Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở VN

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở VN: ... Ebook Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở VN

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi chính thức thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đã có nhiều thay đổi to lớn, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn này, có rất nhiều vấn đề lớn nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước nhà. Một trong những vấn đề đó là hoạt động đầu tư. Có thể nói đầu tư là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, đầu tư không chỉ là cơ sở để nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế mà còn nâng cao trình độ khoa học công nghệ, hiện đại hoá đất nước. Nó vừa phụ thuộc lại vừa có tác động lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Sự tác động đó là tích cực hay tiêu cực lại phụ thuộc vào nhận thức của nhà nước, nhân dân, và các thành phần kinh tế về vấn đề đầu tư có đúng đắn hay không, và làm sao để có các giải pháp cho hoạt động đầu tư hiệu quả. Muốn vậy trước hết phải xem xét tới một số khía cạnh quan trọng liên quan đến đầu tư, cụ thể là sự chi tiêu cho đầu tư thế nào là hợp lý, bên cạnh đó nhà nước đã và đang có những hoạt động nào để kích thích đầu tư dựa trên những nghiên cứu về lý thuyết. Có vậy, sự chi tiêu cho đầu tư mới đem lại hiệu quả, tạo đà cho nền kinh tế phát triển tốt. Điều này có ý nghĩa đặc biệt cần thiết cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam”. Nội dung đề án đề cập đến vấn đề chi tiêu đầu tư và kích cầu đầu tư, khái niệm cùng sự vận hành của chúng: những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, ảnh hưởng như thế nào và dựa vào đó giải thích tình hình kích cầu của Việt Nam trong những năm gần đây. Bài viết là sự tập hợp của các kiến thức sẵn có cùng với các phương pháp phân tích, đồ thị, tổng hợp số liệu và tư duy logic. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Từ Quang Phương đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình trong quá trình đọc duyệt để chúng tôi có thể hoàn thành đề án. Tuy nhiên do mới tiếp cận với lĩnh vực này, trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ I.1. Khái niệm về đầu tư và chi tiêu đầu tư: I.1.1 Khái niệm về đầu tư: I.1.1.1 Khái niệm: Trên thực tế, dựa trên các quan điểm khác nhau thì chúng ta sẽ có những cái nhìn khác nhau về đầu tư. - Theo quan điểm tài chính thì đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời. - Theo quan điểm tiêu dùng thì đầu tư là một hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu về mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai Tuy nhiên, theo một cái nhìn chung nhất, ta có thể hiểu: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trong đó, các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được đó có thể là sự gia tăng về tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội. - Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong điều kiện hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất như nhà xưởng, thiết bị...và tài sản trí tuệ như tri thức, kỹ năng..., gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, nhằm duy trì và tạo ra năng lực sản xuất mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội.Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được những kết quả đó. I.1.1.2 Phân loại đầu tư: Trên thực tế có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy theo từng góc độ tiếp cận mà chúng ta có các cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau. - Theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư, Đầu tư được chia thành 2 loại là Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành qua trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành qua trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. - Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại, chúng ta có thể phân loại đầu tư thành đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư phát triển. Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu) hay lãi suất và quyền sở hữu công ty tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu. Đầu tư vào tài sản tài chính không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán lại với giá cao hơn giá ban đầu nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá khi mua vào và bán ra. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất trong nền kinh tế Đầu tư phát triển: trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh mà mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng và sửa chữa các cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. I.1.2. Khái niệm về chi tiêu đầu tư và kích cầu đầu tư: Chi tiêu đầu tư là một hình thức tiêu dùng đặc biệt của các chủ đầu tư nhằm thu được khoản tiền lớn hơn trong tương lai. Chi tiêu đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, trng đó có 1 số nhân tố cơ bản như sau: - Lợi nhuận kỳ vọng - Lãi suất thực tế - Tốc độ phát triển của sản lượng quốc dân - Lợi nhuận thực tế - Chu kỳ kinh doanh - Đầu tư nhà nước - Môi trường đầu tư - Rủi ro đầu tư - Công nghệ và đổi mới Kích cầu đầu tư: là tổng hợp tất cả các biện pháp chính sách, các công cụ pháp lý được sử dụng một cách có hệ thống và đồng bộ nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển KT - XH trong một giai đoạn thời kỳ nhất định. Kích cầu đầu tư có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Có những biện pháp kích cầu đầu tư phù hợp và cụ thể sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng nhu cầu đầu tư xây dựng và cải thiện đời sống của nhân dân. Đầu tư tăng làm tăng tổng cung, kích cầu tiêu dùng. Đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả sẽ có tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư nước ngoài còn thu hút khoa học công nghệ hiện đại, làm thay đổi bộ mặt cảu toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, kích cầu đầu tư có tác dụng rất quan trọng và mang tính tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn cho mỗi quốc gia. I.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư I.2.1. Lợi nhuận kỳ vọng Lợi nhuận kỳ vọng là khoản lợi nhuận mà chủ đầu tư mong muốn nhận, hi vọng nhận được trong tương lai khi đưa ra quyết định đầu tư. Nếu lợi nhuận kỳ vọng cao sẽ thu hút được các nhà đầu tư bỏ vốn ra kinh doanh và ngược lại, nếu lợi nhuận kỳ vọng thấp thì nhà đầu tư buộc phải cân nhắc kỹ về quyết định đầu tư của mình, đặc biệt là khi lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn cả lãi suất tiền gửi của ngân hàng thì các nhà đầu tư sẽ gửi tiền vào ngân hàng thay vì việc bỏ tiền ra đầu tư. Chính vì thế, lợi nhuận kỳ vọng tương lai ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chi tiêu đầu tư của chủ đầu tư. Theo lý thuyết của Keynes, hiệu quả biên của vốn giảm dần và hiệu quả biên của vốn phụ thuộc vào số tiền đầu tư mới bỏ ra có tỷ suất lợi nhuận thấp hay cao. Nếu vốn đầu tư càng tăng thì hiệu quả biên của vốn càng giảm. Có nhiều cách để lý giải cho vấn đề này, ví dụ như : - Đứng trên phương diện Cầu về vốn đầu tư, muốn đầu tư tăng thì nhu cầu về vốn đầu tư phải tăng, giá của hàng hóa vốn đầu tư tăng ( hay lãi suất tiền vay tăng), với giả định các yếu tố khác không đổi, khi tổng sản phẩm tăng, giá bán không đổi dẫn đến lợi nhuận giảm và tỷ suất lợi nhuận biên của vốn đầu tư cũng giảm theo. - Đứng trên phương diện Cung hàng hóa sản phẩm: khi đầu tư tăng thì