BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------
BÙI THỊ THÚY HẰNG
CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG
CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG
TRONG TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------------
BÙI THỊ THÚY HẰNG
CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG
CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG
TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
142 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH SÂM
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------------
BÙI THỊ THÚY HẰNG
CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG
CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG
TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH SÂM
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Vào thời cổ đại, một số nhà ngôn ngữ học đã quan niệm ngữ pháp học lâu
nay chỉ gói gọn trong hai phần đó là: lý thuyết về từ và lý thuyết về câu. Tức mọi
người chỉ thừa nhận câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, không có đơn vị nào có cấp
bậc cao hơn câu, kể cả nhóm các câu kết hợp lại với nhau. Như nhà ngôn ngữ
học người Pháp là E. Benvensite đã khẳng định: “ Nhóm các câu không tạo nên
một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức
cấp độ câu là không có” [ 38, tr8].
Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà ngôn ngữ đã bằng
lòng với việc nghiên cứu ngữ pháp học chỉ là dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng
cùng với năm tháng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều
hạn chế. Đây cũng chính là cơ hội để sang giữa trước và nửa sau thế kỷ hai
mươi, một số quan niệm về việc có đơn vị lớn hơn câu đã dần xuất hiện và gây
nhiều tranh luận. Cuối cùng, đã hình thành một bộ môn mới có tên gọi là Ngữ
pháp văn bản. Nó thực sự xua đi những quan niện về việc ngự tri cao nhất của
câu trong ngôn ngữ học. Thăng trầm trong suốt mấy mươi năm, mãi tới những
năm 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học văn bản mới thực sự phát triển rầm rộ.
Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản đã ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu cũng ngày càng
trở nên phong phú.
Việc làm đầu tiên, khi các nhà nghiên cứu bước chân vào một mảnh đất mới
và màu mở như ngữ pháp văn bản là họ phải tìm hiểu những yếu tố nào làm kết
dính các câu, các nhóm câu để chúng tạo nên một văn bản hoàn chỉnh và thống
nhất. Nếu như Nguyễn Tài Cẩn và N. V. Stankevich đã nhận định:
1
“ […] Hoàn toàn có thể cho rằng chỉ với câu thì ta mới bắt đầu bước chân vào
địa hạt của thông báo.”. Như vậy, theo ông, thì câu chưa đủ năng lực để thể hiện
hết vai trò làm chức năng thông báo, hay còn gọi là chức năng giao tiếp mà phải
cần đến một đơn vị cao hơn đó là văn bản. Để truyền đạt một lượng thông tin
đầy đủ và chính xác, các câu và các nhóm câu phải xác lập vị trí quan yếu của
mình, chứ không đơn thuần xem nó như là sự kết hợp theo kiểu cộng các câu lại
với nhau để tạo nên văn bản.
Thế nhưng, nếu để ý chúng ta đều thấy rất rõ rằng, giữa các câu trong một
văn bản mà không có sự liên kết chặt chẽ trước sau thì chúng ta nên xem xét lại,
liệu nó đã đủ tư cách để trở thành văn bản chưa? Vì chính sự thiếu gắn kết của
các câu là nguyên nhân làm cho văn bản rời rạc hay nói cách khác là không bảo
đảm được tính thống nhất và trọn vẹn chủ đề-một yêu cầu cần có của một văn
bản mạch lạc. Qua đây, chúng ta cũng phần nào thấy được vai trò rất quan trọng
của tính liên kết. Khi nói đến tính liên kết, chúng ta thường nhắc đến liên kết nội
dung hay còn gọi là tính mạch lạc và liên kết hình thức hai mặt này luôn tồn tại
song song và nó cũng là dấu hiệu để phân biệt văn bản với phi văn bản. Ở đây,
chúng tôi chỉ đề cập đến liên kết về hình thức, tức là các phép liên kết được đánh
dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Trong một văn bản, không phải đơn thuần sử dụng một phép liên kết là có
thể nói nó đã góp phần tạo lập văn bản, mà để có một văn bản, người nói, người
viết phải sử dụng rất nhiều các phương tiện liên kết. Và tùy vào nội dung của văn
bản mà người tạo lập văn bản sử dụng phép liên kết nào, để nhằm mục đích tránh
cho văn bản rườm rà, lủng củng và dài dòng không cần thiết. Và nếu có phép
liên kết nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta phải tự hiểu là tác
giả đang có ý nhấn mạnh về một nội dung nào đó hay một nhân vật nào đó.
2
Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy trong hầu hết các văn bản
có các phép liên kết như: phép nối và phép thế (thế đại từ) là được sử dụng phổ
biến và xuyên suốt trong một văn bản.
Vd : Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng
nhiên lại hỏi.
- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn
bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả
Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời.
- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa à?
- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế.
Nhưng bây giờ chưa phải lúc.
- Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì?
Nhà họa sĩ phá lên cười:
- Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gặm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh
nó để làm việc đời.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Từ dùng để nối giữa các câu là: “và”, “nhưng”
Các đại từ được dùng làm phương tiện liên kết trong phép thế là: “Tôi”,
“bác” thay thế cho “Nhà họa sĩ”; “đấy” thay cho “Sa Pa”; “Thế” thay cho một
mệnh đề “tôi cũng về ở hẳn đấy”; “nó” thay cho tính từ “buồn”.
Như vậy, điều làm nên một văn bản, với tư cách là một đơn vị giao tiếp
trước hết là liên kết. Mỗi một phép liên kết thì đóng một vai trò, chức năng riêng
biệt. Phép liên kết thay thế cũng vậy. Xuất hiện với tư cách là một phương tiện
3
dùng để liên kết và tránh sự lặp lại trong một văn bản, phép thế (hay còn gọi là
phép thay thế) xuất hiện gần như trong tất cả các văn bản. Nó được xem là một
phương tiên liện kết quan trọng và là sự lựa chọn thường nhật của người viết,
người tạo lập văn bản.
Từ trước đến nay, trong ngôn ngữ học chúng ta chỉ thường được nghe đến
phép thế, với cách gọi này nó mang nghĩa thay thế ở một phạm vi tương đối rộng
và ranh giới của nó là khá mơ hồ. Còn với tên gọi liên kết thay thế từ vựng, đã
vô hình chung giới hạn cho chúng ta biết giới hạn phạm vi thay thế của nó là chỉ
ở cấp độ từ và ngữ. Tuy vậy, cũng còn có rất nhiều vấn đề bên trong cần được
làm rõ. Chẳng hạn, việc thay thế giữa các từ ngữ ở câu trước và câu sau hay giữa
đoạn văn này với đoạn văn khác thường xuyên có sự lặp lại, vậy có thể tạo nên
một cấu trúc hay một mô hình chung nào không? Những cấu trúc khác nhau liệu
sẽ kéo theo các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau không? Hay sự thay thế giữa các từ
chịu ảnh hưởng như thế nào của ngữ cảnh. Vai trò của ngữ cảnh trong việc thay
thế các từ ngữ này ra sao? Và thực chất chức năng thay thế trong tổ chức văn bản
là gì?
Chính vì những lý do trên, mà chúng tôi đã chọn : “ Cấu trúc, ngữ nghĩa,
ngữ dụng của phép liên kết thay thế từ vựng trong tiếng Việt” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Trước đây, khi mọi người chưa nhận ra vai trò của các phương tiện liên kết
trong quá trình xây dựng một đơn vị ở cấp độ trên câu, đó là văn bản thì họ vẫn
cho rằng câu là đơn vị lớn nhất, không có đơn vị nào lớn hơn câu. Cụ thể là quan
niệm của nhà ngôn ngữ học người Pháp E. Benveniste: “Nhóm các câu không
tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vì
4
từ là không có” [38]. Nhưng sau nhiều quan niệm đưa ra có tính thuyết phục cao
để chứng minh được sự có mặt của một đơn vị trên câu được gọi là văn bản
(text) hay diễn ngôn (discourse). Đơn vị này, gắn liền với ngôn ngữ học văn bản
hay phân tích diễn ngôn. Bộ môn này, nghiên cứu những vấn đề gì hay nói cách
khác nội dung mà nó quan tâm là những nội dung như thế nào? Có thể nói, trong
rất nhiều vấn đề thuộc về Ngữ pháp văn bản thì trong đó hiện tượng đầu tiên
được giới ngôn ngữ học văn bản chú ý đến là: việc văn bản không phải là một
phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây
liên hệ chặt chẽ. “Những sợi dây này kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều đến
nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ
với những câu còn lại” [ dẫn theo Moskal’skaja 1981, tr5] [ 38, tr 13].
Như vậy, giữa các câu có những sợi dây liên hệ chặt chẽ ở đây được hiểu là
sự liên kết. Ngay từ khi có bộ môn Ngữ pháp văn bản thì tính liên kết đã được
nghiên cứu, trong đó được khảo sát sớm hơn hết là hiện tượng “lặp” hoặc
“điệp”. Lúc ấy, khái niệm này được hiểu còn tương đối rộng rằng trong “lặp”
còn bao gồm việc lặp các từ cùng gốc, lặp cấu tạo từ, thế bằng đại từ, bằng từ
đồng nghĩa. Dễ thấy, vào thời điểm ấy, thế bằng đại từ và thế bằng đồng nghĩa
được xem là thuộc về hiện tượng lặp. Và sau này, khi ngữ pháp văn bản đã phát
triển, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu hơn thì các yếu tố trong hiện
tượng lặp ở trên được tách ra là phương thức “lặp” và phương thức “thế”.
Vì đề tài, là tìm hiểu về phương thức thay thế từ vựng nên đây sẽ là chủ đề
chúng tôi dành cho nó một sự quan tâm đặc biệt.
Với sự xuất hiện trong mối quan hệ với các phương thức khác, phương thức
thế sau này được nghiên cứu tuy cũng không được cụ thể thành một phương thức
lớn hoàn toàn tách biệt với các phương thức khác, nhưng nằm rãi rác trong các
5
sách ngữ pháp văn bản hay khi nghiên cứu về một phép liên kết nào đó, nó cũng
được các nhà ngôn ngữ nhắc đến như một phương thức nằm trong cùng một hệ
thống các phép liên kết khác. Cụ thể:
Như trong luận án tiến sĩ với tên đề tài “So sánh các biện pháp liên kết từ
vựng trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh”, ở chương hai Nguyễn Phú Thọ
(2007) đã liệt kê các phương thức liên kết trong tiếng Việt, trong đó có phương
thức thế để đối chiếu với cùng phương thức trong tiếng Anh. Trong phần giới
thiệu về phương thức này hay còn gọi là phép thế, tác giả đã trình bày có ba loại
thế: thế danh từ, thế động từ và thế mệnh đề. Trong thế danh từ chỉ ra có:
phương tiện thế là đại từ chỉ ngôi, phương tiện thế là đại từ chỉ không gian, đại
từ chỉ định, đại từ chỉ loại. Dễ thấy cách phân loại này, ảnh hưởng rất lớn từ
M.A.K Halliday & R. Hasan (1976). Có thể nói, luận án chỉ nhắc lại những kiến
thức đã được nêu như trong các sách nghiên cứu đã nhắc đến về phép thế mà
không có một hướng phân tích nào khác để đi sâu hơn về phương thức này. Cũng
vì phạm vi đề tài nên hướng đi của luận án không thể có cách làm khác khi nói
về phép thế.
Trong các sách về ngữ pháp văn bản, không thể thiếu việc nêu ra các
phương thức liên kết và trong đó không thể không nhắc đến phương thức thế.
Như trong cuốn “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” của M.A.K Halliday ông đã để
phép tỉnh lược song hành với phép thay thế. Ông có nêu: yếu tố thay thế được
dùng như là một phương tiện chiếm chỗ, chỉ ra thành phần nào đó bị lược bỏ ở
chỗ nào và chức năng ngữ pháp của nó là gì [ 28, tr 505]. Theo ông, thế có ba
loại: thế bằng cú hay còn gọi là mệnh đề (so và not), thế động từ (do, does, did)
và thế danh từ (one/ones, same). Ông còn cho rằng tỉnh lược chẳng qua là thay
thế ở vị trí đó một yếu tố zêro.
6
Một nhà ngôn ngữ học có nhiều đóng góp cho việc tìm hiểu về hệ thống liên
kết trong tiếng Việt, cụ thể là các phương tiện liên kết, phải nhắc đến
Trần Ngọc Thêm. Trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt”, khi
đề cập đến phương thức thay thế, ông đã chỉ ra hai loại phép thế là thế đồng
nghĩa và thế đại từ. Thế đồng nghĩa ông xếp vào phương tiện liên kết cho cả ba
loại phát ngôn là: phát ngôn tự nghĩa, pháp ngôn hợp nghĩa và ngữ trực thuộc.
Còn thế đại từ chỉ thuộc về phát ngôn hợp nghĩa hay phương thức liên kết hợp
nghĩa. Trong phép thế đồng nghĩa ông lại phân chia ra theo nhiều tiêu chí, thứ
nhất là theo độ phức tạp của hai yếu tố liến kết có: cả hai là từ (gồm: thế đồng
nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa lâm thời), ít nhất có một là cụm từ (gồm: thế
đồng nghĩa phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả); thứ hai theo độ ổn định của
quan hệ đồng nhất có: thế ổn định (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng
nghĩa phủ định), thế không ổn định (gồm: thế đồng nghĩa lâm thời và thế đồng
nghĩa miêu tả ). Như vậy, có thể nói được rằng, trên cứ liệu tiếng Việt, Trần
Ngọc Thêm là người tiên phong trong việc nghiên cứu về hệ thống liên kết nói
chung và phép thế nói riêng.
