Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Lê Thị Mai Ngân
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT
VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Lê Thị Mai Ngân
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT
VÀ TRUYỆN
135 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Ngơn ngữ học
Mã số 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ VÂN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ THỊ MAI NGÂN
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1 : CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN TÍN HIỆU HỌC
1.1. Một số vấn đề lí thuyết cĩ liên quan
1.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ nhìn từ phƣơng diện cái biểu hiện
(tức mặt hình thức của tín hiệu)
1.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ nhìn từ phƣơng diện cái đƣợc
biểu hiện (tức mặt nội dung của tín hiệu)
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC
2.1. Một số vấn đề lí thuyết cĩ liên quan
2.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ xét từ phƣơng diện thể hiện hành
động ngơn trung (hành vi ở lời)
2.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ xét từ phƣơng diện chủ thể sử dụng
2.4. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ xét từ phƣơng diện hồn cảnh sử
dụng
2.5. Vai trị của phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ trong hoạt động giao tiếp
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Chƣơng 3: VAI TRỊ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI
NGƠN NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN
CHƢƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
3.1. Tình hình sử dụng các phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ trong một
số tác phẩm văn chƣơng Việt Nam hiện đại
3.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ gĩp phần thể hiện tính chân thực
và sinh động cho cuộc thoại của các nhân vật
3.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ gĩp phần khắc họa tính cách nhân
vật
KẾT LUẬN
THƢ MỤC THAM KHẢO
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngơn ngữ bằng lời là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con ngƣời
nhƣng khơng phải là duy nhất. Trong nhiều hồn cảnh giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt), ngƣời ta cĩ thể dùng các phƣơng tiện nhƣ cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt, hành động,…của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật
thể để phụ trợ cho lời. Thậm chí các phƣơng tiện phi ngơn ngữ này cịn cĩ khả
năng dùng độc lập để giao tiếp. Trong đĩ phổ biến nhất, đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên nhất phải kể đến là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động…của cơ thể.
Ngƣời ta đã gọi những phƣơng tiện giao tiếp ngồi ngơn ngữ nhƣ trên bằng
nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ ngơn ngữ cử chỉ, ngơn ngữ cơ thể (body
languague), tín hiệu kèm ngơn ngữ, ngơn ngữ cử chỉ điệu bộ, các phương tiện á
ngữ học,… Sau đây xin đƣợc gọi chúng là các phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ
(PTGTPNN) và sẽ luận giải tên gọi này rõ hơn ở phần sau.
Các PTGTPNN đƣợc sử dụng đồng thời với phƣơng tiện ngơn ngữ bằng lời
trong giao tiếp là hiện tƣợng cĩ thật, hơn nữa cịn rất phổ biến và cĩ vai trị quan
trọng trong giao tiếp xã hội. Về mức độ phổ biến của PTGTPNN, nhà tâm lý học
ngƣời Anh, Michael Archil đã quan sát và nhận thấy rằng trong một giờ trị
chuyện, một ngƣời Phần Lan chỉ sử dụng điệu bộ cĩ 1 lần, trong khi đĩ ngƣời Italia
dùng đến 80 lần, ngƣời Pháp 120 lần và ngƣời Mêhicơ 180 lần. Về vai trị của
PTGTPNN, Birdwhistell đã phát hiện ra trong một cuộc trị chuyện trực diện thì
yếu tố lời nĩi chiếm chƣa đến 35% cịn trên 65% là giao tiếp khơng lời. Albert
Maerabian, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngơn ngữ cơ thể vào thập niên 50
của thế kỉ 20, đã nghiên cứu và cũng đƣa ra những số liệu đáng lƣu tâm: trao đổi
thơng tin diễn ra qua các phƣơng tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm cĩ 7%, qua các
phƣơng tiện âm thanh (bao gồm giọng nĩi, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm
38%, cịn qua các phƣơng tiện khơng lời thì chiếm tới 55% (Dẫn theo Allan và
Barbara Pease [17])
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Phương tiên khơng lời
(55%)
Phương tiện bằng lời (7%)
Phương tiện âm thanh
(38%)
PTGTPNN, do vậy, là vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm và đi sâu nghiên cứu.
Sở dĩ PTGTPNN khơng thể trở thành phƣơng tiện giao tiếp chung của nhân loại
bởi nhiều lý do, trong đĩ cĩ một lý do quan trọng là bởi chúng chịu sự chi phối của
yếu tố văn hĩa. Cùng một cử chỉ, điệu bộ,… nhƣng ở các dân tộc khác nhau nĩ cĩ
thể đƣợc gán cho những ý nghĩa biểu hiện khác nhau. Nghiên cứu PTGTPNN
trong hoạt động giao tiếp của ngƣời Việt và tìm hiểu những dấu ấn văn hĩa Việt
Nam trong các phƣơng tiện giao tiếp đặc biệt này là một cơng việc đầy hứng thú và
cũng rất hữu ích. Đây là lí do quan trọng khiến chúng tơi lựa chọn đề tài này để đi
sâu tìm hiểu.
Lẽ ra luận văn cần quan sát ghi lại hoặc sao chụp các cuộc giao tiếp tự nhiên
diễn ra trong nhiều hồn cảnh giao tiếp khác nhau để làm tƣ liệu nghiên cứu. Tuy
nhiên, cơng việc đĩ quả thật vơ cùng khĩ khăn và phức tạp. Hơn nữa, rải rác trong
một vài cơng trình, các nhà nghiên cứu đã tiến hành cơng việc này. Là một giáo
viên dạy văn ở trƣờng phổ thơng, tác giả đề tài mong muốn gắn những kiến thức
học đƣợc từ ngơn ngữ học với tác phẩm văn chƣơng nên đã tìm hiểu về PTGTPNN
thơng qua các cuộc hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm đƣợc nhà văn miêu
tả. Bởi một mặt, việc làm này vẫn đáp ứng đƣợc mục đích tìm hiểu PTGTPNN
trong hoạt động giao tiếp và những dấu ấn văn hĩa Việt Nam trong các phƣơng
tiện ấy. Mặt khác, cũng bởi ngơn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng chính là
sự ánh xạ ngơn ngữ đời thƣờng. Nghiên cứu cử chỉ, điệu bộ…của nhân vật trong
tác phẩm văn chƣơng cịn giúp thấy đƣợc vai trị của loại phƣơng tiện giao tiếp đặc
biệt này trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật của các nhà văn.
Biểu đồ 1
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Với những lí do trên, chọn đề tài “Các phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ
được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” để
nghiên cứu thiết nghĩ là một cơng việc cần thiết và nên làm.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhƣ đã nĩi, PTGTPNN cĩ vai trị vơ cùng to lớn trong đời sống con ngƣời.
Lời nĩi bắt đầu đƣợc phát triển cách đây khoảng 500.000 đến 2 triệu năm, là
khoảng thời gian mà kích cỡ não bộ con ngƣời tăng gấp ba. Trƣớc đĩ, PTGTPNN
và những âm phát ra từ cổ họng là các phƣơng tiện chủ yếu để chuyển tải cảm xúc,
tình cảm. Điều đĩ cĩ nghĩa, PTGTPNN là phƣơng tiện giao tiếp cổ xƣa nhất của
lồi ngƣời. Tuy nhiên, sự nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc, mang tính hệ thống, khoa
học về loại phƣơng tiện này cũng mới chỉ đƣợc tiến hành vài chục năm trở lại đây
(kể từ thập niên 50 của thế kỉ 20) trong một số giáo trình và bài báo khoa học, và
đa số cơng chúng biết đến sự tồn tại của loại phƣơng tiện này chỉ mới từ năm 1978,
thời điểm Allan Pease xuất bản cuốn sách Ngơn ngữ cơ thể.
Cĩ thể điểm qua một số cơng trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong và
ngồi nƣớc về đối tƣợng nghiên cứu này.
2.1. Các cơng trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong và ngồi nƣớc
2.1.1.Các tác giả trong nƣớc
2.1.1.1. PTGTPNN đã đƣợc thừa nhận bên cạnh phƣơng tiện giao tiếp chính là
ngơn ngữ trong các giáo trình nghiên cứu về ngơn ngữ học.
Các giáo trình phong cách học tiếng Việt và ngữ dụng học chính thức thừa
nhận sự tồn tại của các PTGTPNN (mà các tác giả gọi bằng thuật ngữ khác nhau)
bên cạnh ngơn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
a. Trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên
cứu đã đề cập đến sự phân biệt giữa nĩi và viết, cho rằng nĩi và viết là “hai phong
cách ngơn ngữ”- phong cách nĩi và phong cách viết (Hồ Lê), hay “hai dạng của lời
nĩi” - dạng nĩi và dạng viết (Định Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa), hoặc gọi là
“những hình thức truyền tin” (Cù Đình Tú). Dù gọi nĩi và viết bằng thuật ngữ nào
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
thì các nhà phong cách học, về cơ bản, đều thống nhất phân biệt hình thức nĩi và
viết trƣớc hết là ở phƣơng tiện biểu hiện:
Bảng 1
tiêu chí so sánh dạng nĩi đạng viết
định hƣớng vào
nhân vật giao tiếp
hƣớng vào sự tri giác và phản
ứng trực tiếp cuả ngƣời nhận
khơng hƣớng vào sự tri giác
và phản ứng trực tiếp của
ngƣời nhận.
phƣơng tiện
biểu hiện
cĩ thể dùng âm thanh, ngữ điệu
gắn liền với vẻ mặt, cử chỉ,
dáng điệu của ngƣời nĩi
dùng văn tự, do đĩ khơng cĩ
khả năng sử dụng các
PTGTPNN .
Nhƣ vậy, đề cập đến các phƣơng tiện biểu hiện của phong cách nĩi, các nhà
phong cách học thừa nhận cĩ loại phƣơng tiện là vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu,... –
PTGTPNN. Khơng chỉ thừa nhận sự tồn tại của PTGTPNN, các nhà phong cách
học cịn nhấn mạnh đến ý nghĩa và vai trị quan trọng của loại phƣơng tiện này
trong hoạt động giao tiếp.
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa: “Muốn nĩi tốt, khơng những phải biết
suy nghĩ tốt mà cịn phải biết cách sử dụng lời nĩi với cách phát âm đúng và rõ kết
hợp với ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu để ngƣời nghe cĩ thể hiểu ngay, hiểu
hết ý tứ mình. Cịn muốn nghe tốt thì cần phải biết tổng hợp ý nghĩa của lời nĩi với
sắc thái cảm xúc, bình giá thơng qua ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của
ngƣời nĩi để cĩ thể hiểu hết ngay, hiểu hết tình ý của ngƣời nĩi” [7,tr.45].
Hồ Lê: “Ngơn hiệu (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…) là yếu tố khơng thể
thiếu trong phong cách nĩi”, “Ngơn hiệu cĩ tác dụng phối hợp với lời để diễn đạt ý
nghĩa (...) Nĩ cũng sẽ gĩp phần tạo ra phong cách nĩi của từng ngƣời”, “Nếu lạm
dụng ngơn hiệu sẽ khơng tránh khỏi sự thái quá, thậm chí sự lố bịch. Song nếu
khơng biết sử dụng ngơn hiệu để đến nỗi lúc nào cũng chỉ “nĩi chay” thì sẽ dễ bị
rơi vào tình trạng nĩi đều đều, kém sinh động và kém hiệu quả”. [8,tr.465]
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
b. Trong tài liệu về lí thuyết hội thoại, về hoạt động giao tiếp hay hoạt động
ngơn giao (hoạt động giao tiếp bằng lời) - thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngữ dụng
học, các nhà nghiên cứu cũng bàn đến PTGTPNN và thừa nhận chúng là loại
phƣơng tiện giao tiếp phổ biến, quan trọng trong hoạt động giao tiếp, bên cạnh
ngơn ngữ.
Trong giáo trình “Đại cương về ngơn ngữ học” - Tập 2 - Ngữ dụng học [1],
ở phần chƣơng V - Lí thuyết hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu bàn về các vận động
hội thoại nhƣ sau:
Trong số các vận động hội thoại cĩ vận động trao lời, vận động trao đáp và
tƣơng tác hội thoại.
Vận động trao lời: Là vận động của ngƣời nĩi A nĩi ra và hƣớng lời nĩi của
mình về phía B. A cĩ những vận động cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt) hướng tới
người nhận hoặc tự hướng về mình để bổ sung cho lời nĩi.
Vận động trao đáp: Ngƣời nĩi B đáp lời ngƣời nĩi A, B cĩ thể hồi đáp bằng
những yếu tố kèm ngơn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, …
Cũng trong giáo trình này, Đỗ Hữu Châu đã dẫn ra ý kiến của Arbercrombie
bàn về sự cĩ mặt của cử chỉ (hành vi kèm ngơn ngữ) trong hội thoại và sự cần thiết
phải nghiên cứu chúng: “Chúng ta nĩi bằng các cơ quan cấu âm nhƣng chúng ta
cũng hội thoại với cả cơ thể chúng ta. Những sự kiện kèm ngơn ngữ xuất hiện với
ngơn ngữ nĩi, hịa lẫn vào ngơn ngữ và cùng với ngơn ngữ nĩi hình thành nên một
hệ thống giao tiếp trọn vẹn (...). Nghiên cứu về các hành vi kèm ngơn ngữ là một
bộ phận của sự nghiên cứu về ngơn ngữ cần đƣợc chú ý đầy đủ” [1,tr.223]
Trong giáo trình “Quy luật ngơn ngữ” - Quyển II - Tính quy luật của cơ chế
ngơn giao [8], phần bàn về cơ chế ngơn giao, tác giả Hồ Lê cũng phát biểu rằng:
Những cử chỉ điệu bộ và những phƣơng tiện phi ngơn ngữ nĩi chung kèm theo lời
đƣợc gọi là ngơn hiệu, là 1 trong 7 thành tố của ngữ huống phát ngơn. Trong quá
trình tƣơng tác hội thoại những ngƣời đối thoại cĩ thể tác động lẫn nhau bằng lời,
bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, bằng thái độ khi nĩi năng và bằng bối cảnh - điều
kiện, khơng khí đƣợc tạo ra cho sự đối thoại. Trong số này, nội dung của lời
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thƣờng đƣợc coi là phƣơng tiện/cơng cụ tƣơng tác quan trọng nhất. Nhƣng trong
thực tế khơng nhất thiết luơn luơn nhƣ thế. Mà cĩ khi, những phƣơng tiện/cơng cụ
khác lại tỏ ra quan trọng hơn. Thí dụ, cũng là câu nĩi “Mời anh sang nhà tơi chơi”
nhƣng kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cĩ ý mỉa mai hay khơng chân thành thì
nội dung câu nĩi tất bị hiểu khác hẳn [8,tr.112, 113].
Do vậy, Hồ Lê khẳng định: “Văn hĩa giao tiếp – mà phép lịch sự trong giao
tiếp là một biểu hiện – địi hỏi sự nhất quán giữa nội dung của lời và các phƣơng
tiện/cơng cụ khác đi kèm theo. Nếu khơng cĩ sự nhất quán đĩ, thậm chí cĩ sự
ngƣợc chiều nhau, thì nội dung hàm ẩn của lời đƣợc phát ra sẽ khác hay sẽ trái
ngƣợc hẳn với nội dung hiển hiện của lời. Lúc ấy, văn hĩa giao tiếp sẽ bị vi phạm”
[ 8,tr.114].
