Cải tiến hoạt động may gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may Nam Hà

Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần may Nam Hà và các bạn trong lớp Công nghiệp 41 B. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh đã có những góp ý chỉ bảo quý báu về mặt phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề xung quanh đề tài này. Đặc biệt, em xin cảm ơn

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cải tiến hoạt động may gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may Nam Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần may Nam Hà đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin, số liệu và những kinh nghiệm thực tiễn để em hoàn thành đề tài này. Xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp Công nghiệp 41B đã động viên và góp ý trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện Hoàng Hải Đăng Mục lục Trang Lời mở đầu 05 Phần I : Tổng quan về Công ty cổ phần may Nam Hà 08 1. Quá trình hình thành và phát triển 08 1.1. Giới thiệu chung về Công ty 08 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 09 2. Bộ máy tổ chức quản lý 10 2.1. Hoạt động của hội đồng quản trị và ban giám đốc 10 2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban tham mưu giúp việc 12 3. Một vài đặc điểm chủ yếu của Công ty 18 3.1. Vốn sản xuất kinh doanh 18 3.2. Mặt hàng sản xuất kinh doanh 19 3.3. Địa bàn kinh doanh 20 3.4. Phương thức sản xuất kinh doanh 20 3.5. Đặc điểm về lao động 22 3.6. Đặc điểm về máy móc, thiết bị 24 3.7. Một vài đặc điểm khác 27 Phần II : Tình hình hoạt động may gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà 26 1. Tình hình chung về may gia công xuất khẩu trong những năm gần đây 26 1.1. Giá trị gia công 26 1.2. Mặt hàng gia công 29 2. Thị trường và khách hàng gia công chính của Công ty 32 3. Hình thức gia công 36 4. Quy trình thực hiện hợp đồng may gia công 39 4.1. Nghiên cứu thị trường và xin hạn ngạch 39 4.2. Lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng 40 4.3. Quy trình triển khai thực hiện hợp đồng gia công 42 4.4. Hoàn thành hợp đồng và giao hàng xuất khẩu 44 4.5. Giai đoạn sau khi thực hiện hợp đồng 47 4.6. Một số nhận xét về công tác thực hiện hợp đồng may gia công của Công ty cổ phần may Nam Hà 47 5.Phân tích, đánh giá mức độ đảm bảo hiệu quả gia công 48 5.1. Hiệu quả hoạt động may gia công xuất khẩu 48 5.2. Công tác bảo đảm việc làm, thu nhập của người lao động 50 5.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng 51 6. Đánh giá tình hình thực hiện may gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà 52 6.1. Những thành tựu đạt được từ hoạt động may gia công xuất khẩu 52 6.2. Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu 54 6.3. Những nguyên nhân của sự tồn tại 56 6.3.1. Những nguyên nhân chủ quan 56 6.3.2. Những nguyên nhân khách quan 57 Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động may gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà 59 1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới 59 2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà 61 2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động may gia công xuất khẩu 62 2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường 63 2.3. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết 64 2.4. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm 65 2.5. Tạo dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế 66 3. Những kiến nghị đối với Nhà nước 67 3.1. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may 67 3.2. Cải cách các thủ tục hành chính 67 3.3. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công 68 3.4. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học 69 công nghệ về ngành dệt may 69 3.5. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại 69 Kết luận 71 Danh mục tài liệu tham khảo 72 Phụ lục 74 Lời mở đầu Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong vòng hơn mười năm, nền kinh tế từ chỗ trì trệ, khó khăn, lạm phát kéo dài, tiến tới kiểm soát và đẩy lùi được lạm phát, nền kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao một cách rõ rệt. Những kết quả đã đạt được có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam nói riêng. Với chiến lược phát triển kinh tế đất nước hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của chính sách kinh tế đối ngoại. Nhà nước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, trong đó có mặt hàng dệt may. Hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong thời gian qua, đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Đây là ngành có thể khai thác tốt những lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, hàng gia công chiếm tới 90%. Điều này khẳng định rằng, hoạt động gia công xuất khẩu vẫn rất cần thiết đối với ngành dệt may Việt Nam. Phát triển hoạt động gia công xuất khẩu là một trong những giải pháp đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi mà khả năng về vốn và công nghệ còn hạn chế. Hoạt động gia công xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu hàng may mặc nói riêng góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Công ty cổ phần may Nam Hà là một Công ty sản xuất hàng dệt may. Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, Công ty đã tự khẳng định mình, vượt qua khó khăn thử thách để đứng vững và vươn lên. Trong những năm 90, khi thị trường truyền thống bị thu hẹp, Công ty đã mạnh dạn thâm nhập vào các thị trường mới. Từ đó đến nay, thị trường của Công ty luôn được mở rộng, doanh thu từ các hoạt động xuất khẩu luôn chiếm hầu hết trong tổng doanh thu của Công ty. Công ty đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần trong sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Trong tình hình thực tế của nước ta hiện nay, các mặt hàng có uy tín trên thị trường quốc tế không nhiều, việc đẩy mạnh gia công xuất khẩu để khai thác lợi thế so sánh của đất nước là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu, đây là vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với Công ty cổ phần may Nam Hà mà còn đối với cả ngành dệt may Việt Nam. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài : “ Cải tiến hoạt động may gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may Nam Hà ” Mục đích nghiên cứu chủ yếu của em là dựa vào sự phân tích thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may Nam Hà để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty. Kết cấu của luận văn bao gồm 3 phần : Phần I : Tổng quan về Công ty cổ phần may Nam Hà. Phần II : Tình hình hoạt động may gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà. Phần III : Một vài giải pháp nhằm cải tiến hoạt động may gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may Nàm Hà. Do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty không nhiều nên những giải pháp đưa ra không thể bao quát hết được những vấn đề đang còn tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may Nam Hà. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và toàn thể các bạn. Phần I : Tổng quan về Công ty cổ phần may Nam Hà 1. Quá trình hình thành và phát triển : 1.1. Giới thiệu chung về Công ty : Tên giao dịch Việt Nam : Công ty cổ phần may Nam Hà. Tên giao dịch quốc tế : nam ha GARMENT joint stock COMPANY. Tên viết tắt : NAGAR. Tel : 0350.649563 / 649326. Fax : 0350.644767. Đơn vị quản lý : Công ty cổ phần may Nam Hà trực thuộc sự quản lý của UBND Tỉnh Nam Định. Trụ sở chính : Số 510 - Đường Trường Chinh - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định. Loại hình Công ty : Công ty cổ phần may Nam Hà là Công ty hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Công ty chính thức cổ phần hoá và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2000 theo quyết định số 1062/1999/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Lĩnh vực hoạt động : - Sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa - Kinh doanh dịch vụ thương mại. - Liên kết - liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh hàng may mặc, bách hoá, bông vải sợi, thiết bị, phụ tùng may công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại. Ngành nghề kinh doanh chính hiện nay của Công ty là may gia công xuất khẩu. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty : Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần may Nam Hà đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau với những biến động, thăng trầm, với những thay đổi về tên gọi, quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp may nội địa, được thành lập ngày 6 tháng 9 năm 1969. Trong những năm bao cấp, nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất hàng may mặc phục vụ cho thị trường trong nước. Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra được phân phối dưới hình thức tem phiếu. Năm 1982, xí nghiệp sáp nhập với Công ty Bách hoá và đổi tên là Công ty công nghệ phẩm, trực thuộc Ty Thương nghiệp Hà Nam Ninh. Giai đoạn này nhiệm vụ sản xuất của Công ty chủ yếu là thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng bảo hộ lao động sang thị trường Liên Xô cũ theo kế hoạch của Nhà nước với mục đích trả nợ. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự đổi mới của các doanh nghiệp nhà nước trong cả nước, Công ty đã thay đổi cơ chế quản lý và sản xuất, chuyển sang hoạt động trong nền kinh tế thị trường với tên gọi mới là Xí nghiệp may xuất khẩu. Năm 1993, xí nghiệp đổi tên là Công ty may xuất khẩu Nam Hà, trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch Nam Hà. Công ty tiến hành chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần ngày 10 tháng 12 năm 1999. Tháng 1-2000, sau khi cổ phần hoá, hoạt động chủ yếu của Công ty là thực hiện các hợp đồng gia công hàng xuất khẩu vào thị trường EU (Đức, Pháp,...), thị trường Châu á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,...) và một số thị trường khác, đồng thời, phấn đấu nâng dần số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong nước. Đầu năm 2003, Công ty đã đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất với 14 chuyền với tổng số 800 lao động. Hiện tại, Công ty đang chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết nhằm hội tụ đủ khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ. 2. Bộ máy tổ chức quản lý : Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau : Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng Kế toán tài vụ Phòng Kỹ thuật Phòng Tổ chức hành chính Ban cơ điện Phó giám đốc Phó giám đốc Phân xưởng cắt Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm Các phân xưởng may Phòng Kế hoạch nghiệp vụ 2.1. Hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc : Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau : Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị của Công ty thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau : - Ban hành quy chế làm việc của Hội đồng quản trị, quy chế điều hành doanh nghiệp của Ban giám đốc và các quy chế quản lý nội bộ khác. - Bầu giám đốc, bổ nhiệm các phó giám đốc và quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty. - Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để có những chủ trương, giải pháp thích hợp, quyết định ứng cổ tức cho cổ đông. Ban giám đốc : Ban giám đốc có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau : - Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để đảm bảo điều hành Công ty hoạt động có hiệu quả. - Tổ chức và triển khai thực hiện phương án đầu tư mở rộng sản xuất theo nghị quyết của Hội đồng quản trị chính xác, kịp thời, năng động. - Giữ mối quan hệ với các bạn hàng ổn định, từng bước mở rộng thị trường; giải quyết tốt quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho sự hoạt động của Công ty. - Tổ chức và điều hành hoạt động của các phòng ban tham mưu, phục vụ sản xuất. - Duy trì nề nếp hoạt động, công tác trong Công ty nhằm tạo nên sự thống nhất về cả chính trị và tư tưởng trong Công ty. * Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời kiêm Giám đốc của Công ty là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, là đại diện cao nhất của Công ty trước pháp luật. Giám đốc được sử dụng hình thức và phương pháp uỷ quyền phân cấp cho các cấp, các cá nhân, đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng về các hoạt động đã uỷ quyền. Giám đốc chỉ đạo công tác chung của Công ty, trong đó trực tiếp chỉ đạo hai bộ phận : phòng Kế toán - tài vụ và phòng Kỹ thuật. + Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty, đồng thời là Phó giám đốc kinh doanh, là người được uỷ quyền đầy đủ để điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo hai bộ phận : Phòng Tổ chức và Ban cơ điện. + Uỷ viên Hội đồng quản trị, đồng thời là Phó giám đốc kỹ thuật của Công ty trực tiếp điều hành các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty : phòng Kế hoạch - nghiệp vụ, 3 phân xưởng may, phân xưởng cắt, phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). 2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban tham mưu giúp việc : Phòng Tổ chức - hành chính : Chức năng : Phòng Tổ chức - hành chính tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, bảo vệ, y tế, thủ quỹ, văn thư, tạp vụ và một số công tác khác. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu, đề xuất về công tác tổ chức bộ máy thích hợp với điều kiện sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, bố trí, sắp xếp cán bộ các phòng, ban, phân xưởng và tổ sản xuất. - Nghiên cứu, đề xuất về việc đào tạo, tuyển dụng và bố trí lao động ở các đơn vị, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân đáp ứng yêu cầu ổn định và từng bước mở rộng quy mô sản xuất. - Nghiên cứu, đề xuất giải quyết các quyền lợi tiền lương, tiền thưởng, các chế đọ bảo hiểm đối với cán bộ - công nhân viên. - Nghiên cứu, đề xuất công tác bảo vệ doanh nghiệp, chăm sóc sức khoẻ công nhân viên chức, vệ sinh, sửa chữa nhỏ,... - Thực hiện công tác văn thư, tạp vụ phục vụ lãnh đạo Công ty và các công việc khác. Phòng Kế toán - tài vụ : Chức năng : Phòng Kế toán - tài vụ tổ chức và thực hiện việc hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu, đề xuất hình thức hạch toán kế toán; lập chứng từ kế toán; thiết lập hệ thống sổ sách kế toán phù hợp quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế, theo dõi và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản lý kinh tế. - Nghiên cứu và dự thảo các văn bản quản lý tài chính, kế hoạch, dự án tài chính - kế toán của Công ty; lập các báo biểu, báo cáo kế toán theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. - Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý tài chính - kế toán trong Công ty; phối hợp với các phòng ban và đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng Kế hoạch - nghiệp vụ : Chức năng : Phòng Kế hoạch – nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sẩn xuất kinh doanh của Công ty; thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập và bảo quản hàng hoá, nguyên phụ liệu, vật tư thiết bị, theo quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu và đề xuất về thị trường, khách hàng, giá cả hàng hoá - dịch