Với G. Brown –G Yule, hai tác giả này nêu lên quan niện về thay thế dựa
trên quan niệm của Halliday & Hasan. Cụ thể: “Halliday&Hasan thừa nhận một
mô hình rất đơn giản về đồng-quy chiếu. Họ chủ trương một quan điểm thay thế
đơn giản ở những nơi mà một biểu thức có thể được thay thế một cách đơn giản
bằng một biểu thức khác trong văn bản” [ 18 , tr 312]. Theo cách hiểu này, thì sự
thay thế diễn ra không có gì quá phức tạp theo lý giải của M.A.K Halliday đã
nêu trong “Cohesion in English”, thực chất hai ông cũng tán đồng ý kiến của
Halliday&Hasan là có thể thay thế yếu tố này bằng một yếu tố khác trong văn
7
bản. Cách hiểu về phương thức thay thế của G. Brown –G Yule chỉ đơn giản là
như vậy.
Diệp Quang Ban trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, đã hệ
thống hóa các quan điểm của M.A.K Halliday & R. Hasan và của Trần Ngọc
Thêm về hệ thống các phương tiện liên kết. Quan niệm của Diệp Quang Ban về
phương thức thế cụ thể như sau: đầu tiên ông xếp phép thế theo cách trình bày
của Trần Ngọc Thêm là nó thuộc vào liên kết hình thức trong sự so sánh với liên
kết nội dung. Sau đó, ông lại trình bày một phép thế nữa theo cách hiểu của
chính tác giả, đó là phép thế cùng với các phương thức khác như: Phép quy
chiếu, phép tỉnh lược, phép nối phép liên kết từ vựng là thuộc về “phi cấu trúc
tính” để phân biệt với tên gọi Liên kết hình thức và liên kết nội dung. Đây là
cách hiểu theo quan niệm của Halliday & Hasan.
Như vậy, có không ít các công trình đã nghiên cứu về phương thức thay thế,
nhưng hầu hết đều chỉ xem đây chỉ là một phương thức như bao phương thức
khác có cùng một vai trò là liên kết trong văn bản và để tạo lập văn bản. Qua tìm
hiểu, chúng tôi thấy được chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu ba bình diện cơ
bản của phép thế như cách hình dung của luận văn này. Trên cơ sở kế thừa thành
quả của các công trình đi trước, luận văn của chúng tôi đứng ra nghiên cứu và
khảo sát cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng một cách hệ thống và toàn diện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng khảo sát của luận văn này là phương thức thay thế từ vựng. Nói
rõ hơn, tất cả các phương tiện thay thế ở cấp độ từ như: thay thế đại từ (nhân
xưng, chỉ xuất), thay thế không phải đại từ như: thế bằng từ gần nghĩa, đồng
nghĩa, hàm nghĩa…đều thuộc phạm vi khảo sát của chúng tôi. Và liên kết có thể
bao gồm các phát ngôn nằm gần nhau hoặc xa nhau hoặc có thể là thay thế cho
8
cả đoạn văn, tùy theo chức năng cụ thể. Như vậy, phép thay thế theo cách hình
dung của chúng tôi là bao gồm cả thay thế (substituation) và phối hợp từ vựng
(lexcical cohension) theo quan niệm của M.A.K Halliday & R. Hasan (1976).
3.2 Do phạm vi của một luận văn thạc sĩ, những khảo sát của chúng tôi được
khái quát từ 500 ví dụ được sưu tập. Và chúng tôi rất lấy làm tiếc là chưa đi sâu
miêu tả sự khác biệt của phương thức thế từ vựng giữa các phong cách chức
năng ngôn ngữ, mà bước đầu chỉ nhận diện, phân loại và miêu tả một cách chung
nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã định hướng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
a, Phương pháp phân tích diễn ngôn: tất cả ngữ liệu đều được xem xét trong
những ngữ cảnh cụ thể, và trong một chừng mực nhất định, xuất phát điểm để
phân tích ngôn ngữ không chỉ bó hẹp ở phạm vi thụ ngôn và cả trong lĩnh vực
phát ngôn.
b, Phương pháp hệ thống cấu trúc: phép thay thế từ vựng là một hệ thống bao
gồm nhiều tiểu hệ thống với những cấu trúc đan cài vào nhau và tùy theo các
mối quan hệ hoặc bên trong hoặc bên ngoài mà có thể tạm thời phân xuất để làm
nổi rõ một đặc điểm nào đó của chúng.
c, Phương pháp phân tích ngữ cảnh: ngữ liệu được xem xét trong tổng thể của
các đặc điểm của một phương tiện trong quá trình hành chức; ngữ liệu gắn kết
với môi trường.
9
5. Đóng góp của luận văn
Như đã xác định, luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề
của lý thuyết mà chỉ đặt ra cho mình một mục đích khiêm tốn:
a, Góp phần xác lập rõ hơn phép thay thế từ vựng trên ba bình diện: cấu trúc,
ngữ nghĩa và ngữ dụng.
b, Từ đó hy vọng rút ra được một số nhận xét thực tế về vai trò của phương thức
này trong việc tạo ra sự mạch lạc, liên kết cho văn bản.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn tập trung ở
hai chương:
Chương 1: Liên kết và liên kết thay thế
Chương này trình bày những tri thức đại cương mà khi khảo sát phương
thức thay thế không thể không nhắc đến. Đây là phần lý thuyết, xuất phát điểm
để luận văn dựa vào mô tả một cách chi tiết ở những phần tiếp theo.
Chương 2: Phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt.
Chương này tập trung khảo sát các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của
phép thế tiếng Việt qua việc phân tích những ngữ liệu cụ thể.
10
CHƯƠNG 1: LIÊN KẾT VÀ LIÊN KẾT THAY THẾ
1.1. Mạch lạc và liên kết
1.1.1 Mạch Lạc (Coherence)
Chúng ta hãy xem xét một ví dụ (1) sau:
“ Cái giống cỏ hoang sống đến khốc liệt và dai dẳng (1). Còn những ngày
chang chang nắng, nắng tưởng vỡ mặt người, nắng như nung như đốt, lá quằn
quại lả đi nhưng cỏ không hề biết đến cái chết, giấu mình trong đất trong nhau
(2). Tôi từng ngạc nhiên đi trên núi trọc Tây Bắc hằng ngày đường, đá sừng
sững đá, bỗng hoa mắt gặp từng bụi cỏ mọc cheo leo sườn vực, như suốt đời tự
nhiên ở đấy, không cần ai biết, không thiết ai chăm (3). Lá cỏ gặp mưa khỏi nói,
ào ạt bung mạnh, xanh ngăn ngắt, non mỡ màng (4).”
Văn bản trên đã thể hiện tính mạch lạc hay chưa? Và làm thế nào để xác
định được tính mạch lạc của đoạn văn?
Trong cuốn “ Từ điển tu từ-phong cách, thi pháp học” của Nguyễn Thái
Hòa, ông có nêu: Trong các văn bản ( khoa học, nghệ thuật chính luận…)
mạch văn phải được ưu tiên hàng đầu. Đó là:
- Tính liên tục về thời gian ( tuyến tính) của lời nói.
- Tính lôgic của tư duy: Xếp đặt sự kiện theo chiều hướng nào, ví dụ: nhân->
quả ( quả-> nhân), dữ kiện -> kết luận ( kết luận -> dữ kiện), tóm lại là trật tự lập
luận hàm ẩn hay hiển ngôn
- Tính hiệu lực của cảm xúc: nhằm gây một ấn tượng duy nhất, thống nhất
[tr136].
Còn trong cuốn “ Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban,
thì lại đưa ra một số hướng xác định như sau:
11
- Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài- chủ đề.
- Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lôgic của sự triển khai mệnh đề.
- Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lôgic giữa các câu (mệnh đề).
- Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn
từ [tr52].
Nếu xét từng tiêu chí một thì văn bản trên vẫn được xem xét là có tính mạch
lạc. Chẳng hạn: nó có tính liên tục về thời gian ( tuyến tính) của lời nói ( tôi quan
sát nó hàng ngày, vào những ngày nắng gắt cho đến những lúc mưa về. Tức theo
dõi sự sinh trưởng của cỏ.); Về tính lôgic của tư duy, thì văn bản sắp đặt sự kiện
theo hướng hiển ngôn ( lối diễn dịch); Còn ở tiêu chuẩn cuối, có thể nói văn bản
thể hiện tính hiệu lực của cảm xúc rất cao, đó là sự khâm phục của tác giả về sự
trường tồn và sự vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của loài cỏ hoang để tồn tại.
Nó xuyên suốt từ câu (1) đến câu (4) để thể hiện một cảm xúc thống nhất.
Nếu xét theo hướng của Diệp Quang Ban, thì văn bản trên chưa thể hiện
được rõ tính mạch lạc. Nhưng nếu xét ở tiêu chí một thì nó thể hiện được đề tài-
chủ đề, với lối văn diễn dịch có câu mở đầu là chủ đề “Cái giống cỏ hoang sống
đến khốc liệt và dai dẳng”. Diệp Quang Ban có trích lời của Halliday và Hasan,
tính thống nhất đề tài- chủ đề có tầm quan trọng nhất định đối với việc tạo lập và
giải thuyết văn bản. Mặc dù, đề tài- chủ đề không phải là tiêu chuẩn cần và đủ để
có văn bản. Tính thống nhất đề tài- chủ đề là kết quả của mạch lạc. Như vậy,
theo Halliday và Hasan thì để có một văn bản thì yếu tố thống nhất đề tài-chủ đề
chưa phải là quyết định mà bên cạnh đó còn có những yếu tố khác. Còn để có
tính mạch lạc thì sự thống nhất đề tài là một trong nhiều yêu cầu. Xét tiêu chí
hai, chúng ta thấy ý ở câu (1) và câu (2) vẫn có sự liên kết về nội dung nhưng
sang đến câu thứ (3) nếu là ý triển khai cho câu chủ đề để làm rõ sức sống khốc
12
liệt và dai dẳng của giống cỏ hoang thì bắt đầu đã có sự không ăn nhập giữa ý
câu (2) và câu (3) vì đơn thuần ý ở câu (3) chỉ là việc nhớ lại của nhân vật “tôi”
khi đi trên núi trọc Tây Bắc và bắt gặp giống cỏ hoang này. Đến câu (4) lại
không thấy sự liên kết về hình thức lẫn nội dung so với ba câu trên. Như vậy, tuy
có tính thống nhất chủ đề-đề tài nhưng về tính hợp lôgic trong việc triển khai đề
tài thì ở văn bản này đã không đáp ứng được. Về tiêu chí thứ ba, hiểu một cách
đơn giản là giữa các câu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Đó là mối quan
hệ nguyên nhân-kết quả, suy luận, khái quát, song hành….Vì không thể hiện
được tính hợp lôgic trong việc triển khai đề tài nên trong tiêu chí này, chúng ta
cũng không xác định được giữa các vế câu là quan hệ gì.
Như vậy, đoạn văn trên không thể được xem là một văn bản. Vì rằng để là
một văn bản nó cần bao gồm rất nhiều các yêu cầu nhưng một trong những yêu
cầu cần đầu tiên là phải có tính mạch lạc. Một văn bản có tính mạch lạc là các
phân đoạn, các phần, các câu trong văn bản đều hướng đến một sự thống nhất về
chủ đề và hoàn chỉnh về đề tài. Trong văn bản, các phần, các đoạn, các câu được
nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, rõ ràng, hợp lý, trước sau bổ sung cho
nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch. Có như vậy, dụng ý của tác giả mới như ý,
còn người đọc cảm thấy hứng thú khi tiếp nhận.
Tính mạch lạc, theo như I. R. Galperin gọi với cái tên khác là mối liên hệ
bên trong [ 33, tr147]. Với cách gọi này, làm cho mục đích của tính mạch lạc
được thể hiện rất rõ. Mạch lạc đôi khi là thể liên tục, tức nó thể hiện các ý theo
mạch liên tục từ ý câu này nối tiếp đến ý câu sau, và cứ như thế đến hết văn bản.
Vd 2: “ Cái giống cỏ hoang sống đến khốc liệt và dai dẳng. Thử dứt một nắm
cỏ, đặt trong lòng bàn tay, rồi ngẫm nghĩ, sao nó lại có mặt giữa điệp trùng màu
xanh cây lá cõi đời. Rễ cỏ thì đấy, một đống lùi xùi xoải ngang mặt luống,
13
chỉ cần chút xíu đất dính vào là nghiễm nhiên sống, thoi thóp mọc mầm. Lá cỏ
gặp mưa khỏi nói, ào ạt bung mạnh, xanh ngăn ngắt, non mỡ màng.
Còn những ngày chang chang nắng, nắng tưởng vỡ mặt người, nắng như
nung như đốt, lá quằn quại lả đi nhưng cỏ không hề biết đến cái chết, giấu mình
trong đất, trong nhau.”
