ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MƠN CƠNG TÁC XÃ HỘI
**********
ĐỀ TÀI
CHÂN DUNG TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC-TP.HỒ CHÍ MINH
Nhĩm thực hiện
1.Lê Thị Thu Ngân.
2.Hồ Xuân Hùng.
3.Nguyễn Thị Phương Nhung.
GVHD: Ths.Nguyễn Văn Tuyển
Tp.Hồ Chí Minh
Tháng 04 năm 2008
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu là cơng trình nghiên cứu của tập thể nhĩm, những tài liệu tra cứu, trích dẫn và tham khảo cho đề tài này đều được kê khai nguồn gốc
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chân dung trẻ em lao động sớm tại Quận Thủ Đức - TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ ràng.
Chúng tơi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về phương diện pháp luật và danh dự trước hội đổng nghiên cứu khoa học nhà trường.
Nhĩm tác giả đề tài
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1.LĐTB&XH Lao động Thương Binh và Xã hội
2.VHXH Văn hĩa Xã hội
3.KTXH Kinh tế Xã hội
4.KT-VH-XH Kinh tế văn hĩa xã hội
5.THCS Trung học cơ sở
6.HS Học sinh
7.KT Kinh tế
8.TP Thành phố
9.QH Quốc Hội
10.CHXHCNVN Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11.Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
12.NXB Nhà xuất bản
Mục lục
PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài Trang
2.Sơ lựơc quá trình nghiên cứu Trang
3.Mục tiêu Trang
4.Câu hỏi nghiên cứu Trang
5.Đối tượng nghiên cứu.Trang
6.Phạm vi
7.Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Trang
7.1.Ý nghĩa khoa học. Trang
7.2.Ý nghĩa thực tiễn. Trang
8.Phương pháp thu thập thơng tin Trang
9.Xử lý số liệu Trang
10.Khĩ khăn trong việc thu thập thơng tin Trang
PHẦN II
CHƯƠNG I
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
BỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH
I.Những khái niệm liên quan đến đề tài Trang
1. Trẻ em đường phố Trang
2.Trẻ em lao động sớm Trang
3.Trẻ em cĩ hịan cảnh khĩ khăn Trang
4.Hội nhập xã hội Trang
5.Trẻ em lao động sớm Trang
II.Bối cảnh KT-XH hiện nay Trang
1.Những thành quả đạt được về mặt KT-XH Trang
2.Những vấn đề xã hội nảy sinh Trang
3.Hậu quả của vấn đề lao động sớm ở trẻ em Trang
CHƯƠNG II
CHÂN DUNG TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
I.Những thơng tin nhân thân Trang
II.Những nguyên nhân dẫn đến trẻ lao động sớm Trang
III.Những khĩ khăn hiện tại của các em trong cuộc sống Trang
IV.Mong muốn của các em.
1.Mong muốn của trẻ đối với các cơ sở xã hội Trang
2.Mong muốn của trẻ từ giáo dục viên (nhân viên xã hội) Trang
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ MƠ HÌNH CHĂM SĨC
CHO TRẺ LAO ĐỘNG SỚM
1.Kết luận Trang
2.Khuyến nghị mơ hình chăm sĩc cho trẻ lao động sớm
Mơ hình cho trẻ em lao động sớm Trang
Tài liệu tham khảo: Trang
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Nền kinh tế nước ta đã cĩ những bước đáng tự hào được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, chúng ta đang hướng đến mục tiêu trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2020 và cĩ thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Nhiều thành phố ở nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh như TP.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh. Trong đĩ TP.HCM là một thành phố phát triển năng động nhất cả nhất cả nứơc, trong khoảng một thập niên vừa qua TP.HCM đã cĩ một tiến trình đơ thị hĩa nhanh và mạnh làm thay đổi nhiều đến đời sống người dân và cảnh quan đơ thị .
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều những khĩ khăn và thách thức nẩy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội như phân tầng xã hội, quá trình đơ thị hĩa khơng đồng bộ, mơi trường bị xuống cấp, thất nghiệp, người già neo đơn, tệ nạn ma túy, trẻ em cĩ hịan cảnh khĩ khăn. Riêng đối với trẻ em cĩ hịan cảnh khĩ khăn, người ta ghi nhận thấy tại Tp.Hồ Chí Minh cĩ rất nhiều trẻ em phải lao động kiếm sống hàng ngày trên các con đường, gĩp phố. Một trong những đối tượng này phải kể đến đĩ là trẻ em lao động sớm, bao gồm cả trẻ bị bĩc lột sức lao động và trẻ em đường phố.
