Các vấn đề về rủi ro lãi suất trong Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

A-Mở đầu I-Khái niệm chung và lịch sử hình thành ngân hàng thương mại Để có một nền kinh tế phát triển lành mạnh , tốc độ tăng trưởng cao, bền vững đòi hỏi các định chế tài chính phải luân chuyển vốn từ những người tiết kiệm đến những nhà đầu tư sản xuất. Như vậy thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay lại, các định chế tài chính thu được chênh lệch lãi suất, bảo đảm an toàn và góp phần tăng trưởng kinh tế. Những định chế tài chính đó chính là các Ngân hàng thương mại (NHTM), vậy hệ thốn

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các vấn đề về rủi ro lãi suất trong Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngân hàng ra đời như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu sơ qua về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng và vai trò của nó đối với toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Các nhà sử học và ngôn ngữ học đưa ra một câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc của Ngân hàng. Cả tiếng Pháp cổ Banque và tiếng Y Banca đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước để chỉ “ cái ghế dài “ hoặc” cái bàn của người đổi tiền “. Điều đó mô tả khá rõ những gì mà giới sử học đã quan sát và những Ngân hàng đầu tiên xuất hiện hơn 2000 năm trước đây. Họ là những người đổi tiền , thường ngồi ở một bàn hoặc một cửa hiệu nhỏ ở trung tâm thương mại , giúp các nhà du lịch đến thành phố đổi ngoại tệ lấy bản tệ và chiết khấu thương phiếu giúp các nhà buôn có vốn kinh doanh. Các Ngân hàng đầu tiên có thể đã dùng vốn tự có để tài trợ cho các hoạt động của họ, những điều đó không kéo dài trước khi ý tưởng về việc thu hút tiền gửi và cho vay ngắn hạn đối với những khách hàng giàu có trở thành một nội dung quan trọng của hoạt động ngân hàng. Các khoản cho vay được cấp cho các nhà buôn, chủ tàu, lãnh chúa với lãi suất thấp, khoảng 6% năm và khoảng 48% tháng cho những dự án mạo hiểm nhất! Hầu hết các ngân hàng đầu tiên đã xuất hiện ở Hy Lạp. Công nghệ ngân hàng đã đần đần lan rộng từ nềm văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã sang văn minh Bắc Âu và Tây Âu. Hoạt động của ngân hàng đã gặp phải những chống đối của tôn giáo trong suốt thời Trung Cổ, chủ yếu là do các khoản cho vay, đặc biệt là đối với người nghèo thường có lãi suất rất cao. Tuy vậy, khi thời Trung Cổ qua đi, thời kỳ Phục Hưng bắt đầu ở Châu Âu, các khoản cho vay và tiền gửi phần lớn liên quan tới những khách hàng tương đối giàu có. Điều này làm giảm sự chống đối của tôn giáo đối với hoạt động của ngân hàng. Sự phát triển của những con đường thưng mại xuyên lục địa mới và những biến chuyển trong ngành hàng hải và vào thế kỷ 15, 16, 17 đã đân chuyển trung tâm thương mại của thế giới từ Địa Trung Hải sang Châu Âu và quần đảo Anh, nơi ngân hàng trở thành ngành công nghiệp hàng đầu. Chính giai đoạn này đã gieo mầm cho cuộc cách mạng công nghiệp với yêu cầu về một hệ thống tài chính phát triển. Cụ thể, việc ứng dụng phương thức sản xuất lớn đòi hỏi một sự mở rộng tương ứng trong thươngmại toàn cầu để tiêu thu các sản phẩm công nghiệp, đòi hỏi phải phát triển các phương thức thanh toán và tín dụng mới. Hệ thống ngân hàng đã nhanh chóng phát triển thêm nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Trong số những ngân hàng đứng đầu phải nói đến là Ngân hàng Medici ( Medici Bank ) ở italia và Ngân hàng Hochstettek ( Hochstettek Bank ) ở Đức. Những nghiệp vụ đầu tiên mà các ngân hàng Châu Âu thực hiện là lưu giữ đảm bảo các vật có giá ( như tài sản bằng vàng, bạc ) bởi vì trong giai đoạn này công chúng rất lo ngại về tình trạng mất mát tài sản do an ninh hoặc chiến tranh. Những nhà buôn thường cảm thấy an toàn khi để tài sản của họ tại ngân hàng hơn là mang theo bên mình trên những chuyến đi biển. ở nước Anh, dưới thời kỳ vua Henry Viii và Charles i, Chính phủ thực hiện chính sách tịch thu các tài sản bằng vàng bạc và kết quả là công chúng tiến hành gửi tài sản của họ tại các cửa hàng thợ vàng và được chứng nhận bằng các chứng chỉ của cửa hàng. Sau đó các chứng chỉ này được lưu thông như tiền bởi việc sử dụng chứng chỉ trong thực tế thuận tiện hơn và ít rủi ro hơn việc sử dụng vàng trực tiếp. Những nhà thợ vàng cũng cung cấp các giấy chứng nhận giá trị ( Certificate of value ) – Hiện nay được gọi là giấy đánh giá trị giá tài sản . Khách hàng thường mang tài sản bằng vàng bạc, đồ trang sức tới các chuyên gia để xác nhận giá trị – một nghiệp vụ mà ngày nay các ngân hàng vẫm thực hiện. Khi các thuộc địa được thiết lập ở Bắc và Nam Mỹ, hoạt động của ngân hàng ở Cựu thế giới ( chỉ Châu Âu ) được chuyển sang Tân thế giới ( chỉ Châu Mỹ ). Đầu tiên những người di cư giao dịch chủ yếu với các ngân hàng có trụ sở chính tại nước họ. Sang thế kỷ 19 , chính quyền bang ở Mỹ bắt đầu cho phép thành lập các công ty ngân hàng. Rất nhiều công ty như vậy ban đầu chỉ là một bộ phận của của các doanh nghiệp thương mại mà trong đó dịch vụ ngân hàng hoàn toàn là thứ yếu so với việc bán hàng. Sự phát triển của các tổ chức ngân hàng lớn, chuyên nghiệp tập chung ở một và trung tâm thương mại hàng đầu, đặc biệt là ở New York. Chính phủ liên bang trở thành một lực lượng chính trong hoạt động ngân hàng Mỹ trong suốt thời kỳ nội chiến. Năm 1864, Quốc hội thành lập Cục quản lý tiền tệ ( The Office of the Controller of the Currency_OCC ). OCC có quyền cấp giấp phép thành lập các ngân hàng. Đó là cở sở để phân chia hệ thống quản lý ngân hàng thanhg hai cấp trong đó cả chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều hành hoạt động ngân hàng. ở Mỹ mô hình này được duy trì cho đến ngày nay. * Thực trạng Việt nam Trên đây là sơ lược quá trình hình thành của hệ thống ngân hàng trên thế giới , còn với Việt nam ta thì sự ra đời của hệ thông ngân hàng phải nói là rất muộn so với thế giới. Tổ chức tín dụng đầu tiên của nước Việt nam Dân Chủ Cộng hoà là Nha tín dụng, được thành lập năm 1951. Đây là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNNVN ). Ngân hàng Nhà nước Việt nam với hệ thống các chi nhánh tỉnh và chi điếm huyện, đã từng là tổ chức tín dụng lớn nhất và duy nhất trong mấy chục năm. Chức năng chính của NHNNVN là huy động tiền gửi của các doanh nghiệp của các cơ quan đoàn thể , các tổ chức kinh tês và dân cư để cho vay. NHNN vừa là cơ quan quản lý tiền tệ vừa là tổ chức kinh doanh không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và trong điều kiện chiến tranh. NHNN phải thực hiện những kế hoạch tiền tệ tín dụng được giao. Lãi suất , tỷ giá, tỷ lệ cho vay…phải hướng vào phục vụ các doanh nghiệp Nhà nước, các Hợp Tác Xã và phục vụ quốc phòng để hoàn thành các kế hoạch 5 năm, phát triển kinh tế miền Bắc đồng thời chi viện cho tiền tuyến. Trong điều kiện như vậy, hiệu quả tài chính trong hoạt động ngân hàng không thể đặt lên hàng đầu. NHNN trở thành kênh cấp vốn của Nhà nước cho các ngành, các lĩnh vực thông qua hình thức tín dụng. Phần lớn các doanh nghiệp và hợp tác xã vay ngân hàng 100% vốn lưu động và 70-90% vốn cố định. NHNN đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Miền Bắc, kiến thiết đất nước sau 1975. Nhiều công trình xây dựng , nhà máy, trường học, các hợp tác xã hình thành và phát triển thông qua tài trợ của NHNN . Thanh toán không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng được mở rộng tạo điều kiện cho Nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh tế. NHNNVN là người đại diện cho Việt nam trong hệ thống ngân hàng