Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và việc thực hiện công ước này ở Việt Nam

Báo cáo phúc trình A. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hội nhập nhanh chóng, toàn diện xu thế quốc tế hóa trên bình diện khu vực và toàn cầu, trong chưa đầy một thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã ký kết, gia nhập và trở thành thành viên của một số lượng lớn các điều ước quốc tế(1) Xem thêm Báo cáo tổng kết thực hiện pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 2004, trong đó đưa ra số liệu sau: Tính t

doc210 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6190 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và việc thực hiện công ước này ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ thời điểm từ khi ban hành Pháp lệnh về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 đến tháng 4/2004, Việt Nam đã ký kết, gia nhập khoảng 702 điều ước quốc tế (chưa tính đến điều ước ký kết với danh nghĩa bộ, ngành), trong đó có khoảng 106 điều ước chưa có hiệu lực, chủ yếu do phía đối tác nước ngoài chưa hoàn thành thủ tục pháp lý. Trong số 702 điều ước nêu trên, Việt Nam đã ký tổng số 604 điều ước song phương với danh nghĩa Nhà nước và danh nghĩa chính phủ, với 308 điều ước song phương hiện đang có hiệu lực; 67 điều ước song phương đã hết hiệu lực; 66 điều ước chưa có hiệu lực. Ngoài ra, tính từ năm 1998 đến nay, Việt Nam đã ký kết và gia nhập 98 điều ước đa phương (với 39 điều ước đang có hiệu lực và 41 điều ước chưa có hiệu lực). . Theo tổng kết của Bộ Ngoại giao thì số lượng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết trong thời gian 10 năm gần đây bằng với số lượng điều ước được ký kết của cả 50 năm trở về trước. Thực tế này chứng tỏ, Nhà nước ta đã sử dụng có hiệu quả điều ước quốc tế làm công cụ pháp luật khi thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, xã hội,... Sự hiện diện của một số lượng lớn các điều ước quốc tế như vậy một mặt góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, qua đó mở rộng hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, mặt khác có vai trò tích cực đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong số những điều ước nêu trên, năm 2001, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia (gọi tắt là Công ước Viên 1969). Với tính chất là luật hình thức, bao gồm các quy định điều chỉnh trình tự, thủ tục, cách thức ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, Công ước Viên 1969 đã trở thành một trong số nguồn luật quan trọng, thường xuyên được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế viện dẫn đến. Trải qua gần bốn thập kỷ và mặc dù còn có những điểm hạn chế nhất định, nhưng đến nay, công ước vẫn được các quốc gia sử dụng như một công cụ pháp lý phổ biến khi ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. So với nhiều thành viên khác, Việt Nam gia nhập Công ước Viên trong điều kiện pháp luật quốc gia về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế chưa hoàn thiện nên vấn đề xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật thống nhất giữa công ước này với hệ thống pháp luật Việt Nam là yêu cầu mang tính thời sự cả trong giai đoạn trước mắt cũng như về chiến lược phát triển pháp luật quốc gia trong tương lai. Song muốn hiện thực hóa Công ước Viên 1969 vào hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các cơ quan chức năng thuộc bộ máy nhà nước thì trước hết, cần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp lý được ghi nhận trong nội dung công ước này. Đây là công việc có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá khoa học pháp lý quốc tế tại Việt Nam mà còn có giá trị phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhận thức rõ tầm quan trọng nêu trên của Công ước Viên 1969 nên tập thể tác giả đã triển khai nghiên cứu đề tài: "Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và việc thực hiện công ước này ở Việt Nam". 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Công ước Viên 1969 đề cập đến rất nhiều vấn đề lý luận, pháp lý và thực tế phức tạp, đòi hỏi phải được xem xét ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau. Vì vậy, trong khuôn khổ của một đề tài khoa học cấp trường, nhóm tác giả chỉ giới hạn giải quyết những vấn đề pháp lý cơ bản trong nội dung của công ước và đánh giá việc thực thi công ước này ở Việt Nam, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực lập pháp, để hướng tới việc hoàn thiện thêm một bước quan trọng pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Bên cạnh mục tiêu tổng quát trên, đề tài còn nhằm mục đích nghiên cứu có hệ thống quá trình hình thành, sử dụng Công ước Viên với tính chất là khung pháp luật quốc tế trong lĩnh vực ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Thông qua đó, đề tài có sự đúc rút những vấn đề lý luận, pháp lý về Điều ước quốc tế và với mong muốn, giúp cho các cơ quan chức năng có được nền tảng pháp lý quốc tế cần thiết để vận dụng vào quá trình bổ sung, sửa đổi và ban hành mới Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, theo tinh thần của Nghị quyết số 21/2003/QH11 về chương trình xây dựng pháp luật năm 2004 của Quốc hội Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung vào những vấn đề khoa học sau: - Sự hình thành của Công ước Viên với tính chất là luật của luật, điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa các quốc gia. - Các vấn đề pháp lý cơ bản về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế theo Công ước Viên 1969. - Việc thực thi Công ước Viên 1969 ở Việt Nam (trước, sau khi Việt Nam là thành viên của công ước này) và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong điều kiện là thành viên của Công ước Viên. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài được dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chủ trương phát triển và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Nội dung của đề tài được nghiên cứu tổng hợp từ các văn bản pháp luật Việt Nam về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, từ Công ước Viên 1969 và các điều ước quốc tế trong nhiều lĩnh vực hợp tác quốc tế của các quốc gia và Việt Nam, từ các tài liệu pháp lý và tài liệu tham khảo khác ở trong và ngoài nước. Đây là công trình nghiên cứu về khoa học luật quốc tế trong lĩnh vực ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Qua nghiên cứu của tập thể tác giả, tính chất và giá trị của điều ước có thể được nhìn nhận theo hai phương diện: (1) là công cụ hợp tác quốc tế có tính hiệu quả cao do các quốc gia xây dựng; (2) là nguồn pháp lý chứa đựng quy phạm luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh giữa các quốc gia với nhau. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng một số phương pháp có tính đặc thù của khoa học xã hội, như phương pháp phân tích, tổng hợp và có chú trọng sử dụng phương pháp so sánh giữa lý luận với thực tiễn của một số nước cũng như của Việt Nam để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài. 4. Những đóng góp có ý nghĩa khoa học Thập niên đầu của thế kỷ XXI là thời kỳ mà nhu cầu hội nhập quốc tế đang đặt Việt Nam trước những cơ hội cùng thách thức to lớn. Đây cũng là thời điểm mà Việt Nam đang có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Việc đạt được vị trí quan trọng trong một loạt các diễn đàn quốc tế và khu vực (như trong ASEAN, ASEM, APEC, ARF...) cùng với các hoạt động nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO vào năm 2005, tham gia là ứng cử viên ghế ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2007 - 2008,... đều là những hoạt động đối ngoại thể hiện sự chủ động hội nhập bình đẳng vào xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa của Việt Nam. Nhưng so với tiềm năng và mục tiêu lâu dài của chiến lược hội nhập quốc tế và phát triển đất nước thì những hoạt động đó chưa đủ để tạo cho Việt Nam thế và lực vững chắc trong tương quan tại khu vực cũng như trong cộng đồng quốc tế. Điều này cho thấy, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế toàn diện giữa Việt Nam với các quốc gia hay tổ chức quốc tế luôn là yếu tố thời đại, cần được quan tâm đúng mức cả về phương diện pháp lý - chính trị và phương diện thực tiễn. Trong bối cảnh chung đó, nhóm tác giả đề tài đã đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực lập pháp theo khuôn khổ của luật quốc tế, vốn là lĩnh vực có sự ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến lợi ích quốc gia, dân tộc khi Việt Nam tham gia tiến trình quốc tế hóa ở cả hai cấp độ khu vực và cộng đồng. Việc thực hiện đề tài này theo phạm vi và giới hạn đã nêu ở trên góp phần làm sáng tỏ một cách cơ bản về lý luận và pháp lý quá trình hình thành hệ thống công cụ pháp lý hiện đại điều chỉnh trật tự quan hệ quốc tế. Với xuất phát điểm như vậy, công trình của tập thể tác giả đã mang lại một số các kết quả nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, đề tài tập trung làm rõ được về mặt khoa học luật quốc tế các quy định về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong nội dung Công ước Viên 1969 để có thể tiếp cận một cách đa phương diện với công ước này (như tính chất là công cụ hợp tác quốc tế; là nguồn luật quốc tế để viện dẫn điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước của chủ thể luật quốc tế; là chuẩn mực pháp lý quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế; là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong việc thi hành các nghĩa vụ và cam kết quốc tế,...). Trong điều kiện Việt Nam gia nhập Công ước Viên chưa lâu và việc nghiên cứu về công ước còn rất hạn chế thì các kết quả của đề tài là một sự đóng góp có giá trị nhất định cho công tác học tập, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn thực thi pháp luật tại Việt Nam. Thứ hai, đề tài mạnh dạn đưa ra cách tiếp cận về cơ chế điều chỉnh pháp luật thống nhất dựa trên sự hài hòa giữa Công ước Viên, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên với các quy định của pháp luật Việt Nam để tạo ra những chuyển biến mới cho công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam thời gian tới đây. Thứ ba, đề tài có sự luận giải và đánh giá ở mức độ cần thiết tác động tích cực của Công ước Viên 1969 đối với quá trình xây dựng, đổi mới và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế. Đây là sự cố gắng lớn của tập thể tác giả với mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Thứ tư, với những kết quả đạt được, đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lý thuyết về điều ước quốc tế theo quy định pháp lý quốc tế hiện hành và khoa học luật quốc tế hiện đại. 5. Kết cấu của đề tài - Báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu - Các chuyên đề - Phụ lục (bản dịch tiếng Việt Công ước Viên 1969) B. Tổng thuật nội dung của đề tài Trong luật quốc tế, Điều ước quốc tế là tên khoa học pháp lý, dùng để chỉ những thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó(1) Xem Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 43. . Ngày nay, điều ước quốc tế tham gia điều chỉnh hầu hết các quan hệ hợp tác quốc tế của các chủ thể luật quốc tế và trở thành công cụ hữu hiệu để duy trì trật tự pháp lý quốc tế. Đặc biệt, sự ra đời của Công ước Viên 1969 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của điều ước quốc tế và Luật điều ước quốc tế. Khác với nhiều công ước đa phương khác, Công ước Viên 1969 là khuôn mẫu của một điều ước quốc tế (nhìn từ phương diện hình thức), đồng thời có giá trị là luật của luật, khi các điều khoản trong nội dung của công ước được chủ thể luật quốc tế viện dẫn để hình thành nên các điều ước quốc tế khác. Sự ra đời của Công ước xuất phát từ nhận thức của các quốc gia về vai trò mang tính nền tảng, quan trọng và ngày càng gia tăng của điều ước quốc tế trong lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế. Ngoài ra, sự cần thiết phải xây dựng một khung pháp lý rõ ràng, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế trong việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và các vấn đề có liên quan, như hiệu lực của điều ước quốc tế, giải thích, đăng ký, công bố điều ước quốc tế cũng là một trong những lý do dẫn tới sự hình thành Công ước Viên 1969(1) Trong khoa học pháp lí quốc tế hiện nay, ký kết điều ước quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm các hành vi từ đàm phán, soạn thảo văn bản, thông qua văn bản điều ước và các hành vi ràng pháp lí mà chủ thể luật quốc tế thực hiện để ràng buộc quốc gia với điều ước quốc tế như ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế. Còn thực hiện điều ước quốc tế về bản chất là quá trình hiện thực hoá các quy định của điều ước quốc tế trong thực tiễn. Với quan niệm cho rằng, giải thích điều ước quốc tế là quá trình làm sáng tỏ nội dung thật của điều ước mà không làm thay đổi hiệu lực của điều khoản của điều ước. Vì vậy, các nhà khoa học pháp lí quốc tế của nhiều nước đã coi hành vi giải thích điều ước quốc tế là một phần của thực hiện điều ước quốc tế. