Mục lục
Lời mở đầu
Tổng quan về tình hình ngành Du lịch
Các nhân tố tác động qua lại với ngành Du lịch
Khí hậu và môi trường tác động đến ngành Du lịch………..6
Dịch bệnh tác động đến Du lịch……………………………...25
Kinh tế tác động đến Du lịch………………………………….33
Chính sách tác động đến Du lịch…………………………….44
Lời kết
Lời mở đầu
Trong thời kỳ kinh tế Việt Nam bước vào thời mở cửa, Việt Nam ta gia nhập vào WTO, Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng một phần quan trọng vào GDP của đất nướ
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 20322 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Nhưng bên cạnh đó, ngành du lịch cũng đứng trước rất nhiều thử thách mới, và nhiều khó khăn trước mắt cần phải giải quyết.
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm, chịu tác động và chi phối từ rất nhiều ngành khác, từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, dịch bệnh, kinh tế - xã hội, chính trị , chính sách của Đảng và Nhà nước. Để có thể đưa ra những phương hướng và chiến lược sáng suốt và đúng đắn nhằm phát triển ngành Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần hiểu rõ những nhân tố tác động đến ngành Du lịch. Ở đây, tôi xin nêu ra 4 nhân tố chính cùng những tư liệu và lý luận phân tích của bản thân mong có thể góp một phần vào việc tìm hiểu về ngành Du lịch.
Tổng quan về tình hình ngành Du lịch
Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2008
Nguồn: Vụ Tài chính – TCDL
Cập nhật: 02/01/2009, 15:01:42
Tổng cục Du lịch ước số liệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12 và cả năm 2008 do Tổng cục Thống kê cung cấp như sau:
1. Ước tính tổng số khách quốc tế trong tháng 12 năm 2008 đạt 375.995 lượt khách, tăng 34,3% so với tháng 11 năm 2008 và giảm 4,2% so với tháng 12 năm 2007. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 290.995 lượt khách, chiếm 77% (giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2007); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 14.000 lượt khách, chiếm 4% (giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2007); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 71 .000 lượt khách, chiếm 19% (giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2007).
Trong tháng 12 năm 2008, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 242.591 lượt người, tăng 1,3% so với cùng kỳ 2007; khách đến vì công việc là 67.239 lượt người, giảm 17,6% so với cùng kỳ 2007; khách đến thăm thân là 48.190 lượt người tăng 0,4% so với cùng kỳ 2007; khách đến vì các mục đích khác là 17.975 lượt người, giảm 23,9% so với cùng kỳ 2007. . 2. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt 4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 2.631.943 lượt người, tăng 1% so với năm 2007; khách đến vì công việc là 844.777 lượt người, tăng 25,4% so với năm 2007; khách đến thăm thân là 509.627 lượt người, giảm 15,2% so với năm 2007; khách đến vì các mục đích khác là 267.393 lượt người, giảm 23,3% so với năm 2007. . Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Bên cạnh các nước tăng như ở trên thì cũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%, Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007.
Du lịch nội địa: Thu hút khách bằng những sản phẩm mới
10/04/2009
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam giảm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương đã tìm cách thu hút khách du lịch nội địa bằng những gói sản phẩm du lịch hấp dẫn với nhiều điểm đến mới, đồng thời đa dạng các sản phẩm du lịch.
