LỜI NÓI ĐẦU
Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thể cạnh tranh thành công ở cả thị trường trong nước và thế giới, vũ khí hiệu quả nhất chính là chất lượng sản phẩm. Muốn duy trì được tốc độ phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng các mặt hàng của mình, tìm các chất liệu mới, thiết kế mẫu mã phù hợp thị hiếu và quản lý tốt vấn đề chi phí. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm vì vậy doanh nghiệp phải cung ứng rộng rãi hơn. Yêu cầu về chất lượng của thị trường rất
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại Công ty Cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắt khe, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp rất lớn, chất lượng sản phẩm cao, chi phí sản xuất hợp lý. Tình hình đó đặt ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia thị trường thế giới. Chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của sản phẩm Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng sản phẩm đối với sự phát triển ngành may mặc Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài “Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại công ty Cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Song do thời gian và năng lực có hạn, và do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nên việc nghiên cứu còn chưa được toàn diện, các số liệu thu thập cũng chưa được đầy đủ, hoàn chỉnh.
Về cấu trúc, ngoài lời nói đầu, kết luận và phụ lục, khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về chất lượng và hệ thống chất lượng
Chương II: Chất lượng hàng may mặc Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hàng may mặc của Việt Nam
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Trần Thị Thạch Liên đã tận tình giúp đỡ và dành cho em những ý kiến quý báu trong suốt quá trình viết và hoàn thành khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị công tác tại phòng kế toán, Văn phòng Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ trong việc tìm hiểu, thu thập số liệu thực hiện khoá luận này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đình Chung
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
I. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội với tên giao dịch HAICATEX là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập năm 1967, trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam.
Hơn 35 năm SXKD Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội đã thành công, khẳng định uy tín, tên tuổi của mình trong lĩnh vực cung cấp các vật liệu vải cho ngành cao su, giầy vải, may mặc và các ngành công nghiệp khác.v.v và đã được Đảng, Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương Lao động hạng 2.
Không ngừng đầu tư thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển SXKD, công ty tự hào là đơn vị đầu tiên, duy nhất tại Việt Nam sản xuất vải không dệt, vải mành lốp xe thay thế hàng nhập khẩu phục vụ công nghiệp, giao thông, đê điều thủy lợi.v.v
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia làm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn tiền thân của Công ty CPDCNHN:
Công ty ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của Mỹ đang leo thang phá hoại Miền Bắc nước ta. Một trong những thành viên của Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định được lệnh tháo dỡ máy móc thiết bị sơ tán lên Hà Nội mang tên Nhà Máy Dệt Chăn.
Tháng 10/1973, Nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp, các sản phẩm của Nhà máy còn là tư liệu sản xuất cho những nhà máy khác.
Giai đoạn tăng trưởng (1974-1988):
Xuất phát từ quy mô ban đầu rất nhỏ, tiền vốn ít,trong quá trình phát triển, Nhà máy không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường máy móc thiết bị, lao động, vật tư, tiền vốn....Đến năm 1988 tổng mức vốn kinh doanh đã lên tới 5 tỷ đồng, giá trị sản lượng đạt 10 tỷ đồng, nâng tổng số nhân viên của công ty lên 1079 người ( 986 công nhân sản xuất).
Các sản phẩm đạt mức tiêu thụ cao như: Vải mành năm 1988 tiêu thụ 3,608 triệu m2, vải bạt 1,2 triệu m2, vải 3024 (dùng để may quân trang cho quân đội) 1,4 triệu m2, dây truyền sản xuất làm việc liên tục theo chế độ 3 ca.
Giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường (từ 1988-nay):
Ngày 28/8/1994 Nhà máy được đổi tên thành Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội theo giấy phép thành lập số 100151 ngày 23/8/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước với chức năng hoạt động đa dạng hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và xu thế quản lý tất yếu hiện nay. Năm 1997, Công ty tiếp tục đầu tư một dây truyền sản xuất may, thiết bị nhập toàn bộ của Nhật Bản với 150 máy công nghiệp và đã được đưa vào hoạt động năm 1998. Trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và chuyên môn hoá sản phẩm, Công ty chủ động tìm các đối tác kinh doanh, liên kết để chế thử vải nilon 6 (từ 1993) dùng để làm lốp xe máy, xe ô tô mà thị trường đang có nhu cầu lớn và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: 9 tháng đầu năm 2000 tiêu thụ được 298 tấn (trong đó xuất khẩu được 40 tấn) và dự tính trong những năm tới đây sẽ là mặt hàng chủ lực của Công ty. Ngày 15/10 tại Hà Nội, Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội (HAICATEX) – thành viên của Tổng công ty dệt may VN (Vinatex) chính thức làm lễ khánh thành nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật theo công nghệ không dệt. Đây là đơn vị đầu tiên trong nghành dệt may VN mạnh dạn đầu tư vào loại vải này theo công nghệ mới của Đức với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng.