Nhiều trẻ em đã và đang làm nhiều cơng việc vất vả để kiếm sống sinh nhai cho bản thân và gia đình các em, các cơng việc như lượm ve chai, đánh giầy, bán vé số…phần nhiều những trẻ em cĩ đời sống trong hịan cảnh phần lớn đều cĩ hịan cảnh gia đình khĩ khăn, kinh tế nghèo. Tuy nhiên nhiều trẻ em cĩ hịan cảnh khĩ khăn trong những hịan cảnh như thế đơi khi lại bị chính các gia đình các em ép buộc hoặc đẩy các em vào những hồn cảnh bi đát. Tuy nhiên ở nhiều gia đình mà người cha ,người mẹ chưa chu tồn bổn phận về mặt kinh tế hay trong các gia đình khiếm khuyết thì lao động trẻ em đơi khi đĩng vai trị khá quan trọng trong việc kiếm sống cho gia đình. Ở quốc gia nào cũng đều phải nghiên cứu về trẻ em lao động sớm, nhằm tìm ra những khĩ khăn và mong muốn của các em, để đưa ra những hình thưc giúp đỡ khác nhau .Tất cả chúng ta đều biết trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước do vậy việc quan tâm chăm sĩc ,bảo vệ trẻ em la trách nhiệm khơng chỉ của gia đình mà của tồn xã hội.
Thủ Đức là một quận ven TP.HCM cĩ quá trình đơ thị hĩa diễn ra khá mạnh mẽ trong thời gian qua. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghành nghề, cơng nghiệp hĩa đã kéo theo những làn sĩng dân nhập cư từ khắp mọi miền đất nước đổ về, đã làm phúc tạp và gây nên những hậu quả mà đơi khi chúng ta khơng thể kiểm sốt được.
Qúa trình đơ thị hĩa diễn ra nhanh kéo theo tình trạng lao động sớm ở trẻ em và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em chúng ta cần phải bắt tay vào giải quyết vấn đề của trẻ lao động sớm.Vì vậy nên nhĩm chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu “Chân dung trẻ em lao động sớm tại Quận Thủ Đức – TP.HCM” để nêu lên được nguyên nhân và thực trạng của trẻ em lao động sớm tại quận, để từ đĩ kiến nghị các biện pháp giải quyết phù hợp,tạo điều kiện cho các em cĩ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.Sơ lựơc quá trình nghiên cứu.
a. Sở LĐTB&XH TP.HCM và sở Khoa Học Cơng Nghệ TP.HCM, ”Trẻ em lang thang ở TP.HCM -thực trạng và giải pháp”(NXB.LĐ-XH,2005).Với phương pháp tiếp cận đa chiều, phương pháp tiếp cận cĩ sự tham gia của nhiều đối tượng liên quan đến trẻ em lang thang và chính các em thơng qua phiếu hỏi cá nhân, thảo luận nhĩm, khảo sát chuyên sâu kết hợp với các tài liệu cĩ sẵn, hội thảo chuyên gia. Cơng trình nghiên cứu này đã thu hút được một khối lượng lớn thơng tin rất hũu ích và cĩ độ tin cậy cao về vấn đề liên quan đến trẻ em lang thang tại TP.HCM, các giải pháp và các mơ hình chăm sĩc trẻ em tại TP. Bên cạnh đĩ các nhà nghiên cứu cịn đầu tư khá nhiều cơng sức cho việc nghiên cúu, phân tích “sức hút ” “lực đẩy”các trẻ em đến với TP, đánh giá tác động của các chính sách, giải pháp của nhà nước, của TP đối với các trẻ em này. Cũng như các tác động của các quá trình phát triển KT-XH nĩi chung, của TP.HCM nĩi riêng đến cuộc sống hiện tại của trẻ em, từ đĩ đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phục hồi, ngăn ngừa, trợ giúp các em phát triển bình đẳng như những trẻ bình thường khác.
b. Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno Trẻ đường phố VN, những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền KT đang phát triển” Văn phịng khoa Xã Hội Học, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM, 10/12 Đinh Tiên Hồng, Quận 1, Tp.HCM
diễn đàn phát triển VN tháng 1-2005. Tác giả đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau đưa đến tình trạng trẻ em đường phố, bao gồm nguyên nhân truyền thống: trẻ mồ cơi, trẻ cĩ cha mẹ li dị và những nguyên nhân mới như về kinh tế. Tác giả cũng chỉ ra rằng nhĩm trẻ lang thang do gia đình khơng hạnh phúc là nhĩm trẻ khĩ hỗ trợ nhất trong khi nhĩm trẻ di cư do nguyên nhân KT lại mong muốn đi học, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn .
3.Mục tiêu
Nhận diện và mơ tả thực trạng chung về những nguyên nhân, những khĩ khăn và mong muốn của các em hiện nay, từ đĩ xây dựng những mơ hình chăm sĩc cho những đối tượng này.
4.Câu hỏi nghiên cứu .
Chúng tơi đặt ra những câu hỏi sau đây cho đề tài nghiên cứu.
1.Cuộc sống hiện tại của các em như thế nào ?
