Tài liệu Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“ Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế”
(Danh ngôn)
Năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) mở cửa đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN). 5 năm sau, ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội (HN) cũng chính thức khai trương hoạt động. Đây là lĩnh vực không còn xa lạ trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ ở Việt Nam - lĩnh vực được ước đoán sẽ có tốc độ phát triển như vũ bão, hứa hẹn mở r... Ebook Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thật nhiều cơ hội cho những người thực sự am hiểu về nó.
Kinh tế là lĩnh vực hoạt động cơ bản, phức tạp và có tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thông tin đang trở thành một nguồn lực quan trọng góp phần to lớn không chỉ trong công tác quản lý điều hành các hoạt động kinh tế mà còn góp phần tạo ra các giá trị mới. Bên cạnh những bài báo chính xác, khách quan về hoạt động mọi mặt của thị trường chứng khoán, vẫn còn nhiều bài viết vội. Người viết chưa tìm hiểu kỹ cách vận hành thị trường nên còn nhiều sai sót đáng tiếc. Điều này cũng dễ hiểu, vì ở Việt Nam ta, rất có thể một người chuyên viết về bình luận kịch nghệ hay phê bình văn học nay nhảy sang viết kinh tế, làm sao tránh sai sót.
Không phải ngẫu nhiên mà ở xã hội văn minh, trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hoá mạnh mẽ, thông tin được coi là thứ hàng hoá đắt giá nhất, thậm chí còn quý hơn vốn liếng. TTCK luôn biến đổi, có thể làm cho nhà đầu tư (NĐT) thắng lớn hoặc thua đậm trong thời gian ngắn. Thời đại ngày nay là thời đại: “Ai nắm được thông tin coi như nắm được thành công trong tay.” Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng trong việc tuyên truyền, đưa thông tin về các vấn đề kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sự thành công đó còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức, cách xử lý, sự sáng tạo của người sử dụng thông tin.
Người ta nói, TTCK như chiếc «phong vũ biểu» của nền kinh tế. Sức khỏe của nền kinh tế được phản ánh hàng ngày, hàng giờ trên TTCK. Mọi thông tin kinh tế từ vĩ mô đến vi mô đều có thể ảnh hưởng tức thời tới hoạt động của TTCK. Ngược lại, với vai trò là kênh dẫn vốn trực tiếp cho nền kinh tế, mọi thay đổi của TTCK cũng có thể hưởng đến tình hình kinh tế và hệ thống doanh nghiệp.
Xuất phát từ những điều đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam (Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Đầu tư chứng khoán và kênh truyền hình tài chính – kinh tế INFO TV trong 3 tháng đầu năm 2007)”
Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Khi đánh giá về mức tác động của báo chí đối với TTCK, một chuyên gia đã có nhận xét: “Nhiều người có thể thấy nhà báo viết về mảng an ninh, xã hội thường phải có thần kinh thép khi liên tục phải đưa tin về các vụ án, cướp của, giết người, hiếp dâm... Tuy nhiên, chính những người làm báo kinh tế mới phải là những người có thần kinh thép khi động đến những vấn đề sống còn của một cá nhân, tổ chức, thậm chí cả một nền kinh tế”. TTCK thăng hoa, số lượng NĐT tăng chóng mặt khiến vai trò của thông tin báo chí ngày càng trở nên quan trọng.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể làm sáng tỏ được các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Tìm hiểu quá trình truyền tải thông tin chứng khoán ảnh hưởng như thế nào, tác động đến những đối tượng nào. Đánh giá về nhu cầu của xã hội đối với lĩnh vực này.
- Thứ hai: Tìm hiểu về cách thức tiếp cận và xử lý thông tin của đội ngũ nhân lực (cung) – các phóng viên kinh tế đang từng ngày từng giờ cập nhật những thông tin mới nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trên mặt báo. Đặt ra vấn đề đạo đức của nghề báo đặc biệt với phóng viên viết mảng kinh tế tài chính.
Khảo sát trên hai tờ báo giấy (Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo Đầu tư chứng khoán) và một kênh truyền hình tài chính – kinh tế INFO TV cùng một số tờ báo điện tử khác để thấy cách thức tổ chức, cách đưa tin, đăng tải tin tức về vấn đề này. Trên cơ sở đó sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về thông tin TTCK trên báo chí và những tác động của nó đối với thị trường đầy tính nhạy cảm này.
- Thứ ba: Đưa ra những nhận định, đề xuất về quá trình xử lý và truyền tải thông tin cho đông đảo độc giả của người làm báo về chứng khoán. Nhận xét về cách làm và gợi mở một số hướng đi cho phóng viên làm báo kinh tế chuyên nghiệp (đặc biệt là phóng viên phụ trách thông tin chứng khoán).
Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu một cách cơ bản và có hệ thống các khái niệm của TTCK.
- Khảo sát chính trên hai tờ báo giấy: Thời báo Kinh tế Việt Nam và Báo Đầu tư chứng khoán và kênh truyền hình tài chính – kinh tế INFO TV (VCTV9) để xem xét cách sắp đặt chuyên mục, cách tiếp cận và xử lý thông tin, độ xác thực của thông tin về thị trường chứng khoán (theo những phản hồi của thị trường những ngày sau đó)…
- Khảo sát trên một số sàn giao dịch chứng khoán lớn ở Hà Nội về phản ứng và niềm tin của nhà đầu tư với thông tin chứng khoán trên báo chí.
- Phỏng vấn một số phóng viên kinh tế về các “tai nạn nghề nghiệp” có thể xảy ra trong quá trình đưa tin về thị trường nhạy cảm và luôn tiềm ẩn rủi ro, biến động này.
GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN
IPO: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Bản cáo bạch: Là tài liệu do công ty phát hành trước khi tiến hành IPO tài liệu này cung cấp những chi tiết về tài chính, kế hoạch kinh doanh, và các thông tin khác cần thiết về công ty cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Bản cân đối tài chính: Là báo cáo tài chính về các khoản cân đối tài sản so với nợ.
Báo cáo lợi nhuận: Là báo cáo về lợi nhuận và chi phí trong một khoản thời gian nhất định. Một công ty niêm yết sẽ được yêu cầu làm báo cáo lợi nhuận thường kỳ vì các nhà đầu tư sẽ dựa vào bản báo cáo này để đánh giá cổ phiếu.
Chứng khoán ký quỹ Mỹ (ADR): Được ngân hàng Mỹ phát hành đại diện cho cổ phần của một công ty nước ngoài mà công ty này đang nắm giữ, có thể giao dịch được trên thị trường chứng khoán New York như là cổ phần của công ty này.
Chứng khoán ký quỹ toàn cầu (GDR): Tương tự như chứng khoán ký quỹ Mỹ nhưng được phát hành bằng các tiền tệ khác ngoài đô la Mỹ. Nó cho phép các công ty của các nước đang phát triển được niêm yết trên các thị trường chứng khoán khác trên thế giới ngoài chứng khoán New York.
Chợ đen (OTC): là thị trường không chính thức, trên đó các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của các công ty không niêm yết. Giao dịch trên chợ đen thường không được các nhà quản lý thị trường khuyến khích vì nó không đựoc quản lý, và có nhiều rủi ro hơn thị trường chính thức.
Chỉ số: Tất cả các thị trường chứng khoán đều có ít nhất một chỉ số được dùng để theo dõi hoạt động của các cổ phiếu niêm yết. Chỉ số sẽ dựa trên dao động giá cả và lấy mức bình quân để tính mức thay đổi. Một vài chỉ số bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết, nhưng phần lớn tập trung vào các nhóm nhỏ (Có thể là đại diện cho một ngành công nghiệp cụ thể, hoặc các cổ phiếu bluechip, hoặc đại diện liên ngành trên toàn thị trường)
Chia cổ phiếu: là khi một cổ phiếu đang lưu hành được phân chia ra để tăng hoặc giảm cổ phiếu. Thường thì để tăng tổng số cổ phiếu, và nhằm giúp việc tiêu thụ các cổ phiếu này trong tương lai bằng cách tăng tính thanh khoản và làm các cổ phiếu này rẻ hơn. Quá trình này không ảnh hưởng đến sở hữu tương đối của các nhà đầu tư hiện thời vì số cổ phiếu họ đang nắm giữ sẽ cùng tăng hoặc giảm theo cùng một tỷ lệ.
Chứng khoán: là cổ phiếu hoặc trái phiếu
Cổ phần: là sở hữu thông qua cổ phiếu.
Cổ phần vốn: là tổng số cổ phần đang lưu hành.(Xem cổ phần thường và cổ phần ưu tiên)
Cổ phần thường: là cổ phần phát hành ra đại đa số cổ đông. Cổ đông có quyền biểu quyết kế hoạch những hoạt động kinh doanh của công ty và nhận cổ tức, nếu công ty không kiếm đủ lợi nhuận để trả cổ tức thì tất cả các cổ đông nắm giữ cổ phần thường sẽ chỉ được thanh toán sau khi các cổ đông có cổ phần ưu tiên đã được thanh toán.
Cổ tức: là tiền công ty thanh toán cho các cổ đông. Số tiền thanh toán này thay đổi đối với cổ đông thường vì lợi nhuận công ty sẽ thay đổi và sẽ cố định với cổ đông ưu tiên.
Cổ tức cổ phiếu: là cổ tức được trả bằng cổ tức thay vì bằng tiền mặt.
Dao động: là các thay đổi trong giá cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường. Nói chung càng ít dao động thì thị trường càng được coi là an toàn và sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư dài hạn.
Đầu cơ cổ phiếu giá rẻ: Là khi mua cổ phiếu với giá thấp và dự đoán rằng giá sẽ tăng.
Đầu cơ hay đầu tư ngắn hạn: là các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu nhằm thu lợi qua thay đổi trong giá cả trong một thời gian ngắn. (Giờ, ngày, tuần). Các nhà đầu tư tham gia đầu cơ có thể thu mua cổ phiếu hay trái phiếu dựa trên những tính toán về bản chất của một công ty hoặc chính phủ mà chỉ muốn kiếm lời nóng dựa trên những suy tính về biến động của thị trường.
Đầu tư dài hạn: Là đầu tư vào cổ phiếu của công ty với mục đích muốn nắm giữ nó trong một thời gian dài để kiếm lợi từ tốc độ phát triển của công ty và thanh thoán cổ tức.
Đầu tư lẻ: là một nhà đầu tư cá thể, ngược lại với nhà đầu tư định chế là một quỹ hoặc một ngân hàng.
Quỹ đầu tư mở: là các quỹ liên tục bán cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư miễn là nhìn ra nhu cầu cho cổ phiếu đó. Cũng như quỹ tín thác, sau đó họ sẽ thay mặt các cổ đông, đầu tư số tiền huy động thông qua bán cổ phiếu. Vì không có thời hạn cố định theo đó quỹ này phải thanh khoản nên khi cổ đông muốn lấy lại tiền, họ sẽ bán cổ phiếu đi. Giá các cổ phiếu này phụ thuộc vào cả giá trị của dự án đầu tư lẫn giá trị của quỹ đầu tư đựơc niêm yết trên thị trường này.
Giá đặt mua và giá chào bán: Là giá cao nhất người mua muốn trả cho một loại chứng khoán(Cổ phiếu hoặc trái phiếu) trong khi giá chào bán là giá thấp nhất người bán chấp nhận. Hai loại giá này sẽ hợp thành thị giá.
Giá thị trường của công ty: là giá các nhà đầu tư muốn trả. Được tính toán bằng cách nhân giá cổ phiếu mới nhất của công ty với số lượng cổ phiếu lưu hành.
Giá trị danh nghĩa: là giá trị của cổ phiếu hoặc trái phiếu được in trên bề mặt của cổ phiếu hoặc trái phiếu. Nó không bao gồm bất kỳ lãi suất nào sẽ được trả cho người mua.
Giá trị ghi sổ: Là giá trị cổ phiếu của công ty được tính bằng cách lấy tổng số tài khoản trừ các khoản nợ chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Hao mòn: là khi giá trị của tài sản sụt giảm theo thời gian.
Kiếm lời cổ phiếu: là được bán ra khi giá của nó cao hơn giá nhà đầu tư trả khi mua. Đây là cách thức để kiếm lời ngay lập tức. Nếu có nhiều nhà đầu tư vào các công ty khác nhau cùng tiến hành hoạt động kiếm lời, thì quy mô của hoạt động này sẽ đẩy trị số thị trường tụt xuống.
Lợi nhuận/cổ phiếu EPS: Là số tiền lãi của công ty tính trên mỗi cổ phiếu. Con số này được tính bằng cách chia tổng lợi nhuận cho tổng số cổ phiếu.
Năm tài chính: là khoảng thời gian 12 tháng mà sau đó công ty niêm yết phải công bố và củng cố báo cáo kế toán.
Ngân hàng đầu tư: là ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa các công ty muốn bán cổ phiếu và giới đầu tư. Họ còn gọi là nhà bảo lãnh phát hành cổ phần.