(Lý Biên Cương- Nghe gió hun hút thổi)
Như vây, văn bản mạch lạc được nhận diện không đơn giản là qua sự thống
nhất chủ đề, tính hợp lôgic của sự triển khai mệnh đề, trong trình tự hợp lôgic
giữa các câu (mệnh đề), hay trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động
ngôn từ. Nói rõ hơn, để một văn bản trở thành một chỉnh thể thống nhất, nó tức
một văn bản phải bao gồm nhiều yếu tố. Ví dụ phản đề trên đây, trong thực tế
nói năng sẽ không xảy ra, nhưng qua phân tích, chúng ta có thể nhận thấy nói tới
văn bản không thể không đề cập đến liên kết.
1.1.2. Liên kết (Cohesion)
Liên kết (cohesion) gốc la tinh là Integratio có nghĩa là: phục hồi, bù đắp;
Integer: nguyên vẹn; theo định nghĩa của Đại bách khoa toàn thư Xô viết, là khái
niệm của lý thuyết hệ thống, có nghĩa là tình trạng gắn bó các phần đơn lẻ khác
biệt thành một chỉnh thể, cũng có nghĩa là quá trình dẫn đến tình trạng ấy
[30, tr 249].
Trong ví dụ (1) đó là các câu đúng về ngữ pháp, được xếp đứng cạnh nhau
và sự sắp xếp đó không tuân theo một tiêu chí nào thì không thể có tính mạch lạc
và cũng không có được tính liên kết. Nhưng nếu có tính liên kết, cụ thể bằng các
phương tiện liên kết giữa câu trước với câu sau, giữa đoạn này với đoạn kế tiếp
mà không tạo nên một chủ đề thống nhất nào thì tồn tại sự liên kết cũng vô
nghĩa.
14
Qua ví dụ đúng (2) đưa ra, các phép liên kết được tác giả lựa chọn, sử dụng
phù hợp đã làm cho văn bản trở nên mạch lạc và cuối cùng là nêu bật được một
chủ đề.
Cụ thể ở ví dụ 2 tính mạch lạc được thể hiện qua các phương tiện liên kết
như: phép thế (giống cỏ nó), phép lặp ( cỏ, lá cỏ), phép liên tưởng (giống cỏ
lá, rễ…)….
Liên kết ( hay còn gọi là phép liên kết) là một trong những tính chất quan
trọng nhất của văn bản. Nó giúp cho văn bản thể hiện được tính mạch lạc và tạo
cho văn bản một lượng thông tin (nghĩa) xuyên suốt và nhất quán.
Để văn bản trở nên mạch lạc thì sự có mặt của các phương tiện liên kết là rất
cần thiết. Và để tạo được sự liên kết, yêu cầu người viết (người nói) phải làm cho
nội dung các câu, các đoạn liên kết với nhau phải thống nhất và đan kết vào nhau
thật chặt chẽ. Đồng thời, giữa các câu, các đoạn phải sử dụng các phương tiện
liên kết phù hợp. Có như vậy, lượng thông tin và hiệu quả giao tiếp mới đạt được
tới mức tối đa.
Vd 3: Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày Tết, cây sấu Hà Nội gợi nhớ,
gợi thương trong tấm lòng những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về
Nam ngót hai chục năm, mỗi lần có dịp vẫn không quên nhắn bạn gửi cho ít trái
sấu xanh Hà Nội. Ngày hè, mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi
thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo giòn tan. Thức ăn
giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chị bạn tôi (và cả nhiều người khác) mỗi bữa
cơm trong cái thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc
trà đá không làm dịu nỗi.
(Theo Nguyễn Tuân, Cây sấu Hà Nội trong cây Hà Nội)
15
Ở vị dụ trên, tác giả đã sử dụng ba phép liên kết. Đó là phép lặp ( từ “sấu”,
đại từ nhân xưng “tôi”, từ “chị bạn”, “Hà Nội”), phép thay thế từ vựng ( thế
bằng đại từ chỉ xuất “ấy” ( thế mệnh đề “bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn
kèm với cà pháo giòn tan” Thức ăn giản dị ấy), phép liên kết liên tưởng
(ngày hè nóng, trái sấu..)
Để dễ hình dung hơn về liên kết, chúng ta có thể nói nếu liên kết giữa các
câu, các đoạn để tạo nên tính mạch lạc cho văn bản là có quan hệ tuyến tính,
quan hệ ngang, thì việc sử dụng các phương tiện liên kết là sự thể hiện của mối
quan hệ dọc, quan hệ liên tưởng.
Vd (4): Tôi đang trông xuống mặt nước hồ. Các con sóng dập dềnh những
chiếc lá khô. Trời xanh ngắt còn nước hồ thì xanh rêu. Bị kéo tay, tôi quay lại.
Trước mặt tôi là đứa bé gái trạc 8,9 tuổi. Tóc nó đỏ quạch. Ánh lên khuôn mặt
lắm lem của nó là đôi mắt trong veo. Đôi mắt vẫn nguyên vẹn sự hồn nhiên của
một đứa trẻ thơ. Nó đứng im lặng giơ chiếc ống bơ cáu bẩn ra trước mặt chúng
tôi chẳng nói một câu nào. Tôi lúng túng nhìn cái Hậu. Cái Hậu cũng lúng túng
nhìn tôi.
(Trần Hữu Tòng, Lời ru của bà)
Trong ví dụ này, chúng ta thấy ở phép thế đại từ nhân xưng, từ được thay thế
là “đứa bé gái trạc 8,9 tuổi” từ để thay thế là “nó”. Nếu tác giả không muốn nói
“đứa bé gái trạc 8,9 tuổi” mà nói là “đứa con gái trạc 8,9 tuổi” hay cũng có thể
là “đứa bé gái trạc 8,9 tuổi” hay “một đứa trẻ thơ”. Sự thay thế như trên, sẽ làm
cho mạch văn thay đổi, giọng điệu và tình cảm của tác giả cũng như của người
đọc sẽ thay đổi theo chiều hướng thiếu thiện cảm.
16
Như vậy, sử dụng phép liên kết phù hợp là một yêu cầu có tính nguyên tắc
đối với người tạo lập văn bản, nhưng lựa chọn các từ ngữ để thay thế, liên kết
nội dung các câu cho lôgic và thống nhất được chủ đề quả thật là không phải dễ.
Nếu mạch lạc là sự liên kết bên trong, thì liên kết là hình thức để thể hiện các
nội dung bên trong ấy ra bên ngoài cho chủ đề của văn bản được hiển hiện. Và
giữa hai tính chất này bao giờ cũng có mối quan hệ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết
Trước khi tìm hiểu mối quan hệ về mạch lạc và liên kết, chúng ta thử xem
xét câu hỏi vốn là mối quan tâm của nhiều người và cũng là sự tranh luận của
nhiều nhà ngôn ngữ học. Đó là , trong văn bản tính mạch lạc hay liên kết cái nào
là quan trọng và quyết định đến sự tạo lập văn bản?
Theo quan niệm của K.Wales: “Để có một văn bản hoặc một diễn ngôn nào
đó là có mạch lạc thì nó phải có nghĩa và cũng phải có tính chất một chỉnh thể
và phải được định hình tốt. Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện
hoặc những đặc trưng hàng đầu của một văn bản: ngoài mạch lạc, một văn bản
không đích thực là một văn bản ”. Theo K.Wales mạch lạc để trong sự đối chiếu
với liên kết thì trong một văn bản có thể có mạch lạc mà không cần đến liên kết,
còn một số văn bản có liên kết mà không có mạch lạc thì dù sao cũng khó bề là
một văn bản. Ông dẫn ví dụ sau:
Vd (5): Một người đàn ông bước vào một quán “bar”. Các quán “bar” bán
bia ngon. Thứ (bia) này được chế biến ở Đức. Đức đã đi vào cuộc chiến tranh
với Anh.
(Wales, liên kết và mạch lạc trong văn học)
Theo chúng tôi, quan niệm trên của K.Wales là rất phiến diện. Vì có những
văn bản tuy không có tính liên kết nhưng nó vẫn được xem là một văn bản.
17
Vd (6): A: Ngày 8-3 bạn mua gì tặng Lan?
B: Hoa hồng sẽ là ý nghĩa nhất.
Bạn A hỏi mua gì cho Lan? Bạn B có thể trả lời đầy đủ là: Mình nghĩ nên
tặng Lan một bó hoa hồng là ý nghĩa nhất. Nhưng dựa vào sự tương tác hội thoại
với câu trả lời ngắn gọn, không một phép liên kết nào nhưng văn bản vẫn đạt
được cái đích giao tiếp và chủ đề vẫn thống nhất.
Tương tự, Widdowson, Edmonson, Green cũng có cùng quan điểm với
K.Wales. Ông không thừa nhận mạch lạc có vai trò quyết định trong việc làm
cho một chuỗi câu trở thành một văn bản. Mạch lạc vẫn là nhân tố hàng đầu.
Trái ngược với quan điểm của các nhà ngôn ngữ trên, theo M.A.K Halliday
và R. Hasan yếu tố quan trọng quyết định một tập hợp câu có tạo nên hay không
tạo nên văn bản tùy thuộc vào quan hệ liên kết bên trong và giữa các câu với
nhau, điều này tạo ra tính văn bản. “ […] Tính văn bản được tạo ra nhờ quan hệ
quan hệ liên kết” [ 38, tr 296].
Đi theo cùng hướng với Hallida._.y và Hasan, Trần Ngọc Thêm cũng nhận
định: “ Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một
chuỗi câu trở thành văn bản.” [ 38, tr 19].
Ngoài ra, các tác giả còn cho rằng mạch lạc được thể hiện ở những mức độ
khác vừa phân biệt với liên kết lại vừa thuộc về liên kết. Nếu hiểu theo hướng
như các tác giả trên thì mạch lạc và liên kết không cùng một mục đích hướng tới
văn bản mà có hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau.
Trên thực tế, trong một văn bản chúng ta không thể xét tính mạch lạc hay
tính liên kết là quyết định cho sự hình thành một văn bản. Mà chúng ta nên nhìn
nhận giữa hai tính chất này có một mối quan hệ gắn kết, quy định lẫn nhau, bổ
trợ cho nhau để tạo nên văn bản. Như đã nói ở trên, nếu mạch lạc là sự liên kết
18
bên trong thì liên kết là sự liên kết bên ngoài, cụ thể là có thể được thể hiện bằng
các phương tiện hình thức.
Chúng ta không nên tạo nên một ranh giới vô hình trong quan niệm về sự tồn
tại hay không tồn tại của một trong hai tính chất: tính mạch lạc và tính liên kết.
Chúng ta nên hiểu, một văn bản muốn phân biệt với phi văn bản thì phải có cả
hai tính chất mạch lạc và liên kết. Nếu vắng mặt một trong hai tính chất này, thì
ngay lập tức nó sẽ được nhìn nhận là phi văn bản.
Khi tiếp nhận một văn bản, điều mà phần đông người tiếp nhận quan tâm đến
thường là nội dung của văn bản mà ít ai quan tâm đến tác giả đã sử dụng các liên
kết nào để tạo nên một sự thống nhất về chủ đề, cho dù, tính liên kết đã đóng
một vai trò rất quan trọng trong văn bản. Một văn bản có nội dung, chủ đề nhưng
về phương diện liên kết không phù hợp thì văn bản sẽ trở nên hỗn độn. Nhưng
nói ngược lại, nếu tính liên kết có vai trò chính trong việc gắn kết các câu, các
đoạn thành văn bản như các nhà ngôn ngữ học như Halliday và Hasan và
Trần Ngọc Thêm đã nhận định thì phần nội dung của văn bản đã không còn là
yếu tố được chú ý như từ trước đến nay chúng ta vẫn thường nói.
Tính mạch lạc ngoài việc gắn kết với tính liên kết, thì đôi khi sự tồn tại của
nó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Còn liên kết, không nhất thiết là yếu tố cần thiết
để tạo nên văn bản vì có những văn bản mạch lạc vẫn không có các phương tiện
liên kết. Nói một cách khách quan, thì trong một văn bản cần và đủ cả tính mạch
lạc và tính liên kết. Sử dụng các phương tiện liên kết giúp cho văn bản mạch lạc
và chủ đề được làm rõ. Và các phương tiện liên kết sẽ có hiệu quả hơn khi
kết nối các câu, các đoạn, các ý lại để tạo nên một văn bản xuyên suốt mạch lạc
và có chủ đề.
19
Quả nhiên, đúng như I.R.Galperin (1987) đã nhận định về mối quan hệ giữa
mạch lạc và liên kết trong văn bản: “Mạch lạc là những hình thức liên kết riêng
biệt, đảm bảo thể liên tục, nghĩa là sự liên tục lôgic về thời gian, không gian, sự
lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ thể..”. Trong
nhận định của I.R.Galperin, nổi lên là sự nhấn mạnh của ông về tính không bị
ngắt quãng trong văn bản và sự hỗ trợ của các yếu tố hình thành văn bản.
1.2. Liên kết nội chiếu và liên kết ngoại chiếu
1.2.1 Liên kết nội chiếu
Theo G. Brown và G Yule, nội chiếu (endophora) tức là hướng người
nghe nhìn vào trong văn bản để tìm được cái quy chiếu đến. Nói cách khác, liên
kết nội chiếu là sự quy chiếu với văn bản, tức sự quy chiếu diễn ra giữa hai yếu
tố (hoặc hơn hai yếu tố) trong cùng một văn bản.
Vd 7: Bà ơi! Cây hạnh, cây đức là gì ạ?