Tiếp tục bàn về nghi thức ngơn giao, Hồ Lê cịn nĩi rõ thêm: “Cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt cĩ khả năng biểu hiện trực tiếp nghi thức ngơn giao. Nhìn vào cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt ngƣời ta thấy ngay nghi thức ngơn giao mà những ngƣời giao tiếp
đã sử dụng với nhau ngụ ý điều gì. Coi trọng hay coi thƣờng, lễ độ với nhau hay xấc
xƣợc, yêu mến hay ghét bỏ, thành thật hay mỉa mai, châm biếm” [8,tr 260, 261].
Nhƣ vậy, trong các giáo trình nghiên cứu về ngơn ngữ học đã dẫn,
PTGTPNN chính thức đƣợc thừa nhận và bƣớc đầu đƣợc xem xét về ý nghĩa, vai
trị của chúng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành nghiên cứu về loại
phƣơng tiện giao tiếp này.
2.1.1.2. PTGTPNN đƣợc bàn đến trong các bài báo khoa học và trong các cơng
trình nghiên cứu về văn hĩa giao tiếp.
Sau đây xin đƣợc giới thiệu một cách sơ lƣợc thành tựu nghiên cứu về
PTGTPNN trong một số bài báo khoa học và các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu .
a. Trong bài viết “Thử tìm hiểu về ngơn ngữ của cử chỉ, điệu bộ” [5], Phi
Tuyết Hinh đã bàn về ngơn ngữ của cử chỉ, điệu bộ, điệu mặt (thuật ngữ đƣợc tác
giả sử dụng) trên các phƣơng diện sau:
- Về vai trị: Tác giả đã khẳng định vai trị quan trọng của một loại
PTGTPNN là điệu bộ, cử chỉ. “Trong giao tiếp khơng lời, cử chỉ điệu bộ và điệu
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
mặt cĩ vai trị quan trọng hơn cả. Cử chỉ điệu bộ là những yếu tố tự nhiên trong
hành vi giao tiếp của con ngƣời (...). Thật khĩ tƣởng tƣợng đƣợc rằng con ngƣời cĩ
thể giao tiếp mà khơng cử động, khơng ra hiệu, khơng thay đổi nét mặt”.
- Về chức năng: Tác giả cũng đã chỉ ra chức năng của ngơn ngữ cử chỉ điệu
bộ trong mối quan hệ với ngơn ngữ âm thanh. Theo tác giả, cử chỉ điệu bộ cĩ hai
chức năng cơ bản:
+ Chức năng thay lời: Nĩi đến chức năng thay lời của ngơn ngữ cử chỉ
là nĩi tới khả năng làm cơng cụ giao tiếp một cách độc lập của cử chỉ điệu bộ trong
hồn cảnh giao tiếp đặc biệt (hồn cảnh giao tiếp mà ngƣời ta khơng cĩ khả năng
nĩi hay khơng đƣợc phép nĩi) và cả trong hồn cảnh giao tiếp bình thƣờng (vì
khơng tiện nĩi, khơng muốn nĩi hay để truyền đạt cĩ hiệu quả hơn điều cần nĩi).
Ví dụ thay vì nĩi “Tơi đồng ý”, “Tơi bằng lịng”, ngƣời ta cĩ thể gật đầu.
+ Chức năng kèm lời: Khi cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, điệu mặt đi kèm
với lời nĩi, nĩ cĩ tác dụng bổ sung cho lời, tác động qua lại với lời nhằm đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Cụ thể, cử chỉ điệu bộ cĩ thể lặp lại thơng tin (ví
dụ vừa nĩi “Tơi đồng ý” vừa gật đầu), nhấn mạnh thơng tin (ví dụ vừa khẳng định
vừa đập tay xuống bàn hay đặt tay lên ngực), dự báo thơng tin (khi chƣa tìm đƣợc
cách diễn đạt ý tứ bằng lời, ngƣời ta dùng cử chỉ để mơ phỏng), phủ định thơng tin
(ví dụ lời nĩi là “Đi đi!” nhƣng đơi mắt lại tha thiết mời gọi thì cần hiểu là “Xin
hãy ở lại!”), để đạt tới tính một nghĩa trong giao tiếp (khi lời nĩi đa nghĩa), và để
truyền đạt thơng tin đến đối tƣợng khác (nĩi với ngƣời này nhƣng lại nháy mắt với
ngƣời kia).
Bên cạnh những vai trị trên, ở chức năng kèm lời, tác giả đã phân tích thêm:
Cử chỉ điệu bộ cịn cĩ vai trị liên kết hành động giao tiếp (bổ sung hay giải thích
các thời điểm im lặng trong cuộc thoại), duy trì mối quan hệ giữa những ngƣời
tham gia hội thoại, điều chỉnh dịng ngữ lƣu để phân đoạn thơng báo (ví dụ vung
tay để tách thơng báo thành từng điểm riêng biệt) và gánh tải lƣợng lớn tình thái và
cảm xúc của ngƣời nĩi.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Về bản chất: Cũng giống nhƣ ngơn ngữ, theo tác giả, cử chỉ điệu bộ mang
bản chất tín hiệu, cĩ hai mặt hình thức và nội dung – ý nghĩa. Mối quan hệ giữa hai
mặt này cĩ thể là 1:1 nhƣng cũng cĩ khi khơng phải nhƣ vậy. Cử chỉ điệu bộ cũng
cĩ tính đồng nghĩa (nhiều cử chỉ điệu bộ cùng biểu thị một nội dung ý nghĩa) và đa
nghĩa (một cử chỉ điệu bộ cĩ thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau).
- Về đặc tính văn hố: Tác giả cũng chú ý tới đặc tính văn hĩa của cử chỉ
điệu bộ và lƣu ý mọi ngƣời hãy chú ý sử dụng cử chỉ điệu bộ sao cho bảo đảm
đƣợc tính văn hĩa, và phải phù hợp với văn hĩa giao tiếp của từng cộng đồng ngơn
ngữ khác nhau.
b. Đồng quan điểm với Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh trong bài viết “Bước
đầu tìm hiểu giá trị thơng báo của cử chỉ điệu bộ của người Việt trong giao tiếp”
[6] cũng khẳng định vai trị và ý nghĩa quan trọng của loại phƣơng tiện giao tiếp cử
chỉ điệu bộ: “Ngồi ngơn ngữ âm thanh, con ngƣời cịn dùng nhiều hệ thống tín
hiệu phi lời hay cịn gọi là ngơn ngữ khơng lời (neverbal’nyj jazyk) (silent
languague) để tiến hành hoạt động giao tiếp của mình. Trong nĩi năng, đặc biệt là
trong đối thoại, ngơn ngữ và cử chỉ điệu bộ nhƣ hai mặt của một chỉnh thể giao
tiếp”.
Tác giả Thục Khánh cũng đề cập đến hai chức năng cơ bản của cử chỉ điệu
bộ là chức năng thay lời và chức năng trợ lời.
Trong bài viết, Thục Khánh đi sâu phân tích loạt cử chỉ điệu bộ biểu thị hành
vi tán đồng và hành vi khơng tán đồng của ngƣời Việt rồi khẳng định: Nhiều khi
ngƣời ta khơng sử dụng riêng rẽ một cử chỉ điệu bộ nào đĩ mà phối hợp sử dụng
nhiều cử chỉ điệu bộ để biểu thị các cung bậc khác nhau của trạng thái tình cảm.
Đồng thời cũng nhƣ Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh cũng đi đến kết luận về tính đa
nghĩa của cử chỉ điệu bộ và cả khả năng đồng nghĩa hay trái nghĩa của chúng.
c. Trong cuốn sách “Nỗi oan thì, là, mà” [3], Nguyễn Đức Dân cũng dành
một phần để nĩi về “Cử chỉ: Thứ ngơn ngữ khơng lời”. Tác giả khẳng định cử chỉ
là một cơng cụ để giao tiếp. Cĩ những cử chỉ là bẩm sinh, vơ thức, và cĩ nhiều cử
chỉ là do học hỏi, do đƣợc giáo dục mà hình thành ở ngƣời nĩi.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Về ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ: Nguyễn Đức Dân cũng nĩi đến tính đa nghĩa
và đồng nghĩa của chúng. Tác giả khẳng định: “Cùng một cử chỉ cĩ thể biểu hiện
những ý nghĩa khác nhau” [3,tr.224], và “cĩ thể dùng những cử chỉ khác nhau để
biểu hiện cùng một ý nghĩa” [3,tr.225].
Đĩng gĩp đáng chú ý của Nguyễn Đức Dân khi bàn về ngơn ngữ cử chỉ
(thuật ngữ đƣợc tác giả sử dụng) là đã bƣớc đầu chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến
cử chỉ với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp, đĩ là:
- Cử chỉ mang đậm nét đặc thù dân tộc và phụ thuộc từng nền văn hĩa. Bên
cạnh những cử chỉ giao tiếp chính và vơ thức hầu nhƣ khơng khác nhau trên tồn
thế giới, mỗi dân tộc cịn cĩ những quy ƣớc riêng về hệ thống kí hiệu cử chỉ.
- Cử chỉ phụ thuộc vào vị thế, nghề nghiệp và uy tín xã hội của một ngƣời.
Ngƣời cĩ vị thế cao hay cĩ tri thức rộng, ngơn từ phong phú thì cử chỉ thƣờng
chậm rãi, ít bộc lộ. Ngƣợc lại, một ngƣời ít học, vị thế xã hội thấp thƣờng phải sử
dụng cử chỉ để diễn đạt rõ hơn lời nĩi của mình. Cử chỉ của họ thƣờng phong phú
hơn. Những nhà ngoại giao, chính trị, luật sƣ,…thƣờng biết sử dụng cử chỉ cĩ hiệu
quả và biết che giấu những cử chỉ khơng cĩ lợi,…
- Cử chỉ và mức độ rõ ràng của chúng thƣờng cũng phụ thuộc vào tuổi tác và
khí chất cá nhân.
- Khoảng cách trong giao tiếp – một đặc điểm của ngơn ngữ cử chỉ, thuộc
phạm trù “khơng gian cá nhân” - phụ thuộc vào tuổi tác (ví dụ ngƣời lớn cĩ thể xoa
đầu một em bé vì lãnh địa của em bé cịn nhỏ, nhƣng dù là cán bộ cao cấp thì cũng
khơng thể xoa đầu một cụ già 80 tuổi), phụ thuộc vị thế xã hội (vị thế xã hội càng
cao thì lãnh địa càng lớn), phụ thuộc quan hệ thân sơ giữa những ngƣời đối thoại,
phụ thuộc địa phƣơng và văn hĩa của từng dân tộc (khoảng cách trong giao tiếp
của ngƣời châu Á khác với ngƣời châu Âu,…)
d. Năm 2005, tác giả Trần Thị Nga đã tiến hành một đề tài khoa học nghiên
cứu một cách khá hệ thống về một lọai PTGTPNN mà tác giả gọi là ngơn ngữ cử
chỉ, đĩ là “Nghiên cứu đặc điểm văn hĩa ngơn ngữ cử chỉ của người Việt” [9].
Trong cơng trình này, tác giả đã tìm hiểu ngơn ngữ cử chỉ dƣới lí thuyết của tín
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
hiệu học, lí thuyết giao tiếp và ngữ dụng học để thấy đƣợc bản chất tín hiệu của
ngơn ngữ cử chỉ, tính đồng nghĩa, đa nghĩa, đơn nghĩa của cử chỉ; thấy đƣợc ý
nghĩa cử chỉ trong việc biểu thị các hành vi ngơn ngữ. Đĩng gĩp lớn của đề tài là
đã mơ tả và thiết lập đƣợc hệ thống danh sách ngơn ngữ cử chỉ của ngƣời Việt dựa
trên những quan sát trong thực tiễn hoạt động giao tiếp và dựa trên những cứ liệu
trong các tác phẩm văn học, đồng thời so sánh khái quát sự tƣơng đồng và dị biệt
giữa cử chỉ của ngƣời Việt với ngƣời Anh, ngƣời Nga.
Những thành tựu nghiên cứu của những nhà khoa học nƣớc ta về PTGTPNN
rất đáng trân trọng, đã tạo tiền đề lí thuyết cơ bản cho luận văn tiếp tục tìm hiểu về
vấn đề này.
2.1.2. Các tác giả nƣớc ngồi.
Cĩ khá nhiều tác giả nƣớc ngồi quan tâm đến PTGTPNN là cử chỉ điệu bộ,
đã trình bày những ý tƣởng của mình trong các bài báo khoa học hay các cơng
trình viết về ngơn ngữ cơ thể - ngơn ngữ cử chỉ trong văn hĩa giao tiếp.
a. J.Vendryes (1990) cho rằng: “Cĩ thể đƣa ra một định nghĩa chung nhất
cho ngơn ngữ. Ngơn ngữ là một hệ thống kí hiệu”, và “nên hiểu kí hiệu là bất kì
phù hiệu nào mà con ngƣời cĩ thể dùng để giao tiếp qua lại với nhau”. Do vậy,
“mọi giác quan đều cĩ thể là cơ sở để tạo ra ngơn ngữ. Cĩ ngơn ngữ khứu giác và
ngơn ngữ xúc giác, ngơn ngữ thính giác và ngơn ngữ thị giác. Chúng ta nĩi đến
ngơn ngữ khi hai cá thể quy ƣớc gán cho một hành động nào đĩ một nghĩa nhất
định và thực hiện hành động này nhằm mục đích giao tiếp qua lại với nhau” [20].
Trong số đĩ, ngơn ngữ thính giác (ngơn ngữ phát âm) là quan trọng nhất, chiếm ƣu
thế hơn về các hình thái biểu đạt. Ngơn ngữ thính giác đơi khi đi kèm hoặc thƣờng
đƣợc thay thế bằng ngơn ngữ thị giác (cử chỉ, điệu bộ, điệu mặt,...)
J.Vendryes khẳng định cử chỉ, điệu bộ cũng là một loại ngơn ngữ nếu hiểu
“ngơn ngữ là một hệ thống kí hiệu”. Và do vậy, mối quan hệ giữa nội dung và ý
nghĩa của cử chỉ điệu bộ là một sự quy ƣớc.
b. F.de.Saussure (1973) cũng viết: “Mọi phƣơng tiện đƣợc chấp nhận trong
một xã hội về nguyên tắc mà nĩi, đều dựa trên thĩi quen tập thể, hoặc – chung quy
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
cũng vẫn thế – trên sự quy ƣớc. Nghĩa là những dấu hiệu để tỏ lễ độ chẳng hạn,
thƣờng cĩ một tính biểu hiện tự nhiên nhất định (Ta hay nghĩ đến ngƣời Trung
Quốc chào vua bằng cách sụp lạy chín lần sát đất). Song những dấu hiệu ấy thật ra
vẫn do một quy tắc ấn định; chính các quy tắc ấy buộc ta phải dùng nĩ chứ khơng
phải cái giá trị nội tại của bản thân nĩ” [19,tr.123].
c. K.A.Pshenko trong bài “Huấn luyện các phương tiện á ngữ học ở các
khĩa tiếng Nga ngắn hạn” đã sử dụng thuật ngữ “phương tiện á ngữ học” để chỉ
loại phƣơng tiện khơng lời, ngơn ngữ cử chỉ - điệu mặt: “Xuất phát từ quan điểm
ký hiệu học, cần thừa nhận rằng tồn bộ cử chỉ và các phƣơng tiện biểu cảm qua
điệu mặt đƣợc sử dụng trong quá trình giao tiếp chính là các đơn vị kí hiệu quy
ƣớc. Ngơn ngữ tự nhiên liên quan chặt chẽ (và thậm chí đơi khi hịa lẫn với một hệ
thống kí hiệu khác gần gũi với nĩ – đĩ là hệ thống các cử chỉ điệu bộ )”.
d. Bài viết “Ngơn ngữ cử chỉ điệu bộ” của Atenla Alenikova cũng bàn đến
vai trị, nguồn gốc của cử chỉ điệu bộ và khẳng định đặc tính dân tộc của loại
phƣơng tiện giao tiếp này.
