Cam kết hội nhập WTO trong ngành viễn thông Việt Nam và những vấn đề đặt ra với ngành viễn thông

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, VT đã thực sự trở thành nhân tố tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong một khoảng thời gian ngắn nhiều doanh nghiệp viễn thông mới ra đời đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự trong lĩnh vực VT&CNTT đã tạo ra những nét khởi sắc trong ngành kinh tế mũi nhọn này. Khi hội nhập WTO, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh trên thế giới và được thử sức trên đấu trường quốc

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Cam kết hội nhập WTO trong ngành viễn thông Việt Nam và những vấn đề đặt ra với ngành viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, một sân chơi rộng bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mà còn với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Khi đó, không chỉ phải cạnh tranh về thị trường công nghệ và khách hàng mà cả giá cước, nguồn nhân lực... đặc biệt là các chiêu thức kinh doanh - vấn đề hiệu quả đem lại và những vấn đề về cơ cấu tổ chức, bộ máy. Do đó , ở bài đề án này tôi xin trình bày bài nghiên cứu của mình với đề tài “Cam kết gia nhập WTO trong ngành Viễn thông Việt Nam và những vấn đề đặt ra với ngành Viễn thông” NỘI DUNG 1. Nội dung cam kết gia nhập WTO lĩnh vực viễn thông của Việt Nam. 1.1.Quá trình đàm phán viễn thông của Việt Nam a.Tại sao Việt Nam khó khăn trên bàn đàm phán lĩnh vực viễn thông +) Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của ngành viễn thông: Đây là một trong những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm và quan trọng nhất và vì thế Chính phủ không muốn trao khu vực này vào tay công ty viễn thông nước ngoài: Thứ nhất, ngành viễn thông đã trở thành một bộ phận chủ chốt của cơ sở hạ tầng của một quốc gia và là điều thiết yếu cho việc phát triển một xã hội thông tin hoá. Thứ hai, Chính phủ muốn nắm giữ các công ty viễn thông nhà nước như VNPT vì Chính phủ cần VNPT như một phương tiện để thực hiện các chính sách viễn thông quốc gia quan trọng. Thứ ba, Chính phủ lo ngại rằng nếu buông tay ra thì các công ty trong nước sẽ bị nuốt chửng và mạng lưới viễn thông sẽ rơi vào bàn tay thôn tính của, các công ty viễn thông nước ngoài có công nghệ và năng lực quản lý hiện đại hơn, tức là sẽ đánh mất đi tính chủ quyền quốc gia. Thứ tư, lo ngại về an ninh cũng là một lý do rất quan trọng để Chính phủ trao viễn thông vào tay tư nhân, đặc biệt là công ty nước ngoài. +) Nguyên nhân xuất phát từ quá trình đàm phán Cái khó đối với ta trong đàm phán là khả năng đánh giá chính xác mong muốn của đối tác, khả năng đáp ứng của ta trên cơ sở hài hòa sức chịu đựng của ngành với lợi ích tổng thể của quốc gia. Mặt khác, nhiều khó khăn nảy sinh trong quá trình đàm phán, nhiều yêu cầu về mở cửa thị trường của đối tác rất mới mẻ so với ta, thí dụ như các yêu cầu đối với phương thức “cung cấp dịch vụ qua biên giới”, vấn đề xác định, định nghĩa một số dịch vụ mà các doanh nghiệp của ta chưa quen... +) Ví dụ như Trong 9 yêu cầu đàm phán về viễn thông với Việt Nam, Mỹ vẫn là đối tác đàm phán khó khăn nhất. Ngay từ đầu Mỹ đòi Việt Nam mở cửa 100% thị trường viễn thông. Theo đó, DN nước ngoài có quyền nắm đa số vốn và quyền kiểm soát trong liên doanh, có lộ trình cho công ty 100% vốn nước ngoài và tự do chọn đối tác liên doanh. Trước những lập luận của phía Việt Nam, cho rằng yêu cầu của Mỹ quá cao, quá sức chịu đựng của một nền kinh tế như Việt Nam, qua 7 - 8 vòng đàm phán, yêu cầu của Mỹ dần dần thay đổi. Đúng hơn, ở giai đoạn đầu, hai bên đều giữ nguyên quan điểm riêng của mình dù gặp đi gặp lại. Đến giai đoạn cuối, khi