Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước

Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước Viện Công nghệ Sinh học thuộcTrung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị lọc khử Nitơ liên kết trong nước, góp phần bảo vệ sức khỏe và làm giảm các bệnh ung thư do nước bị nhiễm ni-tơ gây ra. Thiết bị này gồm bốn khoang: khoang nitrat hóa, khoang phản nitrat hóa và hai khoang xả cặn. Vỏ và các khoang của thiết bị được chế tạo bằn

pdf42 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thép inox. Bộ phận thu và xả cặn sử dụng trong thời gian từ một đến hai năm. Viện Công nghệ Sinh học có thể cung cấp những loại bình lọc như NIRFE 50, 100, 200 với lưu lượng nước được xử lý từ 15 lít/giờ đến70 lít/giờ. Thiết bị này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều địa phương. Hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, tình trạng nước ăn, uống bị nhiễm Nitơ liên kết rất cao. Theo điều tra mới đây của Bộ Xây dựng tại một số làng xã vùng nông thôn đồng bằng tập trung đông dân cư, các làng nghề, vùng ven đô, nước sinh hoạt bị nhiễm Nitơ liên kết rất cao, vượt quá chỉ tiêu cho phép từ hàng chục lần, điển hình là Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (Hà Nội), thậm chí có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép đến hàng trăm lần. Nguồn: Tin tức, N.D, 5/1/2003 Nhà máy xử lý rác thải hiện đại nhất Đông Nam Á Mới xử lý được 1/7 lượng rác thải của Hà Nội Theo con số thống kê hiện nay của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, thì lượng rác thải sinh hoạt trong một ngày của toàn thành phố Hà Nội thu gom được là 1.500 tấn. Xử lý hết số rác sinh hoạt hàng ngày này là một vấn đề đáng quan tâm của Thành phố. Giám đốc Xí nghiệp Chế biến Phế thải Đô thị, cho biết: “Dự án nâng cấp Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn” bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9/2002 với tổng số vốn đầu tư là 65 tỷ đồng. Nhà máy có công suất xử lý là 210 tấn rác/ngày, nhưng hiện nay đang trong giai đoạn bảo hành nên chỉ có thể cho chạy máy 1 ca với công suất 130 tấn rác thải/ngày. Với quy trình sản xuất nhanh gọn như rác được đưa đến xí nghiệp, qua dây chuyền chọn lọc và xử lý chọn rác hữu cơ, loại bỏ rác trơ, sau đó đưa vào bể ủ. Tại đây rác được ủ lên men và lên băng chuyền đổ vào máy nghiền rác, máy hút chân không. Cuối cùng là khâu cân và đóng bao, tất cả các thao tác này đều được thực hiện bằng máy. Dây chuyền này đã giúp xí nghiệp giảm bớt được nhân công và các chi phí khác phát sinh trong công đoạn tiêu hủy rác. Ưu điểm của dây chuyền -Bằng phương pháp công nghiệp ủ lên men không sinh ra nước và không gây mùi hôi, do đó nhà máy có thể được đặt gần thành phố, tiết kiệm được một phần chi phí vận chuyển hay mang đi chôn lấp, tiết kiệm được quỹ đất cho Thành phố, vì mỗi nhà máy chỉ có 4 ha đất để xử lý rác trong 15 năm với khối lượng rác là 50.000 tấn. Một ưu điểm nữa của dây chuyền là đảm bảo sự trong lành của môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến người dân sinh hoạt ở cạnh nhà máy. Tiếp đó là giảm bớt cường độ lao động, vì đây là dây chuyền sản xuất tự động hoá hoàn toàn. Nếu như trước đây chưa có dây chuyền này, khi sàng và phân loại rác có những lúc cao điểm ngoài lực lượng nhân công sẵn có trong nhà máy, chúng tôi đã phải thuê 100 nhân công nữa, nhưng đến nay phân xưởng đó chỉ có 2 công nhân đứng máy mà vẫn đảm bảo được dây chuyền sản xuất. Theo tôi thì đây là một dây chuyền xử lý rác thải hiện đại nhất Đông Nam á. Hiện nay việc chọn lựa rác đầu nguồn đang là một khó khăn và tốn rất nhiều thời gian, chi phí phí, bởi vì làm ra sản phẩm phân vi sinh phải là loại rác có 50% chất hữu cơ, những thành phần chất hữu cơ thường có và có cao nhất là ở rác chợ, mà khâu chọn lựa rác đầu nguồn của mình còn nhiều hạn chế. Thực tế, Xí nghiệp đã giám sát một bể rác có 216 tấn rác, mới lựa được 105 tấn rác hữu cơ, lượng rác trơ còn lại chúng tôi lại phải vận chuyển lên bãi rác Sóc Sơn để chôn lấp, chi phí để vận chuyển, chọn lựa rất tốn kém. Chúng tôi đang hạn chế đến mức tối đa khâu này để hạ giá thành sản phẩm xuống. Nguồn: Lao động, 9/1/2003 Lò sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời Dùng gỗ tươi đóng đồ, sản phẩm sẽ bị nứt, cong, vênh do co ngót. Nhưng thời gian chờ cho gỗ khô phải tính bằng tháng. Vào mùa vụ, các nhà sản xuất phải sấy gỗ; bằng than, bằng điện hay gas đều rất tốn kém. Dưới đây là ý tưởng sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời, thông qua hiệu ứng nhà kính, giúp giá thành sản phẩm giảm rất nhiều. Nguyên lý Dùng luồng khí lưu thông tự nhiên (hoặc cưỡng bức nếu cần thiết) đã hấp thụ sức nóng của ánh sáng mặt trời trên cơ sở hiệu ứng nhà kính để làm bốc hơi nước trong gỗ. Cấu tạo lò Buồng chứa gỗ: Tuỳ theo công suất mong muốn mà làm buồng to hay nhỏ, cao hay thấp. Có thể xây bằng gạch trát vữa ximăng hoặc dùng các container cũ cải tạo nên. Nếu được, nên sử dụng thêm các hình thức cách nhiệt cho buồng chứa gỗ. Mái lò được làm bằng kính để thu năng lượng mặt trời, dốc sang hai bên để thoát nước mưa và tạo ra hầm mái. Để tăng hiệu quả thu năng lượng, sàn hầm mái có thể trải các vật liệu màu đen. Gỗ được xếp dựng đứng trong buồng thành từng lớp. Các lớp gỗ được ngăn cách nhau bởi một hoặc hai nẹp gỗ dày 2cm. Các nẹp gỗ này còn có tác dụng ngăn khoảng không gian giữa hai lớp gỗ thành hai phần để bắt dòng không khí phải lưu thông qua toàn bộ khối gỗ. Để tránh dòng không khí đến miệng hút gió quá nhanh mà không đi qua hết khối gỗ, thì yêu cầu các thanh gỗ trong một lớp phải có cùng chiều dày và xếp sát liền nhau. Các nẹp gỗ được đỡ bằng các giá đỡ dọc theo thành lò. Sàn lò được làm bằng gỗ và có khoảng cách với nền để nước trong gỗ thoát ra có thể chảy xuống nền và thoát ra ngoài nhờ tạo độ dốc cho nền lò. Hệ thống dẫn khí gồm hộp phân phối khí nóng và hộp thu khí nguội được bố trí ở một bên và dọc theo thành lò. Hộp khí nóng thông với hầm mái và có thể phủ thêm bằng vật liệu cách nhiệt, có cửa liên hệ với hệ thống cấp nhiệt bằng than tổ ong khi cần thiết. Hộp khí nguội có các ống hút khí, lắp cầu hút và có cửa chờ để lắp quạt thông gió trong trường hợp không khí không lưu thông tự nhiên được. Hai hộp này liên hệ với buồng sấy bằng các lỗ trên tường lò. Vận hành Xếp gỗ trong lò: Một đầu các thanh gỗ được phủ kín bằng nilông. Mục đích là để không cho nước thoát ra ngoài theo mặt này để chống nứt gỗ. Đầu thanh gỗ có bịt nilông quay lên phía trên. Do năng lượng mặt trời không duy trì được liên tục trong suốt quá trình sấy hoặc sấy ban đêm, nên có thể dùng các biện pháp hỗ trợ như cấp nhiệt bằng bếp than tổ ong để làm tăng nhiệt cho lò, dùng quạt thông gió khi trời không có gió. Nguồn: Lao động, 19/1/2003 Xử lý bã khoai mì bằng công nghệ trong nước Những năm 1995-1997, một số đơn vị sản xuất tinh bột như Vedan - Việt Nam (Đồng Nai), các nhà máy sản xuất tinh bột Tây Ninh, An Giang, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Ninh Thuận,v.v... đi vào hoạt động. Các nhà máy sau khi đã lấy được tinh bột từ củ khoai mì sắn thì bỏ lại phần bã mì. Phần bã này không không những gây ô nhiễm môi trường mà còn gây lãng phí rất lớn, vì trong phần bã mì bị thải vẫn có đến từ 5-7% tinh bột. Năm 1997, nhà máy Vedan - Việt Nam đặt hàng Công ty Tư vấn và Đầu tư Kỹ thuật Cơ điện TP Hồ Chí Minh, thiết kế và chế tạo một dây chuyền thiết bị xử lý bã mì. Sau gần cả năm thiết kế, thử nghiệm, cuối cùng đã có dây chuyền chuyển giao được cho Nhà máy Vedan một hệ thống xử lý, nhưng chưa thật sự trọn vẹn. Bởi lẽ phần sấy khô bã mì thì coi như tạm ổn. Song phần ép tách nước bã khoai mì để sấy khô vẫn chưa giải quyết được. Sau hơn 5 năm, kỹ sư Thành thuộc Công ty tư vấn và Đầu tư Kỹ thuật Cơ điện TP.Hồ Chí Minh đã tìm ra được giải pháp để khắc phục nhược điểm này qua tham khảo hàng loạt các kiểu máy của Pháp, Đức; những công nghệ như máy ép kiểu vít xoắn đường kính tăng dần, ép kiểu chày cối, ép kiểu băng trống,v.v..