Bên cạnh những bài viết trên cịn cĩ những cuốn sách bàn sâu hơn về ý
nghĩa, cách thức, tính văn hĩa của các cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp nhƣ:
Cuốn sách hồn hảo về ngơn ngữ cơ thể (2008)- Allan và Barbara Pease.
Cử chỉ - những điều nên làm và nên tránh trong ngơn ngữ chỉ khắp thế giới–
Roger E.Axtell.
Ngơn ngữ cơ thể - Julias Fast.
2.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc và những vấn đề
cịn bỏ ngỏ
Tuy mới đƣợc quan tâm nghiên cứu vài chục năm gần đây song những
nghiên cứu về ngơn ngữ cử chỉ cũng rất đáng kể. Cĩ thể tĩm tắt nhƣ sau:
- Các tác giả đều thừa nhận cĩ sự tồn tại thƣờng xuyên của loại PTGTPNN
(ngơn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngơn ngữ khơng lời, ngơn ngữ thị giác,…) bên cạnh
ngơn ngữ trong giao tiếp.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Bƣớc đầu chỉ ra chức năng cơ bản của PTGTPNN trong hoạt động giao
tiếp cũng nhƣ vai trị thơng tin của nĩ.
- Phân tích đƣợc bản chất tín hiệu của PTGTPNN, những yếu tố ảnh hƣởng,
chi phối việc sử dụng loại phƣơng tiện giao tiếp này trong hoạt động giao tiếp.
- Thiết lập đƣợc hệ thống danh sách ngơn ngữ cử chỉ của ngƣời Việt. Bƣớc
đầu chỉ ra ý nghĩa biểu hiện của chúng trên phƣơng diện tín hiệu học và ngữ dụng
học.
- Phần nào chỉ ra đƣợc sự khác nhau giữa các PTGTPNN dùng trong mỗi
quốc gia, dân tộc, mỗi nền văn hĩa.
Một số vấn đề chƣa đƣợc xem xét hoặc xem xét chƣa kĩ nhƣ sau:
- Các tác giả chủ yếu xem xét PTGTPNN là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt –
mà chƣa quan tâm nhiều đến các yếu tố nhƣ sự thay đổi khơng gian tƣơng tác giữa
các nhân vật giao tiếp, các hành động nhân vật sử dụng trong quá trình giao tiếp,...
cũng cĩ giá trị thơng tin và chức năng trợ lời .
- Các tác giả chƣa đặt những PTGTPNN là cử chỉ, điệu bộ,… vào những
hồn cảnh giao tiếp cụ thể để chỉ ra những sắc thái biểu cảm và nội dung thơng tin
tinh tế của chúng.
- Các tác giả đã chỉ ra vai trị của PTGTPNN song chƣa thực sự đầy đủ và
sâu sắc.
- Chƣa cĩ cơng trình nào nghiên cứu về PTGTPNN với tƣ cách là một
phƣơng tiện thể hiện những dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm văn học
Việt Nam.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các PTGTPNN đƣợc các nhân vật sử
dụng trong những hồn cảnh giao tiếp cụ thể, đƣợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm
văn chƣơng. Các tác phẩm đƣợc chọn khảo sát là một số tiểu thuyết và truyện ngắn
Việt Nam hiện đại mà trong đĩ các nhà văn thƣờng chú trọng miêu tả PTGTPNN
nhân vật sử dụng trong quá trình giao tiếp. Những tác phẩm này sẽ cho luận văn
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
một nguồn tƣ liệu phong phú để tìm hiểu vấn đề. Thêm nữa, luận văn cũng cĩ ý
chọn những tác phẩm gần gũi với nhà trƣờng phổ thơng, đƣợc chọn giảng hoặc
đƣợc nhắc đến nhiều trong chƣơng trình Ngữ văn ở trƣờng phổ thơng nhằm hƣớng
tới một mục đích của luận văn là để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Cụ thể các
tác phẩm đƣợc chọn khảo sát gồm:
Bảng 2
STT tác giả tác phẩm thể loại
Năm
sáng tác
1.
Vũ Trọng Phụng
Giơng tố tiểu thuyết 1936
2. Số đỏ tiểu thuyết 1936
3.
Nam Cao
Chí Phèo tiểu thuyết 1941
4. Lão Hạc truyện ngắn 1943
5. Sống mịn truyện ngắn 1944
6. Đơi mắt truyện ngắn 1948
7. Kim Lân Vợ nhặt truyện ngắn 1954
8. Lê Lựu Thời xa vắng tiểu thuyết 1984
9.
Ma Văn Kháng
Mùa lá rụng trong vườn tiểu thuyết 1985
10. Đám cưới khơng cĩ giấy giá thú tiểu thuyết 1988
11. Nguyễn Minh
Châu
Chiếc thuyền ngồi xa truyện ngắn 1987
12. Bảo Ninh Nỗi buồn chiến tranh tiểu thuyết 1987 (?)
(Xuất xứ tác phẩm: xin xem thƣ mục tham khảo)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên tƣ liệu là các PTGTPNN đƣợc các nhân vật sử dụng và nhà văn
miêu tả lại trong các tác phẩm văn chƣơng, luận văn sẽ xem xét PTGTPNN trên
bình diện tín hiệu học – cái biểu hiện (mặt hình thức vật chất) và cái đƣợc biểu
hiện (ngữ nghĩa) cùng một số bình diện thuộc dụng học nhƣ chủ thể sử dụng, hồn
cảnh sử dụng, đích giao tiếp… Khác với các nghiên cứu trƣớc đây, PTGTPNN sẽ
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
đƣợc đặt vào những tình huống giao tiếp cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn
chƣơng để phân tích.
Từ việc nghiên cứu PTGTPNN với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp, luận
văn tìm hiểu những dụng ý nghệ thuật cuả nhà văn khi tập trung miêu tả cử chỉ,
điệu bộ, hành động,… của các nhân vật trong quá trình giao tiếp.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ chỉ ra những đặc tính, ý nghĩa của PTGTPNN đƣợc miêu tả
trong các tác phẩm văn học và từ đĩ phát hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi
“gán cho” nhân vật các PTGTPNN ở những hồn cảnh giao tiếp cụ thể.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những khía cạnh lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài và xác định
đối tƣợng nghiên cứu.
- Chỉ ra các biểu hiện của PTGTPNN đƣợc sử dụng trong các tiểu thuyết và
truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã đƣợc chọn là đối tƣợng nghiên cứu.
- Miêu tả, phân tích, đánh giá những biểu hiện của PTGTPNN đã thu thập
đƣợc.
- Chỉ ra những dụng ý nghệ thuật chính của các nhà văn khi miêu tả các
PTGTPNN của nhân vật trong tác phẩm của mình.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp miêu tả: Việc phân tích và tổng hợp nhằm chỉ ra các đặc
trƣng trong sử dụng PTGTPNN ở tác phẩm văn chƣơng
- Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Phân loại PTGTPNN theo tiêu chí nhất
định, thống kê cụ thể các PTGTPNN trong một số trƣờng hợp cần thiết phục vụ
cho mục đích nghiên cứu
6. DỰ KIẾN ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
- Về mặt lí luận:
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
._.Luận văn khẳng định thêm về sự phong phú, đa dạng và hiệu quả sử dụng
của PTGTPNN. Gĩp phần làm sáng tỏ hơn nữa PTGTPNN của ngƣời Việt về
phƣơng diện lí thuyết cũng nhƣ thực hành.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận văn cĩ thể làm tƣ liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu
về PTGTPNN, giúp mọi ngƣời khi tham gia giao tiếp biết nên sử dụng những cử
chỉ, điệu bộ nào và tránh những cử chỉ điệu bộ khơng đẹp mắt, khơng phù hợp với
hồn cảnh giao tiếp.
+ Luận văn cĩ thể làm cơ sở cho phân tích cử chỉ, hành động,…của
nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng.
7. CẤU TRƯC CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tƣ liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ đƣợc sử dụng trong
một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhìn từ bình diện Tín hiệu
học.
- Chƣơng 2: Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ đƣợc sử dụng trong
một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhìn từ bình diện Ngữ dụng
học.
- Chƣơng 3: Vai trị của các phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ đƣợc sử
dụng trong tác phẩm văn chƣơng.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Chƣơng 1
CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN TÍN HIỆU HỌC
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CĨ LIÊN QUAN
1.1.1. Về khái niệm “phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ”
1.1.1.1. Hiện đã cĩ nhiều cơng trình, bài viết tìm hiểu về loại phƣơng tiện giao tiếp
là cử chỉ, điệu bộ, song nhìn chung chƣa thấy cĩ một định nghĩa cụ thể, đầy đủ về
loại phƣơng tiện giao tiếp này. Các tác giả mới chỉ nêu ra các tên gọi “cử chỉ điệu
bộ”, “ngơn ngữ cử chỉ”, “ngơn ngữ cơ thể”, “ngơn hiệu”, “hệ thống tín hiệu phi
lời”, “phƣơng tiện á ngữ học”, …và chỉ ra những gì thuộc về loại phƣơng tiện giao
tiếp này (nhƣ điệu bộ, vận động của tay, chân, nét mặt, tƣ thế, khoảng cách,…) chứ
chƣa đƣa ra một sự xác định đủ rõ cho khái niệm này.
Trong cuốn “Đại cương về ngơn ngữ học” [1], ở phần “Ngữ dụng học” Đỗ
Hữu Châu quan niệm “yếu tố kèm lời” và “yếu tố phi lời” là những tín hiệu thƣờng
xuất hiện cùng yếu tố ngơn ngữ trong những cuộc đối thoại và hiểu chúng nhƣ sau:
- Yếu tố kèm lời (paraverbal) là những yếu tố siêu đoạn tính nhƣng đi kèm với
yếu tố đoạn tính, đĩ là những yếu tố nhƣ ngữ điệu, trọng âm, cƣờng độ, độ dài,
đỉnh giọng.
- Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố khơng phải là những yếu tố kèm
lời đƣợc dùng trong đối thoại mặt đối mặt, đĩ là những yếu tố cử chỉ, khoảng
khơng gian tƣơng tác, những tiếp xúc cơ thể, tƣ thế cơ thể, định hƣớng cơ thể, vẻ
mặt, ánh mắt,… Đĩ cịn là những tín hiệu âm thanh nhƣ tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xơ
ghế, tiếng huýt sáo, tiếng cịi,… Những yếu tố trang phục, khơng gian thoại trƣờng
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
cũng thuộc những yếu tố phi lời. Tác giả cịn gọi đây là những “tín hiệu phi lời” và
nĩi rõ thêm:
+ Các yếu tố cơ thể - vận động đƣợc tiếp nhận bằng thị giác là những tín
hiệu xuất hiện trong hội thoại nhƣ: sự thay đổi cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sự thay đổi
khoảng cách (khơng gian tƣơng tác), tƣ thế của những ngƣời trị chuyện trong quá
trình giao tiếp.
+ Các yếu tố tĩnh nhƣ diện mạo, trang phục…cung cấp thơng tin về giới
tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội, tính cách (“trơng mặt mà bắt hình dong”)
của ngƣời đối thoại. Những thơng tin này bƣớc đầu tạo ra thiện cảm hay gây ác
cảm ở ngƣời đối thoại. Những tín hiệu cung cấp thơng tin về thoại trƣờng làm
thành điều kiện tiên khởi cho hội thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu, những yếu tố phi lời cũng là một loại tín hiệu cĩ
mặt trong các cuộc đối thoại, dùng làm phƣơng tiện giao tiếp, bên cạnh tín hiệu
ngơn ngữ.
Trong cơng trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hĩa ngơn ngữ cử chỉ của người
Việt”, Trần Thị Nga cĩ đƣa ra một định nghĩa về ngơn ngữ cử chỉ nhƣ sau:
“Thuộc về ngơn ngữ cử chỉ điệu bộ của con ngƣời là tất cả những điệu bộ, cử
chỉ mà con ngƣời đã dùng một cách cố ý hay khơng cố ý trong khi giao tiếp với
ngƣời khác. Do tính độc lập và hiệu quả mạnh của phƣơng tiện này, nên khác với
các phƣơng tiện đi kèm khác trong giao tiếp, trong nhiều điều kiện cụ thể của giao
tiếp, cử chỉ, điệu bộ cĩ thể dùng độc lập khơng cĩ ngơn ngữ bằng lời đi kèm nhƣng
vẫn cĩ nội dung tƣơng tự khi phải hiển ngơn hĩa bằng lời. Chúng là những phù
hiệu trong hoạt động giao tiếp và luơn gắn liền với ngơn ngữ bằng lời.” [9,tr.19]
Cử chỉ, điệu bộ mang tính văn hĩa, tạo thành hệ thống và đƣợc xác lập, đƣợc
quy ƣớc hĩa cao.
Theo mục đích nghiên cứu của cơng trình trên thì cĩ thể xem đây là một định
nghĩa tƣơng đối đầy đủ và phù hợp, bởi dựa vào định nghĩa cĩ thể nhận diện đƣợc
ngơn ngữ cử chỉ, điệu bộ với những đặc điểm phản ánh đƣợc bản chất của loại
phƣơng tiện giao tiếp này nhƣ sau:
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
- Là tất cả những điệu bộ, cử chỉ đƣợc con ngƣời dùng một cách cố ý hay
khơng cố ý trong khi giao tiếp với ngƣời khác.
- Cử chỉ, điệu bộ cĩ thể dùng kèm ngơn ngữ hay cĩ thể dùng độc lập, khơng
cĩ ngơn ngữ bằng lời đi kèm nhƣng vẫn cĩ nội dung tƣơng đƣơng một phát ngơn.
- Cĩ tính phù hiệu (đƣợc quy ƣớc hĩa cao).
- Mang tính văn hĩa.
- Tạo thành hệ thống.
1.1.1.2. Tham khảo cách định nghĩa khái niệm của ngƣời đi trƣớc, dựa vào cách
hiểu về yếu tố phi lời (tín hiệu phi lời) của Đỗ Hữu Châu, căn cứ vào mục đích
nghiên cứu riêng của đề tài, trong luận văn này xin đƣợc dùng khái niệm “phương
tiện giao tiếp phi ngơn ngữ” với cách hiểu nhƣ sau:
Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ là các tín hiệu cơ thể - vận động cĩ thể
tiếp nhận đƣợc bằng thị giác, thính giác, xúc giác, thƣờng xuất hiện trong quá trình
hội thoại, do con ngƣời cố ý hay khơng cố ý tạo ra, cĩ tác dụng mang lại cho ngƣời
tiếp nhận một giá trị thơng báo thay lời hoặc một giá trị thơng báo bổ sung, kèm
lời.
