A-Lời nói đầu:
Trong xu thế hội nhập thị trường thế giới hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất bức súc tìm lối đi cho riêng mình nhằm ổn định và cạnh tranh lâu dài trên thị trường. Công việc được coi là quan trọng nhất, là điều kiện sống còn là chất lượng của hàng hoá. Chất lượng có tốt, mẫu mã, giá cả có phù hợp thì sản phẩm đó mới được người tiêu dùng ưa thích và chấp nhận. Còn ngược lại sản phẩm mang chất lượng kém, mẫu mã và giá cả không thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng thì có n
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chất lượng sản phẩm tại Công ty Tân Tiến Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa là công ty đang đứng bên bờ của sự phá sản. Đó là điều không thể thiếu được trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trên thị trường. Đây mới chỉ đơn giản là mục đích tồn tại được còn cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ thì điều tất yếu của các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân, khuyến kích động viên, khích lệ cho công nhân để mỗi sản phẩm họ làm ra đều có hồn, có sức sống, chất lượng cao. Công ty Tân Tiến Đức là một điển hình như thế. Tuy tuổi đời chưa cao nhưng đã tồn tại và gây được uy tín rộng rãi trên thị trường Hà Nội cũng như thị trường toàn miền bắc. Để được như ngày hôm nay công ty đã vượt qua bao khó khăn, thách thức tưởng chừng như phải phá sản. Thế nhưng dưới sự chỉ đạo tài tình của ban Giám đốc công ty, doanh nghiệp đã tự khẳng định và tìm được chỗ đứng vững chắc của mình trong thị trường đồ nội thất miền Bắc.
Đầu tiên em xin cảm ơn thầy Vũ Quang Anh cùng toàn thể thầy giáo khoa Thương mại đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong học tập cũng như trong khi làm bài tiểu luận. Vì đây là bài đầu tiên em làm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cùng ban thẩm định khoa phê bình đánh giá chỉ bảo giúp đỡ em.
Một lần nữa em xin cảm ơn .
B- Nội Dung
Cũng như mọi công ty sản xuất hàng hoá trên thì trường, vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự thành bại của công ty là chất lượng hàng hoá. Công ty Tân Tiến Đức, một công ty chuyên sản xuất về đồ nội thất cũng ý thức rõ hơn ai hết về điều này. Công ty đã tìm đủ mọi phương thức sản xuất mới, trả lương cao cho sáng kiến, phát minh mới, để sản phẩm nội thất mang tính tiện lợi và mĩ thuật cao. Quay lại cách đây 5 năm, công ty Tân Tiến Đức chỉ có vẻn vẹn 7 người trong đó có một Giám đốc, một trưởng phòng vật tư, hai người bán hàng còn lại là anh em trong khâu sản xuất. Với yếu điểm này công ty đã cố gắng sản xuất để tồn tại. Nhân lực thì ít, máy móc lại cũ kĩ lỗi thời. Vậy mà qua bao khó khăn họ vẫn tồn tại. Lý do tai sao để họ tồn tại trong thời điểm khó khăn cũng như phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay? Một câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp cùng thời đã đặt ra, trong số họ có những kẻ còn tồn tại, cũng có người thua lỗ, phá sản. Điều mà tưởng chừng ai cũng biết nhưng có mấy ai làm được. Thời gian đó là năm 1995, bốn năm sau khi Liên bang Xô Viết tan rã và nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường. các doanh nghiệp dần dần mở ra, hầu hết họ đều tập trung buôn bán và sản xuất các đồ dân dụng có giá trị cao. ít ai nghĩ đến một nghề mà trong tương lai khi cuộc sống khấm khá lên, con người ta muốn được có nó. Đó là những sản phẩm về nội thất, đa số lúc bấy giờ chỉ có những người có đời sống khá giả mới có khả năng mua sắm những thứ đồ làm đẹp cho gia đình vì lúc đó cơm còn chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc huống gì lo đến chuyện làm đẹp cho ngôi nhà. Thế nhưng Tân Tiến Đức đã tin rằng nghề nội thất sẽ có tương lai. Đặt nền móng vững chắc trong lòng khách hàng, Tân Tiến Đức đã cải tiến công nghệ trả lương thoả đáng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt độ bền cao., mẫu mã chủng loại đa dạng. Chỉ đơn giản như vậy, từng ấy năm, công ty đã dần dần được cải thiện về mọi mặt. Trang thiết bị được nâng cấp, đó là một thắng lợi tưởng chừng dễ nhưng ít ai có được. Nói như vậy chất lượng sản phẩm của công ty có cao, mẫu mã phong phú, giá cả hợp lý thì đó mới là điều kiên tất yếu của tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường hàng hoá đa dạng hiện nay. Nói đến đây chắc ai cũng hiểu yếu tố chất lượng hàng hoá là yếu tố quan trọng hàng đầu trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt đến như thế nào.
Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới.
Vẫn với mục tiêu chất lượng là hàng đầu, công ty đã đề ra những đối sách cụ thể cho từng giai đoạn. Sản phẩm công ty làm ra hầu hết nguyên liệu là từ nhập ngoại như gỗ cót ép, gỗ dán và các chủng loại gỗ khác nên đó cũng là một trong những điểm yếu cần khắc phục. Bù lại sự thiệt thòi đó, ban Giám đốc luôn nhắc nhở anh em khi tham gia sản xuất phải hết sức thận trọng, chuẩn xác để cho ra đời những sản phẩm tốt thoả mãn nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường. Nếu ở Việt Nam có một nhà máy chuyên sản xuất gỗ cót ép và gỗ dán thì công ty sẽ cố gắng mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài nhanh hơn không phải phụ thuộc vào việc nhập nguyên liệu. Nhưng điều đó chưa thực hiện được, hi vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có một nhà máy gỗ. Việc phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài khiến công ty chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước, điều đó là một điều thiệt thòi lớn. Nhưng cũng không phải vì thế mà công ty chịu khuất phục. Tân Tiến Đức vẫn đứng vững trên đôi chân của chính mình, vẫn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao. Và mục tiêu là thu hút toàn bộ khách hàng ở miền Bắc nhằm gây tiếng vang và đặt niềm tin nơi công chúng. Đối với Tân Tiến Đức vẫn còn khiêm tốn với chỗ đứng của chính mình, củng cố, giúp đỡ tạo mối quan hệ tốt với khách hàng của mình, mặt khác giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm của công ty bạn để khách hàng có thể so sánh và lựa chọn theo suy nghĩ của mình. Có thể khách hàng sẽ chọn một sản phẩm bên này và một sản phẩm bên kia. Đó cũng là một cách học hỏi, để nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm mình làm ra. Trong tương lai, công ty sẽ mở rộng sản xuất hơn nữa, kêu gọi cổ đông để có vốn nhằm nâng cao về mọi mặt từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm.
Hình thức, khó khăn bất cập.
Là một công ty nhỏ trên thị trường rộng lớn như hiện nay, công ty không tránh khỏi những thách thức và khó khăn trong hiện tại và cả tương lai. Tháng 7 năm 1995, nước ta ra nhập ASEAN và là thành viên chính thức trong hiệp hội, được hưởng và chịu mọi trách nhiệm như mọi thành viên trong khối. điều này rất có ý nghĩa ví nó mang lại vị thế của ta trong khu vực và trên thế giới, mang lại tiềm năng kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhưng mặt bên của nó thì vô cùng khắc nghiệt. Khu vực mậu dịch ASEAN đã cho phép giao lưu kinh tế tự do qua các nước. Các doanh nghiệp của các nước như Singapo, Malaysia, Indonesia…đã vào Việt Nam ..Các sản phẩm khác nói chung đều bị cạnh tranh, và sản phẩm về nội thất nói riêng cũng không loại trừ. Các đồ nội thất của Singapo, Malaysia, Indonesia…vốn đã có những tiềm năng lại cộng thêm tính chất truyền thống của đặc trưng ngành nghề. Nên đồ nội thất nói riêng và đồ dùng nói chung trên thị trường đều có ưu thế nghiêng về họ. Đồ nội thất của Singapo có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt , giá cả chỉ nhích hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam. Thế là chúng ta đã bị họ “hớt hết phần ngon “ của thị trường. Quay lại thị trường nội địa ta thấy nhan nhản những của hàng sản xuất từ đồ gỗ, nào bàn ghế tủ với nguyên liệu thô sơ, rẻ tiền, mẫu mã bình thường và thế là một phần nữa của thị trường bị họ “hớt mất”. Còn lại phần giữa, phần xương xẩu nhất, phần có khả năng thanh toán lại nhiều nhất. Phần này đại đa số là trung lưu, trí thức. Họ sẵn sàng bỏ một khoản tiền khá lớn, khoảng 2/3 số tiền xây một ngôi nhà để trang bị nội thất còn 1/3 chỉ để xây thô một