Nhà đầu tư định chế: Là các công ty chỉ chuyên mua và bán cổ phiếu, trái phiếu hoặc các tài sản có thể giao dịch khác bằng tìên của họ hoặc tiền của khách hàng.
Quỹ đầu tư tín thác: là quỹ mà ở đó các nhà đầu tư đầu tư tiền trong một khoảng thời gian nhất định, cho phép những người quản lý quỹ được đầu tư tiền thay mặt họ. Họ được sở hữu cổ phần của quỹ để đổi lấy tiền họ đầu tư vào quỹ. Khi đến hạn, quỹ sẽ được giải tán và số tiền huy động được sẽ chia đều cho các nhà đầu tư tuỳ theo số lượng cổ phiếu họ nắm giữ.
Thị trường sụt giá: là khi giá các cổ phiếu bị giảm và các nhà đầu tư không lạc quan lắm mọi việc diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi thị trường tăng giá.
Tính thanh khoản: là mức độ giao dịch giữa người mua và người bán trên thị trường dễ đến đâu. Nó có thể dùng để mô tả vị thế tài sàn của công ty.
Trái phiếu chuyển đổi: là loại trái phiếu có thể dùng để đổi lấy cổ phiếu thường. Một vài cổ phiếu ưu tiên có thể chuyển đổi sang cổ phiếu thường.
Tỷ số giá trên lời cổ phần P/E: Cho phép các nhà đầu tư so sánh một cách tương đối thực chất của các cổ phiếu niêm yết được tính bằng cách chia giá của mỗi cổ phiếu cho lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS), lợi nhuận trên cổ phiếu càng cao thì nhà đầu tư càng muốn mua cổ phiếu của công ty và càng có niềm tin công ty sẽ thành công trong tương lai. P/E rất hữu dụng khi so sánh các công ty trong cùng một ngành công nghiệp vì công ty này sẽ có viễn cảnh tăng trưởng giống nhau. Một công ty có P/E cao hơn công ty khác trong cùng ngành hoặc là kinh doanh tốt hơn hoặc là đang được các nhà đầu tư đánh giá quá cao.
Chương I
ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1 Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là chứng chỉ dưới dạng giấy tờ hoặc bản ghi, có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định khoản đầu tư dài hạn và xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.
(Theo cuốn 144 câu hỏi đáp về thị trường chứng khoán Việt Nam, Hồ Ngọc Cẩn - Nxb Thống kê, 2007)
Như vậy, chứng khoán không phải là tài sản thực như nhà cửa, đất đai, máy móc, vàng bạc… mà là tài sản tài chính tồn tại dưới dạng chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể chỉ là những dữ liệu trong máy tính, sổ sách. Những tài sản tài chính này có giá và có thể mua đi bán lại dễ dàng giữa những NĐT với nhau. Mua tài sản tài chính đồng nghĩa với việc đầu tư vốn vào tổ chức phát hành ra chúng.
Ngoài hai loại chứng khoán cơ bản là cổ phiếu và trái phiếu còn phải kể đến các loại chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán cơ bản.
Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua, người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của TTCK. Người ta thường sử dụng những loại chứng khoán phái sinh thông dụng như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai nhằm mục đích đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
1.2 Thị trường chứng khoán ở Việt Nam
1. 2.1 Tình hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
TTCK đã tạo ra kênh huy động vốn dài hạn cho Chính phủ và các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất và đầu tư cho phát triển.
Đến nay, đã có gần 200.000 tài khoản của NĐT trong và ngoài nước tham gia TTCK trong nước và 107 công ty niêm yết với khối lượng niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu (Cp), tương đương tổng giá trị niêm yết trên 17.761 tỷ đồng và mức vốn hoá thị trường trên 244 tỷ đồng. Trong thời gian tới, số lượng NĐT cũng như các công ty niêm yết sẽ nhanh chóng tăng lên.
7 năm hoạt động của TTCK VN là khoảng thời gian quá ngắn so với lịch sử phát triển của TTCK thế giới. Tuy nhiên, TTCK VN đã gặt hái được nhiều thành công rất đáng khích lệ. Đến nay, TTGDCK Tp.HCM (HoSTC) đã tổ chức thành công 1.517 phiên giao dịch (tính đến ngày 13/4/2007) một cách an toàn, suôn sẻ và thành công, đảm bảo tạo được lòng tin đối với NĐT cũng như thị trường. Đặc biệt, trong tháng 2 vừa qua đã có những phiên giao dịch đạt tổng giá trị trên 1.360 tỷ đồng/phiên và tổng khối lượng giao dịch đạt trên 12,5 triệu Cp/phiên.
HoSTC đang có 43 công ty chứng khoán tham gia làm thành viên. Trong tháng 5/2007, HoSTC sẽ áp dụng phương thức “Giao dịch liên tục”, nhằm tăng tính chuyên nghiệp hơn nữa trên TTCK VN – kể cả trong công tác quản lý thị trường cũng như trong phương pháp tham gia của NĐT. Mục đích là để TTCK VN dần theo kịp với phương pháp giao dịch tại các nước phát triển, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ của VN hiện nay.
Hiện tượng TTCK giảm dần trong thời gian vừa qua, sau khi VN Index đạt đỉnh trên 1.170 điểm do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: Xu hướng chung của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, xu hướng chuyển đổi vốn sang các lĩnh vực được cho là chiếm ưu thế hơn, hoặc do sức căng (nóng) của thị trường quá lớn đưa đến việc các NĐT không dám mạo hiểm hơn nữa và chuyển lợi nhuận sang hướng khác…
Trong đó, yếu tố cuối thường dễ diễn ra hơn. Vì những tính chất đặc thù của TTCK, nó hoàn toàn khác với các thị trường khác như: tính nhạy cảm, tính rủi ro cao, tâm lý cá nhân NĐT, tâm lý đám đông… gây tác động không nhỏ đến khả năng quyết đoán (mua hoặc bán) của NĐT đối với nguồn vốn trong danh mục đầu tư của họ. Chính điều này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mạo hiểm (can đảm và có tính toán) từ mỗi cá nhân đầu tư.
Sự ảnh hưởng từ tâm lý đám đông sẽ tạo ra không ít rủi ro, đúng ra không đáng có, đối với NĐT. Bởi nếu bình tĩnh, NĐT có thể biết mình “đang ở đâu” trên thị trường và cũng có thể biết mình phải quyết định ra sao đối với nguồn vốn của mình trong tương lai.
TTCK VN đã trải qua 7 năm hoạt động mà phần lớn các NĐT (nhất là các NĐT nhỏ) thường luôn bị lôi vào vòng xoáy tâm lý của thị trường (thấy người khác mua mình cũng mua, thấy người khác vay tiền mình cũng vay tiền, cầm nhà… để đầu tư chứng khoán; thấy người ta bán, mình cũng bán theo… chẳng cần biết xu hướng thị trường sẽ ra sao).
Trên thực tế đã có quá nhiều hành động “lao theo” của các NĐT mà gần như không có tính toán. Hiện tượng này rất khó tránh, NĐT đầu tư theo tâm lý nên sẽ phải trả giá đắt, nhất là khi không có được trong tay những thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình kinh tế của thị trường, của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn thị trường bước vào xu hướng suy giảm vừa qua (cuối quý I/2007), phần lớn các NĐT chạy theo tâm lý đám đông và mua Cp theo tình cảm đã phải ngậm ngùi ra đi, nếu không muốn nói là “tháo chạy” khỏi thị trường. Sức căng của thị trường đang ngày một chùng xuống rõ rệt, khi mà khối lượng Cp từ các tổ chức lớn bắt đầu bán ra ngày một tăng, lúc này thị trường khó có thể hình thành đỉnh mới. Ngược lại, khả năng tạo đáy mới luôn là xu hướng thuận lợi hơn nhiều. Khi các NĐT nhỏ nhận ra điều này, gần như đã quá trễ. Vì vậy, khả năng bảo toàn vốn của họ cũng trở nên khó khăn hơn, không thể nói đến lợi nhuận. Những NĐT nhỏ có thể chiếm từ 85 – 90%, vốn của họ không đủ lớn và thường rải rác chứ không tập trung như các tổ chức hay một số các NĐT lớn.
Sức mạnh từ tâm lý đám đông đã tạo ra sức kéo không nhỏ, dẫn đến số lượng NĐT nhỏ gia tăng đáng kể trong thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu 2007 trên TTCK VN. Hiện tượng này kích thích thị trường ngày một nóng hơn (gia tăng sức mua), lực cầu càng lớn lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các NĐT lớn gia tăng khoản lợi nhuận của họ một cách ngoạn mục, khi mà họ biết rằng khả năng tăng trưởng của thị trường đã đủ dài (khởi điểm TTCK VN tăng từ tháng 09/2005) và cần thiết phải thoát ra để bảo toàn khối lợi nhuận. Khi toàn thị trường nhận ra điều này, thì hiện tượng tháo chạy cũng bắt đầu bùng nổ và chỉ số thực sự bước vào thời kỳ suy giảm.
Hơn nữa, hiện tượng bùng nổ trên xảy ra do không ít các yếu tố tác động: từ nền kinh tế, nguồn vốn từ nước ngoài, các chính sách khuyến khích giới đầu tư nước ngoài ngày một thuận lợi hơn… Những yếu tố trên tạo lực hút đáng kể về vốn từ các tổ chức nước ngoài. Chính nguồn vốn này đã tạo động lực đẩy sức nóng của TTCK VN trong thời gian qua lên một mức đáng kể và dẫn đến tình trạng lao theo của giới đầu tư trong nước là không tránh khỏi.
NĐT VN cho rằng, thị trường VN đang ngày trở nên thuận lợi hơn nhiều, cơ hội kiếm tiền cũng gia tăng, nhưng họ có thể chưa đề phòng được rằng, đi sau đó là hiện tượng rủi ro không nhỏ sẽ kéo đến.
Một điều mà chúng ta có thể nhận thấy, nếu so sánh với nền kinh tế và khả năng tăng trưởng của VN hiện nay, TTCK VN còn quá nhỏ và hàng hoá còn quá ít so với mức cầu. Lượng Cp lưu hành trên thực tế (có thể giao dịch thị trường) chiếm khối lượng không lớn vì hiện nay khối lượng do Nhà nước nắm giữ trung bình 51%/mỗi loại, là không giao dịch. Ngoài ra, lượng Cp nắm giữ từ các cổ đông sáng lập cũng chỉ được giao dịch sau một thời hạn nhất định. Bên cạnh đó, khối lượng của NĐT nước ngoài nắm giữ gần như giao dịch rất ít. Điều này cho thấy, khối lượng Cp giao dịch quá ít dẫn đến tình trạng, khi lượng cầu tăng sẽ dẫn đến việc thị trường trở nên nóng quá nhanh (do thiếu hàng – Cp).
Do NĐT muốn sở hữu được Cp, họ phải đẩy giá lên mức kịch trần mới hy vọng mình có thể mua được. Tình trạng này càng kéo dài, thị trường càng nóng nhanh hơn và mức độ rủi ro càng dễ xảy ra hơn so với thực tế. Chính hiện tượng này (mua lấy được), đã vô hình chung biến NĐT lệ thuộc quá lớn vào tâm lý thị trường và mất khả năng tự chủ trước nguồn vốn của mình. Cuối cùng, việc NĐT phải trả giá đắt là không tránh khỏi, nếu thị trường bất ngờ đảo chiều.
Vì vậy, để hạn chế bớt sức tăng quá lớn của thị trường như đã từng diễn ra, một xu hướng tất yếu là phải gia tăng lượng hàng hoá nhiều hơn nữa, nhằm giảm nhiệt mỗi khi thị trường nóng lên, mục đích tạo ra sự cân bằng trong cung cầu trên thị trường, để thị trường tránh rơi vào tình trạng mất cân đối (cung cầu) như hiện nay.
Tuy nhiên, hiện tượng giảm mua mạnh cũng chỉ diễn ra trong từng phiên chứ không mang tính liên tục. Số lượng Cp được mua lại hiện nay cũng khá nhiều dù khối lượng không lớn, nhưng có thể thấy nó được rải đều trên hầu hết các loại Cp. Hiện tượng này cho thấy NĐT đang kỳ vọng vào khả năng trở lại để tạo đỉnh mới của thị trường. Việc thực hiện phương pháp “cân bằng giảm” của NĐT đang tiếp tục diễn ra, nhưng phần lớn là những NĐT lớn và đã có nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Nhưng không thể nói khả năng tạo ra đỉnh mới của thị trường vào thời điểm nào trong tương lai.
Đến nay, TTCK VN đã trải qua 2 lần tăng trưởng mạnh thực sự: lần thứ nhất vào cuối quý II/2001 và lần thứ hai là tháng 2 vừa qua. Sau những hiện tượng này, các NĐT sẽ học hỏi được không ít điều từ chính tài khoản của mình khi tham gia TTCK. Sự đúc kết và học hỏi kinh nghiệm từ thực tế là rất cần thiết cho những lần tham gia đầu tư kế tiếp. Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin của các nhà đầu tư chính là lý do để kênh thông tin báo chí trở nên thực sự quan trọng, cần thiết để phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường.
