Cầu lao động & giải pháp kích cầu lao động

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Bảng Tên Trang Bảng 1 Tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới được tạo ra hang năm thời kỳ 2001- 2005 10 Bảng 2 Cơ cấu việc làm( cầu lao động) giai đoạn 2001- 2003 13 MỤC LỤC Danh sách các bảng biểu sơ đồ 1 Mục lục 2 Lời mở đầu 3 Phần I: Những vấn đề lí luận cơ bản về cầu lao động 4 I. Khái niệm cầu lao động 4 1. Khái niệm chung 4 2. Cầu thực tế 4 3. Cầu tiềm năng 4 II. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động 5 1. Nhóm nhân

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cầu lao động & giải pháp kích cầu lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố ảnh hưởng đến số lượng cầu lao động 5 1.1. Cầu sản phẩm 5 1.2. Năng suất lao động 5 1.3. Phát triển kinh tế 5 1.4. Tiền công, tiền lương 6 1.5. Giá cả các yếu tố đầu vào 6 1.6. Chế độ, chính sách của nhà nước 6 1.7. Chi phí điều chỉnh lực lượng 6 2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cầu lao động 7 2.1. Chất lượng sản phẩm 7 2.2. Chất lượng công việc 7 2.3. Qui mô trình độ kỹ thuật, quản lý, quan kệ kinh tế quốc tế.. 7 2.4. Chất lượng cung lao động 7 3. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu cầu lao động 8 II. Kích cầu lao động là gì? 8 Phần II: Đánh giá về cầu lao động nước ta 10 I. Vài nét về nguồn nhân lực Việt Nam những năm qua 10 II. Cầu lao động nước ta trong những năm qua 10 1. Số lượng cầu lao động 10 2. Cơ cấu cầu lao động 12 3. Chất lượng cầu lao động 15 Phần III: Quan điểm và giải pháp kích cầu lao động 17 I. Dự báo cầu lao động Việt Nam đến năm 2010 17 II. Dụ báo tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tê 17 III. Các giải pháp kích cầu lao động 18 Kết luận 25 Danh mục tài liệu tham khảo 26 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, cánh cửa này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tác động đến nền kinh tế nói chung mà còn tác động đến vấn đề lao động - việc làm của Việt Nam như: phát triển thị trường lao động, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta đã gặp rất nhiều mâu thuẫn lớn và trước yêu cầu của xu thế hội nhập thì vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn. Nước ta có rất nhiều ưu thế như: nguồn nhân lực dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, chi phí lao động thấp, tài nguyên thiên nhiên phong phú… nhưng do nền kinh tế vẫn chưa phát triển, thiếu thốn khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, chất lượng đào tạo không cao… nên dẫn đến những thực trạng như: cung lao động không đáp ứng được cầu lao động, thất nghiệp nhiều, đời sống nhân dân còn thiếu thốn khó khăn, gây cản trở đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trước thực trạng như vậy, em đã chọn đề tài “cầu lao động và giải pháp kích cầu lao động” làm đề tài nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm hệ thống hóa về cầu lao động, đánh giá tình trạng cầu lao động nước ta trong những năm vừa qua, chúng ta đã thu được những kết quả gì, còn tồn tại những mặt gì, nguyên nhân do đâu, từ đó kiến nghị đưa ra những giải pháp nhằm kích cầu lao động cả về số lượng cũng như chất lượng. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên số liệu thống kê. Đề tài được nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi vĩ mô. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính: Phần 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về cầu lao động. Phần 2: Đánh giá cầu lao động nước ta. Phần 3: Quan điểm và giải pháp kích cầu lao động. Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU LAO ĐỘNG I. Khái niệm cầu lao động 1. Khái niệm chung: Trong phạm vi nền kinh tế, cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, là khả năng thu hút sức lao động của nền kinh tế. Trên thị trường lao động, cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá chấp nhận được. Hiểu một cách chung nhất, cầu lao động là số lượng lao động được thuê mướn trên thị trường lao động. Hay nói cách khác, cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về số lượng lao động của một nền kinh tế( hoặc của một ngành, địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời kì nhất định bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thong qua chỉ số việc làm. Cầu lao động là nhu cầu dẫn xuất vì nó được suy ra từ nhu cầu số lượng, khối lượng dịch vụ mà yếu tố cầu lao động được dung để sản xuất hoặc để hoạt động cung ứng dịch vụ. Cầu lao động biểu hiện khả năng thuê lao động của người sử dụng lao động trên thị trường lao động và được xem xét ở hai góc độ là cầu thực tề và cầu tiềm năng. 2. Cầu thực tế: Là nhu cầu thực tế lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, bao gồm những người đang làm việc, chố làm việc trống và chỗ làm việc mới đang cần thuê lao động làm việc. Trong đó: Chỗ làm việc trống là chỗ làm việc đã từng sử dụng lao động nhưng nay không có lao động làm việc và đang có nhu cầu sử dụng lao động. Chỗ làm việc mới là chỗ làm việc mới xuất hiện( mới tạo ra) và đang có nhu cầu sử dụng lao động. 3. Cầu tiềm năng: Là nhu cầu lao động cho tổng số chỗ làm việc có thể có được, trên cơ sở nhu cầu lao động hiện tại và có tính đến các yếu tố tạo việc làm trong tương lai như: vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, các điều kiện khác( kinh tế, chính trị, văn hoá…)… Như vậy: Cầu tiềm năng về lao động = Cầu thực tế về lao dộng + Số chỗ làm việc sẽ được tạo ra trong tương lai. Xuất phát từ những vấn đề trên, khi nghiên cứu cầu lao động, ta phải chú ý tới ba vấn đề chính là: số lượng cầu lao động( chủ yếu thong qua số việc làm mới được tạo ra), chất lượng cầu lao động( yêu cầu về thể lực, trí lực..) và cơ cấu của cầu lao động( theo vùng, ngành, chương trình phát triển kinh tế….). II. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động: Cầu lao động là một bộ phận của thị trường lao động và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phân ra làm ba nhóm nhân tố chính là: nhóm ảnh hưởng đến số lượng cầu, nhóm ảnh hưởng đến chất lượng cầu, nhóm ảnh hưởng đến cơ cấu cầu lao động. 1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu lao động: 1.1. Cầu sản phẩm: Cầu lao động được coi là cầu dẫn xuất bởi vì, xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm đó. Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Khi nhu cầu sản phẩm tăng lên, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì nhu cầu về lao động cũng phải tăng lên để đáp ứng yêu cầu đó. Tức là cầu sản phẩm có tác động cùng chiều đến cầu lao động. 1.2. Năng suất lao động: Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì cầu lao động của nền kinh tế tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ tăng sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi thì cầu lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Tức là lúc này, nếu năng suất lao động tăng lên cho phép giảm lao động. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại có năng suất cao, nếu không mở rộng qui mô sản lượng thì cầu lao động bị thu hẹp.Cầu lao động phải đổi mới về chất lượng, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động theo yêu cầu áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. 1.3. Phát triển kinh tê: Xét hàm sản xuất: Q = f( K, L, T) Trong đó: Q – Sản lượng K - Vốn ( tư bản) L – Lao động T – Công nghệ Như vậy ta thấy, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố đầu vào là vốn, lao động, công nghệ.Khi công nghệ, giá cả của sức lao động và vốn là không đổi thì tác động của tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng mức cầu lao động trên thị trường lao động. Trong môi trường phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ như hiện nay thì bất kỳ một nền kinh tế có tăng trưởng nào cũng đều gắn với việc áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động. Do đó, cầu lao động chuyên môn kỹ thuật tăng cao trong khi cầu lao động giản đơn( phổ thong) giảm.Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế tác động đến chất lượng của cầu lao động, tăng trưởng kinh tế càng cao thì yêu cầu về chất lượng cầu lao động cũng càng cao. 1.4.Tiền công, tiền lương: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có tác động rất mạnh tới cầu lao động. Xết trên góc độ từ các doanh nghiệp,tiền lương chính là giá cả của sức lao động. Tiền lương là nhân tố chính trong thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Mặt khác, xét về phía nhà sản xuất thì tiền lương là yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất của họ. Tiền lương của người lao động càng cao thì chi phí của các nhà sản xuất càng tăng. Vì vậy, khi tiền lương tăng thì cầu lao động có xu hướng giảm và ngược lại. Mặt khác, xét trên thị trường lao động, mức lương trên thị trường lao động bị tác động bởi tiền lương tối thiểu của nhà nước. Tiền lương tối thiểu của nhà nước tăng lên thì cầu lao động lại có xu hướng giảm xuống. Đó là do, khi nhà nước tăng tiền lương tối thiểu với mục đích cải thiện đời sống cho người lao động và chủ yếu cho những lao động có thu nhập thấp nhưng vô hình chung lại làm cho thất nghiệp tăng lên và lại tăng chủ yếu ở nhóm người có thu nhập thấp không có trình độ( do họ không đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất nên không được tuyển dụng). 1.5.Giá cả các yếu tố đầu vào: Giá cả các yếu tố đầu vào thay đổi làm cho cầu lao động thay đổi theo hướng khác nhau. Bổ sung hoàn toàn: Khi mà giá của các yếu tố đầu vào này thay đổi thì cầu yếu tố đầu vào kia thay đổi nhưng ngược chiều. Xảy ra chủ yếu với những hang hoá bổ sung hoàn toàn cho nhau. Ví dụ, khi giá của điện thoại bàn giảm xuống, người tiêu dung có xu hướng mua nhiều lên, dấn đến cầu lao động để sản xuất điện thoại bàn tăng lên. Thay thế hoàn toàn: Khi giá của yếu tố này thay đổi thì cầu yếu tố khác cũng thay đổi theo nhưng là cùng chiều. Xảy ra chủ yếu với nhóm hang hóa thay thế hoàn toàn cho nhau. Ví dụ, khi giá ga tăng lên, người tiêu dung có xu hường giảm dung ga mà chuyển sang dung than nhiều hơn. Khi đó, cầu lao động đẻ sản xuất than tăng lên. 1.6.Chế độ, chính sách của nhà nước: Đây là các công cụ vĩ mô không thể thiếu và có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động nói chung và cầu lao động nói riêng. Nhà nước có các chế độ, chính sách hợp lí sẽ góp phần làm tăng cầu lao động và ngược lại. Ngay trong một công cụ, cũng có tác động 1.7.Chi phí điều chỉnh lực lượng: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đền nhà sản xuất. Nếu là tuyển dụng vào làm việc lâu dài, chi phí dành cho đào tạo là tương đối lớn thì nhà sản xuất sẽ tuyển dụng ít đi( cầu lao động giảm) , nếu chỉ là thuê tạm thời, chi phí dành cho đào tạo là ít thậm chí không có thì nhà sản xuất có xu hướng thuê nhiều lên( cầu lao động tăng). 2. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cầu lao động: 2.1. Chất lượng sản phẩm: Với những ngành đòi hỏi chất lượng sản phẩm khác nhau thì chất lượng cầu lao động cũng là khác nhau. Ví dụ, đối với công nhân làm nghề thủ công, chỉ cần có nhiều kinh nghiệm và khéo léo là được nhưng đối với lao động làm trong ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất ô tô, máy bay… thì yêu cầu đối với công nhân là rất cao. Khi hàm lượng công nghệ và chất xám trong sản phẩm tăng lên thì yêu cầu về chất lượng cầu lao động cũng tăng lên. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay, với việc áp dụng ngày càng nhiều máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất để tăng năng suất lao động thì nhu cầu tuyển dụng công nhân lành nghệ, có trình độ cao, khả năng vận hành máy tốt, thể lực tốt là yêu cầu thiết yếu. Theo xu hướng phát triển như hiện nay thì chất lượng sản phẩm ngày càng cao càng đòi hỏi chất lượng cầu lao động cũng phải tăng lên, phù hợp với xu thế phát triển. 