lượng cung của hàng hóa sẽ tăng làm cho giá giảm (với giả định các yếu tố khác không đổi), lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm dẫn đến tổng lợi nhuận giảm khiến tỷ suất lợi nhuận biên cũng giảm theo. Ngoài ra, còn có thể giải thích vấn đề này qua một số khía cạnh khác như Năng suất lao động cận biên giảm dần hoặc hiệu quả biên của vốn... Có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư là một đại lượng rất quan trọng đối với các quyết định của nhà đầu tư, tuy nhiên nó lại là một đại lượng rất khó xác định, nguyên nhân là vì đặc tính của hoạt động chi tiêu đầu tư là mang tính lâu dài, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, không ổn định như điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội... Do đó lợi nhuận có khi thấp nhưng lại có lúc rất cao, tùy vào độ rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt, rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Đấy chính là sức hấp dẫn, là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư. I.2.2. Lãi suất tiền vay thực tế Trong quá trình tiến hành chi tiêu đầu tư, để xây dựng cơ sở sản xuất hay mở rộng quy mô, tăng thêm máy móc thiết bị, trang trải hao mòn, tăng năng lực sản xuất cần rất nhiều vốn. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có nguồn vốn nội lực đủ mạnh để trang trải hết những khoản chi tiêu đó, mà hầu hết sẽ dựa vào các tổ chức tài chính để vay vốn. Giá của các khoản vay này chính là lãi suất mà chủ đầu tư phải thanh toán. Nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích của việc đầu tư đó mang lại chỉ có thể biết được trong tương lai, nên bài toán đặt ra cho các nhà đầu tư là lợi ích do việc sử dụng máy móc, phương tiện mới thể hiện thông qua phần lợi nhuận tăng thêm có xứng đáng với khoản chi phí cho đầu tư bỏ ra hay không? Nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân dự báo trong tương lai cao hơn hoặc ít nhất là bằng so với mức lãi suất tiền vay phải trả thì nhà đầu tư sãn sàng chấp nhận vay vốn để đầu tư, tất nhiên phải tính đến trường hợp là khi lãi suất tiền vay càng tăng thì thu nhập biên giảm, nhu cầu đầu tư giảm và ngược lại. Điều đó có thể được thấy rõ hơn qua ví dụ sau: Bảng 1.1 Quyết định đầu tư của chủ đầu tư phụ thuộc vào tỷ lệ lãi suất và tỷ suất lợi nhuận Dự án Vốn đầu tư Tỷ suất lợi nhuận/1000đ VĐT Chi phí lãi/1000đ VĐT Lợi nhuận /1000đ VĐT Lãi 10% Lãi 5% Lãi 10% Lãi 5% A 1 1500 100 50 1400 1450 B 4 220 100 50 120 170 C 10 160 100 50 60 110 D 10 130 100 50 30 80 E 5 110 100 50 10 60 F 15 90 100 50 -10 40 G 20 40 100 50 -60 -10 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Với mức lãi suất 10%, chủ đầu tư sẽ không đầu tư vào các dự án F và G vì các sự án này đều chịu mức lãi suất phải trả lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bính quân và lợi nhuận kinh doanh đều nhỏ hơn 0. Còn với mức lãi suất 5% thì nhà đầu tư chỉ không nên đầu tư vào dự án G vì khi đó dự án này vẫn có mức lãi suất lớn hơn tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận vẫn âm. Các dự án còn lại đều có lãi lớn hơn 0, tuy nhiên nhà dầu tư vẫn nên lựa chọn dự án nào phù hợp nhất với khả năng của mình mà đem lại lợi ích lớn nhất để đầu tư. Như vậy, ta có thể thấy là lãi suất tiền vay thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất tiền vay thực tế, tỷ suất lợi nhuận bình quân và quy mô vốn đầu tư. Vào cùng một thời điểm, có thể có rất nhiều dự án, và số lượng dự án phụ thuộc vào lãi suất tiền vay. Khi mức lãi suất tiền vay càng thấp thì số dự án thỏa mãn được yêu cầu trên càng cao, làm cho khối lượng vốn đầu tư tăng và ngược lại. Hình 1.1 dưới đây đã nêu cụ thể mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất tiền vay i và nhu cầu vốn đầu tư ở mỗi mức lãi suất không đổi. i i1 i0 Hình 1.1 Mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư 0 I1 I0 I Đường cầu về vốn đầu tư IRR 0 A B C IRRA i IRRC IRRB Hình 2.2. Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR i i1 i0 Hình 1.1 Mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư 0 I1 I0 I Đường cầu về vốn đầu tư IRR 0 A B C IRRA i IRRC IRRB Hình 2.2. Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR Hình 1.3 : Mối quan hệ giữa IRR và quy mô vốn đầu tư 0 I0 I1 I IRR2 IRR1 IRR p Nếu mức lãi suất tăng từ i0 lên i1 thì thu nhập biên giảm dần dẫn đến giảm số lượng dự án đầu tư, cầu đầu tư giảm từ I0 đến I1 làm quy mô vốn đầu tư giảm. Hình 2.2 lại phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR, đây cũng là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất tiền vay tăng thì lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm và lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ giảm. Nếu lãi suất vốn vay nhỏ hơn IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư và ngược lại, nếu lãi suất vốn vay lớn hơn IRR của dự án thì chủ đầu tư sẽ thu hẹp quy mô đầu tư hoặc không đầu tư thêm nữa. Cuối cùng, khi IRR tăng lên làm đầu tư tăng kéo theo quy mô vốn đầu tư tăng, lãi suất giảm làm tiết kiệm giảm, đầu tư lại tăng lên và ngược lại. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư được thể hiện ở hình 1.3 Hàm lợi nhuận p biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa IR và quy mô vốn đầu tư. Tỉ lệ lãi suất thực tế của vốn vay là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng giảm quy mô đầu tư, do đó để kích cầu đầu tư trong trường hợp này cần phải có những công cụ lãi suất và chính sách tiền tệ thích hợp. I.2.3. Tốc độ phát triển của sản lượng quốc dân: Tốc độ phát triển của sản lựong quốc dân là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định tới đầu tư. Việc thay đổi sản lượng chi phối xu hướng đầu tư trong các chu kỳ kinh doanh. Tuy vậy, tốc độ tăng của sản lượng với tốc độ tăng của đầu tư lại không giống nhau. Một lý thuyết quan trọng về chi tiêu đầu tư là lý thuyết Gia tốc đầu tư. Theo lý thuyết này, tốc độ đầu tư chủ yếu do tốc độ thay đổi sản lượng quyết định. Để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra cho trước cần phải có lượng vốn đầu tư nhất định. Nếu ký hiệu x là hệ số gia tốc đầu tư, ta có: X= Kt Yt Trong đó: Kt : vốn đầu tư tại thời điểm t Yt : sản lượng tại thời điểm t X : gia tốc đầu tư hay tỷ lệ phản ánh quan hệ giữa vốn đầu tư và sản lượng Hay Kt = x*Yt Từ công thức trên ta thấy rằng khi x không đổi, sản lượng tăng sẽ làm cho vốn đầu tư tăng và ngược lại, khi sản lượng giảm cũng khiến cho lượng vốn đầu tư giảm. Hay nói cách khác, chi tiêu đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu mua sắm tư liệu sản xuất, trang thiết bị, đến lượt mình, nhu cầu về tư liệu sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất ra. Vì vậy khi quy mô sản phẩm cần sản xuất tăng thì sẽ làm cho chi tiêu đầu tư tăng và ngược lại. Lý thuyết của Keynes giả định mối quan hệ giữa vốn và sản lượng là cố định nhưng trong thực tế thì quan hệ này luôn luôn biến động. Mặt khác nó chỉ xem xét tác động của đầu tư thuần tuý với sự biến động sản lượng chứ không phải của tổng đầu tư. Lý thuyết của ông đã xem toàn bộ vốn đầu tư mong muốn được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ với sản lượng, thực tế không phải cứ tăng vốn đầu tư là tăng sản lượng. Sau này, các nhà kinh tế học cho rằng vốn đầu tư mong muốn được xác định như một hàm của mức sản lượng hiện tại và quá khứ, nghĩa là lượng đầu tư mong muốn được xác định trong dài hạn. Vì vậy, lý thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện hơn sau này cũng đã đề cập đến tổng đầu tư. It = l (K*t – Kt-1) + d Kt-1 Trong công thức trên thì It là tổng đầu tư và là hàm của vốn đầu tư mong muốn (Kt*) và vốn đầu tư thực hiện thời kỳ t-1 (Kt-1) ; l là một hằng số (0<l<1) và d là hệ số khấu hao (0<d<1). Công thức trên cho thấy sản lượng thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của quy mô vốn đầu tư. Khi đã có sự gia tăng quy mô vốn đầu tư thì sẽ kéo theo sự gia tăng bổ sung của lao động, nguyên vật liệu và gia tăng tiêu dùng (gia tăng các yếu tố sản xuất). Sản lượng thời kỳ t tăng lên lại làm thay đổi quy mô vốn đầu tư thời kỳ (t+1). Bởi vậy, để tăng quy mô đầu tư, chúng ta có thể dùng một số chính sách làm tăng sản lượng hoặc tác động đến lãi suất làm kích cầu đầu tư. I.2.4. Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận thực tế cũng là một trong các yếu tố quyết định quy mô đầu tư. Để làm sáng tỏ tác động của lợi nhuận thực tế đến quy mô đầu tư chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất lợi nhuận thực tế và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp thông qua lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư. Doanh thu của doanh nghiệp (TR) là khoản thu nhập của công ty do tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. Tổng chi phí (TC) bao gồm các khoản như tiền công, tiền lương cho người lao động, tiền thuê đất, lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh. Chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Prtrước thuế = TR – TC Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản thuế thu nhập phải nộp sẽ còn lại lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Prsau thuế = Prtrước thuế - Tde Một phần lợi nhuận đó được giữ lại không phân phối được gọi là lợi nhuận để lại (hay lợi nhuận không chia) của doanh nghiệp. Phần lợi nhuận để lại này cùng với các khoản trích khấu hao tài sản cố định tạo thành quỹ nội bộ của doanh nghiệp. Theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, nguồn vốn đầu tư có thể huy động từ quỹ nội bộ và vốn vay bên ngoài như vay các công ty tài chính hay phát hành chứng khoán ra công chúng. Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí của vốn vay, nếu xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp sẽ ở vào thế bị động và có thể có nguy cơ phá sản. Vì vậy, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và sự gia tăng của lợi nhuận thực tế sẽ làm tăng mức đầu tư của doanh nghiệp. Ta có thể nói vốn đầu tư của doanh nghiệp là một hàm của lợi nhuận thực tế I = f (Lợi nhuận thực tế) H×nh I.4. Ảnh h­ëng cña thuÕ thu nhËp ®Õn ®­êng cÇu ®Çu t­ 0 I I' I i0 i DI DI' Vì vậy, các chính sách có tác động đến thu nhập còn lại của doanh nghiệp sẽ có tác dụng kích cầu đầu tư. Muốn kích cầu đầu tư thì chính phủ có thể dùng các chính sách như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay miễn, giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư. Hình 4 mô tả tác động của thuế thu nhập đến nhu cầu đầu tư. Khi mức thuế của Chính phủ giảm làm đường cầu đầu tư dịch chuyển sang phải, khoản đầu tư mong muốn tăng lên. Với mức lãi suất tiền vay xác định i0 thì khi T4 giảm làm đường cầu đầu tư dịch chuyển sang phải, nhu cầu vốn đầu tư tăng từ I đến I’ I.2.5. Chu kỳ kinh doanh 0 t Hình I.5. Chu kỳ kinh doanh Theo lý thuyết tính kinh tế của quy mô, trong những điều kiện nhất định thì việc gia tăng quy mô sản lượng sản xuất ra có thể giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm chi phí sản xuất. Do đó yếu tố rất quan trọng quyết định đầu tư là mức sản lượng của đầu ra. Nhiều nhà kinh tế cho rằng mức sản lượng này chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh (Hình I.5). Ở mỗi thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh các mức chi tiêu đầu tư khác nhau. Khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời kỳ đi lên, quy mô của nền kinh tế mở rộng, nhu cầu đầu tư của toàn bộ nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp tư nhân gia tăng. Trái lại, khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời kỳ đi xuống, quy mô nền kinh tế thu hẹp, nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và các doanh nghiệp tư nhân thu hẹp lại. Điều này được thể hiện rõ qua hình I.6 Hình I.6. Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn đầu tư i i i 0 I'' I0 I' I D2 D0 D1 Qua đồ thị chúng ta có thể thấy chu kỳ kinh doanh vận động theo hình Sin. Ở vào thời kỳ đi lên thì nhu cầu đầu tư tăng đẩy đường cầu đầu tư D0 sang phải, vào vị trí D1, nói cách khác, với mức lãi suất tiền vay xác định io thì nhu cầu vốn đầu tư tăng từ I đến I’. Ngược lại, ở vào thời kỳ đi xuống của chu kỳ kinh doanh thì nhu cầu đầu tư giảm, đường cầu đầu tư D0 dịch sang bên trái vào vị trí D2 , nhu cầu vốn đầu tư giảm từ I đến I’’. Vào thời kỳ đi lên của chu kỳ kinh doanh, cả nền kinh tế và các doanh nghiệp tư nhân sẽ cần nhiều vốn đầu tư để mua sắm thêm các yếu tố đầu vào, tư liệu sản xuất để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất mới. Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động một thời gian thì cần phải có một lượng vốn nhất định dành cho mua sắm nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất mới, sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị hư hỏng, lắp đặt, mua sắm mới trang thiết bị mở rộng sản xuất, trả lương cho người lao động… Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì càng cần nhiều vốn để tạo lập, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu và vốn để duy trì hoạt động sau đó. Khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời điểm đi xuống, nhu cầu đầu tư của nền kinh tế nói chung cũng sẽ đi xuống theo vì đó là thời điểm cuối của mỗi quy trình sản xuất. Các hãng sẽ không mua thêm máy móc, thiết bị hay nguyên vật liệu vì vẫn đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự tăng hay giảm chi tiêu đầu tư của các doanh nghiệp cũng thuận chiều với xu hướng lên xuống của chu kỳ kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì mặc dù nền kinh tế suy thoái nhưng các doanh nghiệp vẫn đầu tư phát triển sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ khi sản phẩm cũ đã mất chỗ đứng trên thị trường hoặc đã kết thúc chu trình sống, cần phải thay thế, hoặc cũng có một số doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường ngoài nước trong khi nền kinh tế của quốc gia đang trên đà suy thoái. Một ví dụ điển hình cho việc tăng chi tiêu đầu tư của các doanh nghiệp trong tình trạng nền kinh tế đang gặp khó khăn là nền kinh tế lớn nhất hành tinh - nước Mỹ. Mặc dù có nhiều thời kỳ nền kinh tế suy thoái song các doanh nghiệp Mỹ vẫn định tăng chi tiêu cho việc xây dựng thêm nhà máy và mua sắm thiết bị trong thời gian đó. Ít nhất thì có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc suy thoái kinh tế chưa làm các công ty Mỹ cắt giảm kế hoạch chi tiêu của mình. Và sự tăng trưởng theo kế hoạch, dù là khiêm tốn vẫn là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế. Song theo xu hướng hành động thông thường thì các công ty thường cắt giảm đầu tư vốn mạnh khi nền kinh tế suy thoái. Trong cuộc suy thoái kinh tế năm 1982, chi tiêu đầu tư đã giảm 6,2%. Việc này dẫn đến hậu quả là các hãng sản xuất đã đánh mất thị phần cho các hãng cạnh tranh ngoại quốc. Và bài học được rút ra là “thật thiển cận khi cắt giảm đầu tư trong một cuộc suy thoái”. Trong sách kinh tế vĩ mô có viết “các biến động kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh” nhưng