Các Mô Hình Trồng Trọt Và Chăn Nuôi Trong Mùa Lũ Năm 2004 Tại Huyện Chợ Mới, An Giang

PHẠM THANH DIỄM MSSV: DPN010609 CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thị Minh Châu Tháng 6.2005 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, AN GIANG Do sinh viên: PHẠM THANH DIỄM thực hiện và đệ nạ

pdf84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Các Mô Hình Trồng Trọt Và Chăn Nuôi Trong Mùa Lũ Năm 2004 Tại Huyện Chợ Mới, An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày……tháng…… năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thị Minh Châu TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, AN GIANG. Do sinh viên: PHẠM THANH DIỄM Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày........................................................... Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức....................................................... Ý kiến của Hội đồng.................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Long xuyên, ngày……tháng…… năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội Đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA-TNTN TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và Tên: PHẠM THANH DIỄM Ngày tháng năm sinh: 26/05/1982. Nơi sinh: Mỹ Phước - Long Xuyên - An Giang. Con Ông: PHẠM THÀNH HƯNG và Bà: ĐỖ THỊ ANH Địa chỉ: 115/2A Đông thịnh 2 phường Mỹ Phước - Long Xuyên - An Giang. Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2000, tại trường PTTH Long Xuyên. Vào Trường Đại học An Giang năm 2001, học lớp ĐH2PN1, ngành Phát Triển Nông Thôn, khóa II thuộc Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên và tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên trường Đại Học An Giang, thầy Dương Ngọc Thành trường Đại Học Cần Thơ đã tạo cơ hội cho tôi có thể thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Minh Châu đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Triều, thầy Nguyễn Bá Trung đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng khóa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập Tôi xin chân thành cảm ơn: Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới và Ủy ban nhân dân các xã nơi tôi tiến hành điều tra. Cán bộ trạm Khuyến Nông huyện Chợ Mới đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tất cả các giáo viên đã giảng dạy và giúp đỡ tôi, tạo nền tảng kiến thức cho tôi trong suốt khóa học (2001 - 2005). Cha mẹ, những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn. Tác giả Phạm Thanh Diễm TÓM LƯỢC Nhằm tổng kết hiện trạng canh tác của nông hộ trong mùa lũ năm 2004 và đánh giá hiệu quả của các mô hình, đề tài “Các mô hình trồng trọt và chăn nuôi trong mùa lũ năm 2004 tại huyện Chợ Mới, An Giang” được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ. Từ 4 mô hình canh tác như lúa, màu, chăn nuôi bò, bò - bắp, các số liệu nguồn lực nông hộ như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lao động, diện tích, hiệu quả kinh tế của các mô hình.... đã được phân tích. Diện tích được phân bố bình quân từ 0,31 - 1,41 ha/hộ, những hộ trồng lúa có diện tích trung bình lớn nhất, các hộ chăn nuôi bò có diện tích trung bình thấp nhất. Diện tích của nông hộ được sử dụng hợp lý, phần lớn đất đai được sử dụng sản xuất nông nghiệp, cho thu nhập từ 50,85 - 87,61% trong tổng thu nhập một năm của nông hộ. Những nguồn thu nhập khác như lao động trong nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng góp một phần lớn trong thu nhập của nông hộ. Về kỹ thuật canh tác, ở mô hình lúa nông dân đã từng bước thực hiện cơ giới hóa vào trong sản xuất, không còn sản xuất bằng phương pháp thủ công như trước đây. Ở mô hình rau màu, kỹ thuật của nông dân còn thấp. Ở cả 2 mô hình lúa và màu nông dân sử dụng thuốc chưa đúng cách, họ chỉ quan tâm đến lợi ít trước mắt là làm sau diệt được sâu càng nhanh càng tốt mà không quan tâm đến sự độc hại đối với con người. Chăn nuôi và trồng rau chủ yếu lấy công làm lời. Lợi nhuận từ trồng lúa là 7,3 triệu đồng/ha/vụ, từ trồng rau là 16,0 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận từ nuôi bò là 4,2 triệu đồng/vụ nuôi, lợi nhuận từ chăn nuôi bò kết hợp với trồng bắp là 26,6 triệu đồng/vụ nuôi cao hơn từ chăn nuôi bò không có trồng bắp. Đối với những nông hộ có bỏ công gia đình vào việc sản xuất thì họ sẽ thu thêm được lợi nhuận là 0,5 triệu đồng ở mô hình trồng lúa, 2,9 triệu đồng ở mô hình trồng màu, 2,8 triệu đồng ở mô hình chăn nuôi bò và 3,8 triệu đồng ở mô hình kết hợp bò - bắp. Được bao đê, sản xuất trong mùa lũ đã làm tăng thu nhập của nông dân, thay vì trong mùa lũ không sản xuất được có hộ ở không, có hộ làm thuê, đánh bắt thì nguồn thu nhập từ sản xuất trong mùa lũ này là có hiệu quả. Nhiều nông dân thiếu vốn sản xuất, họ không có thế chấp nên không được vay ngân hàng, đôi khi họ phải vay của tư nhân với lãi suất cao. Điều này cản trở quá trình sản xuất của nông hộ. Các trở ngại chính để phát triển mô hình là vốn, giá cả nông sản. Cần khuyến khích nông dân tham gia câu lạc bộ, các chương trình khuyến nông, hội nông dân, các hợp tác xã để có thể vay vốn hoặc tiếp cận với kỹ thuật, dịch vụ, thông tin giá cả giúp nông dân sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả hơn. MỤC LỤC Nội dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iv DANH SÁCH BẢNG vi DANH SÁCH HÌNH viii Chương 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Đặc điểm tự nhiên 3 2.1.1. Vị trí địa lý 3 2.1.2. Đặc điểm sông ngòi 3 2.1.3. Đặc điểm khí hậu 4 2.1.4. Đặc điểm đất đai 4 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5 2.2.1. Hiện trạng phân bố và sử dụng đất nông nghiệp 5 2.2.2. Hiện trạng dân số và lao động 5 2.2.3. Sản xuất nông nghiệp 2004 6 2.2.3.1. Trồng trọt 6 2.2.3.2. Chăn nuôi 9 2.2.3.3. Thủy sản 10 2.2.3.4. Kinh tế hợp tác 11 2.3. Kỹ thuật trồng một số loại cây 12 2.3.1. Rau 12 2.3.2. Lúa 13 2.4. Kỹ thuật chăn nuôi bò 15 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Vật liệu 17 3.2. Phương pháp 17 3.2.1. Phương pháp điều tra 17 3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 18 3.3. Phân tích thống kê 18 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Đặc điểm nông hộ 19 4.2. Diện tích đất đai và tài sản nông hộ 23 4.3. Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp 25 4.4. Kỹ thuật canh tác của các mô hình 26 4.4.1. Lúa 26 4.4.2. Màu 29 4.4.3. Chăn nuôi bò 31 4.5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp 32 4.5.1. Hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi trồng theo từng mô hình canh tác 32 4.5.2. Hiệu quả kinh tế trong một năm sản xuất của nông hộ 34 4.6. Yếu tố quyết định thành công của mô hình và khả năng vay vốn của nông hộ 39 4.6.1. Yếu tố quyết định thành công của mô hình 39 4.6.2. Tình hình vay vốn của nông hộ 40 4.7. Chi tiêu gia đình 41 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ CHƯƠNG pc-1 Phụ chương 1 pc-1 Phụ chương 2 Phiếu phỏng vấn nông hộ pc-3 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1 Dân số - lao động huyện Chợ Mới, An Giang 6 2 Diện tích sản xuất (ha) qua 3 vụ tại huyện Chợ Mới, An Giang 7 3 Cơ cấu cây màu thực hiện được năm 2004 qua 3 vụ tại huyện Chợ Mới, An Giang 8 4 Khẩu phần thức ăn của bò vỗ béo 15 5 Số nhân khẩu và số lao động trung bình trong nông hộ của 4 mô hình canh tác tại huyện Chợ Mới, An Giang 22 6 Tỉ lệ (%) thành viên trong nông hộ ở các độ tuổi khác nhau của 4 mô hình tại Chợ Mới, An Giang 23 7 Tỉ lệ hộ (%) có tổng diện tích đất theo 4 mô hình tại Chợ Mới, An Giang 24 8 Tỉ lệ (%) số hộ có phương tiện sản xuất theo 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 25 9 Tỉ lệ (%) nông hộ nhận các nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp theo 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 26 10 Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các giống lúa khác nhau ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang 27 11 Các hoạt động trong canh tác ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ 28 Mới, An Giang 12 Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang 29 13 Kỹ thuật canh tác của mô hình màu tại Chợ Mới, An Giang 30 14 Hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi trồng của các mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 33 15 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình Lúa vụ 3 tại Chợ Mới, An Giang 36 16 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình Màu tại Chợ Mới, An Giang 37 17 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình Bò tại Chợ Mới, An Giang 38 18 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình Bò - Bắp tại Chợ Mới, An Giang 39 19 Yếu tố quyết định thành công của 4 mô hình canh tác tại huyện Chợ Mới, An Giang 40 20 Tình hình vay vốn của nông hộ ở 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 41 21 Chi tiêu gia đình của nông hộ 42 PHỤ CHƯƠNG 22 Tỉ lệ chủ hộ (%) ở các độ tuổi khác nhau của 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, tỉnh An Giang pc-1 23 Tỉ lệ hộ (%) có trình độ học vấn khác nhau của 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang pc-1 24 Tỉ lệ hộ (%) có kinh nghiệm sản xuất của với 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang pc-2 25 Phiếu phỏng vấn nông hộ pc-3 DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 4.1 Tỉ lệ chủ hộ (%) ở các độ tuổi khác nhau của 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 19 4.2 Tỉ lệ hộ (%) có trình độ học vấn khác nhau của 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 20 4.3 Tỉ lệ hộ (%) có kinh nghiệm sản xuất của 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 21 pc-3 Bản đồ hành chánh huyện Chợ Mới, An Giang pc-29 pc-4 Phỏng vấn nông hộ ở Chợ Mới, An Giang pc-30 pc-5 Mô hình trồng lúa ở Chợ Mới, An Giang pc-30 pc-6 Thu hoạch cải bẹ dúng ở Chợ Mới, An Giang pc-31 pc-7 Phỏng vấn nông hộ chăn nuôi bò ở Chợ Mới, An Giang pc-31 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề An Giang là một tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với nguồn nước ngọt phong phú, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó vùng trồng lúa chiếm hơn 82% (233.018 ha), điều này đã tạo cho An Giang thế mạnh về sản xuất lúa nói riêng và tạo thế mạnh về nông nghiệp nói chung (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, hàng năm tỉnh An Giang phải đối mặt với lũ lụt, gây ra nhiều thiệt hại về người và của, người dân không thể canh tác được làm dư thừa lao động nông nhàn trong mùa lũ, không có thu nhập làm đời sống nông dân khó khăn. Chợ Mới là một huyện thuộc tỉnh An Giang, với diện tích đất nông nghiệp là 25.357 ha, đây là một huyện cù lao được bao quanh bởi sông Tiền, Sông Hậu và sông Vàm Nao, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, được phù sa bồi đắp và cung cấp một lượng thủy sản tự nhiên. Để đảm bảo tính mạng, tài sản và gia tăng sản xuất, trong những năm gần đây, huyện đã tiến hành bao đê triệt để để sản xuất được nhiều vụ, gia tăng kinh tế. Chợ Mới là huyện có bao đê sớm nhất, với đê bao tháng 8 để bảo vệ lúa Hè Thu, năm 1998 đê bao tháng tám được thay thế dần bởi đê bao triệt để, và đến năm 2002 đê bao triệt để được xây dựng trên toàn huyện. Đây là một lợi thế cho Chợ Mới trong sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng các loại cây tăng từ 63.101 ha năm 1999 lên 73.628 ha năm 2003, sản lượng cây trồng tăng lên đáng kể, sản lượng lúa tăng từ 272.121 tấn ở năm 1999 lên 306.988 tấn năm 2003, sản lượng bắp tăng từ 8.465 tấn năm 1999 lên 12.143 tấn năm 2003 (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004a). Từ khi có đê bao, người dân an tâm sản xuất, để tận dụng ưu thế này, người dân nên có chiến lược chọn lựa mô hình canh tác thích hợp, chọn lựa cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu của thị trường. Vì nhiều nơi bị ảnh hưởng của lũ không sản xuất được nên giá cả một số hàng hóa như các loại rau màu thường cao. Nắm bắt được tình hình trên để chọn lựa mô hình canh tác thích hợp, góp phần phát triển kinh tế nông hộ nói riêng, phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung, chúng tôi thực hiện đề tài “Các mô hình trồng trọt và chăn nuôi trong mùa lũ năm 2004 tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” để khảo sát các mô hình mà nông dân đang canh tác trong mùa lũ 2004, mong muốn tìm ra mô hình canh tác thích hợp, góp phần cải thiện đời sống nông dân. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng kết các mô hình canh tác trong mùa lũ năm 2004. - Đánh giá hiệu quả của các mô hình. - Đề xuất những mô hình canh tác thích hợp, đem lại lợi nhuận cao cho nông dân. Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Chợ Mới có diện tích tự nhiên 35.571 ha, dân số 359.576 người, gồm 16 xã và 2 thị trấn. Tây bắc giáp huyện Phú Tân, bắc giáp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp, đông giáp thị xã Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), đông nam giáp huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), tây nam giáp thành phố Long Xuyên, tây giáp huyện Châu Thành và huyện Châu Phú. Gồm 70 tuyến địa giới cấp xã dài 242,209 km, trong đó 21 tuyến trùng với tuyến tỉnh và 15 tuyến trùng với tuyến huyện, được xác định bằng 71 mốc địa giới hành chính (8 mốc tỉnh, 15 mốc huyện và 48 mốc xã). Huyện lỵ cách Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 944 từ An Hòa đi Cựu Hội và tỉnh lộ 942 từ Hội An đi Thuận Giang (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Năm 1978, An Giang bị lũ lớn, huyện Chợ Mới đã thực hiện thành công hệ thống đê bao ngăn lũ ở ấp Hòa Thượng, xã Kiến An, bảo vệ được một diện tích lúa khá lớn để giải quyết vấn đề giống cho vụ sau (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Năm 1998, huyện Chợ Mới tiến hành đê bao triệt để, bảo vệ tài sản, tính mạng con người đồng thời gia tăng sản xuất. 2.1.2. Đặc điểm sông ngòi Theo Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang (2003), Chợ Mới là huyện cù lao được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao và nhiều kênh rạch phục vụ cho tưới tiêu như rạch Ông Chưởng, kinh Cà Mau, kinh Long An, kinh Mới,… Sông Tiền chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Sông Tiền là trục giao thông thủy lợi quan trọng nhất, là nguồn cung cấp nước và phù sa lớn nhất, đồng thời cũng là con sông có chế độ dòng chảy và diễn biến lòng sông phức tạp nhất. Sông Hậu có hướng chảy song song với sông Tiền. Đối với An Giang, sông Hậu là trục giao thông thủy đi xuyên suốt trung tâm của tỉnh từ thượng lưu về hạ lưu, là nguồn cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên. Sông Vàm Nao chảy ven xã Phú Mỹ huyện Phú Tân và xã Kiến An huyện Chợ Mới, nối liền sông Tiền với sông Hậu. Rạch trở thành tuyến giao thông thủy quan trọng, trục tưới tiêu chính của huyện Chợ Mới là rạch Ông Chưởng, Cái Tàu Thượng. Rạch Ông Chưởng có dạng uốn khúc như một con rồng, lấy nước sông Tiền ngay đầu thị trấn Chợ Mới, chảy theo hướng đông bắc - tây nam. 2.1.3. Đặc điểm khí hậu Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng từ 100 - 110 vĩ độ bắc, tức là nằm gần với xích đạo nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo, thời gian mặt trời chiếu sáng dài. Trong mùa khô, bình quân mỗi ngày có tới gần 10 giờ nắng, còn trong mùa mưa là 7 giờ có nắng (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Hàng năm, An Giang chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và tây nam. Khí hậu An Giang mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình mà đặc trưng cơ bản của nó là một nền nhiệt độ cao và ít thay đổi quanh năm, nhiệt độ cao nhất ở An Giang dao động từ 360 - 380, nhiệt độ trung bình khoảng 270. Chế độ mưa phong phú và phân hóa rõ rệt theo hai mùa gió, cụ thể là gió mùa mùa đông tương ứng với mùa khô, gió mùa mùa hè tương ứng với mùa mưa (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Lượng mưa trung bình ở Chợ Mới khoảng 114 mm, lượng mưa thấp nhất là 4,4 mm vào tháng 2, lượng mưa cao nhất xuất hiện vào tháng 10 khoảng 305 mm. Ẩm độ phụ thuộc vào lượng mưa. Ở An Giang, trong mùa khô ẩm độ ở thời kỳ đầu mùa là 82%, giữa mùa khoảng 78% và cuối mùa còn 72%. Khác với mùa khô, mùa mưa ở An Giang là một mùa ẩm ướt thật sự, độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa trên 84%, có những tháng xấp xỉ 90% (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). 2.1.4. Đặc điểm đất đai Do vị trí của huyện Chợ Mới là cù lao được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, chính điều này đã tạo nên đặc điểm đất đai của huyện, đất nơi đây được bồi đắp bởi phù sa hàng năm. Đặc tính chung của đất phù sa ở An Giang là chứa nhiều hữu cơ, pH thấp, ít bị bào mòn. Đây là nhóm đất được dùng để trồng lúa chủ yếu trong tỉnh với tính chất ít hoặc không bị phèn và có dinh dưỡng cao, khả năng tăng vụ có thể bắt đầu từ nhóm đất này. Nhóm đất phù sa xám nâu được bồi, ít hữu cơ chiếm một diện tích khá lớn ở 4 huyện cù lao như Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, Tân Châu. Vật liệu trầm tích chủ yếu là sét, bột, lẫn chất hữu cơ, bề dày lớp phù sa từ 1 - 2 m. Đất có phản ứng hơi chua, pH biến động trong khoảng 4,0. Đạm tổng số từ trung bình đến thấp (0,06 - 0,18%), đất nghèo lân và kali. Thành phần cơ giới gồm sét chiếm 45%, bột 49%, cát 1,4%. Một phần nhỏ của huyện Chợ Mới mang đặc tính đất phù sa xám nâu ít được bồi đắp, pH khoảng 4,5. Tầng mặt có bề dày trung bình 30 - 50 cm, đất có độ dinh dưỡng khá cao. Đất có sa cấu nặng, hàm lượng sét chiếm 41,3%, bột 36,6%, cát rất ít hoặc không có (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2.1 Hiện trạng phân bố và sử dụng đất nông nghiệp Theo Phòng thống kê huyện Chợ Mới (2004a), toàn huyện Chợ Mới có diện tích đất tự nhiên là 35.571 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 25.357 ha, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 22.670 ha, đất chuyên dùng là 3.618 ha, đất ở là 1.860 ha và đất chưa sử dụng là 4.736 ha. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 71,29% tổng diện tích đất toàn huyện, nguồn lực lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi là thế mạnh cho huyện phát triển nông nghiệp. 2.2.2. Hiện trạng dân số và lao động Theo Phòng thống kê huyện Chợ Mới (2004a), tổng số dân của huyện là 359.576 người, số nam giới chiếm 178.382 người. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 220.427, dân số trong độ tuổi lao động phục vụ trong các ngành nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm tới 114.764 người, mật độ dân số 1.010 người/km2. Dân số toàn huyện tăng đều qua các năm tạo trở ngại cho phát triển kinh tế (Bảng 1). Bảng 1: Dân số - lao động huyện Chợ Mới, An Giang Chỉ tiêu 2001 2002 2003 - Dân số toàn huyện (người) + Nam + Nữ + Dân số trong độ tuổi lao động (phục vụ trong nông nghiệp) - Mật độ dân số (người/km2) - Số hộ toàn huyện + Hộ nghèo theo tiêu chuẩn 355.657 176.770 178.887 121.701 1.000 74.661 2.902 358.296 177.806 180.490 118.781 1.007 75.086 2.263 359.576 178.382 181.194 114.764 1.010 75.315 1.514 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004a) 2.2.3. Sản xuất nông nghiệp 2004 Ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện vì huyện Chợ Mới chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (theo giá thực tế) tăng từ 430.300 triệu đồng năm 1999 lên 656.645 triệu đồng năm 2002 và 777.019 triệu đồng năm 2003. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) tăng từ 931.507 triệu đồng năm 1999 lên 1.331.982 triệu đồng năm 2002 và 1.558.659 triệu đồng vào năm 2003, trong đó, ngành trồng trọt chiếm 740.958 triệu đồng năm 1999, 1.279.769 triệu đồng năm 2003; ngành chăn nuôi chiếm 42.586 triệu đồng năm 1999, 84.763 triệu đồng năm 2003 tăng gần như gấp đôi trong vòng 4 năm. Qua đây ta thấy kinh tế của huyện tăng đáng kể từ khi huyện tiến hành bao đê triệt để từ năm 1998 (Phòng thống kê Chợ Mới, 2004a). 