Chế độ Bảo hiểm xã hội - Thực trạng & Giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Trên con đường hội nhập, một đất nước muốn phát triển vững mạnh thì điều quan trọng là phải có một xã hội ổn định. Điều đó có nghĩa xã hội đó luôn hướng tới sự phồn vinh, no ấm về vật chất cũng như về những hoạt động đảm bảo công bằng và phúc lợi . Trong mỗi hoạt động xã hội đều có những đặc thù và chức năng riêng của mình. Nhưng có một hoạt động mà ý nghĩa của nó cũng không thể phủ nhận.Đó chính là bảo hiểm xã hội- Hoạt động là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, mang trong

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chế độ Bảo hiểm xã hội - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó bản chất nhân văn sâu sắc vì cuốc sống an lành của con người góp phần ổn định đời sống,sản xuất cho người tham gia bảo hiểm . Do bảo hiểm có những đặc điểm như vậy nên em quyết định chọn lựa và viết đề tài tiểu luận này.Tuy rằng sư hiểu biết còn hạn chế nhưng em vẫn mạnh dạn dưa ra những ý kiến của mình, mong được các thầy cô giúp đỡ để bài tiểu luận sau em làm được tốt hơn . Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.! I/ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) 1/ Khái niệm: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động và sự tài trợ của nhà nước nhằm trợ cấp về vật chất cho ngưới được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do gặp tai nan rủi ro bất ngờ. 2/ Đặc điểm và nguyên tắc : *Đặc điểm: pháp luật BHXH của nhà nước có nhưng đặc điểm như sau: - Đối tượng của BHXHlà người lao động nói chung. Xong phạm vi áp dụng bảo hiểm xã hội ở nước ta chỉ mới đến người lao động làm công ăn lương,cán bộ,công chức và một số đối tượng khác . - BHXH mang tính xã hội rộng rãi, trên nguyên tác lấy số đông bù số ít. - BHXH có chế độ trợ cấp đa dang, toàn diện, ổn định. *Nguyên tắc : - Nhà nước thống nhất quản lý BHXH:Nguyên tắc này thể hiện ở việc nhà nước trực tiếpban hành các chính sách, chế độ BHXH hoạch định các chính sách quốc gia về,tổ chức.va áp dụng các biện pháp để tăng cường và bảo tồn quỹ bảo hiếm. - Bác chế độ BH phải quán triệt nguyên tắc phân phối lao động kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc tương trợ cộng đồng,lấy số đông bù số ít. - Bảo đảm tính thống nhất hệ thống và tính liên tục về thời gian của quan hệ BHXH 3/ Các loại hình BHXH : Có hai loại hình BHXH : BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện . BHXH bắt buộc áp dụng với các DN sử dụng từ 10 người lao động trở nên (hiện nay người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương và người lao động đóng bằng 5% tiền lương) . Loại BHXH tự nguyện áp dụng với người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động . II/ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI : Trên thế giới , các tổ chức lao động quốc tế đã nhất trí về chín chế độ về BHXH. Bởi nước ta ban đầu còn hạn hẹp về mức trợ cấp ít ỏi, nên Đảng và nhà nước đã cho thực hiện 5 chế độ BHXH sau: 1/Chế độ trợ cấp ốm đau: Con người sinh ra, lớn lên và chết đi, đó là một quy luật vân động của tự nhiên,tất yếu của xã hội.Trong quá trình vân động đó con người nói chung và người lao động nói riêng không thể tránh khỏi ốm đau.