hai bên có quyết tâm mới có những tiến triển, thay đổi về bản chất.Việt Nam đã có những nhân nhượng về mở cửa thị trường viễn thông vì hiểu rằng không thể tách rời khỏi thế giới. Mặc dù đã cam kết nhưng trên cơ sở xem xét lại tình hình mới, Việt Nam cũng hoàn toàn mở cửa được nếu xét thấy việc đó đem lại lợi ích kinh tế. b.Những thành công của Việt Nam trên bàn đàm phán +) Mặc dù đàm phán BTA, gia nhập WTO có những khó khăn riêng ,thì việc ký được BTA có thuận lợi nhiều cho việc đàm phán WTO, làm thay đổi hẳn tư duy về quản lý và phát triển thị trường viễn thông, tạo niềm tin về phát triển thị trường. Nội dung của BTA về lĩnh vực viễn thông bao gồm: Các dịch vụ viễn thông trị giá gia tăng: Đối tác Mỹ được phép liên doanh với Việt Nam để kinh doanh dịch vụ viễn thông sau hai năm kể từ khi BTA có hiệu lực (năm 2001). Phần vốn góp của phía Mỹ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh. Các xí nghiệp liên doanh không được xây dựng mạng đường trục và mạng quốc tế riêng mà thuê từ DN Việt Nam. - Các dịch vụ viễn thông cơ bản, đối tác Mỹ được phép liên doanh với Việt Nam để kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4 năm kể từ khi BTA có hiệu lực. Phần góp vốn của phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. - Dịch vụ điện thoại cố định (nội hạt, đường dài, quốc tế): được phép liên doanh sau 6 năm, vốn góp không quá 49%.. +) Cho đến thời điểm này,có thể khẳng định rằng, các nhà đàm phán của chúng ta đã làm hết sức mình và đã thành công trong việc đạt được những cam kết với các đối tác về mở cửa thị trường viễn thông có điều kiện, có lộ trình phù hợp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp viễn thông và thị trường viễn thông non trẻ của chúng ta khỏi những “cú va đập” quá mạnh của thời kỳ hậu WTO. Đồng thời, tạo điều kiện và cơ hội  cho các doanh nghiệp có thời gian củng cố vị thế của mình trên thị trường trong nước, làm quen, tập dượt cạnh tranh quốc tế để có thể vươn lên cạnh tranh sòng phẳng với các đối tác khổng lồ nước ngoài. Chẳng hạn, chúng ta đã đạt được thoả thuận: Công ty nước ngoài muốn được cung cấp các dịch vụ qua biên giới đối với các dịch vụ điện thoại, truyền dữ liệu, telex, điện báo phụ thuộc vào đường truyền bằng dây và di động mặt đất thì phải đạt được thoả thuận thương mại với một đối tác được thành lập tại Việt Nam, được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế. Còn nếu các dịch vụ nêu trên mà dựa vào vệ tinh thì phải có thoả thuận thương mại với nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh quốc tế của Việt Nam. Tóm lại, các tập đoàn nước ngoài muốn vào kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản, quan trọng đều phải hợp tác với một doanh nghiệp viễn thông được cấp phép của chúng ta với những điều kiện về tỷ lệ góp vốn, lộ trình thời gian cụ thể. Cam kết trên đây là một bước tiến hết sức quan trọng so với những đòi hỏi ban đầu của các đối tác (đặc biệt là Mỹ). Chẳng hạn, họ yêu cầu được trực tiếp cung cấp dịch vụ viễn thông qua vệ tinh mà không phải hợp tác với bất kỳ một doanh nghiệp nào của ta, hoặc đối với những dịch vụ viễn thông mặt đất thì có thể hợp tác với bất kỳ doanh nghiệp nào ở Việt Nam mà không bắt buộc là doanh nghiệp viễn thông được cấp phép 1.2.Nội dung của cam kết a) Nội dung của cam kết Về dịch vụ viễn thông, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ sở hữu dung lượng truyền dẫn và băng tần): VN không có nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản (như dịch vụ điện thoại cố định và di động, truyền số liệu, thuê kênh riêng,....), bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ không sở hữu dung lượng truyền dẫn mà phải thuê lại của các nhà