Như vậy việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt là xuất phát từ nhu cầu thực tế sử dụng loại vải này ngày càng nhiều trong các nghành như: thủy lợi, giao thông, xây dựng, môi trường, may mặc, giầy da… ở VN. ĐẶC BIỆT NÓ GÓP PHẦN LÀM GIẢM GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TỪNG BƯỚC THAY THẾ HOÀN TOÀN HÀNG NGOẠI NHẬP HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG. Theo viện ngiên cứu khoa học thủy lợi (Bộ NN&PTNT), chỉ tính riêng trong nghành thủy lợi số lượng vải địa kỹ thuật đã lên tới con số hàng triệu mét mỗi năm. Nếu tổng hợp toàn bộ khối lượng vải địa kỹ thuật mà các nghành trong cả nước đã sử dụng thì đây là con số rất lớn. tuy nhiên trong nhiều năm qua hầu hết khối lượng vải này phải mua từ nước ngoài. Hiện nay và trong những năm tới nhu cầu sử dụng loại vải này sẽ càng nhiều hơn, ước tính lên tới khoảng 15 triệu m2/năm. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng nhà máy vải không dệt là một bước đột phá về công nghệ và đây là hướng đi đúng của ngành dệt may Việt Nam.
Ngày 01/07/2006 để phù hợp với tình hình mới Công ty lại đổi tên một lần nữa thành Công ty Cổ phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội.
1.2. Giới thiệu về công ty
CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI93 Lĩnh Nam - Mai Động - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, Việt Nam.ĐT: (+84) - 4 - 8 624 621FAX: (+84) - 4 - 8 622 601Email: haicatex@hn.vnn.vnWebsibe:
Các đại lý hiện có:
1/ Miền BắcCÔNG TY THƯƠNG MẠI HẢI TRẦNSố 89 C10 Kim Liên, Đống Đa, Hà NộiTel: (04) - 856 0065. Fax: (04) - 856 0065
2/ Miền TrungCÔNG TY TNHH HỒNG HÀSố 68 Thái Phiên, TP. Đà NẵngTel: (0511) - 561 771. Fax: (0511) - 561 771
3/ Miền NamCÔNG TY TNHH ANH HUYSố 56 Phạm Viết Chánh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí MinhTel: (08) - 840 1883. Fax: (08) - 840 1883
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trong đó:
* Ban giám đốc công ty gồm:
- Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn công ty theo luật lao động của Nhà nước ban hành. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp quản lý phòng tài chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp..
- Phó giám đốc Công ty: Là người giúp Giám đốc quản lý các mặt hoạt động được phân công và uỷ quyền ra quyết định. Có 2 Phó giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật, trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật và đầu tư, xí nghiệp vải mành, xí nghiệp vải không dệt.
+ Phó giám đốc phụ trách điều động sản xuất, phụ trách các mặt công tác của Xí nghiệp may thêu, phòng Dịch vụ đời sống, phòng Bảo vệ quân sự.
* Các phòng chức năng gồm:
- Phòng Tài chính – Kế toán
+ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất; hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty; giám sát tổ chức kiểm tra công tác Tài chính, kế toán.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính; tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, thực hiện mọi công tác báo cáo theo chế độ Nhà nước ban hành; kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty;
- Phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu:
+ Chức năng : Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư.
+ Nhiệm vụ: Tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản phẩm kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng: thực hiện kiểm tra, kiểm soát xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư, tổ chức sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả cao nhất.
- Phòng Hành chính tổng hợp:
+ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý Hành chính, quản trị (tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương).
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên; xây dựng quỹ tiền lương định mức lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ văn thư; thư ký giám đốc.
- Phòng kỹ thuật đầu tư:
+ Chức năng : Xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty, quản lý các hoạt động của công ty.
