Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm sú ở xã Thụy Hải- Huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình

Phần I Đặt vấn đề 1.1. Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành nuôi tôm sú nói riêng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chính của nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp không chỉ có chức năng đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho cả nước mà còn cung cấp nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu chiế

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm sú ở xã Thụy Hải- Huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lược của sản xuất nông nghiệp nhất là trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các loại thực phẩm như tôm, cua, cá biển có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp chất đạm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Nhu cầu về thủy sản mà nhất là nhu cầu về tôm sú của nhân dân trong nước cũng như thế giới là rất cao và ngày càng tăng lên. Vì thế việc nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tạo điều kiện xuất khẩu thu ngoại tệ. Nâng cao năng suất nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng không chỉ để cung cấp nhu cầu thực phẩm, xuất khẩu mà còn để ổn định và nâng cao đời sống của người nông dân ven biển. Đây là cách cơ bản để tạo ra sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp, trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và trong sản xuất tôm sú nói riêng. Từ giữa những năm 1980, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nông nghiệp, cơ chế khoán mới theo tinh thần nghị quyết 10NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý nhằm giải phóng sức sản xuất trong nông thôn, trong từng hộ nông dân. Hộ được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập đã phát huy được vai trò của hộ trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Trong những năm gần đây lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trung bình khoảng 4,5 triệu tấn, nhưng với giá gạo như những năm gần đây thì nguồn thu này không đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân. Song song với việc xuất khẩu gạo thì những nguồn lợi thuỷ sản cũng được xuất khẩu ra nước ngoài với khối lượng khá lớn nên nguồn thu này rất đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân. Trong những năm qua, nhờ việc mở rộng diện tích nuôi và đầu tư thâm canh tăng năng suất, lượng thủy sản trong đó có tôm sú cũng đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, lượng thủy sản này còn rất ít so với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là lượng tôm sú thành phẩm mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhỏ dân cư có thu nhập cao và các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách ngoại quốc, còn lại một lượng nhỏ dành cho xuất khẩu. Tuy lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường tôm thế giới nhưng lại chịu sức ép cạnh tranh lớn của các nước như Philippines, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... Đó là những nước mà nghề nuôi tôm sú đã phát triển thành ngành “công nghiệp nuôi tôm”. Chất lượng tôm của họ không những tốt mà trọng lượng tôm cũng tương đối lớn từ 0,4 – 0,8 hoa thậm chí 10 hoa/ con, trong khi đó trọng lượng tôm của Việt Nam chỉ đạt từ 0,2- 0,4 hoa/ con. Vì vậy mà giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng thấp hơn của các nước này. Không những có thế mạnh về chất lượng tôm tốt, trọng lượng tôm/con lớn mà những nước này còn có thế mạnh về khối lượng tôm sản xuất ra hàng năm rất lớn. Nguyên nhân là do ở Việt Nam nghề nuôi tôm mới đang phát triển ở hình thức nuôi bán thâm canh, chỉ có một bộ phận nhỏ nông dân bắt đầu nuôi công nghiệp và thâm canh, khoa học kỹ thuật ứng dụng trong quá trình nuôi chưa phổ thông (do hệ thống khuyến ngư phát triển kém) nên việc nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên dẫn đến năng suất, chất lượng tôm còn thấp. Với lý do trên, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm nhằm tăng năng suất và thu nhập cho người nông dân các vùng ven biển. Thêm vào đó, Việt Nam cũng cần ứng dụng các công nghệ sinh học vào quá trình nuôi tôm để làm giảm hóa chất và mầm bệnh tồn tại trong tôm trưởng thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường để những vụ nuôi sau thu được kết quả tốt. Năng suất tôm nuôi chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài, trong đó yếu tố bên ngoài quan trọng nhất là môi trường nuôi đó là chất bùn ở đáy ao nuôi và nguồn nước nuôi. Ngoài môi trường nuôi, chất lượng con giống và thức ăn thì trình độ của người lao động là nhân tố quan trọng bậc nhất có khả năng làm tăng năng suất tôm nuôi. Thiếu kiến thức, thiếu khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình nuôi tôm không chỉ làm giảm năng suất mà còn giảm chất lượng tôm và gây tác hại xấu đến môi trường. Năng suất thấp có liên quan đến trình độ học vấn và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật thấp. Người ra quyết định sản xuất có trình độ học vấn cao có thể thích ứng nhanh với sự thay đổi của các yếu tố liên quan đến năng suất, chất lượng tôm như môi trường nuôi, con giống, … Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn lực là một trong những chính sách được ưu tiên của chính phủ Việt Nam. Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào (tưới tiêu, phân bón, thuốc trừ sâu ..) đến năng suất cây trồng, vật nuôi như năng suất lúa, năng suất ngô, năng suất dâu tằm.. Nhưng cho đến nay vẫn có rất ít nghiên cứu về sự khác biệt giữa năng suất đạt được với năng suất tiềm năng và các yếu tố làm giảm sự khác biệt đó cũng như vai trò của nguồn lực con người (trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, sự tiếp cận thông tin nông nghiệp...)đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất đối với cây trồng, vật nuôi đặc biệt là đối với tôm sú - một loài sinh vật rất mẫn cảm với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào nói chung và môi trường nuôi nói riêng. 1.2. Những vấn đề đặt ra Phấn đấu đạt năng suất tối đa với mỗi mức mức chi phí đầu tư của từng loại đầu vào và công nghệ nhất định là mục tiêu của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam nhằm lý giải câu hỏi tại sao năng suất tôm nuôi của ta còn thấp và không đạt được mức sản lượng tối đa cho phép? Ngoài ra, cũng có quá ít các nghiên cứu về tác động của phương pháp sử dụng các đầu vào hoặc sự không đầy đủ thông tin hay sự thiếu hụt về kỹ năng, kỹ thuật cũng như việc cung ứng các đầu vào không kịp thời đến năng suất của tôm nuôi. Vì vậy, bất chấp sự có mặt của công nghệ mới, một số nông dân vẫn sử dụng cách sản xuất truyền thống (nuôi quảng canh), trong khi họ thiếu sự am hiểu kỹ thuật cũng như khả năng đầu tư các yếu tố đầu vào. Do vậy họ không đạt được kết quả và hiệu quả sản xuất cao. Vấn đề khoảng cách giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng có thể đạt được là mối quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học. Việc áp dụng thành công một công nghệ (kỹ thuật) vào quy trình nuôi đòi hỏi người nông dân phải có khả năng phân tích và hiểu được công nghệ đó cũng như sự phức tạp của nó và chọn lựa một cách khoa học mức phân bổ nguồn lực sẵn có để đạt được lợi nhuận tối đa từ quá trình sản xuất của mình. Nhìn chung ở nông thôn Việt Nam mà nhất là ở vùng ven biển, trình độ học vấn của người lao động còn thấp. Vì vậy, khả năng phân tích thông tin, hiểu và nắm bắt được công nghệ sản xuất mới, chọn lựa các yếu tố đầu vào và thả tôm giống đúng thời gian qui định là có giới hạn. Thấy rõ tình trạng này, chính phủ không chỉ tiếp tục mở rộng hệ thống giáo dục chính quy mà còn đầu tư nghiên cứu về nông thôn, mở các chương trình đào tạo phi chính quy và cung cấp các dịch vụ thông tin nông nghiệp phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các dịch vụ này ở nông thôn vẫn còn chưa phổ cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của bà con nông dân. Những câu hỏi đặt ra là: Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm như thế nào ? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến mức hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm và liệu trình độ của nông dân có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm hay không? Để xác định đúng thực trạng về đầu tư chi phí cũng như mức độ hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất tôm sú thịt được sự đồng ý của UBND xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình và được sự phân công của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm sú ở xã Thụy Hải – huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.3.1. Mục tiêu chung Đề tài thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố đầu tư chi phí đến năng suất nuôi tôm từ đó đề xuất các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm ở xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng nuôi tôm của các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu thời gian qua. Xác định các yếu tố đầu vào chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm. Xác định hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm cũng như các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm của các hộ. Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qủa kỹ thuật nuôi tôm của các hộ nông dân. 1.4. Các giả thiết được đặt ra 1. Các yếu tố đầu vào chủ yếu như tôm giống, thức ăn, phân bón, thuốc phòng bệnh có ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. 2. Mức độ chủ động về vốn phục vụ cho quá trình nuôi càng cao thì hiệu quả kỹ thuật càng cao. Nông dân có trình độ học vấn cao hơn sẽ đạt hiệu qủa kỹ thuật cao hơn. Nông dân được tập huấn (được tiếp cận với thông tin về khoa học kỹ thuật và thông tin kinh tế) nhiều lần hơn sẽ đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn. 5. Kinh nghiệm sản xuất, tuổi, giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.5.1. Đối tượng. Các hộ nuôi tôm sú thịt ở xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. 1.5.2. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài - Phạm vi về không gian: Vùng nuôi tôm sú thuộc xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. - Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư các loại chi phí và kết quả đạt được trong nuôi tôm sú năm 2002 ở xã Thụy Hải. - Thời gian thực hiện đề tài : Thực hiện từ ngày 10/2/2003 đến ngày 26/6/2003. Phần II Cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về nuôi tôm sú 2.1.1. Quan niệm về nuôi tôm sú Nuôi tôm sú cũng như nuôi trồng thủy sản là sự chiếm hữu và lợi dụng tự nhiên làm điều kiện sản xuất. Những điều kiện tự nhiên mà dựa vào đó tôm và các loại sinh vật sống trong môi trường nước mặn có thể phát triển đó là đất đai, hồ, đầm ở vùng ven biển. Những điều kiện cần thiết có thể khai thác và sinh lợi từ nguồn tài nguyên đó chính là sức lao động, khí hậu, thuỷ văn… Như vậy nuôi tôm sú cũng như nuôi trồng hải sản là mô hình tổ chức sản xuất của các cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm tôm hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước -tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định. 2.1.2 .