Chế độ Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế TNDN trong DN Trang 1.1 Khái quát chung về thuế TNDN…………………………..…………. …4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN……………………… 4 1.1.2 Căn cứ tính thuế TNDN ...……………………………………….....5 1.2 Kế toán thuế TNDN theo chế độ kế toán hiện hành.…………………..11 1.2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán thuế TNDN ……………………….11 1.2.2 Phương pháp kế toán thuế TNDN .………………………………..12 1.3 Kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế………

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Chế độ Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………….18 1.3.1 Phạm vi áp dụng……...…………………………………………....18 1.3.2 Phương pháp hạch toán …………...………………………………18 1.4 Kế toán thuế TNDN theo một số nước trên thế giới…..……………….21 1.4.1 Kế toán thuế TNDN ở Mỹ……..………………………………….21 1.4.2 Kế toán thuế TNDN ở Pháp.………………………………………22 PHẦN II: Hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các DNVN……………23 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thuế TNDN …..………………….23 2.2 Đánh giá kế toán thuế TNDN trong các DNVN hiện nay…..………….24 2.2.1 Ưu điểm………………………………………………………….....24 2.2.2 Nhược diểm…..…………………………………………………….26 2.3 Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN ………………....28 KẾT LUẬN …………………………………………………………………35 I. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp 2. DN : Doanh nghiệp 3. VN: Việt Nam 4. TK : Tài khoản 5. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước 6. TSCĐ: Tài sản cố định II. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng xác định chênh lệch giữa cơ sở kế toán và cơ sở tính thuế Bảng các khoản mục tài sản và công nợ thường phát sinh chênh lệch tạm thời. Sơ đồ “ Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế TNDN ” LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trong thời kì phát triển mạnh. Cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật đã tạo ra cho các doanh nghiệp một sân chơi phong phú đa dạng. Để điều tiết nền kinh tế đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đã sử dụng những công cụ quản lí kinh tế vĩ mô. Trong đó hệ thống chính sách thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp...) là một trong những công cụ có hiệu lực quan trọng góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đã khuyến khích đầu tư, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong mối quan hệ với chế độ kế toán thuế TNDN còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục như: sự khác biệt trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí để tính thuế dẫn đến thuế TNDN phải nộp và chi phí thuế TNDN khác nhau và còn có những khó khăn trong việc áp dụng chuấn mực kế toán số 17 ( chuẩn mực kế toán thuế TNDN ). Do đó em chọn đề tài: “Chế độ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” để viết đề án môn học. Nội dung đề án gồm hai phần: Phần I: Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế TNDN trong DN Phần II: Hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các Doanh nghiệp Việt Nam. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG DN Khái quát chung về thuế TNDN 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phạm vi áp dụng của thuế TNDN 1.1.1.1 Khái niệm: Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đặc điểm: Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của DN sản xuất kinh doanh. Thuế TNDN có tác động trực tiếp đến sản lượng, giá cả và tiền lương; tác động tới sự phân phối thu nhập; tác động tới sự lựa chọn giữa vốn vay với vốn cổ phần trong khu vực công ty; tác động tới sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế; tác động tới việc di chuyển vốn giữa khu vực phi DN và khu vực DN; tác động tới người sản xuất, các cổ đông và người tiêu dùng. Vai trò: Thuế TNDN là một loại thuế bổ sung hay được coi như một loại thuế thu trước hoặc thu gộp của thuế thu nhập cá nhân để tránh tình trạng thất thu và giảm đầu mối thu, giúp cơ quan thuế quản lí chặt chẽ hơn trước khi cảc khoản thu nhập này được phân phối cho các thành viên góp vốn.lợi thế này đặc biệt phù hợp đối với các nước chậm phát triển do chưa có thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập cá nhân chưa trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thuế TNDN giúp bao quát và điều tiết các khoản thu nhập đã đang và sẽ phát sinh của cơ sở hoạt động kinh doanh. Thông qua ưu đãi về thuế suất để khuyến khích đầu tư, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng miền. Từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước, giữa DN nhà nước và DN tư nhân; bảo đảm sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh. Phạm vi áp dụng Đối tượng nộp thuế TNDN là những tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hành hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Cá nhân nước ngoài kinh doanh ở VN hoặc có thu nhập phát sinh ở VN như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ… có thu nhập phải nộp thuế TNDN. 1.1.2 Căn cứ tính thuế TNDN 1.1.2.1 Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế được xác định theo công thức: Thu nhập chịu thuế trong kỳ = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế + Thu nhập chịu thuế khác Sau xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên, cơ sở kinh doanh được trừ số lỗ của các kì tính thuế trước chuyển sang khi xác định số thuế TNDN phải nộp theo qui định. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Là toàn bộ tiền bán hàng,tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định theo từng loại hình kinh doanh của các đối tượng nộp thuế: - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm. - Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, tặng, biếu, thu nhập chịu thuế được xác định theo giá bán của hàng hoá cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm đó. - Đối với sản phẩm hàng hoá để phục cho sản xuất kinh doanh doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. - Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền nguyên vật liệu, tiền công và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. - Đối với đại lí kí gửi bán hàng đúng giá qui định của cơ sở kinh doanh giao đại lí, kí gửi là tiền hoa hồng được hưởng. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thu từng kì theo hợp đồng Trường hợp bên cho thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thu được. - Đối với hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi chính là số lãi phải thu trong kì. - Đối với ngành vận tải hàng không là toàn bộ số tiền được hưởng từ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá. - Đối với hoạt bán điện, điện thoại, nước sạch là số tiền ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. - Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí đại lý giám định, phí nhận tái bảo hiểm và các khoản phải thu khác. - Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia sản phẩm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được tinh như sau: Giá bán hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá bán tại Việt Nam. Giá FOB tại các cửa khẩu xuất khẩu hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu. Chi phí hợp lí được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm: Khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kì, được tính theo mức tiêu hao hợp lí và giá thực tế xuất kho. Tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo chế độ qui định, trừ tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập của các sán lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh dịch vụ. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ sáng kiến, cải tiến; tài trợ cho giáo dục; y tế ; đào tạo lao động theo chế độ qui định. Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại; sửa chữa tài sản cố định; tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; bảo hiểm tài sản; chi trả sử dụng các tài liệu kĩ thuật, bằng sang chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; các dịch vụ kĩ thuật. Các khoản chi cho lao động nữ theo qui định của pháp luật; chi bảo hộ lao động chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lí cho cấp trên theo chế độ qui định. Chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả tiền lãi vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá lãi suất trần do ngân hàng nhà nước qui định cho các tổ chức tín dụng. Trích các khoản dự phòng theo chế độ qui định; Trợ cấp thôi việc cho người lao động Chi phí về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ - Chi phí quảng cáo tiếp thị khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí. Đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra. Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được tính vào chi phí. Chi phí quản lí kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở VN theo qui định cuả chính phủ.. Các khoản không được tính là chi phí hợp lí: Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng theo vụ việc. Tiền lương, tiền công của DN tư nhân, thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh, chủ hộ cá thể cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của các công ty TNHH, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi hết như: chi phí sửa chữa tài sản cố định, phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác. Các khoản chi không có hoá đơn chứng từ theo chế độ qui định hoặc không hợp pháp. Các khoản phạt vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng kí kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác. Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và địa phương; chi từ thiện và các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế. - Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi ốm đau, thai sản; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất; các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đài thọ. Chi phí không hợp lí khác. Các khoản thu nhập chịu thuế khác: Chênh lệch từ mua bán chứng khoán. Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu, quyền tác giả. Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thu nhập về chuyển nhượng tài sản, thanh lí tài sản Thu nhập về quyền sử dụng đất quyền cho thuê đất. Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi bán hàng trả chậm. Lãi do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái. Kết dư cuối năm các khoản dự phòng . Thu các hoản nợ khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ. Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá cung cấp dịch vụ . Thu nhập từ tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã rừ đi chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ. Các khoản thu nhập về góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền. Các khoản thu nhập khác. 1.1.2.2 Thuế suất thuế TNDN Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%; đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quí hiếm khác là từ 28-50%. Đối với hoạt động xổ số kiến thiết, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 28%... Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại VN nhưng có thu nhập phát sinh ở VN thì tổ chức cá nhân VN chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ qui định của Bộ Tài Chính qui định tính trên tổng số tiền chi trả cho tổ chức cá nhân, nước ngoài... Các dự án đầu tư nếu đáp ứng được một trong các điều kiện sau thì được hưởng ưu đãi về thuế TNDN: đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư; đầu tư vào danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Đồng thời các mức thuế suất ưu đãi là 10-20% tuỳ theo đối tượng tương ứng; thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi gồm 3 loại: 10, 15, 20 năm kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Hết thời gian được áp dụng mức thuế suất ưu đãi trên thì hợp tác xã, cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%. 1.2 Kế toán thuế TNDN theo chế độ kế toán hiện hành 1.2.1 Ý nghĩa,nhiệm vụ của kế toán thuế TNDN 1.2.1.1 Ý nghĩa: Thực hiện tốt các nhiệm vụ hạch toán thuế TNDN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hạch toán đúng, chính xác thuế TNDN, giúp doanh nghiệp thực hiện quyền bình đẳng với các thực thể tinh tế khác. Tránh được các rắc rối về pháp lí trong quá trình kê khai và nộp thuế. Đối với cơ quan thuế: dễ dàng thuận lợi hơn trong việc thu thuế, giảm bớt chi phí quản lí việc thu thuế. 1.2.1.2 Nhiệm vụ: Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thuế TNDN được quyết toán theo năm, tuy nhiên để đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho NSNN, hàng quí doanh nghiệp phải nộp thuế cho ngân sách theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế. Kế toán thuế TNDN phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tính, kê khai đúng các khoản thu nhập chịu thuế, chi phí hợp lí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và các khoản thu nhập chịu thuế khác. Xác định, kê khai chính xác các ưu đãi cũng như miễn giảm thuế TNDN mà doanh nghiệp được hưởng. Phản ánh kịp thời số thuế TNDN tạm phải nộp theo kê khai hoặc thông báo của cơ quan thuế, số chính thức phải nộp theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết và sổ kế toán khác. Thường xuyên giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước về thuế TNDN nói riêng và các khoản phải nộp Nhà nước nói chung, để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời. 1.2.2 Phương pháp kế toán thuế TNDN 1.2.2.1 Kế toán thuế TNDN hiện hành Thuế TNDN hiên hành: Là số thuế phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thu nhập chịu thuế và thuế thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định: Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành x Thuế suất thu TNDN theo qui định hiện hành Tài khoản sử dụng TK 3334: thuế TNDN : phản ánh số thuế TNDN phải nộp, sẽ nộp và đã nộp vào Ngân sách Nhà nước Bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp; Số thuế TNDN của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại; Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính. Bên Có: Số thuế TNDN phải nộp; - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiên tại. TK 3334 có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có. Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp; Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do thay đổi hồi tố chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu các năm trước. Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN nộp thừa; Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN phải nộp cuả các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước. TK 8211- Chi phí thuế TNDN TK này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành của DN. Bên Nợ: Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm; Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. Bên Có: Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong năm; Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại; Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ TK 911-“ xác định kết quả kinh doanh ”. TK 8211 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán: Hàng quý khi xác định thuế TNDN tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334- Thuế TNDN Khi nộp thuế TNDN vào NSNN ghi: Nợ TK 3334- Thuế TNDN Có TK 111, 112 … Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp, kế toán ghi: - Nếu số thuế thu nhập thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập tạm nộp thì kế toán phản ánh bổ sung số còn phải nộp: Nợ Tk 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334- Thuế TNDN Khi nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3334- Thuế TNDN Có TK 111, 112… Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành, ghi: Nợ TK 3334- Thuế TNDN Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, DN được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế TNDN của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót. Nếu phải nộp bổ sung, kế toán ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334- Thuế TNDN Khi nộp thuế ghi: Nợ TK 3334- Thuế