các nước xã hội chủ nghĩa, tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của các nước ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt nam. Sau năm 1975, cùng với khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa, viện trợ cho Việt nam giảm sút. Việt nam phải đối đầu với hàng loạt các thách thức lớn : Giải quyết nạn đói sau chiến tranh, các vấn đề xã hội cấp bách, các công trình nhà máy bị tàn phá, thiếu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu thiết bị và hàng tiêu dùng thiết yếu… các chính sách bao cấp trong kinh tế đã đẩy các doanh nghiệpvào tình trạng trì trệ không lối thoát. NHNN phải in tiền để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Lượng tiền cung ứng ra tăngtrong điều kiện sản lượng không tăng kịp đã đẩy lạm phát lên cao trong những năm 80. Lạm phát gia tăng làm xói mòn tiết kiệm, khuyến khích tích trữ và đầu cơ, đẫn đến gia tăng mạnh nhu cầuvay cốn từ ngân hàng. Lãi suất thực âm, tỷ giá bị bóp méo, tiền lương không dủ trang trải những chi phí tối thiểu… vòng xoáy này gây sức ép ngân hàng phải in nhiều tiền hơn. Ngân hàng không bảo toàn được vốn, không tính toán được hiệu quả kinh tế, bị kéo vào vòng xoáy của siêu lạm phát. Tình trạng độc quyền trong hệ thống ngân hàng ( chỉ có ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng chuyên doanh khác cũng thuộc sở hữu của Nhà nước, được Nhà nước phân chia ranh giới phục vụ ) đã góp phần duy trì tình trạng trì trệ trong các ngân hàng, làm giảm vai trò là trung gian tài chính hoạt động nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế. Sau năm 1990 hệ thống ngân hàng Việt nam đã được đổi mới một cách đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Từ mô hình hệ thống ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang mô hình của nền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức có sự thay đổi căn bản đó là tách biệt chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ, đa dạng hoá các loại hình ngân hàng, từng bước xoá bỏ độc quyền, chuyển sang cạnh tranh có sự quản lý của Nhà nước. Kể từ đầu những năm 90 hệ thống các ngân hàng thương mại đã không ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Bên cạnh Ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Đầu tư phát triển được hình thành từ trước, đã hình thành thêm hai ngân hàng chuyên doanh là Ngân hàng Nông Nghiệp và Ngân hàng Công Thương. Việt nam có bốn ngân hàng thương mại quốc doanh :Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam và Ngân hàng Công Thương, đây là nhưng ngân hàng thương mại lớn của Việt nam. Trong giai đoạn đầu, các ngân hàng thương mại quốc doanh phải hoạt động trong môi trường khó khăn: Gánh chịu việc xử lý các tồn đọng nặng nề của cơ chế cũ, tình hình tài chính mất cân đối, nợ quá hạn khê đọng khó đòi cao do các tổ chức kinh tế làm ăn thua lỗ, lạm phát cao, lãi suất thực âm, tỷ giá ngoại tệ còn bao cấp. Đến đầu năm 1990, cả nước đã có tới 15 ngân hàng thương mại cổ phần và các hợp tác xã tín dụng do các cấp chính quyền thành lập ở các thành thị lẫn nông thôn. Trong môi trường chưa ổn định, các TCTD này còn non nớt, tình trạnh mất khả năng chi trả còn nhiều TCTD đã làm mất lòng tin nơi công chúng. Đến quý i năm 1990 với 791 tỷ đồng đã cho vay thì 510 tỷ đồng là nợ quá hạn Vf đến quý iii năm 1990 hầu hết các TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Tháng5/1990, hai Pháp lệnh Ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà Nước và Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính ) ra đời là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hai Pháp lệnh Ngân hàng đã khẳng định hệ thống ngân hàng là hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm : Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại, HTX tín dụng, Công ty tài chính…Pháp lệnh đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình, đa thành phần và kinh doanh đa nănh của hệ thống ngân hàng thương mại. Pháp lệnh đã mở đường cho quá trình phát triển các loại hình ngân hàng tại Việt nam, bao gồm Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh giữa Việt nam và nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt nam. Được xây dựng từ những năm đầu chuyển đổi cơ chế, Pháp lệnh đã không thể đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính ở Việt nam trong giai đoạn nửa sau của những năm 90. Trước tình hình đó, Quốc hội đã thông qua Luật về Ngân hàng Nhà nước và Luật về các tổ chức tín dụng đã tạo môi trường pháp lý mới cho sự phát triển của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, mở rộng thị trường. Nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới bước đầu được thực hiện như nghiệp vụ cầm đồ, chiết khấu các giấy tờ có giá, tài trợ bán hàng trả góp, tín dụng thuê mua, đấu thầu tín phiếu kho bạc, hùn vốn mua cổ phần các doanh nghiệp… Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động,các ngân hàng thương mại bỏ dần các cấp trung gian, tách biệt dần các hoạt động chính sách và các hoạt động thương mại, tăng tính độc lập tương đối cho các chi nhánh, mạnh dạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai các nghiệp vụ mới. Thành tựu của hệ thống ngân hàng Việt nam trong thời gian qua là kết quả của nhiều nhân tố tác động. Cùng với quá trình cải cách kinh tế nói chung, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới cải cách trong lĩnh vực ngân hàng. Các chính sách tiền tệ tín dụng của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình xâm nhập và phát triển của tư tưởng và tác phong kinh doanh mới trong các ngân hàng. Sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cũng đã góp phần tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của hệ thống NHTM Việt nam. II-Khái quát về ruỉ ro trong hoạt động của NHTM và khái niệm chung về rủi ro lãi suất Qua việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng ta có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh nhất về hệ thống ngân hàng: Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục những dịch vụ tài chính đa dạng nhất_ đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán_ và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ta biết rằng để có một nền kinh tế lành mạnh, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững đòi hỏi các định chế tài chính phải luân chuyển đượcvốn từ những người tiết kiệm đến những nhà đầu tư sản xuất. Như vậy thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay lại các ngân hàng thương mại thu được chênh lệch lãi suất, bảo đảm an toàn và góp phần tăng trưởng kinh tế. Tại tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay dù là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh… hay các nước đang phát triển như Việt nam ta hiện nay thì vai trò to lớn của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế là không thể phủ nhận. Hiện nay, các quy chế hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn là những quy chế riêng và mang tính đặc thù. Do có tính đặc thù nên hoạt động kinh doanh ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế và ảnh hưởng của nó mang tính chất dây chuyền, lây lan và sâu rộng. Hiệu ứng lây lan mang tính dây chuyền thể hiện khi một ngân hàng phá sản, trước hết nó có thể làm tổn hại đến những người gửi tiền và đồng thời hạn chế việc các công ty đến vay tiền tại ngân hàng này. Việc một ngân hàng bị đổ vỡ có thể tạo ra sự nghi ngờ của người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và có thể tạo ra sự náo loạn trong xã hội. Như trên đã trình bày, kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Vậy rủi ro trong hoạt động của ngân hàng là gì ? Rủi ro trong ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện. Ví dụ: liệu khách hàng có xin tái gia hạn các khoản cho vay của anh ta không? Tiền gửi có tăng trong tháng tới không?Giá cổ phiếu và thu nhập của ngân hàng có tăng không?Lãi suất sẽ tăng hay giảm trong tuần tới và ngân hàng có mất đi thu nhập hay giảm giá trị không nếu điều đó xảy ra? Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong các NHTM Việt Nam: + Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong nền kinh tế thị trường, các qui luật kinh tế đặc thù như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh…. Ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất – kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Các ngân hàng và các định chế tài chính phí ngân hàng trước hết là trung gian tài chính – chúng đứng giữa và “ đứng trong vòng vây” của 4 nhóm những người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm: Hộ gia đình; Doanh nghiệp; Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Trong hoạt động tín dụng, cho dù hệ số an toàn vốn có đạt tới 8% thì so với tài sản có, số vốn liếng của bản thân ngân hàng chỉ là không đáng kể( hoặc nói theo các nhà toán họcthì có thể dùng cụm từ “ Vô cùng nhỏ bé”). Nói một cách ngắn gọn là: Hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của các NHTM do đó bao gồm rất nhiều loại rủi ro. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng các Ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro. + Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tráNHTM Việt Nam khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro, hạch toán vào chi phí. Qui mô quỹ dự phòng rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp.Khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp. + Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của của NHTM. Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm. Vì vậy các nhag quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp nhưng thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh- theo đó nhiều ý kiến khẳng định “ quản lý rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực “sống” hay là “chết” của một NHTM”. Các nhà quản lý ngân hàng có thể quan tâm nhất đến tới việc nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khả năng sinh lời nhưng không ai lơ là việc kiểm soát rủi ro mà họ phải chịu trách nhiệm. Một nền kinh tế biến động hơn với những vấn đề xuất hiện gần đây liên quan tới lĩnh vực năng lượng, bất động sản, cho vay nước ngoài đã khiến cho các ngân hàng tập trung hơn nữa vào công tác đo lường và kiểm soát rủi ro. Các ngân hàng quan tâm tới 6 loại rủi ro chính: Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Rủi ro thị trường Rủi ro lãi suất Rủi ro thu nhập Rủi ro phá sản * Rủi ro lãi suất Trong chuyên đề này chúng ta tìm hiểu về rủi ro lãi suất là một trong những thách thức lớn trong công tác quản lý tài sản- nợ của ngân hàng thương mại. Sự thay đổi lãi suất thị trường cũng có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng. Ví dụ lãi suất tăng có thể làm giảm lợi nhuận nếu như cơ cấu tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tạo điều kiện cho chi phí trả lãi tăng nhanh hơn thu lãi từ đầu tư chứng khoán và cho vay. Tuy nhiên nếu ngân hàng nắm giữ quá nhiều tài sản lãi xuất thả nổi ( đặc biệt các khoản cho vay ) so với nguồn vốn lãi suất thả nổi ( đặc biệt là CDs với lãi suất nhạy cảm và những khoản vay mượn từ thị trường tiền tệ ) thì việc lãi suất giảm sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, trong trường hợp này thu lãi từ tài sản sẽ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn. Tác động của sự thay đổi lãi suất tới lợi nhuận của ngân hàng thường được gọi là rủi ro lãi suất. Các biện pháp đo lường rủi ro lãi suất được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động ngân hàng là: Tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: khi quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong một kỳ hạn nhất định, một ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái không thuận , thua lỗ xảy ra nếu lãi suất giảm. Ngược lại, khi quy mô vốn nhạy cảm lãi suất vượt quá tài sản lãi suất, thua lỗ chắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng. Tỷ số giữa tiền gửi không được bảo hiểm trên tổng số tiền gửi. Tiền gửi không được bảo hiểm thường là tiền gửi của chính phủ và công ty vượt quá mức bảo hiểm tối đa và rất nhạy cảm với những thay đổi trong lãi suất. Chúng sẽ được rút khỏi ngân hàng nếu đối thủ cạnh tranh đưa ra một lãi suất cao hơn chút ít. Trong những năm gần đây, cùng với sự biến động của lãi suất, các ngân hàng đã phát triển một vài phương thức mới để bảo vệ lợi nhuận như: Nghiệp vụ trao đổi lãi suất và hợp đồng tài chính tương lai… B- Nội dung Tìm hiểu về công tác quản lý Tài sản-nợ của các NHTM Ngày nay, ngân hàng là một loại hình tổ chức rất phức tạp, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tiền tệ đa dạng thông qua các bộ phận đa chức năng. Mỗi bộ phận này đều gồm một đội ngũ chuyên gia có trình độ, giàu kinh nghiệm và có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Từng nhóm chuyên gia trong ngân hàngd thường xuyên phải ra những quyết định về đối tượng khách hàng sẽ được cấp tín dụng; những loại chứng khoán ngân hàng nên bổ xung vào danh mục đầu tư; Những tiêu chuẩn cần áp dụng cho từng loại tiền gửi và các sản phẩm tiền tệ khác mà ngân hàng cung ứng và những nguồn vốn mà ngân hàng nên huy động…Tuy nhiên, ngày nay các ngân hàng ngân hàng nhận thức được rằng: Tất cả những quyết định này đều có liên hệ chặt chẽ với nhau.Ví dụ quyết định cung cấp những khoản cho vay đối với khách hàng có liên hệ chặt chẽ với khả năng huy động nguồn vốn tiền gửi hoặc các nguồn vốn phi tiền gửi của ngân hàng. Tương tự ngân hàngư vậy, mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận trong hoạt động cho vay liên quan chặt chẽ đến quy mô và mức độ hợp lý của vốn ngân hàng; đây là yếu tố đóng vai trò bảo vệ cổ đông và người gửi tiền trước nguy cơ rủi ro thua lỗ gây ra bởi những khoản nợ khó đòi. Với một ngân hàng được quản lý tốt, mọi quyết định quản lý cần được phối hợp xuyên suốt nhằm đảm bảo sự đồng bộ thống nhất tronh hoạt động tránh tình trạng mâu thuẫn trong các quyết định gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và giá trị của ngân hàng . Ngày nay, các ngân hàng đã hiểu rằng họ phải xem xét danh mục tài sản, nợ như một thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của chúng đến mục tiêu tổng quát của ngân hàng; đó là khả năng sinh lợi tối đa với mức rủi ro có thể chấp nhận. Quá trình ra quyết định mang tính phối hợp và tổng hợp như vậy được gọi là phương pháp quản lý tài sản-nợ của NHTM. Kỹ thuật quản lý tài sản-nợ là một vũ khí sắc bén giúp ngân hàng chống lại những biến động của chu kỳ kinh doanh và sức ép mang tính thời vụ đối với hoạt động nhận tiền gửi và cho vay. Đồng thời đây cũng là phương pháp quản lý hữu hiệu trong quá trĩnhây dựng danh mục tài sản tối ưu. Mục đích của hoạt động quản lý tài sản-nợ là tạo lập và thực hiện các chiến lược củng cố Bảng cân đối kế toán nhằm đảm bảo rằng ngân hàng sẽ đạt được những mục tiêu đề ra. Nói chung, các mục tiêu chủ yếu của hoạt động quản lý tài sản-nợ bao gồm: - Tối đa hoá hoặc ít nhất là ổn định mức thu nhập từ lãi hoặc chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi - Tối đa hoá hoặc ít nhất là bảo vệ trị giá