vụ; lập và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất hàng năm, quý, tháng và từng mã hàng. - Phối hợp với phòng Kế toán - tài vụ làm thủ tục và thực hiện các nghiệp vụ xuất - nhập hàng hoá, nguyên phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng,... - Tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ : bảo quản, kiểm tra chất lượng hàng hoá, vật tư, thiết bị, phụ tùng; các nghiệp vụ đóng gói, bốc vác, vận chuyển hàng hoá; nghiệp vụ cung ứng nguyên phụ liệu, bao bì, phụ tùng – thiết bị. - Tổ chức và thực hiện công tác thống kê kế hoạch, bảo quản các tài liệu kế hoạch - nghiệp vụ, kho theo quy định của Nhà nước và Công ty. Phòng Kỹ thuật : Chức năng : Triển khai thực hiện các mẫu mã hàng phục vụ sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu mẫu mã hàng hoá, tài liệu kỹ thuật liên quan, nguyên phụ liệu và các điều kiện khác để Ban giám đốc quyết định triển khai sản xuất. - Nghiên cứu và làm các bản điều tiết sản phẩm, các loại mẫu phục vụ khâu cắt và sản xuất ở các phân xưởng, may các loại sản phẩm mẫu theo yêu cầu của khách hàng và hướng dẫn các tổ, phân xưởng may mẫu sản phẩm trước khi may đồng loạt; kiểm tra kỹ thuật trong quá trình sản xuất của các phân xưởng, tổ sản xuất. - Nghiên cứu và làm hướng dẫn các định mức kỹ thuật, thời gian, quy trình chế tạo sản phẩm; phối hợp với các đơn vị liên quan trong triển khai phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, tổ sản xuất. - Bảo quản, lưu trữ tài liệu kỹ thuật phục vụ kịp thời, chính xác yêu cầu sản xuất - kinh doanh. Phòng KCS : Chức năng : Phòng KCS tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm trước khi nhập kho giao cho khách hàng. Nhiệm vụ : - Tổ chức kiểm tra chất lượng 100% sản phẩm sản xuất ở các đơn vị sản xuất trong và ngoài Công ty theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc. - Nghiên cứu, đề xuất và soạn thảo các văn bản quy định của Công ty về chất lượng sản phẩm. - Phối hợp với phòng Kỹ thuật và các đơn vị khác giải quyết những vấn đề về chất lượng sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn công cụ, thiết bị, tài sản được giao. Ban cơ điện : Chức năng : Thực hiện tham mưu, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng mạng lưới điện, máy móc, thiết bị trong Công ty; bảo quản và vận hành hệ thống máy phát điện; gia công chế tạo cơ khí một số chi tiết, công cụ, vật dụng thông thường phục vụ sản xuất và các hoạt động khác trong Công ty. Nhiệm vụ : - Tham mưu cho Ban giám đốc việc đầu tư hệ thống điện, máy móc, thiết bị trong Công ty. - Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện; đồng thời kiểm tra, hướng dẫn và giám sát việc sử dụng hệ thống điện, máy móc, thiết bị may các loại. - Bố trí lao động thường trực tại phân xưởng sản xuất để sửa chữa, giám sát việc sử dụng thiết bị may, thiết bị điện. - Đặt gia công và gia công một số công cụ, phụ tùng, thiết bị phục vụ sản xuất tại Công ty. - Bảo quản và sử dụng tiết kiệm công cụ, máy móc, thiết bị được trang bị. - Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của Ban giám đốc. Các phân xưởng may, cắt : * Quản đốc : - Quản lý và điều hành sản xuất ở phân xưởng theo kế hoạch được giao đảm bảo tiến độ, thời gian và chất lượng sản phẩm. - Quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, máy móc - thiết bị trong phân xưởng. - Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, tin cậy và có văn hoá trong tập thể công nhân. - Tổng hợp và phản ánh kịp thời về năng lực sản xuất, chất lượng hạng hoá, tiến độ sản xuất tới các phòng ban có liên quan. * Tổ trưởng sản xuất : - Quản lý và điều hành trực tiếp tổ sản xuất theo kế hoạch của Công ty và sụ chỉ đạo của quản đốc phân xưởng. - Quản lý máy móc – thiết bị, bán thành phẩm, nguyên phụ liệu, sản phẩm của tổ trong quá trình sản xuất. Phát hiện và đề xuất với quản đốc phân xưởng xử lý kịp thời các hư hỏng, mất mát tài sản, công cụ, nguyên phụ liệu,... - Phân công lao động và theo dõi, tổng hợp kết quả lao động của từng công nhân trong tổ để làm lương, thưởng, xếp loại lao động hàng tháng. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo của lãnh đạo Công ty và quản đốc phân xưởng. * Tổ phó sản xuất : - Giúp việc tổ trưởng tổ sản xuất trong việc hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra chất lượng từng công đoạn và toàn bộ sản phẩm trong dây chuyền sản xuất. - Thay thế tổ trưởng sản xuất điều hành hoạt động của tổ khi tổ trưởng vắng mặt. * Công nhân may, cắt : - Quản lý, giữ gìn và sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả máy móc, thiết bị, công cụ lao động, nguyên phụ liệu lao động được giao trong quá trình sản xuất. - Thực hiện sản xuất một hoặc một số công đoạn sản xuất sản phẩm theo sự phân công của tổ, phân xưởng; phối hợp với công nhân công đoạn khác để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của tổ, phân xưởng. - Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Công ty, phân xưởng và tổ sản xuất. 3. Một vài đặc điểm chủ yếu của Công ty : 3.1. Vốn sản xuất kinh doanh : Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Hà trong các năm 1999 - 2001 được thể hiện ở bảng sau : Bảng 1 : Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Hà Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 % 1. Vốn sản xuất - kinh doanh - Vốn cố định - Vốn lưu động 2. Nguồn vốn sản xuất - kinh doanh - Vốn chủ sở hữu - Tín dụng - Nguồn khác Trđ - - - - - - - - 4.419 2.434 1.985 4.419 1.889 503 2.027 6.682 4.044 2.638 6.682 2.000 3.014 1.641 6.771 3.974 2.797 6.771 2.000 3.118 1.653 153 163 141 153 106 619 82 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Hà Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Hà không lớn và tập trung chủ yếu ở tài sản cố định của Công ty. Trong năm 2000 và 2001, do Công ty tập trung vào xây dựng nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị máy móc nên vốn cố định của Công ty tăng, gấp 153% so với năm 1999, chiếm 60% tổng vốn của Công ty. Vốn lưu động của Công ty chỉ chiếm khoảng 40% tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Vốn lưu động của Công ty bao gồm chủ yếu là tiền mặt tại ngân hàng dùng cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và đầu tư ngắn hạn khác. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Hà trong những năm gần đây khá thuận lợi, các chỉ tiêu kinh tế – tài chính đều tăng hơn so với năm trước. Trong các chỉ tiêu trên, đáng chú ý là chỉ tiêu nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chỉ tiêu nguồn vốn tín dụng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm 2000 và 2001 với mức tăng trưởng của vốn tín dụng khoảng hơn 600% so với năm 1999. Nguyên nhân chính là do thời gian này Công ty đã tiến hành cổ phần hoá, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần. Năm 2000 và 2001 còn là giai đoạn Công ty tiến hành đầu tư nâng cấp khu nhà sản xuất, trang bị trang thiết bị sản xuất, vì vậy, tài sản cố định của Công ty đã tăng lên gần 4 tỷ đồng, tăng 163% so với năm 1999. Các chỉ tiêu khác của Công ty đều đạt mức tăng trưởng từ 120% tới 160%. Điều này đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Công ty từ sau khi Công ty tiến hành cổ phần hoá đầu năm 2000, khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong quyết tâm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. 