cung cấp có hạ tầng mạng): trong ba năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh. Ba năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo VPN và dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị (thư điện tử, truy nhập Internet...) bán kèm mà một số đối tác lớn có mối quan tâm đặc biệt, được cung cấp trên hạ tầng mạng do VN kiểm soát, ta có nhân nhượng hơn một chút: được tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay sau khi gia nhập và được phép tham gia vốn tối đa ở mức  70% vốn pháp định của liên doanh. Về cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới (dịch vụ viên thông quốc tế): Đối với dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài phải thông qua thoả thuận thương mại với pháp nhân được thành lập tại VN và được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế tại Việt Nam để tiếp cận khách hàng tại VN.  Đối với dịch vụ vệ tinh, VN cam kết ba năm sau khi gia nhập sẽ mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại VN, nếu thoả mãn điều kiện cấp phép, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. VN cũng cam kết cho phép bên nước ngoài được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng toàn chủ) của các tuyến cáp quang biển mà VN là thành viên, với các trạm cập bờ của VN và bán dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng (như VNPT, Viettel, VP Telecom) được cấp phép tại VN. Bốn năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ VPN và IXP quốc tế được cấp phép (như FPT, VNPT, Viettel, VP Telecom). Riêng cam kết chuyển đổi Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiển diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang được hưởng. b) Những điểm rút ra từ nội dung bản cam kết Theo Cam kết, Việt Nam chưa cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Đối với từng lĩnh vực dịch vụ có những cam kết cụ thể như: với việc cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư liên doanh, vốn góp tối đa là 49% vốn; đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trong 3 năm đầu sau khi gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với mức vốn góp tối đa là 51% ; đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới, 3 năm sau khi gia nhập sẽ cho phép các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam; cho phép bên nước ngoài được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng toàn chủ) của các tuyến cáp quang biển mà Việt nam là thành viên với các trạm cập bờ của Việt nam và bán dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng được cấp phép tại Việt Nam như VNPT, Viettel, EVN Telecom. Sau 4 năm khi gia nhập, các nhà đầu tư nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ kết nối Internet (IXP) quốc tế được cấp phép (như FPT, VNPT, Viettel, EVN Telecom). * Theo đó thì những cam kết có hiệu lực ngay: Trước hết là nội dung cam kết thành lập các liên doanh tối đa 49% vốn nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng (cả mạng riêng ảo). Theo nội dung dung cam kết này, việc thành lập các liên doanh tối đa 49% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng ngay trong 2 lĩnh vực: thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ; dịch vụ thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiển diện khác với điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang được hưởng. Cam kết về việc thành lập các liên doanh tối đa 50% vốn nước ngoài sẽ có hiệu lực ngay đối với 2 dịch vụ: viễn thông giá trị gia tăng có hạ tầng mạng (trừ truy nhập Internet) và truy nhập Internet cho các khách hàng đầu cuối có hạ tầng mạng (với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam). Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được Tổng cục Bưu điện cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet theo Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 và dịch vụ truy nhập Internet, kết nối Internet, ứng dụng Internet trong BCVT thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP sẽ là đối tượng áp dụng nội dung cam kết này. Cam kết về thành lập liên doanh 51% vốn nước ngoài sẽ có hiệu lực ngay đối với 4 dịch vụ: chuyển phát thư; dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng (trừ mạng riêng ảo); viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng (trừ truy nhập Internet) ; truy nhập Internet cho các khách hàng đầu cuối không có hạ tầng mạng (với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam).Trong đó, việc thành lập liên doanh 51% vốn nước ngoài trong dịch vụ chuyển phát thư sẽ áp dụng ngay đối với: dịch vụ chuyển phát thư trong và ngoài nước thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP cg cung cấp dịch vụ chuyển phát thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Riêng dịch vụ viễn thông vệ tinh, thuộc nhóm các dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng, nay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các dịch vụ cung cấp cho các khách hàng kinh doanh ngoài biển, các Cơ quan chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, các nhà phát thanh và truyền hình quảng bá, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế chính thức, các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự, các khu phát triển phần mềm và khu công nghệ cao đã được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất sẽ có hiệu lực ngay. … 2.Viễn thông Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO 2.1. Thực trạng ngành viễn thông của Việt Nam a)Trước khi gia nhập WTO. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý để làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Ngành BCVT cần thiết phải mở cửa thị trường, thay đổi tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý, đặc biệt là thay đổi cơ cấu quản lý DN Giai đoạn này , chúng ta đã có Pháp lệnh BCVT, là một cơ sở rất tốt để thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Tại thời điểm khi Tổng cục Bưu điện được nâng cấp lên Bộ, một số văn bản pháp luật đã ra đời. Tuy nhiên, cơ chế thực thi pháp luật, giám sát kiểm tra, xử lý các tranh chấp giữa các DN còn yếu. Nhưng tính chuyên nghiệp trong vấn đề xử lý ngành BCVT trong môi trường cạnh tranh chưa mạnh, điều đó dễ gây khó khăn cho các DN phát triển và có thể làm chậm quá trình đổi mới. Bộ BCVT với vai trò quản lý nhà nước hiện tại, đang tập trung giải quyết vấn đề này. Đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bưu chính viễn thông (BC-VT), , Việt Nam (VN) đã đầu tư xây dựng ba cổng kết nối quốc tế, tám trạm mặt đất Intelsat và InterSputnik với khả năng cung cấp các đường kết nối trực tiếp tới gần 30 nước trên thế giới. Bốn trung tâm viễn thông quốc tế đã được lắp đặt ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Bình Dương... * Đơn cử như dịch vụ viễn thông di động: Bắt đầu từ năm 1993 với sự ra đời của VNPhone, thị trường viễn thông di động (VTDĐ) của Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng đột biến: trong 3 năm liền từ 2003 đạt mức tăng trưởng trung bình 40%, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.  Trong 10 năm gần đây, Việt Nam với cơ chế cạnh tranh tự do đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài, giữ vững mức tăng trưởng ổn định 7.5% và được chú ý như là một trung tâm kinh tế đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.  