tài sản của ngân hàng ( Giá cổ phiếu ) với mức rủi ro hợp lý * Chiến lược quản lý tài sản- nợ của các NHTM Chiến lược quản lý tài sản ( Asset Management ) Không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể đánh giá tổng thể và toàn diện về danh mục tài sản-nợ của mình. Bởi vậy, đã có một thời gian dài trong lịch sử ngân hàng chỉ sử dụng các nguồn vốn, bao gồm nợ ( Vốn huy động ) và vốn chủ sở hữu, cơ bản để cho vay. Đây là quan điểm quản lý tài sản. Lý thuyết này cho rằng khách hàng của ngân hàng là yếu tố quyết định quy mô và loại hình các nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động. Những quyết định then chốt của ngân hàng chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý tài sản, không bao gồm lĩnh vực quản lý nguồn tiết kiệm và các khoản vay mượn khác. Ngân hàng chỉ tiến hành quản lý quá trình phân bổ các nguồn vốn huy động thông qua việc quyết định xem khách hàng nào sẽ được vay vốn và hợp đồng vay vốn sẽ gồm những điều khoản nào. Về bản chất cách tiếp cận này cũng mang tính logic bởi vì trước khi Chính phủ thực hiện nới lỏng các quy định quản lý đối với ngàng ngân hàng , các loại tiền gửi, lãi suất áp dụng đối với mỗi loại tiền gửi cũng như các nguồn vốn vay phi tiền gửi khác mà ngân hàng có thể huy động đều chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ. Ngân hàng bị hạn chế trong khả năng tái cấu trúc nguồn vốn của mình. 2.Chiến lược quản lý nợ Thập lỷ 60, 70 chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ trong lý thuyết quản lý tài sản-nợ . Để đương đầu với xu hướng gia tăng lãi suất và cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn, các ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến việc khơi mở những nguồn vốn mới, quản lý cấu trúc và chi phí của tiền gửi cũng như nguồn vốn phi tiền gửi. Đây được gọi là lý thuyết quản lý nợ. Mục tiêu của lý thuyết này là tăng cường hoạt động quản lý nguồn vốn giống như những gì ngân hàng đã thực hiện đối với quản lý tài sản. Yếu tố then chốt cần được quản lý chặt chẽ là giá cả của nguồn vốn hay lãi suất mà ngân hàng phải thanh toán đối với các khoản tiền gửi và các khoản vốn vay nhằm đạt được các mục tiêu về chi phí, quy mô và cấu trúc của nguồn vốn. Nếu như nhu cầu vay vốn vượt quá lượng vốn khả dụng, ngân hàng có thể tăng lãi suất trên các khoản tiền gửi và các khoản vay, tạo ưu thế với các đối thủ canh tranh để thu hút vốn. Mặt khác nếu ngân hàng dư thừa vốn với nhu cầu vay hạn chế ngân hàng có thể hạ mức lãi suất huy động nhưng trên thị trường sẽ có những đối thủ cạnh tranh đặt lãi suất huy động cao hơn. 3. Chiến lược quản lý hỗn hợp ( Quản lý tài sản-nợ ) Sự phát triển của kỹ thuật quản lý nợ, sự bất ổn trong lãi suất thị trường cùng với rủi ro ngày càng lớn trong hoạt động của ngân hàng cuối cùng cũng tạo nên một phương pháp quản lý hoạt động ngân hàng mới: Chiến lược quản lý hỗn hợp. Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến hiện nay. Chiến lược quản lý hỗn hợp là sự dung hoà giữa hai chiến lược quản lý tái sản và quản lý nợ với những điểm chính sau đây: 1. Để đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, hoạt động quản lý ngân hàng cần chú trọng kiểm soát quy mô, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên tài sản-nợ 2. Quản lý tài sản-nợ phải được kết hợp hài hoà sao cho hoạt động quản lý của nội bộ ngân hàng thực sự là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp tối đa hoá thu nhập của ngân hàng đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. 3. Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả hai phía của Bảng cân đối ( Tài sản và nguồn vốn ). Do vậy, chính sách của ngân hàng cần được điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hoá thu nhập, tối thiểu hoá chi phí trong hoạt động của ngân hàng dù hoạt động đó bắt nguồn từ phía tài sản hay nguồn vốn. II Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất 1-Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản và chế độ lãi suất cố định. Các tài sản và nguồn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau. Khi gắn chúng với lãi suất, ngân hàng quan tâm đến kỳ hạn đặt lại lãi suất ( repricing period ). Ví dụ, khoản cho vay hai năm , có thể có kỳ hạn đặt lại lãi suất là 2 năm, 1 năm, 6 tháng…Đó là kỳ hạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường. Căn cứ vào kỳ hạn này, ngân hàng chia tài sản và nguồn thành loại nhạy cảm với lãi suất và loại kém nhạy cảm với lãi suất. Các tài sản và nguồn nhạy cảm: Là loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt lại giá nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng, ví dụ như tài sản là nguồn ngắn hạn, tài sản và nguồn trung dài hạn có thời gian đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng, tài sản và nguồn có lãi suất thả nổi. Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản trung và dài hạn với lãi suất cố định có kỳ hạn đặt giá lớn hơn 12 tháng. VD: Một khoản tiền tiết kiệm 03 tháng, 100tỷ, lãi suất 10%/năm. Khi lãi suất thị trường thay đổi ( tăng hay giảm) thì khoản tìên này sẽ nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới. Ngược lại, với khoản tiết kiệm 03 năm, khi lãi suất thị trường thay đổi, chỉ một phần nhỏ sắp đến hạn hoặc mới gửi có khả năng chuyển sang lãi suất mới. Do ngân hàng sủ dụng lãi suất cố định đã tạo ra các tài sản và nguồn kém nhạy cảm với lãi suất. Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản đựoc đo bằng khe hở lãi suất: Khe hở lãi suất = tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất Ngân hàng có khe hở dương: Nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm và ngược lại. 2-Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến. Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi. Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương: - Khi lãi suất thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng. - Khi lãi suất thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm: _ Khi lãi suất thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm. _ Khi lãi suất thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng. II Phương pháp lượng hoá rủi ro lãi suất: Điều không thể phủ nhận là trong kinh tế thị trường, rủi ro là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống, kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được trình độ tiên tiến hiện đại. Đó là việc áp dụng phương pháp lượng hoá các rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng….Đồng thời sử dụng các công cụ hiện đại vào việc phòng chống các rủi ro như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, và hợp đồng quyền chọn. Do lãi suất biến động, thất thường và khó dự đoán, nên quản lý rủi ro lãi suất trở thành vấn đề trọng điểm đối với các nhà quản lý ngân hàng. ở Việt Nam từ tháng 8/2000 đến giữa năm 2002, NHNN điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Với cơ chế này lãi suất cho vay của các TCTD vừa chứa đựng yếu tố thị trường, vừa chứa đựng yếu tố can thiệ._.p hành chính của NHNN. Sau gần 2 năm thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản, cho đến nay có thể coi lãi suất VNĐ đã được xác định hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Trên tinh thần đó, ngày 30/05/2002 NHNN đã ra quyết định số 546/2002/QĐ_ NHNN qui định: Từ ngày 01/06/2002 lãi suất cho vay bằng VNĐ được thực hiện theo cơ chế lãi suất thoả thuận ( tức là lãi suất thị trường) nhằm giảm sự can thiệp hành chính của NHNN đối với các TCTD, tạo điều kiện để các TCTD tăng quyền chủ động trong kinh doanh và quản lý kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy TTTC tiền tệ phát triển. Như vậy, từ nay khi mà lãi suất do thị trường quyết định, các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên và khó dự đoán, điều này khiến các NHTM phải đổi mặt thực sự với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất . Để phòng ngừa rủi ro lãi suất , đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là áp dụng phương pháp hiện đại để lượng hoá rủi ro lãi suất có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào. Hiện nay, trên thế giới có 3 mô hình lượng hoá rủi ro lãi suất đang được các ngân hàng hiện đại áp dụng, đó là: + Mô hình kỳ hạn đến hạn ( The Maturity Model) + Mô hình định giá lại ( The Repricing Model) + Mô hình thời thượng ( The Duration Model) 1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ( The Maturity Model) 1.1 Lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một tài sản. Giả sử ngân hàng nắm giữ một trái phiếu có kỳ hạn 01 năm, mức lãi suất Coupon ( C) là 10%; mệnh giá thanh toán khi đến hạn ( F) là 100VNĐ. Nếu mức lãi suất kỳ hạn 01 năm hiện tại trên thị trường ( R) cũng là 10%/năm. Thì giá trái phiếu ( P1) sẽ là: P1 = F ( 1+C)/ 1+R = 100VNĐ Giả thiết rằng NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ , làm cho lãi suất thị trường tăng ngay lập tức từ 10% lên 11%, Thì thị giá của trái phiếu sẽ giảm xuống như sau: P1(M) = F(1+C)/1 + R’ = 99,10VNĐ Như vậy thị giá của trái phiếu bây giờ chỉ còn 99,10VNĐ/ 100VNĐ mệnh giá, trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là 100VNĐ. Thực tế ngân hàng đã phải chịu lỗ rủi ro lãi suất là 0.90VNĐ/ 100VNĐ mệnh giá. Gọi dP1 là tỷ lệ % tổn thất tài sản , ta có: Khi lãi suất tăng 1% : dP1 = (99,10 – 100 / 100 ) * 100% = - 0.90% hay dP1/dR = - 0.90 % / 1% = - 0,90 Một cách tổng quát ta có: dP1 = - 0,90 * dR Từ công thức trên ta có thể xác định được tỷ lệ % thay đổi thị giá trái phiếu khi lãi suất thị trường thay đổi. Tương tự như vậy, với những trái phiếu có kỳ hạn dài hơn thì thị giá của trái phiếu sẽ giảm nhiều hơn. Tức là tỷ lệ tổn thất tài sản càng lớn, 1.2 Lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản . Để áp dụng phương pháp lượng hoá rủi ro lãi suất đối với danh mục tài sản-có, và tài sản-nợ của ngân hàng , trước hết ta phải tính được kỳ hạn bình quân của danh mục tài sản . Gọi Ma là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có ; Ml Là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản-nợ , ta có: Ma = Trong đó: Wa là tỷ trọng và Ma là kỳ hạn đến hạn của tài sản có . Wl là tỷ trọng và Ml kà kỳ hạn đến hạn của tài sản-nợ m,n là số loại tài sản có và nợ phân theo kỳ hạn. Những quy tắc chung trong việc quản lý lãi suất đối với một tài sản cũng có giá trị với một danh mục tài sản , đó là: 1. Sự gia tăng( giảm) lãi suất của thị trường đều đẫn đến một sự giảm( tăng) giá trị của danh mục tài sản. 2. Khi lãi suất thị trường tăng( giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn càng dài, sẽ giảm(tăng) giá càng lớn. Trên cơ sở kết luận này, chúng ta tiến hành lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một ngân hàng qua ví dụ sau: Đối với các NHTM ngày nay, cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản thường ở trạng thái Ma>Ml, nghĩa là kỳ hạn trung bình của tài sản có thường lớn hơn kỳ hạn trung bình của tài sản nợ. Điều này xảy ra là vì, một mặt các ngân hàng ngày càng có xu hướng đầu tư vào các loại tài sản có kỳ hạn dài, mặt khác, vốn huy động lại thường là ngắn hạn. Giả sử, trạng thái ban đầu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng như sau: Tài sản có (đv:VND) Tài sản có kỳ hạn dài A=100 Tổng: 100 Tài sản nợ (đv:VND) Vốn huy động( hỳ hạn ngắn): L=90 Vốn tự có : E=10 Tổng: 100 Như trên đã phân tích, khi lãi suất thị trường tăng thì thị giá tài sản có và tài sản-nợ đều giảm, nhưng do tài sản có có kỳ hạn dài hơn vốn huy động, nên thị giá tài sản có (A) sẽ giảm nhiều hơn so với vốn huy động(L). Mức thay đổi vốn tự có được xác định là chênh lệch giữa tài sản có và vốn huy động được và được xác định: dE=dA – dL Giả sử tài sản có có thời hạn trung bình là 3 năm, mức sinh lời là 10%năm, vốm huy động có kỳ hạn trung bình là 1 năm, mức lãi suất huy động là 10% năm( trong thực tế ngân hàng cho vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động, ở đây để đơn giản và có sự so sánh trực quan chúng ta giả sử chúng bằng nhau). Nếu lãi suất thị trường tăng từ 10% năm lên 11% năm thì thị giá của tài sản có giảm 2,44%, trong khi vốn huy động chỉ giảm 0,9,%. Rủi ro lãi suất đối với ngân hàng như sau: Tài sản có( đv VND) Tài sản có A= 97,56 Tổng :97,56 Tài sản nợ(đv VND) Vốn huy động: L=89,19 Vốn tự có: E=8,37 Tổng :97,56 Hay: dE=dA – dL= (-2,44)-(-0,81)= -1,63 VND Như vậy do không cân xứng về kỳ hạn, thì chỉ cần lãi suất tăng 1% cũng đủ để các cổ đông phải chịu thiệt hại 1,63 VND trên 10 VND vốn tự có hay vốn tụe có giảm 16,3%. Do đó thật là có lý khi tự hỏi rằng lãi suất thay đổi đến mức độ nào thì đủ để các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cuối cùng, tức là để cho vốn tự có giảm xuống thấp hơn hoặc bằng 0 hay E nhỏ hơn hoặc bằng 0. Để trả lời câu hỏ này ta cần giải bất phương trình: dE={[10/1+R +10/(1+R)² + 110/(1+R)³]-100}-[99/1+R - 90]<(=) -10 Giải bất phương trình tìm được mức lãi suất thị trường phải tăng lên ở mức R>( hoặc =) 17%. Tại mức lãi suất thị trường là 17%, vốn tự có sẽ giảm hơn 10VND, nghĩa là ngân hàng đã thực sự không còn khả năng thanh toán cuối cùng. Qua các ví dụ trên cho thấy nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất đối với ngân hàng là sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản bợ và tài sản có. Do đó, về mặt lý thuyết phương pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với một ngân hàng là làm cho tài sản có và tài sản-nợ có kỳ hạn cân xứng nhau, nghĩa là làm cho Ma-Ml=0. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy,các ngân hàng thường sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, ví dụ hiện nay NHNN cho phép NHNH&PTNT được sử dụng một tỷ lệ là 22% vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Một cách tổng quát do các ngân hàng thường sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, do đó rủi ro lãi suất là yếu tố luôn thường trực trong kinh doanh ngân hàng . Chính vì vậy, ngoài việc đánh giá , lượng hoá rủi ro lãi suất thì các ngân hàng cần phải nắm vững những kỹ thuật phòng chống bằng các nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi tương lai hay quyền chọn. Tóm lại, mô hình kỳ hạn đến hạn là một phương pháp đơn giản, trực quan để lượng hoá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Qua phân tích thấy rằng, do kỳ hạn của tài sản-nợ và tài sản có không cân xứng với nhau nên khi lãi suất thị trường thay đổi có thể làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng, thậm chí nếu lãi suất biến động mạnh, thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cuối cùng. Bởi vì mô hình kỳ hạn đến hạn đã không đề cập đến yếu tố thời lượng của các nguồn tài sản co và tài sản-nợ , cho nên mô hình này còn có khiếm khuyết nhất định. Tuy nhiên do có ưu điểm là đơn giản và trực quan nên đã được các ngân hàng sử dụng khá phổ biến, điều này cũng phù hợp với các NHTMVN hiện nay đang trong quá trình chuyển đôỉi tiến tới hiện đại hoá. 2.Mô hình định giá lại- The Repricing Model Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên ngyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Đây là điểm khác biệt cơ bản với mô hình kỳ hạn đến hạn và mô hình thời thượng. Hiện nay, mô hình định giá lại đang được áđịnh giá lại dụng ở Mỹ. Quỹ dự trữ liên bang Mỹ yêu cầu các ngân hàng Mỹ phải báo cáo định kỳ hàng quý chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ theo các kỳ hạn sau: Kỳ hạn đến một ngày. 2.Trên 1 ngày đến 3 tháng. 