Chế độ hưu trí & đời sống người về hưu ở huyện Thanh Oai - Tỉnh Hà Tây

Lời nói đầu ***** Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vĩ đại chưa từng có trong lịch sử đang dược phát triển với những tốc độ mong muốn, sự tiến bộ trong tất cả các các lĩnh vực khoa học. Số lượng tri thức tăng lên, kỹ thuật ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp. Kết quả là loài người đã bước sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của tri thức khoa học và kỹ thuật. Trong điều kiện XHCN, cách mạng khoa học kỹ thuật càng có triển vọng phát triển rộng lớn. Nền kinh

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chế độ hưu trí & đời sống người về hưu ở huyện Thanh Oai - Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế phát triển có định hướng đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần xây dựng đất nước thêm giầu mạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến đời sống của người lao động nhất là người lao động lâu năm về nghỉ hưu. Bởi vì chính họ là những người đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển tổ quốc trong những năm qua. Đảng và nhà nước ta đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống BHXH trong đố có quy định về chế độ chợ cấp hưu trí cho người lao động đã về hưu. Đặc biệt nhà nước tạo mọi điều kiện cho người về hưu có cuộc sống tốt nhất. Quán triệt tư tưởng và chính sách của Đảng và nhà nước, BHXH Hà Tây luôn làm tròn trách nhiệm của mình, chỉ đạo các phòng ban cấp dưới thi hành. Phòng BHXH Thanh Oai nằm dưới sự chỉ đạo của BHXH Hà Tây luôn đi đầu hưởng ứng và làm tròn chách nhiệm của mình trong việc thực hiện chế độ hưu trí và đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho những người về hưu trong huyện. Phần I Khái quát chung về BHXH I. Vai trò của BHXH đối với người lao động và người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường BHXH là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới. Từ khi ra đời BHXH đã thể hiện được vai trò của mình đối với người lao động và người sử dụng lao động. 1. BHXH đối với người lao động Trong XH khi nền sản xuất hàng hoá phát triển xuất hiện sự thuê mướn lao động . Xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động càng sâu sắc ở diện rộng ; trong quá trình thuê mướn lao động phát sinh một loạt vấn đề có liên quan. Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải ăn ở, đi lại … Để thoả mãn những nhu cầu đó con người phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho XH. Nhưng trong quá trình lao động con người không chỉ qặp thuật lợi mà đôi khi còn gặp rất nhiều khó khăn bất lợi; ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm …Khi rơi vào những trường hợp này các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên , thậm trí còn xuất hiện một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh, cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng… Vì vậy để tồn tại và ổn định cuộc sống của mình người lao động đã tham gia đóng BHXH và họ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ BHXH. BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi không may họ gặp những rủi ro bất chắc trong cuộc sống. Ngoài ra khi người lao động hết tuổi lao động về hưu mà có đủ các điều kiện được BHXH trợ cấp lương hưu để ổn định cho cuộc soóng tuổi già. BHXH góp phần kích thích người lao động tham gia hăng say sản xuất để tảo ra của cải vật chất cho XH từ đó làm tăng năng xuất lao động cá nhân và tăng năng xuất lao động XH. Qua đây ta thấy rõ BHXH có vai trò rất to lớn đối với người lao động và đối vói sự phát triển của XH. 2. BHXH đối với người sử dụng lao động Trước kia khi chưa có BHXH người lao động không may bị gặp rủi ro,bất chắc…không thể làm việc được thì họ phải nghỉ một thời gian.Trong thời gian nghỉ việc đó người lao động không được giới chủ (người sử dụng lao động) trả lương. Người lao động đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Những nhu cầu của họ không những không giảm mà lại còn tăng thêm.Trong khi đó tiền lương lại không được hưởng. Từ đó dẫn người lao động vào con đường cùng