Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 64
CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG CỌC KHOAN NHỒI
ThS. Phạm Ngọc Tân
Phó trưởng Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
KS. Nguyễn Huỳnh Minh Trang
Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Cọc khoan nhồi sử dụng nhiều cho công trình có tải trọng lớn hoặc trên
nền đất yếu như nhà cao tầng, công trình cầu hoặc nhà trong khu vực xây
chen,Tuy nhiên, trong thực tế xây dựng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà sự
10 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố cọc khoan nhồi xảy ra rất nhiều, điều này một mặt ảnh hưởng đến tiến độ
công trình, làm tăng chi phí đồng thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng chịu tải
của móng. Do đó trong quản lý móng cọc khoan nhồi chúng ta phải biết cách sử
dựng các phương pháp thích hợp để kiểm tra chất lượng cọc từ lúc thi công đến
khi hoàn thành và đưa cọc vào sử dụng.
Từ khoá: cọc khoan nhồi, phương pháp kiểm tra chất lượng cọc nhồi.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự phát triển nhanh
của đô thị, quy mô các công trình ngày
càng lớn, các công trình nhà cao tầng,
các công trình cầu vượt sông lớn ngày
càng nhiều. Thông thường với các
công trình này, về kết cấu móng thì
giải pháp nền móng chủ yếu là móng
cọc khoan nhồi.
Tuy nhiên, trong thực tế xây dựng
vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà sự
cố cọc khoan nhồi xảy ra rất nhiều,
điều này một mặt ảnh hưởng đến tiến
độ công trình, làm tăng chi phí đồng
thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng
chịu tải của móng.
Cũng như các hạng mục công
trình khác, để đảm bảo chất lượng, cọc
khoan nhồi cần được kiểm tra chất
lượng trong quá trình thi công (tạo lỗ,
chất lượng bê tông, độ sạch đáy hố)
và khâu cuối cùng là kiểm tra chất
lượng thân cọc và sức chịu tải của cọc.
Đó là khâu kiểm tra có đặc thù riêng
của cọc khoan nhồi. Trong phạm vi bài
viết này chúng tôi chỉ nói về khâu kiểm
tra chất lượng thân cọc.
Do có sức mang tải lớn, quá trình
thi công gồm nhiều công đoạn phức tạp,
nên mỗi cây cọc nhồi hoàn thành cần
được bảo đảm chất lượng, không chứa
các khuyết tật gây ảnh hưởng xấu đến sự
làm việc của cọc so với thiết kế. Để
đánh giá chất lượng của cây cọc, một hệ
phương pháp không phá hủy và phá hủy
được áp dụng. Phương pháp không phá
hủy thường được ưu tiên sử dụng nhằm
phát hiện các khuyết tật nguy hiểm và
phương pháp phá hủy được sử dụng sau
đó để đánh giá định lượng của chúng,
giúp nhà thiết kế đề xuất biện pháp sữa
chữa hợp lý.
2. Phƣơng pháp đánh giá độ nguyên
vẹn của kết cấu cọc khoan nhồi
Độ nguyên vẹn là yêu cầu đảm bảo
cọc làm việc như một kết cấu theo đúng
yêu cầu thiết kế. Cụ thể như: đủ tiết
diện, vật liệu thân cọc đảm bảo tính
năng yêu cầu, không nứt gãy hay có các
khuyết tật dọc theo thân cọc làm ảnh
hưởng đến sự làm việc bình thường của
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 65
cọc và như vậy người ta gọi đó là độ
đồng nhất của cọc.
2.1. Độ đồng nhất (h0) của kết cấu cọc
khoan nhồi
Độ đồng nhất của bê tông cọc theo
nguyên tắc của quy luật ngẫu nhiên được
xác định như sau:
ho = 1 – 3.
x
Sx
= 1 – 3.Cv (1)
Trong đó:
+ x: là đại lượng tiêu biểu của
phương pháp kiểm tra. Nếu dùng
phương pháp siêu âm sẽ có V và Sv.
Nếu dùng phương pháp gamma sẽ có
và S. Ở đây V là vận tốc truyền âm
trong bê tông, là mật độ của bê tông.
Tương ứng với độ lệch quân phương
SV và S được xác định như sau:
n
i
ix xx
n
S
1
)(.