Xin đƣợc làm rõ định nghĩa trên nhƣ sau:
a. Các tín hiệu cơ thể - vận động (xin đƣợc gọi sự thay đổi các cử chỉ, điệu
bộ, tƣ thế, khoảng cách,... nhân vật tạo ra trong quá trình giao tiếp là các tín hiệu
hay các yếu tố cơ thể - vận động nhƣ cách gọi của Đỗ Hữu Châu) đƣợc hiểu là
những vận động do các bộ phận cơ thể con ngƣời tạo ra trong quá trình giao tiếp,
cĩ thể đƣợc tiếp nhận bằng thị giác, thính giác hay xúc giác. Tĩm lại, đây là loại
phƣơng tiện xét trong sự đối lập với ngơn ngữ lời nĩi. Đĩ cĩ thể là:
+ Những cử chỉ, điệu bộ, hành động, động tác con ngƣời tạo ra trong
quá trình hội thoại nhƣ: nháy mắt, cười, cau mày, nhăn trán, vỗ tay, vung tay,
đánh, đấm, tát,…
+ Những sự thay đổi về khoảng cách, tƣ thế của ngƣời tham gia hội
thoại - những yếu tố thuộc về khơng gian tƣơng tác nhƣ: đang ngồi bỗng đứng phắt
dậy, đang nằm bỗng bật dậy, tiến lại gần/lùi ra xa người đối thoại,...
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
b. Các yếu tố cơ thể - vận động ấy cĩ thể do con ngƣời cố ý hoặc khơng cố
ý tạo ra trong quá trình giao tiếp nhƣng cĩ giá trị bổ sung cho lời.
Nhƣ vậy khái niệm PTGTPNN ở đây được quan niệm rộng, gồm cả những
tín hiệu cơ thể - vận động do con ngƣời chủ động (cố ý) tạo ra để làm phƣơng tiện
giao tiếp, chẳng hạn nhƣ gật đầu (đồng ý), lắc đầu (khơng đồng ý), bĩu mơi (mỉa
mai),... – ý nghĩa của chúng đƣợc nhận ra ngay cả khi khơng cĩ lời nĩi đi kèm, và
cả những yếu tố cơ thể - vận động vơ ý thức của nhân vật nhƣng mang lại cho
ngƣời tiếp nhận (ngƣời đối thoại) một giá trị thơng báo nào đĩ. Giá trị thơng báo ấy
đƣợc ngƣời nghe suy ra từ thĩi quen, kinh nghiệm giao tiếp và bằng sự am hiểu về
văn hố giao tiếp của cộng đồng. Cũng đƣợc xem xét là cả những yếu tố cơ thể -
vận động vơ ý thức bởi nghiên cứu trên tƣ liệu là các tác phẩm văn chƣơng thì
những cử chỉ, điệu bộ, hành động ấy cĩ thể là vơ ý thức với nhân vật - chủ thể của
hành động nhƣng khơng vơ thức với nhà văn, và nhà văn miêu tả chúng trong tác
phẩm thì khơng phải khơng cĩ ý đồ nghệ thuật nào.
c. Khái niệm PTGTPNN đƣợc quan niệm cĩ chỗ hẹp hơn khái niệm tín hiệu
phi lời của Đỗ Hữu Châu. Tín hiệu phi lời cịn gồm các yếu tố tĩnh nhƣ diện mạo,
trang phục,... của ngƣời đối thoại và cả các tín hiệu vật chất nhƣ màu sắc, âm
thanh,... Những tín hiệu này cũng coi là phƣơng tiện giao tiếp khơng phải là ngơn
ngữ, song ở đây chƣa cĩ điều kiện tìm hiểu. Thêm nữa, loại phƣơng tiện này trong
các tác phẩm văn chƣơng nhìn chung hiếm gặp.
d. Những yếu tố cơ thể - vận động cĩ thể đƣợc con ngƣời tạo ra một cách cố
ý hoặc khơng cố ý (cử chỉ vơ thức – ngồi ý thức của con ngƣời) theo thĩi quen.
Việc sử dụng các cử chỉ trong giao tiếp phần lớn là cố ý song ngƣời sử dụng
khơng cần thiết phải suy nghĩ lựa chọn lâu, cũng khơng ý thức thật nhiều về nĩ.
Các cử chỉ nhƣ vậy dần xuất hiện trong quá trình con ngƣời tham gia giao tiếp, sau
trở nên quen thuộc đến mức trở thành phản xạ tự nhiên. Ngƣời sử dụng biết ở
trƣờng hợp này, tình huống giao tiếp này, để diễn tả nội dung ý nghĩa này thì
phải/nên sử dụng cử chỉ này chứ khơng phải/khơng nên sử dụng cử chỉ kia. Thao
tác lựa chọn ấy diễn ra rất nhanh chĩng, gần nhƣ đồng thời với phản xạ lời nĩi.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
VD1: “- Khoan, chƣa hết – Lý xua tay, tranh lời Phƣợng – (…)”[29,tr.15]
Cử chỉ xua tay trong ví dụ trên là nhân vật cố ý tạo ra
VD2: “- Cĩ tin tức gì mới khơng, bác?
Luận cố làm cho ơng già ra khỏi mặc cảm. Ơng gãi cái cái cổ mƣớt mồ hơi:
- Dạ, chỉ cĩ tin tức về giá cả thơi ạ. (…)” [29,tr.261]
VD3: “- Mời thủ trƣởng uống bia ạ.
Ơng thƣờng trực lại vào, đặt một cốc chè tƣơi nữa lên bàn, mời ơng Tổng
biên tập, rồi lại gãi gãi đầu đi ra”. [29,tr.262]
Ở ví dụ 2, 3, cử chỉ gãi đầu, gãi cổ của ơng thƣờng trực khơng phải là cố ý,
mà là do thĩi quen, trong lúc bối rối, thiếu tự tin vì bị bắt gặp làm việc khơng chính
đáng ngƣời ta thƣờng một cách vơ thức, sử dụng cử chỉ này. Nhờ cử chỉ này mà
nhân vật Luận “đọc” đƣợc tâm trạng bối rối, thái độ ngƣợng ngùng của ơng khi bị
Luận bắt gặp đánh máy thuê trong giờ làm việc.
Việc phân biệt các cử chỉ, điệu bộ là do cố ý hay khơng cố ý tạo ra đơi lúc
khơng phải là dễ dàng. Cần nắm vững hồn cảnh giao tiếp và thĩi quen giao tiếp,
tính cách nhân vật giao tiếp mới phân biệt đƣợc những cử chỉ điệu bộ này.
e. Thiết nghĩ, việc phân biệt các yếu tố cơ thể - vận động là cố ý hay khơng
khơng thật quan trọng bằng việc xét xem chúng cĩ tạo ra đƣợc một giá trị thơng
báo nào đĩ cho ngƣời tiếp nhận hay khơng. Khả năng đem lại giá trị thơng báo là
đặc tính quan trọng khiến các yếu tố cơ thể - vận động cĩ thể trở thành phương
tiện giao tiếp. Giá trị thơng báo của PTGTPNN này cĩ thể là do ngƣời nĩi cố tình
gửi tới ngƣời nghe, hoặc cũng cĩ thể do ngƣời nĩi vơ tình biểu lộ qua các cử chỉ
điệu bộ của mình. Giá trị thơng báo đĩ cĩ thể là thay lời hoặc bổ sung cho lời.
VD4: “- Thơi thì ác cũng đƣợc! Anh cứ trả lời thế đi!
San bàn nhƣ vậy bằng một giọng đùa. Thứ lắc đầu, cười. Cả hai cùng cho
rằng chẳng khi nào họ hèn đến nỗi dám dùng cái lối vừa bàn” [32,tr.227].
Cử chỉ lắc đầu, cười của nhân vật Thứ cĩ giá trị thay lời. Đĩ là một lời từ
chối đề nghị của San, đồng thời Thứ cũng hiểu ý đồ đùa cợt của bạn.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
VD5: “Phƣợng ra sân, nhìn Đơng, nhỏ nhẻ mời. Đơng gãi cái gáy rậm, ngập
ngừng:
- Ơng đi chơi hội bên Bắc Ninh sáng nay (…). Tơi …tơi ăn rồi.
- Anh ăn lúc nào! Thơi, vào ăn với em cho vui đi.
Lại gãi gãi gáy, mặt Đơng ngơ nghê hẳn đi:
- Phiền quá nhỉ? À, nhƣng mà cơ cĩ nấu cơm tơi đâu” [29,tr.162].
Cử chỉ gãi gãi gáy nĩi trên khơng phải do nhân vật Đơng cố ý tạo ra mà do
thĩi quen, bản tính của nhân vật (sẽ phân tích sau). Nhờ cử chỉ ấy mà Phƣợng biết
rằng Đơng đang nĩi dối và ngại ngần, nửa muốn ăn, nửa lại ngại làm phiền
Phƣợng.
Chính ý nghĩa quan trọng của các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng khả năng
diễn đạt tinh tế của chúng đã khiến ngƣời ta ngày càng phải quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn về loại PTGTPNN này. Đặc biệt, trong nghiệp vụ điều tra, xét hỏi tội
phạm, các nhà chức trách thƣờng chú ý đến những PTGTPNN đƣợc tạo ra một
cách cố ý hay vơ thức này để thu nhận đƣợc những thơng tin quý báu.
Các PTGTPNN ở các ví dụ trên cĩ thể đối chiếu theo các tiêu chí nhận diện
ở khái niệm nhƣ Bảng 2 dƣới đây:
VD PTGTPNN
giác quan
tiêp nhận
cơ sở tạo lập
(cố ý/ko cố
ý)
giá trị thơng báo
VD
1
xua tay thị giác cố ý
kèm lời và phụ họa nội
dung ở lời, là dấu hiệu
cắt ngang lời ngƣời đối
thoại
VD
2,3
gãi cổ
gãi đầu
thị giác
khơng cố ý
kèm lời - bối rối, thiếu
tự tin, ngƣợng ngùng
VD
4
lắc đầu, cƣời
thị giác (và
cĩ thể cả
thính giác)
cố ý
thay lời – khơng tán
đồng
VD
5
gãi gáy thị giác khơng cố ý
kèm lời
- biểu thị sự bối rối
- ngƣợng ngùng
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Với quan niệm nhƣ trên về PTGTPNN, luận văn sẽ tiến hành khảo sát, nhận
diện và nghiên cứu về loại phƣơng tiện giao tiếp này trên hai bình diện tín hiệu học
và ngữ dụng học.
1.1.2. Bản chất tín hiệu của phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ
● Khái niệm “tín hiệu”
Trong cuốn “Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt” [2], các tác giả Mai Ngọc
Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến đã giới thuyết về tín hiệu:
Tín hiệu là một sự vật (hay một thuộc tính vật chất, một hiện tƣợng) kích
thích vào giác quan của con ngƣời, làm cho ngƣời ta tri giác đƣợc và lí giải, suy
diễn tới một cái gì đĩ ngồi sự vật ấy.
Theo đĩ, một sự vật đƣợc gọi là tín hiệu nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phải cĩ thuộc tính vật chất để cĩ thể cảm nhận đƣợc bằng giác quan của
con ngƣời. Nĩi cách khác, cái biểu hiện - mặt hình thức của tín hiệu phải là vật
chất và con ngƣời cĩ thể cảm nhận đƣợc nĩ bằng các giác quan.
- Phải đại diện cho một cái gì đĩ, gợi ra một cái gì đĩ khơng phải là chính
nĩ.
- Phải nằm trong hệ thống để đƣợc xác định tƣ cách tín hiệu của mình cùng
với các tín hiệu khác.
Ví dụ: Đèn đỏ trong hệ thống tín hiệu đèn giao thơng xanh – vàng – đỏ là
một tín hiệu bởi nĩ thỏa mãn 3 yêu cầu trên: cĩ thuộc tính vật chất, đƣợc con ngƣời
cảm nhận bằng thị giác; đại diện cho “một cái gì đĩ” khơng phải là chính nĩ - ở
đây là thơng điệp “dừng lại”, nằm trong hệ thống.
Cái quan trọng nhất của tín hiệu là phải cĩ hai mặt: hình thức vật chất – cái
biểu hiện, và nội dung ý nghĩa – cái đƣợc biểu hiện (cái mà nĩ gợi ra, đại diện
cho). Giữa hai mặt của tín hiệu cĩ mối quan hệ võ đốn - dựa trên sự qui ƣớc
chung của tập thể ngƣời sử dụng tín hiệu. Nĩi nhƣ Saussure: “…mọi phương tiện
biểu hiện đƣợc chấp nhận trong một xã hội, về nguyên tắc mà nĩi, đều dựa trên
thĩi quen tập thể hoặc – chung quy cũng vẫn thế - trên sự quy ƣớc” [19,tr.123]
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Một sự vật, hiện tƣợng nào đĩ cĩ thuộc tính vật chất muốn trở thành phƣơng
tiện dùng để giao tiếp chung trong xã hội thì phải đƣợc cộng đồng sử dụng hiểu và
chấp nhận. Nĩi cách khác, phải là một tín hiệu và phải mang bản chất tín hiệu.
Phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời là ngơn ngữ, nĩi nhƣ
J.Vendryes: “Chúng ta nĩi đến ngơn ngữ khi hai cá thể quy ƣớc gán cho một hành
động nào đĩ một ý nghĩa nhất định và thực hiện hành động này nhằm mục đích
giao tiếp qua lại với nhau”[20]. Căn cứ vào điều này thì cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
cũng là một loại ngơn ngữ đặc biệt - ngơn ngữ thị giác (J.Vendryes)
● Bản chất tín hiệu của phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ
Là một cơng cụ, thƣờng là để hỗ trợ ngơn ngữ bằng lời trong hoạt động giao
tiếp, PTGTPNN mang bản chất tín hiệu, bởi nĩ đáp ứng đƣợc cả 3 yêu cầu cần cĩ
của một tín hiệu, đĩ là:
- Mặt hình thức – cái biểu hiện của PTGTPNN – hồn tồn cảm nhận đƣợc
bằng các giác quan nhƣ thị giác, thính giác, xúc giác. Ví dụ nhƣ lắc đầu (thị giác),
cười (thị giác, thính giác), bắt tay, ơm hơn (thị giác, xúc giác), …
- Đằng sau cái biểu hiện của PTGTPNN là cái đƣợc biểu hiện. Mỗi động tác
cơ thể đƣợc dùng trong giao tiếp cĩ thể diễn tả một nội dung ý nghĩa ngồi nĩ. Ví
dụ lắc đầu biểu thị ý nghĩa “khơng tán đồng”, cười cĩ thể biểu thị ý nghĩa “tán
đồng” hoặc diễn tả cảm xúc “vui vẻ”, bắt tay biểu thị sự “thân thiện” khi gặp gỡ…
Xin đƣợc đi sâu phân tích cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện của
PTGTPNN ở các phần sau của luận văn.
- PTGTPNN cũng cĩ tính hệ thống, tuy nĩ khơng chặt chẽ và phức tạp nhƣ
các hệ thống ngơn ngữ bằng lời. Mỗi PTGTPNN cũng chỉ xác định ý nghĩa và tƣ
cách tín hiệu của mình khi đứng trong hệ thống. Ví dụ cử chỉ gật đầu chẳng hạn,
chỉ mang tƣ cách là tín hiệu giao tiếp với ý nghĩa “đồng ý”, “tán thành” trong hoạt
động giao tiếp của ngƣời Việt ở một tình huống giao tiếp cụ thể, bên cạnh các tín
hiệu giao tiếp khơng lời khác nhƣ lắc đầu, cau mày, nghiến răng, cười… Nĩ cĩ thể
khơng mang ý nghĩa này trong hệ thống PTGTPNN của cộng đồng nĩi năng khác
(chẳng hạn với ngƣời Bungari thì gật đầu lại cĩ nghĩa là “khơng đồng ý”). Nĩ cũng
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
khơng mang ý nghĩa nĩi trên khi đặt bên cạnh các động tác khác của một bài tập
thể dục (cúi gập đầu cĩ thể là một tƣ thế tập của đầu và cổ).