2.Nguyên nhân gì khiến các em phải lao động sớm?
3.Các em mong muốn gì ở các cấp cơ quan cĩ trách nhiệm?
5.Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nhận diện và mơ tả những khía cạnh sau đây.
Thực trạng chung của trẻ em lao động sớm như nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lao động sớm ở Thủ Đức-Tp.HCM.
Những khĩ khăn hiện tại của các em trong cuộc sống
Mong muốn của các em.
6.Phạm vi
Về Khơng gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại quận TĐ-Tp.HCM.
Về khách thể khảo sát:
Nghiên cứu trẻ em lao động sớm bao gồm: trẻ đường phố và trẻ sống trong gia đình đang phải lao động sớm, cĩ độ tuổi từ 10 đến 16.
Về nội dung sẽ bao gồm.
Thực trạng chung của trẻ em lao động sớm như nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ em lao động sớm ở Thủ Đức-Tp.HCM.
Những khĩ khăn hiện về kinh tế, tinh thần, tình cảm của các em trong cuộc sống
Mong muốn về khía cạnh kinh tế, tình cảm, giáo dục của các em.
7.Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.
7.1.Ý nghĩa khoa học.
Tìm hiểu những khĩ khăn và gĩp phần làm phong phú hệ thống lí luận, các lí thuyết về vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cĩ thể làm tư liệu tham khảo thơng tin học tập cho các bạn sinh viên, các khĩa kế tiếp và cho những ai đã, đang và sẽ quan tâm tới vấn đề này.
Đĩng gĩp thêm số liệu để phác họa được chân dung trẻ em lao động sớm một cách rõ nét hơn.
7.2.Ý nghĩa thực tiễn.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tơi hi vọng sẽ gĩp phần nào đĩng gĩp vào việc mơ tả thực trạng chung, những khĩ khăn và nhu cầu của trẻ lao động sớm. Để xã hội cĩ cái nhìn tích cực khi xem xét đến vấn đề trẻ lao động sớm. Từ đĩ chúng tơi mong muốn rằng các cấp cơ quan cĩ trách nhiệm, các nhà hảo tâm gĩp một ít cơng sức vào việc lập quỹ và xây dựng mái ấm cho các em.
Chúng tơi hi vọng qua đề tài này sẽ giúp cho những nhà làm cơng tác xã hội sẽ cĩ những chính sách chăm sĩc, bảo vệ phù hợp của các em.
Chúng tơi mong muốn rằng, từ những kết quả cĩ được trong đề tài, chúng tơi sẽ xây dựng được mơ hình chăm sĩc phù hợp cho các em.
8.Phương pháp thu thập thơng tin
Đề tài này chúng tơi sử dụng những phương pháp, cụ thể như sau.
Phân tích tư liệu sẳn cĩ về các vấn đề cĩ liên quan đến đề tài
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn sâu
9.Xử lý số liệu Những số liệu mà chúng tơi thu thập được, sẽ được xử lý như sau.
Xử lý làm sạch dữ liệu thơ
Xử lý nhĩm lại những số liệu liên quan.
Ghi lại những mẫu đã được phỏng vấn sâu
Ghi lại những tình huống mà chúng tơi bắt gặp.
10.Khĩ khăn trong việc thu thập thơng tin
Mặc dù những thông tin trong cuộc nghiên cứu này là dựa vào tất cả những thông tin mà chúng tôi có được do các em cung cấp hoặc được lấy từ các cơ quan chuyên mơn, nhưng thông tin có thể không được đầy đủ như mong muốn do các lý do tế nhị, thiếu thời gian và nhiều trở ngại trong việc liên lạc và tiếp xúc. Tuy nhiên, chúng tơi đã cố gắng hết sức để tận dụng và phân tích những thông tin thu thập được.
PHẦN II
CHƯƠNG I
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
BỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH
I.Những khái niệm liên quan đến đề tài.
1.Trẻ em đường phố
Định nghĩa của Bộ LĐTB&XH: Trẻ đường phố là một trong mười nhĩm trẻ cĩ hồn cảnh đặc biệt. Trẻ lang thang là trẻ rời khỏi gia đình, tự kiếm sống và nơi kiếm sống, nơi cư trú khơng ổn định, hoặc là trẻ cùng với gia đình đi lang thang (luật chính sách và gia đình trẻ em, QH nứớc CHXHCNVN khĩa XI thơng qua, kỳ họp lần 5 thơng qua ngày 15-6-2004)
Định nghĩa của Terre des Hommes Foundation-một tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ “Trẻ em đường phố là trẻ dưới 18 tuổi, kiếm tiền bằng nghề nghiệp khơng ổn định ngồi đường phố như:ăn xin ,lượm rác,bán hàng rong,đánh giầy,mĩc túi…..và thuộc 1 trong 4 loại sau:
A.Trẻ bỏ nhà đi hoặc vơ gia cư, ngủ hoặc khơng ngủ trên đường phố .