Đặc biệt với người lao động,là người tao ra của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy khi họ ốm đau ho phải được nghỉ ngơi,điều tri an dưỡng.trong thời gian này ho được xét thưởng trợ cấp xã hội thay vì tiền lương, mức hưởng trợ cấp được đinh như sau: -Tất cả người lao động nghỉ việc và ốm đau, tai nạn rủi do có xác nhân của tô chức y tế bô y tế quyết đinh được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau,trừ nhưng người tự huỷ hoại sức khoẻ do say rượu hoặc dùng chất ma tuý thì không được trợ cấp ốm đau. -Với những người lao đông ở điều kiên bình thường thì được hưởng tối đa ba mươi ngày trong một năm, nếu đã đóng BHXH từ 15 năm. được hưởng 40 ngày trong một năm nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm .Được hưởng 50 ngày trong một năm nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên . -Đối với những người lao đông làm việc ở các nghề hoặc công việc năng nhọc, độc hại, làm việc ở những nơi có phụ cấp khu vực có hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày trong một năm. Nừu đóng BHXH dưới 15 năm,50 ngày trong một năm nếu đã đóng BHXH trên 30 năm . - Mức tự cấp của những người mắc bệnh cần chữa từ 180 ngày trong một năm trở lên bằng 65% - 70% mức lương hưởng trước khi ốm đau . -Với người lao động có con thứ nhất , thứ hai dưới 7 tuổi bi ốm đau thì được nghỉ chăm sóc con và được hưởng trợ cấp BHXH. Và nếu người lao độn thực hiện các biện pháp kế hoặch hoá dân số thì thời gian nghỉ do bộ y tế quy đinh và cũng được hưởng trợ cấp BHXH . 2/ Chế độ trợ cấp thai sản : Như chúng ta đã biết phụ nữ có vai trò chủ yếu trong việc tái sản xuất con người , tạo ra những sản phẩm tinh thần cho xã hội, và chiếm hơn một nửa lao động trong xã hội. Do vậy trợ cấp thai sản cho lao động nữ là rất cần thiết và quan trọng, giúp lao động nữ sinh và nươi con tốt hơn. Lao động(LĐ) nữ có thai sinh con lần thứ nhất lần thứ hai được hưởng trợ cấp theo những nội dung sau : Trước khi sinh con, đối với người làm việc trong điều kiên bình thường được nghỉ 3 ngày trong 3 lần đi khám thai .Trong trường hợp người LĐ có thai làm việc ở nơi xa tổ chức y tế hoặc người mang thaicó bênh lý, thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày trong mỗi lần khi khám thai.Trường hơp xẩy thai thì được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngày nếu thai trên 3 tháng trở lên . Sau khi sinh con ,với những người làm việc ở điều kiện bình thường thì đươc nghỉ 4 tháng .còn trong điều kiện hệ số khu vực từ 0,5- 0,7 thì được nghỉ 5 tháng . hệ số khu vực là 1 và làm việc ở điều kiện độc hại thì được nghỉ 6 tháng . hết hạn nghỉ muốn nghỉ thêm phải được sự đồng ý của người sử dụng LĐ và không được hưởng trợ cấp . nếu đi làm trước thời hạn nghỉ thì phải báo trước một tuần lễ và được hưởng trợ cấp theo quy định . Người LĐ là nam hay nữ nếu muốn nuôi con sơ sinh theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì được nghỉ việc và được hưởng trợ cấp BHXH 4 tháng, mức hưởng là 100% lương . 3/Chế độ trợ cấp tai nan lao động và bệnh nghề nghiệp . Người LĐ không may bị tai nạn LĐ hoặc bệnh nghề nghiệp thì nhà nước hoặc cơ quan doanh nghiệp phải có trách nhiệm xét trợ cấp BHXH để họ tiếp tục ổn định và tiếp tục duy trì cuộc sống . Những trường hợp sau được hưởng trợ cấp : Bị tai nạn trong giờ làm việc, tai nạn nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của người sử dụng LĐ . Bi tai nạn ngoài giờ làm việc, khi thực hiện theo công việc theo yêu cầu của người sử dụng LĐ . Bị tai nan chên tuyến đường và về đến nơi làm việc . Người lao động được hưởng trợ cấp tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng LĐ được tính theo mức tiền lương tối thiểu , nếu bị suy giảm 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần , nếu từ 31% đến 100% thì được hưởng trợ cấp hàng tháng . Mức độ hưởng phụ thuộc vào từng khoản mất tỷ lệ LĐ . 