Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2003 – 2004

LỜI MỞ ĐẦU Nghèo là vấn đề quan trọng của Việt Nam trong định hướng Xã hội Chủ nghĩa, nghiên cứu về nghèo đói giúp các nhà làm chính sách có cơ sở để ra các quyết định về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như XĐGN nói riêng. Do đó, yêu cầu bức thiết là phải có thêm nhiều nghiên cứu nghèo đói ở cấp vùng và cấp địa phương với nhiều cách tiếp cận khác nhau kể cả định tính và định lượng. Thực hiện nhiều nghiên cứu hơn với những thông tin chi tiết hơn, chính xác hơn sẽ là bước

pdf72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2003 – 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tiên quan trọng trong mọi chiến lược phát triển ở Việt Nam. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2003-2004 nhằm xác định các nhân tố chủ yếu (mang tính đặc trưng) ảnh hưởng đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình, từ đó gợi ý chính sách XĐGN cho Vùng. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, tương đương 24 triệu người đã thoát nghèo sau 11 năm. Nếu so với Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc là giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn một nửa trong giai đoạn dài hơn là 1990-2015 thì quả là một thành tích đặc biệt. Thế nhưng Việt Nam đang là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, năm 2004 là 550 USD/người (GSO, 2004) và thoát khỏi nghèo đói vẫn còn là giấc mơ của hàng triệu người dân. Đại bộ phận dân cư có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài (Báo cáo cập nhật nghèo, 2006). Theo GSO (2004), hơn 90% người nghèo sống và làm việc ở nông thôn và 45% dân nông thôn sống dưới mức nghèo). Họ là những người sản xuất nhỏ hoặc là nông dân không đất đi làm thuê. Tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo rằng người nghèo cũng được tiếp cận với các cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình gia nhập WTO cũng như chống tái nghèo, xuất hiện hình thái nghèo mới là một thách thức lớn lao cho Việt Nam. Vùng ven biển ĐBSCL, phần lớn là nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (trồng lúa và thủy sản) nên tính dễ bị tổn thương đối với nông dân và nông nghiệp ở đây là rất lớn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO. (Tổn thương thường do cạnh tranh khốc liệt dẫn đến giá nông sản giảm mạnh, nông dân không có trình độ chuyên môn - kỹ thuật nên khó tìm việc làm phi nông nghiệp… ). Hệ quả là nguy cơ xuất hiện hình thái nghèo mới khó chữa hơn, chi phí cho thoát nghèo cũng lớn hơn. Do đó, nghiên cứu nghèo ở vùng này trở nên rất cần thiết cho Chính phủ, Chính quyền địa phương, tổ chức Chính phủ, và NGOs, từ đó có chính sách XĐGN phù hợp cho Vùng. Ở Việt Nam, bộ số liệu ĐTMSHGĐ 2004 (do GSO thực hiện năm 2004) cung cấp thông tin để mô tả tổng quát về đời sống kinh tế - xã hội của hộ gia đình. Ngoài ra, bộ số liệu này cho phép chúng ta nghiên cứu các chủ đề liên quan đến tình trạng nghèo đói của hộ -2- cũng như xem xét liệu một hộ gia đình có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đói hay không. Có nhiều nghiên cứu về nghèo đói cho ĐBSCL với cách tiếp cận thiên về định tính, mô tả thay vì tiếp cận định lượng nhằm lượng hóa các nhân tố tác động đến khả năng nghèo đói của hộ gia đình. Với ý nghĩa đó, đề tài “Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004” sử dụng phương pháp định lượng xác định các nhân tố tác động đến xác suất nghèo đói của hộ gia đình, từ đó gợi ý chính sách xóa đói giảm nghèo cho Vùng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ƒ Đánh giá tình trạng nghèo đói và phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của vùng ven biển ÐBSCL trong giai đoạn 2003-2004. ƒ Xác định các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của các hộ gia đình trong Vùng. ƒ Gợi ý chính sách xóa đói giảm nghèo cho Vùng. 1.3 Các giả thuyết nghiên cứu Khi nghiên cứu về tình trạng nghèo đói của hộ gia đình vùng ven biển ĐBSCL, chúng tôi giả thuyết rằng nhóm nhân tố kinh tế, xã hội sau sẽ tác động đến xác suất nghèo đói của hộ: Nhóm các đặc điểm của hộ gia đình: • Điều kiện kinh tế của hộ bao gồm tình trạng việc làm của hộ (có việc làm hay thất nghiệp), loại ngành nghề (nông nghiệp hay phi nông nghiệp); • Quan hệ xã hội của hộ thể hiện qua trình độ giáo dục phổ thông (số năm đi học, bằng cấp cao nhất của chủ hộ…); thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay không; chủ hộ là nam hay nữ… -3- Nhóm các nhân tố có liên quan đến vai trò Chính phủ: • Khả năng tiếp cận hạ tầng cơ sở như đường giao thông, trường học, cơ sở y tế… • Phân bổ đất canh tác, hệ thống tín dụng chính thức ở nông thôn. Nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích các nhân tố trên và kiểm định tác động của từng nhân tố đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ. 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ƒ Phạm vi nghiên cứu là các huyện ven biển ở vùng ĐBSCL. ƒ Đơn vị nghiên cứu là các hộ dân cư sống ở vùng ven biển ĐBSCL. 1.5 Phương pháp nghiên cứu ƒ Phương pháp định lượng: xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định những nhân tố kinh tế, xã hội chủ yếu tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình. ƒ Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh và tổng hợp dữ liệu sơ và thứ cấp. 1.6 Đề tài có kết cấu Ngoài chương mở đầu (chương 1 - giới thiệu), đề tài còn có 4 chương khác. Chương 2 - Khung lý thuyết về nghèo - trình bày tổng quan các lý thuyết về nghèo đói liên quan đến các khái niệm, các phương pháp xác định nghèo, các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam, từ đó rút ra khung lý thuyết để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu nghèo đói cho Vùng. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu – chương này mô tả sơ lược về vùng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu cần thiết cho các mô hình kinh tế lượng. Chương 4 - Kết quả phân tích – trình bày kết quả phân tích các nhân tố kinh tế, xã hội liên quan đến nghèo đói Vùng trong mối tương quan với vùng ĐBSCL. Chương 5 - Gợi ý chính sách XĐGN - nêu ra những gợi ý chính sách về xóa đói giảm nghèo cho Vùng. -4- CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO 2.1 Khái niệm nghèo đói Nghiên cứu này không hướng đến mục tiêu đưa ra một định nghĩa về nghèo. Vì vậy, phần này chỉ nhằm lược khảo một số quan điểm về nghèo. Một khái niệm thường được sử dụng ở Việt Nam là: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.” Khái niệm này được đưa ra tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993). Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như là cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức.” (Bộ LĐTBXH, 2003) Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. WB (1990), định nghĩa nghèo là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. Chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Nghèo còn là tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình dễ bị tổn thương: “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị -5- gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó” (WB 2001). Những đoạn trích từ Báo cáo phát triển thế giới 2001 của WB dưới đây cho thấy cái mà người nghèo nhận thức về cuộc sống nghèo khó của họ: “Đừng hỏi tôi đói nghèo là gì vì ông đã thấy nó ngay từ bên ngoài nhà tôi. Hãy quan sát ngôi nhà và xem nó có bao nhiêu lỗ thủng trên đó. Hãy nhìn những đồ đạc trong nhà và những quần áo tôi đang mang trên người. Hãy quan sát tất cả và ghi lại những gì ông thấy. Cái mà ông thấy chính là đói nghèo đó.” Một người nghèo ở Kênia Don’t ask me what poverty is because you have met it outside my house. Look at the house and count the number of holes. Look at the utensils and the clothes I am wearing. Look at everything and write what you see. What you see is poverty. Poor man, Kenya “Nghèo đói là sự hổ thẹn, cảm giác phải phụ thuộc vào người khác và buộc phải chấp nhận sự bạo hành, sỉ nhục, thái độ thờ ơ khi tìm kiếm sự giúp đỡ.” Một người nghèo ở Latvia Poverty is humiliation, the sense of being dependent on them, and of being forced to accept rudeness, insults, and indifference when we seek help. Poor woman, Latvia “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh… “ Một người nghèo ở Việt Nam Tóm lại, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: -6- • Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. • Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. • Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo, đó là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. 2.2 Xác định nghèo đói Theo Sarah Bales (2001), tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói là mức chi tiêu (hay thu nhập) để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất thường là ở chỗ thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Theo WB (2007), có 3 bước để xác định nghèo đói: (i) định nghĩa phúc lợi của hộ gia đình / cá nhân, (ii) xác định một giá trị chuẩn (tối thiểu) để tách biệt 2 nhóm nghèo và không nghèo (gọi là ngưỡng nghèo) và (iii) tính toán các chỉ số thống kê tổng hợp dựa trên mối quan hệ giữa phúc lợi kinh tế và ngưỡng nghèo. Đo lường phúc lợi nói chung thì phức tạp hơn nhiều, nó rộng hơn chỉ số phúc lợi kinh tế. Bỡi lẽ phúc lợi còn bao gồm tuổi thọ, chế độ dinh dưỡng, điều kiện nhà ở, tỷ lệ trẻ em đến trường, tỷ suất tử của trẻ em (WB, 2007). Cách tiếp cận phổ biến nhất trong đo lường phúc lợi (kinh tế) là dựa vào chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập của hộ gia đình. Nếu chúng ta chia đều cho tất cả các thành viên trong hộ thì được chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập bình quân đầu người (chỉ số phúc lợi kinh tế của cá nhân). Hầu hết các nước phát triển sử dụng thu nhập (income) để xác định nghèo đói, trong khi các nước đang phát triển sử dụng chi tiêu (expenditure). Đối với các nước phát triển, thu nhập phần lớn là từ tiền lương nên dễ xác định, trong khi chi tiêu dùng thì phức tạp và khó xác định. Ngược lại, ở các nước đang phát triển thu nhập khó tính toán hết bỡi phần -7- lớn thu nhập đến từ công việc tự làm (self employment) nhưng rất khó tách biệt, trong khi chi tiêu thì dễ thấy hơn, rõ ràng hơn (WB, 2005 – trang 36). Theo Glewwe và Twum-Baah (1991), chi tiêu không những ít bị khai thấp hơn thu nhập mà nó còn ổn định hơn từ năm này qua năm khác. Do đó, có đủ căn cứ lý thuyết để dùng các thước đo chi tiêu nhằm phản ánh mức sống. Theo Alderman và Paxson (1994) và Paxson (1993), ở các nước kém phát triển, thu nhập của hộ thường biến động theo mùa vụ trong khi chi tiêu dùng tương đối ổn định giữa các tháng trong năm. Vì thế, chi tiêu tiêu dùng phản ánh mức sống của hộ tốt hơn con số thu nhập. Hình 2.1 Đường thu nhập và chi tiêu trong năm của hộ gia đình Nguồn: WB (2007). Phương pháp xác định ngưỡng nghèo theo chuẩn quốc tế. Theo WB (1990), ngưỡng nghèo đói ở mức thấp gọi là ngưỡng nghèo đói lương thực-thực phẩm (LT-TP). Ngưỡng nghèo đói ở mức cao hơn gọi là ngưỡng nghèo đói chung (bao gồm cả mặt hàng LT-TP và phi LT-TP). Ngưỡng nghèo đói LT-TP đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một hộ gia đình có thể đủ mua được một lượng LT-TP để cung cấp cho mỗi thành viên trong hộ một lượng calo là 2100 calo 1 ngày. Ví dụ, nếu sử dụng chuẩn nghèo này thì Việt Nam có 10,9% -8- người nghèo năm 2002. Nhưng phương pháp này có hạn chế là nó không tính đến các khoản chi tiêu cho việc tiêu dùng các hàng hóa phi LT-TP, mặc dù các hàng hóa này cũng cần thiết cho các nhu cầu cơ bản của con người. Ngưỡng nghèo chung đo lường chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa LT-TP cung cấp lượng calo là 2100 calo và một số mặt hàng phi LT-TP. Trở ngại ở đây là việc xác định một cách phù hợp lượng hàng hóa LT-TP. Ví dụ, theo ngưỡng này Việt Nam có 28,9% người nghèo, cao hơn so với ngưỡng nghèo LT-TP. Ở Việt Nam, Bộ LĐTBXH dựa trên điều tra gồm những câu hỏi về tài sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng lại, chia cho số người trong hộ, và so sánh với một trong ba chuẩn nghèo tùy theo xã đó thuộc vùng nào. Năm 2001, chuẩn nghèo ở thành thị 150.000 VNĐ/tháng/người; nông thôn vùng đồng bằng là 100.000 VNĐ, nông thôn miền núi, vùng sâu và hải đảo là 80.000 VNĐ. Tỷ lệ nghèo có thể được tính bằng tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo trong xã, huyện, hoặc tỉnh. (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000, áp dụng từ năm 2001). Phương pháp này bị phê phán vì hai lý do: Thứ nhất, về mặt lý luận, các mốc thu nhập dùng để phân loại hộ nghèo ở những loại xã khác nhau có tính chủ quan, và chưa chắc đã so sánh được. Một hộ thành thị có thu nhập đầu người 150.000 VNĐ/tháng có thể nghèo hơn hoặc giàu hơn một hộ có thu nhập là 80.000 đồng/tháng ở vùng sâu hay miền núi. Sau khi xác định được ngưỡng nghèo, chúng ta tính toán một số chỉ tiêu thống kê tóm tắt để mô tả quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của đói nghèo. Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm đầu người (xác định tỷ lệ đói nghèo), khoảng cách đói nghèo (xác định mức độ sâu của đói nghèo), bình phương khoảng cách đói nghèo (xác định tính nghiêm trọng của đói nghèo). Theo Foster, Greer và Thorbecke (1984) thì có 3 thước đo xác định mức độ nghèo đói này có thể tính bằng công thức sau: ( )∑ = ⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ −= P i i z yz N P 1 1 α α (1) -9- Trong đó, yi là đại lượng xác định phúc lợi (thường là chi tiêu bình quân đầu người) cho người thứ i , z là ngưỡng nghèo, N là số người có trong mẫu dân cư, P là số người nghèo và α có thể diễn giải như là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo. Khi α = 0, đẳng thức trên tương đương P/N, tức là bằng số người nghèo chia cho tổng số người ở trong mẫu. Thước đo xác định quy mô đói nghèo được sử dụng rất phổ biến này được gọi là tỷ số đếm đầu người hay chỉ số đếm đầu người khi chuyển sang tính dưới dạng %. Mặc dù chỉ số đếm đầu người dễ được diễn giải song nó không nhạy cảm với khoảng cách của những người nghèo so với ngưỡng nghèo. Khi α = 1, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói. Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo và nó được biểu hiện như mức trung bình của tất cả mọi người trong tổng thể. Khoảng cách nghèo đói được tính đơn giản như là tổng của tất cả các khoảng cách nghèo đói ở trong tổng thể, có thể được sử dụng để xác định chi phí tối thiểu để xoá bỏ nghèo đói trong điều kiện mọi khoản chuyển nhượng được chuyển đến đúng đối tượng. Khi α = 2, ta có chỉ số bình phương khoảng cách nghèo đói. Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo (Nghèo, 2000). 