Phần mở đầu
1. Tính thiết thực của đề tài
Mỗi ngày, công chúng báo chí được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó báo in được coi là một loại hình thông tin hiệu quả nhất. Cầm một tờ báo trên tay, dù quen hay lạ, độc giả bao giờ cũng lướt qua xem có thông tin gì mới, sau đó mới tìm những chuyên mục yêu thích. Việc nhanh chóng tìm ra thông tin mới lạ nhiều khi không phải qua việc đọc hết nội dung một tin, bài mà là nhờ những đầu đề bài báo. Chính những đầu đề ấy – tên gọi của b
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Chất lượng thông tin - Khảo sát trên 3 tờ báo: Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Lao động cuối tuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài báo sẽ trả lời cho độc giả thông tin họ cần biết.
Bản chất của báo chí là thông tin và thông tin đó có tính chats hai chiều ( báo chí thông tin cho công chúng và được thông tin lại qua phản hồi). Để thông tin báo chí có hiệu quả thì với bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng phải hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Hiệu quả đó bao giờ cũng phụ thuộc nhiều yếu tố: thông tin sự kiện, thể loại, cách diễn đạt, cách đặt đầu đề… trong đó đầu đề là yếu tố đặc biệt quan trọng. Đầu đề là cái tác động thị giác đầu tiên đối với độc giả. Nó vừa là nội dung, vừa là hình thức của tờ báo, do đó bài báo có được người đọc quan tâm, chú ý hay không phụ thuộc rất nhiều vào đầu đề. Đọc báo là để tìm kiếm thông tin, cho nên càng tìm được thông tin trong thời gian ngắn nhất, độc giả càng có cơ hội thu nhận được nhiều thông tin từ nhiều bài, nhiều tờ báo khác nhau. Đối với báo chí, đầu đề phải là cách thể hiện thông tin và có sức hấp dẫn tốt nhất để kích thích, thôi thúc độc giả đến với bài báo.
Đầu đề tưởng như nằm ngoài bài báo nhưng thực chất lại có mối quan hệ mật thiết với bài báo. Bài báo chứa thông tin gì thì đầu đề phải khái quát được thông tin đó một cách đầy đủ nhất, cho nên, đầu đề cũng có ý nghĩa quan trọng như thông tin trong bài. Vì vậy, nghiên cứu đầu đề là công việc gắn liền với thực tế hoạt động báo chí và mang tính thực tiễn cao. Đó cũng là công việc để hoạt động thông tin của báo chí hiệu quả hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước khoá luận này đã từng có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về đầu đề bài báo từ nhiều góc độ khác nhau.
Về công trình nghiên cứu, có thể kể đến đầu tiên là cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào (NXB ĐHQG, 2001) trong đó có một phần nghiên cứu tương đối đầy đủ về đầu đề bài báo. Bên cạnh đó cũng có nhiều khoá luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học về vấn đề này: Nguyễn Thu Hà, “Về những khiếm khuyết của một số tít báo tiếng Việt theo cách nhìn của ngôn ngữ học”, Luận văn cử nhân (ngắn hạn), Khoa Báo chí, ĐH Tổng Hợp, H.1994; Nguyễn Đức Thắng, “Tính hấp dẫn của tít báo Việt ngữ”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Báo chí, ĐH Tổng Hợp, H.1995; Trần Đỗ Thuỳ Ngân, Khảo sá tít báo tiếng Anh ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp (Hệ chính quy VB2), Khoa Báo chí, ĐHKHXH&NV, H., 2003…
Về những bài viết, có thể kể đến nhiều bài viết về đầu đề bài báo hoặc vấn đề có liên quan đến đầu đề bài báo trên tạp chí Ngôn ngữ: Hồ Lê, Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn, số phụ, 1982; Nguyễn Thị Thanh Hương, Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại, số 9/2001…
Có thể nói đó là những công trình nghiên cứu khá đầy đủ và đã cung cấp được cái nhìn toàn cảnh về đầu đề báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức khảo sát để tìm ra những thủ pháp đặt đầu đề thông thường hay những khiếm khuyết của một số loại đầu đề mà chưa đi sâu vào mới quan hệ giữa tên và bài. Nhưng dù sao đây cũng là những tài liệu bổ ích có giá trị tham khảo để chúng tôi hoàn thành tốt khoá luận này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích lớn nhất của chúng tôi là tìm hiểu về thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay thông qua khảo sát một số đầu đề, phân tích nội dung để tìm ra mối quan hệ giữa bài và đầu đề, từ đó đánh giá chất lượng, hiệu quả và rút ra những kết luận, nêu những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của đầu đề bài báo trên báo chí.
Từ sau ĐH VI của Đảng, báo chí nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Báo chí ngày càng phong phú hơn về nội dung thông tin, hấp dẫn về hình thức thể hiện đã đem đến cho công chúng lượng thông tin dồi dào, hấp dẫn và bổ ích. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo chí cũng có không ít những hạn chế cần xem xét, chỉnh đốn lại. Trong những hạn chế đó phải kể đến việc sử dụng ngôn từ trên báo chí. Sự tuỳ tiện trong ngôn ngữ dẫn đến sự thiếu chính xác về câu từ và khó hiểu về cách diễn đạt đang ngày càng phổ biến. Bằng chứng là đã có nhiều độc giả phản hồi, nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng về tình trạng này. Về chủ thể, nhiều tờ báo cũng đã mở hẳn chuyên mục hoặc ra nội san nêu những trường hợp sử dụng chưa chính xác về câu từ trong bài viết cũng như trong cách đặt đầu đề. Rõ ràng, cùng với sự chính xác về thông tin thì sự chuẩn mực trong ngôn ngữ thể hiện là điều rất quan trọng. Một đầu đề tốt thì trước tiên phải chuẩn xác về ngôn từ. Do đó, làm trong sáng ngôn ngữ báo chí nói chung và đầu đề bài báo nói riêng cũng là làm trong sáng ngôn ngữ Tiếng Việt là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, trong khuôn khổ là một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi không có tham vọng thống kê toàn bộ đầu đề bài báo được sử dụng hiện nay mà cố gắng tập trung vào những đầu đề có tần số xuất hiện lớn, qua đó làm rõ phần nào về thực tế sử dụng đầu đề bài báo trên báo chí hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của khoá luận tốt nghiệp này là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước ta về báo chí. Cơ sở thực tiễn của chúng tôi là tổng hợp những đầu đề bài báo, so sánh tần số xuất hiện của từng loại trên mỗi tờ báo và phân tích về nội dung và đầu đề.
Các thao tác chúng tôi sử dụng:
Thao tác tổng hợp, so sánh.
Thao tác thống kê
Thao tác phân tích.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hàng ngày có rất nhiều loại báo, tạp chí xuất hiện, mỗi tờ báo lại có tới hàng chục, hàng trăm đầu đề bài báo. Trước một khối lượng lớn đầu đề như vậy, việc nghiên cứu quả là không dễ dàng. Do vậy, đối tượng khoá luận của chúng tôi là những đầu đề có tần số xuất hiện lớn trên 3 tờ báo: Hànộimới hàng ngày, Tuổi trẻ hàng ngày và Lao động cuối tuần.
- Báo Hà nội mới - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân thủ đô, là tờ báo địa phương lớn nhất, hàng ngày đem đến cho người dân Hà Nội và cả nước những thông tin về mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Báo Tuổi trẻ, cơ quan của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Là tờ báo có số lượng phát hành lớn, nội dung phong phú, đặc sắc cùng với phong cách thể hiện tốt đã làm cho tờ báo này trở nên hấp dẫn, được nhiều tầng lớp công chúng quan tâm.
- Báo Lao động cuối tuần. Đây là một ấn bản của báo Lao động – cơ quan TW của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Với phương hướng đứng trên quan điểm lập trường của Đảng cộng sản Việt Nam để nói lên tiếng nói của người lao động, Lao động cuối tuần là một tờ báo có sức hấp dẫn bạn đọc bằng sự đa dạng hóa thông tin, bổ ích cho người đọc. Đây cũng là một trong số ít các tờ báo có lượng phát hành cao.
Kết cấu của khoá luận gồm:
Ngoài Phần mở đầu & Phần kết luận.
Chương I – Lý luận chung về đầu đề bài báo trên báo chí
Chương II – Thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay
Chương III – Một số kết luận rút ra từ thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay
Chương I
Lý luận chung về đầu đề bài báo trên báo chí
1. Khái niệm
Đầu đề là tên gọi của bài báo, nó còn có nhiều cách gọi khác như nhan đề, tiêu đề, tựa đề, tên bài. Về mặt thuật ngữ, đầu đề bài báo là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ tít (từ mượn tiếng Pháp Titre và tiếng Anh Title). ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ “đầu đề” vì nó là phiên âm của tiếng Việt, do đó phù hợp với cách viết, cách đọc của người Việt hơn. Mặt khác, nếu dùng thuật ngữ tít thì từ góc độ ma-két báo, tít có nhiều cách gọi: tít đầu trang, tít bài, tít phụ trên, tít phụ dưới, tít dẫn… vì thế khi dùng thuật ngữ tít để chỉ tên bài thì thường dễ nhầm với những loại khác. Còn khi sử dụng thuật ngữ đầu đề là chỉ tít lớn của bài, nghĩa là chỉ có một cách hiểu là tên bài báo mà thôi.
2. Mối quan hệ giữa đầu đề và bài báo
- Xét về vị trí, đầu đề thường được đặt ở nhiều nơi khác nhau sao cho độc giả dễ dàng nhận ra bài báo. Tùy theo cách trình bày của hoạ sĩ mà đầu đề có thể được đặt ở đầu bài, giữa bài hoặc được đặt “lọng” vào ảnh. Để phân biệt giữa tên và bài báo, đầu đề thường được in với co chữ lớn hơn theo nhiều kiểu phông. Do vậy, đầu đề thường chiếm diện tích lớn trên mặt báo.