1
1
với
n
i
ix
n
x
1
1
(2)
Đối với cọc khoan nhồi, khi việc
đo được tiến hành theo độ sâu của các
ống đặt dọc theo thân cọc thì xi là các đại
lượng Vi hoặc i đo được tại độ sâu i của
các ống đo. Theo quy phạm của Liên Xô
cũ, độ đồng nhất là một tiêu chuẩn của
chất lượng các công trỉnh hay kết cấu bê
tông cốt thép và được sắp xếp theo giá
trị h0 như sau:
Bảng 1. Đánh giá độ đồng nhất của bê tông theo GOST 17624 - 87.
Hệ số đồng nhất ho Chất lƣợng đồng nhất
> 0,9
0,7 – 0,9
0,55 – 0,7 = ( ho = 0,595)
< 0,55
Rất tốt
Tốt
Đạt yêu cầu
Xấu
+ Cv =
x
Sx
là hệ số biến động, theo
qui phạm của Liên Xô cũ thì:
+ Cv = 13,5% - Đạt yêu Cầu;
+ Cv = 6% - Mức độ tốt;
+ Cv = 3÷4% - Mức độ rất tốt.
2.2. Độ nguyên vẹn của kết cấu cọc
khoan nhồi
Trong ASTM của Mỹ đưa ta tiêu
chuẩn đánh giá mức độ khuyết tật thân
cọc dựa vào các phương pháp phân tích
truyền sóng ứng suất trong thân cọc để
đánh giá chất lượng như sau:
Gọi là hệ số mức độ nguyên
vẹn được xác định theo công thức:
=
Z
Zi
(3)
Zi – là trở kháng cơ học tại tiết diện I;
Z – trở kháng cơ học theo thiết kế
Z =
C
AE.
+ E-Modul đàn hồi của vật liệu cọc.
+ A - Diện tích tiết diện ngang cọc.
+ C- Tốc độ truyền sóng ứng
suất theo thân cọc cũng chính là tốc
độ truyền sóng âm trong vật liệu thân
cọc là hằng số đối với mỗi loại vật
liệu thân cọc.
Bảng 2. Đánh gia chất lượng cọc theo mức độ nguyên vẹn (ASTM – 1989).
Hệ số Tình trạng cọc
1
0,8 ÷1
0,6 ÷ 0,8
dưới 0.6
Nguyên vẹn
Khuyết tật nhẹ
Có khuyết tật
Gẫy
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 66
Các phương pháp thử động biến
dạng lớn PDA, thử động biến dạng nhỏ
PIT, rung trở kháng cơ học đều sử dụng
phương pháp và thang điểm trên để đánh
giá chất lượng cọc khoan nhồi.
Hiện nay, thuộc nhóm này có hai
phương pháp đánh giá chất lượng vật
liệu thân cọc thông dụng là phương pháp
biến dạng nhỏ (PIT) và phương pháp
siêu âm. Ngoài ra còn một số phương
pháp khác như: khám dò bằng tia gama,
khoan lấy mẫu, camêra thu nhỏ của
truyền hình v.v lần lượt ta phân tích
một số phương pháp để thấy được ưu,
nhược điểm của chúng.
2.3. Phƣơng pháp biến dạng nhỏ (PIT)
2.3.1. Sơ lƣợc lý thuyết
Phương pháp này dựa trên lý thuyết
truyền sóng ứng suất trong thanh đàn hồi
tuyến tính. Khi tạo một xung lực bằng
cách gõ búa lên đầu cọc, sóng ứng suất
xuất hiện và truyền theo thân cọc xuống
dưới. Nếu gọi trở kháng cơ học của cọc
là (Z), modul đàn hồi là (E), tiết diện
ngang của cọc là (A), vận tốc lan truyền
sóng trong thân cọc là (c) và là dung
trọng bê tông cọc, ta có các quan hệ sau:
E = .c2 (4)
Z = E.A/c (5)
Nếu ta tác động lên đầu cọc một
lực F, vận tốc chuyển dịch hạt W tại
điểm tác động là.