2.2.3.1. Trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng là 74.166 ha, tăng 538 ha so năm 2003. Trong đó, diện tích lúa 54.730 ha, giảm 1.609 ha so năm 2003. Diện tích lúa giảm do chuyển sang trồng màu, do vậy diện tích màu là 19.436 ha, tăng 2.147 ha so năm 2003 (Bảng 2). Cơ cấu cây trồng có chuyển dịch khá hơn. Nông dân trồng các loại giống cây trồng có năng suất và chất lượng tốt hơn nên sản phẩm tiêu thụ thuận lợi. Bảng 2: Diện tích sản xuất (ha) qua 3 vụ tại huyện Chợ Mới, An Giang Diện tích (ha) 2003 2004 - Tổng diện tích vụ 1 24.708 25.162 + Lúa 19.528 18.964 + Màu 5.180 6.198 - Tổng diện tích vụ 2 25.530 25.401 + Lúa 18.237 17.576 + Màu 7.293 7.825 - Tổng diện tích vụ 3 23.390 23.603 + Lúa 18.574 18.190 + Màu 4.816 5.413 - Tổng diện tích cả năm 73.628 74.166 + Lúa 56.339 54.730 + Màu 17.289 19.436 - Hệ số sử dụng đất (vòng/năm) 3,33 3,35 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Chợ Mới, 2004) Vụ 1 năm 2004, toàn huyện đã xuống giống được 25.162 ha, tăng 454 ha so với cùng kỳ năm 2003, trong đó diện tích cây lúa 18.964 ha, giảm 564 ha so với năm 2003, diện tích màu là 6.198 ha, tăng 1.018 ha so với năm 2003 (Bảng 2). Vụ 2 năm 2004, toàn huyện đã xuống giống được 25.401 ha, giảm 129 ha so với cùng kỳ năm 2003, trong đó diện tích cây lúa 17.576 ha, giảm 661 ha so với năm 2003, diện tích màu là 7.825 ha, tăng 532 ha so với năm 2003. Vụ 3 năm 2004, toàn huyện đã xuống giống được 23.603 ha, tăng 213 ha so với cùng kỳ năm 2003, trong đó diện tích cây lúa 18.190 ha, giảm 384 ha so với năm 2003, diện tích màu là 5.413 ha, tăng 597 ha so với năm 2003. Diện tích lúa giảm qua các vụ so với năm 2003 như trên là do chuyển sang trồng màu. Mặt khác, vụ 2 xã Mỹ An do thu hoạch vụ 1 trễ nên có khoảng 120 ha diện tích lúa chuyển sang vụ 3 làm cho diện tích cây lúa vụ 2 có giảm so kế hoạch cũng như cùng kỳ (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004c) và ở vụ 3 xã Long Kiến do có một số diện tích đất nằm trong vùng trũng, khoảng 170 ha chuyển sang sản xuất vụ đông xuân sớm, làm cho diện tích cây lúa vụ 3 giảm so cùng kỳ (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004d). Đối với cây màu ở vụ 3 năm 2004, nông dân đã xuống giống được 5.413 ha. Gồm một số cây chủ yếu như: bắp trắng 564 ha, khoai lang 15 ha, rau dưa 3.448 ha. Diện tích đất trồng cỏ tăng lên 82 ha để cung cấp thức ăn cho đàn bò (Bảng 3). Năm 2004, năng suất lúa 3 vụ đạt 17,35 tấn/ha, tăng 1,08 tấn/ha so năm trước. Sản lượng lúa đạt 317.156 tấn, tăng 10.168 tấn so năm 2003. Sản lượng lúa tăng so năm trước do yếu tố năng suất tăng cao, nhất là vụ 2 năng suất 5,56 tấn/ha là năm có năng suất cao nhất từ trước đến nay, góp phần cho sản lượng lúa tăng cao (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004b). Trong đó, năng suất lúa vụ 3 năm 2004 là 5,29 tấn/ha, sản lượng 96.189 tấn, năng suất của cây màu cũng tăng so với năm trước (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004d). Diện tích gieo trồng ngày càng tăng lên nên hệ số sử dụng đất đạt 3,35 vòng/năm, tăng 0,02 vòng so năm trước, do diện tích đất trồng cây hằng năm tăng lên. Bảng 3: Cơ cấu cây màu thực hiện được năm 2004 qua 3 vụ tại huyện Chợ Mới, An Giang Đơn vị tính: ha Chủng loại Diện tíchVụ 1 Vụ 2 Vụ 3 CỘNG + Bắp trắng 796 1.173 564 2.533 + Rau dưa 4.174 4.057 3.448 11.679 + Bắp non 256 733 649 1.638 + Bắp lai 41 69 90 200 + Cỏ 16 12 82 110 CỘNG 6.198 7.825 5.413 19.436 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Chợ Mới, 2004) 2.2.3.2. Chăn nuôi Trong điều kiện đê bao triệt để, số lượng heo và bò tăng hơn so với đê bao tháng 8 trung bình tương ứng là 2,59 con heo/hộ và 4,09 con bò/hộ. Điều này có thể lý giải với điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi như bao đê triệt để, không bị ngập, có thể nuôi được quanh năm và chuồng có thể xây dựng kiên cố đã có tác dụng kích thích cho chăn nuôi heo và bò. Nhờ có đê bao canh tác được 3 vụ nên có nhiều tấm cám và dư thừa nông sản, có thể dễ dàng cho dịch vụ chăn nuôi thú y, thức ăn, con giống… Kết quả hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy tác động của đê bao tăng lợi nhuận trong chăn nuôi khoảng 10,457 triệu đồng từ nuôi bò và 0,889 triệu đồng/hộ/năm từ nuôi heo (Dương Văn Nhã, 2004). a. Đàn heo Tính đến thời điểm 01/07/2004, toàn huyện hiện có 30.986 con tương đương tổng đàn của năm 1983. Trong đó, heo thịt 28.431 con, heo nái 2.494 con, heo đực giống 61 con. Đây là thời điểm đàn heo có tốc độ phát triển cao nhất trong những năm qua. Do ảnh hưởng đợt dịch cúm gia cầm (phải tiêu hủy gần toàn bộ đàn gia cầm) nên lượng thịt heo là nguồn cung cấp chủ yếu, để thay thế sản phẩm thịt gà. Giá thịt heo hơi trên thị trường luôn giữ ở mức giá cao (giá heo hơi từ 14.000 - 15.000 đồng/kg vào thời điểm tháng 03/2004), tuy giá thức ăn có biến động nhưng so giá bán heo hơi lợi nhuận ở mức 22% đã kích thích nhiều hộ nuôi. Do vậy, nhiều hộ chăn nuôi đã mở rộng qui mô để phát triển đàn. Qua kết quả điều tra cho thấy, cơ cấu hộ nuôi nhỏ từ 3 con trở lại hiện nay chỉ chiếm gần 40% (trong khi tỷ lệ này năm 2003 là 53%). Như vậy, các hộ nuôi có xu hướng chuyển sang loại hình chăn nuôi bán công nghiệp và qui mô số lượng nhiều hơn, nhất là các hộ chăn nuôi truyền thống thường có điều kiện đầu tư chuồng trại ngày càng tốt hơn, tích lũy kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi cao hơn ... (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004e). b. Đàn trâu, bò Theo báo cáo của Phòng thống kê huyện Chợ Mới (2004e), tính đến 01/07/2004 toàn huyện hiện có 10.513 con, tăng 3.614 con so với năm 2003. Đàn bò tăng mạnh do nuôi bò hiệu quả cao, ít ảnh hưởng dịch bệnh như heo. Việc phát triển khá nhanh đàn bò với tốc độ khá cao không những giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo. Về con giống, hiện bò lai Sind chỉ chiếm 5% tổng đàn. Do đó, chương trình khuyến nông tập trung tuyên truyền và đầu tư vốn để người nuôi bò phát triển bò lai Sind nhiều hơn và hiệu quả sẽ cao hơn. Đến cuối năm 2004 toàn huyện có 10.623 con bò. Đối với đàn trâu của huyện chỉ có 110 con chủ yếu nuôi cày kéo, chăn nuôi trâu khó phát triển (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004b). c. Đàn gia cầm Ngay từ đầu năm 2004, do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm nên huyện đã tiến hành thiêu hủy 653.078 con gia cầm, 53.718 con cút và 377.242 quả trứng, tổng thiệt hại 20,13 tỉ đồng, nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi 4,14 tỉ đồng, tuy thiệt hại nhưng không ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Toàn huyện hiện có 311.177 con gia cầm, trong đó đàn gà 66.289 con (gà công nghiệp 2.510 con), vịt 244.888 con (vịt đàn 227.294 con). Như vậy, sau thời điểm xảy ra dịch bệnh đến nay lượng gia cầm trong huyện đã tăng được 74,2% (tức tăng132.553 con) (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004e). d. Chăn nuôi khác Chăn nuôi các loại con khác phát triển khá mạnh, đáng chú ý là chăn nuôi dê, hiện giá rất cao nên có 830 con, cá sấu phát triển lên đến 1.388 con, rùa, ba ba 10.164 con, thỏ 6.317 con... (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004e). 