Chế độ bảo hộ về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá

A : Lời mở đầu Bước sang thiên niên kỷ mới, các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau bởi quy luật khách quan có tính chất thời đại, và nhân loại đã toàn cầu hoá không chỉ trong một lĩnh vực mà trong hầu hết các lĩnh vực thiết yếu của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường, lưu thông trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng với nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau, để đáp ứng nhu cầu của con người Việt Nam với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới v

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chế độ bảo hộ về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phát triển nền kinh tế thị trường, ngày nay đã mở rộng được quan hệ với hầu hết các nước, tham gia hầu hết các chế định thương mại, mở quan hệ Việt - Mỹ tiến tới gia nhập WTO… Trong tiến trình hội nhập kinh tế, đầu ra của các sản phẩm Việt Nam đã khá rộng, các doanh nghiệp muốn nâng cao vị trí của mình trong thị trường thì họ phải đưa hàng hoá của mình ra thị trường và được người sử dụng chấp nhận bằng chính thương hiệu của mình. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thiết yếu ngày càng được nâng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu của mình. Một doanh nghiệp phát triển hay đứng vững trên thị trường hay không là do thương hiệu của doanh nghiệp đó có nổi tiếng hay không. Bởi vậy, xây dưng thương hiệu đang là một trong nhưng hoạt động sôi nổi nhất của đời sống kinh tế Việt Nam thời gian gần đây. Song song với việc xây dựng thì việc bảo vệ và phát triển thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng khi cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đang ngày một quyết liệt hơn bởi họ hay lạm dụng và nạn nhãn hiệu giả đang diễn ra rất nhiều, nên việc bảo hộ hiệu quả các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng đã trở nên bức thiết.Việc bảo hộ này sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và chống lại nạn sản xuất và buôn bán hàng giả nằm bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Cuộc chiến để bảo vệ thương hiệu trên thị trường đang diễn ra với quy mô ngày càng rộng lớn, việc bảo hộ tốt các nhãn hiệu cũng là tiền đề cho Việt Nam sớm gia nhập tổ chức WTO… Một câu hỏi lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm lời giải đáp, đó là làm thế nào để bảo vệ được quyền sở hữu về nhãn hiệu hàng hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá. Đây là vấn đề ta cần đi sâu tìm hiểu nội dung của vấn đề theo góc độ luật học. Vì vậy đề tài tôi chọn để nghiên cứu là: “Ché độ bảo hộ về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá”. Đề án này được sự giúp đỡ của thầy giáo: Phạm Văn Luyện tôi xin chân thành cảm ơn thầy và mong được sự góp ý phê bình của thầy. B. Nội dung: I. Một số vấn đề của pháp luật liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá 1. Những quy định chung về nhãn hiệu hàng hoá . 1.1.Nhãn hiệu hàng hoá là gì? Cùng với sự phát triển của xã hội loài người là lịch sử quá trình cách mạng không ngừng về sản xuất và lực lượng sản xuất mà ở đó kỹ thuật không ngừng đổi mới và tiến bộ bằng những sáng kiến, sáng chế phát minh. Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu trí tuệ nó bao gồm cả sở hữu công nghiệp, và quyền sở hữu công nghiệp nó lại bao gồm cả quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá… Như vậy nhãn hiệu hàng hoá là một đối tượng của sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ và quy định trong điều 785 của bộ luật dân sự Việt Nam. “Nhãn hiệu hàng hoá” là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Trên thị trường, khi có nhiều người cùng sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá cùng loại thì nhãn hiệu hàng hoá giúp cho người tiêu dùng phân