Căn cứ Long Hưng - Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787 - 1789)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Liêu Thị Linh CĂN CỨ LONG HƯNG - SA ĐÉC VỚI QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH (1787-1789) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Liêu Thị Linh CĂN CỨ LONG HƯNG - SA ĐÉC VỚI QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH (1787-1789) Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã số: 602254 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪ

pdf83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Căn cứ Long Hưng - Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787 - 1789), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N KHOA HỌC: TS. LÊ HỮU PHƯỚC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Lời cam đoan Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sự kiện, số liệu, tài liệu trích dẫn và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và nghiêm túc. Tác giả Luận văn Liêu Thị Linh MỤC LỤC 0TLời cam đoan0T .................................................................................................................... - 1 - 0TMỤC LỤC0T ........................................................................................................................ - 2 - 0TMỞ ĐẦU0T .......................................................................................................................... - 4 - 0T1. Lí do chọn đề tài0T.............................................................................................................................. - 4 - 0T2. Lịch sử nghiên cứu đề tài0T................................................................................................................. - 5 - 0T3. Nguồn tài liệu0T .................................................................................................................................. - 6 - 0T4. Phương pháp nghiên cứu0T ................................................................................................................. - 6 - 0T5. Đóng góp của đề tài0T ......................................................................................................................... - 6 - 0T6. Cấu trúc đề tài0T ................................................................................................................................. - 6 - 0TCHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII0T ...... - 8 - 0T1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng.0T ................................................................. - 8 - 0T1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.0T .................................................................................................................. - 8 - 0T1.1.2. Những biến đổi hành chính.0T .................................................................................................. - 10 - 0T1.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư0T .................................................................................................... - 11 - 0T1.2. Vùng đất Long Hưng cuối thế kỷ XVIII.0T .................................................................................... - 12 - 0T1.2.1. Bối cảnh Nam Kỳ cuối thế kỷ XVIII.0T .................................................................................... - 12 - 0T1.2.2. Thành tựu khai hoang và tình hình kinh tế - xã hội ở Long Hưng.0T ......................................... - 14 - 0TCHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNG – SA ĐÉC.0T ............. - 17 - 0T2.1. Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783.0T ........................................................ - 17 - 0T2.2. Nguyễn Ánh bôn tẩu và sang Xiêm cầu viện (1783 – 1787).0T ....................................................... - 22 - 0T2.3. Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ.0T ................................................................... - 25 - 0T2.3.1. Những yếu tố tác động đến quyết định về nước của Nguyễn Ánh.0T ......................................... - 25 - 0T2.3.2. Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc làm căn cứ.0T ..... - 28 - 0TCHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI CĂN CỨ LONG HƯNG – SA ĐÉC (1787-1789)0T ................................................................... - 34 - 0T3.1. Từ Long Hưng, Nguyễn Ánh khởi binh và liên tiếp giành thắng lợi.0T ........................................... - 34 - 0T3.2. Vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh.0T ............................................. - 39 - 0T3.3. Những di tích ở Long Hưng liên quan đến cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn.0T .................... - 44 - 0TKẾT LUẬN0T .................................................................................................................... - 54 - 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ............................................................................................... - 59 - 0TPHỤ LỤC0T ....................................................................................................................... - 62 - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, được thành lập trên sự thắng lợi của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Vậy, những nhân tố nào đã góp phần làm nên thắng lợi của Nguyễn Ánh? Có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu như lòng kiên trì và quyết tâm cao độ của Nguyễn Ánh; việc khai thác triệt để yếu tố địa lợi và nhân hoà ở miền đất Gia Định; sự kém cõi của chính quyền Tây Sơn trong việc quản lý địa bàn này.... Trong đó, có một nhân tố quan trọng là vai trò của căn cứ Long Hưng (nay thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đối với quá trình khôi phục và phát triển lực lượng của Nguyễn Ánh để cuối cùng giành thắng lợi. Ngày nay tại Long Hưng còn những di tích về cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Do đó, việc tìm hiểu vùng đất Long Hưng hay vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh là điều cần thiết đối với nghiên cứu lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Về mặt khoa học, đề tài “Căn cứ Long Hưng – Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787-1789)” sẽ làm rõ thêm những điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng đất Long Hưng, tạo cơ sở để Nguyễn Ánh quyết định chọn làm nơi đặt căn cứ để khôi phục và phát triển lực lượng, rồi giành thắng lợi. Nói cách khác, đề tài sẽ góp phần lý giải sâu hơn một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh; đó là quá trình khôi phục và phát triển lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng (Sa Đéc) và vai trò của căn cứ này đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn địa chí, lịch sử địa phương cũng như việc khôi phục, tôn tạo các di tích lịch sử ở Đồng Tháp, giúp người dân địa phương hiểu thêm một số vấn đề lịch sử trên cả hai khía cạnh chính diện và phản diện. Vì vậy tôi chọn đề tài “Căn cứ Long Hưng-Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787-1789)” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Không kể những công trình nghiên cứu về phong trào Tây Sơn và cuộc chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh nói chung, thời gian qua cũng đã có một số tài liệu nghiên cứu riêng về Vùng đất Long Hưng gắn với cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Có thể kể đến các tài liệu sau: - Lịch sử vùng Long Hưng (TK XVIII – 2000), đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2005 do UBND huyện Lấp Vò thực hiện (Nguyễn Văn Lây làm chủ nhiệm; Nguyễn Hữu Hiếu sưu tầm và biên soạn). Đề tài trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng đất Long Hưng; bối cảnh Long Hưng cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX; Long Hưng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và vùng đất Long Hưng ngày nay. - Đồng Tháp 300 năm, NXB Trẻ, 2004 do Nguyễn Hữu Hiếu-Ngô Xuân Tư-Lê Đức Hòa-Nguyễn Đắc Hiền biên soạn. Tác phẩm viết về vùng đất và con người Đồng Tháp, trong đó có đề cập đến vùng đất Long Hưng. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến cuộc nội chiến trên vùng đất Long Hưng, nhưng chưa nêu bật được vai trò của vùng đất này đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. - Sadec Xưa và Nay của Huỳnh Minh, NXB Cảnh Bằng,1971. Tác phẩm nêu lên vị trí địa lý của Sadec; các danh nhân lịch sử; di tích lịch sử và huyền sử; sinh hoạt tôn giáo và các nguồn lợi về thiên nhiên. - Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng A do Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng A tổ chức biên soạn, 12/2005. Tập sách chủ yếu đề cập lịch sử truyền thống cách mạng của nhân dân Long Hưng A từ thế kỷ XVIII; xây dựng và phát triển của xã Long Hưng A ngày nay. - Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng B do Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng B tổ chức biên soạn, 12/2005. Tác phẩm chủ yếu đề cập đến lịch sử truyền thống cách mạng của nhân dân Long Hưng B từ thế kỷ XVIII; sự phát triển của xã Long Hưng B ngày nay. Có thể thấy rằng, số lượng tác phẩm viết về đề tài này là khá ít ỏi và chưa đi sâu làm rõ vị thế, vai trò của vùng đất Long Hưng trong những năm cuối thế kỷ XVIII, gắn với cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, tác giả Luận văn muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này như đã trình bày trong lý do chọn đề tài. 3. Nguồn tài liệu Để viết Luận văn, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Tài liệu thành văn bao gồm sách chuyên khảo, đề tài khoa học. - Tài liệu khảo sát thực địa bao gồm ảnh chụp các di tích có liên quan đến căn cứ Long Hưng ở xã Long Hưng A và xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. - Phỏng vấn nhân chứng ở địa phương bằng phương pháp đàm thoại và chép tay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu đặt ra của đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử là phương pháp nhằm xem xét các hiện tượng, sự vật qua từng giai đoạn cụ thể của nó. Cụ thể trong đề tài, phương pháp lịch sử dùng để trình bày, miêu tả các sự kiện lịch sử của quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng (1787 - 1789). - Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của cái khách quan được nhận thức. Trong đề tài, phương pháp này dùng để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử của quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại Long Hưng; phân tích và lý giải vai trò, tầm quan trọng của căn cứ Long Hưng-Sa đéc đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. 5. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát về vùng đất Long Hưng thế kỷ XVII - XVIII. Chương 2: Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng-Sa Đéc. Chương 3: Qúa trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng-Sa Đéc (1787 – 1789). CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII 1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng. 