LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị và sức lao động luôn được coi là điều kiện kiên quyết của hoạt động sản xuất. Vì vậy mà người sử dụng lao động, nhà quản lý các Doanh nghiệp luôn quan tâm và coi trọng việc đầu tư duy trì và phát triển sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, các chủ Doanh nghiệp luôn coi nguyên vật liệu trong đó có năng lượng, lúc nào cũng được tìm cách để đưa ra giá thấp nhất trên thị trường mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tố về mô
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trường và con người. Việc sử dụng sức lao động được thuê với giá rẻ của các chủ Doanh nghiệp không hề tính đến các nguy hiểm có hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. Thực trạng này đang diễn ra đối với tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước có nền công nghiệp chưa phát triển. Và như vậy tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động và hạnh phúc của người lao động đã bị bỏ qua và các vấn đề về môi trường cũng bị lãng quên. Điều này đòi hỏi tổ chức Công đoàn, các nhà chính trị - xã hội, các phong trào phi chính phủ phải đặc biệt quan tâm và làm tốt hơn nữa việc cân bằng giữa việc làm, tiền lương, chất lượng, khối lượng công việc, sức khoẻ người lao động.
Hiện nay môi trường và điều kiện lao động đã được quan tâm, cải thiện, được nhận thức và chấp nhận là một giá trị xã hội cũng như là một yêu cầu vô điều kiện cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương” để từ đó có lời khuyên, góp ý tới công ty nhằm cải thiện điều kiện lao động giúp người lao động và người sử dụng lao động hài lòng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức lao động tại Công ty
- Điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố : ánh sáng, tiếng ồn, vi khí hậu, bụi, hơi khí độc
- Tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là người lao động trực tiếp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu theo các phương pháp sau :
- Phương pháp hồi cứu số liệu về điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất, thống kê báo cáo về tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn 82 người lao động trực tiếp tại phân xưởng Đúc.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu :
- Quá trình hình thành và phát triển, tình hình sản xuất, đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố điều kiện lao động được tiến hành theo phương pháp hồi cứu thu thập số liệu của phòng Quản lý chất lượng năm 2009
Các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn
Các yếu tố vi khí hậu : nhiêt độ, độ ẩm, tốc độ gió
Các chỉ số về bụi
Các chỉ số về hơi khí độc
- Đánh giá thực trạng sức khỏe người lao động.
3. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Chương III : Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Mai; các cán bộ phòng Quản lý chất lượng, phòng Kế toán – tài vụ và đặc biệt là phòng Tổ chức Lao động đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyên đề này được hoàn thành.
Vì khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương chỉ kéo dài 15 tuần, nên những nhận định về điều kiện lao động và các biện pháp cải thiện điều kiện lao động có thể còn nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Chương I
Cơ sở lý luận của cải thiện điều kiện lao động trong
doanh nghiệp
1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về điều kiện lao động
Lao động tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người. Không những thế lao động còn là điều kiện cần thiết để con người khỏe mạnh. Tuy nhiên, lao động phải dựa trên cơ sở có khoa học có nghĩa là trong quá trình lao động, cơ thể phải thích ứng với tốt nhất với môi trường xung quanh cũng như điều kiện lao động.
Khái niệm điều kiện lao động đã được nói đến nhiều trong các công trình khoa học trong và ngoài nước với nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng đều thống nhất ở khái niệm : “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc bao gồm các yếu tố vệ sinh, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài.”
1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và bộ môn Tổ chức lao động khoa học nói riêng, điều kiện lao động trong thực tế hiện nay rất phong phú và đa dạng. Người ta phân các nhân tố của điều kiện lao động thành 5 nhóm là : nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
1.2.1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động
Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động gồm các yếu tố :
Sự căng thẳng về thể lực
Sự căng thẳng về thần kinh
Nhịp độ lao động
Tư thế lao động
Tính đơn điệu của lao động
1.2.2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường
Điều kiện để đảm bảo thường xuyên sức khỏe và khả năng làm việc của con người ở mức độ cao là sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất với các quy luật về vệ sinh phòng bệnh của môi trường gồm :
Vi khí hậu
Tiếng ồn, rung động, siêu âm
Môi trường không khí
Tia bức xạ, tia hồng ngoại, ion hóa và chiếu sáng
Sự tiếp xúc với dầu mỡ, hóa chất độc
Phục vụ vệ sinh và sinh hoạt
Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường là nhân tố quan trọng để nâng cao nâng suất lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động
Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động có tác dụng lớn đối với tâm lý người lao động. Thẩm mỹ của lao động tạo nên sự yên tâm và phấn khởi cho người lao động. Trang thiết bị thuận tiện sử dụng và có hình dáng, bố trí đẹp, nhà xưởng, cảnh quan xung quanh phù hợp với quá trình sản xuất sẽ có tác dụng làm tăng chất lượng của sản phẩm làm ra, giảm bớt phế phẩm, tăng năng suất lao động. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động bao gồm các yếu tố :
Bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ
Sự phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu của thẩm mỹ
Một số nhân tố khác của thẩm mỹ : âm nhạc, trang trí, cảnh quan môi trường
1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì con người luôn muốn nhận được nhiều thứ từ công việc chứ không phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn thấy, họ muốn thỏa mãn các nhu cầu được quan hệ với những người khác để có thể thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác, họ muốn được tôn trọng, được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực hoặc đạt được các thành tích mới. Vì vậy, các nhà quản lý cần cải thiện nhóm điều kiện tâm lý xã hội gồm :
Bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, khen thưởng và kỷ luật
Điều kiện để thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua, phát huy sáng kiến
1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi gồm các yếu tố :
Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao
Độ dài thời gian nghỉ, hình thức nghỉ
1.3. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Mục đích của cải thiện điều kiện lao động là đạt kết quả lao động đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, phát triển toàn diện người lao động và góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của người lao động, giúp doanh nghiệp phát triển.
Với mục đích đó, có nhiều lý do để nói rằng cải thiện điều kiện lao động là quan trọng và cần được quan tâm trong doanh nghiệp. Trong đó có ba lý do chủ yếu là :
Thứ nhất, cải thiện điều kiện lao động đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Con người đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc xây dựng doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có đứng vững trong sự phát triển của kinh tế hay không một phần quan trọng là có con người khỏe mạnh hay không. Nhiệm vụ của cải thiện điều kiện lao động là nhằm bảo vệ sức khỏe,an toàn cho người lao động. Khi điều kiện lao động tốt có nghĩa là con người được đảm bảo về mọi mặt thì họ sẽ sẵn sàng và luôn đáp ứng yêu cầu của công việc, nói cách khác là đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp.
Thứ hai, cải thiện điều kiện lao động tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp bởi vì một trong những phương pháp cải thiện điều kiện lao động là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Mặt khác, cải thiện điều kiện lao động còn là tạo môi trường làm việc lành mạnh giúp người lao động có thể tác động đến chính công việc của họ, đến các kỹ năng quản lý, các khả năng phát triển và học hỏi trong công việc của từng người nên đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng phương thức quản lý mới.
Thứ ba, cải thiện điều kiện lao động là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiêp. Cải thiện điều kiện lao động nhằm tạo ra một nơi làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động giúp người lao động có được trạng thái tối ưu để làm việc, từ đó làm tăng năng suất lao động nên tiết kiệm được lao động sống trên một đơn vị sản phẩm giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Hơn nữa, cải thiện điều kiện lao động cũng là tạo thương hiệu cho doanh nghiệp giúp thu hút được nhiều lao động giỏi đến với doanh nghiệp.
Từ những lý do trên có thể thấy được vai trò quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải thường xuyên quan tâm và đưa ra thảo luận tại các cuộc trao đổi khi xây dựng chương trình, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
2. Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động
2.1. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát là phương pháp dùng phương tiện kỹ thuật đo lường để ghi chép, theo dõi về hiện trạng các yếu tố điều kiện lao động, tương ứng với nó là ghi chép các mức đọ tác động lên trạng thái cơ thể con người trong quá trình làm việc.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép đánh giá chính xác về điều kiện lao động, biết được ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện lao động lên trạng thái sức khỏe của người lao động, biết được nguyên nhân gây ra các điều kiện không tốt đối với người lao động, biết được mức độ ảnh hưởng của điều kiện lao động – mức độ nặng nhọc của lao động. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là tốn thời gian và chi phí.
Mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động là mức độ ảnh hưởng của tổng thể các yếu tố thuộc môi trường làm việc lên trạng thái, chức năng cơ thể của con người và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tái sản xuất của người lao động.
Tùy thuộc vào tình hình phát triển của mỗi quốc gia, mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động ở mỗi quốc gia gồm nhiều loại khác nhau. Ở Việt Nam, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội của Bộ Lao động đã chia mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động thành 6 loại sau :
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động nhẹ nhàng thoải mái, những công việc loại này thường có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm việc và góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm việc phù hợp với điều kiện vệ sinh an toàn lao động và mức tiêu chuẩn sinh lý ở mức độ cho phép của điều kiện cơ thể của người lao động.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động tương đối không thuận lợi hoặc có một số yếu tố tiêu chuẩn vượt mức cho phép ở mức không đáng kể, khả năng làm việc của người lao động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi tâm sinh lý trong quá trình lao động được phục hồi nhanh, sức khỏe lâu dài của người lao động cũng như trước mắt không bị ảnh hưởng đáng kể.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 là công việc mà dưới tác động của những yếu tố điều kiện không thuận lợi (độc hại và nguy hiểm) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng của trạng thái tiền bệnh lý và tới hạn của những người thực sự khỏe mạnh, khả năng làm việc của người lao động bị ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định và sức khỏe giảm sút. Những công việc này không thích hợp với những người kém sức khỏe hoặc mắc bệnh.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5 là những trường hợp khi người lao động làm việc trong những điều kiện rất không thuận lợi, xuất hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, cường độ lao động lớn, hoạt động thần kinh tâm lý căng thẳng,… Phản ứng đặc trưng của cơ thể ít nhiều chuyển sang trạng thái bệnh lý sau lao động, cần có thời gian dài để phục hồi các chức năng bị rối loạn do lao động sinh ra. Ở những công việc này tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp cao.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 khi lao động được tiến hành trong những điều kiện lao động rất nặng nhọc, độc hại, các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao ở xấp xỉ ngưỡng chịu đựng tối đa cho phép của cơ thể, thời gian làm việc quá dài. Ở những công việc loại này sẽ làm phản ứng đặc trưng của trạng thái chức năng cơ thể chuyển sang trạng thái bệnh lý, mất đi khả năng bảo vệ và đền bù.
2.2. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp đánh giá điều kiện lao động dựa theo báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe của người lao động.
- Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được chia thành 3 loại : tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, ngoài con số tuyệt đối thống kê được, người ta còn xác định tần suất tai nạn lao động :
KTNLĐ = n/N * 1000
Trong đó : n : số trường hợp bị tai nạn lao động trong doanh nghiệp
N : tổng số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê
Đơn vị : phần nghìn (%0).
- Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh ra bệnh là do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là do sự suy yếu dần về sức khỏe gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
Đánh giá tình hình mắc bệnh nghề nghiệp người ta dùng chỉ tiêu tần suất mắc bệnh nghề nghiệp :
KBNN = m/N * 1000
Trong đó : m : số người mắc bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp
N: tổng số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê
Đơn vị : phần nghìn (%0).
