình và 17.460 bộ tờ khai XNK phi mậu dịch. Trong quá trình phúc tập đã phát hiện nhiều trường hợp áp sai mã và thuế suất nhập, đã tiến hành tính thuế và truy thu 31.755.000 đồng.
Năm 2008 đã kiểm tra phúc tập được 7613 bộ tờ khai XNK mậu dịch các loại hình và 22.028 bộ tờ khai XNK phi mậu dịch. Trong quá trình phúc tập đã phát hiện nhiều trường hợp áp sai mã và thuế suất nhập, đã tiến hành tính thuế và truy thu 2.93 tỉ đồng.
Tính đến hết ngày 15/10/2009 đã kiểm tra phúc tập được 28.397/29.891 bộ tờ khai các loại, đạt 95% tổng số hồ sơ phải phúc tập, ra 148 quyết định truy thu thuế với tổng số tiền là 474.304.000 đồng.
Trong 3 năm 2007-2009, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội đã lập biên bản và ra quyết định xử lý 85 trường hợp vi phạm hành chính về Hải quan với tổng số tiền phạt là 125.702.000 đồng. Thực hiện hoàn thuế cho 50 trường hợp, với số tiền là 408.729..000 đồng, bảo đảm đúng quy định của Luật quản lý thuế.
Đầu năm 2010, Chi cục đã phát hiện và đang trong quá trình xử lý 01 trường hợp nhập khẩu 420 g cần sa.
2.5.4 Công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa Hải quan :
Chi cục Hải quan Hải quan Bưu điện Hà Nội thực hiện nghiêm túc cơ chế hành chính một cửa. Tổ giải quyết vướng mắc, hướng dẫn thủ tục hoạt động có hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp những vấn đề thuộc thẩm quyền. Chi cục báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên giải quết kịp thời những phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiên chức năng quản lý Nhà nước về hải quan.
Chi cục đã ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học trong công tác quản lý Nhà nước về Hải quan. Toàn bộ tác nghiệp Hải quan được thực hiện trên máy tính.
Trên cơ sở kế hoạch hiện đại hóa của Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng Cục Hải quan phê duyệt. Chi cục đã xây dựng kế hoạch phát triển, hiện đại hóa của Hải quan Bưu điện đến hết năm 2010 đạt chất lượng sát với yêu cầu thực tiễn của đơn vị và yêu cầu đòi hỏi phát triển và hội nhập của ngành Hải quan.
2.5.5 Công tác quản lý điều hành và công tác tự kiểm tra:
Thực hiện triển khai phối hợp kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ công chức trong Chi cục; thực hiện bổ nhiệm lại cán bộ và thực hiện bình xét thi đua đúng quy chế, đúng trình tự, đối tượng.
Duy trì chế độ họp giao ban định kỳ hàng tháng trong nội bộ đơn vị; hàng quý với Cục Hải quan Hà Nội và cơ quan Bưu điện; hàng tháng tổ chức kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thông qua nghị quyết lãnh đạo của Chi bộ, tổ chức triển khai Nghị quyết của Đảng ủy cấp trên, đảm bảo mọi mặt công tác của đơn vị theo đúng kế hoạch và sát với thực tiễn.
Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ trong nội bộ Chi cục, đảm bảo các công chức đều có thể làm việc tốt ở bất kì vị trí nào trong dây truyền nghiệp vụ.
Duy trì chế độ tự kiểm tra, thanh tra công vụ. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra hàng ngày theo quy trình nghiệp vụ, qua công tác quản lý điều hành. Hàng quý, Chi cục thành lập các tổ công tác tự kiểm tra tại đơn vị, đi sâu kiểm tra theo từng chuyên đề, nội dung cụ thể. Công tác tự kiểm tra đã đạt hiệu quả tích cực. Qua công tác kiểm tra chất lượng công tác của cán bộ, công chức đã được nâng lên rõ rệt.