2.2.3.3. Thủy sản Toàn huyện hiện có 2.041 hộ nuôi trồng thủy sản với các loại hình nuôi: ao hầm, chân ruộng, đăng quầng, bè, ... Tổng diện tích nuôi ao hầm, chân ruộng, đăng quầng là 114 ha, trong đó nuôi ao hầm 103 ha, nuôi chân ruộng 5 ha, nuôi đăng quầng 6 ha. Diện tích nuôi ao hầm tập trung nhiều nhất ở các xã: Kiến An, Mỹ Hội Đông, An Thạnh Trung, Hòa Bình, Hòa An... Riêng diện tích nuôi đăng quầng tập trung ở các xã có bãi bồi như: Kiến An, Mỹ Hiệp, Hòa Bình, Hòa An. Tổng số cá hiện có 13,10 triệu con, nhưng lượng cá của các trại cá giống trong huyện cung cấp 1,15 triệu con, chỉ chiếm 8,7% số cá nuôi và số còn lại rất lớn phải mua các nơi khác, do đó cần phải tổ chức sản xuất cá giống để cung cấp cho người nuôi đủ số lượng và đảm bảo chất lượng con giống (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004a). Năm 2004, đối với nghề nuôi thủy sản, toàn huyện có 103 ha nuôi cá ao hầm, 5 ha nuôi trên chân ruộng, 6 ha nuôi đăng quầng, 156 bè, 27 lồng nuôi cá, với tổng sản lượng cá nuôi 6.925 tấn tăng 24,7% so với năm trước, là huyện có điều kiện phát triển thủy sản ở khu vực bãi bồi, cần có qui hoạch để phát triển ổn định và không ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra cần quan tâm phát triển cơ sở ươm con giống, vì hiện nay chỉ cung cấp được 8,7% con giống số còn lại phải mua nơi khác (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004b). 2.2.3.4. Kinh tế hợp tác Toàn huyện có 24 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 2 hợp tác xã thủy sản, 1 hợp tác xã vận tải, 1 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và 4 quỹ tín dụng. Các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, riêng hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động không hiệu quả được thể hiện qua nợ phải thu là 1,48 tỉ đồng, trong khi đó nợ phải trả là 2,84 tỉ đồng, mất cân đối 1,36 tỉ đồng (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004b). Sản xuất nông nghiệp năm 2004 tiếp tục phát triển, cơ cấu cây trồng đã chuyển dịch khá hơn, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên, đã tạo ra giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.815,47 tỉ đồng tăng 16,4% so năm trước, trong đó giá trị cây lúa đạt 681,96 tỉ đồng tăng 20,8% và chiếm 44,5%, giá trị cây màu 817,12 tỉ đồng chiếm 53,4% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhưng diện tích màu chiếm 26,2% và diện tích lúa chiếm 73,8% tổng diện tích gieo trồng của huyện (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004b). Như vậy năm 2004 giá trị sản xuất cây hàng năm là 1.499,52 tỉ đồng, bình quân 1 ha đất cây hàng năm đạt 65,22 triệu đồng tăng 10,2 triệu đồng so năm trước (giá trị sản xuất bình quân 1 ha không tính ngành chăn nuôi, thủy sản nuôi bè và giá trị dịch vụ nông nghiệp) (Phòng thống kê huyện Chợ Mới, 2004b). 2.3. Kỹ thuật trồng một số loại cây 2.3.1. Rau Mô hình chuyên màu được áp dụng trên diện tích đất rẫy có địa hình cao, khả năng dẫn nước và giữ nước kém. Các cây trồng có thể được người dân thâm canh hoặc luân canh, thường trồng bắp, đậu nành, rau dưa, cà… Việc chọn cây trồng trong mô hình chuyên canh màu ngoài các điều kiện tự nhiên và khả năng thực hiện của nông hộ thì yếu tố thị trường cũng quyết đị._.nh rất lớn. a. Đất trồng rau Bộ rễ các loại rau nói chung là nông từ 25 - 30 cm, vì vậy tính chịu hạn, chịu úng rất kém và dễ bị nhiễm sâu bệnh, cho nên yêu cầu về đất của các loại rau phải được làm cẩn thận, tốt nhất là được để ải 5 - 7 ngày và rắc vôi bột để tiệt trùng, trừ các nguồn bệnh trong đất và phải được lên liếp trước khi trồng. Chiều dài của luống tùy vào địa hình và diện tích đất để thích hợp cho việc tưới tiêu, rộng 100 - 120 cm là vừa. Đất trồng rau không được làm quá nhỏ, vì làm đất quá nhỏ sẽ lấp hết các khoảng trống chứa các khí cần thiết trong lòng luống rau, có thể làm đất nhỏ 1 - 3 cm hay 5 cm là được. Vụ hè, mưa nhiều thì làm luống khum mai rùa, mặt luống hẹp và cao, vụ đông xuân khô hanh, làm luống phẳng và rộng hoặc hơi trũng lòng khay để giữ nước, giữ phân (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 2000). b. Bón phân Rau là cây có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng lại cho sản lượng rất cao, từ 20 - 60 tấn/ha, do vậy cây rau đòi hỏi phải được bón nhiều phân và đất trồng rau phải là đất tương đối tốt. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (2000), để thu được 1 tấn cải bắp, cây cải bắp đã lấy đi từ đất 3,5 kg N, 1,3 kg P2O5 và 4,3 kg K2O; như vậy 1 ha cải bắp nếu đạt năng suất 40 tấn thì đất đã mất đi 140 kg N nguyên chất tương đương 304 kg urê, 52 kg P2O5 tương đương 325 kg Supe lân và 172 kg kali nguyên chất tương đương 358 kg phân kali thương phẩm. Đó là chưa kể đến phần lá già phải bỏ đi. Từ đây cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của cây rau rất lớn, nếu đất trồng không cung cấp thêm phân bón thì không đủ cho nhu cầu về phân cho rau. Tùy vào nhu cầu phân của từng loại rau cùng các điều kiện thổ nhưỡng đất đai, cũng như vào từng giai đoạn phát triển của cây mà các loại phân khác nhau và liều lượng phân cũng khác nhau. Đạm được dùng cho các loại cây rau ăn lá như cải bắp, rau cải, mồng tơi…với lượng bón cao hơn ở những loại rau khác, nhưng nếu bón quá nhiều và lại bón chậm vào lúc sắp thu hoạch sẽ làm cây rau sinh trưởng quá mạnh, vống lốp, dễ bị sâu bệnh xâm nhập, làm xấu phẩm chất của rau. Lân có tác dụng làm cho quả, hạt chắc, sáng mã, làm cho cây có bộ rễ phát triển đầy đủ, làm cho cây cứng cáp, mô cây dày dặn tăng tính chống đổ, chống lốp, tính chống chịu với sâu bệnh hại, lân sẽ giúp phát huy được hết hiệu lực của phân đạm, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Kali là loại phân có tác dụng đẩy mạnh các quá trình tích lũy vật chất - sản phẩm của sự quang hợp vào các bộ phận dự trữ của cây rau. Ngoài đạm, lân, kali rau cũng cần phân vi lượng với một liều lượng rất ít, nhưng chúng lại cực kỳ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây rau như Bo, Mn, Cu, Zn…. Yêu cầu của kỹ thuật bón phân cho rau: - Bón cân đối giữa các phân đạm, lân, kali. - Bón đủ lượng phân cần thiết. - Bón đúng lúc và đúng cách. Đạm, lân, kali là ba chất cơ bản để tạo ra chất hữu cơ và năng suất, phẩm chất của cây rau; nhưng nếu bón mất cân đối giữa chúng sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại: năng suất thấp, chất lượng rau kém, dễ hư hỏng khi vận chuyển hoặc bảo quản (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 2000). 