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giá tình hình tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp cao hay thấp, giảm hay tăng. Hiện nay, các doanh nghiệp đang đề ra chiến dịch “K=0”, nghĩa là phấn đấu tiến đến không xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh trong sản xuất
3.1. Chiếu sáng trong sản xuất
3.1.1. Ý nghĩa của chiếu sáng trong sản xuất
Trong sản xuất, ánh sáng là một yếu tố quan trọng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện tử, trong đó, ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời chiếu sáng thích hợp và có tác dụng tốt đối với sinh lý con người, ánh sáng nhân tạo được phát ra từ hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo. Chiếu sáng hiệu quả tại nơi làm việc phải đảm bảo kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo.
Thị lực mắt người lao động bị phụ thuộc rất nhiều vào độ chiếu sáng trong sản xuất. Độ chiếu sáng đạt tới mức quy định thì thị lực của mắt phát huy được năng lực làm việc cao nhất và độ ổn định của thị lực mắt càng bền. Thành phần quang phổ của nguồn ánh sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt. Ánh sáng màu vàng, màu da cam giúp cho mắt làm việc tốt hơn. Trong thực tế sản xuất, ánh sáng được bố trí đầy đủ, màu sắc của ánh sáng thích hợp thì năng suất lao động tăng từ 20 – 30%. Nếu không đảm bảo điều ấy sẽ làm cho mắt chóng mệt mỏi, dẫn đến cận thị làm giảm khả năng lao động và có thể dẫn đến tai nạn lao động.
3.1.2. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý
Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây căng thẳng và khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém. Đó là nguyên nhân làm tăng mức phế phẩm trong sản xuất và làm giảm năng suất lao động. Người lao động trẻ tuổi nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽ sinh ra tật cận thị. Ngoài ra do ánh sáng quá thiếu, sự phân biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm sai các động tác và do đó sẽ xảy ra tai nạn lao động.
Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lóa mắt tức là tình trạng mắt bị chói quá là nhức mắt và do đó cũng làm giảm thị lực của người lao động. Tác hại do chiếu sáng quá chói hoặc bố trí không hợp lý cũng dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng tai nạn lao động.
.
Tiêu chuẩn chiếu sáng
Sự tương phản giữa vật và nền
Đặc điểm của nền
Độ rọi nhỏ nhất (lux)
Dùng đèn huỳnh quang
Dùng đèn sợi đốt
Chiếu sáng hỗn hợp
Chiếu sáng chung
Chiếu sáng hỗn hợp
Chiếu sáng chung
Nhỏ
Tối
1500
500
750
200
Nhỏ trung bình
Tối trung bình
1000
400
500
200
Lớn trung bình
Sáng trung bình
750
300
400
150
Lớn
Sáng
500
200
300
100
3.2. Tiếng ồn
Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là một nhân tố phổ biến của điều kiện lao động. Tùy theo đặc điểm sản xuất của từng ngành, tiếng ồn phát ra ở mức độ khác nhau. Chống lại tiếng ồn ngày nay không còn là một vấn đề lý luận mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách của một số ngành sản xuất.
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh hỗn độn gây cho con người những cảm giác khó chịu.
3.2.1. Phân loại tiếng ồn
Tiếng ồn trong sản xuất được chia thành nhiều loại nhưng có 2 cách phân loại chủ yếu :
Theo đặc tính của nguồn ồn : căn cứ vào nguồn gốc phát ra tiếng ồn ta có
thể chia thành các loại :
- Tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy.
- Tiếng ồn do va chạm như quá trình rèn, dập, tán.
- Tiếng ồn khí động do hơi chuyển động với vận tốc cao : tiếng động cơ phản lực, tiếng máy nén hút khí,…
- Tiếng nổ hoặc xung động khi động cơ đốt trong hoặc diesel làm việc.
Theo tần số âm thanh : căn cứ vào sức nghe của tai người có các loại :
- Hạ âm có tần số < 20Hz, tai người không nghe thấy.
- Âm tai người nghe được có tần số 20Hz – 16KHz.
- Siêu âm có tần số > 20KHz, tai người không nghe thấy.
Ngoài ra người ta có thể phân loại tiếng ồn theo dải tần số, cách lan truyền nguồn ồn, theo phổ,…
3.2.2. Tác hại của tiếng ồn
Nếu làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá lâu sẽ làm cho cơ quan thính giác bị mệt mỏi. Lúc đầu chức năng thính giác vẫn thích nghi tốt để làm việc. Nhưng nếu tiếng ồn liên tục làm cho ngưỡng nghe tăng lên, cảm giác nghe dần dần bị sút kém và trở nên kém thích nghi. Thính giác bị mệt mỏi lâu ngày không phục hồi sẽ là nguyên nhân dẫn đến điếc nghề nghiệp.
Đối với toàn thân, làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều cơ thể dần bị mệt mỏi, ăn uống sút kém và không ngủ được. Tình trạng đó kéo dài dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể, dẫn đến giảm sút khả năng lao động của người lao động, làm tăng phế phẩm, tai nạn lao động.
Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép
Dải tần số (Hz)
63
125
250
500
1000
2000
4000
8000
Mức âm (dBA)
103
96
91
88
85
83
81
80
3.3. Rung động trong sản xuất
Trong lao động sản xuất, các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ thường phát sinh cả tiếng ồn và rung động.
Rung động là những dao động cơ học của thiết bị hay các bộ phận của nó xung quanh vị trí cân bằng.
Rung toàn thân
Thương tật do rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền,… Chấn động làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tùy theo đặc tính chấn động tạo ra thay đổi ở từng vừng, từng bộ phận trên cơ thể người.
Chấn động từng bộ phận
Rung ở từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ như stress cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác, ngoài ra còn gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết.
Tiêu chuẩn cho phép rung toàn thân
Tần số (Hz)
Vận tốc rung (cm/s)
Rung đứng
Rung ngang
1
12,6
5
2
7,1
3,5
4
2,5
3,2
8
1,3
3,2
16
1,1
3,2
31,5
1,1
3,2
63
1,1
3,2
125
1,1
3,2
250
1,1
3,2
3.4. Vi khí hậu trong sản xuất
Vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới khả năng làm việc và sức khỏe của người lao động. Vi khí hậu được hiểu là khí hậu trong giới hạn môi trường sản xuất. Vi khí hậu là tình trạng vật lý của không khí bao gồm các yếu tố về nhiệt độ không khí, độ ẩm, bức xạ nhiệt và luồng không khí trong phạm vi môi trường sản xuất của Doanh nghiệp.
Những yếu tố của vi khí hậu trong sản xuất tác động trực tiếp đến cơ thể người lao động gây ảnh hưởng đên sức khỏe nên làm giảm khả năng lao động của người lao động.
3.4.1. Những yếu tố của vi khí hậu
Nhiệt độ
Nhiệt độ là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo trong quá trình hoạt động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư khác nhau, theo thời gian trong ngày, theo mùa và theo quy trình sản xuất. Nhiệt độ thể hiện sự hấp thụ nhiệt của không khí và các vật thể xung quanh con người.
Trong sản xuất có các nguồn sinh nhiệt chủ yếu sau :
- Nhiệt độ do cơ năng máy móc hoạt động sinh ra
- Các lò đun, nồi hơi
- Hơi nóng từ các ống dẫn vật đựng, khe hở lò cao
- Ánh sáng mặt trời, hệ thống chiếu sáng nhân tạo
- Cơ thể công nhân tỏa ra khi làm việc
Độ ẩm
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong 1m³ không khí. Nếu độ ẩm không khí cao, hơi nước trong không khí khi bão hòa sẽ đông lại thành sương mù, nếu gặp lạnh sẽ bị đọng lại thành từng giọt rơi xuống. Đây là yếu tố thường kết hợp với nhiệt độ tạo nên cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu đối với cơ thể con người.
Bức xạ nhiệt
Nhiệt là một dạng động năng luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp, sự truyền nhiệt được tiến hành đến khi nhiệt độ của các vật cân bằng mới thôi.
Có ba hình thức truyền nhiệt là : dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong môi trường lao động, bức xạ nhiệt xuất hiện từ các vật dụng nóng, lò nấu chảy kim loại,… Đây là yếu tố có hại rất nguy hiểm.
Luồng không khí
Luồng không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí tình bằng m/giây. Luồng không khí có tốc độ đều cũng như luồng không khí mà tốc độ và phương hướng thay đổi nhanh chóng đều có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất.
3.4.2. Tác hại của vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh
Tác hại của vi khí hậu nóng
Khi làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thì các hệ thống của cơ thể như: hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,… đều phải tăng cường hoạt động để chống nóng, đảm bảo cho cơ thể giữ được một nhiệt độ thích hợp. Làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thì hiệu suất của lao động trí óc giảm rõ rệt. Đối với lao động chân tay thì tốc độ phản xạ và sự chú ý giảm sút, sự phối hợp cử động kém chính xác nên dễ xảy ra tai nạn lao động, năng suất lao động thấp, cơ thể mệt mỏi. Nếu vi khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao, cường độ bức xạ nhiệt lớn thì người lao động có thể bị say nóng, say nắng, choáng, ngất,…,nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Tác hại của vi khí hậu lạnh
Trong môi trường lao động có vi khí hậu lạnh do tác động của thời tiết hay do tác động của công nghệ sẽ tác động xấu đến người lao động. Khi thân nhiệt giảm cơ thể tự điều chỉnh để tăng thân nhiệt bằng phản ứng sinh hóa, hoạt động tim mạch tăng lên, xuất hiện hiện tượng rét run. Nếu thân nhiệt tiếp tục giảm gây thiếu ôxi, co thắt huyết quản, hoạt động tim mạch yếu dần, mệt mỏi, buồn ngủ, co thắt mạch gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, mất cảm giác sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại biên,…làm năng suất kém, phế phẩm tăng, dễ bị tai nạn lao động.
Tiêu chuẩn vi khí hậu cho phép
Thời gian (mùa)
Loại lao động
Nhiệt độ không khí (độ C)
Độ ẩm không khí (%)
Tốc độ không khí (m/s)
Cường độ bức xạ nhiệt (W/m²)
Tối đa
Tối thiểu
Mùa lạnh
Nhẹ
20
≤ 80
0,2
0,4
35 – khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể con người
Trung bình
18
Nặng
16
70 – khi tiếp xúc trên 25% diện tích cơ thể con người
Mùa nóng
Nhẹ
34
≤ 80
1,5
Trung bình
32
100 – khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể con người
Nặng
30
3.5. Bụi
Bụi là những phần tử nhỏ chất rắn nằm lơ lửng trong không khí trong một thời gian nhất định. Bụi không những gây ra những tác hại về mặt kỹ thuật như bám vào máy móc, thiết bị làm cho chúng bị chóng mòn, bụi bám vào các ổ trục làm tăng ma sát, bám vào các mạch của động cơ gây hiện tượng đoản mạch, làm cháy động cơ. Về mặt kinh tế, bụi làm hỏng sản phẩm. Nhưng chủ yếu bụi gây tác hại lớn đối với sức khỏe người lao động, làm giảm năng suất của người lao động.
3.5.1. Phân loại bụi
Có những cách phân loại bụi chủ yếu sau :
Theo tính chất nguồn gốc : tùy theo loại bụi phát sinh từ loại vật liệu nào, chất liệu nào được đặt tên theo loại bụi đó.
