LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới với đóng góp khoảng 10% GDP toàn cầu. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cũng khá cao với số lượng khách du lịch gia tăng khoảng 17% hàng năm. Điều này đã giúp phát triển các ngành nghề địa phương và tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có diều kiện thiên nhiên phong p
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các yếu tố các động đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giầu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giầu lòng nhân ái.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta đánh giá và đưa ngành này lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với các nước láng giềng. Trong thời gian gần đây, nhiều nguồn tin trong nước đề cập việc lượng du khách nước ngoài đến VN sụt giảm rõ rệt, thậm chí “một đi không trở lại”. Ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế giải thích: “Nguyên nhân chính là VN cũng bắt đầu bị tác động của khủng hoảng tiền tệ, tài chính toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt giá cả tiêu dùng và một số mặt hàng thiết yếu. Thành ra các khách sạn, hãng lữ hành phải điều chỉnh giá cùng với các hãng hàng không. Vì vậy mà tác động đến luồng khách vào VN”. Đó là minh chứng hùng hồn cho nhận định : Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm. Du lịch bị ảnh hưởng bị tác động bởi rất nhiều yếu t ố. Sự phát triển của ngành du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất định. Đó là hệ thống các điều kiện ví như điều kiện cần thiết để phát sinh nhu cầu đi du lịch và đảm bảo cho việc thực hiện thành công một chuyến hành trình du lịch. Các điều kiện này có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động đi du lịch trước hết phải kể đến yếu tố về tự nhiên khí hậu, thứ hai là vấn đề dịch bệnh, thứ ba đó là vấn đề chính trị xã hội, thứ tư kể đến kinh tế toàn cầu và một số lí do khác. Sau đây là những tư liệu cụ thể chứng minh du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm.
.
I, Vấn đề tự nhiên và khí hậu tác động đến ngành du lịch
Tư nhiên được coi là nhân tố vô cùng quan trọng đối với ngành du lich. Mặt tích cực mà nó mang lại rất đáng được kể đến. Hạ Long là một ví dụ cụ thể mà ta cần khai thác tìm hiểu về khía cạnh này.
Mặc dù cuộc bầu chọn cho vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên thế giới bắt đầu diễn ra chưa lâu, nhưng với việc vịnh Hạ Long liên tục dẫn đầu trong danh sách bầu chọn, đã đem lại những kết quả tích cực cho du lịch Hạ Long với lượng du khách tăng đột biến trong quý I năm nay. Theo Phòng Thương mại-Du lịch thành phố Hạ Long, trong quý I, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã đón được trên 315.000 lượt khách du lịch, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2005, doanh thu lưu trú đạt 225 tỷ đồng.
Khách quốc tế đến thành phố đạt trên 242.000 lượt, tăng 13%; riêng trong tháng 3 là 90.000 lượt.
Đã có hơn 10.000 lượt du khách/ngày đến tham quan Di sản Vịnh Hạ Long trong dịp lễ 30-4 và 1-5, trong đó khách quốc tế chiếm 80%, một con số kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay.
Dự kiến trong những ngày tiếp theo, Cảng tàu du lịch Bãi Cháy sẽ đón bình quân mỗi ngày từ 10.000 - 12.000 lượt du khách.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc cục bộ tại Cảng tàu khi lượng khách tăng đột biến, Ban quản lý Cảng tàu du lịch Bãi Cháy đã chủ động lên phương án, bố trí lực lượng phục vụ, đảm bảo an toàn cho du khách trong suốt cuộc hành trình tham quan Vịnh.
Việc thực hiện niêm yết giá vé, giá dịch vụ cũng đã được Ban quản lý quán triệt đến từng cơ sở lưu trú du lịch, phục vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển tàu khách du lịch. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, đồng thời Ban quản lý Cảng tàu sẽ ngừng cấp phép dừng chuyến đối với phương tiện vi phạm.