Bà ngừng tay quạt, thong thả trả lời cháu:
- Bà chỉ biết các cụ ngày xưa truyền lại rằng, cây hạnh là loại cây mơ, cây đào
có hoa đẹp, có quả ăn ngon lại lành. Các cụ ví nó như tính nết tốt của người
ngoan đó cháu ạ. Còn cây đức các cụ ám chỉ con người ăn ở có nhân, có nghĩa.
Đức-hạnh là hai tính quý nhất của con người đấy cháu ạ. Người có đức hạnh là
người hiền hậu, nết na, biết thương người, biết kính trên nhường dưới, sống thật
thà, ngay thẳng, không tham lam…Các cụ xưa dạy rằng ông cha mà giữ mình
như thế rồi lưu truyền cho con cháu nền nếp ấy là nhà có phúc đấy cháu ạ. Cũng
ví như ông cha trồng được cái cây quý để con cháu hưởng lộc, ăn quả ấy mà.
Cháu ơi ông nội cháu ngày trước cũng dạy học trò câu ấy đấy.
(Trần Hữu Tòng- Lời ru của bà)
20
Trong đoạn văn trên, có ba yếu tố: nó, cái cây quý, đức-hạnh cùng quy
chiếu đến cây hạnh, cây đức, tính nết của người ngoan. Có thể hình dung quá
trình liên kết như sau:
Cây hạnh Nó
Cây hạnh, cây đức Cái cây quý
Tính nết tốt của người ngoan Đức- hạnh
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy, quy chiếu nội hướng chính là sự
liên kết trong văn bản. Nó giúp cho ý câu trên được giải thích rõ hơn và giúp cho
ý câu sau được tiếp tục triển khai. Dễ thấy, trong liên kết nội chiếu có bao gồm
liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu. Đây là hai hình thức liên kết khái quát
trong một văn bản.
1.2.2 Liên kết ngoại chiếu
Liên kết ngoại chiếu ( exophora) luôn được đặt trong sự phân biệt với liên
kết nội chiếu (nội >< ngoại). Nếu liên kết nội chiếu là hướng đến các yếu tố
trong một văn bản thì liên kết ngoại chiếu lại nhìn ra ngoài văn bản để xác định
cái được quy chiếu đến.
Vd 8: Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó
Vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão bằn
bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải
buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi
nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có
việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm
trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Những
buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại
21
gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho trẻ con. Rồi lão chửi yêu
nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:
- Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố
cậu đi có lẽ đã được ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm…
Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết
cậu. Liệu hồn cậu đấy!
(Nam Cao-Lão Hạc)
Trong ví dụ trên, yếu tố thể hiện liên kết ngoại chiếu là từ “bố cậu”. Người
đọc sẽ không hiểu “bố cậu” là ai? Đọc tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, người
đọc sẽ hiểu được hai từ “bố cậu” ở đây là chỉ “con trai lão Hạc” người đã đem
con Vàng về nuôi.
Hay trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão sau:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
( “Tỏ lòng” Trần Trọng Kim dịch)
Vũ Hầu là ai? Nếu người đọc không xem phần chú giải sau sách, hoặc
không biết về câu chuyện Khổng Minh Gia Cát Lượng, quân sư nổi tiếng đã giúp
Lưu Bị khôi phục nhà Hán thì chúng ta không hiểu được nhà thơ Phạm Ngũ Lão
đang nói về ai và có ngụ ý gì khi thẹn mình với Vũ Hầu.
Hai ví dụ trên là hai dẫn chứng cho liên kết ngoại chiếu. Nhưng để hiểu
được đối tượng được quy chiếu đến ngoài văn bản phải cần đến một ngữ cảnh.
Như vậy, nội chiếu là quan hệ đồng nhất hay tương tự xác lập được giữa những
đơn vị ngữ pháp trong cùng một văn bản. Ngoại chiếu, là mối quan hệ xác lập
22
được giữa các từ ngữ trong phát ngôn với vật, việc, hiện tượng cụ thể bên ngoài
phát ngôn. Hay nói cách khác, ngoại chiếu được xét theo quan hệ với ngữ cảnh
của tình huống.
1.3. Liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu.
1.3.1 Liên kết hồi chiếu (anaphora)
Xét ví dụ 9 sau:
Mấy chục năm sau, thực dân Pháp xâm lược chiếm toàn nước ta. Việc
đầu tiên của bọn giặc cướp nước là tìm một nơi hẻo lánh, xa đất liền để làm chỗ
tù đày, giam cầm những người yêu nước Việt Nam chống lại chúng. Chúng đã
chọn đảo Côn Sơn. Số người bị kết án từ mười năm tù trở lên bị đưa ra đấy.
(Viết năm 1957, Người cập-rằng hầm xay lúa)
Thực dân Pháp xâm lược Bọn giặc cướp nước, chúng
Côn Sơn đấy
Các yếu tố được biểu diễn theo sơ đồ trên là thể hiện cho liên kết hồi chiếu.
Yếu tố được quy chiếu là danh ngữ “ thực dân Pháp xâm lược” và danh từ địa
danh “Côn Sơn”, còn yếu tố thay thế là “Bọn giặc cướp nước”, “chúng”. Nhìn
trên sơ đồ, theo hình mũi tên chúng ta có thể dễ hình dung ra liên kết hồi chiếu
có hướng đi tiến về trước. Hay nói cách khác, yếu tố giải thích bao giờ cũng
xuất hiện trước, còn yếu tố được giải thích bao giờ cũng xuất hiện sau. Chính vì
vậy, muốn hiểu được các yếu tố xuất hiện sau chúng ta phải quay trở lại với yếu
tố xuất hiện ở câu trước nó.
Vd 10 : Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn-Ki-hô-tê bẻ
một cành khô, rút cái mũi sắt ở cái chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo.
Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt
chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong
23
rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô-Pan-xa thì
không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu
như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót
đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy,
bác vớ lấy ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì
xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy.
Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến
người yêu cũng đủ no rồi.
(Xéc-van-tét, Đôn Ki-hô-tê, Phùng Văn Tửu dịch.)
Yếu tố giải thích Yếu tố được giải thích
Đôn-ki-hô-tê Lão
Chàng
Đuyn-xi-nê-a Nàng
Tình nương
Người yêu
Xan-chô-pan-xa Bác
Các danh từ thân tộc như: Lão, chàng quy chiếu với danh từ riêng
Đôn-ki-hô-tê; nàng, tình nương, người yêu quy chiếu với danh từ riêng
Đuyn-xi-nê-a; “bác” quy chiếu với danh từ riêng Xan-chô-pan-xa là thể hiện
liên kết hồi chiếu. Các yếu tố được giải thích là những yếu tố đứng sau. Các yếu
tố còn lại, đứng về phía bên phải là những yếu tố giải thích. Như vậy, muốn hiểu
được yếu tố đứng sau, chúng ta phải quay về các yếu tố đứng trước để tìm câu
trả lời, lời giải thích.
24
1.3.2 Liên kết khứ chiếu (Cataphora)
Nếu ngoại chiếu phân biệt với liên kết nội chiếu, thì liên kết khứ chiếu cũng
được đặt trong sự đối sánh với liên kết hồi chiếu. Liên kết khứ chiếu, các yếu tố
được giải thích lại đứng ở câu trước còn các yếu tố giải thích lại đứng ở sau.
Trong liên kết khứ chiếu, yếu tố được giải thích đứng trước tuy tạo ra một sự mơ
hồ khi mới tiếp nhận văn bản nhưng đó cũng là dụng ý của tác giả là nhằm mục
đích nhấn mạnh cho yếu tố giải thích.
Vd 11: Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét muộn màng đó đã thơ
mộng lắm rồi: Rét nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét cái rét ấy, sầu cái
sầu ấy đôi lần, tất đều nhận thức rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp
như thế hay hơn thế: đàn bà con gái trời đã cho xinh đẹp, gặp cái rét nàng Bân
tự nhiên đẹp trội hẳn lên, như có thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu
huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa ta cảm thấy người nào
cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân”
(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai- Tháng ba, rét nàng Bân)
Ngữ danh từ “cái rét muộn màng đó” đang gây một sự tò mò cho người
đọc khi mới đọc vào dòng đầu, họ thắc mắc không biết cái rét muộn màng mà
tác giả muốn nhắc tới ở đây là cái rét nào? Liên kết khứ chiếu tức yếu tố giải
thích nằm ở vế câu sau tức “rét nàng Bân”, trả lời cho yếu tố được giải thích ở
đây là “cái rét muộn màng đó”. Tượng tự, cụm từ “ đẹp như thế hay hơn thế”
là yếu tố được giải thích và nó được yếu tố giải thích xuất hiện ở sau là
“làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói”.
Vd 12: Ấy đấy, thương người đàn bà Bắc như thế đấy. Sạch cứ như ly như
lau, cận thận từng ly, từng tý. Và càng thương hơn nữa khi tha thấy người đàn
bà chạm trãi vuốt ve từng cái tà áo , lồng nhỏ nhẹ từng cái khuyết vào cái khuy
25
rồi xếp vuông vức áo nọ lên quần kia, như thể sợ động mạnh thì quần áo sẽ
không còn vẹn tuyết trinh, vì nhầu nếp lụa.
(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai- Tháng ba, rét nàng Bân)
Ở vd 12 này, từ ngữ dùng để thể hiện liên kết hồi chiếu là quy chiếu cho cả
một mệnh đề. Cụm từ “như thế đấy” xuất hiện trong câu “ Thương người đàn
bà Bắc” sẽ được làm rõ ở ngay câu kế tiếp “Sạch cứ như ly như lau, cận thận
từng ly, từng tý.”. Và nó còn có thể được hiểu rộng ra ở câu cuối của đoạn văn.
Cả hai liên kết hồi chiếu và khứ chiếu đều thuộc về liên kết nội chiếu. Tức
chúng chỉ thể hiện các phép liên kết bên trong một văn bản. Trong liên kết
nội chiếu, hình thức liên kết chủ yếu thể hiện cho liên kết hồi chiếu và liên kết
khứ chiếu thường là phép liên kết thay thế.
1.4. Một số quan niệm về liên kết thay thế
1.4.1 Quan niệm của M.A.K Halliday & R. Hasan
Theo Halliday và Hasan (1976) có 5 kiểu liên kết khác nhau, liên kết quy
chiếu (reference), liên kết thay thế (substitution), liên kết tỉnh lược (ellipisis),
liên kết nối (conjunction) và liên kết từ vựng (lexcical) [8, tr28]. Sau này, trong
An introduction to function grammar, M.A.K Halliday (1984) có chỉnh sửa như
sau:
-Quy chiếu
-Tỉnh lược và thay thế
-Liên từ
-Liên kết từ vựng
Để tiện cho việc nhận xét, tại đây chúng tôi chỉ dựa vào M.K.A Halliday và
R. Hasan (1976), tức cuốn Cohension in English.
26
Chúng ta đang xem xét về phép liên kết thay thế mà theo Halliday và Hasan
trong sách vừa dẫn có ba hình thức thay thế. Đó là, thế danh từ, động từ và mệnh
đề ( cú).
Liên kết thay thế là mối quan hệ diễn ra bên trong văn bản. Sự thay thế thể
hiện một mối quan hệ về từ vựng-ngữ pháp. Yếu tố thay thế được dùng như là
một phương tiện chiếm chỗ, chỉ ra một thành phần nào đó bị lược bỏ ở chỗ nào
và chức năng ngữ pháp của nó là gì.
- Thế mệnh đề: Trong phép thế mệnh đề, phần được thay thế là cả một mệnh
đề. Phương tiện thay thế thường là các từ So và not. Tùy theo ngôn cảnh nhất
định mà hai hình thức thay thế này được sử dụng khác nhau như: đứng sau If so,
if not; như một cú được thông báo lại: He said so ( anh ta nói như vậy), he said
not (anh ta không nói như vậy). Còn trong ngôn cảnh tình thái, thì lại sử dụng
perhaps so (có lẽ như vậy), perhaps not (có lẽ không như vậy).
Trong thay thế mệnh đề, các tác giả đã đưa ra một nguyên tắc chung là một
yếu tố thay thế được cần đến nếu cú được phóng chiếu như là một thông báo, với
yếu tố tình thái Perhaps (có lẽ) và yếu tố giả định if (nếu) được giải thích như
một kiểu phóng chiếu, dọc theo tuyến tính.
Như vậy, trong thế mệnh đề, từ ngữ để thay thế nếu ở dạng khẳng định là
“So”, còn dạng phủ định là “not”. Và tùy theo từng ngữ cảnh mà hai từ này có
sự kết hợp khác nhau như các hình thức nêu trên.
- Từ dùng để thay thế là động từ “do”.
Trong một đoạn văn, hay trong một phát ngôn ý ở câu trước có tự động từ
hoặc ngữ cần được thay thế, nếu là động từ thì từ thay thế ở câu sau sẽ là “do”.
Thành phần này, có thể thay thế cho bất kỳ động từ nào, miễn là động từ đó phải
ở dạng chủ động, không phải ở dạng bị động. Ý nghĩa của từ thay thế “do” được
27
hiểu nhờ quy chiếu với phần xuất hiện ở trước. Tùy vào ý nghĩa ngữ pháp là thời
hiện tại, quá khứ hay tương lai mà “do”có những hình thức tương ứng
( do, doing, done).
Vd 13: Have the children gone to sleep?
I think they must have done.