- Về nội dung, đầu đề là sự khái quát toàn bộ thông tin của bài trong một giới hạn ngôn từ nhất định, cho nên đó là một bộ phận rất quan trọng của bài báo. Nội dung bài báo nói tới sự kiện, hiện tượng gì thì đầu đề sẽ tóm tắt những thông tin đó thành một câu đơn giản, ngắn và đủ ý. Do vậy, đầu đề phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của bài. Còn đầu đề lại như một lời mời chào, giới thiệu nhanh nhất, tốt nhất tới độc giả để họ chú ý và đọc bài báo. Thông tin đặc sắc sẽ tạo được đầu đề hấp dân, còn đầu đề tốt sẽ lôi kéo người đọc đến với tác phẩm đó. Sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau đã khiến đầu đề và bài báo không thể tách rời và có mối quan hệ hữu cơ đặc biệt.
3.Vai trò của đầu đề
Trong thời đại báo chí phát triển như hiện nay, hàng ngày chúng ta được tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Đứng trước một khối thông tin đồ sộ như vậy, không phải ai cũng có điều kiện tìm hiểu hết được, mà với nhiều người, họ chỉ chú ý tới những đầu đề hấp dẫn hoặc thông tin họ quan tâm. Do đó, khi đọc bất kỳ tờ báo nào, việc đầu tiên của độc giả là thường “lướt qua các đầu đề ở trên mỗi bài báo hoặc ở trên trang nhất của các tờ báo hay phần mục lục của các tạp chí bởi lẽ ngay trong những đầu đề của các bài báo ấy đã tiềm chứa những giá trị thông tin căn bản được dồn nén trong một số lượng đơn vị từ ngữ ngắn gọn và hàm súc” [1, 31].
Đầu đề “giống như biển hiệu của một cửa hàng, hay sự chỉ dẫn trên đường” [2, 22]. Nó giúp độc giả biết bài báo thông tin điều gì, cũng như biển hiệu cho biết cửa hàng bán cái gì, hay sự chỉ dẫn trên đường cho biết người ta đang và sẽ đi trên con đường nào. Với nhiệm vụ tóm tắt thông tin một cách đầy đủ nhất, đầu đề bài báo phải được thể hiện sao cho hấp dẫn và gây ấn tượng với độc giả ngay từ đầu.
Một tờ báo được coi như một cửa hàng mà trong đó mỗi bài báo là một món hàng. Để thu hút khách hàng, cửa hàng đó cần phải bắt mắt từ vẻ ngoài và phải phong phú về sản phẩm. Cũng như thế, một tờ báo muốn có nhiều độc giả cần được chú trọng về hình thức và hấp dẫn về nội dung thông tin. Sự chăm chút đó phải được bắt đầu từ mỗi bài báo. Bởi vậy, muốn thu hút độc giả và khuyến khích họ đọc báo, người làm báo cần phải sử dụng một tổng thể các kỹ thuật nhằm kích thích sự chú ý của độc giả. Trong đó, đầu đề bài báo là yếu tố được đặc biệt chú trọng. Theo nhiều công trình điều tra xã hội học, hơn 70% người đọc báo bị thu hút bởi sức hấp dẫn của đầu đề [3, 16]. Một đầu đề tốt hay dở thì “chỉ cần liếc mắt qua cũng đủ để có một ý niệm tổng quát. Vì vậy, cần phải dành cho đầu đề sự chăm sóc đặc biệt. Một đầu đề dở được đặt cho một bài báo hay sẽ mang tội huỷ hoại, là một sự láng phí. Ngược lại, một bài báo tồi cũng có thể được cứu nhờ một đầu đề hay” [4, 126].
Hiểu được vai trò và ý nghĩa quan trọng của đầu đề bài, nhà báo phải biết cách thể hiện đầu đề sao cho cái thần của nội dung thông tin phải được diễn đạt bằng ngôn từ đẹp và ngắn gọn
3. Đặc trưng, đặc điểm của đầu đề bài báo
Theo “Ngôn ngữ báo chí” [5, 170-171] của PGS.TS Vũ Quang Hào, đầu đề bài báo có những đặc điểm:
- Đầu đề bài báo có số lượng rất lớn bởi mỗi trang báo có đến hàng chục thậm chí hàng trăm đầu đề.
- Do số lượng lớn như vậy nên ngoại trừ những đầu đề có tên đặc biệt, hấp dẫn thì độc giả thường khó có thể nắm bắt và lưu nhớ được. Khi đã không nhớ tên bài , họ cũng khó có thể nhớ được nội dung bài.
- Đầu đề bài báo tồn tại cùng với sự tồn tại của bài báo, trong khí đó thời gian tồn tại của bài báo khá ngắn ngủi, bởi vậy đầu đề báo cũng chỉ “sống” trong khoảng thời gian giữa hai kỳ ra báo, thậm chí bị quên ngay sau khi độc giả vừa đọc xong bài báo.
- Do đặc điểm của báo là thông tin nhanh, gọn, chính xác và đòi hỏi sự hấp dẫn cao nên yêu cầu của đầu đề bài báo cũng phải chính xác, hấp dẫn và có khả năng níu mắt người đọc ngay khi họ vừa cầm tờ báo.
- Bài báo muốn thu hút sự chú ý của người đọc, trước hết phải thông qua đầu đề bài báo. Chính vì vậy, đầu đề bài báo có nhiệm vụ và vai trò rất lớn quyết định đến sự thành công của bài báo.
4. Tính chất của đầu đề bài báo
Theo Loic Hervouet, “một đầu đề hay và hiệu quả đòi hỏi nhiều tính chất và không thể thoả mãn mọi tính chất đó trong một đầu đề. Đầu đề hấp dẫn làm cho ngay cả độc giả lười nhất cũng không cưỡng lại nổi”. Những tính chất đó là:
+ Đầu đề phải rõ ràng và dễ hiểu, tức là phải làm sao để độc giả có thể hiểu ngay lập tức. Để làm được điều này thì khi đặt đầu đề, tác giả phải tránh các từ trừu tượng, các từ viết tắt, các từ chuyên môn, các từ dễ gây hiểu lầm.
+ Thứ hai, đầu đề phải ngắn và năng động, nghĩa là phải viết thật ngắn, trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa như: tính từ, trạng từ hay các yếu tố lặp, và dùng câu khẳng định hơn là câu nghi vấn.
+ Đầu đề phải chính xác và chứa thông tin. Không đặt đầu đề chung chung, theo kiểu “Thể thao cũng là một cách giải trí”, hay nửa vời theo kiểu “Một dân tộc không bị mắc ung thư” (dân tộc nào, phải nói rõ ra luôn). Khi đặt đầu đề phải dựa vào nội dung thông tin và không được nhầm đầu đề với chuyên mục.
+ Cuối cùng, tác giả cho rằng đầu đề phải thích đáng. Nghĩa là nó phải chỉ ra được thông tin độc đáo ở chỗ nào và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo. Để biết một đầu đề có thực sự thích đáng không thì tự mình đặt ra câu hỏi: Dùng đầu đề này cho một bài báo khác có được không? Trong sáu tháng nữa dùng đầu đề này có được không? Nếu cả hai câu trả lời là “có” thì rõ ràng là đầu đề đó không thích đáng. Không đặt những đầu đề hấp dẫn cho một bài báo chẳng có gì quan trọng. Đầu đề phải có tỉ lệ cân xứng với độ dài của bài báo. [6, 72-75]
Đây cũng chính là những yêu cầu và kỹ năng mà bất cứ nhà báo nào khi đặt đầu đề cho tác phẩm báo chí cũng phải chú ý đặc biệt. Bởi nếu muốn độc giả quan tâm tới bài báo của mình thì điều đầu tiên là tác giả phải biết cách níu giữ mắt họ bằng chính những đầu đề hấp dẫn.
5. Các dạng đầu đề bài báo
- Về các dạng, Loic Hervouet cho rằng có 3 dạng đầu đề mà nhà báo có thể lựa chọn cho phù hợp với dạng bài viết của mình. Đó là:
+ Đầu đề thông báo:
“Tham vọng duy nhất của loại đầu đề này là cung cấp thông tin chính cho độc giả (…). Đầu đề này phải tóm tắt được toàn bộ bài báo trả lời một cách đơn giản một số trong các câu hỏi cơ bản (Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao?) (…) Nhà báo phải lựa chọn cẩn thận thông tin nào sẽ đưa lên làm đầu đề bài báo, và làm đầu đề theo quy tắc đã nêu trên.” Cũng theo tác giả, với loại này thì đặt đầu đề là công việc nhàm chán nhưng cũng không hoàn toàn dễ. Trước hết, phải tìm cho được cốt lõi thông tin, sau đó chọn lựa từ ngữ. Không thể trả lời hết sáu câu hỏi cơ bản, nhưng phải ưu tiên cho Như thế nào? và Tại sao?. Cuối cùng là cô đọng thông tin trong một dòng sau khi đã loại bỏ hết những yếu tố thừa.
+ Đầu đề kích thích:
Loại đầu đề này “chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề của bài báo, mục đích chính là làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức. Nói tóm lại, nó phản ánh cái thần của bài báo, hơn là nội dung bài báo”. Với loại này, “tất cả phụ thuộc trí tưởng tượng”, nhà báo phải chú ý đến cả nội dung và hình thức của đầu đề. Và “chú ý không để cho xu hướng rẻ tiền lấn át”.
+ Đầu đề hỗn hợp:
Theo tác giả, đây là loại “thường được dùng nhất. Đó là sự hoà hợp của cả hai loại trên, tức là vừa cung cấp thông tin, lại vừa gợi trí tò mò”. [6, 76-77]
- Quan niệm về vấn đề này, hai nhà báo M. Voirol và J. L. Lagardette cũng thừa nhận có 3 dạng đầu đề trên.