+ Nhiệm vụ : Tiếp nhân, phân tích các thông tin khoa học công nghệ mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công ty xây dựng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, sát hạch để xác định trình độ tay nghề cho công nhân, quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty.
- Phòng dịch vụ đời sống: Tổ chức các bữa ăn ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động, theo dõi bệnh nghề nghiệp, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường.
- Phòng bảo vệ quân sự: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá, máy móc thiết bị, tài sản của công ty; thường xuyên làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ việc tiêu cực có hiệu quả, hàng năm tham gia công tác huấn luyện dự bị.
1.4. Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động hiện tại có với trên 870 lao động gồm:
- Lao động nữ: 75%
- Lao động quản lý: 6,5%
- Lao động kỹ thuật: 4,2%
- Lao động sản xuất phục vụ: 89,3%
Trình độ chuyên môn:
- Đại học, trên đại học: 6,5%
- Trung cấp, Cao đẳng: 6,7%
- Thợ bậc 6 + 7: 11,6%
- Thợ bậc 5: 20,6%
- Thợ bậc 3 + 4: 17,2%
Bảng 1: Công tác đào tạo công nhân viên
Chỉ tiêu
2006
2007
Đào tạo nâng cao tay nghề
505 người
605 người
Đào tạo về máy chuyên dùng
81 người
100 người
Đào tạo về quản lý sản xuất
28 người
35 người
Bồi dưỡng nghiệp vụ
103 người
130 người
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Con người là yếu tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp.
Không chỉ các nhà lãnh đạo mà toàn thể những người lao động trong mỗi doanh nghiệp cũng cần nhận thức được chất lượng chính là sự sống còn, là quyền lợi thân thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Họ cũng cần nhận thức được rằng chất lượng chỉ có thể tạo ra bằng sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.
Bảng 2: Trình độ của cán bộ công nhân viên tại xí nghiệp may (Cty CP Dệt CN Hà Nội năm 2007)
Trình độ lao động
Số lượng (người)
Cao học
04
Đại học
56
Cao đẳng
110
Bậc 1
580
Bậc 2
250
Bậc 3
170
Bậc 4
120
Bậc 5
60
Số công nhân của xí nghiệp trước khi đi làm việc đều được trải qua một khoá đào tạo tại trường công nhân kỹ thuật công nghiệp nhẹ. Do vậy bậc thợ trung bình hiện nay của xí nghiệp là khá cao. Xí nghiệp luôn chú trọng đến nguồn lực con người, tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình thông qua các biện pháp như: nâng cao mức thu nhập, cải thiện môi trường làm việc của công nhân, thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại. Lực lượng lao động có năng lực và nghiệp vụ, có tình thần trách nhiệm làm việc nghiêm túc, làm chủ được hệ thống máy móc và công nghệ đã góp phần tạo dựng nên uy tín cho sản phẩm của xí nghiệp và công ty.
1.5. Công nghệ và quy trình công nghệ:
Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao có dây truyền snả xuất hàng loạt. Trong nhiều trường hợp và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật. Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển sản phẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phâm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện đại có vốn đầu tư đổi mới là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay máy móc thiết bị tại xí nghiệp may một phần vẫn tồn tại những máy móc thiết bị cũ, được đầu tư từ những năm 70 do vậy phần nào ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên gần đây xí nghiệp nhận tháy sự ảnh hưởng lớn của máy móc thiết bị đến chất lượng sản phẩm do vậy đã tiến hành đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ. Xí nghiệp đã nhập loại máy chuyên dụng ép mex cổ áo sơ my. Nhờ sử dụng loại máy này mà cổ áo phẳng hơn, ve áo vừa cứng lại không bị nhăn ở các đường may tạo sự nhẹ nhàng, thanh nhã đồng thời lại tiết kiệm được vải lót bên trong. Rõ ràng việc đầu tư thiết bị máy móc cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại sẽ góp phần đáng kể, nâng cao chất lượng hàng hoá.