Tàu Minh Hoa Công chúa, một trong 3 tàu biển quốc tế đưa du khách tới Hạ Long ngày 29-4
Trong ngày 29-4, Vịnh Hạ Long, danh thắng đang dẫn đầu trong cuộc bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới trên trang web đã đón liền 3 tàu biển quốc tế: Super Star Gemini; Super Star Virgo (hãng tàu Star Cruises) và tàu Minh Hoa Công Chúa 2 (tuyến Bắc Hải - Hạ Long), chở theo hơn 4.000 du khách và thuyền viên nước ngoài đến tham quan.
Riêng tàu Super Star Virgo, đây là chuyến tham quan thứ 3 nằm trong hành trình định tuyến đến Hạ Long vào thứ ba hàng tuần. Các tàu sẽ đưa du khách tham quan một số danh lam thắng cảnh ở Hòn Gai, Bãi Cháy, hang động ở Hạ Long, công viên Hoàng Gia...
Điều kiện tự nhiên mà thuận lợi để phát triển ngành du lịch thì được gọi là tài nguyên du lịch, thế nhưng khi những điều kiện tự nhiên và khí hậu trở thành vật cản trở hay có tác động xấu đến ngành du lịch thì nó bị coi là hiểm hoạ, không những ngành du lịch phải gánh chịu mà rất nhiều ngành khác trong nền kinh tế đất nước cũng phải chịu hậu quả. Vấn đề tự nhiên rất quan trọng đối với ngành du lịch từ xưa đến nay, tâm lí khách đi du lịch ban đấu chính là để ngắm cảnh, để hưởng thụ , để nghỉ ngơi thư giãn, tìm một nơi dưỡng bệnh hay đơn giản chỉ để tìm cảm giác thanh thản yên bình. Vậy họ có thể đi đến những nơi nổi tiếng có núi lửa hay động đất quanh năm không?Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.
Nếu môi trường bị tác động, hoạt động du lịch chịu hậu quả nhãn tiền...
(Bà Nguyễn Thị Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, trao đổi với phóng viên Báo Quảng Ninh)
Thưa bà, như bà cũng biết, sự thay đổi khí hậu đang được đánh giá là một trong những hiểm hoạ lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Trong khi đó, du lịch là ngành có mối quan hệ mật thiết với môi trường, bàu sự tác động nhiều nhất của môi trường... Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên, Tổ chức du lịch thế giới đã chọn chủ đề: “Du lịch: Phản ứng với thách thức thay đổi khí hậu!” cho ngày Du lịch thế giới (27-9) năm nay.
Với thế giới thì như vậy, còn với Du lịch Quảng Ninh nói riêng, bà thấy chủ đề này có ý nghĩa như thế nào? Có “xa vời” quá không?
Có “xa vời” quá không ư? Tôi nghĩ nếu trước đây thì có thể; bởi khi ấy nhận thức chung của chúng ta về mối nguy của hiểm hoạ biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế. Những tác động tiêu cực do hiệu ứng nhà kính, do hiện tượng trái đất nóng lên v.v. vẫn còn là chuyện khá mơ hồ. Thế nhưng, đến nay thì những cái đó đã là nhãn tiền; thực tế ai cũng thấy tình trạng thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh v.v. liên miên trên thế giới cũng như ở Việt Nam chúng ta những năm gần đây có nguyên nhân sâu xa từ sự biến đổi khí hậu bất thường. Và với những người làm trong ngành du lịch, những tác động tiêu cực này lại càng dễ nhận thấy. Bởi lẽ, một khi phải đương đầu với những thiên tai, bão lũ, dịch bệnh v.v.. thì lượng khách du lịch sẽ giảm là điều tất yếu. Ngoài ra còn một điều rất quan trọng nữa là hoạt động du lịch luôn gắn với môi trường, muốn phát triển du lịch bền vững thì phải đảm bảo sự ổn định môi trường...ở đâu trên thế giới hay trong nước cũng vậy cả; với Quảng Ninh lại càng vậy vì du lịch Quảng Ninh cơ bản nhất là du lịch biển, gắn liền với những địa danh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Trà Cổ, Vân Đồn v.v.. Nếu những nơi này bàu sự tác động của môi trường thì tất yếu sẽ làm cho hoạt động du lịch bị ảnh hưởng nặng nề...