cực. Vì thế mâu thuẫn chủ thợ ngày càng diễn ra gay gắt. giới thợ liên kết đấu tranh đòi được hưởng quyền lợi trợ cấp khi không may khặp rủi ro… Những cuộc đấu tranh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất làm giảm năng xuất và chất lượng của sản phẩm. Do vậy nhà nước đã đứng ra làm trung gian điều hoà mâu thuẫ này bằng cách bắt buộc chủ và thợ mỗi bên đều phải đóng góp một phần tiền vào quỹ BHXH để trợ cấp cho người lao động để họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Từ khi có BHXH mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ đã được điều hoà. Giới chủ không phải lo lắng người lao động biểu tình bãi công. Từ đó người lao động sẽ yên tâm làm việc với năng xuất chất lượng cao. Tạo ra nhiều của cải vật chất cho giới chủ. Lợi nhuận màgiới chủ kiếm được sẽ ngày một nhiều hơn II. Bản chất của BHXH Bản chất của BHXH được thể hiện rõ ở những nội dung sau: BHXH là nhu cầu khách quan và đa dạng, phức tạp của XH, nhất là trong XH mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi quúc gia. Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ có đủ các điều kiện dàng buộc cần thiết. Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản… Đồng thờinhững biến cố đó diễn ra cả trong và ngoài quá trinh lao động. Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập chung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yêu của họ. Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Với những mục tiêu đó BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10-12-1948 trong đó ghi rằng: “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của XH có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, văn hoá và XH, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”. Xem xét bản chất của BHXH chúng ta hiểu được vai trò và chức năng to lớn của BHXH trong cuộc sống của người lao động nói riêng và của toàn XH nói chung. III. Chế đọ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH Chế độ hưu trí là một trong chế độ nằm trong hệ thống các chế độ BHXH được đặt ra và được coi là chế độ chủ yếu được quan tâm trong hẹ thống các chế độ BHXH. Vì khi đén tuổi phải nghỉ việc người lao động sẽ được nhận một phần tiền được gọi là lương hưu để trọ cấp cho họ ổn định và sinh sống bình thường. BHXH Việt Nam ra đời từ 1946 ngay sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công và đã trải qua nhiều lần điều chỉnh và sửa đổi. Năm 1946 chính phủ đã ban hành một lạot các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước (sắclệnh 29/SL ngày 11-3-1947, sắc lệnh 76/SL ngày 20-5-1950, sắc lệnh 77/SL ngày 22-5-1950) cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong hiến pháp năm 1959, hiến pháp này đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được hưởng trợ cấp BHXH quyền này được cụ thể hoá trong điều lệ tạm thời vè BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước ban hành kèm theo nghị đinh 218/CP ngày 27-12-1961 và điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo nghi định 161/CP ngày 30-10-1964. Trong suốt những năm kháng chiến chống sâm lược chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sông cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân sâm lược. Từ năm 1986 Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đỏi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự thay đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đỏi tương ứng về chisnh sách XH nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Hiến pháp năm 1992 có ghi rằng: “Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức nhà nước và người làm công ăn lương. Khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”. Trong văn kiện đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ cần đỏi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phàan kinh tế đều có nghĩa vụ đóng BHXH. Thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách nhà nước. Văn kiện đại hội Đảng VIII có ghi: “ Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ”. Các văn bản trên của Đảng và nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường. Ngay sau khi bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1-1-1995 chính phủ đã ban hành nghị định 12CP ngày 26-1-1995 về điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nghị định có quy định các điều khoản về chế độ hưu trí đối với người về hưu. Nội dung của các điều khoản được thể hiện như sau: 1. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc có một trong các điều kiện sau: - Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. - Nam đủ 55 tuổi, Nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại. + Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. + Đủ 15 năm công tác ở miền nam, ở Lào trước ngày 30-4-1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31-8-1989. 2. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại nội dung trên khi có một trong các điều kiện sau: - Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm. - Nam đủ 50 tuổi, Nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. - Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời) danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc,đặc biệt độc hại do Bộ Lao động Thương binh –XH và Bộ Y tế ban hành. 3. Quy định quyền lợi của người lao động khi được hưởng hưu trí hàng tháng a. Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đong BHXH năm sau: - Người lao động có thời gian đóng BHXH đến 15 năm tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm 1năm đong BHXH tính thêm 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. - Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại nội dung của điều khoản 2 thì cách tính lương hưu như quy định tại điểm thứ nhất của điều khoản này, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định tại mục thứ nhất và thứ hai của điều khoản 1 thì giảm 2% mức bình quân của tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH. Mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu. b. Ngoài lương hưu hàng tháng đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau: Từ năm thứ 31 trở lên mối năm 12 tháng đóng BHXH được nhận bằng một nửa mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH nhưng tối đa không quá năm tháng. c. Người lao động hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ BHXH trả. d. Người lao động hương lương hưu hàng tháng khi chết gia đình được hưởng chế độ tử tuất. 4. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại nội dung thứ nhất và thứ 2 của điều lệ thì được hưởng trợ cấp một lần cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng một tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. 5. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại nội dung thứ ba và thứ tư của điều lệ này quy định như sau: - Người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang lương, bảng lương do nhà nước quy dịnh thì tính bình quân ra quyền các mức tiền tháng làm căn cứ đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. - Ngưòi vừa có thời gian đống BHXH theo tiền lương tong các hệ thông thang lương, bảng lương do nhà nước quy dịnh vừa có thời gian đóng BHXH không theo các mức lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do nhà nước quy địnhthì tính bình quân ra quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian. 6. Người lao động đang hưởng lương hưu mà ở lại nước ngoài hợp pháp thì uỷ nhiệm cho nhân thân ở trong nước nhận lương hưu hàng tháng (giấy uỷ nhiệm có giá trị trong 6 tháng và phải có xác nhận của sứ quán Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó cư trú) Những nội dung trên đã được các cơ quan BHXH áp dụng khi tính lương hưu cho người lao động và xét để người lao động được hưởng trợ cấp lương hưu hàng tháng. Phần 2 Chế độ hưu trí và đời sống người về hưu ở huyện thanh oai i. Vài nét về BHXH huyện thanh oai 1. Thanh Oai là một huyện của tỉnh Hà Tây với diện tích 142km2, dân 19 vạn người (trong đó có trên 10 vạn lao động). Thanh Oai nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội nên rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế VH-XH. Ngày ay dưới đường nối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước, đặc