1.2.2 Báo chí nước ngoài nói về thị trường chứng khoán Việt Nam
“Madness” (Sự điên khùng) được Time - một tuần báo thông tin thời sự quốc tế có hơn 50 năm tuổi đời sử dụng trong tựa một bài báo mô tả sự náo loạn của TTGDCK Hà Nội trong số báo đầu tháng 3/2007.
Nữ phóng viên Kay Johnson còn trích dẫn lời nhận xét của ông Noritaka Akamatsu, một chuyên gia kinh tế của World Bank tại Hà Nội để mô tả TTCK VN là “It’s the Wild West”, tức phát triển kinh khủng như thời người Mỹ tiến về miền Tây để lập nghiệp, thời của những tay súng bắn nhanh (gunslinger) là có tất cả, bất cần tuân thủ luật pháp.
Nhà báo này viết: “Trong cơn sốt làm giàu thật nhanh, nhiều NĐT VN đã chẳng còn màng theo dõi mua bán ở các sàn giao dịch chính thức mà đua nhau kinh doanh ở các quán cà phê, quán trà, dịch vụ Internet. Ở đó, họ nhận tin đồn, góp phần cho tin đồn phập phồng to lên hơn, biến chợ không chính thức này thành một “gray market” (chợ xám) cực kỳ hỗn độn nhưng có sức sống mãnh liệt”.
Còn tuần báo kinh tế The Economist (Anh) số 17-20 tháng 3 vừa qua đã mô tả sự náo động ở sàn giao dịch Tp.HCM là một “South China Sea bubble” (Bong bóng biển Nam Trung Hoa).
Không những thế, để mô tả chính xác cơn sốt đầu tư chứng khoán và cổ phiếu công ty chưa lên sàn, tuần báo này đã biến OTC - vốn có căn nguyên từ việc kinh doanh những loại thuốc tây không cần đến toa của bác sĩ, từ “over-the-counter” thành “over-the-cáfé-table”.
Sở dĩ nhà báo này dùng “South Sea Bubble” và “over-the-cáfé-table” là vì, trong thực tế cũng đã từng bùng lên cơn sốt cổ phiếu bên trong các quán cà phê (coffee - houses) ở London hồi đầu thế kỷ XVIII khiến nhiều người tan gia bại sản. Tình trạng này ở VN cũng không khác gì cơn sốt và sự sụp đổ của bong bóng kinh doanh hoa Uất kim hương ở Hà Lan (bulb-bubble) hoặc cơn sốt và sự sụp đổ thị trường kinh doanh đầu máy xe lửa ở Anh (steam bubble). Đó là những sự kiện đã làm hàng trăm nghìn người mất trắng vốn liếng, trở thành bài học cay đắng cho rất nhiều thế hệ NĐT sau này.
Theo nhận định ở báo The Aconomist: nhan nhản trong thị trường “bên bàn uống cà phê” ở VN là chuyện kinh doanh nội gián và lừa đảo, còn Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thì cố sức bám theo thời sự với “flood of new listings” (cơn lũ những công ty mới niêm yết).
Dĩ nhiên, trong sự nháo nhào vô trật tự ấy, những thông tin đáng tin cậy rất hiếm, kẻ xấu dễ dàng “whipping up” (đánh bồng lên như đánh trứng để chiên) đủ loại tin đồn.
Tờ Time viết: Việt Nam chưa có “stockbrokers” (nhà môi giới chứng khoán) chính hiệu. Nhưng “the bullishness” (sự bùng nổ mạnh) trong từ ngữ chuyên ngành chứng khoán Anh, Mỹ, từ bull (con bò đực) được dùng chỉ thị trường phát triển mạnh còn từ bear (con gấu) chỉ sự suy yếu của thị trường TTCK VN, có căn nguyên của nó. Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế VN luôn ở mức 7 - 8% và năm 2007 có khả năng VN sẽ nhận được đến 20 tỷ USD vốn FDI.
Tuy đa số các “investors” (nhà đầu tư) hiện nay là người Việt nhưng không phải không có những nhà đầu tư nước ngoài. Một báo cáo của Crédit Suisse Group cho biết, số tiền các NĐT ngoại quốc mua ở TTGDCK Tp.HCM đã là 700 triệu USD, hơn hẳn số tiền họ mua cổ phiếu ở TTCK Đài Loan, một thị trường lớn hơn gấp 40 lần.
Chính vì thế, chính phủ VN và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lo ngại, chỉ cần các NĐT ngoại quốc này “took fright” (bỗng phát sợ) thì “the market woul collapse” (thị trường sẽ sụp đổ).
Bloomberg, hãng thông tấn Mỹ chuyên thông tin kinh tế, tài chính đưa tin: “Theo một số NĐT quốc tế ở một hội nghị diễn ra tại Hà Nội cuối tháng 3 thì TTCK VN có khả năng “drop 30 percent or more” (rớt 30% hoặc hơn, có chuyên gia nọ dùng từ contraction – sự co bóp nhỏ lại) trong những tháng tới vì bong bóng đã phồng lên quá sức tưởng tượng.
Trong số 90 chỉ số thị trường chứng khoán luôn được Bloomberg theo dõi, VN – Index đã tăng 49% trong các tháng đầu năm 2007 sau khi đã tăng cao kỷ lục thế giới 146% trong năm 2006.
Tổng giá trị vốn hoá thị trường của số 107 công ty đã niêm yết tạo ra VN – Index đạt 15,8 tỷ USD. Vào thời điểm cuối năm 2005, con số này mới chỉ khoảng 500 triệu USD.
Nhưng có một phụ nữ 36 tuổi, hành nghề kế toán ở Tp.HCM nói “there may be a bubble” (có thể có bong bóng) nhưng cô không sợ điều đó. Chính vì không thể nào mua được cổ phiếu trên sàn giao dịch chính thức mà cô đã chuyển sang thị trường OTC. Ở đó, cô đã mua được 1000 cổ phần của một công ty chưa niêm yết với giá 7600 USD. Ba tuần sau bán chúng cho một nhà đầu tư trên mạng sanotc.com cô có lời được ngay 30%.
Cũng còn mừng là TTCK VN chưa bị ví như những “betting parlors” (phòng cá cược) như tuần báo kinh tế tài chính Mỹ Business Week mới đây đã ví các “trading halls” (sàn giao dịch) ở Trung Quốc như trên.
Điều đó chứng tỏ thực trạng, diễn biến của những thị trường non trẻ như TTCK VN rất được báo chí nước ngoài quan tâm. Với những nhà báo kinh tế có chuyên môn rất giỏi, ở những đất nước mà kiến thức chứng khoán gần như đã thành kiến thức phổ thông thì họ sẽ có cái nhìn rất khách quan về hiện tượng này. Những sai lầm tất yếu của bất cứ thị trường mới nào cũng được họ nhìn ra rất rõ ràng, lên tiếng và cảnh báo từ trước với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường này. Đây là những bài báo và cách nhìn nhận vấn đề rất đáng để các cây viết về kinh tế, đặc biệt là về TTCK ở VN học tập. Nhà báo VN thường có nhiệt tình rất cao trong tác nghiệp. Điều đó có thể là tốt ở những mảng bài vở trong các lĩnh vực khác khác. Tuy nhiên, với TTCK VN, nếu kiến thức và hiểu biết về chứng khoán không đủ sâu sắc, thì nhiệt tình của nhà báo trở nên thực sự nguy hiểm. Nó có thể gây ra những tác hại to lớn thăng trầm của TTCK và với toàn xã hội.
1.3 Vai trò của các trung tâm giao dịch chứng khoán với sự phát triển của TTCK VN
1.3.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK Tp.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự ra đời của TTGDCK Tp.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta.
Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, và một số hoạt động khác như đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu.
Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK Tp.HCM gặp rất nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất...., đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế, trình độ của đội ngũ phóng viên kinh tế hầu hết được đào tạo không chuyên cũng có rất nhiều điểm đáng bàn.
Thêm vào đó, TTGDCK khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp...Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBCKNN, qua hơn 6 năm hoạt động TTGDCK Tp.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả. Cụ thể các mặt đạt được như sau:
* Hoạt động quản lý, điều hành thị trường:
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2006, TTGDCK Tp.HCM đã tổ chức thành công 1451 phiên giao dịch. Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông suốt. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị Chính phủ và UBCKNN ban hành những chính sách, quy định kịp thời để điều tiết thị trường cho phù hợp với xu hướng phát triển và tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, công bằng, đúng pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. ._.Bên cạnh đó, hoạt động giám sát giao dịch của Trung tâm cũng được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và đề xuất Thanh tra UBCKNN xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Hoạt động quản lý niêm yết:
Phần lớn các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường đều hoạt động kinh doanh có lãi. Đa số các công ty niêm yết đều thực hiện tốt các nghĩa vụ công bố thông tin đúng theo quy định, duy trì được tiêu chuẩn niêm yết và áp dụng điều lệ mẫu nhằm nâng cao quản trị công ty.
* Hoạt động quản lý thành viên:
Qua hơn 6 năm hoạt động, số Công ty chứng khoán thành viên TTGDCK Tp.HCM không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Các Thành viên của TTGDCK Tp.HCM hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với 05 nghiệp vụ gồm: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên tăng liên tục qua từng năm và cho đến cuối năm 2006 đã có hơn 95.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khóan.
* Hoạt động quản lý giao dịch:
Trước hết, phải nói rằng hoạt động quản lý giao dịch là một trong những nghiệp vụ quan trọng của TTGDCK Tp.HCM. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua Trung tâm luôn nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp kỹ thuật cũng như các quy chế, quy trình nhằm từng bước hoàn thiện và tạo điều kiện thuạn lợi để các nhà đầu tư tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường. Từ thời điểm ban đầu Trung tâm chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh trong một phiên giao dịch và mỗi tuần chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch (Hai, Tư, Sáu) thì nay Trung tâm đã tăng lên 3 đợt khớp lệnh trong một phiên và mỗi tuần thực hiện 5 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, nếu như trước đây, trái phiếu được tổ chức giao dịch thông qua 2 phương thức là khớp lệnh và thoả thuận, có quy định biên độ giao động, đơn vị yết giá thì nay, căn cứ vào tình hình thị trường và kinh nghiệm quốc tế, trái phiếu được giao dịch chỉ qua phương thức thoả thuận, không quy định biên độ và đơn vị yết giá.
* Hoạt động công bố thông tin thị trường:
Hoạt động công bố thông tin thị trưòng chiếm vị trí khá quan trọng trong việc xây dựng một TTCK hoạt động công khai, minh bạch nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho các NĐT.
Nhận thức được điều đó, một mặt TTGDCK TP.HCM tăng cường, kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty niêm yết, mặt khác nâng cao chất lượng, nội dung và đa dạng hoá các phương tiện công bố thông tin theo phương châm: Đầy đủ, kịp thời, chính xác và dễ tiếp cận. Hiện nay các thông tin về hoạt động chứng khoán và hoạt động của các tổ chức niêm yết được công bố thông tin đúng theo quy định và qua nhiều phương tiện như: trang Web, bản tin TTCK, màn hình điện tử đặt tại TTGDCK Tp.HCM và các công ty Chứng khoán thành viên, thông qua mạng Internet gửi đến các địa chỉ E-mail đăng ký, Fax và các ấn phẩm thường niên của Trung tâm.
TTGDCK Tp. HCM đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ kể cả về mặt công nghệ, quy trình, cán bộ và quy mô hoạt động. Trong quá trình phát triển của mình, TTGDCK TP. HCM đã đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, cụ thể: là đóng góp tích cực cho công cuộc cổ phần hóa thông qua việc tổ chức đấu giá thành công các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp niêm yết trên TTGDCK Tp. HCM ngày càng được minh bạch, công khai, ngày càng phát triển hơn.
Đến nay, Trung tâm đã thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu cho 120 DNNN tổng số cổ phiếu bán được 338 triệu cổ phiếu và thu về cho ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
* Kế hoạch phát triển của Trung tâm:
Trên cơ sở dự báo qui mô TTCK sẽ tăng mạnh và vốn hóa thị trường có thể đạt 30% GDP trong năm 2007; Số lượng NĐT sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay cùng với số lượng các công ty chứng khoán tăng lên 70 – 80 công ty. Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới Trung tâm đã có kế họach:
- Chuyển Trung tâm thành Sở giao dịch chứng khoán vào quí II/2007, đáp ứng nhu cầu chủ quan của cơ quan quản lý thị trường hiện nay như khắc phục các nhược điểm của mô hình TTGDCK để đáp ứng qui mô phát triển của thị trường; tăng quyền chủ động thực hiện các chiến lược marketing để thu hút người đầu tư và công ty đại chúng; tự chủ về tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách; nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý thị trường, tạo điều kiện kết nối với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng cường vị thế trong mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Bên cạnh đó, việc chuyển sang mô hình Sở giao dịch chứng khoán cũng phù hợp với xu hướng ứng dụng sâu rộng thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực thông tin chứng khoán; tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Mặc dù các điều kiện đã hội đủ nhưng việc chuyển đổi cần được thực hiện từng bước theo lộ trình cụ thể với mục tiêu cuối cùng là xây dựng một TTCK hiện đại, có khả năng kết nối với các thị trường khác và có vị thế nhất định trong tương quan đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trước mắt, TTGDCK Tp.HCM sẽ chuyển thành SGDCK hoạt động theo hình thức công ty TNHH 1 thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Sau khi hoạt động ổn định sẽ từng bước chuyển sang hình thức công ty cổ phần và lên niêm yết trên chính SGDCK của mình.
