Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo ra vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân…. là yếu tố quyết định sống còn đối với các doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Chính vì vậy, vấn đề
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong gđ từ năm 2000 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Để đạt được điều đó, nước ta phải cố gắng rất nhiều. Nước ta là nước có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, cơ chế quản lý còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Chính vì vậy, để cùng hội nhập và thực hiện tiến trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới, nước ta đang có những chính sách mới được đưa ra để phù hợp với điều kiện của đất nước. Tìm ra được những ngành nghề để phát huy sức mạnh và những lợi thế riêng của đất nước, xem xét khu vực kinh tế nào hoạt động có hiệu quả để phát huy và hoàn thiện, khu vực kinh tế nào còn nhiều yếu kém và hạn chế thì cần đổi mới và có chính sách hỗ trợ kịp thời. Đó chính là vấn đề được đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.
Để thực hiện được mục tiêu đó, yếu tố mà nhà nước có thể nhận định được để đưa ra các chính sách sao cho phù hợp nhất chính là hiệu quả hoạt động giữa các ngành nghề kinh tế và giữa các khu vực kinh tế. Tìm ra các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp, việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong các khu vực sở hữu khác nhau, trong các ngành kinh tế khác nhau để có những chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp luôn là bài toán hóc búa với các doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung.
Qua nghiên cứu và được các thầy cô hướng dẫn tận tình, các cô chú và anh chị trong phòng phân tích và dự báo chiến lược của bộ lao động thương binh và xã hội, do vậy em quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế”. Do thời gian hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, vì vậy đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy cô để việc nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Tình hình thế giới:
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, việc sử dụng vốn là yếu tố hàng đầu góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển các ngành nghề đòi hỏi kĩ thuật cao. Một số nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh… lượng vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn. Bên cạnh đó việc thực hiện chính sách xuất khẩu để thu lợi nhuận, đồng thời có thêm lượng vốn để đầu tư là chính sách hàng đầu của các nước phát triển. Các nước phát triển trên thế giới luôn tận dụng được các nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tình hình trong nước:
Việt Nam là một trong những nước đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, vì vâỵ nước ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn. Nước ta là nước có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, giá cả nguồn nhân lực rẻ nhưng không vì thế mà yếu tố này có thể thay thế được cho lượng vốn đầu tư. Bởi vậy, để thực hiện quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các đơn vị kinh tế cũng như người dân trong cả nước, chúng ta cần xem xét nguồn vốn bị chi phối bởi những nhân tố nào, đầu tư vốn trong ngành nào mang lại lợi nhuận cao, có khả năng cạnh tranh với các nước và tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Tìm hiểu cách thức sử dụng vốn, lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết đối với nước ta hiện nay để có thể đưa ra được các chính sách tác động phù hợp và kịp thời đối với nền kinh tế của đất nước.
Xác định vấn đề nghiên cứu.
Như đã nói ở trên, nhu cầu cần thiết được đặt ra là xem xét yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo ngành kinh tế và sự khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế. Trước tiên, ta nghiên cứu vấn đề theo chuỗi thời gian từ năm 2000 đến năm 2005.
Đề tài này được đưa ra nhằm đánh giá được ngành nào đạt hiệu quả kinh tế cao, ngành nào chưa cao, nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt đó. Đặc biệt, trong đề tài này, yếu tố quan trọng nhất đó là tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng vốn và lao động trong các doanh nghiệp khác nhau như thế nào trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này nhằm tìm ra yếu tố tác động đến kết các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế. Yếu tố nào tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì nên chú trọng hoàn thiện và phát huy hơn nữa. Còn yếu tố nào tác động tiêu cực thì nên đưa ra biện pháp khắc phục cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của nước ta hiện nay với mục đích tìm ra được ngành kinh tế phù hợp với thế mạnh phát triển của đất nước. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề nhằm đưa ra được mô hình chính xác, và thực hiện trong khoảng thời gian gần đây nhất, từ đó có thể đưa ra được xu thế sử dụng vốn của ngành nào là phù hợp nhất với tình hình phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
Trong mô hình xây dựng biến biến phụ thuộc là lợi nhuận, các biến độc lập là vốn, lao động và chi phí trung gian. Việc xây dựng mô hình nhằm mục đích kiểm định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận theo những chiều hướng nào. Mô hình được thực hiện theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, các biến giải thích là vốn, lao động và chi phí trung gian sẽ ảnh hưởng ra sao đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thể xác định được hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiêp.