Theo J. L. Lagardette, chất lượng chủ yếu của đầu đề mang thông tin là “chứa đựng phần chính của thông tin theo nghĩa chính xác và rõ ràng của nó. Các tít đó cần phải đặc trưng, tiêu biểu, phù hợp, cân đối với độ dài của phần nội dung”. Với những đầu đề gây chú ý thì “không nhất thiết phải là tóm tắt các thông tin chứa đựng trong phần nội dung. Chúng nêu bật tinh thần hơn là vấn đề cụ thể, và được nhằm để kích thích tính tò mò” [4, 127-130].
Còn nhà báo M. Voirol cũng cho rằng, đầu đề thông báo “mang đến cho độc giả, khán giả và thính giả phần quan trọng của thông tin. Phần lớn các tít của các tờ nhật báo (…) đều thuộc loại này”. Còn những đầu đề gây kích động “ít mang thông tin hơn là muốn thể hiện một kiểu gây ấn tượng. Nó làm cho độc giả ngạc nhiên, tò mò và đôi khi gây cười. (…). Tác giả cho rằng, loại đầu đề này có ưu điểm là “ngắn và gây ấn tượng (thường là từ ba đến năm từ). Nhược điểm của nó là ít thông tin. Chính vì vậy, trong các tờ nhật báo nó luôn được kết hợp với các tít phụ ở trên hoặc những tít phụ mang tính thông tin ở dưới và trong các tờ tạp chí nó luôn được sử dụng thêm một chiếc mũ ngoặc vuông để giải thích.” Tác giả cũng nhấn mạnh, loại đầu đề này “phải thể hiện một cách trung thực nội dung của bài báo”, và nó “đặc biệt cần thiết khi tít của bài báo muốn viết theo kiểu nước đôi, mập mờ”. [2, 23-26]
6. Chức năng của đầu đề
6.1/Chức năng của báo chí
Đầu đề có tầm quan trọng và mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời với bài báo thì điều đầu tiên đối với đầu đề là phải thực hiện được đặc trưng và chức năng của báo chí nói chung. áp dụng lý thuyết “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, chức năng của báo chí được chia thành 3 nhóm chức năng cơ bản sau: [7, 68-93]
6.1.1/ Chức năng tư tưởng
Là nhóm chức năng có vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí. Bất cứ một giai cấp cầm quyền hay một nhà nước nào cũng đều cần tới báo chí như một công cụ chính để tuyên truyền hệ tư tưởng cho giai cấp, nhà nước đó tới quần chúng nhân dân. Mặt khác, báo chí cũng liên kết các thành viên của xã hội thành một khối thống nhất theo lập trường chính trị của giai cấp, nhà nước đó.
Với khả năng tác động rộng lớn, nhanh chóng, mạnh mẽ trong việc giáo dục lý tưởng, chính trị, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh, báo chí có vai trò lớn trong việc hình thành tính tự giác, ý thức xã hội của nhân dân. Để làm được điều này, báo chí phải thông tin một cách toàn diện, sinh động các sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống thực tế tới đông đảo công chúng. Từ đó, giúp họ có được cái nhìn toàn cảnh về hiện thực xã hội. Báo chí phải đạt được nhiệm vụ là định hướng một cách toàn diện. Muốn vậy, báo chí phải có khả năng nhìn nhận và thẩm định đời sống hiện thực một cách hệ thống, qua đó định hướng sự chú ý của công chúng vào việc nhận thức cái cần thiết. Nghĩa là báo chí phải hình thành một mô hình thông tin hợp lý về bức tranh thế giới khách quan. Và việc thẩm định giá trị của sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy ra phải được đặt dưới ánh sáng của hệ tư tưởng và những lý tưởng xã hội của giai cấp, nhà nước mà nền báo chí đó chịu sự chi phối. Tính định hướng cũng bao gồm khả năng xác định mục đích hành động, kết quả cần phải đạt, phù hợp với lợi ích chung của giai cấp, xã hội.
Là một phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị – tư tưởng, báo chí góp phần vào việc hình thành ý thức xã hội, thế giới quan, đồng thời tạo nên dư luận và định hướng dư luận xã hội đó. Việc hình thành ý thức xã hội cũng là hình thành ý thức lịch sử - văn hoá, văn học - nghệ thuật. Với khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn của mình, báo chí góp phần to lớn trong việc giáo dục, truyền thụ những tri thức và giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc, nhân loại. Các loại hình văn học – nghệ thuật được thể hiện trên báo chí cũng chứa đựng những nội dung lịch sử, sự kiện, nhân vật có ảnh hưởng tới việc hình thành ý thức lịch sử, văn hoá.
Không chỉ hình thành các yếu tố của ý thức xã hội, báo chí còn có nhiệm vụ tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức. Các hoạt động này có mối liện hệ mật thiết với nhau, mang đến cho công chúng những tri thức sâu sắc có tính bản chất nhằm tác dụng vào thế giới quan và sự hình thành những quan niệm, niềm tin, lý trí. Mặt khác chúng cũng định hướng trong dư luận thái độ, tình cảm, cách ứng xử của xã hội đối với sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời sống hiện thực. Qua việc tác động vào các thành viên trong xã hội, báo chí giúp họ xác định đúng tính chất, mục đích, biện pháp và động viên quần chúng tham gia tích cực vào việc giải quyết những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
6.1.2/ Chức năng quản lý
Mỗi xã hội là một hệ thống rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Do đó, quản lý xã hội là công việc cần thiết và cũng là một hoạt động có ý thức của con người. Để hoạt động quản lý có hiệu quả, báo chí cần đảm bảo thông tin hai chiều thuận và nghịch giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Thông tin hai chiều tồn tại trong hoạt động của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Hoạt động quản lý có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào tính chất, số lượng và chất lượng thông tin hai chiều liên tục này. Báo chí tổ chức hoạt đông trong lĩnh vực quản lý xã hội theo các hướng:
- Đăng tải, bình luận, phân tích và giải thích các văn kiện, nghị quyết của Đảng, nhà nước để quần chúng hiểu, giúp họ ứng dụng những chính sách đó vào đời sống.
- Báo chí tham gia vào việc kiểm tra các cơ quan, tổ chức… trong việc thực hiện đường lối, chính sách… của Đảng, nhà nước. Phân tích tình hình thực tế ở các địa phương, cơ sở sản xuất một cách toàn diện, phát hiện những thiếu sót giúp cơ quan quản lý, cán bộ lãnh đạo nhận thức được thiếu sót để kịp thời điều chỉnh. Đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoạt động quản lý tốt hơn.
- Báo chí tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong kinh tế xã hội, trong tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước. Mục đích của cuộc đấu tranh này là nhằm khẳng định bản chất ưu việt của chế độ, lành mạnh hoấcc mối quan hệ xã hội, đẩy lùi các hiện tượng trái với bản chất chế độ, làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Các hướng hoạt động này luôn có mối liên hệ chặt chẽ, tích cực, tác động qua lại với nhau nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý của báo chí.
6.1.3/ Chức năng phát triển văn hoá, giải trí
Để thực hiện chức năng này, báo chí phải luôn quan tâm hàng đầu tới những giá trị văn hoá, nhân văn: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc, lễ hội, phim truyện… Thông qua việc phổ biến sâu rộng tới công chúng, báo chí giúp mỗi người không ngừng bổ sung tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đây cũng là điều kiện để con người tự hoàn thiện mình và phát triển một cách toàn diện hơn. Đây cũng là công cuộc xây dựng và phát triển xã hội theo một lối sống lành mạnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước sánh cùng bè bạn năm châu.
Báo chí phải luôn quan tâm và đặt lên hàng đẩu công việc chuyển tải thông tin văn hoá, văn nghệ là nâng cao chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật, tăng cường tính hấp dẫn sinh động, tính tư tưởng của các tác phẩm và các hoạt động văn hoá. Bằng hoạt động có tổ chức và mục đích, báo chí góp phần hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh, trình độ hiểu biết, khả năng nhận thức của mỗi cá nhân trong xã hội.
Báo chí ngày càng phát triển thì những hoạt đông thông tin quảng cáo và hướng dẫn trên báo chí cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó có ý nghĩa xã hội to lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của nhân dân lao động. Các hoạt động chỉ dẫn, quảng cáo: dự báo thời tiết, thông tin giá cả thị trường…đều làm phong phú thêm nội dung chuyển tải thông tin của báo chí. Do đó, thực hiện chức năng phát triển văn hoá, giải trí sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng tư tưởng và quản lý xã hội của báo chí.
6.2/Chức năng của đầu đề
Bên cạnh việc thực hiện những chức năng chung của báo chí thì đầu đề bài báo cũng mang những đặc trưng, chức năng riêng của mình. Thực tế hoạt động báo chí cho thấy, mỗi nhà báo đều có những quan điểm riêng của mình về chức năng của báo chí. Có thể thấy điều này qua những nhận định của một số nhà báo thế giới.
- Nói đến chức năng của đầu đề, nhà báo Pháp Jean – Luc Martin – Lagardette cho rằng “đầu đề bài báo chứa đựng hai chức năng chính: thu hút sự chú ý và cung cấp một thông điệp”. Nghĩa là nó vừa phải hấp dẫn vừa chuyển tải được thông tin mới. Cũng theo tác giả, tác động thị giác và thông tin là hai phương diện có mối giao hoà với nhau nhưng đôi khi chống lại nhau. Đầu đề là một sự thoả hiệp giữa phần viết và phần hình ảnh. “Về nguyên tắc chung, đầu đề tóm tắt bài báo. Đó là cái nhãn mang những thông tin chỉ dẫn cho phần nội dung. Nó mang lại nhận thức tức thời về thông điệp chính. Vì vậy, nó rất quan trọng ở chỗ chỉ cần đọc đầu đề, độc giả đã biết được cốt lõi của thông tin”. [4, 127].