thuật ngữ này có phần không chính xác vì nó gợi ra rằng các biến động kinh tế diễn ra theo quy luật và có thể dự đoán được. Nhưng trên thực tế thì các biến động kinh tế thường diễn ra bất ngờ và rất khó dự đoán. I.2.6. Vai trò của đầu tư Nhà nước Trong giai đoạn hiện nay thì phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng nhất của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Không có kinh tế Nhà nước thì không thể thực hiện định hướng XHCN, song không có kinh tế tư nhân thì cũng không có kinh tế thị trường… Phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có tác động nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực cho tăng trưởng là cạnh tranh, thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế, đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế- xã hội, là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, đầu tư Nhà nước là một nhân tố hết sức quan trọng có vai trò thúc đẩy đầu tư tư nhân, đầu tư doanh nghiệp và tổng đầu tư xã hội. Nguồn vốn đầu tư Nhà nước bao gồm nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động đầu tư là nguồn chi của Nhà nước đầu tư vào các dự án quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, ngành, vùng lãnh thổ hay các địa phương. Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, các loại phí, lệ phí, thu từ việc bán các tài nguyên, bán hoặc cho thuê các tài sản thuộc quản lý Nhà nước, huy động từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)… Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Nguồn vốn này được thực hiện trên nguyên tắc các đơn vị sử dụng vốn phải hoàn trả vốn vay với một lãi suất nhất định. Nguồn vốn này có thể giúp giảm thiểu đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước, bắt buộc chủ đầu tư là người đi vay vốn phải tính toán kỹ hiệu quả, tính khả thi của dự án đầu tư cũng như tỷ suất lợi nhuận của từng đồng vốn chi tiêu đầu tư, tránh tham ô, thất thoát, lãng phí. Bằng việc cấp tín dụng, đặc biệt là tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hay khu vực thuộc diện khuyến khích đầu tư của Nhà nước, Nhà nước sử dụng nguồn vốn này như một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có tác dụng tích cực trong việc kích thích, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển này cho mục tiêu phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội như cho người nghèo vay vốn xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động… Trong tình hình hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng vốn vay từ các ngân hàng thương mại và vốn vay từ nước ngoài, đặc biệt là các tổng công ty, công ty thuộc các lĩnh vực then chốt như dầu khí, than, bưu chính viễn thông… Vì vậy, mỗi động thái trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp này đều có tác động ít nhiều đến các hành vi của các chủ đầu tư khác trong nền kinh tế. Quả thật, đầu tư Nhà nước là lực lượng chủ chốt trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng, viễn thông, y tế, giáo dục…) và các chính sách, định hướng phát triển, phân bổ nguồn vốn cho từng vùng, từng ngành… sẽ tạo điều kiện thuận lợi, kích thích đầu tư tư nhân, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời định hướng đầu tư cho toàn xã hội và khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư theo đúng định hướng mục tiêu của Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của toàn xã hội. I.2.7. Môi trường đầu tư Môi trường đầu tư đóng vai trò như một chất xúc tác ban đầu cho việc ra quyết định bỏ vốn ra đầu tư của nhà đầu tư, vì vậy môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng đối với hoạt động đầu tư. Sự cải thiện môi trường đầu tư có tác động tích cực đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu đầu tư toàn xã hội. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả của các dự án đầu tư. Hiện nay môi trường đầu tư thường được hiểu với hai khái niệm : môi trường cứng và môi trường mềm. Môi trường cứng : bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sự phát triền kinh tế, gồm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống thông tin liên lạc năng lượng… Môi trường mềm : gồm có hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng, kế toán và kiểm toán.. Cơ sở hạ tầng luôn mang tính tiên phong định hướng. Cơ sở hạ tầng của một nước, một vùng luôn phải hình thành và phát triển đi trước một bước so với các hoạt động KTXH khác. Sự phát triển cơ sở hạ tầng về quy mô, chất lượng, trình độ tiến bộ kỹ thuật là những tín hiệu cho thấy định hướng phát triển KT-XH, mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển thuận lợi. Coi nhẹ hhoặc chậm trễ trong phát triển cấu trúc hạ tầng sẽ không tránh khỏi làm tắc nghẽn, trì trệ các hoạt động sản xuất xã hội, và do đó vấn đề thu hút vốn đầu tư cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Môi trường đàu tư tốt sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh tế xã hội, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng phúc lợi và năng suất, là động lực của tăng trưởng, giảm đói nghèo. Nền kinh tế giàu có, ổn định và hiện đại sẽ là động lực thúc đẩy các nhà kinh doanh quyết định tiếp tục bỏ vốn để đầu tư phát triển. Trong việc tạo lập môi trường đầu tư, Chính phủ giữ một vai trò quan trọng, Chính phủ thường quan tâm đến việc đưa ra các chính sách nhằm tăng được lòng tin cho các nhà đầu tư. Bản chất nhìn xa trông rộng của nhà đàu tư là coi trọng sự ổn định và đảm bảo, do vậy chính sách và hành vi của Chính phủ có sức ảnh hưởng mạnh trhông qua tác động của nó đến chi phí, rủi ro và các rào cản cạnh tranh. Những doanh nghiệp sẽ không phản ứng đơn lẻ trước các chính sách chính thức. Họ nhận định về việc những chính sách đó sẽ được thực hiện như thế nào trên thực tế. Và các doanh nghiệp (cũng như các bên hữu quan khác) sẽ cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách theo hường có lợi cho họ. Vì thế những vấn đề về hành vi của chính phủ và quản trị quốc gia, theo nghĩa rộng nhất là cực kỳ quan trọng. Đó là sự tương tác giữa các chính sách chính thức và công tác quản trị mà doanh nghiệp đánh giá khi ra quyết định đầu tư. I.2.8. Rủi ro đầu tư: Khi quyết định bỏ vốn ra đầu tư thì chủ đầu tư luôn muốn tối thiểu hoá chi phí và đạt được lợi nhuận tối đa, do vậy trong quá trình chuẩn bị đầu tư các yếu tố bất định sẽ được tính toán đến. Song không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tính toán được hết các yếu tố rủi ro có thể xảy ra và ảnh hưởng của nó đến dự án đầu tư. Bản chất của kinh doanh là đầu tư hôm nay để tăng sản lượng trong tương lai, thực chất đó là việc dùng vận may làm con tin cho những bấp bênh trong tương lai. Đời sống kinh tế là một vụ kinh doanh đầy rủi ro và mạo hiểm. Vì vậy, các quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào các dự đoán mang tính chủ qu._.an tiềm ẩn sự rủi ro ặc dù các doanh nghiệp luôn cố gắng phân tích đầu tư, giảm đến mức tối đa những bấp bênh đầu tư của mình. Để mô tả rủi ro bằng định lượng, người ta có thể dùng xác suất để nói về khả năng xảy ra của một kết cục hoặc là sự nhận thức về kết cục sẽ xảy ra. Khi xác suất được xác định một cách chủ quan, những người khác nhau sẽ gắn với những xác suất khác nhau cho những kết cục khác nhau, và do đó đưa ra các lựa chọn khác nhau. Và xác suất được dùng để tính 2 chỉ số quan trọng, giúp ta miêu tả và so sánh các lựa chọn rủi ro khác nhau giá trị kỳ vọng và độ biến thiên, Trong thực