Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến Xuất khẩu gạo của Việt Nam

Mục lục Lời nói đầu Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá Chương I: Thực trạng xuất khẩu của Việt nam trong thời gian từ năm 1991 -2001 I. Đánh giá chung về tình hình của Việt nam đối với sản xuất và tiêu dùng gạo trong thời gian qua . Về tình hình sản xuất Về tình hình tiêu dùng II. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam từ năm 1991 đến nay Số lượng và kim ngạch xuất khẩu Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu Chất lượng gạo xuất khẩu Chủng loại gạo xuất khẩu Thị trường và giá

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến Xuất khẩu gạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả Thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam Giá gạo xuất khẩu Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo Chính sách thuế xuất khẩu gạo Chính sách quản lý xuất khẩu gạo Công tác thu mua và tổ chức xuất khẩu gạo Công tác thu mua Tổ chức xuất khẩu Hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong một số năm qua Đơn vị và khả năng cạnh tranh của Việt nam trong xuất khẩu gạo Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo và nguyên nhân của những tồn tại này Những tồn tại chính Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan Chương II : Một số mô hình về sản lượng, số lượng gạo xuất khẩu của nước ta và một số giải pháp cho những năm tới. Cơ sở để xây dựng mô hình Mô hình Mô hình hàm cung sản lượng gạo của Việt nam Mô hình hàm cầu về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2002 - 2005 Định hướng chiến lược cho sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta trong thời gian tới Định hướng về sản xuất Định hướng về xuất khẩu Định hướng về thị trường xuất khẩu gạo Một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở nước ta trong giai đoạn 2002 - 2005 Các biện pháp vĩ mô Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu . Nâng cao hiệu quả các nguồn đầu vào cho sản xuất lúa gạo Đầu tư cải tiến công nghệ sau thu hoạch nâng cao phẩm cấp và chất lượng gạo xuất khẩu Các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu gạo ở Việt nam Các biện pháp để thích ứng với thị trường Các biện pháp chống tranh giành bán gạo ở thị trường thế giới Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo Chính sách thuế xuất khẩu Tăng cường tín dụng ưu đãi, bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo Trong sản xuất Trong xuất khẩu k Khuyến khích vệ tinh của các cơ sở sản xuất và thu mua gạo xuất khẩu Cải tiến tổ chức quản lý và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo của Việt nam Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo Cải tiến công tác quản lývà điều hành của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu Chế độ thưởng phạt trong xuất khẩu 7. Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thị trường thế giới Các biện pháp vi mô Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lúa gạo Đẩy mạnh tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên . Kết luận và kiến nghị Phụ lục Lời nói đầu Từ xa xưa, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “. . . chúng ta không thể có con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao từng bước Hiện đại hoá vươn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước và nước ngoài ” (trích bài Nói chuyện của phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn tại hội nghị báo cáo sinh viên về giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thông tin công tác tư tưởng số 7/2001) và “nông nghiệp Việt nam trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hoá cao mức xuất khẩu cao" (Nghị quyết của chính phủ số 09/2001/NQ-CP) Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số nước như Nhật bản, các nước NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế thế giới . Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính sách “mở của" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế . Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nên kinh tế theo hướng xuất khẩu . Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì Hiện đại hoá nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sông nhân dân . Sản xuât lúa gạo hàng hoá cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông nghiệp hiện nay . Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo . . . . Như vậy việc xuất khẩu phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô . Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cũng như kiến thức được trang bị tại trường và việc tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại Trung tâm thông tin thương mại-Bộ thương mại . Em mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các vấn đề ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt nam và đề tài được chọn là : “Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của việt nam" Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian tới . Với đề tài thì đây là một vấn đề không phải là mới nhưng phức tạp vì liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội . Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót trong nội dung cũng như cách trình bầy rất mong các thầy cô và bạn đọc góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn . Xin trân thành cảm ơn . Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá Đối với mỗi nước, mỗi quốc gia nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá thì rất cao nhưng khả năng sản xuất các loại hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng (về số lượng) thì không thế đáp ứng được nhu cầu này và chính vì vậy mà họ phải trao đổi (xuất - nhập khẩu) các hàng hoá mình có để đổi lấy cái mình không có để phục vụ cho nhu cầu đó . Mặt khác nếu như chúng ta không nhập khẩu những hàng hoá mà mình không sẵn có và việc sản xuất lại gặp nhiều khó khăn thử hỏi có thể sản xuất được những loại hàng hoá đó một cách có hiệu quả hay không . Xuất phát từ vấn đề như vậy đã thúc đấy hoạt động ngoại thương phát triển và từ khía cạnh đó các nhà học thuyết về kinh tế đã lý luận về lợi ích thu được từ ngoại thương của mỗi quốc gia tham gia vào hoạt động trao đổi ngoại thương . Dựa trên cơ sở về lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để quyết định việc sản xuất hay mua bán sản phẩm . Đối với nước ta, tuy nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế và yếu kém so với nhiều nước đang phát triển cũng như các nước phát triển hiện nay, nhưng để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, cũng như việc tham gia vào phân công lao động quốc tế thì việc hoạt động ngoại thương là vấn đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế nước nhà . Trên cơ sở đó, việc sản xuất và xuất khẩu gạo là một vấn đề mà Nhà nước đang quan tâm . Đối với vấn đề này thì nước ta có nhiều khả năng và lợi thế so với các nước khác, để đạt được những mục tiêu cho sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa theo con đường mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra và lựa chọn thì vấn đề này đòi hỏi phải được quan tâm đúng mực vì không những nó cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho việc tiêu dùng nội địa mà còn mang về nguồn ngoại tệ cho đất nước . Những thuận lợi của vấn đề này được thể hiện thông qua một số mặt sau . + Với nước ta việc sản xuất lúa nước đã có từ rất lâu trong lịch sự phát triển của đất nước do đó việc sản xuất lúa nước là không thể thiếu được trong nền kinh tế hiện nay của nước ta thể hiện ở chỗ 80% dân số và 73% nguồn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp . Hơn nữa điều kiện về khí hậu, đất đai tạo ra nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp lúa nước. Còn đối với người lao động là những con người cần cù, chịu khó không ngại gian khổ trong lao động sản xuất, các kỹ sư về ngành nông nghiệp cũng tích cực trong việc nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra một số giống mới có chất lượng và năng suất để đưa vào trồng cấy . Từ đó nâng cao sản lượng lúa nước góp phần củng cố ổn định an ninh lương thực và tăng sản lượng gạo xuất khẩu trong những năm tới . + Về vị trí địa lý nước ta nằm ở vị trí rất thuận lợi có sự chênh lệch về địa tô so với các nước khác trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới, là đầu mối giao thông cho việc lưu chuyển hàng hoá trên thế giới, nhất là lưu chuyển hàng hoá sang các nước châu phi theo đường biểm và các nước khác như Indonexia, do đó giao thông tương đối thuận tiện để có thể hoạt động sản xuất không chỉ đối với mặt hàng lúa gạo mà còn với nhiều mặt hàng khác . Hơn nữa hoạt động ngoại thương tạo ra tiềm năng cho sự phát triển của đất nước, tạo nguồn vốn cho sự phát triển của nước nhà, tạo đà và làm cú "huých" để đưa đất nước thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" trong hoạt động kinh tế cũng như nhiều lĩnh vực khác . Với các lợi thế như vậy thì hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu lúa gạo nói riêng cuả nước ta hiện nay là vấn đề được cọi trọng và chú ý hơn nữa, Nhà nước tạo điều kiện để cải thiện và hoàn thiện hệ thống phục vụ cho việc xuất khẩu này . Chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa trong việc nghiên cứu và lai tạo giống mới có năng suất và chất lượng nhằm tạo thế trong việc giao dịch cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và tạo được chỗ đưng vững chắc trên thị trường, xây dựng được một số thị trường truyền thống . Trên cơ sở như vậy, vấn đề nghiên cứu đối với đề tài đặt ra ở đề tài là phân tích và nghiên cứu các vấn đề về thực trạng đối với sản xuất cũng như xuất khẩu gạo . Qua đó nghiên cứu và tìm hiểu một số mô hình để thấy rõ hơn nữa đối với vấn đề này . Chương I : Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian từ năm 1991 - 2001 Đánh gía chung về tình hình của Việt nam đối với sảnxuất và tiêu dùng gạo trong thời gian qua . 