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên. Trước năm 1975 Long Hưng thuộc quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc, nằm giữa các xã: Tân Mỹ, Tân Khánh Trung ở phía Bắc; thị trấn Hòa Long, Hòa Thành (huyện Lai Vung) ở phía Nam; Tân Dương (huyện Lai Vung) ở phía Đông; Vĩnh Thạnh và Long Hậu (huyện Lai Vung) ở phía Tây. Khi nhắc đến Long Hưng, người ta thường nói Long Hưng – Nước Xoáy hoặc Nước Xoáy – Bờ Rào, chứng tỏ từ rất lâu địa danh Long Hưng hay vùng Long Hưng đã gắn liền với rạch Nước Xoáy. Rạch Nước Xoáy là con rạch dài thứ hai trong vùng với chiều dài 8500m, chỉ sau sông Sa Đéc. Rạch Nước Xoáy có 3 nhánh cùng đổ về chỗ giáp nước: - Nhánh thứ nhất chảy từ sông Hậu vào rạch Lai Vung, đến Vĩnh Thạnh nối vào rạch Thủ Ô, qua rạch Rau Cần đến chỗ giáp nước. - Nhánh thứ hai chảy từ sông Cái Tàu Thượng vào sông Cường Thành đến Vĩnh Thạnh rồi nối vào rạch Thủ Ô như nhánh thứ nhất. - Nhánh thứ ba từ sông Sa Đéc chảy đến chỗ giáp nước. Rạch Nước Xoáy và sông Sa Đéc mang lại cho Long Hưng một vị trí quan trọng trong vùng. Long Hưng nằm trên ngã tư đường từ Tây sang Đông trên sông Sa Đéc và từ Bắc xuống Nam trên rạch Nước Xoáy. Là một thủy đạo trọng yếu từ sông Tiền sang sông Hậu nên Long Hưng thường đi liền với Nước Xoáy. Ngoài ra trong dân gian còn phổ biến cụm địa danh nữa liên quan đến Long Hưng, Nước Xoáy, đó là “Nước Xoáy – Bờ Rào” [45, 4]. Bờ Rào là con rạch nhỏ nằm ở phía Nam xã Tân Mỹ, lấy nước sông Tiền đổ vào rạch Nước Xoáy. Dân địa phương thường gọi là rạch Nước Xoáy – Bờ Rào, cũng có người gọi là Bàu Rào. Như vậy “vùng Long Hưng – Nước Xoáy” được hiểu theo 2 nghĩa: Nghĩa hẹp: là khu vực nhỏ, chung quanh có hiện tượng nước xoáy, nay thuộc khu vực quanh chợ Nước Xoáy, nơi đóng trụ sở Ủy ban nhân dân xã Long Hưng A. Nghĩa rộng: là một vùng rộng lớn hơn, nơi rạch Nước Xoáy và các phụ lưu của nó chảy qua, tức bao gồm nhiều địa bàn. Vùng, tuy là một khái niệm địa lý để chỉ một khu vực, song nó lại mang đặc trưng văn hóa nên vùng thường không có địa giới cụ thể rõ ràng. Do đó, không gian của nó chỉ có tính tương đối, rộng hay hẹp tùy theo trường hợp sử dụng, thời điểm lịch sử. Do nằm ở vị trí khá đặc biệt với hệ thống kênh rạch chằng chịt, là trung tâm khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, là nơi nối liền miền Đông và miền Tây Nam Bộ và còn là đầu cầu giữa Campuchia, Đồng Tháp Mười nên trong một số giai đoạn lịch sử, vùng Long Hưng là nơi diễn ra một số sự kiện quan trọng. Trong cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh trên đất Nam Bộ (1777 – 1789), vùng này là nơi tiến sang Ba Giồng lên Sài Gòn hoặc thoái xuống Cà Mau ra vịnh Thái Lan của Nguyễn Ánh. Đến năm 1787 Nguyễn Ánh xây dựng căn cứ ở đây mà trung tâm tại Nước Xoáy – Long Hưng. Từ đây làm bàn đạp Nguyễn Ánh tung quân đánh Tây Sơn, thu phục được toàn bộ đất Gia Định. Về mặt tự nhiên, Long Hưng là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Ven sông cái, vào sâu trong nội đồng trũng thấp dần. Đó là do hiện tượng phù sa bồi lắng hàng năm sau mỗi mùa nước nổi, hình thành dãy đất giồng ven sông, không bị ngập sâu nên đất đai rất màu mỡ. Có những con rạch tự nhiên đã cắt vùng này ra nhiều mảng nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, chuyên chở bằng đường thủy. Con sông quan trọng nhất của vùng là sông Sa Đéc. Sông Sa Đéc dài 35km, chảy từ Bình Thành Tây (Lấp Vò) ở sông Hậu đổ ra sông Tiền tại vàm An Nhơn (Châu Thành) cắt Long Hưng và cả vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu ở khu vực Sa Đéc ra hai mảng theo hướng Tây – Bắc – Đông – Nam. Là một thủy lộ quan trọng nối liền hai miền Tiền Giang và Hậu Giang. Nằm trên vùng châu thổ, lại ở giữa hai sông lớn nên khí hậu vùng Long Hưng rất ôn hoà, thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật và cây trồng chịu nước. Do đó, thảm thực vật tự nhiên ở đây rất phong phú đa dạng và là nơi thuận lợi cho việc canh tác lúa và cây ăn trái. Vì vậy ngay từ thời khai hoang lập ấp, vùng này đã hấp dẫn nhiều lưu dân đến đây khai hoang sinh sống, dẫn đến việc hình thành nhiều làng mạc dân cư đông đúc. 1.1.2. Những biến đổi hành chính. Long Hưng là tên gọi sau này, trước đây vùng này có tên là Tân Long. Vào thế kỷ XVII – XVIII khi quá trình khai hoang thành công, nhiều thôn được thành lập như: Tân Long, Long Hậu, Nhơn Qưới, Tân Lộc, Hưng Qưới thuộc huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh. Đến năm 1836 vùng này phát triển thêm nhiều thôn như Tân Đông, Vĩnh Thạnh, Nhơn Qưới (thuộc tổng An Thới, Huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang), Long Hậu, Bình Thành Tây, Tân Lộc, Định An (thuộc tổng An Phú, huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang), Long Hậu, Bình Thành Tây, Tân Lộc, Định An (thuộc tổng An Phú, huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang). Trong địa bạ Nam Kỳ năm 1836, tên thôn Tân Long được ghi: “Tân Long thôn, ở xứ Thủy Nhiều (Nước Xoáy), thuộc tổng An Thới, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang: phía đông giáp địa phận hai thôn Tân Dương và Tân Thạnh; phía Tây giáp địa phận hai thôn Vĩnh Thạnh và Nhơn Qúy; phía Nam giáp thôn Long Hậu (thuộc tổng An Phú, huyện Đông Xuyên); phía Bắc giáp thôn Tân Khánh Tây và thôn Tân Mỹ, lại giáp thôn Nhơn Qưới” [7,188]. Khi tiến hành thành lập bộ máy cai trị ở hạt Sa Đéc, thực dân Pháp nhận thấy rằng thôn Tân Long có nhiều ruộng đất và đông dân nên đã tách phần đất của thôn này giáp với Long Hậu thành làng Long Hậu Thượng [18,132]. Sau đó theo nghị định ngày 6 tháng 5 năm 1891, chúng lại sáp nhập lại như cũ với tên là Long Hưng, thuộc tổng An Phong, Sa Đéc. Với nghị định ngày 09 tháng 02 năm 1913 Sa Đéc trở thành một đại lý hành chính đặt dưới quyền của tỉnh Vĩnh Long, còn Long Hưng vẫn thuộc tổng An Phong [18,135]. Nghị định ngày 01 tháng 04 năm 1916, Sa Đéc trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long với ba đại lý hành chính là Sa Đéc, Cao Lãnh và Lai Vung. Long Hưng nằm trong tổng An Phong thuộc Lai Vung. Đến nghị định ngày 09 tháng 02 năm 1924 Sa Đéc chính thức trở thành một tỉnh riêng và tách khỏi Vĩnh Long với ba quận là Châu Thành (Sa Đéc), Cao lãnh và Lai Vung. Long Hưng thuộc quận Lai Vung [51,15]. Đến năm 1957 với nghị định ngày 08 tháng 10 Sa Đéc lại trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long. Đến nghị định ngày 11 tháng 07 năm 1962 Sa Đéc vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long và được chia thành bốn quận là Sa Đéc, Lấp Vò, Đức Tôn và Đức Thành, từ đây Long Hưng thuộc quận Lấp Vò. Mãi đến ngày 24 tháng 09 năm 1966 Sa Đéc tái chính thức thành lập tỉnh với bốn quận. Trong đó Sa Đéc thuộc quận Châu Thành, sau đổi thành quận Đức Thịnh. Sau năm 1975 Long Hưng thuộc huyện Lấp Vò. Năm 1977, huyện Lấp Vò đổi thành huyện Thạnh Hưng. Tháng 08 năm 1989, huyện Thạnh Hưng chia thành hai huyện là Thạnh Hưng và Lai Vung. Đến tháng 12 năm 1996, huyện Thạnh Hưng lại đổi thành huyện Lấp Vò gồm 13 xã, trong đó Long Hưng được chia thành hai xã là Long Hưng A và Long Hưng B. 1.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư Do điều kiện tự nhiên và đất đai thuận lợi nên ngay trong thời kỳ khai hoang lập ấp, vùng này là một trong những nơi thu hút nhiều lưu dân, dẫn đến việc hình thành nhiều thôn làng với diện tích lớn, dân cư đông đúc và kinh tế trù phú. Đến năm 1757 xứ Sa Đéc mới trở thành đạo Đông Khẩu của dinh Long Hồ nhưng trên thực tế, lưu dân người Việt đã đến vùng này khai phá lập nghiệp từ lâu trong quá trình khai phá mở cõi phương Nam. Vùng Sa Đéc vốn đã trù phú, lại trở nên phồn thịnh hơn sau khi có đám di thần nhà Minh được chúa Nguyễn cho vào định cư ở Biên Hòa và Mỹ Tho vào năm 1679. Rồi từ Mỹ Tho họ sang vùng đất cũng rất trù phú nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Quá trình tập trung dân cư ở vùng Long Hưng được hình thành bởi các nguồn chính sau: Thứ nhất là, lưu dân đến từ Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Tín, Quảng Nam và Quảng Ngãi, chủ yếu bằng đường thủy. Họ dùng ghe bầu vượt biển vào sông Tiền rồi đi sang khai phá các vùng đất cao ráo ven sông, ven rạch. Thứ hai là, sự chuyển cư từ hai huyện Phước Long, Tân Bình và từ Mỹ Tho sang. Thứ ba là, trong thời gian cuộc nội chiến diễn ra, vùng Long Hưng – Sa Đéc là đường tiến thoái của quân Nguyễn Ánh. Đồng thời cũng là nơi nổ ra nhiều trận chiến, là nơi tàn ẩn những bệnh binh, lính đào ngũ của cả hai bên. Đây chính là nguồn nhập cư đáng kể Ngoài ra còn cò nhiều đợt nhập cư khác, có cả giáo dân Thiên chúa từ miền Trung vào tị nạn khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ra chỉ dụ cấm đạo Thiên chúa năm 1750 [46,175]. Chính điều kiện thuận lợi đã thu hút lưu dân từ nhiều vùng đến đây và biến vùng này thành một trung tâm dân cư đông đúc vào đầu thế kỷ XX, được phân bố như sau: Làng Long Hưng có 6987 người. Làng Tân Dương có 4157 người. Làng Long Hậu có 5712 người. Làng Long Thắng có 1098 người [51,11-12]. Người Hoa vốn thạo nghề buôn bán, họ đứng ra thu mua các thổ sản, lâm sản, thủy sản...do lưu dân người Việt đến trước khai thác và sản xuất, góp phần hình thành Nông nại đại phố trên Cù Lao Phố (Biên Hòa) và Mỹ Tho đại phố. Nhóm người Hoa ở Mỹ Tho còn sang Vĩnh Long và Sa Đéc làm ăn, từ đó hình thành một số tụ điểm dân cư quan trọng ở khu vực Sa Đéc, dọc theo tuyến sông Tiền như Nha Mân (Cái Tàu Hạ), đất Sét (nay thuộc xã Mỹ An Hưng B), Cái Tàu thượng (nay thuộc xã Mỹ An Hưng A)...và một số trung tâm khác ở phía sông Hậu như Lấp Vò, Lai Vung. Nghề nông vẫn là ngành kinh tế chủ yếu. Trong 2 thế kỷ XVII, XVIII thị trường tiêu thụ cau tươi và cau khô rất lớn và còn xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore, Phôm Pênh do thương lái người Hoa thu gom. Đến đầu thế kỷ XIX toàn tỉnh Sa Đéc có 2848 ha trồng cau [51,19], tập trung chủ yếu ở vùng Long Hưng, nhất là Tân Lộc. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều ngành nghề khác như đóng ghe xuồng (Long Hậu), dệt chiếu (Định Yên, Định An), đươn lờ lọp... Riêng hai xã Long Hưng A và Long Hưng B kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. 1.2. Vùng đất Long Hưng cuối thế kỷ XVIII. 1.2.1. Bối cảnh Nam Kỳ cuối thế kỷ XVIII. Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như cả Nam Bộ, dù là vùng đất mới của người Việt. Song về mặt lịch sử, đây là địa bàn có người cư ngụ rất sớm, mặc dù chưa biết thời gian chính xác. Theo các giáo sĩ và thương nhân từng đi ngang qua đây ghi nhận đã có người cư ngụ như Fernand Mindez vào năm 1540, Caspard de la Croix vào năm 1552 [6,26]. Đến năm 1562 văn hào Camoens-người Bồ Đào Nha bị đắm thuyền gần Hà Tiên, nhờ người cứu vớt đưa về Mỹ Tho, nơi có người Bồ Đào Nha lập thương cảng. Trong một ghi chép, Ông mô tả: “Bờ sông Mê Kông (tức sông Cửu Long) bao phủ vô số rừng rậm và chứa đầy thú dữ, thỉnh thoảng có vài người đánh cá ven sông” [6,27]. Năm 1620 sau cuộc hôn nhân giữa công nương Ngọc Vạn-con gái chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên với quốc vương Chân Lạp Chêy Chetta II, người Việt có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để vào sinh sống ở vùng Đồng Nai – Cửu Long. Năm 1623 Chêy Chetta nhượng cho chúa Nguyễn đất Prey Nokor (Xứ Sài Gòn) lập trạm thuế nên lưu dân người Việt vào càng nhiều hơn. Mối quan hệ giữa Chêy Chetta và chúa Nguyễn Phước Nguyên ngày càng chặt chẽ. Trong hồi ký “Xứ Đàng Trong năm 1621” của Cristophoro Borri, có chép: Ngoài ra Chúa còn chuẩn bị vũ khí liên tục và mộ binh giúp Vua Campuchia, cung cấp cho Vua này thuyền chiến và quân binh để cầm cự với vua Xiêm [50,84]. Con đường thủy duy nhất mà chúa Nguyễn vận chuyển vũ khí, chiến thuyền và quân binh giúp cho chàng rễ Chêy Chette II là từ cảng nước Mặn (Qui Nhơn) vào sông Tiền qua Sa Đéc, Phnom Pênh rồi Oudong. Đến giữa thế kỷ XVII, Sa Đéc đã là một trung tâm dân cư lớn ở châu thổ sông Cửu Long với cảnh chợ búa trên bến dưới thuyền tấp nập. Vốn là vùng sông nước nên cư dân địa phương dùng tre kết thành bè, trên cất nhà có gác chứa hàng hóa. Buôn bán theo con nước nổi lên xuống rất tiện lợi nên có tên gọi là Phsar ădek tức là “chợ nổi”. Lâu ngày người Việt nói trại là Sa Đéc [18,27] và trở thành tên cho cả vùng. Mùa Xuân năm 1698 vâng lệnh chúa Nguyễn, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào nam kinh lược, xác định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới, lập ra hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, gọi chung là Gia Định phủ-trên phần đất từ sông Đồng Nai đến sông Tiền. Sử cũ ghi rõ: “lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” [10,12]. Như vậy dinh phiên trấn chỉ có một huyện là Tân Bình nhưng huyện này rất rộng, gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và cả phần đất phía Bắc sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp. Trong khi đó Mạc Cửu-người Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) có quan hệ mật thiết với Trịnh Thành Công ở Đài Loan khoảng năm 1680. Khi thấy công cuộc “Phản Thanh phục Minh” đi vào chỗ bế tắc, bỏ sang Chân Lạp sinh sống. Ông được triều đình Chân Lạp phong chức Ốc nha, song thấy nội tình xứ này luôn rối ren do nạn người Xiêm thường hay cướp phá. Ông xin đến khai thác cửa biển Peam (là Hà Tiên sau này). Nơi đây vốn đã có nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Ông cho xây thành và lập thêm phố xá, mở hiệu buôn, sòng bạc...thu hút thương nhân ngày một đông hơn. Ông còn chiêu tập lưu dân người Việt, người Hoa mở ruộng lập vườn và hình thành được bảy thôn, trong đó Hà Tiên ngày một phồn thịnh. Khoảng từ năm 1678 đến năm 1688 bọn cướp biển và quân Xiêm thường cướp bóc Hà Tiên. Dưới áp lực quân Xiêm, Mạc Cửu phải sang cảng Muang Galapuri (Xiêm). Một thời gian sau, ông lại trốn về Hà Tiên tiếp tục công việc khai mở. Để có chỗ dựa vững chắc, năm 1708 Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn và xin nội thuộc, được Chúa Nguyễn Phước Chu (1691-1725) chấp thuận và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Như vậy cho đến đầu thế kỷ XVIII, chỉ còn vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu là chưa chính thức thuộc chủ quyền người Việt. Nhưng đến năm 1757 Nguyễn Cư Trinh cho dời dinh Long Hồ về Tầm Bao (tức Long Hồ thuộc Vĩnh Long ngày nay) và lập 3 đạo Tân Châu, Châu Đốc và Đông Khẩu. Sự kiện này đánh dấu vùng đất Tầm Phong Long đã thuộc chủ quyền người Việt. 1.2.2. Thành tựu khai hoang và tình hình kinh tế - xã hội ở Long Hưng. Thành tựu khai hoang: Trong gần nửa thế kỷ (1757-1800) vùng Long Hưng có tốc độ khai hoang tương đối nhanh. Long Hưng trong thời này thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, đến năm 1802 mới đổi thành Vĩnh Trấn và năm 1808 trở thành trấn Vĩnh Thanh. Đến nay chưa có tư liệu về số thôn ấp thành lập được trước năm 1800 nên tạm thời sử dụng bảng danh mục hành chính của trấn Vĩnh Thanh được Trịnh Hoài Đức lập trong Gia Định thành thông chí, thuộc huyện Lai Vung và Lấp Vò ngày nay. Huyện Lai Vung có 12 thôn: Long Hậu, Định Hòa, Đông Thành, Tân Hòa, Nhơn Hòa, Tân Lộc, Tân Lộc Trung, Phú Lộc, Tân Sơn, Tân Thạnh, Tân Bình. Huyện Lấp Vò có 13 thôn: Mỹ An, Tòng Sơn, Mỹ Hưng, Tân Mỹ, Bình Thành Tây, Bình Thành Đông, Tân Đông, Nhơn Qưới, Tân Long, Tân Khánh, Tân Khánh Tây, Tân An Trung, Định An Phú. Vào thời điểm này, công tác quản lý hành chính ở Nam Bộ nói chung còn rất lỏng lẻo. Diện tích khai phá được đưa vào canh tác đều do người dân tùy tiện tự khai báo, không thông qua đo đạt, kiểm tra nên chúng ta ngày nay không có con số cụ thể để mô tả thành tựu của công cuộc khai hoang. Hơn nữa, trong khai báo người dân không dùng đơn vị địa chính (mẫu ta) mà tính bằng dây, bằng khoảnh hoặc thửa nên không thể quy chiếu thành đơn vị đạt điền để tính diện tích được [32,50]. Dĩ nhiên để trốn thuế, người dân không kê khai đúng sự thật. Mặc dù không nắm được diện tích khai phá cụ thể nhưng với con số 25 thôn được thành lập cho thấy đây là một thành tựu lớn trong cuộc khai hoang. Hơn nữa trong số đó có một số thôn mà trong cuộc đo đạt địa chính vào năm 1836 đã đạt diện tích vào hàng cao nhất trong số 1637 thôn ở Nam Bộ lúc bấy giờ, cụ thể như: Tân Lộc là 4336 mẫu ta, đứng hàng thứ 3. Tân Long (sau này là Long Hưng) là 4110 mẫu ta, đứng hàng thứ 4. Long Hậu là 3116 mẫu ta, đứng hàng thứ 14. Bình Thành Tây là 2261 mẫu ta, đứng hàng thứ 26 [8,255-256]. Đến cuối thế kỷ XVIII lưu dân người Việt đến vùng này cư trú không chỉ dưới hình thức di dân tự nhiên mà còn diễn ra bằng hình thức chuyển cư tại chỗ và các cuộc di dân cơ chế có tổ chức với số lượng lớn. Những lưu dân đầu tiên mạo hiểm vượt biển vào Nam tìm đất sống ở nơi hoang vu vắng vẻ, chưa có sự kiểm tra của chính quyền thì đất đai khai phá được đương nhiên thuộc quyền sở hữu của họ. Với số lượng cư dân ít ỏi, họ chỉ có khả năng liên kết lại để khai phá từng lõm, từng khoảnh ven sông rạch và cùng nhau chống chọi với thú dữ, bệnh tật...dần dần trở thành xóm ấp đầu tiên. Trong suốt diễn trình khai hoang lưu dân còn khai thác các nguồn lợi tự nhiên tại chỗ như cá tôm, chim thú, mật ong, các loại gỗ... Mặc dù với kỹ thuật, trình độ canh tác còn kém, năng suất thấp nhưng với nguồn lợi thiên nhiên phong phú đã mang lại cho lưu dân cuộc sống khá hơn nơi quê cũ. Chính điều này là thông tin hấp dẫn đối với thân thuộc của họ còn ở quê nhà và là một động lực dẫn đến những đợt di dân tiếp theo. Tình hình kinh tế - xã hội: Trước năm 1757 việc hình thành quyền sở hữu ruộng đất tư nhân chủ yếu dựa trên khả năng khai khẩn đất hoang của từng hộ gia đình. Những áp lực xã hội như: bao chiếm, sang đoạt, cầm cố...dường như chưa hình thành khi mà quyền lực nhà nước phong kiến chưa với tới vùng đất này hoặc đã hiện diện nhưng còn quá lỏng lẻo. Sau năm 1757, một mặt do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, đất lành chim đậu. Nay lại được chúa Nguyễn thiết lập cơ sở hành chính, có pháp luật bảo vệ, vùng này hấp dẫn nhiều lưu dân hơn. Công cuộc khẩn hoang diễn ra nhanh chóng hơn. Dân biết thâm canh làm thủy lợi, góp phần làm cho khu vực Lấp Vò, Cái Dầu, Long Hậu, Tân Lộc sau là Tân Thành (Lai Vung) trở thành trung tâm dân cư quan trọng trải từ sông Tiền đến sông Hậu. Đồng thời với những cuộc khai phá lẻ tẻ của dân nghèo xiêu tán, Chúa Nguyễn còn chiêu mộ những nhà giàu có ở các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn đưa gia nhân vào khai phá. Bên cạnh đó các Chúa Nguyễn còn sử dụng binh lính, tù phạm và mộ dân khai hoang lập đồn điền.  Như vậy Long Hưng có một vị trí khá đặc biệt, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, là trung tâm khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, là nơi nối liền miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Đồng thời điều kiện tự nhiên Long Hưng rất thuận lợi nên từ thời khai hoang lập ấp, vùng này đã hấp dẫn nhiều lưu dân đến đây sinh sống, dẫn đến việc hình thành nhiều thôn ấp dân cư đông đúc. Đặc biệt đến cuối thế kỷ XVIII, vùng Long Hưng có tốc độ khai hoang tương đối nhanh so với các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Long Hưng có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, cuối cùng Nguyễn Ánh đã chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ để đánh lại quân Tây Sơn. Vậy Nguyễn Ánh đã chọn và xây dựng căn cứ ở Long Hưng như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở chương 2 – Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng-Sa Đéc. CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNG – SA ĐÉC. 2.1. Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783. Mùa thu năm 1773, lực lượng nghĩa quân Tây Sơn đã lên đến vài vạn người và đánh chiếm được phần lớn phủ Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc với trách nhiệm Đệ nhất trại chủ chỉ huy hai huyện Bồng Sơn và Phù Ly, cử Nguyễn Tông làm Đệ nhị trại chủ chỉ huy huyện Tuy Viễn và Huyền Khê làm Đệ tam trại chủ phụ trách quân lương. Tiếp đó, Nguyễn Nhạc chia quân bao vây thành Quy Nhơn. Tuần phủ Nguyễn Khắc Tuy._.ên và toàn bộ binh lính chạy trốn. Nguyễn Nhạc lại đem quân tiến lên phía Bắc đánh chiếm các kho thóc ở Kiển Dương và Đạm Thuỷ. Đốc Trưng Đằng chạy trốn nhưng bị Nhạc đuổi theo giết được, tiếp đó nghĩa quân tiến ra Quảng Ngãi, Quảng Nam. Đi đến đâu, nghĩa quân đều được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Tập Đình và Lý Tài đem lực lượng của họ đi theo Tây Sơn cũng vào thời gian này. Nghe tin quân Tây Sơn đánh chiếm Quy Nhơn và đang tràn ra phía Bắc, triều đình Phú Xuân rất hoảng hốt. Tướng sĩ bấy lâu chỉ lo ăn chơi, nay sắp phải ra trận, ai nấy đều hoang mang cực độ, tìm cách đút lót quan trên để xin ở lại. Quân lính thì chán nản, không còn tinh thần chiến đấu, hễ gặp nghĩa quân thì bỏ chạy hoặc đầu hàng. Trương Phúc Loan vội sai bốn viên tướng là Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Cửu Sách, Tống Sùng và Đỗ Văn Hoàng đem đại quân vào Quy Nhơn trong khi nghĩa quân đã nhanh chóng chiếm được Quảng Ngãi và đang tiến ra Quảng Nam. Khi quận chúa Nguyễn kéo vào đến Bến Ván (Bản Tân – ranh giới Quảng Ngãi và Quảng Nam), nghĩa quân liền rút về Bến Đá (Thạch Tân, thuộc phủ Thăng Bình, Quảng Nam) bố trí mai phục. Quân Nguyễn đuổi theo đến Bến Đá thì bị phục binh Tây Sơn đánh bại. Các tướng Nguyễn đều bị giết, chỉ còn Nguyễn Cửu Sách thu tàn quân chạy trốn. Trận thắng lớn ở Bến Đá nâng cao thanh thế nghĩa quân và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quật khởi của các tầng lớp bị trị. Cuối năm 1773, chúa Nguyễn cử Tôn Thất Hương làm tiết chế nội quân đi đánh Tây Sơn nhưng quân của Hương đã bị Lý Tài và Tập Đình đặt phục binh ở núi Bích Kê (huyện Phù Mỹ) đánh cho tan tác, Tôn Thất Hương tử trận. Ở phía Nam, nghĩa quân cũng thừa thắng đánh chiếm các phủ Diên Khánh, Bình Khang. Như vậy, chỉ trong vòng một năm, quân Tây Sơn chiến thắng liên tiếp, kiểm soát cả khu vực rộng lớn từ Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận; duy chỉ một lần bị quân Nguyễn do Nguyễn Cửu Dật chỉ huy đánh bất ngờ, quân Tây Sơn bị thua phải rút về phía Nam Chợ Củi (Sài Thị) [31,172]. Đầu năm 1774, Tôn Thất Thắng được Chúa Nguyễn cử làm đại tướng đi đánh Tây Sơn. Nhưng Tôn Thất Thắng thấy quân Tây Sơn mạnh quá, rất hoảng sợ, đang đêm bỏ quân lính chạy trốn một mình. Mùa hạ năm đó, lưu thủ Long Hồ là Tổng Phúc Hiệp huy động quân lính ở Gia Định tiến đánh nghĩa quân, chiếm lại được ba phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khang, sau đó đã chiếm lại cả Phú Yên. Những biến động ở Đàng Trong được viên trấn thủ Nghệ An là Bùi Thế Đạt báo về Thăng Long. Vốn nuôi mộng chiếm nốt vùng đất của Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh Sâm mừng rỡ nói: Họ Nguyễn vốn có thế thù với họ Trịnh. Sở dĩ bấy nay Trịnh phải làm thinh, chẳng qua chỉ cốt đợi thời. Bây giờ cơ hội đã đến, Trịnh sao lại chịu bó tay ngồi nhìn để họ Nguyễn ngang nhiên tranh hùng mãi [31,180]. Trịnh Sâm bèn cử Hoàng Ngũ Phúc làm thượng tướng quân đem 3 vạn binh đi trước, còn tự mình cầm đại quân đi sau, đến đóng ở Hà Trung để ứng viện. Hoàng Ngũ Phúc tuy xuất thân hoạn quan nhưng là một viên tướng có tài. Ngũ Phúc đã tham gia đắc lực vào việc đánh bại cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. Lần này xuất quân, Ngũ Phúc lại có những bộ tướng giỏi như Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh. Hoàng Ngũ Phúc kéo quân vào đất chúa Nguyễn nêu danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và dẹp loạn Tây Sơn, ngoài ra không có ý gì khác. Quân Chúa Nguyễn phải dồn sức đối phó với Tây Sơn ở mặt Nam, nên lực lượng ở phía Bắc rất yếu. Tháng 11 năm 1774, quân Trịnh vượt sông Gianh Dinh Trạm và Dinh Cát. Chúa Nguyễn vội triệu Tôn Thất Nghiễm (bấy giờ đang đánh nhau với quân Tây Sơn) về đối phó với Hoàng Ngũ Phúc và cử Nguyễn Cửu Dật thay Tôn Thất Nghiễm ở phía Nam. Hoàng Ngũ Phúc tiến quân đến Bồ Đề (huyện Minh Linh) đưa thư khuyên Chúa Phúc Thuần đầu hàng. Bị tấn công cả hai mặt, Chúa Nguyễn lâm vào tình thế nguy ngập, sai bắt trói Trương Phúc Loan đem nộp cho Hoàng Ngũ Phúc và dâng vàng bạc xin bãi binh nhưng vẫn bố trí lực lượng chống cự. Bắt được Trương Phúc Loan, quân Trịnh vẫn tiếp tục tiến vào Phú Xuân. Đầu năm 1775 Chúa Nguyễn Phúc Thuần phải bỏ Phú Xuân, đem gia quyến cùng hơn 100 thân binh xuống thuyền ra cửa Tư Dung, rồi đổ bộ vượt đèo Hải Vân chạy vào Quảng Nam. Sau đó Phúc Thuần lại cùng cháu là Nguyễn Ánh vượt biển vào Gia Định. Trước khi đi, Phúc Thuần phong cho hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung. Quân Tây Sơn lại khởi thế công, chia hai cánh đánh bại quân của Nguyễn Cửu Dật, buộc Dật phải chạy về Trà Sơn. Tiếp đó, Nguyễn Nhạc chia ba cánh quân vây bắt Nguyễn Phúc Dương. Lại nói về quân Trịnh, bấy giờ đã vượt đèo Hải Vân (3/1775). Quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Tập Đình và Lý Tài chỉ huy đón đánh quân Trịnh ở Cẩm Sa. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng quân Tây Sơn bị tổn thất nhiều, phải rút về Bến Ván để bảo vệ căn cứ Quy Nhơn và vùng Quảng Ngãi. Ở phía Nam, tướng của Chúa Nguyễn là Tống Phúc Hiệp sau khi chiếm lại được Phú Yên cũng tấn công ra. Tình hình quân Tây Sơn bấy giờ rất bất lợi, bị kẹp giữa hai thế lực thù địch: quân Trịnh ở Bắc và quân Nguyễn ở Nam. Nhằm vượt qua trận thế nguy hiểm, Nguyễn Nhạc kịp thời thay đổi sách lược, một mặt lo củng cố căn cứ ở miền núi Qui Nhơn, một mặt tạm thời hoà hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn. Tháng 7 năm 1775, Nguyễn Nhạc sai người đem vàng bạc và một bức thư đến doanh trại Hoàng Ngũ Phúc “xin hàng”, xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên và xin làm tướng tiên phong đi đánh quân Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc vốn biết lực lượng Tây Sơn đang bột phát, thường nói với bộ hạ: Tây Sơn bây giờ đang như ngọn lửa bốc mạnh. Ta già mất rồi; còn các tướng, ta e không phải là tay đối địch với họ được [31,193]. Nhận được thư của Nguyễn Nhạc, Ngũ Phúc biết đây chỉ là kẻ hoãn binh nhưng vì đang mùa hè, quân Trịnh mệt mỏi lại bị chết dịch nhiều và tinh thần binh sĩ rất hoang mang nên Ngũ Phúc phải chấp nhận đề nghị của Tây Sơn. Ngũ Phúc bèn sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem ấn, cờ và kiếm phong cho Nguyễn Nhạc làm “Tây Sơn hiệu trưởng tráng tiết tướng quân”. Tạm yên mặt Bắc, Nguyễn Nhạc dồn lực lượng tấn công quân Nguyễn ở phía Nam. Bề ngoài, Nguyễn Nhạc giả vờ liên kết với Tống Phúc Hiệp và lập hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương lên làm vua. Nguyễn Nhạc sai người mang thư vào Phú Yên ngỏ ý xin hàng Tống Phúc Hiệp. Khi sứ giả của Phúc Hiệp đến Quy Nhơn để xét hư thực, Nguyễn Nhạc đặt hoàng tôn Dương ngồi giữa, còn tự mình thì ngồi ở bên tả. Trước mặt sứ giả, Nguyễn Nhạc tuyên bố: Năm doanh tướng sĩ từ ngàn dặm làm việc cần vương, thật là đã hết lòng trung nghĩa. Nạn Quốc phó (Trương Phúc Loan) đã trừ xong, chúng ta nên rước Hoàng tôn lên ngôi để yên nghiệp lớn, đó là cái công muôn đời, phải cùng với các tướng sĩ mưu toan [31,199] Sứ giả Phúc Hiệp hỏi: “Minh công có lòng tôn phù như vậy, danh nghĩa lừng lẫy, ai chẳng nghe theo. Nay quân năm doanh đến thì nên đóng ở đâu?”. Nguyễn Nhạc trầm ngâm một lúc rồi nói: “Việc ấy xin nhờ Điện hạ (Hoàng tôn Dương) xử trí, thế nào chúng tôi cũng xin tuân theo”. Hoàng tôn Dương nói: “Các ông tuỳ tiện mà làm”. Khi sứ giả về, Nguyễn Nhạc lại viết thư giảng hoà với Tống Phúc Hiệp; Phúc Hiệp tin là thật nên không chú ý phòng bị nữa [31,203]. Nguyễn Nhạc nắm ngay sơ hở này, sai Nguyễn Huệ đem đại binh đánh úp Phú Yên. Đây cũng là chiến thắng lớn đầu tiên của Nguyễn Huệ, bấy giờ mới 23 tuổi. Chiếm được Phú Yên, Nguyễn Nhạc cử Lý Tài làm trấn thủ Phú Yên và báo tin cho Hoàng Ngũ Phúc biết và xin phong chức cho Nguyễn Huệ. Ngũ Phúc bèn phong cho Nguyễn Huệ làm Tây Sơn hiệu tiền phong tướng quân. Bấy giờ quân Trịnh đang mắc bệnh dịch, binh sĩ chết đến quá nữa, Hoàng Ngũ Phúc phải rút quân về Phú Xuân, dọc đường Ngũ Phúc bị bệnh chết. Quân Trịnh vừa rút thì ở Quảng Nam, bọn Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân mộ lính đánh lại Tây Sơn. Được sự giúp đỡ của một phú thương người Hoa tên là Tất, Quyền và Xuân chiếm lại được hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn (Quảng Nam). Bấy giờ Quảng Nam đang bị nạn đói lớn, quân của Quyền và Xuân bị thiếu lương lại không được dân ủng hộ, cuối cùng bị quân Tây Sơn đánh tan. Nguyễn Nhạc giao Quảng Nam cho Nguyễn Văn Duệ đóng giữ rồi rút về Quy Nhơn, tiếp tục tiến đánh quân chúa Nguyễn ở phía Nam. Đầu năm 1776 Nguyễn Nhạc sai em là Nguyễn Lữ đem thuỷ binh vào đánh Gia Định, chiếm được thành Gia Định và các dinh Trấn Biên, Phiên Trấn; chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy về Bà Rịa. Một địa chủ ở Mỹ Tho là Đỗ Thành Nhơn tụ tập dân chúng chừng 3000 người, lập ra quân Đông Sơn, nêu danh nghĩa phù Nguyễn, chọi lại Tây Sơn. Thấy quân cứu viện của chúa Nguyễn từ các ngả kéo về Gia Định, Nguyễn Lữ ra lệnh tịch thu của cải, lương thực của họ Nguyễn rồi rút về Tây Sơn. Quân chúa Nguyễn chiếm lại được Gia Định, nhưng phải bỏ mất các phủ Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận. Tháng 3 năm 1776 Nguyễn Nhạc tự xưng Tây Sơn vương, xây lại thành Đồ Bàn (kinh đô cũ của Champa) và phong cho Nguyễn Huệ làm phụ chính và Nguyễn Lữ làm thiếu phó. Ngay sau đó Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Gia Định lần thứ hai. Quân Lý Tài bị đánh tan, chúa Phúc Dương chạy về Trà Tân (thuộc Định Tường) rồi về Ba Vát (thuộc Vĩnh Long), còn chúa Nguyễn Phúc Thuần thì chạy về Long Xuyên. Nguyễn Huệ đuổi theo bắt giết được cả Phúc Thuần lẫn Phúc Dương, chỉ còn Nguyễn Ánh (cháu Phúc Thuần) chạy thoát. Sau khi chiếm Gia Định, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cử các tướng ở lại trấn giữ, rồi lại rút quân về Quy Nhơn. Nhưng cuối năm ấy Nguyễn Ánh được tầng lớp đại địa chủ ở Gia Định ủng hộ, khởi binh ở Long Xuyên rồi kéo về đánh Sa Đéc, chiếm lại thành Gia Định. Tháng 11 năm 1777 khi nghe tin đại quân Tây Sơn rút về Qui Nhơn, Nguyễn Ánh từ Thổ Châu về Cà Mau khởi binh. Tháng 01 năm 1778 Nguyễn Ánh được các tướng suy tôn làm Đại Nguyên súy Nhiếp quốc chính. Khoảng một tháng sau thì quân Tây Sơn lại kéo vào, Nguyễn Ánh giao Sài Gòn cho Đỗ Thanh Nhân trấn giữ, còn mình trực tiếp làm tướng trông coi mặt trận Bến Lức. Đỗ Thanh Nhân giết được tư khấu Uy ở sông Bến Nghé. Thủy quân Tây Sơn thì bị Lê Văn Duyệt phá, Lê Văn Quân đánh chiếm được Bình Thuận [32,30]. Lợi dụng những tháng còn lại của năm 1778 và hai năm 1779 và 1780 Tây Sơn ngừng tấn công Gia Định, Nguyễn Ánh lo củng cố lực lượng: tích trữ lương thực, mua sắm chiến thuyền, binh khí, ổn định tổ chức hành chính... Đầu năm 1780 thấy không còn gì trở ngại nữa, Nguyễn Ánh xưng vương, nhưng vẫn theo niên hiệu nhà Lê, ấn “Đại Việt quốc Nguyễn Chúa chi bảo” đúc từ thời Quốc chúa Nguyễn Phước Chu, nay chỉ dùng làm ấn truyền ngôi. Đất đai thuộc quyền quản lí của Nguyễn Ánh lúc bấy giờ ngoài Gia Định còn cả khu vực Phú Yên, Bình Khang và Bình Thuận. Trong thời gian này, một mặt lo ổn định tình hình kinh tế - xã hội chuẩn bị đương đầu với Tây Sơn, mặt khác Nguyễn Ánh còn phải đối phó với một số vấn đề nội bộ và Chân Lạp. Nguyễn Ánh dự tính mùa hè năm 1781 đưa quân đánh úp Tây Sơn. Nhưng phát hiện Đỗ Thanh Nhân âm mưu làm phản. Nguyễn Ánh cho người giết chết và chia quân Đông Sơn của Nhân ra làm bốn đạo để trừ hậu họa. Cũng từ đó quân Đông Sơn tan rã và binh lực của Nguyễn Ánh cũng suy yếu hẳn. Nhân cơ hội đó Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định lần thứ ba năm 1782. Mấy trăm chiến thuyền Tây Sơn vào cửa Cần Giờ đánh tan quân Nguyễn Ánh ở ngã bảy. Nguyễn Ánh phải chạy về Ba Giồng, thành Gia Định lại trở về với Tây Sơn. Tháng 5 năm 1782 đại quân của Nguyễn Huệ truy đuổi Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh phải thoát chạy ra đảo Phú Quốc. Yên tâm là lực lượng Nguyễn Ánh không còn gì, nên đại quân Tây Sơn rút về Qui Nhơn giao Gia Định cho hàng tướng Đông Sơn là Đỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá cai quản với 3000 quân [32,41-42]. Tháng 06 năm 1782 tàn quân Nguyễn Ánh quy tụ quân, đánh chiếm được Long Hồ (thuộc tỉnh Vĩnh Long), rồi tiến về Bến Lức làm cho Nhàn Trập dao động, cùng Hộ Bộ Bá phải chạy về Qui Nhơn. Thế là Nguyễn Ánh lại làm chủ Gia Định một lần nữa nhưng lần này không lâu vì lực lượng bị tiêu hao gần hết, tướng tá còn lại không mấy người, làm sao đương đầu nổi với Tây Sơn – một thế lực đang đảm đương sứ mạng lịch sử. Tình trạng của Nguyễn Ánh ngày một bi thảm, dù lấy được Gia Định nhưng không đủ binh lực bảo vệ, tính kế lâu dài. Trước mắt Nguyễn Ánh không tính đến việc chạy qua Chân Lạp, vì chiến tranh và đói kém đã tàn phá xứ này. Phải tính tới chuyện chạy ra các hải đảo ở vịnh Xiêm La (Thái Lan) và Bá Đa Lộc được ủy thác sửa soạn tàu bè, lương thực đề phòng lúc phải ra đi [44,113- 114]. Năm 1783 Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lại đem quân vào đánh Gia Định lần thứ tư. Quân Chu Văn Tiếp tan vỡ, Nguyễn Ánh lại chạy về Ba Giồng rồi ra đảo Côn Lôn. Phò mã Tây Sơn là Trương Văn Đa đem thuỷ binh đuổi theo, Nguyễn Ánh lại chạy ra Phú Quốc. Nguyễn Huệ cử Trương Văn Đa giữ Gia Định rồi lại mang quân về Quy Nhơn. 2.2. Nguyễn Ánh bôn tẩu và sang Xiêm cầu viện (1783 – 1787). . Cầu viện lần thứ nhất (1783-1784): Nguyễn Ánh cùng gia quyến và một ít tàn quân vượt sông Lật Giang (Bến Lức) chạy về Mỹ Tho rồi ra Phú Quốc [31,48]. Thất bại liên tiếp làm cho một số tướng sĩ nản lòng, sanh tâm làm phản, nơi trú ẩn của Nguyễn Ánh bại lộ. Thống suất Tây Sơn Phan Tấn Thuận mang quân tới vây đánh. Cầm chắc cái chết trong tay, may nhờ Cai cơ Lê Phước Điền “đóng vai Lê Lai cứu Chúa”- Nguyễn Ánh mới thoát và trốn về đảo Cổ Long [31,49]. Quyết tâm tiêu diệt quân Chúa Nguyễn, tháng 7 năm 1783 Nguyễn Huệ sai Trương Văn Đa mang quân bao vây đảo Cổ Long không cho Nguyễn Ánh thoát. Trước tình thế đó, bỗng có một trận giông bão nổi lên làm chiến thuyền của Tây Sơn tan vỡ. Nhờ đó Nguyễn Ánh trốn thoát về đảo Cô Cốt, rồi trở về Phú Quốc trong tình trạng vô cùng thảm hại. Lương thực không còn, đến nổi binh sĩ phải hái lá rừng, đào củ dại mà ăn [32,50]. Không tiêu diệt được Nguyễn Ánh, song Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ vẫn kéo quân về Qui Nhơn và giao Gia Định cho Trương Văn Đa. Trương Văn Đa chia quân đóng khắp nơi canh giữ, nhất là thủy quân luôn tuần tra ở các cửa sông, vùng ven biển. Nguyễn Huệ rút đi, Nguyễn Ánh và quân tướng tiếp tục hoạt động trở lại, cho người về Cà Mau chiêu mộ binh sĩ, kích động quân tướng cũ, lập đồn lũy chờ cơ hội hoạt động. Cuối năm 1783 quân Nguyễn Ánh ở Gia Định bắt đầu hoạt động mạnh. Hồ Văn Lân đánh Tân Châu, Cần Thơ nhưng Trương Văn Đa không để cho họ tồn tại lâu. Đến tháng 01 năm 1784 Nguyễn Ánh không còn chỗ dựa ở Gia Định, đành chạy sang Xiêm ẩn náo và nhờ viện binh. Từ lâu người Xiêm có tham vọng bành trướng sang