W = F/Z (6)
Khi sóng ứng suất (Wi) từ đầu cọc
truyền xuống dọc theo thân cọc, gặp sự
biến đổi trở kháng từ từ Z1 sang Z2, tại
điểm thay đổi trở kháng, sóng tách ra
làm hai phần, một tiếp tục đi xuống
(Wd), một phản xạ ngược lên trên (Wu),
phương trình cân bằng lực và sóng viết:
Fd = Fi – Fu. (7)
Wd = Wi – Wu. (7a)
Sau khi cân bằng biến đổi ta được:
12
2.2
ZZ
Z
WW id
(8)
12
12
ZZ
ZZ
WW iu
(8a)
Đặt: = Z2/Z1 và = -Fu/Fi = - Wu/Wi (9)
Từ (6.6), (6.8), (6.8a) sau khi rút
gọn ta được:
= (1 – )/(1+) (10)
Sóng ứng suất sẽ bị phản xạ tại
bất cứ vị trí nào có sự thay đổi trở
kháng (thay đổi tiết diện, mật độ, gián
đoạn) và thời gian phản xạ tỷ lệ với
khoảng cách gặp khuyết tật. Đo cường
độ sóng phản xạ và thời gian phản xạ
tại đầu cọc có thể đánh giá được sự
thay đổi trở kháng của vật liệu cọc, tức
là đánh giá được sự thay đổi của tiết
diện, chất lượng cọc và vị trí của
khuyết tật.
Trong thí nghiệm biến dạng nhỏ,
xung do lực búa tạo ra gia tốc khoảng 10
100 lần gia tốc trọng trường, biến dạng
đầu cọc khoảng 10-5mm với tốc độ cỡ
30mm/s và chuyển vị không quá
0.03mm. Gia tốc kế gắn trên đầu cọc ghi
lại gia tốc của xung lực và được phân tích
chuyển thành tốc độ. Kết qủa là tốc độ
truyền sóng được hiển thị trên màn hình
theo chiều dài cọc. Phần mềm xử lý động
sẽ phân tích các dữ liệu đo và cho đặc
điểm thay đổi tiết diện theo chiều dài cọc.
2.3.2. Thiết bị và quy trình thí nghiệm
2.3.2.1. Thiết bị
Tùy theo từng hãng sản xuất thiết bị có
thể có hình dáng, cấu trúc khác nhau
nhưng đều gồm các phần chính sau:
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 67
Hinh 1. Quá trình truyền sóng trong cọc
- 1 đầu đo gia tốc.
- 1 máy ghi xử lý số và chuyển đổi
gia tốc sang vận tốc.
- 1 búa cầm tay (có hoặc không có
đầu đo lực)
- 1 phần mềm đấu với máy vi tính
và xử lý in trên vi tính (Pitstop)
Hiện nay công tác kiểm tra tại
hiện trường thường được sử dụng hệ
thống “PIT collector” do hãng PDI
(Mỹ) sản xuất.
2.3.2.2. Quy trình thí nghiệm
a. Thí nghiện hiện trường
Hình 2. Các vị trí kiểm tra trên mặt cọc
* Công tác chuẩn bị: lắp đặt thiết bị,
kiểm tra sơ bộ chất lượng bê tông đầu
cọc và phải được làm sạch đến bê tông
đặc chắc, dùng máy mài làm phẳng tại
các vị trí trí nghiệm trên đầu cọc. Việc
thí nghiệm kiểm tra được tiến hành từ 3
đến 5 điểm trên mặt cọc (hình 3). Và cần
phải thu thập số liệu địa chất và vị trí
mối nối cọc nếu có.
*Công tác thí nghiệm: Công tác thí
nghiệm được tiến hành sau khi đã hoàn
tất các công việc chuẩn bị, bao gồm các
bước sau:
1- Đầu đo gia tốc được gắn vào
đầu cọc và nối với máy ghi.
2- Nhập số liệu của cọc (tên cọc,
chiều dài, tiết diện) vào bộ lưu trữ số liệu.