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả sẽ tiếp cận việc giải thích điều ước quốc tế như là một phương tiện hỗ trợ thực hiện điều ước quốc tế, chứ không phải là một giai đoạn của thực hiện điều ước quốc tế, vì Công ước Viên và rất nhiều điều ước quốc tế khác không ghi nhận nghĩa vụ giải thích điều ước quốc tế và cũng không quy định giải thích điều ước quốc tế như một giai đoạn bắt buộc trước khi thực hiện các quy định của điều ước. . Trong quan hệ pháp luật về điều ước quốc tế, Công ước Viên 1969 vừa có hiệu lực áp dụng đối với các thành viên, vừa có giá trị viện dẫn để điều chỉnh quan hệ điều ước quốc tế phát sinh giữa các quốc gia không là thành viên Công ước Viên 1969 (với tính chất của luật tập quán). Do đó, tuy số lượng thành viên công ước chỉ khoảng trên dưới 100 quốc gia, nhưng công ước lại có một phạm vi tác động rộng rãi đến nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, quyết định gia nhập công ước này của Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển chung của luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Để có thể nhận thức được sâu sắc vai trò của Công ước Viên 1969 trong hệ thống luật quốc tế cũng như tác động của nó với pháp luật Việt Nam, trước hết cần hiểu một cách khái quát về Công ước này như sau: I. Giới thiệu khái quát về Công ước Viên 1969 1. Quá trình hình thành công ước Viên 1969 Điều ước quốc tế ra đời và phát triển gần như song hành cùng với sự hình thành và phát triển của mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia. Lịch sử ban đầu của những mối quan hệ bang giao quốc tế là lịch sử của chiến tranh và hòa bình, luôn luôn gắn liền với việc ký kết các Thỏa ước quốc tế. Có thể nói, các quy tắc về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đã tồn tại từ xa xưa, như việc các Pharaon Aicập ký kết thỏa ước với vua Hittie bằng việc trao đổi các văn kiện; hoặc Grotius đã đưa ra nguyên tắc về việc giải thích điều ước quốc tế vào thế kỷ thứ 17 (mặc dù nó không giống như các quy tắc của Công ước Viên sau này). Cội nguồn phát triển nói trên của điều ước quốc tế được xem xét và lý giải dựa trên một trong những nền tảng cơ bản là tinh thần đoàn kết giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, đặc biệt các quốc gia. Tư tưởng đoàn kết và vì lợi ích chung của nhân loại yêu cầu các vấn đề quốc tế phải được xử lý một cách chung nhất. Nói cách khác, mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia đòi hỏi phải được giải quyết trong sự đoàn kết và đảm bảo lợi ích cộng đồng. Điều này được chứng minh bằng sự xuất hiện của hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương (cùng với sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế khác nhau). Từ xu thế phát triển chung của điều ước quốc tế, vấn đề hình thành khung pháp luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế trở thành nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, đến trước thời điểm Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Luật về điều ước quốc tế vẫn tiếp tục dựa trên truyền thống quân chủ trong sự bành trướng của Nghị viện và hệ thống dân chủ. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bao trùm mọi khía cạnh của mối quan hệ quốc tế là tư tưởng về hòa bình đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của luật điều ước quốc tế. Những vấn đề về luật điều ước quốc tế đã được Hội quốc liên quan tâm và đưa ra trong các khóa họp của mình. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên hợp quốc tiếp tục có những nỗ lực nhằm pháp điển hóa các quy phạm tập quán của luật điều ước quốc tế. Năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thành lập ủy ban Luật quốc tế với mục tiêu rõ ràng là khuyến khích sự phát triển tiến bộ và quá trình pháp điển hóa luật quốc tế. Hình thành được một bộ luật về điều ước quốc tế là một trong số nội dung quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật quốc tế nói chung và được ủy ban Luật quốc tế lựa chọn tại kỳ họp đầu tiên, được tổ chức năm 1949. Một nhóm các học giả nổi tiếng trong lĩnh vực luật quốc tế của nước Anh, như Jame Briefly, Hersch Lauterpacht, Gerald Fitzmaurice và Humphrey Wakdock đã được chỉ định như là những Báo cáo viên đặc biệt, với nhiệm vụ pháp điển hóa các quy định, hình thành nên một khung pháp lý hữu hiệu điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực ký kết, thực hiện điều ước quốc tế. Quá trình xây dựng và soạn thảo công ước là cả một sự cố gắng, thể hiện nỗ lực vượt bậc của ủy ban luật quốc tế. Qua thảo luận dự thảo Công ước với 11 điều khoản do Giáo sư Briefly đưa ra (vào năm 1950), cho đến tiếp các báo cáo thứ hai (vào năm 1951), báo cáo thứ ba (vào năm 1952) và sau này là báo cáo của một số các chuyên gia khác, như giáo sư Lauterpacht, giáo sư Gerald, giáo sư Waldock..., sau cùng thì ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc cũng đã có được một văn bản dự thảo cuối cùng, gồm 75 điều khoản và các chú thích liên quan để đệ trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1966. Trong báo cáo này, ủy ban Luật quốc tế đã giải thích công ước theo hướng thu hẹp đối tượng điều chỉnh của công ước, đồng thời đề nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc triệu tập hội nghị với mục đích khuyến khích các quốc gia ký kết công ước này. Kết quả, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế với các đại diện toàn quyền, nhằm xem xét luật về điều ước quốc tế được thể hiện dưới hình thức pháp lý là một công ước quốc tế cụ thể. Hội nghị Liên hợp quốc về Luật điều ước quốc tế năm 1968 được tổ chức trong hai kỳ họp. Kỳ họp đầu tiên được tổ chức tại Viên từ 26 tháng 3 đến 24 tháng 5 năm 1968, với sự tham gia của đại diện ủy quyền của 103 nước và các quan sát viên từ 13 tổ chức quốc tế đặc biệt. Hội nghị đã bình luận các điều khoản dự thảo do ủy ban Luật quốc tế xây dựng và qua đó, hơn 400 sửa đổi đã được đệ trình đối với các điều khoản khác nhau của dự thảo công ước. Cuối cùng, 69 điều khoản đã được thông qua tại kỳ họp này. Kỳ họp lần thứ hai năm 1969 của Hội đồng Liên Hợp quốc về Luật điều ước quốc tế được tổ chức tại Viên từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 22 tháng 5 năm 1969, 110 quốc gia và 14 tổ chức quốc tế đặc biệt đã tham dự. Hội nghị đã chấp nhận bổ sung 13 điều khoản và đệ trình để đề nghị bỏ phiếu thông qua. Như vậy, tại kỳ họp này, 110 quốc gia tiến hành xem xét dự thảo Công ước Luật điều ước quốc tế với 85 điều khoản. Mỗi một điều khoản được đưa ra để biểu quyết và thông qua với 2/3 tổng số quốc gia thành viên tán thành, mặc dù trên thực tế, một số các điều khoản đã được nhất trí tại các cuộc thảo luận trước đây. Cuối cùng, lời nói đầu và điều khoản cuối cùng của Công ước cũng được thảo luận và được các bên tham gia đàm phán nhất trí. ủy ban Luật quốc tế đưa ra tuyên bố giải thích giá trị của việc biểu quyết thông qua và giá trị, ý nghĩa pháp lý của Công ước. Như vậy, tại kỳ họp năm 1968 và 1969, rất nhiều các điều khoản của Công ước đã được thảo luận tại hội nghị và được luật hóa vào văn bản chính thức. Hội nghị Liên hợp quốc về Luật điều ước quốc tế đã thông qua Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế ngày 23 tháng 5 năm 1969, 79 quốc gia đã bỏ phiếu tán thành Công ước này, Pháp phản đối, 19 quốc gia khác bỏ phiếu trắng. Sau một "hành trình" khá dài, Công ước Viên 1969 về Luật quốc tế, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện điều ước quốc tế đã ra đời. Nó là kết quả đồng thời của hai quá trình: (1) Quá trình pháp điển hóa các quy phạm của luật tập quán quốc tế về điều ước và (2) quá trình bổ sung, xây dựng mới các quy phạm pháp lý quốc tế tiến bộ, cặp nhật về điều ước quốc tế. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, Công ước Viên 1969 không tránh khỏi có một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, Theo các điều 81 và 83 của công ước thì chỉ có những quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, thành viên của các tổ chức chuyên môn hoặc tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế, thành viên của Quy chế Tòa án quốc tế hoặc bất kỳ một quốc gia nào được Đại hội đồng Liên hợp quốc mời mới được tham gia Công ước. Điều này thực chất nhằm hạn chế các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây tham gia. Nhưng sau đó 5 năm, hạn chế này đã được khắc phục bằng việc Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại Nghị quyết số 3233 khóa họp lần thứ 29 đã quyết định để ngỏ Công ước cũng như Phụ lục đính kèm cho tất cả các nước tham gia. Cho đến ngày 27 tháng 1 năm 1980, 30 ngày sau ngày quốc gia thứ 35 (Togo) nộp lưu chiểu văn kiện gia nhập Công ước, Công ước Viên 1969 bắt đầu phát sinh hiệu lực pháp lý. Tính đến tháng 9 năm 2000, Công ước đã có 91 quốc gia thành viên, trong đó có 24 quốc gia biểu thị sự ràng buộc đối với Công ước bằng việc ký với nội dung phê chuẩn và 67 quốc gia trở thành thành viên bằng việc gia nhập. Hiện nay, số lượng các quốc gia thành viên vẫn ngày càng tăng, chứng tỏ rằng, Công ước có giá trị pháp lý cao trong việc điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa các quốc gia. 2 Cơ cấu và vai trò của Công ước Viên 1969 Công ước Viên 1969 được kết cấu thành lời nói đầu, nội dung, các điều khoản cuối cùng và một phụ lục đính kèm. Chương 1 (từ Điều 1 đến Điều 5) là Phần mở đầu, nhằm xác định giới hạn phạm vi điều chỉnh của công ước, những thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong công ước, đặc biệt là thuật ngữ "điều ước quốc tế", "phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận, gia nhập, giấy ủy quyền, bảo lưu...". Chương 2 (từ Điều 6 đến Điều 25) quy định về ký kết và hiệu lực của điều ước quốc tế. Đây là những quy định cơ bản nhất, điều chỉnh những hoạt động liên quan đến việc đàm phán, soạn thảo, thông qua và thể hiện sự ràng buộc đối với một điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên. Thông qua quy định về các hành