biệt được hàng hoá đó do ai sản xuất. Tại điều1.2 Nghị định 06/2001NĐ- CP ngày 01/02/2002 của Chính phủ có quy định: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu hàng hoá tương tự nhau do cùng chủ thể đăng ký để dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự nhau có liên quan tới nhau và trùng nhau do đó cùng có một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được dùng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi. Một doanh nghiệp có thể sản xuất một số mặt hàng và sử dụng một nhãn hiệu sản phẩm, đó là nhãn hiệu liên kết. Ví dụ như sản phẩm của hãng ESSANCE bao gồm có nhiều loại như ;sữa rửa mặt, kem làm trắng, son… được nhiều người tiêu dùng biết đến rộng rãi và nó rất nổi tiếng trên thị trường Việt Nam hiện nay. Về phương diện pháp lý, như chúng ta đã biết nhãn hiệu hàng hoá không chỉ có giá trị tinh thần đối với chủ nhãn hiệu hàng hoá mà nó còn có giá trị vật chất vì nó mang lại cho chủ của nó ưu thế trên thị trường một khi nó được nhiều người biết đến. Mặt khác, nhãn hiệu còn là một động sản, nhưng nó là một tài sản đặc biệt, nó là một tài sản vô hình. Chủ sở hữu là người duy nhất có quyền sử dụng và chuyển quyền sử dụng nó. 1.2.Các dấu hiệu của nhãn hiệu hàng hoá. 1.2.1 Các dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu hàng hoá. Theo điều 6.1 nghị định 63/ CP ngày 24/ 10/ 1996 của Chính phủ có quy định : Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được được công nhận theo Điều 785 BLDS nếu có đầy đủ các điều kiện sau: - Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo để nhận biết và không phải là dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều này (dấu hiệu này không được nhà nước bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hoá ). - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ ở Việt Nam - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hoá nêu trong yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã nộp cho cơ quan thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn. - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã kết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 6 năm. - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi. - Không trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc tên gọi xuất xứ thương mại được bảo hộ. - Không trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn. - Không trùng với một hiện tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ người đó cho phép. Dấu hiệu làm nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, là hình ảnh hay sự kết hợp của từ ngữ và hình ảnh. Mỗi cách sử dụng đều được quy định riêng. * Nhãn hiệu hàng hoá bằng từ ngữ : Nhãn hiệu có thể là các từ ngữ, có ý nghĩa hay không , nó lôi kéo sự chú ý của quần chúng do mắt thấy tai nghe .Đó có thể là họ, tên hiệu, địa danh, chữ …. Nhãn hiệu có thể là tên họ của chính người đăng ký hoặc người thứ ba . Nếu là tên họ của chính người đăng ký thì cần phân biệt theo luật họ tên của một người là một quyền lợi thuộc về nhân thân của người đó, được pháp luật bảo vệ, không thể chuyển nhượng được và không bị thời hiệu tiêu diệt, khi tên trở thành nhãn hiệu nó trở thành một yếu tố vô hình của cửa hàng thương mại, nó mất đi tính cá nhân và nó chịu sự chi phối về những quy định về nhãn hiệu hàng hoá. Còn nếu nó là họ tên của người thứ ba được lựa chọn một cách hữu ý hay vô hình khi đó các qui tắc về bảo vệ họ tên sẽ được áp dụng, người này có thể phản kháng nếu có lợi ích. Tên địa lý có thể được sủ dụng làm nhãn hiệu, tuy nhiên cần phải phân biệt với tên gọi xuất xứ hàng hoá .Tên gọi xuất xứ hàng hoá là một nguồn lợi tập thể của các nhà sản xuất tại một địa phương . * Nhãn hiệu bằng hình ảnh : Nó có tác dụng lôi kéo người tiêu dùng qua thị giác , hình ảnh bao gồm hình vẽ, hiện tượng đồng thời là tác phẩm nghệ thuật nên có thể được bảo hộ bởi các quy định về quyền tác giả . * Nhãn hiệu bằng từ ngữ và hình ảnh kết hợp : có thể bao gồm từ ngữ hình ảnh kết hợp , trong trường hợp này sự bảo hộ được áp dụng cho cả hai thành phần Có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhãn hiệu bằng hình ảnh và nhãn hiệu bằng từ ngữ . 