3- Sử dụng vật liệu dẻo đệm giữa
đầu đo và mặt cọc, dùng búa gõ nhẹ vào
đầu cọc để tạo xung. Trong quá trình thu
nhận tín hiệu, đầu đo phải đảm bảo ổn
định và vuông góc với đầu cọc. Thông
thường 5 nhát búa được gõ lên đầu cọc
để có thể loại bỏ các biểu đồ lạ và cho trị
số trung bình. Sau khi đo ghi tại hiện
trường cần đấu với máy tính để xử lý số
liệu và in kết quả.
b. Phân tích kết qủa thí nghiệm
Số liệu thu thập tại hiện trường
được truyền vào máy tính trong phòng
thí nghiệm và được xử lý bằng phần
mềm chuyên dụng (Pitstop). Dựa vào
điều kiện địa chất thực tế kết hợp với các
biểu đồ sóng phản hồi đặc trưng từ
những thí nghiệm trên một số cọc tại
hiện trường để phán đoán khuyết tật cọc.
Các vị trí phán đoán là các vị trí có sóng
phản hồi khác với biểu đồ đặc trưng.
2.3.3. Nhận xét
1- Khi = 0 tức là không có sóng
phản hồi (Wu = 0) = 1, từ (6.8a) ta
được Z2 = Z1 hay nói cách khác không có
thay đổi trở kháng trong cọc tức là cọc
đồng nhất.
2- Khi > 0, < 1 Z2 < Z1, từ
(6.5) nếu E và c (đặc trưng cho vật liệu
cọc) không thay đổi ta có A2 < A1 (A là
tiết diện ngang của cọc), tức cọc giảm
thiết diện.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 68
3- Khi 1 hay Z2 > Z1,
tức A2 > A1, cọc tăng thiết diện.
4- Mặt khác ta nhận thấy rằng ngay
từ đầu, khi thiết lập các phương trình ta
đã bỏ qua tác động của ma sát đất nền
xung quanh cọc lên sự lan truyền sóng
trong thân cọc. Trên thực tế, ma sát đất
nền tác động rất mạnh và giá trị ghi
nhận được không phản ánh đúng giá trị
theo lý thuyết do vậy không thể chắc
chắn định lượng A2 theo A1. Hơn nữa,
việc giả định E và c không đổi theo suốt
chiều dài thân cọc cũng là không thực tế
do cọc có thể được đổ bằng các lô bê
tông khác nhau với độ sụt và cường độ
khác nhau nên độ đặc chắc cũng khác
nhau. Do đó khi có thay đổi trở kháng
tất cả các yếu tố có liên quan phải được
đồng thời xem xét như thiết diện cọc,
chất lượng bê tông, điều kiện đất nền
quanh cọc
2.4. Phƣơng pháp siêu âm
2.4.1. Nguyên lý làm việc
Phương pháp siêu âm dùng để xác
định chất lượng của cọc dựa trên đặc
điểm của qúa trình truyền sóng siêu âm
trong vật liệu. Vậy liệu có cấu tạo càng
đặc chắc, tốc độ lan truyền của sóng
siêu âm trong chúng càng lớn. Đối với
bê tông đặc chắc, tốc độ lan truyền
sóng siêu âm khoảng 3000
5000mm/s phụ thuộc vào thành phần
cấp phối của vật liệu. Đối với bê tông
tốt, đường vạch đầu tiên ứng với thời
gian tới của đỉnh sóng đầu tiên phải
đen. Dựa vào trị số tốc độ truyền sóng
âm, suy đoán chất lượng vật liệu tạo
cọc theo bảng 3 và 4.
Bảng 3. Đánh giá chất lượng bê tông cọc theo giá trị vận tốc truyền sóng siêu âm
Vận tốc (m/s) 4000
Chất lượng Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt
Bảng 4. Quan hệ cường độ bê tông cọc và vận tốc truyền sóng siêu âm
Vận tốc (m/s) 3000 - 3250 3250 - 3500 3500 - 3750 3750 - 4000
Cường độ nén (Mpa) 20 25 30 35
Hình 3. Nguyên lý kiểm tra cọc bằng siêu âm
Trong thí nghiệm siêu âm, hai đầu
dò (đầu phát và đầu thu sóng siêu âm)
được thả song song luôn cùng cao độ
suốt chiều dài cọc theo các ống đặt sẵn
dọc thân cọc trước khi đổ bê tông tạo
cọc. Các xung điện tạo ra bởi bộ phận
gây xung được chuyển thành sóng siêu
âm qua đầu phát đến đầu thu lại đựơc
chuyển trở lại thành các xung điện rồi
được máy xử lý chuyển các tín hiệu sang
dạng số và được lưu trữ lại trong bộ nhớ
để in ra hoặc chuyển sang máy tính.