Nguyễn Đức Dân đã viết: “Một cử chỉ đặt bên cạnh hàng loạt cử chỉ khác và
đặt trong những tình huống cụ thể mới cĩ thể lộ rõ ý nghĩa của cử chỉ đĩ. Một
chiều mùa đơng lạnh lẽo, trên ghế chờ ở một bến xe buýt cĩ một ngƣời ngồi hai
chân bắt chéo và đầu hơi cúi xuống: Ngƣời đĩ bị lạnh. Nhƣng trong một cuộc
thƣơng lƣợng làm ăn buơn bán, một ngƣời cũng tƣ thế nhƣ vậy: Ngƣời này cĩ thái
độ phịng vệ, thận trọng và nĩi chung là tiêu cực với vấn đề đang thảo luận”
[3,tr.222].
Tác giả Trần Thị Nga [9] thì cho rằng các cử chỉ điệu bộ tạo nên tính hệ
thống theo hai cách khác nhau:
Một mặt, cơ thể con ngƣời là một khối thống nhất, những biểu hiện ở trên
một phần cơ thể bao giờ cũng tìm đƣợc những phản ánh phù hợp và tƣơng ứng ở
những phần cịn lại. Sự tƣơng hợp nhƣ vậy tạo nên tính nhất thể của cử chỉ điệu bộ
đƣợc sử dụng nhƣ một đơn vị tín hiệu. (Ví dụ sự tƣơng hợp của cử chỉ cau mày với
nghiến răng và nắm chặt bàn tay; sự tƣơng hợp của các cử chỉ cười - chắp tay –
cúi đầu,… - LTMN)
Mặt khác, nội dung ý nghĩa của các điệu bộ này lại là những phát ngơn,
những ý nhất thể khơng cĩ khả năng phân nhỏ hơn, gọi là tính nguyên thể của ý
nghĩa điệu bộ cử chỉ (ví dụ khơng thể tách cử chỉ cau mày - nghiến răng - nắm
chặt bàn tay để xem chúng tƣơng ứng với phần nào của phát ngơn “Câm ngay, đồ
khốn!”, hay cũng khơng thể chia nhỏ các cử chỉ cười - chắp tay - cúi đầu để xem
mỗi cử chỉ tƣơng ứng với phần nào của phát ngơn“Con chào cụ ạ!”).
Các yếu tố cơ thể - vận động đƣợc dùng trong giao tiếp rõ ràng là cĩ mối
quan hệ với nhau, thiết lập nên hệ thống tạo thành hệ thống PTGTPNN, gắn bĩ mật
thiết và hỗ trợ tích cực cho hệ thống phƣơng tiện giao tiếp là ngơn ngữ bằng lời.
Do mục đích nghiên cứu, luận văn khơng đi sâu vào tìm hiểu tính hệ thống của
PTGTPNN mà tập trung vào mặt cái biểu hiện (hình thức của tín hiệu) và cái được
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
biểu hiện (nội dung của tín hiệu) của các phƣơng tiện giao tiếp này trong một số
tác phẩm văn chƣơng Việt Nam hiện đại.
1.2. PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ NHÌN TỪ PHƢƠNG
DIỆN CÁI BIỂU HIỆN (TỨC MẶT HÌNH THỨC CỦA TÍN HIỆU)
Cĩ thể phân loại PTGTPNN dựa vào các tiêu chí khác nhau nhƣ dựa vào
chức năng biểu hiện, dựa vào các bộ phận cơ thể tạo ra PTGTPNN, dựa vào tính
chất đơn lẻ hay tính chất phối hợp của các yếu tố thuộc về PTGTPNN,… Ở đây,
xét PTGTPNN với tƣ cách tín hiệu, cĩ thể phân loại các tín hiệu này theo khả năng
tiếp nhận của các giác quan đối với cái biểu hiện.
Cần lƣu ý rằng sự tiếp nhận đƣợc xét ở đây là sự tiếp nhận từ phía ngƣời
nghe, chứ khơng phải từ phía chủ thể phát ngơn. Các PTGTPNN thu thập đƣợc
trong các tác phẩm văn chƣơng rất phong phú, cĩ thể là một yếu tố cơ thể - vận
động, cũng cĩ thể phối hợp nhiều yếu tố cơ thể - vận động; cĩ khi cùng một cái
đƣợc biểu hiện chẳng hạn nhƣng nhà văn lại dùng nhiều cách miêu tả khác nhau
(ví dụ: bĩu mơi, giẩu mỏ, chúm mơi, thưỡn cái mơi dưới,…). Ở phần này chỉ xin
liệt kê các PTGTPNN mà nhân vật cĩ sử dụng trong hội thoại, khơng kể đến tính
chất phối hợp của các yếu tố cơ thể vận động, nhằm giúp ngƣời đọc hình dung ra
phần nào sự phong phú của PTGTPNN đƣợc sử dụng trong hoạt động giao tiếp của
ngƣời Việt. Cĩ nhiều yếu tố cơ thể - vận động gần giống nhau thì luận văn chỉ dẫn
một ví dụ đại diện, hoặc giới thiệu chung trong một mục. Sự sắp xếp theo phạm trù
bộ phận cơ thể tạo ra PTGTPNN nhƣ sau đây là để tiện theo dõi (ví dụ PTGTPNN
dùng mắt, dùng tay, dùng nét mặt,…)
Kết quả khảo sát cho thấy: cái biểu hiện của PTGTPNN cĩ thể đƣợc tiếp
nhận bằng nhiều giác quan, tập trung là thị giác, thính giác, xúc giác (sự tiếp xúc
cơ thể). Các yếu tố cơ thể - vận động khơng tạo ra mùi vị, do đĩ khơng cĩ sự tiếp
nhận bằng khứu giác, vị giác. Thêm nữa trong giao tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt)
luơn luơn cĩ sự quan sát bằng mắt (trừ khi cuộc hội thoại diễn ra trong bĩng đêm,
lúc này cần sử dụng nhiều PTGTPNN đƣợc tiếp nhận bằng thính giác, xúc giác),
do vậy thị giác luơn tham gia tiếp nhận PTGTPNN. Cũng vì vậy mà PTGTPNN
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
đƣợc tiếp nhận bằng giác quan này nhiều hơn cả. Các yếu tố đƣợc tiếp nhận bằng
thính giác, xúc giác phần lớn đồng thời đƣợc cảm nhận bằng cả giác quan này (bởi
khơng mấy ai lại nhắm mắt khi hội thoại, cũng vì vậy mà PTGTPNN mới trở nên
cĩ ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp đƣơng diện). Trong số các tín hiệu khảo sát
đƣợc, khơng cĩ PTGTPNN nào đƣợc tiếp nhận đơn thuần bằng thính giác. Chỉ cĩ
một cuộc hội thoại diễn ra trong đêm giữa nhân vật Thứ và San trong tác phẩm
“Sống mịn” cĩ sử dụng cử chỉ véo tai, hích tay đƣợc tạm xếp vào loại đƣợc tiếp
nhận bằng xúc giác, mặc dù hai cử chỉ này nếu sử dụng trong điều kiện ánh sáng
thì hồn tồn cĩ thể trở thành tín hiệu hỗn đồng (tín hiệu đƣợc cảm nhận đồng thời
bằng nhiều giác quan, ở đây là thị giác và xúc giác).
Sau đây là bảng liệt kê các PTGTPNN khảo sát đƣợc.
a. Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ được tiếp nhận bằng thị giác
Bảng 4
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
b. Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ được tiếp nhận bằng xúc giác
Bảng 5: Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ được tiếp nhận bằng xúc giác
c. Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ được tiếp nhận bằng tổng hợp
nhiều giác quan
Đỗ Hữu Châu gọi loại tín hiệu này là tín hiệu hỗn đồng
STT
PTGTPNN Mơ tả của nhà văn
[tp,
trang]
1. Hích tay
(Đêm, nghe tiếng cái Hà gọi thằng Mơ), San hích
khuỷu tay vào cạnh sƣờn y một cái và khẽ hỏi: -
Anh cĩ nghe thấy gì khơng?
Y lại hích San để tỏ rằng mình cĩ biết.
32,
Tr.93
2. Véo tai
(Đang đêm, nghe tiếng cái Hà gọi thằng Mơ bên
ngồi), San véo vào tai Thứ một cái thật đau
32,
Tr.93
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Bảng 6: Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ được tiếp nhận bằng tổng hợp nhiều
giác quan
Giác
quan
tiếp
nhận
STT
PTGTPNN
Ví dụ mơ tả của nhà văn
[tp,
trang]
thị
giác
+ xúc
giác
1
siết tay
Hiền cƣời to, siết chặt tay bà: “Mẹ ơi, bộ
đội chúng con mà rèn thì cĩ dữ nhƣ hùm
nhƣ gấu cũng phải lành nhƣ thỏ, mẹ lo
gì.”
27,
tr.162
2
bắt tay
- Cảm ơn cơ nhé! - Cần bắt tay cơ gái,
(...)
29,
tr.289
3
nắm tay ngƣời đối
thoại
Chị Hồi nắm tay Phƣợng, xĩt xa: - (...)
29,
tr.114
4
đặt tay lên vai, nắm
lấy vai ngƣời đối
thoại
Tơi nắm lấy cái vai gầy của lão, ơn tồn
bảo: - Chẳng kiếp gì sung sƣớng thật (...)
31,
tr.91
5
phát, véo,… ngƣời
đối thoại
- Khỉ giĩ! - Thị phát đánh đét vào lƣng
hắn, khoặm mặt lại
26,
tr.108
6
giơ tay gõ vào trán
ngƣời đối thoại
Thị giơ tay củng vào trán hắn: - Chỉ
đƣợc cái thế là nhanh. Dơ!
26,
tr.114
7
bịt miệng ngƣời đối
thoại
Y bịt lấy miệng Liên: - Ai bắt mình thề?
Tơi cĩ trách gì mình mà mình phải thề
bồi?
32,
tr.276
8
vỗ vai, vỗ lưng, lay
vai,… ngƣời đối
thoại
Sau cùng, Hải Vân vỗ hai vai con, nĩi
gọn: - Thơi, ở lại và sống cho can đảm!
33,
tr.502
9
Vuốt tĩc ngƣời đối
thoại
Kiên! – Nàng thì thào, sát vào anh, nhè
nhẹ vuốt tĩc anh. - Tội nghiệp anh!
25,
tr.175
10
xoa vai
Xoa vai vợ nhè nhẹ, Luận hơi cúi xuống:
- (...)
29,
tr.175
11
tát
(...) Một cái tát nhƣ trời giáng đã dập tắt
cái thĩi giả dối của anh ta.
27,
tr.234
12
ơm hơn
Cụ cố Hồng bèn bá cổ ơng con để
hơn, rồi đáp:
- Cảm ơn vơ cùng! Hân hạnh tạm biệt!
Toa ăn ở đến thế với Moa thì quý hĩa
34,tr.
489,490
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
lắm".
thị
giác
+
thính
giác
13
vỗ đùi
Mỗi khi đến đoạn hay, anh lại vỗ đùi
kêu: - Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là
cùng! (...)
26,tr.73
14
gõ bút, gõ ngĩn tay
lên mặt bàn, lên
tƣờng,…
Viên thẩm phán dỗ dỗ đầu bút xuống
mặt giấy nhƣ gõ nhịp: - Chị đã nghe rõ ý
kiến của anh Sài chƣa?
27,tr.33
5
15
đập bàn (đập chiếu,
đấm tay vào cửa,…)
Quan lớn Lại đập bàn: - Im đi! (...)
28,
tr.114
16
cười thành tiếng với
các điệu thái khác
nhau
Y ran rả, cười sằng sặc
Nhƣng San lại cười xồ, bảo: - Ai để cho
bà béo biết mà anh sợ
San bỗng lại phì cười, y bảo: - Chúng
mình khổ thật (...)
Anh cười gằn một tiếng, nhìn bao trùm
cả ngƣời tơi, hỏi: - Anh sống ở nhà quê
nhiều, anh cĩ hiểu tâm lí của họ khơng?
(...)
32,tr.84
32,tr.82
32,tr.71
26,
Tr.66
17
thở dài
Y thở dài và bảo: - Thế nào rồi tơi cũng
phải đi Sài Gịn chuyến nữa (...)
32,Tr.7
9
18
chép miệng
Y chép miệng: - Giá chúng mình chƣa
cĩ vợ con gì cả!...
32,tr.79
19
tặc lưỡi (tắc lưỡi)
Thứ nghĩ ngợi một lát rồi tặc lưỡi: - Kể
thì cũng hơi phiền (...)
32,
tr.111
20
giậm chân
Xuân Tĩc Đỏ giậm chân xuống đất,
chán đời: - (...)
34,Tr.3
70
1.3. PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ NHÌN TỪ PHƢƠNG
DIỆN CÁI ĐƢỢC BIỂU HIỆN (TỨC MẶT NỘI DUNG CỦA TÍN HIỆU)
Mặt hình thức của PTGTPNN là do hoạt động của các bộ phận trên cơ thể
ngƣời tạo ra. Chúng cĩ thể đƣợc thống kê và phân loại. Những biểu hiện của
PTGTPNN là hữu hạn song những “cái biểu hiện” của nĩ lại vơ cùng lớn và vơ
cùng tinh tế. Cĩ thể dễ dàng “đọc hiểu” đƣợc ngơn ngữ lời nĩi song khơng dễ nắm
bắt và “đọc hiểu” đƣợc PTGTPNN. “Cử chỉ và ngơn ngữ cơ thể truyền đạt hiệu
quả khơng thua gì ngơn từ - thậm chí cĩ thể cịn hiệu quả hơn” - Axtell [23,tr.16].
Trong các tác phẩm văn chƣơng, việc “nắm bắt” các phƣơng tiện ấy (nhiều khi
chúng đƣợc nhân vật giao tiếp sử dụng thống qua rất nhanh, cĩ sự phối hợp rất
phức tạp) đã đƣợc nhà văn quan sát và miêu tả khá sinh động. Ở đây, cần đặt
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
PTGTPNN vào từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể trong tác phẩm để tìm hiểu ý nghĩa
của chúng.
Là phƣơng tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng, giống nhƣ ngơn ngữ bằng
lời, PTGTPNN cĩ số lƣợng hữu hạn nhƣng lại phải đáp ứng nhu cầu biểu hiện lớn.
Do vậy, ở loại phƣơng tiện giao tiếp này thƣờng xảy ra hiện tƣợng đồng nghĩa
(nhiều PTGTPNN cĩ chung ý nghĩa biểu hiện), đa nghĩa (một PTGTPNN cĩ thể
biểu hiện nhiều ý nghĩa khác nhau), bên cạnh số lƣợng khơng nhiều các PTGTPNN
đơn nghĩa (tỉ lệ cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện là 1:1). Trong khi tìm hiểu cái
đƣợc biểu hiện của tín hiệu này, các tín hiệu cịn đƣợc phân loại theo mối quan hệ
giữa mặt hình thức và nội dung của tín hiệu.
