KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Tài chính quốc tế
Đề bài: Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế. Liên hệ tới thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở Việt Nam
Bài làm:
I/ Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế
Phương thức ứng trước – Advanced Payment
Phương thức ứng trước là phương thức thanh toán trong đó người mua chấp nhậ giá hàng của người thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang ), nghĩa là việc thanh to
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế. Thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án xảy ra trước khi hàng hoá được người bán gửi đi.
Đặc điểm:
- Ngay sau khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng, sau 1 thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực hoặc trả trước.
- Phương thức này bản chất là việc nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, hoạc nhằm bảo vệ thực hiện hợp đồng cho nhà xuất khẩu.
Ưu điểm :
Đối với nhà nhập khẩu:
Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một lý do nào đó không muốn giao hàng.
Do thanh toán trước, nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá.
Do thanh toán trước nên nhà nhập khẩu tránh được rủi ro tỷ giá.
Đối với nhà xuất khẩu:
Do được thanh toán trước nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu.
Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
Do nhận được tiền thanh toán trước nên trạng thái tiền tệ của nhà xuất khẩu được tăng cường.
Nếu thanh toán bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu có thể chuyển hoá ngay sang nội tệ để trang trải các chi phí và tránh được rủi ro tỷ giá.
Nhược điểm:
Đối với nhà nhập khẩu:
Do phải thanh toán trước, nên nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp lực về tài chính. Nếu hàng hoá đến chậm hoặc bị khiếm khuyết áp lực càng tăngđồng thời làm cho lợi nhuận có thể giảm.
Sau khi nhận được tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng, thậm chí bị phá sản. Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu bảo lãnh thực hiện hợp dồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng xuất khẩu.
Luật pháp quốc gia: Nhà nhập khẩu phải chắc chắn được phép thanh toán cho người bán (ở nước ngoài) trước khi hàng hoá được nhập khẩu vào trong nước. Chính sách quản lý ngoại hối ở một số nước cấm không cho nhà nhập khẩu làm điều này, bởi vì ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài trong khi giá trị hàng hoá dối ứng lại chư achuyển vào trong nước.
Đối với nhà xuất khẩu:
Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó hàng hoá đã được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho,tiền bảo hiểm hoặc nếu như hàng hoá đã gửi đi thì phải chở hàng hoá quay về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán.
Người hưởng lợi bảo hiểm phải là người nhập khẩu ngay cả khi nhà xuất khẩu mua bảo hiểm hàng hoá.
Phương thức ghi sổ (Open account)
Phương thức ghi sổ là phương thức trong đó người bán mở một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm người mua trả tiền cho người bán
Ðặc điểm:
- Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên giữa bên mua và bên bán, không mở tài khoản đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị quyết toán giữa hai bên.
- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định.
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay (chênh lệch là do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng )
Ưu điểm đối với các bên tham gia:
Đối với nhà nhập khẩu:
- Nhà nhập khẩu chỉ phải trả tiền khi nhận được hàng hoá và chấp nhận hàng hoá.
- Nhà nhập khẩugiảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm
- Nếu hoá đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ thì nhà nhập khẩu có thể được lợi khi ngoại tệ giảm giá
Đối với nhà xuất khẩu:
- Là phương thức thanh toán đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện khi các đối tác tín nhiệm nhau và các rủi ro trong thanh toán ít phát sinh.
- Do chi phí bán hàng thấp nên khả năng cạnh tranh từ giảm giá bán sẽ tăng, thu hút thêm khách hàng mới với số lượng lớn, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Vì không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ nên cả nhà xuát khẩu và nhà nhập khẩu đều giảm được chi phí cho thủ tục giấy tờ, giảm được chi phí giao dịch. Song toàn bộ rủi ro trong khâu thanh toán thuộc về người bán
Nhược điểm:
Đối với nhà nhập khẩu:
- Nếu hoá đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ lên giá. Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể ký một hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng.
- Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời gian, không đúng chủng loại và chất lượng.
Đối với nhà xuất khẩu:
- Sau khi nhận hàng hoá, nhà nhập khẩu có thể không hay không thể thanh toán hoặc trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Về lý thuyết cho dù quyền sở hữu hàng hoá có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó kiểm soát được hàng hoá một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra nhà nhập khẩu có thể gây ra tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hoá để yêu cầu giảm giá. Trước tình hình này nhà xuất khẩu có ba cách lựa chọn : giảm giá, tìm đối tác mua khác hoặc chở hàng quay về nước. Để phòng ngừa rủi ro này nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu cấp thư tín dụng dự phòng.