biệt là sự lỗ lực phấn đấu trong việc xây dựng và phát triển huyện nhà của nhân dân. Thanh Oai đã trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển mạnh của tỉnh Hà Tây. Đi đôi với việc phát triển kinh tế là chính sách về XH để con người và XH cùng phát triển. Một trong những chính sách đó là chính sách về BHXH cho người lao động. Đã từ lâ chính sách này được huyện uỷ rất quan tâm bởi vì lo cho đời sông của người lao động trong huyện cũng chính là chăm lo cho nguồn lực của huyện. BHXH Thanh Oai là cơ quan thực thi nhiệm vụ trên. Chúng ta hiểu rằng BHXH là nơi đẻ người lao động gửi gắm quyền lợi của họ. Quyền trong việc hưởng chế dộ trợ cấp ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí… Vì vậy BHXH Thanh Oai hiểu rằng mình đang giữ một trong trách quan trọng, làm sao cho người lao động được hưởng chế dộ kịp thời đúng người đúng lúc để người lao động đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình họ. Những cán bộ nhân viên trong phòng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc mình đang làm. BHXH Thanh Oai luôn luôn lấy khẩu hiệu “Giỏi nghiệp vụ, ứng xử văn minh, tiếp dân lịch sự” là hàng động hàng ngày của cán bộ và nhân viên trong phòng. 2. Hoạt động của BHXH Thanh Oai trong những năm gần đây: Phòng BHXH Thanh Oai nằm dưới sự chỉ đạo của BHXH của tỉnh Hà Tây nên hoạt động theo sự chỉ đạo của BHXH Hà Tây.Từ khi hoạt động BHXH Thanh Oai luôn làm tròn trách nhiệm của mình đối với người lao động và đạt được những kết quả đangs kể trong công tác thu,chi BHXH . 2.1. Công tác thu,cấp và ghi sổ BHXH : a. Công tác thu BHXH BHXH Thanh Oai luôn luôn xác định công tác thu BHXH là một công tác trọng tâm, bởi vì có thu mới có chi mới đảm bảo tăng trưởng quỹ BHXH cho xã hội và giải quyết cho người lao động được hưởng các chế độ đúng, đủ,kịp thời .Vì vậy BHXH Thanh Oai có nhiều biện pháp thực hiện tốt công tác thu, do đó việc thu BHXH đã đạt được kết quả cao. Năm 2001 tổng số có 136 đơn vị với 4334 lao động tham gia BHXH ,so với năm 2000 tăng thêm một đơn vị và 362 lao động . Trong đó: +Cơ quan hành chính sự nghiệp có 98 đơn vị và 2646 lao động . +Doanh nghiệp Nhà nước có 8 đơn vị và 1160 lao động . +Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 25 đơn vị và 100 lao động . +Xã,thị trấn có 25 đơn vị với 428 lao động . -Năm 2001 tỉnh giao chỉ tiêu thu 4477 triệu đồng , đã thu được 4734 triệu đồng,so với kế hoạch tăng 5,7%. -Các đơn vị thực hiện tốt công tác thu là: khói các trường học (tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học, trung tâm hướng nghiệp đạy nghề, trung tâm chính trị), trung tâm y tế, văn phòng huyện uỷ, văn phòng UBND huyện, xí nghiệp giầy Phú Hà, Công ty Giống Vật nuôi Hà Tây, Trung tâm Thuỷ sản Thanh Thuỳ, UBND xã Cự Khê, Tam Hưng Xuân Dương, Bình Minh… b. Công tác cấp và ghi sổ BHXH Năm 2001 BHXH Thanh Oai đã tổ chức cấp sổ cho 410 lao động, tính đến nay đã có 3904 lao động được cấp sổ bằng 90%. Tiến hành ghi sổ cho người lao động khi có thay đổi về lương, phụ cấp, chuyển cơ quan làm việc được đúng đủ kịp thời. Còn 430 lao động chưa được cấp sổ BHXH chủ yếu do mới được tuyển dụng, mới làm hợp đồng. 2.2 Công tác chi BHXH a Năm 2001 BHXH Thanh Oai vãn giữ vững và phát huy truyền thống là đơn vị có công tác chi trả tốt của tỉnh Hà Tây. Công tác chi đã đảm bảo: đủ số, tận tay, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế dộ chính sách và tuyệt đối an toàn, chấp hành đúng nguyên tắc quy định về kế toán tài chính. - Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của kế toán cấp huyện. - Có đày đủ hệ thống, sổ sách biểu mẫu ghi chép, cập nhật kịp thời, só liệu chính xác đúng quy định. - Thanh quyết toán với cơ sở và tỉnh bảo đamr thời gian quy định và có chất lượng cao. - Thực hiện tốt công tác quản lý vốn, tiền mặt, tài sản. b. Kết quả công tác chi Tổng số BHXH Thanh Oai đã chi năm 2001 cho 50700 lượt người bằng 16190 triệu đồng. Trong đó : - Chi ngân sách Nhà nước cho 46890 lượt người bằng 14467 triệu đồng. - Chi quỹ BHXH cho 3810 lượt người bằng 1723 triệu đồng. - Trong tổng số tiền đã chi là 16190 triệu đồng