vi ký kết điều ước quốc tế, Chương này xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong khi tham gia vào quan hệ ký kết điều ước quốc tế. Chương 3 (từ Điều 26 đến Điều 38) gồm bốn mục, quy định về nghĩa vụ tôn trọng, thi hành và giải thích điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên. Chương 5 (từ Điều 42 đến Điều 72) là các quy định về vấn đề vô hiệu, chấm dứt và tạm đình chỉ thi hành điều ước. Phụ lục của Công ước này được xác định là phần không thể tách rời khỏi Công ước, bao gồm các quy định hướng dẫn thủ tục liên quan đến vấn đề về giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên trong quá trình thực thi, áp dụng công ước. Với hệ thống các quy phạm cụ thể, rõ ràng, Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đặt nền móng cho việc xác định giá trị pháp lý của điều ước quốc tế, đồng thời có ý nghĩa xây dựng khung pháp luật về điều ước quốc tế với tư cách là một ngành luật độc lập, thuộc hệ thống pháp quốc tế hiện đại. Xem xét một cách toàn diện (hình thức, nội dung và giá trị pháp lý, chính trị...), Công ước Viên 1969 có những ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thứ nhất, Công ước đã khẳng định vai trò ngày càng tăng của điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của luật quốc tế, là phương tiện để duy trì, phát triển hòa bình, an ninh quốc tế, đồng thời góp phần làm giảm bớt những tranh chấp giữa các nước trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, qua đó xây dựng lòng tin giữa các quốc gia với nhau khi thiết lập và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế. Thứ hai, Công ước đã góp phần ổn định một cách tương đối trật tự pháp lý quốc tế, giữ gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, đảm bảo dung hòa giữa lợi ích cộng đồng quốc tế và lợi ích quốc gia. Công ước đã chứng tỏ sự bắt đầu một kỷ nguyên phát triển mới của luật điều ước quốc tế, với nhiều tác động tích đến quá trình phát triển của quan hệ quốc tế nói chung và pháp luật nói riêng. Công ước Viên 1969 ngày càng khẳng định vị trí trung tâm trong hệ thống luật quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật quốc gia. Công ước vừa có ý nghĩa thể chế hóa hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các quốc gia trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, vừa tạo cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia trong thực tiễn xây dựng và thực thi điều ước quốc tế của các quốc gia. Thứ ba, Công ước Viên 1969 đã tạo ra những thay đổi về cơ cấu trong hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế, với tính vượt trội của quy phạm pháp luật thành văn, đồng thời góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế giữa các quốc gia nói chung và hội nhập pháp luật nói riêng. Trên thực tế, rất nhiều các quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước đã và đang viện dẫn các quy định của Công ước với tính chất là các quy phạm của luật tập quán. Ngày nay, Công ước Viên 1969 cùng với các Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp quốc… đã góp phần phát triển tiến bộ luật quốc tế và trở thành công cụ hữu hiệu mà cộng đồng quốc tế sử dụng để đặt nền móng thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ và là cầu nối giữa các quốc gia, các dân tộc gia trong thời đại toàn cầu hóa. II. Các vấn đề pháp lý cơ bản về ký kết điều ước quốc tế theo Công ước Viên 1969 Hiện nay, điều ước quốc tế đang được các chủ thể sử dụng phổ biến trong các quan hệ quốc tế. Điều này xuất phát từ ưu thế vượt trội của điều ước so với tập quán quốc tế (như sự rõ ràng của các điều khoản; sự nhanh chóng trong quá trình hình thành; tính công khai và dễ viện dẫn...). Công ước Viên 1969 ra đời có giá trị tạo cơ sở pháp lý cần thiết để các quốc gia phát huy một cách triệt để những lợi thế này của điều ước quốc tế. Với ý nghĩa đó, Công ước Viên 1969 đã dành một số lượng đáng kể các điều khoản để quy định về các vấn đề liên quan đến ký kết điều ước quốc tế. 1. Quy định của Công ước Viên 1969 về quyền năng ký kết điều ước của quốc gia và thẩm quyền của đại diện hợp pháp cho quốc gia khi thực hiện hành vi ký kết điều ước quốc tế Qua cách xác định phạm vi áp dụng của Công ước Viên 1969 thì quốc gia là chủ thể có quyền năng ký kết các điều ước quốc tế. Quốc gia thực hiện quyền năng này thông qua hành vi của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện cho quốc gia trong tiến hành hoạt động đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận, gia nhập… Theo luật quốc tế, quốc gia có thể từ chối một phần, toàn bộ hoặc chuyển cho một quốc gia hay tổ chức quốc tế khác thực hiện quyền năng ký kết điều ước quốc tế, còn trong Công ước Viên, quyền năng này do quốc gia tự thực hiện, dựa trên chủ quyền và là một bằng chứng có giá trị về tư cách quốc gia. Theo chú thích của ủy ban Luật quốc tế thì thuật ngữ "quốc gia" được sử dụng trong Công ước (Điều 6) được hiểu cùng nghĩa với quốc gia trong Hiến chương Liên hợp quốc (tức quốc gia theo nghĩa của luật quốc tế). Do đó, trong quan hệ điều ước, tư cách pháp luật để tham gia quan hệ điều ước là quốc gia. Vì vậy, theo công ước thì không có sự phân loại về mặt pháp luật quốc tế điều ước được ký kết nhân danh cấp ký kết nào (nhà nước, chính phủ hay bộ, ngành), vì việc phân loại điều ước theo phân cấp thẩm quyền do luật trong nước điều chỉnh. Riêng loại thỏa thuận cấp bộ, ngành thì nhiều nước không xác định đó là điều ước quốc tế và không thể được đăng ký bình thường như Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là vấn đề về pháp lý và thực tiễn ký kết điều ước đáng lưu ý khi vận dụng để xây dựng khung pháp luật quốc gia về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam thời gian tới. Song song với xác định quyền năng ký kết điều ước của quốc gia, Công ước Viên 1969 (tại Điều 7) đã quy định những đối tượng có thẩm quyền thay mặt quốc gia ký kết điều ước quốc tế, bao gồm hai loại là đại diện đương nhiên (Nguyên thủ quốc gia; người đứng đầu Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; một số người khác theo quy định) và đại diện theo ủy quyền. Những người đó chỉ được coi là đại diện hợp pháp cho quốc gia để thông qua hoặc xác thực văn bản của một điều ước hay để biểu thị việc quốc gia đó đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một điều ước khi có giấy ủy quyền, trừ trường hợp các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác. Công ước Viên 1969 khẳng định rõ: Nếu không được sự ủy quyền hợp pháp, hành vi của một cá nhân liên quan đến việc ký kết một điều ước quốc tế sẽ không có giá trị pháp lý, trừ khi sau đó hành vi này được quốc gia xác nhận. Mục đích của quy định về đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền trong quan hệ điều ước nhằm xác định tính hợp pháp của điều ước quốc tế khi đã được hình thành và đảm bảo cho sự thực thi điều ước quốc tế ở cấp độ quốc tế cũng như trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Điều này sẽ ràng buộc các quốc gia trong việc ký kết điều ước phải đúng thẩm quyền và không được viện dẫn đến hành vi ký kết sai thẩm quyền như là một lý do để từ bỏ nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ điều ước quốc tế đã ký kết, trừ trường hợp việc vi phạm này quá rõ ràng và liên quan đến một quy định có tính chất cơ bản của pháp luật trong nước. Trong một chừng mực nhất định, tính chất hai mặt như trên về vấn đề thẩm quyền của đại diện ký kết (theo Điều 46) có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu lực pháp luật sau này của điều ước. Khi có đầy đủ bằng chứng về việc vi phạm nghiêm trọng đến quy định của pháp luật trong nước về thẩm quyền ký kết của chủ thể kết ước thì thỏa thuận đã đạt được giữa các bên có thể bị vô hiệu. Vì thế, tuân thủ quy định về xuất trình và kiểm tra tư cách của đại diện được ủy quyền là một trong yêu cầu quan trọng trong quá trình đàm phán, soạn thảo và xây dựng văn bản dự thảo điều ước. Về phương diện lập pháp, lập quy trong nước, những lý luận cơ bản về quyền năng ký kết điều ước của quốc gia cũng như thẩm quyền ký kết của đại diện hợp pháp cho quốc gia (mà Công ước đã quy định) cần được thể chế hóa một cách cụ thể và đầy đủ trong pháp luật từng nước thành viên để tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên ký kết khi thực hiện điều ước. 2. Quy định của Công ước Viên về các hành vi ký kết, chấp thuận, gia nhập và thực hiện điều ướ._.c quốc tế Đối với bất kỳ một loại hình điều ước nào (song phương, đa phương) thì đại diện ký kết cũng đều phải thực hiện một loạt những hành vi pháp lý khác nhau. Quá trình pháp điển hóa các quy phạm truyền thống của luật tập quán về điều ước quốc tế và dựa trên cơ sở tiếp cận hiện đại với quan hệ điều ước giữa các quốc gia, Công ước Viên đã quy định, chủ thể kết ước có thể tiến hành những hành vi ký kết sau, khi muốn thiết lập quan hệ điều ước với nhau: - Những hành vi pháp lý để hình thành văn bản điều ước, bao gồm hành vi đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước quốc tế. Khi thực hiện những hành vi này, các bên ký kết đã tạo dựng được văn bản dự thảo điều ước để ghi nhận những thỏa thuận xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế cho những chủ đó trong một quan hệ phát sinh. - Những hành vi pháp lý thể hiện sự ràng buộc của chủ thể ký kết với văn bản dự thảo, bao gồm các hành vi ký, trao đổi các văn kiện cấu thành điều ước, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập hoặc bằng bất kỳ hành vi nào khác theo thỏa thuận. Những hành vi này có giá trị tạo ra hiệu lực pháp lý cho điều ước trên cả hai phương diện, luật quốc gia và luật quốc tế. - Hành vi thực thi điều ước, như công bố, đăng ký, giải thích, viện dẫn, áp dụng, chuyển hóa. Giải quyết tranh chấp phát sinh... nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ quốc tế theo thỏa thuận điều ước vào thực tiễn sinh hoạt quốc tế và thực tiễn của từng quốc gia thành viên. Các hành vi pháp lý nêu trên phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục pháp lý nhất định. Việc Công ước Viên 1969 "luật hóa" các hành vi này theo tiêu chí của Luật điều ước quốc tế có tác dụng hình thành nên khuôn mẫu cho các hoạt động ký kết điều ước phát sinh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực hợp tác quốc tế. Do đặc trưng của điều ước quốc tế là kết quả của quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các quốc gia nên quan hệ điều ước phản ánh sâu sắc quan hệ quốc tế hiện đại, phản ánh lợi ích của từng quốc gia đặt trong tương quan lợi ích của cộng đồng quốc tế. Đặc điểm này làm cho quan hệ điều ước luôn có tính nhạy cảm cao và nếu không được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật công bằng, phù hợp thì đó sẽ là tiềm tàng của mọi bất đồng, tranh chấp quốc tế. 3. Quy định của Công ước Viên 1969 về quy trình ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế Về tổng thể, luật quốc tế có hai dạng nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế). Giữa hai nguồn này có sự khác nhau cơ bản về hình thức tồn tại và cách thức hình thành. Quy trình ký kết một điều ước là quy trình lập pháp quốc tế, được tiến hành bởi các quốc gia bình đẳng (về địa vị pháp lý, về quyền và nghĩa vụ), trong điều kiện không có cơ quan quyền lực chung, do đó mỗi quốc gia được tự do (theo luật quốc tế) đối với việc thỏa thuận để hình thành các điều khoản có tính chất pháp lý, ràng buộc quyền, nghĩa vụ giữa các quốc gia với nhau. Trong quy định của Công ước Viên, quốc gia có thể trở thành