Tại xí nghiệp may thuộc công ty thực hiện chính sách hiện đại hoá máy móc thiết bị, xí nghiệp đã liên tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, thay thế máy móc cũ, năng lực sản xuất thấp. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, xí nghiệp sẽ có điều kiện để nâng cao năng suất lao động, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm. Đó là yếu tố cần cho việc thực hiện chính sách chất lượng của công ty
Bảng 2: Bảng tổng hợp thiết bị sản xuất của xí nghiệp May năm 2006
TT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Thiết bị may
- Máy sấy
- Máy may kim
-Máy may chuyên dùng
02
48
35
2
Máy cắt vải
- Máy cắt vải đẩy tay
- Máy cắt vòng
23
10
3
Máy hoàn thiện
- Máy ép thân trước
- Máy lộn ép cổ bác tay
- Máy dập cúc
- Máy là thân
- Nồi hơi
- Máy ép phẳng
03
15
09
01
15
08
4
Máy thêu
02
5
Máy kiểm tra vải
02
6
Máy dò kim loại
01
7
Máy móc khác
34
Hệ thống máy móc của xínghiệp hầu hết là các thiết bị chuyên dùng có hiệu suất cao, sử dụng công nghệ hiện đại như vậy có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm của xínghiệp được cải tiến và nâng cao.
Sản phẩm hiện nay của Công ty gồm 3 loại chính đó là: vải mành, vải không dệt và sản phẩm may. Với mỗi loại sản phẩm trên là một quy trình công nghệ tương ứng.
Quy trình công nghệ sản phẩm may:
Nguyên liệu (vải)
Cắt (trải vải, giác mẫu,đính số, cắt)
May (may cổ, tay, thân, ghép hoàn)
Là
Kiểm, đóng gói, đóng kiện
Nhập kho
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất sản phẩm may
Thuyết minh dây truyền công nghệ sản phẩm may:
Ban đầu Công ty thu mua các nguyên vật liệu cần thiết và trên cơ sở yêu cầu của đơn hàng Công ty tiến hành thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Sau khi đã hoàn thành khâu thiết kế, các nguyên liệu được đem đi cắt và được may ở phân xưởng, các sản phẩm hoàn thành được kiểm tra chất lượng và đóng gói nhập kho.
Quy trình công nghệ vải không dệt:
Xơ PP, PE
Máy xé mịn
Máy xuyên kim 1
Máy kéo dãn
Máy xuyên kim 2
Máy cán nhiệt định hình
Máy cuộn, cắt, đóng TP
Máy xé trộn sơ bộ
Máy xé trộn các loại
Máy xếp lớp
Máy trải tạo màng xơ
Máy cuộn, cắt, đóng gói TP, BTP
Nhập kho
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất vải không dệt
Thuyết minh dây truyền công nghệ sản phẩm may:
Ban đầu Công ty thu mua các nguyên vật liệu cần thiết và trên cơ sở yêu cầu của đơn hàng Công ty tiến hành thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Sau khi đã hoàn thành khâu thiết kế, các nguyên liệu được đem đi cắt và được may ở phân xưởng, các sản phẩm hoàn thành được kiểm tra chất lượng và đóng gói nhập kho.
Quy trình công nghệ vải không dệt:
Xơ PP, PE
Máy xé mịn
Máy xuyên kim 1
Máy kéo dãn
Máy xuyên kim 2
Máy cán nhiệt định hình
Máy cuộn, cắt, đóng TP
Máy xé trộn sơ bộ
Máy xé trộn các loại
Máy xếp lớp
Máy trải tạo màng xơ
Máy cuộn, cắt, đóng gói TP, BTP
Nhập kho
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất vải không dệt
Thuyết minh dây truyền sản xuất vải không dệt:
Vải không dệt được sản xuất trong quy trình hoạt động tự động với thiết bị nhập từ Đức. Chỉ cần nguyên liệu xơ tổng hợp Staple qua quy trình máy móc tự động thành các cuộn vải lớn. Sau đó tuỳ theo yêu cầu của khách hàng để nguyên kiện hay cắt xén.
1.6. Danh sách các phân nhóm sản phẩm chính
Vải mành:
Vải mành làm lốp xe
Băng tải
Dây Cu – roa
Vải mành nhúng keo nilong
Vải không dệt
Vải địa kỹ thuật không dệt
Vải không dệt lót giầy:
+ Qua cán nhiệt: Sử dụng chất phụ gia qua cán nhiệt, hoăc không sử dụng chất phụ gia qua cán nhiệt
+ Không qua cán nhiệt
Vải mềm trải thảm sàn: gồm thảm miếng, thảm cây.