* Về hệ thống giao dịch:
Chuyển từ giao dịch khớp lệnh định kỳ sang khớp lệnh liên tục; áp dụng lệnh thị trường để nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu; cho phép khách hàng đặt lệnh từ xa thông qua mạng Internet hay điện thoại; cho phép các CTCK nhập lệnh từ công ty và chuyển thẳng vào máy chủ của Trung tâm.
* Đối với hoạt động thông tin thị trường:
Hoàn thiện và phát triển hệ thống cung cấp thông tin thị trường như: Bản tin thị trường, đưa trang web mới của Trung tâm vào họat động ngay trong quý 1/2007, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tự động, tổ chức định kỳ các buổi gặp gỡ tiếp xúc với nhà đầu tư, thiết lập đường dây nóng để trả lời mọi thắc mắc của công chúng đầu tư đối với thị trường.
1.4.2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
TTGDCK HN bắt đầu hoạt động từ ngày 8/3/2005, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của TTGDCK HN thuộc biên chế của UBCKNN.
* TTGDCK HN có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán
2. Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán
3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán
4. Thực hiện đăng ký chứng khoán
Ngày 05/8/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).
Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán VN. Trong đó, định hướng xây dựng TTGDCK HN thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, TTGDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.
Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của TTCK VN.
Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Gần đây, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ - BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK HN. Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động của TTGDCK HN đã được thiết lập.
Chương II
KHẢO SÁT CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM
(QUA THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM, BÁO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH INFO TV)
2.1 Tầm quan trọng của thông tin chứng khoán
Thời xa xưa, một trong những phương thức kinh doanh quan trọng thường được ông cha áp dụng là: Buôn có bạn, bán có phường. Thế nhưng trong kinh doanh hiện đại, ngoài phải có được đối tác, bạn bè tốt, còn cần phải có thông tin. Cùng với rất nhiều những biến động trong TTCK, các NĐT giờ đây đang ngày càng coi trọng hơn vai trò của thông tin trong việc đưa ra quyết định.
“Thông tin báo chí sống chung với tin đồn”
Những dạng thông tin theo kiểu “tôi nghe”, “tôi thấy” trong thời đại thông tin ngày nay nhiều không kể hết. Bạn sẽ hy vọng những thông tin đó được rò rỉ ra từ một số yếu nhân nào đó? Bạn quyết định đầu tư ?
Hẳn đó phải là người rất ưa mạo hiểm. Mạo hiểm có thể khiến người ta giàu lên. Nhưng nếu mạo hiểm không dựa trên một cơ sở nào vững chắc ngoài những thông tin theo kiểu “tôi nghe”, “tôi thấy” thì trong phần lớn các trường hợp, những đồng tiền sẽ nói lời tạm biệt để tìm đến những người chủ biết quan tâm chúng nhiều hơn.
Theo mô hình truyền thông cơ bản, quá trình truyền thông là sự tương tác qua lại không ngừng của nguồn tin – thông điệp - người nhận. Sự tương tác này luôn diễn ra theo cả 2 chiều của quá trình tiếp nhận và phản hồi thông tin. Điều này đối với một số lĩnh vực thông tin không phải ở đâu và lúc nào cũng đúng, không phải lúc nào cũng diễn ra đều đặn và sôi nổi (Ví dụ thông tin thể thao quốc tế, thông tin Đoàn hội...).
Tuy nhiên, nó đặc biệt đúng, và luôn đúng ở một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, đó là TTCK. Sự sôi động, tính bất ngờ và những diễn biến kịch tính, đa chiều theo đơn vị thời gian từng giây trong ngày chính là yếu tố khiến cho TTCK trở thành một đối tượng, một nguồn thông tin hấp dẫn cho báo chí.
Ngược lại, thông tin báo chí trở thành một kênh thông tin đáng tin cậy, một tấm gương phản chiếu đầy đủ và chính xác bộ mặt thật, giá trị thật của TTCK.
Có thể hình dung mô hình truyền thông về thông tin chứng khoán với những đặc điểm riêng như sau:
- Khởi điểm: Nguồn tin – Mã hoá dưới dạng: con số, bài phân tích, nhận định...
- Nguồn nhận (đối tượng quan tâm độc giả)
- Xung quanh là nhiễu và phản hồi không ngừng từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút và theo 2 chiều.
Đặc biệt ở TTCK mới và đang có sức phát triển mạnh mẽ như nước ta, những thông tin được tung ra nhằm đánh bóng hay “làm giá” một số loại Cp nào đó là vô cùng phổ biến.
Nhan nhản trên những website về thị trường phi tập trung OTC những topic theo kiểu: “Bao giờ cổ phiếu X đạt đến mức 2xx” hay “Đừng bỏ lỡ cơ hội làm giàu với cổ phiếu Y” hay “Thông tin mật từ Ban quản trị Cty Z – giá cổ phiếu Z sẽ tăng nhanh”. Những thông tin đó chẳng ai có khả năng kiểm định. Và kể cả trong trường hợp giả định thông tin đó là đúng thì nó cũng chẳng phải là thông tin “rò rỉ” nữa bởi bạn biết đồng nghĩa với việc nhiều người khác cũng thấy, cũng biết.
Những người có kiến thức trong TTCK sẽ biết cách sàng lọc thông tin giữa một đại dương thông tin thật giả lẫn lộn. Và trong một thế giới đó, nguồn tin đang tin cậy nhất có thể là ở đâu nếu không phải là từ chính nơi khởi nguồn ra nó, nếu ta biết rõ nơi đó là ở đâu.
- TTCK thăng hoa, số lượng NĐT tăng chóng mặt khiến vai trò của thông tin báo chí ngày càng trở nên quan trọng. Từ chỗ chỉ có 2 - 3 tờ thường xuyên có tin về chứng khoán, từ đầu năm 2007, con số trên tăng lên khoảng 10 báo, chưa kể nhiều trang web chuyên về lĩnh vực này. Đội ngũ phóng viên viết về kinh tế, đặc biệt là về TTCK ngày càng nhiều, tạo nên không khí sôi động, nóng hổi trên các trang báo phản ánh sự tăng giảm liên tục của các chỉ số.
Báo chí trở thành một kênh quan trọng cung cấp thông tin cho các NĐT nhỏ lẻ không có nhiều vốn, thiếu thông tin và tâm lý không vững lắm.
Người ta thường nói khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có người “biết” là sẽ sống. Cốt lõi của sự “biết” chính là việc nắm được thông tin. Với TTCK, “người chiến thắng là người nắm được thông tin”.
* Nhà vật lý lượng tử nổi tiếng người Đan Mạch, Niels Bohr, đã đóng góp một luận điểm lý thú:
Trong số những người chơi chứng khoán, nhóm thứ nhất là những người hoàn toàn không có thông tin, chỉ “nhắm mắt” mua bán. Theo lý thuyết xác suất ngẫu nhiên, bình quân lãi hoặc lỗ của nhóm này đúng bằng của bình quân thị trường.
Nhóm thứ hai là những người có thông tin riêng từ bên trong (còn gọi là thông tin nội gián), họ sẽ thu được siêu lợi nhuận. Nhưng nếu nhóm thứ nhất lãi hoặc lỗ theo bình quân thị trường, thì khoản siêu lợi nhuận này có từ đâu?
Đó chính là khoản lỗ của nhóm thứ ba, những người có thông tin nhưng không đầy đủ.
* Chính sự khao khát thông tin về chứng khoán của đông đảo NĐT đã dẫn đến việc họ tìm đến rất nhiều nguồn tin, qua nhiều phương tiện và cách thức linh hoạt khác nhau.
Theo thống kê của báo điện tử VietNamNet, hiện nay có 7 nguồn thông tin chứng khoán cơ bản mà NĐT có thể tìm hiểu thêm thông tin, trong đó thì thông tin báo chí chỉ là một kênh:
1. Thông tin thư rác, tin đồn
Do những kẻ đầu cơ trục lợi tung thông tin với mục đích tác động TTCK theo ý muốn. Chẳng ai có thể bắt họ chịu trách nhiệm, về pháp lý cũng như về đạo lý.
2. Thông tin diễn đàn
Ước tính có hàng chục diễn dàn về chứng khoán VN, ngoại trừ một số diễn đàn dùng địa chỉ trong nước (.vn), còn đa số các diễn đàn dùng địa chỉ nước ngoài, do vậy khó có thể chịu trách nhiệm tại Việt Nam (nếu có). Chưa có ước tính nào về tác động của thông tin diễn đàn đến TTCK. Chỉ có thể nêu ba điểm để so sánh.
Thứ nhất, thị trường Mỹ rất nhiều thông tin mà thư rác còn có tác dụng như vậy, thì với bối cảnh thiếu thông tin như ở VN, tác động của diễn đàn không thể kém.
Thứ hai, với những email không hề biết danh tính người gửi mà còn có tác động như vậy, thì với những thông tin trên diễn đàn có địa chỉ cụ thể, tác động không thể kém.
Thứ ba, thư rác có thể bị người nhận xóa ngay mà không cần đọc, còn diễn đàn là nơi các thành viên “chủ động” vào để tìm thông tin, nên tác động chắc chắn sẽ mạnh hơn.
3. Thông tin từ các chuyên gia tư vấn
Tuy nhiên, họ lại rất dè dặt trong những tình huống nhạy cảm. Thông thường họ không đưa ra những khẳng định chắc chắn vì phải lo cho uy tín của mình.
4. Thông tin của các công ty phát hành ra chứng khoán
Theo luật, những thông tin này phải được qua kiểm toán nên độ tin cậy khá tốt. Ngày 25/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn yêu cầu các tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ báo cáo về thực trạng, tiến trình kế hoạch lập trang thông tin điện tử trước 20/5 và nhanh chóng công bố cho nhà đầu tư biết. Với quy định mới này,nhiều tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đang ráo riết tìm nhân lực đảm nhận việc vận hành trang thông tin điện tử. Ứng viên có nghiệp vụ báo chí được ưu tiên (Đây có thể được coi là một cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên báo chí đang chuẩn bị ra trường)
Theo Thông tư 38 của Bộ Tài chính, các đối tượng công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán phải lập trang thông tin điện tử và phải thường xuyên cập nhật tin tức trên đó. Địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan được thông báo công khai. Theo ước tính của một chuyên gia trong ngành, hiện có khoảng 400 tổ chức, trong đó có gần 200 doanh nghiệp niêm yết phải xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử.
5. Thông tin của những cơ quan quản lý có nhiệm vụ chăm lo sự phát triển ổn định của thị trường
Ngày 31/3 và 3/4/2006, UBCKNN đã có hai văn bản, gửi các TTGDCK và gửi Ngân hàng Nhà nước. Cả hai đều nhắc nhở về những rủi ro tiềm ẩn của thị trường và khuyến nghị các nhà đầu tư thận trọng.
6. Dịch vụ tin nhắn điện thoại SMS
Đây là loại hình cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng phổ biến. Lợi điểm của nó là cung cấp thông tin nhanh, chính xác và thuận tiện vào bất cứ nơi nào, thời điểm nào. Tuy nhiên, phạm vi thông tin chỉ gói gọn trong một 160 ký tự. Do vậy, SMS chỉ có thể cung cấp thông tin về một loại cổ phiếu hoặc thực hiện các lệnh giao dịch trên thị trường.
7. Thông tin từ báo chí
Đó là những thông tin có địa chỉ xác thực của những người phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về nội dung đăng tải. Hoặc báo chí đưa ra những thông tin có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc báo chí đưa ra những lời cảnh báo cho những người chơi mà không biết thông tin.
Tuy nhiên, thông tin trên báo chí lại không phong phú. Một bài báo phải thông qua nhiều bước kiểm tra trong nội bộ, còn với email và diễn đàn thì ai cũng có thể trực tiếp viết ra những điều mình muốn viết. Nhiều người cũng ngại phải phát biểu trước báo chí do ngại báo chí viết sai ý, trong khi ít người biết yêu cầu báo chí cho xem lại trước khi xuất bản.
Theo khảo sát của người viết, 100% số lượng người được hỏi trên các sàn giao dịch coi thông tin trên báo chí là quan trọng.
Trong đó, 85% thường xuyên đọc báo hàng ngày để cập nhật thông tin. 57% số người được hỏi thích đọc các bài viết nhận định sâu trên báo chí, 81% thích đọc tin vắn hơn đọc bài dài.