thành viên của một điều ước quốc tế (kể cả của Công ước này) theo hai cách thức: (1) ký kết trực tiếp với chủ thể khác và (2) gia nhập (hoặc chấp thuận) điều ước. Bằng cách thức thứ nhất, dù là điều ước song phương hay đa phương thì các bước thông thường để tiến hành ký kết sẽ bao gồm: Đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký, phê duyệt, phê chuẩn văn bản dự thảo điều ước. Tùy tính chất của quan hệ và lĩnh vực hợp tác mà trình tự các bước ký kết có thể theo quy trình đơn giản (đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký và điều ước có hiệu lực ngay sau đó) hay theo quy trình nhiều giai đoạn (phải qua trình tự phê duyệt, phê chuẩn mới có hiệu lực). Chi phối bởi yếu tố thỏa thuận, tự nguyện nên bản chất của quy trình ký kết điều ước là quy trình lập pháp độc lập với quy trình lập pháp trong nước. Quy trình này đòi hỏi quốc gia phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng thỏa thuận và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ sự áp đặt, cưỡng bức và sử dụng vũ lực hay các biện pháp gian lận, lừa dối khi ký kết điều ước quốc tế. Các chủ thể tham gia ký kết điều ước luôn bị chi phối bởi ý chí và lợi ích của quốc gia, nhưng quy trình tiến hành phải trong khuôn khổ do Công ước Viên quy định. Gia nhập điều ước là phương thức truyền thống mà theo đó, một quốc gia trong những hoàn cảnh nhất định, trở thành một trong các bên của điều ước đa phương mà quốc gia đó đã không tham gia ký kết. Trước đây, đã từng có những quan điểm khác nhau về vấn đề gia nhập điều ước, chẳng hạn như có thể gia nhập một cách hợp pháp một điều ước chưa có hiệu lực. Hiện nay, trong cả Công ước Viên và các điều ước hiện đại thường có điều khoản về gia nhập. Quyền gia nhập điều ước không phụ thuộc vào sự có hiệu lực của điều ước, hoặc thậm chí quy định rõ ràng bằng việc cho phép gia nhập điều ước trước ngày xác định là điều ước có hiệu lực. Tương tự, khi công ước đề cập đến chấp thuận như là một thủ tục mới để trở thành một bên của điều ước thì thực chất, trên phạm vi quốc tế, khái niệm Chấp thuận mang tính thuật ngữ hơn là hàm ý về một phương thức. Vì thế, nếu một điều ước có quy định rằng, nó sẽ được mở để ký "phụ thuộc vào chấp thuận" thì cũng có thể hiểu một cách tương đồng với quy định "ký kết phụ thuộc vào phê chuẩn". Theo tinh thần của Công ước Viên thì "ký kết phụ thuộc vào chấp thuận" chủ yếu nhằm quy định hình thức "phê chuẩn" đơn giản để cho phép chính phủ có cơ hội hơn nữa trong xem xét điều ước, khi nó không cần thiết phải đặt dưới thủ tục Hiến pháp của quốc gia để nhận được sự phê chuẩn. Như vậy, lựa chọn cách thức nào để tham gia quan hệ điều ước hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định và sự tự nguyện của một quốc gia, tuân theo các điều kiện về thành viên của từng điều ước (vì cũng có những điều ước hạn chế số lượng thành viên hoặc đặt ra điều kiện phải đáp ứng nếu muốn gia nhập điều ước đó). Với Công ước Viên 1969, một quốc gia có thể áp dụng cả hai cách thức trên khi quyết định sẽ trở thành một trong số các thành viên của công ước này. Ngoài ra, trong trường hợp có sự thay đổi về tư cách chủ thể của luật quốc tế thì nghĩa vụ thực thi điều ước sẽ giải quyết thông qua quan hệ kế thừa quốc gia và việc có kế thừa nghĩa vụ thành viên một điều ước nào đó hay không do quốc gia quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Công ước Viên 1969. Tất cả những lý giải nêu trên về quyền năng, thẩm quyền, hành vi và quy trình ký kết, gia nhập, chấp thuận điều ước không nhằm khẳng định: Chỉ có trở thành thành viên của một điều ước thì quốc gia mới có quyền viện dẫn đến bất kỳ điều khoản nào trong điều ước. Quyền viện dẫn đến một quy định của điều ước hoàn toàn có thể phát sinh cả đối với một bên không ký kết, chấp thuận và gia nhập điều ước (tức quốc gia thứ ba). Đây chính là cơ sở để mở rộng phạm vi tác động của Công ước Viên đến những quan hệ điều ước được hình thành bởi chủ thể luật quốc tế khác, ngoài phạm vi thành viên Công ước Viên. III. Các vấn đề pháp lý cơ bản về thực hiện điều ước quốc tế theo Công ước Viên 1969 1. Quy định của Công ước Viên về hiệu lực của điều ước quốc tế Về nguyên lý chung, điều ước quốc tế được ký kết để mà thực hiện. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng hiệu lực của điều ước không bị ràng buộc bởi những điều kiện nhất định. Trong công ước Viên 1969, một điều ước muốn phát sinh hiệu lực phải thỏa mãn được các điều kiện nhất định. a) Điều kiện để điều ước có hiệu lực Bản chất pháp lý của luật quốc tế quy định, hiệu lực của điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc, các chủ thể ký kết đã thể hiện sự thỏa thuận đích thực của mình và sự thỏa thuận này phải có nội dung không trái với các Nguyên tắc cơ bản cũng như các qui phạm jus cogens của luật quốc tế. Như vậy, để đảm bảo tính hiệu lực (tính giá trị pháp lý) thì một điều ước quốc tế phải có sự hợp pháp cả về phương thức kí kết, nội dung, mục tiêu và mục đích của việc thiết lập điều ước đó. Điều này được Công ước Viên khái quát dưới dạng các điều kiện mang tính khách quan và chủ quan(1) Xem thêm Lời nói đầu và các điều 24, 26, 48, 49, 50, 52, 53, 64 Công ước Viên 1969. . Khoa học luật quốc tế có sự phân biệt khái niệm hiệu lực của điều ước với khái niệm hiệu lực thi hành điều ước quốc tế. Hiệu lực thi hành một điều ước phụ thuộc vào một loạt các vấn đề, như thời điểm, thời hạn thi hành (áp dụng) điều ước, việc đình chỉ, tạm đình chỉ hiệu lực điều ước và các điều kiện khác. Còn hiệu lực pháp luật của một điều ước quốc tế được xác định dựa trên cơ sở phải đáp ứng được các điều kiện khách quan hay chủ quan để có thể phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý là điều ước quốc tế. Khi đó, văn bản được ký kết này mới trở thành nguồn của luật quốc tế. Sự phân biệt như trên có ý nghĩa thiết thực trong thực tế thực thi và viện dẫn đến các quy định nào đó của một điều ước. Luật quốc tế hiện hành tồn tại nguyên tắc suy đoán tính hiệu lực (tính giá trị) của điều ước quốc tế. Nguyên tắc suy đoán này được ghi nhận tại Điều 42 của Công ước Viên 1969 với nội dung: "Hiệu lực của một điều ước hoặc việc một quốc gia đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của nó chỉ có thể được xem xét lại theo qui định của Công ước này". Lập luận của Điều 42 Công ước Viên phù hợp với nguyên tắc suy đoán theo nghĩa, hiệu lực của một điều ước quốc tế là lẽ đương nhiên, là tình trạng thông thường của một điều ước quốc tế, nếu không tồn tại các cơ sở để có thể chứng minh sự vô hiệu của điều ước đó. Như vậy, khi điều ước được ký kết hợp pháp thì sẽ có hiệu lực pháp luật đối với các thành viên và có hiệu lực viện dẫn áp dụng với giá trị pháp lý là nguồn của luật quốc tế (tùy thuộc vào cách thức chủ thể luật quốc tế viện dẫn điều ước đó theo tư cách là thành viên điều ước hay tư cách là bên thứ ba, áp dụng quy định trong điều ước dưới dạng quy phạm của luật tập quán). Điều kiện có hiệu lực của điều ước đồng thời là căn cứ để xác định sự vô hiệu của điều ước, vốn tồn tại như mặt trái phát sinh trong thực tiễn ký kết điều ước quốc tế. Công ước Viên 1969 đã giành một lượng điều khoản thích hợp, có giới hạn điều chỉnh vấn đề này. b) Điều ước quốc tế vô hiệu Tuy luật quốc tế và luật điều ước quốc tế không tồn tại cơ chế quyền lực chung bảo đảm cho việc thực thi điều ước, nhưng sự tôn trọng "hiệu lực thần thánh" của Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda chính là nền tảng pháp lý cơ bản đảm bảo cho các thỏa thuận và cam kết quốc tế được thực hiện nghiêm chỉnh. Điều kiện này buộc Công ước Viên phải có sự trù liệu cần thiết về trường hợp điều ước vô hiệu. Danh mục các nguyên nhân làm cho điều ước vô hiệu được ghi nhận tương đối dài trong Công ước Viên 1969 và có thể được chia làm ba nhóm: (1) Nguyên nhân do vi phạm luật trong nước về kí kết điều ước quốc tế của các quốc gia tham kết; (2) nguyên nhân có lỗi khi ký kết và thể hiện ý chí ràng buộc với điều ước quốc tế; (3) nguyên nhân về sự không phù hợp với qui phạm Jus cogens của những điều khoản trong điều ước được ký kết bởi các quốc gia. Công ước quy định vấn đề vô hiệu của điều ước do từng nhóm nguyên nhân gây ra như trên theo hướng hạn chế đến mức thấp nhất sự lạm dụng của các bên ký kết vào hoàn cảnh chủ quan, khách quan để lẩn tránh thực thi nghĩa vụ thành viên. Ví dụ, trong trường hợp có sự cưỡng ép đối với đại diện quốc gia, công ước quy định, không phải bất kì loại cưỡng ép nào đối với quốc gia cũng có thể được coi là nguyên nhân vô hiệu của điều ước quốc tế, mà chỉ khi việc cưỡng ép được thực hiện bằng đe dọa sử dụng vũ lực (và phải là việc sử dụng vũ lực trái với các nguyên tắc luật quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc) thì mới làm cho điều ước vô hiệu. Các trường hợp khác cũng vậy, sự vô hiệu của điều ước không thể xác định một cách tràn lan, mà phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt như Công ước Viên đã ghi nhận. Có như vậy, khả năng thực thi trên thực tế của một điều ước mới được đảm bảo. c) Hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế Theo khoa học luật quốc tế, điều ước có hiệu lực thi hành về thời gian, không gian và đối với đối tượng chịu sự tác động của điều ước là các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó. Đây là các vấn đề được điều chỉnh theo các qui phạm luật điều ước quốc tế chứa đựng không chỉ trong Công ước Viên 1969 mà còn ở tập quán quốc tế, cũng như các qui phạm khác. Hiệu lực thi hành của điều ước phụ thuộc trước hết vào thời điểm các bên tham kết thể hiện sự chấp nhận ràng buộc của điều ước quốc tế đối với mình và khi thực hiện xong các thủ tục theo yêu cầu (ví dụ, sự thể hiện chấp nhận được thực hiện bằng hành vi phê chuẩn, nhưng để đảm bảo hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế, các bên hữu quan cần phải hoàn thành thủ tục trao đổi thư phê chuẩn). Sau thời điểm này, văn bản được ký kết trở thành luật đối với các thành viên, tức được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ thỏa thuận điều ước đó và thời hạn có hiệu lực của một điều ước hoàn toàn được xác định cụ thể trong từng trường hợp riêng biệt (theo cách mà Điều 24 Công ước Viên 1969 đã quy ước). Cũng cần phải lưu ý rằng, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế có thể liên quan đến hai nhóm quốc gia khác nhau, đó là các quốc gia thành viên (các bên tham kết) và các nước không phải là thành viên, thường được gọi là bên thứ ba. Thông thường, điều ước có hiệu lực sẽ tạo ra quyền và nghĩa vụ chỉ cho các bên thành viên của nó, tức Pacta Tertics nec nocent nec prosunt (các thỏa thuận không mang lại lợi ích và không gây hại cho người thứ ba). Nhưng đặc thù của cơ chế viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế lại hình thành mối quan hệ thực tế giữa các nước không phải thành viên của một điều ước với chính điều ước đó, thông qua cách thừa nhận hiệu lực thi hành của các điều khoản trong điều ước với bên này, theo tính chất là luật tập quán, hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước quốc tế hoặc trong một số trường hợp quy định khác (điều ước qui định quyền hoặc nghĩa vụ cho quốc gia thứ ba). Sự đặc thù này về hiệu lực pháp luật của các loại điều ước cũng như ngay chính Công ước Viên 1969 tạo cho các quốc gia và chủ thể của luật quốc tế có cơ sở hợp pháp trong việc áp dụng điều ước vào điều chỉnh quan hệ hợp tác với nhau. Mặt khác, cách viện dẫn nói trên của bên thứ ba đến một điều khoản nhất định của