Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến nay

Lời mở đầu Tăng trưởng kinh tế là một yêu cầu quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội. Hiện nay, cuộc chạy đua phát triển kinh tế và tạo ra những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu mang tính chiến lược toàn diện của đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội - vấn đề đặt ra như một đòi hỏi sống còn của một đất nước. Tăng trưởng k

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế với nhịp độ cao sẽ giúp cho các nước đang phát triển giảm bớt khoảng cách với các nước phát triển đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội để đạt được sự phát triển kinh tế và ổn định đất nước. Đối với Việt Nam, quá trình toàn cầu hóa gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam theo hướng chủ yếu là chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việc thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội bắt đầu từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (12-1986) đã mở ra thời kỳ mới của phát triển kinh tế - xã hội. Chặng đường đổi mới 17 năm qua (1986-2002), nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, nổi bật nhất là đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài từ cuối những năm 70; kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và liên tục; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, sau 17 năm đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta vẫn còn ở trong tình trạng kém phát triển về nhiều mặt. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nước ta bắt kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế phải xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, từ đó có các chính sách, biện pháp tác động phù hợp vào các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta nhưng chủ yếu các nhà nghiên cứu quan tâm đến nhân tố cung (đầu vào) của quá trình tăng trưởng như nhân tố vốn, lao động, công nghệ; nhưng xét trong ngắn hạn thì các nhân tố cầu lại có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế vì khi có cầu sẽ kích thích sản xuất để đáp ứng nhu cầu từ đó tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Như vậy, để phân tích tăng trưởng kinh tế thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố cầu đến tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết. Như chúng ta đã biết, mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách phát biểu về mối liên hệ giữa các biến số kinh tế nhằm phác họa những mối quan hệ nhân quả giữa các biến số trọng yếu thực tại để hiểu biết sâu sắc hơn về sự vận động của nền kinh tế. Điều quan tâm và có ý nghĩa nhất khi nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế là phải nắm được nhân tố quan trọng nhất trong số các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế để từ đó tìm ra hướng tác động, khâu đột phá cho một quá trình tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng các công cụ mô hình toán kinh tế và kỹ thuật phân tích số liệu, tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trên sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc phân tích, đánh giá và nhận thức đầy đủ hơn về mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua để từ đó lựa chọn được mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện mọi mặt hiện nay góp phần lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước trong thời gian sắp tới. Trong thời gian thực tập tại Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: PGS.TS. Nguyễn Quang Dong cùng với cán bộ hướng dẫn tại cơ quan thực tập: TS. Lê Việt Đức đã tạo điều kiện cho em chọn và nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Bố cục của luận văn gồm 2 chương lớn là: Chương I: Khái quát nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2002) và một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chương II: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ của thầy giáo, các cô chú cán bộ, các anh chị ở Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân và bạn bè đã tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, vì thời gian thực tập ngắn và hạn chế về trình độ, khả năng nhận thức cũng như giải quyết vấn đề của một sinh viên sắp tốt nghiệp như em, nên những thiếu sót trong luận văn này là không thể tránh khỏi. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của các thầy, cô giáo và bạn đọc để bài viết đạt được chất lượng tốt hơn. Em xin trân trọng cảm ơn ! Sinh viên Nguyễn Thị Kim Nhung Chương I Khái quát nền kinh tế Việt Nam trong Thời kỳ đổi mới (1986-2002) và một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. I. Khái quát nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. 1. Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua. Từ thập niên 80, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những đổi mới trong nông nghiệp bằng những giải pháp khoán hộ, rồi đến những thay đổi trong chính sách giá - lương - tiền, trong kế hoạch hoá. Nhưng những biện pháp đổi mới trong thời kỳ này về cơ bản vẫn trong khuôn khổ của một nền kinh tế kế hoạch tập trung. Đến năm 1986, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI mới chính thức khẳng định phải xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Từ đó quá trình đổi mới cũng được thúc đẩy theo các hướng: bỏ dần các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước, nới rộng phạm vi của các giá cả thị trường, … Song phải từ năm 1989, công cuộc đổi mới kinh tế mới thực sự theo định hướng thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã chính thức chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang phát triển kinh tế thị trường và đây cũng là quá trình Việt Nam chuyển từ một nền kinh tế đóng, chỉ quan hệ buôn bán với qui mô nhỏ theo kiểu hàng đổi hàng, với một số ít các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô cũ, sang một nền kinh tế mở cửa và hội nhập, với số lượng bạn hàng ngày càng đa dạng và buôn bán dựa trên đồng tiền chuyển đổi. Đến nay quá trình này vẫn đang tiếp diễn và phát triển. Chính trong quá trình này, nền kinh tế Việt Nam không chỉ có những thay đổi lớn lao về lượng mà còn có những thay đổi cơ bản về chất. 1.1. Thành tựu đạt được. Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam trong 17 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân thời kỳ 1986-1990 là 4,45%; thời kỳ 1991-1996 là 8,38%; thời kỳ 1997-2002 là 6,57%. Lạm phát giảm từ 774,6% năm 1986 xuống 67,4% năm 1990; 12,7% năm 1995; -0,6% năm 2000; 4% năm 2002. Giá trị đồng tiền Việt Nam ổn định trong suốt thập niên 90 tạo điều kiện cho các ngành, doanh nghiệp và hộ gia đình yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, làm giầu chính đáng. Năm 2001 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2001-2005, đồng thời cũng là năm tạo tiền đề vật chất và tinh thần triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 nên ngay từ đầu Chính phủ và các cấp, các ngành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp cụ thể. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội năm 2001 đã diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tổng sản phẩm trong nước năm 2001 tăng 6,89% so với năm 2000 và năm 2002 tăng 7,04% so với năm 2001. Qua những năm đổi mới, các ngành kinh tế đều khởi sắc và tăng trưởng khá: Trong công nghiệp, Theo quyết định 217/HĐBT trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, xóa dần bao cấp, giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Nhờ đó, sản xuất công nghiệp liên tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao, bình quân thời kỳ 1991-1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13,7%/năm; bình quân thời kỳ 1996-2000 đạt 13,2%; năm 2001 tăng 14,2%, ước tính năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% so với năm 2001. Không chỉ tăng trưởng cao mà trong sản xuất công nghiệp những năm cuối cùng của thập kỷ 90 đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Thành tựu nổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp trong những năm đổi mới vừa qua là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực triền miên thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới liên tục từ năm 1989 đến nay. Sản xuất lương thực tăng liên tục từ năm 1988 theo hướng năm sau cao hơn năm trước với tốc độ nhanh và khá vững. Mỗi năm sản lượng lương thực tăng 5% (1,3 triệu tấn) cao hơn tốc độ tăng dân số (1,8%) nên lương thực bình quân nhân khẩu/năm cũng tăng dần: từ 280 kg năm 1987 lên 324 kg năm 1990; 372 kg năm 1995; 436 kg năm 2001 và 456 kg năm 2002 (nguồn số liệu trong niên giám thống kê). Thị trường hàng hoá và dịch vụ có khởi sắc trên phạm vi cả nước, sức mua của xã hội ngày càng tăng: năm 2000 đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 94% so với năm 1995 (tính theo giá cố định năm 1994). Hoạt động kinh tế đối ngoại có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng khởi sắc, nhất là những năm gần đây. Nếu kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1981-1985 đạt bình quân 570 triệu USD/năm thì đến thời kỳ 1986-1990 đã tăng bình quân 1370 triệu USD/năm; 3401 triệu USD/năm thời kỳ 1991-1995 và 5646 triệu USD/năm thời kỳ 1996-2000. Riêng năm 1999, đạt 11,523 tỷ USD; năm 2000 đạt trên 14 tỷ USD; năm 2001 đạt trên 15 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2000 và năm 2002 ước tính đạt 16,7 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2001, cao hơn hẳn tốc độ tăng 4,5% của năm 2001. (Nguồn số liệu trong niên giám thống kê các năm). Đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều hàng hoá mang nhãn hiệu “made in Việt Nam” đã có mặt trên thị trường thế giới với số lượng ngày càng nhiều, chủng loại phong phú và chất lượng ngày càng tiến bộ. Hoạt động đầu tư nước ngoài bắt đầu sôi động từ năm 1988 với 37 dự án và 371,8 triệu USD vốn đầu tư; 288,4 triệu USD vốn pháp định. Năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất là năm 1996 với 8497,3 triệu USD, 325 dự án. Đến cuối năm 2000, cả nước có khoảng 3000 dự án của 700 doanh nghiệp thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký là 36 tỷ USD, vốn thực hiện 16,89 tỷ USD (chưa tính liên doanh dầu khí Việt Xô). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 1,52 tỷ USD, tạo ra hơn 21,6 tỷ USD hàng hoá xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm cho 32 vạn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp, nhất là trong ngành xây dựng. Nguồn vốn FDI cùng với nguồn vốn tài trợ ODA đã giải ngân 7 tỷ USD và đã trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng ổn định của các ngành sản xuất và dịch vụ. Năm 1999, khu vực FDI đã tạo ra 10,7% GDP; 25% giá trị xuất khẩu, góp phần quan trọng để phát huy nội lực của toàn nền kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện hợp pháp và mở cửa. Các ngành dịch vụ như thương mại, khách sạn, du lịch, vận tải, vv… trước đây chưa được coi trọng đúng mức, đến những năm 90 đã dần dần được mở mang và phát triển. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực. Từ năm 1986 đến năm 2002, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản trong GDP đã giảm từ 38,06% xuống 22,99% trong khi tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ đã tăng trưởng tương ứng từ 28,88% lên 38,55% và từ 33,06% lên 38,46%. Sự hình thành và phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và 68 khu công nghiệp, khu chế xuất đã là những mô hình mới và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Sản xuất phát triển, giá cả hàng hoá và dịch vụ ổn định nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn nhìn chung đều được cải thiện. Do thu nhập tăng nên tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta theo chuẩn của Ngân hàng thế giới đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 32,5% đầu năm 2002, trong đó nghèo lương thực thực phẩm giảm từ 15% xuống còn 13,2%. Với kết quả này, trong báo cáo mới đây của mình, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã xếp Việt Nam vào những quốc gia dẫn đầu các nước đang phát triển về thành tích xoá đói giảm nghèo. 1.2. Những tồn tại và yếu kém. Bên cạnh những thành tựu đã nêu ở trên, 17 năm qua tình hình kinh tế – xã hội nước ta cũng đã xuất hiện những vấn đề mới rất đáng quan tâm: Thứ nhất: Kinh tế tăng trưởng chưa ổn định và chưa vững chắc. Trong những năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính theo GDP tuy có tăng nhanh hơn các thời kỳ trước đổi mới nhưng chưa ổn định: Bình quân 5 năm 1986-1990 tăng 4,45%; 1991-1996 tăng 8,38%; 1997- 2002 tăng 6,57%. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng GDP đã có biến động mạnh: năm 1995 đạt đỉnh điểm là 9,54%, sau đó giảm mạnh đến mức thấp nhất là 4,77% năm 1999. Từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng GDP đã liên tục phục hồi, đến năm 2002 đạt 7,04%. Khu vực kinh tế nhà nước tăng trưởng không ổn định và có xu hướng chậm dần. Tốc độ tăng GDP của khu vực này năm 1995 là 9,4% đến năm 1999 đã giảm mạnh còn 2,6% và đến năm 2001 lại tăng phục hồi đạt 7,8% tăng 0,1% so với năm 2000. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng chậm: đạt tốc độ tăng GDP 15% năm 1995; 17,6% năm 1999 nhưng đến năm 2000 đã giảm còn 11,4% và năm 2001 lại tiếp tục giảm xuống còn 7,5%. Ngược lại khu vực kinh tế tư nhân lại có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng GDP năm 1999 là 3,2% thì năm 2000 đã tăng lên 8,1% và năm 2001 đạt 12,9% (Nguồn số liệu trong niên giám thống kê qua các năm). Thứ hai: Sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do máy móc thiết bị cũ, tốc độ đổi mới chậm, việc đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp và người lao động chỉ mới quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu số lượng, chưa chú ý đến chất lượng và giá cả. Theo đánh giá của BMI về độ rủi ro của Việt Nam: thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đang tăng lên, điều đó có nghĩa là điểm xếp hạng kinh tế ngắn hạn của Việt Nam tụt từ 49 xuống 48 xếp thứ 64 trong khu vực châu á, điểm xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt 35,3 đứng thứ 77 so với các nước trong khu vực châu á. Mặt khác, đầu ra của nhiều sản phẩm công, nông nghiệp không ổn định, tình trạng tồn đọng nhiều hàng hoá diễn ra khá phổ biến, rõ nhất là xi măng, sắt thép, giấy, đường, gạo, cà phê, rau quả và gần đây là hàng điện tử, ô tô, xe gắn máy (lắp ráp), tình hình tương tự cũng diễn ra đối với các ngành dịch vụ, du lịch nên tiềm năng chưa được khai thác hợp lý. Thứ ba: Xu hướng giảm phát xuất hiện và kéo dài trong nhiều năm gần đây, nhất là 3 năm cuối cùng của thập niên 90. Nếu như 10 năm đầu của sự nghiệp đổi mới (1986-1995) kiềm chế lạm phát là một thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta: chỉ số lạm phát từ 774,6% năm 1986 giảm xuống còn 67,4% năm 1990 và 12,7% năm 1995, thì từ năm 1999 đến năm 2001 lại xuất hiện xu hướng giảm phát đáng lo ngại: chỉ số lạm phát của năm 1999 là 0,1%; năm 2000 giảm xuống đến -0,6%; năm 2001 tăng nhích lên đến 0,8% và năm 2002 đạt 4%. Xu hướng này thể hiện rõ nét nhất trong những loại hàng hoá như lương thực, thực phẩm làm cho thu nhập của nông dân và sức mua ở thị trường nông thôn giảm sút một cách tương đối. Đối với nước ta, gần 88% dân số sống ở nông thôn thì xu hướng trên đây là rất đáng lo ngại và trở thành những yếu tố hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng. Thứ tư: Tình trạng lao động thừa, việc làm thiếu vẫn còn phổ biến ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, chất lượng lao động thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thành thị trong độ tuổi đã tăng từ 5,88% năm 1996 lên 7,4% năm 1999; 6,44% năm 2000 và năm 2002 là 6,01% giảm 0,27% so với năm 2001. ở khu vực nông thôn tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn năm 2002 là 75,3% tăng 0,9% so với năm 2001, do đó có gần 30% thời gian lao động thiếu việc làm, số lao động dư dôi hàng năm lên tới 7 - 8 triệu người, trong khi đó qũy đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm dần do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và tốc độ tăng tự nhiên của dân số còn cao, ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp phát triển chậm. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến xu hướng phát triển các tệ nạn xã hội và di dân tự do ở nhiều vùng, địa phương. Phân tầng về đời sống và thu nhập giữa nông thôn với thành thị và phân hóa giầu nghèo trong nội bộ dân cư ngày càng có xu hướng doãng ra: thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn là 141100 đồng năm 1994; đến năm 1999 tăng lên là 225000 đồng; trong khi đó ở thành thị, thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt 359700 đồng năm 1994 và đến năm 1999 đã tăng lên 832500 đồng (số liệu từ niên giám thống kê). Thứ năm: Môi trường sinh thái có chiều hướng suy giảm trong quá trình phát triển kinh tế bao gồm cả môi trường không khí, đất, nước, rừng, biển, sông ngòi ở cả thành thị và nông thôn. Cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hóa học hóa, nhiều loại rác và chất thải công nghiệp chứa chất độc hại cho sức khoẻ con người tăng lên đều được xả trực tiếp vào môi trường. Nguyên nhân trước hết là do Luật bảo vệ môi trường chưa thực sự đi vào cuộc sống, nhiều ngành, địa phương và hộ gia đình chưa quan tâm đến yếu tố môi trường trong phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế; các doanh nghiệp và người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt về kinh tế, ít quan tâm đến lợi ích lâu dài về mặt xã hội, môi trường và nhất là sức khỏe cộng đồng. Những yếu tố hạn chế trên đây tuy còn nhiều, song không phải là cơ bản. Đó chỉ là những vấp váp khó có thể tránh khỏi của một nước tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện điểm xuất phát thấp, ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung còn nặng nề. Tuy nhiên, so với những thành tựu to lớn và quan trọng đã đạt được, những yếu kém trên đây chỉ là thứ yếu và hoàn toàn có thể khắc phục hoặc hạn chế bằng hệ thống các giải pháp tích cực và đồng bộ của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, theo phương châm tiếp tục đổi mới toàn diện và sâu sắc các chính sách vĩ mô của nhà nước, đi đôi với việc phát triển nội lực của mọi thành phần kinh tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Tóm lại, sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những năm đổi mới vừa qua đã đạt được những thành tựu quan trọng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm qúy báu, đặc biệt với tiềm năng trí tuệ và sáng tạo to lớn của con người Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng tương lai phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà trong thế kỷ XXI là sáng sủa và Việt Nam có nhiều khả năng cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. 2. Đóng góp của các nhân tố tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 2.1. Bản chất của tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục tiêu phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình. Trong đó tăng trưởng kinh tế là một trong những điều kiện cần thiết nhất để đạt được sự tiến bộ đó. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Khái niệm tăng trưởng nói chung được dùng để chỉ sự lớn lên, tăng thêm về quy mô của một hiện tượng hay một “hệ thống” nào đó. Có thể hiểu tăng trưởng kinh tế theo nghĩa rộng là sự tăng thêm (gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Theo ý nghĩa đó, tăng trưởng kinh tế thường đạt được do các nhân tố sau: - Do sử dụng thêm các nguồn lực mới. Khi nền kinh tế sử dụng thêm các nguồn lực bổ sung thì chắc chắn sẽ tạo thêm được của cải vật chất cho xã hội. - Do sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có đang bị sử dụng lãng phí. Thông thường các nguồn lực không được kết hợp sử dụng một cách tối ưu hay nói cách khác là nền kinh tế nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất, vì vậy nếu sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được xét trong dài hạn. Do đó các nhà kinh tế thường cho rằng: tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng của sản lượng tiềm năng. Theo quan điểm này, chỉ trên cơ sở tăng thêm được năng lực sản xuất thì nền kinh tế mới có thể sản xuất được mức sản lượng cao hơn so với trước. Đối với các nước đang phát triển, thông thường, các nguồn lực sẵn có còn chưa được sử dụng một cách tối ưu do trình độ quản lý yếu kém và do méo mó trong cơ chế thị trường,… Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các nước đang phát triển cần phải sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có đồng thời phải sử dụng thêm các nguồn lực mới như thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, nhập công nghệ mới cho quá trình sản xuất,… từ bên ngoài. Như vậy, sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có cũng như các nguồn lực mới có ý nghĩa quan trọng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập với thế giới. Có nhiều chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng nhưng trong khuôn khổ của đề tài em dùng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Nó chính là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Để đánh giá tăng trưởng kinh tế có thể đánh giá cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. Về mặt tuyệt đối, mức tăng trưởng kinh tế được xác định bằng hiệu số (mức chênh lệch) về giá trị tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế của năm sau so với năm trước. Về mặt tương đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng kinh tế) được đo bằng tỷ lệ giữa mức tăng trưởng kinh tế năm nay và giá trị tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế ở năm trước. Nguồn số liệu: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002-2003. Đánh giá quá trình tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong thời kỳ đổi mới thông qua chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng GDP được thể hiện trên đồ thị 1. Nhìn vào đồ thị 1, có thể thấy trong mỗi giai đoạn, tỷ lệ tăng trưởng GDP đều có xu hướng tăng, giảm rất rõ rệt, không có độ dao động lớn so với xu thế: nếu như tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1986 chỉ là 2,84%; năm 1988: 6,01%; năm 1989: 4,68% thì đến năm 1992 tăng lên tới 8,7%; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1991-1995 đạt 8,18%/năm, cao nhất kể từ trước tới nay; đáng tiếc là sau đỉnh cao năm 1995 đạt 9,54%, từ năm 1996, tỷ lệ tăng trưởng GDP đã liên tục giảm sút đến mức thấp nhất là 4,77% năm 1999 , từ năm 2000 đến nay con số này đã tăng phục hồi và đạt 7,04% năm 2002. Nhìn chung nền kinh tế nước ta, sau những khó khăn trong giai đoạn 1989-1990 do tác động đồng thời của nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất là hậu quả kéo dài của nhiều cuộc khủng hoảng lạm phát - phá giá thời kỳ 1985-1988 và cắt giảm viện trợ của khối Liên Xô cũ, từ năm 1991, nhất là từ năm 1992 đến năm 1995-5996, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự đi vào qũy đạo phát triển theo kinh tế thị trường và đạt được tỷ lệ tăng trưởng ngày càng cao; tiếp đến là chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997-1998 nên tăng trưởng GDP đã giảm