Đà Nẵng: tạo nhiều điểm du lịch mới
Nhằm hút khách trong bối cảnh đang có sự suy giảm mạnh, UBND TP Đà Nẵng quyết định chọn một số địa điểm giải trí lành mạnh cho phép hoạt động về đêm đến 24 giờ, hỗ trợ kinh phí xây dựng các trích đoạn tuồng, xây dựng đội múa Chăm để tổ chức các show diễn phục vụ khách du lịch thường xuyên tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Thành phố tập trung phát triển dịch vụ đường sông, khảo sát tuyến mới, đóng mới tàu du lịch, lập các bến bãi thuận lợi và đề xuất chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đường thủy. UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo tập trung sửa chữa đường ra bán đảo Sơn Trà để xây dựng các tuyến tham quan mới trong mùa du lịch 2009. Dự kiến sẽ có 4 tuyến được hình thành, gồm tuyến vòng quanh bán đảo Sơn Trà từ đường Yết Kiêu lên đỉnh Sơn Trà, ra bãi Bắc và trở về bãi Bụt, với chiều dài 35km. Tuyến này thuận lợi cho việc tổ chức các tour bằng ô tô, xe máy, xe đạp thể thao. Tuyến thứ 2 từ đường Yết Kiêu đến đồi Vọng Cảnh, sau đó xuyên rừng đến bãi Ôm hoặc bãi Tiên Sa với chiều dài 22km (trong đó có 5km xuyên rừng già) rất thích hợp với thanh niên, có thể ngắm nhiều cảnh đẹp và đặc biệt là khỉ, voọc... Tuyến thứ 3 từ bãi tắm Tiên Sa ra bãi Ôm và trở về Tiên Sa (đi dọc sườn núi phía Bắc bán đảo) có chiều dài 8km, qua rất nhiều suối. Tuyến thứ 4 thăm ngọn Hải đăng Sơn Trà (Đài Hải đăng Tiên Sa) nổi tiếng…
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn triển khai trùng tu, tôn tạo và nâng cấp các công trình văn hoá, di tích lịch sử, sưu tầm hiện vật văn hoá Chăm, Cơ tu trên địa bàn. Các Đoàn ca múa nhạc, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Trưng Vương phục dựng và sáng tạo mới các vở kịch, trích đoạn, vở diễn trong kho tàng văn hóa dân gian cũng như từ hiện thực đời sống để phục vụ du khách. Công tác đầu tư du lịch đựơc chú trọng để đưa vào hoạt động và phát huy hơn nữa giá trị các dự án như Furama, Sơn Trà Spa & Resort... Bên cạnh đó, UBND thành phố còn tích cực phối hợp tổ chức, giới thiệu sản phẩm du lịch bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ như tour du lịch đường bộ qua tuyến hành lang Đông - Tây.
Đa dạng các sản phẩm du lịch
Nha trang
Với chương trình Festival biển 2009 diễn ra tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 6 đến ngày 12/6/2009, thành phố biển Nha Trang cũng coi đây là một chiêu để thu hút khách du lịch. Đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Festival biển 2009 sẽ diễn ra nhiều hoạt động mang đậm nét truyền thống của địa phương, như: Lễ hội cầu ngư, thi đấu cờ người, đua thuyền thúng, triển lãm thư pháp... những hoạt động khá đặc sắc, lần đầu tiên “trình diện” ở Festival này như: đắp tượng cát, biểu diễn dù bay có động cơ, thực hiện tác phẩm điêu khắc từ kim loại phế thải... Bên cạnh đó, Festival Biển 2009 sẽ có sự trình diễn và xác lập các kỷ lục quốc gia, như: “chế biến tô phở lớn nhất Việt Nam”, “Cà phê wifi lớn nhất trên bờ biển”, “Dàn nhạc dân tộc đông nhất Việt Nam biểu diễn”, triển lãm tranh thêu kỷ lục...
Hà Nội
Các điểm du lịch làng nghề, một trong những loại hình du lịch hấp dẫn của Hà Nội. Để thu hút khách, nhiều làng nghề đã nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tổ chức nhiều loại hình dịch vụ để phục vụ khách tham quan. Làng nghề Bát Tràng thành lập Công ty CP Du lịch Dịch vụ Thương mại Làng Bát Tràng với mục tiêu là phát triển du lịch làng nghề một cách chuyên nghiệp để giới thiệu với du khách về văn hoá, lịch sử cũng như hoạt động của làng gốm hiện tại. Bà con trong làng đang mong muốn thành lập một bảo tàng làng gốm theo phương thức xã hội hoá để phát triển du lịch. .
Hà Nội hiện có 11 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, trong đó làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông) và Bát Tràng (Gia Lâm) là hai điểm du lịch tiêu biểu. Hàng năm, các làng nghề này đón từ 8000 đến trên 10.000 lượt khách nước ngoài đến tham quan và hàng chục nghìn lượt khách nội địa tìm hiểu nghề thủ công truyền thống và mua sắm hàng hoá. Đặc biệt, du khách châu Âu và châu Mỹ rất ưa thích tìm hiểu các làng nghề truyền thống. Bên cạnh lợi thế xuất khẩu tại chỗ cho khách quốc tế, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề còn nhận được nhiều đơn đặt hàng do khách du lịch mang lại.