thì : + Chi thường xuyên là 46555 lượt người bằng 15277 triệu đồng . + Chi một lần là 3172 người bằng 400 triệu đồng. + Chi ốm đau 642 người bằng 81 triệu đồng. + Chi thai sản 283 người bằng 416 triệu đồng. + Chi dưỡng sức 48 người bằng 16 triệu đồng. 2.3 Công tác quản lý chế độ, chính sách BHXH Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động đang làm việc, với các đối tượng đã nghỉ hưởng chế độ lương hưu, mất sức lao động, trợ cấp BHXH thường xuyên hàng tháng là một công việc hết sức quan trọng thể hiện bản chất tốt đẹp của chính sách XH của Đảng và Nhà nước ta, của chế độ ta. Vì Vậy BHXH Thanh Oai đã tập trung thực hiệ tốt công tác quản lý chế độ, chính sách BHXH. Có đầy đủ hồ sơ để quản lý đối tượng hưởng chế độ thường xuyên hàng tháng là 3909 người. Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách mớiđể cho các đối tượng hưởng đúng đủ và kịp thời. Thực hiện quy trình cải tiến hành chính “một cửa” trong việc giả quyết hưởng các chế độ BHXH cho người lao động thuận tiện nhanh chóng. 2.4 Công tác kiểm tra Kiểm tra là một công tác quan trọng đẻ thực hiện ttót chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua công tác kiểm tra giúp cho các đơn vị kể cả BHXH huyện khắc phục những thiếu sót, nhược điểm, chánh vi phạm chính sách pháp luật, các quy định nhằm hoàn thành suất sắc công tác BHXH. Vì vậy BHXH Thanh Oai rất côi trọng làm tốt công tác kiểm tra thường xuyên cũng như đột suất nên đạt được kết quả cao. Xây dựng chương trình kế hoặch kiểm tra năm 2001 và cụ thể từng tháng quý trong năm. Kiểm tra thu : tiến hành đến đơn vị kiểm tra sổ sách, biểu mẫu, chứng từ để thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời nên các đơn vị đã chấp hành tốt việc thu BHXH. Thường xuyên kiểm tra công tác ghi sổ nên năm 2001 chưa có vi phạm. Thường xuyên hàng tháng đi kiểm tra việc cấp tiền chi tra cho các đối tượng hưởng hàng tháng ở các xã, thị trấn, qua kiểm tra các đơn vị thực hiện tốt không có vi phậm phải xử lý. II. tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH Thanh Oai Được sự chỉ đạo và hướng dẫn của BHXH Hà Tây. Trong những năm qua BHXH Thanh Oai luôn đi đầu hoàn thành nhiệm vụ trên giao và làm tròn trách nhiệm đối với người lao động. Các chế độ mà người lao động được hưởng đặc biệt là chế độ hưu trí đối với người lao động về nghỉ hưu luôn được cán bộ nhân viên BHXH Thanh Oai quan tâm chú trọng thực hiện. Vì BHXH Thanh Oai luôn luôn coi rằng những người lao động đã đủ tuổi về hưu là những người đã cống hiến tuổi trẻ, tuổi thanh xuân và sức trẻ của mình cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nên khi hết tuổi lao động về nghỉ hưu họ phả được hưởng sự ưu tiên của XH, được hưởng một phần trợ cấp hàng tháng xứng đáng với công lao của họ. Quán triệt tư tưởng này cán bộ và nhân viên trong phòng BHXH Thanh Oai luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xét duyệt hồ sơ để khi người lao động về nghỉ hưu được nhận sổ hưu nhanh chóng, kịp thời được hưởng quyền lợi của mình. Mọi thủ tục xét duyệt hồ sơ của người lao động liên quan đến quá trình công tác, làm việc, đóng BHXH được cán bộ nhân viên trong phòng BHXH Thanh Oai thu thập nhanh chóng, chính xác, gọn nhẹ để trách phiền hà đi lại nhiều cho người lao động. BHXH Thanh Oai luôn luôn coi trọnh sự chính xác tinh tế trong công việc là hàng đầu nên việc xét duyệt đúng người, đung chế độ để người lao động được hưởng lương hưu kịp thời. Ngoài việc xét duyệt để thực hiện chế độ hưu trí cho người lao động, BHXH Thanh Oai luôn thực hiện tố công việc chi trả lương hưu hàng tháng cho người lao động đúng thời gian quy định, đúng người được an toàn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1658 đối tượng về nghỉ hưu. Trong đó: Bao gồm 25 xã và thị trấn (có 1609 đối tượng nghỉ hưu). 