- Bụi hữu cơ : bụi gạo, bụi bông, bụi gỗ,…
- Bụi vô cơ : bụi khoáng chất, bụi kim loại sắt.
- Bụi có cấu trúc phức tạp : bụi của nhựa nhân tạo, chất dẻo,…
Theo kích thước :
- Bụi thông thường : có nhìn thấy, dễ lắng xuống, không vào được phế nang. Bụi này có kích thước ≥ 10µm.
- Bụi hô hấp : là loại bụi phát sinh nhiều nhất trong sản xuất, đi sâu vào phế nang và giữ lại ở phổi. Bụi có kích thước ≤ 5µm.
Ngoài ra còn có các cách phân loại bụi như : theo tính chất xâm nhập vào đường hô hấp, theo tác hại, độ phân tán, độ hòa tan,…
3.5.2. Tác hại của bụi đối với cơ thể
Bụi gây nên tổn thương, suy giảm chức năng đường hô hấp, gây biến chứng lao phổi, suy phổi, tâm phế mãn, viêm phổi,… do xơ hóa hoặc giãn phổi. Các bệnh bụi phổi rất nguy hiểm do tác hậu gây ung thư và tiếp tục tiến triển kể cả sau khi không hít thêm bụi và có thể dẫn đến tử vong. Bụi gây các tác hại về đường hô hấp như : viêm mũi, họng, khí phế quản; viêm phù thũng, viêm loét lòng khí phế quản; viêm loét thủng vách mũi; viêm mũi, viêm phế quản dạng hen, gây ung thư,...
Bụi bám vào da và niêm mạc gây ra viêm các bộ phận này, gây dị ứng, kích thích da và nhiễm trùng.
Bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc. Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm sây sát hoặc thủng giác mạc làm giảm thị lực mắt của người lao động. Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây ra bỏng ở mắt.
Bụi vào miệng gây ra viêm lợi và gây bệnh sâu răng. Bụi có thể gây ra sây sát niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc gây những rối loạn tiêu hóa.
Nếu bị nhiễm các bụi độc như hóa chất, thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân, thạch tín,... khi vào cơ thể, bụi được hòa tan vào máu và gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
Tiêu chuẩn cho phép về bụi
Hàm lượng Silic (%)
Nồng độ bụi toàn phần (mg/m³)
Nồng độ bụi (5µmg/m³)
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
100
0,3
0,5
0,1
0,3
>50 – 100
1,
2,
0,5
1,
>20 – 50
2,
4,
1,
2,
>5 – 20
4,
8,
2,
4,
1 – 5
6,
12,
3,
6,
<1
8,
16,
4,
8,
3.6. Hoá chất độc
Hóa chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể với một lượng rất nhỏ cũng gây nên những rối loạn các chức phận sinh lý bình thường của cơ thể.
Trong sản xuất, chất độc tồn tại dưới các dạng đặc, lỏng, khí và hơi. Tính chất, mức độ tác hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là hàm lượng, thời gian tác động, trạng thái của tổ chức hấp thụ chất độc và tình trạng chung của toàn bộ cơ thể.
3.6.1. Đường xâm nhập của hóa chất độc vào cơ thể người
- Đường hô hấp : khi hít thở các háo chất độc dưới dạng khí, hơi hay bụi vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản. Sau đó chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu thông trong máu.
- Hấp thụ qua da : hóa chất dính trên da có thể có các phản ứng sau : phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát; xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da; xâm nhập qua da vào máu. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.
- Đường tiêu hóa : do bất cẩn để chất độc dính trên môi, miệng rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn uống, hút thuốc lá những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa.
3.6.2. Tác hại của hóa chất độc
Trong trường hợp nhiễm độc cấp tính chất độc có thể làm biến đổi tính chất của chất huyết sắc tố và do đó làm trở ngại chức năng vận chuyển O2 và CO2 của máu hoặc chất độc có thể làm tan huyết gây ra bệnh vàng da thiếu máu.
Hoá chất độc gây ra viêm da; kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ra ho, hắt hơi,…; làm viêm dây thần kinh, các hội chứng về tinh thần như : tinh thần sa sút, hưng phấn tinh thần, bệnh tinh thần phân lập,…; hóa chất độc làm cho viêm đường tiết niệu, đặc biệt rất dễ viêm thận, viêm bàng quang, một số hóa chất độc còn gây ra ung thư bàng quang.
Tiêu chuẩn cho phép về một số hóa chất độc trong không khí tại cơ sở sản xuất
Tên hóa chất
Công thức
Dạng
Nồng độ cho phép (mg/l)
Hơi khí và khí dung
Bụi
Anhydrit cacbonic
CO2
+
0,1%0
Oxyt cacbon
CO
+
0,030
Anhydrit sun._.furo
SO2
+
0,020
Focmandhyt
HCHC
+
0,005
Nitrit kim loại
NO2
+
+
0,001
4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Qua kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm của Trung tâm Sức khỏe lao động – Môi trường cho thấy, điều kiện lao động trong các doanh nghiệp hiện nay rất đáng lo ngại, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân nằm ngoài các khu công nghiệp. Khoảng 50 – 60 % doanh nghiệp không có cơ sở riêng, họ phải thuê hoặc sử dụng ngay nhà mình làm cơ sở sản xuất, trong khi sản xuất không ổn định, ngại đầu tư sửa chữa nâng cấp. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp còn khá lạc hậu, năng suất thấp. Theo kết quả khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thì trong số 429/830 doanh nghiệp đang hoạt động tại 12 khu công nghiệp chỉ có 3/429 doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, số doanh nghiệp có trình độ lạc hậu chiếm đa số tới 51%. Bên cạnh đó tình hình vệ sinh kém chiếm tỷ lệ rất cao, trên 30%, vệ sinh trung bình khoảng 25% và khoảng 70% doanh nghiệp ngoài các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ống khói không đảm bảo, các công trình vệ sinh, công trình phúc lợi không đảm bảo yêu cầu; điều kiện vệ sinh nhà xưởng, bảo hộ lao động không đảm bảo; thiếu cán bộ theo dõi sức khỏe và an toàn lao động, nếu doanh nghiệp nào có kiến thức thì còn hạn chế.
Nhìn chung, điều kiện lao động ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thì có khá hơn nhiều so với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, 100% các doanh nghiệp đều xây dựng ống khói tương đối đạt tiêu chuẩn, có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp riêng theo từng doanh nghiệp, sau đó được thải ra hệ thống xử lý nước chung của từng khu, cụm công nghiệp; hàng năm đều cải tạo, nâng cấp và trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ cho người lao động,… Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra cho thấy vẫn còn khoảng 15% doanh nghiệp lớn có tình hình vệ sinh kém.
Vừa qua, các ngành chức năng cũng đã tiến hành đo đạc môi trường lao động ở 110 doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa cho thấy : số mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép còn chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do bụi, tiếng ồn, chiếm 5,14 – 16,72%; hơi khí độc có số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm 20,63%, có doanh nghiệp hơi khí độc vượt quá 10 lần so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Kết quả kiểm tra môi trường lao động theo ngành nghề cho thấy : về nhiệt độ, ngành gốm sứ chiếm tỷ lệ cao nhất (36,6% không đạt tiêu chuẩn cho phép), tiếp theo là ngành gỗ 34,1%, ngành giày da 21,4%. Chỉ tiêu về ánh sáng : ngành gỗ chiếm 9,44% không đạt tiêu chuẩn cho phép, rồi đến ngành gốm và ngành may mặc. Ô nhiễm do tiếng ồn, cao nhất là nhành cơ khí sắt thép, tiếp theo là ngành gỗ và ngành gốm sứ từ 18,85 – 28,93%. Còn về ô nhiễm do bụi thì ngành xây dựng là ô nhiễm cao nhất 24,40%, sau đó là ngành gốm sứ và gỗ 7,10% hay ô nhiễm về khí độc thì ngành gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất (36,54%), sau đó là ngành giày da,…
Tất cả các điều kiện lao động nêu trên sẽ tăng nguy cơ tai nạn lao động và nguy cơ tiềm tàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là gây nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp cao, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động.
5. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặt ra vấn đề cải thiện điều kiện lao động, nâng cao hiệu quả công tác an toàn - vệ sinh lao động, bảo vệ tốt hơn sức khoẻ và tính mạng của người lao động trong các quá trình lao động xã hội. Đồng thời, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa người sử dụng lao động, người lao động, Nhà nước và xã hội, tạo môi trường sinh sống thuận lợi của dân cư. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần chú trọng vào một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động sau :
5.1. Biện pháp về mặt kỹ thuật
Cơ giới hóa, tự động quá trình lao động như sử dụng các phương tiện điều khiển từ xa ở nơi làm việc có thể thay thế được với mục đích là tách người lao động ra khỏi môi trường làm việc độc hại từ đó tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả thực hiện công việc.
Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao nhằm hạn chế những tác động xấu của công nghệ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Sử dụng công nghệ - máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động. Đối với một số ngành (điện tử, viễn thông, hàng không, chế tạo máy, sản xuất bằng công nghệ sử học, vật liệu mới...), cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại không những để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng lớn mà còn có vai trò thúc đẩy tạo ra các chỗ làm việc có điều kiện lao động an toàn, thuận lợi. Mặt khác, loại bỏ nhập khẩu công nghệ - máy móc thiết bị lạc hậu, hết khấu hao, không đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động và kiểm soát hiệu quả nhập khẩu công nghệ - máy móc thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn- vệ sinh lao động.
Tăng cường áp dụng biện pháp tổ chức nơi làm việc khoa học, phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và tính đột xuất đảm bảo sản xuất được liên tục, hạn chế tối đa vật cản trong quá trình lao động.
Dùng thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu báo hiệu nguy hiểm.
Áp dụng khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động để cải thiện các yếu tố điều kiện lao động, phòng chống cháy nổ, trang bị hệ thống, kỹ thuật vệ sinh lao động, hệ thống tín hiệu, báo động của doanh nghiệp, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân...
5.2. Biện pháp giáo dục
Định kỳ tuyên truyền, hướng dẫn với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả, để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động. Trong đó có các hình thức như: phổ biến, huấn huyện và cấp chứng chỉ; tổng kết, khen thưởng; hội thảo trợ giúp hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ không ô nhiễm; thay thế và sử dụng nguyên nhiên - vật liệu, năng lượng không làm phát sinh các yếu tố ô nhiễm môi trường lao động; trợ giúp nghiên cứu, sản xuất, phân phối, chuyển giao công nghệ sản xuất phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện lao động của từng ngành; nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong quản lý, kiểm soát an toàn- vệ sinh lao động.
5.3. Biện pháp hành chính
Xây dựng quy chế, quy chuẩn về an toàn lao động và bảo hộ lao động, bổ sung và hoàn chỉnh những điều còn thiếu hoặc không phù hợp.
Tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn lao động và bảo hộ lao động ( theo tháng, quý, 6 tháng hoặc 1 năm ).
Thanh tra về an toàn lao động và bảo hộ lao động phải nghiêm minh hơn trong việc kiểm tra an toàn lao động và bảo hộ lao động.
Nâng cao năng lực tổ chức Công đoàn trong Công ty nhằm bảo vệ người lao động, đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động.
Hợp tác với cơ quan quản lý lao động địa phương.