1. Về tình hình sản xuất Từ năm 1991 chúng ta đã giải quyết được vấn đề lương thực, đủ ăn và bắt đầu tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới. Sản lượng lúa bình quân thời kỳ 1987-1991 đạt 17,2652 triệu tấn ; thời kỳ 1992-1996 đạt 22,504 triệu tấn; thời kỳ 1997-2000 đạt 28,61 triệu tấn và năng suất lúa trong thời kỳ này cũng liên tục tăng : 1987-1991 là 29,8 tạ/ ha ; năm 1992-1996 là 34,3 tạ/ha; năm 2000 đạt 40,8 tạ/ha và năm 2001 khoảng 42,62 tạ/ha . So sánh với một số nước trên thế giới, tốc độ tăng năng suất lúa của Việt nam tương đối cao . Sản lượng lúa cả nước đạt 32,7 triệu tấn, tăng 1,31 triệu tấn so với năm 2000 (lúa đông xuân tăng 1,46 triệu tấn, lúa hè thu giảm 214 nghìn tấn và lúa mùa tăng khoảng 69 nghìn tấn ). Nguyên nhân chính của việc tăng sản lượng lúa năm 2001 là tăng năng suất, còn diện tích tăng không đáng kể. Tổng diện tích lúa cả năm đạt 7673,3 nghìn ha, chỉ tăng 0,26% (20 nghìn ha) so với năm 2000, Trong khi đó các tỉnh phía Nam đạt 5083,5 nghìn ha giảm 21 nghìn ha (chủ yếu lúa hè thu và lúa mùa), các tỉnh phía Bắc đạt 2589,8 nghìn ha, tăng 41 nghìn ha (1,61%) .Năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 42,62 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha so với năm 2000, miền Bắc đạt 46,5 tạ /ha (tăng 2,2 tạ / ha ), miền Nam đạt 40,5 tạ/ha (tăng 1,29 tạ/ha, nguyên nhân năng suất tăng do cơ cấu giống lúa của các tỉnh niềm Bắc thay đổi nhanh theo hướng tăng tỷ lệ diện tích các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, chủ yếu trong vụ đông xuân . Vụ đông xuân, cả nước gieo cấy 3012 nghìn ha, tăng 4,26% so với vụ đông xuân trước, trong đó các tỉnh phía Bắc đạt 1162 nghìn ha, tăng 3,64%; các tỉnh phía Nam đạt 1850 nghìn ha và tăng 4,66% . Theo báo cáo chính thức của các địa phương, năng suất đạt 51,66 tạ/ ha, tăng 2,8 tạ/ha, sản lượng lúa vụ đông xuân đạt 15,56 triệu tấn, tăng 10,33% (1,45 triệu tấn) so với vụ đông xuân 2000, các tỉnh phía Bắc đạt 6,15 triệu tấn, tăng 11,78%; các tỉnh phía nam đạt 9,41 triệu tấn, tăng 9,4% . Nhờ vụ lúa đông xuân được mùa lớn và toàn diện nên đã bù lại thiệt hại do lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long vụ hè thu . Vụ hè thu gieo cấy 2297,8 nghìn ha, giảm 43,4 nghìn ha so với vụ hè thu trước, trong đó các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt 146,8 nghìn ha, tăng gần 6 nghìn ha, miền Nam giảm 49,3 nghìn ha chỉ đạt 2151 nghìn ha (97,76% so với vụ trước) . Diện tích gieo cấy lúa mùa của cả nước đạt 2363,5 nghìn ha, giảm 60 nghìn ha so với vụ trước, chủ yếu do nhiều địa phương đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển sang gieo sạ lúa đông xuân .Năng suất lúa mùa năm 2001 đạt 36,39 tạ/ha, tăng 1,19 tạ/ ha sản lượng đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng trên 69 nghìn tấn so với vụ trước . Không chỉ riêng năm 2001, mà trong suất hơn 10 năm qua, sản xuất lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng của Việt nam đạt được những kết quả to lớn và ổn định chủ yếu do một số nguyên nhân sau : Một là : Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, mở rộng quyền tự chủ của hộ gia đình, nông dân phấn khởi đẩy mạnh thâm canh, mở rộng diện tích gieo trồng lúa hè thu và chiêm xuân ( chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long ) là nguyên nhân chính trong tăng diện tích sản xuất lúa . Năm 1999, Nhà nước chủ trương bảo vệ quỹ đất hiện có (4,2 triệu ha) và tiếp tục đầu tư mở rộng . Sang năm 2001, chính sách đất trồng lúa có những thay đổ linh hoạt hơn, giữ ổn định 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu, chủ động .Thuế suất, thuế chuyển quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối giảm từ 10% trước đây xuống còn 2%. Nhờ những thay đổi kịp thời và hợp lý của các chính sách đất đai, diện tích đất sản xuất lúa tính đến năm 2000 đã có khoảng 5,7 triệu ha đất nông nghiệp (khoảng 78%) được giao cho nông dân; 10,2 triệu hộ nông dân (87%) được cấp giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất .Đây là yếu tố cơ bản trong việc thâm canh ổn định sản xuất . Hai là : Thực hiện đồng bộ các tiến độ kỹ thuật trong thâm canh lúa + Thuỷ lợi hoá : Tuy còn nhiều khó khăn song Nhà nước đã đầu tư cơ sở vật chất xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp . Việc tập trung đầu tư khai thác vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hưu và bán đảo Cà Mau đã tạo ra kết quả to lớn trong sản xuất lúa. Tính đến năm 2001 diện tích đất canh tác được tưới đạt trên 7 triệu ha và diện tích được tiêu khoảng 1 triệu ha . + Đưa các giống mới vào sản xuất : Đây là tiền đề tăng năng suất lúa trong những năm qua . Tỷ lệ giống mới trong sản xuất chiếm khoảng 90% và được bố trí phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau . + Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ : Vấn đề chuyển đổi cơ cấu mùa vụ là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho diện tích và sản lượng tăng vững chắc trong suất những năm qua, đồng thời đóng vai trò quyết định để tăng tổng sản lượng trong cả nước . Vùng đồng bằng sông Hồng nổi lên với trà lúa xuân muộn, nhiều tỉnh đưa tỷ lệ lên đến 60 - 70 % diện tích. Phát triển vụ lúa hè thu ở Miền Trung, tránh mưa bão và đảm bảo thu hoạch an toàn .ở đồng bằng sông Cửu Long cũng thay đổi và đi dần vào ổn định với xu hướng tăng dần diện tích chỉ gieo cấy một vụ lúa mùa . + Lĩnh vực bảo vệ thực vật cũng đạt được những thành tích nhất định : áp dụng thành công biện pháp phòng chừ tổng hợp (IPM), sử dụng giống chống chịu, biện pháp canh tác . . . Những chương trình khuyến nông có ý nghĩa quan trọng trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân và tạo ra phương thức dịch vu sản xuất mới ở nông thôn hiện nay Ba là : Do tác động đồng bộ của nhiều cơ chế, chính sách mới về đầu tư, tín dụng, vật tư nông nghiệp và khuyến nông đã tạo ra động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế nông thôn và đóng vai trò rất quan trọng trong thành tích sản xuất lương thực thời gian qua . 2. Về tình hình tiêu dùng Sản lượng lúa tăng nhanh, đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước . Trong thời gian từ 1991 -2000, tiêu dùng gạo đã tăng khoảng 3% .Con số này lớn hơn 2,1% tăng dân số /năm trong cùng thời gian này . Từ năm 1991, Việt nam không những đủ gạo tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu . Xem biểu đồ về tốc độ phát triển liên hoàn của sản lượng và tiêu dùng của Việt nam qua các năm . Biểu đồ về tốc độ tăng liên hoàn của sản xuất và tiêu dùng Qua biểu đồ trên cho chúng ta thấy sản lượng sản xuất và mức độ tiêu dùng gạo trong nước, từ đó có thể nhận thấy sản lượng gạo dư thừa để xuất khẩu. Sản lượng thóc dự trữ và tiêu dùng trong nước từ năm 1991-2000 luân chiếm trên 80% sản lượng thóc sản xuất .Lượng thóc này dư thừa để đảm bảo an ninh lương thực trong nước .Năm 1996 tiêu thụ lúa gạo trong nước bình quân đầu người 162,2 kg/người/năm (nông thôn 14,3 kg và thành thị 11,4 kg/người/tháng) . Mức tiêu thụ gạo này của nước ta được đánh giá là mức tiêu thụ gạo/người cao nhất thế giới và ít có khả năng tăng mức tiêu thụ này lên nữa . Trong khi đó, sản lượng thóc bình quân đầu người ở nước ta năm 1998 là 364 kg tương đương với 236 kg gạo .Như vậy tính trung bình mỗi người dân vẫn dư khoảng 50-70 kg gạo .Số lượng gạo này để dự trữ và xuất khẩu . Cùng với việc tăng sản lượng và dư thừa trong nước, sự phát triển của ngành gạo phụ thuộc vào nhịp độ tăng trưởng trong xuất khẩu gạo .Vì thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết sản lượng gạo tăng lên, giá gạo sẽ giảm đi, trừ khi nhu cầu về gạo ở ngoài nước tạo ra một lối thoát cho việc tăng lên của sản lượng gạo .Nếu xuất khẩu gạo không được phép mở rộng, nông dân sẽ không có động cơ tăng cường sản xuất mặc dù các chính sách vê lúa gạo vẫn khuyến khích sản xuất nông nghiệp . Chính vì vậy, phát triển ngành gạo trong tương lai phụ thuộc vào xuất khẩu . II. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam từ năm 1991 đến Nay Số lượng và kim ngạch xuất khẩu . Trong thời gian vừa qua, do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lương thực bình quân nói chung và lúa gạo nói riêng liên tiếp được cải thiện, Việt nam không những tự túc được lương thực trong nước, mà còn dư thừa lương thực để xuất khẩu .Năm 1991 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương nước ta .Việt nam xuất hiện trên thị trường gạo thế giới với vị trí là nước xuất khẩu thứ ba, sau Thái Lan và Mỹ .Nhưng trong một số năm gần đây sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam tăng tương đối và đã vươn lên đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan . Bảng số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt nam Năm Số lượng (ngàn tấn) Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Sản lượng Kim ngạch 1991 1420 290 100 100 1991 1624 304,6 114,37 105,03 1992 1033 234,5 63 76,99 1993 1950 417,7 188,77 178,12 1994 1722 361,9 88,3 86,64 1995 1983 424,4 115,16 117,27 1996 1989 530,1 100,25 124,91 1997 3003 868,4 151,06 163,82 1998 3553 891,3 118,32 102,64 1999 3793 1016 106,75 113,99 2000 4550 1012 119,96 99,60 2001 3500 730 76.92 72.13 1991/2001 246.48 251.72 Nguồn :Niên Giám Thống Kê 2000 (và đối chiếu với số liệu của Bộ Thương Mại và Tổng Cục Hải Quan) Trên số liệu thực tế, ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt nam trong những năm từ 1991 đến nay nhìn chung là tăng nhanh, trong giai đoạn 1991-2000 . Đạt mức 320,42% về số lượng xuất khẩu và 348,97% về kim ngạch . Trong khi sản xuất lúa gạo ở Việt nam tăng mạnh đạt kỷ lục với mức 4%/ năm thì xu hướng xuất khẩu còn tăng nhanh hơn nhiều so với sản xuất, xu hướng tăng khối lượng xuất khẩu hơn 3 lần, về kim ngạch xuất khẩu gấp 3,5 lần . Từ năm 1991 đến năm 1992, nước ta mới đạt mức xuất khẩu trên một triệu tấn gạo và từ năm 1993 đến năm 1996 đạt mức xuất khẩu hàng năm xấp xỉ hai triệu tấn gạo và năm 1997 đưa lên ba triệu tấn gạo xuất khẩu . Đến năm 2000 số lượng xuất khẩu đã đạt mức 4,55 triệu tấn một mức kỷ lục đối với xuất khẩu gạo của nước ta nhưng trong khi đó thì kim ngạch xuất khẩu do gạo đem lại chỉ đạt 1012 triệu USD, nhưng đến năm 2001 sản lượng gạo xuất khẩu lại giảm rất nhiều so với năm 2000 và chỉ bằng 76,92% và đạt 79,545% so với dự kiến . Xuất khẩu gạo đã và đang đạt được thành tựu đáng kể, sản lượng xuất khẩu nhìn chung ngày càng tăng, tuy một vài năm có giảm do các yếu tố biến đổi . Chẳng hạn năm 1992 so với năm 1991 giảm cả về số lượng và kim ngạch do thị trường Đông Âu bị mất và năm 2001 sản lượng giảm 1,05 triệu tấn gạo do lượng gạo còn tồn lại của những năm trước của các nước và một số nước nhập khẩu gạo lớn như Indonexia, Bangladesh và Philippin lại giảm lượng nhập khẩu vì sự được mùa của các nước này . Trong quá trình thực hiện xuất khẩu gạo từ năm 1991 đến nay có một số sự kiện đáng lưu ý ở đây là : Một là : Vào năm 1992 lượng gạo xuất khẩu của Việt nam giảm và đạt mức thấp nhất, kéo theo kim ngạch cũng ở mức thấp nhất so với các năm khác do giá cả thị trường trên thế giới giảm và một nguyên nhân đã trình bầy ở trên là do thị trường Đông âu bị mất . Khi đó Pakíttăng đã thay thế nước xuất khẩu gạo thứ ba của Việt nam trên thị trường thế giới . Tuy nhiên ngay năm sau, nước ta đã nhanh tróng giành lại vị thế đó của mình với mức xuất khẩu 1,9 triệu tấn, tăng gần 90% so với năm trước . Hai là : Trong năm 1996 mặc dù xuất khẩu gạo của Việt nam đã đạt 2,044 triệu tấn, vượt tất cả những năm trước đó nhưng vị trí thứ ba lại một lần nữa bị ấn Độ chiếm lĩnh (từ 1 triệu tấn gạo ấn độ tăng đột ngột lượng xuất khẩu gạo lên hơn 4,2 triệu tấn ) Ba là : Trong năm 1997 đẩy mạnh xuất khẩu gạo tới mức lớn hơn . Lần đầu tiên, kể từ năm 1991, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt nam vượt mức 3 triệu tấn một năm, gấp rưỡi năm 1996 và gấp 3 lần năm 1992 . Bốn là : Vào năm 2000 và năm 2001, tuy rằng việc xuất khẩu gạo của nước ta vẫn đứng ở vị trí là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nhưng có một số vấn đề đáng lưu ý là : năm 2000 tuy khối lượng gạo đạt kỷ lục đối với xuất khẩu gạo ở nước ta từ năm 1991 đến nay và khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2000 tăng gần 20% so với năm 1999 nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm và chỉ bằng 99,6% năm 1999 lý do là do gía gạo giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay ; trong khi đó năm 2001 lại là năm mà khối lượng gạo xuất khẩu của Việt nam lại giảm rất nhiều so với năm 2000 chỉ bằng 76.92% cộng với giá cả xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu gạo cũng ở mức thấp còn thấp hơn cả năm 1997 . Như vậy trong hơn 10 năm qua (1991 - 2001), Việt nam đã xuất khẩu được hơn 30 triệu tấn gạo với kim ngạch gần 7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu gạo thực sự đóng góp phần không nhỏ vào việc thức đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng như việc tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung trong sự nghiệp đổi mới hiện nay . Cần nói rõ hơn, số liệu xuất khẩu nói trên chưa tính phần xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới tây nam sang Lào và Campuchia, nhất là biên giới phía bắc sang Trung Quốc không có giấy phép xuất khẩu của nhà nước và thực chất là xuất khẩu lậu . Phương thức thanh toán phổ biến ở đây là phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc hàng đổi hàng . Lượng xuất khẩu này ước tính trung bình khoảng 0,25-0,3 triệu tấn/năm . Chỉ nói riêng năm 2000, sang Trung Quốc ít nhất cũng là 0,5 triệu tấn, sang Lào và Campuchia khoảng 0,1 triệu tấn . Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu . Chất lượng gạo xuất khẩu Chất lượng gạo có liên quan đến một loạt các yếu tố sản xuất như đất đai, thuỷ lợi, phân bón, giống, chế biến, vận chuyển, bảo quản . . . Trong đó, giống lúa và công nghệ chế biến sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng và quyết định phẩm chất luá gạo hàng hoá . Giải pháp về giống lúa cần đi trước một bước, kể cả nghiên cứu triển khai và áp dụng vào thực tiễn nhằm tạo ra tiền đề cơ bản trong sản xuất . Những năm qua, hàng loạt giống lúa mới chọn tạo và nhập nội được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống quốc gia đưa vào sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau, đã là yếu tố quyết định đưa năng suất lúa của nước ta tăng ổn định và vững chắc . Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu chính của nước ta , nhưng thực tế ở vùng này gieo cấy trên 70 loại giống lúa và trong đó chỉ có 5 giống lúa có thể xuất khẩu được là IR9729, IR64, IR59606, OM997-6 và OM132 . Giống lúa chủ lực cho xuất khẩu ở phía Bắc hiện nay là C70, C71, CR203, Q5, ải 32, IR1832 và nói chung được gọi là “gạo trắng Việt nam” có chất lượng từ trung bình đến thấp . Bộ giống lúa chất lượng cho xuất khẩu của nước ta hiện nay khá phong phú, tuy nhiên chúng ta vẫn thiếu những giống có giá trị cao trên thị trường gạo thế giới (giá từ 700-1000 USD/tấn). Để khai thác tiềm năng xuất khẩu gạo của đất nước, việc tổ chức, quy vùng sản xuất, nghiên cứu chọn tạo nhằm tìm ra các giống lúa tốt là một trong những khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh tế của ngành xuất khẩu lúa gạo nước ta . Đối với vụ lúa mùa, giống lúa cao sản IR45 (NN43) hiện nay là giống lúa điển hình đạt chất lượng xuất khẩu, khách hàng chấp nhận, nông dân thích trồng vì dễ cấy, chịu phèn và mặn tốt có khả năng cao thời gian sinh trưởng ngắn (140 -145 ngày) ởđồng bằng sông Cửu Long, giống lúa ngắn ngày X21 và giống lúa lai hệ 3 dòng HR1 đạt chất lượng xuất khẩu, lại có ưu thế canh tác, năng xuất cao (6-10 tấn/ha ), chịu rét thích ứng với nhiều loại đất phèn, nặm và kháng phèn tốt . Chất lượng gạo xuất khẩu gồm nhiều tiêu thức như hình dáng, kích cỡ, mùi vị, tỷ lệ thức, tạp chất . . . nhưng trong đó tỷ lệ tấm đóng vai trò quan trọng, thường được quan tâm tới . Dưới đây chúng ta xem bảng phản ánh chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam trong mấy năm qua và bảng tiêu chuẩn phân loại của viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) 1980 . Bảng chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam (% so với tổng số lượng xuất khẩu trong năm đó ) Năm/phẩm cấp Cao Trung bình Thấp Tốc độ tăng liên hoàn chất lượng gạo xuất khẩu (%) Cao Trung bình Thấp 1991 1.0 2.5 96.5 100 100 100 1991 14.3 8.7 77.0 143.0 348.0 78.97 1992 35.1 10.0 55.0 245.45 119.94 71.43 1993 40.3 15.2 45.0 114.15 152.0 81.82 1994 51.2 21.4 28.0 127.05 140.79 62.22 1995 70.0 13.0 17.0 136.72 60.75 60.71 1996 54.8 22.7 22.5 78.29 174.62 129.41 1997 49.0 13.0 38.0 89.42 57.27 168.89 1998 44.0 8.0 48.0 89.80 61.54 126.32 1999 53.0 11.0 36.0 120.45 137.5 75 2000 30 30 40.0 68.18 375 125 Nguồn : Tổng cục Thống Kê Bảng tiêu chuẩn phân loại gạo của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) : 1980 Chiều dài hạt gạo chia thành 4 cấp (mm) Cấp 1 - rất dài > 7,50 Cấp 2 - dài > 6,61 - 7,50 Cấp 5 - trung bình 5,51 - 6.61 Cấp 7 - ngắn < 5,50 Hình dạng hạt gạo : tỷ lệ chiều dài / rộng (D/R ) Cấp 1 - thon > 3,0 Cấp 3 - trung bình 2,1 - 3,0 Cáp 5 - bầu 1,1 - 2,0 Cấp 9 - tròn Ê 1,0 Kích thước và hình dáng dạng hạt gạo Hạt rất dài D >7 Hạt dài 6 Ê D Ê 7 Hạt trung bình 5 Ê D Ê 6 Hạt ngắn D < 5 Hạt thon dài D/R > 3 Hạt thon trung bình 2 Ê D/R Ê 3 Hạt hơi thon D/R < 2 Độ bạc bụng ( 4 loại - điểm ) Điểm 0 Không có vết đục trong gạo Điểm 1 Vết đục chiến ít hơn 10% diện tích hạt Điểm 5 Vết đục chiếm từ 11 -20 % diện tích hạt Điểm 9 Vết đục chiếm hơn 20% diện tích hạt Trong mấy năm gần đây, chất lượng gạo của Việt nam đã tăng lên, gạo phẩm cấp cao chiếm 40% tổng số gạo xuất khẩu . Tốc độ tăng của gạo phẩm cấp cao hàng năm là không ổn định . Từ năm 1991-1995, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 0,53 lần (53%/năm) . Từ năm 1996-1998, tốc độ này giảm xuống còn 0,14 lần (14%/năm) nhưng tốc độ của cả giai đoạn xuất khẩu lại tăng lên gần 0,27 lần (27%/năm) . Trong khi đó tốc độ tăng của gạo trung bình và thấp là 0,19 lần (19%/năm), tăng chậm hơn tốc độ tăng của gạo phẩm cấp cao . Có thể nói rằng gạo phẩm cấp cao của ta xuất khẩu chưa nhiều, đa phần chỉ là gạo loại trung bình và các loại gạo khác . Do đó, kim ngạch thu về thường không cao . Riêng năm 1999, gạo cấp cao của Việt nam xuất khẩu tăng vượt , chiếm 53%, đã góp phần làng tăng giá gạo xuất khẩu, khiến kim ngạch đạt 1016 triêu USD, tăng 11,35%, mặc dù sản lượng chỉ tăng gần 3% so với năm 1998 . Tóm lại, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam trong mấy năm qua tăng lên rõ rệt; các loại gạo 5% tấm tăng từ 0,3 lên 30% trong tổng lượng gạo xuất khẩu . Cả hai cấp gạo có tỷ lệ tấm thấp (5% và 10%) hiện nay chiếm từ 53 - 60% tổng lượng xuất khẩu . Còn gạo có tỷ lệ tấm cao 35 - 45% đã giảm mạnh từ 92% nay chỉ còn chiếm 5% tổng lượng gạo xuất khẩu . Năm 1997 cho đến hết năm 1998 tỷ trọng nhóm gạo xuất khẩu cấp cao lại giảm và nhóm gạo cấp thấp (tỷ lệ tấm cao 30 - 45%) lại có xu hướng tăng . Tình hình này không có nghĩa chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam bị tụt lùi . Ngược lại, đó là sự ứng sử hợp lý trong chiếm lược kinh doanh xuất khẩu gạo của ta, căn cứ vào nhu cầu và giá cả thực tế của thị trường gạo thế giới trong điều kiện giá tăng mạnh, nhiều nước nghèo do sức mua hạn chế nên thường tập trung vào tiêu dùng loại gạo có chất lượng thấp, đẩy giá loại gạo này tăng nhiều hơn so với gạo chất lượng cao . Do vậy, việc tăng tỷ trọng gạo xuất khẩu cấp thấp là cách ứng sử tình huống nhằm nâng cấp hiệu quả kinh doanh . Đương nhiên, trong chiến lược lâu dài, Việt nam vẫn chủ trương tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo chất lượng cao theo xu hướng phát triển chung của thị trường gạo thế giới . Như vậy chất lượng gạo là một yết tố vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh hơn nữa về số lượng gaọ xuất khẩu trong những năm tới, đó là yếu tố quan trọng để có thể tìm kiêm được cho Việt nam có được một thị trường xuất khẩu gạo vững chắc và ngày càng mở rộng được thị trường về gạo tạo ra tiềm năng cho ngành nông nghiệp nói chung và về gạo nói riêng .Ngoài ra thì công nghệ chế biến cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong xuất khẩu gạo . Chủng loại gạo xuất khẩu Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt nam chủ yếu vẫn là gạo tẻ hạt dài được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long . Trong cơ cấu xuất khẩu đó, gạo đặc sản truyền thổng chưa được chú trọng phát triển . Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo tám thơm được trồng ở miền Bắc, gạo Nàng Hương với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm Trong thời kỳ bao cấp trước đây (1957-1987), xuất khẩu gạo đặc sản của Việt nam không thường xuyên và với số lượng nhỏ, ở mức trên 10000 tấn /năm . Song năm 1998 và 1999 con số này cũng chỉ đạt 120 và 105 nghìn tấn . Riêng có Vinafood Hà nội xuấ._.t khẩu trên 500 tấn gạo đặc sản sang thị trường Hồng Kông, Xingapore vào năm 1988, trong khi đó khả năng xuất khẩu thực tế có thể đạt được 2000-3000 tấn . . . vì lượng xuất khẩu quá nhỏ lại không thường xuyên cho nên nhìn chung xuất khẩu gạo đặc sản Việt nam chưa đem lại hiệu quả lớn . Trong khi đó, Thái Lan những năm qua vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản (mali) với giá cao, gấp 1,5 lần loại gạo tốt "Thái 100B" và khoảng 2,5 - 3 lần so với đặc sản, với giá 702 USD/tấn vào thị trường Tây Âu . Theo FAO, năm 1997 xuất khẩu gạo đặc sản của Thái Lan đặt khoảng 400 triệu USD, thị trường chủ yếu là Mỹ, Hồng Kông, Tây Âu và Xingapore . Theo đánh giá của người tiêu dùng, gạo đặc sản mali của Thái Lan không có hương vị thơm gon độc đáo như gạo đặc sản Tám Xoan ở vùng đồng bằng sông Cưu Long cuả Việt nam . Về giá trị kinh tế , xuất khẩu gạo đặc sản sẽ bảo đảm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thị trường tương lai, lại ưa chuộng chủng loại gạo quí hiếm này . Vấn đề chính ở đây vẫn là khả năng phát triển sản xuất trong nước để có thể thoả mãn được nhu cầu của thị trường nước ngoài . Thị trường và giá cả xuất khẩu . 3.1. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam Thái Lan và Mỹ là những nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập niên nay . Do vậy họ đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và ổn định về thị trường và khách hàng tiêu thụ bằng một hệ thống chính sách củ thể đối với từng khu vực và từng nước tiêu thụ của mình .Việt nam chỉ là nước xuất khẩu gạo lớn kể từ năm 1991 . Từ thực tế đó , việc thâm nhập và mở rộng thị trường của Việt nam trong những năm đầu đã gặp không ít gian nan vì thường đụng đến những khu vực thị trường quen thuộc của các nước xuất khẩu truyền thống , đặc biệt là Thái Lan . Bảng : Thị trường xuất khẩu của Việt nam trong 3 năm điển hình (%) Các khu vực tiêu thụ / năm 1991 1993 1996 Châu á 50,0 44,6 79,0 Trung Đông 0,0 10,5 10,0 Châu phi 49,0 35,5 10,0 Châu mỹ 0,9 15,1 09,0 Châu âu 0,01 04,8 02,0 Thị trường khác 0,09 0 0 Nguồn : Bộ Thương Mại Qua bảng cho thấy ngay từ năm 1991, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt nam là Châu á và Châu phi và có một số đặc điểm sau Một là : Từ năm 1991 đến năm 1993 thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam sang Châu á và Châu phi thì không chênh lệch nhau nắm và so với Thái Lan thì trong thời gian này thì tỷ trọng xuất khẩu của Việt nam sang Châu á nhỏ hơn của thái lan (năm 1991 tỷ trọng xuất khẩu của Thái Lan sang thị trường này là 64,6%, năm 1993 là 55,5%), nhưng tỷ trọng của Việt nam xuất khẩu gạo sang thị trường Châu phi lại lớn hơn của Thái lan (năm 1991 tỷ trọng của Thái Lan sang thị trường này là 20,6% và năm 1993 là 25%) . Nhưng đến năm 1996, thực tế ty trọng xuất khẩu của Việt nam sang các nước Châu á tăng mạnh sang các nước Châu phi giảm . Hai là : Trong những năm đầu, đại bộ phận gạo xuất khẩu của Việt nam thường phải thông qua môi giới trung gian Đến năm 1996 - 1997 tuy gạo Việt nam đã có mặt trên 80 nước nhưng phần gạo xuất khẩu qua trung gian vẫn chiếm phần đáng kể . Do đó để tăng cường xuất khẩu vấn đề tìm kiến thị trường là vấn đề quan trọng . Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay và những thay đổi kinh tế ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, thị trường gạo của Việt nam cũng có nhiều thay đổi . Bảng : Thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam (%) Thị trường / năm 1997 1998 1999 2000 Châu á 35,3 31 70,8 54,3 Trung Đông 19 14 10,9 12,3 Châu phi 30 43 7,4 22,7 Châu mỹ 15,7 9 3 6,2 Châu âu 0 3 3,9 3,7 Châu Đại Dương 0 0 0,6 0,4 Nước chưa xác định 0 0 3,2 0,1 Năm 2000 thị trương xuất khẩu gạo chính của Việt nam vẫn là các nước Châu á, mặc dù tỷ trọng so với năm trước giảm xuống chỉ chiếm 54,3% tổng lượng gạo xuất khẩu (so với 70,8% của năm 1999) . Các quốc gia nhập khẩu gạo chính của Việt nam vẫn là Indônexia và Malaysia . Lượng gạo xuất đi các nước Châu Âu như Thụy sỹ, áo, Anh, Hungary, Tây ban Nha đạt 3,7 % tổng lượng gạo xuất khẩu, trong khi đó năm 1999 là 3% Lượng xuất khẩu gạo của Việt nam đạt trên 4 triệu tấn trong hoàn cảnh thị trường nhiều biến động là cố gắng lớn của các doanh nghiệp Việt nam . Điều này cho thấy, chính sách giao quyền tự chủ kinh doanh cho các nhà xuất khẩu và tăng đầu mối xuất khẩu gạo của chính phủ là đúng đắn và hiệu quả . Năm 2000 lượng gạo xuất khẩu đi Trung Đông cũng tăng lên, chiếm 12%, còn lượng xuất đi Châu phi lại giảm đi . Năm 2000, gạo xuất khẩu với tỷ lệ gạo phẩm cấp cao giảm đi đáng kể so với năm 1999, trong khi đó gạo phẩm cấp thấp tăng lên, chứng tỏ gạo phẩm cấp thấp và trung bình cũng có thị trường không nhỏ, đây cũng là lợi thế cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt nam . Năm 2001 lượng gạo xuất khẩu của Việt nam đạt mức 3,5 triệu tấn giảm so với năm trước 1,05 triệu tấn là do một số thị trường nhập khẩu gạo lớn như Indonexia, Bangladesh, philippin . . . giảm lượng nhập khẩu do có sự khôi phục lại mất mùa của hai năm trước đó . Đến đầu năm 2002 này Việt nam dự tính xuất khẩu 4 triệu tấn tăng so với 3,5 triệu tấn năm 2001 nhưng vẫn còn thấp so với năm 2000 (4,55 triệu tấn) ngay trong tháng 01 Việt nam đã xuất khẩu được 150000 tấn gạo tăng 128% so với cùng kỳ năm trước . Để đặt được khối lượng gạo xuất khẩu như dự kiến thì vấn đề thị trường là yếu tố hết sức quan trọng . 3.2. Giá gạo xuất khẩu Giá cả là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của một nền kinh tế trên thị trường . Thực tế giá cả phụ thuộc nhiều yếu tố : quan hệ cung cầu, điều kiện khí hậu thời tiết (những biến cố về khí hậu), thời vụ, yếu tố chính trị xã hội . . . Trong đó, yếu tố chi phối nhiều nhất và quan trọng là chất lượng phẩm chất gạo . Cụ thể như, trong trượng hợp của Mỹ tuy khối lượng xuất khẩu gạo của Mỹ không dẫn đầu nhưng khả năng chi phối đối với thị trường gạo thế giới của Mỹ vẫn rất lớn . Mỹ cạnh tranh và chi phối xuất khẩu bằng chất lượng ưu việt so với gạo Thái lan vì Mỹ có lợi thế hơn hẳn về khoa học công nghệ trong khâu chế biến và thiết bị kho tàng bảo quản . Trong những năm gần đây, chất lượng gạo của Việt nam liên tục tăng . Bằng chứng về uy tín chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam đang được cải thiện là mức chênh lệch giá gạo của Việt nam và Thái Lan giảm đi rõ rệt và ngày càng nhích lại gần với giá gạo của các nước . Năm 2000 lượng gạo xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu hầu như không tăng so với năm 1999 . Nguyên nhân chính là do giá gạo xuất khẩu năm 2000 giảm xuống khá nhiều so với năm 1999 . Chúng ta xem bảng về giá gạo xuất khẩu trung bình sau : Bảng : Giá gạo Quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt nam (USD/ tấn) Năm Giá Quốc tế FOB Bang kob (5% tấm) Giá xuất khẩu trung bình của Việt nam Gía xuất khẩu của Việt nam giá 5% tấm Chênh lệch giá giữa (2) và (4) (lấy 2 - 4 ) (1) (2) (3) (4) (5) 1991 320 226 245 75 1991 287 191 224 63 1992 290 227 234 56 1993 280 214 233 47 1994 268 211 230 38 1995 295 230 265 30 1996 338 250 314 24 1997 362 285 342 20 1998 242 1999 268.5 2000 227 Nguồn : FAO - Facsimil Transmission BOT - OMIC Bang kok Bộ Thương mại Giá gạo xuất khẩu 5% tấm trung bình năm 2000 chỉ có 228 USD/tấn, giảm 56 USD/tấn so với năm 1999 . Giá gạo xuất khẩu phẩm cấp thấp (25% tấm) cũng giảm khá nhiều so với năm trước, chỉ đạt 205 USD/tấn, giảm 45% USD/tấn . Xu hướng giảm giá gạo xuất khẩu năm 2000 không chỉ đối với gạo xuất khẩu của Việt nam mà còn ảnh hưởng nhiều đến gạo xuất khẩu của Thái Lan . Năm 2000, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan chỉ đạt 239 USD/tấn giả 60 USD/tấn so với năm 1999 . Tương tự gạo 25% tấm của Thái Lan giảm xuống mức 215 USD/ tấn . Năm 2001 do cung tăng, cầu giảm đã buộc các nước xuất khẩu gạo như Thái Lan, Việt nam, Trung Quốc phải giảm giá đáng kể để đẩy mạnh bán ra . Ngay trong 10 tháng đầu năm 2001 giá gạo các loại của Thái Lan đã giảm 19-22% còn 163 USD/tấn, FOB (25% tấm) và 193 USD/tấn, FOB (100%loại B) . Giá gạo Việt nam giảm 16%, còn 185 USD/tấn, FOB (5% tấm) và 159 USD/tấn (25% tấm) . Trong khi đó, giá gạo Pakistan giảm hơn giá gạo Thái Lan và Việt nam do đồng rupi Pakistan suy yếu so với USD . Nhìn chung, mức chênh lệch giữa giá gạo của Thái Lan và Việt nam trong mấy năm vừa qua có xu hướng giảm dần . Nhưng để tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa, trong điều kiện thị trường hiện nay với xu thế ngày càng khó khăn thì vấn đề quyết định là cải tiến giống, công nghệ chế biến để nâng cao lúa gạo hàng hoá . 4. Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo Chính sách thuế xuất khẩu gạo . Trước ngày 01 tháng 07 năm 1996 gạo xuất khẩu của nước ta không bị đánh thuế từ ngay 10 tháng 07 năm 1996 mức thuế xuất khẩu gạo là 1% được áp dụng theo quyết định số 105-TC/TCT ngày 10 tháng 06 năm 1996 của Bộ Tài Chính . Từ ngày 16 tháng 09 năm 1996 mức thuế là 2% được áp dụng theo quyết định số 904-TC/TCT ngày 15 tháng 08 năm 1996 của Bộ Tài Chính . Từ ngày 16 tháng 09 năm 1999 theo quyết định số 1233/QĐ-BTC của bộ trượng Bộ Tài Chính quyết định thuế xuất khẩu gạo : gạo 25% tấm trở lên chịu thuế xuất 1,5% ; gạo 24% tấm trở xuống và gạo đặc sản chịu thuế xuất là 1% và để bổ trợ việc hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 1997 Bộ Tài Chính quyết định điều chỉnh thuế xuất . Thuế xuất khẩu gạo các loại mức 0% thực hiện ngày 01 tháng 01 năm 2000 . Vấn đề có nên đánh thuế xuất khẩu gạo hay không và đánh với mức nào nhằm mục đích nào, vẫn có nhứng ý kiến khác nhau . Thứ nhất : Đánh thuế xuất khẩu để lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế, tăng thu ngân sách để đẩy mạnh chi phí về thuế cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu . Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng gạo xuất khẩu của nước ta hàng năm đạt hơn 10% thị phần thế giới thì chưa thể coi là độc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới . Vì vậy mục tiêu này không thể đạt được trong việc đánh thuế xuất khẩu gạo của nước ta . Thứ hai : Đánh thuế xuất khẩu là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu . Trong thời gian qua, mặt hàng gạo của nước ta không nằm trong danh mục hàng hoá hạn chế xuất khẩu . Do đó cũng không phải là mục tiêu đánh thuế xuất khẩu chính của xuất khẩu gạo nước ta . Thứ ba : Đánh thuế xuất khẩu để ổn định cung - cầu trên thị trường nội địa, thông qua đánh thuế xuất khẩu để giảm bớt lợi nhuận của người xuất khẩu . Đây cũng là một trong những mục tiêu chính mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo của nước ta đạt được . Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương giảm thuế nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân ở thị trường nội địa, nên nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt nam, trên thị trường thế giới và giảm lợi ích của nông dân sản xuất lúa gạo . Như vậy cần phải đánh giá lại một cách tổng hợp cái được, cái mất của việc đánh thuế xuất khẩu gạo 4.2. Chính sách quản lý xuất khẩu gạo Gạo là lương thực cơ bản và truyền thống của nước ta . Đó là mặt hàng rất nhậy cảm với sự ôn định chính trị trong nước . Do đó sự ổn định cung-cầu gạo trên thị trường thế giới là rất quan trọng . Vì vậy năm 1991 khi mới có xuất khẩu gạo Nhà nước ta đã dùng hạn ngạch để kiểm soát điều tiết lượng gạo xuất khẩu . Hạn ngạch xuất khẩu gạo có thể điều chỉnh giá thóc ở thị trường nội địa khi khống chế lượng gạo xuất khẩu . Tuy nhiên, nếu khống chế lượng gạo xuất khẩu một cách thích hợp sẽ là một trọng những cơ sở để ổn định mặt bằng giá cả nói chung trên thị trường nội địa . Hơn nữa trong hoàn cảnh Nhà nước đang có chủ trương tự do hoá ngoại thương, chống tranh bán ở thị trường nước ngoài, thì việc sử dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo là công cụ hợp lý nên tiếp tục áp dụng trong một thời gian nữa . Vấn để ở đây là cần dự đoán tương đối chính xác sản lượng thu hoạt thóc hàng năm để giao hạn ngạch phù hợp với yêu cầu để đảm bảo cân đối sát cung-cầu ở thị trường nội địa . Đồng thời cũng hoàn thiện cơ chế giao hạn ngạch sao cho giảm đến mức thấp nhất các lộn xộn trong mua bán hạn ngạch, chạy trọt hạn ngạch như thực tế đã xẩy ra trong những năm qua . Công tác thu mua và tổ chức xuất khẩu gạo . Công tác thu mua . Tham gia hoạt động kinh doanh lương thực trong thời kỳ đổi mới có các thành phần kinh tế cùng tham gia trên thị trường là : Thành phần kinh tế Nhà nước . Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh . Cục dự trữ quốc gia . Thành phần kinh tế tư nhân . Từ năm 1999, Nhà nước ta đã mở rộng cho các thành phần kinh tế được phép xuất khẩu, cái mới nhất đó là tư nhân được tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo (trước đó chỉ có thành phần kinh tế Nhà nước được đứng ra xuất khẩu gạo) . Để có gạo cung cấp cho các thành phân kinh tế này xuất khẩu, đòi hỏi phải có hoạt động thu mua lúa gạo trên thị trường nội địa . Hiện nay đang có các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thu mua gạo xuất khẩu và được khái quát bằng sơ đồ : Nông dân sản xuất lúa gạo Doanh nghiệp tư nhân Các chủ nhà máy say sát nhà tư nhân Nông dân thu gom Hàng xáo chuyên nghiệp Quốc doanh tư nhân Xuất khẩu Qua tìm hiểu thì ngành lương thực quốc doanh mua trực tiếp của người sản xuất chỉ khoảng 30% sản lượng lúa, 70% còn lại là thành phần kinh tế khác thu mua của người sản xuất sau đó xay sát, cung ứng quốc doanh . Việc công ty quốc doanh thu mua lúa với tỷ lệ thấp, dẫn tới phần lớn sản lượng lúa của nông dân phải bán cho tư thương . Điều này gây thiệt hại cho nông dân, nông dân sản xuất bị ép gía, bán với gía thấp hơn gía bán trực tiếp cho quốc doanh . Sở dĩ doanh nghiệp quốc doanh mua trực tiếp của người sản xuất ít chủ yếu là do không tổ chức được mạng lưới đến tận nhà dân, tuy có tổ chức được thu mua lưu động nhưng vẫn còn ít . 