Đặc biệt, được bắt đầu từ năm 1993 với sự ra đời của VNPhone, thị trường viễn thông di động (VTDĐ) của Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng đột biến: trong 3 năm liền từ 2003 đạt mức tăng trưởng trung bình 40%, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.  Trong 10 năm gần đây, Việt Nam với cơ chế cạnh tranh tự do đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài, giữ vững mức tăng trưởng ổn định 7.5% và được chú ý như là một trung tâm kinh tế đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.  Đặc biệt, được bắt đầu từ năm 1993 với sự ra đời của VNPhone, thị trường viễn thông di động (VTDĐ) của Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng đột biến: trong 3 năm liền từ 2003 đạt mức tăng trưởng trung bình 40%, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo số liệu thống kê cuối năm 2005, số người đăng ký điện thoại di động (ĐTDĐ) ở Việt Nam mới chỉ có 780 vạn người, chiếm chưa đến 10% dân số (8200 vạn người). Rõ ràng đây là một thị trường còn đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ phát triển Hiện trạng thị trường VTDĐ Việt Nam Cấu trúc thị trường  Việt Nam hiện đang có 6 nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ (Fig. 1 & Fig.2). GPC, VMS, SPT và Viettel đã cung cấp dịch vụ từ một vài năm trước, trong khi hai công ty còn lại Hanoi-telecom và EVN-telecom mới nhận được giấy phép hoạt động và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ đầu năm 2006. Các nhà cung cấp dịch vụ di động Việt Nam Thị phần giữa các nhà cung cấp dịch vụ  Với sự hậu thuẫn vững chắc ngay từ đầu của các nhà kỹ thuật lừng danh Châu Âu và Bắc Mỹ như Nokia, Motorola và Ericsson Vinaphone, MobileFone và Viettel đang chiếm phần lớn thị trường với mạng lưới GSM hùng hậu của mình (chiếm 94% thị phần). Trong khi đó, S-fone đơn thương độc mã với mạng CDMA non trẻ, với vùng phủ sóng chưa toàn diện cộng với sự nghèo nàn về mẫu mã đầu máy di động, chỉ chiếm chưa tới 6% thị phần. Tuy nhiên với sự gia nhập của 2 nhà cung cấp mạng CDMA là Hanoi Telecom và VP Telecom đầu năm 2006, cán cân cạnh tranh giữa hai mạng lưới này rất có khả năng được cải thiện. Bên cạnh đó, Cityphone là dịch vụ di động nội thị do Bưu điện Hà Nội và Bưu điện TP HCM kết hợp cung cấp, nhằm phục vụ nhu cầu liên lạc ngắn trong các thành phố và các khu đô thị lớn. Ngoài ra, từ năm 2004, GPC và VMS cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ GRPS như một cầu nối giữa 2G và 3G nhưng trong thực tế chưa đạt được một con số người dùng ấn tượng. * Đặc điểm thị trường viễn thông di động Việt Nam: _Dịch vụ chủ yếu vẫn là truyền tin tốc độ thấp như voice, SMS, nhạc chuông, ảnh màn hình. _Các đầu máy di động GMS chiếm một số lượng áp đảo trong khi các số máy cho CDMA lại rất nghèo nàn lại ít chức năng. _Số người dùng thẻ áp đảo số người đăng ký dịch vụ hoàn chỉnh dẫn đến sự khó khăn đối với các nhà cung cấp trong quản lý và cung cấp dịch vụ cũng như khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu thị trường. _Hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam mới chỉ cạnh tranh chủ yếu bằng việc giảm giá cước, trong khi cạnh tranh bằng cung cấp dịch vụ gia tăng gần như không được để ý tới. _Viễn thông Việt Nam đang thiếu đội ngũ kỹ thuật một cách trầm trọng. Tất cả các mạng di động hiện nay đều đượ cung cấp và duy trì bởi các nhà kỹ thuật nước ngoài.Việt Nam chưa cú trọng việc nuôi dưỡng đội ngũ kỹ thuật của riêng mình, sự thiếu hụt lực lượng nòng cốt dẫn đến sự phụ thuộc vào nước ngoài khi muốn nâng cấp và thay đổi hệ thống. Hệ thống viễn thông nước ta đang hướng tới hội nhập hoàn toàn với khu vực và thế giới. Về vấn đề công nghệ, do chúng ta chủ trương đi thẳng lên công nghệ mới, tiên tiến nên hiện nay có thể khẳng định rằng công nghệ viễn