Đề tài cũng nhằm mục tiêu đánh giá xem hiệu quả sử dụng ở các khu vực kinh tế theo chiều hướng nào để điều chỉnh các chính sách một cách hợp lý nhằm mục tiêu để các doanh nghiệp tìm ra đường đi đúng đắn, nâng cao được khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế khác nhau.
Ý nghĩa của đề tài.
Đây là một đề tài không hề mới, vấn đề này được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, hiệu quả sử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN luôn là đề tài được tranh cãi nhiều. Trong những năm qua, các nhà hoạch định chính sách luôn dựa vào hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng lao động như thế nào trong DN để có biện pháp hỗ trợ những ngành còn yếu kém tìm ra hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp, đồng thời có thể đưa ra biện pháp bảo hộ cho hoạt động của một số các doanh nghiệp trong những lĩnh vực như độc quyền như điện, xăng….
Đề tài này đưa ra được yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này để đánh giá hiểuhiệu quả sử dụng vốn trong ngành nào là đạt kết quả cao, khu vực kinh tế nào sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ngoài ra đề tài nghiên cứu có sử dụng phương pháp số liệu mảng. Đây là phương pháp xử lý dữ liệu còn khá mới, tuy nhiên trong việc phân tích số liệu thì đây là một phần mềm khá hữu dụng và đưa ra các ước lượng mang tính chính xác. Sử dụng phương pháp biến mảng để nghiên cứu vấn đề một cách tổng quan, và tránh được những khuyết tật của mô hình trong khi ước lượng, do vậy sẽ có được những ước lượng chính xác hơn.
1.5. Phương pháp phân tích số liệu mảng.
1.5.1. Định nghĩa về phương pháp phân tích số liệu mảng.
Trong cùng những đơn vị quan sát trong một mẫu tiêu biểu được khảo sát từ 2 lần trở lên, kết quả quan sát được biểu diễn dưới dạng bảng số liệu theo chiều dọc, thực hiện theo thời gian. NSLY( The National Longitudinal Survey of Youth) đã bắt đầu với các cuộc khảo sát vạch ra ranh giới vào năm 1979 và cùng những cá nhân đó được phỏng vấn nhiều lần từ đó, hàng năm đến tận năm 1994 theo chu kỳ 2 năm 1 lần. Tuy nhiên, đơn vị quan sát dữ liệu mảng không chỉ là những cá nhân, mà còn là hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc các vùng địa lý, có thể tồn tại trong thực thể và giữ tính đồng nhất qua thời gian.
Số liệu mảng bao gồm những mẫu tiêu biểu và độ dài chuỗi theo thời gian. Việc ghép như vậy ở các mô hình hồi quy để phù hợp với mô hình kinh tế, phân tích được nhiều khía cạnh phức tạp hơn so với việc sử dụng dữ liệu đơn. Việc phân tích số liệu mảng có thể thấy sự khác biệt và xu hướng diễn ra theo thời gian của các mục tiêu nghiên cứu. Việc sử dụng số liệu mảng có thể giải quyết các vấn đề về sai lệch mà nguyên nhân là do không quan sát được tính đồng nhất trong số liệu điều tra mẫu, đây là vấn đề chung trong việc điều chỉnh mô hình với dữ liệu được chia cắt theo thời gian.