ngôi nhà. Nhu cầu tăng nhanh, đối thủ thì rộng lớn đã khiến công ty liên tục thay đổi chiến lược để thu hút khách hàng. Đây mới chỉ là vấn đề trong nước và khu vực còn xu thế hội nhập thế giới thì …..khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng cao, khả năng thành công thấp, tỷ lệ rủi ro sẽ tăng. Số vốn phấp định của công ty chỉ mới có 500 triệu đồng, khó có thể lập tức mở rộng , nâng cao dây truyền sản xuất. Có thể nói khi các công ty nước ngoài vào Việt Nam họ đã có đầy đủ mọi yếu tố để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khi còn cao hơn cả chất lượng của công ty Tân Tiến Đức. Mặt khác họ còn có một hệ thống thông tin Maketing dày đặc được bố trí khắp mọi nơi. Họ đủ kinh phí để bung ra những quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với đội ngũ tiếp thị dày dạn kinh nghiêm và qua trường lớp. Họ sẽ không để khách hàng tuột khỏi tầm chăm sóc của họ. Với những khó khăn, thách thức hiện tại và tương lai này Tân Tiến Đức đã đưa ra những đối sách gì để chuẩn bị tư thế đối đầu và bắt kịp thị trường ?.
Phương pháp giải quyết- đối sách của công ty trước xu thế hội nhập.
Sản phẩm : Hệ thống sản phẩm gồm có hai phần . Một là sản phẩm về nội thất gia đình, bao gồm có tủ để bát, giá đỡ bàn ghế tủ.. Hai là nội thất văn phòng gồm có những bàn tủ, ghế, để phục vụ trong công tác văn phòng. Công ty còn có thể làm nhiều chủng loại, nhiều mẫu mà để phục vụ nhu cần đa dạng của khách hàng. Khi bán có dịch vụ vận chuyển miễn phí trong nội thành, nếu khách hàng yêu cầu thì công ty sẽ cử người lắp dặt tại nhà miễn phí. Giá cả sản phẩm lại phải chăng.
2- Thị trường.
. Đối thủ cạnh tranh.
Riêng đối với những đối thủ cạnh tranh, công ty đã có những đấu pháp cơ bản như:
-Để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, công ty đã đầu tư mua các trang thiết bị hiện đại được các chuyên gia đánh giá là tốt. Liên tục thiết kế các mẫu mã mới, tránh sự lặp lại, sự lỗi thời của sản phẩm. Bên cạnh đó học hỏi những phương thức sản xuất mới của đối thủ, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của họ đồng thời xem xét chấn chỉnh toàn diện lại công ty, khắc phục những nhược điểm còn tồn đọng. Với những bạn hàng có uy tín cao trên thị trường như nội thất Hoà Phát, nội thất Mỹ á, công ty thiết lập một mối quan hệ khăng khít, bền chặt tạo điều kiện tốt nhất để đôi bên cùng có lợi. Bản thân công ty nội thất Hoà Phát sản phẩm của họ chủ yếu là nhựa và I-Nox kết hợp lại thành sản phẩm. Còn công ty Mỹ á thì chủ yếu là gỗ quí, để sản xuất ra các đồ gỗ điêu khắc, cầu kì tỉ mỉ và đòi hỏi có kĩ thuật tay nghề cao. Có hai bạn hàng nổi tiếng, Tân Tiến Đức đã sử dụng chiến lược Maketing ngay đối với cả bạn hàng nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình và áp dụng ngược lại với mình.
2.2. Giá cả.
Một điều quan trọng không kém gì chất lượng đó là giá cả. Sản phẩm dù tốt đến mấy nhưng nằm ngoài khả năng thanh toán thì khách hàng sẽ không mua nữa. Để giá cả nằm ở mức trung bình, thoả mãn nhu cầu khách hàng, công ty đã cải tiến dây chuyền công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động từ đó giảm giá thành tới mức có thể. Điều này đã là một yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Những khách hàng thuộc giới trung lưu thì họ thường xem xét cả ba vấn đề, đó là ; chất lượng, giá cả, mẫu mã. Đáp ứng đủ ba yếu tố đó thì khách hàng sẽ quyết định mua. Để thực hiện được điều đó công ty phải quan tâm hơn nữa việc áp dụng mọi biện pháp để tiết kiệm các loại chi phí sản xuất. Hiện có những loại lãng phí mà chúng ta ít quan tâm tới, nhưng lại rất lớn đó là lãng phí thời gian và lãng phí sức người.