3. Trên 3 tháng đến 6 tháng. 4. Trên 6 tháng đến 1 năm. 5. Trên 1 năm đến 5 năm. 6. Trên 5 năm. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trung ương các nước không yêu cầu các NHTM phải báo cáo như các ngân hàng Mỹ, song ở từng các NHTM thì việc lập báo cáo như thế này để quản trị rủi ro lãi suất vẫn thường làm.Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian mà tài sản có và tài sản-nợ được định giá lại theo lãi suất thị trường. Điều đó có nghĩa là nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ bao lâu nữa để áđịnh giá lại mức lãi suất mới vào từng kỳ hạn khác nhau. Ta có các số liệu sau: STT Thời gian định giá lại Tài sản có Tài sản-nợ Chênh lệch 1. 1 ngày 20 30 -10 2. Trên 1 ngày 3tháng 30 40 -10 3. Trên 3 tháng đến 6tháng 70 85 -15 4. Trên 6 tháng đến 1 năm 90 70 +20 5. Trên 1 năm đến 5 năm 40 30 +10 6. Trên 5 năm 10 5 +5 Tổng - 260 260 0 Chúng ta thấy rằng chênh lệch giữa toàn bộ tài sản có và tài sản-nợ ( vốn tự có được coi là tài sản nợ trên 5 năm) luôn luôn bằng 0 . Tuy nhiên ưu điểm của mô hình định giá lại là ở chỗ: + Cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản có và tài sản-nợ sẽ được định giá lại. Dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi. Ví dụ, chênh lệch của nhóm tài sản có kỳ hạn 1 ngày là 10 triệu USD nên nó được định giá lại ngay trong ngày khi lãi suất thay đổi. Những tài sản được định giá lại hàng ngày thường là những khoản tiền gửi và tiền vay trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy nếu lãi suất qua đêm tăng thì thu nhập ròng từ lãi suất sẽ giảm, bởi vì ngân hàng có tài sản-nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có có cùng kỳ hạn một ngày. Chúng ta có thể xác định mô hình để tính mức độ giảm thu nhập ròng từ khi lãi suất thay đổi như sau: Gọi: dNii là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất . GAP là chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản-nợ ( giá trị ghi sổ ) của nhóm. dR là mức thay đổi lãi suất của nhóm. Ta có: dNii = GAP * dR = ( RSA – RSL)dR Trong đó: RSA là số dư ghi sổ của tài sản có RSL là số dư ghi sổ của tài sản-nợ . Với số liệu của ví dụ trên ta thấy , đối với nhóm thứ nhất, chênh lệch giữa RSA và RSL là (-10) triệu USD. Giả sử lãi suất qua đêm tăng 1% năm ta tính mức thay đổi ròng thu nhập từ lãi suất của nhóm 1 trong năm tới là: dNii = -10 * 0,01 = -100.000 USD Qua ví dụ này thấy rằng, mô hình định giá lại là tương đối đơn giản và trực quan. Chúng ta nhớ lại rằng, đối với một mô hình kỳ hạn đến hạn, khi lãi suất tăng thì vốn tự có sẽ giảm nhưng mô hình định giá lại thì hiệu ứng do lãi suất thay đổi lên vốn tự có là không xuất hiện. Điều này xảy ra là vì, mô hình định giá lại sử dụng các giá trị của tài sản nợ và tài sản có là giá trị ghi sổ tức là giá trị lịch sử của chúng, chứ không phải giá trị thị trường. Do đó khi lãi suất thay đổi thì chỉ ảnh hưởng đến thu nhập hay chi phi từ lãi suất , tức là mức thay đổi ròng của thu nhập từ lãi suất . Chúng ta có thể lấy một ví dụ để giải thích như sau: Một trái phiếu có kỳ hạn 30 năm được mua cách đây 10 năm thì giá trị ghi sổ của nó( giá trị trên bảng cân đối tài sản )là không thay đổi cho dù lãi suất thị trường thay đổi như thế nào. Nếu cơ chế hoạch toán là giá trị thị trường, thì mọi sự tăng hay giảm tài sản có , tài sản-nợ đều được phản ánh trên bảng cân đối tài sản khi lãi suất thay đổi. Nhà quản trị ngân hàng có thể tính toán chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ theo các phương pháđịnh giá lại tích luỹ của nhiều kỳ hạn khác nhau. Trong thực tế, phương pháp tích luỹ được sử dụng phổ biến nhất là 12 tháng. Theo số liệu trên ta có: CGAP = (-10) + (-10) + (-15) + 20 = -15 Nếu dR là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản có và tài sản-nợ và có giá trị là 1% , mô hình định giá lại cho ta biêt rằng mức thay đổi thu nhập lãi suất ròng trong năm tới sẽ là: dNii = CGAP * dR = (-15) * (0,01) = -150.000 USD Trong đó CGAP là chênh lệch tích luỹ_ Cummulative Gaps. Cách tính chênh lệch tích luỹ năm của bảng cân đối tài sản được thực hiện như sau: Chúng ta tự đặt câu hỏi: Nếu trong năm tới lãi suất của thị trường thay đổi, thì các tài sản có và tài sản-nợ nào sẽ chịu ảnh hưởng của thay đổi lãi suất ? Những tài sản chịu ảnh hưởng của thay đổi lãi suất gọi là tài sản nhạy cảm với lãi suất và những tài sản không chịu ảnh hưởng của thay đổi lãi suất gọi là tài sản không nhạy cảm với lãi suất . Chúng ta xem xét các số liệu sau: ( đơn vị: triệu USD) Tài sản có Số dư Tài sản nợ Số dư 1. TD tiêu dùng ngắn hạn 50 1. Vốn tự có 20 2.TD tiêu dùng dài hạn 2 năm 25 2.Tài khoản PH Séc 40 3.Tín phiếu kho bạc 3 tháng 30 3.Tài khoản cá nhân 30 4.Tín phiếu kho bạc 6 tháng 35 4.Tiền gửi kỳ hạn 3 tháng 40 5.Trái phiếu kho bạc 3 năm 70 5.Chấp phiếu NH 3 tháng 20 6.TD có thế chấp 10năm, 20 6.Tiền gửi có thể chuyển 60 lãi suất cố định nhượng 6 tháng 7.TD có thể chấp 30năm lãi suất 40 7.Tiền gửi kỳ hạn 1 năm 20 thả nổi, chỉnh 9tháng /1 lần 8.Tiền gửi kỳ hạn 2 năm 40 Tổng 270 Tổng 270 * Tài sản có nhạy cảm với lãi suất Quan sat tài sản có của bảng cân đối tài sản ta thấy rằng có 4 khoản tài sản có thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất (RSA), đó là: - Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn 50 triệu USD. Đây là số dư những khoản tín dụng tiêu dùng, có thời hạn đến hạn còn lại trong vòng 1 năm và được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc loại có nhạy cảm với lãi suất. - Tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng là 30 triệu USD. Vì kỳ hạn của tín phiếu là 3 tháng, nên định kỳ 3 tháng nó lại được tái đầu tư, tức là việc định giá xảy ra trong năm nên no thuộc tài sản có nhạy cảm với lãi suất . - Tín phiếu kho bạc kỳ hạn 6 tháng là 35 triệu USD. Vì kỳ hạn 6 tháng nên nó được định giá 6 tháng 1 lần, nên việc định giá xảy ra trong năm. - Tín dụng có thế chấp là 40 triệu USD, vì khoản tín dụng này có lãi suất thả nổi, định kỳ điều chỉnh 9 tháng 1 lần( định giá lại) nên nó cũng thuộc tài sản có nhạy cảm với lãi suất . Như vậy theo mô hình định giá lại , mặc dù là loại tài sản có kỳ hạn dài, nhưng vân thuộc tài sản có nhạy cảm với lãi suất nên kỳ hạn định giá lại là 1 năm. Tổng số tài sản có nhạy cảm với lãi suất theo kỳ hạn định giá lại hàng năm là: 40 + 30 + 35 + 40 = 155 triệu USD * Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm: - Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng 40 triệu USD. - Tài khoản tiền gửi phát hành chấp phiếu ngân hàng kỳ hạn 3 tháng 20 triệu USD. - Chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng 60 triệu USD. - Tài khoản tiền gửi kỳ hạn 1 năm 20 triệu USD. Tổng tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất được định giá lại hàng năm là: 40 + 20 + 60 + 20 = 140 triệu USD Chúng ta thấy rằng tài khoản tiền gửi phát hành Séc không thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Trong thực tế tồn tại đồng thời cả hai quan điểm , quan điểm thứ nhất cho rằng tài khoản tiền gửi không thuộc tài sản nhạy cảm với lãi suất và quan điểm thứ hai cho rằng tài khoản tiền gửi phát hành Séc là một bộ phận của tài sản nhạy cảm với lãi suất. Sau đây chúng ta sẽ xem xét kĩ lý lẽ của từng quan điểm. Quan điểm 1: cho rằng tài khoản tiền gửi giao dịch không thuộc tài sản nhạy cảm với lãi suất. Mức lãi suất mà ngân hàng trả cho các tài khoản giao dịch như tài khoản tiền gửi phát hành Séc, tài khoản tiền gửi dự trữ thanh toán là một số dương, nhưng thực tế là rất thấp và thường là cố định, lãi suất trả cho các tài khoản này thấp gần bằng 0 bao hàm y là phí giao dịch thanh toán mà ngân hàng thu của khách hàng cũng rất thấp với thực tế. Ngoài ra, mục đích duy trì tài khoản giao dịch không vì lãi suất mà là để sử dụng cho mục đích thanh toán. Quan điểm 2: cho rằng tài khoản tiền gửi thuộc tài sản nhạy cảm với lãi suất: Khi lãi suất tăng, thì những người gửi tiền sẽ rút tiền từ tài khoản tiền gửi giao dịch ( vì lãi suất thấp ) điều này dẫn đến ngân hàng phải huy động vônd có kỳ hạn để bổ sung với mức lãi suất cao hơn, và bộ phận vốn huy động bổ sung này là tài sản nhạy cảm với lãi suất. Tình hình này thường xảy ra khi mức lãi suất của một công cụ huy động vốn nào đó tăng. Trong môi trường lãi suất cao, chi phí cơ hội duy trì tài khoản giao dịch là lớn hơn so với môi trường có mức lãi suất thấp. Đối với tài khoản cá nhân cũng lập luận tương tự, tuy nhiên khi lãi suất có kù hạn tăng thì họ có xu hướng rút tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ, do đó ngân hàng phải huy động vốn bổ sung bằng các công cụ thị trường với lãi suất cao hơn. Việc đưa ra quyết địnhcó coi hay không coi tiền gửi trên tài khoản giao dịch và trên tài khoản cá nhân thuộc tài sản nhạy cảm với lãi suất là phụ thuộc vào kết quả phân tích tình hình thực tế của tiền gửi trong quá khứ.Nếu kết quả phân tích cho thấy rằng tiền gửi trên tài khoản giao dịch là ổn định, thậm chí ngay cả trong trường hợp lãi suất có kỳ hạn thay đổi đáng kể, thì nhà quản trị có thể loại bỏ chúng ra khỏi danh mục tài sản nhạy cảm với lãi suất. Ngược lại, nếu số dư trên tài khoản giao dịch bị ảnh hưởng bởi sự biến động của lãi suất , thì trong trường hợp này coi tài khoản tiền gửi giao dịch thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Câu trả lời đúng và phù hợp với thực tiễn là sự kết hợp cả hai lý lẽ trên. Chúng ta quay lai với bảng số liệu trên, ta thấy: Gọi l CGAP là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ nhạy cảm với lãi suất có kỳ hạn định giá là một năm. Ta có CGAP = RSA – RSL = 155 – 140 = 15 triệu USD Biểu diễn kết quả ở dạng phần trăm như sau: CGAP/A = 15/270 = 0,056 = 5,6% Bằng cách biểu diễn ở dạnh % này cho ta thấy tính chất của rủi ro lãi suất ( CGAP là dương hay âm), và mức chênh lệch tài sản có tài sản-nợ trên quy mô tài sản của ngân hàng là như thế nào. Trong ví dụ của chúng ta, ngân hàng có tài sản có nhạy cảm với lãi suất nhiều hơn tài sản-nợ trong kỳ hạn 1năm là 5,6%. Nếu lãi suất tăng 1%, thì thu nhập ròng từ lãi suất sẽ thay đổi trong năm là: dNii = CGAP * dR = 15 * 0.01 = 150.000 USD Chúng ta hãy xem xét tỷ lệ % chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ nhạy cảm với lãi suất , thời hạn định giá lại là một năm, từ năm 1992 đến năm 1994 của ngân hàng Westpae Bank của úc như sau: Năm Tài sản có nhạy Tài sản nợ nhạy Chênh lệch Chênh lệch/TSC(%) cảm với lãi suất cảm với lãi suất 1992 43571 38857 4714 10,82 1993 52479 51344 1135 2,16 1994 55116 52574 2542 4,16 Qua bảng trên thấy rằng chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ nhạy cảm với lãi suất luôn là số dương, do đó nếu trong thời kỳ 1992 đến 1994 lãi suất tăng thì ngân hàng Westpae sẽ tăng thêm được thu nhập từ lãi suất . Nhưng trong thực tế thì trong thời kỳ 1992-1994 lãi suất lại giảm, do đó Westpae đã phải chịu rủi ro lãi suất . Qua phân tích trên, mô hình định giá lại có thể là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất . Tuy nhiên thì mô hình này cũng bộc lộ nhiều điểm yếu: 1.Hiệu ứng của giá trị thị trường:Như chúng ta đả tìm hiểu ở trên, sự thay đổi của lãi suất ngoài ảnh hưởng đến thu nhập lãi suất , cón ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản-nợ . Mô hình định giá lại chie đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Do đó, mô hình định giá lại chỉ phản ánh được một phần của rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thôi. 2. Vấn đề kỳ định giá tích luỹ: Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có tài sản-nợ trong cùng một nhóm. Ví dụ, giá trị tài sản có và tài sản-nợ trong cùng một nhóm có cùng một kỳ hạn đến hạn có thể bằng nhau, nhưng tài sản-nợ có thể được đánh giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá và trong lúc đó tài sản có lai được định giá vào thời điểm đầu của kỳ định giá. Giả sử, trong cùng một nhóm tài sản có kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng, số lượng tài sản có và tài sản-nợ là bằng nhau là 50 triệu USD, theo mô hình định giá lại thì chênh lệch trong kỳ hạn này là: 50-50 = 0. Nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là từ 3 đến 4 tháng , trong khi cơ cấu tài sản-nợ là từ 5 đến 6 tháng, rõ ràng là kỳ hạn đến hạn giữa tài sản-nợ và tài sản có là không cân xứng với nhau, trong khi đó theo mô hình định giá lại lại coi như không có vấn đề gì đối với thu nhập lãi suất ròng. Rõ ràng là nếu kỳ định giá càng mau thì những hạn chế của kỳ định giá tích luỹ càng nhỏ. Nếu kỳ định giá được tính toán hàng ngày thì sẽ cho ta một bức trang chân thực về sự thay đổi thu nhập lãi suất ròng. Hiện nay các ngân hàng lớn được mối mạng nội bộ đã cho phép ngân hàng định giá tài sản trong bất kỳ một thời điểm nào. Xét từ góc độ này mô hình định giá lại trở nên có ý nghĩa hơn trong thực tế. Vấn đề tài sản đến hạn: Trong phần trước chúng ta đã giả sử toàn bộ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đều đến hạn trong vòng 01 năm hoặc là toàn bộ khoản tín dụng dài hạn có thế chấp với lãi suất cố định được hoàn trả sau 10 năm. Trong thực tế thì ngân hàng thường xuyên cho vay mới và thu hồi nợ cũ đối với tín dụng tiêu dùng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn có thế chấp, giống như ngân hàng luôn huy động vốn mới và thanh toán những khoản huy động đến hạn. Trong thực tế những khoản tín dụng dài hạn có thế chấp thường được trả góp định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.Do đó ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được này trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa là các khoản thu được trong năm thuộc tài sản có nhạy cảm với lãi suất. Nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng xử lý trường hợp trả góp trong mô hình định giá lại bằng cách xác định được tỷ lệ thu hồi vốn trong năm của từng tài sản thuộc loại này. 3 .Mô hình thời lượng – The Duration Model. So với hai mô hình vừa trình bày ở trên thì mô hinhg thời lượng hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản-nợ đối với lãi suất , bởi vì nó đề cập đến những yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạnđến hạn của tài sản-nợ và tài sản có, chúng ta xem xét ví dụ với giả thiết: một khoản tín dụng có kỳ hạn 1 năm lãi suất 15% năm, gốc và lãi được thanh toán 6 tháng một lần. Luồng tiền( Cash flow_CF) mà ngân hàng thu về từ khoản tín dụng này tại thời điểm cuối tháng 6 và cuối năm được mô tả như trên đồ thị sau: Luồng tiền của khoản tín dụng 1 năm: CF1/2 = $ 57,5 CF1 = $53,75 1/2 năm 1 năm CF1/2 bao gồm: gốc 50$ và lãi là 7,50$ CF1 bao gồm: gốc 50$ và lãi là 3,75$ Để có thể tính được thời lượng( Duratinon ) của hai luồng tiền trên chúng ta phải quy giá trị của chúng về cùng tại một thời điểm, đó là thời điểm 0, ta có: CF1/2 = $57,50 à PV1/2 = 