4/Chế độ trợ cấp hưu trí : Người LĐ khi hết tuổi LĐ họ phải được nghỉ ngơi bởi sau một thời gain cống hiến cho nhà nước , cho cơ quan doanh nghiệp thì sức khoẻ bị giảm sút nghiêm trọng . Tuy nhiên trong thời gian này thì có một số nhu cầu. Vì vậy ho vẫn tiếp tục được xét BHXH dưới hình thức tiền hưu trí . Quy định năm công tác đối với nữ là 55 tuổi và 60 tuổi đối với nam, nếu làm việc ở điều kiện nặng nhọc, độc hại thì công tác đóng BHXH hạ xuống 20 năm so với trước đây là 15 năm . Thay chế độ mất sức trước đây, điều kiện nghỉ hưu còn quy định 3 trường hợp được hưởng trợ cấp thấp hơn tuổi nghỉ hưu nam đủ 60 tuổi , nữ đủ 55 tuổi có 15 năm đóng BHXH hoăch nam đủ 50, nữ đủ 45 có 20 năm đóng BHXH trong đó có 15 năm làm viêc nặng nhọc , độc hại, mất sức 61% trở lên thì không phụ thuộc vào tuổi đời . Mức hưởng có sự tiến bộ hơn trước, điểm khởi đầu là 15 năm được hưởng 45% lương bình quân 5 năm về cuối và cao nhất là 75%. 5/Chế độ trợ cấp tiền tử tuất : Người LĐ không may bị chết thì nhà nước cơ quan doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người còn sống trong gia đình họ như bố mẹ già không nơi nương tựcon cái chưa đến tuổi trưởng thành . Điều đó có vai trò quan trọng thể hiện tính nhân đạo cao cả,sâu sắc của BHXH. Hơn nữa khi người LĐ đang làm việc bi chết thì gia đình được hưởng 8 tháng lương tối thiểu , nếu người bị chết là người LĐ nuôi con dưới 15 hoặc 18 tuổi . Nừu người được người chết nuôi dưỡng, sau khi người LĐ chết không còn ai nươi dưỡng thì được nhân trợ cấp 70% lương tối thiểu hàng tháng . Trong trường hợp vẫn còn người nuôi dưỡng thì vẫn được hưởng 40% lương tối thiểu/ tháng và số người được nhân tiền tuất tối đa là bốn người .Nếu không có thân nhân của người chết thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì gia đình được hưởng trợ cấp 1 lần phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH . III/ Thực trạng BHXH ở Viêt Nam : 1/ Các thành tựu đạt được : BHXH ở Viêt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1962, tuy nhiên ban đầu mới chỉ thu hút được một bộ phân nhỏ người LĐ bao gồm những người làm việc trong khu vực Nhà nước và lực lượng vũ trang . Với việc ban hành nghi định 12/cp và tiếp đó là nghi định 19/cp của chính phủ năm 1995, hệ thống BHXH Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biết rõ rệt. Trong 3 năm thực hiện cơ chế mới BHXH dã đạt được những thành tích sau dây : Đã mở rộng được đối tượng áp dụng BHXH đến những người làm công ăn lương trong thành phần kinh tế theo nguyên tắc có đóng góp có hưởng thụ . Chínủa csách mới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xoá bỏ chế độ biên chế suốt đời , tự do hoá LĐ , di chuyển LĐ từ thành phần kinh tế này sang thành phần kinh tế khác . Nhờ mở rông được đối tượng tham gia BHXH và tăng mức phí BHXH (20% so với quỹ lương) nên các nguồn huy động vón BHXH cũng tăng rõ rệt . Thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước và hình thành từ 3 nguồn(đóng góp của người sử dụng lĐ và của người LĐ, hỗ trợ củ Nhà Nước) đã tạo điều kiên xây dựng cơ chế tài chính mới đúng đắn, tăng nguồn phù hơp với đường lối của Đảng, chính phủ và hoà nhập với hoạt động BHXHquốc tế .