2.3. Dịch vụ( Nghệ thuật trong bán hàng)
Rồi sẽ đến khi các sản phẩm có chất lượng tương đương nhau, giá cả ngang bằng nhau, lúc đó sẽ đến thời của dịch vụ, dịch vụ sẽ lên ngôi. Dịch vụ càng tốt thì càng nhiều người để ý và quyết định mua hàng. Đó đều là tâm lý của khách hàng. Tân Tiến Đức đã nắm rõ đặc điểm này và luôn luôn xúc tiến một đội ngũ tiếp thị mới. Thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin các kênh phân phối và các nhân viên bán hàng. Phục vụ khách hàng với niềm vui sướng và luôn luôn nở nụ cười trên môi, chiếm được sự đồng tình của khách hàng tạo một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Đó mới thực sự là chiến lượng Maketing hiện đại. Lấy khách hàng làm mục tiêu chính, muốn tồn tại phải có khách hàng, phải có dịch vụ tốt.
2.4. Quản lý.
Cuối cùng để cho sản phẩm có chất lượng ta phải có khâu quản lý thật tốt, đó là điều kiên tối cần thiết trước khi ta muốn hình thành và phát triển một công ty. Công ty nên mở rộng thêm các phòng ban nhằm đảm trách các nhiệm vụ một cách rõ ràng. Thục hiện công việc một cách nghiêm túc và trực tiếp. Luôn luôn lắng nghe mọi ý kiến, tham gia các lớp đào tạo nâng cao nhằm mục đích để bồi dưỡng kiến thức và tạo tiền đề cho những bước tiếp theo.
Tư thế chuẩn bị hội nhập thị trường thế giới.
Để không khỏi bị “sốc” mạnh , công ty đã đặt ra những giả thiết rất cụ thể, mang tính hiện thực cao. Một mặt là tránh sự bỡ ngỡ, bất cập, mặt khác là để thử nghiệm sự phản ứng và thích nghi của mình nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn trong tương lai. Công ty đã không ngừng đầu tư vào việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm thu hút trí tò mò của khách hàng. Công ty sẽ bung ra hàng loạt những sản phẩm mới nhất trong dịp Tết cổ truyền sắp tới, đi cùng đó là quảng cáo để tên tuổi công ty gần gũi và thân thiện với
khách hàng hơn. Công ty sẽ mở thêm nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thành lập thêm một phòng kinh doanh và một phòng Maketing. Lấy mục tiêu chiến lược kinh doanh là: “Khách hàng là mục tiêu hàng đầu của công ty” để phục vụ. Bên cạnh đó không quên nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng nội địa và ngoại nhập.
C- Kết Luận
Nói chung trong xu thế hội nhập thị trường toàn cầu, bất kì doanh nghiệp nào cũng tìm ra con đường đi đúng đắn nhất cho riêng mình. Công ty Tân Tiến Đức cũng như vậy, sự phân tích ở trên cho thấy rõ sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và yếu tố sống còn ở đây là chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm ổn định và phát triển lâu dài,đó là tôn chỉ của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường chúng ta.Những chuẩn bị ấy cho ta có một chỗ đứng vững chắc trên thị ttrường tồn tại và cạnh tranh .Đuợc như vậy công ty Tân tiến đức phẩi nỗ lực hơn nữa nâng cao bồi duỡng phẩm chất ,đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân .Khích lệ tìm kiếm nhũng nhà đầu tư có năng lực can đảm trong kinh doanh nhằm tạo ra nhưng khoẩn vốn để thay thế các thiết bị mấy móc nhà xuởng nâng cao chất luơng sản phẩm “bắt kịp thị truờng”.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận .
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình thương mại ĐHQLKD
2. Vở ghi thương mại
3. Báo diễn đàn doanh nghiệp
4. Tài chính thương mại
5. Và một số tài liệu tham khảo khác (thư viện ĐHQLKD - Hà Nội)
Mục lục
A. Lời nói đầu
B. Nội dung 1
I. Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới 2
II. Hình thức, khó khăn bất cập 2
III. Phương pháp giải quyết 4
1. Sản phẩm 4
2. Thị trường 4
IV. Tư thế chuẩn bị hội nhập thị trường thế giới 6
C. Kết luận 7
Tài liệu tham khảo 8
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0072.doc