điều ước cũng phù hợp với yêu cầu mở rộng hiệu lực áp dụng Công ước Viên 1969 đối với các chủ thể không phải là quốc gia hoặc không phải là thành viên công ước này (chẳng hạn, quan hệ điều ước được thiết lập giữa một quốc gia và một tổ chức quốc tế). Điều này cũng là căn cứ để lý giải cho việc viện dẫn đến quy định của Công ước Viên 1969 trong ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam thời kỳ chưa gia nhập công ước này. Song hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế không phải là vô thời hạn trong mọi trường hợp, vì quan hệ quốc tế luôn thay đổi và luôn đòi hỏi có sự phù hợp của quy định pháp luật với thực tiễn phát sinh. Do đó, điều ước nào cũng đều có ghi nhận cụ thể việc chấm dứt và các điều kiện, thời hạn chấm dứt hiệu lực của điều ước (như hết thời hạn có hiệu lực theo qui định; hủy bỏ điều ước đã được hoàn thành; bãi bỏ điều ước phù hợp với qui định của điều ước,...). Tại các điều khoản tương ứng trong Công ước Viên 1969 đều thể hiện nội dung tư tưởng này(1) Xem thêm các điều từ 54 đến 59 Công ước Viên 1969. . Tuy nhiên, vấn đề chấm dứt hiệu lực điều ước trong một số trường hợp lại hết sức phức tạp và luôn dẫn đến xung đột, va chạm giữa các quốc gia thành viên khi họ xuất phát từ quyền lợi, lợi ích riêng của mình. Trong số này, vấn đề xuất hiện các hoàn cảnh đặc biệt có thể cho phép biện minh cho hành vi tuyên bố đơn phương chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế là một ví dụ(2) Xem thêm Điều 62 Công ước Viên 1969. . Đây là vấn đề cực kì nhạy cảm, bởi vì khả năng các quốc gia lạm dụng các hoàn cảnh đặc biệt này nhằm lẩn tránh nghĩa vụ thực thi Điều ước quốc tế là rất lớn, làm cho nguyên tắc Pacta Sunt Servanda sẽ bị xâm phạm. Công ước Viên đã đề cập khá cụ thể trường hợp "sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh", hay còn được gọi tên bằng thuật ngữ la tinh - clausula rebus sic stantibus. Điều 62 Công ước Viên 1969 cho phép sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh tồn tại vào lúc ký kết Điều ước quốc tế là cơ sở để các quốc gia thành viên viện dẫn nhằm chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước, nếu: - Sự tồn tại của những hoàn cảnh này là cơ sở chủ yếu để các quốc gia thành viên chấp nhận sự ràng buộc của điều ước và - Tác động của thay đổi đó làm biến đổi cơ bản phạm vi nghĩa vụ phải thực hiện theo điều ước. Như vậy, Công ước Viên 1969 công nhận tại Điều 62, sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh trong những điều kiện đặc biệt có thể được coi là nguyên nhân hợp pháp chấm dứt hiệu lực của điều ước với các điều kiện ràng buộc nêu trên. Tuy nhiên, Clausula Rebus sic stantibus không thể được chấp nhận ngay cả khi các điều kiện yêu cầu nêu trên được thỏa mãn, nếu sự thay đổi hoàn cảnh liên quan đến Điều ước quốc tế về đường biên giới hoặc sự thay đổi cơ bản là kết quả của hành vi xâm phạm cam kết quốc tế bất kì của các quốc gia viện dẫn Rebus sic stantibus. Cần lưu ý rằng, Công ước Viên 1969 chỉ cho phép sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh là căn cứ để hủy bỏ Điều ước quốc tế trong các điều kiện đặc biệt mà thôi. Ngoài ra, Công ước Viên còn qui định một thủ tục riêng biệt cho việc chấm dứt hiệu lực Điều ước quốc tế dựa trên Clausula Rebus sic stantibus (mục 4 Công ước Viên). Mặc dù vậy, vẫn còn đó sự hoài nghi trong giới khoa học luật quốc tế về các qui định liên quan đến khả năng hủy bỏ điều ước vì nguyên nhân thay đổi cơ bản các hoàn cảnh. Chính vì vậy, một số quốc gia đã đưa ra tuyên bố bảo lưu điều khoản 62 này của Công ước Viên(1) Như trường hợp của Argentina. . Trường hợp liên quan đến việc viện dẫn Điều 62 nêu trên khác với những trường hợp xuất hiện các vấn đề bất thường, làm biến đổi tình trạng quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… giữa các quốc gia và qua đó ảnh hưởng đến các điều ước quốc tế tương ứng. Chẳng hạn, về việc chấm dứt quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự giữa các quốc gia thành viên của một điều ước, Công ước Viên khẳng định, không làm ảnh hưởng đến quan hệ pháp lý do điều ước đặt ra giữa các quốc gia này, trừ khi việc tồn tại của các quan hệ ngoại giao - lãnh sự này ở một mức độ nhất định là không thể thiếu để thi hành điều ước. Theo điều này, sự kiện quốc tế cắt đứt quan hệ ngoại giao - lãnh sự không hề làm suy giảm hay loại bỏ hiệu lực của điều ước giữa các quốc gia hữu quan. Trong vấn đề này có một ngoại lệ: Việc chấm dứt quan hệ ngoại giao - lãnh sự sẽ có tác động quan trọng đến hiệu lực của điều ước, nếu quan hệ ngoại giao - lãnh sự là cơ sở không thể thiếu cho việc thi hành điều ước giữa các bên. Tại Điều 7 công ước qui định: Việc chấm dứt quan hệ ngoại giao - lãnh sự không cản trở được việc các quốc gia kí kết điều ước quốc tế và ngược lại. Tóm lại, những quy định trên về hiệu lực thi hành của điều ước sẽ là cơ sở pháp lý để các thành viên có thể hiện thực hóa vào đời sống quốc gia và đời sống sinh hoạt quốc tế. 2 Quy định của Công ước Viên về quá trình thực hiện điều ước quốc tế Về nguyên tắc, giai đoạn cuối cùng của quá trình ký kết một điều ước quốc tế là việc hiện thực hóa các quy định điều ước vào thực tiễn thực thi của các quốc gia thành viên. Các quy định của điều ước quốc tế được đảm bảo bởi hành động thực hiện trên thực tế của các quốc gia đã chịu sự ràng buộc bởi nó. Quá trình này phải trên cơ sở của việc thực thi luật quốc tế, là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế(1) Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội - Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 13. . Ngoài ra, môi trường pháp luật trong nước hài hòa với nghĩa vụ và cam kết quốc tế của quốc gia là điều kiện không thể thiếu trong thực thi điều ước. a) Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia Vấn đề mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia được quan tâm nghiên cứu hàng thế kỷ nay. Đây là vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau do nhận thức, điều kiện lịch sử, đường lối chính sách ở các quốc gia khác nhau. Việc giải quyết tốt mối quan hệ này về mặt lý luận sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện các cam kết quốc tế của các quốc gia. Một quốc gia giải quyết đúng đắn mối quan hệ đó trong pháp luật của mình sẽ là cơ sở đảm bảo cho hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp được tiến hành một cách ổn định và hiệu quả khi các hoạt động trên đụng chạm tới mối quan hệ ấy. Ngoài ra, việc giải quyết tốt mối quan hệ này trong pháp luật quốc gia còn góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của quốc gia đó với các quốc gia khác. Trên thực tiễn, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia biểu hiện rõ qua sự tác động qua lại giữa chúng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế, với một số vấn đề luôn mang tính thời sự, dù đã có lịch sử hàng thế kỷ tranh luận, đó là chuyển hóa, nội luật hóa và viện dẫn điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia. Theo nguyên tắc chung, hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế độc lập với pháp luật quốc gia, tức không thể viện dẫn sự khác biệt của điều ước và luật trong nước để không thực thi điều ước. Vậy, phải nhấn mạnh rằng, chuyển hóa điều ước (theo cách thức trực tiếp hoặc gián tiếp) không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với thành viên điều ước theo quy định của Công ước Viên 1969 và luật điều ước quốc tế, mà là hoạt động pháp lý mang tính chất hài hòa hóa các quy định của điều ước trong điều kiện pháp luật của quốc gia thành viên, nhằm đảm bảo cho điều ước được thực thi và tôn trọng (trừ những điều ước có quy định chuyển hóa là nghĩa vụ của thành viên điều ước đó). Tương tự thì viện dẫn áp dụng các quy định của điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia là việc quốc gia ghi nhận trong pháp luật của mình (trong một văn bản, hoặc trong các văn bản khác nhau tương ứng với các điều ước quốc tế) rằng, các quy định của các điều ước quốc tế có hiệu lực với quốc gia ấy sẽ được áp dụng thay thế cho các quy định tương ứng của pháp luật quốc gia, nếu khi chúng điều chỉnh cùng một vấn đề nhưng có sự quy định khác nhau. Như vậy, điều quan trọng là cách thức áp dụng các quy định của điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia như thế nào là hợp pháp và hiệu quả nhất? Về tính hợp pháp, chúng ta chỉ có thể bàn từ góc độ luật quốc tế, vì từ góc độ pháp luật quốc gia thì phải căn cứ vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể. Về vấn đề này có thể khẳng định rằng, mọi biện pháp có tính chất hài hòa hóa như đã nêu đều được coi là hợp pháp từ góc độ pháp luật quốc tế. Điều đó có nghĩa là các quốc gia có quyền quyết định chọn các biện pháp khác nhau để đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế của mình. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, hiện nay đã xuất hiện một số lĩnh vực mà ở đó các quốc gia buộc phải sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của mình như là một trong các biện pháp để đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế ngay từ khâu lập pháp (ví dụ, các yêu cầu của WTO đối với các quốc gia sẽ hoặc đã là thành viên; các công ước quốc tế về nhân quyền; một số điều ước quốc tế trong tổ chức Liên minh châu Âu...). Đối với điều kiện của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, vấn đề thể chế hóa phương thức giải quyết mối quan hệ giữa điều ước mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam, nhằm thực thi đầy đủ nghĩa vụ, cam kết quốc tế của các cơ quan chức năng thuộc bộ máy nhà nước thực sự là nhiệm vụ quan trọng của chương trình xây dựng pháp luật thời gian tới(1) Xem thêm chuyên đề về Thực tiễn áp dụng và thực thi Công ước Viên 1969 tại Việt Nam - TS. Lê Mai Anh và ThS. Hoàng Ly Anh (thuộc nội dung của đề tài Công ước Viên 1969 và việc thực hiện công ước này tại Việt Nam) . b) Cơ chế thực thi điều ước Luật điều ước quốc tế nói chung cũng như Công ước Viên 1969 nói riêng chỉ quy định nghĩa vụ thực hiện các điều ước mà không có các quy định về cách thức, trình tự tổ chức, triển khai thực hiện điều ước cho các chủ thể ký kết. Sở dĩ pháp luật quốc tế không thể xây dựng một quy trình chung đối với quá trình thực tế thực hiện điều ước quốc tế vì không thể dự liệu được các vấn đề phát sinh phong phú và đa dạng trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau của các nước thành viên, mà chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo ghi nhận việc thực hiện điều ước quốc tế trong Hiến pháp của mình. Mặt khác, mỗi quốc gia sẽ có có chế thực hiện riêng biệt, phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia cũng như nội dung của các cam kết. Đây là lý do giải thích tại sao Công ước Viên 1969 không có nhiều quy định cụ thể về thực hiện điều ước quốc tế, mà chủ yếu chỉ ghi nhận các nguyên tắc cơ bản để thực hiện điều ước quốc tế, với việc đề cao sự tận tâm, thiện chí của các thành viên (Pacta sunt servanda). Nội dung Nguyên tắc Pacta sunt servanda (qua các quy định từ Điều 26 đến Điều 30 của Công ước) bao gồm hai nội dung chính: (1) Tất cả các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế sau khi điều ước có hiệu lực và (2) tất cả điều ước quốc tế phải được thực thi một cách thiện chí, thể hiện qua một số nội dung: - Thực hiện đúng các quy định với phạm vi, nội dung phù hợp với mục đích của điều ước; - áp dụng đầy đủ các cách thức để thực hiện điều ước nhanh chóng, hiệu quả; - Không viện dẫn quy