3.2. Mặt hàng sản xuất kinh doanh : Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty cổ phần may Nam Hà là sản xuất kinh doanh hàng bông vải sợi, may mặc nội địa và xuất khẩu, trong đó, ngành nghề kinh doanh chính là may mặc xuất khẩu. Hoạt động chủ yếu của Công ty là gia công hàng may mặc cho nước ngoài. Hoạt động này chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn gia công cho thị trường nội địa. Các sản phẩm của Công ty bao gồm các mặt hàng : áo Jacket, áo Jiles, quần soóc, quần yếm,... Trong đó, mặt hàng chủ yếu của Công ty là áo Jacket. Hiện nay, hàng năm, Công ty xuất khẩu khoảng 250.000 sản phẩm mặt hàng này. Trong chiến lược phát triển của mình, Công ty đang tìm hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh. Trước mắt, Công ty sẽ tập trung vào các mặt hàng chủ lực của mình, đồng thời, từng bước tự đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu đầu vào bằng cách nâng cao năng lực, trình độ sản xuất, nhằm thu được mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động gia công thuần tuý hiện tại, tiến tới hoạt động kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩm. Vấn đề hiện nay của Công ty là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào hợp lý, đảm bảo sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận và tiếp nhận ngày càng nhiều, có khả năng cạnh tranh mạnh so với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may khác trong nước. 3.3. Địa bàn kinh doanh : Công ty cổ phần may Nam Hà hoạt động trên phạm vi cả trong và ngoài nước. Trong nước, các bạn hàng của Công ty là các đơn vị thường cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Công ty (các nhà cung ứng nội địa), các Công ty có quan hệ uỷ thác gia công,... ở nước ngoài, Công ty có quan hệ làm ăn với bạn hàng các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, các nước châu á như Hàn Quốc, Thailand, Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản và châu âu như Đức, Italia, Pháp,... 3.4. Phương thức sản xuất kinh doanh : Hiện nay, Công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, dưới hai dạng : * Dạng thứ nhất : Xuất khẩu sau khi gia công xong (đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty). Trong hình thức này, Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài, sau đó nhận nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công. Tuy hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng hoạt động này giúp cho Công ty làm quen với từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm quen với công nghệ máy móc thiết bị mới, hiện đại. * Dạng thứ hai : Xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm). Theo phương thức này, khách hàng nước ngoài đặt hàng tại Công ty. Dựa trên qui cách mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, Công ty tự mua nguyên phụ liệu và sản xuất, sau đó bán thành phẩm cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu theo dạng này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, do khâu tiếp thị còn hạn chế, chất lượng sản phẩm, năng lực, trình độ sản xuất chưa cao nên xuất khẩu theo dạng này vẫn còn hạn chế và không thường xuyên, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch của Công ty. Phương hướng phát triển trong những năm tới của Công ty là từng bước nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức bán với giá FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mình. * Các hoạt động khác : Ngoài phương thức sản xuất kinh doanh nói trên, Công ty còn có một số hoạt động kinh doanh khác như bán thành phẩm cho thị trường trong nước, uỷ thác, bán thành phẩm trực tiếp cho bạn hàng,... Tuy nhiên, các hoạt động này thường chiếm tỷ trọng nhỏ. 3.5. Đặc điểm về lao động : Số lượng và trình độ đội ngũ lao động của Công ty cổ phần may Nam Hà được thể hiện qua bảng sau : Bảng 2 : Lao động tại Công ty cổ phần may Nam Hà Tổng số lao động đến 1/7/2001 Tổng Tỷ lệ % Nữ Tổng Đại học Cao đẳng Trung học CN CNKT, NV nghiệp vụ +LĐ tay nghề cao Trình độ khác 557 13 06 50 482 12 06 - 2.33 1.07 8.97 86.53 - 1.07 475 02 05 44 419 41 05 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần may Nam Hà Một đặc điểm của lực lượng lao động tại Công ty cổ phần may Nam Hà, cũng như các doanh nghiệp trong ngành may mặc khác, đó là lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ lệ cao, khoảng 85% tổng số lao động của của Công ty, tập trung chủ yếu ở bộ phận công nhân viên của Công ty. Trong công tác phân công nhiệm vụ quản lý sản xuất, Công ty xác định, người được phân công phải có năng lực đáp ứng được yêu cầu, năng lực được xác định dựa trên cơ sở giáo dục, đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm công tác của người được giao. Căn cứ vào nhu cầu của Công ty hàng năm và căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty, Công ty lập kế hoạch đào tạo cán bộ và tiến hành triển khai, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của Công ty trong công tác thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, ta có thể thấy trình độ lao động của Công ty không cao, các cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học chỉ chiếm 3,4% tổng số lao động của Công ty và tập trung chủ yếu ở bộ phận quản lý. Cùng với sự phát triển của Công ty trong thời gian hai năm gần đây, trong năm 2003, số lượng công nhân tăng lên khoảng 750 công nhân nên Công ty còn thiếu một số cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn và giám sát dây chuyền sản xuất. Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường nên lực lượng lao động của Công ty thường xuyên bị xáo trộn, Công ty thường xuyên phải đào tạo và tuyển chọn thêm lao động từ bên ngoài vào, số lượng tuyển vào khoảng từ 60 đến 100 công nhân một năm. Đây là vấn đề gây nhiều khó khăn trong vấn đề sử dụng lao động để thực hiện và hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty. 3.6. Đặc điểm về máy móc, thiết bị : Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty cổ phần may Nam Hà được thể hiện qua bảng sau : Bảng 3 : Thiết bị sản xuất của Công ty cổ phần may Nam Hà. STT Tên thiết bị Đơn vị tính Năm 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Máy một kim Máy hai kim Máy vắt sổ Thiết bị là hơi Bàn là treo Máy đính bọ Máy cắt Máy thùa khuy Máy ép mex Máy phay mẫu Máy đính cúc Thiết bị khác Chiếc - - Bộ Chiếc - - - - - - - 330 21 23 4 12 2 5 9 1 0 8 47 365 34 23 5 24 5 6 10 1 0 8 86 369 34 23 6 24 5 6 11 2 1 8 86 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần may Nam Hà Máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất của Công ty cổ phần may Nam Hà không có sự biến động lớn về số lượng trong các năm qua. Số lượng máy móc, thiết bị chỉ tăng trong năm 2000, giai đoạn Công ty bắt đầu hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Trong năm 2001 và 2002, số lượng máy móc thiết bị tăng không đáng kể. Tuy nhiên, máy móc, thiết bị của Công ty đã có sự thay đổi đáng kể về chất lượng do Công ty đã tiến hành đầu tư nâng cấp, trang bị lại. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của Công ty tuy được trang bị khá hiện đại nhưng hầu hết các máy móc đều chỉ đáp ứng được trong việc sản xuất các mặt hàng hiện tại của Công ty như áo Jacket, quần áo thể thao,... Công ty hiện tại chưa có các máy móc chuyên dùng để sản xuất được các mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao, quy trình chế tạo phức tạp. Trong những trường hợp thực hiện các hợp đồng đòi hỏi các máy móc chuyên dùng Công ty vẫn phải thuê ngoài t._.