Đông, nhân cơ hội này, họ mượn cớ giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn và cướp phá Gia Định. Tuy nhiên, giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, Xiêm phải chọn bên nào có lợi cho mình và chọn lựa này còn tùy thuộc vào tình hình Chân Lạp. Dĩ nhiên là họ chọn Nguyễn Ánh [31,53], Vua Xiêm liền sai hai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương sang giúp nhưng bị Tây Sơn đánh bại bằng trận Rạch Gầm-Xoài Mút. Còn Nguyễn Ánh sau khi quân Xiêm thất bại, ông chạy sang Trấn Giang (Cần Thơ), chuẩn bị trốn ra các đảo trong vịnh Xiêm La, rồi chạy ra Thổ Châu nhưng bị Tây Sơn truy đuổi nên cuối cùng phải chạy sang đảo Cổ Cốt [45,27]. Đến tháng 03 năm 1785, Nguyễn Ánh sang Xiêm riếp tục cuộc đời lưu vong lần hai. . Cầu viện lần thứ hai (1785-1787): Trong khi giao hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc làm con tin sang Pháp cầu viện, tháng 4 năm 1785 Nguyễn Ánh đến Vọng Các và được vua Xiêm cho đóng ở Long Khâu thuộc khu vực ngoại thành Vọng Các (về sau mang tên là làng Gia Long). Ở đây Nguyễn Ánh một mặt thu thập, gom góp tàn quân từ trong nước kéo sang; mặt khác Nguyễn Ánh chia quân đi làm ruộng để nuôi quân và trích trữ lương thực, chờ cơ hội trở về, đồng thời thường xuyên cho người về nước chiêu mộ người xây dựng cơ sở bí mật, ra các hải đảo đóng chiến thuyền [32,60]. Tháng 2 năm 1786 Miến Điện xâm chiếm Xiêm, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành tiếp giúp Xiêm, quân Miến Điện bị thua to. Để cảm tạ công lao đó, vua Xiêm có ý giúp Nguyễn Ánh khôi phục Gia Định lần nữa. Sau đó quân Chà Và (Java) lại đánh Xiêm, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân đi giúp cũng thắng trận. Nhờ vậy thế lực của Nguyễn Ánh ở Xiêm không bị xem thường. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh chia quân đến Giang Khảm (một địa điểm gần Vọng Các) lo việc đóng chiến thuyền. Trong khi đó vào năm 1786 Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh và 43 người trong đoàn cầu viện đến Versailles (Vecxay, Pháp) và hơn một năm sau thỏa ước Versailles mới được kí kết vào ngày 28 tháng 11 năm 1787 giữa một bên là hầu tước Montmorin đại diện Vua Louis (Lui 16) và một bên là Bá Đa Lộc, đại diện Nguyễn Ánh. Thỏa ước gồm 14 điều khoản với nội dung phần lớn giống như tờ ủy quyền của Nguyễn Ánh giao cho Bá Đa Lộc ngày 18 năm 8 năm 1782. Đến cuối 1782 Bá Đa Lộc và cả đoàn rời Pháp, lúc bấy giờ nội bộ nước Pháp có nhiều mâu thuẫn nên Pháp không thi hành hiệp ước. Không còn cách nào khác, Bá Đa Lộc phải dùng uy tín cá nhân vận động các nhà tư bản ở Pondichery và Ile de France giúp Nguyễn Ánh. Ngày 28 tháng 7 năm 1789 đoàn cầu viện của Bá Đa Lộc cập bến Vũng Tàu với khoảng 10 tàu Bồ Đào Nha và một tàu Pháp, tất cả là tàu buôn nhưng võ trang đầy đủ khí giới quân dụng, có 140 sĩ quan, 80 binh lính người Pháp, Anh.... Như vậy Nguyễn Ánh sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bật khỏi Gia Định nhưng với quyết tâm khôi phục Gia Định, Nguyễn Ánh đã sang Xiêm cầu viện nhưng cũng không giành được thắng lợi. Trước tình hình đó, đến năm 1787 Nguyễn Ánh quyết định về nước và chọn Long Hưng làm căn cứ. Vì sao Nguyễn Ánh quyết định về nước trong thời gian này và chọn Long Hưng làm căn cứ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.3. Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ. 2.3. Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ. 2.3.1. Những yếu tố tác động đến quyết định về nước của Nguyễn Ánh. Sau khi quét sạch quân Xiêm ra khỏi đất Gia Định, quân Tây Sơn rút về Qui Nhơn, Nguyễn Huệ giao Gia Định cho đô úy Đặng Văn Trấn cùng Thái bảo Phạm Văn Tham dưới quyền chỉ huy của Đông Định Vương Nguyễn Lữ. Để đề phòng quân Nguyễn Ánh bất ngờ tấn công Gia Định, năm 1786 Đặng Văn Trấn cho dời doanh trại lên vùng đất cao ở Cầu Sơn, cách phía Bắc trấn 7 dặm. Trước đây quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân và quân Nguyễn Ánh thường tập trung ở Ba Giồng, bất ngờ tấn công các đồn trại Tây Sơn trong khu vực, có khi tận Gia Định và nhiều lần Nguyễn Ánh trốn thoát cũng nhờ đất Ba Giồng. Đến năm 1785 Đô úy trấn cho đào một con kinh nối liền Rạch Chanh ở phía Đông với đầu nguồn sông Ba Rài ở phía Tây. Con kinh này chẳng những nối liền Rạch Chanh với sông Ba Rài, cắt đôi đất Ba Giồng mà nó còn là con đường giao lưu bằng đường thủy vô cùng quan trọng giữa sông Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang. Trong Gia Định thành thông chí gọi là “Rạch Mới sông Tranh” [10,60]. Đó là điều kiện thuận lợi cho lực lượng của Nguyễn Ánh hoạt động như Dương Công Trừng, Nguyễn Văn Nhân, Tống Văn Khương nhân ban đêm cướp đồn Tây Sơn ở Cà Mau; Lê Công Tấn, Phạm Điền ở Gia Định mưu đánh úp Bến Nghé. Ở Biên Hòa, Nguyễn Văn Nghĩa và Nguyễn Văn Tuyết mộ quân nổi lên đến ngày Nguyễn Ánh trở về nước. Trong khi lực lượng Tây Sơn ở Gia Định lúc này rất mỏng, thậm chí có nơi không giữ nỗi các trấn, thì ở các xóm làng xa xôi hẻo lánh, nơi rừng sâu...làm sao kiểm soát được [45,31]. Vào đầu năm 1786, vua Xiêm muốn viện quân cho Nguyễn Ánh khôi phục Gia Định một lần nữa nhưng Nguyễn Ánh đã từ chối. Tháng 3 năm 1786, Nguyễn Ánh sai Tổng nhân cai cơ Hoàng Tiến Cảnh, Nguyễn Văn Nhân, Võ Di Nguy...đem quân về núi Giang Khảm đóng thuyền. Đến cuối năm 1786, Nguyễn Ánh sai Cai Cơ Phạm Văn Châu và Nguyễn Văn Đình về Hà Tiên chiêu mộ lực lượng với ý đồ nếu có cơ hội là quay về chiếm lại Gia Định [45,31]. Hơn nữa, Nguyễn Ánh nhận thấy tình hình sẽ bất lợi nếu ông tiếp tục sống lưu vong lâu ở Xiêm vì mối quan hệ giữa Xiêm và Tây Sơn ngày càng được cải thiện tốt hơn. Người Xiêm vốn sợ Tây Sơn, nếu Tây Sơn nhường cho họ một ít quyền lợi, chắc họ sẵn sàng bắt Nguyễn Ánh nộp cho Tây Sơn [30,212]. Tháng 02 năm 1786 giám quân Tống Phước Đạm sang báo tin với Nguyễn Ánh rằng anh em Tây Sơn đang đánh nhau quyết liệt ở Qui Nhơn. Nguyễn Huệ mang đại quân từ Bắc vào bao vây Hoàng đế thành; Đô úy Đặng Văn Trấn phải mang quân từ Gia Định ra cứu Qui Nhơn. Nguyễn Ánh thấy thời cơ đã đến và quyết định về nước, từ đó mọi việc được tiến hành khẩn trương ở Vọng Các, Hòn Tre, Cổ Cốt, Cà Mau, Hà Tiên, Sa Đéc...chuẩn bị cho công cuộc quay về. Ngoài những nguyên nhân trên còn một nguyên nhân nữa khiến Nguyễn Ánh cho rằng thời cơ đã đến, đó là việc phản bội Tây Sơn của Nguyễn Đằng Vân. Nguyễn Đằng Vân giỏi võ nghệ, theo Nguyễn Huệ từ nhỏ và được nhận làm con nuôi. Năm 1785, lúc quân Tây Sơn truy nã Nguyễn Ánh ẩn trốn ở các hải đảo, Nguyễn Đằng Vân thường giả bệnh để từ chối hành quân. Đến khi Nguyễn Ánh sang Vọng Các, Nguyễn Đằng Vân không theo quân Tây Sơn rút về mà ẩn mình trên đảo, đến năm 1787 Nguyễn Đằng Vân sang Vọng Các đầu hàng. Từ những nguyên nhân trên đã khiến Nguyễn Ánh quyết định về nước, sau khi bố trí một lực lượng lớn ở lại Vọng Các. Tối ngày 13 tháng 8 năm 1787 Nguyễn Ánh cùng gia quyến và quân tướng lẻn xuống bến Bắc Môn ra đi. Sáng ra, vua Xiêm hay tin cho quân đuổi theo nhưng không kịp [45,33]. Nguyễn Ánh về đóng quân ở Hòn Tre, rồi qua Cổ Cốt. Tại đây Hà Hỷ Văn và Châu Viễn Quyền xin quy thuận. Sau đó để gia quyến ở Phú Quốc, Nguyễn Ánh vào Cà Mau. Chưởng cơ Tây Sơn Nguyễn Văn Trương phụ trách vùng này sai thuộc hạ là Hoàng Văn Điểm mang 300 binh và 15 chiến thuyền ra hàng [44,117]. Thổ hào Nguyễn Văn Tuyết và Nguyễn Văn Nghĩa nổi lên chống Tây Sơn ở Biên Hòa cũng kéo quân đến quy thuận. Nguyễn Ánh làm chủ toàn miền Hậu Giang sau trận Trà Ôn do Chưởng cơ mới quy thuận Nguyễn Văn Trương chỉ huy. Lực lượng Nguyễn Ánh lớn lên thấy rõ, phấn khởi trước thực tế đó. Nguyễn Ánh mang quân đi Cần Giờ để kích động lòng người chống Tây Sơn. Được tin quân Nguyễn Ánh nhập Gia Định, Đông Định Vương Nguyễn Lữ phải tự mình xoay trở. Ông rút về Lạng Phụ (tức Gò Lượng, thuộc Biên Hòa) đắp thành đất để ở và giao Gia Định cho Thái bảo Phạm Văn Tham chống đỡ. Quân Tây Sơn chống cự nên Nguyễn Ánh không hạ được thành. Trên đường rút về Hổ Châu (còn gọi là Bãi Hổ hay Hổ cứ thuộc Sa Đéc) [44,146]. Quân Nguyễn Ánh đánh chiếm các đồn lũy dọc đường, quân Tây Sơn là Nguyễn Kế Nhuận mang quân ra hàng với 70 chiếc thuyền. Khi đến Ba Lai, Ngự Úy Tây Sơn Nguyễn Văn Đồn dàn quân trên sông ngăn lại [44,147]. Quân Nguyễn Ánh do Lê Văn Quân và Hồ Văn Lân dùng thế hai mặt giáp công, công phá và đánh tan được quân Tây Sơn. Trên đà thắng lợi, Nguyễn Ánh tiếp tục mang quân tấn công Mỹ Tho nhưng bị Phạm Văn Tham đánh tan, bắt được hàng tướng Nguyễn Đằng Vân. Nguyễn Ánh chạy về đến Bãi Hổ thu gom được khoảng 300 quân và hơn 20 chiến thuyền, còn Hà Hỷ Văn chạy ra Côn Đảo không dám vào nữa. Dù thắng trận nhưng Phạm Văn Tham rơi vào tình thế nguy khốn: + Một mặt không có viện binh; + Mặt khác, mặt trận lại càng mở rộng do thế lực của Nguyễn Ánh tuy không mạnh, song có mặt ở khắp nơi. Vào tháng 10 năm 1787, Hồ Văn Lân đánh Lương Phú, đuổi Đô Đốc Nguyễn Văn Mâm chạy về cố thủ ở Định Tường, bỏ Chưởng Cơ Chân và Hữu Hiệu Huấn ở lại. Hai người ra hàng quân Nguyễn Ánh và trở thành tiên phong cho Nguyễn Ánh. Tiếp theo Nguyễn Văn Trương làm tập hậu đánh Chưởng Cơ Trì ở sông Mỹ Lung (Mỹ Lương, Cái Bè) [45,33], Chưởng Cơ Trì bỏ chạy và quân lính đầu hàng. Phạm Văn Tham định đánh lấy lại Mỹ Lương nhưng Nguyễn Ánh đã mang quân đến hỗ trợ, Phạm Văn Tham đành rút ra Ba Lai. Tại đây, Phạm Văn Tham được Nguyễn Huệ sai Thái úy Phạm Văn Hưng mang 30 thuyền vào cứu viện, làm cho quân tướng Nguyễn Ánh lo lắng và dao động. Nguyễn Ánh phải trấn an các tướng sĩ bằng cách đưa ra lập luận – quân của Phạm Văn Hưng tuy đông nhưng chỉ vào lấy lương thực rồi về. Quả thật, không bao lâu sau Phạm Văn Hưng rút về thật [31,69-70]. Vì thế Phạm Văn Tham lại rơi vào thế cô lập, phải rút về Mỹ Tho, sau đó lại rời Mỹ Tho về cố thủ ở Gia Định. Đến tháng 10 năm 1787 lực lượng Nguyễn Ánh đã làm chủ phía Nam sông Tiền (khoảng gần phân nữa đất Gia Định). Thêm vào đó là, lúc này nội bộ Tây Sơn đang xảy ra mâu thuẫn trầm trọng, Nguyễn Huệ đang bận đối phó với vấn đề ở Bắc Hà, ít có khả năng vào chiếm lại đất Gia Định trong một thời gian gần có thể. Những điều trên cho thấy, mọi diễn biến đều rất thuận lợi cho Nguyễn Ánh. Song ông chỉ ngại một điều, đó là sự bất ngờ hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ. Vào cả 4 lần trước đó như năm 1777, 1782, 1783 và 1785, hễ Nguyễn Huệ vào là ông đều bị đánh bật ra khỏi Gia Định. Vì vậy, để tránh tình trạng cũ có thể xảy ra, Nguyễn Ánh cho quân về lập căn cứ ở vùng Nước Xoáy (Hồi Oa) thuộc thôn Tân Long (về sau gọi là Long Hưng), thuộc huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh [45,34]. 2.3.2. Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc làm căn cứ. Vùng Nước Xoáy – Tân Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, gần Sa Đéc. Là điểm tựa tiến sang Ba Giồng, qua Bến Lức áp sát Sài Gòn, đồng thời là đầu cầu rút xuống Cà Mau, Kiên Giang ra Phú Quốc, Côn Đảo...vốn con đường tiến thoái quen thuộc của Nguyễn Ánh suốt hơn mười năm qua. Với mạng lưới sông rạch chằng chịt, nếu tận dụng các lợi thế đó thì có thể biến vùng này thành một căn cứ vững chắc. Sa Đéc vào lúc này là một trung tâm thương mại sầm uất ở đồng bằng sông Cửu Long mới vừa khai phá, nơi đây có thể cung cấp cho Nguyễn Ánh nhiều thứ cần thiết cho chiến tranh do thương nhân nước ngoài mang đến, chủ yếu là người Hoa. Đây còn là vùng được khai phá sớm, dân cư đông đúc, có nhiều lúa gạo, tôm cá. Con người cũng có cuộc sống thuận lợi hơn so với nhiều nơi khác. Ngoài ra, còn một yếu tố khác được Nguyễn Ánh đặc biệt chú ý đó chính là con người. Đối với họ, Tây Sơn là kẻ xoán đoạt; còn Nguyễn Ánh là con cháu của các Chúa Nguyễn – là những người có công rất lớn trong việc khai phá đất phương Nam, giúp họ tạo dựng được cuộc sống sung túc như thế; mặc dù họ cũng thấy rõ chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong việc đánh tan mấy vạn quân Xiêm. Đồng thời cũng thấy được lỗi lầm của Nguyễn Ánh là cầu cứu quân Xiêm. Mặc dù như vậy, nhưng Tây Sơn đã làm được gì cho Nam Bộ, ngoài những thuyền lúa gạo tấp nập chở về Qui Nhơn sau mỗi lần đẩy lùi Nguyễn Ánh ra khỏi vùng đất trù phú này? Đó chính là câu hỏi lớn, làm người dân phải boăn khoăn suy nghĩ. Điều đó cho chúng ta thấy, không gì khó hiểu khi có nhiều nhà điền chủ, kể cả nông dân đứng ra ủng hộ Nguyễn Ánh. Còn ý kiến cho rằng, động thái đó chính là biểu hiện của sự cấu kết giữa Nguyễn Ánh và giới điền chủ để hình thành thế lực phong kiến, thì ý kiến này cần được nghiên cứu và lý giải sâu hơn. Trước và sau khi về đóng quân ở nước Xoáy, vùng này còn là nguồn bổ sung nhân lực dồi dào cho Nguyễn Ánh. Có hàng loạt tướng tài một dạ trung kiên với Nguyễn Ánh như: - Tống Phước Thiêm: gốc người Tống Sơn (Thanh Hóa) vào cư ngụ ở Vĩnh An (vùng Sa Đéc), làm quan đến chức Chưởng Cơ dưới triều chúa Định Vương Nguyễn Phước Thuần (1765 – 1777), bị Tây Sơn đánh bại và suýt chết nhiều lần nhưng vẫn một lòng theo Nguyễn Ánh. - Nguyễn Văn Nhơn (1753 – 1822): người thôn Tân Đông, huyện Vĩnh An (vùng Sa Đéc), theo chúa Nguyễn Phước Thuần từ năm 1774, sau tiếp tục theo Nguyễn Ánh, làm quan đến chức Tổng trấn Gia Định thành. - Nguyễn Văn Tuyên (1762 – 1830): người huyện Vĩnh An (vùng Sa Đéc), theo Nguyễn Ánh từ năm 1788, chức vụ cao nhất Tống trấn Gia Định thành. - Nguyễn Văn Trọng: người Nha mân, theo Nguyễn Ánh từ năm 1787, năm 1798 được thăng chức Chánh Vệ Lương Vũ doanh tiên phong, năm 1880 tử trận ở Qui Nhơn. - Nguyễn Văn Nhàn: người Sa Đéc, đầu quân dưới thời chúa Nguyễn Phước Thuần, tiếp tục theo Nguyễn Ánh, có lúc lưu vong sang Xiêm, lập được nhiều công, khi qua đời được truy phong Chưởng Cơ. - Hoàng Phước Bửu: người Sa Đéc, gốc Thừa Thiên, theo Nguyễn Ánh rất sớm, được phong chức Vệ Úy, cùng lưu vong sang Xiêm. Sau bị tử trận ở Qui Nhơn, được truy phong Chưởng Cơ. - Nguyễn Văn Bế: quê ở Sa Đéc, theo Nguyễn Ánh lưu vong sang Xiêm, phụ trách ngoại giao, được phong Tổng nhung cai cơ. - Nguyễn Văn Yến: quê ở Nha Mân, theo Nguyễn Ánh từ ngay buổi đầu, được phong chức Lượng võ vệ Vệ úy, tử trận ở Qui Nhơn. - Nguyễn Văn Định: người ở Nha Mân, theo Nguyễn Ánh rất sớm, cùng lưu vong sang Xiêm, được phong Cai cơ, tử trận ở Đà Nẵng, được truy phong Chưởng cơ. - Đặc biệt là Nguyễn Văn Mậu (Bỏ Hậu), quê ở Tân Long (Long Hưng – Sa Đéc) tuy không phải là văn thần, võ tướng nhưng đùm bọc và giúp đỡ lương thực cho Nguyễn Ánh từ trong những ngày đầu mới về Nước Xoáy và được Nguyễn Ánh coi như người đỡ đầu (cha nuôi)..... 2.3.3. Nguyễn Ánh lập căn cứ ở vùng Long Hưng – Sa Đéc. Trong Đại Nam Thực Lục có ghi Nguyễn Ánh về đồn trú ở Hồi Oa (Nước Xoáy) vào tháng 10 năm 1787. Nhưng với qui mô bề thế của một hệ thống đồn bảo, tháp canh, cản đá, hầm hào, kể cả xưởng đúc rèn binh khí, xưởng đút tiền...trên một khu vực rộng lớn trải dài từ sông Tiền đến sông Hậu, từ sông Hội An đến vùng hậu bối (sau lưng) Sa Đéc thì không thể xây dựng trong một sớm một chiều mà thành được. Cụ thể như việc đắp những cản đá trên các cửa sông rạch (dân gian gọi di tích này là Đá Hàn) thì phải cho người đến núi Sam (Châu Đốc) lấy đá chở về và phải mất khá nhiều thời gian. Mặc dù không còn tư liệu liên quan, song chúng ta có thể suy đoán rằng, Nguyễn Ánh đã lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Đông Định Vương Nguyễn Lữ vì không đủ lực lượng và khả năng. Lúc còn lưu vong ở Vọng Các, Nguyễn Ánh đã cho người lẻn về qui tụ dân địa phương lén lút xây dựng. Ngay khi Nguyễn Ánh về trú đóng, hệ thống đồn bảo ở đây đã phát huy tác dụng. Bằng chứng là khi Nguyễn Ánh về, quân Tây Sơn kéo đến bao vây đánh phá nhưng không phá nỗi đồn Nước Xoáy. Căn cứ vào một số dấu vết còn sót lại hiện nay, chúng ta có thể chia khu căn cứ này._. là những thuyền lương thực đầy ấp. Ngay trong lúc một mình Thái Bảo Phạm Văn Tham chật vật đối phó với Nguyễn Ánh không được cứu viện thì Nguyễn Huệ lại cử Thái úy Phạm Văn Hưng vào cứu viện hay lấy lương thực. Chiếm giữ Gia Định, Nguyễn Ánh vừa làm chủ được nguồn lương thực, vừa phong tỏa được sự tiếp tế từ Gia Định cho Qui Nhơn. Ngoài những nhân tố chủ quan trên, còn có các nhân tố khách quan như: Sự quản lý Gia Định yếu kém của Tây Sơn Bốn lần đánh thắng Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đều vội vã mang đại quân trở về Qui Nhơn, không ở lại Gia Định hoặc cử người có tài đức ở lại, tổ chức chính quyền ổn định đời sống nhân dân, xây dựng lực lượng tại chỗ hùng mạnh. Điều đó sẽ vừa tạo ra trong lòng nhân dân sự an tâm, tin tưởng vào chế độ Tây Sơn, vừa có thể ngăn chặng sự khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh. Đặc biệt là, sau trận phá tan hai vạn quân Xiêm, khi mọi người dân Gia Định đều thấy rõ cái tội “cỏng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh, hình ảnh của Nguyễn Ánh đang sụp đổ trong lòng nhân dân Gia Định. Về mặt tổ chức hành chính cai trị, chúng ta chỉ biết Nguyễn Nhạc giao Gia Định cho Đông Định Vương Nguyễn Lữ quản lý, còn việc tổ chức chính quyền cơ sở quản lý xã hội ra sao? Phải chăng chính quyền Tây Sơn chỉ quản lý Sài Gòn và các thị tứ đông dân. Về kinh tế - xã hội, chính quyền Tây Sơn làm gì cho nhân dân Gia Định, ngoài việc Đô Úy Đặng Văn Trấn đào con kinh mới Tranh Giang (Rạch Chanh) nối liền sông Vàm Cỏ Tây với sông Bà Bèo xuyên ngang đất Ba Giồng nhằm mục đích quân sự hơn là kinh tế. Tây Sơn có giải pháp kinh tế - xã hội nào để lôi kéo nhân dân Gia Định ra khỏi ảnh hưởng của Nguyễn Ánh? Mỗi lần hành quân vào Nam, Tây Sơn chỉ tìm cách tiêu diệt lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh. Nói chung việc quản lý Gia Định yếu kém là một thất sách lớn của Tây Sơn, tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lập căn cứ ở Nước Xoáy, từ đó làm bàn đạp chiếm lại Gia Định. Nguyễn Huệ bận đối phó với việc quân Thanh xâm lược Việt Nam, Nguyễn Nhạc bỏ rơi Gia Định. Khi Nguyễn Ánh trở về chiếm được phân nữa Gia Định và lấy Nước Xoáy-Long Hưng làm căn cứ (tháng 10 năm 1788) cũng là lúc nhà Mãn Thanh chuẩn bị tràn qua biên giới Việt Trung xâm lược Bắc Hà. Lúc này Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân phải tập trung tăng cường binh lực, lên kế hoạch hành quân đối phó quân xâm lược nhà Thanh. Đây là cơ hội để Nguyễn Ánh đánh chiếm lại Gia Định. Gần hai năm, từ khi Nguyễn Ánh về nước lập căn cứ ở Nước Xoáy, Nguyễn Nhạc bỏ mặc cho Nguyễn Lữ đối phó. Đến khi Nguyễn Lữ bỏ chạy về Qui Nhơn, Nguyễn Nhạc cũng không có động thái gì cứu giúp, để một mình Thái Bảo Phạm Văn Tham chống đỡ cho tới lúc thế cùng lực tận phải đầu hàng Nguyễn Ánh. Quá trình phong kiến hóa nhà nước Tây Sơn Quá trình phong kiến hóa nhà nước Tây Sơn bắt đầu diễn ra vào lúc Tây Sơn sắp thực hiện xong nhiệm vụ thống nhất đất nước. Ngay sau khi vừa tiêu diệt được thế lực phong kiến của họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786), công cuộc thống nhất đất nước chỉ còn tiêu diệt thế lực của Nguyễn Ánh ở Gia Định nữa là xong. Lực lượng Tây Sơn lại bắt đầu phân hoá theo xu hướng phong kiến cát cứ, điều mà họ đấu tranh suốt hơn mười năm mới xoá bỏ được. Sau đó là cuộc tranh chấp quân sự giữa anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Điều này làm cho hàng loạt phú hào ở Gia Định nổi lên theo Nguyễn Ánh, có cả một số tướng tài của Tây Sơn như Nguyễn Văn Trương (của Nguyễn Nhạc), Nguyễn Đằng Vân, Nguyễn Văn Duệ (của Nguyễn Huệ) đầu hàng Nguyễn Ánh và Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm... ra mặt phản bội Nguyễn Huệ. Mặt khác, phong trào khởi nghĩa do Tây Sơn lãnh đạo về căn bản là một cuộc cách mạng nông dân với lực lượng chủ yếu là nộng dân. Do điều kiện lịch sử hạn chế nên Nguyễn Huệ chỉ giải quyết các mâu thuẫn xã hội trong khuôn khổ chế độ phong kiến mà thôi. Xã hội mới do Tây Sơn dựng lên vẫn trên cơ sở quan hệ nông dân và địa chủ. Thêm vào đó là sự qua đời đột ngột của Nguyễn Huệ năm 1792. Như vậy, thắng lợi của Nguyễn Ánh có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tạo nên. Trong đó việc chọn Long Hưng làm căn cứ là một quyết định hết sức quan trọng, căn cứ Long Hưng không phải được xây dựng trong một ngày một bữa mà đã được Nguyễn Ánh xây dựng và chuẩn bị lực lượng ở căn cứ này trong nhiều năm.  Nghiên cứu về vùng đất Long Hưng, có thể thấy rằng Long Hưng không chỉ là căn cứ trong cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn mà còn là nơi thiết lập căn cứ trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Là nơi đóng cơ quan của nhiều cấp lãnh đạo, bảo đảm thông suốt con đường giao liên, áp tải từ miền Đông xuống miền Tây, phục vụ chiến trường toàn miền trong suốt thời kì chống Pháp, chống Mỹ. Đặc biệt trong cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn, vùng đất này cũng đã sinh ra Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Trọng.... cùng với các địa danh Bờ Rào, Nước Xoáy, Vàm Đinh, Long Hưng, Bà Két... luôn in đậm trong lòng người. Do đó, song song với việc xây dựng và phát triển vùng đất Long Hưng ngày càng giàu đẹp, là khôi phục lại một số di tích tiêu biểu cho mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó có thời kỳ nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn (1777 – 1789) đưa vào phục vụ du lịch, phát triển kinh tế dựa trên ưu thế của địa phương. Căn cứ vào lợi thế của vùng Long Hưng, ta có thể xây dựng cho địa phương một loại hình kinh tế du lịch mang ba đặc điểm như: Du lịch văn hoá – lịch sử Du lịch văn hoá – sinh thái Du lịch làng nghề Và hiện nay được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành thì tại xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đang thi công xây dựng “Khu du lịch Văn hoá Lúa nước” với tổng diện tích quy hoạch là 72.301 ha, bao gồm các khu bảo tồn di tích, khu trồng cây ăn trái và khu trồng lúa nước. Hi vọng, sau khi hoàn thành khu du lịch sẽ là nơi tham quan hữu ích, lý tưởng cho khách trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu thành văn 1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời – Nghiên cứu địa lí học lịch sử, NXB Thuận Hóa, 2006. 2. Huỳnh Công Bá, Lịch sử Việt Nam, NXB Thuận Hóa, 2002. 3. Trần Thái Bình, Tìm hiểu LSVN, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001. 4. Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001. 5. Phan Trần Chúc, Việt Nam sử học triều Tây Sơn, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994. 6. Chuyên khảo tỉnh Mỹ Tho, 1937. 7. Nguyễn Đình Đầu, Địa bạ Triều Nguyễn-tỉnh An Giang, NXB TP.HCM, 1995. 8. Nguyễn Đình Đầu, Tổng kết nghiên cứu Địa bạ Nam kỳ lục tỉnh, NXB TP.HCM, 1994. 9. Trần Bá Điệp, Long Hưng kỳ tích (Bản viết tay). 10. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, NXB Khoa học xã hội, 1972. 11. Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp, Lịch sử Sadec – Long Châu Tiền – Long Châu Sa, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998. 12. Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB ĐHQGHN, 2002. 13. Trần Bá Đệ, Một số chuyên đề LSVN, NXB ĐHQGHN, 2002. 14. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, 2001. 