B.Trẻ ngủ ngồi đường với gia đình hoặc người bảo hộ
C.Trẻ sống ở nhà nhưng làm việc trong mơi trường nguy hiểm: ban đêm, mại dâm, ăn xin hoặc bán ma túy.
D.Lao động trẻ em nhập cư làm nghề khơng ổn định, ngủ hoặc khơng ngủ trên đường phố.
“Trẻ đường phố” (street children) thuật ngữ trẻ đường phố này chỉ mới được sử dụng trong thời gian gần đây, bên cạnh thuật ngữ “trẻ bụi đời” và “trẻ lang thang cơ nhỡ”… Cả ba thuật ngữ này, đều nói lên tính chất của một loại đối tượng có những nhu cầu phức tạp và từng là nỗi nhức nhối của nhiều xã hội. Trẻ đường phố là một nhóm các trẻ chọn lối sống ngoài vỉa hè các thành phố lớn, tự đi tìm cho mình một sinh kế để nuôi bản thân và có khi có cả những người thân. Trẻ không có một nơi ở nhất định, hay tự xa lánh gia đình và có những tổn thương về mặt tâm lý.
Hiện nay có hai khái niệm về trẻ đường phố được đưa ra như sau.
Thứ nhất là trẻ đường phố do chương trình mà các tổ chức phi chính phủ dành cho trẻ em và thanh niên đường phố đưa ra trong thập niên 1980. “Trẻ đường phố là những trẻ em mà đường phố (nhà hoang, đất hoang, góc phố…) chứ không phải gia đình đã trở thành nhà thật sự của chúng, một cảnh ngộ trong đó không có sự bảo vệ, chăm sóc hay hướng dẫn của người lớn” Judith Ennnew (1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động”. NXB Đại học Mở-Bán công Tp.Hồ Chí Minh, Khoa Phụ nữ học, Trang 29.
.
Thứ hai là sau đó Unicef đề nghị phân biệt “Trẻ Em Trên Đường Phố” (children on the street) với “Trẻ Em Của Đường Phố” (children of the street) dựa trên kinh nghiệm của Châu Mỹ La Tinh. “Trẻ em trên đường phố là những trẻ em mà nền móng nuôi dưỡng chúng trong gia đình ngày càng suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia đình được sống bằng cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hội họp tại đô thị. Đối với các em này, nhà không còn là trung tâm vui chơi, trao đổi và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, dù đường phố trở nên hoạt động ban ngày của chúng, hầu như các em này đều trở về nhà vào buổi tối. Dù rằng các quan hệ gia đình của chúng có thể đang xấu dần đi, nhưng vẫn còn tồn tại và các em này vẫn sống theo quan điểm của gia đình”. Còn Trẻ Em Của Đường Phố “có một số lượng ít hơn nhiều, là những trẻ hàng ngày kiếm sống đơn độc, không được gia đình nâng đỡ. Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng từ bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành, những mối dây liên hệ với gia đình đã tan nát, chúng là những kẻ thật sự vô gia đình” Judith Ennnew (1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động”. NXB Đại học Mở-Bán công Tp.Hồ Chí Minh, Khoa Phụ nữ học, Trang 29.
.
2.Trẻ em lao động sớm
Là trẻ làm việc trong độ tuổi cịn đi học, các em cĩ thể được trả cơng hay khơng trả cơng, làm việc bên trong và bên ngồi gia đình, trẻ cĩ thể làm các cơng việc nhẹ đến nặng nhọc Trích: An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, T36
.
3.Khái niệm trẻ em cĩ hịan cảnh khĩ khăn.
Theo điều 40 chương IV Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, trẻ em tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.”
Đặc điểm của hoàn cảnh đặc biệt là trẻ có nguy cơ, có nhiều nguyên nhân đưa trẻ vào hoàn cảnh khó khăn, chúng có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực. Ngoài những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, động đất…thì có những nguyên nhân hoàn toàn do chính con người tạo ra.
Trẻ phải làm việc, lao động sớm, chúng bị vắt kiệt sức, có khi bị chết cháy do lao động mà ra.
Trẻ bị lạm dụng vào nghệ thuật, buôn bán trẻ em, tiếp theo là phong trào thu gom
Ta có thể đề cập một vài đặc điểm của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như sau.
Trẻ em đường phố: là trẻ sống và làm việc trên đường phố, nhưng chúng có đặc điểm là: các công việc phải làm như bán báo, vé số, bánh kẹo, đánh giầy, lượm bọc nylon, mói rác, móc túi, trộm cắp….
Có nhiều nguyên nhân dẫn trẻ ra đường phố, đó là nghèo đói, gia đình ly dị, bạo lực gia đình…
Các em sống trên đường phố phải đối phó với bao khó khăn gặp phải như bị bóc lột, lạm dụng bởi người lớn, sức khỏe bị đe dọa, dễ bị các bệnh lây truyền nhiễm, bị thu gom.