- Nếu hoá đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ giảm giá. Để tránh rủi ro này, nhà xuất khẩu có thể ký một hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để bán ngoại tệ kỳ hạn.
- Nhà xuất khẩu phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền.
Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán , trong đó khách hàng (người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình , chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
- Chuyển tiền bằng điện (TT: Telegraphic Transfer Remittance)
- Chuyển tiền bằng thư (MTR: Mail Tranfer Remittance)
Hai cách chuyển tiền khác nhau ở chỗ chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
Đặc điểm:
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó.
- Phương thức chuyển tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường...
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng. Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua ngân hàng đó cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại thương).
Hình thức này có rủi ro hơi cao
Ưu điểm:
- Phương thức này có thủ tục thanh toán đơn giản, tương đối nhanh
- Dễ dàng được lựa chọn làm phương thức thanh toán cho các bên.
Nhược điểm:
- Theo phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, việc nhận được tiền thanh toán hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào thiện chí của các bên và những thoả thuận về mốc thời gian giá trị thanh toán…
- Quyền lợi của các bên đều có thể bị ảnh hưởng khi có những trục trặc trong giao dịch hoặc xảy ra tranh chấp. Chỉ nên sử dụng phương thức này khi các bên hiểu biết nhau khá tốt, uy tín của các bên cao, đã có mối quan hệ làm ăn với nhau lâu dài, tốt đẹp.
Phương thức nhờ thu (Collection of payment )
Phương thức nhờ thu là phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Đặc điểm:Có hai loại nhờ thu:
Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document Acceptance-còn gọi là nhờ thu phiếu trơn): Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu
Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment) là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn.
Ưu điểm:
Đối với nhà xuất khẩu:
Nhà xuất khẩu chủ động trong việc giao chứng từ, chỉ giao cho nhà nhập khẩu khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập ra tòa nếu không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình giải quyết tranh chấp khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán.
Đối với nhà nhập khẩu:
Nhà NK được kiểm tra bộ chứng từ tại NH xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ:
Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoai tệ và các giao dịch khác có liên quan.
Mở rộng tài trợ tín dụng thương mại.
Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng.
Nhược điểm :
Đối với nhà XK:
- Trái với lệnh nhờ thu, ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán. Điều này có thể xảy ra nếu ngân hàng thu hộ đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài. Khi điều này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân hàng thu hộ.
- Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu không liên quan đến việc chỉ định ngân hàng thu hộ.
- Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí liên quan đến việc bảo vệ hàng hóa, cho dù không được yêu cầu làm việc này.
- Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ nào.
Đối với nhà nhập khẩu:
Nhà NK có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại.
Một khi nhà NK đã chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, thì buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu hết hạn, nếu không, có thể bị kiện ra tòa.
Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ:
NH nhờ thu chịu rủi ro thanh toán khi đã thanh toán hay đã ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu trước khi nhạn được tiền từ ngân hàng thu hộ. Nếu không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu.
Nếu ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu thanh toán, thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không chấp nhận chứng từ và không thanh thanh toán hoặc không chấp nhận
Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit )
“Thư tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”.
Đặc điểm:
Bản chất của thư tín dụng là người bán chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ.
Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó.Tín dụng thư là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư.
Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành LC.
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó.
LC cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa là một nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền bằng cách mua lại LC. LC được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn. LC cũng được dùng trong quá trình phát triển điền sản để bảo đảm rằng những cơ sở hạ tầng công cộng đã được phê duyệt (như đường xá, vỉa hè, ke chắn sóng ..v.v) sẽ được xây dựng.
Các loại thư tín dụng chủ yếu là:
+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương.
+Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.
+Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
BWP
Trong quá trình tiến hành giao dịch, LC kết hợp những chức năng thông thường của séc và ký quỹ trực tiếp.Thanh toán bằng L/C hiện nay khá phổ biến
- Thông thường, các công ty sẽ sử dụng L/C trong thời kỳ đầu của quan hệ kinh doanh khi các bên chưa hiểu rõ nhau. Thanh toán qua L/C được thực hiện theo nguyên tắc “thanh toán trước, khiếu nại sau”, khi các chứng từ của người bán phù hợp với toàn bộ các điều kiện trong tín dụng thư (chứng từ hoàn hảo). Đây chính là sự đảm bảo thanh toán tốt nhất sau phương thức thanh toán trả trước. L/C thường là không huỷ ngang và luôn luôn được thanh toán (ngoại trừ trường hợp gian lận).