Lý do thứ 2 mà chúng ta có thể khai thác được từ phương pháp phân tích số liệu mảng đó chính là phân tích để có thể bộc lộ ra những chức năng mà rất khó để phát hiện được trong số liệu mẫu.Chính vì vậy, phương pháp số liệu mảng ngày càng được sử dụng nhiều trong việc sử lý số liệu.
Điều hấp dẫn thứ 3 của phương pháp số liệu mảng là chúng thường có số lượng quan sát rất rộng, và các quan sát kết nối đối tượng ở nhiều thời điểm khác nhau. Nếu có n đơn vị quan sát và cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian T, thì có khả năng là sẽ có nT quan sát trong chuỗi thời gian T và n đơn vị tương đương. Trong trường hợp của NLSY, có hơn 6000 cá nhân tham gia thí dụ điểm. Cuộc khảo sát được thực hiện 19 lần vào năm 2004, như vậy tổng số quan sát đã lên đến 100000 quan sát. Hơn thế nữa, việc thực hiện và duy trì chúng rất cần chi phí rất cao, nên phương pháp số liệu mảng hướng tới nội dung nghiên cứu toàn diện và hoàn thiện hơn.
1.5.2. Mô hình tổng quát của phương pháp phân tích số liệu mảng.
Ta có phương trình như sau:
Yij = β1 + β2*X2ij +… + βk* Xkij + Ui +εij.
Trong đó:
Yij: là biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ j.
Xkij: biến ngoại sinh.
Với mỗi cá thể, Ui là ảnh hưởng của yếu tố không quan sát đuợc và không thay đổi theo thời gian, nó đặc trưng cho mỗi cá thể. Nếu Ui tương quan với bất kỳ biến Xj nào thì ước lượng hồi quy từ hồi quy Y theo Xj sẽ bị ảnh hưởng chéo bởi những yếu tố không đồng nhất không quan sát được. Thậm chí, nếu Ui không tương quan với bất kỳ một biến giải thích nào thì sự có mặt của nó cũng là nguyên nhân làm cho các ước lượng OLS không hiệu quả,và sai số tiêu chuẩn không có hiệu lực. Vì vậy, ta phải tìm cách loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố không quan sát được.
Có 2 loại mô hình được sử dụng phổ biến là:
Mô hình tác động cố định.
Mô hình tác động ngẫu nhiên.
1.5.2.1. Mô hình tác động cố định.
Mô hình tác động cá thể riêng biệt cho phép mỗi đơn vị theo không gian (mỗi cá thể, mỗi doanh nghiệp, hoặc mỗi quốc gia,...) có số hạng chặn khác nhau mặc dù tất cả các hệ số góc là như nhau, cho nên:
(2)
trong đó có phân bố xác định và độc lập đối với và . Hệ số là biến ngẫu nhiên thể hiện các đặc tính không quan sát được, trong phần này chúng ta giả thiết nó là biến ngoại sinh.
(3)
nghĩa là, số hạng sai số được giả thiết là có kỳ vọng có điều kiện theo giá trị quá khứ, hiện tại và tương lai của các biến giải thích bằng 0.
Trong mô hình (2), khi αi được coi như một biến ngẫu nhiên không quan sát được, nó có khả năng tương quan với các biến quan sát được xit . Mô hình dạng này là mô hình tác động cố định.
Trong mô hình sử dụng số liệu mảng, nếu αi và εij không có tương quan với nhau, khi đó ta có thể coi αi như một biến giải thích thông thường, khi đó αi không thay đổi theo j mà chỉ thay đổi theo i.