Chính vì thế, tôi nghĩ việc phát động phong trào hưởng ứng Ngày du lịch thế giới năm nay với chủ đề “Du lịch: Phản ứng với thách thức thay đổi khí hậu!” là có ý nghĩa thiết thực và đúng thời điểm, không chỉ với thế giới mà thiết thực với ngay Quảng Ninh chúng ta.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế toàn cầu, trong đó có ngành du lịch, nhất là du lịch ven biển do ảnh hưởng của nước biển dâng. Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy, việc điều chỉnh quy hoạch và chuẩn bị ứng phó với BĐKH và nước biển dâng là bước đi cần thiết để tiếp tục phát triển ngành kinh tế này của tỉnh nhà.
Chịu tác động của BĐKH khi nước biển dâng lên, các cơ sở hạ tầng du lịch ven biển sẽ có nguy cơ hư hỏng. Trong ảnh: Khu du lịch Lộc An Resort.
Có thể kể đến 2 tác động chính là biến động các nguồn du khách truyền thống và ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng du lịch biển. BĐKH gây ra bão lụt, nóng lạnh cực đoan bất thường, sự bùng phát của các dịch bệnh nhiệt đới và khủng hoảng thảm thực vật... sẽ làm giảm thu nhập, dẫn đến giảm khả năng đi du lịch của cư dân. Thị trường du lịch do đó sẽ có những xáo trộn nghiêm trọng. BĐKH cũng gây thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng du lịch, ở các vùng núi cao sẽ bị mưa lũ và trượt lở đất đe dọa; ở vùng đất thấp ven biển sẽ bị nước biển dâng cao làm chìm ngập, bãi biển bị xâm thực… Những loại thiên tai này không chỉ gây thiệt hại cho chủ sở hữu các bất động sản mà còn làm giảm lượng du khách tìm đến các điểm du lịch này.
Vấn đề về tự nhiên còn thể hiện ở những góc độ khác nhau, thí dụ như trường hợp ở Nhật Bản với tình trạng động đất núi lửa hay tình trạng song thần như ở Thái Lan. Vào năm 2005, ngành du lịch Thái Lan bị một tác động nặng, tuy hầu hết các điểm du lịch chủ yếu của nước này vẫn thoát khỏi được sự phá hủy. Ở khu nghỉ mát trên hòn đảo Phuket, có 3.000 phòng khách sạn đã bị tàn phá hoặc hoàn toàn bị cuốn trôi, nhưng 70% các khách sạn trên hòn đảo này đã quay trở lại hoạt động bình thường chỉ vài ngày sau khi xảy ra cơn sóng thần. Mặc dù Thái Lan đã trở thành nước đầu tiên hạ thấp dự đoán tăng trưởng GDP năm 2005 của mình, nhưng Chính phủ nước này cũng chỉ bớt đi có ba phần mười điểm (0,3%) trong dự báo của mình, tức là xuống 5,8%. Số ngoại tệ mà ngành du lịch Thái Lan thu được từ 6 khu nghỉ mát mới bị tràn ngập bởi sóng thần mỗi năm đem lại khoảng 2 tỷ USD, một con số đóng góp một phần nhỏ (1,3%) cho tổng GDP hàng năm. Tính đến 23 giờ 30 ngày 27-12 (giờ Việt Nam), trận động đất mạnh với cường độ 8,9 độ richter xảy ra sáng 26-12 ở ngoài khơi bờ biển phía Tây đảo Sumatra của Indonesia gây ra các đợt sóng thần cao tới 10 mét tại các nước Nam Á và Đông Nam Á gồm Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Maldives và Bangladesh khiến hơn 23.000 người chết (trong đó có nhiều du khách phương Tây đi du lịch khu vực này để tránh giá lạnh mùa đông) và hàng triệu người mất nhà ở.