Người đọc tuy tin tưởng ở thông tin báo chí, nhưng cũng có một tâm lý ngược lại: Những gì trên báo, mình đã biết thì ai cũng biết. Còn những gì nhận được qua email hay diễn đàn thì người đọc có cảm giác “chắc có nhiều người chưa biết”.
Khảo sát một số tờ báo tiêu biểu
Theo khảo sát của tác giả khoá luận, trong các tháng đầu năm 2007, TTCK VN có khá nhiều biến động. Giá cổ phiếu lên xuống với biên độ khá rộng. Đây là cơ hội cho các tờ báo thể hiện đẳng cấp của mình cũng như phải chịu một áp lực rất lớn về thời gian và tính chính xác trong đưa tin.
Trong khuôn khổ nhỏ của đề tài nghiên cứu khoá luận, người viết xin được lựa chọn khảo sát 3 cơ quan báo chí tiêu biểu nhất trong việc đưa thông tin về TTCK. Đó là các báo: Thời Báo kinh tế Việt Nam; Báo Đầu tư Chứng khoán và kênh truyền hình InfoTV (VCTV9) - Truyền hình Cáp Việt Nam. Con số này chưa thể phản ánh hết được toàn cảnh thông tin về TTCK trên báo chí, nhưng thiết nghĩ cũng có thể đem đến một cái nhìn nào đó về hoạt động báo chí trên lĩnh vực tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng.
2.2 Thời báo Kinh tế Việt Nam
Báo Thời báo kinh tế Việt Nam
- Cơ quan chủ quản: Hội Khoa học kinh tế Việt Nam
- Địa chỉ: 96 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội
- Phát hành 6 ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7
- Tổng Biên tập: GS Đào Nguyên Cát
- Website:
Giá tiền: 3000 VNĐ/tờ
Thời báo Kinh tế Việt Nam là một trong những tờ báo tài chính - kinh tế uy tín nhất hiện nay ở Việt Nam. Điểm mạnh của tờ báo này là có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản theo phong cách làm báo nước ngoài.
Ngoài ra, một lực lượng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế cũng tham gia đóng góp viết bài và cố vấn cũng khiến cho tờ báo có một tiếng nói quan trọng trong làng báo kinh tế Việt Nam.
Do đặc thù là một tờ báo chuyên ngành kinh tế nên đối tượng của tờ Thời báo kinh tế Việt Nam chủ yếu tập trung ở những người quan tâm đến các vấn đề kinh tế, giới kinh doanh, nhà nghiên cứu. Riêng trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, TBKTVN đã có một sự ưu tiên đặc biệt khi dành khá nhiều đất cho lĩnh vực nóng nhất trên thị trường tài chính này.
- Là một tờ báo chuyên về kinh tế, lại là báo ngày, TBKTVN có khả năng cung cấp các thông tin cập nhật nhất về TTCK đến với bạn đọc.
Cụ thể: TBKTVN dành 2 chuyên trang/10 trang nội dung cho thông tin chứng khoán.
- Những thông tin này bao gồm:
+ Một trang cập nhật kết quả giao dịch của tât cả các loại cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.
+ Biến động giá cả trên trung tâm chứng khoán Tp.HCM và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
+ Tin vắn chứng khoán trong 24 giờ
+ Các bài phân tích và nhận định tổng hợp của phóng viên về thị trường
+ Bài phỏng vấn, phân tích của chuyên gia nổi tiếng như: TS Lê Đăng Doanh, TS Phan Minh Ngọc, Nhà nghiên cứu Dương Ngọc, Bùi Xuân Nhật...
+ Các bài viết phổ biến kiến thức chứng khoán, mẹo kinh doanh
- Ngoài 2 chuyên trang chứng khoán, TBKTVN còn dành rất nhiều đất cho các thông tin liên quan đến chứng khoán như: thông tin thành lập, cổ phần hoá doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu, họp cổ đông, thay đổi nhân sự các công ty cổ phần, thông báo về mở các lớp học chứng khoán, thông tin tuyển dụng nhân sự các công ty chứng khoán... Các thông tin này được “cài cắm” trong các trang thời sự, doanh nghiệp, và cả...quảng cáo.
- Thậm chí, từ giữa tháng 4, theo xu hướng chung, trên trang báo của TBKTVN còn xuất hiện một kiểu thông tin mới. Đó là một dạng thông tin rao vặt theo kiểu: “sàn chứng khoán” OTC. Trong đó trang Tiền - Hàng (thực chất cũng là quảng cáo) đăng những thông tin người cần mua bán các loại chứng khoán.
- Đội ngũ người viết cho chuyên trang chứng khoán gồm các cây bút quen thuộc như Hải Bằng, Hoàng Xuân, Lan Hương.
Theo khảo sát của người làm khoá luận, 36% số người được hỏi chọn tờ TBKTVN làm tờ báo thường xuyên đọc để tìm kiếm thông tin.
TBKTVN tập trung theo sát diễn biến của thị trường chứng khoán và đã có những bài viết đánh giá kịp thời và khách quan với những biến động của thị trường.
Về nội dung:
+ Số lượng các tin, bài viết mang tính quảng cáo chiếm dung lượng khá lớn. Số lượng tin bài PR chiếm khoảng 10%. Ví dụ trong 3 số báo liên tiếp, trong tháng 3, phóng viên T.U đã từng viết liên tục 3 tin, bài có lợi cho ngân hàng Sacombank.
+ Nội dung các bài báo có phần khá dập khuôn theo một môtíp tin bài và đề tài gần như cố định. Có thể là do đặc thù của tờ báo chuyên ngành nên hầu như không có các bài viết thể hiện các khía cạnh “bên lề” của thị trường chứng khoán. Nếu độc giả muốn tìm hiểu những quán cà phê chứng khoán, chuyện duy tâm của những người chơi chứng khoán, hay những bài xã luận mang tính chất văn nghệ mềm dẻo về thị trường chứng khoán thì không nên đọc tờ báo này.
+ Ngoài ra, ngôn ngữ trong bài viết đôi khi còn mang tính học thuật, nhiều thuật ngữ không có giải thích. Điều này vô tình thu hẹp phạm vi độc giả.
Về trình bày:
Thông tin chứng khoán là mảnh đất khá màu mỡ, không chỉ về nội dung mà còn về hình thức trình bày. Với nội dung đa dạng nhiều chiều, cách trình bày trang báo cũng có điều kiện được thể hiện hết mình.
- Hầu như không có một “cửa” thông tin nào là không thể được thể hiện trên trang báo về chứng khoán: Phỏng vấn, ảnh, đồ hình, box, bảng biểu...
Với TBKTVN, cũng đã hầu như tận dụng được hết các cửa thông tin này trên trang báo của mình.
- Sự coi trọng thông tin chứng khoán còn được thể hiện ngay cả trên trang bìa. TBKTVN luôn giành một vị trí “độc quyền” bên góc trái phía trên gần với Măng sét cho thông tin chứng khoán. Đó là vài dòng giới thiệu sơ qua về những thông tin chứng khoán quan trọng nhất sẽ có bên trong trang báo. Đây cũng là một cách làm hay để thu hút người đọc. Chỉ cần nhìn vào trang bìa, một người quan tâm đến thị trường chứng khoán sẽ không thể không muốn đọc những thông tin ở bên trong.
- Các chuyên trang của TBKTVN được thiết kế theo phong cách mở, khá linh hoạt với nhiều chuyên mục thay đổi liên tục theo tình hình thời sự. Về cơ bản luôn đảm bảo hơn 2 trang báo chuyên về thông tin Chứng khoán - chiếm 20% dung lượng toàn tờ báo.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều chỗ cho các nhà thiết kế trang báo TBKTVN sáng tạo nhiều hơn:- Theo khảo sát của người viết, số lượng ảnh trên TBKTVN là khá ít. Mỗi trang báo chỉ có không quá 1 ảnh. Có nhiều bài viết không có ảnh.
- Số lượng chữ trên mỗi bài viết (không tính tin) thường khoảng 1000 đên 1200 chữ, quá dài đối với một bài viết hiện đại vốn chỉ 800 chữ là vừa.
- Số lượng bảng biểu đồ hình khá ít. Nhiều thông tin đáng lẽ có thể được thể hiện dưới dạng bảng biểu hay hộp thông tin thì lại được nhồi trong bài viết (ví dụ thông tin các mã chứng khoán tăng giá mạnh, giảm giá mạnh, những thông tin bên lề). Điều này khiến bài viết trở nên khô khan và nặng nề.
2.3 Báo Đầu tư Chứng khoán
Báo Đầu tư chứng khoán (ĐTCK) là một tờ thuộc báo Đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây cũng là một trong 2 tờ báo in chuyên về chứng khoán tốt nhất hiện nay theo đánh giá của giới chuyên môn và người đọc (xem phần khảo sát ở cuối chương).
Ra đời và cùng phát triển với TTCK VN, tờ ĐTCK đã trở thành một ấn phẩm hàng đầu về chứng khoán và được đông đảo các nhà đầu tư ưa chuộng, với lượng phát hành không ngừng tăng, đặc biệt là trong 2 năm gần đây. Tuy nhiên, do mỗi tuần phát hành 2 kỳ, tờ ĐTCK chưa có điều kiện để cung cấp, cập nhật thông tin hàng ngày cho độc giả.
Cũng giống như các tờ báo chuyên ngành khác, ĐTCK cũng tập hợp được một đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm cố vấn. ĐTCK cũng đã khá khôn ngoan trong cách lựa chọn hội đồng cố vấn và phản biện: một hội đồng có sự hài hoà giữa lý luận như: TS Đào Lê Minh - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (UBCKVN); TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế cao cấp; hay về thực tế kinh doanh chứng khoán như ông Nguyễn Duy Hưng - chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), và thậm chí là một doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam: ông Dominic Scriven - Giám đốc điều hành Dragon Capital...
ĐTCK điện tử là một bộ phận của Trang tin điện tử Báo Đầu tư. Ngoài các thông tin từ báo viết ĐTCK, ĐTCK điện tử được bổ sung cập nhật thông tin hàng ngày về hoạt động của TTCK Việt Nam phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Báo Đầu tư.
Về nội dung:
Có thể thấy rõ thế mạnh của một tờ báo chuyên về tài chính - chứng khoán trong lượng nội dung tờ báo cung cấp cho bạn đọc. Hầu hết các chuyên mục trong đó đều nói về chứng khoán. Với những người quan tâm đến TTCK (vốn tăng lên từng ngày) thì đây quả là một tờ báo đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thông tin.
Hơn 60 trang báo (với hơn một nửa là thông tin quảng cáo) đã thể hiện được sự bề thế của một tờ báo 2 số/tuần. Các chuyên mục chính của ĐTCK bao gồm:
Tin tức: 2 trang
Xu hướng thị trường: 2 trang
Tiêu điểm: 2 trang
Sự kiện và Bình luận: 6 trang
Thị trường tự do: 3 trang
Diễn đàn chứng khoán: 2 trang
Thông tin doanh nghiệp: 5 trang
Môi trường kinh doanh: 1 trang
Tài chính - Ngân Hàng: 5 trang
Doanh nhân và thương trường: 1 trang
Chứng khoán Quốc tế: 1 trang
* Theo khảo sát: Số lượng các bài viết được phân theo khá nhiều thể loại khác nhau, tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của thông tin.
- Thông thường về nội dung trong một số báo ĐTCK bao gồm:
Tin ngắn: 7 - 10%
Bài phân tích – nhận định: 50% - 60%
Bài phỏng vấn: 7 - 10%
Bài viết của các chuyên gia: 5-10%
Phổ biến kiến thức: 10%
Đầu tư Chứng khoán điện tử
với các tên miền:
www.vir.com.vn
www.baodautu.vn
www.dautuchungkhoanonline.com.vn
www.dautuchungkhoanonline.vn
www.tinnhanhdautuchungkhoan.vn
Nhìn vào các chuyên mục ở trên có thể thấy rõ tờ báo đã đầu tư khá công phu cho nội dung của trang báo. Tất cả các lĩnh vực của đời sống tài chính - kinh tế nói chung và TTCK nói riêng đều được thể hiện khá sinh động và phong phú.
Tuy nhiên, do là một tờ báo tuần (2 số/tuần vào thứ Hai và thứ Năm), tờ báo không có điều kiện để cập nhật những thông tin mới, nóng về TTCK cho bạn đọc. Đây là một điều khá hạn chế bởi TTCK có một mức biến động khá nhanh. Đó là lý do vì sao tờ báo thiên nhiều hơn về hướng tạp chí và các bài viết phân tích, bình luận chiếm dung lượng áp đảo trên trang báo. Và đó cũng là lý do mà báo Đầu tư đã cho ra đời một phiên bản báo điện tử cho tờ ĐTCK của mình vào ngày 10/5/2007.
Đây là một động thái nhằm tạo một kênh thông tin hỗ trợ cho mặt hạn chế của phiên bản báo giấy và thu hút thêm nhiều độc giả đến với báo.