thông VN đã ngang bằng với các nước trong khu vực, kể cả về mạng điện thoại cố định, điện thoại di động và Internet. Về giá cước, tính đến thời điểm này, phần lớn giá cước các dịch vụ viễn thông của VN đã ngang bằng với nhiều nước trong khu vực. Việc tiếp tục giảm giá cước viễn thông là một xu hướng tất yếu mà VN đã chuẩn bị sẵn sàng cũng là cách để hội nhập. b) Khi đã là thành viên của WTO Cánh cửa vào WTO đ ã dần mở ra đối với VN. Và, cũng như nhiều lĩnh vực khác, các doanh nghiệp viễn thông VN đang ở trong tư thế chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Chưa đầy 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường viễn thông đã có những chuyển biến tích cực, sôi động hơn với xu thế hội nhập quốc tế. Gần đây, có nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực viễn thông. Các công nghệ mới như là Internet và GMPCS đã được đưa vào thị trường do vậy cần có các chính sách, quy định và các tổ chức chịu trách nhiệm trong vấn đề khai thác. Vấn đề tự do hoá và bãi bỏ các quy định cũ đã được đưa ra đối với thị trường dịch vụ viễn thông mới. Các vấn đề mới nảy sinh đối với các nước thành viên như là cam kết của họ đối với WTO và đã mở rộng đến phạm vi quốc gia quan tâm về viễn thông. Các nước thành viên đã tự mình có những thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp ứng các thách thức mới như là chia sẻ khai thác kinh doanh và các quy định viễn thông. Tác động trước mắt của Internet và thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa những thay đổi cho cơ chế đang tồn tại về chính sách, quy định và thương mại trong lĩnh vực viễn thông. Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề 'kéo cầu' hay 'đẩy cung', cả hai điều này đang xảy ra. Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Điều này đặt ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu (GIS). Viễn cảnh này đã là chủ đề tranh luận trong gai đoạn 1995-1999, ban đầu là các nước công nghiệp tiên tiến G7, sau đó là trong cộng đồng quốc tế. Ngày nay những ý tưởng cơ bản ẩn sau khái niệm GIS đang được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong viễn cảnh này, mọi hình thức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc truy nhập những dịch vụ viễn thông và thông tin của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu (GII). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên Internet là một ví dụ làm thế nào để GIS trở thành hiện thực. Thách thức cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt đó là phải tìm ra được những hướng đi đảm bảo GIS thực sự mang tính toàn cầu và rằng mọi người ở mọi nơi có thể chia sẻ những quyền lợi của no. Tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường và các tổ chức quốc tế về viễn thông đang thách thức khả năng của xã hội trong lĩnh vực quản lý. Các giải pháp lâu dài cho vấn đề truy nhập trong các khu vực vùng sâu, vùng xa đó là các công nghệ mới như là Cellular, vệ tinh, cáp quang và DSL và chúng đang tăng đáng kể trong toàn bộ thị trường. Dù sao vẫn có khác biệt lớn tồn tại như độ khả dụng của dịch vụ bên trong các nước và giữa các nước. Công nghệ mới có khả năng làm tăng thêm hoặc làm giảm sự mất cân bằng giữa các nước. Đến máy tính, điện thoại di động. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế nhập khẩu sản phẩm điện thoại di động (ĐTDĐ) 5% hiện nay sẽ được giảm dần đến 0%. ... Thị trường di động "hút" đầu tư Theo đánh giá của BMI (Business Monitor International), tính đến cuối năm 2006, cả nước đã có 14,7 triệu người sử dụng Internet, tăng 37%, 517.000 thuê bao băng rộng, tăng 146% so với năm trước. Đến tháng 5/2007, VN có thêm 1,5 triệu người sử dụng Internet và 236.000 thuê bao băng rộng. Dự kiến đến cuối năm 2007, thị trường băng rộng sẽ đạt 1 triệu thuê bao. Mới đây, tạp chí Telecom Asia xếp VN là một trong 10 nước có thị trường di động đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. BMI cũngxếp thị trường viễn thông VN đứng thứ 13, với kết quả củathị trường dịch vụ di động và cố định đạt mức tăng trưởng tương ứng tới 104% và 43%. Đặc biệt, theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, việc VN gia nhập WTO cuối năm 2006 đã là động lực chính để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào thị trường băng rộng và di động. Theo đó, thống kê cho thấy, VN đang có tới 70% thị phần là ĐT di động, với ĐT cố định chỉ chiếm 30%. Thuê bao các mạng di động công nghệ GSM chiếm 92% vì nguyên nhân chính là hiện tại, trên thị trường VN, người tiêu dùng đa số vẫn chỉ sử dụng hai dịch vụ chính là thoại (voice) và nhắn tin SMS. Tuy nhiên, các ứng dụng trên nền công nghệ 3G vẫn chưa được triển khai, người sử dụng chưa có nhu cầu nên nhà cung cấp dịch vụ cũng gặp khó khăn khi nâng cấp công nghệ từ 2G lên 3G. Để 6 mạng di động trong nước hướng tới công nghệ 3G, thời gian này, hàng loạt anh tài viễn thông trên thế giới đã demo dịch vụ tại thị trường VN: SK Telecom giới thiệu dịch vụ Truy nhập trọn gói Downlink tốc độ cao, vệ tinh kỹ thuật số đa phương tiện và các dịch vụ Internet. NTT DoCoMo trình bày các dịch vụ đa phương tiện di động, nổi bật nhất là I-modeTM - dịch vụ Internet/Email di động với chức năng bổ sung thêm thẻ tín dụng và ví điện tử. Hãng UT Starcom trưng bày dịch vụ Rolling Stream cung cấp dịch vụ mới qua hạ tầng mạng sẵn có để hỗ trợ phát sóng TV, mạng PVR, video theo yêu cầu... Điểm nhấn đặc biệt để "hút" đầu tư là tốc độ cổ phần hóa của các mạch di động. Trao đổi với báo giớiTập trung vào thế mạnh hội tụ số, mạng di động Orange (của France Telecom) cũng đã "chào hàng" tới VN những dịch vụ TV cho mobile; âm nhạc và video games, dịch vụ ĐT hội tụ cố định và di động; TV 3 chiều. Hiện tại, mạng di động này cũng đang nâng cấp lên 3,5G; thu hút tới hơn 100 triệu thuê bao. Tính đến tháng 6/2007, mật độ điện thoại của VN đạt 45,27 máy/100 dân. Theo nghiên cứu thị trường của BMI, thị trường di động hiện tại đang dẫn đầu là Viettel với 7,5 triệu thuê bao, chiếm 32,8%; MobiFone có 6,4 triệu thuê bao, chiếm 28,1%; Vinaphone có 5,7 triệu thuê bao, chiếm 25%; S-Fone có 1,7 triệu thuê bao, chiếm 7,5%. Hai mạng mới là EVN Telecom có 1,2 triệu thuê bao, chiếm 5,3% và HT Mobile có 0,3%, chiếm1,3%. 2.2. Những vấn đề đặt ra đối với ngành viễn thông a) Thuận lợi Nếu trước đây, tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài mới chỉ tham gia đầu tư dưới hình thức hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông thì khi Việt Nam đã gia nhập WTO, theo thoả thuận với Mỹ và các quốc gia khác, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia điều hành liên doanh viễn thông nhưng với điều kiện tỉ lệ góp vốn theo lộ trình thỏa thuận. Đây là một điều rất mới trong lĩnh vực khai thác viễn thông của Việt Nam. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường ra quốc tế và người tiêu dùng hưởng lợi. Hạ tầng mạng rộng khắp, số lượng khách hàng lớn, am hiểu văn hoá và thị hiếu người tiêu dùng là những điểm mạnh của các doanh nghiệp viễn thông trong nước, nhưng kinh nghiệm quản lý -  kinh doanh trong môi trường cạnh tranh yếu, nguồn tài chính còn hạn chế chính là những cái lo của doanh nghiệp viễn thông trong nước khi gia nhập WTO. Khi gia nhập WTO, việc kiểm soát giá của một số dịch vụ viễn thông cơ bản sẽ được nới lỏng, đây sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp như FPT. Hơn nữa, với những điều khoản cam kết trong "sân chơi