5.2. Tổ chức xuất khẩu Từ năm 1991, năm đầu tiên nước ta xuất khẩu gạo đến năm 1999 cơ chế điều hành được áp dụng với từng giai đoạn như sau : * Năm 1991 chưa có cơ chế rõ ràng . * Năm 1991-1992, với chủ trương mở rộng để tiêu thụ lúa hàng hoá nên có nhiều công ty tham gia xuất khẩu, vì thời gian này sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía nam phát triển mạnh, trong khi chúng ta lại thiếu bạn hàng và thị trường tiêu thụ . * Năm 1993-1996 do xu hướng chung là giá thị trường giảm mạnh, các công ty lương thực ở các địa phương kinh doanh xuất khẩu gạo bị lỗ, không làm được . Các tỉnh đề nghị khâu cung ứng, tạo chân hàng tức là khâu thu mua, xay sát, chế biến, vận chuyển nội địa, còn việc xuất khẩu chủ yếu thuộc doanh nghiệp khối trung ương đảm nhiệm . Năm 1993 có hơn 40 đầu mối xuất khẩu gạo, những đầu mối này cạnh tranh với nhau trong việc bán gạo, giá giảm gây ảnh hưởng xấu cho việc thoa thuận . Một số tổ chức thiếu kinh nghiệm cũng xuất khẩu gạo, do đó việc ký hợp đồng của họ không đạt yêu cầu, một trong số họ lại không thực hiện hợp đồng . . . Từ năm 1994 chính phủ quyết định hạn chế đầu mối xuất khẩu gạo, Bộ Thương Mại đưa vào hoạt động xuất khẩu gạo của tất cả các đầu mối trong bốn năm qua, đặc biệt là trong hai năm gần đây Bộ Thương Mại đề nghị với Bộ Nông Nghiệp và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư , Hiệp hội xuất khẩu lương thực và chỉ ra các đầu mối được cấp giấy phép nếu đáp ứng được nguyên tắc sau đây : + Chỉ cho phép phát triển xuất khẩu gạo cho một tỉnh có số lượng lớn hơn 200000 tấn gạo một năm và cho phép hai tổ chức xuất khẩu gạo của một tỉnh có số lượng lớn hơn 600-700 ngàn tấn một năm . + Đối với công ty không có giấy phép xuất khẩu trực tiếp, nhưng có khả năng thu mua gạo và khả năng chế biến . . . có thể hợp tác với các đầu mối đầu xuất khẩu . * Đến năm 1997, tình hình tiêu thụ trở lại thuận lợi, việc kinh doanh xuất khẩu gạo có lời, mặc dù vậy lại phát sinh tình trạng mua ép giá nông dân và xuất hiện nhiều tiêu cực trong khâu ký kết hợp đồng ngoài như việc đôn giá, hoàn giá . . . chính phủ đã có chỉ đạo, chấn chỉnh lại việc xuất khẩu gạo và huy động nguồn hàng bằng các chỉ định các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp của địa phương) thực sự đã kinh doanh gạo nghiêm túc và có hiệu quả làm đầu mối kinh doanh . * Từ năm 1998-1999, chính phủ có quyết định riêng để điều hành xuất khẩu gạo hàng năm (năm 1998 quyết định số 141-trát tường; năm 1999 quyết định số 12/1999/QĐ-TTg) nội dung cơ bản của các quyết định này được thể hiện trên các mặt : Nhà nước điều hành xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch (hàng năm công bố hạn ngạch và giao cho các doanh nghiệp địa phương thực hiện); Nhà nước quy định giá sàn thu mua nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất lúa; Nhà nước chọn và chỉ định một số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gạo và khuyến khích các doanh nghiệp tìm được thị trường thương nhân mới, có gía trị xuất khẩu tốt được xuất khẩu ; Nhà nước bố trí kế hoạch tài chính mua bán tạm trữ khi cần thiết nhằm ổn định gía lương thực trong nước . * Cho đến đầu năm 2001 ở nước ta có 47 doanh nghiệp là đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp; có một số doanh nghiệp đủ mạnh về vốn, về khả năng khai thác thị trường, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ . Với 47 doanh nghiệp đầu mối như hiện nay có thể đảm bảo xuất khẩu từ 4 triệu tấn gạo mốt năm trở lên . * Chính phủ đã có chủ trương kể từ năm nay sẽ bỏ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu gạo, nhằm khai thông đầu ra cho mặt hàng lúa gạo xuất khẩu của Việt nam . Theo vụ kế hoạch thuộc Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc chính phủ tự do xuất khẩu gạo sẽ làm cho gía lúa tăng sát với thị trường hơn . Để làm tốt việc này chính phủ cần hỗ trợ thêm cho nông dân về thông tin dự báo nhu cầu tiêu thụ của thị trường nông sản để giúp nông dân điều chỉnh sản xuất, áp dụng lại chính sách giá sàn đối với mặt hàng lúa để ổn định gía trong nước . Ngoài ra trong tình hình xuất khẩu lúa gạo đang gặp khó khăn như hiện nay, để nghị Nhà nước tạo cơ chế thông thoáng hơn cho thương nhân nước ngoài đến giao dịch mua bán gạo tại Việt nam . Hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong một số năm qua. Qua ba năm xuất khẩu gạo (1997-1999) của Việt nam, ta thấy xuất khẩu với số lượng lớn nhưng hiệu quả còn chưa cao do có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng đặc biệt phải chú ý tới sự lên xuống của giá gạo trên thị trường thế giới diễn ra rất phức tạp, liên tục giảm đặc biệt là gạo có phẩm cấp thấp Hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam trong ba năm 1997-1999 được thể hiện thông qua bảng sau : Đơn vị : nghìn đông/tấn Hạng mục /năm 1997 1998 1999 I. Giá thành xuất khẩu một tấn gạo 1. Giá mua tại mạn tầu 2200 2260 2590 2. Bao bì 52 56 60 3. Chi phí quản lý kinh doanh 55,8 60 63,6 4. Chi phí giao dịch ký hợp đồng 23,5 25 27,6 5. Lãi vay ngân hàng (1,2% tháng x 1,5% tháng ) 43,11 43,21 49,4 6. Thuế doanh thu và thúê xuất khẩu 25,6 26,5 27,6 Phí bảo hiểm + Phí vận tải 29USD +3,5 USD 385,15 391,62 442,5 Tổng giá thành xuất khẩu 2785,16 2861,17 3260,7 II. Giá thành xuất khẩu một tấn gạo : ( = Giá bình quân FOB x Tỷ giá Việt nam Đ/USD1 285 x 11,2 = 3192 249 x 12,5 = 3112,5 271,32x13 = 3527,1 III. Lợi nhuận xuất khẩu 1 tấn gạo ( hiệu quả kinh doanh = II - I ) 406,84 251,33 266,4 IV. Số lượng gạo xuất khẩu cả năm (ngàn tấn ) 3003 3553 3793 V. Lợi nhuận xuất khẩu gạo cả năm ( III x IV ) 1221740,52 892975,49 1010682,78 Nguồn : Tổng cụ hải quan Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đương nhiên phải xem xét hiệu quả ở từng khâu . Tuy nhiên, đối với mặt hàng chiến lược này, không thể chỉ xét mức lỗ lãi thuần tuý mà phải nhấn mạnh hiệu quả kinh tế-xã hội chung trong nước và hiệu quả kinh tế đối ngoại của Việt nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay . Địa vị và khả năng cạnh tranh của Việt nam trong xuất khẩu gạo Trên thị trường gạo thế giới, tương quan lực lượng giữa các nước xuất khẩu đã có nhiều thay đổi, trong đó phải kể đến địa vị của Việt nam . Trước năm 1996, Việt nam vẫn đứng thứ ba trong xuất khẩu gạo nhưng vượt Mỹ, sau ấn Độ . Từ năm 1998 đến nay, Việt nam đã vượt ấn Độ chỉ sau Thái Lan dành vị trí thứ hai một cách vững chắc . Như vậy, nước xuất khẩu gạo hiện nay Việt nam cần quan tâm nhất là Thái Lan . Xem xét khả năng cạnh tranh giữa Việt nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo như ở bảng sau . Bảng so sánh khả năng cạnh tranh của Việt nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo Những tiêu thức cơ bản Đơn vị tính Việt nam Thái Lan So sánh Việt nam /Thái Lan I. Trong sản xuất 1. Diện tích lúa năm 1997 Triệu ha 7,02 9,02 Việt nam bằng 77,8 % 2. năng suất lúa năm 1997 Tạ / ha 37,6 23,6 Việt nam gấp 1,6 lần 3. Sản lượng lúa năm 1997 Triệu tấn 26,4 21,1 Việt nam vượt 25,1% 4. Mức tăng sản lượng 1997/1991 % 39 95 Việt nam bằng 41,5% 5.Giá thành sản xuất 1 tấn gạo USD/tấn 215 250 Việt nam lợi thế hơn II. Trong an ninh lương thực 1. Dân số năm 1997 Triệu người 75,4 58,7 Việt nam kém lợi thế hơn về mức lương thực bình quân 2. Mức tăng dân số bình quân 1997/1991 % 2,2 1,1 Việt nam tăng dân số nhanh hơn (100%) 3. Sản lượng lương thực bình quân Kg/người 388 449 Việt nam kém ( bằng 86,4 % ) 4. Sản lượng thóc bình quân năm 1997 Kg/người 350 363 Việt nam kém chỉ bằng 96,4% III. Trong sản xuất gạo 1. Lượng xuất khẩu năm 1991 Triệu tấn 1,425 6,08 Việt nam kém chỉ bằng 23,4% 2. Lượng xuất khẩu năn 1997 Triệu tấn 3,02 5,3 Việt nam kém bằng 57% 3. Mức tăng năm 1997/1991 % +112 - 13,1 Việt nam hơn (gấp 2,3 lần ) 4. Thị phần thế giới năm 1991 % 10,2 43,9 Việt nam kém chỉ bằng 23.2% 5. Thị phần thế giới năm 1997 % 15,5 27,5 Việt nam kém chỉ bằng 56,1% 6. So sánh thị phần 1997/1991 % +52 - 37,5 Việt nam hơn (vượt 90% ) 7. Giá xuất khẩu (gạo 5% tấm ) USD/tấn 245 320 Chênh lệch 75 USD/tấn 8. Giá xuất khẩu năm 1997 (gạo 5% tấm ) USD/ tấn 342 362 Chênh lệch 20 USD/ tấn Nguồn : Niên giám thống kê Việt nam năm 1997. Bộ Thương Mại Việt nam Quarterly bulletin of statisties, Vol 9-1997 (về sốliệu của Thái lan ) Qua bảng cần chú ý một số điểm cụ thể như sau : Một : Việc đánh giá địa vị và khả năng cạnh tranh giữa Việt nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo tất yếu phải được xem xét toàn diện gồm các tiêu thức trong nước và ngoài nước, các tiêu thức vĩ mô và vi mô, các tiêu thức định tính và định lượng . tuy nhiên, nhìn vào toàn bộ tiêu thức định lượng cơ bản trên ta thấy rất rõ những nét chủ yếu của tình hình thực tế . Hai : Mức tăng tốc sản xuất hoá của Việt nam so với Thái Lan trong những năm vừa qua là hết sức quan trọng để đảm bảo cho địa vị và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt nam ngày càng được củng cố và vững chắc . Ba : Giá thành sản xuất , thấp đang là lợi thế so sánh quan trọng của Việt nam trong xuất khẩu gạo . Theo số liệu của FAO, trong 5 năm (1996-2000) của ba nước Nhật, Mỹ, Thái Lan như sau : Nhật :1910 USD/tấn gạo Mỹ : 341USD/tấn gạo Thái Lan : 225 USD/tấn gạo (năm cao, 1996 là 286 USD/tấn gạo, 1999 giá gạo 25% tấm phổ biến ở mức 275-280 USD/tấn FOB, năm 2000 gía gạo 25% tấm đã giảm xuống còn 230 USD/tấn FOB Bang kok) Như vậy, Thái Lan có lợi thế hơn hẳn Mỹ và Nhật Bản về giá thành sản xuất gạo . Căn cứ vào sự biến động giá cả năm 1997 của các bộ phận chi phí trong kết cấu giá thành sản xuất gạo của Thái Lan, bộ phận tăng chi phí chủ yếu là phân bón hoá học (giá phân bón quốc tế tăng thêm 25% kim ngạch nhập khẩu phân bón của Thái Lan trung bình từ năm 1991-1997 là 193 triệu USD/năm), chi phí đất đai và lao động cũng tăng . Do vậy, giá thành sản xuất năm 1997 của thái Lan tăng tuy không nhiều nhưng không thấp hơn 250 USD/tấn . Còn giá thành xuất khẩu gạo của Việt nam, theo tính toán của Viện Khoa Học nông nghiệp Miền nam giá thành sản xuất một tấn thóc năm 1997 của các tỉnh Đồng bằng sông cửu long như sau (1000VNĐ); An Giang : 940 (lúa Đông Xuân ) Cần Thơ : 1056 (lúa Đông Xuân ) Đồng Tháp : 987 (lúa Đông Xuân) Long An : 1054 (lúa Đông Xuân) Tiền Giang : 1146 (lúa Đông Xuân) Sóc Trăng : 900 (lúa Mùa) Trà Vinh : 1016 (lúa Mùa) Từ số liệu cơ sở này, cần tính toán theo nguyên tắc sau; Chọn mức giá thành sản xuất lúa ởi tỉnh cao nhất (Tiền Giang 1146000VNĐ/tấn). Và một số chi phí khác như: + Cộng thêm những chi phí cao khác của nông dân như: phải vay “nóng” với lãi suất cao ở thị trường tín dụng do phải chi phí về giống lúa mới, giá mua phân bón ở mức cao . . . + Tính toán giá thành sản xuất một tấn gạo (chi phí xay sát, chuyên chở, bảo quản, tỷ lệ hao hụt . . .) + Tính đầy đủ mọi chi phí thực tế theo nguyên tắc chi phí cận biên . + Tỷ giá tiền năm 1997 (1 USD = 11150 VNĐ). Theo nguyên tắc tính toán trên giá thành sản xuất một tấn gạo năm 1997 của Việt nam vẫn chỉ tiếp cận mức 215 USD/tấn . Đây là lợi thế quan trọng trong cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt nam với Thái Lan . Từ phân tích trên có thể thấy việc xuất khẩu gạo qua những năm qua đạt được những kết quả sau : - Đã tiêu thụ hết lúa hàng năm của nông dân, những năm gần đây do có quy định mức giá sàn nên đã bảo đảm được lợi ích của nông dân khiến nông dân phấn khởi, đẩy mạnh việc sản xuất lương thực, sản lượng lương thực tăng hàng năm . Mặc dù tình hình thời tiết có những năm không thuận lợi lại thêm khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng số lượng xuất khẩu tăng dần hàng năm và 10 năm (1991-1999) đã xuất khẩu gần 22 triệu tấn gạo trị giá trên 5 tỷ 284 triệu USD - Cùng với việc đầu tư, cải tiến công nghệ và củng cố, phát triển các cơ sở chế biến, chất lượng gạo của ta ngày càng được cải thiện . Chính vì vậy từ chỗ chưa có thị trường, thương nhân đến . Nay gạo Việt nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng không chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng . Quan hệ bạn hàng được mở rộng, từng bước xây dựng được một số khách hàng tốt và thị trường tương đối ổn định . - Khoảng cách về giá xuất khẩu so với các nước xuất khẩu truyền thống ngày càng được thu hẹp . - Cách doanh nghiệp đã có bước trưởng thành trong thương trường nhất là trong việc tìm kiếm thị trường và thương nhân, trong việc củng cố và phát triển thị trường . Phương thức kinh doanh cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn . Các hình thức bán gạo thông qua dự thầu, chuyển khẩu đã được áp dụng . III. Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo và nguyên nhân của những tồn tại này. Những tồn tại chính Cùng với kết quả khả quan đã đạt được, chúng ta cũng đang đứng trước không ít những vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong đó phải kể đến những vấn đề sau . - Gạo xuất khẩu của Việt nam còn kém sức cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác, doanh lợi ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo chưa phản ánh đúng thực tế giá cả thị trường thế giới . Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng gạo thấp, cơ sở hạ tầng giao thông bến cảng cần thiết theo yêu cầu của xuất khẩu đã cũ kỹ, lạc hậu . - Xuất khẩu gạo của Việt nam chưa được ổn định, mối liên hệ với bạn hàng chưa chặt chẽ, chưa có những chính sách thích hợp về bạn hàng và thị trường quốc tế . - Hoạt động xuất khẩu của nước ta rời rạc, chưa được sự hướng dẫn, điều hành, phân công sát xao của các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất khẩu lương thực . Chính vì vậy, chưa có sự liên hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Trung ương và địa phương . Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế xuất khẩu gạo của Việt nam nhưng được phân thành hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan . Nguyên nhân chủ quan . a). Về sản phẩm gạo Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ hai nhân tố chính đó là giống và kỹ thuật chế biến sau thu hoạch . Về giống lúa : Giống lúa tốt là khâu đầu tiên đảm bảo hiệu quả về chất lượng và sản lượng sau này của cây lúa . Việc chọn giống lúa và lai tạo cũng như sự nghiên cứu các giống lúa mới tốt hơn để đưa vào sản xuất đã được cách nhà nghiên cứu khoa học ở nước ta nghiên cứu và đã đạt được một số thành tựu đáng kể . Một số giống lúa đã được nghiên cứu để tăng năng suất, chất lượng như các loại : OMCS 96 và giống lúa OM1-1 . Nhưng chưa được trồng phổi biến trên diện rộng và đòi hỏi phải có kỹ thuật gieo cấy cao . Hơn nữa việc làm giống theo quy mô hộ gia đình chất lượng hạt giống chưa đồng đều . Giống lúa dễ bị lẫn và khả năng thoái hoá nhanh do đó luân phải đổi giống tốn kém . Như vậy, giống lúa hiện thời của Việt nam chỉ đáp ứng yêu cầu chất lượng gạo cấp thấp, chỉ có một phần nhỏ các loại gạo đặc sản xuất sang thị trường gạo cao cấp, loại gạo này chúng ta không thể sản xuất đại trà . Vì vậy Việt nam nếu không có tập đoàn giống lúa chất lượng cao để thay đổi cơ cấu giống thì trong tương lai xuất khẩu sẽ không hiệu quả “xuất khẩu tăng nhưng giá trị không tăng” mục tiêu xuất khẩu là để thu nhiều ngoại tệ cho đất nươc sẽ không đạt được . Về kỹ thuật phơi sấy, chế biến, bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm gạo : Sau mỗi vụ thu hoạch thóc có độ ẩm từ 19 -21% nên phải phơi sấy, có hai công đoạn phơi xấy sau thu hoạch, trước khi vào kho hoặc trước khi xay xát . Công đoạn một ở Việt nam vẫn phải nhờ vào nắng trời ngày phơi, đêm ủ để giảm độ ẩm xuống còn 16-17% công đoạn phơi sấy thủ công đã làm giảm đáng kể chất lượng thóc . Theo số liệu điều tra của Viện Công Nghệ sau thu hoạch, phối hợp với Tổng Cục Thống Kê thì tổn thất bình quân sau thu hoạch lúa ở Việt nam như sau : Tổn thất lúc thu hoạch 1,3 - 1,7% Tổn thất lúc vận chuyển 1,2 - 1,5% Tổn thất lúc đập , tuốt 1,4 - 1,8% Tổn thất lúc phơi , xấy , làm sạch 1,9 - 2,1% Tổn thất lúc bảo quản 3,2 - 3,9% Tổn thất lúc xay sát 4,0 - 5,0% Tổng : 13,0 - 16,0% Rõ ràng vấn đề về phơi sấy, chế biến, bảo quản đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam . Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta thì cần phải chú ý đến vấn đề này và hiện nay công nghệ xay xát này ở nước ta còn nhiều nhược điểm như không có sàng tách đá sạn và hạt cỏ, cối xay trục đứng và thường sử dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long làm gẫy gạo nhiều hơn cối xay nhỏ, thiếu máy sàng phân loại hạt dầy mỏng để tách hạt bệnh, hạt cỏ, hạt non lép . Khâu sát trắng từ 1 đến 2 lần nên hạt gẫy lát nhiều, chưa có nhiều máy phân loại theo chiều dài hạt gạo, máy đánh bóng không làm sạch lớp cám dính trên mặt hạt gạo . Như vậy khâu này tổn thất tương đối lớn . Nếu như chúng ta hạn chế được vấn đề này thì giảm được sự hao hụt sau thu hoạch và giảm được “mất mùa trong nhà” và thu được lợi ích đáng kể . b) Về chính sách của chính phủ Về hạn ngạch : chính sách hạn ngạch được sử dụng căn cứ vào lượng gạo xuất khẩu hàng năm và tình hình sản xuất hiện taị, căn cứ vào hạn ngạch nhà nước quyết đ._.chính sách thưởng phạt, các chính sách khuyến khích khác để thúc đẩy các Doanh nghiệp xuất khẩu không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, Nhà nước cần có vản bản quy định những công nghệ chế biến noà được sử dụng trong chế biến gạo xuất khẩu . Đồng thời Nhà nước giao cho cục chế biến - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm định và đánh giá lại toàn bộ dây truyền, công nghệ chế biến của các nhà máy xí nghiệp, các Doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, Nhà nước cần xem xét và sớm cho phép các cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn Việt nam được cấp giấy chứng nhận lô hàng đạt tiêu chuẩn để làm căn cứ cho cơ quan giám định, cho cơ quan giám định chất lượng (VINACONTROL - cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu) kiểm định và cho phép xuất . Như vậy, sẽ giảm bớt được việc phải giám định từng bao hàng, giảm bớt khâu trung gian trong việc kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu và hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí không cần thiết khi VINACONTROL được khách hàng uỷ nhiệm quyền kiểm định, từ đó nâng cao uy tín của gạo Việt nam trên thị trường thế giới . Chế độ thưởng phạt trong xuất khẩu . Nhà nước đã cho phép Bộ thương mại được thành lập Quỹ khen thưởng xuất khẩu . Do vậy, để khuyến khích việc xuất khẩu gạo, chúng ta cần có chế độ thưởng thích đáng cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong các trường hợp sau đây . + Tìm được thị trường mới và đưa được gạo Việt nam vào thị trường đó + Ký kết và thực hiện được hợp đồng xuất khẩu gạo với gía cao hơn các Doanh nghiệp khác bán loại gạo có chất lượng tương đương . + Thực hiện sớm hạn ngạch xuất khẩu gạo đã được phân bổ Hình thức khen thưởng: Có thể thưởng bằng tiền (ngoại tệ hoặc VNĐ), cấp thêm hạn ngạch bổ xung hoặc các hình thức khen thưởng khác như bằng khen, bảng vàng danh dự, danh hiệu Doanh nghiệp có uy tín trên thị trường . Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thị trường thế giới Đâu cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của các Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu . Việc nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu, giá cả thị trường giúp cho Doanh nghiệp có các biện pháp, kế hoạch thu mua, găm hàng hay tung hàng ra thị trường một cách hợp lý, được giá . Nhìn chung có rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau ở hàng loạt các nước đề cập đến giá gạo . Tài liêu về giá gạo gồm nhiều nguồn và loại khác nhau như Tài liệu trong nước và nước ngoài Tài liệu của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ Tài liệu gốc (của những nước sản xuất, xuất khẩu chủ yếu) Tài liệu thốn kê Tài liệu chuyên ngành Tài liệu về gạo tuy rất phong phú, đa dạng nhưng cần trước hết quan tâm nguồn tài liệu gốc, tài liệu thống kê và chuyên ngành để đáp ứng được bốn yêu cầu thiết thực: + Hệ thống + Đầy đủ + Kịp thời + Chính xác Với điều kiện của Việt nam trong việc tiếp cận thông tin, giá cả của thị trường thế giới, có thể đơn cử những tài liệu cơ bản sau : + Thống kê hàng tháng về lương thực và nông nghiệp của FAO . Tài liệu thống kê chuyên môn này cung cấp thông tin khá đầy đủ về gạo và giá cả trong đó có giá gạo quốc tế bình quân hàng năm . + Tài liệu của RICE committee, Board of Thailand, OMIC Bangkok (uỷ bao gạo, vụ thương mại Thái Lan, công ty giám định hàng hoá nước ngoài, chi nhánh Băng Cốc) . Thông tin về giá gạo của Thái Lan . Đây là nguồn tài liệu quan trong, cho biết kịp thời tình hình biết động của giá gạo quốc tế, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh và công tác nghiên cứu . Nội dung thông tin khá đầy đủ, chính xác, gồm giá theo ngày, giá theo tuần, giá bình quân hàng tháng để xác định giá bình quân hàng năm . Theo từng thời gian đó, đều có giá chỉ đạo của BOT (Board of Trade ) và giá thị trường hiện hành (Market of Prices ) + FAO - Facsimile Transmission: ngoài nội dung thông tin cô đọng hệ thống thị trường gạo thế giới, tài liệu này còn đề cập đến diễn biến của giá gạo . Tất cả những thông tin trên có vai trò hết sức quan trọng, quyết định tới hiệu quả sản xuất gạo của Việt nam . Do đó, các thông tin này cần được tổ chức theo dõi, cập nhập thường xuyên và ngày càng nâng cao chất lượng thông tin . Ngoài ra cần có sự hợp tác chặt chễ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan . Tổng công ty kinh doanh lương thực, Tổng cục hải quan . . . từ đó xác lập một hệ thống thông tin chính xác, nhằm cũng cấp kịp thời cho các Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu gạo . B). Biện pháp vi mô Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lúa gạo Các Doanh nghiệp này cần phải tổ chức tốt mạng lưới thu mua nông sản, chuẩn bị chu đáo cho xuất khẩu; khác với những sản phẩm nông nghiệp, việc sản xuất lúa gạo diễn ra trên diện tích rộng, công tác thu mua lại diễn ra trong thời gian ngắn, khối lượng lớn . Vì vậy, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có một mạng lưới thu mua lúa gạo rộng khắp . Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp là tương đối dồi dào nhưng để tránh những biến động về nguồn hàng do diện tích gieo trồng bị thu hẹp, có nhiều Doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu gia tăng, các Doanh nghiệp cũng cần kết hợp với người sản xuất . Trong trường hợp dự báo khả năng xuất khẩu có nhiều thuận lợi, giá lúa gaọ trên thị trường quốc tế sẽ tăng cao vì ngoài việc kết hợp thu mua lúa gạo của nông dân, các Doanh nghiệp cũng nên cố gắng cấp vốn cho người sản xuất để họ mở rộng diện tích gieo trồng, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Trong khâu thu mua Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm nghiêm túc . Vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng gạo xuất khẩu của Doanh nghiệp . Kết thúc khâu thu mua, Doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến bảo quản hàng hoá . Nhiều Doanh nghiệp mặc dù sản phẩm đầu vào đạt phẩm cấp tốt, nhưn do bảo quản không tốt nên chất lượng sản phẩm xuống cấp, không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu . Đẩy mạnh tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần của Việt nam trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu với những biện pháp sau : + Giữ vững thị trường quên thuộc và truyền thống như thị trường Malaixia, Đài Loan, Pháp, Xingapore, Thuỷ Điển, Châu Phi . Để thực hiện được mục tiêu này các Doanh nghiệp phải tạo và giữ vững được uy tín của mình thông qua việc nghiên chỉnh thực hiện các hợp đồng đã ký . + Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm và thay thế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, vươn lới những thị trường chính đầy triển vọng . Đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt nam đây chính là điểm yếu căn bản . Sự yếu kém này gây ra tình trạng phần lớn hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách thụ động và thông qua trung gian, làm ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước cũng như của Doanh nghiệp , hạn chế tính linh hoạt trong ứng phó với các biến động của thị trường . Để khắc phục được tình trạng này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có chiến lược đúng đắn trong tiếp thị trường xuất khẩu . Bên cạnh đó họ cũng nên tham gia các hoạt động hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin về mới về tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường cạnh tranh . + Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ thị trường như thông tin, huấn luyện và nâng cao năng lực quản lý, thành lập các tổ chức thông tin thị trường, có hệ thống khai thác từ cơ sở, có phương tiện và cán bộ xử lý thông tin nhanh nhậy kịp thời, thiết lập các chương trình nghiên cứu về thị trường có hệ thống đầu tư cán bộ và kinh phí thoả đáng cho nghiên cứu, chuyển giao, khuyến cáo . Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên . + Thường xuyên gửi cán bộ các nhà Doanh nghiệp trẻ có năng lực đi học tập, nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước . + Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu . Định kỳ gửi cán bộ đi đào tạo lại . + Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng hoá, đảm bảo chất lượng hàng hoá theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế . + Cử cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu thị trường, vừa học hỏi kinh nghiệm vừa làm ăn, gây dựng các mối quan hệ bạn hàng . Việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên đòi hỏi các Doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí không nhỏ, song hiệu quả mà nó đem lại rất lớn và nó quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của Doanh nghiệp . Bên cạnh nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ cần trao dồi đạo đức của bản thân . Đạo đức trong kinh doanh quan trọng không kém nghiệp vụ . Lợi ích của đất nước cũng như Doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào tinh thần trách nhiệm của bản thân mỗi cán bộ trong Doanh nghiệp . Kết luận và kiến nghị Từ những cơ sở lý thuyết, những diễn biến thực của việc sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo trên thị trường trong thời kỳ 1991 - 2001, từ những phân tích định tính và cuối cùng là sự phân tích định lượng những tác động của các yếu tố đến sản lượng sản xuất cũng như sản lượng gạo xuất khẩu thì có thể khẳng định một số điều sau đây: + Đối với nền sản xuất lúa gạo của chúng ta thì qua hai mô hình (*) và (**) ta thấy việc tăng sản lượng sản xuất lúa gạo có thể có hai cách là: Tăng diện tích nuôi trồng hoặc tăng năng suốt lúa trong những năm tới, tuy nhiên trong điều kiện thực tế hiện nay chúng ta vẫn đang nghiên cứu để tạo ra giống lúa mới có chất lượng va năng xuât hơn để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn về diện tích trồng lúa thì hiện nay cũng đang có xu hướng giảm . + Đối với vấn đề xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm này, qua phân tích thì tỷ giá hối đoái có tác động đến sản lượng xuất khẩu nhưng ảnh hưởng của nó không cao và chính giá sản phẩm là có tác động mạnh hơn cả . Qua đó sự phân tích và một số điều được rút ra thì em có một số kiến nghị như sau: Dựa và tình hình thực tế hiện nay thì nên chăng giảm diện tích trồng lúa cho năng suất không cao sang một số ngành khác như việc nuôi trồng thuỷ sản ở một số tỉnh ven biển . Đầu tư vào việc nghiên cứu để tạo ra được một số giống lúa mới có chất lượng để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới . Xem xét lại hệ thống chính sách đối với vấn đề xuất khẩu lúa gạo hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà hoạt động trong lĩnh vức này tăng hiệu quả hoạt động của mình . Đầu tư và nâng cao hệ thống xử lý sản phẩm sau thu hoạch để giữa được chất lượng sản phẩn không bị hao hụt trong các công đoạn này . Các Doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trình độ của các cán bộ trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu này . Việc sản xuất và xuât khẩu lúa gạo không những thu về ngoại tệ cho đất nước mà nó còn là chiến lược phát triển của đất nước để đi lên XHCN nó là khâu mấu chốt, khởi đầu cho sự phát triển của nước nhà . Phụ lục: Bảng 1 : Obs D_TICH GIA_TB_VN G_GAO_TL K_NGACH 1991 5895.8 226.1 307.1 290 1991 6027.7 176.3 279.15 304.6 1992 6303 226.1 303.72 234.5 1993 6475.3 207.6 277.48 417.7 1994 6559.4 203.1 250.47 361.9 1995 6598.6 217.2 292.27 424.4 1996 6765.6 266 339 530.1 1997 7003.8 285 349.52 868.4 1998 7099.7 244.5 314.03 891.3 1999 7362.4 265 313.33 1016 2000 7648 261.3 253.76 1012 2001 7914 181 210.12 615 Bảng 2 : Obs N_SUOT P_NHAP PHAN_SX SL_XKHAU 1991 32.3 1840 371.9 1420 1991 31.9 2085.2 354.2 1624 1992 31.1 2662.8 450.3 1033 1993 33.3 2420 530 1950 1994 34.8 3018 714 1722 1995 35.7 4134 845.4 1983 1996 37.2 2942 895 1989 1997 37.7 2800 931 3003 1998 38.8 2200 965 3553 1999 39.6 3400 982.4 3793 2000 41 3782 978 4550 2001 42.3 3973 1120 3400 Bảng 3 : Obs S_LUONG TY_GIA T_PHAN TS_NHAP 1991 19000 3900 2211.9 4057 1991 19220 5016 2439.4 4390 1992 19620 9642 3113.1 5178 1993 21590 11209 2950 5555.5 1994 22830 10816 3732 7701 1995 23520 10926 4979.4 13587 1996 24960 11015 3837 17042 1997 26440 11511 3731 19943 1998 27500 11925 3165 22092 1999 29100 13022 4382.4 33324 2000 31400 14300 4760 34314 2001 32700 14480 5093 31911 Bảng 4 : Obs T_SAU_SX T_TSAU 1991 4800 8857 1991 9200 13590 1992 12000 17178 1993 11000 16555.5 1994 14000 21701 1995 14100 27687 1996 12500 29542 1997 15566 35499 1998 20007 42099 1999 19078 52402 2000 20223 54537 2001 18849 50760 Phụ lục 1: S_LUONG và N_SUOT ============================= LS // Dependent Variable is S_LUONG Date: 05/14/01 Time: 14:14 Sample: 1991 2001 Included observations: 12 -------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. N_SUOT 1248.863 56.24217 22.20510 0.0000 C -20520.81 2051.847 -10.00114 0.0000 ---------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.980122 Mean dependent var 24823.33 Adjusted R-squared 0.978134 S.D. dependent var 4689.358 S.E. of regression 693.4210 Akaike info criterion 13.23429 Sum squared resid 4808327. Schwarz criterion 13.31510 Log likelihood -94.43298 F-statistic 493.0666 Durbin-Watson stat 1.134968 Prob(F-statistic) 0.000000 ===================================================== Qua kết quả này cho thấy diện tích và năng suốt có quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau . Phụ lục 2: D_TICH và T_PHAN: ========================== LS // Dependent Variable is D_TICH Date: 05/15/01 Time: 08:47 Sample: 1991 2001 Included observations: 12 --------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. T_PHAN 0.516955 0.123448 4.187623 0.0019 C 4891.959 470.6455 10.39415 0.0000 ----------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.636841 Mean dependent var 6804.442 Adjusted R-squared 0.600526 S.D. dependent var 623.3056 S.E. of regression 393.9540 Akaike info criterion 12.10348 Sum squared resid 1551999. Schwarz criterion 12.18430 Log likelihood -87.64814 F-statistic 17.53619 Durbin-Watson stat 0.968292 Prob(F-statistic) 0.001865 ===================================================== Kết quả cho thấy diện tích và phân bón có quan hệ đa cộng tuyến với nhau . Phụ lục 3: D_TICH và T_TSAU: =========================== LS // Dependent Variable is D_TICH Date: 05/15/01 Time: 08:48 Sample: 1991 2001 Included observations: 12 -------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. T_TSAU 0.037430 0.003235 11.57039 0.0000 C 5649.084 111.5629 50.63586 0.0000 ----------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.930495 Mean dependent var 6804.442 Adjusted R-squared 0.923544 S.D. dependent var 623.3056 S.E. of regression 172.3481 Akaike info criterion 10.45004 Sum squared resid 297038.6 Schwarz criterion 10.53086 Log likelihood -77.72753 F-statistic 133.8739 Durbin-Watson stat 1.219030 Prob(F-statistic) 0.000000 ===================================================== Kết quả cho thấy diện tích và thuốc sâu có quan hệ đa cộng tuyến với nhau . Phụ lục 4: Kiểm định dạng hàm của hàm cung sản lượng sản xuất : ================ Ramsey RESET Test: ------------------------------------------------------------------------------------------ F-statistic 0.078654 Probability 0.785470 Log likelihood ratio 0.104416 Probability 0.746593 ------------------------------------------------------------------------------------------ Test Equation: LS // Dependent Variable is S_LUONG Date: 05/15/01 Time: 08:49 Sample: 1991 2001 Included observations: 12 ---------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D_TICH 6.389634 3.809614 1.677239 0.1278 C -20435.33 19606.97 -1.042248 0.3245 Fitted^2 2.80E-06 9.98E-06 0.280453 0.7855 ------------------------------------------------------------------------------------------ R-squared 0.981756 Mean dependent var 24823.33 Adjusted R-squared 0.977702 S.D. dependent var 4689.358 S.E. of regression 700.2433 Akaike info criterion 13.31517 Sum squared resid 4413066. Schwarz criterion 13.43640 Log likelihood -93.91830 F-statistic 242.1560 Durbin-Watson stat 1.153205 Prob(F-statistic) 0.000000 ===================================================== Qua kết quả của kiểm định cho thấy dạng hàm là đúng . Phụ lục 5: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi của mô hình hàm cung sản lượng sản xuất: ====================== White Heteroskedasticity Test: ---------------------------------------------------------------------------------- F-statistic 1.168443 Probability 0.353891 Obs*R-squared 2.473574 Probability 0.290316 ---------------------------------------------------------------------------------- Test Equation: LS // Dependent Variable is RESID^2 Date: 05/15/01 Time: 08:49 Sample: 1991 2001 Included observations: 12 ---------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 14956631 23013166 0.649916 0.5320 D_TICH -3840.694 6707.794 -0.572572 