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói Theo WB (2007), các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói được tóm tắt ở bảng 2.1: -10- Bảng 2.1 Các nhân tố gây ra tình trạng nghèo đói Phân theo đặc tính Các nhân tố Cấp độ vùng (Regional-level characteristics) • Sự cách biệt về địa lý/xã hội do thiếu hạ tầng cơ sở; hạn chế trong việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ xã hội. • Nguồn lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai • Điều kiện tự nhiên (thời tiết…) • Quản lý Nhà nước • Bất bình đẳng Cấp độ cộng đồng (Community level characteristics) • Hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường giao thông…) • Phân bổ đất đai • Khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công (y tế, giáo dục) Cấp độ hộ gia đình (Household characteristics) • Quy mô hộ • Tỷ lệ phụ thuộc (phần trăm số người trưởng thành không có hoạt động taọ thu nhập) • Giới tính của chủ hộ • Tài sản của hộ gia đình: đất đai, phương tiện sản xuất, nhà cửa… • Tỷ lệ có việc làm của những thành viên trưởng thành trong hộ, loại việc làm chính, tự làm hay làm thuê…và theo nguồn thu nhập nhập chính của hộ… • Trình độ học vấn trung bình của hộ -11- Phân theo đặc tính Các nhân tố Đặc điểm cá nhân (Individual characteristics) • Tuổi • Giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao nhất) • Việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc) • Dân tộc (có hay không có thuộc nhóm dân tộc thiểu số) Nguồn: WB (2007). 2.3.1 Nghề nghiệp, tình trạng việc làm Theo BCPTVN (2000), nghèo đói là một hiện tượng mang tính đặc thù của nông thôn, các tính toán về tỷ lệ nghèo theo nghề nghiệp và theo loại chủ lao động cũng chỉ ra rằng những người sống ở dưới ngưỡng nghèo thường là thành viên của những hộ có chủ hộ là nông dân tự do. Trong năm 1998, gần 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp và là những người lao động tự do. Theo Sarah Bales (2001), tỷ lệ người nghèo năm 1998 trong ngành nông nghiệp ở mức cao, 47% đối với lao động tự làm trong nông nghiệp và 55,4% đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp. Các ngành có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất là dịch vụ, đặc biệt là ngành thương mại, khách sạn – nhà hàng và công việc nhà nước. Các chỉ số về khoảng cách nghèo đói P1 (biều hiện mức độ thiếu hụt) và chỉ số bình phương khoảng cách nghèo P2 (mức độ nghiêm trọng của vấn đề nghèo đói) cho thấy nghèo đói của những người làm thuê trong nông nghiệp là lớn nhất, kế đến là những người tự làm nông nghiệp (bảng 2.2). Như vậy, với tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm nhiều nhất và có tỷ lệ nghèo cao nhất, người nghèo là nông dân vẫn chiếm phần lớn người nghèo ở Việt Nam. -12- Bảng 2.2 Thay đổi chỉ số nghèo đói của Việt Nam 1993-1998 Tỷ lệ nghèo đói (%) 1992-1993 1997-1998 P0 P1 P2 P0 P1 P2 Tự làm nông nghiệp 66,4 19,7 8,3 47,0 12,3 4,7 Làm thuê nông nghiệp 67,6 22,9 10,2 55,4 14,9 5,5 Tự làm công nghiệp, xây dựng 39,5 13,7 5,3 21,0 4,2 1,3 Làm thuê công nghiệp, xây dựng 36,4 12,8 4,9 20,6 4,4 1,4 Thương mại, khách sạn và nhà hàng 24,2 8,9 3,3 11,2 1,8 0,5 Chính phủ, Đảng và các tổ chức xã hội 21,0 6,1 2,2 9,1 1,7 05 Dịch vụ khác 30,1 10,7 4,2 15,4 3,4 1,2 Cả nước 53,3 16,6 6,8 34,6 8,7 3,2 Nguồn: Sarah Bales (2001). Vũ Hoàng Đạt và các tác giả (2006) phát hiện thấy việc chuyển đổi trong nghề nghiệp của chủ hộ gia đình từ nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp hoặc kinh doanh thương mại làm giảm nguy cơ hộ gia đình rơi vào nghèo đói. Theo MDPA (2004), nghèo đói có gắn chặt với nông nghiệp và lưu ý rằng phần lớn các hộ nghèo sống ở nông thôn và chỉ trồng lúa. Một nghiên cứu của AusAID 2003 cũng cho thấy rằng tỷ lệ nghèo đói cấp tỉnh ở vùng ĐBSCL có tương quan tỷ lệ thuận với số dân hoạt động nông nghiệp của tỉnh đó. 2.3.2 Trình độ học vấn Người nghèo thường có học vấn tương đối thấp, gần 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn (BCPTVN, 2000). Trong số người nghèo, tỷ lệ người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; phổ thông cơ sở chiếm 37% (bảng 2.3). Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn gây không ít khó khăn cho họ trong việc tiếp cận với giáo dục nhiều hơn. Học vấn thấp buộc chặt người nghèo với những công việc có thu nhập thấp trong nông nghiệp và hạn chế khả năng tìm được việc trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn hay ít ra là ổn định hơn. -13- Bảng 2.3 Trình độ học vấn của người nghèo ở Việt Nam 1998 Trình độ học vấn cao nhất Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ tính trong tổng số người nghèo (%) Tỷ lệ trong tổng dân số (%) Không được đi học Tiểu học Phổ thông cơ sở Phổ thông trung học Dạy nghề Đại học Tổng cộng 57 42 38 25 19 4 37 12 39 37 8 3 0 100 8 35 36 12 6 3 100 Nguồn: BCPTVN (2000). Các nghiên cứu đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) cho thấy bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khóa quan trọng để thoát khỏi nghèo đói. Các PPA cũng cho thấy những hộ thuộc nhóm khá giả là những hộ thường xuyên tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, quan hệ với những người ở ngoài cộng đồng, tiếp cận với thông tin và với các phương tiện truyền thông đại chúng (BCPTVN 2000). Vũ Hoàng Đạt và các tác giả khác (2006) phát hiện thấy các hộ gia đình có chủ hộ đạt trình độ giáo dục cấp phổ thông cơ sở có nhiều cơ hội thoát nghèo hơn so với hộ gia đình có đặc điểm tương tự, song chủ hộ không có trình độ học vấn. 2.3.3 Khả năng tiếp cận nguồn lực cơ bản 2.3.3.1 Đất đai Theo BCPTVN (2000), các hộ nghèo coi diện tích đất và chất lượng đất là yếu tố quan trọng đến mức sống. Không có đất đai hoặc hầu như không có đất đai đồng nghĩa với nghèo đói. Các hộ này được mô tả như những hộ đặc biệt dễ bị tổn thương. Trong năm 1998, 10% hộ ở nông thôn được đánh giá là không có đất. Việc không có đất phổ biến hơn ở ĐBSCL với hơn một phần năm số hộ ở nông thôn không có đất. Người nghèo do không có khả năng sản xuất và túng thiếu nên thường chuyển nhượng quyền sử dụng cho các hộ giàu. Chính vì vậy mà dù người dân được chia đất một cách -14- bình đẳng theo các tiêu chuẩn quốc tế thì những hộ nghèo vẫn thường có ít đất hơn so với các hộ giàu. Bảng 2.4 cho thấy diện tích đất sản xuất của các hộ tăng lên theo nhóm chi tiêu bình quân đầu người. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm của các hộ thuộc nhóm giàu nhất lớn hơn của các hộ ở nhóm thấp nhất tới 1,4 lần. Sự khác biệt còn lớn hơn nhiều ở diện tích trồng cây lâu năm tính trên đầu người: 6 lần (BCPTVN, 2000). Bảng 2.4 Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình Việt Nam phân theo nhóm chi tiêu (m2) Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Tổng diện tích đất 6437 6953 7138 6928 9856 Trong đó: Diện tích trồng cây hàng năm 3600 3928 4625 4414 5081 Diện tích trồng cây lâu năm 613 845 1016 1485 3527 Nguồn: BCPTVN (2000). Theo MDPA (2004), một khi nông dân không còn sở hữu đất, họ dễ rơi vào cảnh nghèo khó. Hầu hết các nông hộ nghèo bán đất hay cầm cố đất do gặp rủi ro, trắc trở trong thu hoạch, trong kinh doanh và trong cuộc sống hàng ngày. Những rủi ro, thất bát này dẫn đến việc thu nhập của gia đình kém đi, chi phí cuộc sống tăng lên; vì vậy khiến họ dễ bị lâm nợ, buộc họ phải dùng đất đai như cứu cánh cuối cùng để thanh toán nợ nần và tiếp tục sống. 2.3.3.2 Tín dụng chính thức Theo Waheed (1996), thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và lại dẫn đến thu nhập thấp. Không đủ vốn, người nghèo không thể làm gì được; từ việc cơ bản nhất là mua giống cây trồng vật nuôi hay phân thuốc chứ đừng nói đến việc cải tiến sản xuất hay áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này cần phải có nguồn vốn từ bên ngoài, trong trường hợp này là nguồn vốn vay hay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức, hay từ các dự án cấp tín dụng cho người nghèo của chính phủ. -15- Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), ở Việt Nam, người nghèo thường bị hạn chế trong việc tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ trong lúc các nguồn phi chính thức có ít khả năng giúp hộ gia đình thoát nghèo. Mặc dù hiện nay có rất nhiều nguồn, nhiều dự án cung cấp tín dụng cho người nghèo thông qua các chương trình quốc gia về XĐGN nhưng vẫn còn rất nhiều người rất nghèo không thể tiếp cận được các nguồn tín dụng này. Có nhiều nguyên nhân, loại trừ sự nhũng nhiễu của người có quyền quyết định thì nguyên nhân còn lại là do người nghèo thiếu hiểu biết, thiếu hiểu biết, không có khả năng thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả nợ. Và rồi họ tiếp tục nghèo hơn. “Nợ nần làm cho chúng tôi thức trắng đêm - cảm giác nợ nần thật là khủng khiếp. Tôi cảm thấy khiếp sợ mỗi khi có chủ nợ đến nhà đòi tiền còn bản thân thì không thể trả được. Tôi cảm thấy xấu hổ vì lúc đó họ rất coi thường tôi.” - PPA tại Trà Vinh, Oxfam Anh. (Nguồn: BCPTVN,2000). 2.3.4 Những đặc điểm về nhân khẩu học 2.3.4.1 Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao. Năm 1998, số con bình quân trên 1 phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo tăng cao. Tỷ lệ người ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất. Do đó, những hộ này không những có ít lao động, đồng nghĩa với việc có nhiều người ăn theo hơn mà còn phải chịu những chi phí lớn hơn như chi cho việc đi học hay chi cho việc khám chữa bệnh, những khoản chi thường gây bất ổn cho đời sống kinh tế gia đình (GSO, 2000). 2.3.4.2 Giới tính của chủ hộ Theo BCPTVN (2000), phần lớn những hộ có chủ hộ là nữ là những hộ nghèo. Hộ gia đình có chủ hộ là nữ thường bị các cán bộ Nhà nước phân biệt đối xử (Oxfam, 1999). -16- VHLSS (2002) cho thấy phụ nữ ở vùng nông thôn Việt Nam phải chịu đựng nhiều thiệt thòi. Phụ nữ chủ yếu làm nghề nông. Tiền công của nữ chỉ bằng 62% của nam giới. Dù chiếm 50% lực lượng lao động, nhưng phụ nữ chỉ kiếm được 40% tổng tiền công. Phụ nữ ít có tiếng nói hay cơ hội tham gia trong việc ra quyết định tại địa phương (WB, 2003). Theo MDPA (2004), phụ nữ nghèo sống ở nông thôn vùng ĐBSCL có nhiều con hơn phụ nghèo ở đô thị hay phụ nữ thuộc các nhóm có cuộc sống khá giả hơn. Nhiều con thường có nghĩa là phụ nữ nghèo phải làm việc nhiều hơn và bị nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Con họ không nhận được dinh dưỡng đầy đủ cần cho tăng trưởng và phát triển. 2.3.4.3 Những hạn chế của người dân tộc thiểu số Theo Dominique van de Walle và Dileni Gunewardena (2000) có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt giữa cộng đồng người dân tộc thiểu số và người Kinh – Hoa về mối quan hệ giữa đặc điểm hộ với tình trạng nghèo đói. Sự khác biệt này có thể phần nào tạo nên “những khoảng cách về chất lượng”. Ví dụ, trình độ giáo dục mà người dân tộc thiểu số nhận được có thể có chất lượng thấp hơn. Nhưng lý do phần nào có thể do sự khác biệt trong hành vi kể cả về việc sử dụng đất chung (BCPTVN, 2004). Theo Báo cáo cập nhật nghèo (2006), nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số bị tụt hậu khá nhiểu so với nhóm đồng bào Kinh – Hoa về các chỉ số xã hội. Cụ thể, vào năm 2004, chỉ có 4% đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận điều kiện vệ sinh so với 36% người Kinh – Hoa và 19% đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nước sạch so với 63% người Kinh – Hoa. Vũ Hoàng Đạt và các tác giả (2006) cho thấy hộ gia đình thuộc nhóm Kinh – Hoa dễ có khả năng thoát nghèo hơn hộ gia đình có đặc điểm tương tự thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Nhóm dân tộc thiểu số có tốc độ giảm nghèo chậm hơn so với nhóm người Kinh – Hoa ở tại tất cả các vùng nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống. Hoàng Thanh Hương và các tác giả (2006) phát hiện thấy ngay cả khi các dân tộc thiểu số sống cùng với người Kinh – Hoa trong cùng một địa bàn nhỏ, tức là ở cùng xã, họ vẫn -17- khó theo kịp so với nhóm Kinh – Hoa. Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy rằng nhóm các dân tộc thiểu số sống ở các xã không có người Kinh – Hoa cùng sinh sống có mức sống thấp hơn đáng kể so với nhóm các dân tộc thiểu số sống ở các xã có cả người Kinh – Hoa sinh sống. Hoàng Thanh Hương và các tác giả (2006) và Nguyễn Thị Minh Hòa (2006) cho thấy có sự khác biệt đáng kể về các đặc tính ở cấp hộ giữa hai nhóm hộ và sự khác biệt dường như có chiều hướng gia tăng. Năm 2004, sự khác biệt về đặc tính cấp hộ giải thích 18% chênh lệch chi tiêu dùng giữa hai nhóm ở trong toàn bộ vùng nông thôn Việt Nam, song tạo ra 51% chênh lệch chi tiêu dùng ở những xã có cả đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào Kinh – Hoa sinh sống. 2.3.5 Khả năng tiếp cận các hạ tầng cơ sở thiết yếu Hoàng Văn Kình, Bob Baulch và các tác giả (2001) cho thấy những nơi không có nghề thủ công hoặc chợ họp thường xuyên thì thu nhập theo giờ lao động thấp hơn đáng kể. Theo Lê Thúc Dục và các tác giả (2006), có đường ôtô đến các xã là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức chi tiêu dùng bình quân đầu người của năm 2004. Wan de Walle và Cratty (2002) cho rằng có tác động tích cực của việc cải tạo đường giao thông nông thôn đối với người nghèo là rất tích cực. Larsen, Phạm Lan Hương và Rama (2004) cho thấy tăng thêm 1 điểm phần trăm GDP chi vào cơ sở hạ tầng đã dẫn đến việc giảm tương ứng tỷ lệ nghèo khoảng 0,5%. Tác động này ở các tỉnh nghèo sẽ lớn hơn. Đầu tư vào giao thông, nước sạch và hạ tầng vệ sinh có tác động giảm nghèo lớn hơn. Vũ Hoàng Đạt và các tác giả (2006) cho thấy rằng tiếp cận đường giao thông, trường phổ thông cơ sở, trạm xá và đường giao thông thường xuyên ở cấp thôn tăng khả năng thoát nghèo của hộ gia đình. -18- 2.