Tính đến ngày 27-12, tại Indonesia, có 4.725 người thiệt mạng, đa số các nạn nhân sống tại khu vực đảo Sumatra. Hơn 1 triệu người bị mất nhà ở đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Tại Sri Lanka, 10.897 người chết trong đó có ít nhất 70 du khách nước ngoài, khoảng 1.500 vẫn còn mất tích, hơn 1 triệu người bị mất nhà ở. Chính phủ SriLanka ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời huy động 25.000 binh sĩ và 10 máy bay lên thẳng tham gia công tác cứu hộ, cứu trợ.
Tại Ấn Độ, sóng thần nhấn chìm hàng chục làng mạc dọc bờ biển miền Nam, làm 6.597 người thiệt mạng.
Tại Thái Lan, sóng thần làm 866 người thiệt mạng (trong đó có 48 du khách nước ngoài) và hơn 5.000 người bị thương. Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã tới khu vực xảy ra sóng thần để trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai.
II, Vấn đề dịch bệnh đối với ngành du lịch
Vấn đề về thiên tai địch hoạ do tự nhiên sinh ra thì con người chỉ còn cách phòng tránh để giảm bớt hậu quả nặng nề mà những sự vụ đó mang lại, những vụ động đất, những cơn sóng thần chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, nó sẽ không là mối hiểm hoạ về lâu dài nhưng dịch bệnh bùng phát thì thiệt hại nó đem lại kinh khủng hơn gấp nhiều lần, hậu quả của nó đánh đến mạng sống con người vì vậy khó có thể khôi phục lại những giá trị đã mất khi nó xảy đến.Năm 2003, khi bùng nổ đại dịch SARS, kinh tế Hongkong tổn hại khoảng 3,8 tỷ USD, kinh tế xuất hiện tăng trưởng âm và tăng thêm hơn 50.000 người thất nghiệp. Trong năm 2003, các chỉ số kinh tế cơ bản của Hongkong đều lập kỷ lục thấp mới. Quan Trác Chiếu dự báo kinh tế Hongkong trong quý II năm nay sẽ tăng trưởng âm 5%.
Nỗi lo cúm A/H1N1
Một vấn đề đáng lo ngại khác của Hongkong là dịch cúm lợn sẽ khiến ngành du lịch Hongkong chịu tác động không nhỏ. Mặc dù hiện nay, lượng khách du lịch đến Hongkong từ Mỹ, Mexico và Canada (những nơi bùng phát dịch dịch cúm lợn) không nhiều, chỉ chiếm khoảng 5,3% trong tổng lượng khách du lịch đến Hongkong. Tuy nhiên các chuyên gia dự báo, cùng với việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hướng dẫn cảnh báo du lịch, lượng khách từ Mỹ (kể cả khách từ nước thứ ba) tới Hongkong chắc chắn sẽ giảm mạnh. Còn nếu bệnh dịch lan sáng châu Á, ngành du lịch Hongkong chịu tổn hại là điều khó tránh khỏi.
Chính phủ các nước tăng cường kiểm tra sức khỏe du khách tại các sân bay. Ảnh: Nhân viên tại sân bay của Đài Loan (nguồn: BBC).
Ngành hàng không và du lịch "khủng hoảng" trước dịch cúm heo. Trong lĩnh vực du lịch, các hãng du lịch tỏ ra thận trọng trong tình hình dịch bệnh. Phản ứng đầu tiên của hãng du lịch cỡ lớn TUI (Đức) là quyết định tránh toàn bộ các chuyến đi đến Mexico cho đến ngày 4-5, đồng thời cho toàn bộ các hành khách đăng ký hành trình du lịch đến Mexico được chuyển đổi điểm đến thay thế.
Hãng Thomas Cook của Anh thông báo hủy bỏ toàn bộ các chuyến du lịch đến Cancun, một khu du lịch biển nổi tiếng nhất Mexico. Thậm chí Thomson, một hãng du lịch khác ở châu Âu, còn dự kiến kế hoạch di dời các khách hàng của họ ra khỏi điểm đến này.