Trong việc sử dụng số liệu mảng, khả năng ước lượng mô hình tác động cố định (fixed effects model - FE) là khá chính xác. Trong mô hình tác động cố định, những đặc tính không quan sát được của mỗi cá thể có thể tương quan với các biến giải thích. Những đặc tính không quan sát được có thể dẫn đến khuyết tật của mô hình như bỏ sót biến, về nguyên tắc khuyết tật này của mô hình có thể được khắc phục bằng phương pháp biến công cụ khi sử dụng số liệu chéo, nhưng trong thực hành thì rất khó có thể tìm được một biến công cụ thực sự giá trị. Số liệu mảng với rất ít thời kỳ (giả sử có hai thời kỳ) cho chúng ta cách để xử lý nếu tác động riêng biệt của cá thể không quan sát được và không thay đổi theo thời gian.
1.5.2.2. Mô hình tác động ngẫu nhiên.
Trong trường hợp các biến mà chúng ta quan tâm là hằng số cho mỗi cá thể, hồi quy ảnh hưởng cố định sẽ không phải là công cụ hiệu quả bởi vì nó không bao gồm các biến này. Hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên đưa ra 2 điều kiện và cung cấp cách giải quyết cho vấn đề này.
Trong mô hình tác động ngẫu nhiên, Ui có tương quan đến εij, do đó ta không thể xét Ui như một biến độc lập do vi phạm giả thiết của OLS, điều này dẫn đến các ước lượng bị chệch và không vững, như vậy việc ước lượng mô hình sẽ có thể không chính xác. Để giải quyết vấn đề này, ta phải gộp 2 yếu tố này vào để trở thành một sai số ngẫu nhiên. Ta có mô hình như sau:
Yij = β1 + β2*X2ij +… + βk* Xkij + Ui +εij.
= β1 + β2*X2ij +… + βk* Xkij + vit
Trong đó,
Vit = Ui +εij.
1.5.3. Kiểm định Hausman.
Để xem xét mô hình nào phù hợp hơn ta sử dụng kiểm định Hausman. Đây là kiểm định nhằm giúp ta lựa chọn nên sử dụng mô hình tác động cố định hay là mô hình tác động ngẫu nhiên. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa Ui và εit hay không? Nếu không tồn tại hiện tượng tự tương quan thì khi đó các ULOLS sẽ là UL vững và hiệu quả. Nếu có tồn tại tương quan, ULOLS sẽ chệch và không vững. Do vậy, để có thể phân tích chính xác, tránh được những khuyết tật của mô hình ta sử dụng kiểm định này để lựa chọn mô hình phù hợp hơn. Kiểm định Hausman là kiểm định giả thiết:
H0: Ui và biến độc lập không tương quan.
H1: Ui và biến độc lập có tương quan.
Khi giá trị(Prob>chi2) chi2) >0.05, lúc đó cho ta chấp nhận giả thiết H0, tức là Ui và biến độc lập không tương quan.Khi đó, để tránh những sai lầm của mô hình, có thể dẫn đến những ước lượng không chính xác,ta sẽ sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên.
Chương 2: Tình hình thực tế về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo khu vực kinh tế giai đoạn từ 2000 đến năm 2005.
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005.
Ngày 11 tháng 5 năm 2000, tổng cục thống kê công bố kết quả điều tra thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004. Điểm đáng lo ngại nhất là số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ kĩ thuật thủ công lạc hậu.
Năm 2004, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 24 tỷ đồng tiền vốn. Năm 2000, số lao động là 84 và vốn sử dụng là 26 tỷ đồng. Như vậy, xu hướng quy mô nhỏ ngày càng phát triển do 3 năm qua, doanh nghiệp mới chủ yếu là tư nhân với quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 46%, từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 35%. Về quy mô vốn, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm 86%, trong đó hơn 1 nửa là dưới 1 tỷ đồng. Những ngành tập trung nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là công nghiệp, bình quân 154 lao động và 32 tỷ đồng tiền vốn, tiếp đó là vận tải, thong tin liên lạc và xây dựng. Quy mô nhỏ và phân tán là ngành thương nghiệp, bình quân 18 lao động và 6 tỷ đồng tiền vốn. Doanh nghiệp ngành khách sạn nhà hang bình quân là 27 lao động và 9 tỷ đồng tiền vốn.