TNDN Có TK 111, 112… Nếu được ghi giảm, kế toán ghi: Nợ TK 3334- Thuế TNDN Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành ghi: Nếu TK 8211 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành Nếu TK 8211 có số phát sinh bên Nợ nhỏ hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. Kế toán thuế thu nhập hoãn lại Tài khoản sử dụng TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Kết cấu TK 347: Bên Nợ: Thuế thu nhập hoãn lại phả trả giảm ( được hoàn nhập) trong kỳ. Bên Có: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ. Số dư bên Có: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ. Điều chỉnh số dư đầu năm đối với thuế thu nhập hoãn lại phải trả do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước. TK 8212- chi phí thuế TNDN hoãn lại TK này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm của DN. Kết cấu: Bên Nợ: Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả ( là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm ); Chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận từ số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm; Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn bên Nợ TK 8212 phát sinh trong năm vào bên Có TK 911- “ xác định kết quả kinh doanh ”. Bên Có : Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm ); Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm ); - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong năm vào bên Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. TK 8212 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp kế toán: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “ Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả ” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “ Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả ” .Căn cứ bảng này để ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế TNDN hoãn lại: - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi: Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm phần chênh lệch. Nợ TK 347- thuế TNDN hoãn lại phải trả Có TK 8212 - chi phí thuế TNDN hoãn lại Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước: - Trường hợp phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi: Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư Nợ ) hoặc: Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư Có ) Tăng số dư Có đầu năm TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - Trường hợp phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi: Giảm số dư Có đầu năm TK347- thuế thu nhập hoãn lại phải trả Tăng số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư Có ) hoặc: Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư Nợ ). Tổng quát lại, xem sơ đồ ” Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế TNDN.” Kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế 1.3.1 Phạm vi áp dụng : Chuẩn mực này quy định cho tất cả các loại thuế thu nhập bao gồm cả thuế thu nhập trong nước và ngoài nước và thuế sửa lại cũng như thuế thu nhập có liên quan sau khi trả cổ tức. 1.3.2 Phương pháp hạch toán: 1.3.2.1 Thuế kỳ hiện tại là khoản thuế phải trả hoặc có thể thu hối cho kỳ hiện tại. 1.3.2.2 Thuế chuyển hoãn là khoản thuế thu nhập phải trả hoặc có thể thu hồi trong các kỳ tương lai đối với: Phần chênh lệch tạm thời Kết chuyển các khoản lỗ thuế chưa thực hiện hết Kết chuyển các khoản khấu trừ thuế chưa thực hiện hết 1.3.2.3 Khoản chênh lệch tạm thời là những khoản chênh lệch giữa cơ sở tính thuế cho một khoản mục và giá trị ghi sổ của khoản mục đó, đó là: - Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế dẫn tới các khoản chịu thuế trong các kỳ tương lai, hoặc - Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn tới các khoản có thể được giảm thuế thu nhập phải trả trong các kỳ tương lai. 1.3.2.4 Cơ sở tính thuế cho một khoản mục là con số các cơ quan thuế xác định cho khoản mục đó để tính thuế. 1.3.2.5 Số dư thuế kỳ hiện tại cần được ghi nhận như sau: - Tăng nợ (tài sản) cho khoản thuế hiện hành chưa trả trong kỳ (trả thừa). - Lợi ích của việc giảm thuế do khoản lỗ thuế kết chuyển đựoc ghi nhận như một tài sản. 1.3.2.6 Nghĩa vụ thuế chuyển hoãn đựơc ghi nhận cho các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi nghĩa vụ này phát sinh từ: - Khấu hao lợi thuế thương mại không được giảm trừ để tính thuế hoặc - Việc ghi nhận ban đầu cho một tài sản hoặc một khoản nợ trong một giao dịch : + Không phải là một hợp nhất kinh doanh, và + Vào thời điển giao dịch không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận chịu thuế. 1.3.2.7 Tài sản thuế chuyển hoãn được ghi nhận đối với khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế giới hạn ở mức có khả năng chắc chắn thu hồi từ những khoản lợi nhuận chịu thuế trong tương lai. Một tài sản chuyển hoãn không được ghi nhận khi phát sinh từ: Việc ghi nhận ban đầu cho một tài sản Có hoặc Nợ trong một giao dịch mà : - Không phải là một hợp nhất kinh doanh, và - Vào thời điểm giao dịch không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận chịu thuế. 1.3.2.8 Một tài sản thuế chuyển hoãn được ghi nhận cho việc kết chuyển lỗ/ hoặc khấu trừ thuế chưa thực hiện, giới hạn ở mực có khả năng gần như chắc chắn thu hồi trong tương lai 1.3.2.9 Các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh khi giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư trong các công ty con, chi nhánh, đơn vị liên kết và liên doanh khác với cơ sở tính thuế của những khoản này. 1.3.2.10 Những nguyên tắc sau được áp dụng cho việc tính toán số dư thuế hiện tại và chuyển hoãn. - Các khoản nợ (tài sản) phải được tính theo số lượng phải trả (thu hồi) áp dụng thuế suất (và luật thuế) đã được ban hành rộng rãi trước ngày báo cáo. - Số dư thuế chuyển hoãn cần phản ánh được ảnh hưởng thuế liên quan đến cách thức thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ. - Các tài sản và nợ thuế hiện tại và chuyển hoãn được tính theo mức thuế suất áp dụng cho lợi nhuận chưa phân phối. - Ảnh hưởng thuế liên quan cho đến cổ tức được ghi nhận khi nghĩa vụ trả cổ tức được ghi nhận. - Không được phép chiết khấu. - Việc xem xét giảm giá tài sản phải được thực hiện đối với những tài sản thuế chuyển vào ngày lập bảng cân đối kế toán. 1.3.2.11 Thuế thực hiện và chuyển hoãn phải được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí và đưa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trừ khoản thuế phát sinh từ; - Một giao dịch hoặc một sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. - Một hợp nhất kinh doanh là giao dịch mua lại. 1.4 Kế toán thuế TNDN theo kinh nghiệm một số nước: 1.4.1 Kế toán thuế TNDN ở Mỹ Ở Mỹ các DN tính thu nhập chịu thuế theo biểu mẫu thuế TNDN. Các DN hầu hết không thể biết đích xác mức thuế TNDN phải nộp vào thời điểm lập báo cáo kế toán cuối niên độ bởi sự phức tạp của Luật thuế và bởi thời gian cần thiết để xác định số thuế chính xác sẽ kéo dài, thậm chí sang cả năm tiếp theo.Từ lý do này, khoản thuế TNDN phải nộp trên Báo cáo kết quả kinh doanh thường khác với chỉ tiêu thuế phải nộp. Do đó vào cuối niên độ kế toán, các DN nộp thuế TNDN theo ước tính và đề xuất được nộp bổ sung vào năm sau, sau khi xác định được chính xác số thuế phải nộp. 1.4.1.1 Tài khoản sử dụng : TK “ Thuế TNDN phải nộp “ TK này dùng để theo dõi số thuế phải nộp và số đã tạm nộp. Kết cấu TK như sau : Bên Nợ phản ánh số thuế TNDN đã nộp ( kể cả số đã tạm nộp và số nộp bổ sung nếu có ) Bên Có: phản ánh tổng số thuế TNDN phải nộp. Dư Có: phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp 1.4.1.2 Phương pháp hạch toán: - Cuối niên độ kế toán, xác định só thuế TNDN tạm phải nộp và đưa vào chi phí kinh doanh. Nợ TK “Chi phí thuế TNDN” Có tài khoản “ Thuế TNDN phải nộp “ Khi nộp thuế, kế toán ghi: Nợ TK “ Thuế TNDN phải nộp” Có TK “ tiền” - Khi xác định đựơc số thuế chính thức phải nộp, nếu phải nộp bổ sung ( nếu có) kế toán ghi: Nợ TK “ chi phí thuế TNDN ” Có TK “ tiền” 1.4.2 Kế toán thuế TNDN ở Pháp. Trong kế toán Pháp, các khoản thuế doanh nghiệp được tính vào chi phí 1.4.2.1 TK sử dụng để hoạch toán thuế TNDN. - TK 635: Thuế, đảm phụ và các khoản nộp tương khác: Thuế nghề nghiệp, thuế địa ốc, thuế doanh thu … - TK 445 Nhà nước - thuế doanh thu. 1.4.2.2 Phương pháp hạch toán: Nộp thuế theo định kỳ - Khi nhận được giấy báo của cơ quan thuế: Nợ TK635: thuế phải nộp Có TK 445: Thuế doanh thu - Từng kỳ nộp thuế, kế toán ghi: Nợ TK 445: Thuế doanh thu Có TK 531, 512: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hang PHẦN II: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thuế TNDN Trước xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào WTO, để nền kinh tế Việt Nam có thể hòa nhập với quốc tế, cần một cơ chế tài chính kế toán phù hợp. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán trên cơ sở kế thừa các chuẩn mực quốc tế và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh đất nước là yêu cầu cấp thiết. Cùng với xu hướng mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế, xu hướng mở rộng đa dạng hóa các hình thức, ngành nghề kinh doanh làm phát sinh ngày càng nhiều giao dịch phức tạp. Việc xác định các khoản doanh thu, chi phí cũng như thời điểm xácđịnh chúng trở nên phức tạp hơn. Vì thế, việc theo dõi các khoản chênh lệch là cần thiết để DN có thể theo dõi, quản lý tốt nguồn vốn của mình Trong nền kinh tế thị trường, các khoản thu của doanh nghiệp rất đa dạng phong phú, có lợi tức từ hoạt động kinh doanh, có khoản thu không phải từ hoạt động kinh doanh như các khoản thu về chuyển nhượng vốn, tài sản, chuyển giao công nghệ, bản quyền, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý nay đòi được, thu các khoản nợ phải trả nhưng không tìm được chủ nợ… Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đòi hỏi kế toán phải phản ánh vào sổ sách kế toán một cách trung thực, chính xác từ đó có thể xác định chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thanh toán thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Mục đích trước hết là để nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định, kế hoạch, chiến lược kinh doanh và phục vụ các đối tượng quan tâm khác. Cũng như các phần hành kế toán khác, kế toán thuế TNDN cần thiết phải được thực hiện nghiêm túc, đúng chế độ. Thuế TNDN phần nào phản ánh thực trạng của các DN trong kỳ kế toán, quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh đối với Nhà nước, thuế thu nhập góp phần đáng kể vào nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Đối với DN, việc thực hiện hạch toán thuế TNDN theo đúng quy định, xác định được phần thuế miễn giảm, nộp đúng, đủ, k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1266.doc
Tài liệu liên quan