1.3.1. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngơn ngữ đồng nghĩa về cái đƣợc biểu
hiện
a. Các phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ cĩ nội dung biểu hiện là
“chào”
“Lời chào (…) là một tín hiệu ngơn ngữ. Phát ra tín hiệu ấy là muốn thiết lập
hay duy trì quan hệ với ngƣời mình chào, với một đối tƣợng giao tiếp.
Trong hồn cảnh nhất định, chỉ lời chào là đủ. Trong hồn cảnh khác, lời
chào cịn kèm theo cái bắt tay, và cĩ thể cả nụ cƣời” - Hồng Tuệ [14].
Khi phân tích đặc trƣng cơ bản trong giao tiếp của ngƣời Việt Nam. Trần
Ngọc Thêm đã chỉ ra: “Ngƣời Việt Nam nơng nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và
rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng,
chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến ngƣời Việt Nam đặc biệt coi trọng
việc giao tiếp và rất thích giao tiếp” [12]. Trong giao tiếp xã hội, ngƣời Việt Nam
rất coi trọng nghi lễ chào (“Lời chào cao hơn mâm cỗ”). Nghi thức chào cĩ thể
diễn ra mọi lúc, mọi nơi với những cử chỉ và lời nĩi rất phong phú. Trong những
tác phẩm văn chƣơng đƣợc khảo sát, tƣ liệu cho thấy cĩ những PTGTPNN biểu thị
ý nghĩa “chào” sau đây:
- Cúi (chào) (cúi đầu (chào))
VD6: “Long cúi chào rồi quay ra…” [33,tr.239]
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
- Chắp tay vái (chào)
VD7: “Nghị Hách, mặc lịng mặc bộ áo trào vào ngày dạ tiệc, cũng chắp tay
vái dài, lƣng cúi thật khom mà rằng: - Bẩm lạy cụ lớn ạ.” [33,tr.206]
- Nghiêng đầu
VD8: “Thiếu niên tiến đến chỗ tám ngƣời, nghiêng đầu chào cả
lũ…”[33,tr.190]
- Nghiêng mình
VD9: “- Chào các em. Các em ngồi xuống!
Tự hơi nghiêng mình, đáp lại cái cúi chào của bốn mƣơi ngƣời học trị”
[28,tr.14]
- Đứng lên
VD10: “Đến đây thì bà phĩ Đoan vừa lúc bƣớc vào. Xuân Tĩc Đỏ vùng đứng
lên” [34,tr.303].
- Gật đầu (chào )
VD11: “- Lạy bà ạ
Bà Văn Minh gật đầu đáp lại Xuân” [34,tr.296]
- Giơ tay (chào)
VD12“Tay kia sách cái cặp da trâu, tay này giơ cao chào mọi ngƣời, Cẩm
nhƣ phởn chí, oang oang từ cửa: - Chào tất cả các đồng chí” [28,tr.57]
- Khoanh tay( chào)
VD13: “Thiếu niên kia khi đến gần Xuân, liền vịng tay vái chào nhƣ những
nhà thâm nho.” [34,tr.446]
- Hất hàm
VD 14: “Nĩ nhăn nhở, hất hàm: - A! Ngƣời chị em! (…)” [32,tr.99]
- Bắt tay
VD15: “…bà Typn (…) trơng trƣớc nhìn sau, thấy rõ ràng là phố vắng ngƣời
rồi, mới dám bạo dạn đƣa tay nhƣ mộ._.iện tiếp tục đƣợc tìm hiểu vấn đề và đƣợc đĩn đọc những
cơng trình nghiên cứu của các tác giả quan tâm đến loại phƣơng tiện giao tiếp này.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
THƢ MỤC THAM KHẢO
I/ Giáo trình và tài liệu tham khảo
A. Giáo trình và tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Tốn (1992), Đại cương về Ngơn ngữ học, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến (2007), Cơ sở ngơn
ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Dân (2002), Nỗi oan thì, là, mà, Nxb Trẻ, TP HCM
4. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
5. Phi Tuyết Hinh (1996), “Thử tìm hiểu ngơn ngữ của cử chỉ, điệu bộ”, Tạp
chí Ngơn ngữ - Viện Ngơn ngữ học, (số 4, 1/1996)
6. Thục Khánh (1990), “Bƣớc đầu tìm hiểu giá trị thơng báo của cử chỉ, điệu
bộ ở ngƣời Việt trong giao tiếp”, Tạp chí Ngơn ngữ - Viện Ngơn ngữ học,
(số 3, 1/1990)
7. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hồ (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
8. Hồ Lê (1996), Quy luật ngơn ngữ, Quyển hai – Tính quy luật của cơ chế
ngơn giao, Nxb Khoa học – Xã hội.
9. Trần Thị Nga (2005), Nghiên cứu đặc điểm văn hố ngơn ngữ cử chỉ của
người Việt, Đề tài NCKH cấp ĐHQG, Hà Nội.
10. Hồng Phê chủ biên (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngơn
ngữ, Hà Nội.
11. Nhiều tác giả (1997), Almanach – Những nền văn minh thế giới, Nxb VH-
TT, Hà Nội.
12. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hố Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Tạ Văn Thơng ( 2009), “Con mắt liếc lại”, Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống –
Hội Ngơn ngữ học Việt Nam (số 5 /2009)
14. Hồng Tuệ (1984), “Lời chào với cái bắt tay và nụ cƣời”, Tạp chí Ngơn ngữ
- Viện Ngơn ngữ học, (số phụ, 2/1984)
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
15. Việt Văn Books biên soạn (2006), Vận dụng khoa học nhân dạng trong cuộc
sống, Nxb Lao Động, Hà Nội.
B. Tài liệu dịch từ tiếng nƣớc ngồi
16. (Khơng rõ tên tác giả )(Nguyễn Thu Hằng dịch), “Ngơn ngữ cử chỉ”, thuộc
cuốn Ngơn ngữ và nền văn hố (Khơng rõ Nxb và năm xuất bản)
17. Allan & Barbara Pease (Lê Huy Lâm dịch) (2008), Cuốn sách hồn hảo về
ngơn ngữ cơ thể (The Definitive book of body languague), Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh
18. Atenla Alenikova (Đặng Cơng Toại dịch), “Ngơn ngữ cử chỉ điệu bộ”, Tạp
chí Sputnik (số tháng 3/1986)
19. Fecdinand de Saussure (1973), Giáo trình Ngơn ngữ học đại cương (dịch
theo bản tiếng Pháp), Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
20. J. Vendryes (1990)(Nguyễn Thục Khánh dịch), “Về Ngơn ngữ thính giác và
thị giác”, trong cuốn Funosemanticheskie idei v zarubezhnom jazykoznanii,
LGU, L.,
21. Julius Fast (Phạm Anh Tuấn biên dịch) (khơng cĩ năm xuất bản), Ngơn ngữ
của cơ thể, Nxb Trẻ.
22. K.A. Pshenko (1989) (Nguyễn Thục Khánh dịch), “Huấn luyện các phƣơng
tiện á ngữ học ở các khoa tiếng Nga ngắn hạn”, trong cuốn Tiếng Nga ở
nước ngồi, (khơng rõ Nxb)
23. Roger E. Axtell (Y Nhã LST biên dịch) (khơng cĩ năm xuất bản), Cử chỉ -
những điều nên làm và nên tránh trong ngơn ngữ cử chỉ khắp thế giới, Nxb
Trẻ.
II/ Tác phẩm đƣợc chọn khảo sát
24. Nguyễn Đăng Na (giới thiệu và tuyển soạn) (2000), Văn xuơi tự sự Việt Nam
thời trung đại, tập 3 – Tiểu thuyết chƣơng hồi, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
25. Bảo Ninh (2005), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.
26. Hồng Nhƣ Mai - Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (2000) SGK Văn học 12,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
27. Lê Lựu (2002), Thời xa vắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
28. Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới khơng cĩ giấy giá thú, Nxb Văn Học, Hà
Nội.
29. Ma Văn Kháng (2007), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Lao Động, Hà Nội.
30. Nam Cao (1998), Truyện ngắn tuyển chọn, Nxb Văn Học, Hà Nội
31. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
32. Tuyển tập Nam Cao, tập 2 (2008), Nxb Thanh Niên, Hà Nội,
33. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1 (1996), Nxb Văn học
34. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 2 (1996), Nxb Văn học
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN
CHỦ THỂ SỬ DỤNG
STT PTGTPL VÍ DỤ MIÊU TẢ CỦA NHÀ VĂN [TP,tr.]
1. vỗ vai
Xuân Tĩc Đỏ thỉnh thoảng lại vỗ vai Văn Minh một cách
thân mật (...)
34,
Tr.440
Nghị Hách cười ha hả một hồi, cứ vỗ mãi vào vai Long,
cười như cười một điều gì thú vị lắm.
33,
Tr.279
Xuân Tĩc Đỏ vỗ vai rất thân mật ơng đốc tờ Trực Ngơn,
nháy ơng ta ra cửa sổ để thì thào: (...)
34,
Tr.402
Anh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tơi:
- Ngõ này đây, ơng Hồng ở đây.
- Cám ơn anh nhé. Lát nữa tơi sẽ sang nhà anh chơi.
Tơi vỗ vai anh bảo vậy.
26,
Tr.62
Anh Hồng vỗ vai bảo tơi: - Anh nghĩ cĩ buồn khơng? (...)
26,
Tr.70
Cụ bá (...) đứng lên vỗ vai hắn mà bảo rằng: (...) 30,Tr.25
Người Tây vỗ vai nghị Hách, nĩi khẽ: - (...)
33,
Tr.392
2. hất hàm
Người coi ga, (...) sau khi nhận được vé, hất hàm hỏi Long:
- Về đâu khuya khoắt cịn đi một mình thế?
33,
Tr.315
Xuân Tĩc Đỏ hất hàm hỏi: - Ơng hỏi gì? Mời ơng ngồi!
34,
Tr.405
Thấy Luận đăm chiêu, Lý quay lại, hất hàm, trịch thượng: -
Thế nào? Sai à?
29,
Tr.47
- Nào! – kiên giật AK khỏi vai, hất hàm. – Một hàng
ngang!
28,
Tr.44
- Hồ Cá Sấu à! Thì ra đây là nơi cơ muốn đưa chúng tơi đến
để vãn cảnh phải khơng? – Kiên hất hàm hỏi (...)
25,
Tr.235
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
- (...) Chính trị là gì nữa, các đồng chí? – Dương hất hàm về
phía các cơ giáo trẻ.
28,
Tr.168
Lý ơm cái ví đứng ngồi rìa đám khách, mặt vênh vênh (...)
hất hàm rất quyền thế và thân thuộc: - Hai ba mươi nhé!
29,
Tr.149
3. bắt tay
Bác sĩ bắt tay nĩ rất vui vẻ rồi giới thiệu: - Đây, giáo sư
Xuân, một nhà quần vợt (...)
34,
Tr.463
Ơng Victor Ban kinh hãi cúi đầu rất thấp, bắt tay Xuân Tĩc
Đỏ (...)
34,
Tr.356
Một cơ gái mới đứng lên bắt tay Tuyết và Xuân, rồi giới
thiệu (...)
34,
Tr.355
... một thiếu niên khác (...) vừa đến chào thiếu niên trơng
nom việc đặt bảng hiệu kia. Hai người bắt tay nhau, tiếng
Tây ngậu sị cả phố.
34,
Tr.294
Văn Minh đến bắt tay ơng bố một cách thân mật (...)
34,
Tr.489
4.
cúi chào,
khoanh
tay /chắp
tay vái
chào
Ơng kia chắp tay vái chào: - Bẩm lạy quan lớn ạ!
33,
Tr.492
Nghị Hách (...) chắp tay vái dài, lưng cúi thật khom mà
rằng: - Bẩm lạy cụ lớn ạ.
33,
Tr.206
Cơ Kiểm (...) đến bên ngay xe, và trước khi người thiếu
niên xuống xe, đã kính cẩn vái dài một cái: - Lạy cậu ạ!
Cậu mới lên chơi.
33,
Tr.200
Thiếu niên kia khi đến gần Xuân, liền vịng tay vái chào
như những nhà thâm nho. Xuân Tĩc Đỏ gạt phăng đi rằng: -
Hủ lậu! Chưa được tiến hĩa mấy!(...)
34,
Tr.446
5.
xoa xoa
hai bàn
tay
Lý (...) xoa xoa hai bàn tay rất ý tứ trước ơng Bằng: - Ơng
ạ, con đề nghị thế này (...) mời ơng lại khấn cho lễ cúng gia
tiên bắt đầu ạ.
29,
Tr.85
Long xoa tay, lễ phép hỏi lại: - Bẩm xin ơng tha lỗi cho, thế
ngộ nhỡ người ta khơng bằng lịng thì sao?
33,
Tr.241
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Sư ơng lại xoa hai bàn tay: - Ấy ngài chớ trả rẻ nhà chùa
mà phải tội.
34,
Tr.409
Xuân lúng túng, xoa tay: - Bẩm... bẩm... bà lớn Phĩ Đoan,
hơm qua...
34,
Tr.296
Thứ vừa xoa tay vừa cố nĩi lấp tiếng cười của San đi: - Im
đã nào! Anh dốt lắm. Anh để tơi cắt nghĩa cho anh hiểu.
32,
Tr.138
6. chỉ tay
Rồi nhà mĩ thuật quay lại chỉ vào mặt Xuân: - Tơi đã bắt
được quả tang anh dùng những thứ văn chương bĩng bẩy ra
mê hoặc vợ tơi, (...)
34,
Tr.313
(...) bà Phĩ chỉ tay: - Các người ngồi đây chờ tơi.
34,
Tr.283
Nhà mĩ thuật trợn mắt, so vai, trỏ mặt Xuân
34,
Tr.305
Ơng Thống (...) chỉ tay vào mặt Thuật, cười khặc khặc: -
Thầy đốn sai toét cả. (...) Tơi chỉ cĩ nhõn hai mươi cái răng.
28,
Tr.56
Bà cơ Thị Nở chỉ tận mặt cháu mà đay nghiến: - Phúc đời
nhà mày, con nhé. (...)
30,
Tr.47
7. gật đầu
- Thế hai cậu cho đồng rưỡi nhé? (...)
Nĩ (Mơ) cười hi hi, gật gật đầu.
32,
Tr.168
Cần gật đầu, đầy vẻ hiểu biết: - Em khơng phản đối anh.
(...)
29,
Tr.355
Đơng gật: - Được đấy. Nhân thể cậu chuyể lá thư nơng
trường gửi cho cơ Cừ, (...)
29,
Tr.356
Luận (...): - Ba đừng nghĩ ngợi nữa, ba ạ.
Ơng Bằng gật đầu.
29,
Tr.300
8. lắc đầu
Cần ngẩng lên, lắc lắc cái đầu rậm, đầy vẻ quả quyết:
- Em cho rằng cơng nghiệp hĩa xong thì sẽ thanh tốn hàng
loạt cái xấu!
- Chưa hẳn đâu. – Đơng lắc đầu.
29,
Tr.354
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Ba cĩ di chơi chợ hoa khơng ba?
Ơng Bằng lắc đầu.
29,
Tr.60
9. bĩu mơi
Cụ cố Hồng bĩu mơi mà rằng;
- Thua! Nhưng mà cĩ năm bảy thứ thua! (...) Thưa bà, xin
bà làm ơn tìm cách mắng tơi nữa đi! (...)
34,
Tr.486
Tuyết bĩu mơi (...): - Ê! Ê! Thơi đốt anh đi! (...)