2.2. Chất lượng công việc: Chất lượng công việc càng cao đòi hỏi chất lượng cầu lao động cũng phải cao để đáp ứng được nó. Công việc giản đơnchỉ cần lao động phổ thong cũng đáp ứng được nhưng những công việc mang tính chất phức tạp, nhiều chất xám thì cần phải có những lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao,phải được đào tạo bài bản. Trong quá trình chuyên môn hóa, tự động hóa như hiện nay thì con người không chỉ làm việc với con người mà con người còn làm việc với rất nhiều máy móc,thiết bị.Vì vậy, người lao động cần phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm… để thích hợpvới công việc,tránh bị đào thải. 2.3. Qui mô trình độ kỹ thuật, quản lý, quan hệ kinh tế quốc tế, trình độ phát triển kinh tê. Kỹ thuật càng caothì lao động cũng càng phải hiểu biết nhiều để có thể vận hành được những máy móc phức tạp. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta rất nhiều mang theo nhiều máy móc thiết bị của họ. Vì vậy, cầu lao động cũng phải đáp ứng được yêu cầu đó. Trình độ kinh tế càng phát triển thì nguồn nhân lực càng được cải thiện, vì họ có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng của chính mình. Cũng vì thế mà chất lượng cầu lao động cũng tăng lên. 2.4. Chất lượng cung lao động: Ở nước ta, thị trường lao động luôn tồn tại một thực trạng là cung lao động không đáp ứng được cầu lao động. nguồn nhân lực nước ta rất dồi dào nhưng chất lượng( cả về thể lực lẫn trí lực) đều không đáp ứng được nhu cầu thực tê. Vì vậy, luôn dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Năm 2005, lực lượng lao động nước ta là 44,382 triệu người( trong đó lao động trẻ chiếm đến 46,7%). Nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là 74,67 %; công nhân kỹ thuật không có bằng chiếm 10,59%; công nhân kỹ thuật có bằn và chứng chỉ chiếm 3,54%; trình độ sơ cấp là 0,96%, trung học chuyên nghiệp là 4,73%; cao đẳng và đại học trở lên chiếm 5,5%.Như vậy ta thấy, chất lượng lao động nước ta là quá thấp.Trong khi đó, yêu cầu về chất lượng lao động trong tuyển dụng ngày càng cao. Thực trạng này cần phải được cải thiện, có như vậy thị trường lao động nước ta mới có những thay đổi. số lao động đáp ứng được nhu cầu lao động là quá ít, đặc biệt là lao động có trình độ cao, trong khi lao động phổ thong chiếm quá nhiều, mà cầu lao động không giải quyết hết được dẫn đến tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng. Cần phải có biện pháp cấp bách tăng chất lượng cung lao động để đáp ứng được yêu cầu thực tế. 3. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu cầu lao động: - Ngành kinh tế: Hiện nay, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì cầu lao động trong ngành công nghiêp- xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng và tăng ngày càng nhanh trong khi cầu laođộng trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Theo đó, lao động có tay nghề chuyên môn, lao động chất xám tăng lên, lao động giản đơn( phổ thong) giảm xuống. - Vùng lãnh thổ: Những khu vực trọng điểm của nền kinh tế luôn có nhu cầu về lao động cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Cũng như ở thành thị cao hơn ở nông thôn, đồng bằng cao hơn trung du, miền núi. - Các chiến lược và chương trình phát triển kinh tế: Cầu việc làm mới( cầu lao động) tạo ra trong những chương trình này ngày càng nhiều, góp phần giảm thất nghiệp - Ngoài ra, cầu lao động còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: qui mô dân số, giáo dục – đào tạo, vốn đầu tư toàn xã hội, phân phối thu nhập và khuynh hướng tiêu dung của dân cư…. III. Kích cầu lao động là gì? Cầu lao động là từ chung chỉ khả năng thu hút lao động trên thị trường lao động. Cầu lao động là một bộ phận làm nên thị trường lao động. Và xét trên khía cạnh kinh tế, cầu lao động chính là cầu việc làm. Hiện tại chưa có khái niệm cụ thể về kích cầu lao động. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách chung chung, đó là việc dung các biện pháp để tăng cầu lao động cả về số lượng cũng như chất lượng. Kích cầu lao động chính là việc làm tăng số lượng việc làm, tạo ra nhiều việc làm mới, bổ sung những chỗ việc làm còn trống và thiếu. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, song cơ cầu lao động lại đặc trưng cho một nền kinh tế nông nghiệp chưa phát triển. Hơn 70% lao động làm trong nông nghiệp, hơn nữa lại phân bố không đều, lao động qua đào tạo chuyên môn thấp và tập trung chủ yếu ở thành phố. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giải quyết việc làm ở nước ta gặp nhiều mâu thuẫn lớn. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu về việc làm ngày càng tăng với khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế trong khi tiềm năng phát triển của đất nước còn rất lớn, nhưng chưa được phát huy; giữa cơ cấu lao động lạc hậu với yêu cầu có cơ cấu lao động mới phù hợp với kinh tế thị trường; mâu thuẫn giữa nhu cầu cấp bách giữa giải quyết nạn thất nghiệp, thiếu việc làm với yêu cầu cơ bản là phải xây dựng nền kinh tế có trình độ phát triển cao dung ít nhân công, mâu thuẫn giữa yêu cầu giải quyết việclàm rất lớn và trình độ tổ chức quản lý còn non yếu.Vậy chúng ta cần phải làm gì để giải quyết vấn đề trên, để kích cầu việc làm hay chính là kích cầu lao động? Đặc biêt, trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, vấn đề này càng cần thiết và cầp bách hơn bao giờ, đòi hỏi đảng và nhà nước cần phải có biện pháp, chính sách phù hợp vừa kích cầu, giải quyết việc làmcho người lao động vừa giư vững an ninh quốc gia, chính trị xã hội. Vấn đề kích cầu lao động không phải là vấn đề một sớm một chiều, không phải của một cá nhân, một doanh nghiệp, mà đây là vấn đề mang tinh chiến lược lâu dài, có quy mô quốc gia, cần được đảng và nhà nước thực hiện một cách đồng bộ,có tính toán, phương hướng cụ thể, rõ rang. Trong quá trình kích cầu lao động. giải quyết việc làm, ngoài việc dung mọi biện pháp để đạt được mục đích đề ra chúng ta cũng cần phải giải quyết những vấn đề phát sinh, đặc biệt là trong vấn đề với các quốc gia khác. Các công cụ sử dụng trong chiến lược này bao gồm cả công cụ vi mô và vĩ mô, công cụ kinh tế, chính trị, pháp luật… Phần II: ĐÁNH GIÁ VỀ CẦU LAO ĐỘNG NƯỚC TA I.Vài nét về nguồn nhân lực Việt Nam những năm qua: Dân số trung bình năm 2005 của nước ta khoảng 83,12 triệu người( tăng 1,33% so với năm 2004), năm 2006 là khoảng 84,11 triệu người( tăng 1,21% so với năm 2005). Trong khi đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 1/7/2005 là 42, 71 triệu người, tăng 1,12 triệu người so với năm 2004; năm 2006 là 43,44 triệu người, tăng 0,73 triệu người so với năm 2005.Như vậy , quy mô dân số nước ta là rất lớn và nguồn nhân lực rất dồi dào, tăng lien tục qua các năm ( mặc dù lượng tăng đã giảm). Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm qua những năm gần đây ( 2004: 55,4% ; 2005: 53,8% ; 2006: 52,1% ), trong khi tỷ lệ lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên rõ rệt ( 2004: 44,6% ; 2005: 46,2% ; 2006: 47,9%).Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã tăng nhưng vẫn chưa cao. Như vậy, nguồn nhân lực Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhưng trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của xu hướng phát triển và của việc hội nhập kinh tế quôc tế thì nguồn nhân lực Việt Nam cần phải đổi mới nhiều hơn nữa. II. Cầu lao động nước ta trong những năm qua: Thị trường lao động nước ta đang trong quá trình phát triển, khi nghiên cứu xu thế phát triển của cầu lao động, ta cần phải nghiên cứu trên cà ba phương diện: số lượng, chất lượng và cơ cấu của cầu lao động, để từ đó thấy được chúng ta đã đạt được những gì, chưa đạt được những gì, nguyên nhân cũng như giải pháp nhằm kích cầu lao động, góp phần làm cho thị trường lao động ngày càng hoàn thiện hơn và phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. 