2.3.2. Lúa a. Xử lý hạt giống Giống phải được lựa bỏ những hạt lép, lửng bằng nước muối, sau khi đãi sạch nước muối đổ nước sạch ngâm đủ 72 giờ, cứ 24 giờ thay nước 1 lần, lần sau cùng đãi thật sạch, ủ cho hạt nứt nanh (gai dứa), mang gieo ngay (Nguyễn Văn Hoan, 1999). b. Gieo sạ Ruộng lúa đã bón phân lót, chia luống, rút hết nước đem thóc giống đã ủ đem gieo ngay. Với giống hạt nhỏ (trọng lượng 1000 hạt dưới 22 gam) cần gieo 55 kg mầm cho 1 ha. Với giống hạt to (trọng lượng 1000 hạt trên 25 gam) cần gieo 69 kg mầm cho 1 ha. Kiểm tra số cây mọc khi có 2 lá thật cần đạt 140 - 150 cây/m2. Nếu số lượng vượt quá con số trên cần tỉa bỏ các cây nhỏ và ở những chỗ gieo dày để giữ lại 150 cây/m2 là vừa. Chú ý gieo úp tay cho hạt lặn sâu vào đất và gieo thật đều (Nguyễn Văn Hoan, 1999). c. Chăm sóc Không để nước đọng. Sau khi gieo 1 - 2 ngày cần phun thuốc trừ cỏ Sofit với lượng 1 lít pha với 300 lít nước phun đều cho 1 ha. Chú ý phun đều cả phần rãnh luống không bỏ sót. Khi cây bắt đầu phát triển ta tiến hành bón thúc cho cây: - Lúa có 2 lá: bón thúc 80 kg đạm urê và 80 kg kali clorua cho 1 ha. - Lúa có 6 lá: bón thúc lần 2 bằng 80 kg đạm urê và 80 kg kali clorua cho 1 ha. - Lúa phân hóa đòng: bón thúc tiếp 55 kg đạm urê và 55 kg kali clorua cho 1 ha. - Lúa trổ báo: bón nuôi hạt lần cuối bằng 55 kg đạm urê và 110 kg kali clorua cho 1 ha (Nguyễn Văn Hoan, 1999). Tùy theo từng loại lúa, chất lượng đất khác nhau, từng giai đoạn phát triển khác nhau mà nhu cầu về phân bón cũng khác nhau. Cần chú ý, theo dõi tình hình lúa, sớm phát hiện sâu bệnh mà có biện pháp phòng trị thích hợp hạn chế ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trên những ruộng trồng lúa, người nông dân có thể kết hợp nhiều mô hình khác nhau tùy theo từng điều kiện cụ thể để không làm thoái hóa đất do canh tác độc canh. Mô hình 2 lúa - 1 màu, trong đó vụ màu có thể trồng cây họ đậu như đậu nành, vụ đậu nành thường cho năng suất cao cùng với giá đầu ra của đậu nành tương đối ổn định nên thu nhập vụ màu không thua kém so với canh tác lúa Hè Thu. Ngoài ra, trồng đậu còn có tác dụng cải tạo đất, phá thế độc canh cây lúa và tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Vụ Đông Xuân của 2 lúa - 1 màu được áp dụng sớm hơn so với canh tác lúa 2 vụ bình thường (Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2001). 2.4. Kỹ thuật chăn nuôi bò Thức ăn chủ yếu của bò là cỏ, nuôi bò ta có thể tận dụng nguồn thức ăn là các phụ phẩm trong nông nghiệp như thân bắp, cám gạo, rơm, khoai mì…. Hiện nay, huyện Chợ Mới đang phát triển mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, đặc biệt phát triển rất mạnh ở xã Mỹ An, tận dụng những nguồn phụ phẩm trong trồng trọt như thân bắp, rơm lúa khô cũng như những nguồn cỏ tự nhiên của vùng. Do nhu cầu phát triển số lượng bò tăng nhanh trong những năm qua làm lượng cỏ tự nhiên không đáp ứng được, người nông dân đã tận dụng thân bắp để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho bò. Nuôi bò vỗ béo là một phương thức chăn nuôi thâm canh được áp dụng trong một thời gian ngắn trước khi giết thịt nhằm đạt mức tăng trọng cao. Vỗ béo bò ở lứa tuổi còn non cho hiệu quả, vì bò non có tốc độ lớn nhanh, với bộ răng chắc khỏe nên khả năng tiêu hóa và đồng hóa thức ăn tốt hơn, khả năng tích lũy cũng cao hơn. Hơn nữa, vỗ béo ở lứa tuổi còn non cho tỉ lệ thịt xẻ cao, chất lượng và độ mềm của thịt tốt hơn. Có thể bắt đầu vỗ béo từ 22 tháng tuổi. Bò đưa vào vỗ béo là những con bò chuyên thịt để cho kết quả vỗ béo tốt nhất (Phùng Quốc Quảng, 2001). Bảng 4: Khẩu phần thức ăn của bò vỗ béo Đơn vị tính: kg Khối lượng cơ thể Cỏ tươi Cỏ khô Rơm lúa Thức ăn ủ chua Thức ăn tinh Muối ăn 260 290 320 35 35 40 - 1 - 3,0 4,0 5,0 - 3,0 3,0 1,0 1,0 1,5 0,030 0,035 0,040 (Nguồn: Phùng Quốc Quảng, 2001) Thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt bò. Khối lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc vỗ béo, thường thức ăn của chúng bao gồm cỏ tươi, cỏ khô, rơm lúa khô, thức ăn tinh và thức ăn củ quả. Cần cho ăn loại thức tinh giàu năng lượng để giúp cho cơ thể tích lũy mỡ nhanh và bò chóng béo. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng gia đình, mỗi ngày có thể cung cấp cho mỗi con bò vỗ béo 1- 2 kg thức ăn tinh. Tùy theo khối lượng cơ thể và giai đoạn của bò mà cung cấp nguồn thức ăn hợp lý, bảo đảm đủ lượng nước cho bò vì nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể của bò. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh, chăm sóc, tiêm ngừa cho bò cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của bò. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, thủy sản là mô hình tận dụng những phụ phẩm sẵn có để giảm bớt chi phí. Những nguồn thức ăn từ phụ phẩm của lúa, bắp và nhiều loại cây trồng khác được người nông dân tận dụng làm thức ăn cho bò, có thể ủ chua, chế biến thức ăn để dự trữ khi thiếu nguồn thức ăn. Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu - Địa bàn nghiên cứu huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. - Xe máy đi lại. - Các dụng cụ như: bút chì, bút mực, giấy, bảng hỏi… - Máy vi tính. 3.2. Phương pháp 3.2.1. Phương pháp điều tra - Thu thập số liệu thứ cấp về: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, bản đồ các loại của huyện Chợ Mới. - Phỏng vấn người am hiểu để xác định những mô hình có triển vọng trong mùa lũ ở huyện Chợ Mới để điều tra. - Tiến hành điều tra thử để đảm bảo lấy đầy đủ thông tin của nông dân. - Cụ thể gồm 04 mô hình như sau: • Mô hình sản xuất lúa vụ ba: hộ nông dân có sản xuất lúa vụ 3. • Mô hình trồng rau màu: hộ nông dân trồng rau màu phổ biến trong vụ 3. • Mô hình nuôi bò vỗ béo: hộ nông dân nuôi bò sử dụng nguồn thức ăn tự kiếm hay mua. • Mô hình màu kết hợp chăn nuôi (bò - bắp): hộ nông dân nuôi bò, trồng bắp có sử dụng phụ phẩm cho bò ăn. - Dựa trên 4 mô hình đã chọn theo tình hình sản xuất của huyện Chợ Mới, điều tra được tiến hành, với mô hình lúa gồm 18 mẫu ở 4 xã (xã Long Điền B 9 mẫu, xã Long Kiến 4 mẫu, xã Bình Phước Xuân 2 mẫu, xã Kiến Thành 3 mẫu). Mô hình rau màu 16 mẫu phân bố trên xã Kiến An. Mô hình bò vỗ béo gồm 15 mẫu phân bố trên địa bàn xã Mỹ An. Mô hình Bò - Bắp gồm 30 mẫu phân bố ở xã Mỹ An. - Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ theo bảng hỏi đã được chuẩn bị trước. - Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, tiến hành xử lý số liệu. Tổng hợp những số liệu đã thu thập được. Phân tích các chỉ tiêu số liệu. - Tổng hợp và viết báo cáo. - Thời gian thực hiện: từ 1/1/2005 đến 30/4/2005. 