đã xử lý bã mì một cách triệt để. Theo đó, bã mì sẽ không còn phải tốn thêm công đoạn phơi nắng trước khi sấy nữa, mà bã mì thải ra khi vừa thu hồi tinh bột xong sẽ được tiếp nhận ngay. Sau khi được tách nước sơ bộ, bã mì được chuyển đến máy ép. Tiếp đó bã mì sẽ được chuyển tiếp sang máy sấy thùng quay. Độ ẩm của bã mì lúc này được rút xuống còn khoảng 20-30% nước. Rồi tiếp tục được chuyển tới máy sấy khí động, sau khi qua máy sấy khí động, bã mì chỉ còn khoảng dưới 10% nước. Với độ ẩm này thì bã mì đã đủ tiêu chuẩn để đóng bao tồn trữ, đủ tiêu chuẩn để bán cho các nhà máy làm thức ăn gia súc. Thiết bị xử lý trọn gói bã khoai mì này đã hoạt động tốt ở Công ty Chế biến & Xuất Nhập khẩu Nông sản An Giang. Thiết bị này có năng suất 2.500 - 2.800 kg bã khoai mì/giờ, và xử lý khá tốt ngay khi bã khoai mì còn sũng nước. Hiện nay, chỉ mới có thiết bị do Việt Nam chế tạo này là "trị" bã khoai mì có độ ẩm cao như vậy. Có thể khẳng định rằng thiết bị xử lý này có chất lượng không kém thiết bị nhập ngoại, mà giá thành chỉ khoảng 1/3 máy ngoại. Nguồn: Người lao động, 11/2/2003 Nhiệt độ mặt đất giúp tính được mực nước ngầm Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phương pháp mới để đo tốc độ chuyển động của nước từ mặt đất tới gương nước bằng cách phân tích nhiệt độ của mặt đất. Hội Khoa học thổ nhưỡng Hoa Kỳ đã công bố công trình nghiên cứu này trên tạp chí Vadose Zone, mô tả phương pháp luận về việc sử dụng nhiệt độ mặt đất để phân tích lượng nước được nạp vào tầng nước ngầm ở một vị trí cụ thể. Công trình nghiên cứu mô tả các kết quả khoa học thu được ở các địa điểm hiện trường thuộc New Mexico và Nevada, là những nơi mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện được cách tính tốc độ nước chuyển động xuống gương nước ngầm bằng các phép đo nhiệt độ giữa bề mặt đất với gương nước tại các lỗ khoan thăm dò. Theo Jim Constantz thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, "nếu biết được tốc độ chuyển động của lượng nước nạp sẽ giúp xác định được lượng nước cho phép khai thác, tránh khai thác quá nhiều lượng nước ngầm do mưa và các dòng chảy nạp". Các nhà khoa học còn nghiên cứu các dữ liệu về nhiệt độ dưới sâu núi Yucca và đồng bằng French, Nevada, cũng như nghiên cứu các dữ liệu nhiệt độ tầng nước nông hơn trong lưu vực Rio Grande, New Mexico. Khi so sánh các phép đo chuyển động của nước dựa vào nhiệt độ giữa các địa điểm ở các vùng núi, thung lũng và các vùng trung gian, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được hàng loạt các giá trị tốc độ chuyển động của nước từ bề mặt tới gương nước ngầm. Các dòng chảy nằm sâu dưới vùng xa mạc, chuyển động đi xuống của nước có tốc độ tới vài fít/ngày, trong khi dưới sâu các lưu vực khô hạn, chuyển động của nước không quá hoặc dưới một phần inch/năm. Theo Constantz, trong tương lai, các phép đo thường xuyên nhiệt độ mặt đất sẽ giúp xác định được các tốc độ chuyển động tổng của nước xuống gương nước trên diện rộng, và như vậy cho phép bơm nước ngầm với lưu lượng không vượt quá tốc độ nạp lại nước ngầm. Từ đó có thể tạo ra tính bền vững trong việc sử dụng các nguồn nước ngầm cho các thế hệ tương lai ở vùng Tây Nam. Nguồn: American Society ofAgronomy, 2/2003 Ứng dụng công nghệ viễn thám (SAR) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) bảo vệ môi trường Những nhu cầu thực tế của Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa khô và một mùa mưa riêng biệt. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11. Những năm gần đây, khí hậu thường có sự thay đổi, lũ lụt gia tăng và thường xuyên gây thiên tai. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, thì môi trường cũng sẽ rất dễ bị hủy hoại bởi các hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý trong lồng ghép bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế là một nhu cầu thực tế của nước ta, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này vẫn còn gặp những khó khăn đáng kể. Theo kết quả ứng dụng ban đầu của các chuyên gia, trước hết chúng ta có thể sử dụng công nghệ này để theo dõi diện phân bố vùng lũ và xây dựng bản đồ lũ theo thời gian. Cho đến nay, việc khẩn cấp đưa ra một bản đồ vùng ngập lụt là cần thiết. Dạng bản đồ này là nguồn thông tin tốt để phân tích phục vụ việc quản lý lũ lụt nhằm đáp ứng yêu cầu của các nghiên cứu và ứng dụng khác nhau. Một trong những công cụ mạnh cho việc lập các bản đồ như vậy là hệ thống ảnh Radar. Dữ liệu ảnh Radar không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nên có khả năng thu ảnh bất cứ lúc nào mà chúng ta cần. Do đó, việc theo dõi theo thời gian lúc nào cũng được bảo đảm. Thời gian qua, tập đoàn quốc tế Radarsat, CIAS và Uỷ ban Giảm nhẹ Thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã kết hợp với nhau trong dự án về Geomatic nhằm tạo một hệ thống ứng dụng để thành lập bản đồ lũ, giảm nhẹ thiệt hại và dự báo lũ. Dữ liệu viễn thám chính được sử dụng là Radasat, ảnh hưởng của vệ tinh hoạt động với đầu chụp SAR. Một cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đã đồng thời được xây dựng nhằm bảo đảm hoạt động cho cả hệ thống. Lần đầu tiên hệ thống theo dõi lũ được thiết kế cho đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Đây là những ưu điểm của việc ứng dụng SAR trong việc phục vụ đánh giá nhanh diễn biến của lũ lụt. Với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý, các kết quả này có thể được tích hợp với nhau, giúp chúng ta nhanh chóng đánh giá được tác động của lũ tới sản xuất và đời sống dân sinh. Mặc dù việc ứng dụng công nghệ này trong lồng ghép bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế sẽ có hiệu quả rất cao, song đối với Việt Nam, việc áp dụng công nghệ cao vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số thách thức này là giá cả dữ liệu, chi phí đào tạo công nghệ và những vấn đề có liên quan đến tổ chức sử dụng công nghệ cao như viễn thám SAR ở Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy, việc ứng dụng công nghệ SAR có thể chuyển giao và sử dụng có hiệu quả ở Việt Nam cho các dự án thử nghiệm, trong khi đó việc chuyển giao công nghệ cho các hệ thống ứng dụng đòi hỏi thời gian và nỗ lực lớn hơn. Như vậy, những thách thức mà chúng ta đang đối mặt không còn là vấn đề kỹ thuật. Việc chuyển giao ứng dụng SAR ở các nước đang phát triển phải đối phó với hàng loạt vấn đề về tổ chức, nhận thức của các nhà lãnh đạo về giá trị đích thực của công nghệ viễn thám. Còn ở Việt Nam vấn đề kinh tế, chính sách giá cả của các nhà sản xuất hiện đang là rào cản lớn cho việc sử dụng hiệu quả dữ liệu SAR trong việc theo dõi lũ. Nguồn: Hà Nội mới, 26/2/2003 Đà Lạt ứng dụng GIS trong quản lý đô thị Theo kế hoạch, đến tháng 12/2004 thì toàn bộ hệ thống tích hợp thông tin địa lý phục vụ quản lý đô thị (GIS) của Đà Lạt sẽ được hoàn thành. GIS là hệ thống tích hợp thông tin địa lý nhằm phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó đặc biệt là mục đích quản lý đô thị. Trên thế giới, GIS không còn xa lạ với nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, công nghệ GIS cũng đã được khai thác ở một vài thành phố lớn như TPHCM, Biên Hoà (Đồng Nai),v.v... Song, với Lâm Đồng, đây là lần đầu tiên công nghệ GIS được triển khai tại thành phố Đà Lạt. Theo các nhà chuyên môn, việc ứng dụng GIS sẽ giảm được khoảng 40% chi phí xây dựng dữ liệu đơn lẻ cho từng cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, GIS chính là "ngân hàng" đáng tin cậy chứa đựng những thông tin cần thiết cho các nhà quản lý, các chủ đầu tư, những người lập dự án,v.v... tìm đến trước khi đưa ra một quyết định đạt tính chính xác cao nhất. Tại Đà Lạt, những thông tin, dữ liệu về nhà, đất, môi trường của từng hộ cá thể đến các đơn vị, cơ quan cũng như cả quy hoạch chung của thành phố từ trước đến nay chỉ được lưu trữ rời rạc trên các phương tiện hiện có như văn bản giấy tờ, máy vi tính và một số dạng lưu trữ khác. Do đó, nhà quản lý trước khi đưa ra một quyết định nào đó có liên quan đến vấn đề nhà đất, môi trường,v.v... thì cần rất nhiều thời gian và đặc biệt là cần rất nhiều về các dạng tài liệu liên quan. Bởi vậy, với quyết tâm cải cách thủ tục hành chính theo chiều sâu, UBND TP. Đà Lạt được sự trợ giúp của Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã lên đề cương thiết lập hệ thống tích hợp thông tin phục vụ quản lý đô thị (GIS) và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt và chính thức cho triển khai thực hiện. Theo Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện dự án GIS Đà Lạt, thì dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ đầu năm nay đến tháng 6/2003 với nhiệm vụ phải hoàn thành việc xác định hiện trạng Đà Lạt; đưa ra các cấu trúc dữ liệu tương ứng với các chuyên đề (như các chuyên đề về nhà, đất, mạng lưới giao thông, quy hoạch,v.v...); xây dựng không gian 3 chiều của thành phố, thiết kế quy trình cập nhật dữ liệu trên GIS, tạo phần mềm cung cấp cho các đối tượng về các lĩnh vực (như quản lý nhà đất, quản lý giao thông,v.v...) và cập nhật mọi diễn biến khác. Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 7/2003 đến tháng 7.2004: Hoàn thiện khả năng liên thông GIS giữa các phòng ban chức năng (Phòng Nhà đất - Địa chính, Phòng Xây dựng - Giao thông.v.v...) với Văn phòng UBND TP. Đà Lạt. Ttrong giai đoạn cuối, từ tháng 8/2004 – 12/2004, toàn bộ hệ thống tích hợp thông tin địa lý phục vụ quản lý đô thị của TP. Đà Lạt phải được hoàn thành để trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho sự phát triển đô thị trong tương lai. Đầu tháng 1.2003, đề cương này được Hội đồng Khoa học tỉnh thẩm định với đánh giá khá cao và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt cho triển khai thực hiện từ giữa tháng 1/2003 đến hết năm 2004 với tổng kinh phí 650 triệu đồng. Nguồn: Lao Động, số 44, 13/2/2003 Xử lý nước thải các làng nghề bằng lau sậy Lau sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Hệ sinh vật xung quanh rễ của chúng vô cùng phong phú, có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thụ kim loại nặng trong nhiều loại nước thải khác nhau, như các loại nước thải làng nghề. Phương pháp dùng lau sậy để xử lý nước thải do Giáo sư Kathe Seidel người Đức đưa ra từ những năm 60 của thế kỷ 20. Khi nghiên cứu khả năng phân hủy các chất hữu cơ của cây cối, ông nhận thấy điểm mạnh của phương pháp này chính là tác dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật tập trung quanh rễ. Trong đó, loại cây có nhiều ưu điểm nhất là lau sậy. Không như các cây khác tiếp nhận ôxy không khí qua khe hở trong đất và rễ, lau sậy có một cơ cấu chuyển ôxy ở bên trong từ trên ngọn cho tới tận rễ. Quá trình này cũng diễn ra trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây. Như vậy, rễ và toàn bộ cây lau sậy có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Ôxy được rễ thải vào khu vực xung quanh và được vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân hủy hoá học. Ước tính, số lượng vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này có thể nhiều như số vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật, đồng thời phong phú hơn về chủng loại từ 10 đến 100 lần. Chính vì vậy, các cánh đồng lau sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt (với các thông số như amoni, nitrat, phosphát, BOD5, COD, colifom) đạt tỷ lệ phân hủy 92- 95%. Còn đối với nước thải công nghiệp có chứa kim loại thì hiệu quả xử lý COD, BOD5, crom, đồng, nhôm, sắt, chì, kẽm đạt 90-100%. Theo Vụ Khoa học- Công nghệ, Bộ Xây dựng, nước ta hiện có khoảng 1.450 làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, với các nghề như chế biến sản phẩm nông nghiệp (làm bún, miến, nấu rượu, chế biến thịt gia súc, gia cầm); sản xuất, tái chế giấy, sắt, nhựa, hoá chất; sản xuất đồ gốm, mộc, kim khí,v.v Tại nhiều làng nghề, nước thải đang là nguy cơ lớn gây ô nhiễm nước mặt, làm phát sinh nhiều mầm bệnh nguy hiểm Nước thải không được xử lý mà xả thẳng ra sông, hồ, kênh, mương hay đất bỏ hoang của làng. Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích nghi cho sự phát triển của các loại lau sậy. Mặt khác ở các làng, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang cũng còn khá lớn. Do vậy, việc áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng lau sậy sẽ rất hiệu quả. Lợi dụng các vùng đất bỏ hoang chia làm nhiều ô, diện tích mỗi ô khoảng 0,4 ha và có cấu tạo gồm: trên cùng là lau sậy được trồng với mật độ 20 cây/m2 trên lớp đất và phân. Lớp tiếp theo là cát 0,1 mét, rồi đến lớp sỏi cỡ lớn dày 0,55 m và sỏi nhỏ 0,25 m. ở độ sâu 0,7 m, cứ cách 10 m đặt các ống thoát nước đường kính 100 mm. Tải trọng lọc trên cánh đồng lau sậy đạt 750 m3/ha/ngày. Quy trình hoạt động: nước thải tập trung từ bồn chứa được bơm vào bãi thấm qua “bộ lọc” là tấm thảm rễ lau sậy, sau đó tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc, rồi chảy xuống các ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Độ pH và các chỉ số sinh hóa ổn định cho phép vi sinh vật hoạt động bình thường, riêng chất rắn lơ lửng đạt loại A (50mg/l). Nguồn: Khoa học và Đời sống, 3/3/2003 Thức ăn có cá cắt giảm lượng metan từ chăn nuôi Theo công trình nghiên cứu mới đây, bổ sung một chút dầu cá vào thức ăn gia súc có thể giúp nông dân hạn chế các khí nhà kính phát thải từ các trại chăn nuôi. Thay đổi thành phần thức ăn gia súc từ chế độ ăn bình thường sang chế độ ăn có bổ sung chất cá sẽ cắt giảm 1/2 lượng phát thải metan. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, phát thải metan từ các trại chăn nuôi gia súc chiếm khoảng 22% tổng lượng phát thải metan khí nhà kính trên toàn cầu. Về khối lượng, metan giữ nhiệt nhiều hơn các CO2 gần 20 lần, góp phần chủ yếu gây nóng lên toàn cầu. Veerle Fievez và các nhà nghiên cứu thuộc đại học Ghent, Bỉ đã đo hiệu quả tiềm tàng của việc bổ sung dầu cá vào thức ăn gia súc bằng cách trộn dầu cá với chất lưu lấy từ phần trước dạ dày ngựa. Thông thường, khuẩn trong chất lưu sẽ phân huỷ thức ăn, rồi giải phóng metan. Tuy nhiên, Fiewez phát hiện, nếu bổ sung khoảng 4% dầu cá đã cắt giảm 80% lượng metan do vi khuẩn tạo ra. Khi cho cừu ăn dầu cá, thì hiệu quả không nhiều, song lượng metan mà gia súc thải ra vẫn ở mức từ 25 đến 40%. Theo Fiever, thì dầu cá có khả năng rất lớn làm giảm phát thải metan từ chăn nuôi gia súc. Điều quan trọng là nhóm nghiên cứu đã phát hiện việc bổ sung dầu cá không gây rối loạn quá trình tiêu hóa bình thường. Đây là vấn đề thường gặp phải trước đây khi cho gia súc ăn thức ăn có dầu để kiềm chế quá trình phát sinh metan. Fiever và nhóm nghiên cứu cho rằng dầu cá còn có thể tạo ra nhiều lợi ích khác. Khi kiểm tra bề mặt dạ dày của cừu nuôi theo chế độ ăn mới, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy axít béo -omega 3 và mỡ chưa bão hoà, giàu hơn mức bình thường, có thể giúp giảm cholesterol. Nhóm nghiên cứu còn hy vọng, thịt và sản phẩm khác của các động vật được nuôi bằng thức ăn có dầu cá, sẽ có các tỷ lệ mỡ “ tốt” cao hơn và bổ hơn. Do một số đàn cá đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, theo Fievez, có thể chiết xuất dầu chủ yếu từ tảo hoặc từ các động vật giáp xác có nhiều dầu hơn cả cá, gọi là bộ chân kiếm. Một vấn đề nhóm nghiên cứu quan tâm đến là các sản phẩm thịt và sữa có thể có mùi tanh của cá, vì vậy họ đã có kế hoạch nghiên cứu mức axít béo trong thịt và sữa. Nguồn: New Scientist, 13 Mar. 03 Công nghệ sạch sản xuất axit sunphuric Nhà máy Supe Lâm Thao đã cải tiến một công nghệ cũ của Liên Xô thành dây chuyền sản xuất axit sunphuric (H2SO4) mới bằng việc thay đổi tỷ lệ nguyên liệu, kết hợp với cải tiến các công nghệ đốt lò, tận dụng được nguyên liệu pyrit trong nước và giảm triệt để chất thải gây ô nhiễm như khói, bụi, SO2 và axít. Công trình này đã đoạt giải nhất trong lĩnh vực Công nghệ bảo vệ môi trường, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2002. Từ năm 1985, nhà máy đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất axit sunfuric số 2 theo thiết kế của Liên Xô trước đây. Dây chuyền này sử dụng loại lò phi tiêu chuẩn KC-150, đốt nguyên liệu là pyrit nguyên khai của Liên Xô hoặc Trung Quốc. Nhưng do không có loại nguyên liệu trên, nhà máy đã phải chuyển sang dùng quặng pyrit của công ty Giáp Lai, Việt Nam. Với loại nguyên liệu mới, dây chuyền không vận hành được vì không phù hợp thiết kế và lượng xỉ thải quá nhiều gây ô nhiễm môi trường khu vực. Những năm sau đó, nhà máy đã hai lần thử chuyển đổi nguyên liệu mới, là quặng pyrit nhập từ Anbani, rồi đến lưu huỳnh hoá lỏng nhập khẩu. Mỗi lần thay thế, tuy dây chuyền đã tăng được sản lượng, nhưng vẫn chỉ bằng hoặc hơn nửa công suất thiết kế. Điều đáng nói là tổn thất axit và khí SO2 quá lớn, quy ra axit sunfuric nguyên chất là 12-14 tấn/ngày đêm. Lượng chất thải khổng lồ này đã gây ô nhiễm nặng khu dân cư xung quanh và ăn mòn chính các thiết bị trong nhà máy, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Ước tính, nếu chỉ dùng vôi để trung hoà toàn bộ số axit này thì phải cần tới 3.500 tấn mỗi năm, tương đương với 1,3 tỷ đồng. Sản xuất luôn gián đoạn vì phải dừng xưởng để xử lý sự cố. Một thực tế khác là nhà máy phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, mà không sử dụng được nguồn pyrit trong nước. Trước tình hình này, các kỹ sư của công ty đã đề xuất phương án- phối trộn lưu huỳnh hoá lỏng nhập khẩu với pyrit của công ty Giáp Lai trong nước. Đây là một giải pháp công nghệ chưa từng có (trên thế giới hiện thịnh hành hai loại công nghệ sản xuất axít sunfuric: hoặc chỉ đốt pyrit hoặc chỉ đốt lưu huỳnh trong lò tiêu chuẩn), trong khi dây chuyền sản xuất số 2 của nhà máy sử dụng lò phi tiêu chuẩn và nguyên liệu hỗn hợp. Để thực hiện giải pháp này, nhóm đã nghiên cứu, tổ chức lắp đặt hệ thống thiết bị trộn pyrit với lưu huỳnh theo những tỷ lệ khác nhau, nhằm tìm ra tỷ lệ ưu việt nhất; tính toán các thông số kỹ thuật như lưu lượng khí thổi vào lò, chiều cao lớp sôi hợp lý, nhiệt độ lớp sôi, nồng độ khí SO2 ra khỏi lò, thay thế xúc tác,v.v Nhờ thay thế nguyên liệu và thực hiện cải tiến đồng bộ, từ năm 1995, dây chuyền số 2 đã đạt sản lượng trên 360 tấn axit sunfuric/ngày, vượt công suất thiết kế 6%. Lượng SO2 và bụi xỉ bay ra giảm xuống tới dưới mức tiêu chuẩn và xỉ thải giảm từ 280 tấn xuống còn 80 tấn/ngày. Nhiệt độ xỉ giảm từ 1500C xuống còn 600C, đồng thời nhà máy cũng thu hồi được toàn bộ lượng axit phải thải bỏ trước đây. Cũng do sản xuất ổn định nên hầu như không cần khởi động lại dây chuyền, vì vậy giảm cường độ làm việc và cải thiện môi trường cho người lao động. Qua 7 năm ứng d ụng, từ năm 1995 đến nay, giải pháp đã làm lợi trực tiếp trên 74 tỷ đồng, ngoài ra còn làm tăng đáng kể sản lượng và doanh thu nói chung của toàn công ty. Giải pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất axit sunfuric có dây chuyền công nghệ tương tự với dây chuyền của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Ngoài ra, cũng có thể tận dụng nguồn pyrit nghèo hơn quặng pyrit Giáp Lai. Nguồn: VnExpress, 18/3/2003 Đảm bảo môi sinh và chức năng của hồ điều hoà Công ty Công viên Thống Nhất đã tiến hành làm dự án xây dựng và cải tạo công viên Lênin, đầu tiên tập trung vào hạng mục tách nước thải sinh hoạt khỏi hồ Bảy Mẫu để đảm bảo môi sinh cũng như chức năng của một hồ điều hoà. Nước hồ bị ô nhiễm nặng Hồ Bảy Mẫu nằm trong công viên Lênin, có diện tích 21 ha, là một trong 26 hồ điều hoà nước mưa và nước thải của thành phố Hà Nội. Từ nhiều năm nay, hồ Bảy Mẫu là nơi vui chơi của nhân dân thủ đô, cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực. Tuy nhiên, do 3 mặt công viên đều tiếp giáp với các khu đông dân cư thuộc hai quận (Đống Đa, Hai Bà Trưng) gồm 6 phường (Bách Khoa, Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Kim Liên, Phương Liên, Trung Phụng) nên một số tuyến nước thải sinh hoạt đã được đổ thẳng ra hồ mà không qua xử lý. Đó là các tuyến nước thải từ khu vực Nhà Dầu Khâm Thiên, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Du, Vân Hồ, đường Lê Duẩn. Trong đó có hai cửa nước thải lớn gây ô nhiễm nhiều nhất là cống Trần Bình Trọng và cống Lê Duẩn qua eo Quán Gió ở phía Bắc. Lưu vực thoát nước vào hồ tương đối lớn, trong lưu vực lại có nhiều điểm xả nước thải lớn như khu vực ga Hà Nội, khách sạn Nikko, các trạm sửa chữa và rửa xe ô tô. Các cửa xả khác như cống Nguyễn Đình Chiểu, cống Vân Hồ do được xây dựng sau, có ngưỡng tràn nên mức độ ô nhiễm ít hơn. Tổng lượng nước thải xả vào hồ Bảy Mẫu về mùa khô dao động từ 8.500 – 10.000 m3/ngày. Về mùa mưa, nước thải được pha trộn với nước mưa đầu mùa (còn gọi là nước mưa rửa cống) chảy vào hồ, mặc dù trên đường Lê Duẩn đã có tuyến cống thoát nước mưa nhưng tuyến này vẫn chưa được nối với cống ở đường Đại Cổ Việt, nên nước thải và nước mưa khu vực vẫn đổ vào hồ. Bùn cặn trong nước thải, nước mưa chảy tràn lắng đọng vào đầu hồ làm giảm dung tích chứa của hồ, tăng lượng chất hữu cơ và các chất ô nhiễm khác trong hồ. Đó là một trong những nguyên nhân làm giảm độ sâu của hồ. Sau đợt nạo vét hồ năm 1992, chiều sâu trung bình của hồ là 3,0 m, đến nay độ sâu trung bình của hồ chỉ còn 2,5 m, ở vùng đầu hồ từ 0,5-1,0 m. Qua khảo sát, phân tích nước hồ Bảy Mẫu, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp đã khẳng định: các chỉ tiêu COD, BOD đều có giá trị lớn hơn các quy định cho phép. Tại vùng đầu hồ, hàm lượng dầu lớn, cản trở quá trình quang hợp và hoà tan oxy. Hàm lượng nitơ amoni (NH4) trong nước hồ lớn, hồ bị phú dưỡng nên màu nước xanh thẫm. Bùn cặn tích tụ nhiều, hàm lượng sunphua (S2) lớn, ở phía cuối hồ hàm lượng chì và cadmi tăng. So sánh kết quả phân tích với TCVN 6774: 2000 về chất lượng nước ngọt, bảo vệ đời sống thủy sinh và chất lượng nước mặt loại B theo TCVN 5942-1995 cho thấy: Nước hồ Bảy Mẫu đang bị ô nhiễm nặng, trong nước có hàm lượng hydro sunphua (H2S) cao, lượng oxy trong nước rất ít nên đã nhiều lần xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến môi sinh của hồ. Tách nước thải bằng hệ thống cống mới: Mục tiêu khi xây dựng dự án của