Trong khi đó tại Mexico, các khách sạn trở nên trống vắng hơn bao giờ hết! Tỉ lệ đặt phòng tại các khách sạn lớn ở trung tâm Mexico sụt giảm mạnh và chỉ dao động từ 11-15%, trong khi thông thường các khách sạn này ở mức trên 75%, thậm chí đạt 80%.
Theo Cơ quan du lịch Mexico, khách du lịch, trung bình hơn 20 triệu du khách/năm, đang cố gắng tìm cách rời khỏi Mexico càng sớm càng tốt. Và ngay cả sinh viên cũng cố tìm đường thoát khỏi Mexico do lo ngại dịch bệnh và các chuyến bay có thể bị hoãn trong những ngày tới.
Theo Phòng Thương mại - du lịch Mexico, kể từ khi cúm heo bùng phát, ít nhất 18 đoàn khách với khoảng 2.500 người thông báo hủy chuyến. Đây là số du khách đến từ các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Bỉ và một số nước khác. Juan de Dios Barba, một quan chức Mexico, khẳng định sẽ còn nhiều thông báo hủy chuyến, chiếm gần 60% trong bốn tuần tới...
Năm 2003, dịch bệnh hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) đã tác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp du lịch thế giới. Cùng năm này, giao thông hàng không của các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tâm điểm của dịch bệnh SARS, sụt giảm gần 50%. Theo Hiệp hội Vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) có khoảng 230 hãng hàng không thành viên và chiếm 93% giao thông hàng không quốc tế. IATA khẳng định dịch bệnh đã gây thất thu 6 tỉ USD cho ngành hàng không trong năm 2003.
Với tình hình như vậy, mục tiêu đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009, doanh thu 3,95 tỉ USD, mà Tổng cục Du lịch đề ra vào đầu năm nay khó có thể thành hiện thực (năm 2008, Việt Nam đón 3,8 triệu khách quốc tế). Nhất là khi ngành công nghiệp không khói của thế giới lại phải nhận cú sốc thứ hai trong năm, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, là dịch cúm A/H1N1. Tệ hơn là dịch cúm này đã được WHO nâng mức báo động lên cấp 5 (cấp độ 6 là cao nhất). Cúm A/H1N1 hiện đã có mặt ở 4 lục địa. Ở châu Á, Hàn Quốc, Singapore đã công bố có trường hợp nghi nhiễm, Hồng Kông đã phát hiện 1 người mắc cúm A/H1N1.
III, Vấn đề chính trị xã hội đối với du lịch
Vấn đề chính trị hoà bình ổn định trên thế giới chính là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Nếu một vùng có chiến tranh xảy ra hay các cuộc xung đột, nhân dân vùng đó khó có điều kiện ra ngoài du lịch và ngược lại khách du lịch trên thế giới cũng khó có điều kiện đến các nước ở vùng đó để du lịch. Nếu trên thế giới không khí chính trị là căng thẳng thì hoạt động đi du lịch cũng không có điều kiện phát triển(về qui mô và phạm vi). Nền kinh tế Thái Lan đang phải đối mặt với những thời kỳ gay go hơn vì những rối loạn chính trị và các cuộc biểu tình trên đường phố tại thủ đô Bangkok. Theo tường trình của thông tín viên Ron Corben của đài VOA, các kinh tế gia lo ngại rằng những nỗ lực của chính phủ nhằm kích hoạt nền kinh tế sẽ bị những cuộc phản kháng gây trì trệ thêm nữa.
Các ủng hộ viên của cựu thủ tướng Thaksin đốt xe buýt trên đường phố Bangkok
Ông Somphob Manarangsan, một kinh tế gia tại Trường Đại học Chulalongkorn tại Bangkok, cho rằng những cuộc phản kháng sẽ làm trầm trọng thêm nền kinh tế yếu ớt trong nước. Công nghiệp du lịch là ngành chịu tác hại nhiều nhất. Nhiều nước đã đưa ra nhiều cảnh báo về việc du lịch Thái Lan trong những ngày qua. Những cảnh báo được đưa ra đúng vào lúc công nghiệp này bắt đầu phục hồi sau thiệt hại xẩy ra khi phe biểu tình chống Thaksin phong tỏa các phi trường tại Bangkok hồi cuối năm ngoái.