- Từ dùng để thay thế là danh từ “one” và “ones”
Lấy một ví dụ 14:
This here ought to have been a red rose-tree, and we put a white one in by
mistake. (Ở đây, cây này phải là một cây hoa hồng đỏ, nhưng do nhầm lẫn chúng
tôi lại trồng một cây hoa hồng trắng.)
Từ “one” trong câu trên là để thay thế cho “ rose-tree”, nếu thay thế cho
danh từ số nhiều từ thay thế sẽ có hình thức là “ones”.
Yếu tố thay thế cho danh từ “one” và “ones” thường thay thế cho chính
tố.
Ngoài one và ones, trong thay thế danh từ còn có từ same. “Same” xuất
hiện như một yếu tố liên kết có tính chất như để so sánh. Same là một từ dùng để
quy chiếu, không phải dùng để thay thế. Nhưng trong một số trường hợp liên kết
khác vẫn có thể sử dụng same như một danh từ thay thế. Không giống one,
thường dùng để thay thế cho các danh từ là chính tố, same lại dùng để thay thế
cho một ngữ danh từ bao gồm những yếu tố là bổ ngữ.
Vd 15: A: I’ll have two poached eggs on toats, please
B: I’ll have the same
( Làm ơn, cho hai quả trứng vào bánh mì nhé!
Tôi sẽ làm như vậy.)
28
Quan điểm của Halliday và Hasan về liên kết thay thế là dựa vào các từ
ngữ là chính tố hay những mệnh đề có nội dung thông báo muốn nhấn mạnh
nhưng không muốn lặp lại.
Có thể thấy, mặc dù xét về chức năng, tất cả những trường hợp trên đều là
thay thế từ vựng, nhưng rõ ràng cách thức này chỉ thực sự minh xác trong một
ngôn ngữ biến đổi như tiếng Anh, còn trong tiếng Việt có lẽ sự biến hình của
phương thức thay thế phức tạp hơn nhiều. Cần lưu ý, trong hệ thống từ vựng của
hai tác giả này, không thấy xuất hiện đại từ nhân xưng và đại từ chỉ xuất.
M.A.K Halliday và R. Hasan xếp hai tiểu phương thức liên kết vừa đề cập vào
phương thức quy chiếu. Thực ra, như chúng tôi sẽ giải trình ở sau, xếp chúng
vào loại nào không quan trọng mà cần yếu hơn là phải xác lập cho được bản chất
ngữ nghĩa và ngữ pháp của chúng.
1.4.2 Quan niệm của Trần Ngọc Thêm
Trần Ngọc Thêm là nhà ngôn ngữ học đã có công lao rất lớn trong việc xây
dựng nên một hệ thống liên kết của tiếng Việt tương đối cụ thể và chi tiết.
Cuốn sách “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” có nhiều nội dung bổ ích.
Trong các phép liên kết nói chung, phép thế được tác giả chia làm hai loại riêng
biệt, khác với cách phân loại của Halliday và Hasan. Đó là, thế đại từ và thế
đồng nghĩa. Cách phân loại, chủ yếu là dựa vào sự xuất hiện của chúng trong các
kiểu loại phát ngôn.
Phép thế đồng nghĩa được đưa vào cùng loại với các phương thức liên kết
chung cho cả ba loại phát ngôn: Câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc.
Còn thế đại từ lại thuộc về câu hợp nghĩa, phát ngôn hợp nghĩa.
Phép thế đại từ là phương thức được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các văn
bản. Theo Trần Ngọc Thêm xếp phép thế này vào phát ngôn hợp nghĩa, vì theo
29
lý thuyết câu không hoàn chỉnh về nội dung nhưng có thể hoàn chỉnh về mặt cấu
trúc. Chính vì không hoàn chỉnh về mặt nội dung nên nó cần liên kết với các
phát ngôn hay câu xung quanh mới đủ nghĩa, đó là bản chất của các phép liên kết
như: Phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng và phép thế đại từ. Còn phép thế đồng
nghĩa lại là phương thức liên kết được dùng cho cả ba phát ngôn. Tức trong văn
bản có sự hiện diện của cả ba kiểu loại câu: tự nghĩa, hợp nghĩa và ngữ trực
thuộc thì khả năng xuất hiện của phép thế đồng nghĩa tùy vào từng nội dung có
thể thay thế.
Tác giả cũng đã miêu tả rất chi tiết các nội dung bên trong của phép thế đồng
nghĩa như:
Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng là chủ tố và kết tố có thể
phân loại phép thế đồng nghĩa thành bốn loại: Thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng
nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa phủ định, thế đồng nghĩa lâm thời. Và nếu căn cứ
vào tính ổn định của quan hệ đồng nhất do các phương tiện tạo ra thì có thể chia
phép thế đông nghĩa thành hai nhóm là: Nhóm thế đồng nghĩa ổn định ( thế đồng
nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa phủ định) và nhóm thế đồng nghĩa không ổn
định.
Như vậy, theo như ông các tiêu chí về các từ ngữ thay thế và được thay thế
cùng hướng vào một đối tượng sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động là yếu tố
quyết định cho sự xuất hiện của các loại thay thế đồng nghĩa.
Ông tiếp tục chia ra làm hai loại thế lớn là: thế đại từ và thế đồng nghĩa.
Trong phép thế đồng nghĩa ông lại phân chia ra theo nhiều tiêu chí, thứ nhất là
theo độ phức tạp của hai yếu tố liến kết có: cả hai là từ (gồm: thế đồng nghĩa từ
điển và thế đồng nghĩa lâm thời), ít nhất có một là cụm từ (gồm: thế đồng nghĩa
phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả); thứ hai theo độ ổn định của quan hệ đồng
30
nhất : thế ổn định (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa phủ định),
thế không ổn định (gồm: thế đồng nghĩa lâm thời và thế đồng nghĩa miêu tả).
Như vậy, cách xác định yếu tố thay thế của Trần Ngọc thêm không có sự phân
chia cụ thể là thế danh từ, động từ, tính từ và mệnh đề mà ông dựa vào ngữ nghĩa
để xác định yếu tố thay thế. Chính vì vậy, mà yếu tố thay thế ở đây thường là từ
và cụm từ rất ít là mệnh đề.
Trong phép thế đại từ, Trần Ngọc Thêm cho rằng vì mang tính chất rỗng
nghĩa cho nên đại từ chỉ có khả năng lấp đầy phát ngôn về mặt cấu trúc. Còn về
mặt ngữ nghĩa thì đại từ chỉ là cái địa chỉ liên lạc cho ngữ đoạn mà nó thay thế ở
ngoài phát ngôn [38, tr 142]. Phép thế đại từ đóng vai trò quan trọng là tránh sự
lặp lại về mặt cấu trúc và rút gọn được những cấu trúc không cần thiết trong văn
bản. Nó thể hiện rõ về mặt ngữ pháp còn về mặt ngữ nghĩa chức năng của các
đại từ không được thể hiện rõ rệt.
Trong đại từ có các đại từ như: đại từ xưng hô, đại từ chỉ định, đại từ nghi
vấn …Khi được dùng làm phương thức để thay thế chúng được cụ thể hóa dưới
sự miêu tả như sau:
Đại từ nghi vấn chỉ người: tao, tôi, tớ, mày, cậu, anh, y, ông, đồng chí..,
hắn, y, thị, họ, nó, chúng, tất cả, mình, nhau; ai, gì ( nghi vấn- phiếm chỉ).
Đại từ chỉ sự vật: gì (nghi vấn phiếm chỉ).
Đại từ chỉ số lượng: bây nhiêu, bấy nhiêu, bao nhiêu (nghi vấn- phiếm chỉ)
Đại từ chỉ thời gian: bây giờ, này, bấy giờ, nãy mai, bao giờ (nghi vấn-
phiếm chỉ)
Đại từ chỉ không gian: đây, đấy, trên, sau.., đó, kia, nào (nghi vấn-
phiếm chỉ)
Đại từ chỉ dấu hiệu: này, nọ, ấy, đó, kia, nào (nghi vấn- phiếm chỉ)
31
Đại từ chỉ cách thức: thế, vậy, sao (nghi vấn- phiếm chỉ)
Với cách phân chia chi tiết và cụ thể của tác giả, khi sử dụng một trong
nhiều các đại từ trên để làm phương tiện thay thế, về mặt cấu trúc trong văn bản
không mắc phải tình trạng lặp lại mà nó còn giúp cho văn bản trở nên nén kín
nhưng vẫn đảm bảo về mặt nội dung.
Nếu tách riêng từng phương thức để so sánh, dễ thấy hệ thống liên kết của
M.A.K Halliday - R. Hasan và Trần Ngọc Thêm là rất khác nhau. Nhưng nếu
nhìn một cách tổng quát thì thay thế về nghĩa của từ trong hệ thống của Trần
Ngọc Thêm chính là phối hợp từ vựng của M.A.K Halliday và R. Hasan. Mở
rộng ra, có thể thấy tuy hai hệ thống liên kết được khái quát từ hai ngôn ngữ
khác nhau về loại hình, nhưng về mặt phân loại là khá gần nhau.
1.5 Liên kết thay thế từ vựng
Khi nhận xét ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm, nghĩa là những nhận
định của nó bao giờ cũng xuất phát từ cứ liệu thực tế chứ không phải thuần túy
dựa trên suy luận. Điều này được hiểu là khi xây dựng nên những lập luận mang
tính chất khách quan, những lý luận chung khái quát, các nhà ngôn ngữ học đã
tiến hành tập hợp các cứ liệu rồi từ hệ thống các cứ liệu đã được phân tích, nhận
xét cho ra đời những lý thuyết ngôn ngữ học mà chúng ta có như hôm nay. Với
hướng đi như vậy, chúng tôi thiết nghĩ đó là một cách làm hay và chuẩn xác cho
các lý thuyết được xây dựng sau này cho nên chúng tôi cũng xây dựng luận văn
theo hướng đi từ tập hợp cứ liệu cho đến việc xây dựng cấu trúc của các phương
thức thay thế, tiếp đến là tìm hiểu về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của phương
thức này.
32
1.5.1 Định nghĩa
Thay thế từ vựng là phương thức dùng từ ngữ ở vế câu hay đoạn văn này
thay thế cho từ ngữ xuất hiện ở vế câu hay đoạn văn khác nhằm mục đích rút
ngọn hoặc nhấn mạnh cho các ý được thay thế.
1.5.2. Điều kiện để sử dụng phương thức thay thế từ vựng
Để trong một văn bản có sự xuất hiện của phép thay thế từ vựng, nó cũng
cần có một số điều kiện như sau:
- Thông thường người viết hay tác giả thường hướng tới cái đích trong văn bản
là không bị lặp lại từ ngữ, họ thường dùng phép thay thế hay còn gọi là phép thế.
Như vậy, cái đầu tiên họ nghĩ tới chính là sự tránh lặp lại ý trên, ý trước và có
khả năng rút gọn.
Vd 16: Khi Giéc-đa đọc xong bài kinh thì xung quanh cô đã hình thành một đội
quân. Họ đập tan những mảnh tuyết thành muôn mảnh. Nhờ đó Giéc-đa có thể
un gung tiến tới tòa lâu đài. Những tiên đồng vỗ vào tay, vào chân cô gái để cô
đỡ rét, đi được nhanh.
( Andecxen- Bà chúa tuyết)
“Giéc-đa” được thay thế bằng là danh từ thân tộc “cô” và “cô gái”. Cụm
danh từ “ một đội quân” được thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi 3, số nhiều là
“họ”. Từ “cô gái”, “cô” và từ “họ” là ba từ được sử dụng để tránh sự lặp lại và
rút gọn ý trong văn bản.
- Trong một đoạn văn như sau:
Vd 17: Cổng ngôi biệt thự ấy vào loại đẹp nhất phố. Hai cột cổng xây tròn, đỡ
một mái bằng đúc bê tong chìa ra vỉa hè rộng đến mức mấy chục người có thể
trú mưa, trú nắng cùng một lúc. Trên mái rủ đều xuống những chùm hoa đăng
tiêu, mùa hè nở đỏ như chum lửa. Hai cánh cổng sắt sơn màu xanh da trời, trang
33
trí những họa tiết hình hoa loa kèn cứng cỏi và những chiếc lá dài uốn lượn một
cách mềm mại. Suốt ngày, hai cánh cổng đóng im ỉm, chỉ hé mở khi những người
chủ ngôi nhà có việc, phải dắt xe máy lách ra. Nghịch cảnh với chiếc cổng rất
“tây” ấy là một hàng cháo gánh bán trước cổng.
(Nguyễn Ngọc Chụ- Cô hàng cháo cá lóc)
Đoạn văn trên, có phép thay thế:
Cổng ngôi biệt thự ấy Chiếc cổng rất “tây” ấy
Chỉ với một phép thay thế như trên, khó lòng nói không làm rút gọn về
mặt từ ngữ và cũng không thể nói làm cho đoạn văn trở nên súc tích. Nhưng lại
tạo nên một cách diễn đạt, cách hiểu sâu sắc và có kèm theo sự đánh giá về một
ngôi nhà qua cách dùng từ để thay thế là “chiếc cổng rất “tây” ấy”, đồng thời
với cách miêu tả đó, là dụng ý để đối lập một ngôi nhà giàu có với một hàng
cháo gánh bán trước cửa của ngôi biệt thự. Như vậy, trong ngữ liệu đang xét
phép thay thế từ vựng thường được sử dụng để làm cho lời văn thêm sinh động
và làm phong phú về hình ảnh cũng như sự đánh giá, sự tương phản giữa sự vật
này với sự vật khác trong cùng một không gian.