1.2.2. Dấu hiệu không được dùng làm nhãn hiệu hàng hóa Điều 6.2 Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của chính phủ qui định về các dấu hiệu không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá : - Dấu hiệu không có khả năng phân biệt như : hình vẽ đơn giản , chữ số , chữ cái . - Tên gọi , biểu tượng thông thường của hàng hoá đã được sử dụng rộng rãi , thường xuyên . - Dấu hiệu làm hiểu sai lệch , gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ , tính năng , công dụng , chất lượng , giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ . - Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng , dấu kiểm tra dấu bảo hành cuat Việt Nam , nước ngoài và các tổ chức quốc tế - Dấu hiệu , tên gọi ( bao gồm cả ảnh , tên , biệt hiệu , bút danh , hình vẽ , biểu tượng giồng hoặc tương tự với mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ , quốc huy , lãnh tụ , anh hùng dân tộc , danh nhân , địa danh , các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan , người có thẩm quyền tương ứng cho phép . 1.3. Chế tài đối với các điều kiện về giá trị nhãn hiệu hàng hoá Các điều kiện về giá trị của nhãn hiệu bị chế tài bằng sự vô hiệu , tuỳ theo sự vi phạm , sự vô hiệu có thể là tuyệt đối hay tương đối . Vô hiệu tuyệt đối : Trong trường hợp dấu hiệu sử dụng không được dự liệu bởi pháp luật hay bị pháp luật cấm , các dấu hiệu trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội, dấu hiệu có tính lừa dối ngươi tiêu dùng .Bất cứ ai có lợi ích cũng có thể nêu lên sự vô hiệu hoặc têu cầu Toà án tuyên bố. Vô hiệu tương đối: Trong trường hợp dấu hiệu lựa chọn xâm phạm quyền đã được xác lập trước của người thứ ba đối với dấu hiệu. Theo nguyên tắc chung, chỉ riêng người thứ ba có quyền lợi bị xâm phạm mới có quyền nêu lên sự vô hiệu của nhãn hiệu Sự vô hiệu được nêu lên ở ba thời điểm : Vào lúc nộp đơn đăng ký,cục sở hữu công nghiệp có thể từ chốiđăng ký nhãn hiệu mà cơ quan này cho là không hợp pháp và không cá biệt ; hai làkhi cơ quan của người thứ ba gửi đến cục sở hữu công nghiệp phản kháng việc đăng ký nhãn hiệu hoặc yêu cầu đình chỉhiệu lực đăng ký nhãn hiệu ; ba là trong một vụ kiện trước toà án liên quan đến nhãn hiệu . 1.4. Phân biệt sự khác nhau giữa nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hàng hoá cần được phân biệt để tránh sự nhầm lẫn và ngộ nhận khi ghi nhãn snả phẩm, đồng thời để tôn trọng đầy đủ các quy định về sở hữu công nghiệp .Nó có những điểm khác nhau cơ bản như: 1.4.1. Về khái niệm “Nhãn hiệu hàng hoá” theo luật dân sự 1995 : Nó là dấu hiệu bằng hình, chữ hoặc hình chữ kết hợp được thể hiện bằng nhiều màu sắc. “Nhãn hàng hoá” theo giải thích trong quyết định 178/1999/QĐ-TTG ngày 30-08-1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế ghi nhãn hàng hoá: là nhãn chứa các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá, làm căn cứ để chọn mua và giúp cơ quan chức năng thục hiện kiểm tra giám sát.Có 8 nội dung bắt buộc phải có trong nhãn hàng hoá: -Tên hàng hoá -Tên, địa chỉcủa thương nhân chịu trách nhiệm hàng hoá -Định lượng của hàng hoá thành phần cấu tạo -Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu -Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản -hướng dẫn bảo quản, sử dụng -Xuất sứ của hàng hoá(Đối với hàng xuất, nhập khẩu) Về thực chất nhãn hàng hoá cũng chính là nhãn sản phẩm vãn được dùng trong đăng ký chất lượng sản phẩm sản Như vậy, nhãn hàng hoá chỉ thực hiện chức năng thông tin về hàng hoá cho người tiêu dùng, còn “nhãn hiệu hàng hoá” lại thực