tế có thể chia rủi ro thành 2 loại: Rủi ro có thể đa dạng hóa: là rủi ro có khả năng loại trừ được bằng cách đầu tư vào nhiều dự án hoặc giữ các cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau, thường được biết đến với cách gọi “bỏ trứng vào nhiều giỏ” Rủi ro không thể đa dạng hóa: là rủi ro không có khả năng loại trừ được bằng cách này. Chỉ rủi ro không thể đa dạng hóa mới tác động đến chi phí cơ hội về vốn (chi phí này phải cao hơn lãi suất) và phải đưa vào mức trả cho rủi ro, cần tính thêm một mức trả cho rủi ro vào tỷ lệ chiết khấu của dự án đầu tư. Với các khoản đầu tư vốn rủi ro không thể đa dạng hóa phát sinh vì lợi nhuận của hãng có xu hướng phụ thuộc vào toàn bộ nền kinh tế. Khi kinh tế thị trường tăng trưởng mạnh, lợi nhuận có xu hướng cao hơn và ngược lại. Vì tăng trưởng kinh tế trong tương lai là một sự bất định, việc đa dạng hóa không thể loại trừ được tất cả các rủi ro. Vì vậy, để thu được một lợi tức cao hơn thì các nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro ấy. I.2.9. Công nghệ và đổi mới Trong xã hội hiện đại, trí tuệ và sức sáng tạo của con người ngày càng được nâng lên tầm cao mới và dường như là vô biên. Theo xu hướng này thì trong tương lai những công việc lao động chân tay sẽ dần dần được thay thế bởi máy móc, trang thiết bị hiện đại do con người phát minh, chế tạo ra. Do vậy, công nghệ và đổi mới là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong đầu tư nói riêng Có khá nhiều quan niệm khác nhau về định nghĩa công nghệ và chúng ta có thể tham khảo định nghĩa do UB Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dưong đưa ra: “Công nghệ là kiến thức có quy tình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ”. Vậy, công nghệ và đổi mới tác động như thế nào tới hoạt động đầu tư. Theo lý thuyết tân cổ điển về đâu tư thì đầu tư phụ thuộc vào sản lượng đầu ra và giá tương đối của dịch vụ vốn với giá của sản lựong đầu ra. Mà gia dịch vụ vốn đầu tư lại phụ thuộc giá của hàng hóa vốn hay lãi suất và chính sách thuế thu nhập. Vì vậy, sự thay đổi của sản lượng đầu tư hay sự thay đổi của lãi suất đều ảnh hưởng đến viêc chi tiêu đầu tư. Cũng theo lý thuyết này thì đầu tư I bằng tiết kiệm S ( ở mức sản lượng tiềm năng). I = S S = s . y Trong đó: 0 < s < 1 s: mức tiết kiệm từ một dơn vị sản lượng ( thu nhập) y: sản lượng Như vậy, quy mô vốn đầu tư phụ thuộc vào s và y. Theo hàm sản xuất ta có: y = A . ert . Kα . N(1-α) Trong đó : A. ert : Biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ A > 0 và cố định r : tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ t : thời gian V : vốn đầu tư N : lao động α và (1 – α) là hệ số co dãn thành phần của sản xuất với các yếu tố vốn và lao động. Trong điều kiện hoàn hảo thì α và (1 – α) biểu thị phần thu nhập quốc dân từ vốn và lao động. Từ hàm sản xuất Cobb Douglas trên đây, ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng như sau : g = r + α .h + (1 – α) . n Trong đó : g : là tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng h : là tỷ lệ tăng trưởng của vốn n : tỷ lệ tăng trưởng lao động Biểu thức trên cho ta thấy tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thaụan với tiến bộ công nghệ và và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động. Đối với những nước phát triển, nếu muốn sản lượng tăng lên, họ dùng vốn đầu tư cho công nghệ hiện đại thay cho việc sử dụng nhiều lao động. Còn những nước đang phát triển họ lại sử dụng nhiều lao động hơn, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố công nghệ và lao động. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là dùng công nghệ như thế nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở mỗi nước, không nên sử dụng công nghệ quá hiện đại không phù hợp gây lãng phí, hoặc cũng không nên sủ dụng công nghệ quá lạc hậu tránh tình trạng biến đất nước thành “bãi rác công nghiệp”  của thế giới. Chính vì vậy mà công nghệ và đổi mới có ảnh hưởng rất lớn đến chi tiêu đầu tư. I.3. Kích cầu đầu tư Kích cầu đầu tư là tổng hợp tất cả các biện pháp chính sách, các công cụ pháp lý được sử dụng một cách có hệ thống và đồng bộ nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn thời kỳ nhất định. Kích cầu đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước nhất là đối với những nước đang phát triển. Như chúng ta đã biết về tầm quan trọng và tính chất quyết định của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, ngành, vùng lãnh thổ hay các địa phương. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại thì kích cầu đầu tư có thể được tiếp cận theo hai bộ phận đó là đầu tư của chính phủ và đầu tư tư nhân. Song đề tài này sẽ chỉ nghiên cứu vấn đề kích cầu đầu tư tư nhân bởi lẽ việc chính phủ tăng hay giảm chi tiêu đầu tư như thế nào đã được các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu nhằm phục vụ cho chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tổng thể của đất nước. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề kích cầu theo các lý thuyết kinh tế vĩ mô dựa vào các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhu cầu đầu tư tư nhân để tiếp cận tốt hơn với những giải pháp kích cầu cụ thể theo định hướng của Nhà nước và của Bộ KH-ĐT cũng như các giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong chương III của đề tài. Theo quan điểm của Keynes, để kích cầu đầu tư chính phủ có thể tác động vào nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đầu tư là lãi suất và các nhân tố gián tiếp song cũng không kém phần quan trọng là thuế, chi phí sản xuất, môi trường đầu tư… Từ đó chính phủ sẽ sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế của mình, ban hành các chính sách, pháp luật, quy định để can thiệp vào nền kinh tế, kích thích nhu cầu đầu tư. Đối với yếu tố lãi suất, ngân hàng trung ương có thể thông qua các chính sách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu… nhằm làm giảm lãi suất tiết kiệm và lãi suất tiền vay. Đối với các yếu tố khác như thuế thì chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế đất… nhưng chủ yếu vẫn là thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà nước có thể tác động đến yếu tố này theo hai hướng là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm làm tăng lợi nhuận thực tế, từ đó gia tăng quỹ nội bộ và tăng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp hoặc là miễn, giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, cải thiện môi trường đầu tư và phát huy hiệu quả, sức mạnh của nền kinh tế vĩ mô cũng góp phần quan trọng trong kích cầu đầu tư. Một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững, hành lang pháp lý minh bạch, rõ ràng, thông thoáng với các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ… sẽ có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút được một lượng vốn đầu tư đa dạng và dồi dào. Tuy nhiên, trong tình trạng ở một số nước đang phát triển hiện nay thì nguồn vốn đầu tư đăng ký (đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài) đang ngày càng gia tăng thì vấn đề tốc độ và chất lượng công tác giải ngân cần phải được quan tâm hàng đầu. Trước đây khi nền kinh tế Việt Nam còn khá xa lạ đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn luôn là một bài toán nhức nhối đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi lẽ, để phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ thì không có cách nào khác ngoài tích luỹ tư bản. Song tỷ lệ tiết kiệm trong nước còn