- Nếu đi theo hướng ngữ dụng, tức xét trong ngữ cảnh hay nói cách khác là hoàn
cảnh giao tiếp thì phép thay thế còn được sử dụng để thay đổi cho phù hợp với
các vai nhân xưng.
Vd 18: Đã thành lệ, ngày nào má cũng phải dành bát cháo gốc để mời cậu chủ,
nhưng chẳng bao giờ cậu màng tới, nên bát cháo ấy mới đến lượt má con Thảo.
Bữa nay, thấy con gái vừa bưng bát cháo, vừa thút thít, má Năm hốt hoảng hỏi:
- Có chuyện gì thế con?
Hai Thảo òa lên tức tưởi, mãi sau mới nói lên lời:
- Má ơi! Cậu chủ bảo là sang mai không được dọn hàng nữa.
34
- Con cư xử với người ta thế nào mà đến nông nỗi ấy? Hay là tháng này
con trả tiền không đúng hẹn? Hay là con không nời cậu ta chu đáo?
(Nguyễn Ngọc Chụ- Cô hàng cháo cá lóc)
Ở đây, trong quá trình giao tiếp của Thảo và má Năm đã tạo ra tương đối
nhiều thế tố để thay thế. Cụ thể: “Hai Thảo” được thay bằng “con gái”, “con”;
“cậu chủ” được thay thế bằng: “người ta”, “cậu ta”. Các thế tố được dùng để
thay thế tạo nên sự phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
Trên đây, là một số điều kiện để sử dụng phép thay thế từ vựng.
1.5.3 Thay thế từ vựng và một số phương thức liên kết khác
1.5.3.1 Thay thế từ vựng với liên kết quy chiếu
a. Liên kết quy chiếu
Theo Diệp Quang Ban trong cuốn “ Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”,
ông có trình bày về liên kết quy chiếu như sau:
Liên kết quy chiếu xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ có nghĩa chưa cụ thể ở
một câu nào đó cần được giải thích bằng yếu tố ngôn ngữ có nghĩa cụ thể ở câu
khác, trên cơ sở đó hai câu liên kết với nhau. Trong hai yếu tố đó, yếu tố có
nghĩa chưa cụ thể được gọi là yếu tố được giải thích, yếu tố có nghĩa cụ thể gọi
là yếu tố giải thích, tức có tác dụng giải thích. [148]
Vd 19: Những năm tháng cuối đời, nhà thơ Nguyễn Bính làm việc ở Ti Văn hóa
Nam Hà. Một đêm, ông trằn trọc không ngủ nổi chỉ vì một chữ còn khuyết trong
câu thơ nọ. “ hạt mạ, mầm mạ gieo xuống đất, bén rễ trỗi dậy, nhỏm dậy, vương
dậy, nhú thẳng cái thân nón bé xíu. Hiện tượng ấy gọi là gì nhỉ?”. Cứ thế
nhà thơ suy nghĩ lung tung lắm. Không biết bao nhiêu lần ông vùng dậy hút
thuốc lào, nhưng con chữ mà ông đang lần tìm kia thì vẫn cứ chơi trò ú tim.
35
(Theo Phạm Khải, Nhà văn Việt Nam với ngôn ngữ của thôn dân, tạp chí Ngôn
ngữ và Đời sống số 4, 1996)
Ở ví dụ trên, Nguyễn Bính là yếu tố rõ nghĩa, nghĩa cụ thể, cũng là yếu tố
giải thích; còn các từ như: ông và nhà thơ là hai yếu tố chưa rõ nghĩa và là yếu
tố được giải thích.
Còn theo David Nunan trong cuốn “Phân tích diễn ngôn” đã viết: nếu một
câu đơn bị lấy ra khỏi ngữ cảnh và được giới thiệu riêng, nó có thể chứa những
thành tố khó hiểu, nếu không nói là không thể nào hiểu được [8, tr39] . Như vậy,
theo cách hiểu của Diệp Quang Ban và của David Nunan là có điểm chung
nhưng với David Nunan, ông lại nhấn mạnh đến ngữ cảnh mà câu xuất hiện để
thể hiện tính quy chiếu.
Chẳng hạn, như đại từ nhân xưng “ông” và danh từ “nhà thơ” xuất hiện
trong câu hỏi Ai là người trằn trọc ngủ không được? Chúng ta không thể giải
thích được nếu không đặt nó trong văn bản và trong ngữ cảnh mà nó xuất hiện.
b. Mối quan hệ
Có hai cách để thể hiện chức năng của các yếu tố quy chiếu trong văn bản
đó là phương thức hồi chiếu và khứ chiếu. Chẳng hạn như: các từ “ông” và “nhà
thơ” là yếu tố chưa rõ nghĩa, nghĩa chưa cụ thể. Nó sẽ được giải thích bởi một
yếu tố rõ nghĩa còn gọi là yếu tố giải thích nhưng là tiến về phía trước. Hay nói
cách khác, nó sẽ được quy chiếu về yếu tố xuất hiện ở trước. Kiểu quy chiếu này,
người ta gọi là hồi chiếu. Nếu đi theo hướng ngược lại, yếu tố giải thích sẽ được
làm rõ hơn nhờ yếu tố được giải thích nằm ở phía trước, nó đưa yếu tố giải thích
đi sâu vào bên trong văn bản để nhận diện các yếu tố mà nó quy chiếu đến.
Cụ thể ở ví dụ trên là: Nguyễn Bính ông, nhà thơ.
36
Trong phép thay thế từ vựng, chúng ta thấy trước tiên nó cũng bao gồm
hai yếu tố chính là yếu tố nằm trước, yếu tố giải thích hoặc yếu tố._. phép thế trong các thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa miêu tả, thế
đồng nghĩa ngữ cảnh, thế đồng nghĩa so sánh và thế gần nghĩa ở các tiểu mục
trên đều diễn tả và thay thế bằng phương tiện khác nhau. Chính vì vậy, nghĩa mà
nó thể hiện qua sự thay thế cho các chính tố cũng sẽ phong phú và đa dạng.
Trong nghĩa miêu tả, chúng ta cũng nên quan tâm đến tính điển hình hay không
điển hình giữa chính tố và thế tố, về nghĩa và sự thay đổi của ngữ cảnh.
Vd 123: Đáng tiếc một nỗi, gà là giống gà ri, một thứ gà bé nhất trong loài gà.
Cho khi những khi anh ta làm bộ tịch người lớn thì buồn cười như những anh lùn
mà đi cái lối ngoe nguẩy. Gà cũng uống nước, cũng rỉa lông, cũng hếch mắt lên
nhìn trời mỗi khi nắng to. Chỉ phiền cái nỗi anh chàng bé và thấp lũn chũn.
Những bác lùn tịt lại hay dùng bộ điệu của người cao. Có một lần, anh mon men
sang bên nhà hàng xóm chơi, chợt gặp một bác trống thiến. Chao ôi! Sao mà bác
gà trống thiến kia mới to đến thế, béo mẫm làm sao! Nó đứng mới đến bẹn
anh bạn khổng lồ. Nó chuồn ngay về và từ buổi đó không bén mảng sang bên ấy
nữa.
(Tô Hoài- O chuột)
“Giống gà ri” trong ví dụ này, được miêu tả là anh chàng bé và thấp lũn
chũn, nói cách khác là “giống gà ri” là “những bác lùn tịt”. Nếu không phân tích
119
về quan hệ liên kết giữa hai yếu tố này, thì chúng ta vẫn có thể hiểu đây là sự miêu
tả của tác giả về một giống gà bé nhất trong loài gà. Phân tích ra thì ngữ “những
bác lùn tịt” là sự thay thế cho “giống gà ri”. Đây là phép liên kết thay thế thể hiện
về mặt hình thức, về mặt ý nghĩa yếu tố thay thế vừa diễn tả, vừa miêu tả một nét
đặc trưng của giống gà ri. Nếu tách khỏi văn cảnh chỉ tồn tại một ý là giới thiệu về
những bác lùn tịt thì chúng ta sẽ gặp một sự hiểu nhầm và một sự mơ hồ về nghĩa
rằng đây là đang nói về một con người có vóc dáng không được cao. Tương tự khi
nói về “bác gà trống thiến”, tác giả cũng vừa miêu tả, vừa thay thế bằng thế tố là
“anh bạn khổng lồ”. Thế tố này, miêu tả một ý nghĩa đặt bác gà trống thiến trong
sự so sánh với anh chàng gà ri thì bác gà trống trông như một người khổng lồ. Như
vậy, tính điển hình và tương ứng phải được đặt trong sự quy chiếu giữa hai yếu tố
là chính tố và thế tố. Bên cạnh đó, sự xem xét ngữ cảnh trong quá trình phân tích
ngữ nghĩa là rất cần thiết. Chúng ta gọi đây là thế đồng nghĩa miêu tả.
Vd 124: Bằng dĩ nhiên có vợ. Người như anh khó khó mà giữ được tình trạng
không của riêng ai. Cô thầm đoán như vậy. Và cũng không có gì đáng trách hay
đáng sợ. Về một nghĩa hành chính nào đó thì cho đến tận giờ này cô vẫn chưa
thật sự chia tay với người chồng thứ nhất. Một lão già bủn xỉn. Vợ là thứ lão
chưa bao giờ đặt trong hàng rào bảo vệ. Còn nhiều thứ lão sợ có thể dễ mất mát
hơn nhiều. Và sẽ là rất đau đớn. Dù hai bên gia đình khuyên bảo hết lời, cô vẫn
dứt khoát ly thân. Không thể chịu nổi cái dáng lòng khòng của lão hí húi bên
chiếc ôtô mới. Lau đến những hạt bụi cuối cùng mắt thường không thể nhìn
thấy.
(Đỗ Phấn- Nắng xa nhà)
Mỗi một ví dụ, với mỗi chính tố khác nhau sẽ có một sự tương ứng về
những thế tố khác nhau. Thế tố nó vừa đóng vai trò là yếu tố thay thế lại vừa thể
120
hiện một ý nghĩa miêu tả về đặc tính nào đó về đối tượng. Như trong ví dụ này,
“người chồng thứ nhất” là chính tố mà chúng ta quan tâm, nội dung của ngữ
này cho chúng ta một thông tin về nhân vật “cô” và người chồng mà cô chưa
chia tay được, đó là người chồng thứ nhất. Thay thế cho chính tố này là mệnh đề
“một lão nhà bủn xỉn”. Vừa là yếu tố thay thế vừa miêu tả cho chúng ta biết về
bản chất của người chồng.
Vd 125: Lão Túc bước ra xem. Lão đưa mắt nhìn quanh. Xa xa có vật gì màu
trăng trắng. Từ cái vật trăng trắng ấy phát ra tiếng kêu. Mạnh dạn bước tới gần,
lão thấy cái vật màu trắng ấy động đậy. Một đứa bé!- Lão thốt lên sửng sốt.
Một sinh linh nhỏ nhoi ngọ nguậy trong chiếc áo len màu trắng. Lão sững
người trân trân nhìn. Đứa bé khóc eo eo như chào mừng lão. Lão ngớ ra, cảm
thấy người nhẹ nhàng. Kẻ mới đến chẳng chịu thôi, lại cất tiếng…
(Đặng Minh Sáng- Người quản trang)
Trong phần đặc điểm về cấu trúc, chúng tôi có dẫn ra bốn phép thế đồng
nghĩa, hai ví dụ trên chúng tôi xếp vào thế đồng nghĩa miêu tả. Chính vì vậy,
nghĩa miêu tả của chúng được thể hiện khá rõ. Bên cạnh thế đồng nghĩa miêu tả,
còn có thế đồng nghĩa từ điển. Ví dụ dưới đây là một dẫn chứng. Và trong thế
đồng nghĩa từ điển, theo chúng tôi nghĩa miêu tả qua sự sử dụng phép thế vẫn
được thể hiện cụ thể, tuy rằng yếu tố thay thế trong thế đồng nghĩa từ điển có
tính chất là cố định trong các từ điển đồng nghĩa nên việc tìm hiểu nghĩa miêu tả
của chúng không được phong phú như trong thế đồng nghĩa miêu tả.
Trong ví dụ 125, ngữ danh từ “một sinh linh nhỏ nhoi” là thế tố. Và trong
thế tố thường bao hàm nghĩa miêu tả cho chính tố. Chính vì vậy, xác định chính
tố cho thế tố này thật không khó khi chúng ta đi ngược về phía trước. Đó chính
là cụm từ “một đứa bé”. Đứa bé sẽ là cơ sở để chúng ta hiểu hơn về thế tố,
121
nhưng thế tố lại như là ý triển khai cho chính tố mà ở đây như là một sự miêu tả
về một con người, nhưng lại là một con người mới ra đời. Chúng ta gọi đó là một
đứa trẻ hay còn gọi là một sinh linh nhỏ nhoi như tác giả miêu tả, để thấy được
sự tội nghiệp cho cuộc đời bất hạnh đã bị bỏ rơi khi còn quá nhỏ nhoi. Với sự
miêu tả theo lối ghi nhận các nét nghĩa cố định được ghi trong từ điển, ngữ nghĩa
của nó như nằm trong một khuôn khổ mà không được tự do thay đổi hay hiểu
theo những cách khác với quy định. Chính vì vậy, tính chất điển hình giữa thế tố
và chính tố lại càng cao.