định của pháp luật quốc gia để từ chối thực hiện điều ước quốc tế. Yêu cầu tận tâm, thiện chí trong thực thi điều ước có mối quan hệ chặt chẽ với phạm vi tác động của một điều ước, theo đó đòi hỏi điều ước phải được thực hiện trên toàn lãnh thổ của quốc gia kết ước. Trên thực tế, đa số các điều ước quốc tế không có điều khoản cụ thể về phạm vi lãnh thổ áp dụng. Thực tế đó đồng nghĩa với việc, điều ước bắt buộc các quốc gia thành viên phải áp dụng điều ước trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia đó, trừ việc có thỏa thuận khác(1) Xem thêm chuyên đề: "Vấn đề thực hiện điều ước quốc tế theo Công ước Viên 1969" thuộc đề tài này, TS. Lê Mai Anh . Tóm lại, đề cập đến sự hình thành và tồn tại của một điều ước quốc tế, các nguyên tắc ghi nhận tại Công ước Viên 1969 đều nhằm đạt đến mục đích, điều ước ký kết để được thực hiện. Quy trình thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của Công ước Viên 1969 thường bao gồm trước hết là việc tiến hành các thủ tục để tạo bước đi ban đầu cho thực tiễn thi hành và áp dụng điều ước quốc tế tại từng quốc gia thành viên. Do quy trình ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế khác với quy trình lập pháp trong từng quốc gia nên những động thái pháp lý như công bố, đăng ký điều ước quốc tế có ý nghĩa thực tế rất thiết thực đối với thực hiện điều ước quốc tế. Sở dĩ Công ước Viên 1969 có những quy định pháp lý về Công bố điều ước quốc tế là bởi vì, giá trị pháp lý là công cụ pháp luật để điều chỉnh quan hệ pháp luật quốc tế của điều ước đồng nghĩa với yêu cầu công khai điều ước quốc tế đã được ký kết bởi các quốc gia. Về phương diện quan hệ quốc tế, việc công khai hóa các điều ước quốc tế đã được ký kết bởi các quốc gia theo thủ tục đăng ký, như quy định tại điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc và điều 80 Công ước Viên 1969 nhằm mục đích, tránh phương thức ngoại giao bí mật mà trong thực tiễn, có thể trở thành nguyên nhân của các tranh chấp hay bất đồng liên quan đến việc áp dụng và thi hành điều ước quốc tế. Với ý nghĩa như vậy, đăng ký điều ước quốc tế theo tinh thần của Hiến chương có giá trị ràng buộc mỗi thành viên của một điều ước quốc tế cụ thể với việc phải đăng ký điều ước quốc tế đã ký kết. Tuy mang tính chất thủ tục, nhưng đây là nhưng quy định cần được chú ý trong công tác sửa đổi, ban hành luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước tới đây tại Việt Nam. Cùng với những động thái pháp lý để công khai điều ước đã ký kết, vấn đề thực thi các nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế phụ thuộc một phần rất lớn vào việc quốc gia ký kết có cách hiểu và tiếp cận chính xác với nội dung của điều ước quốc tế. Điều này có liên quan trực tiếp đến hoạt động giải thích điều ước quốc tế khi mà trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế, cách hiểu của các bên ký kết về nội dung điều ước quốc tế không giống nhau. Trong khoa học luật quốc tế, giải thích điều ước quốc tế có nghĩa là quá trình làm sáng tỏ nội dung thật của điều ước mà không làm thay đổi hiệu lực của các điều khoản trong điều ước. Vì vậy, hoạt động giải thích điều ước quốc tế là hoạt động hỗ trợ để có thể thực hiện điều ước quốc tế một cách thực chất và đúng theo tinh thần của các công ước. Theo Fitzmaurice(1) Harris, D.J. Cases and Materials on International Law (4th ed.) Sweet &Maxwell, London, 1991, p. 766 , có ba trường phái chính về giải thích điều ước quốc tế. Đó là giải thích theo "ý định của các bên của điều ước", giải thích theo văn bản hay theo "nghĩa thông thường của thuật ngữ (văn bản)" và giải thích theo "mục đích và mục tiêu của điều ước". Sự khác nhau chủ yếu giữa các trường phái không phải là sự khác biệt hoàn toàn về nội dung của các trường phái mà là ở quan niệm về mục đích và nguyên tắc giải thích điều ước. Vì vậy, các quan điểm của các trường phái khác nhau về giải thích điều ước quốc tế không nhằm mục đích loại trừ lẫn nhau. Nói cách khác, chúng có thể cùng được áp dụng để giải thích điều ước. Về mặt lý luận, giải thích điều ước quốc tế có thể là giải thích chính thức hoặc giải thích không chính thức. Giải thích chính thức là giải thích của các chủ thể luật quốc tế, thành viên của điều ước. Giải thích chính thức cũng có thể là giải thích của các tổ chức quốc tế bảo trợ để điều ước được ký kết. Trong khi đó, giải thích không chính thức là giải thích của các nhà nghiên cứu, của các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu các quy định của điều ước trong thực tiễn. Giải thích điều ước có thể là giải thích quốc tế hoặc giải thích quốc gia (do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành) nhưng về nguyên tắc, giải thích điều ước quốc tế không được làm thay đổi hiệu lực của điều khoản hoặc của điều ước. Về nguyên tắc, Công ước Viên yêu cầu điều ước phải được giải thích một cách "thiện chí", có nghĩa là "giải thích theo nghĩa thông thường của thuật ngữ trong văn cảnh và dưới ánh sáng của đối tượng và mục đích của điều ước" (khoản 1, Điều 31). Ngoài ra, khoản 4, điều 31 cũng quy định rằng "nghĩa đặc biệt của thật ngữ cũn._. soạn thảo Dự án Luật gồm đại diện các cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao. Ban soạn thảo đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh năm 1998 về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; tổ chức các hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức liên quan; tổ chức nghiên cứu các quy định và kinh nghiệm của các nước và tổ chức quốc tế về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế để triển khai xây dựng Dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của các thành viên Chính phủ, ý kiến của ủy ban thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra. Dự thảo Luật được xây dựng trên tinh thần đổi mới cách thức xây dựng luật, không đưa những nội dung đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác vào Dự thảo Luật như vấn đề quản lý Nhà nước, xử lý vi phạm, khen thưởng, thanh tra, khiếu nại, tố cáo. Nhằm khắc phục tình trạng "Luật khung’’, Dự thảo Luật được soạn thảo chi tiết, cụ thể để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành. Theo quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Luật cũng được Đại biểu Quốc hội xem xét cho ý kiến lần 1 vào Kỳ họp thứ sáu của Quốc hội và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 năm 2005. 3. các vấn đề pháp lý cơ bản trong dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Dự thảo Luật có 7 nội dung quan trọng và cũng là những vấn đề còn gây nhiều tranh luận trong quá trình lấy ý kiến. Tuy nhiên, xét về mức độ pháp lý thì tồn tại 5 vấn đề cơ bản nhất sau: 3.1. Về tên gọi của Luật Theo Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004, thì Luật có tên gọi là "Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế". Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo luật, có rất nhiều ý kiến đề nghị nên thêm cụm từ "gia nhập" sau cụm từ "ký kết" và Luật có tên gọi là: "Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế" nhằm bao hàm cả việc gia nhập điều ước quốc tế đã được Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) ghi nhận là hành vi pháp lý riêng biệt, không thuộc phạm vi khái niệm ký kết điều ước quốc tế. Nếu so sánh với Pháp lệnh năm 1998 thì trong phần định nghĩa về thuật ngữ ký kết có bao hàm cả hành vi gia nhập. So sánh với Hiến pháp năm 1992, thì thường hay sử dụng thuật ngữ "ký kết hoặc tham gia". Khi có Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, thuật ngữ "ký kết hoặc gia nhập" thường được sử dụng. Và trong các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành đều sử dụng thuật ngữ nêu trên. Xuất phát từ tình hình nêu trên, tại phần định nghĩa (Điều 2 khoản 9), Dự thảo Luật, thuật ngữ "gia nhập" được định nghĩa là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi thời hạn mở ký điều ước quốc tế đã chấm dứt và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không ký trong thời hạn mở ký đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực. Ngoài ra, gia nhập điều ước quốc tế là một trong những nội dung cơ bản của Dự án Luật này. Do đó, Ban soạn thảo lấy tên gọi của Luật là "Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế’’, để bảo đảm phản ánh đầy đủ và bao trùm hơn các nội dung cơ bản của Dự án Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Luật nên có tên ngắn gọn là Luật điều ước hoặc Luật điều ước của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (phù hợp với tên gọi của Công ước Viên 1969). Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều ý kiến. Có vị đại biểu Quốc hội cho rằng không thể cùng một lúc có Luật điều ước của quốc tế rồi lại có Luật điều ước của Việt Nam. Hơn nữa, nếu cụm từ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nghĩa cho điều ước quốc tế, thì không thể được, vì điều ước quốc tế đâu phải chỉ của riêng Việt Nam. Tựu chung, cơ bản các ý kiến nhất trí lấy tên như dự thảo hiện nay là Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. 3.2. Về phạm vi áp dụng của Luật Về nội dung này cũng có hai loại ý kiến: (1) khẳng định Luật chỉ điều chỉnh hai loại điều ước theo đúng quy định của Hiến pháp (Điều ước nhân danh Nhà nước và điều ước nhân danh Chính phủ); (2) vẫn cần giữa nguyên như Pháp lệnh năm1998 (tức bao gồm cả thỏa thuận nhân danh bộ, ngành và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Tiếp cận phạm vi áp dụng của luật từ phương diện của loại ý kiến thứ nhất cho thấy, luật này không điều chỉnh thỏa thuận quốc tế do bộ, ngành ký kết nhân danh bộ, ngành là xuất phát từ quy định và thực tiễn của Việt Nam, cụ thể như sau: Theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi): Điều 84 khoản 13, Điều 103, khoản 10, Điều 112 khoản 8; các quy định liên quan khác của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì chỉ có hai loại điều ước quốc tế là điều ước quốc tế nhân danh nhà nước và nhân danh Chính phủ, mà không có quy định về điều ước quốc tế nhân danh bộ hoặc nhân danh Tòa án nhân dân tối cao hoặc nhân danh Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, nếu theo nguyên tắc phổ biến về việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế được quy định trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như luật, pháp lệnh... thì trong nhiều trường hợp, các quy định của điều ước quốc tế cấp bộ, ngành, nếu được tiếp tục quy định trong Dự thảo Luật, rất có thể sẽ được áp dụng thay cho luật, pháp lệnh hay các quy định của Chính phủ một khi những quy định này khác với điều ước quốc tế cấp bộ, ngành. Điều này sẽ phá vỡ tính thống nhất và ổn định của hệ thống pháp luật, công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành đất nước. Thực tế cũng cho thấy, điều ước quốc tế do bộ, ngành ký kết trong thời gian qua gồm hai loại chính là những thỏa thuận hợp tác có những cam kết quan trọng về quốc phòng, an ninh hoặc liên quan đến ngân sách nhà nước... do bộ, ngành ký nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ theo ủy quyền tương ứng và loại thứ hai chủ yếu tập trung vào hợp tác có tính chất kỹ thuật thuộc thẩm quyền bộ, ngành như trao đổi đoàn giao lưu hữu nghị, trao đổi thông tin, hợp tác về đào tạo cán bộ... Như vậy, về tổng quan chung thì bộ, ngành chỉ ký kết điều ước quốc tế hai bên nhân danh bộ, ngành và chưa có trường hợp nào bộ, ngành gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhân danh bộ, ngành. Ngoài ra, nếu căn cứ vào Quy định và thực tiễn quốc tế thì có thể thấy: Công ước Viên năm 1969 (Điều 2 khoản a), đã ghi rõ, điều ước là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được luật pháp quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó. Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra rằng, một thỏa thuận quốc tế thành văn muốn có giá trị là điều ước quốc tế phải đáp ứng được những tiêu chí sau: - Điều ước quốc tế phải là một thỏa thuận quốc tế: Tính quốc tế của các thỏa thuận này được thể hiện ở việc phải có ít nhất từ hai quốc gia tham gia trong quá trình soạn thảo và ký kết văn bản đó. Hiến pháp, luật và thực tiễn của một số quốc gia phân biệt điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia (theo quy định của pháp luật Việt Nam là điều ước cấp nhà nước), điều ước quốc tế ký kết giữa các chính phủ (theo quy định của Việt Nam điều ước cấp chính phủ). Điều ước quốc tế còn có thể được phân biệt thành điều ước hai bên, điều ước nhiều bên, điều ước khu vực, điều ước phổ cập, "điều ước mở" để ngỏ cho tất cả các quốc gia ký kết, gia nhập hoặc "điều ước đóng" chỉ có một số quốc gia cụ thể có thể trở thành viên các điều ước đó. - Điều ước quốc tế phải được ký kết giữa các quốc gia: Điều ước quốc tế được ký kết giữa các chủ thể của Luật pháp quốc tế (quốc gia, các tổ chức quốc tế...). Một thỏa thuận được ký kết giữa một bên là quốc gia và bên kia là một công ty hoặc một cá nhân không có tư cách đại diện cho quốc gia đó không phải là điều ước quốc tế. Quốc gia, Chính phủ là một thực thể pháp lý, song bản thân Quốc gia, Chính phủ không thể thực hiện một hành vi ký. Người thực hiện hoặc được ủy quyền thực hiện hành vi này chính là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ hoặc người đứng đầu các bộ, các cơ quan của Nhà nước. Do đó, đôi khi các quốc gia còn gọi điều ước quốc tế ký kết giữa nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và người đứng đầu các bộ, ngành. - Điều ước quốc tế phải được thỏa thuận bằng văn bản: Công ước Viên không áp dụng đối với những thỏa thuận bằng miệng (không được ghi thành văn bản) giữa các quốc gia. Việc không áp dụng không làm ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các thỏa thuận đó. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn bản một điều ước quốc tế không những chỉ được đánh máy, in ấn mà còn được chuyển bằng điện, fax, thư điện tử... - Điều ước quốc tế phải do Luật pháp quốc tế điều chỉnh: Quy định này khẳng định rõ thêm thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa các chủ thể của Luật pháp quốc tế phải làm phát sinh các cam kết, các nghĩa vụ do Luật pháp quốc tế điều chỉnh. Vì vậy, ý định của các bên ký kết cần phải được thể hiện rất rõ, liệu họ có định cam kết những quyền và nghĩa vụ cụ thể gì không hay chỉ dừng lại ở phạm trù "hai bên cùng ghi nhận những điều sau... Hàng năm có rất nhiều thỏa thuận quốc tế được ký kết, nhưng không phải thỏa thuận nào cũng là Điều ước quốc tế. Những văn bản này được gọi là "Thỏa thuận quân tử", "Thỏa thuận không ràng buộc", "Thỏa thuận thực tế - de facto", "Thỏa thuận không có tính ràng buộc pháp lý" - Phần lớn những thỏa thuận này thường được gọi là "Bản ghi nhớ". Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các quốc gia vẫn cam kết những nghĩa vụ cụ thể thông qua bản ghi nhớ. Như vậy, xét theo các tiêu chí nêu trên, không thể coi điều ước bộ, ngành ký là điều ước quốc tế. Hơn nữa, luật và thực tiễn áp dụng trong ký kết, gia nhập điều ước quốc tế của nhiều nước không công nhận bộ, ngành là chủ thể có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. Trong thực tế, pháp luật của nước ngoài cũng cho thấy, nhiều nước trong đó có các nước đang phát triển ở châu á như Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Mi-an-ma và các nước phát triển như Pháp, Bỉ, Ôt-xtơ-rây-li-a, áo, Đức, Ca-na-đa, các nước Đông Âu cũ như Séc, Bun-ga-ri không công nhận thỏa thuận của bộ, ngành là điều ước quốc tế. Còn ở Mỹ thì chỉ có những thỏa thuận quốc tế đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn mới được gọi là điều ước quốc tế. Hiện nay, chỉ còn một số rất ít nước như Nga (Luật năm 1995), Trung Quốc (Luật năm 1990), CHDCND Triều Tiên (Luật năm 1999) là công nhận điều ước quốc tế cấp bộ, ngành. Ngoài ra, liên hệ với thực tiễn ký kết điều ước quốc tế của các quốc gia thì thường không có trường hợp bộ, ngành gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên. Điều này phù hợp với nguyên tắc điều ước quốc tế được gia nhập giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế, phù hợp với Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước mà Việt Nam là thành viên. Từ những sự lý giải trên kết hợp với việc xem xét dưới góc độ pháp luật và thực tiễn Việt Nam, cũng như luật pháp và thực tiễn quốc tế, thì các thỏa thuận do bộ, ngành của Việt Nam ký kết với bộ, ngành của nước ngoài không nên tiếp tục được coi là điều ước quốc tế, do đó không được quy định tại Luật này. Hơn nữa, nếu pháp luật Việt Nam vẫn tiếp tục coi thỏa thuận cấp bộ, ngành là điều ước quốc tế thì sẽ dẫn tới một số hậu quả pháp lý như: Sẽ làm phát sinh trách nhiệm quốc gia (nghĩa vụ thực hiện của Nhà nước và Chính phủ) đối với nhà nước Việt Nam, trong khi đó, đối với bên ký kết nước ngoài chỉ phát sinh trách nhiệm của bộ, ngành đã ký thỏa thuận. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm thỏa thuận thì phía Việt Nam không thể viện dẫn trách nhiệm của Chính phủ hoặc Nhà nước nước ngoài. Nhưng nếu bộ, ngành Việt Nam vi phạm thỏa thuận thì bộ, ngành nước ngoài có thể viện dẫn trách nhiệm của Chính phủ hoặc Nhà nước Việt Nam. Thực tế này vi phạm một cách cơ bản nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể ký kết điều ước quốc tế. Tóm lại, Dự thảo Luật chỉ nên quy định thỏa thuận nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ là điều ước quốc tế. Điều này phù hợp với pháp luật và thực tiễn Việt Nam cũng như pháp luật và thực tiễn quốc tế. Như đã nêu trên, khi tiếp cận vấn đề phạm vi áp dụng của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế tới đây còn có xu hướng khác cho rằng, trách nhiệm quốc gia được hiểu không chỉ là nghĩa vụ của Nhà nước, Chính phủ phát sinh trong các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ. Các bộ, ngành cũng là cơ quan nhà nước. Việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế cấp bộ, ngành là theo thẩm quyền do Nhà nước quy định. Mặc dù điều ước quốc tế nhân danh bộ, ngành phần lớn chỉ đơn thuần hàm chứa nội dung thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành, nhưng xét về góc độ quản lý nhà nước thì vẫn cần phải coi đó là điều ước quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Thậm chí, trong quá trình soạn thảo và thẩm tra Dự án Luật, còn có một số ý kiến đề nghị cân nhắc để quy định vấn đề ký kết của các cơ quan Đảng và của địa phương. Có thể nói, không thể chấp nhận được ý tưởng này vì về pháp lý, quy định như vậy sẽ trái với định nghĩa của Công ước Viên 1969 về điều ước quốc tế. Lâu nay, các cơ quan của Đảng, tỉnh, thành ký kết thỏa thuận chủ yếu về hợp tác, giao lưu và kết nghĩa. Đây không phải là cam kết của Nhà nước, Chính phủ mà chỉ là thỏa thuận quốc tế. Do đó, không được quy định tại Luật này. Hai là, về mặt pháp lý, vấn đề này đã được quy định tại Nghị định 20 của Chính phủ nêu trên. 3.3. Về quan hệ của điều ước quốc tế với pháp luật trong nước Trong nhiều năm qua, các văn bản pháp luật đều quy định nguyên tắc: Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của văn bản pháp luật về cùng một vấn đề thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó. Thực tiễn áp dụng các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này từ trước đến nay cũng không gặp phải điều gì vướng mắc. Đa số ý kiến nhất trí rằng để khắc phục tình trạng khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đều phải nhắc lại quy định này, Dự thảo Luật tại Khoản 2 Điều 4 quy định: "Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế". Hơn nữa, quy định này đã giới hạn rõ "điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên", không quy định chung chung "điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc gia nhập". Vì trên thực tế, điều ước quốc tế được ký kết và gia nhập chưa có hiệu lực ngay (nếu còn phải hoàn thành thủ tục điều ước như trao đổi văn kiện phê chuẩn, thời gian chờ điều ước có hiệu lực theo quy định của chính điều ước) hoặc đã chấm dứt hiệu lực (do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của điều ước) và do đó, cũng chưa hoặc không còn làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện điều ước quốc tế đối với Việt Nam. Tuy nhiên, quy định nêu trên mới chỉ giải quyết được một vấn đề cơ bản, tức là áp dụng điều ước trong trường hợp có xung đột giữa điều ước và pháp luật trong nước. Cụ thể, để xử lý đối với những văn bản đã được ban hành. Tuy nhiên, cũng có vấn đề phát sinh là đối với văn bản đang được soạn thảo thì phải giải quyết vấn đề này như thế nào. Dự thảo Luật tại Điều 4 khoản 1 mới đưa ra được phương án dung hòa. Đó là quy định: Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thực chất quy định này cũng chưa giải quyết thật triệt để vấn đề này. Tác giả cho rằng, một quy định có tính triệt để không thể dừng lại như tại quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (được sửa đổi năm 2001) (Điều 26 Điểm 7): "Trong việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh phải tính đến điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết". Không thể giải thích cụm từ "phải tính đến" thay thế cho cụm từ "phải tôn trọng, phải tuân thủ hay phải phù hợp". Một quy định mới có nội dung sau, theo đề xuất của tác giả có thể giải quyết được vấn đề trên, cụ thể: "Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các văn bản này không trái với các điều ước quốc tế về cùng một vấn đề mà Việt Nam là thành viên". Như vậy, quy định này có đi xa hơn, không chỉ dừng lại trường hợp ban hành luật, pháp lệnh, mà tất cả các văn bản quy phạm pháp luật. Hơn nữa, các cơ quan soạn thảo có nghĩa vụ tôn trọng các cam kết quốc tế của Việt Nam và soạn thảo những quy định không đi ngược lại cam kết của Việt Nam, chứ không chỉ tính đến các cam kết đó. 3.4. Về chuyển hóa điều ước quốc tế Trong quá trình soạn thảo Luật, đa số ý kiến thống nhất rằng nên có quy định về việc chuyển hóa điều ước quốc tế trong Dự thảo Luật. Song tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) cũng như tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 không có quy định nào liên quan đến chuyển hóa các cam kết quốc tế vào pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói riêng. Mặc dù, tại 04 Nghị quyết phê chuẩn 4 điều ước quốc tế cụ thể của Quốc hội như: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2000, Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc năm 1999 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ năm 2000, đều giao nhiệm vụ cho Chính phủ tổ chức xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các cam kết của Việt Nam. Như vậy, xét dưới góc độ thực tiễn của Việt Nam, cũng đã có những trường hợp cơ quan có quyền lập pháp cao nhất là Quốc hội, đã quyết định về việc "chuyển hóa" hoặc nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, đa số các ý kiến trong quá trình soạn thảo đều cho rằng không nên đưa ra một quy định cứng nhắc, đòi hỏi nhất thiết phải chuyển hóa điều ước quốc tế vào nội luật trong tất cả các trường hợp, mà nên quy định một cách linh hoạt hơn theo hướng, nếu điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam có thể áp dụng trực tiếp, thì được áp dụng trực tiếp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập điều ước quốc tế. Trong trường hợp không thể áp dụng trực tiếp một số điều khoản của điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền nêu trên quyết định ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế tại quyết định về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế (Điều 4 Khoản 3). 