Chất lượng sản phẩm Công ty cổ phần trạng An

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN 1. Quá trình hình thành của Công ty Cổ phần Tràng An. Công ty bánh kẹo Tràng An được thành lập ngày 08/12/1992 theo quyết định số 3128/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội. Từ năm 1994 đến nay, Công ty đã có những bước nhảy vọt về tiến bộ kỹ thuật, trong đó phải kể đến việc đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị. Công ty đã nghiên cứu thành công nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh mà đặc trưng là kẹo Hương cốm được thị trường rất ưa c

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Chất lượng sản phẩm Công ty cổ phần trạng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộng và đạt nhiều thành tích cao như: Huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm công ty bánh kẹo Tràng An đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong bốn năm liền (1997 - 1998 - 1999 - 2000). Tháng 8 năm 2002, Công ty đã đổi tên thành “Công ty Cổ phần Tràng An”. Tuy mới đi vào hoạt động cổ phần được gần 3 năm nhưng bước đầu Công ty đã có được những thành công nhất định về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong sản xuất và năng suất cũng đã dần được nâng cao. Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN Tên giao dịch đối ngoại : TRANG AN JOINT - STOCK COMPANY Tên giao dịch đối ngoại viết tắt : TRANGAN JSC Trụ sở chính : Phố Phùng Chí Kiên - Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội Tài khoản : 10A - 00042 Ngân hàng Công thương Cầu Giấy Mã số thuế : 0100102911 - 1 Tel : (04)7564459 Fax : (84 – 4) 7564138 Công ty đã được xếp vào Top 12 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất về thiết bị, công nghệ và cả quy mô. Công ty Cổ phần Tràng An ở tốp thứ 2 và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam: Việt – Ý Perrypety, Bình Dương – Orion, Hải Hà - Kotobuki, Vinabico, Công ty Cổ phần Hải Hà. Công ty Cổ phần Tràng An có 3 xí nghiệp: o Xí nghiệp kẹo: Sản xuất kẹo cứng cao cấp (Lillipop, Lạc xốp, hoa quả), Tổng hợp, kẹo mềm cao cấp - Toffee, Hương cốm, Sôcôla sữa, Cà phê sữa, Sữa dừa …. o Xí nghiệp bánh: Sản xuất Bánh quy, Bánh quế, Snacks, Gia vị. o Xí nghiệp cơ nhiệt: Xí nghiệp phục vụ (Cơ - Nhiệt - Điện) Quy mô hiện tại của Công ty Cổ phần Tràng An Tổng diện tích đất sử dụng : 26.634 m2 o Vốn cố định : 15.743 triệu đồng o Vốn lưu động : 19.620 triệu đồng 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Từ khi được thành lập đến nay, nhất là sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty Cổ phần Tràng An luôn tìm ra đường đi đúng cho mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường đi đôi với các biện pháp tăng năng suất lao động, tăng doanh thu. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất kẹo, bánh và một số mặt hàng thực phẩm khác. Hàng năm, Công ty xuất khoảng 4000 tấn với 40 - 50 chủng loại khác nhau. (từ năm 1999 đến nay sản lượng có giảm sút) như: Kẹo tổng hợp, Kẹo hương cốm, Kẹo cà phê, Kẹo hoa quả, Bánh Snack, Bánh quế, Bánh sô đa hành…. Công ty có thể thay đổi chủng loại và mẫu mã các loại bánh theo nhu cầu thị trường. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty: Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các cấp quản lý với chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của Công ty không ngừng được hoàn thiện. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Tràng An được thực hiện cụ thể ở sơ đồ sau: (Sơ đồ trang bên) Chức năng và nhiệm vụ cụ thể: - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, toàn quyền nhân danh công ty quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến luợc kinh doanh, phuơng án đầu tư; bổ, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng… - Giám đốc điều hành: Là nguời trực tiếp điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Công ty. * Khối Văn phòng: - Phòng Tổ chức nhân sự: Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu nhân sự, cơ cấu quản lý phù hợp với hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ. Xác định nhu cầu đào tạo tuyển dụng và bố chí cán bộ, nhân viên. Lựa chọn các tiêu chuẩn, phương pháp tuyển chọn phù hợp. - Phòng Hành chính: Thực hiện quản lý hành chính; quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng, nhà khách, tổ chức công tác thi đua tuyên truyền. - Phòng Bảo vệ: An ninh trật tự, hướng dẫn kiểm soát ra vào. - Phòng Y tế: Thực hiện công tác Y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khoẻ. * Khối sản xuất và kinh doanh: - Phòng nghiên cứu và đầu tư phát triển: + Báo cáo các hoạt động kỹ thuật hàng tháng, quý theo yêu cầu. + Đăng ký chất lượng, mã số mã vạch, hệ thống quản lý chất lượng. - Nghiên cứu: Chiến lược, nghiên cứu phân tích bên ngoài và bên trong Công ty, pháp lý. - Phát triển: Dự án đầu tư mới, phát triển sản phẩm Hoàn thiện quy trình sản xuất đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới. Báo cáo các hoạt động kỹ thuật hàng tháng, quý theo yêu cầu. Đăng ký chất lượng, mã số mã vạch, hệ thống quản lý chất lượng. - Phòng marketing, bán hàng: - Bán hàng: + Xử lý đặt hàng từ các đại lý. Tổ chức bán hàng 2 hoặc 3 cấp. + Quản lý bán hàng vùng. Dịch vụ sau bán hàng. + Cửa hàng giới thiệu sản phẩm. - Marketing: + Phát triển thị trường mới.Phát triển kinh doanh. + Thiết kế mẫu mã bao bì, phân tích đánh giá thị trường. + Xúc tiến thương mại. Quảng cáo mặt hàng. - Phòng Kế hoạch - sản xuất, Kỹ thuật thiết bị: Lập kế hoạch điều độ sản xuất. Giá thành kế hoạch. Xây dựng kỹ thuật công nghệ, quy trình công nghệ, quy trình tái chế, các hành động khắc phục và phòng ngừa trong các dây chuyền sản xuất. Thanh tra định kỳ quá trình sản xuất của các phân xưởng. Quản lý các dụng cụ trong phòng chế thử. Cung cấp hơi đốt điện. - Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào. Xây dựng các phương pháp kiểm tra. Kiểm tra đảm bảo chất lượng bán thành phẩm nhập kho hàng ngày. Kiểm tra chất lượng thành phẩm bao quản trong kho, thành phẩm trả về của các đại lý và tổ bán hàng. Báo cáo tổng kết chất lượng sản phẩm toàn Công ty hàng tháng, quý theo yêu cầu. - Phòng Cung tiêu: Làm nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận và phân tích nguồn nguyên vật liệu đầu vào; đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất; đồng thời tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. - Các tổ sản xuất: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho Công ty. - Tổ kho vận, tổ sửa chữa, tổ bốc xếp. Cơ cấu bộ máy tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng. Các phòng, ban của Công ty đều có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng tất cả đều làm việc giúp Giám đốc, chịu sự quản lý của Giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được phân công và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc; trước pháp luật, Nhà nước về chức năng hoạt động và về hiệu quả của công việc được giao. 4. Kết quả hoạt động Kinh doanh của Công ty : Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây, xu hướng biến động về doanh thu và các chỉ tiêu khác là tương đối ổn định . Điều này được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây (Bảng số liệu trang bên). Doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm qua liên tục tăng. Mặc dù trong tình hình thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu. Do liên tục đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước. Năm 2003 so với 2002 tăng 2,78% hay 1.070 triệu đồng; năm 2004 so với 2003 tăng 7,92% hay 3.131 triệu đồng. Tổng chi phí tăng giữa các năm. Năm 2003 so với 2002 tăng 545 triệu đồng (tương ứng 1,60%); năm 2004 so với 2003 tăng 3.078 triệu đồng (tương ứng 8,91%). Nộp ngân sách Nhà nước tăng. Năm 2003 so với 2002 tăng 69 triệu đồng (tương ứng 0,69%); năm 2004 so với 2003 tăng 330 triệu đồng (tương ứng 3,27%) Thu nhập bình quân người lao động cũng tăng. Năm 2002 thu nhập bình quân là 1,2 triệu đến năm 2004 đã tăng lên 1,6 triệu. Lợi nhuận cũng tăng qua các năm. Năm 2003 so với 2002 tăng 525 triệu đồng (tương ứng 11,82%); năm 2004 so với 2003 tăng 53 triệu đồng (tương ứng 1,07%). Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí năm sau so với năm trước đều tăng mạnh (cả về số tiền và tỷ lệ); nhưng tốc độ tăng doanh thu năm 2004 (7,92 %) nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí (8,91%). Năng suất lao động bình quân/người theo doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 2,29 triệu đồng (1,74%). Năm 2004 tăng so với 2003 là 3,62 triệu đồng (2,70%). Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo số liệu trong bảng thì cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại 15,08 đồng lợi nhuận (2002); 14,28 đồng lợi nhuận (2003) và 14,20 đồng lợi nhuận (2004). Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí phản ánh cứ 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên cho thấy cứ 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 13,06 đồng lợi nhuận (2002); 14,38 đồng lợi nhuận (2003) và 13,43 đồng lợi nhuận (2004). Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng trên thì cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại 11,55 đồng lợi nhuận (2002); 12,57 đồng lợi nhuận (2003) và 11,77 đồng lợi nhuận (2004). Hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí và tổng doanh thu của năm 2004 đều giảm (năm 2004 so với 2003 giảm 1,04 đồng chi phí và 0,8 đồng doanh thu) cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn cần được cải thiện trong thời gian tới. Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm đã đạt được những thành tựu đáng kể, đa số các chỉ tiêu đều tăng (đặc biệt là lợi nhuận, doanh thu, tổng quỹ lương và quỹ lương bình quân). I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG AN. 1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã tích cực nghiên cứu thị truờng, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm; đưa ra các loại mặt hàng sau: - Kẹo tổng hợp: Là loại kẹo cấp thấp có tỷ trọng lao động thủ công chiếm 90% trong dây chuyền sản xuất, có công nghệ sản xuất đơn giản, giá trị vật liệu tương đối rẻ tiền, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở nông thôn. - Kẹo hương cốm (Thuộc nhóm kẹo mềm cao cấp): Là sản phẩm chính của Công ty từ năm 1993 đến nay, là hình ảnh Công ty Cổ phần Tràng An, được thị trường trên cả nước chấp nhận. Trong 2 năm (2001 - 2002), sản lượng kẹo hương cốm có nhiều hướng giảm thì một số sản phẩm kẹo mềm cao cấp được sản xuất trên cùng một dây chuyền với kẹo hương cốm dần dần tăng sản lượng và đã có chỗ đứng trên thị trường. Đó là các loại kẹo: Sôcôla sữa, Sôcôla lạc mềm và cà phê sữa. - Bánh Quế: Là sản phẩm được đưa vào sản xuất từ tháng 1/1999. Đây là sản phẩm bánh cao cấp, công nghệ và thiết bị sản xuất của Indonesia rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Châu Á và có khả năng tiêu thụ quanh năm. - Snack: Là sản phẩm mới đưa vào sản xuất năm 2000, nhưng năm 2001 mới được đưa vào thị trường. Đây là sản phẩm cao cấp sản xuất bằng công nghệ của cộng hoà Pháp và sản phẩm này có sự tăng đột biến trên thị trường tiêu thụ năm 2002. Sản lượng bình quân hiện nay của sản phẩm này là 1,6 tấn/ngày. Sản phẩm Snack của công ty có đặc điểm nổi bật khác biệt là được sử dụng công nghệ đùn ép, rất đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng. - Bánh quy cao cấp: Đây là sản phẩm mới của công ty được đưa vào sản xuất năm 2003, với dây chuyền máy móc hiện đại, nhập mới nên sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước. Nhìn chung, các