Sa Pa
Thị trấn Sa Pa (Lào Cai) hiện đang phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa với mục tiêu để đồng bào các dân tộc có thể tham gia làm du lịch. Đây được coi là chìa khóa để du lịch Sa Pa phát triển nhanh và bền vững; vì chỉ có người dân mới gìn giữ, bảo tồn cảnh quan, môi trường họ sống và vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình hiệu quả nhất. Sa Pa có 5 xã làm du lịch và có ban quản lý du lịch. Điển hình như xã San Sả Hồ của người Mông, Bản Hồ của người Tày, Tả Van (người Giáy), Tả Phìn (người Mông, Dao). Tới đây, Sa Pa mở rộng mô hình du lịch này ra thêm 6 xã. Tại các xã này, người dân xây dựng những nhà sàn quy mô để khách du lịch có thể ăn, ở, sinh hoạt cùng gia đình (homestay), và chủ nhà dệt thổ cẩm, làm đồ thủ công mỹ nghệ để bán cho khách. Những xã làm được việc này thì phụ nữ và trẻ em không đến thị trấn bán hàng rong, vì tại xã họ đã có dịch vụ tăng thu nhập.
Hiện tại, Sa Pa vẫn tập trung khai thác các tiềm năng về văn hóa. Ngành VH, TT và DL Lào Cai đang nghiên cứu mở thêm nhiều lễ hội để thu hút khách đến xem lễ hội, tìm hiểu các bản sắc văn hóa. Sa Pa cũng đang tập trung quảng bá các cảnh quan kỳ thú của Hoàng Liên Sơn để phục vụ du lịch mùa khô. Một Sa Pa mới đang hiện hình, chắc chắn sẽ thúc đẩy du lịch nơi đây phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của Sa Pa và của cả tỉnh Lào Cai.
Các nhân tố tác động qua lại với ngành Du lịch
Khí hậu và môi trường tác động đến Du lịch
Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, trong mỗi loại hình du lich lại có nhiều dạng. Nói chung Du lịch là giúp con người thư giãn. Vì vậy khí hậu có tác động đến hầu hết các loại hình du lịch.
Ví dụ:
Du lịch biển, phải là vùng biển ấm và không phải là mùa mưa bão…
Du lịch núi, thời tiết phải phù hợp với loại hình du lịch, như vùng lạnh có sương, có tuyết (khí hậu đặc trưng); vùng ấm không phải mùa mưa…
Du lịch lễ hội, mua sắm, tìm hiểu văn hoá thường là mùa có thời tiết tốt trong năm…
...
Khí hậu góp phần quan trọng tạo nên tính thời vụ của du lịch, hình thành mùa du lịch, vùng du lịch đặc trưng…
Sự khác biệt khí hậu dẫn đến khác biệt về hệ sinh thái:
Do có sự khác biệt về hệ sinh thái nên có sự khác biệt về sinh vật (động & thực vật) tại từng vùng riêng biệt. Do vậy, có vùng có những loại động, thực vật này nhưng cũng có những vùng không có. Đó là điểm giúp cho các loại hình du lịch sinh thái phát triển.
Khí hậu thay đổi dẫn đến mùa du lịch thay đổi:
Ở những nước có sự thay đổi thời tiết, chuyển mùa, như mùa thu sang mùa đông lạnh giá khiến cho người ta có xu hướng đến những nước có khí hậu và thời tiết ấm áp để nghỉ ngơi thư giãn (tránh thời tiết lạnh lẽo và rét mướt). Từ đó hình thành nên "mùa du lịch".
Thông thường mùa du lịch thường rơi vào những tháng cuối năm hoặc đầu năm sau (từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau). Sau đó thì lại trở về mùa thấp điểm (do có sự tương đồng về thời tiết & khí hậu), khi các nước đều có mùa hè, mùa thu .v.v...