- Nhà báo Michel Voirol cũng có cùng quan điểm như trên về chức năng của đầu đề bài báo. Theo tác giả, đầu đề phải luôn luôn khác nhau, luôn luôn “mới”, kể cả khi thông tin được phát lại. Và để thu hút sự chú ý, đầu đề phải ngắn, để giữ được sự chú ý thì đầu đề phải độc đáo. [3, 22]
- Trong cuốn Sổ tay dành cho các nhà báo Đông và Trung Âu (Handbook for Journalists of Central and Eatern Europe) của Malcolm F. Mallette, tác giả đã chỉ ra rằng, đầu đề bài báo có bốn chức năng:
+ Tổng kết thông tin
+ Phân định mức độ quan trọng của câu chuyện
+ Chúng là những yếu tố rất dễ nhận thấy trong việc trình bày của một trang báo
+ Chúng gây cảm tình đối với người xem (giúp họ quyết định trở thành độc giả). [1, 31]
- Còn theo quan niệm của nhà báo Pháp Loic Hervouet, “chức năng đầu tiên của đầu đề là “bắt mắt” (thu hút mắt) độc giả khi họ lướt xem tờ báo đầu tiên. Thông thường khi mua báo, độc giả chỉ nhìn lên tờ báo chứ ít khi xem phần mục lục: người đã quen đọc một tờ báo sẽ mua ngay tờ báo mà không quan tâm lắm đến việc trong số báo có những gì. Cũng có những người xem lướt qua tờ báo ấy trước khi quyết định mua. Dù họ có phải mua báo, hay nhận được báo miễn phí, thì việc đầu tiên bao giờ cũng là nhìn lướt qua xem có gì đáng đọc hay không. Một đầu đề hấp dẫn, ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý của độc giả.”
+ Chức năng thứ hai của đầu đề, theo tác giả nó “là một yếu tố phân biệt bài nào quan trọng hơn bài nào. Nó thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập. Đọc toàn bộ các đầu đề trong một tờ báo, độc giả sẽ biết ngay hôm nay có gì mới và tyhông tin nào quan trọng hơn”.
+ Tiếp theo, tác giả cho rằng “giúp độc giả lựa chọn là vai trò chính của đầu đề”, nghĩa là có khi độc giả chỉ đọc đầu đề, hoặc đọc đầu đề xong họ xem luôn bài báo, cũng có khi lại trở lại đọc sau… Vì vậy, theo tác giả “đầu đề phải nêu bật được chủ đề, nếu có thể được thì nêu cả góc độ của bài báo nữa. Đầu đề phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay đáng đọc.” Có như vậy, độc giả mới có thể lựa chọn bài báo nào là cần đọc khi xem lướt qua tờ báo. [6, 71- 72]
Đầu đề là một phần của bài báo và không thể tách rời bài báo. Nó phụ thuộc nội dung thông tin của bài báo đó và cũng mang những chức năng chung của báo chí. Để thực hiện được chức năng đó, theo tác giả Vũ Quang Hào đầu đề phải thoả mãn ít nhất hai yêu cầu:
Khái quát được nội dung thông tin của cả bài báo trong một cấu trúc định danh ngôn ngữ xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm (đối với một vài loại đầu đề). Thứ hai, đầu đề phải được trình bày hấp dẫn (về ma-két). Hai yêu cầu này cũng đông thời là hai điều kiện để một đầu đề níu mắt người đọc. Đó là điều kiện cần và đủ. [5, 173]
Chương II
Thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay
1 Cấu trúc của đầu đề bài báo:
Đầu đề bài báo có hấp dẫn hay không phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó việc lựa chọn ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp là điều rất quan trọng sẽ quyết định giọng điệu, phong cách thể hiện của mỗi tác giả. Cấu trúc của đầu đề có 3 loại:
1.1/Đầu đề có cấu trúc là một từ
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định dùng để đặt câu” [8, 63]. Từ ở đây là từ đơn hoặc từ ghép. Nó có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ. Loại này có tần số xuất hiện rất ít. Do vậy cũng không phải là loại cấu trúc được sử dụng nhiều.
1.2/Đầu đề có cấu trúc là một câu
“Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo, nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tổ chức độc lập” [8, 207]. Đây được coi là cách đặt đầu đề khá đơn giản. Thường thì người đặt đầu đề cứ tóm tắt nội dung bài và viết thành một câu theo 2 loại: câu đơn hoặc câu ghép. Câu đơn có kết cấu chủ – vị, là loại câu cơ sở, thường phổ biến trong hoạt động giao tiếp và chữ viết hàng ngày. Do có kết cấu đơn giản nên câu đơn được sử dụng nhiều cho các đầu đề bài báo dưới các dạng như câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu mệnh lệnh. Trong khi đó, câu ghép lại phức tạp hơn nhiều. Câu ghép thường “biểu hiện nhận thức nhiều mặt của các hiện tượng khách quan và biểu đạt tính phức tạp bên trong của các hiện tượng khách quan đó thông qua biện pháp tư duy phức tạp” [9, 203-204]. Câu ghép có cấu trúc từ hai cụm chủ – vị trở lên và có các thành tố phụ đi kèm như định ngữ, bổ ngữ nên có khả năng chứa đựng thông tin lớn. Do tính phức tạp của nó nên việc sử dụng câu ghép không phải dễ dàng, mặt khác cũng do yêu cầu đầu đề phải ngắn gọn nên đây là loại được sử dụng ít .
1.3/Đầu đề có cấu trúc là một ngữ
Ngữ là đơn vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa từ và câu. Một ngữ thường có 4 loại [8, 120-188]:
1.3.1/Kiểu danh ngữ:
Danh ngữ là một ngữ có danh từ làm chính tố (thành tố trung tâm). Chính tố của danh ngữ có thể là danh từ đơn thể, danh từ tổng thể, danh từ trừu tượng hay danh từ vị trí. Danh ngữ có chức năng định danh, do vậy rất phù hợp với kiểu đầu đề nêu vấn đề, gọi tên sự vật, hiện tượng. Ví dụ:
+ Chuyện lạ ở chùa Pháp Vân
(Lao động cuối tuần, ngày 4/4)
+ Tấm huân chương trước ngày đổi tên
(Hànộimới, ngày 7/1)
+ ước vọng của nguồn nhân lực trí tuệ
(Hànộimới, ngày14/1)
+ Hiệu quả từ cách làm hay
(Hànộimới, ngày21/2)
+ Một nét độc đáo trong văn hoá Việt Nam
(Lao động cuối tuần, ngày30/5)
+ Vị mặn của con chữ
(Tuổi trẻ, ngày 3/9)
+ Sự gán ghép phi lịch sử,
(Lao động cuối tuần, ngày 12/12)
+ Thông điệp của nghị lực thép
(Tuổi trẻ, ngày 13/12)
1.3.2/Kiểu động ngữ:
Là ngữ có động từ làm chính tố, đi kèm với nó là các phụ tố. Cấu trúc này có khả năng nhấn mạnh hành động, quá trình của sự kiện, hiện tượng nhờ vào động từ được đặt ở đầu câu. ở cấu trúc này, chủ ngữ bị lược đi, chỉ còn vị ngữ. Độc giả chỉ biết được chủ thể khi đã đọc xong bài báo. Ví dụ:
+ Đi tìm bí mật bưởi Phúc Trạch
(Lao động cuối tuần, ngày 30/5)
+ Hoá thân thành chiến sĩ quyết tử
(Lao động cuối tuần, ngày 10/10._.)
+ Thăm nhà máy của một giám đốc anh hùng
(Hànộimới, ngày 14/1)
+ Giữ gìn vẻ đẹp lễ hội
(Hànộimới, ngày 29/1)
+ Quyết tâm xoá xe dù, bến cóc
(Hànộimới, ngày 4/5)
+ Dưng lều trọ học
(Tuổi trẻ, ngày 14/2)
+ Rủ nhau làm Web
(Tuổi trẻ, ngày15/7)
+ Gieo ước mơ trên đồng ruộng
(Tuổi trẻ, ngày 4/9)
+ Cảnh báo ô nhiễm môi trường hậu cúm gà
(Lao động cuối tuần, ngày 15/2)
1.3.3/Kiểu tính ngữ:
Là ngữ có tính từ làm chính tố, có khả năng biểu hiện phẩm chất, tính chất của nhân vât, sự kiện, sự vật được nói tới trong đầu đề bài báo. Kiểu này thường thích hợp với những đầu đề mang tính biểu cảm. Tuy nhiên loại này ít được sử dụng do không phù hợp với cấu trúc định danh của đầu đề bài báo.Ví dụ:
+ Hoang sơ suối cá Lương Ngọc.
(Lao động cuối tuần, ngày16/5)
+ Sôi động thị trường quần áo giáp Tết
(Hànộimới, ngày13/1)
+ Nhức nhối nạn cờ bạc đầu năm
(Hànộimới, ngày 7/2)
+ Đậm đà âm sắc Việt
(Hànộimới, ngày 5/6)
+ Tưng bừng ngày khai trường
(Hànộimới, ngày 6/9)
+ Nhộn nhịp vành đai biên giới
(Lao động cuối tuần, ngày 26/9)
+ Rộn ràng “thành phố mặt trời”
(Tuổi trẻ, ngày 26/1)
+ Nhọc nhằn đường đi học
(Tuổi trẻ, ngày 18/3)
+Loay hoay sắp xếp nhà máy đường
(Tuổi trẻ, ngày 21/8)
1.3.4/Ngữ ổn định hoá
Là loại đơn vị hình thành khi dùng từ để cấu tạo câu nhưng không phải là đơn vị có sẵn và không có cấu tạo ổn định. Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, có nhiều ngữ dần dần ổn định hoá. Quá trình ổn định hoá tạo nên những từ ghép hai tiếng hoặc ở phạm vi rộng hơn là những đơn vị có thể gọi là “thành ngữ”.