3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi - Điều tra nguồn lực của nông hộ bao gồm những thông tin như tên, tuổi, trình độ văn hóa, giới tính của chủ hộ và các thành viên trong gia đình, ghi nhận nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, số nhân khẩu trong gia đình, diện tích, tài sản, phương tiện sản xuất, phương tiện trong gia đình,… - Ghi nhận các hoạt động sản xuất trong nông hộ như sản xuất loại cây trồng, vật nuôi từ khâu chuẩn bị đến khi thu hoạch, các chi phí đầu tư phân, giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê lao động, chi phí thức ăn cho từng vụ. Chi tiêu trong gia đình của nông hộ. Các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, từ làm thuê, hay từ các nguồn khác. Các khả năng về tài chính như khả năng về vốn và cách giải quyết vấn đề này ra sao? Vay từ đâu? - Ghi nhận nguồn thông tin mà nông dân tiếp cận trong hoạt động sản xuất, ai là người thu nhận thông tin. Các yếu tố mà nông dân cho là tác động tích cực quyết định thành công của mô hình. 3.3. Phân tích thống kê - Nhập số liệu bằng phần mềm Excel. - Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS. - Phân tích nguồn lực nông hộ về tuổi, trình độ học vấn, giới tính, số nhân khẩu, kinh nghiệm sản xuất… - Từ các nguồn đầu tư, nguồn thu trong sản xuất, phân tích lợi nhuận của từng mô hình để so sánh hiệu quả giữa các mô hình và hiệu quả của việc đầu tư trong sản xuất. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm nông hộ Nhìn chung tuổi của chủ hộ đều từ 26 tuổi trở lên. Theo số liệu ở Hình 1, ở mô hình lúa tuổi của chủ hộ cao nhất từ 55 tuổi trở lên chiếm 38,9%. Mức tuổi thấp nhất của chủ hộ từ 26 - 35 tuổi chiếm 11,1%. Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 51,7 tuổi. Ở mô hình màu độ tuổi trung bình của chủ hộ là 45,8 tuổi, có 43,8% chủ hộ có độ tuổi từ 36 - 45 tuổi, thấp nhất là 18,7% ở 2 nhóm tuổi 26 - 35 tuổi và 46 - 55 tuổi. Tuổi trung bình của chủ hộ ở mô hình bò vỗ béo là 42,8 tuổi, số người ở độ tuổi từ 36 - 45 tuổi và 46 - 55 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 33,3%, thấp nhất là 6,7% ở nhóm người có độ tuổi trên 55 tuổi. Tuổi trung bình của chủ hộ ở mô hình bò - bắp là 46,5 tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất 36,7% là nhóm người ở độ tuổi từ 36 - 45 tuổi, số người ở độ tuổi từ 26 - 35 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 13,3% (Bảng 22). 11,1 27,8 22,2 38,9 18,7 43,8 18,7 18,8 26,7 33,3 33,3 6,7 13,3 36,7 33,3 16,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 T ỉ l ệ (% ) c h ủ h ộ Lúa Màu Bò Bò - Bắp ≤35 tuổi 36-45 tuổi 46-55 tuổi >55 tuổi Hình 1: Tỉ lệ (%) chủ hộ ở các độ tuổi khác nhau của các mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang Mô hình Theo số liệu điều tra ở Hình 2, trình độ học vấn của các thành viên trong nông hộ là tương đối thấp, ở cả 4 mô hình đều có người mù chữ, cao nhất là ở mô hình lúa tỉ lệ mù chữ chiếm tới 11,1%, mô hình màu là 3,4%, 3,3% ở mô hình bò vỗ béo và 9,8% ở mô hình bò - bắp. Tỉ lệ người có trình độ học vấn là cấp 1 chiếm đa số, 34,6% ở mô hình lúa, 61,0% ở mô hình màu, 45,0% ở mô hình chăn nuôi bò và 39,2% ở mô hình bò - bắp. Tuy nhiên, trong số họ vẫn có người có trình độ trung cấp và đại học. Trình độ học vấn trung bình ở vào khoảng lớp 6. Đây là mức trình độ tương đối thấp, ở mức trình độ này khó có thể mà tiếp cận những khoa học kỹ thuật hiện đại để áp dụng vào sản xuất (Bảng 23). 11,1 34,6 25,9 21 7,4 3,4 61 20,3 15,3 0 3,3 45 36,7 13,3 1,7 9,8 39,2 35,3 14,4 1,3 0 10 20 30 40 50 60 70 T ỉ l ệ (% ) h ộ Lúa Màu Bò Bò - Bắp Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp và Đại học Hình 2: Tỉ lệ (%) hộ có trình độ học vấn khác nhau của các mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang Chợ Mới là một huyện sản xuất nông nghiệp với nghề trồng lúa và rau màu lâu đời, theo Hình 3, ở mô hình lúa có 33,4% số hộ có kinh nghiệm sản xuất dưới 10 năm, 27,8% số hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 11 - 20 năm, 33,5% số hộ có kinh nghiệm sản xuất 21 - 30 năm, có 5,6% số hộ có kinh Mô hình nghiệm sản xuất trên 30 năm, đây là vốn kinh nghiệm rất quý báu của nông dân. Ở mô hình màu có 62,5% số hộ có kinh nghiệm sản xuất dưới 10 năm, 31,3% số hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 11 - 20 năm, 6,3% số hộ có kinh nghiệm sản xuất 21 - 30 năm, không có hộ nào có kinh nghiệm sản xuất trên 30 năm. Riêng ở 2 mô hình chăn nuôi bò và bò - bắp, kinh nghiệm sản xuất nhỏ hơn hoặc bằng 10 năm chiếm chủ yếu (93,4% số hộ ở mô hình chăn nuôi bò, 90,0% số hộ ở mô hình bò - bắp), vì mô hình chăn nuôi bò chỉ mới phát triển trong mấy năm gần đây. Nhìn chung, phần lớn những hộ nông dân chăn nuôi bò vỗ béo là những hộ nuôi tự phát khi thấy những nông dân ở nơi khác nuôi bò có lãi cao, qua phỏng vấn thấy phần lớn họ không biết nhiều về kỹ thuật nuôi bò (Bảng 24). Như vậy, hầu hết chủ hộ đều có kinh nghiệm sản xuất, chính họ là người hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng họ sinh sống, đúc kết nhiều kinh nghiệm trong sản xuất của chính đồng ruộng của họ. Tuy nhiên, trình độ học vấn của nông hộ còn rất thấp. Vì vậy, nhiều nông dân sẽ rất bảo thủ, khó chấp nhận kỹ thuật mới và sợ rủi ro. Hình 3: Tỉ lệ (%) hộ có kinh nghiệm sản xuất của các mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang 33,4 27,8 33,5 5,6 62,5 31,3 6,3 0 93,4 0 6,6 0 90 3,36,7 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T ỉ l ệ (% ) h ộ Lúa Màu Bò Bò - Bắp ≤10 năm 11-20 năm 21-30 năm >30 năm Mô hình Bảng 5 cho thấy số nhân khẩu trung bình trên một nông hộ là 4,89 người ở mô hình lúa, 4,13 người ở mô hình màu, 4,20 người ở mô hình chăn nuôi bò, 5,34 người ở mô hình bò - bắp. Qua 4 mô hình trên ta thấy, số người trên nông hộ ở mức trung bình, điều này sẽ không tạo áp lực về nhân khẩu. Số nam giới chiếm 55,2%, nữ giới chiếm 44,8% ở mô hình lúa; ở mô hình màu số nữ giới bằng với số nam giới; ở mô hình chăn nuôi bò, số nam giới chiếm 52,4%, số nữ giới chiếm 47,6%; ở mô hình bò - bắp, số nữ giới chiếm 53,1%, số nam giới chiếm 46,9%. Tỉ lệ nam nữ trên nông hộ chênh lệch nhau không nhiều. Số lao động trung bình của nông hộ là 2,67 người ở mô hình lúa, 2,19 người ở mô hình màu, 2,73 người ở mô hình bò, 4,70 người ở mô hình bò - bắp. Số lao động trung bình ở mô hình bò - bắp