1. Số lượng cầu lao động: Thể hiện qua cầu thực tế về lao động, cụ thể là số việc làm mới được tạo ra hang năm. Cầu thực tế = Chỗ việc làm cũ được duy trì + Chỗ việc làm trống + Chỗ việc làm mới Bảng 1: Tổng số việc làm trong nền KTQD và số việc làm mới được tạo ra hang năm thời kì 2000 – 2005.( Theo điều tra của BLĐTB – XH) Đơn vị: nghìn người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số việc làm trong nền KTQD 40594 39287 41179 42128 43255 44355 Số việc làm mới được tạo ra 1200 1400 1420 1525 1555 1623 Tăng tuyệt đối 200 20 105 30 68 Tăng tương đối( %) 16.67 1.43 7.39 1.97 4.37 Kết quả điều tra trên cho thấy: Số việc làm mới được tạo ra là tăng qua các năm nhưng không đều qua các năm, năm 2001 tăng 200 chỗ so với năm 2000 ( 16,67% ), nhưng năm 2002 thì chỉ tăng có 20 chỗ so với năm 2001( 1,43%), những năm tiếp theo tăng lần lượt là 105, 30, 86 chỗ so với năm liền trước đó. Số việc làm mơi được tạo ra tăng lên cũng có nghĩa là cầu lao động được mở rộng, có được kết quả trên là do một lí do sau: - Thời kỳ trên, nước ta đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là khá cao, bình quân là 7,38% / năm.Tăng trưởng kinh tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cầu lao động. Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng trên mà chúng ta đã đạt được thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động ở nông thôn. Từ đó, góp phần làm tăng cầu lao động. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và thương mại. Thời kỳ 1996- 2005: Tốc độ giảm bình quân là 1,3% / năm; công nghiệp- xây dựng tăng bình quân là 0,77% / năm; dịch vụ tăng bình quân 0,6% / năm. Tuy lao động trong nông nghiệp giảm nhưng đây vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong việc mở rộng cầu lao động( 60% số việc làm mới được tạo ra từ khu vực này). - Chất lượng lao động thời kỳ này cũng đã được đổi mới đáng kể. Năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 24,8 % phần nào đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.Những năm trở về trước, do trình độ lao động còn yếu kém, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, cần nhiều lao động phổ thong thì nay, ngoài việc đầu tư vào các ngành này, các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế đã có những bước chuyển mới, mở rộng đầu tư sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, những ngành cần nhiều chất xám, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nước ta. - Tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP: từ 14,2% năm 1985 lên 38,9% năm 2005. Nhờ đó mà cơ sở vật chất cũng như cơ cấu sản xuất, ngành nghề tăng lên, thu hút nhiều lao động. Bên cạnh đầu tư vào các ngành, vùng kinh tế trọng điểm thì khu vực nông thôn cũng đang ngày cang thu hút nhiều nhà đầu tư. - Xuất khẩu lao động được đẩy mạnh.Số lao động được đưa ra nướcngoài ngày càng tăng, góp phần giải quyết viêcj làm cho người lao động. - Các chiến lược và chương trình phát triển kinh tế được mở rộng và đã tạo được một khối lượng việc làm mới tương đối lớn. - Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, - Nước ta có lợi thế là nguồn lao động dồi dào nên chi phí lao động thấp, các ngành công nghiệp nhẹ phát triển rất nhanh, tạo ra nhiều việc cho người lao động. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có một số nguyên nhân chính sau: - Cầu sản phẩm: cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của người dân cũng tăng lên, làm tăng tổng cầu hang hóa. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 đạt 7,51%. Đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất phục vụ xã hội, bên cạnh việc áp dụng khoa hộc công nghệ, tăng năng suất lao động thì nhu cầu lao động cũng tăng lên. - Trung bình hang năm nước ta có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động bổ sung cho lực lượng lao động, tình trạng thất nghiệp vẫn còn lớn thì số việc làm mới được tạo ra hang năm như trên là chưa đáp ứng được nhu cầu. - Số việc làm mới tạo ra hang năm là chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người lao động. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 24,8 % không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. - Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm những năm vừa qua thì tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tuy có giảm nhưng rất chậm và đến nay vẫn ở mức 5-6% (Năm 2000: 6,42%; 2001: 6,28%; 2002: 6,01%; 2003: 5,78%; 2004: 5,60% và 2005: 5,31%). Tỷ lệ thời gian lao động chưa được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cũng thường ở mức trên dưới 20% (Năm 2000: 25,84%; 2001: 25,74%; 2002: 24,58%; 2003: 22,35%; 2004: 20,90% và 2005: 19,35%). Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vẫn còn ở mức cao là do phần lớn số người trong độ tuổi lao động cần việc làm nhưng lại chưa qua đào tạo nghề . - Các chương trình tạo việc làm tuy đã phát triển nhưng chưa được mở rộng. 2. Cơ cấu cầu lao động: Cơ cấu cầu lao động nước ta trong những năm qua đã được cải thiện nhằm phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã đạt được một số kết quả sau: Cầu việc làm mới được tạo ra hang năm trong ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ- thương mại ngày càng tăng, từ 535 nghìn chỗ năm 2001 lên 550 nghìn chỗ năm 2002 và 625 nghìn chỗ năm 2003. Có được kết quả trên là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Quá trình này đã tạo ra những thay đổi khá lớn trong cơ cấu cầu lao động.Tuy nhiên, nó cũng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, thành thị, một phần nào đó làm giảm cầu lao động. Nhà nước cần phải có những chính sách thích họp, giải quyết phù hợp số lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế này. Bảng 2: Cơ cấu việc làm ( cầu lao động) giai đoạn 2001- 2003: 2001 2001 2003 Tổng số việc làm mới 1400 1420 1525 Phân theo ngành: Nông- lâm- ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựn Dịch vụ- thương mại Phân theo chương trình: + CT phát triển kinh tế: - CT phát triển NN-NT - Đầu tư nước ngoài - Khu công nghiệp, chế xuất - Đầu tư trong nước - Phát triển doanh nghiệp + CT mục tiêu xã hội + CT xuất khẩu lao động 865 295 240 1044 490 57 47 230 220 320 36 870 300 250 1054 494 60 45 235 220 320 46 900 320 305 1120 515 65 55 240 225 330 75 Cầu lao động theo vùng: thể hiện qua tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn được sủ dụng. Giai đoạn 2000- 2005 nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ( từ 6,44% năm 2000 xuống còn 5,1 % năm 2005), tăng tỷ lệ thời gian lao động được sủ dụng ở nông thôn( tăng từ 73,4 % năm 2000 lên 81,7% nằm 2005). Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và cần có nhiều biện pháp khắc phục. - Cầu việc làm mới được tạo ra chủ yếu từ chiến lược và chương trình phát triển kinh tế ( chiếm 74,06% tổng số việc làm mới). Đây là những việc làm tương đối ổn định với suất đầu tư lớn hơn so với chỗ làm việc tạm thời được tạo ra từ các chương trình xã hội như: chương trình xóa đói- giảm nghèo, xuất khẩu lao động.. và có năng suất lao động cao hơn. Đây là những chiến lược được nhà nước thực hiện sau công cuộc đổi mới và đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm. Tuy nhiên những chương trình này mới chỉ được phát triển chủ yếu ở khu vực thành thị, những vùng kinh tế trọng điểm mà chưa được phổ biến nhiều ở các khu vực khác - Xét thực trạng cầu lao động trong các thành phần kinh tế. + Trong các doanh nghiệp nhà nước: Trong giai đoạn trước năm 1986, doanh