khá khiêm tốn, không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có một ý nghĩa hỗ trợ rất quan trọng đối với nền kinh tế. Các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư được thực hiện và mang lại một kết quả khả quan là nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã có sự gia tăng đáng kế. Song như chúng ta đã biết nguồn vốn đầu tư trong nước vẫn có vai trò quyết định còn nguồn vốn nước ngoài chỉ có tác dụng hỗ trợ. Khi tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì trong nước cũng phải có một nguồn vốn đối ứng. Nếu không làm tốt công tác giải ngân và công tác quản lý đầu tư thì sẽ dẫn đến tình trạng ‘‘bội thực vốn’’. Điều đó có nghĩa là khi dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào và nguồn vốn đầu tư trong nước cũng đang gia tăng, trong khi công tác quản lý còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm ứng phó, lúng túng trước tình hình mới, vô hình trung sẽ tạo ra rất nhiều rào cản, hạn chế đối với các dự án, ví như thất thoát, kém hiệu quả đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước hay chồng chéo, rắc rối trong quy định quản lý các dự án tư nhân… Có rất nhiều biện pháp được sử dụng để kích cầu đầu tư cho một quốc gia như là chính sách thuế, chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng, chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, các cơ chế chính sách và pháp luật liên quan đến đầu tư, khuyến khích đầu tư hợp lý theo chủ trương của nhà nước… nhưng xét cho cùng, các biện pháp kích cầu đầu tư chính là cải thiện các nhân tố tác động đến chi tiêu đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn vốn. Có những biện pháp kích cầu cụ thể và thích hợp sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và cải thiện mức sống của nhân dân. Đầu tư tăng sẽ làm tổng cung tăng, kích cầu tiêu dùng. Đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Vốn đầu tư đựoc sử dụng hiệu quả sẽ có tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu theo ngành, vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Như vậy, kích cầu đầu tư có tác dụng rất quan trọng ở mỗi quốc gia và mang tính tất yếu trong chién lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2007 II.1.Một vài nét về thực trạng kinh tế nói chung và kích cầu đầu tư nói riêng ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay II.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Năm 2007 đánh dấu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua với 8,44%, tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008. Đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu là khu vực dịch vụ (6,76%), kế đến là khu vực công nghiệp - xây dựng (5,41%) và khu vực nông nghiệp (0,03%). Điều này chứng tỏ Chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đã phát huy tác dụng tích cực, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, tp.HCM. Trong đó, khu vực dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, biểu hiện qua xu hướng tốc độ tăng dần và có mức tăng cao nhất so với các khu vực kinh tế khác (năm 2004, khu vực dịch vụ đóng góp 5,83%; năm 2005, đóng góp 6,17% và năm 2006 là 6,76%). Trong các thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước tăng 9,1%; kinh tế dân doanh tăng 14,6%; có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1%. Khu vực dịch vụ Tiếp tục tăng cao 13,7% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ cao cấp, các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng, chưa thực sự giữ vai trò thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển. + Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 131.902 tỷ đồng, tăng 22,5% (cùng kỳ tăng 21,1%). Trong đó các ngành thương nghiệp, du lịch lữ hành đều tăng từ 20% trở lên. Đặc biệt ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80% trên tổng mức hàng hóa bán lẻ có mức tăng 23% cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2005 là 17,3%. Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 14,1% (cùng kỳ tăng 11,3%). + Xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng trưởng, nhưng mức tăng thấp hơn so cùng kỳ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 13,695 tỷ USD, tăng 12,5% (cùng kỳ tăng 23,7%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,454 tỷ USD, tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 15%). Kim ngạch nhập khẩu đạt 6,621 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ. + Tổng doanh thu du lịch đạt 16.200 tỷ đồng, tăng 23% (cùng kỳ tăng 20,8%). Sự kiện hội nghị APEC lần thứ 14 tổ chức tại Việt Nam cũng là một trong những yếu tố thu hút lượng khách du lịch đến thành phố vào những tháng cuối năm. Lượng khác đến thành phố năm 2006 đạt 2,35 triệu lượt người, tăng 17,5% so cùng kỳ. + Các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng 277.911 tỷ đồng, tăng 47,1% (cùng kỳ tăng 25.6%). Tổng dư nợ tín dụng 22.336 tỷ đồng, tăng 28,8% (cùng kỳ tăng 28,6%). Nhìn chung vốn huy động qua ngân hàng tăng cao do Nhà nước điều hành việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp; mặt khác dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ngày càng có chất lượng và mạng lưới hệ thống hoạt động của các tồ chức tín dụng ngày càng được mở rộng. + Về thị trường chứng khoán, đã có 69 loại cổ phiếu, 1 chứng chỉ quỹ và 386 loại trái phiếu với tổng khối lượng niêm yết là 1,2 tỷ cổ phiếu được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có 52 công ty niêm yết và một quỹ đầu tư chứng khoán tham gia niêm yết cổ phiếu với tổng số vốn niêm yết trên 5.237 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index ngày 31/12/2006 đạt 751,77 điểm, tăng 444,27 điểm so với thời điểm đầu năm. + Về dịch vụ vận tải, nhờ tăng cường số lượng và chủng loại phương tiện vận tải nên tiếp tục phát tiển. Vận chuyển hàng hóa 37,819 triệu tấn, tăng 1,0% so cùng kỳ. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng trên địa bàn thành phố 42,826 triệu tấn, tăng 15,2% so cùng kỳ. Vận chuyển hành khách công cộng 306 triệu lượt hành khách, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm (kế hoạch là 300 triệu lượt hành khách). Đặc biệt số lượng hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng ngày tăng, trong những tháng cuối năm, bình quân 1 triệu lượt /ngày. + Bưu chính - Viễn thông tiếp tục tăng trưởng cao, đến nay đã có 1,430 trạm thu phát sống BTS. Tổng số máy điện thoại trên địa bàn gấn 4,9 triệu máy (trong đó khoản 1,29 triệu máy cố định và 3,61 triệu máy di động), bình quân đạt 22 máy điện thoại cố định/100 dân. Toàn thành phố có gần 200.000 thuê bao băng thông rộng ADSL và hơn 4.000 đại lý Internet công cộng, 700.000 thuê bao Internet. Hiện đang triển khai cổng đầu tư giao dịch doanh nghiệp theo lãnh vực và ngành nghề dự kiến với sự tham gia của 7 cơ quan quản lý nhà nước và 1.700 doanh nghiệp. + So với tháng 12 năm 2005, chỉ số tiêu dùng tăng 6,45% (cùng kỳ tăng 8,77%). Giá lương thực tăng 15,78% (cùng kỳ tăng 5,13%), thực phẩm tăng 8,59% (cùng kỳ tăng 15,91%). Chỉ số giá USD so với đồng Việt Nam tăng 1,17% (cùng kỳ tăng 0,83%). Giá vàng trong năm tiếp tục biến động ,mạnh theo chiều hướng tăng dù có lúc sụt giảm, do chịu tác động của giá vàng trên thị trường thế giới; tính chung cả năm, chỉ số giá vàng tăng 30,06%.. Khu vực công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 14,7%). Có 18/27 ngành sản xuất tăng, 14 ngành tăng cao hơn so mức tăng bình quân chung như dệt may (17,1%), hóa chất (22,6%), cao su plastic (21,4%), cơ khí chế tạo (17,6%), chế biến gỗ (16,8%). Tuy nhiên nhiều ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn của thành phố gặp nhiều khó khăn như ngành thực phẩm, da giầy bị thu hẹp thị trường xuất khẩu vì mức áp thuế cao; các vụ kiện bán phá giá; các tiêu chuẩn về nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; một số ngành cơ khí như lắp ráp ô tô giảm mạnh do tiêu thụ trong nước giảm; riêng ngành thép không cạch tranh nổi về giá cả với hàng nhập từ Trung Quốc. Tính theo thành phấn kinh tế, giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, 20,9% so cùng kỳ, trong đó các ngành thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giầy, hóa chất, cơ khí có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực trong nước. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp Trung ương tăng 3,8% so cùng kỳ (trong đó doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chiếm 64,9% tăng 4,3%); doanh nghiệp địa phương tăng 16,6% (trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,4%; doanh nghiệp dân doanh tăng 18,1%). Đến nay, thành phố đã công nhận 25 sản phẩm của 19 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị và giá trị gia tăng cao như đồ gỗ trang trí nội thất (Savimex), nữ trang công nghiệp (SJC), xe buýt và xe chuyên dụng (Samco); bước đầu đã xác định được một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của thành phố, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng sản lượng, mở rộng thị trường, đầu tư phát triển thương hiệu, quan tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng các quy trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng hiện đại, đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đáng quan tâm là các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, chất lượng cao đã có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp, phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bắt đầu đúng hướng. Công trình khu Công nghệ cao: Đã xây dựng đề án phát triển khu công nghệ cao giao đoạn 2006 - 2010; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao thành phố để làm cơ sở đầu tư xây dựng giai đoạn II; xây dựng Quy chế Khu Bảo thuế và thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm Khu Công nghệ cao; đang hoàn chỉnh Quy chế tổ chức, hoạt động của Vườn ươm công nghệ cao; triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và Chương trình đẩy mạnh vận động thu hút đầu tư vào khu Công nghệ cao. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện trên 2.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đã phủ kín 300ha; trong năm 2006 đã cấp phép đầu tư mới cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.040 triệu USD và 709,3 tỷ đồng. Trong Khu hiện đã có 1 nhà máy đi vào hoạt động, 2 nhà máy chuẩn bị hoạt động (Nidec Sankyo, Sonin VN) và 2 nhà máy đang chuẩn bị khởi công. Đang tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2, đã thu hồi 572,61 ha đất. Hiện có 30 dự án đang chờ giao đất để quyết định đầu tư (với tổng vốn ước khoảng 1,072 tỷ USD). Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất còn chậm, ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu. Khu vực nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 3,7% (cùng kỳ tăng 2,7%), trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 66,7% tăng 2,6% so cùng kỳ (chăn nuôi tăng 7,7%, thủy sản tăng 6,6%, trồng trọt giảm 2,8%). Trong năm đã gieo trồng 38.200 ha lúa, sản lượng thu hoạch 135.700 tấn; gieo trồng 9.200 ha rau các loại; diện tích trồng hoa, cây kiểng đạt 1.000 ha. Gần cuối năm, xuất hiện bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa mùa trên địa bàn thành phố, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kiên quyết và tích cực thông qua việc tăng cường chính sách hỗ trợ, triển khai các biện pháp phòng trị cấp bách nên đã kịp thời ngăn chặn tình hình sâu, bệnh hại lây lan. Đã triển khai ứng dụng chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, chứng nhận xuất xứ nông sản phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu. Tình hình chăn nuôi phát triển bình thường, thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tiêm phòng vắc-xin, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển giai súc và gia cầm vào thành phố; tổng đàn heo đạt trên 364.000 con; bò sữa trên 59.000 con. Tổng sản lượng khai thác thủy sản 56.768 tấn các loại, tăng 6,6% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng nuôi trồng 35.422 tấn, tăng 11,5% so cùng kỳ; sản lượng đánh bắt 21.346 tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ. II.1.2. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế  Chính phủ đã thông qua Đề án và đang triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thành phố giai đoạn 2006 -2010. Thành phố HCM cũng đã chuẩn bị xong đề án thành lập Trung tâm Thông tin kinh tế thành phố để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp định hướng thị trường, chiến lượt sản phẩm và chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, thành phố đã cùng các Bộ - Ngành Trung ương và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tham gia góp ý về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cung cấp nước sạch và xử lý nước thải, rác thải, xây dựng tổng kho trung chuyển trên toàn Vùng. Hiện nay đang triển khai xây dựng cơ chế, chính sách, phương án, tài chính và quy hoạch chi tiết dự án Khu đô thị cảng Hiệp Phước; nghiên cứu đề án thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy các ứng dụng sáng tạo kỹ thuật. Thành phố cũng đã giao các ngành chức năng đề xuất về phương thức đầu tư cụ thể đối với Khu Y tế kỹ thuật cao tại quận Bình Tân và chuẩn bị thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Viện - trường đào tạo cán bộ y tế tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. II.1.3. Huy động vốn đầu tư và phát triển Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố đạt 66.978 tỷ đồng, tăng 16,8% (cùng kỳ tăng 11,3%). Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 54.947 tỷ đồng, tăng 17,8% (cùng kỳ tăng 11,6%). + Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 13.752 doanh nghiệp dân doanh với số vốn đăng ký 33.347 tỷ đồng; tăng 23% về số lượng doanh nghiệp và tăng 14% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, vốn đăng ký bình quân 2,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký chủ yếu là thương mại dịch vụ (chiếm trên 70%), công nghiệp (15%), còn lại là các ngành khác. Ngoài ra, có 19.833 doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; 819 doanh nghiệp và 944 chi nhánh, văn phòng đại diện giải thể; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 43 doanh nghiệp. + Về nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA), từ đầu năm đến nay đã giải ngân 1.493 tỷ đồng, tăng 76,1% so với cùng kỳ. Tính chung tổng mức đầu tư các dự án ODA (cả phần vốn ngân sách đối ứng) đạt 1.901,66 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA thực hiện chậm so với kế hoạch do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn; việc tái cơ cấu lại dự án cải thiện môi trường thành phố, điều chỉnh lại các cấu phần dự án cũng dẫn đến tiến độ giải ngân chưa cao. Trong tình hình hiện nay, giá dự thầu thấp nhất của một số dự án lớn hơn giá dự toán gói thầu được duyệt dẫn đến việc phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu, kéo theo làm chậm tiến độ giải ngân dự án. Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn ODA luôn gặp khó khăn trong việc hài hòa về quy trình thủ tục giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam. + Về chương trình cho vay kích cầu thông qua đầu tư, đã thông qua cho vay 44 dự án, tổng vốn đầu tư 1.313,8 tỷ đồng, phần vốn được ngân sách hỗ trợ lãi vay 582,1 tỷ đồng. Đến nay có 254 dự án đã ký hợp đồng tín dụng và đang giải ngân với giá trị hợp đồng 3.824 tỷ đồng; số vốn được giải ngân là 2.912 tỷ đồng, đạt 76% giá trị hợp đồng; ngân sách nhà nước đã cấp bù lãi vay là 235 tỷ đồng. Trong đó, năm 2006 cấp bù lãi vay 40 tỷ đồng. + Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng cao, tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 2,234 tỷ USD, tăng gấp 2,32 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 10 năm gần đây, trong đó có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như dự án đầu tư xây dựng nhà máy Mega của tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh là 1,04 tỷ USD. Có 251 dự án được cấp phép với tổng vốn 1,520 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 117 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 713,2 triệu USD, tăng 2,1 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Đầu tư ra nước ngoài có 5 dự án với tổng vốn đầu tư là 53,2 triệu USD. + Đến nay, tổng số văn phòng đại diện các đơn vị kinh tế nước ngoài trên địa bàn thành phố được cấp phép hoạt động là 2.549 văn phòng thuộc 56 nước và vùng lãnh thổ. II.1.4. Sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Đến nay đã tiến hành sắp xếp 49 doanh nghiệp, trong đó có 23 doanh nghiệp đã có quyết định cổ phần hóa; sáp nhập 2 doanh nghiệp; chuyển sang Công ty TNHH một thành viên 14 doanh nghiệp, chuyển sang đơn vị sự nghiệp 4 doanh nghiệp; phá sản 3 doanh nghiệp; đã chuyển 1 Tổng Công ty và thành lập 1 Tổng Công ty khác hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tính đến nay, đã có quyết định cổ phần hóa 253 doanh nghiệp. Về cơ bản tình hình thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trong và ngoài nước, nó mang tính tích cực cao và đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với những nền kinh tế phát triển trên thế giới trong thời khắc hội nhập WTO II.2. Đánh giá về tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam II.2.1. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân Môi trường đầu tư được cải thiện Theo nghĩa chung nhất, môi truờng đầu tư là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Môi trường đầu tư đóng vai trò như một chất xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng. Sự cải thiện môi trường đầu tư có tác động tích cực đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu toàn xã hội.Cải thiện môi trường đầu tư góp phần làm tăng lợi nhuận kì vọng và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư. Về môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Môi trường đầu tư Việt Nam được coi là hấp dẫn, an toàn, có lợi thế lâu dài trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) đã đánh giá mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh của Việt Nam ở vị trí 91/178 quốc gia được xếp hạng trong năm nay. Trong 10 chỉ số ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà Báo cáo mới đây xem xét thì năm 2008, Việt Nam có 5 chỉ số tăng, 1 chỉ số giữ nguyên và 4 chỉ số giảm. Trong đó, 2 lĩnh vực quan trọng là bảo vệ nhà đầu tư và tiếp cận Tín dụng của Việt Nam đã được Báo cáo ghi nhận là cải cách nhanh khi ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, trong đó quy định những hoạt động chính của các công ty phải có sự tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là thông tin về giao dịch của các bên có liên quan.Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có lợi thế về vị trí địa lý vì nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động, đã tham gia Hiệp định CEPT/AFTA và chương trình thu hoạch sớm (EHP) của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Việt Nam cũng từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Có nguồn nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ. Với số dân 80 triệu, đứng thứ 13 trên thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng về thị trường lao động và thị trường hàng hoá… Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước có nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hấp dẫn, an toàn và bình đẳng cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 2005, cùng với sự ra đời của Luật đầu tư 2005, đã mở ra một sân chơi chung với tất cả các chủ đầu tư, không phân biệt nguồn vốn chủ sở hữu, thành phần kinh tế, không phân biệt chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thông thoáng cho các chủ đầu tư. Cụ thể là: các nhà đầu tư được phép đầu tư trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, được quyền chủ động lựa chọn các hình thức đầu tư, địa điểm, đối tác đầu tư, quy mô dự án, được trực tiếp tuyển dụng lao động, được khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai, chính phủ đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các giao dịch quan trọng, bỏ khống chế lãi suất trần với các khoản vay về ngoại tệ và các khoản vay nước ngoài. Nhiều điều luật cụ thể được ban hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đối phó với các khó khăn về kinh tế. Hệ thống pháp luật đuợc cải cách theo hướng hợp lý hơn, tiến tới pháp lý chung và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. . Trong năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật quan trọng, trong đó phải kể đến luật đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực vào ngày 1/7/2006. Nhờ đó, hệ thống luật pháp, chính sách không ngừng được cải thiện theo hướng minh bạch, rõ ràng, có lợi cho nhà đầu tư. Thực hiện kích cầu thông qua các dự án quốc gia Một biện pháp hiệu quả nhằm kích cầu đầu tư đó là thông qua hệ số nhân tổng cầu khi đó Chính phủ và các cơ quan chức năng thực hiện hành vi chi tiêu của mình thông qua các dự án qua các dự án quốc gia, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng góp phần tăng GDP trên cả nước. Với tiêu chí đó nhà nước đã xây dựng chương trình kích cầu đầu tư, chương trình kích cầu tiêu dùng bao gồm một loạt các chương trình và hoạt động: Chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh tưới thủy lợi liên huyện, liên xã; chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh tưới thủy lợi liên thôn và nội đồng; chương trình nâng cấp mặt bằng đường giao thông nông thôn; chương trình khuyến khích xây dựng nhà ở khu vực đô thị và vùng khó khăn bão lụt; chương trình phát triển hệ thống điện; khuyến khích dân cư hoặc các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở hạ tầng với quy mô thích hợp; triển khai chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm. Các chương trình này không những thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư mà còn cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất và kĩ thuật nước ta. Trong những năm gần đây, nhà nước đã có kế hoạch xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các khu nhà ở phục vụ tái định cư di dân, ví dụ như: Khu nhà ở tái định cư Nam Trung Yên, khu đô thị tái định cư Trung Hoà-Nhân Chính, nhà ở tái định cư GPMB kè cứng hóa hai bờ sông Hồng tại Đầm Diêm, Thanh Trì, … Hà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24693.doc
Tài liệu liên quan