sản phẩm hiện nay của Công ty có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng trong nước, sức tiêu thụ cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Công ty cần tiếp tục đầu tư để đa dạng hoá chủng loại sản phẩm; phát huy được tiềm năng, giá trị thương hiệu vốn có của Công ty. 2. Thị trường tiêu thụ của Công ty: Thị truờng Hà Nội là thị trường lớn nhất của Công ty (chiếm 50% tổng sản lượng tiêu thụ). Tuy nhiên thị phần của Công ty trên thị truờng này có giảm sút trong những năm gần đây do bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ khác. Sau thị truờng Hà Nội là thị trường các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc (chiếm 40% tổng sản lượng tiêu thụ). Đây là thị trường hết sức rộng lớn, có triển vọng khai thác cả về chiều rộng và chiều sâu. Ở thị trường miền Trung, chủ yếu tập trung tiêu thụ ở một số Tỉnh: Nghệ An và Thanh Hoá. Các sản phẩm bình dân rất phù hợp với nhu cầu của vùng thị trường này. Đối với thị trường miền Nam, sản phẩm của Công ty mới có mặt vài năm gần đây, chủ yếu ở một số Tỉnh như: Vũng Tàu, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. Sản lượng tiêu thụ ở các Tỉnh miền Trung và miền Nam còn thấp (khoảng 5 - 6% sản lượng tiêu thụ của Công ty). Nguyên nhân do khoảng cách địa lý quá xa, Công ty không đủ lực để quản lý, thêm vào đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất Bánh kẹo Phía Nam có lợi thế hơn hẳn Tràng An. Khu vực thị trường này gần như bỏ trống. Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục tập trung vào chiếm lĩnh thị phần ở thị trường Hà Nội vì đây là thành phố lớn, có lượng tiêu thụ mặt hàng Bánh kẹo cao. Công ty đã mở thêm các đại lý, đồng thời cũng có hoa hồng ưu đãi cho các đơn vị đứng ra làm đại lý cho Công ty. Ngoài ra Công ty còn áp dụng một số các chương trình khuyến mại sản phẩm vào các dịp lễ, tết. Chuyên ngành Kế hoạch Ngh9iệp vụ Kinh doanh 4% 40% 6%  50% Thi truong Ha Noi Thi truong cac tinh mien Trung Thi truong cac tinh Tay Bac va Dong Bac X uat khau Sơ đồ 1: Cơ cấu thị phần của Công ty Cổ phần Tràng An năm 2004 3. Nguyên vật liệu cho sản xuất : Công ty Cổ phần Tràng An là đơn vị sản xuất các mặt hàng thực phẩm cho nên nguyên vật liệu đưa vào sản xuất thường rất khó bảo quản dễ hư hỏng hoặc kém phẩm chất. Các nguyên vật liệu chủ yếu dùng để sản xuất ra các mặt hàng của Công ty : (Bảng 4, 5 trang bên). Đặc điểm của nguồn nguyên vật liệu này là dễ bị hỏng theo thời gian, khó bảo quản, giá cả không ổn định. Để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu bên cạnh vấn đề giá cả hợp lý, nó còn phải đảm bảo chất lượng tốt, dễ bảo quản. Phần lớn nguyên vật liệu của Công ty đều phải nhập từ nước ngoài như: Bột mỳ, hương liệu, túi nhãn cao cấp… còn lại là mua ở các công ty trong nước như đường kính dầu thực vật... Như vậy có sự biến động nào từ phía người cung cấp cũng như sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái đều ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty, đặc biệt là các nguồn cung cấp ở nước ngoài. Tránh tình trạng này Công ty đã một mặt tính toán mua sắm nguyên vật liệu để luôn luôn có một lượng dự trữ nhất định đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục và phòng khi có sự cố xảy ra từ nguồn nhập. Một mặt Công ty cố gắng tìm nguồn hàng với chất lượng cao mà giá thành hạ để tăng hiệu quả, và tăng cường nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế để giảm bớt chi phí sản xuất và chất lượng vẫn đảm bảo. Công ty cũng thực hiện các chế độ kiểm tra và bảo quản nghiêm ngặt các nguồn nguyên liệu để giảm thiểu tình trạng ẩm, mốc, hư hỏng. 4. Về lao động của Công ty: Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động sẽ giảm chi phí trực tiếp lao động, thúc đẩy sử dụng hợp lý, tiết kiệm những yếu tố khác dẫn đến Công ty sẽ hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất – tiêu thụ, giảm được giá thành sản phẩm. Là một nhà máy có quy mô lớn và có uy tín trong cả nước về sản phẩm bánh kẹo. Công ty Cổ phần Tràng An có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. - Về số lượng: Hiện nay công ty có 401 người. Trong đó lao động nữ chiếm 80% số lao động trong Công ty. Lao động nữ chiếm tỷ lệ đông như vậy do đặc điểm của nữ là cần cù, khéo léo, … rất thích hợp với công việc gói kẹo, đóng gói. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế: thường hay đau ốm, thai sản, nuôi con ốm dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng có khi dẫn đến gián đoạn sản xuất. Đặc biệt vào dịp lễ tết hay lúc yêu cầu tiêu thụ cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lao động nam chủ yếu làm việc ở khâu bốc xếp kẹo ở khâu nhập kho ở tổ cơ khí, nấu kẹo. Công ty có một lực lượng lao động thời vụ khá đông do đặc điểm sản phẩm của Công ty là lượng tiêu thụ không đồng đều giữa các mùa trong năm: lượng tiêu thụ thường lớn vào mùa lễ tết. Nên số lượng lao động của Công ty cũng thay đổi theo mùa vụ. Vấn đề đặt ra là liệu lượng lao động này có đáp ứng về khả năng và trình độ chuyên môn không? Đó là bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo của công ty và nó ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm. (Bảng 1,2,3 trang bên). - Về chất lượng: Tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng hay trung cấp, cụ thể là: + Người có trình độ đại học: 96 người. + Người có trình độ cao đẳng: 75 người. + Người có trình độ trung cấp: 90 người. + Bậc thợ bình quân của công nhân trong toàn Công ty là 4/7. Với cơ cấu lao động tương đối hoàn chỉnh, nhưng do yếu tố cạnh tranh nên Công ty luôn luôn chú ý không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cho công nhân, thường xuyên mở các lớp đào tạo doanh nghiệp, gửi đi học quản lý kinh tế và an toàn lao động ở bên ngoài. Do đó công tác tổ chức của Công ty ngày một hoàn thiện hơn. 5. Cơ cấu về vốn kinh doanh:  (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % VLĐ 18.336 62,23 19.047 54,77 19.620 55,48 VCĐ 11.127 37,77 15.729 45,23 15.743 44,52 Tổng NV 29.463 100 34.776 100 35.363 100 BẢNG 7 : CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN ( Nguồn: Phòng Kế toán- Công ty Cổ phần Tràng An) Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đang tiến tới tỷ lệ gần bằng nhau. Năm 2004 tỷ lệ vốn lưu động và vốn cố định tương ứng là 55,48% và 44,52%. Tỷ lệ vốn như vậy là phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Do hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty có hiệu quả nên uy tín của Công ty trên thị trường không ngừng tăng lên. Vì vậy, Công ty dễ dàng huy động các nguồn vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh. Hiện nay, số vốn vay chiếm hơn 2/3 tổng số vốn huy động (trong đó vay lưu động là chủ yếu) để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh thường xuyên của Công ty. Hàng năm, các nhà đầu tư cung cấp nguồn vốn chiếm tới 75% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, Công ty còn huy động một lượng vốn không nhỏ từ người lao động trong Công ty, từ các cổ đông và từ các tổ chức tín dụng. Cơ cấu vốn luôn được Công ty điều chỉnh, phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh trong từng thời kỳ. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới là mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài như: vay ngân hàng, vốn ứng trước của các nhà đầu tư, phát hành cổ phiếu bằng cách tham gia thị trường chứng khoán… 6. Thực trạng máy móc, thiết bị và công nghệ chế biến sản phẩm của Công ty: Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ và đổi mới thể chế, chính sách quản lý nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước”. Nhận thức được điều này nhiều doanh nghiệp đã xác định biện pháp chủ yếu của quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm: “Đổi mới công nghệ là khâu đột phá, xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng là cơ sở, kiểm tra, kiểm soát chất lượng là việc làm thường xuyên” Công ty Cổ phần Tràng An trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu về số lượng và chất lượng bánh kẹo trên thị trường đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm với mẫu mã đẹp, giá thành hạ và chất lượng cao. Công ty đã tự thiết kế xây dựng, mở rộng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại được nhập từ Pháp, Đức, Indonesia… như dây truyền sản xuất bánh Snack, kẹo mềm cao cấp, bánh quế. (Bảng 6 trang bên). Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của sản xuất, nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị của Công ty chưa được đồng bộ. Công ty vẫn còn sử dụng một số máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu như: - Máy trộn nguyên liệu máy quật kẹo, máy cán của Trung Quốc được nhập vào từ năm 1960. - Nồi sấy WKA4, nồi hoà đường CK22, máy tạo tinh… của Ba Lan từ những năm 1966, 1977, 1978… Và một số máy móc khác được nhập của Đức, Hà Lan cũng rất lạc hậu. Đây có thể nói là một khó khăn lớn cho quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm của công. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần tập trung vay vốn từ nhiều nguồn để mua sắm, trang bị lại dây chuyền sản xuất, đó là vấn đề mang tính chiến lược của Công ty. Một vấn đề nữa công ty phải quan tâm là hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị của công ty chưa cao, thời gian ngừng máy còn nhiều. Điều này dẫn đến giá trị khấu hao phân bổ của công ty còn cao, làm đội giá thành lên. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung, của Công ty bánh kẹo Tràng An nói riêng. Trong thời gian tới, Công ty phải chú ý bảo đảm khai thác tốt nhất công suất máy móc thiết bị, giảm chi phí, hạn giá thành sản phẩm hơn nữa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 7. Quá trình sản xuất Kẹo hương cốm truyền thống: 7.1/ Sơ đồ quá trình sản xuất : Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo hương cốm. Sơ chế phụ liệu Hoà trộn đường Cô, khuâý trộn Làm nguội Cuộn kẹo Thành phẩm Vào thùng Đóng túi Vận chuyển Định hình và gói Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ SX bánh quế trên dây chuyền Indonesia. Xay đường, đỗ xanh, thắng dịch Caramen Cân, sản xuất dịch vỏ Nhân kem chuyển đến lò nướng, bơm nhân Thành phẩm Vào thùng Đóng hộp Đóng gói bánh quế Cân kiểm tra sản phẩm bánh trần 7.2/ Mô tả quá trình: - Cốm tươi: Cốm đã được bào chế thu mua trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm tra theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở. - Cho cốm, đường, các sản phẩm khác vào máy nhào trộn và cô quấy. Sau đó thu được sản phẩm thạch nha đã qua chế biến sau đó để nguội cho vào máy cắt thành từng viên. Tiến hành cuộn kẹo, đóng túi. Qua sơ đồ ta thấy quy trình sản xuất mỗi mặt hàng là khác nhau nhưng luôn theo một trình tự nhất định. Để dây chuyền sản xuất thực hiện liên tục, có hiệu quả, ở mỗi công đoạn đều được bố trí số lượng công nhân hợp lý, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc, công nhân công nghệ, công nhân phụ trợ đều phải kiểm tra lại quá trình hoạt động của máy móc thiết bị và vệ sinh công nghiệp trong phạm vi đảm nhiệm. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra đối với công nhân rất khắt khe, không những đảm nhiệm công việc được giao mà còn có khả năng tính toán, phát hiện và xử lý kịp thời những trục trặc của máy móc thiết bị. Có như vậy thì sự kết hợp giữa con người và máy móc mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình tạo ra sản phẩm. II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNG GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. Chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua một hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Hệ thống đó được doanh nghiệp xây dựng theo tiêu chuẩn đặt ra của từng ngành và được trung tâm đo lường sản phẩm Nhà nước phê duyệt và cho phép sản xuất. Để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không người ta phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đã đăng ký đó. Đối với bánh kẹo là hàng thực phẩm tiêu dùng ngay nên đánh giá chất lượng phải dựa trên các chỉ tiêu lý, hoá, chỉ tiêu vi sinh. Ngoài ra còn dựa vào chỉ tiêu cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả các chỉ tiêu đó đều đạt yêu cầu thì bánh kẹo mới được coi là đạt yêu cầu chất lượng. Công ty Cổ phần Tràng An dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng đồng thời dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ công nhân và đặc biệt dựa vào chỉ tiêu chất lượng Nhà nước để xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho Công ty mình. Chỉ tiêu chung cho các loại bánh, kẹo (Bảng 8, 9 trang bên). Ngoài ra để đánh giá phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ phận Công ty còn đưa ra cá chỉ tiêu so sánh chủ yếu sau: - Tỷ lệ sai hỏng để phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất. Tỷ lệ sai hỏng Số lượng sản phẩm sai hỏng (theo hiện vật) = x 100 Tổng số sản phẩm sản xuất Tỷ lệ sai hỏng Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng (theo giá trị) = x 100 Tổng giá thành công xưởng của SPSX Trong quản lý chất lượng sản phẩm, còn dùng chỉ tiêu: Tỷ lệ đạt chất Số sản phẩm đạt chất lượng lượng = Tổng số sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới tăng lợi nhuận (Sơ đồ biểu diễn chất lượng làm tăng lợi nhuận –Trang bên) III. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. * Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm. 1. Phân công chức danh và nhiệm vụ: Để đạt được chất lượng sản phẩm cao và quản lý chất lượng một cách toàn diện thì vấn đề chất lượng phải được cán bộ công nhân viên của Công ty hiểu một cách rõ ràng, ý thức trách nhiệm về chất lượng phải được mọi người thấm nhuần. Vì vậy trách nhiệm phải được xác định rõ ràng cho từng phòng ban cá nhân như: giám đốc, các phòng ban chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất, công nhân, hay của từng đại lý như sau: - Giám đốc Công ty: Có trách nhiệm xác định thị trường của Công ty sẽ tham gia và loại sản phẩm mà Công ty cần tham gia thị trường thông qua việc xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển. Giám đốc là người quyết định cuối cùng về mức chất lượng cần đạt trong thiết kế sản phẩm và mức độ cam kết về quản lý chất lượng cần thiết để đạt được chất lượng đó. Sau đó lãnh đạo các bộ phận chức năng trong toàn Công ty cùng nhau cam kết thực hiện quản lý chất lượng. - Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch do giám đốc đặt ra. Cán bộ quản lý ở cấp này cần tập trung vào việc thiết kế và kiểm tra quá trình sản xuất sao cho phù hợp với các đặc tính kỹ thuật của việc thiết kế. Như vậy các phòng ban chức năng có trách nhiệm thiết kế và thực hiện hiệu quả chương trình quản lý chất lượng, nhằm đáp ứng các đặc tính sử dụng của sản phẩm. - Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất: Điều khiển và kiểm tra các công nhân trong quá trình sản xuất. Tổ trưởng sản xuất cũng là người có trách nhiệm nhận dạng và tìm giải pháp cho vấn đề chất lượng, phối hợp các phòng ban khác để sửa chữa và cải tiến quá trình sản xuất. - Công nhân: Có vai trò trực tiếp trong việc tham gia thực hiện chất lượng sản phẩm. Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân phát huy ý thức tự giác, tránh tình trạng căng thẳng về trách nhiệm, vì tiền lương của mình mà cứ phải cố gắng hoàn thiện tốt công việc và kết quả có thể dẫn đến tình trạng buông xuôi, chán nản mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Trách nhiệm của đại lý: Có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về sự xuống cấp của chất lượng sản phẩm mà nguyên nhân là do các đại lý, người bán buôn không có chế độ bảo quản theo yêu cầu khi mua bánh kẹo của Công ty để bán buôn và bán lẻ. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp bảo quản đối với sản phẩm của mình khi giao cho khách hàng là đại lý, cửa hàng… để đảm bảo chất lượng. Khi ký kết hợp đồng mua bán Công ty cần bổ sung các điều khoản về trách nhiệm đối với khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm do các đơn vị đó bán ra. 2. Chính sách về chất lượng của Công ty: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ Công ty nào cũng đều có những ý đồ, xu hướng theo nguyên tắc nào đó để tiến hành công việc của mình. Ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một số tổ chức do lãnh đạo cao nhất đề ra chính là chính sách chất lượng. Có được chính sách chất lượng đúng đắn, lãnh đạo Công ty có thể xây dựng được chính sách chất lượng thích hợp, thực hiện các phương pháp quản lý tiên tiến, nhất quán trong Công ty, tạo lập phong trào quần chúng làm chất lượng, sáng tạo tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nên nội dung chính sách chất lượng của Công ty đã được đề ra như sau: Mục tiêu chính sách: + Chính sách mô tả thực trạng của công ty về công nghệ, nhân lực, vốn, nguyên liệu, thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty. Từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. + Chính sách chất lượng dự đoán tình hình thị trường và tính cấp bách của công tác chất lượng đối với sự sống còn của Công ty. + Đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ của từng cá nhân đơn vị, phòng ban. Nội dung của chính sách chất lượng mà Công ty có thể áp dụng: + Công ty cam kết thi hành một chính sách chất lượng đảm bảo cho sản xuất của mình luôn đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng. + Công ty có ý định sẽ trở thành người dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường trong nước và tiếp tục duy trì nó. + Công ty tán thành quan điểm hợp tác với khách hàng và bên cung ứng để thực hiện chính sách đó và không ngừng phấn đấu để cải tiến chất lượng. + Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty có sự cam kết tích cực về mặt chất lượng đặc biệt là sự cam kết của ban lãnh đạo cao nhất, có sự đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả để đạt được những tiêu chuẩn công tác mà Công ty mong chờ ở họ. 3. Các bước tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty: Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm Công ty luôn đề cao công tác quản lý chiến lược sản phẩm trong mọi hoạt động của mình. Để đảm bảo chất lượng Công ty đã tổ chức một mạng lưới kiểm tra thống nhất từ Công ty cho đến xí nghiệp cơ sở theo chế độ 5 kiểm tra: - Cá nhân tự kiểm tra - Tổ sản xuất tự kiểm tra - Ca sản xuất tự kiểm tra - Phân xưởng tự kiểm tra - Công ty kiểm tra và cho xuất xưởng. Nguyên tắc kiểm tra của Công ty được thực hiện dựa trên việc lấy xác suất các mẫu trên dây chuyền của từng lô sản phẩm hay nguyên liệu trước khi mua về hoặc chuẩn bị nhập kho. Tuỳ thuộc vào độ lớn của từng lô sản phẩm hay khối lượng nguyên vật liệu để lấy mẫu. Sau đó các mẫu này được chuyển đến phòng kiểm tra chất lượng để phân tích đánh giá. Cán bộ kiểm tra chất lượng ghi rõ ngày sản xuất, ngày nhập, ca sản xuất trên mỗi mẫu để tiện theo dõi, đối chiếu và quy trách nhiệm cho bộ phận thực hiện. Kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nhất là sản phẩm thực phẩm của Công ty. Nếu chỉ phát hiện ra sản phẩm cuối cùng bị hỏng thì thiệt hại rất lớn. Vì vậy Công ty đã xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất. Vì vậy, quá trình kiểm tra được thực hiện qua các khâu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8160.doc
Tài liệu liên quan