nghiệp nhà nước luôn là điểm thu hút lao động trong cả nước. Nhưng từ năm 1986, sau Đại Hội VI của Đảng, với mục tiêu thực hiện sự nghiệp đổi mới trên mọi lĩnh vực, phát triển kinh tế đất nướctheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài… thì số doanh nghiệp nhà nước đã có chiều hướng giảm đi nhưng không vì thế mà sức hút lao động của những doanh nghiệp này giảm đi mà ngược lại có xu hướng tăng, nhưng tăng chậm. Giai đoạn 2000- 2005, tổng số lao động làm việc tăng them 5,1 triệu người thì số lao động làm việc trong khu vực nhà nước tăng 599000 người( chiếm 11,7% số lao động tăng thêm ). Trong quá trình đổi mới mình cho phù hợp với thực tế, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm đi đáng kể, số lao động thu hút vào có tăng thêm nhưng lại là rất ít trong khi đó, số lao động dôi dư ra trong quá trình này lại khá lớn, họ lại không được giải quyết việc làm nên tình trạngthất nghiệp là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, tiền lương của lao động trong các doanh nghiệp nhà nước thường thấp, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người lao động, chế độ đãi ngộ chưa hấp dẫn, chưa có giải pháp giữ chân người tài, vì vậy sức hút với lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao là rất yếu. Các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp khắc phục, để không những doanh nghiệp nhà nước phát huy một cách tốt nhất vai trò chủ đạocủa mình mà còn tạo ra một môi trường lao động hấp dẫn, thu hút nhân tài. + Đối với khu vực tư nhân( kinh tế ngoài quốc doanh): Sau khi ban hành luật doanh nghiệp năm 2000, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lien tục kéo theo là sự tăng lền về cầu lao động. Đây là khu vực có khả năng thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động mới( tốc độ tăng lao động bình quân là 28% / năm). Giai đoạn 2000-2005, cả nước tăng 5,1 triệu lao động thì số lượng lao động trong khu vực này tăng lên là 4034,8 nghìn người( chiếm 79,1% tổng số lao động tăng thêm). Sự phát triển của khu vực tư nhân là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng cầu lao động trong cả thời gian hiện tại lẫn tương lai. Mặc dù rất có tiềm năng thu hút lao động nhưng họ cũng phải đối đầu với những khó khăn như: do quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, sản phẩm kém cạnh tranh, chất lượng sản phẩm chưa cao nên họ không có ưu thế trong cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Ngoài ra, họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, thiếu sự hỗ trợ cả về vốn, khoa học công nghệ lẫn lao động chất lượng cao… + Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Với những điều kiện rất thuận lợi nên trong những năm gần đây, nhu cầu đầu tư từ nước ngoài vào nước ta là rất cao. Quy mô vốn ngày càng lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế- xã hội. Giai đoạn 2000-2005, tổng số việc làm của nước ta tăng lên 5,1 triệu thì khu vực này tăng 456600 chỗ( chiếm 9% tổng số việc làm tăng thêm) . Năm 1997, số lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 130000 chỗ thì đến năm 2004 đã là 691000 chỗ. Tốc độ tăng lao động cao có ảnh hưởng khá lớn đối với việc thúc đẩy phát triển mức cầu trên thị trường lao động nước ta. Để khu vực doanh nghiệp này phát huy những tiềm năng vốn có thì ngoài việc khắc phục những khó khăn mà hai khu vực doanh nghiệp trên gặp phải thì nhà nước cần phải giúp họ giải quyết một số vấn đề đặc trưng của khu vực này như: có chính sách đầu tư hợp lí, giảm bớt các khâu hành chính không cần thiết , tạo môi trường đầu tư thuận lợi, các vấn đề về văn hóa, phong tục tập quán…. 3.Chất lượng cầu lao động: Chất lượng cầu lao động là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cầu lao động.Nước ta là một nước đông dân, nguồn lao động dồ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0138.doc
Tài liệu liên quan