34,
Tr.449
Mơ (...) bĩu mơi ra và bảo: - Khơng cho con vay cũng chả
xong. (...)
32,
Tr.90
Luận nhận ra cái bĩu mơi của Lý ngay sau khi Đơng dứt lời.
29,
Tr.285
10. vỗ đùi
Đơng khơng tự ái, lại vỗ đùi cười hà hà nhắc lại cái câu cửa
miệng muơn thuở: “Đời khơng phức tạp lắm đâu, ơng ơi!”
29,
Tr.68
Ơng già ngồi lên, điềm tĩnh đáp: - Bà vợ cả là người hư chứ gì!
Vạn tĩc mai vỗ đùi: - Chính đấy!
33,
Tr.441
Xuân Tĩc Đỏ bèn để kết thúc bài diễn văn (...), Joseph
Thiết vỗ đùi kêu to lên: - Hay! Hay! Bravo!
34,
Tr.381
Anh Hồng (...).Mỗi khi đến đoạn hay, anh lại vỗ đùi kêu: -
Tài thật! Tài thật! (...)
26,
Tr.73
San vỗ tay xuống đùi cười hơ hơ: - Phải rồi! Tơi biết mà!
Y khối trá vì tưởng Thứ ngơ ngẩn khơng hiểu y mỉa mai.
32,
Tr.138
Quan huyện xung thiên chỉ nộ đập bàn mà rằng: - (...)
33,
Tr.273
Quan huyện đập bàn một cái, giận giữ nĩi: - Thế nào, quan
đùa với mày đấy à?
33,
Tr.266
- Tơi yêu cầu! – Đập tay xuống bàn đánh chát, bà trưởng
phịng đứng dậy bỏ ra giữa phịng.
29,
Tr.238
Quan lớn Lại đập bàn: Im đi! (...) Cút!
28,
Tr.114
Cáu tiết, cụ bà đập xuống bàn đánh thình một cái, gắt: - Tơi 34,
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
khơng gọi! Ơng hãy nhịn đi một chốc! (...) Tr.385
11. vỗ tay
- Há há!... Đẹp mặt chưa!- Vỗ tay đồm độp, Lý cười ha hả.
Chị em tơi mà tin ơng thì cĩ ngày rã họng.
29,
Tr.29
Đứng giữa phịng, bà vỗ tay đơm đốp:
- Nào các cơ! Mỗi người một tay chuyển giúp giấy trên ơ tơ
vào kho nào. (...)
29,
Tr.142
Ngồi trong phịng, ơng Dương (...) quay ra, vỗ tay bồm bộp:
- Các đồng chí ơi! Khe khẽ cái miệng một tí nào. (...)
28,
Tr.50
12. lừ mắt
Thấy Đơng vừa hỉ hả nâng cốc với ơng Bằng, Lý vội bước
lại, lừ mắt nhìn chồng:
- Anh Đơng, ơng bị cao huyết áp đấy.
29,
Tr.94
Đơng lừ mắt: - Cơ này ăn nĩi hay nhỉ?
29,
Tr.250
13.
lườm,
nguýt
Tham thế! – Phượng nguýt yêu chồng.
29,
Tr.347
Ngồi phịch xuống giường nhìn Đơng (...), mắt Lý kéo một
vệt nguýt sắc lẻm: - Để sẵn thịt gạo đấy, chỉ cĩ việc nấu mà
cũng lười!
29,
Tr.168
Dương lườm anh giáo tốn tếu táo (...)
28,
Tr.60
Phượng lườm yêu chồng: - Thế mới cần cĩ nam giới, mới
cần cĩ anh chứ!
29,
Tr.205
Ơng đị Uẩn lườm con rồi chán đời (...)
33,
Tr.262
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 2
PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ CỦA NHÂN VẬT ĐƠNG, LÝ ĐƯỢC
MIÊU TẢ TRONG TÁC PHẨM “MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN”
NHÂN VẬT ĐƠNG Trang
Đơng cười trong cổ họng, nhìn người phụ nữ trẻ:
- Ăn được, ngủ được là tiên, cơ Phượng ạ. Ở Trường Sơn, tơi đặt mình xuống
bao giờ cũng hẹn đồng đội: Thấy tớ ngáy, cứ việc đấm, cho tha hồ đấm.
10
(...)Đơng nhăn trán: - - Cĩ gì mà phức tạp. Nĩ nhiễm độc tư tưởng tư sản,
hưởng lạc. Cĩ vậy thơi!
35
- Thơi, cậu đừng cĩ bênh che nĩ. - Đơng chồm lên, và thật bất ngờ, giáng nắm
đấm xuống mặt cái bàn nước.
35
Đơng lừ mắt, như bồi thêm một phát đạn nữa cùng với một cú đập bàn nhỏ
hơn:
- Nĩ là một thằng phản động! (...) Theo nghĩa chính xác của từ đĩ. - Đơng ngồi
thẳng dậy. - Cậu hiểu khơng?
35
Đơng chép miệng: - Ba nên dưỡng sức ba ạ. 61
(...)Đơng quay vào nhà, bỗng nhiên vằng tay, cau cĩ:
- Tơi cho là ngốc và vơ lí hết chỗ nĩi là cái câu này: No ba ngày Tết, đĩi ba
tháng hè
66
(...)Đơng khơng hề phật ý vì cái giọng gay gắt như lên án của Luận, ngả người,
cười khì khì thật hồn nhiên: - Ơng ơi, ơng đọc sách đã nhiều mà chưa thấy
được ý nghĩa câu này: Làm trai mà đánh tổ tơm. Uống chè mạn hảo, ngâm
nơm Thuý Kiều. Ơng đã biết thế nào là ù chi nhảy chưa? (...)
68
Đơng khơng tự ái, lại vỗ đùi cười hà hà nhắc lại cái câu cửa miệng muơn thuở:
"Đời khơng phức tạp lắm đâu, ơng ơi".
68
Đơng đã tỉnh, chống tay ngồi dậy, gãi gãi chỏm đầu, lờ mờ:
- Ồ, cơ bĩi bài tây đấy à? Mặc áo vào chứ khơng là cảm lạnh đấy.
125
Đã tỉnh hẳn, Đơng đứng dậy nhét vạt áo vào trong quần, chậc chậc lưỡi: 126
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Sao hồi này cơ cứ hay tạo ra những chuyện tức tối khơng đâu thế?
Đơng ngồi phịch xuống giường, ơm đầu kêu khe khẽ:
- Trời, sao cơ lại nghĩ thế!
127
(...)Thấy cơ em dâu, Đơng nhệch một cái cười như mếu mà mặt vẫn ngơ ngơ
như vừa ngủ đậy: - Ơ, xe đạp đâu mà cơ đi bộ về?
157
Phượng ra sân, nhìn Đơng, nhỏ nhẻ mời. Đơng gãi cái gáy rậm, ngập ngừng:
- Ơng đi chơi hội bên Bắc Ninh sáng nay. Hồi này nghe đâu ơng ăn ở cửa hàng ăn.
(...)- Anh ăn lúc nào! Thơi, vào ăn với em cho vui đi.
Lại gãi gãi gáy, mặt Đơng ngơ nghê hẳn đi:
- Phiền quá nhỉ? À, nhưng mà cơ cĩ nấu cơm tơi đâu.
(...)Đơng cười hiền lành, chân thật.
162
- Há! Thằng này khá! - Đơng cười, nhưng mơi vẫn mím, hai má phồng miếng
cơm đang nhai.
164
(...)- Anh cứ nĩi thế. Anh Luận em mà ăn được như anh, giả dụ cĩ thiếu, em
cũng nhường hết cho anh ấy ăn. (...)
Đơng gật gật đầu. Khơng hiểu anh nghĩ gì. Nhưng rõ ràng là anh vui.
165
Phượng cười, Đơng bật cười theo và cơng nhận rằng mình đuểnh đoảng,
khơng quen tỉ mẩn, cụ thể.
166
(...)Đơng hơi cúi xuống, mặt bất thần, ngắc ngứ một lát rồi như bị thúc ép, tọt ra
một câu nĩi nghe như một người khác vậy: - Phải cĩ cách sinh lợi, cơ Phượng ạ.
166
(...)Đơng chống tay, đứng dậy, cười khì một tiếng ngắn ngủn:
- Thơi, bà ơi. Hỏi thế làm gì? Nĩ là cái duyên cái số mà.
169
- Hừ, thế thì gay đấy! - Đơng lại thở dài. - Bây giờ trước mắt là ăn ở ngủ nghê
ở đâu, học hành của trẻ con thế nào.
195
Phượng đáp hơi sẵng. Đơng đập tay vào đùi:
- Ờ, nhưng cịn việc làm? Gay đấy. (...)
Mặt Đơng đờ ra, những lúc khác thì Phượng thấy rất tội nghiệp, nhưng lúc này
thì cơ thật sự giận ơng anh chồng quá
195
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phượng đứng dậy theo Đơng, dứt khốt:
- Cụ đi hội về, anh phải gặp cụ nĩi ngay. Nĩi, cụ phải thương chúng, chúng vơ
tội, chúng là nạn nhân, phải cứu giúp chúng.
Đơng gật đầu, lừng lững đi ra cửa, lên gác.
197
(...) nghe Phượng kể lại câu chuyện bi đát của vợ con Cừ, Đơng đưa mắt nhìn
lướt qua khuơn mặt của ba con người đáng thương nọ, rồi ngồi xuống, thở hắt ra:
- Cái thằng Cừ khốn nạn thật!
Sau khi xổ ra cái câu ấy với một giọng nĩi gần như bình thản, Đơng gãi gãi
gáy, lẩm nhẩm một câu gì đĩ, rồi Đơng ngồi im.
214
Đơng gãi gãi gáy:
- Bây giờ lớp trẻ nĩ thế đấy, ba ạ. Con cũng khơng hiểu nĩ nghĩ thế nào. Đời
thì giản dị mà chúng cứ làm rối tinh lên. Được ở lại học thì phải ở lại học chứ
sao lại thế được.
214
Đơng thở một hơi dài, nhẹ nhõm:
- Kể cũng gay đấy. Nhưng, con chắc là lo được, Phượng nĩ đảm đang, cứng
cáp chứ khơng mềm yếu như trước đây con tưởng đâu, ba ạ.
215
(...)Đơng vị đầu, bực dọc: - Tơi khơng tin nĩ. 228
(...)- Cậu nĩi ai?
Bất ngờ, thật rất bất ngờ, Đơng chồm lên, với một độ nhạy cảm kì thường, túm
chặt cổ áo Luận. Mặt Đơng bệch bạc mà hùng hổ.
229
Đơng lừ mắt: - Cơ này ăn nĩi hay nhỉ? 250
- Câm ngay! Tơi cấm cơ động đến chuyện ơng cụ và bà Chí. Đồ vơ đạo đức!
Đấm mạnh vào bậu cửa, Đơng quát to rồi đi ra khỏi phịng, xuống thang.
252
(...)Đơng ra sau cánh cửa, mặc quần dài, chép miệng:
- Thơi thì cũng là một chút kỉ niệm. Vả lại mình cĩ thiếu thốn gì.
294
(...)Đơng vụt đứng dậy, ngay lúc ấy, gào lên hai câu mà sau này nghĩ lại vừa
thấy đúng, vừa thấy khơng nên: "Cút ngay đi! Đồ nhẫn tâm!”
297
Mặt Đơng hằm hằm khi Luận nhắc tới Cừ. Đơng nhếch mép: 300
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Cũng chẳng cĩ gì phải buồn, ba ạ. Hình như mỗi gia đình phải cĩ nhiệm vụ
cung cấp cho xã hội một hai đứa khốn nạn, ba ạ. Khơng thì xã hội tốt quá!
(...) Mặt co rút trong một nỗi đau sinh tử. Đơng đập bàn gào lên thống thiết và
uất hận: - Khốn nạn! Tơi ghê tởm. Nĩ ăn phải bả tư sản, bả thực dân mới. (...)
312
Đơng bị chống, cơn giận dữ đau xé, biến đổi con người từ bản tính, Luận định
lựa lời khuyên giải thì Đơng ném tạch quyển sổ nhỏ đang cầm ở tay xuống sàn
nhà, nĩi như quát:
- Thư nĩ nĩi: nĩ khơng thể sống chung được với tơi. Nhưng cậu xem những tờ
cuối ở quyển sổ này sẽ rõ hết. Khốn nạn đến thế là cùng. (...)
319
Nhưng, Đơng vụt đứng dậy: - Chẳng lẽ tơi là thằng khốn nạn à? 320
Cuối cùng, đến cao điểm, Đơng tiến đến trước mặt Luận, hai mắt đỏ nọc và giọng
lạc đi.
- Cậu mà con bênh con đĩ ấy hả? Trời ơi sao tơi khơng chết luơn lúc tiến đến
cửa ngõ Sài Gịn cho rồi! - (...) Đơng đứng lặng, to lớn, run rẩy, đầu bạc
phếch, nước mắt xối trên hai gị má xám
321
- Cuộc sống phức tạp lắm chứ khơng đơn giản đâu.
Đơng chép miệng. Luận như chồm lên. Đơng đã tiến một bước dài từ câu nĩi
cửa miệng quen thuộc một năm trước đây: "Đời cĩ gì phức tạp lắm đâu" tới
câu nĩi vừa rồi,
353
- Chưa hẳn đâu. - Đơng lắc đầu. - Mức sống và lối sống là hai vấn đề khác nhau. 354
Đơng gật: - Được đấy. (...) 356
(...) Đơng như bất động trong lịng ghế, bàn tay dày xồ rộng úp vào mặt, trong
khi hai ngĩn cái và ngĩn trỏ bấm chặt vào hai bên thái dương. Đơng đang tê
dại trước một sự thật kinh dị và phũ phàng. (...)Nhưng, Đơng đã buột bàn tay
che mặt. (...). Mặt Đơng nùng nục bỗng nghiêm lại một cách ngờ nghệch, biến
thái của cơn đau thất thần, lạc trí và mơi Đơng hé mở, thốt ra một giọng nĩi
gần như tuyệt vọng:
- Cái đĩ thì… tuỳ các đồng chí thơi!
323
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
(...)Phượng (...) yêu cầu Luận giục Đơng đến xí nghiệp Lý hỏi han trao đổi tình
hình Lý. (...)Nhưng ơng anh lại ngần ngừ, rồi gãi đầu gãi tai ầm ừ: "Ừ, kể
cũng được… Nhưng chuyện này cũng cĩ cái khĩ của nĩ. Với lại đây là chuyện
gia đình… ".
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 4: Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ được tiếp nhận bằng thị giác
Phân loại STT PTGTPNN ví dụ mơ tả của nhà văn
[tác phẩm,
trang]
phương
tiện
dùng
mắt
1 1
tránh cái nhìn
của người đối
thoại
(...) Trong khi nĩi San tránh cái nhìn của
Thứ. Thứ ngờ ngay câu chuyện San nĩi là
chuyện bịa.
32,
Tr.86
2 nhìn xuống
San nhìn xuống, bảo: - Khi ấy anh vẫn cịn là
anh. Chẳng bao giờ chúng mình cĩ thể liều
được đâu.
32,
tr.260
3
nhìn vào mặt
người đối thoại
Thứ nhìn mặt San để dị ý tứ (...)
32,
Tr.110
4
nhìn vào mắt
người đối thoại
(...) Can từ từ đứng dậy, đối diện, nhìn
thẳng mắt Kiên: - cả đời đi đánh nhau, thú
thật tơi chả thấy trị này là cĩ gì vinh (...)