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị Qua phân tích các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói của những lý thuyết và các nghiên cứu trước, chúng tôi đề nghị mô hình nghiên cứu nghèo._. đói cho vùng ven biển ĐBSCL với các nhân tố cơ bản sau: Nhóm các nhân tố thuộc hộ gia đình: 1. Giới tính của chủ hộ. Hộ có chủ hộ là nữ sẽ có xác suất nghèo cao hơn. Cũng theo ĐTMSDC và các nghiên cứu khác cho rằng tại các nước Châu Á phụ nữ nói chung và nhất là phụ nữ ở các khu vực nông thôn ít có điều kiện tiếp cận với giáo dục do tư tưởng “trọng nam truyền thống” nên hệ quả là phụ nữ có cơ hội ít hơn trong quá trình tìm kiếm thu nhập, cho dù Việt Nam vấn đề giới chưa thể hiện sự nghiêm trọng nhưng hiện tượng này rất phổ biến. Nghiên cứu này giả định là chủ hộ là nữ sẽ có khả năng rơi vào ngưỡng nghèo nhiều hơn chủ hộ là nam. 2. Số người sống phụ thuộc. Đó là số người trưởng thành không có hoạt động tạo thu nhập của hộ. Điều này cũng đương nhiên về mặt lý thuyết và bằng chứng từ các nhà nghiên cứu nghèo đói. Khi số thành viên trong hộ không có việc làm càng tăng lên thì càng làm giảm khả năng tích luỹ của gia đình, dẫn đến khả năng vay tín dụng phi chính thức càng tăng, và hệ quả là dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo. Nghiên cứu này giả định tỉ lệ phụ thuộc của hộ sẽ có mối quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo. 3. Dân tộc (có thuộc nhóm cộng đồng người Khmer). Cộng đồng người Khmer ngoài những biệt về tập quán văn hóa thì hầu hết các chỉ số kinh tế, xã hội của họ đều thua kém hơn so với người Kinh-Hoa. Trong ĐTMSDC của GSO phối hợp với UNDP có một sự chênh lệch về thu nhập giữa dân tộc Kinh-Hoa và dân tộc thiểu số và dẫn đến các hộ dân tộc thiểu số nằm trong diện XĐGN nhiều hơn là dân tộc Kinh- Hoa, điều này xuất phát từ sự khác biệt các điều kiện tự nhiên, xã hội dẫn đến sự -19- khác biệt thấp về kinh tế của các hộ gia đình dân tộc. Do vậy chúng tôi giả định là hộ dân tộc thiểu số có nguy cơ nghèo nhiều hơn các hộ khác. 4. Tình trạng việc làm (có hay không có làm việc) và loại ngành nghề của chủ hộ. Hộ có việc làm sẽ có nguồn thu nhập lớn hơn so với hộ không có việc làm. Hộ có việc làm phi nông nghiệp sẽ có công việc ổn định hơn, thu nhập khá hơn so với hộ làm việc trong ngành nông nghiệp, đặc biệ so với hộ đi làm thuê trong ngành nông nghiệp. Nghiên cứu này giả định, hộ có việc làm và làm việc trong khu vực phi nông nghiệp sẽ có xác suất nghèo thấp hơn so với các hộ không có việc làm hay làm việc trong ngành nông nghiệp. 5. Số năm đi học trung bình của những người trưởng thành trong hộ. Trình độ học vấn của các thành viên trưởng thành trong hộ càng cao càng có khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, tiếp cận với thị trường lao động và nâng cao cơ hội cải thiện thu nhập. Nghiên cứu này giả định số năm đi học của những thành viên đã đến tuổi lao động có mối quan hệ nghịch biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo. Nhóm nhân tố liên quan đến vai trò Chính phủ (trong phân bổ nguồn lực): 6. Phân bổ đất sản xuất đến hộ gia đình. Nông dân ở nông thôn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp mà nông nghiệp gắn liền với đất đai. Hộ có nhiều đất canh tác thì có nhiều thu nhập từ nông nghiệp hơn. Nếu hộ có ít đất hay mất đất thì nguy cơ rơi vào nhóm hộ người nghèo là rất lớn. Nghiên cứu này giả định rằng hộ có nhiều đất sẽ có khả năng làm giảm xác suất nghèo. 7. Tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Trong ĐTMSDC do GSO phối hợp với UNDP cho thấy rằng khi các hộ gia đình tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhằm tăng thu nhập cho hộ. Như vậy, hộ tiếp cận được với tín dụng chính thức và nhận được giá trị khoản vay càng lớn thì càng có khả năng giảm xác suất rơi vào ngưỡng nghèo. -20- 8. Tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu bao gồm đường giao thông, điện, trạm y tế, trường học… PPA cũng cho thấy việc đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng đã góp phần tăng phúc lợi của người dân và giảm nghèo. Nghiên cứu giả định hộ gia đình tiếp cận dễ dàng các hạ tầng cơ sở thiết yếu trên sẽ có xác xuất rơi vào nghèo đói thấp hơn so với các hộ khác. -21- Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị Nghèo Chính Phủ Các đặc tính của hộ gia đình Nhân khẩu học Kinh tế Hạ tầng cơ sở Xã hội Giới tính của chủ hộ Tỷ lệ phụ thuộc Tình trạng việc làm Loại ngành nghề Dân tộc Sô năm đi học trung bình của hộ Phân bổ nguồn lực Đất đai Tín dụng -22- CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 3.1 Sơ lược về vùng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng ven biển ĐBSCL. Mẫu khảo sát bao gồm 360 hộ gia đình sống ở 120 xã (40 xã ven biển) thuộc 26 huyện ven biển của 7 tỉnh giáp biển gồm Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (sơ đồ 3.1). Theo VHLSS 2004, vùng ĐBSCL có 467 xã tham gia điều tra “Phỏng vấn xã” trong đó có 109 xã là xã nghèo thuộc Chương trình 135 (các xã đặc biệt khó khăn) của Chính phủ. Đối với vùng ven biển, có 120 xã tham gia trong mẫu VHLSS 2004 thì có 45 xã thuộc Chương trình 135. Như vậy, vùng ven biển chiếm 25% số xã của vùng ĐBSCL nhưng chiếm 40% tổng số xã thuộc Chương trình 135. Sơ đồ 3.1 Tổ chức vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu (7 tỉnh, 26 huyện, 120 xã, 360 hộ) Tỉnh Tiền Giang 2 huyện Tỉnh Bến Tre 4 huyện Tỉnh Kiên Giang 5 huyện Tỉnh Bạc Liêu 4 huyện Tỉnh Sóc Trăng 2 huyện Tỉnh Trà Vinh 4 huyện Tỉnh Cà Mau 5 huyện Nguồn: tác giả. 3.2 Xác định nghèo đói 3.2.1 Sử dụng chi tiêu bình quân đầu người làm tiêu chí phân tích nghèo Với những lý do như đã phân tích ở phần 2.2, nghiên cứu này chọn chi tiêu bình quân một người trong hộ gia đình (thay vì thu nhập bình quân đầu người) làm cơ sở để phân -23- -24- tích nghèo. Chi tiêu dùng để so sánh với ngưỡng nghèo gồm chi tiêu bằng tiền cho hàng hóa lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm. Các ước lượng về giá trị sử dụng nhà ở và hàng hóa lâu bền cũng được tính trong chi tiêu, mặc dù ở Việt Nam thị trường nhà ở cho thuê vẫn còn kém phát triển. Sau khi tính toán chi tiêu, cần điều chỉnh chi tiêu về giá trị thực để có thể so sánh giữa các vùng. Trong bộ dữ liệu VHLSS 2004 (GSO, 2004), biến chi tiêu dùng thực bình quân đầu người có tên là pcexp1rl, ở tập tin có tên hhexpe04. 3.2.2 Lựa chọn ngưỡng nghèo Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ngưỡng nghèo (PL) do GSO đưa ra, có giá trị PL = 2.077.110 VNĐ (GSO, 2004). Như vậy, một hộ gia đình là nghèo nếu mức chi tiêu bình quân đầu người của hộ thấp hơn 2.077.110 VNĐ và ngược lại, hộ không là hộ nghèo khi chi tiêu dùng bình quân đầu người của hộ từ 2.077.110 VNĐ trở lên. 25 Sơ đồ 3.2 Nguồn: tác giả. 3.3 Mô hình kinh tế lượng • Mô hình logistic phân tích những nhân tố tác động đến khả năng nghèo của hộ gia đình: Tình trạng nghèo xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Điều đó có nghĩa là xác suất rơi vào nghèo đói của hộ sẽ là một hàm số phụ thuộc vào những nhân tố ảnh hưởng đến nó. Do đó, để định lượng ảnh hưởng của một số biến số kinh tế, xã hội lên xác suất nghèo đói của hộ, đề tài thiết lập một mô hình hồi quy logistic mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình là hộ nghèo và bằng 0 nếu hộ không là hộ nghèo. Mô hình logit xác định nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình: Pr = f(dantoc, gioitinh, phuthuoc, hocvan, dtdat, tindung, vieclam, duongoto) Biến dantoc là biến dummy (chỉ nhận hai giá trị 0 hay 1) cho biết hộ thuộc nhóm dân tộc Kinh-Hoa hay Khmer, nhận giá trị 0 nếu hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh-Hoa, nhận giá trị 1 nếu thuộc cộng đồng người Khmer. Biến gioitinh là biến dummy cho biết giới tính của chủ hộ, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam. Biến phuthuoc là biến thể hiện số người trên 15 tuổi không có hoạt động tạo thu nhập (số người sống phụ thuộc) trong gia đình. Biến hocvan là thể hiện số năm đi học trung bình của những người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) trong hộ gia đình. Biến dtdat cho biết tổng diện tích đất sản xuất của (1.000 m2). Biến tindung cho biết trị giá vốn vay chính thức của hộ trong 12 tháng qua (triệu đồng). Biến vieclam là biến phân loại (categorical variable) cho biết tình trạng việc làm, việc làm chính của chủ hộ. Biến này nhận các giá trị 0, 1, 2, 3 và 4. 