Cường độ tín hiệu và thời gian trễ đựơc
biểu diễn trên trục hoành với trục tung là
chiều sâu. Tùy vào độ trễ và cường độ
tín hiệu có thể xác định được các khuyết
tật của cọc như bê tông rỗ, lẫn bùn đất,
chất lượng bê tông kém, thiết diện cọc
thay đổi
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 69
2.4.2. Thiết bị và qui trình thí nghiệm
2.4.2.1. Thiết bị
Tùy thuộc vào từng hãng sản xuất
kích thước, hình dáng các thiết bị khác nhau
nhưng đều gồm các bộ phận chính sau:
- 1 máy chính tạo xung và ghi lại
các tín hiệu đo được.
- 1 đầu phát và 1 đầu nhận nối với
máy chính bằng 2 cuộn dây.
- 1 con lăn đo chiều sâu.
- 1 dây đấu với máy tính để chuyển
tín hiệu.
- 1 phần mềm in số liệu.
2.4.2.2. Quy trình thí nghiệm
Các ống đặt trong cọc phải có
đường kính trong không nhỏ hơn 50mm,
bằng thép bịt kín đầu, nối với nhau bằng
hàn hoặc bắt ren. Trước khi thí nghiệm
cần đổ đầy nước vào ống, dùng đầu dò
nặng để rà và thông ống, hai đầu phát
và đầu thu được thả đồng thời vào các
ống đến đáy. Cho chạy phát thử nếu tín
hiệu lên đều, tốt có thể bắt đầu ghi bằng
cách kéo đồng thời hai dây lên, trong
trường hợp xấu không ghi được phải cân
chỉnh lên xuống các đầu cho đến khi có
được tín hiệu đều ổn định.
Phương pháp này có ưu điểm là
xác định được tương đối chính xác vị trí
khuyết tật theo chiều sâu và ở trên tiết
diện cọc nếu số ống thử được đặt tương
đối đủ theo chu vi cọc. Tuy vậy phương
pháp này cũng có nhược điểm là không
kiểm tra được chất lượng ở chỗ tiếp xúc
mũi cọc vì việc khám dò phải dừng cách
đáy ít nhất là 10cm do phải đặt trước
các ống.
2.4.3. Bố trí các ống đo
Các ống đo có thể bằng kim loại
hay chất dẻo, được bịt kín hai đầu và thả
vào lỗ cọc cùng với lồng thép, chúng
được cố định vào khung lồng thép để
không bị dịch chuyển khi đổ bê tông. Số
lượng ống phụ thuộc vào kích thước của
cọc khoan nhằm để kiểm tra được nhiều
nhất khối lượng bê tông trong khi góc
quét của chùm tia siêu âm bị hạn chế
(hình 6.6).
* Theo TCXD 206: 1998, điều 5.6
quy định như sau:
- khi d 60 cm: đặt hai ống hoặc
một ống ở giữa cọc khi đầu phát và đầu
thu nằm trên cùng một trục.
- khi 60 < d <120 cm: đặt ba ống.
- khi d > 120 cm: đặt bốn ống.
*Theo tiêu chuẩn Trung Quốc quy định:
- khi d < 35 cm: đặt hai ống.
- khi 35 < d < 80 cm: đặt ba ống.
- khi d > 80 cm: đặt bốn ống.
* Theo tiêu chuẩn của Mỹ quy định:
- khi d 75 cm: đặt hai ống, góc
giữa các ống 1800.
- khi 75 < d 105 cm: đặt ba ống,
góc giữa các ống 1200.
- khi 105 < d 150 cm: đặt bốn
ống, góc giữa các ống 900.
- khi 150 < d 240 cm: đặt sáu
ống, góc giữa các ống 600.
- khi d > 240 cm: đặt tám ống, góc
giữa các ống 450.