Trẻ lao động sớm: trẻ làm việc trong độ tuổi còn đi học, có thể được trả lương hoặc không, làm việc từ nhẹ đến nặng.
Thời gian làm việc có thể là vài giờ đến toàn thời gian, không đảm bảo nhu cầu y tế, môi trường, vui chơi…
Ngịai ra cịn cĩ các lọai trẻ em khái như.
Trẻ em khuyết tật
Trẻ em trong tệ nạn mại dâm và mua bán người.
Trẻ bị bạo hành, gây ngược đãi hay lạm dụng
4.Khái niệm hội nhập xã hội.
Khái niệm này được dùng trong nhiều ngành khoa học. Theo Từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2005, có định nghĩa: “Hội nhập là hòa mình vào một cộng đồng lớn”
“Hội nhập là một quá trình xã hội trong đó các phần tử mới được tiếp nhận vào một hệ thống sao cho sau đó chúng không khác gì với những phần tử cũ, như là so các phần tử này với nhau…. Như vậy hội nhập là một hình thức của biến đổi xã hội, ít ra là từ góc độ của người được tiếp nhận, vì việc hội nhập đòi hỏi có tiền đề là sự sẵn sàng thu nhận của hệ thống xã hội nên ở hệ thống này nó cũng là hệ quả và/hoặc là yếu tố của biến đổi văn hoá xã hội”
5.Khái niệm về trẻ em.
Là thành viên trong xã hội nhưng khác với người lớn, trẻ đang phát triển và cần cĩ được điều kiện tối ưu để phát triển. Điều kiện này thay đổi theo mỗi hồn cảnh, cĩ mặt mạnh mặt yếu, mặt mạnh sẽ giảm bớt thiệt hại do mặt yếu gây ra. Thí dụ: Con nhà nghèo khơng được cha mẹ thương yêu quan tâm, mồ cơi nhưng được cha mẹ nuơi hết lịng chăm sĩc, khuyết tật nhưng được nhà nước, cộng đồng và gia đình kết hợp tốt nên cuộc sống được an ủi thoải mái Trích: An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, T29
II.Bối cảnh Kinh tế-Xã hội hiện nay
1.Những thành quả đạt được về mặt Kinh tế-Xã hội
Việt nam đã và đang phát triển và hội nhập vào quỹ đạo quay của thế giới.Với quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước Việt Nam đã dần xây dựng cho mình một nền cơng nghiệp khá hồn chỉnh với đầy đủ các ngành nghề. Với nơng nghiệp Việt Nam đang cố gắng trở thành nước xuất khẩy gạo lớn nhất thế giới(2007),trung bình hiện nay nước ta xuất khẩu từ 4-5 triệu tấn/năm. Bên cạnh đĩ các ngánh nghề nơng nghiệp khác cũng đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất chính ở các vùng trung du, nơng thơn, miền núi…Dịch vụ và thương mại của nước ta cũng đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO(7-2007),tổng lượng hàng hĩa xuất khẩu của ta tăng nhanh đặc biệt là các mặt hàng thuộc ngành cơng nghiệp nhẹ. Tính đến cuối tháng 5-2007 kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt đến 198 triệu USD tăng 38,5% so với cùng kì năm ngối. Mặt khắc nước ta với chủ trương thực hiện nền “kinh tế mở” đã thu hút được đầu tư nước ngồi vào nước ta ngày càng cao. Tính đến nay doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào Việt Nam tổng số vốn trên 80 tỷ USD (2/2008). Nhờ vậy nên nền kinh tế Việt nam trong những năm gần đây đã phát triển một cách nhanh chĩng. Một phần nữa do cĩ sự trao đổi kỹ thuật-khoa học với các nước phát triển đã tác động lớn đến trình độ phát triển KH-KT của Việt Nam.Nhờ sự hợp tác đĩ mà trình độ sản xuất, sản lượng, chất lượng hàng hĩa ngày càng cao. Bên cạnh đĩ nhờ đổi mới trong cơng tác quản lý mà Việt Nam cĩ thể phát triển thêm nhiều ngành quan trọng như quốc phịng, quân sự, hàng khơng…Dẫn chứng tiêu biểu nhất là Việt Nam đã phĩng thành cơng vệ tinh VINASAT-1 vào ngày 19/4/2008 đã mở ra cho Việt Nam một ngành khoa học mới, là cơ hội lớn để Việt Nam bước vào sự phát triển chung của cả thế giới.
Trong những năm trở lại đây sự phát triển về kinh tế của nước ta đã kéo theo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, tạo thu nhập ổn định cho đại bộ phận dân số nước ta. GDP tăng mạnh, đến năm 2007 tăng đến 8,5%. Chỉ số phát triển con người tăng mạnh(HDI) đạt 0,733. Đời sống người dân được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là người dân sống ở các thành phố lớn.