2.6 Vai trò của Hải quan trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu:
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế nên không thể tránh khỏi những hành vi làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội cũng như các quốc gia vì mục đích lợi nhuận. Trong mối quan hệ đa phương đó, sự xâm nhập của các yếu tố tiêu cực có tính chất quốc tế là không thể tránh được, và một khi có sự gian lận trong hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn xảy ra và phát triển. Vì vậy, các nước đều phải có luật pháp và các cơ quan chức năng ngăn ngừa, phòng chống các tệ nạn trong lĩnh vực thương mại.
Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan, được tiến hành bằng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện đúng theo chính sách pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đồng thời phải quản lý chặt chẽ, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Chức năng quản lý Nhà nước về hải quan thể hiện ở hai mặt: quản lý bằng chính sách pháp luật và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh qua biên giới trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan mà Việt Nam ký kết và công nhận.
Hải quan Việt Nam, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, kiểm soát, có nhiệm vụ tổ chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới; áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Do đó, việc tăng cường giao lưu để hợp tác, trao dổi là một đòi hỏi tất yếu để hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
2.7 Mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan Bưu điện với các đơn vị khác trên mặt trận chống buôn lậu:
Trước tình hình hoạt động buôn lậu ngày một tinh vi, phức tạp, hình thành những đường dây, những tổ chức lớn móc ngoặc với nhau đòi hỏi lực lượng Hải quan cũng phải mở rộng mối quan hệ công tác của mình mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ canh giữ “biên giới thương mại” cho đất nước.
Đối với Chi cục Hải quan Bưu điện, mối quan hệ công tác không chỉ được tăng cường trong nội bộ Ngành (tăng cường trao đổi giữa cấp trên với cấp dưới) mà còn mở rộng ra các cơ quan, Ban, Ngành khác có liên quan. Cụ thể như sau:
+ Chi cục Hải quan Bưu điện phối hợp với Đội Kiểm soát Ma túy thuộc cục Hải quan Hà Nội, Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan và Hải quan bưu điện các tỉnh để nắm tình hình buôn lậu qua đường bưu chính trong toàn quốc; phương thức thủ đoạn và dự báo tình hình có ảnh hưởng đến địa bàn quản lý thuộc thành phố Hà Nội và phối hợp điều tra, xác minh các vụ có liên quan đến địa bàn quản lý.
+ Chi cục Hải quan Bưu điện phối hợp với các lực lượng công an kinh tế, công an thành phố Hà Nội bao gồm PC15 PC 17…để nắm tình hình, tin tức liên quan đến hoạt động của đối tượng buôn lậu và phối hợp đấu tranh theo yêu cầu cụ thể của các vụ việc.
+ Chi cục Hải quan Bưu điện liên kết với quản lý thị trường phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường, chú trọng đến các mặt hàng tân dược giá trị cao, kịp thời phát hiện những nguy cơ, giấu hiệu buôn lậu và gian lận thương mại, từ đó truy tìm luồng hàng lậu xuất nhập và các phương thức thủ đoạn của bọn buôn lậu để có đối sách đấu tranh kịp thời.
+ Gián tiếp phối hợp với Cục thuế Hà Nội thông qua Cục Hải quan Hà Nội trong việc phát hiện các hành vi trốn lậu thuế và phối hợp truy thu thuế đối với các đối tượng vi phạm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BƯU CHÍNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
1. Khái quát về hành vi buôn lậu:
Căn cứ vào điều 153 Bộ luật hình sự có thể rút ra khái niệm buôn lậu: “Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa”.
Buôn lậu có thể được chia ra thành :
- Buôn lậu hàng hóa
- Buôn lậu vũ khí
- Buôn lậu người (chủ yếu là trẻ em và phụ nữ)
Các hình thức buôn lậu bao gồm:
- Tránh sự kiểm tra của cơ quan thanh tra tại biên giới bằng cách giấu hàng hóa trong các phương tiện cá nhân
- Hàng hóa được giấu trong chính cơ thể của người đi buôn hoặc giấu trong các hàng hóa khác nhằm che mắt cơ quan Hải quan tại biên giới
- Người đi buôn lậu có sự kết hợp với các quan chức Hải quan để đưa hàng hóa qua biên giới một cách hợp pháp.