3.5. Về vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam Tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) cũng như tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi) và Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 không có quy định nào khẳng định về vị trí, thứ bậc của Điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói riêng. Mặc dù, tại một số các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể (Luật, Pháp lệnh) vẫn có những quy định về vị trí của Điều ước quốc tế như: "Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó". Trong quá trình soạn thảo luật có ý kiến đề nghị Dự thảo Luật nên quy định rõ về vấn đề này, cụ thể là nên xác định điều ước quốc tế có thứ bậc ngang bằng với luật. Đa số ý kiến, trong đó có ý kiến của tác giả cho rằng Dự thảo Luật không quy định về vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật nước ta. Tham khảo luật pháp và thực tiễn quốc tế, một số nước có xác định vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống nội luật, nhưng việc xác định vị trí điều ước quốc tế trong nội luật được khẳng định tại Hiến pháp của nước đó như Nga, Trung Quốc, Pháp, Séc, Hung-ga-ri, ác-hen-ti-na và Phi-líp-pin. Hiến pháp, cũng như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta không quy định vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hơn nữa, ý nghĩa của việc quy định điều ước quốc tế có thứ bậc ngang luật là nhằm khẳng định: một là, điều ước quốc tế của Việt Nam phải phù hợp với Hiến pháp, có nghĩa là ở "dưới" Hiến pháp; hai là, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải được tôn trọng và thực hiện "như luật" và ba là, văn bản quy phạm pháp luật khác "dưới luật" khi được ban hành phải phù hợp với điều ước quốc tế. Cả ba (03) nguyên tắc này về thực chất đã được khẳng định tại các quy định về các nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Điều 3) và tại quy định về điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước (Điều 4) của Dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, khẳng định vị trí, có nghĩa là điều ước quốc tế là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam và do đó không chỉ Nhà nước và Chính phủ mà cả các cá nhân, tổ chức phải tôn trọng, thực hiện. Hơn nữa, Tòa án trên cơ sở đó, áp dụng điều ước quốc tế trong các vụ xét xử (ví dụ như Hiệp định tương trợ tư pháp). 4. Kết luận Trên cơ sở những phân tích nêu trên, tác giả rút ra một số kết luận và kiến nghị sau: 1. Các quy phạm quy định 4 nguyên tắc cơ bản của Luật điều ước quốc tế, như nguyên tắc tự nguyện ký kết các điều ước quốc tế, nguyên tắc thực hiện điều ước quốc tế một cách có thiện chí (nguyên tắc pacta sunt servanda), nguyên tắc sự thay đổi các điều kiện sẽ ảnh hưởng đến giá trị của điều ước (clausula rebus sic stantibus), nguyên tắc thực hiện một điều ước thì tốt hơn là hủy bỏ điều ước đó (favor contractus), cũng như các quy định khác về nội dung, thủ tục, trình tự ký kết, gia nhập, kỹ thuật văn bản điều ước, vấn đề lưu chiểu, đăng ký tại Liên hiệp quốc, đã được pháp điển hóa tại Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Quy phạm khẳng định vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam cần được quy định trong Hiến pháp. 3. Quy phạm chung quy định về vấn đề chuyển hóa cần được quy định trong Luật điều ước và quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (vấn đề chuyển hóa có thể được cụ thể hóa tại các Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế, tại các Quyết định của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế). Tài liệu tham khảo Nguyễn Hoàng Anh, Báo cáo về thực trạng và giải pháp Công bố các điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam trên công báo, Hội thảo về Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Hà Nội 9/2002. Nguyễn Hoàng Anh, Báo cáo về chuyển hóa các cam kết quốc tế phát sinh từ Công ước Viên 1969 về Luật điều ước, Tọa đàm khoa học về vấn đề chuyển hóa các cam kết quốc tế vào pháp luật quốc gia, do Trung tâm thông tin thuộc Văn phòng Quốc hội tổ chức, Hà Nội 6-7/11/2002 Nguyễn Hoàng Anh, Một số vấn đề cơ bản của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 4/1993. Nguyễn Hoàng Anh, Một số thực tiễn quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển hóa các quy phạm của Điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước về lĩnh vực ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự, Bài viết tham gia đề tài cấp Bộ, mã số: 95-98-113/ĐT của Bộ Tư pháp. Lê Mai Anh, Thực hiện nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tế về nhân quyền, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2003. Nguyễn Văn Bình, Kinh nghiệm chuyển hoá quy phạm pháp luật quốc tế vào pháp luật trong nước ở Cộng hoà Pháp và một số nước châu Âu, Tài liệu nghiên cứu lưu giữ tại Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp. Nguyễn Duy Chiến, Vấn đề ký kết điều ước quốc tế trong 4 bản Hiến pháp Việt Nam, Chuyên đề Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng luật quốc tế. Chủ tịch nước Trần Đức Lương làm việc với Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp về công việc ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo Nhân dân, 10-4-2003. Công ước Luật Biển 1982, Công ước Chicagô 1944 về Hàng không dân dụng,... Hà Hùng Cường và các tác giả khác, Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Việt Nam, Báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 95-98-113/DT. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi). Hoàng phước Hiệp, Nội luật hoá các quy phạm điều ước quốc tế như thế nào?, Báo Pháp luật ngày 03/7/2003. Vũ Đức Long, Vấn đề nội luật hoá pháp luật quốc tế ở Việt Nam, Tài liệu nghiên cứu (Bộ Tư pháp). Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi). Luật tổ chức Chính phủ, năm 1992. Luật tổ chức Chính phủ, ngày 25/12/2001. Ngô Đức Mạnh, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển hoá điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2003. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: 95-98-113/ĐT của Bộ Tư pháp năm 1995/1996. Nghị định 74/CP ngày 30/7/1994 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh năm 1993. Nghị định số 101-CP ngày 23/9/1997 hướng dẫn thi hành Luật năm 1996. Nghị định số 161/1999/CP-NĐ ngày 18/10/1999 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh năm 1998. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam, ngày 23/8/1993. Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam ngày 20/8/1998. Tài liệu của Hội thảo: Hội thảo thẩm định điều ước quốc tế và chuyển hóa quy phạm quốc tế vào nội luật, Nhà pháp luật Việt - Pháp (4-6/10/1999). Tài liệu của Hội thảo: Kinh nghiệm quốc tế về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 4-5/11/2004. Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam, Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam (tập III), Dự án VIE/94/003, Hà Nội, 1998. Thái Vĩnh Thắng, Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, Tạp chí Luật học, số 2/2003, tr. 52 Thống kê của Bộ Ngoại giao về danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập từ năm 1998 đến đầu tháng 12/2004. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004. Tài liệu tiếng nước ngoài Anthony Aust, Treaty Law and Practice (Cambrige University Press – 1995) Blix and Emerson, The Treaty Marker’s Handbook (1973) Doering, K., Voelkerrecht, Heidelberg 1999 Elias, T., The Modern Law of Treaties (1974) Glahn, G., Law among Nations, Newyork 1986 Jacobs and Roberts (eds.), The Effect of Treaties in Domestic Law (1987) Patricia Egli & Juliane Kokott, Portugese Republic v Council of the European Union (Judgement) 96 A.J.I.L. 740 (2000). H. Schermers & D. Waelbroeck, Judicial Protection in the European Communities (1987); Petersman, "Application of GATT by the Court of Justice of the European Communities", 20 Common Market Law Review 397, 424 (1983). Higgins, "United Kingdom" in F. Jacobs & S. Roberts, United Kingdom National Committee of Comparative Law: The Effect of Treaties in Domestic Law (1987). F.A. Mann, Foreign Affairs in English Courts (1986), ch. 5. See Anthony Aust, Modern treaty law and practice, Cambridge University Press, 2000, pp 6 Schemer, "Netherlands", in F. Jacobs & S. Roberts, United Kingdom National Committee of Comparative Law: The Effect of Treaties in Domestic Law (1987), tr. 109. Leigh, M., (ed), National Treaty Law and Practice (1995) Neuholdt, Hummer, Schreuer, Handbuch des Voelkerrechts, Band I und Band II, Wien 1991 Pape, M., Humanitaere Intervention, Demokratie, Sicherheit und Frieden, Band 108, 1997 Ragazzi, M., The Concept of International Obligations Erga Omnes (1997) Reuter, P., Introduction to the Law of Treaties (2nd English edn, 1995) Rosenne, S., The Law of Treaties (1970) Satow, A Guide to Diplomatic Practice (4th edn, 1982) Shaw, M., International Law (4th edn, 1998) Sinclair, I., The Vienna Convention on the Law of Treaties (2nd edn, 1984) Villiger, M., Customary International Law and Treaties (2nd edn, 1997) Wetzel and Rausching, The Vienna Convention on the Law of Treaties: Travaux Preparatoires (1978) Whiteman, M., Digest of International Law (15 vols., 1963-73) Woetzel, R., The Nuremberg Trials in International Law (1960) Treaty Handbook, prepared by the Treaty Section of the Office of Legal Affairs – United Nations (2001) The 1969 Vienna Convention on the Law of Treaties. Anthony Aust, Treaty Law and Practice (Cambrige University Press – 1995). Jacobs and Roberts (eds.), The Effect of Treaties in Domestic Law (1987) Leigh, M., (ed), National Treaty Law and Practice (1995). Reuter, P., Introduction to the Law of Treaties (2nd English edn, 1995). Sinclair, I., The Vienna Convention on the Law of Treaties (2nd edn, 1984). Whiteman, M., Digest of International Law (15 vols., 1963-73). Treaty Handbook, prepared by the Treaty Section of the Office of Legal Affairs – United Nations (2001). Harris, D.J. Cases and Materials on International Law (4th ed.) Sweet &Maxwell, London, 1991, p. 766. Cao Jianming, "WTO and the Rule of Law in China", 16 Temp. Int’l & Comp. L.J. 379, tr. 380. John Jackson & các tác giả khác, Legal Problems of International Economic Relations, tr. 147 (1995); John Jackson & các tác giả khác, Implementing the Tokyo Round: National Constitutions and International Economic Rules, tr. 169-170; Statement of Administrative Action for the Uruguay Round Trade Agreements, Title I, Section 101, H.R. Doc. No. 103-316, tr. 12 (1994). De la Rochere, "France" in F. Jacobs & S. Roberts, United Kingdom National Committee of Comparative Law: The Effect of Treaties in Domestic Law (1987). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe tai NCKH- cong uoc vien 1969.doc
  • docDe cuong bai giang - bia.DOC
  • docDe cuong bai giang.DOC
  • docDe tai NCKH - Cong uoc vien 1969 - bia.doc
  • docDe tai NCKH - Cong uoc vien 1969 - Muc luc.doc
Tài liệu liên quan