hiện chức năng phân biệt hàng hoá từ các nhà sản xuất khác nhau 1.4.2. Về cách sử dụng xuất phát từ chức năng của mình, một “nhãn hiệu hàng hoá” có thể được dùng chung cho toàn bộhoặc từng loại hàng hoá của một chủ nhãn hiệu hàng hoá cũng luôn đặt ở một vị trí dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hoá.Còn các nhãn hàng hoá dùng cho từng loại hàng hoá, lô, loạt hàng hoá khác nhau. Túc là một sản phẩm đều có riêng nhãn hàng hoá của mình 1.4.3. Về quản lý Nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký bảo hộ thêo bộ luật dân sự 1995 và nghị định63/CP của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp “Nhãn hàng hoá”được điều chỉnh theo quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu ban hành thao quyết định 178/TTG ngày 30-08-1999 của thủ tướng chính phủ Cần chú ý, khi sử dụng một nhãn hàng hoá không được gây động chậm đến các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ như là: _ Một nhãn sản phẩm dùng thêm tên người ,vật, sự việc trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ của người khác _ Một nhãn sản phẩm ngoài các nội dung bắt buộc có khi chứa một số nội dung có thể phương hại đến quyền của một nhãn hiệu hàng hoá hoặc một kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của người khác. Những vấn dề trên cần được các nhà sản xuất và các nhà quản lý lưu ý khi tạo nhãn hàng hoá hoặc đăng kí, quản lý nhãn hàng hoá để tránh các vi phạm về sở hữu công nghiệp có thẻ nảy sinh ra. 2. Tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hoá 2.1. Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá . Trong nền kinh tế thị trường nhãn hiệu đã trở thành một bảo đảm về xuất xứ của sản phẩm hay dịch vụ. Với người tiêu dùng, nó xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trác nhiệm. Nó là một công cụ nhan chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối với quyết định mua sản phẩm cuả khách hàng, đó là một tài sản trong sản nghiệp của thương nhân giúp họ lôi kéo và giữ khách hàng. Với nên kinh tế như hiên nay, quy luật thị trường buộc người làm ăn phải tạo dựng một chỗ đứng riêng, một nhận dạng, một cá tính riêng trên các sân chơi ngày càng đông đảo và cũng nhiều cạnh tranh, va chạm . Trên bình diện kinh tế nhãn hiệu được coi là biểu tượng của kinh tế, ngày nay ở thời đại mà kỹ nghệ quảng cáo phát triển không ngừng thì đương nhiên vai trò nhãn hiệu ngày càng quan trọng. Nhãn hiệu được bổ trợ đắc lực bởi quảng caó, là mtj yếu tố thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Nhãn hiệu là công cụ của cả một chíên lược trong việc tổ chức các thịu trường và cácmạng lưới phân phối. Thương hiệu là một loại tài sản có giá trị kinh tế bởi như khi hãng xe DODGE (Hoa Kỳ) được bán năm 1924 với giá 146 triệu USD thì 76 triệu USD là giá nhãn hiệu, năm 1980 nhãn hiêu Cocacola được định giá là 3 tỷ USD . Với vai trò nhãn hiệu hàng hoá như vậy, doanh nghiệp muốn làm tốt việc chuyển nhượng, định giá trên thị trường thì cần phải xem xét việc định gía thương hiệu . 2.2. Định giá thương hiệu Trong bối cảnh cạnh tranh phức tạp, hàng hoá ngày càng đa dạng,người tiêu dùng luôn bị nhiễu thông tin, rât khó nhận ra sự khác biệt của các sản phẩm .Các nhà định giá thương hiệu đã đặt ra 7 yếu tố để xác định: - Thị phần được coi là yêu tố xem xét về uy tín của thị phần thương hiệu.Thương hiệu có thị phần cao nhất thì được điểm thị phần cao nhất . - Sự ổn định: Thương hiệu duy trì được sự ưa chuộng và lòng trung thành của khách hàng trong thời gian dài thì có giá trị nhiều hơn thương hiệu nhiều biến động. - Thị trường: Thương hiệu ở thị trường này có thể tạo nhiều giá trị hơn thương hiệu ở thị trường khác do khả năng tạo ra doanh số tốt hơn. - Tính quốc tế có mặt trên thị trường thế giới sẽ có giá trị hơn thương hiệu quốc gia hay khu vưc co khả năng phát triển thị trường tốt hơn. - Xu