ĐTCK được coi là tờ báo có nội dung đáng tin cậy nhất hiện nay. Thể hiện ở số lượng người lựa chọn tờ báo này lên con số kỷ lục 91% theo khảo sát của người viết khoá luận.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thông tin trên trang báo ĐTCK cũng chính xác tuyệt đối.
Ví dụ 1: Vào giữa năm 2006, ĐTCK đưa tin công ty chứng khoán SSI sẽ có thưởng 20% bằng cổ phiếu cho cổ đông. Tuy nhiên sau đó thông tin này đã bị ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT công ty này bác bỏ trên một cuộc giao lưu trực tuyến sau đó.
Ví dụ 2: Dưới đây là một phản hồi không tích cực từ một bạn đọc về mục Thị trường OTC của báo ĐTCK:
“Tôi đánh giá cao sự xông xáo và có rất nhiều bài viết mà tác giả Phúc Lân trên báo ĐTCK đã đóng góp cho báo ĐTCK và cho độc giả của TTCKVN. Tuy nhiên, với tinh thần góp ý mang tính xây dựng, tôi xin chia sẻ ý kiến cá nhân của tôi như sau:
Tôi thấy Phúc Lân vẫn lồng rất nhiều ý kiến chủ quan khi viết bài và cách dùng từ đôi khi nhạy cảm quá mức thiếu khách quan mà đối với TTCK là KHÔNG NÊN. Tôi rất bất ngờ khi đọc bài "Giá VF1 sắp biến động mạnh?" trên báo ĐTCK số 21 (337) ra ngày 22/05/2006 của Phúc Lân về cách lập luận cũng như cách dùng từ hơi dễ dãi.
Mở rộng chuyên mục Thị trường chứng khoán tự do do Phúc Lân phụ trách hàng tuần, tôi nhận thấy đây là 1 chuyên mục khó viết, khó có thông tin. Tuy nhiên, không biết hệ thống cộng tác viên về mảng OTC nhiều đến đâu và cách thức thu thập thông tin OTC đến mức nào mà đôi khi tác giả căn cứ vào các "nhóm môi giới tại HN", "nhóm MG tại TPHCM" để tự tin đưa ra các xu hướng biến động giá CP OTC. Hiện VN có hàng nghìn CTCP tức là có hàng nghìn CP OTC, danh sách cập nhật biến động giá OTC rất dài, khó thu thập chính xác nhưng lại rất ảnh hưởng đến tâm lý mua bán CP OTC của các nhà ĐT cá nhân thiếu thông tin để kiểm tra, đối chiếu chéo.
.... Xin nói thêm, ngay từ cái tựa của bài viết :"Giá VF1 sắp biến động mạnh?" tác giả đã gây chú ý lớn nơi người đọc.
Chữ "biến động": thử hỏi mọi người, sau khi đọc xong bài này thì có ai mà nói là giá của VF1 lại tăng (?), Tác giả muốn chứng minh là giá CK này là quá cao, là 'hy hửu'....
Còn chữ "sắp", nó rất khác với chữ "có thể", tác giả đã quá CHỦ QUAN khi đưa ra một nhận định về một CK, nhất là một nhận định có vẻ 'không tốt' và Báo TTCK lại cho đăng vào một thời điểm rất 'nhạy cảm' này.
Vậy tôi thích đọc lại tựa của bài viết này là "Giá VF1 sẽ giảm mạnh?" (lưu ý là có dấu chấm hỏi (?)”
Về hình thức
Có thể khẳng định ĐTCK là một tờ báo được thiết kế hiện đại, bắt mắt:
- Khổ báo A4 rất thuận tiện cho người đọc có thể mang theo mọi nơi.
- Các kênh thông tin được sử dụng khá đa dạng và hiệu quả. Hầu như tất cả các bài viết đều có ảnh và được thiết kế theo đúng trật tự chuẩn của quy trình đọc: Ảnh – tít – sapo –._.ng quy chuẩn đạo đức với nhà báo viết về tài chính chứng khoán.
Đã có hẳn những buổi giao lưu, hội thảo, diễn đàn và nhiều bài viết nói về vấn đề này, để nêu thực trạng và để trình bày giải pháp. Có người nói rằng cần phải quy định không cho nhà báo được đầu tư chứng khoán. Có người nói rằng đó là quyền cá nhân, không thể cấm nhưng điều quan trọng là phải đào tạo về ý thức và thái độ chuyên nghiệp với nghề báo.
Với cá nhân người viết tập luận văn này xin có một tham gia nhỏ. Nếu nói cấm nhà báo chơi chứng khoán thì quả là điều không tưởng và cũng không ích gì bởi lẽ nếu cấm người viết báo nhưng không thể cấm được người thân của người viết báo. Điều quan trọng phải là đạt được sự quản lý bằng luật, bằng những quy định cụ thể để sao cho người làm báo chứng khoán có thể cân bằng được lợi ích cá nhân với công việc.
Chẳng hạn như một người viết báo phải công khai danh mục đầu tư của mình và các yếu tố lợi ích cá nhân của mình để người quản lý trong toà soạn phân công công việc phù hợp. Những quy định phải được đặt ra trong từng toà soạn cơ quan riêng nằm trong quy định chuẩn mực chung của nghề báo. Cuối cùng, người viết có một tin tưởng chắc chắn rằng cũng giống như thị trường chứng khoán có lúc thăng trầm nhưng luôn theo hướng đi lên phát triển và vững mạnh, người làm báo chứng khoán Việt Nam cũng sẽ ngày càng chuyên nghiệp và hỗ trợ đắc lực hơn cho công cuộc làm giàu đất nước.
Trên đây chỉ là những khảo sát, tổng hợp nhỏ có sự kế thừa những ý kiến và nghiên cứu của nhiều người quan tâm đến lĩnh vực thông tin tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Sẽ còn rất nhiều điều cần phải bàn đến cũng như sẽ có rất nhiều sai sót thậm chí chủ quan phiến diện của người viết: Ví dụ như số lượng những tờ báo khảo sát qúa ít chưa thể đại diện hết cho một rừng báo chí đang ngày ngày đưa tin về thị trường chứng khoán; Những vấn đề nêu ra cũng chưa thể gọi là toàn diện khi còn quá nhiều điểm chưa được đề cập đến như: Viết về thị trường OTC, viết về doanh nghiệp cổ phần, Cách thức phỏng vấn để lấy tin, cách tiếp cận thông tin, vấn đề đào tạo phóng viên viết mảng tài chính chứng khoán, ....
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một tập khoá luận và thời gian hạn chế, người viết mong nhận được sự cảm thông, lượng thứ và góp ý để công việc nghiên cứu trong thời gian tiếp theo sẽ hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
Xin trích ý kiến của ông Đào Duy Quát, Tổng biên tập website Đảng Cộng sản và ông Vũ Bằng Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước thay cho lời kết:
TS Đào Duy Quát: “Từ năm 1986, chúng ta đã tiến hành đổi mới kinh tế trong đó có đổi mới thị trường tiền tệ, chứng khoán… Các báo chí: truyền hình, điện tử, báo in, tạp chí đã có một số chuyên mục, chuyên trang về TTCK, tiền tệ. Gần đây, TT phát triển nhanh là có sự đóng góp rất tích cực của báo chí. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào TTCK VN, tôi cho rằng đó là nhờ công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí.
Tôi đánh giá các báo hình, điện tử thời gian qua đã có nhiều thông tin vì sự phát triển của TTCK VN. Nói đến TT nóng trong đó cũng có nhân tố của báo chí. Chúng tôi chưa có kết luận cụ thể nhưng có dư luận cho rằng có một số nhà báo mua cổ phiếu, viết bài để kích hoạt, trục lợi. Thị trường tiền tệ, TTCK VN là một phần quan trọng của nền kinh tế VN, nhưng nếu lãnh đạo, quản lý không tốt thì đó là một thảm hoạ với kinh tế, với nhân dân.
Phóng viên báo chí, đưa tin viết bài phải có trách nhiệm, nhận thức được đầy đủ vấn đề và cần phải được trang bị tốt các kỹ năng kiên thức về thị trường này, và cần phải thực sự có đạo đức báo chí, không trục lợi, không rút tít giật gân, câu khách, chụp giật mà tập trung viết tin, bài phục vụ cho một TTCK nói riêng và nền kinh tế VN nói chung mạnh và bền vững
- Ông Vũ Bằng: Chúng ta biết rằng TTCK cần thông tin minh bạch, công khai. Vai trò của báo chí rất quan trọng. Kể từ khi mở Trung tâm giao dịch đầu tiên ở TP HCM, còn sơ khai thì báo chí đã có vai trò rất quan trọng trong thông tin về TTCK để người dân nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, diễn biến của TT để thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước, tham gia đầu tư hiệu quả.
Tất nhiên, mặt được là cơ bản, đạt được thành công lớn và đó là kết quả của cả TT, các nhà đầu tư, trong đó có báo chí. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh như vậy cũng bộc lộ hạn chế, và đó là chuyện rất thường tình để thấy được nó mà điều chỉnh. Sự nỗ lực là cơ bản, hạn chế là thứ yếu.
Chúng tôi cũng mong báo chí thấy được mặt tích cực và hạn chế để đưa thông tin chính xác, tuyên truyền hợp lý tránh những thông tin nhạy cảm.”
PHỤ LỤC:
Các nhà báo tự bạch: Trở thành nhà báo chứng khoán khó không ?
- Phóng viên Quốc Trường báo Đầu tư – Chứng khoán: So với những mảng khác thì tôi không biết, vì tôi chưa viết mảng nào khác ngoài chứng khoán. Nhưng thật sự viết chứng khoán rất khó. Muốn viết về chứng khoán giỏi thì bản thân người viết phải yêu thích và am hiểu về chứng khoán, phải có tư duy kinh tế thì mới đào sâu được vấn đề, cũng như biết cách đặt vấn đề với những chuyên gia kinh tế. Không biết gì về chứng khoán, làm sao có thể nói chuyện, đặt câu hỏi với họ?
Hơn nữa, mảng chứng khoán hầu như không có đề tài sẵn, không có tài liệu, do đó buộc phóng viên phải tìm tòi, phải nhanh nhạy để phát hiện vấn đề.
- Phóng viên Lan Hương – Thời báo Kinh tế Việt Nam: Để có một bài báo hay, có chất lượng, được độc giả quan tâm thì dù viết về lĩnh vực nào cũng đều “khó” như nhau. Để viết về chứng khoán, trước hết phóng viên cần có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này, ví dụ đơn giản như các thuật ngữ, các chỉ số… Ngoài ra, cũng như viết về các lĩnh vực khác, phóng viên còn phải luôn cập nhật thông tin về thị trường chứng khoán trong nước cũng như quốc tế. Các phóng viên viết về lĩnh vực này phải quan tâm đến những thông tin vĩ mô và vi mô của nền kinh tế vì những yếu tố này đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của thị trường chứng khoán.
Nhà báo hay nhà đầu tư ?
- Phóng viên Quốc Trường: Tôi nghĩ phóng viên chơi chứng khoán sẽ thâm nhập vào thực tế một cách toàn diện nhất, lúc đó chắc chắn họ sẽ viết hay, viết đúng. Hơn nữa bài viết của phóng viên luôn được ban biên tập xem xét, chọn lọc trước. Những bài có “vấn đề” khó qua mắt được ban biên tập.
- Phóng viên Lan Hương: Nếu phóng viên mà tách bạch được hai chuyện: viết bài và đầu tư cổ phiếu, đều làm tốt cả hai việc thì thật lý tưởng. Việc phóng viên vừa viết bài vừa đầu tư cổ phiếu có mặt tích cực là họ có điều kiện chiêm nghiệm và học hỏi từ thực tế của chính bản thân để phục vụ cho viết bài sinh động hơn. Tuy nhiên, khi viết bài phóng viên phải viết bằng cái tâm và khách quan thì bài viết mới có sức thuyết phục được người đọc.
- Phóng viên Quốc Trường: Mỗi người có một kế hoạch, quan điểm, mục tiêu riêng. Chứng khoán chỉ là một khoản đầu tư nên thích hợp với những người thích đầu tư, nếu cảm thấy phù hợp thì chơi. Chơi mà có phương pháp, kế hoạch cụ thể thì quá tốt, nếu chỉ chơi theo phong trào thì không nên.
- Phóng viên Lan Hương: Hiện nay, trừ những người làm việc tại Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán là không được mở tài khoản giao dịch chứng khoán, mọi người đều có quyền tham gia đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán cũng chỉ là một trong rất nhiều kênh đầu tư nên chính phóng viên, với tư cách nhà đầu tư sẽ phải tự quyết định nên đầu tư vào đâu là có lợi nhất cho họ.
CẦN THÊM NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Theo ông Dominic, chủ tịch tập đoàn Drragon Capital “Hiện nay, thông tin về thị trường chứng khoán trên báo chí Việt Nam ngày càng nhiều hơn. So với báo chí nước ngoài, báo chí Việt Nam không thua kém về lượng thông tin. Tuy nhiên, các NĐT đang cần đọc những bài có sự phân tích thị trường và các vấn đề liên quan đến chứng khoán”, ông Dominic nhận xét.