Sản phẩm may
Quần áo Jacket
Quần áo bảo hộ lao động
Sơ mi
Quần áo trẻ em
Hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 870 người, doanh thu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng. Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (HAICATEX), là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất các loại sản phẩm phục vụ công nghiệp, giao thông, thủy lợi… chính sách chất lượng của công ty nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của khách hàng mọi lúc, mọi nơi với các sản phẩm đặc biệt sau: 1. Vải mành làm lốp ôtô, xe đạp, xe máy các loại công suất 3.500 tấn/năm. Công ty đang tiếp tục đầu tư nâng công suất thêm 7000 tấn/ năm.
2. Vải không dệt với các mặt hàng, vải địa kỹ thuật, vải lót giầy thể thao, vải thảm, bấc thấm công suất 2.300 tấn/năm (tương đương 10 triệu m2 vải/ năm). 3. Các loại vải bạt, vải dân dụng cung cấp cho các doanh nghiệp ngành giầy vải, cao su, may mặc trong và ngoài nước làm giầy vải xuất khẩu, bảo hộ lao động, tăng võng, quân trang, túi, cặp, băng tải, vải lọc bia, đường..v.v công suất 3 triệu m2/năm. 4. Hàng may mặc xuất khẩu, nội địa công suất 1 triệu sản phẩm /năm.Các sản phẩm của Công ty được sản xuất dưới sự kiểm soát của HTQLCL theo tiêu chuẩnISO9001:2000. HAICATEX vì sự phát triển bền vững, đảm bảo đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng mọi lúc, mọi nơi với chất lượng sản phẩm cao, tận tụy với khách hàng luôn là mục tiêu và phương châm hàng đầu của công ty.
Hoạt động kinh doanh
Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 3: Tăng trưởng doanh thu qua các năm
Đơn vị tính:triệu đồng
Năm
Doanh thu (triệu đồng)
% tăng
2005
184.950
2006
277.425
50,00
2007
416.137
50,00
Bảng 4 : Tình hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng chính (03 năm gần nhất)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu bán hàng (triệu đồng)
184.950
277.425
416.137
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
241,8
304,35
465,55
Vốn lưu động bình quân trong năm (triệu đồng)
75.689
89.903
120.854
Số phải nộp ngân sách (triệu đồng)
9.785
14.325
160.20
Số lao động (người)
830
850
870
Thu nhập BQ 1 người (đ)
1.200.000
1.300.000
1.350.000
Giá trị TSCĐ bình quân trong năm (triệu đồng)
89.346,8
103.246,2
121.301,1
Bảng 5: Năng lực sản xuất của công ty
Chỉ tiêu
Diện tích
Số lao động (người)
Năng suất (sản phẩm)
Sản phẩm chính
Xí nghiệp 1
1.000m2
150
1.000.000
vải mành,…
Xí nghiệp 2
900m2
105
900.000
vải địa kỹ thuật, tấm lót dầy,..
Xí nghiệp 3
600m2
110
600.000
áo sơ mi, quần âu, áo jacket
Xí nghiệp 4
1000m2
130
1.000.000
vải bạt, vải dân dụng
Xí nghiệp 5
450m2
95
400.000
vải địa kỹ thuật, tấm lót dầy,..
Tổng cộng
14.055
590
3.900.000
Tình hình tiết kiệm chi phí: điện
Kể từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong toàn công ty, hoạt động sản xuất trong công ty được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt, được giám sát và kiểm tra chặt chẽ. Cùng với việc đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động đã được cải thiện đáng kể.
Để quản lý tốt quá trình sản xuất, công ty đã tiến hành xây dựng hoàn thiện các định mức lao động, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và định mức thời gian chế tạo. Các định mức này là cơ sở để công ty lập kế hoạch chi phí và tìm những giải pháp để giảm thiểu các chi phí không chất lượng trong sản xuất.
Bảng 6: Tổng hợp chi phí của công ty
(Đơn vị:triệu đồng)
Yếu tố chi phí
2005
2006
2007
1- Chi phí nguyên vật liệu
22,419
27,177
30,002
2- Chi phí nhân công
1,021
1,602
2,251
3- Chi phí dịch vụ mua hàng
5,506
6,570
6,902
4- Chi phí khấu hao
5,185
6,842
7,012
5- Chi phí khác bằng tiền
2,245
4,200
4,520
Trong năm 2007, tất cả các loại chi phí của công ty đều tăng so với năm trước. Điều này chứng tỏ công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất nên các loại chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng tăng theo.