liên tục, đến năm 1999 tỷ lệ này chỉ còn xấp xỉ mức tăng của năm 1989; sau đó từ năm 2000 đến nay, do có các chính sách điều chỉnh vĩ mô của nhà nước tỷ lệ này đã phục hồi trở lại. Do xu thế phát triển khá ổn định nên có thể đưa ra giả thuyết là quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta trong khoảng gần 2 thập kỷ gần đây mang tính chất cơ cấu chứ không phải chỉ là tình thế tạm thời. Xu hướng biến động của quá trình tăng trưởng GDP không chỉ diễn ra trong toàn nền kinh tế mà còn diễn ra ở cấp các ngành kinh tế vĩ mô. Bảng 1 là số liệu về tốc độ tăng GDP phân theo ngành kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam qua các năm. Bảng 1: Tốc độ tăng và cơ cấu GDP (%) Năm Tốc độ tăng GDP (giá so sánh ) Cơ cấu GDP ( giá thực tế ) Tổng số Nông- lâm nghiệp- thuỷ sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Tổng số Nông- lâm nghiệp- thuỷ sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 1986 2,84 2,99 10,84 -2,27 100,00 38,06 28,88 33,06 1987 3,63 -1,44 8,46 4,57 100,00 40,56 28,36 31,08 1988 6,01 3,65 5,00 8,77 100,00 46,30 23,96 29,74 1989 4,68 7,00 -2,59 7,86 100,00 42,07 22,94 34,99 1990 5,09 1,00 2,27 10,19 100,00 38,74 22,67 38,59 1991 5,81 2,18 7,71 7,38 100,00 40,49 23,79 35,72 1992 8,70 6,88 12,79 7,58 100,00 33,94 27,26 38,80 1993 8,08 3,28 12,62 8,64 100,00 29,87 28,90 41,23 1994 8,83 3,37 13,39 9,56 100,00 27,43 28,87 43,70 1995 9,54 4,80 13,60 9,83 100,00 27,18 28,76 44,06 1996 9,34 4,40 14,46 8,80 100,00 27,76 29,73 42,51 1997 8,15 4,33 12,62 7,14 100,00 25,77 32,08 42,15 1998 5,76 3,53 8,33 5,08 100,00 25,78 32,49 41,73 1999 4,77 5,23 7,68 2,25 100,00 25,43 34,49 40,08 2000 6,79 4,63 10,07 5,32 100,00 24,53 36,73 38,74 2001 6,89 2,98 10,39 6,10 100,00 23,25 38,12 38,63 2002 7,04 4,06 9,44 6,54 100,00 22,99 38,55 38,46 Nguồn số liệu: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002-2003. Từ số liệu ở bảng 1 có đồ thị 2 phản ánh biến động tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm của các ngành và toàn nền kinh tế. Đồ thị 2 cho thấy, trong giai đoạn 1986-1990, tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng của nông nghiệp (bao gồm cả nông-lâm nghiệp-thủy sản) và tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế không diễn ra cùng xu thế; trong giai đoạn 1990-1998, tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng của nông nghiệp có mối quan hệ khá chặt, riêng năm 1992, do sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng đột biến so với xu thế chung của thời kỳ 1989-1995 (nhờ thời tiết thuận lợi) nên tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế cũng tăng đột biến theo, nhưng mức độ đột biến của toàn nền kinh tế thấp hơn do sự phát triển chậm lại của khu vực dịch vụ; tuy nhiên, trong các năm 1999-2002 tiến triển của nông nghiệp đã không cùng xu thế với tiến triển chung của toàn nền kinh tế tương tự như giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới. Đối với ngành công nghiệp (kể cả xây dựng), đồ thị 2 cho thấy, xu thế tăng, giảm giá trị gia tăng của công nghiệp rất rõ rệt: trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, tăng trưởng GDP của công nghiệp liên tục giảm đến mức thấp nhất –2,59% vào năm 1989; từ năm 1990 đến nay nhìn chung tiến triển của công nghiệp rất tương đồng với tiến triển chung của toàn nền kinh tế; đặc biệt là từ sau mức tăng trưởng âm năm 1989, tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp được phục hồi rất nhanh trong giai đoạn đầu thập kỷ 90 và lên đến đỉnh cao nhất vào năm 1996. Nguyên nhân chính có được kết quả này là do sản xuất công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khối lượng vốn đầu tư trong khi tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong công nghiệp tăng lên rất nhanh trong nửa đầu thập niên 90 và đầu tư vào công nghiệp có ảnh hưởng tới sản xuất của ngành với thời gian trễ khoảng từ 1 đến 2 năm. Khu vực dịch vụ cũng có bước phát triển tương tự như các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, như đồ thị 2 đã chỉ ra, tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng của dịch vụ có xu hướng tăng mạnh, năm 1989 có biến động nhỏ rồi lại tăng lên đạt mức cao nhất là 10,19% vào năm 1990 sau đó tỷ lệ này đã liên tục được duy trì ở mức khá cao trong suốt thời kỳ từ năm 1991 đến năm 1996. Tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng của dịch vụ đã đạt được mức đặc biệt cao ngay trong giai đoạn đầu cải cách chủ yếu là nhờ cải cách đã cho phép tự do hóa khu vực dịch vụ, phát triển mạnh khu vực kinh tế thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho dịch vụ phát triển trong khi cạnh tranh của nước ngoài đối với hoạt động của khu vực này hầu như không có. Trong những năm tiếp theo biến động của khu vực dịch vụ không khác gì so với biến động chung của toàn nền kinh tế. Như vậy, quá trình tăng trưởng của toàn nền kinh tế nước ta nói chung và của các ngành sản xuất gộp nói riêng trong thời kỳ đổi mới diễn ra khá ổn định và đã tạo ra những thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước. Đồ thị 2 cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng của toàn nền kinh tế phục hồi từ năm 2000 đến nay là dựa trên sự phục hồi sản xuất công nghiệp và đặc biệt là dịch vụ, những biến động gần đây càng cho thấy tăng trưởng chung của toàn kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng của hai khu vực này. 2.2. Tính các chỉ tiêu đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Để phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như phân tích sự đóng góp của các nhân tố vào qúa trình tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, có thể đi theo tiếp cận tiêu dùng trong cân đối tài khoản quốc gia. Theo cách tiếp cận này, tổng cung bao gồm sản xuất trong nước phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng (GDP) và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; tổng cầu bao gồm cầu trong nước và cầu xuất khẩu, trong đó cầu trong nước bao gồm 3 bộ phận cấu thành là tiêu dùng cuối cùng của dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ và tích luỹ tài sản (đầu tư). Nếu dự trữ không đổi, giả sử là bằng không thì tổng cung sẽ luôn bằng tổng cầu, từ đó ta có quan hệ đồng nhất thức sau: GDP + M = C + I +X Hoặc GDP = C +I +X - M Trong đó GDP là tổng sản phẩm trong nước; C là tiêu dùng cuối cùng bao gồm tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng Chính phủ; I là tích luỹ tài sản hay đầu tư; X là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; M là nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Cân bằng trên được thực hiện đồng thời theo giá hiện hành và giá so sánh (giá cố định). Trong bài viết này sử dụng giá cố định năm 1994 để phân tích và trong quá trình tính toán thường có những điểm chưa khớp nhau nên có thể có những sai số nhất định. Bảng 2 trình bầy những số liệu cơ bản của bảng cân đối nguồn - sử dụng GDP từ năm 1986 đến năm 2002 theo giá cố định năm 1994 và đóng góp của từng yếu tố thành phần tới tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm. Trong bảng có 3 khối chỉ tiêu được tính toán như sau: - Các chỉ tiêu trong khối: “Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các nhân tố” được tính theo công thức: Với Y là từng chỉ tiêu tương ứng trong bảng. Ví dụ Y có thể là GDP, tiêu dùng, tích lũy, xuất khẩu, nhập khẩu,… và t là chỉ số thời gian. - Các chỉ tiêu trong khối: “Đóng góp vào tăng trưởng GDP (tỷ lệ tuyệt đối)” được tính theo công thức: Trong đó GDP (._.t-1) là giá trị tổng sản phẩm trong nước thời kỳ (năm) (t-1) và Y cũng tương ứng với từng chỉ tiêu trong bảng. Các chỉ tiêu trong khối: “Đóng góp vào tăng trưởng GDP (Tỷ lệ tương đối, % của tỷ lệ tăng trưởng GDP)” được tính theo công thức: Với RGDP (t) là tỷ lệ tăng trưởng GDP năm t. Dựa vào các số liệu tính toán được ở bảng 2, phần tiếp theo sẽ đi vào phân tích chi tiết các nhân tố đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2.3. Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2.3.1. Nhân tố tiêu dùng. Như chúng ta đã biết, sản xuất là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của toàn xã hội và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nhưng trong ngắn hạn các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất như vốn, lao động và tiến bộ kỹ thuật không thể thay đổi được nhanh chóng trong khi những biến động của cầu lại có ảnh hưởng rất lớn tới điều chỉnh sản xuất và tạo ra quá trình ổn định kinh tế vĩ mô, do vậy các chính sách tác động vào cầu được coi là những chính sách điều chỉnh ngắn hạn. Những năm gần đây các nhân tố cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. ở Việt Nam, tiêu dùng là thành phần quan trọng nhất trong tổng cầu vì nó luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên vai trò của tiêu dùng cũng đã giảm dần trong giai đoạn đổi mới: từ chỗ chiếm tỷ trọng 80,5% trong tổng cầu năm 1986, đến năm 1990 đã giảm xuống còn 70,2%, năm 1995 còn chiếm 56% và đến năm 2002 chỉ còn 44,4%; ngược lại vai trò của xuất khẩu lại tăng lên mạnh mẽ: năm 1986 xuất khẩu chiếm tỷ trọng 7,5% trong tổng cầu, đến năm 1990 nó đã chiếm đến 17,8% và nó liên tục tăng lên đạt tỷ trọng 25,2% và 35,4% tương ứng với năm 1995 và năm 2002; phần còn lại trong tổng cầu là nhân tố đầu tư cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao tương ứng với các năm là chiếm 12%; 12%;18,8% và 20,2% (nguồn số liệu tính toán từ bảng 2). Nhìn vào chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng hàng năm của các nhân tố ta thấy tỷ lệ tăng trưởng của tổng tiêu dùng xã hội từ năm 1987-1993 tương đối thấp: trung bình khoảng 3,6%/năm nhưng thời kỳ 1994-1996 tỷ lệ này tăng lên rất nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 8,92% vào năm 1996. Tuy nhiên từ năm 1997 lại có xu hướng giảm mạnh: tỷ lệ tăng trưởng của tổng tiêu dùng xã hội chỉ còn 1,79% vào năm 1999, thấp hơn cả trước năm 1993 và 3 năm gần đây đã phục hồi trở lại đạt tốc độ tăng là 7% năm 2002. Về mặt cơ cấu thì đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của Chính phủ liên tục tăng cao hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của dân cư trong suốt thời kỳ 1987-1995 làm cho tỷ trọng tiêu dùng của Chính phủ liên tục tăng nhanh, nhưng từ năm 1996 xu hướng hoàn toàn đảo ngược: tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dân cư lại cao hơn tốc độ tăng trưởng tiêu dùng chính phủ, đặc biệt năm 1999 tiêu dùng Chính phủ lại giảm so với năm 1998 tức là tỷ lệ tăng trưởng âm: -5,7% và sau đó vai trò của tiêu dùng Chính phủ lại tăng lên mạnh mẽ trong 3 năm 2000-2002 đạt tốc độ tăng trung bình 5,7%/năm. Năm 2002, tiêu dùng của dân cư đã có bước phát triển đầy ấn tượng với tỷ lệ tăng trưởng đạt 7,17% tăng 2,76% so với tỷ lệ tăng của năm 2001 là 4,41%. Sự bùng nổ của tiêu dùng dân cư vừa qua là do nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất có thể kể đến là thu nhập của các tầng lớp dân cư đều tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đặc biệt là thu nhập của khu vực dân cư ở nông thôn đã tăng lên rõ rệt nhờ sản xuất nông sản được mùa và giá nông sản tăng rất mạnh. Đồng thời, với việc thực hiện chính sách kinh tế mở rộng đã làm cho chi tiêu của Chính phủ tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Tóm lại, ở vào giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta nhìn chung là tổng cung thấp hơn tổng cầu nên khi tăng cung sẽ làm tăng thu nhập từ đó sẽ kích thích tiêu dùng và làm tăng tổng cầu, góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Đến giai đoạn sau thì tổng cầu lại thấp hơn so với tổng cung, nền kinh tế bị dư thừa công suất (tỷ lệ sử dụng công suất máy móc thiết bị thấp). Từ đó nhờ vào việc thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, sản xuất đã phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.3.2. Nhân tố đầu tư. Đầu tư là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng đến quá trình tăng trưởng kinh tế vì xét về dài hạn thì đầu tư là nhân tố chính để tạo ra quá trình tăng trưởng. Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta do có những thay đổi về chính sách và cơ chế đầu tư nên đã tạo được môi trường ngày càng lành mạnh hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước đưa nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư phát triển đất nước. Thời kỳ 1986-1990 tốc độ tăng trưởng đầu tư chỉ đạt bình quân là 8,7%/năm; đến nửa đầu thập niên 90 tỷ lệ này đã tăng lên đạt trung bình 18%/năm; nhờ đó đã làm cho tốc độ tăng trưởng GDP tăng rất cao, đạt trung bình 8,2%/năm. Sau đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á năm 1997-1998, tốc độ tăng trưởng đầu tư giảm xuống chỉ đạt 1,2% năm 1999. Từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng đầu tư đã tăng trở lại và đạt bình quân 10,5%/năm (nguồn số liệu tính toán từ bảng 2). Điểm đặc biệt của đầu tư là: đầu tư không chỉ là nhân tố cung (đầu vào) của quá trình sản xuất mà còn là nhân tố cầu (đầu ra) do đó trong những năm cung vượt cầu gần đây thì tăng trưởng đầu tư cũng là một biện pháp kích cầu quan trọng đóng góp vào quá trình phục hồi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao cho nền kinh tế nước ta. Phân tích sâu hơn đối với nhân tố đầu tư qua đồ thị 3 cho thấy, vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tổng vốn đầu tư toàn xã hội phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài và nguồn vốn đầu tư huy động chưa được hợp lý vì tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên rất nhanh trong thời kỳ 1990-1996, có lúc chiếm tới xấp xỉ 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế (năm 1995 vốn đầu tư nước ngoài là 22000 tỷ đồng chiếm 30,4% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội) trong khi đó tỷ trọng vốn của khu vực tư nhân và dân cư lại liên tục giảm trong suốt thời gian qua mà đây chính là nguồn vốn có hiệu quả kinh tế cao nhất và là nguồn vốn nội lực quan trọng nhất của Việt Nam. Đồ thị 3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Nguồn số liệu: Bảng 3 Tuy nhiên, mấy năm gần đây vốn đầu tư phát triển chủ yếu từ khu vực kinh tế nhà nước còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã giảm đi nhiều: năm 2002, tỷ trọng vốn đóng góp của khu vực nhà nước là 56,2%, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp 25,3% còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đóng góp 18,5% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số (tỷ đồng) 72447,0 87394,0 108370,0 117134,0 131170,9 145333,0 163500,0 183800,0 a. Khu vực nhà nước 30447,0 42894,0 53570,0 65034,0 76958,1 83567,5 95000,0 103300,0 b. Khu vực ngoài quốc doanh 20000,0 21800,0 24500,0 27800,0 31542,0 34593,7 38500,0 46500,0 c. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 22000,0 22700,0 30300,0 24300,0 22670,8 27171,8 30000,0 34000,0 Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 a. Khu vực nhà nước 42,0 49,1 49,4 55,5 58,7 57,5 58,1 56,2 b. Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 24,9 22,6 23,7 24,0 23,8 23,6 25,3 c. Khu vực có vốn đầu tư từ nước ngoài 30,4 26,0 28,0 20,8 17,3 18,7 18,3 18,5 Nguồn số liệu: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002-2003. Tóm lại, đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong những năm đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đến nay. Đối với nền kinh tế Việt Nam, vốn đầu tư với vai trò là nhân tố cung, tạo ra cơ sở vật chất và cung cấp các đầu vào không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất; với vai trò là nhân tố cầu, tiêu thụ đầu ra của quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi xẩy ra hiện tượng cung lớn hơn cầu, thông qua mua sắm máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng,… phục vụ cho quá trình sản xuất, hoạt động đầu tư đã tích cực tham gia kích cầu nội địa, mở ra thị trường cho các ngành kinh tế khác phát triển, từ đó hỗ trợ tích cực vào quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. Do khả năng tác động hai mặt của mình, đầu tư đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2.3.3. Nhân tố xuất, nhập khẩu. Về xuất khẩu, cũng như đầu tư, xuất khẩu là một trong hai nhân tố quan trọng nhất tạo ra bước phát triển kinh tế nhanh chóng trong thời kỳ đổi mới. Từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (1989) thì xuất khẩu của nước ta đã tăng lên rất nhanh. Nếu như năm 1985 tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 698,5 triệu USD và năm 1988 đạt 1038,4 triệu USD thì sang năm 1989 đã tăng vọt lên 1946 triệu USD, rồi đạt đến 5448,3 triệu USD vào năm 1995 và đạt 16706 triệu USD vào năm 2002. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân thời kỳ 1985-1988 đạt 12,5%/năm, thời kỳ 1989-1995 tỷ lệ này đã tăng lên đạt trung bình 29,6%/năm và đạt 17,9%/năm thời kỳ 1996-2002. Ta thấy rằng dường như tỷ lệ này có quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế: trong những năm nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cũng rất cao và ngược lại. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong nền kinh tế cũng diễn ra rất nhanh với xu hướng là tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghiệp trong tổng giá trị xuất khẩu đã liên tục tăng lên rất nhanh. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hàng nông, lâm, hải sản đều có xu hướng giảm đáng kể chứng tỏ xuất khẩu hàng công nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Ngay trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự biến động rất mạnh mẽ về cơ cấu xuất khẩu trong thời kỳ đổi mới vừa qua. Trước năm 1989, tỷ trọng hàng công nghiệp nặng trong tổng giá trị xuất khẩu của công nghiệp rất thấp vì khi đó chưa có xuất khẩu dầu mỏ, đại bộ phận hàng công nghiệp xuất khẩu là sản phẩm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Trong các năm 1990-1992, do mất thị trường truyền thống ở Đông Âu nên xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ giảm sút rất nhanh trong khi xuất khẩu hàng công nghiệp nặng lại tăng vọt nhờ vai trò của dầu thô. Do vậy, tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp nặng trong tổng giá trị xuất khẩu toàn nền kinh tế tăng vọt từ 25,7% năm 1990 lên 37% năm 1992 trong khi tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ giảm từ 26,4% năm 1990 xuống 13,5% năm 1992. Từ năm 1993 đến năm 1998 tình hình lại hoàn toàn đảo ngược: tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp nhẹ tăng lên tới 36,6% năm 1998 còn tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp nặng giảm xuống còn 27,9%. Nhưng từ năm 1999 đến nay lại có một bước thay đổi theo hướng ngược lại (nguồn số liệu từ niên giám thống kê). Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông á năm 1997-1998 đã tạo ra áp lực mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu và cán cân vãng lai của Việt Nam (65% kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2002 của Việt Nam được thực hiện tại thị trường khu vực Châu á) làm cho xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Một mặt, khủng hoảng Châu á làm giảm cầu nhập khẩu hàng Việt Nam của các nước có liên quan trong khu vực, đồng thời các đồng tiền Châu á đã bị phá giá mạnh trong khi tỷ giá đồng Việt Nam ít thay đổi làm cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam giảm đáng kể và còn làm giảm giá nhiều mặt hãng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, còn phải kể đến một số nguyên nhân có tính chất cơ cấu làm cho xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh đó là hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu còn là nguyên liệu thô hoặc sơ chế, có giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc rất lớn vào giá cả trên thị trường quốc tế; công nghiệp chế biến chưa có khả năng cạnh tranh cao trên trường quốc tế do hạn chế về quy mô, công nghệ lạc hậu tạo ra những sản phẩm có chất lượng thấp nhưng giá thành lại cao… Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Năm Xuất khẩu (triệu USD ) Tốc độ tăng (%) Nhập khẩu (triệu USD ) Tốc độ tăng (%) Nhập siêu (triệu USD) Tốc độ tăng GDP (%) 1985 698,5 7,5 1857,4 6,4 1158,9 1986 789,1 12,9 2155,1 16,0 1366 2,84 1987 854,2 8,2 2455,1 13,9 1600,9 3,63 1988 1038,4 21,5 2756,7 12,3 1718,3 6,01 1989 1946,0 87,5 2565,8 -69 619,8 4,68 1990 2404,0 23,5 2752,4 7,3 348,4 5,09 1991 2087,1 -13,2 2338,1 -15,1 251,0 5,81 1992 2580,7 23,7 2540,7 8,7 -40,0 8,70 1993 2985,2 15,7 3924,0 54,4 938,8 8,08 1994 4054,3 35,8 5825,8 48,5 1771,5 8,83 1995 5448,9 34,4 8155,4 40,0 2706,5 9,54 1996 7255,9 33,2 11143,6 36,6 3887,7 9,34 1997 9185,0 26,6 11592,3 4,0 2407,3 8,15 1998 9360,3 1,9 11499,6 -0,8 2139,3 5,76 1999 11541,4 23,3 11742,1 2,1 200,7 4,77 2000 14482,7 25,5 15636,5 33,2 1153,8 6,79 2001 15027,0 3,8 16162,0 3,4 1135,0 6,89 2002 16706,0 11,2 19733,0 22,1 3027,0 7,04 Nguồn số liệu: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002-2003. Về nhập khẩu, ta thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trừ năm 1989: khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu rất cao thì tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu lại âm. Hiện tượng nhập khẩu giảm đột ngột đạt -69% được lý giải là do sự kiện cắt giảm viện trợ của khối Liên Xô cũ. Thời kỳ 1993-1996 sau khi tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu tăng lên trung bình 45%/năm thì đã giảm xuống còn 4,0% năm 1997; năm 1998 còn -0,8% và chỉ tăng 2,1% năm 1999. Riêng năm 2000 tốc độ này đã tăng vọt lên 33,2% để thực hiện chính sách kích cầu sau đó lại giảm đột ngột xuống còn 3,4% và năm 2002 tỷ lệ này lại tăng lên đến 22,1% (nguồn số liệu tính toán từ bảng 4 và số liệu trong niên giám thống kê). Minh họa sự biến động của tỷ lệ tăng trưởng xuất, nhập khẩu và GDP được thể hiện trên đồ thị 4. Qua đồ thị 4 ta thấy rõ hơn là 3 đường tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu và GDP có quan hệ khá chặt chẽ với nhau vì 3 đường này tương đối sát nhau ngoại trừ năm 1989. Nguồn số liệu: Bảng 4 Trong đó: REX: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (%) RIM: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (%) RGDP: Tốc độ tăng trưởng GDP (%) Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ thì hoạt động thương mại quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hoạt động xuất, nhập khẩu trong những năm gần đây tăng trưởng chậm đáng kể do môi trường quốc tế đầy biến động và sức cạnh tranh của hàng trong nước giảm sút làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng. 2.3.4. Phân tích tổng hợp các nhân tố đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Thông qua các số liệu tính toán được trong bảng 2, trước hết ta xét các chỉ tiêu trong khối: “Đóng góp vào tăng trưởng GDP (tỷ lệ tuyệt đối)” cho thấy: năm 2002 tốc độ tăng GDP đạt 7,04% trong đó tổng cầu nội địa làm GDP tăng 8,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ làm GDP tăng 4,87% nhưng nhập khẩu lại làm GDP giảm mạnh 6,72%; tính chung xuất khẩu ròng đã làm GDP giảm 1,85%. Như vậy nguyên nhân chính của tăng trưởng kinh tế năm 2002 hoàn toàn nhờ vào tăng cầu nội địa; nếu không có đóng góp âm của nhân tố bên ngoài thì tốc độ tăng trưởng GDP còn đạt được cao hơn. Phân tích chi tiết hơn cho thấy tổng cầu nội địa làm GDP tăng 8,37% là do