Dominic cho biết: “Các NĐT ở nước ngoài gần đây bắt đầu đọc báo chí Việt Nam để theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam và các tin tức liên quan. Tuy nhiên, họ chỉ có thể đọc những ấn phẩm bằng tiếng Anh. Trong khi đó, báo tiếng Anh ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là về chứng khoán”.
Thị trường chứng khoán là thị trường có độ nhạy bén với thông tin rất cao, là nơi thể hiện rõ nguyên lý: "Thông tin là vàng".
Nhà đầu tư phần lớn ra quyết định dựa vào những nguồn thông tin họ cập nhật được. Và trên một phương diện nào đó, thông tin từ báo chí hiện nay được coi là nguồn thông tin chính thức, nên cần được chuẩn hoá và khách quan. Nhà đầu tư nào cũng muốn thông tin có lợi cho cổ phiếu mình đang nắm giữ. Điều đó đặt áp lực lớn đối với sự khách quan này.
Thời gian qua, có không ít sự kêu ca về tính thiếu chuyên nghiệp và khách quan của một số bài báo phân tích và đưa tin về thị trường chứng khoán cũng như nhận định của một số "chuyên gia", khiến thị trường bị ảnh hưởng.
Tất nhiên, không phải lúc nào nhà đầu tư cũng nhận xét khách quan về thông tin trên báo chí. Đã có những trường hợp cảnh báo và phân tích thị trường hoàn toàn chuẩn xác ở Việt Nam cũng như trên bình diện quốc tế. Có một khoảng cách giữa "cảm xúc của thị trường tài chính" (emotions in finance) và thực tế nhận định nên nhà đầu tư bỏ ngoài tai những thông tin có hại cho danh mục đầu tư họ đang nắm giữ.
Đã từng có những cảnh báo về sự quá thiếu độc lập của thị trường tiền tệ của một số nước như Thái Lan, Malaysia vào đồng đô la trước khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 diễn ra. Nhưng khi những bài viết cảnh báo trên The Time, New York Times đăng tải thì mọi người đều cho rằng đó là những thông tin "rỏm" thị trường. Đến khi khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra thì sự thực mới được nhận diện. Cảm xúc trong thị trường tài chính của nhà đầu tư đôi khi không cho phép họ nhận ra những thông tin logic, đặc biệt là những thông tin mang tính đi ngược thị trường.
Nhưng không ít trường hợp nhà đầu tư nhận định rất chuẩn xác về sự thiếu khách quan của các thông tin trên báo chí. Sự thiếu khách quan đó đến từ sự thiếu hụt trách nhiệm, sự tư lợi của người viết hoặc từ việc không kiểm chứng thông tin. Điều này khiến giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng.
Thị trường chứng khoán quốc tế có những chuyên gia phân tích. Ngoài ra thông tin từ chính bộ phận truyền thông và quan hệ công chúng của những công ty niêm yết cũng luôn được chú trọng. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo những thông tin này luôn khách quan. Vì vậy, chúng cần phải được báo chí phản biện một cách chặt chẽ và minh bạch.
Sự tác động của các phương tiện truyền thông vào thị trường chứng khoán là rất lớn, đồng nghĩa với việc những cơ quan truyền thông nào thể hiện được tính chuyên nghiệp và khách quan, sâu sắc trước nhất sẽ là địa chỉ để nhà đầu tư đặt niềm tin trong việc ra quyết định mua bán. Sự tin cậy của nhà đầu tư - đó là phần thưởng cho những "thông tin là vàng" từ báo chí.
Ở Thái Lan, theo một nhà báo Thái trong số hơn 7.000 thông tin báo chí về thị trường chứng khoán, có 7% vi phạm luật chống thao túng thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đang có nhiều khoảng trống luật pháp. Đã có những đề cập về việc nhà báo tham gia làm giá chứng khoán.
Dưới đây là bài viết của Laurent Malespine, một nhà báo quốc tịch Pháp đã làm việc 12 năm qua cho các tổ chức báo chí kinh tế địa phương và quốc tế tại Thái Lan, gồm có Bisnews, Bridge News, Nation Channel, Dow Jones Newswires và Bloomberg News.
Mục tiêu chính của một phóng viên, và điều này đúng cho bất kỳ phóng viên nào, là mô tả sự thật và làm việc đó một cách thành thực và độc lập. Nhưng vấn đề đáng lo ngại nhất đối với một phóng viên, nhất là khi bạn là phóng viên phụ trách lĩnh vực tài chính, là giữ tính trung lập bằng cách né tránh những xung đột về lợi ích.
Từ những gì tôi đã trải qua, tôi tin rằng phóng viên nhất thiết phải hiểu rất rõ về những vấn đề mà anh ta viết để có thể trình bày những bài báo trung thực đến công chúng và để tránh bị sử dụng như một công cụ của những kẻ không có nguyên tắc đạo đức, luôn muốn đạt được lợi ích cho họ mà không quan tâm đến sự thật.
Tôi trở thành một phóng viên theo dõi lĩnh vực tài chính tại Thái Lan nhờ khả năng hiểu tiếng Thái và viết tiếng Anh của tôi. Thế nhưng, vì tôi chưa bao giờ học kinh tế, kế toán hay tài chính, tôi đã phải đọc rất nhiều xung quanh những đề tài đó để có thể hiểu các báo cáo tài chính công ty, các dữ liệu kinh tế hoặc thị trường chứng khoán.
Tôi cũng phải học những văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách và tôn trọng những nguyên tắc đạo đức và làm việc đối với các phóng viên cũng như những người tham gia vào thị trường chứng khoán.Được trang bị những kiến thức như thế, một phóng viên sẽ chuẩn bị tốt hơn để xử lý những dữ liệu về doanh nghiệp hoặc đối phó với những lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng thông tin chỉ nhằm để bơm giá cổ phiếu của họ trên thị trường. Đôi khi doanh nghiệp không biết họ có thể tiết lộ gì và tiết lộ bao nhiêu thông tin, nhưng rất nhiều khi họ cố tình giấu giếm sự thật hoặc tệ hại hơn, tung tin đồn thổi.
Tôi nhớ có lần một lãnh đạo công ty nọ nói với tôi và một số phóng viên khác về việc lợi nhuận của công ty ông ta có thể tăng trong các quý tới như thế nào. Khi chúng tôi nhắc ông ta rằng cơ quan quản lý thị trường chứng khoán không cho phép những loại nhận xét như thế, ông ta bảo chúng tôi quên cái thông tin mà ông vừa công bố đi, và đổi đề tài.
Một lát sau, ông ta lại nhắc lại những thông tin tương tự về triển vọng lợi nhuận, và vào phiên thị trường tiếp theo, sau khi một số báo đưa những nhận xét của ông ta, thị trường chứng khoán Thái Lan đã tạm ngưng giao dịch cổ phiếu của công ty trong khi chờ giải thích từ phía công ty. Khi công ty đưa ra lời giải thích, họ đổ lỗi cho báo chí đưa tin sai.
Thậm chí cả khi những chuyện như vậy trở nên hiếm đi khi thị trường phát triển và báo chí áp dụng luật và nguyên tắc đạo đức rõ ràng, phóng viên luôn luôn phải cảnh giác với những kiểu thao túng thị trường như thế. Theo một luận văn tốt nghiệp do một nhà báo người Thái viết năm 2005 cho bằng cử nhân báo chí của cô ở trường đại học Chulalongkorn tại Bangkok, trong số hơn 7.000 thông tin báo chí về thị trường chứng khoán mà cô phân tích, có 7% vi phạm luật chống việc thao túng thị trường chứng khoán. Cô Soiboon Bunyaruttapun, tác giả của luận văn, nói rằng tỷ lệ này lẽ ra có thể thấp hơn nếu các phóng viên thực hiện một cách triệt để những nguyên tắc ứng xử của toà soạn đặt ra và nếu có thêm nhiều các chương trình huấn luyện đạo đức báo chí hơn.
Những nguyên tắc làm việc (codes of conduct) như thế đã được giới truyền thông xây dựng khắp nơi trên thế giới và là một phần không thể thiếu được cho một lực lượng báo chí chuyên nghiệp và có đạo đức.
Một trong những nguyên tắc đạo đức chính đặt ra với các phóng viên tài chính là việc họ không được phép sở hữu cổ phiếu ở những công ty mà họ viết, vì điều này có thể dễ dàng ảnh hưởng tới việc đưa tin bài về những cổ phiếu và những công ty đó.
Tại tất cả những cơ quan thông tin kinh tế mà tôi đã làm việc, tôi phải ký cam kết trong hợp đồng lao động là sẽ không đầu tư vào những cổ phiếu mà tôi đưa tin.Cá nhân tôi còn đặt ra một nguyên tắc riêng cho mình là không mua bất kỳ một cổ phiếu nào, khi tôi còn là một phóng viên. Trong nhiều năm, tôi thậm chí còn không đầu tư trong các quỹ mutual fund (gần đây tôi mới bắt đầu đầu tư) để đảm bảo rằng tôi không có sự thiên vị khi đưa tin về thị trường nói chung. Việc không tham dự vào thị trường chứng khoán, theo tôi không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn là vấn đề sức khoẻ tinh thần. Ngồi cạnh một cái máy tính với những thông tin trực tiếp cả ngày về giá cả cổ phiếu, tôi nghĩ tôi có thể phát điên nếu tôi bỏ tiền của mình vào đó, bất cứ khi nào thị trường sụp đổ. Và trong suốt 12 năm trong cương vị phóng viên tài chính, tôi đã chứng kiến thị trường trồi sụt kinh khủng.
Trong khi nhiều phóng viên nghĩ rằng việc tôi hoàn toàn không đầu tư vào thị trường chứng khoán là cực đoan, và rất nhiều phóng viên trung thực mà tôi biết không theo đuổi sự cực đoan đó vì đó là quyền của họ (các phóng viên tài chính vẫn được phép đầu tư vào các quỹ mutual fund), tôi tin rằng quyết định đó tốt cho tôi.
Những phóng viên tài chính làm việc rất cực nhọc, và tôi đã phải làm việc 14 giờ mỗi ngày và cả trong những ngày nghỉ, trong những giai đoạn thị trường khủng hoảng. Bằng việc không mua cổ phiếu, tôi không chỉ giữ mình trong sạch về đạo đức, mà còn giúp bản thân mình cắt giảm những căng thẳng không cần thiết, và bằng việc làm như vậy, tôi tồn tại được trong những ngày làm việc như một phóng viên tài chính!
QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM BÁO - THỜI BÁO NEW YORK TIMES
ĐẦU TƯ VÀ CÁC QUAN HỆ TÀI CHÍNH
Tất cả các nhân viên của Thời báo phải liên tục cảnh giác trước nguy cơ lợi dụng thông tin mật để tư lợi về tài chính. Quy định này được áp dụng với tất cả các ban.
Mặc dù nhân viên nhất thiết phải tuân thủ những giới hạn nhất định về quyền tự do đầu tư, song bộ quy tắc này còn để ngỏ nhiều lĩnh vực đầu tư cho họ. Mọi nhân viên, bất kể nhiệm vụ gì, đều có quyền tự do sở hữu các quỹ tương hỗ, quỹ huy động vốn trên thị trường tiền tệ và các loại hình đầu tư khác không thuộc phạm vi quản lý của phóng viên hoặc biên tập viên. Tất cả nhân viên đều có quyền sở hữu trái phiếu nhà nước, trái phiếu do địa phương phát hành đủ điều kiện để đầu tư, trái phiếu dùng để thanh toán nợ, ngoại trừ trái phiếu đầu cơ và trái phiếu do Công ty Thời báo New York phát hành. Các nhân viên cũng có quyền tự do sở hữu cổ phiếu hoàn toàn không liên quan tới nhiệm vụ do Thời báo giao phó cho họ.
Nhân viên không được sở hữu cổ phiếu hoặc có bất kỳ lợi ích tài chính nào khác trong một công ty, một doanh nghiệp hoặc một ngành mà họ thường xuyên cung cấp, biên tập, tổng hợp hoặc theo dõi tin tức, hoặc chắc chắn sẽ thường xuyên làm những công việc này. Ví dụ, một người biên tập sách có thể không được đầu tư vào một nhà xuất bản, một phóng viên chuyên về y tế không được đầu tư vào một công ty dược phẩm, hoặc một phóng viên theo dõi Lầu Năm Góc không được đầu tư vào quỹ tương hỗ chuyên sở hữu cổ phiếu quốc phòng.
Nhân viên không được mua hoặc bán trái phiếu hoặc đầu tư dưới các hình thức khác khi biết trước các bài báo sắp được đăng tải trên Thời báo . Nhìn chung, nhân viên không được lợi dụng những thông tin đó trước 12 giờ trưa giờ miền Đông của ngày ra báo. Quy định này không áp dụng với tin tức có tính tường thuật xuất hiện lần đầu tiên trên báo điện tử hoặc có nguồn gốc từ nơi khác. Đó là thông tin công khai.