29,
tr.25
5
đưa mắt nhìn
nhau
Họ đưa mắt nhìn nhau như để hỏi ý kiến
nhau.
32,
tr. 157
6 trợn mắt
Hắn trợn mắt lên quát: - Thế thì thằng nào
ăn đi?
30,
tr.21
7 mở to mắt
Thứ mở thật to đơi mắt nhìn San: - Trọ ở
nhà Hải Nam ấy à?
32,
tr.129
8 nháy nháy mắt
Cái đầu trọc nháy nháy một con mắt, hất
hất về phía người đàn bà, hĩm hỉnh: - Cánh
nào đấy?
26,
tr.107
9 lườm
- Gớm sao lúc nãy nĩi chuyện dai thế, đợi
sốt cả ruột. - Thị lườm hắn, khơng trả lời.
26,
tr.114
10 lừ mắt
Thấy Đơng vừa hỉ hả nâng cốc với ơng
Bằng, Lý vội bước lại, lừ mắt nhìn chồng: -
Anh Đơng, ơng bị cao huyết áp đấy!
29,
tr.96
11 nguýt
Lý kéo tay chị Hồi, nguýt ơng em chồng: -
(...)
29,tr.15
12
nhắm nghiền
mắt
- Mặc cậu! Mặc cậu! Chúng tơi khơng
biết…
(...) San vừa lắc đầu, vừa xua tay, vừa
nhắm nghiền hai mắt, nhất định khơng
nghe gì nữa.
32,
tr.146
phương 13 xua tay Khoan, chưa hết. – Lý xua tay, tranh lời 29,
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tiện
dùng
tay
Phượng tr.15
14 xoa tay
Lý (...) xoa xoa hai bàn tay rất ý tứ trước
ơng Bằng: - Ơng ạ, con đề nghị thế này,
(...)
29,
tr.85
15 dang tay
Luận (...) dang rộng hai cánh tay, thở phù
một hơi: - Chẳng cĩ gì cả! Bị tịch thu hết
rồi!
29,
Tr.29
16 hất tay
San đỏ mặt, hất tay một cái, nĩi như người
giận dỗi:- Thơi! Thế này này (...)
32,
Tr.149
17 xỉa tay, xỉa xĩi
Lí nhảy ra khỏi ghế, giậm chân, xỉa tay: -
Bịa! Bịa! (...)
29,
Tr.29
Bà mẹ đứng lên, tiến đến xỉa xĩi vào mặt
ơng con:
- Là vì ơng Xuân đã ngủ với em mày rồi,
mày biết chưa, thằng khốn nạn!
34,tr.34
18
chống nạnh
San chống nạnh tay, ngửa mặt lên trần nhà,
cười mũi, bảo: - Phải nĩi rằng: Bố mẹ
chúng mình sinh chúng mình ra khơng cho
chúng mình ăn thịt nên chúng mình khơng
biết ăn thịt, thì đúng hơn
32,
tr.163
19 giơ ngĩn tay
- (...) Một con thơi. – Bà giơ một ngĩn tay
lên, miệng cười rất tươi.
29,
Tr.138
20 để tay lên mồm
Xuân để tay lên mồm làm một cái suỵt rồi
khẽ đáp: - Chính đấy
34,
tr.284
21
đập tay lên trán
(vỗ trán, bĩp
trán)
Đập tay lên trán, mặt nhăn nhăn, miệng Lí
lẩm bẩm: - Bánh, kẹo, mứt mua rồi. Pháo
mua rồi. (...)
29,
tr.19
22 ơm đầu
Đơng ngồi phịch xuống giường, ơm đầu
kêu khe khẽ: - Trời! Sao cơ lại nghĩ thế!
29,
Tr.127
23 bịt tai
- Đừng nĩi nữa! – Lý thét, áp tay vào tai,
ngực dội lên dội xuống
29,
Tr.
24 vung tay
Tự hào hứng vung tay cao giọng: - (...)Ơng
nghe tơi trình bày nốt cái ý này đã (...)
28,
tr.8
25 giơ nắm đấm
(...)ơng chánh hội xắn tay áo, giơ một quả
đấm lên trần nhà hăng hái nĩi: - (...)
33,
tr.184
26 giơ tay Thuật đắc ý, giơ tay, cao giọng: - Bây giờ 28,
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tơi nĩi về ơng hiệu trưởng của chúng ta.
(...)
tr.55
27
ngoắc ngĩn tay,
vẫy tay
Hắn đưa ngĩn tay ngoắc ngoắc: - Lên đây!
Lẹ lên! (...)
25,
tr.232
28 chỉ tay
Hắn trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ: - Tao
khơng đến đây xin năm hào.
30,
tr.45
29 xoè bàn tay
Ơng Thống đứng ở đầu bàn, xoè bàn tay: -
Báo cáo là kinh phí khơng cịn một trinh
một kẽm ạ.
28,
tr.85
30 gãi gáy
Lại gãi gáy, mặt Đơng ngơ nghê hẳn đi: -
Phiền qúa nhỉ? (...)
29,
tr.162
31 gãi đầu, gãi tai
Đơng vị đầu, bực dọc: - Tơi khơng tin nĩ.
Cẩm gãi tai tiu nghỉu: - (...)
29,
tr.228
28,
tr.120
32
giơ tay gõ vào
trán người đối
thoại
Thị giơ tay củng vào trán hắn. - Chỉ được
cái thế là nhanh. Dơ!
26,
tr.114
33
đập tay vào
ngực
Ơng chánh hội (...)đập tay vào ngực thình
thịch một cách đáng sợ, lại nĩi: - (...)
33, tr.257
34 vỗ đùi
“Anh Hồng vừa hút thuốc lá vừa
nghe. Mỗi khi đến đoạn hay, anh lại kêu: -
Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên
sư anh Tào Tháo!” [26,tr.73]
26,
tr.73
35 khoanh tay
(...) Quan tổng đốc nĩi đến đấy thì đứng
lên, tay khoanh trước ngực
33,
tr.234
36 chắp tay
“Nghị Hách, mặc lịng mặc bộ áo trào
vào ngày dạ tiệc, cũng chắp tay vái dài,
lưng cúi thật khom mà rằng: - Bẩm lạy cụ
lớn ạ.”
33,
tr.206
37
dùng tay chỉ,
gõ,… vào sự vật
được nĩi đến
trong phát ngơn
San chỉ cho Thứ thấy cái lỗ đục mãi tít trên
đầu hồi, khẽ bảo: - Kể thì cũng đủ lối cho
khơng khí ra vào.
32,
tr.158
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
phương
tiện
dùng
đầu-cổ
38 cúi chào San và Thứ cúi chào: - Bà ạ. 32,tr.152
39 cúi mặt
- Bởi vì… Bởi vì… - San cúi mặt, bỏ tiếng
ta, dùng tiếng Pháp. - Người ta lừa dối
anh…
32,
tr.139
40 cúi đầu
Thứ cười nhã nhặn, khẽ cúi đầu, như đáp
chuyện một phu nhân: - (...)
32,tr.170,
171
41 vênh mặt
Oanh đã vênh cái mặt đỏ bừng lên: - Chưa
hẳn đúng. (...)
32,
tr.166
42
lắc đầu, nguẩy
đầu
San lắc đầu: - Khơng đợi được
“Xuân lưỡng lự rồi nguẩy đầu: - Tơi chả
thế. Thế là giết người! Tơi khơng muốn
làm kẻ sát nhân! (…)”
32,
Tr.85
34,tr.412
43 gật đầu (...) Thứ gật đầu. Bởi vì đĩ là sự thật.
32,
Tr.89
44 gật gù (Nghe Lý nĩi) ơng Bằng gật gù 29,tr.25
45 hất hàm
Nĩ nhăn nhở, hất hàm: - A! người chị em!
… Khơng đi à?
32,
tr.99
46 so vai, nhún vai,
Ơng chủ trẻ tuổi so vai, nghiêm khắc mà
rằng: - Thày đừng nĩi càn! (...)
33,
tr.241
47 nghiêng đầu
“Thiếu niên tiến đến chỗ tám người,
nghiêng đầu chào cả lũ…”
33,
tr.190
phương
tiện
dùng
nét mặt
48 chúm mơi
Mơ chúm mỏ, nĩi tiếp: - Chịu! Nội đời con,
con chưa thấy ai kiệt như cơ giáo. (...)
32,
tr. 124
49
bĩu mơi (dẩu
mơi, trề mơi)
Thứ bĩu mơi, cười nhạt hỏi: - Anh cĩ chân
trong Độc lập văn đồn đấy ư?
32,
Tr.83
50 nhăn mặt Tú Anh nhăn mặt khĩ chịu (...)
33,
tr.250
51 cau mặt Thứ cau mặt, đẩy y ra: - Anh điên đấy à?
32,
tr.164
52
cười nhạt, mỉm
cười, tủm tỉm
cười, cười
gượng,…
Thứ mỉm cười: - Thừa đủ. Chúng mình cĩ hai
người, và xưa nay cũng sẻn mãi khơng khí,
quen rồi.
32,
tr.158
53 nhăn trán
Đơng nhăn trán: - Cĩ gì mà phức tạp. 29,
tr.35
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 5: Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ được tiếp nhận bằng tổng hợp
nhiều giác quan
Giác
quan
STT
PTGTPNN
Ví dụ mơ tả của nhà văn
[tp,
trang]
54 nhíu mày
Luận nhíu nhíu cặp mày: - sao chị bảo vợ
thằng Cừ dại?
29,
tr.45
55 nghiêm nét mặt
… Phượng đã thơi cười, mặt nghiêm hẳn đi: -
Em nĩi đùa thế thơi (...)
29,
tr. 166
56 nhếch mép
Hồng nhếch một khoé mơi lên, gay gắt: -
(...)
26,tr.68
thay
đổi tư
thế
(vận
động
tồn
thân)
57 vái lạy
Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên
chắp tay vái lia lịa: - Con lạy quý tồ.
31,
tr.342
58 quỳ
Luận quỳ xuống cạnh giường cha, (...),
nghẹn ngào: - (...)
29,
tr.306
59 nghiêng mình
- Chào các em. Các em ngồi xuống! - Tự
hơi nghiêng mình, đáp lại cái chào của 40
người học trị.
28,
tr.14
60 ưỡn ngực
Xuân Tĩc đỏ bắt tay xong, ưỡn ngực lên
cất giọng lanh lảnh nĩi to: - Thưa ngài,
ngài là một người chồng mọc sừng
34,
tr.345
61 đứng lên
Thứ và San vào nhà (...). một người đàn bà
(...) mải mốt ẵm đứa nhỏ nhất, đứng lên
32,
tr.152
62
đứng phắt dậy,
ngồi nhổm dậy,
đi đi lại lại…
(thay đổi tư thế)
Ơng Phán đứng phắt dậy như bị một cái lị
xo đẩy lên, kêu thất thanh: - Giời ơi! Thế
thì tơi chết mất! (...)
Hừ! – Lão chủ đi đi lại lại trên đường, bực
tức cực điểm
34,
tr.346
33,
tr.173
thay đổi
khơng gian
tương tác
63
tiến lại gần, ghé
lại gần, ghé tai
người đối
thoại,…
Bây giờ cụ bá mới lại gần hắn, khẽ lay và
gọi: - Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
31,
tr.14
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tiếp
nhận
thị
giác
+ xúc
giác
1
siết tay
Hiền cười to, siết chặt tay bà: “Mẹ ơi,
bộ đội chúng con mà rèn thì cĩ dữ như
hùm như gấu cũng phải lành như thỏ,
mẹ lo gì.”
27,
tr.162
2
bắt tay
- Cảm ơn cơ nhé! - Cần bắt tay cơ gái,
(...)
29,
tr.289
3
nắm tay người đối
thoại
Chị Hồi nắm tay Phượng, xĩt xa: -
(...)
29,
tr.114
4
đặt tay lên vai, nắm
lấy vai người đối
thoại
Tơi nắm lấy cái vai gầy của lão, ơn tồn
bảo: - Chẳng kiếp gì sung sướng thật
(...)
31,
tr.91
5
phát, véo,… người
đối thoại
- Khỉ giĩ! - Thị phát đánh đét vào lưng
hắn, khoặm mặt lại
26,
tr.108
6
giơ tay gõ vào trán
người đối thoại
Thị giơ tay củng vào trán hắn: - Chỉ
được cái thế là nhanh. Dơ!
26,
tr.114
7
bịt miệng người đối
thoại
Y bịt lấy miệng Liên: - Ai bắt mình
thề? Tơi cĩ trách gì mình mà mình
phải thề bồi?
32,
tr.276
8
vỗ vai, vỗ lưng, lay
vai,… người đối
thoại
Sau cùng, Hải Vân vỗ hai vai con, nĩi
gọn: - Thơi, ở lại và sống cho can đảm!
33,
tr.502
9
Vuốt tĩc người đối
thoại
Kiên! – Nàng thì thào, sát vào anh, nhè
nhẹ vuốt tĩc anh. - Tội nghiệp anh!
25,
tr.175
10
xoa vai
Xoa vai vợ nhè nhẹ, Luận hơi cúi
xuống: - (...)
29,
tr.175
11
tát
(...) Một cái tát như trời giáng đã dập
tắt cái thĩi giả dối của anh ta.
27,
tr.234
12
ơm hơn
Cụ cố Hồng bèn bá cổ ơng con
để hơn, rồi đáp:
- Cảm ơn vơ cùng! Hân hạnh tạm biệt!
Toa ăn ở đến thế với Moa thì quý hĩa
lắm".
34,tr.
489,490
thị 13 vỗ đùi Mỗi khi đến đoạn hay, anh lại vỗ đùi 26,tr.73
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giác
+ thính
giác
kêu: - Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là
cùng! (...)
14
gõ bút, gõ ngĩn tay
lên mặt bàn, lên
tường,…
Viên thẩm phán dỗ dỗ đầu bút xuống
mặt giấy như gõ nhịp: - Chị đã nghe rõ
ý kiến của anh Sài chưa?
27,tr.33
5
15
đập bàn (đập chiếu,
đấm tay vào cửa,…)
Quan lớn Lại đập bàn: - Im đi! (...)
28,
tr.114
16
cười thành tiếng với
các điệu thái khác
nhau
Y ran rả, cười sằng sặc
Nhưng San lại cười xồ, bảo: - Ai để
cho bà béo biết mà anh sợ
San bỗng lại phì cười, y bảo: - Chúng
mình khổ thật (...)
Anh cười gằn một tiếng, nhìn bao trùm
cả người tơi, hỏi: - Anh sống ở nhà quê
nhiều, anh cĩ hiểu tâm lí của họ
khơng? (...)
32,tr.84
32,tr.82
32,tr.71
26,
Tr.66
17
thở dài
Y thở dài và bảo: - Thế nào rồi tơi
cũng phải đi Sài Gịn chuyến nữa (...)
32,Tr.7
9
18
chép miệng
Y chép miệng: - Giá chúng mình chưa
cĩ vợ con gì cả!...
32,tr.79
19
tặc lưỡi (tắc lưỡi)
Thứ nghĩ ngợi một lát rồi tặc lưỡi: -
Kể thì cũng hơi phiền (...)
32,
tr.111
20
giậm chân
Xuân Tĩc Đỏ giậm chân xuống đất,
chán đời: - (...)
34,Tr.3
70
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9042.pdf