Bên cạnh sự phát triển kinh tế thì văn hĩa nước ta cũng cĩ sự phát triển sâu sắc. Một mặt tiếp thu nền văn hĩa hội nhập của thế giới nhưng mặt khác cũng phát huy và kế thừa nền văn hĩa truyền thống. Nước ta cịn đẩy mạnh phát triển và phát huy nền văn hĩa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điều kiện cho nền văn hĩa nước nhà hội nhập một cách dễ dàng và cĩ chỗ đứng trong nền văn hĩa thế giới.
Chỉ mới trong vài năm trở lại đây, với quá trình cơng nghiệp hĩa hiện đại hĩa, nước ta đã đạt được những thành quả to lớn đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, TP.HCM là một thành phố lớn của đất nước đã và đang chuyển mình trên tất cả các lĩnh vực: KT-VH-XH
TP.HCM là vùng kinh tế phát triển sơi động nhất cả nước, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm cúa cả nước. Với diện tích 2.085km2, dân số lên tới 5.285.000 người(2003). TP.HCM cĩ nền kinh tế phát triển nhất trong cả nước, cơng nghiệp nhẹ và cơng nghiệp điện tử là hai ngành phát triển nhất(điện tử phát triển mạnh trong những năm gần đây). Đặc biệt ở TP.HCM xây dựng được một hệ thống khu cơng nghiệp và khu chế xuất với quy mơ lớn nhất cả nước. Hiện nay TP.HCM đã và đang xây dựng 2 khu chế xuất và 11 khu cơng nghiệp, trong đĩ 2 khu chế xuất và 8 khu cơng nghiệp đã đưa vào hoạt động. Vốn đầu tư yêu cầu đối với phát triển hạ tầng trong các khu cơng nghiệp, khu chế xuất được phê duyệt là 952,2 triệu USD và trên 15,5 nghìn tỷ đồng. Ngồi việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật trong khu cơng nghiệp như hệ thống đường giao thơng, cống thốt nước, điện thì các cơng việc xây dựng ngồi khu cơng nghiệp đang được nâng cấp và hồn thiện.
Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào các khu cơng nghiệp, khu chế xuất của nước ta mà nhờ đĩ các khu cơng nghiệp, khu chế xuất này đã thu hút được một lượng lớn vốn đâu tư nước ngồi. Chỉ với đầu tư trong nước TP.HCM đã thu hút được 300 dự án với tổng số vốn 6.500 tỷ đồng(2002). Cịn với đầu tư nước ngồi đăng ký đạt đến 7,7 tỷ USD (2002).
Với sự thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngồi vào làm cho TP.HCM khơng ngừng mở rộng và phát triển sản xuất(năm 2006 đạt 700 triệu (USD). Khơng chỉ phát triển kinh tế trên lĩnh vực cơng nghiệp mà TP.HCM cịn đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp dịch vụ và nơng nghiệp.
Nhờ sự phát triển khơng ngừng về kinh tế kéo theo tốc độ GDP của vùng đến 2002 đạt 10,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đĩng gĩp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của TP.HCM chiếm 1|3 GDP của cả nước. Bên cạnh đĩ giá trị cơng nghiệp dịch vụ tính đến 2002 là 76,66 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần Bà Rịa Vũng Tàu, 3.7 lần Hà Nội.Nền kinh tế quốc doanh của TP.HCM vẫn giữ vai trị vị trí chi phối, đĩng gĩp 15% GDP của cả nước.
Hịa vào sự phát triển chung của cả nước,TP.HCM đã và đang bước vào con đường hội nhập quốc tế, với xu hướng tồn cầu hĩa. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO)thì sản lượng xuất nhập khẩu của thành phố cũng tăng ở mức đáng kể. Và cũng nhờ đĩ mà thị trường buơn bán của nước ta ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn. Các thị trường lớn như:Mỹ, Đơng Âu, Nhật Bản, nước ta cịn mở rộng và phát triển mạnh ở thị trường ASEAN, EU, MICS…mặt khácTP.HCM là cửa ngõ trọng yếu của khu vực và đĩ cũng là cầu nối trọng yếu để giao thương nước ta ra thị trường khu vực và thế giới.