hướng: Do là khả năng của một thương hiệu duy trì tình trạng hiện có trong tư tưởng người tiêu dùng. - Sự hỗ trợ: Thương hiệu được quản lý và hỗ trợ liên tục bởi công ty trong thời gian dài có giá trị hơn thương hiệu mà không có sư đầu tư từ đầu hay có đàu tư nhưng la đầu tư nhỏ,lẻ,không có tổ chưc. - Sự bảo hộ: Yếu tố này liên quan đến vấn đề pháp lý,thương hiệu đăng ký độc quyền và được bảo hộ có giá trị cao hơn cac thương hiệu đang bị tranh chấp. Thương hiệu có giá trị cao là thương hiệu có thể giúp người sở hữu nó tạo ra lơi nhuận tốt nhất.Việc định giá thương hiệu có một tính chất tương đối,thương hiệu có một sức mạnh nhất định có tầm quan trọng nhất định và giá trị của thương hiệu được đánh giá bởi chính thị giác người tiêu dùng. Nhận thức được vai trò của thương hiệu trong chiến lược sản phẩm,doanh nghiệp phải có kế hoạch để không những gây dựng được một thương hiệu có giá trị cao tronglòng người tiêu dùng mà còn phải bảo vệ và phát triển nó bền vững bên cạnh sự cạnh tranh không khoan nhượng của cac doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trên thị trường. II - Luật quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá. 1-Công ước Pari . Ta xem xét các điều khoản của công ươc liên quan dến nhãn hiệu hàng hoá. 1.1. Đồng hoá công dân các nước tham gia với người bản xứ: Đây là một nguyên tắc cơ bản của Công ước.Người nước ngoài là công dân của nước tham gia Công ước. Có thể nộp đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và được hưởng sự bảo hộ của pháp luật giống như một công dân Việt Nam. Tuy nhiên,nguyên tắc này nhiều khi cũng không mang lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu của một sự bảo hộ đày đủ, nhất là pháp luật ủa các nươc thành viên coong ước đẻ có thể cung cấp một sự bảo hộ thoả đáng. Do đó Công ước đề ra một số các quy tắc có hiệu lực bắt buộc đối với các nước thành viên ngoài các quy định của pháp luật quốc nội. 1.2. Thời hạn ưu tiên. Theo điều 4c Công ước, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại một nước thành viên sẽ làm khởi lưu một thời han ưu tiên là tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên .Mọi hành vi sử dụng hoặc đăng ký thực hiện trong thời hạn đó sẽ không đối kháng với người nộp đơn đầu tiên, người này có thời hạn 6 tháng để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình tại một quốc gia thành viên khác mà không sợ đơn sẽ bị bác bỏ vì nhãn hiệu không mới mẻ. 1.3. Việc khai thác nhãn hiệu. Theo điều 5c Công ước, nếu một quốc gia thành viên dự liệu sự khai thác bắ buộc nhãn hiệu thì chưng nhận đăng ký chỉ có thể bị thu hồi sau môt thơi hạn hợp lý.Thời hạn này tại Việt Nam là 5 năm . Công ước còn sự liệu các lý do chính đáng về việc không khai thác nhãn hiệu . Điều 5d Công ước dự liệu rằng một sản phẩm có nhãn hiệu phải được bảo hộ dù rằng chữ “ Nhãn hiệu đã đăng ký” không được ghi trên sản phẩm 1.4. Tính độc lập của nhãn hiệu Điều 6 Công ước dự liệu rằng các điều kiện đăng ký nhãn hiệu được ấn định bởi các Luật quốc gia nơi đăng ký ; Việcđăng ký này không thể bi từ chối với ly do rằng nhãn hiệu đã không dược đăng ký hay ra hạn tại nguyên xứ . Một khi đã được đăng ký tại một nước thành viên Công ước, nhãn hiệu có tính độc lập với nhãn hiệu gốc hoặc các nhãn hiệu đã được đăng ký tại các nước thành viên khác. Ngoài ra Công ước xác định rằng việc ra hạn hiệu lưc nhãn hiệu tại nguyên xứ không khiến chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải ra hạn đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia thành viên khác mà nhãn hiệu đã dược đăng ký. 1.5. Đăng ký y nguyên nhãn hiệu. Điều 6 Công ước đặt nguyên tắc là một nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nguyên xứ phải đựơc chấp nhận cho đăng ký y nguyên tại các nước thành viên .Nguyên xứ ở đây được hiểu là nước thành viên Công ước nơi người đó yêu cầu đăng ký nhãn hiệu có cơ sở kỹ nghệ hay kinh doanh thực sự , nếu không có cơ sở thì quốc gia gốc la nước nơi người đăng ký thường trú, nếu không có nơi thường trú thì là nước người đó mang quốc tịch nếu nước này là thành viên công ước. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng nếu : - Nhãn hiệu vi phạm quyền lợi của người thứ ba tại nước mà đơn yêu cầu đăng ký đã được nộp. - Nhãn hiệu có tính cách mô tả hoặc chỉ chủng loại . - Nhãn hiệu trái với đạo đức xã hội và trật tự công cộng. - Nhãn hiệu có khả năng lừa 2. Thoả ước Madrid Thoả ước Madrid được ký kết theo một cuộc hội nghị tại thành phố Madrid năm 1981. Nội dung của thoả ước là thiết lập một thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Thoả ước được tu chỉnh tại Bruxelles năm 1990, tại Washington năm 1911, tại Lahaye năm 1925, tại London năm 1934, tại Nice năm 1957, tại stockhohm năm 1967. Mụch đích chủ yếu là đơn giản hoá việc đăng ký nhãn hiệu và từ đó giảm chi phí cho người nộp đơn. 2.1. Thủ tục. Đương sự trước hết phải nộp đơn tại nguyên xứ và đơn này phải được dăng ký, điều này đòi hỏi thời gian và các điều kiện quy định Cơ quan liên hệ tại nguyên xứ sẽ thực hiện một thủ tục quốc tế tại OMPI( văn phòng quốc tế về sở hữu công nghiệp ) và đồng thời xác nhận nhãn hiêu đã được đăng ký hợp lệ Nguyên đơn phải nộp trực tiếp cho OMPI và lệ phí cho thời gian là 10 hay 20 năm tuỳ theo số lượng các hạng mục mà họ yêu cầu được bảo hộ.Và OMPI công bố nhãn hiệu vào danh mục các nhãn hiệu quốc tế với ngày tháng đăng ký Một giấy chứng nhân đăng ký nhãn hiệu quốc tế được gửi cho cơ quan liên hệ tại nguyên xứ và cơ quan này chuyển cho đương sự. Sáu tháng trước khi nhãn hiệu quốc tế hết hiệu lực, OMPI gửi cho người nộp đơn cáo tri hết hạn, người này muốn gia hạn chỉ cần nộp lệ phí OMPI chỉ kiểm tra nhãn hiệu về hình thức, hồ sơ chưa đầy đủ, lệ phí chưa đóng. Nếu bị từ chối người nộp đơn có ba tháng để điều chỉnh. Sau khi đăng ký nhãn hiệu, OMPI thông báo ngay cho các cơ quan yại các quốc gia liên hệ. Các quốc gia này có thể chiếu theo luật quốc nội của họ, chấp nhận hay từ chối nhãn hiệu trong những điều kiên được dự liệu bởi Công ước Paris, cho việc từ chối đăng ký y nguyên nhãn hiệu đã được xét ở trên Mọi sự thay đổi liên hệ đến nhãn hiệu cơ sở(huỷ bỏ hay chuyển nhượng) phải được thông báo cho OMPI, cơ quan này sè thông tri lại cho các quốc gia liên hệ và công bố trên tập san “nhán hiệu quốc tế”. Các sự thay đổi này chỉ có hiệu lực với nhán hiệu quốc tế trong 5 năm đầu tiên ngay sau ngày đăng ký(Sau 5 năm sự đăng ký quốc tế trở thành độc lập đối với dự đăng ký cơ sở) 2.2. Nghị định thư ngày 27/06/1898 về thoả ước Madrid Điều 1 nghị định thư quy định các quốc gia thành viên của nghị định thư dù rằng không phải là thành viên của thoả ước Madrid cũng đuợc đối xử như là thành viên của thoả ước này. Như vạy mục đích của nghị định thư là nới rộng phạm vi áp dụng của thoả ước Madrid Ngoài ra, nghị định thư còn đem lại 4 điều cải cách đối với thoả ước: -Việc đăng ký quốc tế thực hiện không những trên cơ sở các sự đăng ký quốc gia mà còn có thể trên cơ sở đơn xin đăng ký quốc gia. Lợi ích là: tại một số quốc gia việc đăng ký nhiều khi đòi hỏi một thời gian lâu trong khi nguời nộp đơn thì muốn nhãn hiệu của mình được nhanh chóng bảo hộ tại nươc ngoài - Mọi quốc gia ký kết đều có quyền tuyên bố thời hạn từ chối bảo hộ là 18 tháng thay vì một năm .Lý do của việc gia hạn này là đối với một số quốc gia đơn xin bảo hộ phải được kiểm tra kỹ lưỡng và phải được công bố để người thứ ba có thể phả kháng, do đó thời hạn một năm qua ngắn. - Các cơ quan quốc gia liên hệ có tên được nêu trong đơn xin đăng ký quốc tế, được quyền thu phí cho việc đăng ký quốc tế - Một sự đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ có thể được đỏi thành đăng ký quốc nọi tại mỗi quốc gia chỉ định . Lý do là áp dụng cơ chêd của thoả ước Madrid có thể dẫn đến sự bất công: sự đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ nếu sự đăng ký cơ sở thôi, chứ không được dự liệu bởi pháp luật của các quốc gia đượ chỉ định khác III. Quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá 1. Cơ sở bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá 1.1.