2. Phân loại đầu đề
Như đã nói, số lượng đầu đề bài báo là rất lớn, do đó việc phân chia các cách thức đặt đầu đề cũng không thể đầy đủ hết được. Vì vậy, trong khoá luận này, chúng tôi chỉ tập hợp và phân chia những đầu đề có tần số xuất hiện lớn. Mỗi loại đầu đề, chúng tôi đưa ra những ví dụ cụ thể và phân tích nội dung để tiện cho việc xem xét mối quan hệ giữa tên bài và nội dung. Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy các đầu đề thường được đặt theo những cách thức sau:
2.1/Đầu đề thông báo
- Kiểu đầu đề này phổ biến nhất cho hầu hết các tin. Như trên đã nói, tham vọng duy nhất của đầu đề này là cung cấp thông tin chính cho độc giả. Thông tin trong bài báo hấp dẫn thì đầu đề cũng hấp dẫn, nghĩa là đầu đề này phụ thuộc vào nội dung bài. Ví dụ:
+ Đảo Bạch Long Vĩ được cấp điện 24/24 giờ.
(Tuổi trẻ, ngày 30/10)
Tin này thông báo sẽ diễn ra lễ cắt băng khánh thành chính thức đưa trạm điện gió vào khai thác, cấp điện thường xuyên cho quân, dân và lực lượng thanh niên xung phong trên đảo. Tin còn cho biết tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình; thời hạn sử dụng điện mỗi ngày của người dân trên đảo trước khi có trạm mới này. Đầu đề đã đưa được thông tin quan trọng nhất, do vậy độc giả chỉ cần lướt qua là biết được thông tin mới
+ Trường CĐ GTVT3 (TP.HCM): Hàng trăm sinh viên đập phá ký túc xá.
(Lao động cuối tuần, ngày 9/5)
Đây là tin sâu về nguyên nhân vụ đập phá. Đó là do nhà trường không tôn trọng ý kiến và nhu cầu của sinh viên, dẫn đến việc một số sinh viên sau khi uống rượu say đã hành động quá khích kéo theo phản ứng lây lan của nhiều sinh viên trong trường rồi tới ký túc xá gây rối và phá hoại.
+ Quận 3, TP. HCM: sập nhà, 2 người chết, 8 người bị thương.
(Tuổi trẻ, ngày 2/1)
Tin nói về một ngôi nhà bị sập lúc đang xây dựng. Tin cho biết thời gian xảy ra, nguyên nhân, công tác cứu hộ và tình trạng các nạn nhân. Đầu đề nêu được chi tiết nổi bật nhất, do vậy độc giả có được cái nhìn tổng quát về sự kiện, họ có thể tiếp tục đọc tin hoặc cũng có thể không vì đã nắm được thông tin chính của bài.
+ Năm 2004: Sẽ có 14.000 người nghiện ở TP.HCM trở thành công nhân.
(Tuổi trẻ, ngày 27/1)
Đây là số học viên đã hoàn tất việc cai nghiện và được chuyển sang làm công nhân theo đề án sau cai nghiện. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tiếp nhận học viên sau cai nghiện vào làm việc.
+ Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức ba nước LB Nga, CH Hung-ga-ri và Vương quốc Anh.
(Hànộimới, ngày 28/5)
+ Hầm Hải Vân sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm nay.
(Tuổi trẻ, số 4023, ngày 29/1)
+ UBND Thành phố ra chỉ thị tổ chức phục vụ Tết Giáp Thân, phát động “Tết trồng cây” và thực hiện kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2004.
(Hànộimới, ngày 8/1)
+ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận 3 tỷ 535 triệu đồng tài trợ của Bộ Công nghiệp.
(Hànộimới, ngày 7/1)
+ Cháy lớn tại Cty giày Thượng Thăng – TP.HCM
(Lao động cuối tuần, số 6617, ngày 17/10)
+ Nội các I-xra-en thông qua kế hoạch đơn phương của Thủ tướng A-ri-en Sarôn
(Hànộimới, ngày 8/6)
+ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2548.
(Hànộimới, ngày 3/6)
+ Đồng Nai: Công an xã dùng súng thị uy dẫn đến chết người
(Tuổi trẻ, ngày 27/9)
+ I-rắc: Bất đồng về lựa chọn chính phủ tổng thống lâm thời.
(Hànộimới, ngày 1/6)
…
Những đầu đề trên đều khái quát được thông tin chính của bài. Do vậy, đọc giả khi lướt qua cũng có thể có được ý niệm tổng quát về thông tin.
- Đối với tin thì đây là kiểu đầu đề đắc dụng, tuy nhiên với các loại bài thì mức độ sử dụng không nhiều như trên tin. Ví dụ:
+ Lấn chiếm đất đai xây dựng nhà không phép tại 114 Hoàng Hoa Thám.
(Hànộimới, ngày 23/2)
Bài viết về khiếu kiện của các hộ dân số nhà 114 cũ, nay là 375 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà (Hà Nội) đối với một số gia đình chiếm dụng diện tích phụ, đường đi chung và xây dựng không phép để sử dụng riêng.
+ Gà chết hàng loạt ở Long An – Tiền Giang.
(Tuổi trẻ, ngày 2/1)
Thông báo tình hình các đàn gà chết hàng loạt chỉ trong thời gian rất ngắn sau khi xuất hiện một vài dấu hiệu. Bài viết cũng đưa ra nguyên nhân và các biện pháp giải quyết.
+ Các bến xe sẽ nằm ở ngoại vi thành phố.
(Hànộimới, số ngày 5/1)
Theo quy hoạch mới của Thủ đô, các bến xe khách liên tỉnh và xe tải liên tỉnh đều đựơc xây dựng ở phía Bắc, Nam và Tây nam thành phố, nghĩa là phía ngoài thành phố để dễ dàng hoạt động.
+ Bà Ngô Bá Thành – “người đàn bà thép” đã ra đi…
(Tuổi trẻ, ngày 6/2)
+ Đồng Tháp: hơn 8.200 HS phải nghỉ học vì lũ
(Tuổi trẻ, ngày 27/9)
+ Việt Nam từng có những hải đội Hoàng Sa.
(Tuổi trẻ, ngày 31/1)
+ Hà Nội: chen nhau nộp thuế trước bạ nhà đất
(Tuổi trẻ, ngày 30/12)
+ Từ nay đến 2010: Sẽ mở thêm 110 trường ĐH, CĐ
(Tuổi trẻ, ngày 11/10)
…
Có thể nói đầu đề thông báo la loại cung cấp thông tin hiệu quả về sự kiên, quá trình, hiện tượng. Nhờ vậy độc giả sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin ngay mà không cần phải đọc cả bài.
2.2/Đầu đề giải thích.
Thường thì kiểu đầu đề này đưa tên riêng, danh từ lên phần đầu của đầu đề, phần còn lại nêu đặc điểm có tính chất nổi bật hoặc mang tính thời sự của tên riêng, danh từ đó. Và giữa hai phần của đầu đề thường sử dụng một gạch nối hoặc dấu hai chấm nhằm làm rõ thành phần chính.Ví dụ:
+ Hoa kim châm – nữ hoàng vitamin.
(Lao động cuối tuần, ngày 9/5)
Đây không chỉ là một loại hoa đẹp mà còn là vị thuốc quý chữa được các bệnh đường tiết niệu, chảy máu cam, viêm gan… Đây cũng là một thứ “rau” cao cấp giàu vitamin có thể chế biến thành các món ăn độc đáo. Do vậy, trồng hoa kim châm đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. Tác giả đã chọn một trong những đặc điểm giá trị của hoa đặt cho đầu đề.
+ ốc sên lớn – món ngon bị bỏ quên.
(Lao động cuối tuần, ngày 4/4)
Bài viết cho biết những chất bổ có trong ốc sên và tác dụng chữa bệnh, đặc điểm sinh học của nó. Đây là loại thức ăn tốt cho gia cầm, thuỷ sản, cây trồng. Trong khi ở nước ta ốc sên bị bỏ quên thì tại Pháp hàng năm phải nhập khẩu với số lượng lớn để làm thức ăn.
+ Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam: Người viết giao hưởng nhiều nhất nước.
(Tuổi trẻ, ngày 31/1)
Bài cho biết ông là nhạc sĩ sinh ra ở vùng quê nhạc tài tử, được đào tạo bài bản về âm nhạc từ nhỏ và sáng tác rất nhiều bản nhạc cho các loại đàn. Ông cũng là nhạc sĩ đầu tiên của Việt Nam được Mỹ đặt hàng để dàn dựng tác phẩm mới tại NewYork
+ Cà cuống – món gia vị của bậc đế vương.
(Lao động cuối tuần, ngày 11/4)
Trong lịch sử, cà cuống từng được coi là ngang hàng với các món sơn hào hải vị quý hiếm để đem dâng vua. Tinh dầu cà cuống được xếp là loại sản phẩm của côn trùng được bán với giá cao nhất. Tuy nhiên, ngày nay cà cuống đang có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Vịt bầu Quỳ – nguồn mì chính tự nhiên.
(Lao động cuối tuần, ngày 16/5)
Đây là một giống vịt quý, đặc sản của dân tộc Thái (Nghệ An). Với những thớ thịt ít mỡ, dày chắc và tỉ lệ mì chính cao, vịt bầu Quỳ được đánh giá là giống vịt ngon nhất nước ta.
+ Ba ba – thần tài nước ngọt
(Lao động cuối tuần, ngày 24/10)
Do có tác dụng chữa bênh, bổ máu, tăng cường sức khoẻ, và là món ăn ngon, đặc sắc nên ba ba là một loài thuỷ sản có khả năng đem lại nguồn lợi kinh tế cao, và được mệnh danh là “thần tài nước ngọt”.
+ Niên giám điện thoại và những trang vàng: Cẩm nang mua sắm và cơ hội giao thương.