5.4. Biện pháp về mặt kinh tế
Sử dụng hợp lý, nghiêm túc các hình thức thưởng phạt để khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác cải thiện điều kiện lao động và có tính chất răn đe để ngăn chặn các trường hợp vi phạm an toàn và bảo hộ lao động.
6. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp là một trong những điều kiện quyết định để một doanh nghiệp tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Sự cần thiết đó được thể hiện trên ba mặt kinh tế, xã hội, tâm sinh lý.
Về mặt kinh tế, cải thiện điều kiện lao động cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả sản xuất do người lao động có sức khỏe, tâm lý ổn định sẽ sử dụng tối đa công suất máy móc làm giảm thời gian khấu hao hữu hình và vô hình. Khi điều kiện lao động tốt còn giảm được thời gian ngừng việc, nghỉ việc do người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị chấn thương giúp doanh nghiệp giảm tải được chi phí sản xuất. Mặt khác, điều kiện lao động xấu có thể khiến người lao động gây ra sự cố tai nạn có thể gây hỏng nhà xưởng, máy móc thiết bị, sản phẩm, bán sản phẩm,…khiến cho sản xuất bị gián đoạn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Về mặt xã hội, cải thiện điều kiện lao động giúp doanh nghiệp giảm sức ép trong công việc, tăng cường an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất, loại trừ yếu tố môi trường có hại trong sản xuất, tạo điều kiện tăng sức khỏe cho người lao động, giảm tải rủi ro đáng tiếc. Hơn nữa, cải thiện điều kiện lao động còn là bộ mặt của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Về mặt tâm sinh lý, tạo điều kiện lao động thuận lợi giúp người lao động phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, nhân cách lao động, duy trì khả năng làm việc và về lâu dài là cho ra đời thế hệ lao động kế cận khỏe mạnh, thông minh.
Tóm lại,cải thiện điều kiện lao động rất cần thiết trong doanh nghiệp và là một trong những yêu cầu khách quan của sản xuất và của bất cứ nền sản xuất nào.
Chương II
Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty
phần chế tạo Bơm Hải Dương
1. Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
1.1. Khái lược về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 3065/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc xác định giá trị Công ty chế tạo bơm Hải Dương thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp để cổ phần hóa và Quyết định số 07/2004/QĐ-BCN ngày 12/01/2004 về việc chuyển Công ty chế tạo bơm Hải Dương thành Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương và Giấy phép đăng ký kinh doanh lần hai số 0403000144 ngày 31/12/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp, theo đó:
- Vốn điều lệ: 17.143.300.000 đồng
- Cơ cấu vốn điều lệ:
+ Tỷ lệ cổ phần Nhà nước 51%
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty 49%
- Công ty có trụ sở tại Số 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.
- Công ty có một chi nhánh hoạt động phụ thuộc tại Số 9C – Quốc lộ 22 - P Trung Mỹ Tây – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 41130116896 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14/12/2004.
Ngày 28/7/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch cổ phiếu số 13/TTGDHN-ĐKGD của Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 28/7/2006 với mã chứng khoán: CTB.
Ngày 29/7/2006 Công ty được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký lưu ký chứng khoán số 06/2006/GCNCP-TTLK do Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp.
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1960, Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là một trong những doanh nghiệp công nghiệp nặng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thăng trầm cùng đất nước.
- Giai đoạn 1960 - 1975:
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 114/TTg ngày 24/5/1960 về việc tiếp nhận các tập đoàn sản xuất miền Nam vào quốc doanh. Bộ Công nghiệp nặng lúc bấy giờ đã tiếp nhận và hợp nhất hai tập đoàn cơ khí Tiền Giang và Hậu Giang ở Hà Nội thành Nhà máy cơ khí Đống Đa Hà Nội vào ngày 01/8/1960, với trên 40 cán bộ công nhân viên chuyên sửa chữa ô tô và sản xuất các mặt hàng cơ khí đơn giản như ê-tô nguội, quạt lò rèn, kìm, búa,… rồi tiến đến những máy bơm cỡ nhỏ mang ký hiệu BN8K. Đây chính là tiền thân của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương ngày nay. Cũng từ đó ngày 01/8 hàng năm được lấy làm ngày kỉ niệm thành lập Công ty.
Cuối năm 1961, Bộ điều động trên 100 công nhân kỹ thuật của hai trường Kỹ thuật dệt Nam Định và trường công nhân kỹ thuật Hải Phòng lập đội thanh niên xung kích và Ban xây dựng cơ bản về tiếp nhận sở rượu Hải Dương trên quốc lộ 5 để đầu năm 1962, Nhà máy được chuyển về đây với diện tích 2,8 ha, lúc này Nhà máy vẫn mang tên Nhà máy cơ khí Đống Đa. Đầu năm 1963, do yêu cầu tưới tiêu để phát triển nông nghiệp, Bộ giao cho Nhà máy nhiệm vụ chế tạo máy bơm và Nhà máy được đổi tên là Nhà máy chế tạo bơm. Thời kỳ này, với chưa đầy một chục Đảng viên và 140 cán bộ công nhân viên, Nhà máy mới chỉ chế tạo được một số máy bơm nông nghiệp cỡ nhỏ kiểu BN8, 8K, còn chủ yếu là chế tạo các loại công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và chế tạo đá mài (lúc này Nhà máy vẫn còn một phân xưởng chế tạo đá mài).
Hòa trong khí thế miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ lấy xây dựng Chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, với phong trào thi đua “Ba nhất” trong công nghiệp, cán bộ công nhân viên Nhà máy đã vừa sản xuất, vừa xây dựng, cải tạo nhà xưởng cũ, xây dựng mới xưởng cơ khí và nhà làm việc, nhiều sản phẩm của Nhà máy đã về với bà con nông dân các tỉnh miền Bắc, góp phần làm nên những mùa vàng bội thu. Cuối năm 1966, do nhu cầu phát triển công nghiệp của đất nước, phân xưởng đá mài được tách ra thành Nhà máy Đá mài (nay là Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương).
Bị thất bại liên tiếp trên các mặt trận ở miền Nam, năm 1964 giặc Mỹ ồ ạt tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều cán bộ công nhân viên Nhà máy đã rời tay búa lên đường ra trận, Nhà máy cũng đã phải hai lần sơ tán về các vùng nông thôn thuộc huyện Tứ Kỳ. Trong lúc phương tiện vận chuyển thiếu, chủ yếu là dùng sức người, nhưng với ý chí kiên cường khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, cán bộ công nhân viên Nhà máy đã vận chuyển an toàn hàng trăm tấn vật tư, máy móc, thiết bị về nơi sơ tán, kịp thời sản xuất hoàn thành kế hoạch Bộ giao hàng năm. Sản xuất trong điều kiện ngày đêm máy bay Mỹ luôn rình rập ném bom đã biết bao khó khăn, lại gặp hai trận lụt lớn vào các năm 1968 và 1971, gây nhiều khó khăn và tổn thất cho sản xuất, song cán bộ công nhân viên Nhà máy đã bảo vệ an toàn được máy móc, giữ vững sản xuất, góp phần cùng cả nước bảo vệ vững chắc miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và hết lòng chi viện cho miền Nam.
Trong thời kỳ này, công nghệ kỹ thuật của sản phẩm của Nhà máy được cải tiến từ loại máy bơm có lưu lượng từ 182 m³/h lên 400 m³/h (1969), và từ chỗ chạy bằng Diesel đến chạy bằng động cơ điện, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao hiệu suất sử dụng.
Với những đóng góp vào sự nghiệp chung của cả nước, thời kỳ này Nhà máy đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III (1963) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
- Giai đoạn 1975 – 1990:
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà máy bước vào thời kỳ phát triển mới. Số lượng cán bộ công nhân viên đông thêm, có năm lên đến 1200 người, sản phẩm cũng đa dạng hơn, gồm nhiều loại máy bơm, chủ yếu là bơm nông nghiệp, các loại van, quạt và tuốc-bin cỡ nhỏ. Năm 1975, Nhà máy vinh dự được Nhà nước giao thực hiện công trình KT75 góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Năm 1976, chiếc bơm 8000m³/h đầu tiên được chế tạo thành công lắp tại trạm My Động – Hải Hưng đánh dấu bước tiến mới về khoa học kỹ thuật của Nhà máy. Từ đó chủng loại sản phẩm ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, góp phần tích cực vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế đất nước. Hàng năm Nhà máy đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.
Tháng 2/1985 Nhà máy được Bộ Công nghiệp nặng cấp bổ sung 2,8 triệu đồng vốn lưu động để tạo điều kiện cho Nhà máy thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đến thời gian này do những bất cập của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, Nhà máy gặp nhiều khó khăn như: lao động đông, công ăn việc làm thiếu, tiêu thụ kém,… Ngoài những sản phẩm chính là máy bơm, van, quạt, Nhà máy phải mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh phụ như sản xuất gạch, chế tạo một số mặt hàng cơ khí nhở như bơm xe đạp, xe đạp trẻ em, máy tẽ ngô,…, mở một số dịch vụ khác song vẫn còn nhiều khó khăn; nhiều lao động phải nghỉ việc theo chế độ 176 hoặc bươn chải sang các hoạt động khác. Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của Nhà máy.
Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, và đặc biệt là từ khi có Quyết định Số 21/HĐBT ban hành ngày 14/11/1987 về việc trao quyền tự chủ về kinh doanh, tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Nhà máy đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, khắc phục mọi khó khăn, phát động nhiều phong trào thi đua, khai thác sức mạnh tập thể, từng bước ổn định và phát triển sản xuất, đưa Nhà máy vượt qua gian khó, tiếp tục phát triển.
Thời kỳ này Nhà máy đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng hai Huân chương lao động hạng III (năm 1977 và 1982), một Huân chương lao động hạng II (năm 1984).
- Giai đoạn 1990 – 2003:
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7, 8, 9 nhiều cơ chế, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã tạo thuận lợi để Nhà máy chủ động, sáng tạo tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác quốc tế. Nhà máy đã đầu tư một số thiết bị mới như lò nấu thép trung tần, máy phân tích nhanh, áp dụng và cải tiến công nghệ làm khuôn, công nghệ nấu luyện kim loại và công nghệ gia công cơ khí. Sản phẩm giai đoạn này của Nhà máy không chỉ có bơm nông nghiệp, Nhà máy đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều loại bơm công nghiệp phục vụ cho ngành khai thác mỏ, các ngành sản xuất đường, giấy, chế tạo phân hóa học, bơm nước mặn và bơm cột áp cao cho vùng trung du, miền núi. Các loại van áp lực cao đến 16 kg/cm2, các loại quạt lưu lượng lớn đến 40000m3/h và nhiều loại sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương hàng ngoại nhập.
Từ chỗ trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, cơ sở vật chất quá xuống cấp, thiếu thốn nghiêm trọng, đến nay Nhà máy đã tự đầu tư một số máy móc quan trọng, chủ yếu để nâng cao năng lực sản xuất, điều tiết cân đối các nguồn vốn, tạo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Nhà máy đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 500 lao động với mức thu nhập ngày càng được cải thiện; tốc độ tăng trưởng trên dưới 15%, trong mỗi năm các chỉ tiêu kinh tế đều tăng từ 4,5 – 5 lần so với những năm đầu bước sang cơ chế quản lý mới. Sản xuất ổn định và phát triển, doanh thu ngày càng tăng; đến năm 1993 doanh thu đã đạt trên 10 tỷ đồng và năm 2002 đạt trên 30 tỷ đồng. Công ty đã dần từng bước mở rộng thị trường, đã trúng thầu và thực hiện nhiều gói thầu quốc tế, bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và thế giới.