ừ các Công ty khác trong ngành. Đây là một vấn đề gây trở ngại trong công tác mở rộng sản xuất, kinh doanh đối với Công ty. 3.7. Một vài đặc điểm khác : Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Nam Hà được tổ chức khá tinh gọn, với cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất đề ra. Các cán bộ trong các phòng, ban của Công ty ngoài các công việc chuyên môn còn kết hợp thực hiện một số công việc khác phù hợp với vị trí công tác và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, khi Công ty tiến hành mở rộng sản xuất, đặc biệt là hướng hoạt động của Công ty theo hướng xuất khẩu theo hình thức FOB, đây lại là một khó khăn của Công ty do Công ty không có các phòng ban thực hiện các chức năng chuyên môn riêng biệt. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu dùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty hầu hết được nhập khẩu. Trong một số trường hợp Công ty phải mua nguyên phụ liệu theo yêu cầu của khách hàng, nhưng thường chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong các hợp đồng xuất khẩu theo phương thức FOB, Công ty cũng phải mua nguyên phụ liệu có xuất xứ từ nước ngoài do nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đề ra. Đây là một khó khăn lớn của Công ty trong công tác mở rộng sản xuất và xuất khẩu theo hình thức FOB. Phần II Tình hình hoạt động may gia công xuất Khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà 1. Tình hình chung về may gia công xuất khẩu trong những năm gần đây : 1.1. Giá trị gia công : Giá trị gia công của Công ty cổ phần may Nam Hà các năm 1999-2002 được thể hiện qua bảng sau : Bảng 4 : Giá trị gia công và giá trị xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may Nam Hà (Tính theo sản phẩm nhập kho) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số lượng sản phẩm (Chiếc) Trị giá (Tr.đ) Số lượng sản phẩm (Chiếc Trị giá (Tr.đ) Số lượng sản phẩm (Chiếc Trị giá (Tr.đ) Số lượng sản phẩm (Chiếc Trị giá (Tr.đ) Tổng doanh thu 140.230 5.175 166.874 6.159 248.604 7.719 347.320 9.260 1.Doanh thu xuất khẩu - 4.732 - 5.744 - 7.088 - 8.510 a.Năng lực tại Công ty 122.680 4289 153.044 5.726 210.666 6.053,5 301.810 7.249 - Xuất trực tiếp - 2580 - 4.126 - 5.053 - 6.106 - Xuất uỷ thác - 631 - 767 - 232 - 320 - Gia công cho đơn vị khác - 686 - 833 - 768,5 - 823 b.Nhận uỷ thác(3%) 5.392 15 13.830 18 4.935 6,5 5.920 21 c.Đưa đi gia công 12.158 820 - - 33.003 1.028 39.590 1.240 2. Doanh thu nội địa - 443 - 415 - 631 - 750 - Gia công nội địa - 130 - 113 - 185 - 225 - Bán gia công - 313 - 302 - 446 - 525 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Hà Qua phân tích số liệu trên, ta thấy, giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may Nam Hà trong những năm gần đây đều tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 1,5 tỷ đồng, tương ứng với 125% một năm. Trước năm 1998, giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty đạt giá trị thấp do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trong khu vực, làm giảm đáng kể nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng của toàn bộ dân cư nói chung và nhu cầu mua sắm mặt hàng may mặc nói riêng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty bởi vì các khách hàng chính và có nhu cầu đặt hàng gia công thường xuyên của Công ty lại đến từ các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,... Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nền kinh tế trong khu vực có dấu hiệu phát triển trở lại, giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty liên tục tăng lên. Năm 1999, giá trị xuất khẩu của Công ty đạt hơn 5 tỷ đồng. Năm 2000, mặc dù Công ty phải tập trung vào công tác cổ phần hoá, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động, nhưng kim ngạch đạt được từ hoạt động gia công của Công ty vẫn tăng cao. Đến năm 2001 giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty tăng mạnh và đạt giá trị xuất khẩu lên tới gần 8 tỷ VNĐ, tăng gấp 149,5% so với năm 1999. Đây thực sự là điều đáng mừng đối với Công ty. Cuối năm 2001, đầu năm 2002, Công ty đã lần lượt khánh thành và đưa vào sử dụng 2 nhà xưởng mới với trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Với sự đầu tư này, năm 2002, giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty đã đạt 9.260 Trđ. Điều này là do nhiều khách hàng đã tìm tới Công ty ký kết hợp đồng, khẳng định được uy tín của Công ty đối với khách hàng trên thị trường. Là một Công ty mới chuyển đổi và đi vào hoạt động trong cơ chế thị trường, với xuất phát điểm tương đối thấp so với các Công ty khác trong ngành dệt may, bằng sự đoàn kết, nhất trí, cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, có thể nói Công ty cổ phần may Nam Hà đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Từ sự yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh kém phát triển trước đây, hiện nay, Công ty đã khẳng định được mình, từng bước đi lên. Tuy nhiên, mặc dù có mức tăng trưởng khá cao trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung, so với các Công ty khác trong ngành, giá trị gia công mà Công ty cổ phần may Nam Hà đạt được có giá trị chưa lớn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại của Công ty. Qua số liệu của bảng 2, ta thấy, giá trị gia công xuất khẩu của Công ty luôn luôn chiếm vị trí lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty, thường chiếm tỷ trọng trên 90% tổng doanh thu của Công ty, trong các năm gần đây, tỷ trọng này thường dao động trong khoảng 91-94%. Các hoạt động khác của Công ty chiếm tỷ trọng không lớn. Trong giá trị của hàng gia công của Công ty thì hình thức gia công đơn thuần là chủ yếu, hình thức xuất FOB chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Hàng năm, giá trị xuất FOB của Công ty chỉ chiếm khoảng 5 tới 10% tổng doanh thu của Công ty. Tuy hình thức xuất khẩu trực tiếp chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhưng với vị trí và khả năng hiện tại của Công ty trong ngành thì đây là hình thức kinh doanh mà Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh bởi vì hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp Công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn thông qua hoạt động mở rộng sản xuất theo chiều rộng như : mở thêm các dây chuyền sản xuất, ký kết thêm các hợp đồng với các đối tác của mình,... Đồng thời, hoạt động này cũng giúp Công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín. Đặc biệt, hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thương trường, đây là điều rất quan trọng, là tiền đề tạo sự phát triển lâu dài của Công ty trong sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh của mình. 1.2. Mặt hàng gia công : Trong tổng số mặt hàng gia công của Công ty cổ phần may Nam Hà, ta thấy, mặt hàng áo Jacket luôn đạt số lượng lớn và có giá trị gia công cao, chiếm phần lớn trong tổng giá trị kim ngạch gia công của Công ty, đây là sản phẩm may gia công chính của Công ty. Số liệu về các mặt hàng may gia công của Công ty được thể hiện ở bảng sau : Bảng 5: Một số sản phẩm gia công chính của Công ty cổ phần may Nam Hà STT Tên hàng 1999 2000 2001 2002 Số lượng (Chiếc) Tỷ trọng (%) Số lượng (Chiếc) Tỷ trọng (%) Số lượng (Chiếc) Tỷ trọng (%) Số lượng (Chiếc) Tỷ trọng (%) 1 áo Jacket 125.200 89.28 150.051 89.91 177.263 71.3 202.328 71.4 2 áo Jiles 4.251 3.03 5.345 3.2 16.343 6.57 19.155 6.67 3 Quần soóc, thể thao 4.514 3.22 - - 50.442 20.29 50.232 17.48 4 Quần yếm 6.265 4.47 11.478 6.89 4.556 1.84 15.605 4.45 Cộng 140.230 100 166.874 100 248.604 100 287.320 100 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần may Nam Hà Theo số liệu của Công ty, trước năm 1999, mặt hàng áo Jacket chỉ chiếm 57.23% trong tổng số sản phẩm gia công của Công ty. Tuy nhiên, năm 1999, Công ty đã tập trung sản xuất mặt hàng áo Jacket, coi đây là mặt hàng chủ lực của Công ty. Hàng áo Jacket, năm 1999, đạt giá trị kim ngạch gia công 237.880 USD chiếm