(Hànộimới, ngày 17/6)
Nêu những tiện ích của cuốn sách với người dân và các doanh nghiệp. Iửc cải tiến nội dung và hình thức để cuốn sách ngày càng tiện lợi hơn.
+ Cỏ mật – nguồn đường tự nhiên lý tưởng
(Lao động cuối tuần, ngày 18/4)
Loại cỏ này có tỷ lệ ngọt gấp 300 lần so với đường, có tác dụng cho trí nhớ và tạo giấc ngủ sâu. Đồng thời là một dược phẩm tốt cho người mác bệnh béo phì, tiểu đường. Dễ trồng, đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế cao.
+ Tôn Thất Bách – người trí thức của nhân dân.
(Lao động cuối tuần, ngày 28/3)
+ Thủ Thiêm - đô thị sinh thái
(Tuổi trẻ, ngày 11/11)
+ Nguyễn Hoàng Phương – một đời khám phá đến cùng.
(Lao động cuối tuần, ngày 28/3)
+ Rau hẹ – vị thuốc tiện dụng và rẻ tiền.
(Lao động cuối tuần, ngày 5/12)
+ Chùa Hà Nội – cốt cách chân, thiện, mỹ của ông cha.
(Hànộimới, ngày 1/5)
+ Enya – nữ hoàng của những bản thánh ca.
(Lao động cuối tuần, ngày 9/5)
+ Xuân Đỉnh – vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
(Hànộimới, ngày1/5)
…
2.3/Đầu đề câu hỏi
Đây là đầu đề này được sử dụng khá phổ biến trên các báo. Căn cứ vào những mối quan hệ giữa nội dung và tên bài, chúng tôi thấy có hai loại:
Câu hỏi ở đầu đề được trả lời trong bài
Câu hỏi ở đầu đề không được trả lời trong bài.
- Câu hỏi ở đầu đề được trả lời trong bài
Với loại này, độc giả được hứa hẹn một câu trả lời chắc chắn ở phía dưới bài. Đầu đề này thường có từ để hỏi Vì sao, tại sao, như thế nào… Hoặc được dùng cho những bài phỏng vấn, hoặc đối với những bài mà câu hỏi đã mang giá trị khẳng định 9độc giả chỉ biết điều này sau khi đã đọc xong bài. Và có thể coi đây là một thủ pháp nhằm gây sự chú ý của độc giả. Ví dụ
+ Vì sao nông sản Việt Nam cần có thương hiệu?
(Hànộimới, ngày 8/1)
Bài viết gồm 2 phần, trong mỗi phần đề có đưa lời giải thích cho đầu đề. Đó là: xây dựng thương hiệu cho nông sản nhằm nâng cao sức mạnh cạnh trnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và để mức tiêu thụ trái cây Việt Nam ở nội địa và xuất khẩu không bị chênh lệch.
+ Vì sao giá thuốc tăng 100 – 400%?
(Lao động cuối tuần, ngày 22/8)
Bài này chỉ ra nguyên nhân của việc tăng giá thuốc là do một số mạng lưới đã thao túng việc phân phối độc quyền, nhiều tầng nấc. Giá bán được nâng lên bằng nhiều thủ đoạn lắt léo, khi thuốc đến tay bệnh nhân thì đã tăng từ 100 – 400%.
+ Năm 2003: các trường tuyển sinh như thế nào?
(Tuổi trẻ, ngày2/2)
Bài viết đưa ra số điểm chuẩn các trường ĐH của năm 2003 để độc giả biết được điểm chuẩn của năm trước, qua đó họ có thể lựa chọn trường cứ vào số điểm đưa ra.
+ Cháy rừng có chủ ý, làm sao để ngăn chặn?
(Hànộimới, ngày 3/6)
Bài nói về các rừng thuộc thành phố Hà Nội thường xảy cháy mà một trong những nguyên nhân là do con người gây ra. Để ngăn chặn tình trạng này, phải xét xử nghiêm minh với đối tượng gây ra. Và ngành kiểm lâm cũng phải được trang bị các hồ chứa nước di động, các loại máy bơm hiện đại, khi quy hoạc rừng phải tạo nước dự trữ cho công tác phòng, chữa cháy rừng.
+ Vì sao vẫn phải mua vàng giá cao?
(Tuổi trẻ, ngày 6/5)
Bài cho biết, giá vàng thế giới đã giảm nhưng trong nước vẫn cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sau khi nhập vàng về phải chờ gia công thành vàng miếng mới bán ra thị trường và phải tuỳ thuộc vào lượng vàng các ngân hàng thương mại bán ra để điều chỉnh giá. Bài viết này có dung lượng khá dài, độc giả muốn biết nguyên nhân thì phải đọc hết cả bài, do vậy dễ dẫn đến mất thời gian của họ.
+ Mua đất dự án: làm gì để tránh rủi ro?
(Tuổi trẻ, ngày 4/6)
Bài viết nêu trường hợp mua đất dự án bị “cò” lừa. Sau đó có đưa ra lời khuyên khi mua nhà, đất: không mua qua tư nhân, tìm hiểu kỹ tình trạng đền bù, giải toả, nói rõ mục đích mua và phải chú ý tới các nội dung trong bản hợp đồng.
+ Vì sao Thể Công thay tướng?
(Hànộimới, ngày 2/2)
Bài viết chỉ ra nguyên nhân ở lối chơi vô hồn, sự liên kết cầu thủ lỏng lẻo, ý thức chiến thuật và chiến thắng kém, cầu thủ lấy thô bạo làm vũ khí… dẫn đến những trận thua liên tiếp và nguy cơ rớt hạng.
+ Kiến nghị của cử tri giải quyết được đến đâu?
(Tuổi trẻ, ngày 9/1)
Bài đưa ra nhiều kiến nghị của các cử tri về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề giao thông. Tuy nhiên, những kiến nghị này chỉ mới được đưa vào dự kiến để xem xét, chứ chưa được giải quyết để khắc phục, xử lý nhiều vấn đề do dân kiến nghị.
+ Nông dân nuôi gà: Trắng tay mà còn… trả lãi!?
(Tuổi trẻ, ngày 22/3)
Bài viết về việc người nông dân bị thất thu vì đàn gà bị thiêu huỷ trong dịch cúm gia cầm, họ phải chờ tiền hỗ trợ nhưng vẫn chưa có. Trong khi đó, tiền nợ ngân hàng họ vẫn phải chịu lãi và đành tiếp tục chờ chủ trương “xử lý” các món nợ của cơ quan chức năng. Kiểu đầu đề này giống như lời khẳng định, độc giả có thể hiểu ngay thông tin.
+ Bưu điện Hà Nội: Tính cước sai còn doạ cắt dịch vụ?
(Tuổi trẻ, ngày 19/8)
Bài cho biết việc nhiều thuê bao dịch vụ Mega VNN bị bưu điện Hà Nội tính cước sai khiến mỗi tháng họ phải thanh toán một khoản tiền lớn. Đáng lưu ý hơn, họ còn bị doạ sẽ cắt dịch vụ nếu không trả tiền cước đúng thời hạn. Cũng giống như đầu đề trên, đầu đề này tuy đặt câu hỏi nhưng thực chất đã là lời khẳng định.
+ Xe đạp Việt Nam bị kiện. Vì sao?
(Tuổi trẻ, ngày 12/8)
+Vì sao Trung Quốc phải hạn nhiệt tăng trưởng?
(Hànộimới, ngày 12/5)
+ Tiền polyme bảo quản và sử dụng như thế nào?
(Hànộimới, ngày 16/2)
+ Thị trường phân bón: lại “sốt”, Tại sao?
(Tuổi trẻ, ngày 3/8)
+ Vì sao sinh viên phải làm việc trái nghề?
(Hànộimới, ngày 16/2)
+ Nhà ở cho người thu nhập thấp: Vì sao triển khai muộn?
(Tuổi trẻ, ngày 17/2)
+ Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có gì mới?
(Hànộimới, ngày 10/5)
- Câu hỏi ở đầu đề không được trả lời trong bài.
ở loại đầu đề này, thông tin trong bài thường chưa được giải quyết. Tác giả chỉ nêu sự kiện, hiện tượng, quá trình và để độc giả tự suy nghĩ, tự hiểu sự kiện đó chứ không nêu nhận định của mình Ví dụ:
+ Phải sống chung với ô nhiễm đến bao giờ?
(Tuổi trẻ, ngày 2/1)
Bài viết về cuộc sống của người dân ở phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ hành Sơn, Đà Nẵng khi phải chịu ô nhiễm nguồn nước và không khí từ hơn 10 năm nay. Tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, tuy nhiên các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp gì, cho nên người dân nơi đây không biết đến bao giờ mới thoát khỏi ô nhiễm.
+ Bao giờ Hà Nội có nhà trọ công nhân?
(Hànộimới, ngày 26/2)
Bài viết đưa ra con số lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội phải sóng ở những khu nhà tạm bợ, ổ chuột do không có chỗ ở cố định và dễ dẫn đến sức lao động bị giảm hoặc sa vào các tệ nạn xã hội… Việc bao giờ các doanh nghiệp Hà Nội có khu nhà trọ cho công nhân vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
+ Khu di tích Hoàng thành – liệu có thành hồ chứa nước?
(Lao động cuối tuần, ngày 29/2)
Bài nói về việc bảo vệ khu di tích Hoàng thành – Thàng Long trong mùa mưa bão. Các mái che đã được dựng lên để tránh nước mưa từ trên xuống cho khu di tích, nhưng việc nước dưới hố khai quật dâng từ dưới lên thì lại chưa có hướng giải quyết triệt để. Bài không nêu ra khả năng khu di tích sẽ bị ngập, nhưng cũng không đưa ra biện pháp khắc phục vấn đề này.
+ Núi Bân: ai bán, ai mua?