Ông Starporn Seri-sinha, một cấp quản trị trong công nghiệp du lịch, nói những cuộc biểu tình đã là một cú đánh mạnh vào công nghiệp này. Ông Starporn nói: “Tác động gây thiệt hại nặng nề cho tiếng tăm của Thái Lan như là một điểm đến tốt của ngành du lịch. Phần lớn du khách quốc tế có thể mất tin tưởng rằng Thái Lan là một điểm đến bình yên.” Ông Starporn dự đoán số du khách tham quan Thái Lan sẽ sụt giảm 1/3 năm nay, xuống còn chưa đầy 10 triệu người. Ông không hy vọng công nghệ này sẽ hồi phục vào năm nay.
Ngành du lịch Thái Lan bắt đầu gánh chịu tác động từ bất ổn chính trị bởi rất nhiều du khách Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Canada và Anh đã chuyển tua từ Thái lan sang Bali, Việt Nam và Maldives.
Ít nhất đã có 5 quốc gia trên thế giới cảnh báo người dân của mình về việc du lịch đến Thái Lan sau khi liên tiếp những thông báo về tình hình bất ổn của Thái Lan được công bố.
Sân bay Phuket, Krabi và Hat Yai đã buộc phải đóng cửa vào tuần trước.
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thái Lan, ông Apichart Sankary mới đây cho biết chính phủ và Liên Minh Nhân Dân Dân Chủ sẽ sớm đi đến thống nhất để giải quyết vấn đề trước khi ngành du lịch trị giá hàng nghìn tỷ USD tiếp tục phải chịu tác động xấu.
Ngành du lịch của Thái Lan sẽ mất đi nhiều doanh thu trong khoảng thời gian 5 tháng từ tháng 10 năm nay cho đến tháng 2 năm sau nếu cuộc biểu tình không sớm chấm dứt.
Mùa cao điểm du lịch, Thái Lan đón khoảng 1,5 đến 2 triệu khách du lịch/tháng và có nguồn lợi hơn 100 tỷ bath.
Ông Larry Cunningham, một người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại miền Nam Thái Lan, nhận xét:” Cuối cùng Thái Lan sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi các nước láng giềng như Campuchia hay Malaysia đã củng cố rất nhiều cho ngành du lịch của họ.”
Ông còn nói thêm:”Chỉ cần thêm một sân bay ngừng hoạt động, ngành du lịch Thái Lan sẽ chịu ảnh hưởng lớn ít nhất trong 12 tháng. Nếu Thái Lan chịu ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên, khách du lịch sẽ sớm trở lại để giúp Thái Lan, còn nếu vì chính trị, họ có thể sẽ ra đi mãi mãi.”
IV, Tình hình kinh tế toàn cầu tác động tới ngành du lịch
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụp đổ của các quỹ đầu tư, tín dụng quốc tế trong năm 2008 khiến người phương Tây - những người hay du lịch nước ngoài nhất, đang hoang mang về tương lai nên cách phòng thân tốt nhất là giảm chi tiêu. Năm 2008 số khách đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ tăng 3% (năm 2007 con số này là 10,5%). Và theo dự đoán của Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organisation), sáu tháng đầu năm 2009 sẽ rất khó khăn cho thị trường du lịch thế giới
Ngành du lịch là lĩnh vực sớm chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với dấu hiệu lượng khách quốc tế suy giảm rõ rệt từ tháng 5, tháng 6 năm 2008.