chung" WTO, vấn đề các doanh nghiệp viễn thông lớn lợi dụng vị trí của mình để chèn ép các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó xảy ra, đồng thời việc mở cửa thị trường viễn thông sẽ theo lộ trình - đó là thời cơ tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu cuộc chơi mới. "Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp viễn thông được Nhà nước bảo hộ bằng quyền được kinh doanh viễn thông. Với việc gia nhập WTO, thì sẽ công bằng hơn cho các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Lúc đó thị trường sẽ phát triển rất nhanh. Hơn nữa, khi gia nhập WTO chắc chắn cơ quan quản lý nhà nước sẽ chuyển từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" và loại bỏ nhiều loại giấy phép và thủ tục đối với doanh nghiệp" -với hạ tầng cơ sở vững chắc, đa dạng các dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, di động và Internet, thị trường di động và Internet phát triển với tốc độ chóng mặt, giá cước ngày một rẻ, các dịch vụ tiện ích lần lượt ra đời đem lại lợi ích cho người sử dụng, thêm vào đó các yếu tố am hiểu thị trường, văn hóa và thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại lợi thế  cho các doanh nghiệp VN so với đối tác nước ngoài. Nếu các doanh nghiệp trong nước xây dựng được cơ sở hạ tầng vững mạnh, cách thức chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp thì họ sẽ không thua kém gì các tập đoàn viễn thông quốc tế. "WTO là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp VN, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải biết cập nhật thông tin, nâng cao chất lượng, tạo dựng lòng tin với khách hàng" – Ngoài ra thị trường viễn thông hiện nay đó là sự mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Nếu trước đây các nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn bắt tay với các doanh nghiệp viễn thông trong nước thì chỉ có thể thực hiện với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Hiện nay, việc thực hiện các cam kết WTO giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia thị trường phát triển khá sôi động này với hình thức liên doanh (JV)… b) Khó khăn CNTT Việt Nam hiện nay vẫn đang có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo khảo sát của Havard tại 82 nước, thì Việt Nam hiện đứng thứ 71 về ứng dụng CNTT.Đó là do: - Năng lực cạnh tranh yếu kém (vốn, công nghệ và cơ chế quản lý…), khó duy trì đội ngũ cán bộ năng lực có năng lực, trình độ cao (do thu nhập tại các doanh nghiệp nước ngoài hấp dẫn hơn)… - Đối với DN mới, , trong thời gian vừa qua, sự chuẩn bị khi mở cửa thị trường của họ chưa thật đầy đủ. Hay nói cách khác, các DN phần lớn vẫn là DN nhà nước, chưa có thành phần kinh tế tham gia ở hình thức của các công ty cổ phần, chưa phát huy sức mạnh của đất nước. các thành phần kinh tế của VN vẫn còn phụ thuộc vào nhà nước, chưa phát huy nội lực của Việt Nam, của người VN đầu tư trong việc phát triển viễn thông, mặc dù pháp lệnh BCVT đã cho phép Do tiềm lực vốn, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt và bị mất các mảng thị trường tiềm năng là không nhỏdoanh nghiệp chưa lường hết được những khó khăn khi gia nhập WTO.Đa phần các doanh nghiệp viễn thông là các doanh nghiệp của Nhà nước và chưa bao giờ phải cạnh tranh với các đối thủ lớn. Trong thời gian dài, các doanh nghiệp này được Nhà nước bảo hộ bằng "miễn phí" giấy phép cung cấp dịch vụ, vì vậy họ không ý thức được việc Nhà nước đang giao cho họ một tài sản rất lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang mang trên mình căn bệnh cố hữu đó là sức ì lớn và trông chờ nhiều vào sự tạo điều kiện, các chính sách ưu đãi của Nhà ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36106.doc