Vd 126: Huy nghe tim, bắt mạch, chẩn đoán bệnh. Bệnh nào thuốc ấy. Nói như
thi sĩ Hai Ùm, bây giờ Huy đã là người sang của thiên hạ. Người sang trông
tướng mạo cũng khác. Nói năng thì đàng hoàng, đi đứng cũng ra tấm ra món.
Chính trị viên Thuận rất yên tâm khi người sang của thiên hạ làm bà đỡ cho cơn
vượt cạn của con lợn ỉ ở đảo chìm.
- Đấy các cậu ngẫm mà xem. – Thuận cười- Đây không còn là chuyện vặt vãnh
đâu nhé! Lợn đẻ ở đảo chìm tự thân nó đã có một ý nghĩa rất sâu sắc.
(Trần Đăng Khoa-Đảo chìm-Tiếng còi tàu đột ngột)
Ở ví dụ này, tính chất ổn định trong sự thay thế giữa chính tố và thế tố
càng được thể hiện rõ nét. Đó là từ “đẻ” thay thế cho từ “vượt cạn”. Trong sinh
nở nếu chúng ta không nói một người đó vừa “đẻ” xong, thì vẫn có thể nói người
phụ nữ ấy vừa “vượt cạn” đêm qua. Nội dung, ý nghĩa không hề thay đổi nhưng
nghĩa miêu tả trong thế tố thường mang một sắc thái thông dụng, bình thường.
Trong ngữ cảnh của đoạn văn này, từ “đẻ” được dùng là điển hình và tương ứng
với hoàn cảnh giao tiếp vì lợn là một loài động vật mà chúng ta thường nói lợn
đẻ nhiều hơn là lợn “sinh” (từ này thường dùng cho người). Còn tổ hợp
“vượt cạn” được dùng ở đây cho chúng ta hiểu hơn về tình cảm trìu mến của
122
lính đảo dành cho chú lợn này. Việc sử dụng đồng nghĩa miêu tả trong phép thế,
cụ thể là trong ví dụ này và cùng với một hoàn cảnh giao tiếp cả chính tố lẫn thế
tố đều tương ứng với ngữ cảnh và đồng thời biểu hiện được thái độ, tình cảm
thân thương của lính đảo chìm dành cho chú lợn duy nhất ở trên đảo.
Vd 127: Bóng tối chụp xuống mau lẹ. Vừa mới nhọ mặt người, bây giờ đã đêm
hẳn. Đêm này là đêm rằm. Mặt trăng đã nhô tròn ở đằng đầu tường. Một mảng
sáng nhờn nhợt in trước sân bếp.
(Tô Hoài-O chuột)
Khó có thể xác định trong ví dụ này, chính tố là yếu tố nào, thế tố là yếu tố
nào. Giả sử trong ví dụ này, có phép thế theo hướng hồi chiếu, và nếu xác định từ
“mặt trăng” là thế tố thì chính tố tương ứng với nó về ý nghĩa sẽ là từ ngữ nào ở
câu trước. Hay nếu xác định từ “đêm rằm” là chính tố, thế tố của nó sẽ là từ ngữ
nào tương ứng. Rất khó để xác định vì đây là thế đồng nghĩa ngữ cảnh. Tức phải
dựa vào ngữ cảnh để xác định thế tố và chính tố. Trong ví dụ này, để hiểu được
thể tố phải dựa vào ngữ cảnh, để hiểu được từ “mặt trăng” tại sao là thế tố của từ
“đêm trăng” thì chúng ta phải xem xét hoàn cảnh giao tiếp mà trong đó diễn ra sự
thay thế này. Cả chính tố và thế tố đều miêu tả đây là một buổi tối vì tối mới có
trăng. Và chỉ có trăng tròn thì chúng ta mới xác định được đêm nay là đêm rằm.
Cả hai yếu tố đều có chức năng miêu tả và tương hổ cho nhau nhờ vào ngữ cảnh
mà chúng ta xác định được nghĩa miêu tả là chính tố và thế tố trong thế đồng
nghĩa ngữ cảnh.
Vd 128: Tình thế thật là phiền. Người bảo vệ suýt “tai” cho Quyết vài quả nữa,
nhưng ông giám đốc đã “tỉnh” ngăn:
- Bây giờ mày muốn làm gì?
- Lập biên bản.
123
- Thì lập. Viết đi
Biên bản cũng chỉ ghi đúng sự thật, và Quyết lấy cả bàn tay của mình quệt máu
in lên. Tổng giám đốc ký ngay để tống thằng “ăn vạ” Chí Phèo cho khuất mắt
tức khắc, chứ không thì không chịu được nữa.
(Nguyễn Phan Hách- Anh Chí thời nay)
Ngữ “thằng “ăn vạ” Chí Phèo” như một sự miêu tả về nhân vật tên
Quyết. Đây cũng như là một lời nhận xét về nhân vật này, người này không phải
là người đáng để tôn trọng. Vì trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao,
Chí đã rất nhiều lần uống rượu say rạch mặt mình và đến ăn vạ nhà cụ Bá để
kiếm mấy xu tiền mua rượu. Xét những lần như vậy, người ta coi Chí không ra
gì, chính vì vậy mà họ gọi Chí là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Vậy khi so
sánh, miêu tả nhân vật Quyết như nhân vật anh Chí trong tác phẩm “Chí Phèo”
của Nam Cao, chúng ta đã thấy rõ hơn về con người này mà không cần nói thêm
gì. Không tự nhiên mà chúng ta biết được “Quyết” là giống “thằng ăn vạ
Chí Phèo”. Vì giữa hai từ ngữ này có liên kết thay thế, “thằng “ăn vạ”
Chí Phèo” là thế tố cho chính tố là “Quyết”. Chính nhờ hoàn cảnh giao tiếp diễn
ra trong cuộc hội thoại trên mà chúng ta cũng mới xác định được chính tố và thế
tố.
2.2.3.3. Ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép thế từ ngữ bao hàm
Chúng ta đã thấy mặt ngữ nghĩa hiển hiện rất rõ. Nếu trong hầu hết các ví
dụ được sử dụng thế bằng đại từ, phần hình thức rất dễ nhận diện thì từ mục đề
này, phần ngữ nghĩa sẽ là phần nổi trội trong các ví dụ có quan hệ bao nghĩa
được sử dụng để làm phép thay thế. Và ngay trong các ví dụ sau đây cũng cho
chúng ta thấy rõ điều đó.
Cụ thể:
124
a. Thượng danh- hạ danh
Vd 129: Ông Ất lắc lắc đầu, thở dài. Rồi đưa mắt nhìn ra đường, con Phèn cũng
đưa mắt nhìn theo hướng nhìn của chủ. Mấy con chó còn tơ non đang lục sục
cẳn nhẳn vì miếng ăn. Con chó mực gặm được khúc xương chạy trước, con chó
luốc đuổi theo sau. Ông Ất chợt nghĩ đến lũ con của con Phèn. Không biết có
con nào còn nhớ đến mẹ, dù biết chúng cũng là những con vật trung thành đáng
thương như mẹ nó. Trung thành với cả những kẻ hắt hủi, ngược đãi mình. Ông
Ất cúi xuống vỗ vỗ vào mõm con vật chung thuỷ mù loà.
(Bích Ngân- Trăng vỡ)
Ở đoạn văn này, như trong các ví dụ đã phân tích về mặt cấu trúc, tương
tự ở đây chúng ta có thể xác định được tác giả đã sử dụng phép thế, từ ngữ thay
thế và được thay thế có quan hệ nghĩa thượng danh-hạ danh. Cụ thể, cụm từ “
những con vật” là dùng để thay thế cho “lũ con của con Phèn”. Cụm từ “
những con vật” được gọi là thượng danh vì đây là một từ ngữ chỉ một loài động
vật. Nó mang nghĩa bao quát cho từ được thay thế, vì “lũ con của con Phèn” là
một giống chó mà chó là một loài động vật, nó được xem là một tiểu loại trong
thượng danh là từ con vật vì bên cạnh hạ danh này ta có thể dẫn ra một số con
vật như: con mèo, con vẹt, con cò… Các con vật này nếu có xuất hiện nó cũng sẽ
được coi là đồng hạ danh với “lũ con của con Phèn” chứ không thể được coi là
thượng danh. Bời vì, nghĩa của nó chưa bao quát được, nếu không nói là nó chỉ
là tầng nghĩa thấp trong một tầng nghĩa cao hơn là thượng danh “ những con
vật”.
Trong quan hệ giữa thượng danh và hạ danh, nghĩa của hạ danh bao giờ
cũng xuất hiện trước, trong trường hợp này yếu tố được thay thế sẽ là yếu tố ở
phía trước, còn thượng danh, yếu tố thay thế sẽ xuất hiện ở sau. Sự thay thế này,
125
luôn diễn ra theo hướng hồi chiếu vì chúng chỉ chấp nhận theo nghĩa “ hạ danh X
là một loại thượng danh Y”, không thể chấp nhận ngược lại “thượng danh Y là
một loại hạ danh X” [ 12,tr 128].
b. Tổng thể-bộ phận
Vd 130: Chị thắp nến rồi lại thổi nến. Chị đợi. Có tiếng gõ cửa. Mừng quá, chị
ào ra. Không phải Quynh. Chị thấy mái đầu lốm đốm bạc của ông hoạ sĩ. Chị
vội nuốt đi tiếng thở dài. Sao chị vô tâm không nghĩ đến điều này nhỉ. Mái đầu
bạc. Chị đã già mất rồi. Sự thật đến cùng lúc với nỗi chán nản. Chị ngập ngừng.
Mái đầu bạc cũng ngập ngừng.
(Phạm Ngọc Tiến -Thế giới đàn ông ngọt ngào)
Chúng tôi xem xét và đưa ví dụ trên vào loại thay thế bằng các từ ngữ chỉ
tổng thể-bộ phận mà về nghĩa có thể nói đó là quan hệ giữa chủ thể và sở thuộc.
Vì thế tố trong đoạn văn này là “mái đầu bạc” thay thế cho chính tố “ông họa
sĩ”, đây là một ngữ danh từ chỉ một bộ phận của cơ thể, một phép hoán dụ tri
nhận lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. Điều thú vị là với cách miêu tả của tác
giả, từ “mái đầu bạc” của ông họa sĩ đã khiến cho nhậ vật chính liên tưởng đến
mình, liên tưởng đến thân phận của mình.
2.3 Tiểu kết
Như vậy, luận văn đã lần lượt xem xét cấu trúc của phương thức thay thế từ
vựng của hai nhóm:
a. Thay thế đại từ, với đại từ chính danh, đại từ hóa (danh từ thân tộc), đại từ chỉ
xuất.
b. Trong thế không phải đại từ với từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, bao nghĩa. Và
trên cơ sở này, dựa vào ngữ cảnh hành chức cụ thể, chúng tôi đã bước đầu chỉ ra
được một số đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thế từ vựng.
126
KẾT LUẬN
Thoạt nhìn phương thức thay thế là một phép thế liến kết đơn giản. Bởi vì
mục đích của văn bản, ngôn bản là chuyển tải nội dung, mà định danh nội dung
không chỉ gọi bằng chính danh mà cần thiết phải thay thế bằng các ngữ đoạn
tương đương. Với ý nghĩa này, tỉnh lược cũng có thể coi là phương thức thay thế
bằng zero, quy chiếu cũng là một cách thay thế dưới hình thức này hoặc hình
thức khác…Như thế đủ thấy thay thế từ vựng là một phương thức khá phứ tạp.
Đó cũng là lý do, tùy theo quan niệm, thay thế từ vựng có thể thu hẹp ở bình
diện từ vựng mà cũng có thể trải dài lên cả ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Đối chiếu với những mục tiêu đã đặt ra ở phần dẫn nhập, đến đây luận văn
xin rút ra một số kết luận sau:
1. Phép thế từ vựng trong nhận thức của chúng tôi là phương thức liên kết giữa
các từ ngữ để thay thế cho một từ ngữ khác đã xuất hiện trong phát ngôn trước.
2. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã đi trước, luận văn cho rằng, phương thức
thay thế từ vựng sử dụng hệ thống đại từ để thay thế mà cũng có thể sử dụng hệ
thống không phải đại từ vào chức năng này.
2.1 Đối với nhóm trước, luận văn đã lần lượt miêu tả các tiểu nhóm:
- Thay thế đại từ
- Thay thế đại từ hóa (từ ngữ thân tộc)
- Thay thế từ ngữ chỉ xuất gồm: chỉ người, chỉ không gian, thời gian, sự vật, sự
việc…
Ở đây, do chú trọng đến chức năng thay thế cho nên luận văn đã mạnh dạn
đưa vào đây một số từ ngữ mà trong ngữ pháp truyền thống mặc dù có chú ý đến
chức năng này, nhưng chưa khảo sát chu đáo, ví dụ như tất cả, cả…
127
2.2 Ở nhóm sau, chúng tôi cũng đã tiến hành miêu tả và phân loại:
- Thế bằng đồng nghĩa
- Thế bằng gần nghĩa
- Thế bằng bao nghĩa
Ở mỗi nhóm như trên, dựa vào ngữ liệu sưu tập, chúng tôi lại phân xuất
chúng thành các nhóm tiểu nhóm, chẳng hạn như thế đồng nghĩa lại chia ra:
đồng nghĩa từ điển, đồng nghĩa ngữ cảnh, đồng nghĩa so sánh, đồng nghĩa miêu
tả…
3. Xuất phát từ hai hệ thống lớn: thế đại từ và thế không phải là đại từ, tuy độ
đậm nhạt có khác nhau, nhưng nhìn chung, luận văn đã miêu tả trên ba bình
diện: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng .
3.1 Ở bình diện cấu trúc, luận văn đã lần lượt trả lời cho câu hỏi cái gì thay thế
cho cái gì, cấu trúc của chính tố, thế tố và mối quan hệ giữa chúng như thế nào.
3.2 Sau khi đã xây dựng mối quan hệ quan yếu giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng,
chúng tôi đã lần lượt xem xét các tiểu thể loại của phép thế và bước đầu đã chỉ ra
được một số đặc điểm của chúng.
4. Tất nhiên, trước khi đi vào biện giải những vấn đề cụ thể của phương thức
thay thế, ở chương một- chương có tính chất lý luận chúng tôi đã minh định một
số khái niệm cần yếu có liên quan đến phép thay thế như: thay thế và quy chiếu,
ngoại chiếu và nội chiếu, hồi chiếu và khứ chiếu. Đó là xuất phát điểm để nghiên
cứu các vấn đề cụ thể ở phần tiếp theo.
5. Chúng tôi hiểu, phương thức thay thế từ vựng là một vấn đề khá hóc búa, do
vậy, nổ lực của luận văn mới chỉ mô tả được một số đặc điểm cở bản nhất, chắc
chắn còn nhiều bình diện khác chưa được khảo sát kỹ.
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Diệp Quang Ban (1998), “Về mạch lạc trong văn bản”, tạp chí Ngôn ngữ
học số 1, (tr 47-55)
2. Diệp Quang Ban (2005a), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt –văn bản,
mạch lạc, liên kết, đoạn văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội
3. Diệp Quang Ban (2005b), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
4. Nguyễn Ngọc Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ
pháp văn bản và Việc dạy làm văn, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Huy Cẩn (2005), Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện
đại, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội.
6. Đỗ Hữu Châu (2003a), Cơ sở ngữ dụng học tập 1, Hà Nội, Nxb Đại học
Sư phạm.
7. Đỗ Hữu Châu (2003b), Đại cương Ngôn ngữ học, t2 Ngữ dụng học, Hà
Nội, Nxb Giáo dục.
8. Nunan David (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
9. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgich, Ngữ nghĩa, cú pháp, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Dân (2003), Tiếng Việt dùng cho đại học đại cương Nxb
Giáo dục Hà Nội
11. Saussure, F. de (2005), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương (bản dịch
tiếng Việt của Cao Xuân Hạo), Tp Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội.
12. Hoàng Dũng-Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học,
Tp Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Sư phạm.
129
13. Nguyễn Công Đức (1994), Bài giảng Tiếng Việt và xây dựng văn bản
Tiếng Việt, Lưu hành Nội bộ.
14. Nguyễn Công Đức (chủ biên)- Nguyễn Kiên Trường (2007), Tiếng Việt
thực hành và soạn thảo văn bản, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
15. Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt ngữ, Hà Nội, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Hà
Nội, Nxb Giáo dục.
17. Yule George (1997), Dụng học, Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia.
18. Brow Gillian – Yule George (Trần Thuần -dịch) (2002), Phân tích diễn
ngôn, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
19. Đinh Thị Hồng Hạnh (2004), Liên kết và liên kết hồi chỉ trong tiếng Việt,
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH-NV, Tp Hồ Chí
Minh.
20. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt sơ khảo Ngữ pháp chức năng, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
21. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, Hà Nội, Nxb Giáo dục
22. Đặng Thị Thu Hiền (2006), “Phép thế đồng nghĩa và phép liên tưởng
trong văn bản Tờ Hoa của Nguyễn Tuân”, Tạp chí Ngôn ngữ số 10, (tr 63-
72).
23. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo
dục Hà Nội.
24. Nguyễn Chí Hoà (2006), Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
130
25. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển Tu từ-Phong cách-Thi pháp học, Hà
Nội, Nxb Giáo dục.
26. Môxcanxkaia O.I (1981), Ngữ pháp văn bản (bản dịch của Trần Ngọc
Thêm- Nguyễn Hồng Vân),
27. Lyons John (bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp) (2006), Ngữ nghĩa học dẫn
luận, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
28. Haliday M.A.K (Hoàng Văn Vân dịch) (2001), Dẫn luận Ngữ pháp chức
năng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Ly Kha (2007a), Dùng từ viết câu và soạn thảo văn bản, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Ly Kha (2007b), Ngữ nghĩa học, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
31. Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn,
Hà Nội, Nxb Giáo dục.
32. Đường Công Minh (2003), “Cấu trúc có thành phần hồi chỉ với ý nghĩa
đại từ quan hệ trong tiếng Việt”, tạp chí Ngôn Ngữ số 4, (tr 24-30)
33. Galperin.I.R ( bản dịch của Hoàng Lộc) (1987), Văn bản với tư cách đối
tượng nghiên cứu ngôn ngữ học, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội.
34. Hoàng Phê (1981), Ngữ nghĩa của lời, tạp chí Ngôn ngữ học số 3+4, (tr 3-
24)
35. Trinh Sâm (2001b), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Tp Hồ Chí Minh, Nxb
Giáo dục.
36. Trịnh Sâm (2003), Đề cương bài giảng Ngữ pháp văn bản, Lưu hành Nội
bộ.
37. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Hà
Nội, Nxb Giáo dục.
131
38. Trần Ngọc Thêm (2002), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
39. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
40. Nguyễn Phú Thọ (2007), So sánh các biện pháp liên kết từ vựng trong văn
bản tiếng Việt và tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học
KHXH-NV, Tp Hồ Chí Minh.
41. Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Hà
Nội, Nxb Giáo dục.
Tiếng Anh
42. Halliday M.A.K (1977), Language as social semiotic: the interpretation
of language and meaning, Edward Arnold, London.
43. Halliday M.A.K (1994), An introductions to functional grammar,
London: Edward Arnold
44. Halliday M.A.K & Hasan.R (1976), Cohesion in English, LongMan
London and NewYork
45. Halliday M.A.K & Hasan.R (1989), Language, context and text: aspect of
language in a social-semiotic perspective, Oxford University Press.
46. Martin J.R (1992), English text, system and structure, Amsterdam:
Benjamins.
47. Sinclair J.M & Couhard R.M (1975), Towards an analysis of discourse:
the English used by teacher and pupils, London: Oxford University Press.
132
Nguồn ngữ liệu trích dẫn
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Ngữ văn lớp 7 tập 1, Hà Nội, Nxb
Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Ngữ văn lớp 8 tập 1, Hà Nội, Nxb Giáo
dục
3. Chu Lai (2008), Truyện ngắn, Hà Nội, Nxb Văn học.
4. Khái Hưng (2002), Truyện ngắn Khái Hưng, Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn.
5. Lưu Thu thủy, Trần Thị Xuân Hương (2006), Những câu chuyện bổ ích và
lý thú, tập 1, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Thái Anh (tuyển chọn) (2008), 20 truyện ngắn đặc sắc phương
Nam, Hà Nội, Nxb Thanh niên.
7. Nguyễn Văn Thọ- Trần Bình (tuyển chọn, dịch) (2006), Truyện cổ
Andecxen, Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin.
8. Nguyễn Ngọc Tư (2006), Cánh đồng bất tận, Tp Hồ Chí Minh, Nxb
Trẻ.Nhiều tác giả (2008), Truyện ngắn hay 2008, Tp Hồ Chí Minh, Nxb
Văn học
9. Nguyễn Huy Tưởng (2002), Vũ Như Tô- Tác phẩm và dư luận, Hà Nội,
Nxb Văn Học.
10. Nhiều tác giả (2000), 56 truyện ngắn chọn lọc, Nxb Công an nhân dân
11. Nhiều tác giả (2002), Hà Nội 36 truyện ngắn hay, Hà Nội, Nxb Hội
Nhà văn.
12. Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập truyện ngắn hiện thực 1930-1945, Hà
Nội, Nxb Văn học.
13. Nhiều tác giả (2006), Những chuyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, tập hai,
Hà Nội, Nxb Giáo Dục
133
134
14. Phan Việt (2005), Phù phiếm truyện, Tp Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Tp
Hồ Chí Minh, Báo tuổi trẻ, Nxb Trẻ.
15. Tô Hoài, O chuột, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Thạch Lam (2007), Hà Nội 36 phố phường, Hà Nội, Nxb Văn Học.
17. Trần Đăng Khoa (2006), Đảo chìm, Hà Nội, Nxb Văn học.
18. Vũ Bằng (2006), Thương nhớ mười hai, Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin.
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………........................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên .....................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................9
5. Đóng góp của luận văn………………………………………………… 10
6. Bố cục……………………………………………………………………10
CHƯƠNG 1: LIÊN KẾT VÀ LIÊN KẾT THAY THẾ
1.1. Mạch lạc và liên kết................................................................................11
1.1.1 Mạch Lạc .........................................................................................11
1.1.2. Liên kết ...........................................................................................14
1.1.3. Mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết...........................................17
1.2. Liên kết nội chiếu và liên kết ngoại chiếu. ............................................20
1.2.1 Liên kết nội chiếu ...........................................................................20
1.2.2 Liên kết ngoại chiếu ........................................................................21
1.3. Liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu. ...............................................23
1.3.1 Liên kết hồi chiếu…. .......................................................................23
1.3.2 Liên kết khứ chiếu ...........................................................................25
1.4. Một số quan niệm về liên kết thay thế…………………………………26
1.4.1 Quan niệm của M.A.K Halliday và R.Hassan ................................26
1.4.2 Quan niệm của Trần Ngọc Thêm ....................................................29
1.5. Liên kết thay thế từ vựng........................................................................32
1.5.1 Định nghĩa .......................................................................................33
1.5.2 Điều kiện để sử dụng phương thức thay thế từ vựng ......................33
1.5.3 Thay thế từ vựng và một số phương thức liên kết khác ..................35
1.5.3.1 Thay thế từ vựng với liên kết quy chiếu.................................35
a. Liên kết quy chiếu .......................................................................35
b. Mối quan hệ ................................................................................36
1.5.3.2 Thay thế với liên kết hồi chiếu và khứ chiếu .........................37
1.6. Hướng tiếp cận của luận văn ..................................................................39
1.7 Tiểu kết ....................................................................................................40
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG
TRONG TIẾNG VIỆT
2.1.Cấu trúc của phương thức thay thế từ vựng ............................................41
2.1.1 Thay thế đại từ ..................................................................................41
2.1.1.1 Đại từ nhân xưng .......................................................................41
a. Đại từ nhân xưng ngôi 1 ................................................................41
b. Đại từ nhân xưng ngôi 2 ................................................................44
c. Đại từ nhân xưng ngôi 3 ................................................................46
2.1.1.2 Thay thế đại từ hóa (từ ngữ thân tộc) .......................................53
2.1.1.3 Thay thế bằng đại từ chỉ xuất ....................................................56
a. Đại từ chỉ xuất chỉ người ...............................................................57
b. Đại từ chỉ xuất chỉ không gian ......................................................61
c. Đại từ chỉ xuất chỉ thời gian ..........................................................63
d. Đại từ chỉ xuất chỉ sự vật, sự việc .................................................67
e. Đại từ chỉ xuất chỉ cách thức .........................................................70
f. Đại từ chỉ xuất chỉ dấu hiệu ...........................................................73
g. Đại từ chỉ sự tập hợp .....................................................................75
h. Đại từ theo cấu trúc X+ danh từ/động từ/ tính từ + đại từ ............77
2.1.2 Thay thế không phải đại từ ............................................................80
2.1.2.1 Thế bằng từ đồng nghĩa .............................................................80
a. Thế đồng nghĩa từ điển..................................................................81
b. Thế đồng nghĩa lâm thời ................................................................83
c. Thế đồng nghĩa so sánh ..................................................................85
d. Thế đồng nghĩa miêu tả ..................................................................86
2.1.2.2 Thế bằng từ ngữ gần nghĩa ........................................................90
2.1.2.3 Thế bằng từ ngữ bao nghĩa ........................................................92
a. Thế bằng từ ngữ thượng danh-hạ danh...........................................92
b. Thế bằng từ ngữ tổng thể-bộ phận .................................................94
c. Thế bằng từ ngữ tương đương ........................................................96
2.2. Ngữ nghĩa và ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng...................98
2.2.1 Sự phân biệt giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng. .....................................98
2.2.2 Mối tương quan giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng................................100
2.2.3 Ngữ nghĩa trong phương thức thay thế từ vựng.............................102
2.2.3.1 Nghĩa song hành trong thế đại từ .............................................103
a. Thế bằng đại từ nhân xưng và danh từ thân tộc ...........................103
b. Thế bằng đại từ chỉ xuất ...............................................................111
2.2.3.2 Ngữ nghĩa và ngữ dụng của thế đồng nghĩa miêu tả ...............119
2.2.3.3 Ngữ nghĩa và ngữ dụng của phép thế từ ngữ bao hàm ............124
a. Thượng danh-hạ danh...................................................................125
b. Tổng thể-bộ phận .........................................................................126
2.3 Tiểu kết. ................................................................................................126
KẾT LUẬN ................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................129
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7577.pdf