Công ty cũng đã xây dựng định mức điện năng chuẩn trong sản xuất để tiết kiệm chi phí điện, chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí dịch vụ mua ngoài. Để giảm chi phí tiền điện, công ty đã tuyên truyền cho công nhân lao động có ý thức tiết kiệm điện; nghiên cứu tài liệu để đưa ra quy trình vận hành, sử dụng thiết bị một cách hợp lý nhất đồng thời bố trí sắp xếp dây chuyền công nghệ và người sử dụng thiết bị hợp lý nhằm tăng năng suất; tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng điện. Song biện pháp quan trọng nhất chính là xây dựng định mức tiêu thụ điện năng cho một sơ mi chuẩn từ đó tiến hành khoán điện cho các xí nghiệp sản xuất.
Trước khi đưa ra định mức điện năng tiêu thụ cho một sơ mi chuẩn thì mức điện năng tiêu thụ ở các xí nghiệp vào tháng 6 năm 2006 như sau:
Bảng 7: Định mức điện năng tiêu thụ tháng 6/2006
Đơn vị
Định mức điện năng (Kwh)
XN1
0,510
XN2
0,500
XN3
0,500
XN4
0,510
XN5
0,500
Trung bình
0,504
(Nguồn: Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội)
Trên cơ sở định mức điện năng chuẩn này, công ty giao khoán điện cho các xí nghiệp, buộc các xí nghiệp thành viên phải quan tâm hơn đến công tác tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị với hiệu suất cao nhất và nâng cao năng suất lao động. Nhờ biện pháp này, trong năm 2001, công ty đã tiết kiệm được đáng kể chi phí điện.
Bảng 8: Kết quả tiết kiệm điện các xí nghiệp năm 2007
Đơn vị
Chi phí điện tiết kiệm được
Xí nghiệp 1
34.882.742 đồng
Xí nghiệp 2
74.870.156 đồng
Xí nghiệp 3
5.429.750 đồng
Xí nghiệp 4
1.709.597 đồng
Xí nghiệp 5
59.102.472 đồng
(Nguồn: Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội)
Công ty không hạn chế việc giảm các chi phí không chất lượng ở một khâu nào mà việc tiết kiệm được thực hiện ở tất cả các bộ phận, các công đoạn trong sản xuất cũng như trong quản lý và tiêu thụ. Chính vì vậy, các chi phí tiết kiệm được đều tăng qua mỗi năm. Sau đây là kết quả tiết kiệm được qua các năm:
Bảng 9: Kết quả tiết kiệm được trong từng năm
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Biên bản chất lượng
14.400.000
1.243.000
20.000.000
Chi phí điện năng tiết kiệm
210.143.000
350.267.000
566.060.000
Chi phí nước
18.142.632
35.981.260
60.036.632
Tiết kiệm khác
28.080.000
30.829.000
50.263.000
(Nguồn: Công ty dệt công nghiệp Hà Nội)
Để đạt được những kết quả này, bên cạnh việc xây dựng và thực hiện các định mức, là những biện pháp mang tính bắt buộc, công ty còn có những biện pháp khuyến khích, thưởng vật chất cho những cá nhân, đơn vị có thành tích tốt trong công tác tiết kiệm. Việc ban hành quy định về việc mua lại sản phẩm sản xuất bằng nguyên phụ liệu tiết kiệm của các xí nghiệp thành viên đã khuyến khích ý thức tiết kiệm trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Trong năm 2006 tổng số tiền thưởng cho công tác tiết kiệm là gần 200 triệu đồng.
III. Kế hoạch phát triển kinh doanh:
3.1. Tăng cường đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá máy móc thiết bị
Công ty đã có những bước đi táo bạo trong việc đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Kết hợp đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, mua sắm những máy móc thiết bị hiện đại cho năng suất và chất lượng cao đã qua thẩm định kỹ lưỡng. Đồng thời công ty cũng đầu tư đáng kể để cải tạo, xây mới nhà xưởng, lắp đặt hệ thống điều hoà, thông gió cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.