Trong nhiều năm trở lại đây, bên cạnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế,thì TP.HCM cũng cĩ một nền giáo dục phát triển khơng kém. Tỷ lệ lao động cĩ trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn trong ngành cơng nghiệp, chỉ số phát triển con người (HDI) cũng tăng nhanh và cao hơn chỉ số HDI trung bình của cả nước. Tỷ lệ phổ cập giáo dục chiếm tỷ lệ cao của cả nước, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế nên TP.HCM đã thu hút được một lượng dân cư từ các vùng khác di cư đến gĩp phần làm phong phú thị trường lao động của thành phố. Với tốc độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế TP.HCM đã kéo theo sự di cư ồ ạt của một khối lượng dân lớn, bên cạnh làm cho lực lượng lao động phong phú thì điều đĩ cịn làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
2.Những vấn đề xã hội nảy sinh
Bên cạnh những thành tựu mà nước ta, đặc biệt Tp.Hồ Chí Minh đã đạt được trong thời gian qua,chúng ta cịn cĩ nhiều tồn tại và yếu kém.
Về kinh tế: tăng trưởng kinh tế của nước ta chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực hiện cĩ. Chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh cịn hạn chế.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm và chưa đồng bộ. Mặc dù đời sống người dân đã được nâng cao nhưng vẫn cĩ sự chênh lệch giữa thành thị với nơng thơn, giưa đồng bằng với miền núi.
Về văn hĩa:Xuất hiện nhiều lối sống khơng lành mạnh, tình trạng suy thối về đạo đức đang diễn ra ngày một nhiều.
Về giáo dục:Vẫn chưa phát huy được hết tiêu chí”Giaĩ dục là quốc sách hàng đầu”.Đổi mới tồn diện trong giáo dục diễn ra cịn chậm, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế phát triển.
Đứng trước những khĩ khăn và thách thức như vậy địi hỏi Đảng ta phải cĩ những chính sách cụ thể để khắc phục các khĩ khăn trước mắt đế đưa đất nước bước sang một thời kì mới của hội nhập và phát triển.
Như đã đề cập ở trên,với cơn sốt phát triển đã làm cho TH.HCM phải chịu sức ép lớn của việc dân cư ồ ạt nhập cư và trở thành lao động chính của thành phố. Những hậu quả mà vấn đề này gây ra đã làm cho thành phố phải đương đầu với hàng loạt các khĩ khăn, thách thức. Đĩ là các vấn đề tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, trộm cắp…Hay vấn đề thất nghiệp là những vấn đề đáng báo động. Và điều mà chúng tơi muốn đề cập tới ở đây đĩ là hiện tượng lao động sớm ở trẻ em.
Với lượng lao động ồ ạt đổ vào thành phố cĩ cả lao động là trẻ em. Các em kiếm sống cùng với gia đình hoặc đi lang thang để kiếm sống. Việc làm chủ yếu của các em đĩ là bán vé số, đánh giày, lượm ve chai, làm ở các quán cơm, các xưởng tư nhân…Cuộc sống của các em nhìn chung là khĩ khăn. Trong số trẻ em lao động sớm phần lớn là các em đã bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình. Và với việc các loại văn hĩa độc hại từ bên ngồi vào đã tác động rất lớn đến xã hội và đặc biệt là trẻ em đang tham gia lao động trong xã hội. Các em cĩ thể nhiễm bất kì loại văn hĩa độc hại nào vì khơng cĩ kiến thức phịng tránh. Nhưng đĩ chỉ là một khía cạnh đáng quan tâm của vấn đề lao động sớm ở trẻ em, đi cùng với nĩ là hàng loạt các mặt trái của lao động sớm ở trẻ em nảy sinh từ vấn đề xã hội. Nếu chúng ta chỉ nhìn nhận vấn đề ở gĩc độ tích cực đĩ là:trẻ em tham gia vào lao động sớm là để giúp đỡ gia đình về mặt kinh tế thì chúng ta khơng thể thấy được mặt trái của vấn đề.
3.Hậu quả của vấn đề lao động sớm ở trẻ em
Tại sao trẻ em lại phải lên thành phố kiếm sống?Đĩ là câu hỏi cĩ thể cĩ nhiều đáp án.Phải chăng tình trạng lao động sớm ở trẻ em là vấn đề khách quan mang laị?Liệu rằng các em cĩ được đối xử và sống một cuộc sống như những trẻ em khác hay khơng?Đĩ là vấn đề đặt ra và cần giải quyết.
Các em khi tham gia lao động sớm thì các em cĩ thể phải va chạm với cuộc sống đầy phức tạp,các em sẽ rất dễ bị nhiễm các thĩi hư tật xấu của xã hội. Với độ tuổi và kiến thức của các em khơng đủ để tránh khỏi việc khơng bị mắc phải. Ma túy, mại dâm, HIV|AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém mướn…đang ngày càng dẫn sâu vào cuộc sống của trẻ lao động sớm. Tất cả trẻ lao động sớm cĩ thể là đối tượng tấn cơng của bất kì một loại tệ nạn nào. Một thực tế cho thấy đĩ là hiện tượng trẻ em vi phạm pháp luật là rất cao, mà tập trung chủ yếu ở trẻ em lang thang. Ban ngày đi làm tối về thì tụ tập ở các bến xe, quán nét, các tụ điểm đen Tụ điểm đen theo chúng tơi là nơi tập trung những con nghiện, gái mại dâm, cờ bạc.
và muốn khẳng định mình, các em đã bị cuốn vào các trị vơ bổ và các lối sống khơng lành mạnh, điều đĩ đã làm hỏng nhân cách của những đứa trẻ mới lớn. Nhìn vào hình ảnh các em mới chỉ 13,14,15 tuổi, đang chích hút, đang phê, đang phục vụ trong các quán ba…thì thật sự chúng ta mới thấy rõ được tác hại của việc lên thành phố kiếm sống khi đang ở lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường.