tỷ trọng tới 89,28 % trong tổng giá trị kim ngạch gia công của Công ty. Tỷ trọng này vẫn giữ ở mức cao trong các năm gần đây, thường ở mức 70 tới 72%. Điều này khẳng định được thế mạnh của Công ty trong hoạt động gia công hàng áo Jacket. Kết quả này là do Công ty đã ký kết hợp đồng dài hạn với khách hàng Hàn Quốc, như các Công ty Youngshin, Pan-Pacific,... Hiện nay, đây vẫn là những bạn hàng quen thuộc của Công ty về mặt hàng áo Jacket. Mặt hàng này có ưu điểm là dễ làm và có đơn giá gia công tương đối cao, giá trị gia công tính trên một đơn vị sản phẩm thường dao động trong khoảng 25.000 tới 35.000 ngàn đồng, tùy thuộc vào các hợp đồng được ký kết với các khách hàng khác nhau. Bảng 6 : Đơn giá gia công các mặt hàng của Công ty cổ phần may Nam Hà năm 2002. STT Tên hàng Đơn vị Đơn giá gia công 1 áo Jacket Đồng 33.560 2 áo Jiles - 24.250 3 Quần soóc, thể thao - 21.230 4 Quần yếm - 16.950 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần may Nam Hà Trong các năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng khoảng 120%/năm do Công ty đã tạo được uy tín đối với đối tác nước ngoài thông qua việc đảm bảo thời gian giao hàng, chất lượng hàng gia công. Trong chiến lược phát triển của Công ty, mặt hàng này vẫn là mặt hàng gia công chủ yếu trong những năm tới. Một mặt hàng gia công khác đang có xu hướng tăng về tỷ trọng trong cơ cấu các mặt hàng gia công của Công ty là quần soóc và quần thể thao. Đây là hàng đi kèm với hàng quần áo thể thao và thị trường chủ yếu của loại hàng này là thị trường Mỹ. Hiện nay, với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Công ty đang tập trung nâng cao số lượng cũng như chất lượng, nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường Mỹ, nâng cao giá trị xuất khẩu đạt được của mặt hàng này. Các mặt hàng khác chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng kim ngạch gia công của Công ty và thường là hàng gia công trong nước và có tính thời vụ, thường tập trung vào mùa thu, đông. Như vậy, nhìn chung, các mặt hàng gia công của Công ty có chủng loại còn ít và chất lượng mới chỉ đáp ứng tốt với các mặt hàng quen thuộc của Công ty mà chủ yếu là áo Jacket, áo Jiles và hàng thể thao. Trong điều kiện hiện nay, đối với các mặt hàng cao cấp, Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng quốc tế, nhất là khách hàng từ Mỹ, Nhật. Đây là một điểm yếu của Công ty, làm giảm sự chủ động của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này có thể tạo nên sự lệ thuộc của Công ty vào khách hàng, nhất là các khách hàng đã quen thuộc của Công ty. Các mặt hàng gia công không đa dạng còn là một khó khăn cho Công ty khi Công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh sang các mặt hàng khác. Ngoài ra, các kinh nghiệm cũng như kiến thức về các mặt hàng xuất khẩu thu được cũng bị hạn chế. Đây là một hạn chế mà Công ty nên có biện pháp để điều chỉnh để có thể thực hiện chiến lược nâng cao giá trị hàng gia công theo phương thức FOB. Hiện nay, Công ty đã đưa vào sử dụng hai khu nhà sản xuất mới với trang bị thiết bị sản xuất khá hiện đại, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên được chú trọng, Công ty đang phấn đấu để xin cấp chứng chỉ ISO 9000 - 2000 trong quí II - 2003. Đây là những tiền đề quan trọng đối với Công ty để từ đó có thể thực hiện chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng gia công, tiến tới nâng cao tỷ trọng xuất FOB và tạo sự chủ động cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Là một doanh nghiệp còn trẻ trong ngành dệt may Việt Nam, do vậy, đối với Công ty cổ phần may Nam Hà, mở rộng sản xuất theo chiều rộng là một hướng đi đúng, giúp cho Công ty có thể từng bước tiếp cận mặt hàng mới, thị trường mới, đưa Công ty từng bước phát triển, đi lên. 2. Thị trường và khách hàng gia công chính của Công ty : Trong những năm qua, thị trường may gia công của Công ty chủ yếu là thị trường EU, đây là thị trường quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu của Công ty. EU là thị trường may gia công chủ yếu của các mặt hàng áo Jacket, quần áo thể thao của công ty, đây là hai mặt hàng có giá trị gia công tương đối cao và lại là mặt hàng gia công quen thuộc của Công ty. Thị trường Đông á là thị trường lớn thứ hai của Công ty, đây là thị trường truyền thống và có các khách hàng trung gian chỉ định họ giao sản phẩm tới các khách hàng ở thị trường EU. Thị trường may gia công của Công ty được thể hiện ở bảng 4 sau : Bảng 7 : Một số thị trường gia công chính của Công ty cổ phần may Nam Hà Năm Thị trường 1999 2000 2001 2002 Giá trị (Trđ) Tỷ trọng Giá trị (Trđ) Tỷ trọng Giá trị (Trđ) Tỷ trọng Giá trị (Trđ) Tỷ trọng Đức 1337.7 25.85 1557.8 25.31 1714 22.21 1781.6 19.24 Nhật 449.7 8.69 600 9.75 600.5 7.78 798.2 8.62 Hàn Quốc 915.6 17.77 814.3 13.23 1226.5 15.89 1319.6 14.25 Đài Loan 557.8 10.78 814.9 13.24 - - - - Pháp 111.2 2.15 277 4.5 813.6 10.54 1047.3 11.31 Canada 890.6 17.21 915.2 14.87 1208.8 15.66 1482.5 16.01 Mỹ - - - - 412.2 5.34 1801 19.45 Nga - - 307.8 5 810.5 10.5 - - Thị trường khác 912.4 17.55 868 14.1 923.9 12.08 1029.8 11.12 Nguồn : Báo cáo xuất khẩu của Công ty cổ phần may Nam Hà Qua số liệu Bảng 4, ta thấy, Đức là thị trường lớn nhất của Công ty trong các năm qua, hàng năm thị trường này có kim ngạch đạt vào khoảng 1,6 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 20-25% trong tổng giá trị kim ngạch gia công của Công ty. Năm 1999, Đức là thị trường đặt hàng gia công lớn nhất của Công ty với kim ngạch đạt 1337,7 triệu đồng, chiếm tới 25,85 % tổng kim ngạch gia công của Công ty. Trong những năm tiếp theo, tuy tỷ trọng của hàng xuất khẩu sang thị trường Đức có giảm trong tổng doanh thu của Công ty nhưng lại tăng về số tuyệt đối. Năm 2002, giá trị xuất khẩu của Công ty sang thị trường Đức đạt 1781.6 triệu đồng, chiếm 19,24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Như vậy, đây là một thị trường quan trọng của Công ty. Trong những năm tới, Công ty cần có biện pháp thích hợp để tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Thị trường lớn thứ hai của Công ty là thị trường Canada và thị trường Hàn Quốc. Đây là hai thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc rất lớn. Hai thị trường này là hai thị trường quan trọng của Công ty, đóng góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Hàn Quốc là thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi kiểu dáng, chất lượng hàng hoá cao. Trong những năm qua, giá trị kim ngạch hàng gia công xuất khẩu đạt được của Công ty sang thị trường Hàn Quốc ngày càng cao, năm 1999, Công ty đã ký kết được các hợp đồng gia công đạt kim ngạch 915,6 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17.77 % tổng kim ngạch gia công. Đến các năm 2001 và 2002, giá trị này đã tăng lên trên 1,3 tỷ đồng, đạt mức độ tăng trưởng của thị trường này của Công ty vào khoảng 133% so với năm 1999. Cùng với thị trường Hàn Quốc, thị trường Canada cũng là thị trường lớn của Công ty. Trong những năm gần đây, thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty, thường là khoảng 15%. Năm 2002 đạt 1482,5 triệu đồng vào. Mức tăng trưởng của thị trường này vào khoảng 122%/năm. Thị trường Nhật Bản và Pháp cũng là hai thị trường quan trọng của Công ty, đây là hai thị trường truyền thống mà Công ty có quan hệ làm ăn lâu dài. Thị trường Nhật là thị trường mà Công ty xuất khẩu chủ yếu về các mặt hàng cao cấp. Thị trường này chiếm tỷ trọng ổn định trong các năm qua, chỉ dao động trong khoảng 7-9% và thường đạt kim ngạch xuất khẩu ở mức 600 tới 700 triệu đồng. Đây là thị trường nhập khẩu các mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao, do đó, mặc dù chiếm giá trị xuất khẩu và tỷ trọng không cao nhưng đây là một thị trường quan trọng của Công ty. Thông qua các mặt hàng gia công cho thị trường này mà Công ty có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về các mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao – một trong những hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. Bên cạnh thị trường Nhật Bản, thị trường Pháp cũng là thị trường truyền thống của Công ty. Đây là thị trường chủ yếu của Công ty về mặt hàng quần áo thể thao và quần áo trượt tuyết. Trong những năm trước đây, hàng gia công của thị trường Pháp thường không đều và chiếm tỷ trọng cũng như giá trị không cao. Tuy nhiên, trong năm 2001, và đặc biệt là năm 2002, thị trường này của Công ty tăng trưởng một cách mạnh mẽ đạt 1047,3 triệu đồng, chiếm 11,31% tổng giá trị gia công của Công ty. Các thị trường khác của Công ty, mặc dù có giá trị đặt hàng gia công tương đối cao nhưng không ổn định qua các năm. Cùng với chiến lược mở rộng sản xuất của mình, hiện nay Công ty tiếp tục tiến hành các bước thâm nhập vào các thị trường mới và đã đạt được những thành công bước đầu như các thị trường Mexico, argentina, Braxin,... Trong chiến lược phát triển của mình những năm sắp tới, Công ty cổ phần may Nam Hà sẽ tập trung nguồn lực để xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ. Đây là thị trường đầy triển vọng sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết. Trong năm 2001, tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Mỹ của Công ty chỉ chiếm 5,34%, tương ứng với 142,2 triệu đồng nhưng sang đến năm 2002, tỷ trọng hàng may mặc của Công ty xuất sang thị trường Mỹ đã chiếm tỷ trọng đáng kể là 19,45%, tương ứng với 1801 triệu đồng. Trong năm 2003, mục tiêu xuất khẩu của Công ty là hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng từ 40 tới 60%, tương ứng với khoảng 5 - 7 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng chính và có nhu cầu đặt hàng thường xuyên đối với Công ty được thể hiện qua bảng sau : Bảng 8: Các khách hàng chính của Công ty cổ phần may Nam Hà STT Khách hàng SL mã hàng SL sản phẩm (Chiếc) Tổng trị giá (USD) 1 Youngshin 30 68.318 153.710 2 Flexcon 22 22.174 67.962 3 Lelong 01 74.100 126.094 4 Pan-pacific 03 48.415 101.328 5 Enter B 01 12.600 21.020 6 Serim 02 2.583 9.092 7 Seyang 04 6.218 11.814 Cộng 63 234.408 491.020 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần may Nam Hà các năm 2000 - 2002. 3. Hình thức gia công : Hiện nay, hình thức gia công chủ yếu của Công ty là hình thức gia công đơn thuần : “nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm”. Khi thực hiện gia công theo hình thức này, bên đặt gia công giao đầy đủ nguyên vật liệu như vải, cúc, khoá, túi PE,... cho Công ty để Công ty sản xuất hàng gia công. Trong một vài trường hợp, Công ty cần chuẩn bị nguyên vật liệu phụ và bên đặt gia công giao nguyên vật liệu chính nhưng trường hợp này là không đáng kể. Trong những năm gần đây, Công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình thức : Gia công đơn thuần và gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB). Mặc dù gia công đơn thuần là hoạt động gia công còn mang nhiều điểm hạn chế nhưng hoạt động này vẫn cần thiết đối với Công ty trong giai đoạn hiện nay. Điều này thể hiện qua bảng sau : Bảng 9 : Giá trị gia công hàng may mặc Công ty cổ phần may Nam Hà Hình thức gia công Đơn vị 1999 2000 2001 2002 Gia công đơn thuần Trđ 4.920 5.775 6.720 8.076 FOB - 115 223 680 736 Tổng doanh thu - 5.157 6.159 7.719 9.260 Tỷ trọng gia công đơn thuần % 95.43 93.76 87.06 87.21 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần may Nam Hà Qua bảng 6, ta có thể khẳng định được vai trò và vị trí của gia công đơn thuần tại Công ty cổ phần may Nam Hà. Năm 1999, kim ngạch đạt được từ gia công đơn thuần chiếm tới 95.43% trị giá gia công, đến năm 2001 tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 87.06% và năm 2002 là 87.21%. Tuy tỷ trọng của phương thức gia công đơn thuần có giảm xuống nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong trị giá gia công của Công ty. Điều này giúp chúng ta có thể khẳng định rằng trong tương lai gần thì gia công đơn thuần vẫn là hoạt động chủ yếu của Công ty. Nguyên nhân của vấn đề này là do Công ty chưa có bộ phận thiết kế mẫu mã sản phẩm để chủ động trong việc chào hàng, mặt khác, các nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất gia công phần lớn đều phải nhập khẩu. Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may, khi thâm nhập vào thị trường thế giới, bước di đầu tiên thường là từ sản xuất gia công. Tuy nhiên, đây chỉ là những bước đi ban đầu để tích luỹ kinh nghiệm và thâm nhập thị trường quốc tế, về lâu dài Công ty cần phải tiến tới xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, mặt khác, Công ty chưa chú trọng đúng mức đến các hoạt động marketing quảng bá nhãn hiệu thương mại của mình cho nên hình thức gia công đơn thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn còn hình thức gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là những tồn tại mà Công ty nên nghiên cứu và tìm biện pháp hiệu quả để khắc phục, góp phần làm cho hoạt động sản xuất của Công ty đạt hiệu quả cao hơn. 4. Quy trình thực hiện hợp đồng may gia công : Quy trình thực hiện hợp đồng may gia công của Công ty cổ phần may Nam Hà được thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ 2 : Quy trình thực hiện hợp đồng may gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may Nam Hà. Nghiên cứu thị trường và xin hạn ngạch Lựa chọn đối tác và ký kết hợp đồng Triển khai thực hiện hợp đồng Giai đoạn sau khi thực hiện hợp đồng Hoàn thành hợp đồng và giao hàng xuất khẩu 4.1. Nghiên cứu thị trường và xin hạn ngạch : Khi tiến hành một hợp đồng may gia công, Công ty thường nghiên cứu thị trường và xin hạn ngạch cho thị trường đó. Công tác nghiên cứu thị trường giúp cho Công ty nắm vững được các thông tin cần thiết về thị trường đó. Việc nghiên cứu thị trường sẽ cho thấy thị trường đó là phi hạn ngạch hay có hạn ngạch. Nếu đó là thị trường có hạn ngạch thì Công ty phải xin Bộ Thương mại cấp hạn ngạch. Nếu hạn ngạch không đủ thì Công ty có thể thực hiện xuất khẩu uỷ thác qua một Công ty khác. Khi nghiên cứu thị trường, Công ty thường tập trung nghiên cứu về dung lượng thị trường, điều kiện cạnh tranh, thị hiếu, kiểu dáng sản phẩm,... Công ty cũng đồng thời nghiên cứu loại sản phẩm mà Công ty sắp tiến hành gia công, nguyên phụ liệu sản xuất và chi phí định mức cho một sản phẩm để tránh bị đối tác ép giá khi ký hợp đồng. Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, Công ty phải thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết và có tính xác thực cao. Hoạt động tìm kiếm thông tin tại Công ty cổ phần may Nam Hà, thông tin thường được Công ty tìm hiểu thông qua các nguồn sau : - Các phương tiện thông tin đại chúng : Báo chí, đài truyền hình,... - Các chương trình quảng cáo, triển lãm, hội chợ,... - Các trang Web. - Các bạn hàng, khách hàng truyền thống của Công ty. 4.2. Lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng : 4.