Hàng nhập lậu thuộc phạm vi áp dụng của Điều 16 Nghị định số 175/2004/NĐ - CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 175) được xác định căn cứ vào quy định tại điểm 1 mục II Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT – BTM – BNV – BTC – TCHQ ngày 21/10/1997 của Bộ Thương mại – Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ (nay là Công an) và Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện việc chống buôn lậu theo Nghị quyết 85/CP- của Chính phủ và tổ chức phối hợp lực lượng chống buôn lậu, gồm 4 loại hàng hoá sau đây:
- Hàng cấm nhập khẩu theo quy định hiện hành
- Hàng nhập khẩu không qua cửa khẩu quy định, không khai báo hải quan.
- Hàng nhập khẩu bày bán tại các cửa hàng, ở trong kho, vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp hoặc sử dụng chứng từ hoá đơn không hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính.
- Những loại hàng nhập khẩu nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu mà không dán tem.
1.1. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại:
Gian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong luật hình sự, nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu và buôn lậu cũng bao gồm gian lận thương mại.
Hội nghị Quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại của tổ chức Hải Quan thế giới đã xếp buôn lậu vào trong các hình thức gian lận thương mại, nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại nguy hiểm, đặc biệt.
Công ước quốc tế Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải Quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới.
Trong bộ luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biến giới" còn trong công ước quốc tế xử lý 16 loại gian lận thương mại có "Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", "khai báo chủng loại hàng hoá". " khai tăng giảm giá trị hàng hoá ". Đây là những hành vi buôn bán gian lận trái pháp luật, mang tính chất giống như buôn lậu. "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là "gian lận thương mại ". Gian lận thương mại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu. Điều này là do ngày càng có nhiều hiện tượng mới, tiêu cực xảy ra trong xã hội. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại ".
So sánh khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan với khái niệm buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể thấy có những điểm khác nhau sau:
- Gian lận thương mại thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có phép tắc, công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế) và công khai, hợp pháp đưa hàng hóa qua cửa khẩu. nhưng lợi dụng những kẽ hở để khai báo gian dối như về mẫu mã,về số lượng, về chất lượng...nhằm đạt được kết quả cuối cùng là gian lận về mức thuế phải nộp. Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng của chủ hàng khi có sự tiếp tay của một số nhân viên Hải quan biến chất.
- Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trốn tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu...để che dấu hàng hóa, trốn tránh, chống lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt được lợi ích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch. Hành vi buôn lậu có khi chỉ có giá trị nhỏ, nhưng hầu hết phải do những tổ chức bất hợp pháp có đường dây bất hợp pháp qua biên giới, có khi xuyên quốc gia thực hiện.
Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hai khái niệm này chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước coi buôn lậu cũng là hành vi gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần thứ 5 về chống gian lận thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức gian lận thương mại nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm.
Ở Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi vi phạm pháp luật, không đồng nhất với gian lận thương mại.
Theo Bộ Luật hình sự 2000 quy định tại điều 153 và điều 154, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là phạm tội. Hai tội danh này tương ứng với hai khung hình phạt khác nhau. Tội buôn lậu (Điều 153) hình phạt thấp nhất là phạt tiền 10 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng, cao nhất là tử hình. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154) hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc vào tù 3 tháng, hình phạt cao nhất là phạt tù 10 năm.
Trong Bộ luật hình sự 2000, hành vi GLTM không được đề cập đến, như vậy có thể nói gian lận thương mại có sự tách biệt với tội danh buôn lậu. Xét về góc độ áp dụng luật pháp có thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" (Điều 154 Bộ luật hình sự). Điều này cho phép xác định ranh giới giữa buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới với hành vi gian lận thương mại.
Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ hàng giấu diếm hàng hóa hoặc không có giấy tờ hợp lệ khi xuất nhập khẩu hoặc khai báo gian dối khi qua biên giới, thì cũng có thể coi là vận chuyển trái phép hàng hoá để khởi tố theo Điều 153 Bộ luật hình sự hoặc xử phạt theo quy định tại điều 12, 13 Nghị định 138/2004/NĐ-CP về xử phạt hành vi trong lĩnh vực hải quan. Ở đây, một vấn đề nổi cộm là cùng một h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25778.doc