Khi sử dụng thanh toán L/C, các công ty phải tuân thủ Quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 600) của Phòng Thương Mại quốc tế ICC.Quy định khá chặt chẽ song trên thực tế ở Viêt Nam có không ít trường hợp các công ty tiến hành thanh toán qua L/C gặp phải nhiều bất lợi khi tranh chấp xảy ra. Nếu không hiểu rõ và kỹ càng về bản chất của thư tín dụng cùng những quy định pháp lý của nó thì rất có thể sẽ mắc phải những sơ sót dẫn đến việc không nhận được thanh toán từ phía bên đối tác kinh doanh.
Nhược điểm:
Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá
Để tránh rủi ro cần:
- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác
- Nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng
- Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Yêu cầu phảI đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng như Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu.
Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ hay sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.:
Để tránh những rủi ro này, cần:
- Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nội dung và hình thức chứng từ và phải do các cơ quan đáng tin cậy cấp
- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn)
- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính)
- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự
- Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu cấp
- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện phía mình hoặc đại diện thương mại.
- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra
Khi nhận L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ . Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau:
+ Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.:Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau.
+ Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thườngKhi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.
+ Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán: Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán.
+ Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu:Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu. Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán.
Các rủi ro khác như lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định,…
Những biện pháp tránh rủi ro:
- Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của Incoterm - Bản quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC).
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu.
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed… của Incoterm.
II/ Liên hệ tới thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở Việt Nam
Dịch vụ thanh toán quốc tế được các ngân hàng triển khai và phát triển mạnh ở Việt Nam. Trong năm 2007, có 13 ngân hàng ( như Vietcombank, VIB, Techcombank, MB…) đã được trao giải thưởng Thanh toán quốc tế chất lượng cao 2007. Cả 13 ngân hàng này đều đạt trên 90% lệnh chuẩn, một sự tiến bộ rõ rệt so với năm 2005, chỉ có 6 ngân hàng đoạt giải Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc. Nhiều ngân hàng đạt doanh số thanh toán quốc tế khá cao như: SeABank đạt 4.026 tỷ đồng, tăng 213% so với năm 2006 trong đó L/C nhập khẩu hơn 2.000 tỷ đồng doanh thu phí đạt gần 7 tỉ đồng, tăng 180% so với 2006; doanh số thanh toán quốc tế của Habubank năm 2007 tăng trưởng 155% so với năm 2006.
Nói chung, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở trên và họ có đủ các điều kiện để thực hiện các phương thức đó một cách an toàn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là các ngân hàng VN vẫn chưa đủ tầm để có thể sánh vai với các NH trên thế giới trong việc được chọn để phát hành LC hay nhờ thu. Thường một số LC phát hành với giá trị lớn thông qua các NH trong nước đều phải bị yêu cầu xác nhận lại bởi một NH có uy tín trên thế giới. Đồng thời, mạng lưới ở nước ngoài hầu như không có hoặc có thì chưa đủ lực và tầm để có thể giúp việc giao dịch với nước ngoài trở nên thuận tiện hơn. Hầu hết các NH trong nước đều thông qua việc thiết lập quan hệ đại lý để giao dịch.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế ở việc không xem xét kỹ hợp đồng. Theo thống kê, cứ 10 doanh nghiệp giao dịch xuất nhập khẩu qua ngân hàng HSBC thì 7 phải chỉnh sửa lại L/C. Sở dĩ như vậy là do các doanh nghiệp khi thanh toán quốc tế không xem kỹ chứng từ L/C, không hiểu biết dầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm, không nắm bắt được 1 cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá. Quản lý rủi ro về mặt chứng từ là cách quan trọng nhất để doanh nghiệp gia tăng tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn dễ gặp phải rủi ro, hạn chế khi làm ăn với đối tác nước ngoài do không nắm rõ được về tình hình kinh tế, sự thay đổi thường xuyên các chính sách của họ, do đó dẫn đến không ít các nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế.
Theo bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trong nước năm 2007 ước 109,21 tỷ USD và dự kiến năm 2008 là 133 tỷ USD. Và trong những năm tới, giao thương sẽ không dừng lại ở những thị trường truyền thống mà sẽ được mở rộng sang các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông. Do vậy, các ngân hàng phải thể hiện được vai trò là kênh thanh toán tin cậy, an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để có thể triển khai mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại thị trường xuất khẩu mới, các ngân hàng, doanh nghiệp không thể thiếu vắng sự hỗ trợ của các tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài trong việc cung cấp thông tin.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24891.doc