Do phần lớn doanh nghiệp có mức vốn thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kĩ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động ngoài quốc doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổng cục thống kê cũng chỉ ra rằng, Doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát, chưa có định hướng rõ rang. Số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 77,5% số doanh nghiệp được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, nhưng biến động tới gần 20% hàng năm. Nhiều tỉnh có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng từ 70 đến 80% trong số đó chỉ có từ 1 đến 5 lao động và số vốn không quá 5 tỷ đồnh như Long An, Đồng Tháp, Nam Định… Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn, nhưng rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt Việt Nam chưa có 1 tập đoàn kinh tế lớn mạnh nào.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được xem là đáng lo ngại. Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng từ 19% năm 2000 lên hơn 23% năm 2003, với mức lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, gần bằng 1/4 số vốn hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong khi đó, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi, năm cao nhất mới chiếm 73% với mức lãi thấp( 50 đến 89 nghìn tỷ đồng). Theo thống kê, tổng số lãi tính đến năm 2003 là 10.825 tỷ đồng, tổng lãi là 89.054 tỷ đồng.
Nhìn từ thực tế ta thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế, các khu vực kinh tế là chưa thực sự hiệu quả. Cũng có thể nhận định rằng cách thức sử dụng vốn của các doanh nghiệp còn nhiêu bất cập, chưa hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của mới khẳng định được ở một số mặt hàng sản phẩm và dịch vụ thông thường. Trong khi đó, quyền lợi của người lao động trong rất nhiều doanh nghiệp đang bị xem nhẹ. Số liệu công bố còn cho thấy, doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động chiếm hơn 70% tổng số doanh nghiệp hiện có.
Nhìn tổng quan về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước thật đáng lo ngại, hoạt động chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn kém so với thị trường quốc tế. Mục đích hoạt động còn chưa có định hướng rõ ràng, chưa có hướng đi hiệu quả và hợp lý, chính sách sử dụng vốn còn kém, các hoạt động còn phân tán, manh mún.
2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp theo khu vực kinh tế giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005.
2.2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2000 đến năm 2005.
2.2.1.1. Những thành tựu mà các doanh nghiệp nhà nước đã đạt được từ năm 2000 đến nay.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, các doanh nghiệp đang thực hiện các chính sách của mình để nâng cao sức cạnh tranh trong nước cũng như trong thị trường quốc tế.
Theo cuộc họp của thủ tướng chính phủ với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hôm 8-8 năm 2008 đã nêu ra nhiều vấn đề xung quanh tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt việc định giá lại nguồn vốn được nhiều doanh nghiệp đề nghị. Bộ tài chính dẫn nguồn báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trừ các ngân hàng thương mại nhà nước, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, các tổng công ty đã cổ phần hóa) cho thấy hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh của các đơn vị này đạt kết quả tốt.
Tổng doanh thu năm 2007 của các tập đoàn , tổng công ty tăng 24%, tổng lợi nhuận tăng 23% so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 17% ( năm 2006 là 16%), 6 tháng đầu năm 2008, 8 tập đoàn và 96 tổng công ty vẫn đạt doanh thu 59%, lợi nhuận đạt 53% và nộp ngân sách đạt 67% kế hoạch cả năm. Hết năm 2007, vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty đã tăng 18% và tổng tài sản tăng 26% (khoảng 927 ngàn đồng). Những nguồn tăng này chủ yếu được hình thành từ tích lũy lợi nhuận và tiền bán cổ phần từ các công ty con. Theo đó, đầu tư của công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết trong năm 2007 cũng đã tăng lên và chiếm 24% vốn của chủ sở hữu. Việc cổ phần hóa cũng thu về cho quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty hiện nay là 24 ngàn tỷ đồng.
2.2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2000 đến nay.
a. Quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Theo số liệu của kiểm toán nhà nước (KTNN) công bố ngày 17 /8/2005 đã đưa ra bản báo cáo toát lên vấn đề kiểm đâu sai đấy, đặc biệt là có nhiều điểm nóng sai phạm tài chính được phát hiện. Có 3 điểm nóng:
Điểm nóng đầu tiên là hiện tượng khai sai thuế, giấu thuế và nợ đọng thuế khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước. Trong số 19 tổng công ty thì có tới gần 300 tỷ đồng tiền thuế được kiến nghị thu thêm. Cá biệt như tổng công ty tà thủy Việt Nam, số thuế thu thêm lên đến 63,9 tỷ đồng thuế VAT; công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị là 33,3 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Cũng chính loại doanh nghiệp này đang nợ đọng những khoản tiền thuế khổng lồ là hơn 4300 tỷ đồng và hơn 25% số này không thể thu hồi.
Điểm nóng khác chính là việc sử dụng vốn đầu tư không đúng mục đích. Bộ giao thông vận tải chi sai mục đích là 143,6 tỷ đồng, chương trình kiên cố hóa trường học chi sai mục đích là 167 tỷ đồng, cũng có hơn 1400 tỷ đồng trong số hơn 6000 tỷ đồng thu vượt dự toán được sử dụng nhưng không tuân thủ quy định và không được HĐND tỉnh thống nhất.
Điểm nóng nhất vẫn là đầu tư và xây dựng cơ bản. Theo đánh giá của KTNN, sai phạm trong đấu thầu thực sự nổi cộm và là căn nguyên của những tiêu cực, lãng phí và thất thoát. Số liệu đưa ra đáng để giật mình như dự án đường Chiềng Ngân (Sơn La) có giá trị 238,8 tỷ đồng mà vẫn được chỉ định thầu và giá thầu cao hơn phê duyệt tới 18,8 tỷ đồng. Hiện tượng giàn xếp, xé lẻ để chỉ định thầu, đấu thầu chui khiến cho nhiều công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
b. Các doanh nghiệp nhà nước chưa hoạt động hết khả năng của mình.
Điều đáng lo ngại là theo kết quả của các báo cáo kiểm toán chuẩn đoán được công bố vào ngày 21 tháng 1 năm 2004. Tất cả các đơn vị này đều đang hoạt động dưới khả năng của mình, bởi một lý do là không có động cơ kích thích họ nỗ lực hơn. Việc kiểm toán chẩn đoán các doanh nghiệp nhà nước là một phần của dự án: Hỗ trợ kĩ thuật thực hiện chương trình kiểm toán phân tích doanh nghiệp nhà nước và được thực hiện bằng nguồn tài trợ không hoàn lại của chính phủ Australia, Đan Mạch, Nhật Bản, ủy thác của ngân hàng thương mại thế giới(WB). Việc kiểm toán được thực hiện bởi các công ty KPMJ- Australia, KPMJ- Thai Lan, Ernst -Young (Australia)…
Bà Lê Anh Tú, cố vấn kĩ thuật của dự án cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp của nhà nước được kiểm toán là 7,6%, thấp hơn nhiều so với mức 12% của các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán Trung Quốc và mức 24% của các công ty tương tự ở Ấn Độ. Quan điểm thống nhất của các chuyên gia tư vấn quốc tế là các doanh nghiệp có tiềm năng tạo ra mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhưng bị cản trở bởi các lý do thể chế khác nhau. Cụ thể là sự thiếu vắng 1 cơ chế khuyến khích công bằng được gắn kết với những mục tiêu hoạt động cụ thể của ngành. Các tổng công ty và doanh nghiệp thành viên được giao những mục tiêu phi lợi nhuận( phúc lợi xã hội), do đó làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, các tổng công ty thực hiện rất nhiều vai trò đa dạng khác nhau và không thể hoạt động như một đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận do phải làm công việc như một cơ quan hỗ trợ và giám sát hiệu quả của các doanh nghiệp thành viên. Những mục tiêu xác định là khác nhau, do đó doanh nghiệp không thực hiện được hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong một số ngành, chính phủ quyết định mức giá bán tối đa, do đó các doanh nghiệp dựa theo đó mà ấn định mức giá bán( gồm giá trần và giá sàn) cho các thành viên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của các thành viên. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trực thuộc không được bán vượt ngoài khung của tổng công ty, do vậy các đơn vị thành viên bị mất thị phần vào các đơn vị liên doanh không thuộc quyền kiểm soát của tổng công ty.