Công ty Công viên Thống Nhất là sẽ tách nước mưa đợt đầu bằng hệ thống cống quanh công viên. Đây là hệ thống cống được xây dựng mới hoàn toàn, sẽ tập trung dồn nước thải vào những hố ga lớn, đi dọc theo đường Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu và đổ vào cống thải của hệ thống thoát nước thành phố. Tại một số cửa xả sẽ được đặt một số ngưỡng tràn để nước mưa sạch vẫn có thể tràn vào hồ, còn chất thải lắng xuống và chảy vào hệ thống cống thoát nước với mục đích đảm bảo hồ Bảy Mẫu luôn là hồ điều hoà nước mưa của thành phố mà vẫn không gây ô nhiễm. Song, một khó khăn là vào mùa khô, lượng nước bốc hơi bề mặt của hồ rất lớn, trong khi đó lại không có nước bổ sung cho hồ. Để khắc phục tình trạng này, hai cửa xả nước phía Nam là cống Bách Khoa và Nam Khang sẽ đư...uống an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Hỗn hợp PUR đã khử được 95% DDT, ít nhất 98% chì, và hơn 99% crom trong các mẫu nước. Luby cùng cộng sự đã thông báo trên Báo Nước và Sức khoẻ rằng, trong thí nghiệm ở Guatemalan, hỗn hợp PUR đã giúp xử lý làm giảm bệnh ỉa chảy. Trong công trình nghiên cứu không xuất bản, nhóm của Luby đã đo được sự giảm sút 40% bệnh ỉa chảy trong các hộ gia đình được thí nghiệm trong thời kỳ 4 tháng. Nguồn: Science News, 28/6/2003 Công nghệ xử lý nước mặn, nước tạp chất thành nước tinh khiết Viện Khoa học vật liệu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã hoàn chỉnh công nghệ hệ thống xử lý nước mặn, nước lợ, nước chứa nhiều tạp chất thành nước ngọt tinh khiết với giá thành bằng 1/4 giá thành thiết bị nhập ngoại cùng loại. Được tạo ra dựa trên nguyên lý màng lọc, ưu điểm nổi bật của thiết bị lọc nước mới này là có thể làm việc liên tục, không có các chất thải, không cần xử lý nước đầu vào, vận hành và bảo dưỡng rất đơn giản. Thiết bị không chỉ xử lý được nước mặn, nước lợ thành nước ngọt mà nó còn xử lý được 95% các tạp chất và các độc tố hoà tan trong nước như Asen, Nitrat. Qua kiểm tra, nước qua hệ thống lọc có nồng độ muối giảm hơn 6 lần so với nguồn nước cấp ban đầu, hầu hết các tạp chất có lẫn trong nước như Amonia, Nitrat, Silic, và Cacbonic được loại bỏ. Các chất điện ly như Ag+, Ni++ và một số loại khoáng chất khác đều được thu hồi và tái sử dụng. Các hệ thống thiết bị lọc nước đầu tiên có công suất từ 400-500 lít/giờ đã được lắp đặt tại các trung tâm y tế của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá; huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; và huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Viện Khoa học vật liệu đang chế tạo hệ thống lọc nước nhỏ dùng trong gia đình, có công suất khoảng 20 lít/giờ nhằm phục vụ cho các địa phương chưa có điều kiện xây dựng các trạm xử lý nước công suất lớn, đặc biệt là cho các vùng ven biển. Nguồn: TTXVN, 19/8/2003 Xử lý lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng bằng vi sinh vật Các nhà khoa học thuộc Bộ môn Vi sinh vật (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu phân lập và tuyển chọn được một số chủng vi sinh vật (VSV) mới có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trong đất trồng. Phương pháp này vừa đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả cao và đặc biệt không gây ô nhiễm trở lại đối với môi trường. TS. Phạm Văn Toản, Trưởng bộ môn cho biết: từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV đối với môi trường. Đồng thời, cũng tiến hành nghiên cứu tìm ra các giải pháp xử lý lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất sau mỗi vụ trồng với mong muốn hạn chế được những ảnh hưởng xấu của nó. Cho đến nay, nhiều phương pháp lý, hóa học để xử lý lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất đã và đang được tiến hành tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, các biện pháp đó thường đòi hỏi chi phí đầu tư cao, vận hành phức tạp, mặt khác thường gây ô nhiễm thứ cấp đối với không khí và nguồn nước ngầm. Cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, xu hướng xử lý lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng bằng phương pháp sinh học đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Với mong muốn tìm ra một biện pháp xử lý sinh học, từ năm 2001, các nhà khoa học thuộc Bộ môn VSV đã tiến hành nghiên cứu đề tài phân lập và tuyển chọn một số chủng VSV có khả năng phân hủy lượng tồn dư thuốc BVTV. Theo các nhà khoa học, lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất chủ yếu thuộc hai nhóm: nhóm Carbamat và nhóm lân hữu cơ BSM (nguồn gốc phốt phát hữu cơ). Nguồn VSV phục vụ quá trình nghiên cứu được thu thập từ các mẫu đất ở các vùng chuyên canh thuộc ngoại thành Hà Nội và Hà Tây, những nơi sử dụng rất nhiều thuốc BVTV trong mỗi vụ rau. Sau đó, bằng phương pháp làm giàu đã phân lập, làm thuần được 10 chủng VSV có khả năng sử dụng lượng tồn dư thuốc BVTV thuộc nhóm Carbamat (C 1 đến C 10) và 9 chủng VSV có khả năng sử dụng nhóm lân hữu cơ BSM (P1 đến P9) như nguồn dinh dưỡng chính. Song song với việc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng VSV này trên môi trường dịch thể, các nhà khoa học còn tiến hành đánh giá khả năng tồn tại của chúng trên nền đất thanh trùng có bổ sung các loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, các chủng C4, P5 và P8 có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, kể cả khi bổ sung thêm hóa chất BVTV. Quá trình thực nghiệm cho thấy, hai chủng P5 và P8 có khả năng phân hủy tốt hoá chất BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ với nồng độ 250 mg/kg đất. Chủng P5 làm giảm lượng thuốc BVTV thương phẩm Suprathion (Methidathion) trong đất ở điều kiện tự nhiên tới 97,34% so với đối chứng (không nhiễm) là 91,02% sau 7 ngày sử dụng; chủng P8 tương ứng là 97,06%- 87,12%. Đối với thuốc Dimethoate, chủng P5 tương ứng là 92,32%- 78,92%. Khi sử dụng chủng C4, sau 15 ngày, lượng hóa chất BVTV Fenobucarb (nhóm Carbamat) với nồng độ 50 mg/kg đất đã giảm 59,46%; đối chứng (không nhiễm) chỉ giảm 35,28%. Trên thực tế, quá trình phân hủy tự nhiên các hóa chất BVTV cũng xảy ra trong đất, nhưng rất chậm. Vì vậy, khi sử dụng các chủng VSV này thì quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh hơn. Có thể nói đây là biện pháp cải tạo đất trồng tốt nhất hiện nay ở nước ta vì áp dụng quy trình xử lý sinh học, bảo vệ được môi trường. Giá thành sử dụng các chủng VSV này để cải tạo đất cũng tương đối rẻ, khoảng 30-60 nghìn đồng/ha tùy theo nồng độ thuốc trừ sâu tồn dư trong đất. TS. Phạm Văn Toản nói: "Sử dụng các chủng VSV này để cải tạo đất rất có lợi, đặc biệt là các vùng chuyên trồng rau sạch. Tuy nhiên, đây chỉ là thành công bước đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các chủng C4, P5 và P8 để tăng hiệu quả phân hủy lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất hơn nữa. Hy vọng, trong tương lai gần, các chủng VSV này sẽ được sử dụng đại trà, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sạch ở nước ta". Nguồn: Nông thôn ngày nay, 5/7/2003 “Sản xuất theo qui trình ngược”- Hệ thống mới thu hồi và sử dụng lại các chất thải điện tử Sự lo ngại của các Chính phủ trên toàn thế giới đang tăng lên về các chất thải điện tử như các máy vi tính, tivi, điện thoại dùng pin, thiết bị radio và các ác quy bị loại bỏ. Các chất thải điện tử này chứa chì và các chất khác có thể ngấm vào các nguồn cung cấp nước ngầm. Chỉ một chiếc màn hình máy tính màu hoặc một chiếc ti vi màu có thể chứa một lượng chì tới 8 pao (tương đương 3,6kg). Theo đánh giá của Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ gần đây có khoảng 12 triệu tấn chất thải điện tử như vậy được đổ vào các bãi chôn lấp chất thải ở Mỹ. Sự lo lắng này đã tăng lên tới mức mà một số nước châu Âu đang bắt buộc các nhà sản xuất phải thu hồi các đồ điện tử bị loại bỏ, và ở Mỹ, các bang Califonia, Massachusetts đã cấm chôn lấp chúng ở các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị. Song, một số công chức chính quyền đang tính đến việc tìm ra giải pháp để lấp các chỗ trống lớn này. Công trình nghiên cứu đang được tiến hành ở Viện Công nghệ Georgia có thể đưa ra mô hình cho các bang khác và các quốc gia. Các nhà nghiên cứu đang thực hiện công trình nghiên cứu này cùng phối hợp với Văn phòng Hỗ trợ Phòng ngừa Ô nhiễm của Vụ Tài nguyên Thiên nhiên bang Georgia, cơ quan tài trợ cho dự án với sự trợ giúp thêm từ phía Quỹ Khoa học Quốc gia. Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một hệ thống “sản xuất theo qui trình ngược” để tạo cơ sở nền tảng cho việc thu hồi và tái sử dụng tất cả các vật liệu có trong các chất thải điện tử: ví dụ các kim loại như chì, đồng, nhôm và vàng, các loại chất dẻo khác nhau, thủy tinh và các loại dây kim loại. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc thu hồi và sản xuất theo “qui trình khép kín” như vậy tạo cơ hội khắc phục tình trạng việc làm cho mọi người. Số lượng không nhiều nguồn tài nguyên này của Trái đất sẽ được khai thác làm nguyên liệu thô và nguồn nước ngầm sẽ được bảo vệ. Ông Jane Ammons, giáo sư của Khoa Kỹ thuật Công Nghiệp và các Hệ thống Kỹ thuật và là ủy viên hội đồng quản trị được chỉ định làm thành viên của Hội đồng Tái chế và Chôn lấp Thiết bị Máy tính bang Georgia nói: Khái niệm đơn giản này đòi hỏi phải có nhiều ý tưởng mới về nhãn hàng hoá. Ông Jane Ammons và đồng nghiệp Matthew Realff, Phó giáo sư ở Khoa Kỹ thuật hoá học, đang phát minh ra các phương pháp lập kế hoạch cho các hệ thống sản xuất ngược để thu gom các đồ phế thải điện tử, các dụng cụ, thiết bị hỏng được để riêng ra và sử dụng lại một lần nữa các thành phần và các vật liệu trong suốt thời gian bắt buộc quy trình thực hiện được về mặt kinh tế. Các nhà nghiên cứu cho biết, tuy hệ thống này đang được thiết kế cho bang Georgia, thì việc ứng dụng nó ở một nơi nào khác đã thu hút sự quan tâm ở qui mô quốc gia và quốc tế. Các quan chức Đài Loan và Bỉ đã trao đổi ý kiến với các nhà nghiên cứu vì họ có một số hãng điện tử đa quốc gia và các hãng cung cấp các sản phẩm này. Ngoài ra, công việc tái chế thảm của các nhà khoa học được sử dụng để chứng minh cho Quốc hội rõ và giúp phát triển sự liên kết ngành kinh doanh sao cho đạt được mục tiêu thu hồi được 25% thảm từ các bãi chôn lấp chất thải vào năm 2012. Nguồn: Georgia Institute of Technology, 3/2003. Giải pháp mới đối với các kim loại nặng trong nước thải Các nhà khoa học Đức, Ailen, và Anh đã phát triển một phương pháp mới để loại bỏ các kim loại nặng trong nước thải phát sinh từ các quy trình công nghiệp. Phương pháp làm sạch mới được người ta sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, có khả năng làm sạch, thu hồi và tái chế một lượng rất lớn kim loại nặng có trong nước thải bị ô nhiễm. Đó là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong Chương trình BRITE/EURAM 3 do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ nhằm thúc đẩy sự cộng tác giữa các nước thuộc EU với mục tiêu phát triển các công nghệ mới trong công nghiệp. Các nhà khoa học cho biết, nếu phương pháp này được thương mại hoá thì có thể làm sạch nước thải ở mức chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp hiện có. Khối lượng nước thải chứa các kim loại nặng do các ngành công nghiệp sản xuất điện, thép, thủy tinh và đồ gốm tạo ra là rất lớn và trên quy mô rộng. Công nghệ đã sử dụng các hạt hỗn hợp siêu thuận từ cực nhỏ (SPMC) được bao bọc bởi các hạt nano oxit sắt mà các hạt này không mất đi từ tính của chúng trong từ trường. Sau đó các hạt này được bổ sung vào nguồn cấp nước thải, thu hút các kim loại nặng như asen, thủy ngân và chì là những kim loại rất độc hại đối với con người. Các hạt và các kim loại nặng gắn kết lại với nhau, sau đó được loại bỏ ra khỏi nước. Nước sau khi được xử lý như vậy có thể được sử dụng lại hoặc được đưa trở lại nguồn cung cấp nước. Các hạt và các kim loại nặng được tách riêng biệt ra bởi quá trình thứ hai, làm cho kim loại được loại bỏ khỏi nước thải cống rãnh bị ô nhiễm hoặc được thu hồi đều đặn và được sử dụng lại trong các quy trình khác. Nguồn: Edie news, 9/5/2003. Kiểm soát cặn lắng tại các công trường xây dựng Đất bị xói mòn theo dòng chảy do các trận mưa xối xả tạo ra ở các công trường xây dựng có thể gây ô nhiễm các sông, các suối và các hồ. Có một lối thoát để ô nhiễm này giảm tới mức tối thiểu là thực hiện các phương pháp kiểm soát chất cặn lắng (hay còn gọi là các trầm tích) tại các nơi này. Các thực tiễn quản lý tốt nhất sau đây được trích từ quyển sách nhỏ nhan đề: “Lập kế hoạch cho Đại Dương sạch” hướng dẫn phòng ngừa ô nhiễm từ các dòng chảy do các trận mưa xối xả gây ra từ các hoạt động liên quan đến xây dựng, với sự giúp đỡ của sở Việc làm Công cộng thuộc thành phố Rancho Palos Verdes. Sự trầm tích hóa được định nghĩa như là quá trình làm lắng đọng các chất cặn do dòng chảy bề mặt cuốn trôi. Các trầm tích hay còn gọi là các chất cặn lắng gồm có các hạt đất, các phần tử đất sét, các hạt cát và các khoáng vật khác. Mục tiêu của các thực tiễn kiểm soát cặn lắng là phải loại bỏ các chất cặn lắng ra khỏi dòng chảy do nước mưa xối tạo ra trước khi các chất cặn lắng được vận chuyển ra khỏi nơi xây dựng hoặc trước khi chúng chảy vào miệng cống thoát nước hoặc mương tiêu ở gần đó. Các thực tiễn kiểm soát chất cặn lắng hiệu quả nhất là giảm tốc độ dòng chảy mặt và chặn giữ các chất cặn lắng lại hoăc ngăn cản dòng chảy mặt để các trầm tích lắng xuống. ¾ Đắp thành nền đất cao, sử dụng các bao đất, các hòn đá, các bao cát, các kiện rơm rạ và/ hoặc trồng cây tạm trên sườn dốc để giảm bớt tốc độ dòng chảy mặt và chặn các chất cặn lắng lại. Không sử dụng nhựa đường, gạch vỡ hoặc các mảnh vỡ bê tông và gạch vụn, vôi vữa đổ nát khi phá dỡ nhà cho mục tiêu này. ¾ Sử dụng các đập ngăn trong các mương thoát nước tạm thời và các vùng trũng để giảm tốc độ dòng chảy mặt và thúc đẩy sự bồi lắng. ¾ Bảo vệ các cửa cống tiêu thoát nước mưa khỏi bị các chất cặn lắng lấp đầy do dòng chảy mặt vận chuyển đến. Các phương tiện bảo vệ cửa cống tiêu thoát nước mưa bao gồm các chướng ngại vật bằng bao cát , các rào chắn bằng vải lọc, các dụng cụ lọc bằng sỏi và vật cản, các cửa sập để chặn các chất cặn lắng ở cửa cống được đào thụt xuống đột ngột. ¾ Việc tập trung và ngăn giữ các chất cặn lắng lại từ dòng chảy mặt tại các cửa sập cặn lắng (vùng được đào hoặc được đắp thành bờ bao hoặc thiết bị xây dựng) là để cho các trầm tích lắng xuống trước khi xả nước vào mương thoát nước. ¾ Sử dụng các biện pháp kiểm soát và lọc các chất cặn lắng để loại bỏ các trầm tích ra khỏi nước. ¾ Phòng ngừa các lốp xe ô tô dùng trong xây dựng bị đất, cát bám, làm vương vãi trên đường phố liền kề bằng cách xây đệm bằng đá tạm thời với tấm vải lọc đặt ở dưới gần cửa ra vào địa điểm xây dựng để loại bỏ bùn, đất và các vật rác rưởi. ¾ Khi dọn rửa sạch đất, cát trên các đường phố, các vỉa hè, các đường dẫn cho xe vào trong khu vực các tòa nhà và các khu vực lát nền trong các khu vực xây dựng, phải dùng các phương pháp quét khô ở những nơi có thể. Nếu nước được sử dụng để xối cho sạch các mặt lát vỉa hè, thì tập trung dòng chảy mặt để làm lắng đọng các chất cặn lắng và bảo vệ các cửa cống thoát nước mưa. Nguồn: News from Blueprint for a Clean Ocean, 9/2003 Sản xuất tấm lợp không có amiăng Tại Chợ công nghệ và Thiết bị Việt Nam 2003, công nghệ sản xuất tấm lợp không có amiăng (Chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường) chính thức được Viện Công nghệ của Bộ Công nghiệp, Viện Khoa học Vật liệu Xây dựng của Bộ Xây dựng chào bán. Đây là công nghệ sản xuất tấm lợp mới, thu hút sự quan tâm đặc biệt của ngành tấm lợp và người tiêu dùng Việt Nam. Từ trước tới nay, tấm lợp amiăng xi-măng được người tiêu dùng Việt Nam và thế giới sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi do tính năng và nhiều công dụng, bền, rẻ, tiện lợi đối với đời sống. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 50 dây chuyền sản xuất tấm lợp amiăng xi-măng phân bố rải rác ở các địa phương trên khắp cả nước và giá thành của sản phẩm này rẻ nhất trong các loại tấm lợp hiện có trên thị trường: 18.000 đồng/tấm. Trên thực tế, sau khi có các thông tin kiểm chứng về tính độc hại của amiăng đối với sức khỏe con người, người ta bắt đầu dè dặt khi sử dụng những tấm lợp có chứa amiăng. Ở Việt Nam, đề tài cấp nhà nước KC 06.15 của Trung tâm Cơ khí và Tự động hóa của Viện Công nghệ thuộc Bộ Công nghiệp, đã sử dụng xi-măng và thay thế amiăng bằng một số nguyên liệu khác: sợi PVA, cellulose, cùng một lượng nhỏ chất phụ gia để đảm bảo các yếu tố công nghệ sản xuất theo phương pháp xeo cán. Chất lượng sản phẩm tấm lợp không có amiăng qua quá trình nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm đã cho kết quả tốt: độ kết dính của sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật, sau hơn 20 ngày thử độ xuyên nước (tiêu chuẩn theo quy định là sau 24 giờ) tấm lợp không bị nước thấm ướt, độ bền tương đương với sản phẩm tấm lợp có amiăng. Các nhà khoa học tin tưởng độ bền của sản phẩm mới này sẽ đạt tuổi thọ khoảng 10-15 năm. Điều này còn hứa hẹn một tương lai lạc quan từ kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến đã sử dụng các loại sợi nhân tạo như PP, PVA, plyamide,v.v... để làm bê tông sợi và vật liệu lợp một cách phổ biến rộng rãi. Điều thuận lợi của các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp xây dựng ở Việt Nam là: từ dây chuyền công nghệ amiăng xi-m ng cũ chỉ cần lắp thêm thi t bị mới phù hợp sẽ đáp ứng được quy trình sản xuất tấm lợp không có amiăng. Số tiền đầu tư bằng khoảng 10-15% so với giá nhập một dây chuyền thiết bị ngoại (Một dây chuyền thiết bị có công suất 1,5 triệu m ă ế 2/năm trong nước sản xuất trị giá khoảng 200.000 USD). Trung tâm Cơ khí và Tự động hóa thuộc Viện Công nghệ đã sản xuất thử được 1.500 tấm lợp PVA-C theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4434-2000), giá thành sản phẩm của tấm lợp không có amiăng này cao hơn so với tấm lợp có amiăng tứ 15-20% (khoảng 20.000 đồng/tấm lợp). Đây là một giải pháp đầu tư có thể coi là hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập, song điều này phụ thuộc rất lớn vào việc quyết định 115/2001 của Chính phủ sẽ được thực hiện như thế nào. TS. Đỗ Quốc Quang cho biết: “Đề tài cấp nhà nước KC 06.15 nghiên cứu, thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng, được dự kiến thực hiện trong 2 năm từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004. Song, để đáp ứng các đòi hỏi của sản xuất và theo yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Chương trình KC 06.15, thời gian thực hiện đề tài được rút ngắn hơn, đến cuối năm 2003 hoặc đầu năm 2004 kết quả nghiên cứu sẽ được đưa vào sản xuất". Thực tế, Trung tâm Cơ khí và Tự động hóa đã cho sản xuất thử thành công và chuẩn bị ký hợp đồng bán dây chuyền công nghệ mới này cho 3 doanh nghiệp trong nước. Công nghệ sản xuất tấm lợp không có amiăng của Trung tâm Cơ khí và Tự động hóa thuộc Viện Công nghệ còn thu hút sự chú ý của một số tổ chức quốc tế quan tâm đến việc tìm vật liệu xây dựng thay thế amiăng. Một doanh nghiệp tại các nước châu Phi đã ký thỏa thuận mua dây chuyền công nghệ này. Điểm mạnh của đề tài khoa học nói trên là các nhà nghiên cứu không chỉ bán công nghệ mà còn thiết kế và chế tạo trang thiết bị dây chuyền sản xuất mới với giá thành chỉ bằng 1/10 so với thiết bị nhập ngoại. TS. Đỗ Quốc Quang còn cho biết: "Về cơ bản, chất lượng của dây chuyền được thiết kế trong nước không thua kém chất lượng thiết bị nhập ngoại. Hàng ngoại thiên về yếu tố tự động hóa, tuy nhiên chất lượng sản phẩm của hai dây chuyền công nghệ này tương đương nhau và xét về điều kiện kinh tế, nhân lực thì dây chuyền trong nước phù hợp hơn bới công nghệ mới do ta tự thiết kế cho phép sử dụng khoảng 60% các thiết bị của dây chuyền sản xuất tấm lợp dùng amiăng hiện có ở hơn 50 cơ sở sản xuất trong cả nước". Từ ngày 12-4/9/2003, tại Canada (một trong ba nước có nguồn amiăng chính của thế giới) đã diễn ra hội thảo Tìm kiếm vật liệu thay thế amiăng, Viện Công nghệ cũng được mời tham dự hội nghị này. Các nhà khoa học Canada đánh giá về việc các nhà khoa học Việt Nam tìm được vật liệu mới thay thế cho amiăng như sau: “Khi Việt Nam sản xuất được tấm lợp không có amiăng mà không cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của tổ chức nước ngoài, có nghĩa là họ đang dẫn đầu châu Á trong việc sản xuất vật liệu không có amiăng”. Ông Nguyễn Dũng, chuyên viên của Bộ Khoa học và Công nghệ, cán bộ trực tiếp phụ trách đề tài, đánh giá: Đề tài thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng có giá trị về mặt xã hội rất rõ, bởi nó chính là giải pháp cho vấn đề vật liệu thay thế amiăng. Với thời gian thực hiện ngắn (trong khoảng 1 năm), nhưng đề tài đã thành công không chỉ ở mặt lý thuyết mà còn đạt hiệu quả cả trong thực tế. Đây là một đề tài khoa học mang tính điển hình và hiện đang là mối quan tâm lớn của cả quốc gia. Kết quả bước đầu: đề tài đã tìm được công nghệ và vật liệu phù hợp không độc hại cho sức khỏe con người và môi trường, để thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp, đã chế tạo được bộ thiết bị hỗ trợ để không dùng amiăng. Nếu công nghệ mới được áp dụng rộng rãi thì chúng ta sẽ chấm dứt việc sử dụng amiăng (khoảng 60.000 tấn/năm) trong sản xuất tấm lợp, đảm bảo duy trì sản xuất đối với hơn 50 cơ sở sản xuất tấm lợp, tạo việc làm cho trên 10.000 lao động (hiện các lao động này đang đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp). Sử dụng dây chuyền sản xuất trong nước giá thành rẻ, ngành tấm lợp sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng triệu USD. Tuy nhiên, việc phát huy hiệu quả của nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách thực hiện của Nhà nước, vì cho đến nay chưa có một văn bản pháp quy cụ thể nào hướng dẫn thực hiện việc ngừng sử dụng amiăng trong sản xuất tấm lợp. Điều này không chỉ là mối quan tâm của riêng ngành tấm lợp mà còn là nỗi băn khoăn của nhiều ngành trong việc lựa chọn hướng đi phù hợp. Nguồn: Tạp chí Thế giới mới, N.D, 13/10/2003 Việt Nam nghiên cứu thành công nhiên liệu khí dùng cho ô tô, xe máy Viện Dầu khí (Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam) đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công sản phẩm khí (khí khô, khí ẩm và khí nhiệt sinh) dùng cho các loại xe 2 bánh, 4 bánh trước đây vẫn chạy bằng xăng hoặc dầu diezel. Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Dính, Phó Viện trưởng Viện Dầu khí thì phương tiện chạy bằng khí sẽ tiết kiệm 30% chi phí và giảm ô nhiễm môi trường từ 80-90% so với các loại phương tiện chạy bằng xăng hoặc dầu diezel. Tuy nhiên, hiện giá thành "bộ chuyển đổi" còn quá cao (khoảng 10 triệu đồng) do phải nhập từ Italia, Hàn Quốc, Thái Lan. Ông Dính cho rằng nếu có chủ trương phát triển trên quy mô lớn, các công ty cơ khí trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được "bộ chuyển đổi" với giá thành thấp hơn nhiều so với nhập khẩu. Mặt khác, việc áp dụng nghiên cứu này chưa thể tiến hành ngay vì còn nhiều vướng mắc như chưa có chủ trương mở rộng quy mô, hệ thống trạm nạp, phòng chống cháy nổ cũng như các quy định có tính pháp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai đại trà. Nguồn: ECONET, 1/10/2003 Giảm ô nhiễm nước ở Trung Quốc bằng công nghệ sinh học Tỉnh Tứ Xuyên ở Đông Nam Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ sinh học nhằm giảm ô nhiễm nước ở các con sông. Công nghệ này do nhóm Haifa ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên và trường đại học Nông nghiệp ở phía Đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cùng triển khai. Giai đoạn thử nghiệm công nghệ này diễn ra trong thời gian hơn một tháng ở sông Funan, Thành Đô, đã chứng minh là rất hiệu quả và sẽ được sử dụng rộng rãi ở các lưu vực rộng lớn hơn của các sông. Các nhà khoa học Trung Quốc đã đặt tên cho công nghệ này là “Công nghệ CMS”, chủ yếu gồm có các chủng vi khuẩn kết hợp hiệu quả cao và các tác nhân oxy hoá. Jiang Tao, Trưởng nhóm cho rằng, nhóm Haifa đã phát triển 80 loại vi khuẩn có tính thuần chủng rất cao và các nhà môi trường sẽ quyết định có bao nhiêu vi khuẩn hoặc những loại vi khuẩn nào nên được sử dụng phù hợp với tỷ lệ chất hữu cơ hoặc chất vô cơ có trong nước. Jiang cho biết, khi hợp chất vi sinh được bơm vào nước, thì vi khuẩn hoạt hoá trong vòng 30 phút và cứ 15 phút số lượng vi khuẩn được tăng lên gấp đôi. Cứ một gam hợp chất vi sinh có khoảng từ 6 đến 8 tỷ con vi khuẩn, các chất hữu cơ được loại bỏ nhanh chóng. Kết thúc quy trình không gây ra ô nhiễm hoặc sản sinh ra các phế phẩm, nước được làm sạch. Jiang nói thêm, vốn đầu tư ban đầu để xử lý cho mỗi m2 là 102 nhân dân tệ (tương đương 12,4 USD), và công nghệ xử lý này có hiệu quả trong khoảng 20 năm mà không cần tái đầu tư. Nguồn: Xinhua News Agency, May 4, 2003. Seraphin - Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Việt Nam Rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn chủ yếu được xử lý thô sơ bằng cách chôn tại các bãi chôn lấp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm. Căn cứ vào thực tế đó, tập thể các nhà khoa học thuộc Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường Xanh đã tự nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ xử lý rác thải mang tên Seraphin, phù hợp với đặc điểm rác thải ở Việt Nam là không được phân loại từ đầu nguồn. Công nghệ Seraphin là sản phẩm công nghệ xử lý rác thải khô (rác đã chôn lấp) và rác thải tươi (chưa chôn lấp) thành các vật liệu mới. Công nghệ Seraphin đã được nghiên cứu trong 5 năm và được ứng dụng cách đây 18 tháng dưới dạng nhà máy xử lý rác thải thí điểm ở Ninh Thuận với công suất 150 tấn/ngày. Chi phí xây dựng là 20 tỷ đồng. Quá trình xử lý rác thải theo công nghệ Seraphin như sau: Ban đầu rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozon diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp theo, băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng. Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân hủy, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân hủy nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân hủy nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày. Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục phát triển hệ thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốp pha, gạch bloc,v.v...Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải vô cơ không hủy được) và 250-300kg phân vi sinh. Loại phân này hiện đã được bán trên thị trường với giá 500 đồng/kg. Hiện công ty đang làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác Thụy Phương tại thành phố Huế với công xuất 150 tấn/ngày, chi phí xây dựng 30 tỷ đồng. Theo dự kiến, nhà máy sẽ đi vào vận hành trong tháng 11/2003. Một nhà máy khác mang tên Đông Vinh tại thành phố Vinh với công suất xử lý 200 tấn/ngày cũng sẽ được hoàn tất vào tháng 12/2003 với chi phí xây dựng khoảng 45 tỷ. Chi phí xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng công nghệ seraphin rẻ hơn nhiều so với các giải pháp xử lý rác thải nhập ngoại. Như vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện với môi trường. Với công nghệ seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện dễ dàng hơn trong khâu xử lý rác thải sinh hoạt, các công ty vệ sinh môi trường đô thị tại các tỉnh, thành phố cần vận động, hướng dẫn người dân phân loại rác sinh hoạt ngay từ đầu - điều mà các nước phát triển đã làm từ hàng chục năm qua. Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Môi trường Xanh của Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao công nghệ xử lý rác thải mang tên công nghệ Seraphin với Công ty Quốc tế Ballast Nedam (Hà Lan). Theo biên bản ghi nhớ này, công nghệ Seraphin khi được sử dụng ở nước ngoài phải mang tên Công nghệ Seraphin của Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Môi trường Xanh của Việt Nam. Công ty này sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, làm thủ tục, cung cấp, lắp đặt và chuyển giao công nghệ cho phía đối tác. Công nghệ này hoàn toàn do Việt Nam thiết kế và lần đầu tiên được chuyển giao cho nước ngoài. Việc ký kết biên bản này rất có ý nghĩa không chỉ với Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Môi trường Xanh, mà còn mở ra triển vọng mới cho nền khoa học công nghệ Việt Nam. Theo đánh giá của Công ty Quốc tế Ballast Nedam, phương pháp thu gom, phân loại rác thải để giảm thiểu khối lượng rác thải phải vận chuyển hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp đã biết ở Việt Nam. Nguồn: VietNamNet, 15/10/2003 Xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm và đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới là kết quả nghiên cứu của Hoàng Lương Nga (trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh). Mọi người dân đều có thể dễ dàng áp dụng phương pháp đơn giản này. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước giếng - Nguyên nhân: Một trong các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước là do việc khoan giếng không đúng kỹ thuật. Người dân cần biết điều này để yêu cầu thợ khoan giếng làm theo quy trình. Trước hết là vị trí hố khoan, vì các giếng khoan, giếng đào hiện nay chủ yếu do chủ nhà quyết định. Nhiều khi những vị trí này lại nằm gần nguồn ô nhiễm như hố ga, hầm cống, nhà tiêu, chuồng nuôi gia súc. Nguyên nhân nữa là do không có chuyên môn, phải hạ giá thành để cạnh tranh, nên thợ khoan giếng bỏ qua kỹ thuật gia cố lỗ khoan. Việc này không bảo đảm độ cách ly giữa các tầng nước với nhau. Đó là những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm hữu cơ trong nước dưới đất. - Cách lắp đặt hố khoan khai thác nước ngầm: Sau khi đặt ống lọc và ống chống khai thác nước, phải có giai đoạn gia cố hố khoan bằng cách đổ sạn sỏi ở gần ống lọc. Sau đó đổ sét bentonit dưới dạng vo viên hình cầu đường kính 15 – 29 mm, 1 m trên cùng đổ bê-tông chung quanh miệng giếng nhằm ngă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfche_tao_thanh_cong_thiet_bi_loc_khu_nito_trong_nuoc.pdf
Tài liệu liên quan