26 Cụ thể là: Giá trị của biến Mô tả 0 Không làm việc 1 Tự làm trong nông nghiệp 2 Làm thuê trong nông nghiệp 3 Làm trong ngành công nghiệp, xây dựng 4 Làm trong ngành dịch vụ (ngành thương mại. khách sạn, nhà hàng, quản lý nhà nước, dịch vụ khác) Đề tài sẽ tiến hành kiểm định có hay không có sự khác biệt về xác suất rơi vào nghèo đói giữa hộ có chủ hộ làm thuê trong nông nghiệp (chọn làm hộ để so sánh) với các hộ khác. Biến duongoto là biến dummy thể hiện tình trạng có hay không có đường ôtô đến thôn/ấp mà hộ đang sinh sống ở đó, nhận giá trị 0 nếu hộ sống ở thôn không có đường ôtô đến được, nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở thôn có đường ôtô đến được. 3.4 Nguồn số liệu: VHLSS 2004 Đề tài sử dụng số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 (VHLSS 2004). Cuộc khảo sát này được triển khai trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 45.900 hộ (36720 hộ điều tra thu nhập, 9180 hộ điều tra thu nhập và chi tiêu) ở 3063 xã/phường, đại diện cho cả nước, 8 vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố (GSO, 2004). VHLSS 2004 bao gồm những nội dung chủ yếu phản ảnh mức sống dân cư: đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập, chi tiêu, sử dụng dịch vụ y tế, tình trạng việc làm, nhà ở, tài sản, đồ dùng, điện, nước và điều kiện vệ sinh. Tính ưu việt của bộ số liệu này là với số lượng lớn câu hỏi trong các mục khác nhau tạo ra nhiều cách để kiểm tra lại tính nhất quán của nó. Do đó, VHLSS 2004 trở nên quan trọng cho các nghiên cứu về nghèo đói và những vấn đề kinh tế - xã hội khác. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài lọc lấy dữ liệu của các hộ gia đình sống trong vùng ven biển ĐBSCL, cụ thể là ở các huyện ven biển của ĐBSCL. Mẫu khảo sát có 360 hộ dân cư sinh sống trong 120 xã thuộc 26 huyện của 7 tỉnh giáp biển trong vùng ĐBSCL. -27- CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1 Đo lường nghèo đói Hình 4.1 cho thấy đường nghèo của vùng ven biển ĐBSCL nằm phía trên so với đường nghèo của ĐBSCL. Điều này cho thấy, tỷ lệ nghèo của vùng ven biển luôn cao hơn so với vùng ĐBSCL ở mọi ngưỡng nghèo. Chỉ số nghèo đếm đầu người (P0) của Vùng là 22,6% cao hơn của ĐBSCL (15,9%); chỉ số khoảng cách nghèo P1 là 5,4% cũng cao hơn so với 3% của ĐBSCL (hình 4.2). Như vậy, Vùng vừa có tỷ lệ người nghèo lớn hơn vừa có mức độ tầm trọng của nghèo lớn hơn so với toàn vùng ĐBSCL. Hình 4.1 Chi tiêu dùng bình quân đầu người thực tế năm 2004 (1.000 VNĐ/người/năm) 0 .2 .4 .6 .8 1 Ty le n gh eo 0 5000 10000 15000 Chi tieu dung binh quan dau nguoi thuc te Vietnam DBSCL Vung Ven bien DBSCL Duong ngheo nam 2004 đường nghèo Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. -28- Hình 4.2 Chỉ số nghèo đói (%) 22.6 15.9 5.4 3.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 Vùng ven biển ĐBSCL P0 P1 Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Trong mục 3.1 đã phân tích, gần một nữa xã đặc biệt khó khăn (xã 135) của ĐBSCL thuộc vùng nông thôn ven biển. Các xã này có hạ tầng cơ sở (đường giao thông, điện lưới quốc gia, trường lớp, trạm y tế…) thiếu thốn và yếu kém. Thực tế này có thể giải thích phần nào vềtình trạng nghèo đói phổ biến ở đây. 4.2 Nghèo và tình trạng nghề nghiệp của hộ Đa phân người nghèo trong Vùng là nông dân. Những người làm thuê trong ngành nông nghiệp có tỷ lệ nghèo cao nhất, với 50,2% có mức chi tiêu dưới ngưỡng nghèo và chiếm 41,5% tổng số người nghèo. Tiếp đến, lao động tự làm nông nghiệp chiếm 38% tổng số người nghèo và 16,5% dưới ngưỡng nghèo. Như vậy, nông nghiệp là ngành có tỷ lệ người nghèo cao nhất 25,4% (bảng 4.1). Ngành nông nghiệp thu hút phần lớn lao động (cả lao động làm thuê và tự làm) trong Vùng, với 68,4% cho nhóm giàu nhất và 79,3% cho nhóm nghèo nhất. Tuy nhiên có khác biệt lớn giữa hai nhóm nghèo nhất và giàu nhất trong phân bổ cơ cấu lao động. Chẳng -29- hạn, nhóm giàu nhất chỉ có 5,1% lao động làm thuê trong nông nghiệp và 23,9% lao động thương mại-khách sạn-nhà hàng, trong khi đó nhóm nghèo nhất có đến 42% lao động ở nhóm làm thuê trong nông nghiệp nhưng chỉ có 7,1% làm việc trong ngành thương mại- khách sạn-nhà hàng. Thực tế cho thấy nhóm giàu nhất có ít lao động làm thuê (cả trong ngành nông nghiệp cũng như công nghiệp) so với nhóm chi tiêu nghèo nhất (5,1% so với 48,8%). Điều này dường như hợp lý khi mà người nông dân nghèo mất đất ngày càng tăng và buộc họ phải chuyển sang đi làm thuê, thậm chí làm thuê trên mảnh đất của mình. Bảng 4.1 Nghèo đói và việc làm chính của những người từ 15 tuổi trở lên Theo nhóm chi tiêu Nhóm lao động Tỷ trọng người nghèo (%) Tỷ lệ nghèo (%) Nhóm nghèo nhất Nhóm giàu nhất Tự làm trong nông nghiệp (1) 38.0 16.5 37.3 63.3 Làm thuê trong nông nghiệp (2) 41.5 50.2 42.0 5.1 Tự làm trong công nghiệp, xây dựng (3) 1.6 20.0 1.8 2.4 Làm thuê trong công nghiệp, xây dựng (4) 6.1 24.1 6.6 0.0 Thương mại, khách sạn, nhà hàng (5) 7.6 12.2 7.1 23.9 Các tổ chức Đảng, chính phủ (6) 2.0 19.2 1.8 2.9 Dịch vụ khác (7) 3.3 42.3 3.4 2.5 Nông nghiệp (1+2) 79.5 25.4 Công nghiệp-xây dựng (3+4) 7.6 23.2 Dịch vụ (5+6+7) 12.9 16.0 Chung 100.0 23.5 100.0 100.0 Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Tỷ lệ nghèo cao nhất ở những lao động nhận lương hoặc tiền công, với 38,1% số người có mức chi tiêu dưới ngưỡng nghèo. Tiếp đến là những người tự làm nông nghiệp (22%), thấp nhất là 13% ở những người tự sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ phi nông nghiệp. Tự làm nông nghiệp là công việc thường thấy nhất ở những người từ 15 tuổi trở lên, với 59,1% ở nhóm giàu nhất và 63,6% ở nhóm nghèo nhất. Tuy nhiên có khác biệt lớn giữa hai nhóm nghèo nhất và giàu nhất trong cơ cấu lao động theo loại công việc chính. Chẳng hạn, nhóm giàu nhất chỉ có 6,8% đi làm nhận lương/tiền công và 29,6% tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại hộ, trong khi đó nhóm nghèo nhất có 32,4% đi làm nhận lương/tiền công nhưng chỉ có 8,5% tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại hộ (bảng 4.2). -30- Bảng 4.2 Nghèo đói và việc làm chính của những người từ 15 tuổi trở lên Theo nhóm chi tiêu Loại công việc chính Tỷ trọng người nghèo (%) Tỷ lệ nghèo (%) Nhóm nghèo nhất Nhóm giàu nhất Chung Lao động được trả lương 31,9 38,1 32,4 6,8 19,6 Tự làm nông nghiẹp 57,8 22,0 59,1 63,6 61,7 Làm kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp tại hộ gia đình 10,3 13,0 8,5 29,6 18,7 Chung 100,0 23,5 100,0 100,0 100,0 Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Phần lớn lao động trong vùng chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn kỹ thuật nên chỉ làm những công việc giản đơn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tại còn rất thấp khoảng 11,5% (hình 4.3). Điều đáng nói là có đến 82% những người làm công ăn lương thuộc lao động giản đơn. Như vậy, ở đây những người lao động không có kỹ năng nhưng vẫn có thể trở thành người làm công ăn lương, hầu hết là làm các công việc phổ thông trong nông nghiệp mặc dù những người có kỹ năng cao vẫn là những người có thu nhập từ tiền lương. Hình 4.3 Kỹ năng và việc làm chính của những người từ 15 tuổi trở lên (%) (từ viết tắt: LĐ = lao động) Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. -31- Nhiều