Đặc điểm ngành nuôi tôm sú. Nuôi tôm sú cũng như nuôi trồng thủy sản được tiến hành trên những vùng địa lý có mặt nước mặt, chủ yếu là tập trung ở vùng nông thôn ven biển. Đối tượng sản xuất của ngành là tôm giống và những sinh vật khác sống trong môi trường nước. Đó là những sinh vật hết sức nhạy cảm, có khả năng tự tái tạo nhưng lại dễ dàng bị huỷ diệt. Những thủy sinh này là những cơ thể sống trong môi trường nước nên luôn tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng của nó. Hoạt động sống của nó nhờ vào các dinh dưỡng lấy từ động thực vật và các khí CO2, O2 hoà tan trong nước. Mặt nước nuôi tôm sú bao gồm cả đất và nước, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, do đó không thể thiếu và không thể thay thế được. Các thủy vực có thể dùng để nuôi tôm sú chỉ có thể bắt nguồn từ nước mặn. Đó là những đầm, hồ ven biển hoặc những ao nuôi nước mặn nhân tạo. Quá trình nuôi tôm sú là quá trình mà tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tự nhiên cho nên thời gian sản xuất với thời gian lao động không trùng nhau. Từ đặc điểm này dẫn đến tính thời vụ trong việc nuôi tôm sú thịt. Nuôi tôm sú đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn, đặc biệt là các dịch vụ về tôm giống, thức ăn, tín dụng, hệ thống khuyến ngư. Trong ngành nuôi tôm sú thịt thì tỷ lệ sống của tôm giống gần như là phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng tôm giống và môi trường nước. Sản phẩm của ngành nuôi tôm sú thịt khó bảo quản, dễ hư hao bởi chúng có hàm lượng nước và hàm lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể cao, đó là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn dễ xâm nhập và phá hủy sản phẩm. Do đó đi đôi với việc sản xuất tôm sú thịt thì phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm của ngành. 2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của ngành nuôi tôm sú thịt Nuôi tôm sú là một ngành nhỏ trong ngành nuôi trồng thuỷ sản - là ngành sản xuất các loại sản phẩm cung cấp đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm thủy sản nói chung và sản phẩm tôm sú thịt nói riêng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dinh dưỡng có chất lượng cao. Theo tài liệu mới công bố của Viện dinh dưỡng (Bộ Y tế) thì trong số khoảng 60 loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thông dụng giàu protein thì có tới 50% là sản phẩm thủy sản. Phần lớn các sản phẩm thủy sản có tỷ lệ protein cao từ 12 - 21,5%, chứa 18 acid amin cần thiết cho cơ thể con người. Tôm sú thịt trưởng thành không những có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn giàu chất khoáng và vitamin như canxi, natri.. rất cần thiết đối với cơ thể con người. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển ngành nuôi tôm sú thịt không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu hàng ngày của nhân dân và tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời cùng với ngành nuôi trồng thủy sản góp phần tạo nhiều công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho ngư dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng hiệu quả sử dụng các tiềm năng sẵn có. Hơn nữa, nó còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn vùng ven biển, hải đảo, biên giới. Vì vậy, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm sú theo hướng bán thâm canh và thâm canh nói riêng được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm sú 2.2.1. Những yếu tố về môi trường tự nhiên 2.2.1.1.Yếu tố về nhiệt độ Yếu tố nhiệt độ rất quan trọng khi tiến hành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của tôm là động vật biến nhiệt nên không có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Tôm sú là loài giáp xác nên chỉ thích ứng với một khoảng tương đối hẹp của sự biến đổi nhiệt độ. Vượt khỏi giới hạn nhiệt độ thích ứng hoặc nhiệt độ thay đổi quá nhanh cũng gây sốc cho tôm dẫn đến tôm bị chết. Nhiệt độ thích ứng để tôm sinh trưởng và phát triển là 25 - 28o C. Vì vậy sự thay đổi nhiệt độ là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi tốc độ biến dưỡng, rối loạn hô hấp, làm mất cân bằng pH máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu máu, dẫn đến cơ thể yếu, dễ sinh bệnh và chết. Nếu trong phạm vi nhiệt độ thích hợp tôm sẽ tăng trưởng nhanh, sử dụng thức ăn tốt và khả năng kháng bệnh tương đối cao. 2.2.1.2. Yếu tố độ pH Độ pH hay còn gọi là độ phèn, độ pH thích hợp cho nuôi tôm là từ 7 - 8,5. Tôm sú rất nhạy cảm đối với sự thay đổi độ pH, khi pH nhỏ hơn 5,5 mà sự thay đổi diễn ra quá nhanh chúng sẽ có những biểu hiện như bơi lội nhanh thở gấp và sẽ chết trong thời gian ngắn. Trong trường hợp sự thay đổi pH diễn ra từ từ, hiện tượng chết cũng diễn ra nhưng chậm và triệu chứng không rõ ràng. Khi độ pH tăng cao, mang và các mô của tôm bị phá hủy đồng thời làm tăng tính độc hại khác là amôniăc trong môi trường đối với những con tôm khác. 2.2.1.3. Các muối hoà tan 95% chất hoà tan trong nước tồn tại ở 8 ion là 4 cation và 4 anion, các ion đó hình thành 3 đặc tính quan trọng của nước là độ cứng, độ mặn và độ kiềm. Các chất hoà tan ở dạng vi lượng. Độ cứng: ảnh hưởng đến tôm ở vai trò thẩm thấu, ảnh hưởng đến điều hoà Ca2+ của màu và ảnh hưởng đến tính độc hại của một số khoáng chất và thuốc phòng bệnh. Độ kiềm : giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trường nước. Đây được xem là yếu tố quan trọng làm cho pH môi trường nước ít biến động và không gây sốc đối với tôm. Độ mặn: Thích hợp cho tôm sú là từ 15 - 20% . Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hoà áp suất thẩm thấu, sự thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn này dễ gây sốc làm giảm khả năng kháng bệnh của tôm và quá trình lột xác tăng trưởng. 2.2.1.4. Các chất khí hòa tan Gồm 3 chất chính là O2, CO2 và N2. Dưỡng khí O2: tôm có khả năng tự điều chỉnh tuỳ thuộc vào lượng O2 hoà tan trong nước qua kiểm soát của các hoóc môn. Trong trạng thái ít hoạt động hoặc nhu cầu dưỡng khí thấp, tôm có khả năng giảm lượng máu qua mang, giảm lượng nước di chuyển qua mang thông qua sự điều chỉnh bởi các hoóc môn. Vậy khi dưỡng khí xuống quá mức chịu đựng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, tôm dễ bị nấm bệnh tấn công. Khí CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp của tôm. Tôm sẽ bắt đầu bị sốc khi hàm lượng CO2 quá 20mg/l do việc cản trở khả năng tiếp nhận O2 làm tôm bị chết. Amoniac, nitric, nitrat: Amoniac là sản phẩm của quá trình tiêu hoá protein. Với nồng độ NH3 tự do là 0,06 mg/l đã làm chậm mức tăng trưởng của tôm và lớp mô bên ngoài cơ thể của tôm bị phá huỷ, làm rối loạn chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu. Nitric và Nitrat được hình thành là do sụ oxy hoá amoniac. Khi hàm lượng hai chất này là 0,6mg/l sẽ gây sốc cho tôm, làm máu mất khả năng vận chuyển O2. Khí H2S gây độc cho tôm. Nó tồn tại nhiều trong môi trường nước khi độ pH của nước xuống dưới 6,5. 2.2.1.5. Độ trong của ao đầm nuôi tôm và vấn đề quản lý đáy Đây là chỉ tiêu tương đối đơn giản, thông qua chỉ tiêu này người nuôi tôm có thể đánh giá được ao, đầm để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Nếu ao, đầm quá đục do tảo phát triển sẽ dẫn đến thiếu dưỡng khí cho tôm nhất là vào buổi sáng. Nếu ao, đầm do có các chất lơ lửng thì năng suất tôm nuôi trong ao sẽ không cao. Độ trong của ao đầm nên duy trì ở mức 30 - 45cm. Một trong những nguyên nhân làm tôm tăng trưởng chậm, giảm sức đề kháng dễ bị dịch bệnh tấn công là do ảnh hưởng từ lớp bùn cặn bã hữu cơ bẩn do tích tụ lâu ngày ở bề mặt của đáy ao nuôi. Lớp mùn này bắt nguồn từ thức ăn dư thừa, chất thải của tôm, vỏ tôm…chính lớp mùn dơ bẩn này là nơi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và khí độc. Lớp mùn bã hữu cơ này càng nhiều thì nguy cơ phát bệnh của tôm càng cao. Do vậy trong quá trình nuôi, ngoài việc hạn chế lớp mùn bã hữu cơ thông qua quá trình cho ăn thích hợp với lượng thức ăn vừa đủ, quản lý bột màu nước thì việc loại bớt lượng mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, đầm nuôi là điều kiện cần thiết để đảm bảo môi trường nuôi trong sạch. Tóm lại, thông qua các yếu tố chính của môi trường nuôi tôm, người nuôi tôm cần quan tâm theo dõi trong điều kiện khả năng có thể được, đó là độ phèn, độ mặn, độ trong và độ kiềm của nước để có biện pháp xử lý thích hợp. Đây là điều kiện cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường nuôi tôm ổn định, nhằm không gây sốc cho tôm nuôi, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, nhằm tăng tỷ lệ sống của tôm giống, tăng hiệu quả kinh tế của ngành nuôi tôm sú thịt. 2.2.2. Những yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội 2.2.2.1.Yếu tố về thị trường Thị trường là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nuôi trông thuỷ sản nói chung và ngành nuôi tôm sú thịt nói riêng, kể cả thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. Một thuận lợi cho ngành nuôi tôm sú là thị trường đầu ra của ngành rất rộng vì nhu cầu thực phẩm là tôm sú thịt của nhân dân trong nước và thế giới rất cao, trong khi đó lượng tôm thành phẩm sản xuất ra mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đó. Nhưng điều bất cập ở đây là thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất tôm thịt mới được hình thành ở nước ta mới khoảng 10 năm trở lại đây nên chất lượng của các yếu tố đầu vào cũng chưa được hoàn hảo. 2.2.2.2.Yếu tố vốn đầu tư Do chi phí nuôi tôm rất lớn nên yếu tố vốn đầu tư là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất tôm sú thịt. Tạo được vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, cân đối giữa đầu vào, đầu ra là một vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với những người nuôi tôm. Nếu vào thời điểm cần mua giống hoặc thức ăn hay các trang bị kỹ thuật khác phục vụ cho quá trình nuôi mà thiếu vốn thì cần phải có biện pháp kêu gọi các nguồn vốn từ bên ngoài như vay tín dụng, ngân hàng, tư nhân hay vay từ các tổ chức khác. Vì vốn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi tôm sú, nếu không có vốn và không đủ vốn thì quá trình nuôi sẽ không đạt được năng suất cao, có khi còn dẫn đến đình trệ sản xuất làm cho ngành nuôi tôm sú thịt kém phát triển hoặc hiệu quả đạt được rất thấp. 2.2.2.3.Khoa học kỹ thuật và công nghệ Yếu tố này tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất và phát triển của ngành nuôi tôm sú thịt. Nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng càng phát triển thì đòi hỏi khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phải được áp dụng vào càng nhiều. Có như vậy thì người nuôi tôm mới đạt được năng suất, chất lượng, và hiệu quả kinh tế cao. Ngày nay trong nước cũng như trên thế giới đã ra đời nhiều trung tâm nghiên cứu giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tôm sú. ở nước ta, có các viện thuỷ sản đi đầu trong lĩnh vực này nhất là viện thuỷ sản Nha Trang – Khánh Hoà. Vì vậy khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào quá trình nuôi tôm biến hình thức nuôi quảng canh từ bấy lâu nay của người dân ven biển thành hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Tuy nhiên hai hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh mới chỉ phổ thông ở miền Nam và miền Trung, còn ở miền Bắc chỉ có một số vùng áp dụng hai hình thức nuôi này (Thái Bình, Quảng Ninh…) còn lại chủ yếu là nuôi theo hình thức quảng canh nên năng suất và chất lượng tôm rất thấp. Mặc dù các loại sách báo, tạp chí hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm phát hành rất nhiều trên thị trường,các cán bộ khuyến ngư cũng ra sức tuyên truyền, nhưng do tập quán nuôi tôm và tính bảo thủ nên bất chấp sự có mặt của kỹ thuật nuôi mới, rất nhiều nông dân vẫn tiến hành nuôi tôm theo hình thức quảng canh cũ nên năng suất rất thấp, vì phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Vì vậy ngoài vấn đề nghiên cứu các loại giống tốt, những kỹ thuật nuôi mới thì hệ thống khuyến ngư cần được phát triển hoàn thiện hơn để tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào quá trình nuôi sao cho có hiệu quả nhất. Cùng với kỹ thuật nuôi tôm, vấn đề công nghệ chế biến tôm thành phẩm cũng đang được phát triển mạnh mẽ, các cơ sở chế biến đang được hình thành với việc chế biến tôm xuất khẩu, thông qua quá trình tinh chế, bảo quản trong thời gian dài tôm thành phẩm vẫn đạt được chất lượng cao và có thể vận chuyển được ra các nước trên thế giới. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi tôm sú thịt phát triển. Ngoài ra các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giúp ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và ngành nuôi tôm sú nói riêng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở mỗi địa phương, nhất là những vùng nông thôn ven biển. 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1. Tình hình nuôi tôm sú thịt trên thế giới Ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và ngành nuôi tôm sú nói chung đang là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại giá trị sản xuất cao và thu nhập cao cho quốc gia ở các nước Trung Quốc, Thái Lan, Philipin, Singapore.. ở các nước này có rất nhiều chính sách kinh tế khuyến khích phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Không chỉ ở các nước nói trên, việc nuôi tôm sú theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp của các nước khác trên thế giới (Nhật Bản, Inđônêxia..) cũng rất phát triển. Xuất khẩu tôm đông lạnh của thế giới kể từ năm 1984 đến năm 1993 tăng từ 462900 tấn lên 972000 tấn, năm 1993 đạt giá trị xuất khẩu 6883 triệu USA. Riêng Châu á thu nhập từ nuôi tôm đã trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong thập kỷ vừa qua. Theo số liệu năm 1993 một số nước có lượng tôm xuất khẩu lớn như Thái Lan xuất khẩu 21,3% tổng số lượng tôm xuất khẩu trên thế giới, Inđônêxia xuất 11,5% tiếp theo là lượng tôm xuất khẩu của ấn Độ chiếm 8,4%, Ecuado 6,5%, Trung Quốc 5,4%… Thái Lan luôn dẫn đầu trong sản xuất tôm. Nghề nuôi tôm của Trung Quốc vào năm 1990 đã đạt kỷ lục thế giới với 184800 tấn, với giá trị xuất khẩu đạt 708 triệu USA ( Tình hình buôn bán tôm- Tuyết Nhung – Tạp chí của Bộ thuỷ sản- 8/1998). Hiện nay hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Nuôi mật độ cao với hệ thống sục khí, quạt nước, cho ăn thức ăn công nghiệp, xử lý môi trường nuôi tốt…dẫn đến năng suất và chất lượng tôm cao. Nhật Bản và Mỹ, Thái Lan là những nước đi đầu và đã thành công trong hình thức nuôi này. Hiện nay Trung Quốc, Iđônêxia, ấn độ…và nhiều nước khác cũng nuôi theo hình thức này và đạt được thành công lớn. 2.3.2.Tình hình nuôi tôm sú thịt trong nước Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và dồi dào là do điều kiện thuận lợi địa hình - điều kiện khí hậu, nên ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và ngành nuôi tôm sú nói riêng có tiềm năng to lớn để tăng trưởng và phát triển. Việt Nam với chiều dài 3260 km biển và có khoảng 750000 ha mặt nước mặn có khả năng nuôi tôm sú. Ngày nay, do tiến bộ kỹ thuật mới phát triển nuôi nhuyễn thể, nuôi biển, cây lúa xen tôm được thực hiện trên diện tích bãi bồi ven biển, ao vịnh phá, diện tích quanh đảo…Nuôi tôm từ một nghề nhỏ bé của một- hai tỉnh miền Trung đã phát triển thành nghề chính mở rộng ở tất cả 26 tỉnh có có biển của 3 miền Bắc, Trung, Nam. Dân cư đã giàu lên từ nghề nuôi tôm như : Khánh Hoà, Phú Yên, Sóc Trăng, Cà Mau, TRà Vinh…Nhờ nghề nuôi tôm sú phát triển đã tạo nguyên vật liệu cho ngành chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Trong những năm qua lượng tôm sú thịt sản xuất ở nước ta cũng tăng lên đáng kể. Vào những năm 80, con số này rất khiêm tốn nhưng đến nay đã vươn lên đứng thứ 5 về sản lượng tôm trên thế giới (FAO xếp hạng). Trong tổng số tôm hàng hoá thì tôm nuôi chiếm 65%, còn lại 35% là tôm khai thác ở các tỉnh vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ như Khánh Hoà, Phú Yên, Minh Hải… Vị thế của tôm sú Việt Nam trên trường quốc tế đang dần được tăng cường và mở rộng. Hiện nay, do nhu cầu tiêu dùng tôm hàng hoá trong nước và thế giới rất cao trong khi đó lượng tôm khai thác được ngày càng ít nên nghề nuôi tôm đã phát triển và khuyến khích ở nhiều tỉnh ven biển có tiềm năng. Đối với Thái Bình là một tỉnh có tiềm năng lớn về biển nên nghề nuôi tôm sú rất được khuyến khích nhất là ở các huyện giáp biển như Thái Thuỵ, Tiền Hải,…Hình thức nuôi tôm ở đây : nuôi quảng canh trong những đầm lớn, thâm canh trong đầm nhỏ và bán thâm canh trong những đầm có diện tích trung bình. Miền Bắc nói chung và Thái Bình nói riêng là vùng phát triển nghề nuôi tôm muộn hơn các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. ở hai nơi này đã tiến hành nuôi tôm theo hình thức nuôi công nghiệp, không nuôi theo hình thức quảng canh và bán thâm canh nữa. Phòng kế hoạch năm 1998 Chính phủ đã yêu cầu ngành thuỷ sản chỉ đạo tập trung nuôi trồng thuỷ sản trên biển, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo nguyên liệu cho tiêu dùng và xuất khẩu lấy đối tượng chính là tôm sú và tôm càng xanh…Phấn đấu đưa sản lượng tôm nuôi đạt trên 70% tổng sản lượng tôm. Phát triển nghề nuôi tôm phải đi liền với bảo vệ môi trường, gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nhà nước là điều kiện cấp thiết nhằm thúc đẩy nghề nuôi tôm sú phát triển, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định đời sống cho người dân ven biển. Từ chủ trương đúng đắn đó, tỉnh Thái Bình đã đề ra chủ trương phát triển cho nghề nuôi tôm sú, dành vốn ưu tiên cho các công trình xây dựng, tu tạo đầm, mua sắm dụng cụ nuôi, tạo cơ sở hạ tầng cần thiết cho nghề nuôi tôm sú phát triển. Phần III Phương pháp nghiên cứu và một số nghiên cứu có liên quan 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp chung Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chung cho mọi khoa học.Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan và khoa học. Có nghĩa là khi chúng ta nghiên cứu một hiện tượng kinh tế – xã hội nào đó thì chúng ta phải đặt nó trong một tổng thể các mối quan hệ có tác động qua lại giưã các hiện tượng và ở một thời điểm lịch sử nhất định. 3.1.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp thống kê mô tả: Tính toán chỉ tiêu số tuyệt đối và mô tả ý nghĩa của hiện tượng. Phương pháp thống kê so sánh: Xử lý các số liệu để tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối, chỉ số mức độ và nguyên nhân biến động của hiện tượng. Phương pháp so sánh: So sánh để tìm ra mối quan hệ tương quan giữa các sự vật hiện tượng. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập thông tin có chọn lọc dựa trên ý kiến đánh giá của người đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến ngư của tỉnh, các nhà khoa học nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản để từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu, giúp cho việc nghiên cứu đề tài được chính xác và đúng đắn hơn. Phương pháp chuyên khảo là phương pháp đi sâu vào các hiện tượng điển hình riêng biệt và kinh nghiệm của những hộ nông dân tiên tiến. Qua phương pháp này có thể điều tra học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, của các nhà lãnh đạo địa phương để từ đó thu thập tình hình và số liệu một cách toàn diện phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 3.1.3. Phương pháp sử dụng hàm sản xuất 3.1.3.1. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất a) Khái niệm Farell (1957) đã đưa ra hiệu quả của một hãng bao gồm hai bộ phận cấu thành. Một là hiệu quả kỹ thuật, phản ánh khả năng tối đa hoá sản xuất lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ nhất định. Hai là hiệu quả phân bổ, phản ánh khả năng của hãng sử dụng đầu vào ở một quy mô tốt nhất với mức giá và công nghệ sản xuất nhất định. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sẽ tạo thành hiệu quả kinh tế của hãng. Xác định mức hiệu quả kỹ thuật đã đạt được của trang trại hoặc của mỗi người nông dân sẽ giúp chúng ta đi đến quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện hành hay tiếp tục nâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao sản lượng sản xuất ra. Nếu hiệu quả kỹ thuật của trang trại đạt được > 90% thì trang trại nên thay đổi công nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầu ra. Nếu hiệu quả kỹ thuật đạt được < 90% thì trang trại nên tăng năng suấ._.t bằng việc nâng cao trình độ kỹ thuật mà không cần tăng thêm lượng đầu vào cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Hiệu quả rất quan trọng trong phát triển sản xuất, đặc biệt ở các nước đang và kém phát triển hoặc ở những nước mà có nguồn lực khan hiếm, ít cơ hội phát triển và việc phát triển công nghệ mới là cực kỳ khó khăn. ở những nước này cần nâng cao lợi ích kinh tế bằng cách nâng cao hiệu quả kỹ thuật hơn là phát triển công nghệ mới. b) Phương pháp xác định hiệu quả kỹ thuật Xét theo khía cạnh đầu vào Sơ đồ 1. Xác định hiệu quả kỹ thuật theo khía cạnh đầu vào X2/Y Q S A P Q1 A1 X1/Y O S1 R Giả sử trang trại sử dụng kết hợp hai đầu vào X1 và X2 để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Y thì hiệu quả kỹ thuật TE được xác định theo đồ thị như trên. Trục tung biểu diễn lượng đầu vào X2 trung bình cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Y, trục hoành biểu diễn lượng đầu vào X1 trung bình cần thiết để sản xuất khối lượng sản phẩm Y. SS1 là đường đồng mức sản lượng. Nếu trang trại sản xuất nằm trên đường SS1 thì đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 100%. AA1 là đường đồng mức chi phí. P là mức kết hợp đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS1 của trang trại. Q là mức kết hợp đầu vào để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS1 đạt hiệu quả kỹ thuật 100%. Nếu trang trại sử dụng tập hợp khối lượng các đầu vào ở điểm P để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS1 thì không đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa (100%) và hãng cần cắt giảm lượng đầu vào QP để vẫn sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Y. Và hiệu quả kỹ thuật được đo bằng TE: TE = OQ/ OP =1 - (QP/ OP) (1) Điểm Q1 là điểm tiếp xúc giữa đường đồng lượng và đường đồng phí là điểm mà trang trại vừa đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, nhưng giới hạn phạm vi đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến hiệu quả kỹ thuật. Xét theo khía cạnh đầu ra Trong trường hợp sử dụng một biến đầu vào và một biến đầu ra thì hiệu quảkỹ thuật được đo lường trên đồ thị (2) như sau : Sơ đồ 2. Xác định hiệu quả kỹ thuật theo khía cạnh đầu ra. Y Ym Ya O X Y2 Y1 X2 B Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức đầu vào. Tất cả những điểm nằm trên Ym đều đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 100%. Ya là mức sản lượng thực tế đạt được tương ứng với các mức đầu vào. Một trang trại đầu tư ở mức đầu vào X2 đạt được sản lượng thực tế Y1 và có thể đạt được sản lượng tối đa là Y2 thì hiệu quả kỹ thuật của trang trại đạt được là : TE = Y1 / Y2 (2) Sự không đạt được hiệu quả kỹ thuật đo bằng ITE : ITE = 1 - TE = 1- (Y1 / Y2) (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật là rất quan trọng bởi vì tất cả các hãng, các trang trại đều mong muốn sản xuất ở mức tốt nhất để tối đa sản lượng đầu ra hơn là sản xuất ở mức trung bình. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng của ba yếu tố chính. Đó là sự tiếp cận thông tin, kỹ năng của người lao động, thời gian và phương pháp áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Ba yếu tố này lại bị quyết định bởi các nhân tố kinh tế - xã hội, các thể chế và môi trường mà hãng hay trang trại tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuổi của chủ hộ là một nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất của hộ, thường mọi quyết định về sản xuất của của hộ đều do chủ hộ quyết định. Nếu chủ hộ là người trong độ tuổi năng động thì dễ tiếp thu những khoa học kỹ thuật mới, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Ngược lại, chủ hộ là những người già thường có tư tưởng thờ ơ với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, luôn sản xuất theo kinh nghiệm và theo ý kiến chủ quan của mình là chính, ít tiếp xúc với cán bộ khuyến ngư. Tuy nhiên ở xã Thụy Hải, do nằm giáp với thị trấn Diêm Điền là trung tâm văn hoá kinh tế – xã hội của huyện Thái Thụy, nên trình độ văn hóa của người già và lớp trẻ cũng không chênh lệch nhiều lắm. Có rất nhiều lão nông, tuy đã trên 50 tuổi nhưng vẫn hăng hái tiếp nhận cái mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi tôm kết hợp với kinh nghiệm sản xuất lâu năm nên năng suất và chất lượng tôm khá cao, không kém gì lớp thanh niên trẻ. Quy mô sản xuất cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất. Quy mô lớn hay nhỏ ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật sản xuất đặc biệt là tình hình đầu tư vốn cho việc mua tôm giống, mua thức ăn công nghiệp, thuốc phòng bệnh, các dụng cụ phục vụ cho quá trình nuôi như máy bơm nước, máy sục khí, máy đo độ pH… Nếu hộ có quy mô lớn mà không có vốn đầu tư vào các yếu tố trên thì buộc phải nuôi theo hình thức quảng canh nên năng suất thấp. Những hộ có quy mô đầm nuôi nhỏ từ 4 – 15 sào thì vốn đầu tư cho quá trình nuôi cũng không nhiều khoảng 20-40 triệu nên có thể áp dụng theo hình thức nuôi bán thâm canh. Còn những hộ có quy mô lớn mà có khả năng chủ động về vốn để phục vụ quá trình nuôi thì càng tốt bởi nuôi theo hình thức bán thâm canh năng suất tôm đạt được trên một sào khá cao nếu quy mô nuôi lớn thì sản lượng tôm đạt được sẽ rất cao. Chính vì vậy yếu tố vốn là một yếu tố rất quan trọng, vốn cho quá trình nuôi cần nhiều hay ít luôn gắn liền với hình thức nuôi và quy mô nuôi. Và như vậy yếu tố vốn đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kỹ thuật của hộ. Ngoài vốn thì kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, khả năng xử lý ao nuôi khi thời tiết thay đổi (mưa nhiều hoặc nắng nhiều) cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Nếu hộ có vốn mà không biết xử lý môi trường nuôi đúng yêu cầu về nhiệt độ, độ mặn, độ pH, thả tôm giống không đúng thời điểm thích hợp, cho tôm ăn dư thừa lượng thức ăn cần thiết thì chắc chắn tôm giống sẽ chết nhiều, năng suất tôm nuôi không cao và hiệu quả kỹ thuật đạt được của hộ sẽ rất thấp. Với các hộ có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng chủ động về vốn, am hiểu kỹ thuật nuôi thì sẽ đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Nhưng có kinh nghiệm sản xuất mà không có tiền để mua thức ăn công nghiệp, mua thuốc phòng bệnh thì cũng không tiến hành cho ăn hay xử lý môi trường nuôi được. Tất cả những điều trên đều làm giảm hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm của hộ. 3.1.3.2. Hàm sản xuất Hàm sản xuất là hàm biểu diễn mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào của sản xuất với sản phẩm đầu ra nơi mà các đầu vào được kết hợp để sản xuất ra sản phẩm đầu ra với mức giá đầu vào và đầu ra không đổi. Về toán học, hàm sản xuất được biểu diễn như sau : Yjt = f (Xit, bi) exp (ejt) (4) Trong đó : Yjt = Khối lượng đầu ra của hãng j trong thời gian t. Xit = Khối lượng đầu vào i sử dụng bởi hãng j trong thời gian t. bi = Véc tơ các hệ số cần ước lượng. ejt = Sai số Các dạng hàm sản xuất cơ bản gồm hàm Cobb- Douglas, hàm tuyến tính, hàm có độ co giãn thay thế không đổi (CES), hàm bậc hai translog, …Mỗi hàm đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Hàm sản xuất Coubb-Douglas là hàm thích hợp trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt nam. Hàm Coubb- Douglas cơ bản được thể hiện như sau : Yjt =A P Xijtaijt eejt (5a) Hàm số này được viết dưới dạng logarit tự nhiên như sau: Ln Yjt = LnA + S aijt ln Xijt + ejt hay Ln Yjt = a0 +S aijt ln Xijt +ejt (5b) Trong đó : Yjt = Đầu ra của hãng j trong thời gian t. Xijt = Đầu vào i sử dụng bởi hãng j trong thời gian t. ejt = Sai số. a0, aijt = Véc tơ hệ số cần ước lượng. 3.1.3.3. Mô hình thực nghiệm a) Mô hình thực nghiệm để xác định hiệu quả kỹ thuật Năng suất nuôi trồng thuỷ sản nói chung và năng suất nuôi tôm sú nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tôm giống, chất đất ở đáy đầm nuôi là cát hay cát pha bùn, thức ăn cho tôm, thuốc phòng bệnh, khả năng cung ứng nước sạch cho đầm nuôi…Qua tìm hiểu thực tế ở xã Thụy Hải chúng tôi thấy yếu tố giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, thuốc diệt tạp, phân bón, vôi bột, đầu tư cho nuôi tôm đều thuộc quyết định của hộ nuôi tôm, riêng khả năng chủ động về nguồn nước nuôi thì hộ không quyết định được. Vì vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố là tôm giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, thuốc diệt tạp, phân bón, vôi bột, chất đất ở đáy đầm nuôi với năng suất tôm. Các biến này được thể hiện bằng số con/sào (đối với tôm giống), kg/sào (đối với thức ăn công nghiệp, phân ủ mục, vôi bột), ngàn đồng/sào (đối với thuốc phòng bệnh và diệt tạp) , đất cát là đất tốt còn đất cát pha bùn là đất xấu. Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng hàm sản xuất giới hạn ngẫu nhiên (stochastic frontier production function) trên cơ sở hàm sản xuất Cobb- Douglas. Mô hình được thể hiện như sau : LnY = a0 + a1Ln X1 + a2Ln X2 + a3Ln X3 + a4 Ln X4 + a5Ln X5 + + a6Ln X6 + a7D + ( vi – ui) (6) Trong đó : Y = Là năng suất nuôi tôm đạt được của từng hộ. a0 = Là hằng số của mô hình. ai = Hệ số tương quan thứ i tương ứng với biến độc lập Xi (i = 1, 2, … 7, D) của hàm sản xuất Cobb- Douglas. X1 = Lượng tôm giống/ sào (con/sào) X2 = Lượng thức ăn công nghiệp (kg/sào) X3 = Lượng phân bón (kg/sào) X4 = Lượng vôi bột (kg/sào) X5 = Lượng thuốc phòng bệnh (ngàn đồng /sào) X6 = Lượng thuốc diệt tạp (ngàn đồng /sào) D = Là biến giả, D =1 nếu đất tốt, D = 0 nếu đất xấu. Hiệu quả kỹ thuật của hộ bằng TEj = Yj / Yj* Trong đó: Yj = Năng suất thực tế hộ j đạt được Yj* = Năng suất tối đa mà hộ j có thể đạt được. b) Mô hình thực nghiệm đo mức độ ảnh hưởng của các yều tố nguồn lực con người đến hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố thuộc bản thân hộ nuôi tôm cũng như môi trường mà hộ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hai nhóm nhân tố cơ bản là chất lượng nguồn lao động và khả năng tài chính của hộ. Các biến nguồn lực của con người được sử dụng để ước tính ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm của hộ là: trình độ học vấn của hộ thể hiện bằng số năm đi học, kinh nghiệm sản xuất thể hiện ở số năm thực tế tham gia nuôi tôm, số lần tham gia tập huấn về kỹ thuật nuôi, giới tính và tuổi của chủ hộ. Mô hình cũng được trình bày dưới dạng hàm sản xuất Cobb- Douglas như sau: TEj = a0 + a1 Eduj + a2 Expj + a3 Trainj + a4 Sexj +a5 Agej + a6Creditj (7) Trong đó: TEj = Hiệu quả kỹ thuật của hộ j a0 = Hằng số của mô hình ai = Hệ số tương quan thứ i ứng với các biến độc lập. Edcj = Trình độ học vấn thể hiện bằng số năm đi học của chủ hộ j Expj =Kinh nghiệm sản xuất thể hiện bằng số năm nuôi tôm của chủ hộ j Trainj = Số lần tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ j Sexj = Biến giả thể hiện giới tính của chủ hộ j, có giá trị = 1 nếu chủ hộ là nam và có giá trị = 0 nếu chủ hộ là nữ. Agej = Tuổi của chủ hộ j. Creditj = Biến giả thể hiện khả năng chủ động về vốn của hộ, có giá trị = 1 nếu hộ có khả năng chủ động về vốn, có giá trị = 0 nếu hộ không có khả năng chủ động về vốn. 3.1.4. Phương pháp thu thập số liệu 3.1.4.1.Phương pháp chọn mẫu: Mẫu điều tra gồm 54 hộ nuôi tôm của xã Thụy Hải để điều tra các thông tin trực tiếp trong quá trình nuôi tôm theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. 3.1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu cần thiết cho nghiên cứu được thu thập qua sách báo, các nghiên cứu khoa học đã được công bố trong và ngoài nước, niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết tình hình nuôi tôm của xã Thụy hải qua các năm. Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm thuộc hai thôn Tam đồng và Quang lang thuộc xã Thụy hải. Các số liệu thu thập: Các thông tin chung về hộ như tuổi, giới tính, trình độ văn hoá của chủ hộ, các thông tin về sản xuất của hộ như lượng đầu vào (tôm giống, thức ăn công nghiệp, phân bón, vôi bột, thuốc phòng bệnh, thuốc diệt tạp (thuốc xử lý môi trường), hạng đất ở đáy đầm nuôi) được sử dụng cho một sào đầm nuôi và năng suất tương ứng với mỗi sào điều tra. Công cụ tính toán: Phần mềm Excel dùng để tính mức đầu tư trung bình các yếu tố đầu vào như tôm giống, thức ăn công nghiệp…) của các hộ, độ lệch chuẩn của các yếu tố này và tính toán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm nuôi. Ngoài ra phần mềm Excel còn được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu tương đối, các chỉ tiêu tuyệt đối và mức độ ảnh hưởng của nhân tố con người (trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi tôm…) đến hiệu quả kỹ thuật của từng hộ. Phần mềm Frotier 4.1 được sử dụng để xác định hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật đạt được của từng hộ nuôi tôm thuộc mẫu điều tra. 3.2. Những nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kỹ thuật 3.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 3.2.1.1. Các nghiên cứu ở những nước phát triển Rusell và Young (1983) ước tính hàm giới hạn sản xuất Cobb- Douglas bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, sử dụng số liệu của 56 trang trại ở vùng Tây bắc nước Anh năm 1977-1978, biến phụ thuộc là tổng thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động kinh tế khác có liên quan đến trang trại. Hiệu quả kỹ thuật của từng trang trại ước tính được bằng cách sử dụng phương pháp của Timer và Koop. Hai phương pháp đo hiệu quả kỹ thuật này cho giá trị và thứ tự sắp xếp như nhau của 56 trang trại. Hiệu quả kỹ thuật của trang trại đạt được từ 42-100%, trung bình là 73%. Kontos và Young (1983) tiến hành phân tích dữ liệu gồm 83 trang trại ở Hy Lạp mùa vụ năm 1980-1981. Hàm sản xuất Cobb- Douglas, phương pháp bình phương nhỏ nhất và mô hình ước tính hàm giới hạn khả năng sản xuất được sử dụng để tính hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp của Koop cho từng trang trại. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các trang trại đạt được từ 30-100%, trung bình là 57%. Bravo- Ureta (1986) ước tính hiệu quả kỹ thuật của các trang trại nuôi bò sữa ở Mỹ bằng hàm sản xuất Cobb- Douglas. Ông đã tính toán được hiệu quả kỹ thuật của các trang trại từ 50- 100% và trung bình là 83%. Tác giả cũng kết luận rằng hiệu quả kỹ thuật của từng trang trại không phụ thuộc vào quy mô trang trại (số bò sữa) về mặt thống kê. 3.2.1.2. Các nghiên cứu ở những nước đang phát triển Phillips và Malbe (1986) sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Cobb- Douglas để ước tính mức độ ảnh hưởng của giáo dục đến hiệu quả kỹ thuật cho mẫu gồm 1.348 nông dân trồng ngô ở Guatemalan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến năng suất mùa vụ. Tác giả cũng khẳng định để tăng năng suất thì nông dân phải qua ít nhất 4 năm giáo dục. Kalirajan (1981) sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Cobb- Douglas để ước tính hiệu quả kỹ thuật cho một mẫu trang trại ở một địa phương thuộc Tamil Nadu của ấn độ bằng phương pháp hợp lý tối đa (MLE). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động quản lý, các tổ chức khuyến nông địa phương có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật là có ý nghĩa thống kê. Huang và Bagi (1984) sử dụng hàm Translog để ước tính hiệu quả kỹ thuật cho mẫu gồm 151 trang trại có quy mô sản xuất khác nhau ở bang Punjiab và Hariana của ấn độ bằng phương pháp hợp lý tối đa. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của các trang trại nhỏ cũng như các trang trại lớn, gần như là như nhau. Squires và Tabor (1991) sử dụng phương pháp hợp lý tối đa để ước tính hiệu quả kỹ thuật mùa vụ ở nông thôn Inđônêxia. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả kỹ thuật ở những vùng được tưới tiêu thì cao hơn những vùng khác. Dawson, Lingard và Woodford (1991) ước tính hàm giới hạn khả năng sản xuất Cobb- Douglas bằng phương pháp hợp lý tối đa với dữ liệu gồm 22 nông dân trồng lúa qua các năm 1970, 1979, 1982 và 1984 ở trung tâm Luzon của Phillipines. Tác giả đã khẳng định rằng hiệu quả kỹ thuật không thay đổi qua thời gian. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật đạt được từ 84%- 95% với hiệu quả kỹ thuật trung bình là 89,3%. Qua nghiên cứu tác giả khuyến cáo rằng nông dân muốn tăng sản lượng thì nên thay đổi công nghệ sản xuất mới hơn là tiếp tục nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Kalirajan và Shand (1985) ước tính hàm giới hạn khả năng sản xuất bằng phương pháp hợp lý tối đa cho mẫu gồm 91 nông dân trồng lúa ở huyện Coimbatore, bang Tamil Nadu của ấn Độ. Qua hai bước phân tích, hai tác giả chỉ ra rằng trình độ học vấn không có nghĩa trong việc giải thích sự sai khác nhau giữa năng suất tối đa và năng suất thực tế, nhưng sự hiểu biết về công nghệ hiện hành lại tác động tích cực đến sản xuất. KalirajanShanfd (1983) sử dụng một mẫu nhỏ từ cuộc điều tra của Shand và một số tác giả khác với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB) để phân tích bằng hàm giới hạn khả năng sản xuất. Mẫu gồm 210 nông dân trồng lúa trong dự án thuỷ lợi Kemubu và 172 nông dân trồng lúa ngoài vùng dự án . ở cả hai vùng thì những nông dân phải đi thuê đất để trồng lúa đạt hiệu quả kỹ thuật trung bình cao hơn những nông dân không phải đi thuê đất. Kalirajan (1984) sử dụng hàm sản xuất Translog để ước tính xem việc sử dụng công nghệ mới có hiệu quả có ảnh hưởng đến trình độ sản xuất của 80 nông dân trồng lúa ở Phillipines như thế nào. Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật tính toán được có khoảng cách rất lớn giữa các nông dân từ 42% đến 92%. Chỉ khoảng 30% số hộ nông dân sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật cao. Số lần nông dân tiếp cận với các tổ chức khuyến nông có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Tác giả kết luận rằng các nông dân trong mẫu điều tra hiểu rất ít về công nghệ mới. Kalirajan (1991) sử dụng dữ liệu về 30 hộ nông dân trồng lúa từ năm 1983 đến năm 1986 ở huyện Coimbatore, ấn độ để tính hàm giới hạn khả năng sản xuất Translog bằng phương pháp hợp lý tối đa. Kết quả tính toán hiệu quả kỹ thuật đạt được của các nông dân từ 53-95% và hiệu quả kỹ thuật trung bình là 69,3%. Bằng phương pháp phân tích truyền thống, tác giả chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật không thay đổi theo thời gian là có ý nghĩa thống kê. Rola và Quintana (1993) sử dụng dữ liệu thu thập từ các hộ trồng lúa theo kiểu trang trại ở các vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau như vùng có hệ thống thuỷ lợi, vùng chỉ dùng nước mưa tự nhiên, vùng đất cao để phân tích hàm giới hạn khả năng sản xuất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình có sự khác nhau giữa các vùng và ngay cả trong một vùng với cùng một công nghệ sản xuất cũng đạt năng suất khác nhau. Fane (1975), Gisser (1965), Halim (1976), Hong, King – Young (1975), Rola và Quintana- Alejandrino (1993) đã áp dụng kỹ thuật hiện đại để đo lường ảnh hưởng của nguồn lực con người đến hiệu quả sản xuất ở những môi trường khác nhau. Tất cả những nghiên cứu đều chỉ ra rằng nguồn lực con người có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất. 3.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến hiệu quả kỹ thuật ở Việt Nam , có rất nhiều nghiên cứu khác nhau trong nông nghiệp nói chung và về nuôi trồng thuỷ sản nói riêng, song phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung vào khía cạnh kỹ thuật sản xuất. Các nghiên cứu về kinh tế chưa nhiều và chủ yếu tập trung vào việc so sánh kết quả sản xuất đạt được với chi phí đầu tư, rất ít nghiên cứu có thể tách biệt rõ ràng giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất. Trong khuôn khổ hợp tác với viện nghiên cứu lúa quốc tế IRR, Trần Đình Thao (1995) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thủy lợi và các yếu tố đầu vào khác đến hiệu qủa kỹ thuật sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy tưới tiêu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở trong vùng. Lê Quang Thông (1993) phối hợp với IRRI nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (Hậu Giang). Kết quả cho thấy nông dân ở Hậu Giang đã sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và gây hậu quả là giảm mức hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa ở cả hai vụ đông xuân và hè thu. Mai Văn Nam, Nguyễn Tấn Nhân và Bùi Văn Trịnh (Đại học Cần Thơ) nghiên cứu “ Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa ở Ô Môn và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giống, phân bón (N, P, K và phân chuồng), lao động, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi … đều có ảnh hưởng đến năng suất lúa trong đó giống là nhân tố quyết định năng suất và phẩm chất cây trồng và nông dân ở đây hầu như là chưa đạt hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa. Nguyễn Tuấn Sơn ( 1993-1994) sử dụng số liệu điều tra từ 40 hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm ở hợp tác xã Đại Tập (Châu Giang- Hưng Yên) để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất và sản lượng kén tằm. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất, sản lượng kén tằm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, đó là yếu tố đầu tư chi phí, điều kiện ngoại cảnh và trình độ kỹ thuật của người lao động. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng nhóm chi phí đến năng suất và sản lượng kén có khác nhau, nhóm yếu tố đầu tư chi phí là nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, sản lượng kén. Nguyễn Quốc Chỉnh (2001) sử dụng số liệu điều tra từ 180 hộ nông dân sản xuất ngô tại hai huyện Thạch Thất và Phúc Thọ (Hà Tây) để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất 2 loại ngô (ngô địa phương-TV và các giống có năng suất cao- HYV). Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất ngô phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu vào chủ yếu (N, P, K), hạng đất, N và K có ảnh hưởng tốt trong việc nâng cao năng suất các giống ngô truyền thống; N, P, K có tác dụng dương với các giống ngô cao sản. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân khác nhau là tương đối khác nhau, với hiệu quả kỹ thuật trung bình là 74% và 76% tương ứng cho các giống ngô truyền thống và cao sản. Phương pháp gieo trồng, kinh nghiệm sản xuất, vốn và trình độ học vấn là các yếu tố chủ yếu quyết định đến mức hiệu quả kỹ thuật. Nông dân có thể tăng năng suất từ 24-26% qua việc nâng cao trình độ kỹ thuật mà không cần tăng các yếu tố đầu vào hay công nghệ sản xuất mới. 3.2.3. Kết luận Qua đánh giá các nghiên cứu đã được thực hiện ở trong và ngoài nước chúng tôi thấy: Với các nghiên cứu được tiến hành ở nước ngoài đã nghiên cứu rộng rãi mức độ ảnh hưởng của các yêú tố đầu vào đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất. Trong các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kỹ thuật sản xuất thấy rằng nguồn lực con người là nhân tố quan trọng bậc nhất, mang tính quyết định. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay các nguồn lực đầu vào như giống, phân bón, thuốc phòng bệnh, thuỷ lợi…người dân hầu như có thể đảm bảo. Vấn đề đặt ra là việc kết hợp, phân bổ các nguồn lực đầu vào đó như thế nào sao cho hiệu quả kỹ thuật đạt được là cao nhất? Điều này, theo các nhà khoa học đã chứng minh, bị ảnh hưởng nhiều bởi con người (trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, sự tiếp cận thông tin nông nghiệp…). ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ mới tập trung đi sâu các khía cạnh kỹ thuật của sản xuất (như ảnh hưởng của mức phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, thức ăn, thuốc kích thích sinh trưởng …) đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Rất ít các nghiên cứu tập trung xác định mức năng suất tiềm năng, khoảng cách giữa năng suất thực tế đạt được và năng suất tối đa có thể đạt được tương ứng với mỗi mức đầu vào nhất định cũng như mức độ ảnh hưởng của nhân tố con người trong việc giảm sự khác biệt giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng mà không cần tăng lượng các yếu tố đầu vào cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Không những vậy các nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu tư chi phí, điều kiện ngoại cảnh, trình độ kỹ thuật của con người ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào lĩnh vực trồng trọt chưa chú trọng đến lĩnh vực chăn nuôi như trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm sú. Hiện nay nghề nuôi tôm sú ở nước ta tuy mới hình thành (khoảng 15 năm) nhưng đã phát triển thành nghề chính cho thu nhập cao ở các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Nam Trung bộ và một số tỉnh ở miền Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình… ở huyện Thái Thụy, Thái Bình các hộ nuôi tôm chủ yếu theo hình thức bán thâm canh, một số hộ nuôi theo hình thức quảng canh cũ. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm, hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm như thế nào thì chưa có câu trả lời. Mặt khác, một thực trạng đang diễn ra ở đây là có nhiều hộ tuy chưa đạt được trình độ kỹ thuật nuôi cao nhưng vẫn thay đổi công nghệ nuôi, áp dụng hình thức nuôi công nghiệp trong khi chưa thật sự am hiểu về kỹ thuật mới nên năng suất nuôi không tăng mà chi phí đầu tư lại lớn nên hiệu quả kinh tế bị giảm xuống rất nhiều. Có những hộ bảo thủ, không đổi mới chỉ áp dụng nuôi theo hình thức quảng canh nên năng suất nuôi cũng rất thấp. Vì vậy, đề tài này chúng tôi thực hiện nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào (tôm giống, thức ăn công nghiệp, thuốc hoá học, vốn, hạng đất…) đến năng suất tôm nuôi, mức hiệu quả kỹ thuật còn có thể tăng lên tương ứng với mức đầu vào hiện tại trong quá trình nuôi nếu hộ nuôi theo đúng kỹ thuật và hệ thống khuyến ngư của huyện hoạt động có hiệu quả hơn. Từ đó có thể khuyến cáo bà con nên tiếp tục nuôi tôm với công nghệ cũ bằng việc nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi mà không cần tăng thêm lượng yếu tố đầu vào cũng như áp dụng công nghệ nuôi mới, hoặc nên áp dụng công nghệ nuôi mới nếu hiệu quả kỹ thuật của hộ > 90%. Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình xã Thụy Hải - Thái Thụy- Thái Bình. Thuỵ Hải là một xã ven biển nằm sát với thị trấn Diêm Điền- trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Vị trí địa lý của xã như sau: + Phía Bắc giáp với xã Thụy Xuân +Phía Nam giáp với thị trấn Diêm Điền + Phía Đông giáp với biển Đông. + Phía Tây giáp với thị trấn Diêm Điền Do vị trí của xã nằm kề với thị trấn Diêm Điền, nên xã có hệ thống giao thông rất thuận lợi. H Điều kiện tự nhiên của xã có nhiều nguồn sinh vật phù du phong phú, điều kiện chất đáy là cát hoặc cát pha bùn phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng. Với 3,5km ven biển và có bãi phù sa bồi đắp đã được các hộ nông dân đắp đê và cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Độ mặn trung bình hàng năm ở ven bờ từ 12-28%0, biên độ thuỷ triều dao động 1-3 m là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Bãi biển có độ dốc thoai thoải nghiêng dần về biển Đông từ 0,8-1,20 vì thế biển ở Thụy Hải không có hiện tượng sóng thần. Đây là điều kiện lý tưởng cho việc nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng phát triển ổn định. 4.1.1.2. Khí hậu - thuỷ văn Khí hậu ở Thụy hải chịu ảnh hưởng của cả gió mùa đông bắc và được chia làm hai mùa rõ rệt mùa nóng và mùa rét. Mùa hạ nóng bức có nhiệt độ trung bình từ 27-35oC, có mưa nhiều làm giảm độ mặn của nguồn nước, có cả lũ và bão gây bất lợi rất lớn cho nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng. Mùa đông lạnh và khô, nhiệt độ trung bình từ 15-200C, độ ẩm không khí từ 79-85%. Theo tài liệu của trạm khí tượng thuỷ văn của huyện thì nhiệt độ bình quân năm là 23,9oC. Độ ẩm không khí cả năm là từ 80-92%. Lượng mưa hàng năm là từ 1733-2000 mm. Lượng bốc hơi hàng năm là 950mm. Bảng 1. Tình hình thời tiết khí hậu, thuỷ văn ở xã Thụy Hải Các tháng Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) 1 16,5 80 35,0 2 18,4 84 38,2 3 20,2 86 70,0 4 25,1 90 75,0 5 27,5 92 220,0 6 28,5 91 236,0 7 32,7 87 286,0 8 35,2 88 320,0 9 29,6 85 253,0 10 20,4 82 112,0 11 15,8 79 65,0 12 17,6 81 28,0 Bình quân 23,95 85,41 144,8 Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Thái Thụy Chế độ gió: Hướng gió chủ yếu là hướng Đông –Nam, ngoài ra còn có gió thổi từ đất liền ra biển. Giờ nắng là 1650 – 1850h/năm, là vùng nằm trong chế độ nhật triều, biên độ thuỷ triều là 3m, một năm có 80 ngày nhật triều nước cường là 4m, đỉnh thủy triều cao nhất là 4,5m và thấp nhất là 1,5m. 4.1.1.3. Động thực vật và nguồn lợi thuỷ sản Là vùng đồng bằng ven biển, do vậy hệ sinh thái của rừng đất rất đa dạng và phong phú. Trong thảm thực vật tự nhiên, có nhiều loại cây lâm nghiệp như sú, vẹt, phi lao…Các cây trồng nông nghiệp như lúa, rau, khoai lang, hành, tỏi, dưa hấu, dưa lê nhưng hành tỏi là những cây trồng chính. Tuy nhiên trong những năm gần đây (1998-2003) người dân ở Thụy Hải đã bỏ nghề trồng trọt sang nuôi trồng thuỷ sản và làm dịch vụ vì chất đất ở đây không phù hợp với việc trồng trọt các loại cây lương thực. Hệ động vật phong phú bao gồm các hệ động vật đặc trưng cho vùng nước mặn nhiệt đới như cá đù, cá khoai,.. các nhóm giáp xác như tôm, cua, và nguồn động phù du phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi tôm và các loại hải sản khác. Nguồn lợi hải sản rất dồi dào, các hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm sú, tôm rảo..và các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá mực, cá thu, cá trà, cá mòi…Biển ở đây rất bằng phẳng có rất nhiều động thực vật phù du sinh sống nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngăn đầm nuôi tôm. 4.1.1.4. Tình hình đất đai của xã Thụy Hải Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, vì vậy nó quan trọng cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, khi nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai của xã chúng ta cần đánh giá được thực trạng về khả năng sản xuất của xã cũng như các biện pháp khai thác tiềm năng đó. Thực trạng khai thác và sử dụng đất đai của xã Thụy Hải được thể hiện qua bảng sau: Qua bảng 2 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là không thay đổi qua ba năm do không có sự phân chia lại ranh giới hành chính đất tự nhiên, đất sản xuất muối giảm với tốc độ trung bình là 5,43%. Năm 2000 diện tích đất sản xuất muối là 67,5 ha chiếm 10,02% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2001 đất sản xuất muối giảm xuống còn 62,8 ha và đến năm 2002 giảm xuống còn 60,5 ha và chỉ chiếm 8,98% trong tổng diện tích đất tự nhiên, nếu so với năm 2001 thì diện tích đất sản xuất muối năm 2002 đã giảm 3,65%. Nguyên nhân làm cho đất sản xuất muối giảm dần là do dân số ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về đất thổ cư và đất nuôi trồng thuỷ sản tăng theo. Năm 2000 đất thổ cư là 30,7 ha và đến năm 2002 đã tăng lên tớ._.ốc phòng bệnh và diệt tạp cho tôm cũng vậy, nếu biết cách sử dụng đúng thuốc để ngăn ngừa bệnh cho tôm thì tôm sẽ khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh dẫn đến năng suất, chất lượng tôm cao. Nhưng mức đầu tư các yếu tố đầu vào của các chủ đầm ở đây rất không đồng đều. Sở dĩ như vậy là vì sự đầu tư của các chủ đầm phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn lưu động của chủ đầm. Nếu chủ đầm nào có đủ vốn hoặc chủ động được về vốn thì sẽ có đủ tiền để mua các yếu tố đầu tư cần thiết cho đầm nuôi và ngược lại. 4.3.2.2. ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả nuôi tôm Từ kết quả điều tra 54 chủ đầm nuôi tôm, sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu tư và năng suất, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 15: Bảng 15. Kết quả phân tích hàm sản xuât Cobb-Douglas Biến Hệ số OLS MLE Hằng số 1,97*** 1,99*** Tôm giống 0,27** 0,28** Thức ăn công nghiệp 0,31*** 0,30*** Phân bón 0,07 ns 0,068 ns Vôi bột 0,004 ns 0,004 ns Thuốc phòng bệnh 0,007 ns 0,007 ns Thuốc diệt tạp -0,025ns -0,025ns Chất đất ở đáy đầm 0,558*** 0,562*** R2 0,8998 R2 0,8797 Nguồn: Phân tích số liệu điều tra Ghi chú: ***, ** các tham số ước lượng khác 0 với mức ý nghĩa thống kê 1% và 5% NS không có ý nghĩa thống kê. Kết quả hàm sản xuất bảng 15 cho thấy tôm giống, thức ăn công nghiệp là hai yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới năng suất tôm sú của các chủ đầm. Tăng mức đầu tư hai yếu tố này sẽ dẫn đến tăng năng suất tôm nuôi. Qua bảng 15 ta cũng thấy nếu tăng mức đầu tư tôm giống lên 1% sẽ dẫn tới tăng năng suất trung bình và năng suất tối đa lên 0,27% và 0,28%. Tương tự , tăng mức đầu tư thức ăn công nghiệp lên 1% sẽ tăng năng suất nuôi tôm của hai loại hộ tương ứng là 0,31% và 0,30%. Hệ số của thuốc diệt tạp có giá trị âm cho cả hai loại hộ. Điều này có thể giải thích rằng các chủ đầm đã sử dụng quá nhiều thuốc diệt tạp so với yều cầu của đầm nuôi nên đã để lại trong đầm những dư lượng thuốc hoá học có hại cho tôm. Vì vậy nếu tăng lượng đầu tư thuốc diệt tạp lên 1% thì sẽ làm giảm năng suất tôm nuôi là 0,025%. Tuy nhiên hệ số này không có ý nghĩa thống kê, vì vậy nó không thể dùng để giải thích sự biến động của năng suất. Hệ số của phân bón và vôi bột có giá trị dương cho cả hai loại hộ. Tuy nhiên cả hai hệ số này đều không có ý nghĩa thống kê, vì vậy không thể dùng trong việc giải thích sự biến động của năng suất. Điều này có thể giải thích rằng cả hai loại hộ đã sử dụng hai loại đầu vào này chưa có hiệu quả . Do vậy, nếu chủ đầm tăng hay giảm lượng phân ủ mục và lượng vôi bột lên thì cũng chưa thể kết luận được có ảnh hưởng tới sự tăng, giảm của năng suất hay không. Tương tự, hệ số của thuốc phòng bệnh cũng có giá trị dương cho cả hai loại hộ. Tuy nhiên hệ số này cũng không có ý nghĩa thống kê nên sự tăng giảm của đầu vào thuốc phòng bệnh cũng chưa thể kết luận được có ảnh hưởng đến sự tăng giảm của năng suất tôm nuôi hay không. Vì vậy chúng ta bác bỏ giả thiết H0 là các yếu tố đầu vào cơ bản không ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm của các chủ đầm. Hệ số của biến giả chất lượng đất ở đáy đầm nuôi trong mô hình là 0,55 và 0,57 cho chủ đầm có năng suất trung bình và chủ đầm có năng suất cao và có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tôm nuôi ở những đầm đất cát có năng suất cao hơn ở những đầm đất bùn là 0,55 và 0,57 lần tương ứng cho hai loại chủ đầm. R2 có giá trị là 0,8998. Điều này cho thấy 89,98% sự biến động của năng suất tôm nuôi có thể giải thích bằng các biến ở trong mô hình. 4.3.3. Hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm đạt được của các chủ đầm và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 4.3.3.1 Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất. Bảng 16. Hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm đạt được của các chủ đầm Hiệu quả kỹ thuật (%) Số lượng chủ đầm Cơ cấu (%) < 50 5 9,26 50-70 13 24,07 71-90 34 62,96 > 91 2 3,71 Nguồn : Phân tích số liệu điều tra Bằng phương pháp tính toán đã nêu, ở phần phương pháp nghiên cứu và sử dụng chương trình Frontier 4.1 chúng tôi đã ước tính được hiệu quả kỹ thuật của từng chủ đầm được phỏng vấn ở xã Thụy Hải đạt được trong khoảng từ 35% đến 92,51%. Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các chủ đầm là 72,56%. Đây là một con số rất đáng khích lệ đối với các chủ đầm nuôi tôm sú, một nghề đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao. Cụ thể số chủ đầm đạt hiệu quả kỹ thuật 91% chỉ có 2 người và chiếm 3,71% tổng số chủ đầm. Hầu hết các chủ đầm đều đạt hiệu quả kỹ thuật từ 71-90% chiếm 62,96% tổng số chủ đầm, còn lại 24,07% chủ đầm đạt hiệu quả kỹ thuật từ 50-70%. Như vậy đa số các chủ đầm (96,29%) đạt hiệu quả kỹ thuật < 90%, điều này cho thấy các chủ đầm có thể tăng năng suất nuôi tôm bằng việc nâng cao trình độ kỹ thuật của mình mà không cần tăng thêm lượng đầu vào cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Còn lại 2 chủ đầm (3,71%) có thể tăng năng suất của mình bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như áp dụng hình thức nuôi mới (công nghiệp, bán công nghiệp) 4.3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm. Thông qua phương pháp ước tính đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu chúng tôi đã tính toán được kết quả như sau: Bảng 17. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các chủ đầm Biến Hệ số Hằng số 0,230*** Tuổi 0,0022 ns Giới tính 0,0148 ns Số năm nuôi tôm 0,0017 ns Số lần tập huấn 0,027 *** Trình độ học vấn 0,022 *** Vốn 0,234*** R2 (%) 85,05 Nguồn: Phân tích số liệu điều tra Ghi chú: *** các tham số ước lượng khác 0 với mức ý nghĩa thống kê 1% NS không có ý nghĩa thống kê. Qua bảng trên ta thấy hệ số của các biến trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn, có khả năng chủ động về vốn có ý nghĩa thống kê 1%. Nếu các chủ đầm được học thêm một năm ở trường, tham gia thêm một lần tập huấn và có khả năng chủ động về vốn phục vụ cho quá trình nuôi tôm thì hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm sẽ tăng lên lần lượt là 0,027%; 0,022% và 0,234%. Còn các hệ số của giới tính, tuổi tác, số năm tham gia nuôi tôm của chủ đầm không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy chúng không có ý nghĩa trong việc giải thích mối quan hệ với hiệu quả kỹ thuật. Điều này có thể giải thích rằng, trong điều kiện hiện nay cả nam và nữ đều bình đẳng, họ có quyền như nhau trong việc học tập cũng như trong việc ra quyết định sản xuất và không có sự khác biệt trong nhận thức giữa nam và nữ. Tuổi và số năm tham gia nuôi tôm của chủ hộ không có ý nghĩa trong việc giải thích sự biến động của mức hiệu quả kỹ thuật. Điều này có thể giải thích rằng, do độ tuổi của các chủ đầm đều nằm trong khoảng 24-55 là độ tuổi sung sức, năng động nên sự khác biệt về tuổi không có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Tương tự như vậy, kinh nghiệm sản xuất của chủ đầm cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Nguyên nhân là do không có sự khác biệt nhiều về kinh nghiệm sản xuất giữa các chủ đầm, vì những chủ đầm trẻ tuy không trực tiếp là chủ đầm như các chủ đầm cao tuổi nhưng cũng đã tham gia nuôi tôm rất nhiều năm cùng với gia đình. Vì vậy mà khi trở thành chủ đầm thì họ cũng không có gì là lạ trong việc nuôi tôm. Như vậy qua phân tích bảng 17 ta thấy để tăng hiệu quả nuôi tôm của các chủ đầm cần nâng cao trình độ học vấn của người lao động, tổ chức tốt hơn các buổi tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh và hỗ trợ về vốn cho các chủ đầm. Chúng ta chấp nhận giả thiết trình độ học vấn và số lần tham gia tập huấn có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm đồng thời cũng bác bỏ giả thiết kinh nghiệm sản xuất, tuổi, giới tính có ảnh hưởng đến mức hiệu quả kỹ thuật của các chủ đầm nuôi tôm. 4.4. Một số phương hướng và biện pháp đẩy mạnh phát triển ngành nuôi tôm sú ở xã Thụy Hải 4.4.1. Căn cứ đề ra phương hướng và biện pháp Phát triển nuôi trồng hải sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng ở các vùng ven biển nhằm góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm cho quốc gia và tạo nguồn hàng quan trọng cho xuất khẩu. Vì vậy, trong sản xuất cần tìm mọi cách để nâng cao kết quả và hiệu quả phát triển ngành nuôi tôm trong địa bàn xã. Qua nghiên cứu tính hình thực trạng phát triển ngành nuôi tôm sú ở xã Thụy Hải, căn cứ vào phân tích và đánh giá kết quả sản xuất, căn cứ vào vị trí địa lý và những điều kiện thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương đối với sản xuất, căn cứ vào nguồn vốn phục vụ cho quá trình nuôi tôm và căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trên thị trường từ đó phát huy những mặt thuận lợi, đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăc đối với sản xuất nhằm đưa ngành nuôi tôm sú trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã. 4.4.2. Phương hướng Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành nuôi tôm sú, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nuôi tôm là vấn đề mà xã Thụy Hải nói chung và các chủ đầm nuôi tôm đặc biệt quan tâm, nó trở thành mục tiêu cơ bản và xuyên suốt quá trình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Tăng cường đầu tư cải tạo, quy hoạch để mở rộng sản xuất và tăng sản lượng tôm sú nhất là tôm sú có chất lượng cao. Chú trọng việc cải tạo và thâm canh trong nuôi tôm, đồng thời xây dựng một phương thức thống nhất về quản lý điều hành và hỗ trợ lẫn nhau trong nghề nuôi tôm ở địa phương. Triển khai quai đắp mới một số diện tích đầm, bãi còn có khả năng nhằm tăng diện tích nuôi tôm, đưa vào nuôi bán thâm canh và thâm canh. Khai thác nguồn cung cấp giống tôm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho công nghệ nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển nuôi tôm. Để phương hướng nêu trên cho những năm tới đạt được kết quả khả quan, UBND xã cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầm phải thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển ngành nuôi tôm sú trong những năm tới. 4.4.3. Một số biện pháp chủ yếu 4.4.3.1. Các giải pháp về quản lý mặt nước Do diện tích đất đầm, bãi có hạn nên việc mở rộng diện tích nuôi tôm là rất khó khăn. Vì vậy việc tổ chức quản lý và sử dụng đất đai- mặt nước đầy đủ và hợp lý, sao cho mức sinh lời trên mỗi diện tích nuôi đạt lớn nhất là rất cần thiết. Muốn vậy các chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau: Các chủ đầm cần phải phân loại mặt nước để nắm được chất lượng mặt nước, từ đó có những biện pháp xử lý, bảo vệ chất lượng nước cho phù hợp với từng giống tôm nuôi, giúp tôm giống không bị nhiễm bệnh và nâng cao chất lượng tôm thành phẩm. UBND xã, các ban ngành chức năng cùng phối hợp với các chủ đầm xây dựng các công trình phục vụ cho quá trình nuôi tôm như hệ thống cung cấp nước, ao chứa, kênh mương, lối thoát nước cho phù hợp để nguồn nước nhiễm bệnh không ảnh hưởng đến tôm nuôi. Các chủ đầm cần thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh mực nước, tu sửa bờ ao để bảo vệ nước trong đầm tránh hiện tượng nước bị ngọt hoá, hoặc độ pH không ổn định trong mùa mưa bão. Nên xử lý nước để độ pH và độ mặn của nước luôn phù hợp với sự thích nghi của tôm nuôi. 4.4.3.2.Biện pháp về vốn Nuôi tôm sú là ngành sản xuất kinh doanh có khả năng gặp rủi ro rất lớn, lượng vốn cần nhiều, nhưng do tính thời vụ của ngành nên nhu cầu về lượng vốn lưu động không phân đều trong năm. Vì vậy, để các chủ đầm đi vào nuôi thâm canh thì việc tạo cho họ có được lượng vốn lớn phù hợp với yêu cầu sản xuất là rất cần thiết. Hiện nay, các chủ đầm được phỏng vấn nói riêng và các chủ đầm ở xã Thụy Hải nói chung vẫn chỉ dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay người thân và nhất là vốn vay tư nhân là chủ yếu. Để ngành nuôi tôm sú phát triển mạnh hơn nữa thì các chủ đầm cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phưong tiện kỹ thuật, thiết bị máy móc cần thiết như máy bơm nước, máy đo độ pH, máy sục khí… phục vụ cho quá trình nuôi tôm. Nếu tính toán theo yêu cầu thực tế của sản xuất, lượng vốn hiện có mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% yêu cầu, có rất ít hộ có đủ tiền đầu tư các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho nuôi công nghiệp. Vì vậy , cần có các giải pháp để nâng cao lượng vốn cho các chủ đầm đầu tư phát triển nuôi tôm. Dưới đây là một số giải pháp để tăng lượng vốn: Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương cho các chủ đầm nuôi tôm. Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho các chủ đầm vay vốn theo dự án đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt và quyết định. Thời hạn cho vay phải phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất ngư nghiệp, vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh tôm sú. Cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các chủ đầm. Cần đa dạng hoá các hình thức cho vay như cho vay thông qua các hội, các hợp tác xã hoặc vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng. Đơn giản hoá thủ tục cho vay, các chủ đầm được quyền dùng các công trình xây dựng, diện tích hồ đầm làm tài sản thế chấp. 4.4.3.3.Biện pháp về nguồn nhân lực Lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn nước ta hiện nay khá lớn, do các ngành sản xuất khác phát triển chậm, đồng thời do trình độ lao động trong nông nghiệp, nông thôn nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các ngành sản xuất khác đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Hiện nay nguồn nhân lực tham gia nuôi tôm ở xã Thụy Hải chủ yếu là lao động gia đình và một bộ phận nhỏ lao động làm thuê từ các xã lân cận. Tuy nhiên chất lượng lao động cũng tương đối thấp (hầu hết đều có mức hiệu quả nuôi tôm < 90%) , mặc dù nguồn lao động này có kinh nghiệm nuôi tôm khá lâu. Vì vậy, các giải pháp đưa ra chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các hộ. Trước tiên phải nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tổ chức quản lý sản xuất cho các chủ đầm nuôi tôm. Theo số liệu điều tra thì các chủ đầm phần lớn chỉ có trình độ văn hoá cấp I, cấp II, rất ít người có trình độ văn hoá cấp III và hầu như tất cả không có chuyên môn gì về nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh. Những hiểu biết về nuôi tôm sú của họ có được là do kinh nghiệm đúc rút trong thực tế sản xuất và tự học hỏi trao đổi lẫn nhau hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi… Do vậy, trong thời gian tới, phòng khuyến ngư của huyện Thái Thụy cần thực hiện bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ khoa học cho các chủ đầm, với các hình thức phong phú như: Mở các lớp tập huấn tại địa phương, tham quan và giới thiệu các điển hình tiên tiến về nuôi tôm sú ở địa bàn huyện hoặc ở những huyện miền biển lân cận. Bởi theo kết quả phân tích ở trên thì số lần được đào tạo về trình độ kỹ thuật của chủ đầm có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi tôm. Nếu chủ đầm được tập huấn một lần thì có thể tăng năng suất nuôi tôm lên 0,027%. Vì vậy, cần mở rộng các lớp tập huấn cho tất cả các chủ đầm tham gia để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho tất cả chủ đầm trong toàn xã. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư trên địa bàn xã, xây dựng môi quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức khuyến ngư và các chủ đầm. Tiến hành chuyển giao công nghệ nuôi tôm thâm canh và nuôi công nghiệp cho một số chủ đầm đã đạt năng suất nuôi tôm cao và ổn định. Cần có chương trình tổ chức và bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề cho lao động làm thuê để tạo nên một đội ngũ lao động làm thuê chuyên nghiệp. 4.4.3.4 Biện pháp về thị trường. Những năm gần đây, khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì các vấn đề thị trường trở nên cấp bách và cần được giải quyết. Tuy nhiên các vấn đề này hiện nay mới chỉ được giải quyết một cách cục bộ, chiến dịch vụ mùa mà chưa bao quát lâu dài. Thông qua thực tế thị trường đầu vào và đầu ra của ngành nuôi tôm sú chúng tôi đưa ra các giải pháp sau: Đối với thị trường các yếu tố đầu vào: các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn công nghiệp và thị trường các yếu tố vật tư khác như phân ủ mục, vôi bột, thuốc phòng bệnh, thuốc diệt tạp…phục vụ cho các chủ đầm được cung cấp từ những nguồn nhỏ lẻ, không cố định, và của tư nhân là chủ yếu nên không đảm bảo về chất lượng. Vì vậy, phòng khuyến ngư của huyện cần cử cán bộ kỹ thuật và cán bộ thị trường thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ về chất lượng của các yếu tố như tôm giống, thức ăn cho tôm… Khuyến khích các loại hình hợp tác, liên kết giữa các chủ đầm trong vấn đề cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình nuôi tôm nhằm xây dựng nguồn cung cấp ổn định và tin cậy hoặc hỗ trợ một số trang trại đứng ra cung cấp vật tư cho tất cả các chủ đầm khác. Đối với thị trường đầu ra: Các chủ đầm nuôi tôm sú của xã đang có lợi thế về thị trường đầu ra vì nhu cầu tôm thành phẩm trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài là rất lớn. Tôm thành phẩm thu hoạch được bao nhiêu là lập tức bán ngay tại đầm nuôi. Nhưng hiện nay, vấn đề tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là trên thị trường tự do mà chưa có một doanh nghiệp thương mại hay một hợp tác xã, một tổ chức, một cơ sở nào đứng ra giải quyết hoạt động dịch vụ này. Những tác động của công nghiệp chế biến thực sự chưa có ở địa bàn huyện Thái Thụy nói chung và địa bàn xã nói riêng ngoài lĩnh vực chế biến nước mắm. Vì vậy, trên cơ sở thực tế sản xuất của các chủ đầm nuôi trồng hải sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng ở địa phương, cần đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến sản phẩm hải sản nước mặn với công suất phù hợp. Nhà máy chế biến này sẽ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất của các chủ đầm nuôi trồng hải sản. Bằng phương pháp đầu tư ứng trước, nhà máy sẽ hỗ trợ cho các chủ đầm về vốn và vật tư sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật. Đồng thời nhà máy sẽ là nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các hộ, tạo tâm lý cho các hộ yên tâm sản xuất. 4.4.3.5. Biện pháp về khoa học công nghệ và môi trường Về khoa học công nghệ: Huyện nên tập trung nguồn vốn đầu tư cho việc nghiên cứu hoàn thiện một số quy trình sản xuất giống tôm tốt, công nghệ nuôi các loại giống mới này. Nghiên cứu áp dụng công nghệ về xử lý môi trường, dự báo chuẩn đoán và phòng trừ dịch bệnh cho tôm giống, công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm. Về môi trường: Phòng trừ dịch bệnh để phát triển nuôi trồng hải sản bền vững, bảo vệ an toàn môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cần có các giải pháp sau: Cần có quy hoạch chi tiết, cụ thể tình hình để phù hợp với điều kiện sống của đối tượng nuôi Xây dựng hệ thống mương và ao chứa nước để làm sạch môi trường trước khi cho nước vào ao nuôi Thường xuyên kiểm tra môi trường sinh thái của nguồn nước ỏ các vùng nuôi. Để phát hiện và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Phải chủ động phòng trừ dịch bệnh bằng cách xử lý môi trường trước khi thả đối tượng nuôi. Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của các đối tượng qua đó có thể dự báo và xử lý kịp thời nếu có hiện tượng dịch bệnh. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hộ đầm, các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có chính sách hỗ trợ cho nuôi trồng khi gặp rủi ro. Trợ giá một yếu tố đầu vào cho các hộ nuôi trồng để kịp thời vụ sản xuất. phần V kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Nuôi tôm sú là một ngành kinh tế quan trọng đang phát triển ngư nghiệp ở vùng ven biển nước ta hiện nay đặc biệt là những vùng có lợi thế về nuôi tôm sú như ở xã Thụy Hải – Thái Thụy – Thái Bình. Sau thời gian ngắn dưới tác động của một số chính sách đang được quan tâm nghề nuôi tôm sú của xã bước đầu phát triển mạnh mẽ đem lại những thành quả đáng khích lệ. Trong ngành nuôi trồng thuỷ sản thì nghề nuôi tôm sú nổi lên nhơ một thế mạnh của xã với mức thu nhập bình quân khá cao đóng góp một phần rất lớn vào vấn đề tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho lực lượng lao động gia đình, và lao động của địa phương khác. Do vậy nghề nuôi tôm sú đã thể hiện rõ vị trí, ý nghĩa của nó trong cơ cấu kinh tế ngành nuôi trồng hải sản nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã. Kết quả phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào được đầu tư trên 1 sào nuôi tôm ở xã Thụy Hải như tôm giống, thức ăn công nghiệp, phân bón, vôi bột, thuốc phòng bệnh…có ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi qua mô hình sản xuất Cobb- Douglas và hàm giới hạn khả năng sản xuất chúng tôi có các kết luận sau. Yếu tố tôm giống, thức ăn công nghiệp và chất đất là nhân tố quyết định ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi tôm và giới hạn sản xuất của các chủ đầm. Cụ thể, tăng mức đầu tư tôm giống lên 1% sẽ dẫn tới tăng năng suất của hộ đạt năng suất trung bình và hộ đạt năng suất tối đa là 0,27% và 0,28%. Tương tự tăng mức đầu tư thức ăn công nghiệp lên 1% sẽ tăng năng suất nuôi tôm của hai loại hộ tương ứng là 0,31% và 0,30%. Tôm được nuôi ở những đầm đất cát sẽ có năng suất cao hơn ở những đầm đất bùn là 0,55 và 0,57 lần tương ứng cho hai loại hộ. Cũng qua kết quả phân tích hàm sản xuất chúng tôi thấy các chủ đầm đã sử dụng quá nhiều thuốc diệt tạp và sử dụng không có hiệu quả đầu vào phân bón, vôi bột và thuốc phòng bệnh. Vì vậy tăng lượng thuốc diệt tạp sử dụng sẽ làm giảm năng suất nuôi tôm và tăng hay giảm lượng đầu vào phân bón, vôi bột cũng chưa thể kết luận được là có ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm hay không. Vì thế muốn tăng năng suất nuôi tôm, các chủ đầm cần đầu tư thêm tôm giống với chất lượng tốt hơn, đầu tư thêm thức ăn công nghiệp cho tôm, hạn chế mức sử dụng thuốc diệt tạp và sử dụng có hiệu quả hơn các đầu vào phân bón, vôi bột, thuốc phòng bệnh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm sú của các chủ đầm chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như trình độ học vấn, số lần tập huấn, khả năng chủ động vốn của họ. Các yếu tố như kinh nghiệm sản xuất, tuổi, giới tính của chủ đầm không có ý nghĩa trong việc giải thích mối quan hệ giữa chúng với hiệu quả kỹ thuật của các chủ đầm. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Nhà nước Trong thời gian tới phải đưa công nghệ nuôi tôm công nghiệp vào thử nghiệm sản xuất ở địa bàn xã cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, để thay thế công nghệ nuôi bán thâm canh cho những chủ đầm đã đạt hiệu quả kỹ thuật cao(>90%). Trong tình trạng tôm giống, thức ăn công nghiệp, các loại vật tư khác phục vụ cho quá trình nuôi tôm được bán tràn lan trên thị trường, bộ phận kỹ thuật của phòng kinh tế biển của huyện cần xác định mật độ tôm giống, liều lượng thức ăn, và phân bón, vôi bột, các loại thuốc phòng bệnh cho phù hợp để tránh trường hợp như hiện nay là các chủ đầm thả tôm thưa, cho ăn ít thức ăn công nghiệp nhưng lạị sử dụng quá nhiều thuốc diệt tạp, sử dụng các đầu vào phân bón, thuốc phòng bệnh không hiệu quả, làm giảm năng suất nuôi tôm và hiệu quả kinh tế nuôi tôm. Các vi khuẩn gây bệnh cho tôm nhất là các vi khuẩn trong môi trường nước cần được chú trọng xử lý triệt để. Vì vậy, bộ phận kỹ thuật của phòng khuyến ngư phải xác định được những loại vi khuẩn này để thông báo, hướng dẫn các chủ đầm sử thuốc phòng bệnh có hiệu quả hơn. Phòng kinh tế biển của huyện cũng cần chú trọng mở rộng công tác khuyến ngư đến tất cả các chủ đầm bằng nhiều hình thức như : tham quan các mô hình sản xuất trình diễn, tập huấn kỹ thuật…, hỗ trợ vốn cho các chủ đầm trong khả năng của huyện để nâng cao hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm của họ. 5.2.2 Đối với các chủ đầm Qua nghiên cứu cho thấy phần lớn các chủ đầm mới đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm ở mức 90% có thể cùng với phòng khuyến ngư huyện đưa công nghệ nuôi tôm công nghiệp vào nuôi thử nghiệm ở địa bàn xã. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lần chủ đầm được tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Vì vậy trong thời gian tới, các chủ đầm cần tham gia đầy đủ, nhiệt tình hơn nữa vào công tác khuyến ngư của huyện. Bộ Giáo dục và đào tạo Trường Đại học nông nghiệp i-hà nội * * * * * * * * * * * * * * * Nguyễn Thị loan Luận văn tốt nghiệp đại học Đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm sú ở xã Thụy Hải- huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình” Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Tuấn Sơn Hà nội - 2003 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian rèn luyện và học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và viết luận văn tốt nghiệp. Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới thầy giáo Lê Khắc Bộ, thầy giáo Nguyễn Hữu Chỉnh giảng viên khoa Kinh tế và PTNT đã giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập, tôi vô cùng cảm ơn các chú, các bác công tác tại UBND xã Thụy Hải, phòng thống kê xã Thụy Hải và bà con nông dân ở hai thôn Tam Đồng và Quang Lang đã tiếp nhận tôi và cung cấp cho tôi những số liệu, những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2003 Sinh viên Nguyễn Thị Loan Mục lục Phần I: Đặt vấn đề 1.1. Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành nuôi tôm sú nói riêng trong nền kinh tế quốc dân 1 1.2. Những vấn đề đặt ra 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 5 1.3.1. Mục tiêu chung 5 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 5 1.4. Các giả thiết được đặt ra 6 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 1.5.1. Đối tượng 6 1.5.2. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 6 Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về nuôi tôm sú 7 2.1.1. Quan niệm về nuôi tôm sú 7 2.1.2. Đặc điểm ngành nuôi tôm sú 7 2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của ngành nuôi tôm sú thịt 8 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm sú 9 2.2.1. Những yếu tố về môi trường tự nhiên 9 2.2.2. Những yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội 12 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 14 2.3.1. Tình hình nuôi tôm sú thịt trên thế giới 14 2.3.2. Tình hình nuôi tôm thịt trong nước 15 Phần III: Phương pháp nghiên cứu và một số nghiên cứu có liên quan 3.1. Phương pháp nghiên cứu 18 3.1.1. Phương pháp chung 18 3.1.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 18 3.1.3. Phương pháp sử dụng hàm sản xuất 19 3.1.4. Phương pháp thu thập số liệu 27 3.2. Những nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kỹ thuật 28 3.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 28 3.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến hiệu quả kỹ thuật 31 3.2.3. Kết luận 33 Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 41 4.2. Thực trạng khai thác và tổ chức các nguồn lực nuôi tôm ở xã Thuỵ Hải 53 4.2.1. Thực trạng khai thác hồ đầm 53 4.2.2. Lao động nuôi tôm trong xã 54 4.2.3. Trang thiết bị phục vụ trong quá trình nuôi tôm 56 4.2.4. Vốn phục vụ cho quá trình nuôi tôm 58 4.2.5. Kết quả nuôi tôm sú ở các hộ điều tra 61 4.3. Kết quả phân tích hàm sản xuất 63 4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 63 4.3.2. ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào với kết quả sản xuất 67 4.3.3. Hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm đạt được của các chủ đầm và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 71 4.4. Một số phương hướng và biện pháp đẩy mạnh phát triển ngành nuôi tôm sú ở xã Thuỵ Hải 74 4.4.1. Căn cứ đề ra phương hướng và biện pháp 74 4.4.2. Phương hướng 74 4.4.3. Một số biện pháp chủ yếu 75 Phần V: Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận 81 5.2. Kiến nghị 82 5.2.1. Đối với nhà nước 82 5.2.2. Đối với các chủ đầm 83 Danh mục các bảng biểu sơ đồ I. Danh mục các bảng biểu Bảng 1.Tình hình thời tiết khí hậu thuỷ văn ở xã Thụy Hải 37 Bảng 2. Tình hình biến động đất đai của xã Thụy Hải qua 3 năm 39 Bảng3.Tình hình dân số-lao động của xã Thụy Hải qua 3 năm 42 Bảng4. Cơ sở hạ tầng của xã Thụy Hải năm 2002 46 Bảng 5.Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thụy Hải qua 3 năm 49 Bảng 6. Lao động nuôi tôm của xã Thụy Hải qua 3 năm 55 Bảng 7.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình nuôi tôm 57 Bảng 8.Vốn phục vụ cho quá trình nuôi tôm 59 Bảng 9. Thu nhập từ nuôi tôm ở xã Thụy Hải 62 Bảng10. Tuổi của những chủ đầm được phỏng vấn 64 Bảng11.Trình độ học vấn của chủ đầm được phỏng vấn 65 Bảng12. Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ đầm được phỏng vấn 65 Bảng13. Số lần tham gia tập huấn kỹ thuật của các chủ đầm 66 Bảng14. Mức đầu tư trung bình của chủ đầm được phỏng vấn 67 Bảng15.Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas 69 Bảng16.Hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm đạt được của các chủ đầm 71 Bảng17. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm của các chủ đầm 72 II. Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1. Xác định hiệu quả kỹ thuật theo khía cạnh đầu vào 20 Sơ đồ 2.Xác định hiệu quả kỹ thuật theo khía cạnh đầu ra 21 Tài liệu tham khảo 1.PGS. PTS Phạm Vân Đình – TS Đỗ Kim Chung, giáo trình “Kinh tế nông nghiệp”, Bộ giáo dục và đào tạo – Trường ĐHNN I. 2. Phạm Văn Hùng- Trần Đình Thao, giáo trình Kinh tế lượng- Trường ĐHNN I. 3. Nguyễn Tuấn Sơn, Báo cáo khoa học “ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất và sản lượng kén tằm” (1993-1994)- Trường ĐHNN I. 4. Nguyễn Thị Huyền, Báo cáo khoa học “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Công ty Tam Thiên Mẫu – Bắc Ninh” – Trường ĐHNN I. 5.Vi Thanh Hải, Luận văn tốt nghiệp trường ĐHNN I năm 2002 6.Lại Thắng Dũng- Lương Đình Trung, “Kỹ thuật nuôi tôm nước mặn” 7. Tuyết Nhung, “Tình hình buôn bán tôm “ ,Tạp chí của Bộ thuỷ sản- 8/1998. 8.Tạp chí “ Con tôm”- Bản tin của hội nuôi thủy sản Việt Nam các số 46, 82,83. 9. Báo cáo kết quả phát triển kinh tế – xã hội năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003 của xã Thụy Hải. 10.Báo cáo kết quả điều tra nuôi tôm năm 2002 của phòng kinh tế biển huyện Thái Thụy. 11.Dr. Agnes C. Rola “Measuring Technical and Economic Efficiency: The Frontier Approach” – Philippines. 12. Dr. Agnes C. Rola and Jocelyn T. Quintana-Alejandrino, “Technical Efficiency of Philipine Rice Famers in Irrigated, Rainfed Lowland and Upland Environment:AFrontier Production Function Analysis” năm 1993. Danh mục các ký hiệu viết tắt 1. BQ : Bình quân 2. ĐVT : Đơn vị tính 3. Tr. đ : Triệu đồng 4. LĐNN : Lao động nông nghiệp 5. LĐ : Lao động Contents ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT206.doc
Tài liệu liên quan