c. Sai lầm trong cách thức quản trị của doanh nghiệp nhà nước.
Điều bất cập rất lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là vấn đề sử dụng lao động. Theo chúng ta đã biết, chế độ dụng nhân và chế độ đãi ngộ là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị và phát triển nguồn nhân lực, đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này đã không được coi trọng trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy , các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã mắc phải một số sai lầm trong quản trị và tuyển dụng lao động.
Nguyên nhân có thể có ở các vấn đề sau:
Doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng thiếu hụt nhân sự có năng lực, yếu kém về năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.Trong chính sách dụng nhân, các doanh nghiệp thường mắc sai lầm nghiêm trọng trong khi lặp lại cơ chế sắp xếp, bố trí cán bộ trong cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước. Cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo tuân theo các tiêu chí cơ bản như: phải là đàng viên, có thâm niên công tác, và thuộc diện cán bộ quy hoạch của tổ chức đảng trong doanh nghiệp đó. Tài năng đôi khi cũng chỉ là điều kiện đủ chứ chưa phải là điều kiện cần.Theo cơ chế bổ nhiệm nêu trên,như vậy một người trẻ, có tài năng, mới vào làm cho doanh nghiệp nhà nước khó mà được trọng dụng và bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.
Bên cạnh đó, chúng ta luôn bắt gặp đâu đó một doanh nghiệp nhà nước như một nhà trẻ hoặc là nơi giải quyết “ chế độ, chính sách”, bởi công nhân viên đa phần được gửi gắm, hoặc chuyển ngành trong các khu vực nhà nước. Hoạt động tuyển dụng trong doanh nghiệp nhà nước đôi khi không tuân thủ theo nguyên tắc “có việc mới tìm người” mà ở trong tình trạng “có người rồi mới tạo ra việc”. Như vây, dù có tuyển nhiều lao động nhưng làm việc còn mang tính chất hành chính, không năng động trong công việc, kéo theo điều này là năng suất lao động trong khu vực kinh tế này không cao.
Một yếu tố khác cũng góp phần quan trọng tạo ra tình trạng yếu kém của đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp nhà nước đó chính là chế độ đãi ngộ: Cơ chế trả lương và chính sách động viên khen thưởng. Mặc dù doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận và tự trang trải chi phí, nhưng lại bị bắt buộc áp dụng hệ thống thang lương- bảng lương này là cơ chế trả lương không theo năng lực lao động, mà dựa trên bằng cấp, chức danh công việc, và thâm niên công tác. Nếu như tại các doanh nghiệp tư nhân, 1 sinh viên mới ra trường có thể đề nghị mức lương của mình, và doanh nghiệp chủ động đưa ra một mức lương phù hợp mà cả 2 phía có thể chấp nhận được. Nhưng điều này rất hiếm xảy ra ở các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến tình trạng người có năng lực nhưng mới ra trường luôn có mức lương thấp hơn một người bình thường nhưng có thâm niên làm việc là điều rất hay gặp trong các doanh nghiệp nhà nước.