2.4.4. Nhận Xét
1 - Phương pháp siêu âm đánh giá
tổng thể chất lượng bê tông cọc trong
phạm vi sóng truyền qua do đó sự khám
dò chỉ kiểm tra được bộ phận lõi của thân
cọc gồm giữa hai ống đặt sẵn và không
kiểm tra được mặt ngoài của cọc (ví dụ
như việc bao bọc cốt thép không tốt),
không cho xác định kích thước và bản
chất của khuyết tật.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 70
2 - Dữ liệu cơ sở để đánh giá chất
lượng bê tông là biểu đồ phổ, bê tông chất
lượng càng tốt, các vạch trên biểu đồ phổ
càng đen và chất lượng bê tông càng đồng
đều, vạch càng thẳng, ổn định. Còn các
giá trị tuyệt đối của thời gian truyền sóng,
tốc độ truyền sóng chỉ có ý nghĩa tham
khảo vì nó phụ thuộc vào khoảng cách
giữa hai ống siêu âm được coi là như nhau
trong suốt chiều dài.
3 - Cọc nghi ngờ có khuyết tật khi:
tín hiệu bị mất hoàn toàn, độ đen của
vạch quang phổ thứ nhất giảm mạnh,
thời gian truyền sóng tăng đột ngột
tương ứng với sự giảm đột ngột của tốc
độ truyền sóng. Khi đó cần phân tích cẩn
thận đòi hỏi người sử dụng phải có kinh
nghiệm thực tế.
2.5. Phương pháp tia Gama truyền qua lỗ
Phương pháp này cho phép xác
định vị trí khuyết tật ở trong thân cọc,
ở đầu mũi cọc (tuy chưa thật chính
xác) và đánh giá tình hình quan trọng
của nó, ngoài ra cho biết độ đồng nhất
của bê tông.
2.5.1. Nguyên lý làm việc
Phương pháp này dựa trên hiện
tượng hấp thụ chùm tia gama đi qua
vật liệu.
Nếu gọi N là số lượng phôton
gama đến được sau lúc xuyên qua chiều
dày d của vật liệu có mật độ thì:
dKeNN ..0 .
(11)
Trong đó:
- N0: số lượng photon gama phát ra
trong một đơn vị thời gian (N0 phụ thuộc
vào nguồn phóng xạ)
- K: là hệ số giảm yếu tùy thuộc
vào cường độ bức xạ sử dụng và tính
chất của vật liệu (K = 19).
Như vậy căn cứ vào N (lúc đã biết
trước bề dày hoặc bề dày không đổi) đối
với một loại vật liệu nhất định (bê tông)
thì có thể biết được tình hình chất lượng
của bê tông dọc theo chiều dài của thân
cọc và nếu có các mẫu chuẩn có sẵn (đúc
trước hoặc dựa vào các mẫu bê tông có
được bằng phương pháp khoan) thì có
thể tìm được mật độ tương ứng. Hơn nữa
nếu có mẫu chuẩn cho mối quan hệ giữa
cường độ và mật độ thì có thể tìm được
cường độ.
2.5.2. Phạm vi sử dụng
Tương tự như phương pháp siêu âm.
Tốc độ kiểm tra có thể đạt 8 cọc trong một
ngày tùy theo các biện pháp phòng ngừa
lúc sử dụng đồng vị phóng xạ.
Ưu điểm lớn nhất của phương
pháp này là sau khi đổ bê tông xong,
lập tức có thể tiến hành kiểm tra,
không yêu cầu tuổi của bê tông, nếu có
phát hiện bê tông có vấn đề chất lượng,
lợi dụng lúc bê tông chưa đông cứng
xử lý thuận lợi hơn.
Phương pháp này có thể giúp ta
xác định được vị trí khuyết tật ở cả chiều
sâu lẫn trên tiết diện, biết nhanh kết qủa
ở hiện trường và có thể cho được kết qủa
ở mũi cọc nếu ống đặt sẵn có thể hạ
xuống gần mũi cọc (dưới 5 cm). Tại
điểm đo, phạm vi ảnh hưởng có dạng
hình elip có trục lớn bằng bề dày vật liệu
truyền qua và trục nhỏ gần 15 cm.
Tuy vậy phương pháp này cũng bị
hạn chế do khoảng cách tối đa giữa các
ống đặt sẵn là 80 cm, như vậy cọc có
đường kính 80 cm phải đặt 3 ống,
đường kính 120 cm phải đặt 4 ống
do đó phải có lượng ống đủ lớn và phải
có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng
của phóng xạ.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 71
2.5.3. Nhận xét
1- Phương pháp này bị hạn chế bởi
phạm vi ảnh hưởng tương đồi nhỏ do
vậy cần tốn lượng ống nhiều, khoảng
cách tối đa giữa các ống đặt 80 cm.