Tuân thủ nguyên tắc trung thực
Nhân viên thuộc bất kỳ ban nào sau khi tuyển dụng cũng đều được yêu cầu khẳng định họ không có bất cứ khoản đầu tư nào có thể vi phạm khoản 114 về nhiệm vụ họ sắp được giao phó. Còn nếu có thì nhân viên đó nên bán những khoản đầu tư gây xung đột lợi ích đó đi. (Xem đoạn 128). Nếu khônghọsẽ được giao nhiệm vụ khác không dẫn đến xung đột lợi ích như vậy. Nhân viên phải rất nhạy cảm vì lợi ích kinh doanh và những khoản đầu tư của vợ,chồng, gia đình và bè bạn của họ có thể dẫn đến xung đột hoặc nguy cơ xung đột lợi ích do thiên vị. Khi được tuyển dụng, nhân viên sẽ được yêu cầu khẳng định là họ biết rõ không ai trong số vợ, chồng, người thân hoặc bạn bè sở hữu những khoản tài chính khiến người ta nghi ngờ tính khách quan của họ khi đưa tin hoặc biên tập tin. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, những nhân viên mới có thể không được đưa những tin bài nhất định, hoặc phải chấp nhận nhiệm vụ khác không liên quan tới khoản sở hữu tài chính gây tranh cãi của họ.
Phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc phó tổng biên tập phụ trách trang xã luận đôi khi có thể yêu cầu nhân viên thuộc bất cứ ban nào khẳng định họ không có khoản đầu tư nào vi phạm khoản 114. Ví dụ, có thể sẽ có yêu cầu như vậy khi một nhân viên bắt đầu nhiệm vụ mới hoặc nhận viết một bài báo cực kỳ nhạy cảm.
Tương tự, các nhân viên đôi khi còn được yêu cầu khẳng định không ai trong số vợ,chồng, người thân hoặc bạn bè có sở hữu tài chính khiến người ta nghi ngờ tính khách quan trong việc đưa tin hoặc biên tập của họ. Nếu và khi những tình huống đó xuất hiện, phóng viên phải thông báo ngay cho trưởng ban và phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhân viên có thể phải ngừng đưa tin bài nào đó hoặc thậm chí phải chuyển sang công việc không có liên quan đến phần sở hữu nêu trên.
Nếu một phóng viên có cổ phần trong một công ty bên ngoài được giao viết bài về công ty đó hoặc ngành kinh doanh của nó thì phóng viên phải báo cáo khoản đầu tư đó cho biên tập viên phụ trách trước khi bắt đầu công việc. Tương tự, các biên tập viên được giao các bài báo lớn hoặc nhiều kỳ về các công ty hoặc các ngành nơi họ có đầu tư thì phải tham khảo ý kiến cấp trên về nguy cơ xung đột lợi ích trước khi bắt đầu biên tập. Trong nhiều trường hợp, công việc hoàn toàn được phép tiến hành, song phóng viên hoặc biên tập viên phụ trách bài báo hoặc các bài viết dài kỳ đó không được mua hoặc bán cổ phần trong công ty hoặc ngành kinh doanh đó trong thời gian hai tuần kể từ khi bài báo được đăng.
Tin tức kinh doanh - tài chính, công nghệ và truyền thông
Các nhân viên phụ trách tin tức kinh doanh-tài chính thường xuyên tiếp cận những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng tới giá cả tài chính. Vì sự nhạy cảm đó nên họ phải tuân thủ thêm nhiều quy định hơn và chặt chẽ hơn. Các nhân viên phụ trách tin tức công nghệ và truyền thông cũng phải tuân thủ các quy định tương tự như các nhân viên phụ trách tin tức kinh doanh-tài chính vì lý do như trên.
Nhân viên của ban này không được đầu cơ chứng khoán. Tức là họ không được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong vòng ba tháng. Họ không được mua,bán cổ phần, hàng giao kỳ hạn hoặc bán tống bán tháo cổ phiếu. Mọi hoạt động mua bán như vậy đều có thể tạo cảm giác là nhân viên lợi dụng thông tin mật để đầu cơ.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt – ví dụ khủng hoảng tài chính gia đình – phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức có thể miễn áp dụng thời hạn ba tháng cấm mua bán cổ phiếu.
Các biên tập viên phụ trách giám sát tin tức kinh doanh-tài chính, công nghệ hoặc truyền thông cần đặc biệt cẩn trọng trong việc đầu tư bởi lẽ họ có thể sẽ phải tham gia đưa tin về bất kỳ công ty nào vào bất cứ lúc nào. Đồng nghiệp của họ ở các ban khác cũng phải cẩn trọng trước khả năng xảy ra xung đột lợi ích khi giám sát việc đưa tin về các công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh của họ.
Vì công việc của họ rất nhạy cảm nên một số nhân viên phụ trách mảng tin tài chính-kinh doanh không được sở hữu cổ phần trong bất kỳ công ty nào (ngoại trừ Công ty Thời báo New York). Những nhân viên này gồm phóng viên thông tin thị trường, các phóng viên chuyên mục thị trường khác, phóng viên thường xuyên viết về thị trường chứng khoán thường nhật, các phóng viên thường xuyên được giao theo dõi sáp nhập hoặc mua lại các công ty, biên tập viên thị trường hàng ngày, biên tập viên đầu tư số Chủ Nhật, biên tập viên kinh doanh và tiền tệ số Chủ Nhật, tổng biên tập phụ trách mảng kinh doanh và tài chính và các cấp phó.
Các tổng biên tập làm công tác điều hành và các tổng biên tập khác đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định trình bày tin tức kinh doanh và tài chính, gồm cả phần trình bày trên trang nhất, không được sở hữu cổ phần trong bất kỳ công ty nào (ngoại trừ Công ty Thời báo New York).
Tổng biên tập trang xã luận, phó tổng biên tập trang xã luận và biên tập viên mục ý kiến độc giả không được sở hữu cổ phiếu trong bất kỳ công ty nào (ngoại trừ Công ty Thời báo New York). Quy định này cũng áp dụng với các phóng viên mục xã luận và ý kiến độc giả, những người thường xuyên được giao nhiệm vụ viết về kinh doanh, tài chính và kinh tế.
Đối với những nhân viên có sở hữu cổ phiếu khi được giao nhiệm vụ mới quy định không được phép sở hữu những cổ phiếu đó thì bắt buộc phải bán đi. Những người mới bị cấm không được sở hữu bất cứ loại cổ phiếu nào (ví dụ, khi được đề bạt làm phó tổng biên tập phụ trách kinh doanh và tài chính) có thể bán cổ phiếu theo nhiều giai đoạn, theo lộ trình phù hợp đã thống nhất với phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức. Tuy nhiên quy định bán cổ phiếu theo giai đoạn như vậy không áp dụng đối với các phóng viên hoặc biên tập viên sở hữu cổ phiếu trong những ngành công nghiệp cụ thể mà họ mới được giao nhiệm vụ đưa tin. Ví dụ, đối với một phóng viên mới được giao viết về ô tô chắc chắn không được sở hữu cổ phiếu trong một công ty sản xuất ô tô. Do đó, việc bán cổ phiếu phải được tiến hành ngay lập tức.
Bất cứ khi nào bộ quy tắc ứng xử này yêu cầu bán cổ phiếu, nhân viên đáp ứng yêu cầu này bằng cách chuyển số cổ phiếu đó vào quỹ ủy thác (hoặc chuyển vào một quỹ tài chính tương đương để đáp ứng mục tiêu: ngăn không cho các cá nhân biết khi nào cổ phiếu có trong tài khoản và ngăn không cho các cá nhân kiểm soát thời gian tiến hành các giao dịch đối với số cổ phiếu đó). Nếu Thời báo giao cho phóng viên một nhiệm vụ mới, bắt buộc phải bán cổ phiếu, nhưng việc đó có thể gây rakhó khăn quá mức đối với họ, thì Thời báo sẽ hoàn lại cho phóng viên các chi phí cần thiết phát sinh khi lập quỹ ủy thác. Hồ sơ thường niên của các biên tập viên cao cấp
Để tránh nguy cơ xung đột lợi ích, một số biên tập viên hàng năm phải khẳng định với Giám đốc tài chính của Công ty Thời báo họ không có sở hữu tài chính nào vi phạm các khoản 125-127 hay bất kỳ quy định nào khác trong bộ quy tắc này. Họ bao gồm Tổng biên tập điều hành chung, Tổng biên tập phụ trách quản lý, các phó tổng biên tập phụ trách quản lý, biên tập viên phụ trách mảng tin kinh doanh và tài chính và cấp phó của mình, biên tập viên phụ trách mảng tin kinh doanh số chủ nhật, tổng biên tập trang xã luận, phó tổng biên tập trang xã luận và biên tập viên phụ trách mục ý kiến độc giả.
Phiếu khảo sát dành cho nhà đầu tư trên các sàn chứng khoán tại Hà Nội. Phiếu được phát trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 tháng 4 năm 2007. 200 nhà đầu tư tại 3 sàn An Bình, Thăng Long và SSI
Xin chào bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Báo chí trường Đại học KHXH&NV đang làm cuộc điều tra xã hội học về thông tin chứng khoán trên báo chí. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bằng việc tham gia trả lời một số câu hỏi đưới đây. Những ý kiến của bạn sẽ được giữ bí mật và không ảnh hưởng đến riêng tư của bạn. Xin chân thành cảm ơn !
1. Theo bạn thông tin có ý nghĩa thế nào đối với quyết định đầu tư cổ phiếu của mình ?
Quan trọng Rất quan trọng Không quan trọng
Bạn thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chứng khoan qua những nguồn nào ?
Bạn bè Báo chí
Diễn đàn trên mạng Các cơ quan quản lý chứng khoán
Các nguồn thông tin khác :.................................................................................................................
Khi đọc báo, bạn thường quan tâm đến những thông tin dạng nào ?
Phân tích bình luận Tin tức nóng
Phổ biến kiến thức Kinh nghiệm
Những bài viết như thế nào sẽ gây sự chú ý đối với bạn ?
Có nhiều ý kiến của chuyên gia Phóng viên nổi tiếng Nhiều minh hoạ, số liệu Ngắn gọn, cập nhật
Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu
Những tờ báo nào bạn thường xuyên đọc để lấy thông tin về thị trường chứng khoán ?
Thời báo kinh tế Việt Nam Đầu tư tài chính Sài Gòn
Đầu tư Chứng khoán Tuổi trẻ
Báo internet Lao Động
Báo khác....
Bạn có thường xuyên nhìn thấy lỗi trên các bài viết về thị trường chứng khoán?
Có Không
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---***---
CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN
CỦA PHÓNG VIÊN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
(Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư chứng khoán và Kênh truyền hình tài chính – kinh tế INFO TV trong 3 tháng đầu năm 2007)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Tác giả khoá luận xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm, hết lòng dạy dỗ em và tập thể lớp K48 Báo chí trong suốt 4 năm học vừa qua. Những tri thức dồi dào và kỷ niệm đẹp đẽ chúng em có được trong quãng thời gian học tập dưới mái trường này sẽ là hành trang để chúng em phấn đấu đi tiếp trong tương lai.
Em cũng xin đặc biệt cảm ơn nhà báo Nguyễn Sỹ Hoàng của báo Lao động - một trong những nhà báo kinh tế chuyên về mảng thị trường chứng khoán hàng đầu ở Việt Nam hiện nay đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp và cung cấp tư liệu giúp em hoàn thành khoá luận.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN 5
Chương I: ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1 Chứng khoán là gì? 10 1. 2 Thị trường chứng khoán ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay 11
1.2.2 Báo chí nước ngoài nói về thị trường chứng khoán Việt Nam 15
1.3 Vai trò của các trung tâm giao dịch chứng khoán
với sự phát triển của TTCK VN
1.4.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM 18
1.4.2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán HN 23
Chương II: KHẢO SÁT CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM
(QUA THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM, BÁO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH INFO TV)
2.1 Tầm quan trọng của thông tin 25
2.2 Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam 31
2.3 Khảo sát Báo Đầu tư Chứng khoán 34
2.4 Khảo sát kênh INFO TV 39
Chương III: NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Trình độ tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán ở Việt Nam
3.1.1 Tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán 44
3.1.2 Một số lỗi thường gặp trên báo chí viết về thị trường chứng khoán 58
3.2 Những đề xuất đối với phóng viên theo dõi mảng chứng khoán:
3.2.1 Những yếu tố cần có của một phóng viên đưa tin chứng khoán 65
3.2.2 Một vài điều cần tìm hiểu trước khi viết bài 66
3.2.3 Lời khuyên về cách thức thực hiện bài báo 67
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 76
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TTCK Thị trường chứng khoán
VN Việt Nam
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
HN Hà Nội
Cp Cổ phiếu
NĐT Nhà đầu tư
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC1008.doc