Đơn yêu cầu bảo hộ Theo điều 14.2 Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 quy định những ngưòi có quyền nộp đơn yeu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là: - Cá nhân hay pháp nhân , các chủ thể khác tiến hành các hoạt động sản xuất hay dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá dùng cho sản phẩm do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. - Cá nhân , pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt dộng thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất ( nhãn hiệu thương mại) với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên - Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể đó . Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được nộp cho cục sở hữu công nghiệp Theo điều 15 nghị định 63/ CP ngày 24/10/1996 quy định cá nhân, pháp nhân , các chủ thể khác của Việt Nam có thể trực tiếp hoặc gián tiếp uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn . Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên của Công ước Paris hoặc các nước ký kết với Việt Nam các thoả thuận bảo hộ lẫn nhau hoặc cùng chấp nhận nguyên tăc có đi có lại trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp , thực hiện việc nộp đơn như sau: Cá nhân nước ngoài mà thường trú tại Việt Nam , có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịng vụ đại diện sở hữu công nghiệp ; cá nhân, pháp nhân nước ngoài không ở các trường hợp kể trên chỉ có thể nộp đơn không qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp . Thông tư 3055 ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường liệt kê các văn kiện phải kèm theo đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá . Đơn phải bao gồm các tài liệu sau: - Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trên đó có găn mẫu nhãn hiệu làm theo mẫu do cục sở hữu công nghiệp ban hành - Mẫu nhãn hiệu gồm 15 bản - Bản sao xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp - Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc chuyển giao quyền nộp đơn…) - Giấy uỷ quyền (nếu cần) - Bản sao đơn đầu tiên nếu trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó ghi từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải tiếng việt thì phỉ dịch ra tiếng việt Người nộp đơn yêu cầu cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thẻ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn yêu cầu tương tự được nộp sớm hơn tại một nước khác với điều kiện nước naỳ phải là thành viên của Công ước Paris và người nộp đơn là công dân nước này . Ngoài ra đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Việt Nam phải được nộp trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên tại nuớc ngoài 1.2.Xét nghiệm đơn Đơn yêu cầu cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cục sở hữu công nghiệp xét nghiệm về mặt hình thức . Mụch dích của việc xét nghiẹm này là kiểm tra xem đơn có đáp ứng nhu cầu của đơn hợp lệ hay không, nếu được coi là hợp lệ thì xác định ngày nộp đơn hợp lệ(ngày ưu tiên). Việc xét nghiệm về nội dung sẽ được tiến hành sau khi người nộp đơn đóng lện pphí xét nghiêm. Mục đích của việc xét nghiệm nội dung là đánh giá khả năng được bảo hộ của dáu hiệu ghi trong đơn theo các điều kiện quy định . Đơn sẽ bị bác nếu không hội đủ điều kiện về hình thức, nếu dấu hiệu lựa chọn không hội đủ các đặc tính quy định hoặc bị pháp luật cấm doán. Đơn cũng sẽ bị bác nếu có đơn yêu cầu của người thứ ba và đơn này được công nhận là có cơ sở. Người nộp đơn có quyền khiếu nại quyết định bác đơn yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp ; Đơn khiếu nại phải nộp cho Cục sở hữu công nghiệp trong thời hạn ba tháng kể từ ngày ra quyêt định , trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại cơ quan này phaỉ có ý kiến trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại . Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục sở hữu công nghiệp, người nộp đơn có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường hoặc khởi kiện trước toà án hành chính . Trường hợp khiếu nại Bộ trưởng Bộ khoa học- Công nghệ và Môi trường phải thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận đơn khiếu nại (điều 27 nghị định 63/ CP) 1.3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Nếu nhãn hiệu hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn đã đóng lệ phí theo quy định, Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của người được cấp chứng nhận, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên tương ứng, thời hạn bảo hộ( 10 năm, có thể ra hạn nhiều lần). Giấy chưng nhận được ghi vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và được công bố trong công báo sở hữu công nghiệp . Hiệu lực của chưng nhận đăng ký nhãn hiệu được tính từ ngày nộp đơn hợp lệ , quyền sở hữu nhãn hiệu được tạo lập từ lúc đó; ngày hiệu lực này có thể được xác định vào ngỳ nộp đơn đầu tiên trong trường hợp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris. Lệ phí được đóng một lần cho suốt thời gian hiệu lực 10 năm của giấy chứng nhận, sau đó muốn xin gia hạn thì phải đóng lệ phí cho thời gian hiệu lực mới. 2.Quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá . 2.1. Sử dụng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá Sau khi được cấp giấy chưng nhận đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn được tạo lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá, trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và độc quyền sử dụng, khai thác nhãn hiệu của mình. Chúng ta đều biết , khi sở hữu một nhãn hiệu nghĩa là sẽ quảng bá nhãn hiệu đó, làm cho nhãn hiệu được nhiều người biết đến và tín nhiệm- nhờ đó sẽ tạo được uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và sẽ thu được nhiều lợi nhuận . Đó là cách sử dụng nhãn hiệu cơ bản để thâm nhập thị trường . Mặt khác, chủ sở hữu cũng có thể khai thác nhãn hiệu mà mình độc quyền làm cho doanh thu tăng lên gấp bội . Đó là việc chuyển nhượng quyến sở hữu nhãn hiệu và Lixăng nhãn hiệu . Thực tế cho thấy việc chuyển nhượng thương hiệu thu được lợi nhuận rất lớn. năm 2000, trung nguyên đã chuyển nhượng thương hiệu sang thị trường Mỹ với giá 100.000 USD một bang một đối tác trong vòng 3 năm. Các đối tác tại Đức, Los Angeles để dùng thương hiệu của Trung Nguyên. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và li xăng nhãn hiệu được pháp luật quy định. 2.1.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu Nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký có thể được chuyển nhượng không nhất thiết phải kèm theo sự chuyển nhượng cửa hàng thương mại hoặc các kĩ năng để chế tạo sản phẩm mang nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu thuộc nhiều người thì phải áp dụng các nguyên tắc chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung Về hình thức hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải lập thành văn bản và hợp đồng này phải được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp .Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký, trường hợp việcchuyển giao chỉ liên quan đến một phần danh mục sản phẩm đăng ký thì đồng thời cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng về phần danh mục sản phẩm liên quan. Cục sở hữu công nghiệp phải ghi nhận việc chuyể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33648.doc
Tài liệu liên quan