2- Phương pháp này cũng chỉ cho
phép đánh giá chất lượng bê tông cọc ở
vành ngoài chu vi cọc vì vậy chất lượng
bê tông ở giữa cọc làm thế nào để đánh
giá được thì thật là khó. Mặt khác bê
tông bảo vệ cốt thép chất lượng ra sao
cũng rất khó đánh giá.
3- So với phương pháp khám dò
bằng siêu âm thì phương pháp khám dò
bằng tia gama cũng được xếp vào nhóm
các phương pháp truyền qua trực tiếp.
Về cơ bản hai phương pháp này được
thực hiện tương tự như nhau và được mô
tả chung như sau:
Bảng 5. Các phương pháp truyền qua trực tiếp
Phƣơng pháp kiểm tra bằng
siêu âm truyền qua
Phƣơng pháp kiểm tra bằng tia
gamma truyền qua
Nguyên tắc
và điều kiện
áp dụng
- Đo sóng âm truyền qua các ống
đất sẵn hoặc các lỗ khoan lấy
mẫu
- Các dao động được truyền từ
một ống khác cùng cao độ để đo
thời gian đến và biên độ dao
động.
- Đo số phóng xạ giữa các ống
đặt sẵn hoặc các lỗ khoan lấy
mẫu.
- Nguồn phóng xạ và đầu thu để
trong các ống gần nhau hoặc đối
diện nhau có đổ đầy nước. Vùng
mật độ thấp sẽ làm tăng photon
trên đầu đo.
Ưu điểm
- Tương đối nhanh
- Xác định được khuyết tật giữa
các ống khá chuẩn.
- Không bị hạn chế độ sâu.
- Xem kết quả ngay trên màn
hình.
- Tương đối nhanh
- Xác định được khuyết tật giữa
các ống khá chuẩn.
- Không bị hạn chế độ sâu.
- Xem kết quả ngay trên màn
hình.
Nhược điểm
- Phải đặt trước các ống hoặc
phải khoan lỗ.
- Khó xác định được khuyết tật ở
lỗi cọc.
- Phải đặt trước các ống hoặc
phải khoan lỗ.
- Có thể gây nhiễm phóng xạ.
- Khoảng cách lớn nhất giữa các
ống là 80cm.
Ứng dụng
- Kiểm tra tính đồng nhất của bê
tông hoặc xác định bất kỳ khuyết
tật nào trong thân cọc.
- Kiểm tra tính đồng nhất của bê
tông hoặc xác định bất kỳ khuyết
tật nào trong thân cọc.
Giá/1 cọc
3.000.000 – 5.000.000đ + chi phí
đặt ống
3.000.000 – 5.000.000đ + chi phí
đặt ống
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 72
2.6. Phƣơng pháp khoan lấy mẫu
Bằng thiết bị khoan có thể lấy mẫu
bê tông có đường kính 50 150 mm từ
những độ sâu khác nhau, cũng có thể lấy
mẫu liên tục theo chiều sâu. Quan sát
mẫu tại hiện trường cho phép đánh giá
sơ bộ chất lượng bê tông cọc. Trong
trường hợp cần thiết có thể nén các mẫu
để xác định cường độ của bê tông.
Đây là phương pháp duy nhất có
thể kiểm tra được chính xác chất lượng
tiếp xúc giữa mũi cọc và đất nền dưới
mũi cọc.
Tuy nhiên, phương pháp này còn
nhiều hạn chế vì: chỉ một lỗ khoan để
đánh giá toàn bộ đường kính cọc nên độ
tin cậy không cao. Phương pháp này tuy
đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian và
kinh phí. Lúc khoan cần phải ghi chép tốc
độ khoan ở mỗi đợt (độ 5cm một đợt).
Các ghi chép đó sẽ giúp nhà chuyên môn
trong việc nhận định tình hình.