Khí hậu không chỉ tác động tích cực đến việc phân chia, hình thành những nét đặc trưng của các loại hình du lịch, thời vụ du lịch mà bên cạnh đó còn có những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến ngành du lịch… Những biến đổi xấu về khí hậu của Trái đất trong thời gian gần đây đã rung lên hồi chuông báo động cho sự phát triển của ngành du lịch.
Vậy những tác động đó là gì? Và phải chăng chỉ có khí hậu gây ảnh hưởng đến ngành du lịch theo hướng một chiều không? Ta hãy cùng nhau xem xét và phân tích những tư liệu dưới đây…
Trước nhất là tình trạng nóng lên của Trái đất:
Tình trạng nóng lên trên toàn cầu đang có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch, và một số địa chỉ du lịch hấp dẫn rất có khả năng sẽ bị ngập dưới nước biển do hiện tượng băng tan khiến nước biển dâng lên.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Achim Steiner, ngành công nghiệp du lịch vừa là đối tượng bị ảnh hưởng bởi tình trạng biến đổi khí hậu, vừa là tác nhân góp phần làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, việc vận chuyển và một số hoạt động khác liên quan đến du lịch hiện chiếm từ 4 đến 6% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn, tác động của du lịch đối với tình trạng biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tới, và các vùng bờ biển, các khu du lịch trên vùng núi cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhìn nhận theo một góc độ nào đó, Du lịch là một ngành công nghiệp không khói. Nó đơn thuần là một ngành dịch vụ, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, thư giãn,… Nhưng để vận hành được toàn bộ một tour du lịch từ A đến Z cần sự phối hợp của hàng loạt các ngành khác, như giao thông vận tải, xây dựng, nhiên liệu, khí đốt, sản xuất lương thực thực phẩm,… Để bộ máy đó vận hành thì việc đưa ra môi trường một lượng khí thải lớn, những phế phẩm, rác thải là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi xã hội ngày một văn minh hơn, con người ngày càng có nhu cầu tận hưởng, thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều đó thúc đẩy Du lịch phát triển và việc đi du lịch trở nên quen thuộc không chỉ với những người lắm tiền nhiều của mà ngay cả tầng lớp trung lưu, bình dân trong xã hội… kéo theo tác động xấu của ngành Du lịch đến môi trường ngày một tăng. Và ngược lại khi môi trường xấu đi, khí hậu biến đổi cũng sẽ tác động tiêu cực ngược trở lại với ngành Du lịch.
Theo như những tư liệu nghiên cứu, báo cáo, tin tức… thì việc biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến các di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới.
Những di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới như rạn san hô ở Belize, vườn quốc gia nổi tiếng nằm ở bờ biển phía Tây Nam Phi, những vết tích cổ 600 năm tuổi của Thái Lan và các điểm khảo cổ ở Scotland ngày càng bị đe doạ bởi tình trạng biến đổi khí hậu. Một số di sản vô giá đang gặp nguy hiểm do các tác động như; tăng mực nước biển, lũ lụt và bão. Những di sản khác như nhà thờ hồi giáo, các thánh đường, những di tích lịch sử và các cổ vật tại những nơi cổ kính cũng bị đe doạ do những thay đổi về các điều kiện lịch sử và khí hậu.
Những phát hiện trong một báo cáo mới, Atlas về Biến đổi khí hậu do các nhà khoa học thuộc Viện môi trường Stockholm biên soạn với sự trợ giúp của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã chỉ ra những thách thức lớn nhất về biến đổi khí hậu trên thế giới. Những phát hiện này đã được công bố tại Hội nghị lần thứ 12 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và cuộc họp lần thứ 2 của các thành viên tham gia Nghị định thư Kyoto được tổ chức ở Nairobi, Kenya, trên cơ sở những nghiên cứu mới.