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn đối tác : Công tác nghiên cứu đối tác được Công ty ty thực hiện nhằm tìm kiếm bạn hàng ổn định, đáng tin cậy và hợp pháp. Hoạt động nghiên cứu đối tác cũng là nghiên cứu bạn hàng trên các mặt : thái độ kinh doanh, lịch sử phát triển, khả năng tài chính, lĩnh vực hoạt động và uy tín của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu và lựa chọn đối tác cũng sẽ giúp cho Công ty có những phương thức kinh doanh thích hợp nhằm tránh rủi ro. Chẳng hạn, đối với các khách hàng mới, chưa có uy tín thì Công ty sẽ áp dụng phương thức thanh toán an toàn bằng thư tín dụng không huỷ ngang. * Các phương thức giao dịch : Công ty sử dụng cả hai phương thức giao dịch là phương thức gián tiếp (thông qua các phương tiện thông tin liên lạc như thư, điện thoại, fax, email,...) và phương thức giao dịch trực tiếp qua gặp gỡ trao đổi (tổ chức các cuộc đàm phán và ký kết hợp đồng). * Đơn đặt hàng : Đơn đặt hàng là đề nghị của phía nước ngoài với Công ty về thuê gia công với các điều kiện thoả thuận. Đối với hàng gia công may mặc, đơn đặt hàng thường gồm hai phần : - Các điều khoản chủ yếu : Bao gồm các điều khoản về tên hàng, khối lượng, phí gia công, thời hạn giao hàng, bao bì, đóng gói,... - Mẫu vẽ phác thảo và các chỉ số : Đây là bản phác thảo về mẫu hàng kèm với các số đo chi tiết để sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ, các số đo của áo như : ngang vạt, ngang ngực, độ rộng,... * Đàm phán và ký kết hợp đồng : Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ phía đối tác nước ngoài, Công ty sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về các điều khoản trong đơn đặt hàng, thoả thuận lại các điều khoản chưa hợp lý trong hợp đồng. Hai bên xác nhận những điều kiện đã thoả thuận bằng việc ký vào bản hợp đồng. Hợp đồng gia công bao gồm các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận. Sau đây là các điều khoản chủ yếu của các điều khoản chủ yếu của hợp đồng gia công hàng may mặc : Số lượng và ngày giao hàng. Tên và giá gia công từng sản phẩm. Trách nhiệm cung cấp nguyên liệu, phụ liệu. Điều khoản về giao hàng. Ví dụ: giao thành phẩm tại Hải Phòng hoặc Nội Bài theo điều kiện FOB. Điều khoản thanh toán : Hai bên sẽ thanh toán theo điều kiện chuyển tiền hoặc có thể bằng thư tín dụng (L/C). Trách nhiệm của các bên. 4.2.2. Xem xét và ký kết hợp đồng gia công : Việc xem xét hợp đồng nhằm mục đích đảm bảo những yêu cầu của khách hàng được xác định rõ ràng, đầy đủ, xác nhận khả năng đáp ứng của Công ty thoả mãn yêu cầu khách hàng và mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty, việc xem xét hợp đồng được tiến hành tại phòng Kế hoạch - nghiệp vụ. Việc soạn thảo hợp đồng hay phụ lục của hợp đồng được soạn thảo trên cơ sở các chi tiết đã được hai bên thống nhất. Nếu khách hàng soạn thảo hợp đồng thì Công ty sẽ kiểm tra lại dựa trên cơ sở nội dung của những điều khoản mà hai bên đã thống nhất, nếu không chấp nhận thì Công ty sẽ thoả thuận lại với khách hàng. Hợp đồng, phụ lục của hợp đồng sau khi đã được soạn thảo phải được Trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ kiểm tra lại ký tên và trình lên Giám đốc. 4.3. Quy trình triển khai thực hiện hợp đồng gia công : 4.3.1. Chuẩn bị sản xuất : Chuẩn bị sản xuất là một khâu quan trọng, có tính quyết định của quá trình sản xuất, bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng và liên tục, đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất. Chuẩn bị sản xuất liên quan đến nhiều khâu, nhiều bộ phận. Đối tượng liên quan bao gồm : * Tài liệu kỹ thuật : Bao gồm một hệ thống những yêu cầu của khách hàng, trong đó nêu rõ tên hàng, mã hàng, số lượng sản phẩm, tỉ lệ cỡ, tỉ lệ màu, các thông số kích thước và tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu, bảng phối màu, sơ đồ giá, hướng dẫn gắn mác, mẫu giấy, mẫu hiện vật,... Hệ thống tài liệu kỹ thuật đòi hỏi Công ty phải tuân thủ nghiêm túc những yêu cầu, chỉ dẫn của khách hàng, có như vậy mới bảo đảm thoả mãn những thoả thuận của hai bên trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng. Tài liệu kỹ thuật sẽ được khách hàng chuyển tới phòng Kế hoạch - nghiệp vụ và được phòng Kế hoạch - nghiệp vụ chuyển từng phần có liên quan đến các bộ phận có liên quan. * Chuẩn bị vật tư : Trong trường hợp vật tư do Công ty chuẩn bị, phòng Kế hoạch – nghiệp vụ sẽ triển khai chuẩn bị vật tư. Nếu vật tư do khách hàng chuẩn bị, phòng Kế hoạch – nghiệp vụ có trách nhiệm cử cán bộ xuất nhập khẩu làm thủ tục giao nhận vật tư. Khi nhập kho, cán bộ Xuất nhập khẩu kết hợp với thủ kho và bộ phận KCS kiểm tra số lượng, chất lượng,.. và tiến hành nhập kho. * Lập kế hoạch sản xuất : Căn cứ vào tình hình sản xuất của các tổ sản xuất, tình hình nguyên phụ liệu,... cán bộ điều độ tiến hành lập kế hoạch sản xuất, bao gồm kế hoạch cắt, kế hoạch sản xuất mã hàng của mã hàng đã ký kết, chuyển tới các bộ phận có liên quan chuẩn bị thực hiện kế hoạch sản xuất. 4.3.2. Triển khai lệnh sản xuất : * Theo dõi tiến độ sản xuất : Công tác theo dõi tiến độ sản xuất được Công ty giao cho các cán bộ điều độ thuộc phòng Kế hoạch – nghiệp vụ. Trong quá trình sản xuất, các cán bộ điều độ thường xuyên lấy số liệu vào chuyền may và ra chuyền may. Công tác theo dõi tiến độ sản xuất được thực hiện bằng văn bản theo từng mã hàng. Trong trường hợp tiến độ sản xuất chậm, các cán bộ điều độ cần tìm hiểu nguyên nhân và báo cáo kịp thời tình hình sản xuất cho trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ để có hướng giải quyết kịp thời. Cán bộ Thống kê - kế hoạch, khi hàng vào chuyền, có nhiệm vụ nắm tiến độ thực hiện báo cáo trưởng phòng và Ban giám đốc xem xét, chỉ đạo, điều chỉnh khi cần thiết, đảm bảo năng suất, chất lượng cao. * Phối hợp với khách hàng : Trong quá trình sản xuất, các cán bộ điều độ có trách nhiệm phối hợp với khách hàng để giải quyết những vướng mắc không những trong quá trình sản xuất mà cả trong quá trình thực hiện hợp đồng. * Phối hợp trong nội bộ (với các bộ phận khác có liên quan) : + Với Bộ phận phục vụ sản xuất : Khâu vận chuyển nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và cung ứng bao bì. Cán bộ điều độ cung cấp những thông tin về loại bao bì, in ấn cho bộ phận phục vụ sản xuất để cùng phối hợp thực hiện. + Với Phòng kỹ thuật : về định mức, thông số kỹ thuật, mẫu mã,... + Với Bộ phận kho thành phẩm : chuyển các yêu cầu về đóng gói và vệ sinh công nghiệp cùng chi tiết đóng gói thành phẩm (P/L). 4.4. Hoàn thành hợp đồng và giao hàng xuất khẩu : 4.4.1. Làm thủ tục xuất khẩu : Quá trình làm thủ tục xuất khẩu được Công ty giao cho các cán bộ xuất nhập khẩu thuộc phòng Kế hoạch – nghiệp vụ. Bộ phận xuất nhập khẩu cần thực hiện các thủ tục hải quan như đăng ký định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, tờ khai xuất khẩu, P/L, chỉ định giao hàng (nếu có), nộp lệ phí hải quan, thủ tục kiểm hàng,... Ngoài ra, bộ phận xuất nhập khẩu còn cần liên hệ với hãng vận tải (hàng không hoặc tàu biển) để định ngày giao hàng, phối hợp giao nhận container. Các thủ tục cần thực hiện trong công tác này gồm thủ tục chứng từ nhận hàng, chứng từ thanh toán như : E/L, C/O, B/L, INV,... những giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của hợp đồng, của khách hàng, của qui định L/C, của ngân hàng thanh toán, và các yêu cầu khác (nếu cần). 4.4.2. Giao hàng xuất khẩu : Căn cứ vào tiến độ sản xuất và thời gian hàng của khách hàng, cán bộ điều độ lập danh sách các đơn hàng giao trong tuần (hoặc trong tháng) và yêu cầu khách hàng gửi “Hướng dẫn giao hàng” (shipping instruction). Cán bộ điều độ lập bản kê chi tiết (Packing list) - lệnh đóng gói sơ bộ cho các đơn hàng và chuyển lệnh này cho bộ phận kho thành phẩm. Sau khi đóng gói xong cán bộ điều độ làm Packing list thực tế và chuyển cho chuyên gia của phía đối tác để tiến hành kiểm hàng. Trên cơ sở Shipping instruction , ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37100.doc
Tài liệu liên quan