57,50/(1 + 0,075) = $53,49 CF1 = 53,75 à PV1 = 53,75/(1 + 0,075)² = $46,51 CF1/2 + CF1 = $111,25 à PV = PV1/2 + PV1 = $100 Cần lưu ý rằng luồng tiền CF1/2 là luồng tiền thu được tại thời điểm sau 6 tháng do đó tỷ lệ chiết khấu là ( 1+R/2 ) nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu của luồng tiền CF1 tại thời điểm cuối năm là ( 1+R/2)². Điều này có nghĩa là, do CF1/2 được thu hồi sớm hơn CF1, nên: (1 + 1/2R) < (1 + 1/2R)² Vậy bằng thuật ngữ chuyên ngành chúng ta có thể định nghĩa thời lượng như sau: Thời lượng của một tài sản là một thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.Dựa vào những số liệu chúng ta đã tính toán ở trên , ta xác định được tỷ trọng giá trị hiện tại của hai luồng tiền: Thời hạn Tỷ trọng(X = PVi/PV) 1/2 năm 0,5349 = 53,49% 1 năm 0,4651 = 46,51% Cộng 1 = 100% Xét từ khhía cạnh giá trị hiện tại ta có 53,49% khoản tiền tín dụng được thu hồi tại thời điểm nửa năm và 46,51% được thu hồi tại thời điểm cuối năm. Với đặc điểm này cho nên tổng tỷ trọng các giá trị hiện tại bằng 1. Từ đặc điểm này suy ra từ hợp đồng tín dụng đang xét tương đương với hai hợp đồng tín dụng độc lập: Hợp đồng thứ nhất có giá trị là $53,49 thời hạn 6 tháng, hợp đồng thứ hai có giá trị $46,51 thời hạn 1 năm trả lãi 6 tháng một lần. Bây giờ chúng ta tính thời lượng(D) của khoản tín dụng bằng cách sử dụng tỷ trọng giá trị hiện tại của các luồng tiền như sau: DL = 1/2 * X1/2 + 1 + X1 = 1/2 * 0,5349 + 0,4651 = 0,7326 năm. Như vậy, trong khi kỳ hạn của tín dụng là một năm, thì thời lượng của nó chỉ là 0,7326 năm. Thời lượng nhỏ hơn kỳ hạn đến hạn bởi vì xét từ góc độ giá trị hiện tại thì có tới 53,79% các luồng tiền được thu hồi sớm ( tại thời điểm nửa năm ). Hay nói cách khác, hợp đồng tín dụng đang xét là tương đương với hợp đồng tín dụng khác có giá trị 100$ và thời hạn là 0,7326 năm. Để biết được tại sao ngân hàng luôn phải chịu rủi ro lãi suất trong khi đa làm cho các kỳ hạn đến hạn của tài sản có và tài sản-nợ cân xứng với nhau, chúng ta sẽ tính thời lượng của một chứng chỉ tiền gửi có thời hạn là một năm lãi suất 15%năm để so sánh. Do ngân hàng cam kết thanh toán cả gốc lẫn lãi tại thời điểm cuối năm nên CF1 = 115USD. Giá trị hiện tại của nó được tính như sau: PV1 = CF1/( 1+0,15) = 115/1,15 = 100 Bởi vì toàn bộ luồng tiền thu được tại thời điểm cuối năm, cho nên X = PV/PV = 1, do đó thời lượng của chứng chỉ tiền gửi là: DD = X1 * 1 = 1 năm Như vậy, chỉ khi tất cả các luồng tiền của tài sản-nợ và tất cả các luồng tiền của tài sản có phải trả hoặc cùng nhận được tại một thời điểm thì bảng cân đối tài sản mới có thời lượng bằng kỳ hạn đến hạn. Ví dụ này cũng nói lên một điều rằng tuy kỳ hạn đến hạn của tín dụng và chứng chỉ tiền gửi đều là một năm, nhưng thời lượng của chúng lai khác nhau: MD – ML = 1-1 = 0 DD – DL = 1- 0,7326 = 0,2674 Qua ví dụ trên ta thấy để tính toán và phòng ngừa rủi ro lãi suất thì ngân hàng cần thiết phải quản lý được chênh lệch về thời lượng hơn là chênh lệch về kỳ hạn đáo hạn. * Những đặc điểm quan trọng của mô hình thời lượng : - Giữa thời lượng và kỳ hạn của tài sản: Thời lượng tăng lên cùng với kỳ hạn của tài sản có hoặc nợ có thu nhập cố định, nhưng với một tỷ lệ giảm dần - Giữa thời lượng và mức lãi suất thị trường hiện hành: Khi lãi suất thị trường tăng, thì thời lượng giảm. - Giữa thời lượng và lãi suất Coupon: lãi suất Coupon càng cao, thì thời lượng càng giảm. Tức là khi lãi suất Coupon càng cao thì luồng tiền thu càng nhanh và do đó tỷ trọng giá trị hiện tại của các luồng tiền càng lờn được dụng để tính thời lượng. Mối quan hệ trực tiếp giữa thời lượng và thị giá của danh mục tài sản của ngân hàng khi lãi suất thay đổi: Thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản có và tài sản-nợ đối với lãi suất . Hay nói cách khác, thời lượng của tài sản có hay tài sản-nợ càng lớn thì giá trị của tài sản càng nhạy cảm với lãi suất *** Mô hình thời lượng và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng thì việc sử dụng mô hình thời lượng để quản trị rủi ro lãi suất là một giải pháđịnh giá lại thích hợp. Một chức năng quan trọng của mô hình thời lượng là cho phép các ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với toàn bộ hay một bộ phận riêng lẻ của bảng cân đối tài sản. Chúng ta sẽ xem xét các ví dụ để tìm hiểu các NHTM đã sử dụng mô hình thời lượng trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất như thế nào. 1)Mô hình thời lượng và vấn đề khả năng thanh toán. Việc duy trì mức độ thanh khoản tối ưu là bài toán đặc thù đối với một ngân hàng . Các nhà quản trị luôn phải đối mặt với vấn đề cơ cấu của danh mục tài sản để họ có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản tiền gửi khi đến hạn. Một ví dụ thuộc loại này là trường hợp ngân hàng huy động vốn băng phương thức phát hành trái phiếu với kỳ hạnối lượng lớn, kỳ hạn dài và lãi suất cố định. Nhà quản trị ngân hàng phải đối mặt với rủi ro trong trường hợp danh mục đầu tư có kỳ hạn ngắn và khi lãi suất thị trường giảm. Do lãi suất thị trường giảm dẫn đến thu nhập từ danh mục đầu tư có thể không dủ để trang trải chi phí vốn huy động. Do đó, ngân hàng phải dùng đến quỹ dự trữ và vốn tự có để bù đắđịnh giá lại khoản lỗ này. Giả sử, vào thời điểm năm 1994, ngân hàng huy động trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 5 năm, tức là sẽ thanh toán gốc và lãi một lần vào năm 1999. Để đơn giản chúng ta giả sử mệnh giá của trái phiếu chiết khấu là 1.469USD.Để phòng ngừa rủi ro lãi suất ngân hàng phải xác định được một cơ cấu danh mục đầu tư đảm bảo chắc chắn rằng sau 5 năm sẽ thu được khoản tiền cả gốc lẫn lãi là 1.469USD, cho dù lãi suất thị trường có thay đổi như thế nào trong suốt thời gian đầu tư. Để làm được điều này ngân hàng có thể đầu tư vào trái phiếu chiết khấu kỳ hạn cũng 5 năm hoặc là đầu tư vào trái phiếu Coupon có thời lượng là 5 năm. Hai cách đầu tư này đều đảm bảo cho ngân hàng sẽ thu được một khoản tiền là 1.469USD sau thời hạn 5 năm ứng dụng mô hình thời lượng vào phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với bảng cân đối tài sản. Như trên chúng ta đã tìm hiểu về việc ứng dụng mô hình thời lượng vào phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với trái phiếu, một công cụ tái chính đơn lẻ. Mô hình này cũng có thể được dùng để đánh giá rủi ro lãi suất một cách tổng thể, nghĩa là đo mức chênh lệch về thời lượng của tài sản có và tài sản-nợ của bảng cân đối tài sản từ đó xác định sự thay đổi tài sản của ngân hàng như thế nào. Phương pháp tính chênh lệch thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản của ngân hàng: - Chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản-nợ được điều chỉnh bởi tỷ lệ đòn bẩy (DA – DL * k). Chênh lệch thời lượng được tính bằng năm, phản ánh sự không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Đặc biệt, chênh lệch này lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao. - Quy mô của ngân hàng, tức tổng tài sản có: Quy mô tài sản của ngân hàng càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng này càng cao - Mức thay đổi lãi suất : Mức thay đổi lãi suất càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao Như vậy, chúng ta có thể biểu diễn rủi ro lãi suất đối với vốn tự có của ngân hàng, như sau: DE = - Chênh lệch thời lượng đã điều chỉnh * Quy mô tài sản * Mức thay đổi lãi suất Cần chú ý rằng, trong khi ảnh hưởng của yếu tố lãi suất dR/(1+R) thường mang tính chất ngoại sinh đối với n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28075.doc
Tài liệu liên quan