Bảng 10: Tình hình đầu tư của công ty
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2006
2007
Mua sắm máy móc thiết bị
68.830,8
80.867,4
Xây dựng cơ bản
34.415,4
40.433,7
Tổng
103.246,2
121.301,1
Bảng 11: Tổng hợp thiết bị công ty dệt công nghiệp Hà Nội (Năm 2007)
Tên thiết bị
Số lượng
Tên thiết bị
Số lượng
Thiết bị may
Máy sấy
02
Máy may 1 kim
509
Máy vắt
02
Máy may chuyên dùng
176
Nồi hơi
01
Máy cắt vải
Máy kiểm tra vải
03
Máy cắt vải đẩy tay
25
Hệ thống giác mẫu
Máy cắt vòng
18
Máy vẽ
02
Máy hoàn thiện
Máy in
02
Máy ép thân trước
03
Máy quét hình
02
Máy ép Mex
11
Máy dò kim loại
02
Tên thiết bị
Số lượng
Tên thiết bị
Số lượng
Máy lộn ép cổ, bác tay
20
Máy đóng đai
03
Máy dập cúc
18
Bục là
50
Máylà thân
03
Bàn gấp áo
35
Nồi hơi
25
Máy ép phom cổ
02
Máy ép bản cổ, bác tay
05
Máy nén khí
07
Máy ép phẳng
15
Máy phát điện
02
Máy thêu Nhật
02
Máy biến áp
05
Hệ thống máy giặt
Một số loại máy khác
36
Máy giặt
04
(Nguồn: Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội)
Công ty vừa tiến hành đầu tư chiều sâu đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ vừa chủ động nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất mới và triển khai áp dụng đồng loạt các cữ dưỡng một cách chính xác kịp thời cho tất cả các loại mẫu, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng cữ gá lắp và các công cụ cải tiến cho tất cả các loại sản phẩm nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong cùng một dây truyền sản xuất có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nhiều mẫu mã hàng khác nhau.
Mục tiêu phát triển đến năm 2010
Bảng 12: Mục tiêu phát triển đến năm 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2005
2010
1. Vải thành phẩm
Triệu m
800
1330
2000
2. Sản phẩm dệt kim
- Xuất khẩu
- Nội địa
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
70
45
25
150
110
40
210
150
60
Sản phẩm may mặc
- Xuất khẩu
- Nội địa
- Quy chuẩn sơmi
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
350
210
140
580
480
310
170
780
720
420
300
1200
Kim ngạch xuất khẩu
- Hàng may mặc
- Hàng dệt
Triệu USD
Triệu USD
Triệu USD
2000
1630
370
3000
2200
800
4000
3000
1000
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát ngành Dệt-May đến năm 2010 (Bộ Công nghiệp- Tổng Công ty Dệt May Việt Nam- 1997) )
Trong giai đoạn từ 2000 đến 2005, ngành dệt may Việt Nam đề ra mục tiêu là phải đạt mức tăng trưởng bình quân 13%, từ 2005 đến 2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân là 14%. Cũng đến năm 2010, doanh thu xuất khẩu của hàng dệt may phải đạt 4 tỷ USD.
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đã xác định các mục tiêu tổng quát của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 như sau:
Ngành dệt may Việt Nam trước tiên phải đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phong phú và đa dạng của hơn 100 triệu dân trong nước vào năm 2010, với mức tiêu thụ 3,6 kg vải/người và các nhu cầu cho ngành an ninh, quốc phòng
Toàn ngành có mức tăng trưởng 13% tới năm 2005 và 14% thời kỳ từ 2005 đến 2010
Về trình độ công nghệ đến 2010, toàn ngành sẽ đạt mức tiên tiến trong khu vực, tương đương trình độ của Hồng Kông, Thái Lan năm 1997
Về mặt xã hội: tạo công ăn việc làm cho gần 2 triệu lao động dệt may vào 2010, có mức thu nhập bình quân 100 USD/người/tháng.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 đã xác định rõ: "...từng bước đa ngành công nghiệp dệt may trở thành ngành sản xuất mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CNH - HĐH đất nước".
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HN.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của xí nghiệp may.
Trước hết ta nghiên cứu về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Quan điểm siêu việt cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan điểm xuất phát từ sản phẩm lại cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một số sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn hoặc quy cách đã được xác định trước. Xuất phát từ người tiêu dùng chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Nhưng tất cả các quan điểm đó đầu nêu lên vai trò quan trọng của chất lượng sản xuất kinh doanh. Chất lượng hiện nay được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò to lớn đó công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà nội đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng sản phẩm may nói riêng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm may của công ty ta sẽ tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp may.
Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm may và hình thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7773.doc