Theo ông Achim Steiner, Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc, kiêm Giám đốc điều hành Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “Việc thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu phải tính đến cả những di sản thiên nhiên và văn hoá quan trọng. Nghiên cứu mới của UNEP và các thành viên tham gia cho thấy rằng, các rạn san hô ở Ấn Độ Dương bị tổn hại do sự kiện tẩy trắng vào cuối những năm 1990, đang được phục hồi nhanh hơn ở các khu vực bảo tồn biển, trong khi những vùng này đang rơi vào tình trạng ngày càng tồi tệ do các tác động của quá trình phát triển và vấn đề ô nhiễm. Vì vậy, bây giờ chúng ta phải hành động nhằm tạo ra khả năng phục hồi nhanh chóng cho các hệ sinh thái quan trọng như các rạn san hô, để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra. Chúng ta cũng phải sử dụng sự hiểu biết và kiến thức khoa học của mình để giúp các nhà quản lý các công trình văn hoá quan trọng như: các tòa nhà và những phát hiện khảo cổ. Những thiệt hại của các di sản thiên nhiên văn hóa do quá trình biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương và đặc biệt tại các nước đang phát triển. Hơn nữa cộng với tình trạng nghèo đói sẽ tạo ra những cơ sở gây ô nhiễm độc hại nhất hành tinh.”
Ông Koichiro Matsuura, Tổng giám đốc UNESCO, Phụ trách Trung tâm di sản thể giới cho biết: “Những biến đổi khí hậu đang tác động đến tất cả các mặt đời sống của con người và các hệ thống tự nhiên, bao gồm những di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Vì vậy, việc bảo vệ và đảm bảo quản lý bền vững những địa điểm này đang trở thành ưu tiên cao nhất của tất cả chính phủ”.
Nhiều địa điểm di sản thế giới ở biển là các rạn san hô nhiệt đới, bị tổn hại bởi hiện tượng tẩy trắng – do nhiệt độ đại dương và quá trình axít hoá tăng lên – có thể làm mất đi lượng lớn các rạn san hô. Nhiệt độ khí quyển tăng lên cũng gây ra hiện tượng tan băng trên toàn thế giới. Đa dạng sinh học trên trái đất có thể cũng bị ảnh hưởng do sự di chuyển của các loài, những thay đổi về thời gian của các chu trình sinh học, sự di trú của các loài xâm hại và một số số hiện tượng khác.
Sau đây là một số địa điểm văn hoá được nêu bật trong Atlas về biến đổi khí hậu:
Cộng hoà Séc
Năm 2002, lũ lụt xảy ra ở khắp châu Âu đã gây thiệt hại cho các phòng hoà nhạc, nhà hát, bảo tàng và các thư viện. Theo ước tính, có khoảng 500 nghìn cuốn sách và các tài liệu lưu trữ bị hư hại. Biến đổi khí hậu có thể gây ra tình trạng lũ lụt và thiệt hại nhiều hơn. Cộng hoà Séc được coi là một trong số các quốc gia dễ bị tổn thương.
Ai Cập -
Qait Bey
Những di tích lịch sử của Alexandria gồm pháo đài QaitBey từ thế kỷ thứ 15 bị đe doạ bởi tình trạng xói mòn bờ biển và lũ lụt ở vùng châu thổ sông Nile, liên quan đến biến đổi khí hậu.
Thái Lan
Ở Đông Bắc Thái Lan, những trận lũ lụt đã gây hư hại cho các tàn tích 600 năm tuổi thuộc tỉnh Sukothai và những tàn tích của Ayutthaya, được coi như thủ phủ từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 18.
Nam Phi
Là nơi có dấu chân loài người cổ nhất, theo ước tính, nó được tạo ra cách đây 117.000 năm, ở gần Langebaan thuộc Vườn quốc gia phía Tây bờ biển Nam Phi. Người ta đã di dời những vết chân này để tránh hư hỏng, nhưng các chuyên gia cho rằng, còn lại những đồ tạo tác khác được phát hiện đang gặp rủi ro do tình trạng gia tăng mực nước biển.
Bắc cực và các đảo nhỏ
Toàn bộ nền văn hoá đang gặp rủi ro, bao gồm những người dân bản địa ở Bắc Cực, họ sống dựa vào băng trên biển để săn và đánh bắt truyền thống và những đảo nhỏ nằm thấp dưới mực nước biển như Tuyalu, đang có kế hoạch di tản để đối phó với tình trạng tăng mực nước biển.