Đồng thời cũng tiết kiệm các khoản chi cho NSNN,khắc phục các hạn chế về tài chính cho BHXH trước đây và tác động tích cực vào các chính sách kinh tế, xã hội . Hệ thống tiêu chuẩn ứng với các chế độ BHXH theo quy định mới đã được xây dựng và tỏ ra phù hợp với mục đích , bản chất của BHXH, phù hợp cới các nguyện vọng ẩu công nhân viên chức và người LĐ . viêc tách một số chế đọ ưu đĩa xã hội , cứu trợ xã hội ra khỏi các chế đọ BHXH đã giả quyết được nhiều vướng mắc chồng chéo giữa các chính sách và đảm bảo cho việc thực hiện chính sách BHXH được thuận lợi Việc đỏi mới cơ chế quản lý và thẩm quyền trong việc.Thực hiện chính sách BHXH từ phân tán hành chính, bao cấp sang cơ chế vừa tập trung thống nhất vừa phân biệt các chức năng quản lý sự nghiệp đã chấm dứt tình trạng trùng lặp lỏng lẻo gây nên những thiếu sót sai phạm. Cũng nhờ vậy đã xác lập được mối quan hệ trực tiếp giữa cơ quan BHXH với từng người tham gia BHXH, giúp cho việc thu BHXH và chi trả các chế độ chợ cấp có hiệu quả hơn.2 2/ Những tồn tại và hạn chế : Bên cạnh các thành tựu mà BHXH đã đạt được vẫn còn những khó khăn và vướng mắc sau : Chính sách BHXH mới còn chưa được tuyên chuyền rộng rãi, nên việc tham gia BHXH chưa được coi là nghĩa vụ và quyền lợi cả của người LĐ và người sử dụng LĐ. Do đó họ, chưa tham gia một cách tự giác và đầy đủ. Một số doanh nghiệp Nhà nước còn nợ BHXH với số tiền lớn làm ảnh hưởng đến nguồn chi trả. việc thực hiện BHXH ngoài quốc doanh chưa được rộng khắp , mới chỉ chiếm khoảng trên 10% đối tượng trong các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển với số lượng LĐ ngày càng đông . Đặc biệt nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diên tham gia BHXH cho người LĐ . Đồng thời tổng số LĐ thực hiện BHXH còn hạn hẹp, mới chỉ chiếm 12% số LĐ xã hội . Cơ sở vật chất kỹ thuật của nghành còn nghèo nàn và thiếu thốn cả ở Trung ương và các địa phương . Phần lớn các cán bộ BHXH mới chỉ làm công tác nghiệp vụ, thiếu cán bộ nghiên cứu đề suất chính sách và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ về xây dựng và quản lý thực hiên chính sách mới cũng còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng tới kết quả của công việc . Hệ thống BHXH ở Việt Nam chưa có mối quan hệ chặt chẽ với các nước khác. Điều này làm hạn chế khả năng phát triển , thiếu thông tin, khó khăn trong việc hiện đại hoá nghành . Mức đóng phí BHXH đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước không căn cứ vào thu nhập thực tế nên không phát huy được mặt tích cực của các doanh nghiệp có thu nhập cao kể cả đối với quỹ BHXH cũng như sự hưởng thụ sau này của họ . Chính sách BHXH trong thời gian qua, thay đổi nhiều lần và hiện nay vẫn còn một số nội dung chưa hợp lý cho nên cần được tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thành luật BHXH để tập chung thống nhất ổn định nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả . IV/ Nhận xét Trên thực tế có hơn 3 triệu người đã được hưởng chế độ hưu trí,gần1 triệu người được hưởng chế độ mất sức LĐ .khoảng 40 vạn người được hưởng chế độ tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp dài hạn, hơn 50 vạn LĐ nữ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản, hơn 8 triệu người được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau . Nhưng để làm tốt hơn nữa, BHXH Việt Nam cần được phát triển theo các đinh hướng sau: Tiếp tục xây dựng đầy đủ , đồng bộ hệ thống pháp luật về BHXH. Trước mắt cần xúc tiến ngay việc xây dựng Luật BHXH . Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động, dù họ có tham gia LĐ trong bất cứ nghành , nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào, miễn là họ tham gia đóng đầy đủ vào quỹ BHXH như luật định. Thực hiện đầy đủ các hình thức và BHXH, tự nguyện đẻ khuyến kích những người giầu có tích cự tham gia BHXH, thực hiện một bước phân phối lại thu nhập trong cộng đồng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và an ninh xã hội . Bộ máy quản lý cần tinh giản , gọn nhẹ đa chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và quy chế cụ thể . Cán bộ, CNVC của nghành cần được đào tạo và đào tạo lại một cách cơ bảnvà hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ, lẫn nhận thức tư tưởng, đạo đức, thấm nhuần sâu sắc quan điểm phục vụ người lao động. Làm tốt công tác cán bộ từ khâu đào tạo , tuyển dụng, sử dụng đến khâu đãi ngộ để phát huy hết năng lực. Nên tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở cho nghành, đảm bảo ngang tầm thời đại và hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Thực hiện tốt các biện pháp bảo toàn và đầu tăng cường quỹ BHXH. Mở rộng mối quan hệ mầt thiết giữa BHXH Việt Nam với các cơ quan hưu quan, với các cấp uỷ Đảng , chính quyền đoàn thể từ trung ương đến địa phương . Tăng cường .và mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa BHXH Việt Nam với các tổ chức BHXH, an ninh xã hội quốc tế, trước mắt là hội nhập vào các nước trong khu vực. Tăng cường quyền lưc Nhà nước và các chế tài pháp lý cho BHXH Việt Nam trong việc QLNN về BHXH. Đồng thời làm tốt công tác thanh tra, kiêm tra của Nhà nước về BHXH . KẾT LUẬN Qua những kết quả đã đạt được sau những năm hoạt động BHXH Việt Nam đã tự khảng định được mình và đứng vững trên công tác được giao, thực hiện tốt các chế độ , chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta. Một lần nữa chứng tỏ công cuộc đổi mới trong sự nghiệp BHXH là hoàn toàn đúng đắn . Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hệ thống BHXH như hiện nay là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện tại . Với chức năng phân phối lại theo nguyên tắc “lấy của số đông bù số ít ” góp phần ổn định và thúc đẩy tiến độ toàn bộ xã hội , cải thiện quan hệ sản xuất , bảo đảm ngày càng có nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập phục vụ tốt cho con người về các dịch vụ như : y tế , văn hoá giáo dục... . Như vậy BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu ở mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế – xã hội góp phần làm vững chắc thể chế chính trị . PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU I/ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) 1/ Khái niệm:.....................................................................................................2 2/Đặc điểm và nguyên tắc..................................................................................2 3/ Các loại hình BHXH..................................................................................... 2. II/ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI : 1/Chế độ trợ cấp ốm đau................................................................................ 3 2/ Chế độ trợ cấp thai sản :......................................................................... .. 4 3/Chế độ trợ cấp tai nan lao động và bệnh nghề nghiệp ............................ .4. 4/Chế độ trợ cấp hưu trí :............................................................................... 5 5/Chế độ trợ cấp tiền tử tuất :........................................................................ 5 III/ THỰC TRẠNG BHXH Ở VIÊT NAM : 1/ Các thành tựu đạt được :.......................................................................... 6 2/ Những tồn tại và hạn chế......................................................................... 7 IV/ NHẬN XÉT KẾT LUẬN ......................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật kinh Tế (Trường Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội) Giáo trình luật Kinh Tế (Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân ) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0147.doc