(Tuổi trẻ, ngày 10/1)
Di tích lịch sử văn hoá quốc gia Núi Bân (xã Thuỷ An, Huế), nơi vua Quang Trung lập bàn tế trời đất lên ngôi hoàng đế đã bị người dân địa phương tự do chiếm dụng và chia nhỏ để bán làm nơi chôn cất, biến nơi đây thành nghĩa địa. Chính quyền nơi đây vẫn chưa có biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng này.
+ Việt Nam sẽ có điện hạt nhân?
(Hànộimới, ngày 31/5)
Bài viết không đưa ra câu trả lời vì việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới chỉ trong dự án. Bài báo chỉ ra cái ta còn thiếu khi xây dựng nhà máy, đó là nguồn nhân lực, những văn bản pháp luật phục vụ cho việc nội địa hoá điện hạt nhân, hơn nữa vị trí xây dựng nhà máy vẫn chưa được xác định. Do vậy, tuy bài viết không khẳng định nhưng độc giả cũng hiểu việc sử dụng điện hạt nhân hạt nhân chỉ là chuyện trong tương lai.
+ Vùng văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
Di sản phi vật thể được UNESCO công nhận?
(Lao động cuối tuần, ngày 16/5)
Bài viết nói về việc Ban Di sản văn hoá phi vật thể (Bộ VH – TT) chọn “Vùng văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên” làm ứng cử viên để đệ trình UNESCO đưa vào danh mục di sản thế giới. Việc có được công nhận là di sản thế giới hay không còn phụ thuộc thời gian sắp tới.
+ Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
Bao giờ thu mới đủ chi?
(Hà Nội mới, ngày 12/1)
Việc khai thác, bảo dưỡng và sử dụng sân vận động thời hậu Sea Games22, trong đó Ban quản lý khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình đứng ra điều hành hoạt động. Ngoài việc tổ chức các trận đấu giao hữu bóng đã, BQL có thể cho thuê sân thi đấu, sân tập, cửa hàng… CLB Thể Công đánh tiếng thuê sân là một tín hiệu vui, tuy nhiên CLB sẽ gặp khó khăn do kinh phí thuê cao, vị trí sân lại xa trung tâm… Vì vậy, không có các CLB thuê sân dài hạn, không thu hút các giải quốc tế thì việc đảm bảo thu chi của SVĐ vẫn là điều nan giải.
+ Bảo tàng Hà Nội – Lỗi hẹn đến bao giờ?
(Lao động cuối tuần, ngày 8/2)
Trong khi hầu hết tỉnh thành trong cả nước thì Hà Nội vẫn chưa có một bảo tàng cho riêng mình. Do vậy, việc thành lập một bảo tàng của Hà Nội là rất cần thiết để những hiện vật của thủ đo không phải “ở nhờ” trong kho của một bảo tàng TW. Tuy nhiên, từ nhiều năm việc xây dựng này vẫn chưa đến đâu vì cứ lần khất lần này lần khác. Bởi vậy, không biết đến bao giờ bảo tàng Hà Nội mới được xây dựng.
+ Canh dưỡng sinh: chữa khỏi bệnh ung thư và Aids?
(Tuổi trẻ, ngày 9/3)
Canh dưỡng sinh là một món ăn do người Nhật phát minh, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể. Bài viết đưa ra lời phân tích của trưởng khoa nội 2, viện y dược dân tộc TP.HCM về tác dụng thực của loại canh nay là không đủ lớn để chữa được bệnh như nhiều người vẫn tưởng.
+ Có nên “giết nhầm hơn bỏ sót”?
(Lao động cuối tuần, ngày 8/2)
+ Xương “tê giác ngàn năm” trị bá bệnh (?)
(Tuổi trẻ, ngày 15/5)
+ Quy hoạch “treo”: “Treo” đến bao giờ?
(Tuổi trẻ, ngày 3/7)
+ Giải boáng đá chuyên nghiệp 2004: Tân binh liệu có đăng quang?
(Hànộimới, ngày 7/1)
+ Sẽ có bảo tàng muối đầu tiên tại Đông Nam á?
(Lao động cuối tuần, ngày 11/4)
+ Bao giờ giá bớt leo thang?
(Hànộimới, ngày 23/2)
+Trẻ em lao động sớm – Tương lai về đâu?
(Hànộimới, ngày 4/6)
2.4/Đặt dấu chấm lửng
Đối với báo chí, dấu chấm lửng thường được dùng để biểu thị ý người viết không thể diễn đạt hay kể ra hết được, hoặc cũng có thể được dùng để châm biếm, hài hước. Ví dụ:
+ Những ngôi nhà xây để… cỏ mọc.
(Hànộimới, ngày 14/5)
Những ngôi nhà được xây phần thô rồi bán cho người mua để họ tự hoàn thiện. Do không có giấy phép xây dựng và trong quá trình thi công đã ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng khu vực nên công trình bị đình chỉ thi công. Việc xây dựng dở dang trong thời gian dài khiến những ngôi nhà trông như bị bỏ hoang.
+ Xoá quy hoạch “treo”: Dân cần nhưng… một số “quan” chưa vội.
(Tuổi trẻ, ngày19/5)
Nhiều dự án chậm triển khai khiến người dân phải chờ đợi và chịu đựng trong thời gian dài. Về vấn đề này, nhiều quan chức cho rằng cần sớm giải quyết ngay, nhưng một số lại tỏ ra không vội vã với việc giải quyết này.
+ Các công trình… rùa.
(Tuổi trẻ, ngày 3/3)
Bài phản ánh về những công trình giao thông (TP.HCM) luôn bị trễ hẹn, không đúng tiến độ thi công và thực hiện bởi nhiều nguyên nhân.
ở 3 ví dụ trên, dấu chấm lửng được dùng để phê phán sự không chu đáo, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện những công trình xây dựng.
+ Chung cư cao cấp, giá cao… trọc trời.
(Tuổi trẻ, ngày 21/5)
Xu hướng xây dựng và mua nhà chung cư để ở tại TP.HCM. Những chung cư này được xây dựng ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và đầy đẻ tiện nghi nên có giá rất đắt khiến nhiều người không khỏi giật mình.
+ Món ăn ngày Tết: Đặc sản miền Bắc, miền Trung… có đủ.
(Tuổi trẻ, ngày 16/1)
Những loại đặc sản của miền Bắc và miền Trung từ đồ khô, đồ chế biến sẵn đến những món chế biến ăn liền đều được đưa vào tiêu thụ tại thị trường phía Nam với số lượng lớn vào dịp Tết đến.
+ Biến phế phẩm thành… đôla.
(Tuổi trẻ, ngày 22/5)
Bài viết về một thanh niên đã biến những loại phế phẩm của cây quế thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở một vùng núi Quảng Nam.
+ Du lịch thất thu vì… dịch cúm gà.
(Hànộimới, ngày 7/2)
Do ảnh hưởng của dịch cúm gà, lượng du khách vào Việt Nam đã giảm nhiều khiến các công ty du lịch trong nước bị thất thu.
+ Hoàng Anh – Gia Lai vẫn… tự tin.
(Hànộimới, ngày 10/5)
Sau 3 trận thua liên tiếp, đội bóng này đã để mất ngôi hạng đầu bảng trong giải C1 châu á. Trong khi đó, khả năng bảo vệ chức vô địch QG cũng mong manh do đang thua điểm Sông Đà - Nam Định. Tuy nhiên, đội bóng này vẫn tự tin quyết tâm giành ngôi vô địch.
Qua những phân tích về nội dung bài, có thể thấy dấu chấm lửng trong những đầu đề trên biểu thị những việc có vẻ như ngược đời hoặc khó xảy ra.
+ “Điện thoại trao tay”, trao luôn…phiền phức.
(Tuổi trẻ, ngày 6/12)
+ ẩm thực thời… cúm gà.
(Tuổi trẻ, ngày2/2)
+ Giá xăng dầu tăng: nhà nông đã “khó” càng… khó
(Tuổi trẻ, ngày 3/3)
…
2.5/Dùng thủ pháp chơi chữ
Chơi chữ là “dùng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa,v.v. trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước…) trong lời nói” [10 ,172]. Đây là một thủ pháp nghệ thuật có khả năng tạo giá trị biểu cảm để lời nói trở nên sinh động, hấp dẫn và tạo được ấn tượng mạnh đối với người nghe, người đọc. Thủ pháp này được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng theo khảo sát của chúng tôi, kiểu dùng các từ (hay các âm tiết) có vỏ âm thanh gần giống nhau được sử dụng nhiều hơn cả. Ví dụ:
+ Thuốc thú y – Giá cao chất lượng lại… “tào lao”
(Tuổi trẻ, ngày 5/6)
Đúng như đầu đề, bài viết nêu tình trạng bất ổn giá thuốc tại cácc cửa hàng khiến người dân phải khổ sở, thiệt thòi vì không biết đâu là giá thuốc chuẩn.
+ Miền Tây vào mùa trái cây
(Tuổi trẻ, ngày 11/6)
Bài thông tin về hoạt động buôn bán trái cây nhộn nhịp khi tới mùa của những người dân người miền Tây Nam Bộ.
+ Tùng “già” và quán trà câm
(Tuổi trẻ, ngày 4/2)
Bài viết về một sinh viên đang thực hiện các cảnh quay tại một quán trà dành cho những người câm.
+ Hà Nội: đường ngang “phang” đường tàu
(Tuổi trẻ, ngày 23/4)
Những đường ngang (đi tắt qua đường tàu) do người dân tự ý tạo ra đang ngày càng xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn giao thông đường sắt.
+ Thuốc nổ và cổ vật
(Tuổi trẻ, ngày 20/4)
…
Những từ (được in nghiêng) trên đều có vỏ âm tiết giống nhau và chỉ khác ở phụ âm đầu. Những âm thanh được lặp lại có khả năng được độc giả lưu nhớ vì sự đặc biệt của nó, do vậy tạo hiệu quả trong việc lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, việc sử dụng các từ gần âm này không phải là điều dễ dàng vì nó yêu cầu người viết phải biết chọn lựa từ thích hợp cả về ý nghĩa và tư tưởng để diễn đạt được ngụ ý mà họ muốn thể hiện
2.6/Dùng biện pháp tu từ.