Tháng 10/1996, sản phẩm của Nhà máy giành giải thưởng bạc chất lượng vàng Việt Nam; đến năm 1998, giành giải “Huy chương vàng bạn của nhà nông”.
Đến ngày 24/02/1997, theo quyết định của Công ty Máy và thiết bị công nghiệp – Bộ Công nghiệp, Nhà máy chế tạo bơm Hải Dương được đổi tên thành Công ty chế tạo bơm Hải Dương, có địa chỉ tại 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương.
Năm 1999, Công ty được Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành cơ khí Việt Nam. Cùng năm, sản phẩm của Công ty đạt nhiều giải thưởng tạo các hội chợ hàng công nghiệp, hàng phục vụ nông nghiệp, giải bạc chất lượng vàng Việt Nam.
Năm 2000, Công ty đạt giải Bông lúa vàng Việt Nam. Ngày 23/4 cùng năm, Công ty được hãng BVC cấp chứng chỉ ISO 9001, 9002 cho sản phẩm bơm và van công nghiệp của Công ty. Trong năm này, Nhà máy cũng bắt đầu áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 với những cam kết bảo vệ môi trường, xử lý chất thải theo tiêu chuẩn quốc tế.
Với những đóng góp cho sự phát triển của đất nước cùng những thành công của Công ty, thời kỳ này Công ty đã được Nhà nước trao tặng hai Huân chương lao động hạng III vào các năm 1977 và 1982, hai Huân chương lao động hạng II vào các năm 1984 và 1990, một Huân chương lao động hạng Nhất năm 1995 và một Huân chương Độc lập hạng III năm 2000.
- Giai đoạn 2003 đến nay:
Tháng 6 năm 2003 là dấu mốc bắt đầu thời kỳ bước vào giai đoạn phát triển mới của Công ty – giai đoạn bắt đầu cổ phần hóa doanh nghiệp. Tiến hành cổ phần hóa, Công ty gặp biết bao khó khăn: người lao động dôi dư, hàng tỷ đồng đầu tư dở dang, số dư công nợ phải trả cán bộ công nhân viên lên tới hàng chục tỷ đồng, giá vật tư lên cao, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm,…. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tổ chức mới thay đổi, song Công ty vẫn quyết tâm thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc cổ phần hóa, Đảng bộ, Ban lãnh đạo Công ty đã tập trung chỉ đạo lập kế hoạch, phân công phân nhiệm rõ ràng, làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, phát huy dân chủ để cán bộ công nhân viên hiểu và tích cực ủng hộ. Do đó, các bước cổ phần hóa đã được thực hiện đúng pháp luật, có chất lượng cao, đạt yêu cầu về thời gian. Đến tháng 01/2004, Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương và đi vào hoạt động theo Quyết định Số 07/2004/QĐ – BCN ngày 12/11/2004 của Bộ Công nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0403000144.
Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật gần 100 người có trình độ đại học chuyên nghiên cứu thiết kế công nghệ. Bên cạnh đó Công ty còn có một đội ngũ đông đảo công nhân tay nghề cao có kinh nghiệm chế tạo các thiết bị thủy khí có yêu cầu kỹ thuật cao bằng các vât liệu như gang hợp kim gang cầu, thép không gỉ, kim loại màu,… cùng các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, tư vấn các công trình sử dụng thiết bị thủy khí, kinh doanh thiết bị, vật tư phục vụ cho công trình. Sản phẩm bơm Hải Dương hiện không những chiếm phần lớn thị phần trong nước mà còn được xuất sang các nước trong khu vực và châu Âu, châu Phi. Sản phẩm của Công ty đã hai lần đoạt giải chất lượng vàng Việt Nam, Cúp ngôi sao chất lượng, đạt nhiều Huy chương vàng tại Hội chợ trong nước, quốc tế; thương hiệu của Công ty đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004, giải “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” và Cúp vàng thương hiệu Việt Nam năm 2005; Công ty cũng đã nhận được nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ, Tỉnh, Ngành. Tất cả những giải thưởng, bằng khen đó đã minh chứng cho chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hoàn hảo của Công ty.
Cùng với sự phát triển đi lên đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty thường xuyên đầu tư bổ sung nhiều thiết bị mới, hiện đại như các lò nấu kim loại 500, 750, 2000 kg/mẻ, dây chuyền đúc Furan, thiết bị làm khuôn, phun bi làm sạch, sơn tĩnh điện,…. Các công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng như: nấu luyện các mác gang, thép hợp kim, thép không gỉ, hợp kim đồng. Đặc biệt Công ty đã có quan hệ hợp tác liên doanh với những tập đoàn lớn của các nước phát triển như: Ebara (Nhật Bản), AVK (Đan Mạch) để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, duy trì và liên tục cải tiến nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008.
Với hàng trăm loại mẫu mã, kiểu dáng liên tục được cải tiến phù hợp với các điều kiện sản xuất, các địa hình khác nhau, sản phẩm của Công ty đã khẳng định được vị trí số 1 trên thị trường hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay Công ty cũng đang gặp phải một số khó khăn, thử thách mới như: Sự hòa nhập thị trường quốc tế ở mức độ cao, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường Việt Nam sẽ được mở rộng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt; vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất liên tục tăng giá,….
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, bắt đầu từ những tháng ngày đầy gian khổ, song bằng sự nỗ lực của Công ty, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước.
1.1.2. Sản phẩm dịch vụ chính
- Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại máy bơm, van nước, quạt công nghiệp, tuốc bin nước, các sản phẩm cơ khí.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Xây lắp và sửa chữa các công trình cấp thoát nước, các hệ thống máy bơm, van và các sản phẩm khác của Công ty.
- Chế tạo, cung cấp vật tư, thiết bị và lắp đặt các công trình điện hạ thế.
- Sản phẩm chính của Công ty là các loại bơm dùng cho nông nghiệp và các loại máy bơm dùng cho ngành công nghiệp và phục vụ dân sinh; Van nước và quạt công nghiệp các loại dùng trong các hệ thống đường ống cấp thoát nước.
Bơm phục vụ nông nghiệp bao gồm bơm Hỗn lưu (HL) và bơm Hướng trục đứng (HTĐ), bơm hút hai phía, bơm nhiều tầng cánh,… có lưư lượng từ 100 – 36000 m3/giờ.
Bơm phục vụ công nghiệp có nhiều loại như bơm Ly tâm (LT, LV,…), bơm nhiều tầng (LTC), bơm hút hai phía LT2, bơm bùn cát ly tâm sệt (LTS),… dung cho khai thác mỏ, công nghệ sản xuất giấy, đường, công nghệ hoá học, khai thác dầu khí và cấp thoát nước.
Các loại Van nước dùng trong hệ thống cấp thoát nước phục vụ dân sinh, các loại quạt công nghiệpdùng trong các hệ thống thông gió trong sản xuất công nghiệp.
- Các dịch vụ chủ yếu là tư vấn về thiết kế sản phẩm, chọn lựa sản phẩm, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, đào tạo công nhân vận hành,…
1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ
- Quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm là một trong những điểm trọng yếu để phát triển của doanh nghiệp, quyết định số lượng và chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Sự hiện đại và phát triển của dây chuyền công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương sản phẩm sản xuất theo một quy trình khép kín phức tạp và đa chủng loại. Do đó, tùy theo từng loại sản phẩm sản xuất mà có các bước công nghệ khác nhau. Tuy vậy, hầu hết các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo một quy trình chung như sau:
Từ nguyên vật liệu (gang, sắt, thép,…) qua giai đoạn tạo khuôn mẫu đúc ra phôi của sản phẩm, sau đó được gia công cơ khí hoặc được gia công nhiệt luyện, gò hàn rèn tùy theo tính chất của chi tiết cần gia công hay sản phẩm cần tạo ra ở từng khâu. Tại đây, sản phẩm được gia công sẽ được kết hợp với một số bán thành phẩm và thành phẩm mà Công ty không sản xuất như vòng bi, động cơ,… Tiếp theo, chúng được chuyển sang lắp ráp chạy thử và hiệu chỉnh. Tại bước công nghệ này sản phẩm được đo kiểm kê các thông số kỹ thuật xem có đạt hiệu quả hay không; sản phẩm nào đạt yêu cầu thì chuyển sang bước tiếp theo là matít, sơn trang trí và hoàn thiện sản phẩm, sau đó được đem nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ 1 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến thành phẩm
Nguyên vật liệu (gang, sắt, thép,…)
Lắp ráp, sau đó tải và sơn mattít trang trí
Sản phẩm hoàn thành nhập kho
Bán thành phẩm mua ngoài (vòng bi, động cơ)
Cơ khí lắp ráp
Gò – hàn – rèn
Mạ nhiệt luyện
Gang
Đúc
Vòng bi
Động cơ
Sắt
thép
- Công tác tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty:
Ngoài công tác tổ chức sản xuất, Công ty luôn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục. Điều này là do lãnh đạo Công ty luôn ý thức được rằng nếu tổ chức kinh doanh tốt thì việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ đạt hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho Công ty, đồng thời nâng cao được đời sống của người lao động.
Theo đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty thì mọi hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty được tổ chức tập trung thông qua phòng chuyên môn, đó là Phòng Kinh doanh. Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu của khách hàng, xây dựng giá thành, tiến hành xâm nhập thị trường, mở rộng thị trường và mạng lưới tiêu thụ; đồng thời thực hiện bán hàng cho khách, bao gồm cả giao hàng tại kho Công ty hay vận chuyển hàng đến chân công trình cho khách hàng. Mọi nhu cầu của khách hàng đều được đưa tới Phòng Kinh doanh. Nếu là hàng truyền thống và thông dụng thì nhân viên bán hàng có nhiệm vụ viết hóa đơn bán hàng cho khách, sau đó đưa đến ngành quản lý kho; ngành quản lý kho có nhiệm vụ xuất hàng cho khách theo hóa đơn bán hàng. Trong trường hợp sản phẩm đặt theo yêu cầu của khách hàng thì bộ phận bán hàng nhận đơn đặt hàng của khách, sau đó đưa đến Phòng Thiết kế công nghệ và hẹn ngày giao hàng cho khách. Phòng Thiết kế công nghệ sẽ thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng và đưa thiết kế xuống xưởng đúc hay xưởng gò – hàn – rèn để làm phôi, sau đó đưa sang xưởng cơ khí lắp ráp để gia công lắp ráp. Bước tiếp theo sản phẩm được đưa đi chạy thử để kiểm tra xem có đạt yêu cầu của khách hàng không. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đưa sang khâu sơn trang trí, giao thẳng cho khách hàng hay nhập kho thành phẩm giao cho khách sau.