lao động trong độ tuổi đã làm hai việc trở lên. Tỷ lệ lao động làm hai việc trở lên tương đối cao ở tất cả các nhóm chi tiêu (cao nhất là 45% ở nhóm hộ nghèo nhất, 37% ở nhóm giàu nhất) và tỷ lệ này gần như nhau ở nam và nữ. Nó chứng tỏ người nông dân ở vùng này, không phân biệt giới tính, đã làm những việc khác nhau trong khoảng thời gian rảnh rỗi giữa thời kỳ gieo cấy và thu hoạch. Thế nhưng, do không có tay nghề cụ thể nên hầu hết những công việc “chân tay” mà họ làm nhìn chung có tiền công ít ỏi, không ổn định. Nó chỉ đủ hay vừa đủ, thậm chí không thể trang trải đủ chi tiêu hàng ngày cho gia đình của họ. PPA cho thấy người lao động mong muốn có một công việc chất lượng để có một cuộc sống tốt hơn mà không cần thiết phải tìm công việc làm thêm nữa. Nghèo đói và tình trạng làm việc của chủ hộ Bảng 4.3 Chi tiêu dùng đầu người theo hộ nghèo – không nghèo (1.000 đồng) Chủ hộ có làm việc Chủ hộ không làm việc Chung Hộ không nghèo 4158.4 (240 hộ) 4440.5 (45 hộ) 4202.9 (285 hộ) Hộ nghèo 1621.4 (62 hộ) 1580.0 (13 hộ) 1613.3 (75 hộ) Tổng 3661.0 (302 hộ) 3749.6 (58 hộ) 3675.6 (360 hộ) Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Bảng 4.3 cho thấy chi tiêu dùng đầu người của hộ nghèo thấp hơn từ 2,5 – 2,8 triệu đồng so với hộ không nghèo. Điều đáng nói là ở nhóm hộ không nghèo, chi tiêu đầu người của hộ mà chủ hộ không làm việc lớn hơn so với hộ có chủ hộ có làm việc (4,4 triệu so với 4,1 triệu). Phần lớn hộ có chủ hộ không làm việc (45 hộ trong tổng số 53 hộ) thì không thuộc nhóm hộ nghèo. Hơn 70% chủ hộ không làm việc vì lý do lớn tuổi hay nghỉ hưu, chưa đầy 2% lý do không tìm được việc (bảng 4.4). -32- Bảng 4.4 Lý do không làm việc của chủ hộ Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) Nội trợ 7 12,1 Già yếu, đã nghỉ hưu 41 70,7 Tàn tật 5 8,6 Không tìm được việc 1 1,7 Khác 4 6,9 Tổng 58 100,0 Bảng 4.5 Chi tiêu dùng đầu người theo hộ nghèo – không nghèo và loại nghề nghiệp của chủ hộ (1.000 đồng) Tự làm nông nghiệp Làm thuê nông nghiệp Làm trong ngành công nghiệp-xây dựng Làm trong ngành dịch vụ Chung Chung 3839.8 2422.7 3066.7 4189.7 3661.0 Hộ không nghèo 4184.4 3257.2 3510.9 4643.6 4158.5 Hộ nghèo 1625.8 1560.8 1717.3 1713.7 1621.4 Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Chi tiêu đầu người thấp nhất ở hộ có chủ hộ làm thuê trong ngành nông nghiệp, cao nhất là hộ làm việc trong ngành dịch vụ (bảng 4.5). Tuy nhiên, ở nhóm hộ nghèo, việc chủ hộ có việc làm thuộc khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp[1,71 triệu đồng] hay dịch vụ [1,71 triệu đồng]) thì có mức chi tiêu cao hơn nếu làm việc trong ngành nông nghiệp, dù là công việc tự làm [1,65 triệu đồng]. Như vậy, có sự khác biệt trong chi tiêu dùng theo loại công việc làm của chủ hộ. 4.3 Nghèo và trình độ học vấn của hộ 4.3.1 Trình độ học vấn Theo GSO (2002), hơn 83% lực lượng lao động phổ thông vùng ĐBSCL chỉ học xong cấp tiểu học, hoặc chưa có đào tạo chính thức nào. Con số này của người nghèo là 96%. -33- Đầu tư giáo dục của các hộ nghèo còn rất khiêm tốn, khoảng 2,5% trong tổng chi tiêu (thấp thứ hai trong cả nước). Tỷ lệ nghèo có tương quan nghịch với trình độ học vấn. Thường thì người nghèo không có đủ tiền để trang trải cho chi phí học tập cho nên thường bỏ học rất sớm hay thậm chí là không đi học. Hậu quả là trình độ học vấn thấp và thiếu các kỹ năng cần thiết. Điều này thường dẫn đến thất bại trong trồng trọt, chăn nuôi hay nuôi trồng thủy sản và đẩy nông dân đến đói nghèo. Công nhân cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu công việc nếu không có một trình độ học vấn nhất định. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thường không nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục, từ đó không tạo điều kiện cho con em họ đến trường và không khuyến khích các em học hành chăm chỉ và học cao lên nữa. Nhiều gia đình cho con nghỉ học chỉ vì “biết đọc, biết tính là đủ rồi”, các em gái còn chịu thiệt thòi hơn với quan niệm “con gái học cao làm gì”. Tỷ lệ nghèo thấp hơn ở những người có trình độ học vấn cao hơn. Nhóm trình độ phổ thông trung học trở lên có tỷ lệ nghèo dưới 5%, trong khi những người không có bằng cấp nào kể cả không biết đọc/viết là 34,2% (bảng 4.6). Những lao động có trình độ giáo dục cao hơn sẽ có nhiều cơ hội nhận được việc làm hơn hoặc có khả năng tổ chức các công việc tự làm hơn là trở thành lao động thuần nông. Trình độ học vấn cũng như chi tiêu cho giáo dục của hộ dân trong Vùng còn nhiều hạn chế. Chỉ có 0,6% những người trên 15 tuổi lên tốt nghiệp đại học, cao đẳng (tỷ lệ này của vùng ĐBSCL là 2%), trong khi trình độ từ tiểu học trở xuống chiếm rất cao đến 81,4%. Chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình ở đây còn rất thấp, đặc biệt là ở các hộ nghèo. Trung bình mức chi tiêu cho giáo dục trong năm của hộ là 662 nghìn đồng (vùng ĐBSCL là 715 nghìn đồng), trong đó chi tiêu của hộ nghèo là 179 nghìn đồng, bằng 1/5 của hộ giàu khoảng 785 nghìn đồng (bảng 4.8). -34- Bảng 4.6 Trình độ học vấn của người nghèo (từ 15 tuổi trở lên) Trình độ học vấn cao nhất Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ trọng trong tổng số người nghèo (%) Tỷ trọng trong tổng dân số (%) Không có bằng cấp 34,2 67,2 43,8 Tiểu học 15,4 25,9 37,6 Phổ thông cơ sở 9,9 5,8 13,1 Phổ thông trung học 4,9 1,1 4,9 Cao đẳng 0,0 0,0 0,3 Đại học 0,0 0,0 0,3 Trên đại học 0,0 0,0 0,0 Chung 22,3 100,0 100,0 Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. 4.3.2 Trình độ chuyên môn - kỹ thuật Tỷ lệ lao động qua đào tạo trình độ chuyên môn - kỹ thuật hiện rất thấp. Hơn 98% lực lượng lao động không được đào tạo nghề (bảng 4.7). Theo MDPA (2004), kết quả các cuộc phỏng vấn với các cơ quan tuyển dụng cho thấy 2/3 đại diện nhóm doanh nghiệp cho rằng kỹ năng của công nhân tụt xa so với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Các cơ quan tuyển dụng phản ánh các trường dạy nghề không hướng nghiệp theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Đa số các cơ quan tuyển dụng xác định là có nhu cầu lớn về nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động và sự cần thiết phải đào tạo nghề phù hợp với thực tiễn hơn. Bảng 4.7 Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của người nghèo (từ 15 tuổi trở lên) Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ trọng trong tổng số người nghèo (%) Tỷ trọng trong tổng dân số (%) Không bằng cấp 22,4 98,6 98,1 Dạy nghề ngắn hạn 50,9 0,7 0,3 Dạy nghề dài hạn 0,0 0,0 0,2 Trung học chuyên nghiệp 11,4 0,7 1,4 Chung 22,3 100,0 100,0 Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. -35- Ngoài ra còn có sự khác biệt lớn về số năm đi học của những người trưởng thành trong hộ cũng như chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm chi tiêu. Nhóm nghèo nhất chi tiêu giáo dục rất thấp 173 nghìn đồng/năm bằng 12% nhóm giàu nhất và số năm đi học trung bình của hộ giàu cao hơn hộ nghèo gần 3 năm (bảng 4.8). Bảng 4.8 Giáo dục theo các nhóm chi tiêu Nghèo nhất Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu nhất Chung Số năm đi học trung bình của những người trưởng thành trong hộ (năm) 3.76 4.85 5.55 5.90 6.52 5.32 Chi tiêu giáo dục của hộ (1.000 VNĐ/năm) 173 465 424 781 1461 662 Chi tiêu bình quân đầu người (1.000 VNĐ/năm) 1596 2404 3099 4207 7063 3676 Quy mô hộ (người) 5.07 4.68 4.51 4.53 3.93 4.54 Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. 