1 cơ quan huyện (có 49 đối tượng nghỉ hưu). Với số tiền chi trả lươg hàng tháng là: 657 463 306 đồng. Trong đó: - Số tiền chi trả lương hưu do Nhà nước đảm nhận là: 587 292 506 đồng. - Số tiền chi trả lương hưu do BHXH đảm nhận là: 70 170 800 đồng Với số tiền chi trả hàng tháng rất lớn như vậy đòi hỏi người cán bộ làm chính sách phải có tính trung thực, tinh thần trách nhiệm cao. Từ khi có nghị đinh 12CP của chính phủ và thông tin hướng dẫn thi hành điều lệ BHXH trong đó có điều lệ về chế độ hưu trí đối với người lao động. Người về hưu rất phấn khởi vì từ nay họ được hưởng quyền lợi của mình theo luật định. BHXH Thanh Oai luôn căn cứ vào luật định của chính phủ về BHXH để thực hiện chế độ hưu trí cho người lao động. Vì vậy cơ quan BHXH Thanh Oai luôn được người lao động tin yêu, kính trọng. Trong những năm qua không có một đơn vị nào khyếu lại về việc thực hiện chế độ hưu trí cho người lao động. Có những thành tích như vậy nên nhiều năm liền BHXH Thanh Oai được tặng bằng khen, danh hiệu là lá cờ đầu trong nghành BHXH của tỉnh. Nhiều lần được BHXH Việt Nam về thăm và tặng bằng khen. III. Đời sống người về hưu của huyện Thanh Oai 1. Đời sống vật chất luôn đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự duy trì, tồn tại và phát triển của con người. Đời sống vật chất là yếu tố quyết định tinh thần. a. Vấn đề thu nhập của người về hưu Đời sống vật chất bao gồm: ăn, mặc, đi lại… Tất cả những nhu cầu đó đều rất cần thiết, muốn thoả mãn nó con người phải có tiền bằng cách hoạt động lao động sản xuất. Với người về hưu họ đã cống hiến sức trẻ của mình cho công việc từ thời còn trẻ trung. Nay về hưu tuổi cao sức yếu hoặt dộng lao động sản xuất đêt tạo ra của cải vật chất cho XH của họ chỉ là thứ yếu. Thu nhập chính hàng tháng của họ là từ lương hưu. Thanh Oai là huyện làm nông nghiệp là chủ yếu nên người lao động ở huyện Thanh Oai khi về nghỉ hưu họ thường làm thêm công việc như: chồng vườn hoa, cây cảnh, chăn nuôi ( gà, lợn, cá…) công việc này đem lại thu nhập thêm đáng kể cho họ. Điển hình ở xã Bình Minh có bác Nguyễn Văn Tâm là cán bộ Nhà nước đã về nghỉ hưu với thâm niên công tác lâu năm, bác được hưởng trợ cấp hàng tháng là 650 ngàn đồng, với số tiền đó chi trả hàng tháng cho việc học hành, sinh hoạt của gia đình 7 nhân khẩu thì quả là thiếu thốn, không chịu bó tay với sự thiếu thốn đó bác đã đứng ra cùng vài anh em về hưu trong xã vay vốn ngân hàng đầu tư thầu đầm cá của xã. Là người năng động hăng say làm việc, chịu tìm tòi vì vậy hồ cá của bác hàng năm cho thu hoạch với sản lượng rất cao, với thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng. Nhờ đó mà gia đình bác thoát khỏi cảnh thiếu thốn và có của ăn của để, trông nhà bác chẳng khác gì nhà thành phố, ngôi nhà khang chang 3 tầng với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt (ti vi, tủ lạnh, video …), mọi người ai cũng đều kính nể và khâm phục bác. Qua gương làm giầu của bác Tâm chúng ta hiểu rằng thế hệ vừa về hưu ngày nay họ không phải là những người già cỗi, những người chỉ biết ngồi chơi để cuối tháng nhận tiền trợ cấp mà họ còn biết làm kinh tế gia đình giỏi. b. Vấn đề chi tiêu trong gia đình người về hưu Trong những năm gần đây với sự tăng trưởng và phát triển ổn định của nền kinh tế nước ta và chính sách ưu tiên cuả Nhà nước đối với người lao động lên mức thu nhập của người lao động ngày càng cao. Do vậy lương hưu của người về hưu cũng rất cao lên đời sống sinh hoạt của gia đình họ rất ổn định. Theo báo cáo của cán bộ điều tra XH học của huyện thì trên địa bàn huyện thì số hộ gia đình người về hưu chi tiêu như sau: Chi tiêu cho ăn uống chiếm 45%. Chi tiêu cho học hành chiếm 25%. Chi tiêu cho y tế chiếm 9,7%. Chi tiêu cho các khoản khác chiếm 20,3%. Qua số liệu trên đã cho ta thấy việc chi tiêu cho ăn uống trong gia đình người về hưu là chiếm phần lớn 45%, điều này cũng dễ hiểu vì bưa ăn hàng ngày là quan trọng nhằm tái sản xuất sức lao động của con người. Người về hưu rất quan tâm đến việc học hành của con cái nên họ đầu tư kinh phí cho việc học hành của con. Mức chi tiêu cho việc học hành là tương đói lớn nó chiếm 25% trong tổng số chi tiêu. Người về hưu là những người đã có tuổi, trái nắng trở trời ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, việc chăm sóc y tế thường xuyên là cần thiết đối với người về hưu, họ đã sử dụng một phần thu nhập của mình cho việc khám chữa bệnh, thuốc thang nhằm ổn định sức khoẻ tuổi già. Ngoài những khoản chi tiêu cần thiết đó thì còn có những khoản chi tiêu khác như chi tiêu cho quan hệ XH hiếu, hỉ, thăm hỏi họ hàng ốm đau… Với cuộc sống sôi động hiện nay thì số tiền chi tiêu cho những khoản này cũng rất quan trọng và không nhỏ. Đó là việc làm cần thiết của mỗi gia đinh, nó thể hiện đời sống tình cảm của dân tộc ta. Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy hiện nay trên 80% số hộ gia đình hưu trí có mức thu nhập cao hơn mức chi tiêu như vậy. Các khoản chi tiêu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày luôn được đảm bảo, khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu về chi tiêu cũng tăng lên tạo cho đời sống của người về hưu ngày một nâng cao. c. Tiện nghi sinh hoạt và những phươngtiện đi lại của gia đình người về hưu Để phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người thì con người phải có phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, những thứ đó cho ta thấy mức sống và tài sản của gia đình người về hưu. Qua điều tra 498 gia đình hưu trí trong huyện ta có kết quả như sau : Đơn vị tính Tiện nghi sinh hoạt Phương tiện đi lại Đài Ti vi Video Xe đạp Xe máy Cái (chiếc) 490 450 120 498 270 Tỉ lệ % 98.4 90.4 24 100 60 Nhìn bảng trên ta thấy hàu như gia đình nào cũng có ti vi điều này dễ hiểu vì đây là phương tiện chuyền thông, giải trí quan trọnh trong từng gia đình. Các phương tiện tham gia vào quá tình lao động sản xuất và các hoạt động khác của con người. Con người cần phải đi lại vì vậy những phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp là rất cần thiết. Xe đạp chiếm 100% trong các gia đình người về hưu, xe máy chiếm 60%. Qua khảo sát số liệu trong bảng báo cáo tổng kết của BHXH Thanh Oai ta thấy thu nhập của người về hưu là rất cao. Cả phần thu nhập ngoài lương hưu và lương hưu của họ chung bình từ 500 ngàn đồng trở lên. d. Vấn đề nhà ở của người về hưu Nhà ở là nhu cầu cần thiết và tối thiểu của mỗi gia dình nói chung và người về hưu nói riêng. Mọi sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ… của con người đều diễn ra trong ngôi nhà của mình. ở đây chất lượng và quy mô nhà ở la tiêu chí đánh giá đời sống vật chất của mỗi gia đình người về hưu. Nhìn chung đa số hộ gia đình người về hưu có nhà ở khang trang sạch đẹp, nhiều gia đình có thu nhập cao đã xây dựng được nhà cao tầng với kiểu cách kiến trúc rất hiện đại. Qua ngiên cứu về đời sống vật chất của người về hưu trong huyện ta có thể thấy dằng trong những năm gần đây cùng với sự thay da đỏi thịt của đất nước thì đời sống của người về hưu càng được nâng cao. Điều đó một phần nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra những chính sách XH ưu tên đối với người lao động khi về nghỉ hưu, điều đó đã giúp họ có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tin vào đường lối mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. 2. Đời sống tin thần của người về hưu trong huyện Đời sống tinh thần được hiểu là những vấn đề như học tập, vui chơi, giải trí… Các hoạt động trong các tổ chức XH đem lại sự vui vẻ về tâm tư tình cảm của con người. Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có bước phát triển nhanh chóng, ổn định và với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta nên đời sống tinh thần của người về hưu ở nước ta nói chung và người về hưu ở huyện Thanh Oai nói riêng là rất cao. Trong tâm tư tình cảm của mình người về hưu luôn muốn dành phần còn lại của cuộc đời mình để phục vụ có ích cho XH. Họ không muốn rằng khi họ về hưu thì họ là kẻ ăn bám XH và họ sẽ không chịu được sự buồn tẻ khi phải ngồi chơi xơi nước. Hiểu được tâm lý này của người về hưu Đảng bọ và chính quyền địa phương luôn chăm no tạo mọi điều kiện tố nhất để người về hưu tham gia vào các phong trào của địa phương. Nhiều xã trong huyện đã thành lập câu lạc bộ của những người về hưu (câu lạc bộ hưu trí) mỗi tuần họp một lần trong những buổi họp có toạ đàm về tình hình kinh tế, chính trị XH của địa phương, đất nước và trên Thế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0134.doc
Tài liệu liên quan