Những biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
- So sánh là nhìn vào cái này để thấy cái kia. Phương thức này có khả năng làm cho sự kiện, vấn đề được đề cập bộc lộ những đặc điểm, tính chất. Từ đó giúp người đọc dễ hình dung hơn và đầu đề cũng dễ hiểu hơn. Ví dụ:
+ Tù mù như đất đai.
(Lao động cuối tuần, ngày 6/6)
+ Toà án lương tâm còn hơn toà án xã hội.
(Lao động cuối tuần, số , ngày 18/4)
+ Quan liêu, thủ tục… như lục bình trôi.
(Tuổi trẻ, ngày 9/1)
- ẩn dụ là phép dùng từ ngữ dựa trtên sự liên tưởng và so sánh ngầm. Sự ví von trong việc so sánh ngầm với một hình ảnh có tính biểu tượng cao làm cho độc giả thích thú. Ví dụ:
+ Lộ trình hoà bình Trung Đông bị khai tử
(Tuổi trẻ, ngày 29/4)
Nội dung bài nói về mục tiêu thành lập một nhà nước Palestine độc lập trên dải Gaza và bờ Tây vào năm 2005 do bộ tứ (LHQ, Liên minh châu Âu, Nga và Mỹ) thiết lập và bảo trợ bị Israel xé bỏ. Đầu đề trên đã được thể hiện ngầm bằng động từ khai tử.
+ Màu của tội ác
(Tuổi trẻ, ngày 17/9)
Đầu đề trên đã ngầm so sánh những sắc màu (được sử dụng trong gian trưng bày chất độc da cam của VN tại Pháp) bằng hình ảnh tội ác.
- Nhân hoá là gán cho loài vật vô tri những hành động, suy nghĩ , tính cách… như của con người. Phương thức này có khả năng tác động tới tâm lý, tình cảm của người đọc. Ví dụ:
+ Cái chết của một cây cầu trăm tuổi
(Tuổi trẻ, ngày 24/6)
Bài viết về cây cầu lịch sử của người Tây Nguyên bị tháo rỡ trong khi Chính phủ chưa có văn bản chính thức công bố xoá bỏ tuyến đường sắt qua đây.
+ Hồ Thanh Lanh kêu cứu
(Tuổi trẻ, ngày 22/9)
Việc xây dựng công trình hồ Thanh lanh bị dở dang, bỏ phơi nắng mưa nhiều tháng khiến công trình này chưa xây xong đã xuống cấp.
+ Phố cổ Hà Nội thờ ơ với… “thần lửa”
(Tuổi trẻ, ngày 26/3)
+ Bàn chân đẩy lùi số phận
(Tuổi trẻ, ngày 30/9)
+ Tiếng kêu từ … dự án
(Tuổi trẻ, ngày 21/2)
+ Quan họ… chạy show mùa Tết.
(Tuổi trẻ, ngày 17/1)
…
2.7/Đầu đề dùng con số để nhấn mạnh.
Những con số thường được đưa lên đầu đề nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng. Những con số được đưa lên đầu đề thường được đi kèm để diễn đạt một sự kỳ lạ hoặc là những con số rất lớn. Ví dụ:
+ 18 tuổi và cuốn tiểu thuyết 700 trang
(Tuổi trẻ, ngày 28/4)
+ 7.896.000đ cho một học kỳ?
(Tuổi trẻ, ngày 31/8)
+ Fan cải lương: 1001 kiểu ái mộ
(Tuổi trẻ, ngày 22/9)
+ Cầu 100m: 6 năm còn chờ?
(Tuổi trẻ, ngày 3/6)
2.8/Đầu đề tiết lộ
Kiểu đầu đề này thường được thể hiện bằng những từ ngữ bí ẩn khiến độc giả tò mò, thích thú. Ví dụ:
+ “Con ma xó” ở ấn Độ
(Tuổi trẻ, ngày 30/9)
Bài viết về một sinh viên VN từng đi nhiều nơi, biết nhiều chuyện ở ấn Độ tới mức có thể tư ván cho những ai hỏi bất kỳ đường nào tại đây.
+ “Lốc da cam” cuốn trôi “băng” Thụy Điển?
(Tuổi trẻ, ngày 26/6)
Đây là bài viết dự đoán về kết quả trận đấu giữa Hà Lan và Thuỵ Điển trong mùa bóng Euro 2004.
+ Thành phố “nên đến trước khi chết”
(Tuổi trẻ, ngày 27/4)
Đó là thành phố Vàng của ấn Độ, một trong những khu du lịch đẹp nhất thế giới. Bài viết thuật lại những phong cảnh, điểm nổi trội của nơi đây. Đầu đề khá hấp dẫn người đọc bởi khả năng tiết lộ kín đáo khiến độc giả phải đọc hết toàn bộ bài báo để tìm hiểu khu du lịch nổi tiếng này.
+ Dự án “ma”, giấy từ giả, thu tiền thật.
(Hànộimới, ngày18/9)
Bài nói về những kẻ lừa đảo và hành vi phạm tọi trong việc mua bán nhà, đát chung cư.
+ Kiếm sống trong lòng đất
(Tuổi trẻ, ngày 13/4)
+ Bí ẩn trang điểm cung đình Huế
( Lao động cuối tuần, ngày 20/6)
+ Đi mua… cử nhân, thạc sĩ
(Tuổi trẻ, ngày 26/4)
+ Phong Nha – Kẻ Bàng: Chiếc chìa khoá mở cửa kho báu.
(Tuổi trẻ, ngày 14/2)
+ Đoạn đường “tử thần”
(Tuổi trẻ, ngày 27/4)
…
2.9/Đầu đề trích dẫn.
Là loại đầu đề trích dẫn trực tiếp câu nói của chủ thể được nói tới trong bài. Đầu đề này tạo cho độc giả cảm giác nguồn tin của tác giả đáng tin cậy vì phải là người trực tiếp gặp, nghe nhân vật nói mới có thể đưa ra lời trích dẫn đó. Chủ thể của lời trích dẫn thường là những nhân vật nổi tiếng, hoặc những người tiêu biểu trong xã hội. Loại này thường được sử dụng trong bài phỏng vấn, lời phát biểu hoặc bài chân dung.
+ “Gần như cả nước Iraq đang tham gia kháng chiến”
(Tuổi trẻ, ngày 16/4)
Đầu đề này lấy lời tuyên bố của một phóng viên Pháp bị bắt cóc tại Iraq khi được trả tự do.
+ “Đồng bào ta đều là con cháu Bác Hồ”
(Tuổi trẻ, ngày 20/4)
Đầu đề trích dẫn lời TBT Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm đồng bào dân tộc Cọi và Mã Liềng.
+ “Tôi tắm đời mình trong câu dân ca”
(Tuổi trẻ, ngày 20/9)
Đầu đề trích dẫn lời của một phụ nữ Ba na khi nói về tình yêu của mình với dân ca.
+ “Các cháu phải học tập tốt như tinh thần Điện Biên Phủ”
(Tuổi trẻ, ngày 21/4)
Đây là lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong buổi gặp mặt những học sinh được nhận học bổng của chương trình “Vì Điện Biên thân yêu”.
+ Nhạc sĩ Hoàng Vân: “Hò kéo pháo” – tấm giấy thông hành đưa tôi vào âm nhạc.
(Lao động cuối tuần, ngày18/4)
+ “Tôi chỉ là… một ông từ giữ đền”
(Hànộimới, ngày1/9)
+ Nhạc sĩ Thanh Tùng: “Con người cô đơn và nhỏ bé biết bao”
(Lao đông cuối tuần, ngày 8/8)
…
2.10/Đầu đề đặt theo tên tác phẩm điện ảnh, ca khúc, ý thơ, danh ngôn…
+ “Người nhện”
(Tuổi trẻ, ngày 15/4)
Đầu đề lấy tên của một bộ phim Mỹ để đặt cho bài viết về những người làm công việc treo mình trên các cao ốc để tu sửa.
+ “Em ơi Hà Nội… nóng!”
(Tuổi trẻ, ngày 23/6)
Bài viết về cái nắng gắt gao đầu mùa ở Hà Nội và nỗi khổ của sinh viên khi phải chịu cái nóng gần 40 độ. Đầu đề dựa theo tên ca khúc “Em ơi Hà Nội phố
+ Ngày hội của “những người thích đùa”
(Tuổi trẻ, ngày 6/1)
Bài viết về cuộc triển lãm 20 năm báo Tuổi trẻ cười, tại đây có nhiều độc giả của tờ báo cùng tham gia các chương trình được tổ chức trog triển lãm. Những độc giả của tờ báo được ví với “những người thích đùa” – Tên tác phâme của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nezin.
+ “Sống trong đá chết nằm trong đá”
(Tuổi trẻ, ngày 3/1)
Bài viết về cuộc sống của người H’Mông ở Đồng Văn (Hà Giang), một mảnh đất với 70% diện tích tự nhiên là núi đá, 30% còn lại là núi trộn đá. Vì vậy cuộc sống của người dân nơi đây hoàn toàn gắn liền với đá. Đầu đề lấy theo lời một đoạn bài hát của người dân nơi đây, nhưng đầu đề cũng khiến người đọc liên tưởng đến câu thơ của Tố Hữu: “Sống trong cát chết nằm trong cát”.
+ “Hà nội đó niềm tin yêu hy vọng”
(Hànộimới, ngày 9/10)
+ “Nhớ về Hà Nội”
(Hànộimới, ngày 18/9)
+ “Đây, lắng hồn núi sông ngàn năm”
(Hànộimới, ngày 12/10)
…
2.11/Đầu đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao…
+ Cái cò lặn lội… vỉa hè
(Lao động cuối tu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30981.doc