có đóng góp 5,03% của tăng tiêu dùng và 3,34% của tăng tích lũy, tức là đóng góp của nhân tố tiêu dùng cao hơn nhân tố tích luỹ. Tuy nhiên, trong phần đóng góp 5,03% của tiêu dùng thì riêng tiêu dùng cá nhân đã làm GDP tăng 4,67% trong khi tiêu dùng của Chính phủ chỉ làm GDP tăng 0,36%. Như vậy trong đóng góp của tiêu dùng, vai trò của tiêu dùng cá nhân chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối còn vai trò của tiêu dùng Chính phủ thì không đáng kể. Tiếp đến, xem xét các chỉ tiêu trong khối “đóng góp vào tăng trưởng GDP (tỷ lệ tương đối, % của tỷ lệ tăng trưởng GDP)’’, cho thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2002 hoàn toàn nhờ vào tăng tổng cầu nội địa (118,79%) trong đó hai nhóm nhân tố nội địa chính là tiêu dùng cá nhân và tích lũy tài sản (66,29% và 47,42%), tiêu dùng Chính phủ chỉ tạo ra 5,08% của tỷ lệ tăng trưởng GDP chung là 7,04%. Khu vực xuất nhập khẩu đã đóng góp âm cho tỷ lệ tăng trưởng GDP (-26,25%), mặc dù xuất khẩu đã có đóng góp lớn (69,11%) vào tỷ lệ tăng trưởng GDP chung nhưng nhập khẩu lại tạo ra -95,36% tỷ lệ tăng trưởng GDP. Phân tích cho cả thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, có thể đưa ra một số nhận xét như sau: - Trước năm 1988, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào cầu nội địa, vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu rất thấp: trong khi tổng cầu nội địa tạo ra 143,12% tỷ lệ tăng GDP (tương ứng với 5,2% trong số 3,63%) thì xuất khẩu chỉ tạo ra 21,7% và nhập khẩu giảm 103,23% làm cho đóng góp chung của khu vực kinh tế đối ngoại vào tỷ lệ tăng trưởng GDP là âm: -81,53%. Việc thực hiện tăng trưởng chủ yếu dựa vào cầu nội địa là do có nguồn viện trợ dồi dào của khối Liên Xô cũ. Phân tích sâu hơn cho thấy: năm 1987, đóng góp quan trọng nhất trong tổng cầu nội địa là nhân tố tích lũy tài sản tạo được 93,8% tỷ lệ tăng trưởng GDP; tiếp đến là tiêu dùng cá nhân: 35,48%; cuối cùng mới là tiêu dùng chính phủ: 13,84%. - Từ năm 1988, khi quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng thì vai trò của nhân tố bên ngoài đã tăng lên rất mạnh: trong khi cầu nôi địa chỉ tạo ra 73,32% tỷ lệ tăng trưởng GDP so với mức 143,12% năm 1987, thì khu vực kinh tế đối ngoại đã có mức đóng góp dương là 14,81%. Tình hình diễn biến tương tự đến năm 1992: cầu nội địa liên tục tạo ra khoảng 63 – 83,52% tỷ lệ tăng trưởng GDP (trung bình đạt 76%/năm) và còn lại là đóng góp của khu vực ngoại thương. Trong thời kỳ 1988-1992, do bị cắt viện trợ từ khối Liên Xô cũ, Việt Nam đã buộc phải chuyển sang phát triển dựa đồng thời vào cầu trong nước và cầu nước ngoài. Đối với cầu trong nước trong thời kỳ này, vai trò quan trọng nhất tạo ra tỷ lệ tăng trưởng GDP thuộc về tiêu dùng cá nhân; tiếp đến là tiêu dùng Chính phủ và sau cùng mới đến tích luỹ tài sản. Như vậy quan hệ thứ tự này khác với giai đoạn trước cải cách. - Năm 1993 đánh dấu một sự thay đổi lớn về chiến lược tăng trưởng kinh tế. Các số liệu trong bảng 2 chỉ ra trong thời kỳ 1993-1998, Việt Nam đã trở lại phát triển dựa hoàn toàn vào cầu nội địa, tỷ trọng đóng góp chung của khu vực kinh tế đối ngoại vào tăng trưởng GDP liên tục âm trừ năm 1997 khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực Châu á: khu vực này đã tạo ra 13,95% tỷ lệ tăng trưởng GDP, tính trung bình cho cả thời kỳ này là -18,4%; ngược lại, đóng góp của nhân tố cầu trong nước đã tăng lên rất mạnh: trung bình đạt tới 115,4%. Như vậy, không những toàn bộ tăng trưởng kinh tế là do cầu nội địa tạo ra mà nó còn bù đắp lại phần giảm tăng trưởng do nhập khẩu quá nhiều. Phân tích chi tiết hơn cho thấy thời kỳ này, tích luỹ tài sản (đầu tư) lại trở thành nhân tố quan trọng nhất tạo ra quá trình tăng trưởng (đóng góp trung bình tới 54,3%/năm) trong khi tiêu dùng cá nhân bị đẩy xuống (đóng góp 53,8%/năm) và nhân tố tiêu dùng Chính phủ vẫn là nhân tố có đóng góp ít nhất (7,3%/năm). Chiến lược tăng trưởng trong thời kỳ này được thực hiện nhờ có luồng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ dồi dào dựa trên những nguồn thu ngoại tệ rất lớn gồm xuất khẩu dầu mỏ, kiều hối, viện trợ ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh. Tuy nhiên, lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế cho rằng một quá trình phát triển mà dựa hoàn toàn vào tăng trưởng cầu nội địa như vậy sẽ không thể phát triển bền vững. - Thâm hụt ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế lên đến đỉnh điểm năm 1995-1996 đã buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế từ năm 1997-1998 và quá trình này được đẩy nhanh nhờ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu á. Kết quả là năm 1999, đóng góp của khu vực xuất nhập khẩu vào tăng trưởng kinh tế đã tăng mạnh: nếu như tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1999 là 4,77% thì riêng khu vực xuất nhập khẩu đã tạo ra 3,01% chiếm 63,15% tỷ lệ tăng trưởng trong khi đó cầu trong nước chỉ tạo ra 1,77% (chiếm 37,05%). Nhưng từ năm 2000 đến nay tình thế lại đảo ngược với sự đóng góp mạnh mẽ hơn của tổng cầu nội điạ vào tỷ lệ tăng trưởng GDP so với khu vực xuất nhập khẩu. Đặc biệt, vai trò của cầu nội địa tăng vọt trong năm 2000 là do nhân tố tích luỹ tài sản để đầu tư (tạo ra 44,07%tỷ lệ tăng GDP) còn tiêu dùng cá nhân chỉ tạo ra 31,3% nhưng đến năm 2002 thì tiêu dùng cá nhân lại có đóng góp mạnh hơn (tạo ra 66,29%tỷ lệ tăng GDP); tích luỹ tài sản chỉ tạo ra 47,42%. Tóm lại, vai trò của các nhân tố đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi lớn trong thời kỳ đổi mới. Nếu như trong thời kỳ đầu cải cách (1988-1992), tiêu dùng nội địa và khu vực kinh tế đối ngoại đều đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng thì trong thời kỳ tăng trưởng cao (1993-1998), nhân tố cơ bản tạo ra quá trình tăng trưởng lại là cầu nội địa mà chủ yếu là đầu tư (trong đó vai trò của vốn đầu tư nước ngoài rất lớn) và tiêu dùng cá nhân; ngược lại khu vực kinh tế đối ngoại đã có đóng góp âm tới tỷ lệ tăng trưởng trong thời kỳ này. Riêng năm 1999, vai trò của khu vực kinh tế đối ngoại tăng lên rõ rệt trong khi vai trò của cầu nội địa lại giảm và từ năm 2000 đến nay tình thế lại diễn ra tương tự như thời kỳ 1993-1998. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 1. Các lý thuyết chính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã biết, các mô hình tăng trưởng kinh tế đều có mục đích giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng, nó thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất (đầu vào) được sử dụng với mức sản lượng đầu ra (mức tăng trưởng). Có thể kể đến 3 dòng lý thuyết chính là tân cổ điển, Keynes và tân Keynes và tăng trưởng nội sinh. Theo các cách tiếp cận khác nhau, họ đã đưa ra một số mô hình tăng trưởng kinh tế dưới đây được các nước đang phát triển quan tâm. 1.1. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Cuối thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hàng loạt phát minh khoa học và nguồn tài nguyên đã được khai thác để phục vụ cho quá trình sản xuất và thời kỳ này được coi là điểm mốc đánh dấu cho sự ra đời của trường phái tân cổ điển. Lý thuyết cổ điển được xây dựng trên cơ sở giả định rằng nền kinh tế luôn đạt tới trạng thái cân bằng trong điều kiện toàn dụng lao động, do đó quá trình tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tích luỹ vốn và gia tăng lực lượng lao động. Học thuyết Keynes sơ khai lại cho rằng cần phải có những điều kiện nhất định thì mới có toàn dụng lao động chứ không phải đạt được một cách tự nhiên, tuy nhiên những phân tích của Keynes chỉ nhằm vào những điều kiện toàn dụng lao động trong ngắn hạn. Để xem xét các nhân tố tạo ra quá trình tăng trưởng bền vững, các nhà kinh tế tân cổ điển, mở đầu là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã đưa ra một phương pháp tiếp cận mới. Vào giữa thế kỷ XX, trong khi các nhà kinh tế cổ điển chỉ xem xét duy nhất khía cạnh cung của vốn đầu tư và Keynes chỉ tập trung vào khía cạnh cầu trong bối cảnh ngắn hạn, thì Harrod và Domar xem xét đồng thời 2 khía cạnh cung và cầu của quá trình đầu tư. Theo quan điểm của 2 ông, trường phái Keynes không thể phân tích được quá trình tăng trưởng cân bằng dài hạn vì đặt thấp vai trò của nhân tố vốn trong khi trên thực tế, đầu tư có tác động hai mặt rất rõ nét cả về phía cung và phía cầu: về phía cung, đầu tư là nhân tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, làm tăng khối lượng tài sản cố định từ đó làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế; về phía cầu, đầu tư sẽ làm tăng thu nhập và khuyến khích tiêu dùng do đó sẽ làm tăng cầu và kích thích sản xuất. Nếu đầu tư vừa làm tăng năng lực sản xuất, vừa làm tăng thu nhập thì nó sẽ làm tăng cả hai vế trong phương trình cân bằng và tạo ra tỷ lệ tăng trưởng cần thiết. Đặc biệt, 2 ông cho rằng đầu tư ròng trong bất kỳ thời kỳ nào cũng ngang bằng tiết kiệm ròng; thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng sẽ được chuyển thành tiết kiệm và được đưa vào đầu tư, sau quá trình này tổng cung và tổng cầu sẽ tự động cân bằng. Xét phía cung của đầu tư, Harrod-Domar cho rằng năng lực sản xuất của nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư mới theo quan hệ sau: (1) Trong đó: là sản lượng tăng thêm; I là đầu tư và p là năng suất tiềm năng trung bình của vốn. Đặc trưng quan trọng nhất của phương trình (1) là năng suất tiềm năng p: tức là khi p càng cao thì nền kinh tế càng có khả năng tăng trưởng nhanh. Chia cả hai vế của phương trình (1) cho Y thu được phương trình: (2) Đặt thì g chính là tỷ lệ tăng trưởng. Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về mặt lý thuyết thì đầu tư (I) luôn bằng tiết kiệm (S). Nếu gọi s là tỷ lệ tiết kiệm trong GDP thì: Từ đó ta có phương trình: g=s*p (3) Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn - đầu ra thì ta sẽ có: (4) ở đây, k được gọi là hệ số ICOR, nó phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư. Từ đó ta có phương trình cuối cùng là: (5) Phương trình nhìn từ phía cung cho thấy vốn đầu tư là nhân tố chính xác định tỷ lệ tăng trưởng và tiết kiệm quốc gia là nguồn gốc của đầu tư. Về phía cầu, Harrod – Domar sử dụng khái niệm nhân tử Keynes, họ cho rằng thu nhập quốc gia là hàm của đầu tư gia tăng hơn là của bản thân đầu tư và nếu đầu tư trong năm sau không tăng so với năm trước thì thu nhập quốc gia năm sau sẽ không thể tăng so với năm trước. Như vậy Harrod – Domar đã vạch ra một mô hình tăng trưởng cho các nước đang phát triển đó là tăng trưởng dài hạn với mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững phải dựa vào việc tích lũy vốn cho đầu tư. 1.2. Lý thuyết tăng trưởng của Keynes và tân Keynes. Vào những năm 30 của thế kỷ XX khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Năm1936, Keynes đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng bàn về nguyên nhân của cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản lúc đó với tiêu đề: “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”. Về ngắn hạn, xuất phát điểm của lý thuyết Keynes là nguyên tắc cầu thực. Ông sử dụng lý luận về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 30 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây, do đó lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cầu. Theo Ông, tổng việc làm phụ thuộc vào tổng cầu thực, cầu thực này lại phụ thuộc vào chi tiêu có nguồn gốc từ thu nhập. Do nhấn mạnh vai trò của cầu nên Keynes tập trung vào xử lý cầu gộp, cầu gộp được chia làm 2 thành phần là: cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Trong khi cầu tiêu dùng được xem là ổn định với thu nhập thì cầu đầu tư biến động rất phức tạp và phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư, tuy nhiên nhà nước vẫn có thể tác động trực tiếp vào cả hai thành phần này để kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo Keynes, trong ngắn hạn thì đầu tư luôn luôn ngang bằng với tiết kiệm nhưng cơ chế xác định 2 chỉ tiêu này hoàn toàn khác nhau. Trong khi tiết kiệm phụ thuộc vào thu nhập thì đầu tư lại phụ thuộc vào lãi suất; phương trình cân bằng tiết kiệm - đầu tư cho phép xác định đồng thời thu nhập và lãi suất, hợp thành đường cong IS nổi tiếng (I(r)=S(Y)). Khi đầu tư tăng thì cầu thực của nền kinh tế tăng làm cho sản xuất tăng (trong điều kiện nền kinh tế chưa sử dụng hết công suất). Do đó, Chính phủ có thể chủ động tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án công cộng, làm tăng đầu tư chung của toàn nền kinh tế kéo theo tổng cầu tăng, mở ra quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Đóng góp chủ yếu của lý thuyết Keynes là trong phân tích kinh tế ngắn hạn. Trong dài hạn, nhìn chung Keynes vẫn sử dụng những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết tân cổ điển: các mô hình kinh tế vĩ mô theo lý thuyết Keynes vẫn coi tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư và đầu tư là nhân tố quyết định quá trình tăng trưởng dài hạn. Hàm sản xuất trong mô hình Keynes có dạng gộp như sau: Y = f(K, L) Trong đó: Y là kết quả sản xuất (sản lượng), K là vốn cố định và L là lao động. Trong mô hình này L được xem là biến ngoại sinh và nó ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng do đó khi số người tham gia lao động tăng lên thì sản xuất sẽ tăng. Đối với tiết kiệm và đầu tư, Keynes đồng ý với các nhà kinh tế tân cổ điển là tiết kiệm chịu ảnh hưởng của thu nhập chứ không phải là lãi suất do đó nếu đầu tư giảm thì thu nhập giảm dẫn tới tiết kiệm giảm gây ra sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Keynes cũng cho rằng đầu tư là nhân tố then chốt để tăng trưởng và thực hiện toàn dụng lao động nhưng ông cho rằng không tồn tại cơ chế tự động giữ tiết kiệm và đầu tư luôn ở mức cân bằng. Từ đây, ông đề cao vai trò của Chính phủ: Chính phủ có thể kích thích đầu tư thông qua tăng thâm hụt ngân sách; khi đầu tư tăng thì sản xuất và việc làm tăng, kéo theo tăng nhu cầu; nhu cầu tăng sẽ lại kích thích sản xuất để đáp ứng cầu làm cho tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Tuy nhiên, các giả thuyết cơ bản của lý thuyết Keynes đã không phù hợp với các nước đang phát triển ví dụ như để chính sách tăng trưởng dựa vào kích cầu thắng lợi Keynes đòi hỏi nền kinh tế phải luôn trong tình trạng cung lớn hơn cầu nhưng điều này là không hiện thực tại các nước đang phát triển, nơi nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, công nghiệp rất yếu kém, cung luôn luôn không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu,… Do đó các nhà kinh tế sau Keynes đã đi sâu nghiên cứu, phát triển lý thuyết Keynes để giải thích những vấn đề về tăng trưởng dài hạn phù hợp với các nước đang phát triển. 1.3. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Mô hình tăng trưởng ngoại sinh được phát triển bởi nhiều tác giả như Samsey (1928), Swan (1956) và đặc biệt là Solow (1956) đã chứng minh vai trò của từng yếu tố vốn, lao động, công nghệ trong tăng trưởng kinh tế và đã giải thích được nguồn gốc của sự tăng trưởng trong những năm 50-60. Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, sự tăng trưởng nhanh của những nước NICs dựa phần lớn vào sự huy động các nguồn lực đầu vào như lao động, tư bản chứ không phải dựa vào hiệu qủa của việc sử dụng các nguồn lực đó. Song từ những năm 70 đã có những nhận định về sự tăng trưởng kinh tế của những nước công nghiệp mới, đó là sự tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các nguồn lực vật ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37053.doc
Tài liệu liên quan