Cách thức ứng phó, đưa ra giải pháp của ngành du lịch vẫn chậm chạp, cho dù, có lúc, trong khó khăn, thời cơ đã xuất hiện…
Đói tour vì khủng hoảng
Những năm trước, mỗi tháng chị Loan hướng dẫn 25 - 26 đoàn khách. Nhưng 8 tháng rồi, mỗi tuần chị dẫn được 2 đoàn, thậm chí có tuần chỉ dẫn khách mỗi ngày thứ bảy hoặc chủ nhật, thời gian rảnh không có việc gì làm. Tour Mỹ Tho đi về trong ngày thường ít khách, nên thù lao công ty du lịch trả cho những hướng dẫn viên tự do như chị khá thấp. Chủ yếu là nguồn thu có thêm từ "hoa hồng" của các shop mà khách mua đồ lưu niệm, nhưng giờ thì cũng trở nên hiếm hoi do khách tiết kiệm hơn trong thời buổi khủng hoảng. "Họ thường bỏ qua các điểm shopping vốn nằm sẵn trong chương trình tour, ngay cả uống thêm một lon nước trong bữa ăn khách cũng đắn đo, huống chi tiền tip", chị Loan nói. Tình hình của các hướng dẫn viên tour đường dài cũng chẳng khá hơn. Anh Hoàng, hướng dẫn viên tiếng Nhật ở khu vực miền Trung (Hội An, Đà Nẵng, Huế, Phong Nha) của công ty du lịch V. cho biết, trước đây tháng nào anh cũng đi tour từ 20 - 22 ngày, thế nhưng 6 tháng cao điểm vừa qua chỉ còn 12 - 17 ngày/tháng. Đó là tính luôn những ngày dắt khách trong nước. Điều này hiếm khi xảy ra, bởi đã là hướng dẫn viên quốc tế thì rất khó dẫn được đoàn khách nội địa, do tính cách và tâm lý của mỗi khách khác nhau. Cao điểm mùa khách du lịch quốc tế kéo dài từ tháng 9 năm trước sang tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp lữ hành, mới tháng 2 mà đã vắng khách. Mặc dù ngành du lịch đã tung ra chương trình kích cầu "Ấn tượng Việt Nam" nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn. 4 tháng đầu năm 2009, TP.HCM đón được 990.000 lượt khách quốc tế, giảm 8% so cùng kỳ. Còn theo thống kê của Tổng cục Du lịch, 4 tháng đầu năm nay đón hơn 1,29 triệu lượt khách tới Việt Nam, giảm đến 17,8% so cùng kỳ. Mỹ vẫn là quốc gia có lượng khách tới Việt Nam đông nhất, với trên 152 ngàn lượt; tiếp theo là Trung Quốc khoảng 141 ngàn lượt; Hàn Quốc 134 ngàn lượt; Nhật Bản hơn 128 ngàn lượt..
Ảnh: Đ.N.Thạch
công nghiệp lớn nhất thế giới, xét trên hầu hết các phương diện, khi nó tạo ra 220 triệu việc làm, chiếm 7,6% tổng số việc làm toàn cầu; doanh thu 5.500 tỉ USD/năm, tương đương 9,4% GDP toàn thế giới. Tuy nhiên, năm 2009, ngành du lịch sẽ sụt giảm 3,5% và mất 10 triệu việc làm cho đến 2010. Tốc độ tăng trưởng trung bình 3,5% của những năm trước hiện chỉ còn 1%, thấp nhất kể từ lúc xảy ra dịch SARS. Đó là chưa tính đến những tác động của dịch cúm A/H1N1 đang diễn biến phức tạp.
.Đại diện nhiều công ty kinh doanh lữ hành bày tỏ sự lo lắng khi lượng khách hủy tour tăng lên nhanh. Nhiều khách sạn, tỷ lệ đặt phòng cho quý 1/2009 mới đạt khoảng 30%. Ông Vũ Thế Bình, vụ trưởng vụ Lữ hành, tổng cục Du lịch phải nói rằng, “tình hình rất nghiêm trọng...”.
Dự báo... không tăng trưởng
Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), ông Phạm Ngọc Minh nói rằng, đọc các báo cáo gần nhất về tình hình khách đến, ông càng xem càng thấy “hoảng”.
Bởi vì, từ tháng 9 đến nay, lượng khách trên các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines đã tăng trưởng “âm” so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo sau Tết Âm lịch, các tuyến nội địa cũng sẽ có tình trạng tương tự.