4.4 Những đặc điểm về nhân khẩu học 4.4.1 Quy mô hộ, số người phụ thuộc Những hộ thuộc nhóm chi tiêu khá giả hơn có quy mô hộ và số người sống phụ thuộc nhỏ hơn. Ở hộ nghèo, quy mô hộ lên tới 5,07 người trong khi hộ giàu chỉ có 3,93 người, cao hơn khoảng 1,14 người. Quy mô hộ càng lớn thì tỷ lệ nghèo càng cao. Nhóm hộ có quy mô 1-4 người thì tỷ lệ nghèo là 14,7%, quy mô 5-8 người có tỷ lệ nghèo là 27,4%, quy mô 9-12 người có tỷ lệ nghèo là 29,2% (hình 4.4). -36- Hình 4.4 Quy mô hộ - phụ thuộc và tình trạng nghèo đói Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Thật ra hộ có đông người hơn có khả năng nghèo đói lớn hơn là do người làm thì ít mà người “ăn theo” thì nhiều. Điều này thường xảy ra ở các hộ có đông con hoặc không có khả năng lao động (do bệnh tật). Hộ càng có đông người “ăn theo” thì những lao động chính trong gia đình càng khó có thể kiếm đủ ăn cho cả gia đình được. MDPA (2004), con cái liên hệ chặt chẽ với tình trạng nghèo của phụ nữ. Phụ nữ nghèo sống ở nông thôn thường có nhiều con hơn phụ nữ nghèo ở thành thị hay phụ nữ thuộc các nhóm có cuộc sống khá hơn. Nhiều con thường có nghĩa là phụ nữ nghèo phải làm việc nhiều hơn và bị nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và con họ không nhận được dinh dưỡng đầy đủ. 4.4.2 Giới tính của chủ hộ Hình 4.5 cho thấy ở vùng ven biển ĐBSCL, những hộ có chủ hộ là nữ có khả năng nghèo lớn hơn so với những hộ có chủ hộ là nam (34,7% so với 16,1%). Điều này phù hợp với quan điểm phổ biến rằng các hộ các có chủ hộ là nữ, thường là do góa bụa hay ly dị, sẽ phải đấu tranh khó khăn để kiếm đủ sống. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn nghèo, nơi mà người nữ thường có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình. -37- Hình 4.5 Tỷ lệ các nhóm chi tiêu phân theo giới tính (%) 16.1 34.7 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nam Nữ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 (nhóm 1: nghèo nhất, nhóm 2: khá nghèo; nhóm 3: trung bình; nhóm 4: khá giàu; nhóm 5: giàu) Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Khảo sát mẫu cho thấy có đến 47,4% chủ hộ là nữ không làm việc trong suốt 12 tháng trong năm cao hơn nhiều so với tỷ lệ 9,4% của chủ hộ là nam. Đối với những phụ nữ (chủ hộ) có việc, có đến 72% trong số đó làm việc trong ngành nông nghiệp (55% tự làm, 17% làm thuê), 22% làm trong ngành thương mại-khách sạn-nhà hàng và 6% còn lại làm công việc dịch vụ hộ gia đình (hình 4.6). Hình 4.6 Loại nghề nghiệp theo giới tính chủ hộ 47.4 8.9 1.5 11.6 0.0 9.4 4.9 3.7 0.9 28.9 1.7 11.9 12.8 56.4 Không có việc làm Tự làm nông nghiệp Làm thuê nông nghiệp Công nghiệ-xây dựng Thương mại/KS/NH Tổ chức Đảng/CP Dịch vụ khác Nữ Nam Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. -38- Hơn nữa, chi tiêu dùng bình quân đầu người của hộ có chủ hộ nữ giới thấp hơn so với hộ có chủ hộ là nam. Trung bình một người trong hộ có chủ hộ là nữ chi tiêu ít hơn 13,2% so với người sống trong hộ có chủ hộ là nam giới. Cùng làm thuê trong ngành nông nghiệp, nhưng ở hộ có chủ hộ là nữ chi tiêu bình quân đầu người trung bình thấp hơn 400 ngàn ở hộ có chủ hộ là nam (hình 4.7). Hình 4.7 Chi tiêu tiêu dùng thực tế theo nhóm giới tính của chủ hộ 3.9 2.5 4.4 3.8 3.3 3.9 2.1 3.6 Tự làm NN Làm thuê NN TM/KS/NH Chung Nam Nữ (Các từ viết tắt: NN: nông nghiệp; TM/KS/NH: thương mại/khách sạn/nhà hàng) Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. 4.4.3 Cộng đồng người Khmer Người Khmer chiếm đại đa số trong nhóm dân tộc thiểu số sống ở vùng ven biển ĐBSCL. Họ chiếm 12,8% dân số nhưng lại chiếm đến 30% tổng số người nghèo. Nhìn chung, người Khmer có tỷ lệ nghèo cao hơn người Kinh - Hoa (29,5% so với 22,5%) và mức độ thiếu hụt trong chi tiêu so với chuẩn nghèo cũng lớn hơn (7,3% so với 5,7%). Tỷ lệ hộ Khmer rơi vào nhóm chi tiêu nghèo cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở người Kinh-Hoa, 28% so với 18,4% (hình 4.8). Ở nhóm chi tiêu giàu thì ngược lại, hộ người Kinh-Hoa có 21,1% cao hơn hộ Khmer chỉ 11,3%. -39- Hình 4.8 18.4 28.0 60.5 60.7 21.1 11.3 0% 20% 40% 60% 80% 100% Kinh-Hoa Khmer Nhóm nghèo Nhóm giữa Nhóm giàu Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. Người dân nghèo Khmer có rất ít cơ hội kiếm được việc làm, và những việc làm họ có thể kiếm được hầu hết là lao động giản đơn thu nhập thấp. Rất ít người Khmer kiếm được việc làm tại các xí nghiệp ở địa phương hay đi nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động (MDPA, 2004). Nguyên nhân chính là do người Khmer nghèo có trình độ học vấn rất thấp và nhiều người trong số họ mù chữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Khmer. Khảo sát số liệu Vùng ven biển ĐBSCL cho thấy, người Khmer nghèo (chỉ tính từ 15 tuổi trở lên) trung bình chỉ học hết lớp 2, hơn 65% không biết đọc, biết viết và 3% có trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Hình 4.9a cho thấy người Khmer có số năm đi học ít hơn người Kinh-Hoa. Có sự khác biệt khá lớn về trình độ học vấn của chủ hộ (kể cả nam hay nữ) giữa hai cộng đồng người Kinh-Hoa và Khmer. Số năm đi học trung bình của chủ hộ người Kinh-Hoa là 4,9 năm cao hơn chủ hộ người Khmer (3,1 năm). Học vấn của những người trưởng thành giữa hai cộng đồng dân tộc này cũng có sự khác biệt, nhóm người Kinh-Hoa có số năm đi học cao hơn người Khmer 1,1 năm đi học (hình 4.9b). Số năm đi học của nữ thấp hơn so với nam, đặc biệt là phụ nữ người Khmer. Chủ hộ là nữ người Khmer chỉ có 1,2 năm đi học so với 2,7 năm của người Kinh-Hoa. Đối với những người trên 15 tuổi, phụ nữ Khmer trung bình có 3,4 năm đi học so với 5 năm của phụ nữ Kinh-Hoa. -40- Hình 4.9a-b Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. 4.5 Khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản 4.5.1 Đất đai Ở vùng ven biển ĐBSCL, hộ nghèo không có đất/ít đất (hộ không có đất hay có ít hơn 3.000 m2) chiếm tỷ lệ khá cao 40,4% so với 25% của hộ không nghèo (hình 4.10). Trong đó, cộng đồng người Khmer nghèo có tỷ lệ này cao hơn so với người Kinh-Hoa. Hình 4.10 Tỷ lệ hộ dân không có đất/ít đất 24.7 22.6 25.0 27.9 28.0 27.9 40.142.140.4 Cả vùng Khmer Kinh-Hoa Hộ không nghèo Hộ nghèo Chung Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004. -41- Các hộ nghèo có ít đất canh tác hơn các hộ khá. Số liệu cho thấy, trung bình một hộ giàu có 13,7 ngàn m2 (công đất), gấp hơn 3 lần so với hộ nghèo nhất (chỉ có 4,4 công đất). Trung bình mỗi hộ Khmer thuộc nhóm chi tiêu nghèo nhất có 4,7 công đất, bằng 1/5 của hộ Khmer giàu nhất, trong khi hộ nghèo nhất của người Kinh-Hoa cũng có ít đất (4,7 ngàn m2 - thấp hơn hộ nghèo Khmer) nhưng bằng 1/3 của hộ Kinh-Hoa giàu nhất (bảng 4.9). Thực tế này phản ánh việc tích tụ và tập trung ruộng đất đang diễn ra khá mạnh trong cộng đồng người Khmer. Hệ quả là nổi lên một vấn đề lớn về sự cách biệt trong diện tích đất sử dụng trong cộng đồng người Khmer. Bảng 4.9 Đất đai theo các nhóm chi tiêu và dân tộc Các nhóm chi tiêu theo đầu người Chung Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Diện tích đất (1.000 m2) 9,9 4,4 9,7 9,7 11,9 13,7 Hộ Khmer 9.8 4.7 7.4 5.6 14.8 20.8 Hộ Kinh-Hoa 9.9 4.3 10.1 10.0 11.3 13.1 Có đất (%) 100.0 15.8 21.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1328.pdf
Tài liệu liên quan