15. Hoàng Xuân Hãn – Phan Huy Lê – Phan Khoang…, Quang Trung Nguyễn Huệ, Tạp chí Xưa và Nay, NXB Văn Hóa Sài Gòn. 16. Hội KHLS Huế, Tây Sơn – Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ Quang Trung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. 17. Hội KHLS Việt Nam, Lược sử vùng đất Nam Bộ, NXB Trẻ, Hà Nội, 2008. 18. Nguyễn Hữu Hiếu – Ngô Xuân Tư – Lê Đức Hòa – Nguyễn Đắc Hiền (tuyển chọn và biên tập), Đồng Tháp 300 năm, NXB Trẻ, 2004. 19. Huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng A, Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng A, 2005. 20. Huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng B, Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng B, 2005. 21. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa thông tin, 2006. 22. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia, Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng sư phạm và phổ thông, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội, 2002. 23. Võ Văn Kiệt – Trần Bạch Đằng – Đinh Xuân Lâm, Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ, NXB VNSG. 24. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) – Nguyễn Văn Khánh – Nguyễn Đình Lễ, Đại cương Lịch sử Việt Nam – tập 2, NXB Giáo dục, 2002. 25. Huỳnh Minh, Sadec Xưa và Nay, XB Cảnh Bằng, 1971. 26. Nguyễn Cảnh Minh, Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập 3 (từ TK XVI – 1858), NXB ĐHSP. 27. Nguyễn Cảnh Minh – Đào Tố Uyên, Một số chuyên đề Lịch sử Cổ trung đại Việt Nam, NXB ĐHSP. 28. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang Việt Nam, NXB Trẻ, 2007. 29. Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch Nguyễn Đức Văn - Kiều thu hoạch. 30. Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng Tây Sơn, Khai trí Sài Gòn, 1968. 31. Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và anh hùng dân tộc Quang Trung, NXB Tổng hợp TP.HCM. 32. Quốc sử quán, Đại Nam thực lục tiền biên – tập 1, Viện sử học, 1961. 33. Quốc sử quán, Đại Nam thực lục tiền biên – tập 2, Viện sử học, 1961. 34. Quốc sử quán, Đại Nam liệt truyện – tập 1, NXB Thuận Hóa, 1997. 35. Quốc sử quán, Đại Nam liệt truyện – tập 2, NXB Thuận Hóa, 1997. 36. Quốc sử quán, Đại Nam liệt truyện – tập 3, NXB Thuận Hóa, 1997. 37. Quốc sử quán, Đại Nam liệt truyện – tập 4, NXB Thuận Hóa, 1997. 38. Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình, Góp phần tìm hiểu phong trào Tây Sơn – Nguyễn Huệ. 39. Văn Tân, Cách mạng Tây Sơn, NXB Khoa học xã hội 2004. 40. Nguyễn Đình Tư, Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, NXB Chính trị Quốc Gia. 41. Hồ Bạch Thảo, Thanh thực lục – Sử liệu chiến tranh Thanh – Tây Sơn, Hà Nội, 2007. 42. Nguyễn Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam tập 3, NXB Giáo dục, 2003. 43. Nguyễn Khắc Thuần, Việt Nam tư liệu tóm tắt, NXB Giáo dục. 44. Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 – 1802), Văn học sử. 45. Ủy ban nhân dân huyện Lấp Vò (2005), Lịch sử vùng Long Hưng (TK XVIII – 2000), Đồng Tháp. 46. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa – Hội Khoa học LSVN, Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong LSVN từ TK XVI – XIX, NXB Thế giới, Hà Nội 2008. 47. Viện sử học, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), NXB Giáo dục, 2002. 48. Viện sử học, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), NXB Giáo dục, 2002. 49. Viện Khoa học xã hội Việt Nam viện sử học – Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, NXB Giáo dục. 50. Nguyễn Khắc Xuyên, Xứ Đàng Trong năm 1621, NXB Trẻ TP.HCM, 1997. 51. Monographic de la Province de Sadec, Sài Gòn, 1903. II. Tài liệu thực địa 52. Hồ sơ khảo sát nền đồn Nước Xoáy ở xã Long Hưng A – Huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, do Liêu Thị Linh thực hiện, tháng 01 năm 2011. 53. Hồ sơ khảo sát di tích Miếu Gia Long ở xã Long Hưng A – Huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, do Liêu Thị Linh thực hiện, tháng 01 năm 2011. 54. Hồ sơ khảo sát khu mộ Bỏ Hậu ở xã Long Hưng A – huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, do Liêu Thị Linh thực hiện, tháng 01 năm 2011. 55. Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đức, 63 tuổi ở xã Long Hưng A - huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp, do Liêu Thị Linh thực hiện, tháng 01 năm 2011. PHỤ LỤC Vùng Long Hưng cuối thế kỉ XVIII đầu XIX Nguồn: “Lịch sử vùng Long Hưng thế kỷ XVIII-2000”, đề tài khoa học do Ủy ban nhân dân huyện Lấp Vò thực hiện (2005) Nguồn: “Lịch sử vùng Long Hưng thế kỷ XVIII-2000”, đề tài khoa học do Ủy ban nhân dân huyện Lấp Vò thực hiện (2005) MỘT SỐ DI TÍCH Ở LONG HƯNG LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC NỘI CHIẾN NGUYỄN ÁNH – TÂY SƠN Cổng Miếu Cao Hoàng (Miếu Gia Long) (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 2011) Bàn thờ trong Miếu Gia Long (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 2011) Con Nghê đá trước Miếu Gia Long (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 2011) Cây da ở Miếu Gia Long (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 2011) Rạch Gỗ vào Bảo Hậu (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 2011) Rạch Cái Bàng vào Bảo Tiền (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 20 Mộ con gái của Ông Nguyễn Văn Mậu (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 2011) Khu du lịch Văn hoá Lúa Nước đang được xây dựng (Ảnh do tác giả Luận văn chụp, tháng 01 năm 2011) MỘT SỐ NHÂN VẬT VÀ ĐỊA DANH Ở LONG HƯNG LIÊN QUAN ĐẾN CUỐC NỘI CHIẾN NGUYỄN ÁNH – TÂY SƠN 1. Nguyễn Văn Tuyên (1762-1830) Nguyễn Văn Tuyên, người huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc vùng Sa Đéc) Năm 26 tuổi, khi Nguyễn Ánh về lập căn cứ ở Nước Xoáy, ông ra đầu quân và lập được nhiều công và được phong làm Phó vệ uý Hổ uy thần sách, có lúc bị cách chức nhưng rồi lại được phục chức. Từ năm 1801 đến 1816 do có nhiều công lao trong lĩnh vực quân sự và kinh tế nên được thăng đến chức Vệ uý vệ Chấn bảo khâm sai Chưởng cơ. Năm 1819 được sung làm Phó Đổng lý trông coi việc đào kinh Vĩnh Tế, con kinh chiến lược ở Nam Kỳ. Năm 1822 làm Trấn thủ Biên Hoà, sau đó xin từ chức về chịu tang cha, đến khi mãn tang ông được cử làm Trấn thủ Định tường. Năm 1823 cùng với Nguyễn Văn Thoại và Trần Công Lại bàn kế hoạch và chỉ huy công việc đào kinh Vĩnh Tế, sau đó lại được triệu về kinh. Năm 1825 được cử làm Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, rồi lãnh chức Thống chế coi biền binh ở Gia Định. Năm 1827 khi Tổng trấn Gia Định thành là Lê Văn Duyệt được triệu về kinh công cán, ông được cử quyền nhiếp Tổng trấn vụ. Khi Lê Văn Duyệt trở về, ông lại được sung chức như cũ. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 2. Nguyễn Văn Mậu Trên bước đường gian nan tẩu quốc khi thất thế về nương náu tại làng Tân Long (Nước Xoáy – Hồi Oa) Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã gặp một vị ân nhân tận tình phụng dưỡng, khiến cảm khích đến tôn xưng người ấy là ông Bỏ cũa mình, tức coi như là cha nuôi. Khoảng năm 1787 Nguyễn Lữ chiếm Gia Định và thâu tóm nhiều nơi trong Nam. Chúa Nguyễn Phúc Ánh từ Xiêm trở về, dung thân tạm nơi một góc trời Nước Xoáy. Ông Nguyễn Văn Mậu vốn là nhà hào phú trong làng, tuổi cao đức cả tính hiền lành hay giúp kẻ hoạn nạn, khó khăn. Trong làng, người người đều mến ông. Ngày kia, có người đến to nhỏ cùng ông một chuyện quan trọng: Thưa ông rùm Cả, ông có hay chuyện quan trọng mới xảy ra trong làng ta chăng? Ông Trùm Mậu ngạc nhiên: - Chuyện chi quan trọng vậy chú em? - Thưa ông, có một vị quý nhơn dẫn lính đến ngụ nơi làng ta, ông liệ sao? Không khéo làng ta sẽ mắc hoạ binh đao chớ chẳng không. - Chà, có chuyện như thế sao? Vị quý nhơn hiện giờ ngụ ở nhà nào? Để ta coi thử diện mạo người rồi sẽ liệu. Ông Trùm Mậu bèn theo gót người làng đến tận nơi trú ngụ của chúa Nguyễn Phúc Ánh mà xem xét vị quý nhơn ấy ra sao. Thoạt trông thấy vị thiếu niên mặc y phục theo trong hoàng phái, dáng nho nhã, nét cương nghị trầm hùng biểu lộ trên gương mặt rắn rỏi, quả cảm. Ông Mậu khen thầm “đây là một vị chơn chúa đang lúc phong trần, mai sau thanh vân đắc lộ quyết chẳng ai hơn nổi đâu”. Bèn ra mặt, bái kiến chúa Nguyễn, Nguyễn Vương kính ông tuổi tác, vội vàng nghiêng mình đáp lễ ân cần hỏi: - Lão trượng là ai? Ông Mậu tỏ thật tên họ và chức nghiệp, Nguyễn Vương cảm khái: - Chúng tôi truận chuyên lưu lạc đến đây, chắc đồng bào cảm thông mà giúp đỡ cho tôi chớ? Ông Mậu khẳng khái: - Vâng, Chúa đang bước long đong, phận tôi con đâu dám chẳng hết lòng. Từ hôm ấy, ông Mậu xuất tài sản châu cấp cho binh sĩ của Nguyễn Vương và vận động người trong làng sốt sắng ủng hộ cho. Mỗi ngày, tại nhà ông nấu sẵn cơm cháo, cho ghe chở nườm nượp ra đến vàm Nước Xoáy, cách nhà ông độ 3 cây số tiếp tế quân đội Nguyễn Vương. Ròng rã ba tháng, ông tận tình giúp đỡ, nhờ đó binh Nguyễn Ánh thắng nổi Tây Sơn. Nguyễn Vương niệm ơn ông, lại xét ông là bậc trưởng thượng trung can nghĩa khí, lòng dạ đáng thương, bèn cung kính tôn ông làm Bỏ của ngài, tức là coi ông như cha nuôi, ông Mậu thấy thế cả kinh: Xin chúa thượng chớ quá hạ mình, kẻ hạ dân không dám vọng tưởng đến như thế. Nguyễn Vương cảm động: Bỏ chớ ngại, xét ra xứng đáng cho tôi kỉnh là Bỏ, xin đừng từ chối mà phụ lòng tôi mến chuộng, cảm đức của Bỏ. Ông nghe câu nói đầy ân hậu, lòng cảm thương, càng dốc lòng lo cho Nguyễn Vương. Trong quân, ai nấy cũng đều tôn xưng kính trọng ông, ông chẳng biết lấy chi đáp lại cho cân nên nguyện xin dâng người con gái út của ông cho Nguyễn Vương dùng làm Tấn – nhân hầu hạ Chúa. Nhưng nàng phản đối ý cha, giả điên cho đến chết. Về sau Nguyễn Vương thống nhất sơn hà, lên ngôi Hoàng Đế, tức vua Gia Long, nhà vua vẫn niệm ơn ông Bỏ Hậu. Sắc phong tước Đức Hầu. Khi vua Gia Long mới lên ngôi, có người trong Nam nghe được tin ấy, chạy đến nhà ông Mậu mà tỏ chuyện: - Mừng cho ông sắp vinh hiển to rồi. Ông nghiêm trang: - Chuyện chi đáng mừng? - Ông chưa hay gì sao? Đương kiêm Hoàng Đế chính là người đã trọng ông làm Bỏ khi trước đó. - Thật chăng? - Ông cứ cho người doạ hỏi thì biết. Ông nghe tin ấy, lòng người cũng mừng cho Nguyễn Vương đã đắc vận. Riêng ông, ông không tin tưởng lắm rằng vua Gia Long sẽ chẳng quên ơn ông. Đến khi có sắc chỉ của triểu đình đưa vào tặng phong ông tước Đức hậu, bấy giờ ông mới biết công mình nuôi giúp chẳng uổng, mắt xanh nhận xét chẳng lầm người. Người trong làng đều khen phục ông tinh tường, biết chơn chúa trong cơn lưu lạc phong trần. Năm Gia Long thứ 8 (1809) ông mãn phần. Vua Gia Long thương tiếc, có chỉ truyền sai một phái đoàn trong Công Bộ vào xây Lăng cho ông và cho người con gái của ông rất trọng hậu. Lăng ấy nay hãy còn nhưng các chữ ở mộ bia đã phai mờ. Bà Đốc phủ Phải ở chợ Lớn mấy mươi năm trước đây, chính là chắc gái của ông Bỏ của Vua Gia Long vậy. Nơi làng Long Hưng, dòng dõi ông cũng còn nhiều. Ông Hoà – Trai Nguyễn Văn Dần có thơ cảm đề: Tuấn kiệt nghiêng vai đỡ lấy trời, Anh hùng trưởng lão phải là chơi, Đất Nam thượng phụ không hai mặt, Cõi Việt họ hầu biết mấy mươi Khương Tử ngồi câu trong mỏi mắt Vỏ Hầu xếp quạt cũng hao hơi, Cần vương tầm nhựt người trên trước Âu phải liều thân giúp với đời. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 3. Nguyễn Văn Nhơn (1753-1822) Ông sinh ra tại làng Tân Đông, huyện Vĩnh An (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Đầu năm 1774, quân Tây Sơn trên đường truy kích chúa Nguyễn, đánh chiếm Biên Hoà. Lưu thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hiệp và Cai bạ Nguyễn Khoa Thuyên mộ quân giúp chúa Nguyễn. Nguyễn Văn Nhơn lúc bấy giờ 22 tuổi, đầu quân dưới tướng Nguyễn Khoa Thuyên, được phong làm đội trưởng. Từ đó cho đến cuối đời ông theo Nguyễn Ánh và làm quan trải qua hai triều Gia Long và Minh Mạng, lập được nhiều công, chẳng những đối với triều đình nhà Nguyễn mà còn đối với nhân dân và là người hai lần giữ chức Tổng trấn thành Gia Định. Lúc nhỏ vì chiến tranh loạn lạc, không có điều kiện học hành, mãi đến năm 50 tuổi lúc ông làm Lưu thủ Trấn Biên mới mời thầy về dạy học. Tranh thủ khi nhàn rỗi việc quan, ông thường tìm sách đọc, nâng cao kiến thức phục vụ công việc quản lý phát triển kinh tế xã hội. Năm 1802 ông được thăng Chưởng chấn vũ quân tước Quận công. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 4. Nguyễn Văn Bế Người huyện Vĩnh An, Ông từng theo chúa Nguyễn Phúc Ánh sống cuộc đời lưu vong ở Vọng Các (Xiêm) được phong chức Tổng Nhung Cai cơ. Những khi Nguyễn Vương kéo binh trở về, giao chiến với Tây Sơn, ông đảm nhận sứ mạng giao liên giữa Nguyễn Vương với vua quan Xiêm. Ngoài ra ông còn khéo tổ chức dân quân ủng hộ Nguyễn Vương. Khi ông mất, Nguyễn Vương truy tặng ông chức Chưởng Cơ, liệt thờ vào hai miếu Hiển Trung và Trung Hưng. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 5. Hoàng Phước Bửu Người huyện An Xuyên, ông tận tuỵ với chúa Nguyễn Phúc Ánh, gian lao nguy hiểm chẳng quản gì thân. Ông được Nguyễn Vương tín nhiệm. Lúc Nguyễn Vương lưu vong nơi Vọng Các ông vẫn theo bảo giá, làm đến chức Trung Đồn Uy Vủ Vệ uý. Trung thành với Nguyễn Vương ông xông pha ngoài tiền tuyến dư trăm trận, đối đầu với Tây Sơn ở nhiều nơi. Đến năm Tân Dậu (1801), ông tùng chính ở Qui Nhơn, tử trận nơi Thạch Cốc, được truy tặng chức Chưởng Cơ. Năm Gia Long thứ 3 (1804), nhà vua cho liệt thờ ông vào các Miếu Chiêu Trung, Hiển Trung và Bảo Trung. Năm Gia Long thứ 9 (1810) lại được liệt thờ vào miếu Trung hưng công thần. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 6. Nguyễn Văn Trọng Người huyện An Xuyên, nổi tiếng hào hùng, tinh thông võ nghệ. Gặp thời loạn ông dốc lòng theo đường binh nghiệp, cứu loạn, an dân, bèn quyết định phụ tá chúa Nguyễn Phúc Ánh. Khi mới đầu quân, ông đã được trọng dụng, phong chức Khâm Sai Cai Cơ, theo Tổng Nhung Nguyễn Thuyên và tiên phong Nguyễn Văn Thành điều khiển quân sĩ, giao phong cùng Tây Sơn trên khắp mặt chiến trường. Dần dần làm đến chức Tiên phong đinh Lượng Vỏ vệ Chính vệ. Năm Canh Thân 1800, ông tùng chinh ở Qui Nhơn và tử trận tại Tư Sơn. Đến năm Gia Long thứ hai 1803 được truy tặng Chưởng cơ liệt thờ vào miếu Bao Trung. Năm thứ 9 (1810) liệt thờ vào miếu Trung hưng công Thần. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 7. Nguyễn Văn Định Người huyện An Xuyên, làm đến Cai cơ, từng theo Nguyễn vương sống cuộc đời lưu vong ở Vọng Các. Từ năm 1787 ông bảo giá Nguyễn Vương từ Xiêm trở về, rồi xông pha trận mạc chẳng quãn gì thân. Đến khi tùng chinh ở Quảng Nam tử trận tại đây. Được truy tặng Chưởng Cơ, liệt thờ nơi miếu Hiển Trung và miếu Trung Hưng. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 8. Nguyễn Văn Tuyên Người huyện Vĩnh An, đầu quân dưới cờ Nguyễn Phúc Ánh, ông chống nhau với Tây Sơn quyết liệt, có nhiều chiến công, làm đến Vệ Úy trong đoàn quân Chấn Vỏ. Đến khi Nguyễn Vương khôi phục xong Gia Định, thẳng ra Phú Xuân, ông từng cùng với ông Lê Văn Duyệt đánh dẹp ở nhiều nơi, trổ tài cứu loạn an dân. Nhất là khi đánh dẹp ở Quãng Ngãi, ông đem lại an ninh cho dân chúng, khiến nhân dân xưng phục cảm mộ ân uy. Ông mất trong trận công phá Qui Nhơn được truy tặng Chương Cơ. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 9. Sự tích cây da bến ngự Tương truyền: khoảng năm 1787 chúa Nguyễn Phúc Ánh đồn binh tại Nước Xoáy, ẩn náu tại xã Tân Long (nay là xã Long Hưng) thuộc quận Lấp Vò. Hai chữ “Long Hưng” chính là do Nguyễn Vương sau đó đặt tên lại. Trong khi đình trú tại đây, toan mưu phục nghiệp, Nguyễn Vương thường đến dưới cây da cạnh mé rạch Long Hưng để câu cá. Nhân đó, dân chúng tôn kính gọi nơi ấy là “cây da bến ngự”. Nay vẫn còn gốc da to lớn nằm bên mé rạch Long Hưng. Đốc phủ sứ Nguyễn Đăng Khoa khi làm Quận Trưởng quận Sa Đéc cảm đề hai bài Vịnh lúc Nguyễn vương ngụ nơi Long Hưng: Anh hùng nguồn Nguyễn ứng Long Hưng Đế nghiệp trời Nam đã định chừng Đất trổ cây Da làm bến ngự Người hô tung nhạc hạ trời xuân Gió thanh ngút toả mùi hương khí Đất Việt lâm chầu vị quí nhân Tiên chỉ hoành sơn là đế vượng Triệu tường con cháu trổ long lân Tiên vương bến ngự hãy còn đây Căm nổi cây da chạnh nổi ngài Trương tán đừng chờ trong gió bụi Phơi râu hầu đón giữa trời mây Tiếng nhơn thấp thoáng trên nhành đó Dấu đức còn âu dưới cội này Nắng lửa ai phong binh bổ với Căm hờn nắng lửa thói tà tậy. Khoảng năm 1958, khi Sa Đéc hãy còn là một quận của Vĩnh Long, trong dịp đi kinh lý, Cố Tỉnh Trưởng Khưu Văn Ba được các bô lão và dân chúng xã Long Hưng mang đến tặng một cái lư cổ bằng đá ong, di tích của vua Gia Long. Nhân đó, cố Tỉnh Trưởng Khưu Văn Ba cho xây cất tại Cây da bến ngự một ngôi miếu lấy tên là Cao Hoàng Thái Miếu. Muốn đến cây da bến ngự phải đi đường thuỷ, từ tỉnh lị Sa Đéc theo rạch Sa Đéc đến vàm Nước Xoáy, đến xã Long Hưng độ 13 cây số ngàn. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 10. Chiến trường Bãi Hổ Bãi Hổ, tên chữ là Hổ Chân, ở phía sông Tiền Giang và sông Tân Đông, là hai thôn cư Tịnh Thới và Tân Tịch. Nơi này, khi xưa hình thế như cọp vờn mồi, đúng là nơi long tranh hổ dấu. Cho nên, từ xa xưa Bãi Hổ vẫn là chỗ chiến trường đẫm máu khốc liệt. Chân Lạp, Xiêm La thường động binh đánh phá chốn này. Mà nhà Nguyễn- Tây Sơn cũng từng xua binh giao phong ác liệt nơi đây. Trong khi nhà chúa Nguyễn Phúc và nhà Nguyễn Tây Sơn tranh hùng, trận đánh long trời lở đất tại Bãi Hổ, xảy ra vào năm 1789. Năm ấy, khoảng tháng 4 tướng lãnh chỉ huy quân đội Tây Sơn là Thái Bảo Phạm Văn Tham dàn thành trận thế tại Bãi Hổ; Phạm Văn Tham vẫn là tướng giỏi của Tây Sơn, đã có lúc đóng binh trần giữ Sài Gòn, bị Nguyễn Vương dùng kế ly gián, khiến Phạm Văn Tham phải bị Tây Sơn nghi ngờ, đến nổi phải đầu hàng. Nhưng Phạm Văn Tham chẳng thật lòng hàng phục nên ít lâu lại trở mặt đánh trả lại Nguyễn Vương. Nghe tin Thái Bảo Phạm Văn Tham dàn quân nơi Bãi Hổ, Nguyễn Vương cả giận, khiến Võ Tánh, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn dẫn binh đi đánh. Chiêng trống vang trời bụi binh mù mịt. Tiếng quân sĩ thét la vang vội một gốc trời như cọp gầm chấn động. Với khí thế hào hùng sẵn có, Nguyễn Vương phá tan quân đội của Phạm Văn Tham. Tuy nhiên đôi bên đều đã tổn thất nặng nề. Sau trận Bãi Hổ, tương truyền: những đêm thanh vắng, nhân dân quanh vùng thường nhận thấy có lắm hiện tượng quái ảo xảy ra. Hồn ma bóng quế chập chờn trong sương mù, tiếng vọng ồn ào như vó ngựa dập dồn, đoàn quân vượt tiến. Não nùng thay, một con sông Man Thít đẩm máu, Châu Văn Tiếp qui thần; lại thêm Bãi Hổ xương khô chất đống. Phạm Văn Tham tán đởm kinh hồn. Sa Đéc ngày xưa lắm nổi đau thương vì chiến hoạ “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, từ xưa cuộc chinh chiến vẫn là điều đại bất hạnh cho một dân tộc lâm tai kiếp nói riêng, tủi nhục cho nhân loại hiếu sát hiếu chiến nói chung. Cho nên, qua cơn binh lửa, những nơi từng là bãi chiến trường ác liệt, hẳn là oán khí lâu tan oan, hồn vất vưỡng gây nên lắm điều quái dị cũng là thường. Nhân nhắc đến đoạn sử đau thương “Sống gần Man Thít, chúng tôi thêm nổi ngậm ngùi về chiến trường Bãi Hổ, đánh dấu một thời quá khứ, dân tộc điêu linh vì nội chiến, đồng chủng tương tàn... Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. 11. Nguyễn Vương đến vùng Nước Xoáy Long Hưng Năm Đinh Vị 1787, tháng 10 âm lịch, dân chúng quanh vùng Nước Xoáy xôn xao vì một tin loan truyền quan trọng: - Thánh giá sẽ ngự đến vùng này trong nay mai. Các vị bô lão tỏ vẽ lo ra; - Nếu thế, nơi này ắt sẽ chẳng khói vướng hoạ binh đao. Nguyễn Vương từ bên nước Xiêm kéo binh về đây, một khi thám tử Tây Sơn doạ tin đích xác, sớm tối chúng sẽ xua quân tới tấn công chớ chẳng không. Chừng ấy, chốn này hoá ra bãi chiến trường. Phải liệu làm sao? Nhiều người đưa ý kiến: - Không ngại. Đấng trượng phu thấy phải thì làm, thì vừa giúp, họ có sợ gì nguy hiểm. Đợi khi ngự giá đến đây, chúng ta xét thấy đáng là một vị chơn chúa, thì cùng nhau gắng sức khuông phò. Bằng như xét chẳng ra gì, chúng ta sẽ liệu cách đối phó chẳng muộn. Hãy cứ bình tỉnh chờ xem tình thế biến chuyển ra sao. Ai nấy đều khen phải. Chẳng mấy ngày, binh sĩ của Nguyễn Vương rầm rộ đến vùng Nước Xoáy, an dinh hạ trại, xây đồn đắp luỹ. Khéo thu phục nhân tâm, Nguyễn vương chiêu dụ dân chúng trong vùng, khiến ai nấy đều cảm khích, trợ lực. Các vị bô lão và các thân hào nhân sĩ địa phương dần dần cũng có cảm tình, hết lòng ủng hộ Ngài. Vì sao chỗ ấy gọi là vùng Nước Xoáy? Nguyên tại đó có Tiền Giang và Hậu Giang giáp nối, cùng các sông rạch khác chảy dồn vào đấy, nước chảy xoáy vòng lại nên mới gọi là vùng Nước Xoáy, tên chữ đặt là Hồi Oa thuỷ. Nguyễn vương truyền xây đắp thành đất tại đấy. Hai bên tả hữu đều có lập đồn phòng thủ. Phía tã giao cho hai vị tướng lãnh Huỳnh Văn Kháng và Tống Phước Ngoạn coi giữ. Phía hữu do nguyễn Văn Trương và Tô Văn Noài canh chừng, ngăn ngừa quân địch xâm nhập. Bình Tây Sơn vẫn thường đánh phá nhưng các tướng của Nguyễn vương đủ sức đẩy lùi được. Tuy nhiên, nhiều trận giao phong dữ dội, đôi bên đều tổn thất nặng nề. Để yểm trợ binh sĩ trong trường xung sát, Nguyễn vương khiến làm thêm sung đại bác bằng gỗ, lấy hột cau khô làm đạn bắn nả. Đồng thời các tướng Tôn Thất Huy, Lê Văn Thược, Tôn Thất Hội và Nguyễn Duy Nhuận chia nhau tấn công tứ phía. Do đó Binh Tây Sơn núng thế phải rút đi. Dân chúng lần lần theo về với Nguyễn vương hầu hết, Nguyễn vương thu dụng cả, chia ra làm hai đoàn. Cảm tấm lòng nhân hậu ấy, dân chúng vùng Hồi Oa càng dốc lòng phù tá Nguyễn vương hơn nữa. Ấy là một thắng lợi dưa đến sự thành công sau này, do sự Nguyễn vương đã khéo léo chinh phục nhân tâm, giữ vững được vùng trọng yếu làm căn bản tạo nên nghiệp đế. Đốc Phủ Sứ Nguyễn Đăng Khoa khi ngồi quận trưởng Lai Vung, cảm hoài lúc Nguyễn vương náu mình nơi Hồi Oa có bài thơ vịnh: Tiên hoàng phong ngợi cảnh Hồi Oa Vận nước xây nên cánh hiệp hoà Nguồn suối tăm quay quay hổn độn Cảm vì cảnh ác xơ long lá Thương nổi phùng vi rối ruột rà Vận phái triều tôn trời đất định Khách trần ai để tính cho qua. Đáp lại lòng thương mến của dân chúng Hồi Oa, nhất là cảm thấy đây là chỗ hưng vượng để phát thành nghiệp cả; Nguyễn vương nhóm họp các bô lão trong vùng mà tuyên bố: Từ ta đến đây, phong quang càng ngày càng rạng vẽ, dân chúng thuần phát nhiệt thành ủng hộ ta, thật đáng cảm khích. Quả đây là đất hưng vượng, giúp ta gầy nên cơ nghiệp. Vậy để lưu niệm, ta đổi tên Hồi Oa lại là Long Hưng. Chư vị nghĩ thế nào? Các bô lão đều rập nhau tán thành: - Chúa thượng đã tưởng đến, vinh hạnh cho vùng đất xứ sở chúng tôi. Tên đất do chúa thượng ban cho, chúng tôi xin ghi lấy để tưởng nhớ mãi mãi. Nguyễn vương hân hoan, truyền bày tiệc thết đãi các bô lão và cho mở hội để dân chúng liên hoan trong dịp đổi tên làng mới. Ân oai của Nguyễn vương ngày một đượm nhuần nơi Sa Đéc. Để kỷ niệm, Nguyễn vương lại đặt tên cho những làng xã quanh đấy đều mang một chữ “Long” ở trước như Long Thắng, Long Ẩn, Long Hậu. Nguồn: Sa Đéc Xưa và Nay của Huỳnh Minh, Xuất Bản Cảnh Bằng, 1971. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5740.pdf
Tài liệu liên quan