0.5810 D_TICH^2 0.247513 0.485985 0.509302 0.6228 ----------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.206131 Mean dependent var 370969.4 Adjusted R-squared 0.029716 S.D. dependent var 622818.8 S.E. of regression 613495.2 Akaike info criterion 26.86617 Sum squared resid 3.39E+12 Schwarz criterion 26.98740 Log likelihood -175.2243 F-statistic 1.168443 Durbin-Watson stat 2.493721 Prob(F-statistic) 0.353891 ===================================================== Qua kết quả kiểm định cho thấy phương sai của sai số là đồng đều . Phụ lục 6: Kiểm định tương quan chuỗi: ================================ Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: ---------------------------------------------------------------------------------- F-statistic 1.387231 Probability 0.303933 Obs*R-squared 3.090043 Probability 0.213307 ----------------------------------------------------------------------------------- Test Equation: LS // Dependent Variable is RESID Date: 05/15/01 Time: 08:50 ---------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D_TICH 0.006859 0.317871 0.021578 0.9833 C -57.85728 2169.367 -0.026670 0.9794 RESID(-1) 0.459189 0.331989 1.383148 0.2040 RESID(-2) -0.444294 0.336094 -1.321935 0.2227 ----------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.257504 Mean dependent var -6.37E-12 Adjusted R-squared -0.020933 S.D. dependent var 636.1555 S.E. of regression 642.7793 Akaike info criterion 13.19280 Sum squared resid 3305321. Schwarz criterion 13.35444 Log likelihood -92.18409 F-statistic 0.924821 Durbin-Watson stat 1.742539 Prob(F-statistic) 0.471720 ===================================================== Kết quả cho thấy không có sự tương quan chuỗi . Phụ lục 7: Tính chuẩn: Phụ lục 8: Kiểm định tính dừng của D_TICH ===================================== ADF Test Statistic -3.09132858386 1% Critical Value* -2.96767495573 5% Critical Value -1.9890499413 10% Critical Value -1.63822498918 --------------------------------------------------------------------------------- MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation LS // Dependent Variable is D(D_TICH,3) Date: 05/13/01 Time: 02:44 Sample(adjusted): 1994 2001 Included observations: 8 after adjusting endpoints -------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(D_TICH(-1),2) -1.670616 0.5404201 -.0913285 0.021 D(D_TICH(-1),3) 0.391659 0.3201042 1.223536 0.266 ================================================ Qua kết quả của kiểm định và theo tiêu chuẩn của DF ta có chuỗi sai phân bậc 2 D(D_TICH,2) là chuỗi dừng do đó chuỗi D_TICH là chuỗi đồng liên kết bậc hai Phụ lục 9: Bảng kiểm định tính dừng của S_LUONG ==================================== ADF Test Statistic -8.532823 1% Critical Value* -2.9677 5% Critical Value -1.9890 10% Critical Value -1.6382 ---------------------------------------------------------------------------------- *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation LS // Dependent Variable is D(S_LUONG,3) Date: 05/13/01 Time: 02:54 Sample(adjusted): 1994 2001 Included observations: 8 after adjusting endpoints ----------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(S_LUONG(-1),2) -2.143011 0.251149 -8.532823 0.0001 D(S_LUONG(-1),3) 0.690349 0.169340 4.076711 0.0065 ================================================== Qua kết quả của kiểm định và theo tiêu chuẩn DF ta thấy chuỗi sai phân bậc 2 của D(S_LUONG,2) là chuỗi dừng cho nên chuỗi S_LUONG là đồng liên kết bậc hai . Như vậy, qua kiểm định ta thấy các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình là không dừng nhưng lại là các chuỗi đồng liên kết bậc hai . Do đó, các phương trình nhận được đảm bảo không có hiện tượng hồi quy giả mạo . Đồng thời, sau mỗi phương trình ước lượng, kiểm định tính dừng của các phần dư cho thấy, các phần dư là dừng, điều này đảm bảo tính hợp lý của mô hình đã xây dựng . Phụ lục 10: Kiểm định dạng hàm: ================ Ramsey RESET Test: ----------------------------------------------------------------------------------------- F-statistic 0.208883 Probability 0.661490 Log likelihood ratio 0.323442 Probability 0.569546 Test Equation: LS // Dependent Variable is SL_XKHAU Date: 05/15/01 Time: 09:22 Sample: 1991 2001 Included observations: 11 ---------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. TY_GIA 0.105749 0.188788 0.560147 0.5928 GIA_TB_VN(-1) 11.31785 22.97363 0.492645 0.6373 C -1921.952 5811.766 -0.330700 0.7505 Fitted^2 8.92E-05 0.000195 0.457037 0.6615 ----------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.877732 Mean dependent var 2599.909 Adjusted R-squared 0.825332 S.D. dependent var 1108.740 S.E. of regression 463.3794 Akaike info criterion 12.55238 Sum squared resid 1503043. Schwarz criterion 12.69707 Log likelihood -80.64641 F-statistic 16.75047 Durbin-Watson stat 1.753282 Prob(F-statistic) 0.001415 ====================================================== Qua kết quả kiểm định trên ta thấy dạng hàm là đúng: Phụ lục 11: Kiểm định tương quan chuỗi ================================ Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: ------------------------------------------------------------------------------- F-statistic 3.663260 Probability 0.091265 Obs*R-squared 6.047469 Probability 0.048619 -------------------------------------------------------------------------------- Test Equation: LS // Dependent Variable is RESID Date: 05/13/01 Time: 10:01 ---------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. TY_GIA -0.036197 0.052494 -0.689546 0.5162 GIA_TB_VN(-1) 1.936916 3.871963 0.500241 0.6347 C -100.6223 783.5340 -0.128421 0.9020 RESID(-1) 0.562213 0.349239 1.609823 0.1586 RESID(-2) -1.088509 0.407737 -2.669632 0.0370 --------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.549770 Mean dependent var -1.24E-13 Adjusted R-squared 0.249617 S.D. dependent var 393.4330 S.E. of regression 340.8100 Akaike info criterion 11.96561 Sum squared resid 696908.8 Schwarz criterion 12.14647 Log likelihood -76.41915 F-statistic 1.831630 Durbin-Watson stat 2.186309 Prob(F-statistic) 0.241789 ==================================================== Kết quả kiểm định cho thấy không có sự tương quan chuỗi . Phụ lục 12: Kiểm định phương sai: ====================== White Heteroskedasticity Test: --------------------------------------------------------------------------------- F-statistic 2.365878 Probability 0.165665 Obs*R-squared 6.731888 Probability 0.150753 ---------------------------------------------------------------------------------- Test Equation: LS // Dependent Variable is RESID^2 Date: 05/15/01 Time: 09:23 Sample: 1991 2001 Included observations: 11 -------------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -820091.2 2379174. -0.344696 0.7421 TY_GIA -137.7342 98.38622 -1.399934 0.2111 TY_GIA^2 0.008445 0.005068 1.666391 0.1467 GIA_TB_VN(-1) 11856.37 18806.99 0.630424 0.5517 GIA_TB_VN(-1)^2 -24.74028 40.08714 -0.617163 0.5598 ----------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.611991 Mean dependent var 140717.7 Adjusted R-squared 0.353316 S.D. dependent var 158203.0 S.E. of regression 127221.5 Akaike info criterion 23.81033 Sum squared resid 9.71E+10 Schwarz criterion 23.99119 Log likelihood -141.5651 F-statistic 2.365878 Durbin-Watson stat 1.735812 Prob(F-statistic) 0.165665 ===================================================== Qua kiểm định cho thấy phương sai của sai số là đồng đều . Phụ lục 13: Kiểm định tính dừng của chuỗi GIA_TB_VN(-1): ====================================== ADF Test Statistic -3.141550 1% Critical Value* -3.0507 5% Critical Value -1.9962 10% Critical Value -1.6415 ---------------------------------------------------------------------------------- *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation LS // Dependent Variable is D(GIA_TB_VN(-1),3) Date: 05/15/01 Time: 09:26 Sample(adjusted): 1995 2001 Included observations: 7 after adjusting endpoints ------------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(GIA_TB_VN(-2),2) -1.929678 0.614244 -3.141550 0.0256 D(GIA_TB_VN(-2),3) 0.375222 0.316598 1.185167 0.2892 -------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.787595 Mean dependent var 6.300000 Adjusted R-squared 0.745114 S.D. dependent var 74.83032 S.E. of regression 37.77900 Akaike info criterion 7.498463 Sum squared resid 7136.264 Schwarz criterion 7.483009 Log likelihood -34.17719 F-statistic 18.53995 Durbin-Watson stat 2.282972 Prob(F-statistic) 0.007673 ===================================================== Qua bảng kiểm định trên thì theo tiêu chuẩn kiểm định DF thì GIA_TB_VN(-1) là đồng liên kết bậc hai Phụ lục 14: Kiểm định tính dừng của TY_GIA ; =============================================== ADF Test Statistic -3.07677373377 1% Critical Value* -2.96767495573 5% Critical Value -1.9890499413 10% Critical Value -1.63822498918 ----------------------------------------------------------------------------------- *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation LS // Dependent Variable is D(TY_GIA,3) Date: 05/13/01 Time: 09:59 Sample(adjusted): 1994 2001 Included observations: 8 after adjusting endpoints --------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(TY_GIA(-1),2) -0.9304265 0.302403 -3.07677 0.0217 D(TY_GIA(-1),3) -0.0995407 0.144431 -0.68919 0.5164 ================================================== Kết quả kiểm định theo tiêu chuẩn DF cho thấy chuỗi sai phân bậc hai D(TY_GIA,2) là chuỗi dừng do vậy chuỗi TY_GIA là chuỗi sai phân bậc hai . Phụ lục 15: Kiểm định tính dừng của SL_XKHAU: ========================================= ADF Test Statistic -2.40377439112 1% Critical Value* -2.96767495573 5% Critical Value -1.9890499413 10% Critical Value -1.63822498918 --------------------------------------------------------------------------------- *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation LS // Dependent Variable is D(SL_XKHAU,3) Date: 05/13/01 Time: 09:58 Sample(adjusted): 1994 2001 Included observations: 8 after adjusting endpoints -------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(SL_XKHAU(-1),2) -2.27367 0.945877 -2.40377 0.053021 D(SL_XKHAU(-1),3) 0.289483 0.4948847 0.58495 0.579896 ================================================= Từ kết quả kiểm định cho thấy chuỗi SL_XKHAU là chỗi không dừng nhưng theo tiêu chuẩn DF ta thấy sai phân bậc hai D(SL_XKAU,2) là chuỗi dừng hay cuỗi SL_XKHAU là chuỗi đồng liên kết bậc hai . Từ đó có thể nói phương trình ước lượng hàm cầu về sản lượng xuất khẩu gạo của Việt nam là không có dấu hiệu hồi quy giả mạo . Tài liệu tham khảo * Sách - Giáo trình kinh tế lượng - Giáo trình kinh tế quốc tế - Niên giám thống kê 1999, 2000 - Số liệu thống kê Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Việt Nam 1991-1999 và dự báo 2001 - Niên giám thống kê Hà Nội 2000 - Tổng cục thống kê Hà Nội 2001 * Báo và Tạp chí - Thời báo kinh tế - Báo ngoại thương - Kinh tế 1995 - 1996, 1997 - 1998, 1999 - 2000, 2001 - 2002 Việt Nam và thế giới - Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Viện nghiên cứu thương mại - Giá cả thị trường ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0410.doc
Tài liệu liên quan