Theo ông Minh, năm sau, cạnh tranh về điểm đến, chất lượng dịch vụ giữa các nước ngày càng gay gắt. Vietnam Airlines đã tính tới hai phương án, một là chỉ tăng trưởng 5 – 6%, hai là, trong tình huống xấu nhất là, cố gắng để tồn tại được.
Sụt giảm của ngành du lịch là không tránh khỏi bởi khủng hoảng tài chính nổ ra, kinh tế ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore đã suy thoái thì người dân ở nhiều nước nhanh chóng cắt giảm chi tiêu và khoản dễ cắt nhất là đi lại, du lịch, nhất là với những nơi xa xôi như Việt Nam và quay về du lịch trong nước. Khách đến được cũng giảm chi tiêu, mua sắm, lựa chọn những tour, tuyến, dịch vụ rẻ nhất, đến với những nước có tỷ giá ngoại tệ có lợi cho họ.
Với xu hướng ấy, theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, trong năm tới, du lịch Việt Nam sẽ rất khó khăn, dự báo không tăng trưởng hoặc nếu có chỉ tăng trên… 0% một chút.
V, Tổng kết
Trên đây chỉ là một vài ví dụ về những yếu tố tác động tới ngành du lịch khiến cho nó trở thành một ngành mang tính nhạy cảm, yếu tố về tự nhiên con người không thể điều khiển chi phối được, yếu tố dịch bệnh đang là mối lo ngại lớn, hiện nay khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, môi trường ngày càng ô nhiễm thì những loại bệnh dịch mới xuất hiện khiến cho y học hiện đại cũng đang lâm vào tình trạng đáng lo ngại hơn bao giờ hết, thêm vào yếu tố chính trị và kinh tế đều mang tính khách quan khó có thể nắm bắt. Tựu chung lại tất cả những yếu tố trên đều làm cho du lịch lâm vào tình trạng mất cân bằng, khiến cho du khách lo ngại nhiều nhất đó là vấn đề an toàn.An toàn là một yếu tố quan trọng đối với mọi khách du lịch và còn quan trọng hơn đối với những khách du lịch trẻ chưa có kinh nghiệm. Những sự kiện quốc tế gần đây cho thấy Việt Nam nên quảng bá hình ảnh của mình là một địa điểm an toàn cho du lịch và coi đó là điểm mạnh của mình. Tuy nhiên, an toàn và an ninh phải xét từ nhiều khía cạnh, mặc dù không có vụ tấn công hay khủng bố nào xảy ra nhưng những vấn đề cần quan tâm khác cũng cần phải xem xét như: an toàn giao thông, trộm cắp, bệnh lây lan qua đường tình dục, các dịch bệnh khác…. Những khách du lịch sẽ tự ý thức được rằng không gây nên những tác động xấu tới xã hội địa phương do hành động của mình. Thái Lan có lẽ được nh ắc đến nhi ều nh ất trong ph ạm vi ảnh h ư ởng c ủa các yếu tố. Nh ưng nhìn sang Thái Lan, điều đáng khâm phục là họ không chỉ nỗ lực xây dựng hình ảnh “Đất nước của những nụ cười” mà còn không ngừng gìn giữ và phát triển lên thành một thương hiệu riêng. Việc xây dựng một thương hiệu, thí dụ như “Việt Nam - đất nước thân thiện” có lẽ không nằm ngoài khả năng của chúng ta nếu như các ngành hữu quan không chỉ đưa ra chỉ tiêu đón khách mà nên cấp bách xây dựng những kế hoạch phát triển ngành như tăng số phòng nghỉ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao kiến thức, tay nghề cho công nhân viên các ngành liên quan, tăng cường công tác quản lý và bảo trì các di tích, điểm tham quan, bảo vệ du khách...
“Cái khó nhiều khi ló cái khôn”. Những thử thách trong năm 2009 biết đâu lại là động cơ thúc đẩy công nghiệp du lịch VN thoát khỏi tình trạng trì trệ.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32885.doc