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất – kinh doanh sản phẩm
Hợp đồng của khách hàng
Phòng Kinh doanh
Kho
Khách hàng
Lắp ráp chạy thử
Mattít hoàn thiện
Mẫu - Đúc
Gia công cơ khí
Phòng Thiết kế công nghệ
Gò hàn rèn - Nhiệt luyện
Sơ đồ 3 : Khái quát quy trình sản xuất
Vât liệu
Đúc
Bán hàng
Trang trí sản phẩm
Gò hàn rèn
Lắp ráp sản phẩm
Gia công cơ khí
Nhập kho
Thử nghiệm sản phẩm
1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến Công ty
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty
Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị để quản lý Công ty trong nhiệm kỳ, bầu Ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành Công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty
Điều hành hoạt động của Công ty là Tổng Giám đốc.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Điểm nổi bật của mô hình này là nhiệm vụ được phân định rõ ràng, mỗi phòng ban có chức năng riêng biệt, hiệu quả tác nghiệp cao, dơn giản hoá việc đào tạo chuyên gia. Bên cạnh đó nhược điểm của mô hình này là mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng thường coi trọng lĩnh vực của mình, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, chuyên môn hoá quá mức, hạn chế phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ 4 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Đại hội đồng cổ đông
Ban Kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Phó tổng giám đốc kĩ thuật
Phó tổng giám đốc kinh doanh
Phó tổng giám đốc sản xuất
P. TKCN
P._.g
Hàm lượng Silic (%)
Trong khu vực sản xuất
1
Khu vực làm khuôn
0,98
0,006
0,022
-
3,68
34,2
2
Khu vực trộn cát làm khuôn
-
-
-
-
3,94
33,9
3
Khu vực làm sạch vật đúc
-
-
-
-
3,05
33,6
4
Khu vực mộc mẫu
-
-
-
42,3
2,07
-
5
Khu vực nấu rót
3,94
0,078
0,090
-
2,10
35,3
6
Khu vực nhiệt luyện
4,21
0,063
0,076
-
2,02
33,6
7
Khu vực hoàn thiện sản phẩm
-
-
-
14,0
0,84
-
8
Khu vực lắp ráp
-
-
-
-
0,76
-
9
Phân xưởng gò, hàn, rèn
2,86
0,052
0.073
<0,06
1,45
29,4
10
Khu vực gia công động cơ
-
-
-
3,6
0,66
-
11
Khu vực sơn
-
-
-
62
0,81
-
QĐ 3733 -2002/BYT
40
10
10
300
4
-
Ngoài khu vực sản xuất
12
Cổng sau Công ty (cách ống khói 100m về phía Bắc)
1,21
0,014
0,022
<0,01
0,26
-
13
Sân Sở Công an (cách tường bao Công ty 50m về phía Tây)
0,97
0,020
0,018
<0,01
0,23
-
TCVN 5937 – 2005
30
0,2
0,35
-
0,3
-
TCVN 5938 - 2005
-
-
-
5
-
-
Nguồn : Số liệu Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương
- QĐ 3733 – 2002/BYT : Quyết định của Bộ Y tế về các tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- TCVN 5937 – 2005 : Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh trung bình 1 giờ.
- TCVN 5938 – 2005 : Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh, trung bình 1 giờ.
Tỷ lệ lượng bụi Silic tại các khu vực làm khuôn, trộn cát làm khuôn, làm sạch vật đúc, nấu rót, nhiệt luyện trong phân xưởng Đúc và khu vực phân xưởng Gò – hàn – rèn là khá cao (trên 29%), có thể nói đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi Silic ở người lao động trực tiếp.
Các giá trị đo nồng độ hơi khí độc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ CO cao nhất là ở khu vực nhiệt luyện có giá trị là 4,21% mg/m³. Tại khu vực nấu rót và phân xưởng Gò – hàn – rèn nồng độ CO cũng khá cao. Tại các khu vực có sự xuất hiện của CO thì cũng có sự xuất hiện của NO2 và SO2, tuy nhiên nồng độ là khá nhỏ.
Theo kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy tất cả các điểm lấy mẫu đều có nồng độ bụi và hơi khí độc đều đạt tiêu chuẩn cho phép dù theo tính chất công việc là tạo ra nhiều bụi và hơi khí độc. Đạt được thành quả đó là do Công ty sử dụng công nghệ làm khuôn trên máy, Công ty đã loại bỏ hoàn toàn công nghệ nghiền đất sét dùng cho hỗn hợp khuôn mà mua ngay bột đất sét nên vừa giảm thiểu lượng bụi, hơi khí độc trong khâu chuẩn bị hỗn hợp và máy làm khuôn cát vừa nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra, Công ty còn trang bị mới dây chuyền làm mẫu gỗ gồm : máy cưa đĩa, máy cưa vòng, máy bào thô – tinh kèm theo hệ thống hút bụi làm giảm thiểu đáng kể lượng bụi mà người lao động sẽ hít phải.
2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Cải thiện điều kiện lao động đang được xem là tiêu điểm trong công tác sức khỏe nghề nghiệp trên toàn thế giới. Nhận thức được vấn đề này, Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương đã giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp bằng cách cải thiện điều kiện lao động một cách nhanh chóng và có hệ thống như trên. Với những hành động nhằm cải thiện điều kiện lao động, Công ty đã đạt được những kết quả dưới đây về bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
2.3.1. Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Số vụ tai nạn lao động trong Công ty giảm dần qua các năm
Bảng 6 : Thống kê tình hình tai nạn lao động trong Công ty
Năm
2005
2007
2009
Tổng số vụ tai nạn
9
3
4
Số vụ tai nạn lao động
Số vụ tai nạn lao động nhẹ
Số vụ tai nạn lao động nặng
Số vụ tai nạn lao động chết người
2
2
0
0
2
2
0
0
1
1
0
0
Số người bị tai nạn lao động
2
2
1
Số vụ tai nạn giao thông
5
0
3
Số vụ tai nạn khác
2
1
0
Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng
Bảng 7 : Nguyên nhân gây tai nạn lao động
TT
Nguyên nhân
Số vụ tai nạn lao động
2005
2007
2009
1
Vi phạm quy trình, quy phạm an toàn
1
1
0
2
Điều kiện lao động, thiết bị không an toàn
1
1
1
3
Chưa huấn luyện kỹ thuật an toàn
0
0
0
4
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân
0
0
0
5
Nguyên nhân khác
0
0
0
Tổng
2
2
1
Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng
Những năm trước đây trong Công ty đã có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tuy nhiên số lượng mắc bệnh là rất ít, chủ yếu là bệnh phổi Silic. Những năm gần đây, công tác cải thiện điều kiện lao động đã được quan tâm đúng mức nên đã giảm thiểu tác hại của các yếu tố vệ sinh phòng bệnh lên người lao động. Vì vậy, từ năm 2004 đến nay không có người lao động nào trong Công ty mắc bệnh nghề nghiệp.
2.3.2. Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động
Thông qua kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động là khá tốt. Tuy nhiên, trong đợt khám sức khỏe này mới có 305/321 người tham gia nên chưa thể có đánh giá về sức khỏe trong toàn Công ty. Kết quả kiểm tra sức khỏe của người lao động trong Công ty tổ chức vào tháng 10 năm 2009 do Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương thực hiện được thống kê như sau :
Bảng 8 : Phân loại sức khỏe
Loại sức khỏe
Nam
Nữ
Tổng
Loại I
Số lượng
54
11
65
Tỷ trọng (%)
23,4
14,9
21,3
Loại II
Số lượng
117
47
164
Tỷ trọng (%)
50,6
63,5
53,8
Loại III
Số lượng
42
10
52
Tỷ trọng (%)
18,2
13,5
17,1
Loại IV
Số lượng
17
5
22
Tỷ trọng (%)
7,4
6,7
7,2
Loại V
Số lượng
1
1
2
Tỷ trọng (%)
0,4
1,4
0,6
Nguồn : Số liệu Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương
Bảng 9 : Phân loại bệnh tật
TT
Tên nhóm bệnh
Số lượng mắc
Tỷ trọng (%)
Nhận xét
1
Thiếu chiều cao
4
1,31
Chiều cao nam <154cm, nữ <147cm
2
Thiếu cân nặng
3
0,98
Cân nặng nam <45kg, nữ <40kg
3
Bệnh mắt
70
22,95
Chủ yếu là tật khúc xạ mắt gây giảm thị lực
4
Răng hàm mặt
84
27,54
Mất răng, sâu răng, cao răng, tụt lợi, viêm quanh chân răng
5
Tai mũi họng
32
10,49
Viêm họng dị ứng, viêm Amydal
6
Huyết áp
18
5,9
HA tối đa ≤ 90mmHg, HA tối thiểu ≤ 60mmHg
7
Da liễu
42
13,77
Nấm da, nấm kẽ chân tay, ngứa dị ứng
8
Hệ vận động
33
10,81
Thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
9
Tiêu hóa
19
6,22
Hội chứng dạ dày tá tràng, đại tràng
10
Nội tiết
3
0,98
Bướu cổ đơn thuần
11
Tiết niệu
2
0,65
Viêm đường tiết niệu
12
Tâm thần kinh
5
1,63
Đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật, đau dây thần kinh ngoại biên, rối loạn tiền đình
13
Hô hấp
13
4,26
Viêm phế quản
14
Tuần hoàn
6
1,96
Mạch không đều, thiểu năng mạch vành
Nguồn : Số liệu Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương
Trước khi cải thiện điều kiện lao động là một trong những công tác trọng điểm trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng năng suất lao động, tình trạng sức khỏe của người lao động trong Công ty chủ yếu là loại III, khi công tác cải thiện điều kiện lao động bắt đầu được quan tâm thì sức khỏe của người lao động chủ yếu là loại II và lọai III. Đến nay, cùng với sự quan tâm và hành động của Công ty về công tác cải thiện điều kiện lao động thì sức khỏe người lao động đã được nâng cao rõ rệt, sức khỏe tốt loại I và loại II chiếm số đông (75,1%). Tuy nhiên vẫn còn những người lao động có sức khỏe trung bình và yếu một phần do thể trạng của người lao động nhưng điều kiện lao động không thuận lợi như tiếng ồn, bụi, hóa chất độc cũng đã làm giảm sức khỏe của họ.
Theo kết quả thống kê tình hình bệnh tật của người lao động trong Công ty, tỷ lệ người lao động mắc bệnh Răng hàm mặt là cao nhất (27,54%), sau đó là các bệnh về mắt (22,95%), da liễu (13,77%), hệ vận động (10,81%), tai mũi họng (10,49%).
Tỷ lệ mắc bệnh về mắt cao có lẽ do tác động đồng thời của nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện chiếu sáng chưa hợp lý, công việc đòi hỏi sự tập trung quá cao, lượng bụi khá nhiều, đặc biệt người lao động làm nhiệm vụ nấu rót trong phân xưởng Đúc còn phải chịu tác động bức xạ nhiệt từ lò phát ra,…Tỷ lệ mắc bệnh về da liễu cho thấy người lao động phải tiếp xúc với hóa chất độc, bụi, nhiệt độ cao.Bệnh về hệ vận động chiếm tỷ lệ cũng khá cao là do người lao động phải thường xuyên làm việc trong tư thế đơn điệu, gò bó. Tai mũi họng là bệnh đặc trưng của người lao động làm ngành cơ khí do công việc phải thiếp xúc thường xuyên với bụi, tiếng ồn, hơi khí độc, nhiệt độ cao,…
Với những nỗ lực cải thiện điều kiện lao động, số người lao động mắc các bệnh về huyết áp, tiêu hóa, nội tiết, tiết niệu, tâm thần kinh, hô hấp, tuần hoàn trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ (<7%). Vì vậy, Công ty cần có biện pháp cải thiện điều kiện lao động tốt hơn nữa để bảo vệ sức khỏe cho người lao động giúp họ có được thể trạng cũng như tâm lý tốt để hăng say làm việc, tăng năng suất lao động.