Việc xem xét các lõi khoan sẽ cho
biết độ đồng nhất của bê tông và chất
lượng chỗ tiếp xúc bê tông với đất nền ở
đầu mũi cọc. Cần phân biệt các đứt gẫy
do tác dụng khoan và các đứt đoạn
không liên tục do đổ bê tông.
Về nguyên tắc có thể khoan lấy lõi
trên suốt chiều dài cọc, nhưng xét mức độ
cần thiết, tại công trình cầu Hàm Rồng chỉ
khoan lấy lõi tại mũi cọc. Việc này được
thực hiện trên 8 cọc có đường kính 2m.
Bên trong cọc đã đặt sẵn ống thép có
đường kính 105mm, đáy ống có nắp bịt
và đặt cách đáy cọc 1m. Việc khoan lõi
được thực hiện từ đáy ống cho tới độ sâu
20 cm cách đáy cọc. Các mẫu khoan được
đặt liên tục và tiến hành quan sát. Đồng
thời căn cứ vào sự ổn định của tốc độ
khoan để đánh giá được tính đồng nhất và
liên tục của bê tông mũi cọc.
2.7. Quan sát bằng thiết bị vô tuyến
Thiết bị bao gồm: 1 camera hình
trụ tròn, kín có đường kính 48 mm ở đó
có một số đầu dò khác có thể quan sát
dọc trục hoặc ngang, một đoạn cáp dài
độ 100 m nối camêra với trung tâm điều
khiển, một trung tâm điều khiển, một
máy thu hình có chu trình kín, một máy
ghi hình có hiệu suất nâng cao.
Hình 4. Sơ đồ dây truyền quan trắc của
Camera thu nhỏ truyền hình.
Phương pháp này được thực hiện
bằng cách khoan tạo lỗ dọc thân cọc,
sau đó hạ camera vô tuyến xuống để
quan sát thành hố khoan. Thiết bị
khoan sử dụng trong trường hợp này
là khoan phá, không cần phải lấy mẫu
bê tông. Góc quan sát của camera là
360
0, cho phép quan sát một cách chi
tiết thành hố khoan, trong đó các vị trí
bê tông bị rỗ được phát hiện một cách
dễ dàng.
3. Kết luận
1- Việc đánh giá tổng thể chất
lượng của bê tông phải được nghiên cứu
một cách kỹ lưỡng về chất lượng trong
công tác chuẩn bị, chất lượng trong qúa
trình đổ bê tông chứ không chỉ căn cứ
vào việc khám dò trực tiếp hay khoan
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 73
lấy lõi v.v sau khi cọc đã được nhồi bê
tông xong.
2- Các phương pháp biến dạng nhỏ
(PIT), phương pháp siêu âm và tia gama
truyền qua là các phương pháp kiểm tra
cọc tiên tiến, giá thành rẻ có thể kiểm tra
đựơc nhiều cọc trong một thời gian
ngắn, nên các phương pháp này được
khuyến khích áp dụng rộng rãi cho các
công trình móng cọc đặc biệt là cọc
khoan nhồi.
3- Bên cạnh những ưu điểm của
các phương pháp nêu ở mục 2, bản thân
các số liệu ghi lại đựơc trong máy không
nói được nhiều, cần có sự am hiểu sâu
sắc về lý thuyết cũng như kinh nghiệm
qua nhiều công trình thực tế mới có thể
xem xét đánh giá chính xác thực trạng
khuyết tật được.
4- Từ những hạn chế của các
phương pháp nói trên cần có các thí
nghiệm bổ sung như khoan lấy lõi, quan
sát bằng thiết bị vô tuyến Cũng như
nhật ký thi công cọc và tài liệu khảo sát
địa chất sẽ hỗ trợ rất nhiều để có kết
luận cuối cùng về chất lượng cọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Châu Ngọc Ẩn. 2005. Giáo trình Nền Móng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
[2] Nguyễn Bá Kế. 2000. Giáo trình Sự Cố Nền Móng Công Trình (Phòng Tránh, Sửa
Chữa, Gia Cường), NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[3] Phạm Ngọc Tân. 2012. Tài liệu giảng dạy lớp giám sát thi công chuyên đề “Giám
sát Nền móng”, ĐHXD Miền Trung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_phuong_phap_kiem_tra_chat_luong_coc_khoan_nhoi.pdf