Hệ thống thang lương – bảng lương nhà nước quá phức tạp, dẫn đến tiêu cực, không công bằng trong cách trả lương. Hiện tượng “thưởng trong lương” rất phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước. Đó là biến tướng của việc buộc phải chi sai quỹ tiền lương nhằm đảm bảo thu nhập đủ sống cho công nhân viên của doanh nghiệp (vì lương theo hệ số của thang lương – bảng lương quá thấp). Bất cập này là nguyên nhân chính của tình trạng lãn công, tâm lý “không cần làm nhiều vì lương vẫn thế” trong đại bộ phận của doanh nghiệp.
Chính sách động viên khen thưởng cũng chẳng khác gì lương. Bằng cấp và yếu tố thâm niên vẫn là những đặc điểm cơ bản nhất dùng làm tiêu chí để thực hiện. Vì thế, nó không còn mang tính khích lệ, động viên kịp thời đối với người có cống hiến, có hiệu quả trong giải quyết công viêc. Ví dụ, tại một doanh nghiệp nhà nước, giám đốc quyết định mỗi phòng được cử một cán bộ quản lý và một nhân viên xuất sắc đi du lịch nước ngoài. Sau khi tiến hành lựa chọn, đa phần người được chọn là người có thâm niên công tác hoặc có ảnh hưởng nhất định tại phòng, trong khi đó những nhân viên trẻ có năng lực, có cống hiến thực sự thì lại không được đề cử. Điều này đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong tập thể người lao động.
Chế độ khen thưởng hàng năm lại mang tính hình thức. Việc bình bầu A, B, C và tính chất bình bầu không thực tế. Để không mất lòng mọi người, ai ai cũng xếp loại A, hi hữu mới có trường hợp xếp loại C là dành cho những người mới vào làm việc.
Trên đây là những bất hợp lý trong chế độ đãi ngộ đã không kích thích được sự phấn đấu, cạnh tranh bằng năng lực giữa các nhân viên.
Bên cạnh đó, lượng vốn mà các doanh nghiệp nhà nước sử dụng không hiệu quả, còn lãng phí rất nhiều như các công trình xây dựng cầu vượt, các công trình xây đường, nhà máy… Tiền vốn bỏ ra nhiều mà lợi ích sử dụng không cao, không thiết thực để áp dụng vào thực tế.
2.2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) vừa công bố kết quả điều tra “Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 2001”. Trong đó, các nhà quản lý cho rằng, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề làm chi phí giao dịch trong kinh doanh cao do trình độ quản trị thấp. Các DNTN không đạt được hiệu quả kinh tế cao là vì các DNTN thường rất khó xin đăng kí kinh doanh những ngành nghề mà trước đây Nhà nước độc quyền như du lịch lữ hành quốc tế, xuất khẩu lao động, khai khoáng… Chính vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam còn rất hạn chế, hiệu quả không cao, hầu như không có doanh nghiệp tư nhân nào có quy mô lớn.
Từ năm 2000 đến nay, trên Hà Nội có hơn 40.000 DNTN đăng kí thành lập. Tuy phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp này chưa tương xứng. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tuy phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp này chưa tương xứng với thế mạnh của một thành phố được coi là một trong những “đầu tàu” của kinh tế cả nước. Không ít doanh nghiệp sau khi đăng kí thành lập đã không thể hoạt động do chưa chuẩn bị được các yếu tố kinh doanh cần thiết. Ông Lưu Tiến Long, Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội cho biết, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân Hà Nội hầu hết còn mang tính tự phát. Tổng vốn đăng kí của hơn 40.000 DNTN ở Hà Nội xấp xỉ 100.000 tỷ đồng. Như vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có số vốn pháp định trung bình khoảng 2,5 tỷ đồng (chỉ có 15 doanh nghiệp có vốn pháp định trên 10 tỷ đồng). Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực tạo ra lợi nhuận nhanh, vốn đầu tư thấp như thương mại, dịch vụ. Những lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng và chế tạo… lại được ít doanh nghiệp đầu tư. Ngoài ra, tình trạng chung hiện nay là các DNTN không thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao.
2.2.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn từ năm 2000 đến nay._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22017.doc