2.3.3. Tình trạng sức khoẻ của người lao động sau khi làm việc
Với thực trạng điều kiện lao động của Công ty, tháng 3 năm 2009 khi phỏng vấn 82 người lao động tại phân xưởng Đúc kết quả cho thấy sau ca làm việc 84,15% người lao động cảm thấy mệt và rất mệt, 57,32% người lao động có hiện tượng ù tai, nghe kém, 43,9% người lao động giảm thị lực, 31,71% người lao động cảm thấy tức ngực, khó thở, một số người lao động (4,88%) có hiện tượng ho, khạc đờm. 100% người lao động bị đau mỏi các cơ sau ca làm việc, tập trung chủ yếu là đau cánh tay, đau lưng, thắt lưng và cổ, ngoài ra còn đau các bộ phận như khớp tay, vai, đầu gối, khớp chân.
Bảng 10 : Kết quả điều tra về vấn đề sức khỏe của người lao động
sau ca làm việc
Cảm giác sau ca làm việc
Số người
Tỷ trọng (%)
Mệt
65
79,27
Rất mệt
4
4,88
Bình thường
13
15,85
Ù tai, nghe kém
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
47
57,32
Không
35
42,68
Giảm thị lực
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
36
43,9
Không
46
56,1
Tức ngực, khó thở
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
26
31,71
Không
56
68,29
Ho, khạc đờm
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
4
4,88
Không
78
95,12
Đau mỏi cơ sau làm việc
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
82
100
Không
0
0
2.4. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới năng suất lao động của người lao động trong Công ty
Bảng 11 : Tình hình biến động về năng suất lao động của Công ty cổ phần
chế tạo Bơm Hải Dương
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009/2008
+/-
%
1
Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
38835
51827
+12992
+33,45
2
Tổng số lao động
Người
318
321
+3
+0,94
3
Tổng số ngày – người làm việc
Ngày
84588
89238
+4650
+5,50
4
Số ngày làm việc bình quân 1 lao động
Ngày
266
278
+12
+4,5
5
Tổng số giờ - người làm việc
Giờ
609033,6
669285
+60251,4
+9,89
6
Số giờ bình quân ngày
Giờ
7,2
7,5
+0,3
+4,17
7
Năng suất lao động năm
Triệu đồng
122123
161455
+39332
+32,21
8
Năng suất lao động ngày
1000 đ
459,108
580,773
+121,665
+26,50
9
Năng suất lao động giờ
1000 đ
63,765
77,436
+13,671
+21,44
Nguồn : Số liệu phòng Tổ chức lao động
Phân tích tình hình biến động năng suất lao động năm 2009 so với năm 2008, chúng ta thấy :
- Năng suất lao động giờ : so với năm 2008, năm 2009 tăng 21,44%, tương ứng 13671 đồng. Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất giờ là trình độ tay nghề được nâng lên, thiết bị sản xuất được cải tiến,…Nguyên nhân không thể kể đến là do điều kiện lao động được cải thiện.
- Năng suất lao động ngày : so với năm trước, năm 2009 tăng 26,5%, tương ứng 121665 đồng. Có hai nguyên nhân chính là : năng suất lao động giờ tăng và số giờ làm việc tăng 60251,4 giờ tương ứng tăng 9,89% do điều kiện lao động được cải thiện khiến người lao động giảm được mệt mỏi, từ đó tăng số giờ lao động thực tế trong ngày của một lao động từ 7,2 giờ lên 7,5 giờ có nghĩa là tăng 4,17%.
- Năng suất lao động năm : năm 2009 năng suất lao động năm tăng 32,21%, tương ứng 39332 triệu đồng so với năm 2008. Có ba nguyên nhân ảnh hưởng là : năng suất bình quân giờ tăng, số giờ làm việc bình quân ngày tăng và số ngày làm việc bình quân năm tăng từ 266 ngày lên 278 ngày. Có sự tăng số ngày làm việc bình quân năm là do số vụ tai nạn lao động giảm nên số ngày nghỉ vì tai nạn lao động giảm, năm 2008 số ngày nghỉ vì lý do này là 23 ngày, năm 2009 chỉ còn 20 ngày.
Điều kiện lao động được đảm bảo đã cải thiện tình trạng sức khỏe, làm giảm tai nạn lao động, từ đó tăng năng suất lao động của người lao động trong Công ty giúp cho giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 2009 tăng 12992 triệu đồng tương ứng tăng 33,45% so với năm 2008.
Với điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương không chỉ giúp cho người lao động mà cả gia đình, người thân người lao động yên tâm về công việc của họ. Họ cảm thấy mình được tôn trọng, được bảo vệ và làm trong một môi trường có thể tự hào hơn so với các môi trường, các Công ty khác.
Điều kiện lao động thuận lợi trong Công ty khiến người lao động có hứng làm việc một cách hăng say, chất lượng lao động cao,…
Một người lao động khi được phỏng vấn về công tác cải thiện điều kiện lao động của Công ty đã cho biết : “Điều kiện lao động của Công ty thực sự đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây khiến chúng tôi hoàn toàn yên tâm khi làm việc và cảm thấy an toàn trong ngôi nhà thứ hai của mình”.
Chương III
Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương
1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Về quản trị - quản lý
Phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo từ bên trong và bên ngoài Công ty, có chính sách tuyển dụng thích hợp đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh của các cấp quản lý các vị trí công tác.
Xây dựng và áp dụng Quy chế trả lương và thưởng phạt hợp lý tương ứng với các lao động của cán bộ nhân viên để động viên và phát huy tối đa hiệu quả, năng lực làm việc.
Tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001.
Về thị truờng - sản phẩm
- Thị trường: Đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm, thông qua các chi nhánh, các đại lý và các đơn vị bao tiêu sản phẩm.
-Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Công ty tiếp tục đầu tư vào công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao đáp ứng thị trường theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng với phương châm : “Sự hài lòng của khách hàng và sự phát triển của Công ty”.
-Thâm nhập thị trường xuất khẩu: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng ưu thế của thương hiệu với mục tiêu nâng cao tỷ trọng xuất khẩu.
-Chính sách giá cả: Công ty được tự chủ có chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt với mỗi sản phẩm và đối tượng cung cấp, phù hợp với thị trường trên cơ sở một hệ thống quản lý giá thành bằng các định mức, các tiêu chuẩn tối ưu và chi phí hợp lý.
-Phát triển thương hiệu – nhãn hiệu sản phẩm: Chú trọng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp với mục đích hỗ trợ người bán hàng và người tiêu dùng thông qua việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thực hiện các chương trình Marketing, giữ vững, củng cố và phát triển vị thế các nhãn hiệu sản phẩm.
Triển vọng phát triển của ngành
Sản xuất sản phẩm bơm, van, quạt của Công ty với khả năng kỹ thuật và công nghệ hiện có và có xu hướng đầu tư phát triển mới sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cả về số lượng và chất lượng nhất là các sản phẩm kỹ thuật cao dùng cho các lĩnh vực : khai thác mỏ, dầu khí, các nhà máy hoá chất, chế biến, các nhà máy điện, đóng tàu,… Đây là cơ hội tốt để Công ty đầu tư và phát triển trong những năm tới.
Công ty đang đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ tạo phôi, đang hoàn thiện xây dựng Xưởng đúc Furan với công nghệ tiên tiến đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nền kinh tế xã hội tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam đã đặt mỗi doanh nghiệp trước những thách thức ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định, Công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên tác nghiệp năng động, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc hiệu quả nhất. Và quan trọng hơn nữa Công ty hiểu rằng cần phải tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động có được môi trường lao động đảm bảo để người lao động có sức khỏe tốt khi tham gia vào quá trình lao động, từ đó tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp nên hiện nay Công ty đã đưa ra phương hướng cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 và được phổ biến tới từng người lao động trong Công ty.
2. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đồng thời để phù hợp hình thức quản lý kinh doanh. Công ty đề ra các mục tiêu, phương thức cụ thể trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 với hướng chính như sau :
- Cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần nâng cao điều kiện lao động và môi trường lao động cho người lao động.
- Bố trí các nơi làm việc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó trong phạm vi hẹp.
- Thường xuyên củng cố lạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô hình và các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Cải thiện điều kiện lao động không mang tính hình thức mà đi sâu về chất lượng.
- Bổ sung các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các yếu tố độc hại đến người lao động.
- Chú trọng và tăng cường công tác tự kiểm tra ở các cấp để nhắc nhở, giáo dục ý thức trách nhiệm trong quá trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện nguy cơ gây tai nạn thương tích. Đồng thời cũng phải có biện pháp, chế tài cụ thể để tạo ý thức tự giác và nghiêm túc trong chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, giữ gìn an toàn lao động và vệ sinh môi trường, từ đó tăng nâng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất cao.
- Duy trì thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật.
- Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 ( Bảng 12)
Bảng 12 : Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010
TT
Tên công việc
Số người tham gia
Đơn vị thực hiện
Thời gian thực hiện
Số tiền (1000đ)
I
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn – phòng chống cháy nổ
90.000
1
Kiểm định KTAT các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
3
Chuyên trách ATLĐ – phòng Kỹ thuật cơ điện
Tháng 8
8.000
2
Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện trong toàn Công ty
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Tháng 4
10.000
3
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong Công ty
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Các tháng
65.000
4
Mua sắm, bảo dưỡng các dụng cụ PCCC trong Công ty
2
Phòng Tổ chức lao động
Tháng 5
7.000
II
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động
168.000
5
Sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc nạo vét toàn bộ hệ thống cây xanh, cấp thoát nước trong Công ty
2
Văn phòng Công ty
Các tháng
8.000
6
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng các quạt mát trong các xưởng
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Tháng 4
10.000
7
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trong các xưởng
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Các tháng
10.000
8
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống các nhà xưởng
4
Thuê đơn vị làm ngoài
Tháng 3
Tháng 7
140.000
III
Chăm sóc sức khỏe người lao động
143.000
IV
Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động
21.000
V
Trang bị bảo vệ cá nhân
50.000
Tổng chi phí : 472.000 (bốn trăm bảy mươi hai triệu đồng)
Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng
3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
3.1. Cải thiện hệ thống chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống chiếu sáng tự nhiên cho xưởng sản xuất là chọn hình dáng, vị trí, kích thước của các cửa tạo điều kiện tiện nghi về ánh sáng trong phòng, đảm bảo cho mắt làm việc trong điều kiện thích hợp nhất. Muốn vậy Công ty cần phải đảm bảo :
- Hướng ánh sáng không gây ra bóng đổ ở người, thiết bị và các kết cấu lên tường nhà của người lao động.
- Bề mặt làm việc của người lao động có độ rọi sáng cao hơn các bề mặt khác trong phòng.
Chiếu sáng nhân tạo
Tại một số khu vực làm việc của Công ty như khu vực làm khuôn và nấu rót chủ yếu dùng hệ thống chiếu sáng tự nhiên vì vậy trên thực tế có lúc tại đây ánh sáng không đủ để người lao động làm việc nên dễ dẫn đến các bệnh về mắt, gây mỏi mắt, hoa mắt dẫn đến giảm năng suất lao động, tỷ lệ phế phẩm cao. Vì vậy, Công ty cần tăng cường thêm hệ thống chiếu sáng chung để đảm bảo yêu cầu sản xuất như lắp thêm đèn ở giữa các xưởng, chia không gian thành các không gian nhỏ, mỗi không gian có một độ chiếu sáng khác nhau đảm bảo yêu cầu.