Do cuộc sống quá khĩ khăn nên khi đang ở tuổi chơi các em đã phải đi kiếm sống.Bên cạnh việc bị dính vào các tệ bạn xã hội thì một mặt trái nữa đĩ là:Các em bị đối xử thậm tệ,tra tấn và bĩc lột sức lao động.Một thực tế hiện nay cho thấy là số lượng trẻ bị bạo hành rất lớn.Các em vì kiếm sống nên đã chịu đựng để cho chủ bĩc lột sức lao động mà khơng hề cĩ một sự phản kháng nào.Qua phương tiện thơng tin đại chúng chúng ta biết được rằng các em vừa bị bĩc lột vừa bị tra tấn dã man, cũng chỉ vì muốn kiếm sống. Nhân phẩm của các em bị chà đạp,cuộc sống khơng khác gì một lồi vật.Chúng ta cĩ thể nào khoanh tay đừng nhìn trước tình trạng như vậy khơng?
Tuổi của các em là tuổi đi học tuổi vui chơi, nhưng các em phải bươn chải khắp thành phố để kiếm sống, phải làm việc trong mơi trường độc hại như: hĩa chất, khí thải cơng nghiệp, bụi bẩn, rác thải…và nặng nhọc như: bốc vác, thồ hàng, kéo xe, phụ hồ…Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cĩ thể bị nhiễm bệnh: ung thư, cột sống, viêm phổi, đường ruột…Cộng thêm vào đĩ là các em sống trong các khu nhà khơng đảm bảo:nhà ổ chuột, gầm cầu, cơng viên, vệ đường…
Đĩ là hậu quả của vấn đề lao động sớm ở trẻ em trên tồn thành phổ Hồ Chị Minh nĩi chung và khu vực Quận Thủ Đức nĩi riêng.Thủ Đức là quận vùng ven của Tp.HCM và là nơi giao thoa của nhiều vùng khác vơi nhau, vậ nên số lượng trẻ lao động sớm ở đây trên thực tế khá đơng, nhưng do từ nơi khác đến nên khơng được quản lý và thống kê. Theo thống kê mới nhất của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em quận Thủ Đức, hiện trên tồn quận cĩ 65.660 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đĩ nữ là 32.584 em, nam là 33.076 em và cĩ 11.916 trẻ tạm trú. Tình trạng bỏ học vào cuối năm 2007 khá nhiều, đặc biệt là ở bậc THCS cĩ 80/14.261 HS, tiểu học là 6/19.738 HS.Khi phải tham gia lao động sớm thì các em khơng con thời gian và sức lực để giành cho việc học vậy nên một tất yếu là bỏ học đi kiếm sống.Trên địa bàn quận tính đến cuối 2007 cĩ 7 trẻ lang thang và đến quý I năm 2008 tăng lên 13 trẻ.Với tình trạng này các em rất dễ bị dính vào các tệ nạn xã hội dẫn đến hư hỏng. Trong đĩ Hiệp Bình Chánh là phường cĩ số trẻ lang thang cao nhất: 7 trẻ.Những đứa trẻ đĩ luơn luơn là đối tượng tấn cơng của tệ nạn xã hội bất cứ lúc nào.Trên địa bàn quân hiện cĩ 10 trẻ tham gia lao động sớm, theo thống kê của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em các em làm rất nhiều nghề:Phụ hồ, bán vé số, phụ quán cơm, làm ở các xưởng tư nhân…Những cơng việc mà các em đang làm cĩ một số cơng việc vượt quá sức của một đứa trẻ như phụ hồ, chạy bàn, vậy nhưng các em vẫn làm vì nĩ cĩ thu nhập và ổn định. Nhiều trường hợp thường bị ăn tát, những cú đá, những lời chửi bới nhục mạ đã làm tổn hại nghiêm trọng đến nhân phẩm của các em, nhưng các em vẫn tiếp tục làm vi nếu khơng làm thì khơng cĩ tiền.
Vậy chúng ta phải làm gì? Hành động như thế nào để ngăn ngừa tối đa những hậu quả của lao động sớm?
CHƯƠNG II
CHÂN DUNG TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
I- Những thơng tin nhân thân.
Qua số liệu và khảo sát chú._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7063.doc