Scotland, Vương Quốc Anh
Khoảng 12.000 điểm khảo cổ dễ bị tổn thương do xói mòn và tăng mực nước biển, gồm những mỏ muối từ thời trung cổ ở Brora, Sutherland, thuộc thời kỳ đồ đá ở Vịnh Sandwich, Unst và điểm Viking ở Baileshire, phía Bắc Uist.
Belize
Rạn san hô ở Belize, năm 1842 được Charles Darwin mô tả như “rạn san hô đặc biệt nhất ở phía Tây Ấn Độ và những vùng lân cận” đã bị tẩy trắng do nhiệt độ mặt nước biển tăng cao và cũng giống như nhiều rạn san hô khác trên thế giới, có thể sẽ bị mất nhiều hơn do sự gia tăng nhiệt độ của trái đất.
Belize -
Boston, Hoa Kỳ
Sự kết hợp giữa tình tạng tăng mực nước biển và những trận bão lớn có thể làm tăng đỉnh lũ ở sông Charles và làm ngập chìm những địa điểm lịch sử nổi tiếng.
Vườn quốc gia Donana
Là điểm di sản thế giới thuộc phía Nam Tây Ban Nha. Trong hơn một thế kỷ qua, 100 loài thực vật sinh sống trên 50.000 hécta đất ngập nước đã bị mất do hậu quả của việc sử dụng nước gia tăng. Tại thời điểm tương tự, mực nước biển tăng 20cm và theo dự kiến vào cuối thế kỷ 21 sẽ tăng từ 20 cm đến 110 cm, đe doạ đến các di sản thế giới do hậu quả của hiện tượng xâm mặn.
Di sản thế giới khu vực Cape Floral, Nam Phi.
Điểm có diện tích hơn 550.000 hécta đất, là nơi có đa dạng thực vật nổi tiếng đang bị đe doạ bởi những thay đổi về độ ẩm của đất và hiện tượng mưa rào vào mùa đông.
Vườn quốc gia Huascaran, Peru
Tình trạng tan băng nhanh đang làm tăng nguy cơ bùng nổ hồ băng, đe doạ đến khu vực gần điểm văn hoá được gọi là Chavin de Huantar, là nơi có những kho báu thời tiền Inca, gồm các thánh đường từ năm 900 trước công nguyên.
Chinguetti -
Nhà thờ hồi giáo Chinguetti, Mauritania.
Một địa điểm di sản thế giới nằm trên rìa sa mạc Sahara, là nơi tập trung những tác phẩm viết tay của đạo Hồi cũng như nhà thờ hồi giáo ở thế kỷ thứ 13 đang bị đe doạ do sự xâm lấn mạnh mẽ của sa mạc do biến đổi khí hậu.
Đảo Herschel, Canada
Những khu định cư trên đảo của người săn cá voi vào thế kỷ 19, thuộc vùng Yukon, hiện nằm trong danh sách di sản thế giới của Canada bởi giá trị văn hoá nổi tiếng của chúng. Tuy nhiên, sự suy giảm của tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang gây ra tình trạng sụt lún đất.
Du lịch với những chiếc máy bay to tiêu tốn nhiều năng lượng, những khu liên hợp khách sạn cao cấp với máy điều hòa nhiệt độ và hồ bơi có hệ thống lọc bằng các hóa chất... tất cả đều là những nguy cơ đe dọa tăng nhiệt độ và biến đổi khí hậu. .
Trưởng đại diện Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) Stefanos Fotiou cho biết: “Chúng ta phải xem xét tác động của du lịch đối với sự thay đổi khí hậu. Du lịch không thể phát triển bền vững mà không chú ý đến những thách thức của sự biến đổi khí hậu”.
Số liệu thống kê gần đây nhất của Tổ chức Du lịch quốc tế LHQ (UNWTO) cho thấy, ngành công nghiệp không khói đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm 2007, đã có 610 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 32 triệu so với cùng kỳ năm ngoái. Và con số này dự kiến sẽ đạt mức 1,6 tỷ vào năm 2020.
Các chuyên gia của UNWTO cho hay, ngành du lịch đang chịu một phần trách nhiệm đối với sự biến đổi khí hậu, làm cho môi trường xuống cấp và về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến chính khả năng khai thác du lịch. Hay nói cách khác, ngành du lịch có thể vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân gây ra sự thay đổi khí hậu.