Hệ thống cửa sổ, cửa trời, hệ thống đèn phải thường xuyên được lau chùi, bảo quản ( 2 tuần 1 lần) để đảm bảo đủ độ sáng trong không gian làm việc.
3.2. Cải thiện hệ thống thông hút gió chung
Công ty có thể tham khảo hệ thống thông hút gió chung sau:
Sơ đồ 5 : Sơ đồ thông hút gió chung
Mặt cắt đứng
Hệ thống thông hút này phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Hệ số trao đổi không khí này với điều kiện cho phép – tốc độ chuyển động của không khí trong nhà xưởng là 20 lần trở lên. Điều này giúp khử hoặc làm loãng các yếu tố bụi và hơi khí độc, làm giảm nhiệt độ của môi trường sản xuất, thay đổi độ ẩm của môi trường. Sự lưu thông không khí này làm cho người lao động cảm thấy dễ chịu, làm việc đạt năng suất cao hơn.
- Phía đặt quạt quạt hút phải kín, phía lấy gió vào phải được bố trí hợp lý tạo ra nguyên tắc đảm bảo dòng khí vào lấp đầy mặt bằng sản xuất, hạn chế tối đa vùng gió quẩn. Vấn đề bố trí các cửa dựa trên nguyên tắc phổ hút : càng gần điểm hút thì sức mạnh càng lớn.
- Chiều cao đặt quạt hút, cửa lấy gió vào thấp để không khí vào có thể đi qua vùng làm việc của người lao động.
- Sử dụng quạt đặc chủng dùng cho hệ thống thông gió chung dạng hút. Loại quạt này nên có tốc độ thải là 8 m/s, đường kính của quạt phải lớn, profin cánh quạt có đường cong lớn hơn dạng bình thường. Việc hạ tốc độ tới giá trị 8 m/s vẫn đảm bảo lưu lượng, đồng thời cùng một lúc giảm được tiếng ồn và tiết kiệm năng lượng.
Mặt khác, Công ty còn cần cải tạo, bố trí thêm quạt công nghiệp để tăng cường khả năng lưu thông không khí, giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, bụi trong khu vực sản xuất. Đặc biệt tại những khu vực có nhiệt độ cao cần lắp thêm quạt thổi mát hoặc ống hút nhiệt cục bộ như khu vực sản xuất vật đúc, khu vực làm khuôn, khu vực mộc mẫu.
3.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn
Phải xiết chặt các ốc vít và tra dầu thường xuyên vào các bộ phận trục chuyền, các bộ phận chuyển động phát ra tiếng ồn.
Xung quanh các bộ phận sản xuất phát ra tiếng ồn nên xây tường ốp gạch rỗng, khung cửa và cửa sổ kín vì khe nhỏ cũng có thể truyền tiếng ồn rất mạnh. Giữa nền nhà và máy cần được kê những đệm cách âm.
Dùng các nút bịt tai bằng bông, hoặc tẩm bông bằng glyxêrin hoặc có thể dùng bịt tai bằng một số nguyên liệu xốp như : nỉ, dạ,…
Người lao động làm việc ở khu vực làm khuôn, mộc mẫu, lắp ráp, gò – hàn -rèn là những nơi thường xuyên có tiếng ồn lớn nên người lao động tiếp xúc nhiều với tiếng ồn mạnh cần được bớt giờ làm, bố trí xen kẽ các công việc để có những quãng nghỉ ngơi thích hợp. Không nên tuyển người lao động mắc các bệnh về tai làm việc ở nơi có những nơi này. Nếu phát hiện người lao động có dấu hiệu điếc nghề nghiệp cần bố trí để người đó ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.
3.3. Biện pháp phòng chống bụi, hơi khí độc
Tại khu vực trộn cát làm khuôn Công ty có thể cơ khí hóa quá trình sản xuất để làm cho người lao động ít tiếp xúc với bụi và để hạn chế sự tỏa lan của bụi trong không khí cần phải bố trí khu vực này trong hệ thống kín hoạc cách ly bộ phận trộn cát làm khuôn ra một nơi riêng biệt và bố trí bộ phận đó ở cuối hướng gió.
Ở những nơi sản xuất tường và trần phải nhẵn. Phải thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc để làm giảm hàm lượng bụi trong môi trường sản xuất.
Tại bộ phận đúc, trước khi phá dỡ khuôn bằng tay nên tưới nước để hạn chế bụi phát tán.
Đường vận chuyển các nguyên liệu, các thành phẩm mang bụi phải bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vào các môi trường sản xuất nói chung cũng như các khu vực gián tiếp.
Người lao động làm việc ở những nơi nhiều bụi, hơi khí độc cần được trang bị quần áo phòng hộ, mũ, kính, khẩu trang,… để chống bụi, hơi khí độc và phải thường xuyên sử dụng các phương tiện đó.
Thường xuyên kiểm tra hàm lượng bụi,hơi khí độc hại thoát ra, nếu thấy quá tiêu chuẩn cho phép phải tiến hành sửa chữa hoặc cải thiện thiết bị để làm giảm hàm lượng xuống ở mức bình thường.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tiếp xúc với bụi, hơi khí độc. Không bố trí những người có sức khỏe yếu hoặc các bệnh về gan, thận, thần kinh,… làm việc ở nơi có nhiều bụi, hơi khí độc.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu dưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, để thực hiện được mục tiêu này con người luôn là nhân tố hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp Cách mạng nói chung và của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói riêng.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang dòi hỏi một nhu cầu nhân lực trên mọi phương diện trí thức, kỹ thuật công nghệ, công nhân lành nghề kể cả tên lĩnh vực hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề điều kiện lao động trong tổ chức, doanh nghiệp là rất cần thiết, nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tạo môi trường lao động thoải mái cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những điều kiện lao động có hại cho người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương vấn đề điều kiện lao động đã được Công ty quan tâm, đã có biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm hạn chế những điều kiện lao động làm giảm sức khỏe của người lao động, giảm đi khả năng làm việc và năng suất lao động. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục.
Bảo đảm an sinh xã hội, lợi ích cho người lao động và lợi nhuận kinh tế cho người sử dụng lao động được coi là động lực của phát triển sản xuất. Một công việc ổn định và điều kiện lao động an toàn bao gồm cả mức lương tối thiểu, giới hạn thời giờ làm việc và trợ cấp bảo hiểm,… thông qua luật lao động tạo nên mối quan hệ tốt đẹp hài hoà trong Doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động, tăng năng suất lao động góp phần xây dựng Doanh nghiệp phát triển bền vững.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 1 : Số liệu tài chính của Công ty giai đoạn 2007 - 2009 37
Bảng 2 :Quy mô và cơ cấu lao động trong Công ty 40
Bảng 3 : Tác động đến diều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong Công ty 47
Bảng 4 : Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn và ánh sáng 48
Bảng 5 : Kết quả phân tích bụi và hơi khí độc 52
Bảng 6 : Thống kê tình hình tai nạn lao động trong Công ty 54
Bảng 7 : Nguyên nhân gây tai nạn lao động 54
Bảng 8 : Phân loại sức khỏe 55
Bảng 9 : Phân loại bệnh tật 56
Bảng 10 : Kết quả điều tra về vấn đề sức khỏe của người lao động 58
Bảng 11 : Tình hình biến động về năng suất lao động của Công ty cổ phần 59
Bảng 12 : Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 64
Sơ đồ 1 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến thành phẩm 29
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất – kinh doanh sản phẩm 30
Sơ đồ 3 : Khái quát quy trình sản xuất 31
Sơ đồ 4 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 32
Sơ đồ 5 : Sơ đồ tổ chức phòng Tổ chức lao động 41
Sơ đồ 5 : Sơ đồ thông hút gió chung 66
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phụ Lục
Tác động đến điều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong phân xưởng Đúc
TT
Nguồn chất thải
Chất thải
1
Quản lý và điều hành công nghệ đúc
Rác thải sinh hoạt
2
Sản xuất mẫu gỗ
- Phoi bào, mùn cưa
- Bụi
- Tiếng ồn
3
Sơn mẫu gỗ
- Khả năng rơi vãi sơn
- Cặn thùng sơn
4
Sử dụng đất cát,mùn cưa làm khuôn
Bụi
5
Nấu rót kim loại (sử dụng gang, thép, fero,...)
- Khói thải, khí thải
- Nhiệt độ
- Xỉ lò
6
Sử dụng ga, khí sấy khuôn thao và làm khuôn CO2
- Khả năng cháy nổ
- Rò rỉ ga, khí
7
Sử dụng điện
Khả năng cháy
8
Sử dụng nước
Nước thải sinh hoạt
9
Dỡ khuôn và làm sạch vật đúc
- Đất cát cháy
- Bavia
- Bụi
- Tiếng ồn
10
Vận chuyển nội bộ, thu gom rác thải, chất thải
- Rác thải sinh hoạtu
- Chất thải công nghiệp
Tác động đến điều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong phân xưởng Cơ khí lắp ráp
TT
Nguồn phát thải
Chất thải
1
Quản lý và điều hành công nghệ cơ khí lắp ráp
Rác thải sinh hoạt
2
Gia công cắt gọt
- Phoi kim loại
- Bụi
- Tiếng ồn
- Rò rỉ, tràn dầu – dung dịch làm nguội
3
Gia công mài lá cánh bơm
- Phoi kim loại
- Bụi
- Tiếng ồn
4
Lắp ráp sản phẩm
- Khả năng rơi vãi dầu mỡ
- Giẻ dầu
5
Sơn sản phẩm
- Bụi sơn
- Rơi vãi sơn
- Cặn sơn
6
Sử dụng nước thử sản phẩm và sinh hoạt
Nước thải
7
Sử dụng điện
Khả năng cháy
8
Vận chuyển nội bộ, thu gom rác thải, chất thải
- Rác thải sinh hoạt
- Chất thải công nghiệp
Tác động đến điều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong phân xưởng Gò – hàn – rèn
TT
Nguồn chất thải
Chất thải
1
Quản lý điều hành công nghệ Gò – hàn rèn
Rác thải sinh hoạt
2
Cắt tôn – thép và mài
- Tiếng ồn
- Thép vụn, phế thải
3
Lốc ống và gò
4
Rèn
- Bụi
- Khí thải
- Nhiệt độ
- Tiếng ồn
5
Hàn điện
- Khói hàn
- Nhiệt độ
- Xỉ, đầu que hàn
6
Lắp ráp sản phẩm
- Khả năng rơi vãi dầu mỡ
- Giẻ dầu
7
Sơn sản phẩm
- Bụi sơn
- Rơi vãi sơn
- Cặn sơn
8
Nhiệt luyện kim loại
- Khí thải
- Nhiệt độ
9
Cán cao su
Bụi
10
Ép cao su
Phế thải
11
Sử dụng nước
Nước thải
12
Sử dụng điện
Khả năng cháy
13
Sử dụng ga, khí O2 để cắt hàn
- Khả năng cháy nổ
- Rò rỉ gas, khí
14
Vận chuyển nội bộ, thu gom rác thải, chất thải
- Rác thải sinh hoạt
- Chất thải công nghiệp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25432.doc