Tại hội nghị về thị trường du lịch thế giới tổ chức tại Luân Đôn mới đây, có ít nhất 60 bộ trưởng du lịch trên thế giới thông qua một bản tuyên bố với cam kết “phối hợp hành động chống lại sự thay đổi khí hậu”. Thỏa thuận này được thiết lập với mục tiêu điều chỉnh hoạt động ngành du lịch để thích nghi với sự thay đổi khí hậu, bằng cách hạn chế sử dụng các ứng dụng công nghệ có chọn lọc và huy động kinh phí giúp đỡ những nước nghèo, có kinh tế phụ thuộc lớn vào ngành công nghiệp du lịch. Thực tế, du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của 46/50 quốc gia kém phát triển nhất thế giới.
Tuy tuyên bố chung không đặt ra những mục tiêu cụ thể nào, nhưng đều tập trung vào nhận thức của chính phủ các nước về tầm quan trọng của sự cân bằng giữa du lịch và thay đổi khí hậu. Hay nói cách khác là vì mục tiêu phát triển bền vững. Theo lời của ông Geoffrey Lipman, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký UNWTO: “Đó chính là bước đi đầu tiên để tiến đến đạt được mục tiêu. Chúng ta không thể có mặt ở đây nếu chúng ta không cam kết hưởng ứng vấn đề toàn cầu này”.
Là một nước dựa vào du lịch, Sri Lanka đang đi đầu trong việc cải thiện môi trường, đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Du lịch Sri Lanka Renton de Alwis khẳng định, với 30% diện tích được bao phủ bởi những khu rừng ẩm ướt và là “ngôi nhà” của 3.000 con voi châu Á, Sri Lanka cam kết sẽ trở thành một lá phổi của trái đất, một quốc gia đa dạng sinh học và hoàn toàn không có khí thải cacbon dioxit.
Ông Alwis nhấn mạnh: “Quần thể động thực vật bản địa đã tạo nên một hệ sinh thái độc đáo ở Sri Lanka. Đây là một lợi thế nhưng và cũng là nhiệm vụ đối với chúng ta”.
Để thực hiện điều đó, Sri Lanka đã đề ra một số luật lệ và thói quen cho lĩnh vực du lịch như tăng cường việc tái trồng rừng và khuyến khích người dân lựa chọn sử dụng các nguồn năng lượng khác, với phương châm:“Với sự lựa chọn của mình, bạn sẽ giúp ngành du lịch đối phó với sự thay đổi khí hậu”.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ.
Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.
Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng. Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa, hoạt động của các làng nghề truyền thống…
Đối với môi trường tự nhiên:
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...).
Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng.
Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…
Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (ví dụ như đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch biển...).
Đối với môi trường nhân văn xã hội
Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ).
Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương.
Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.
Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch.
Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia.
Ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài.
Đối với môi trường tự nhiên
Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày (ví dụ như ở chùa Hương vào mùa lễ hội, ước tính trung bình lượng rác thải từ 4 đến 5 tấn/ngày chưa tính đến nước thải và ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi… nhưng khối lượng thu gom mới chỉ đạt khoảng 80%.
Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn đối với người dân địa phương. Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh (trung bình khoảng 100 - 150 lít /ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 - 250 lít /ngày đối với khách quốc tế). Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Hiện tượng này đã quan sát thấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như: Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng... Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng vào mùa du lịch.
Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế tại vùng ven biển, miền núi trung du… do bị khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị.
Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn; nghề cá và các nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới.
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước, hang động, cảnh quan… thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san hô, đồi mồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật… của khách du lịch.
Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Đối với môi trường xã hội - nhân văn:
Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Ví dụ như tình trạng trẻ em lang thang bán hàng rong ngoài thị trấn Sa Pa (Lào Cai) như hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự gắn kết chặt chẽ vốn có giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làm tổn thương đến các giá trị truyền thống đã được thiết lập trong cộng đồng dân tộc.
Các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu dễ bị hủy hoại, ví dụ như di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Các di sản này thường phân bố trên diện tích hẹp, dễ bị xuống cấp khi chịu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25183.doc