cao nhất, so với số nhân khẩu trung bình của nông hộ thì nguồn lực lao động của nông hộ ở mô hình bò - bắp dồi dào. Còn số lao động ở các mô hình còn lại thì ở mức trung bình. Bảng 5: Số nhân khẩu và số lao động trung bình trong nông hộ của các mô hình canh tác tại huyện Chợ Mới, An Giang Số nhân khẩu và lao động Lúa Màu Bò Bò - Bắp Số nhân khẩu (người) 4,89 4,13 4,20 5,34 Nam (%) 55,2 50,0 52,4 53,1 Nữ (%) 44,8 50,0 47,6 46,9 Số lao động (người) 2,67 2,19 2,73 4,70 Độ tuổi trung bình của các thành viên trong gia đình là 26,29 tuổi ở mô hình lúa, 23,54 tuổi ở mô hình màu, 24,08 tuổi ở mô hình chăn nuôi bò, 25,57 tuổi ở mô hình bò bắp. Số người có độ tuổi từ 16 - 55 tuổi chiếm 68,1% ở mô hình lúa, 62% ở mô hình màu, 64,6% ở mô hình chăn nuôi bò, 67,5% ở mô hình bò - bắp, từ đây cho thấy lao động trong nông hộ tương đối dồi dào, đây là độ tuổi có sức mạnh và rất năng động là nguồn lực lớn cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ (Bảng 6). Bảng 6: Tỉ lệ (%) thành viên trong nông hộ ở các độ tuổi khác nhau của các mô hình tại Chợ Mới, An Giang Đơn vị tính:% Tuổi Lúa Màu Bò Bò - Bắp ≤15 26,1 34 33,3 27,3 16-25 36,2 28 27,1 34,1 26-35 14,5 20 14,6 14,4 36-45 8,7 8 12,5 12,9 46-55 8,7 6 10,4 6,1 >55 5,8 4 2,1 5,3 Độ tuổi trung bình 26,29 23,54 24,08 25,57 Độ lệch chuẩn 16,21 16,15 14,76 15,13 4.2. Diện tích đất đai và tài sản nông hộ Hầu hết những hộ có đất nhiều là những hộ trồng lúa, rau, một số nông dân có đất vườn trồng cây ăn trái, tuy nhiên số lượng này ít. Mô hình lúa: Diện tích trung bình của nông hộ là 1,41 ha. Trong những hộ điều tra không có hộ nào có diện tích dưới 0,5 ha, diện tích từ 1,1 ha đến 1,5 ha chiếm tỉ lệ lớn nhất 38,9% số hộ, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là 11,1% số hộ có diện tích đất 1,5 - 2 ha. Số hộ có diện tích trên 2,0 ha chiếm 22,2% số hộ. Trong đó, diện tích phần lớn là để trồng lúa, còn phần nhỏ khác là diện tích nhà ở hay có những hộ có đất vườn nhưng diện tích này không lớn, hộ có diện tích đất vườn lớn nhất là 4000 m2 (Bảng 7). Mô hình rau màu: Diện tích đất trung bình của nông hộ là 0,41 ha. Tổng diện tích đất của những hộ này không quá 1 ha. Do có diện tích nhỏ nên họ chỉ canh tác rau màu. Số hộ có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha chiếm tỉ lệ lớn nhất 68,8%, có 31,2% số hộ có diện tích từ 0,5 - 1 ha (Bảng 7). Mô hình chăn nuôi bò: Theo Bảng 7 thì diện tích trung bình của nông hộ là 0,31 ha, vì là những hộ chăn nuôi nên diện tích của nông hộ không nhiều, diện tích để xây chuồng trại chỉ là phần nhỏ, có thể xây sát nhà tiện chăm sóc, quản lý. Mô hình bò - bắp: Diện tích trung bình của nông hộ là 0,75 ha, phần lớn diện tích của nông hộ là trồng bắp. Nuôi bò là để tận dụng nguồn phụ phẩm và tăng thu nhập của nông hộ. Diện tích nông hộ dưới 0,5 ha chiếm 30% số hộ, diện tích từ 0,5 - 1 ha chiếm 50% số hộ, 13,4% số hộ có diện tích từ 1 - 1,5 ha, có 3,3% số hộ có diện tích từ 1,5 - 2,0 ha, chỉ có 3,3% số hộ có diện tích trên 2 ha (Bảng 7). Bảng 7: Tỉ lệ hộ (%) có tổng diện tích đất theo các mô hình tại Chợ Mới, An Giang Đơn vị tính: % Diện tích (ha) Lúa Màu Bò Bò - Bắp < 0,5 0 68,8 73,3 30,0 0,5-1 27,8 31,2 13,3 50,0 1-1,5 38,9 0 6,7 13,4 1,5-2,0 11,1 0 6,7 3,3 > 2 22,2 0 0 3,3 Tổng số hộ 18 16 15 30 Trung bình 1,41 0,41 0,31 0,75 Độ lệch chuẩn 0,77 0,26 0,45 0,72 Bảng 8 cho thấy hầu hết nông hộ đều có phương tiện sản xuất cần thiết như bình xịt. Trong sản xuất lúa và màu 100% nông hộ đều có bình xịt. Phương tiện như máy cày, xới, máy suốt chỉ có 11,1% nông hộ có, vì đây là những phương tiện sản xuất đắt tiền, hầu hết nông hộ đều thuê làm đất. Ngoài ra, còn có các phương tiện phục vụ cho đời sống nông hộ như: trên 50% số hộ có xe honda, xe đạp, ti vi, và một số nông hộ có các phương tiện khác như video, radio. Như vậy, đời sống của nông dân đã khá hơn góp phần giúp họ có khả năng tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kỹ thuật, các thông tin giá cả, thị trường để phục vụ cho sản xuất. Bảng 8: Tỉ lệ (%) số hộ có phương tiện sản xuất theo các mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang Đơn vị tính: % Loại tài sản Lúa Màu Bò Máy cày, xới 11,1 0 0 Máy suốt 11,1 0 0 Bình xịt 100 100 53,3 Sân phơi 27,8 0 6,7 Kho trữ lúa 16,7 0 6,7 Xuồng 44,4 6,3 6,7 Máy bơm nước 33,3 81,3 13,3 TV 88,9 81,3 66,7 Radio 44,4 50 33,3 Đầu video 44,4 56,3 33,3 Xe honda 83,3 50 53,3 Xe đạp 88,9 100 66,7 Tổng số hộ 18 16 15 4.3. Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp Có 100% số hộ có thu nhận thông tin cho sản xuất nông nghiệp ở mô hình lúa, màu, chăn nuôi bò và 93,3% ở mô hình bò - bắp. Điều này cho thấy người dân đã chú ý rất nhiều đến các thông tin có liên quan đến sản xuất của mình. Những người thu nhận thông tin thường là chủ hộ và việc tiếp nhận thông tin cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Người nông dân thu nhận thông tin chủ yếu từ những người nông dân khác như 61,1% ở mô hình lúa, 62,5% ở mô hình màu, 66,7% ở mô hình bò, 46,7% ở mô hình bò - bắp. Hầu hết những người nông dân chỉ thu nhận thông tin từ những nông dân khác hay người thân, khả năng thu nhận thông tin của họ còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, người nông dân còn thu nhận thông tin từ bà con, ti vi, radio, các dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp, nhưng tỉ lệ số hộ thu nhận thông tin từ kỹ thuật viên không nhiều, 27,8% ở mô hình lúa, chiếm tỉ lệ rất ít 3,8% ở mô hình màu, 26,7% ở mô hình bò, 20% ở mô hình bò - bắp, chủ yếu người dân dựa vào kinh nghiệm bản thân, do đó cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng những kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác. Ở những nông hộ chăn nuôi bò, do phần lớn mang tính tự phát nên họ không là thành viên của hợp tác xã, không được hưởng những quyền lợi từ hợp tác xã. Những hợp tác xã ở đây sẽ cung cấp các thông tin về kỹ thuật nuôi, các thông tin giá cả, thậm chí hợp tác xã có cả nhân viên thú y chăm sóc sức khỏe bò cho những xã viên (Bảng 9). Bảng 9: Tỉ lệ (%) nông hộ nhận các nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp theo các mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang Đơn vị tính: % Nguồn thông tin Lúa Màu Bò Bò - Bắp Không có thu nhận nguồn thông tin 0 0 0 6,7 Có thu nhận thông tin 100 100 100 93,3 Từ những nông dân khác 61,1 62,5 66,7 46,7 Bà con thân nhân 33,3 62,5 40,0 53,3 TV 72,2 25 33,3 46,7 Radio 16,7 0 13,3 23,3 Báo/tạp chí 11,1 0 0 10,0 Tổ chức chính phủ/kỹ thuật viên 27,8 3,8 26,7 20,0 Dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp 22,2 31,3 0 3,3 Người nghiên cứu, thí nghiệm và điều tra 0 6,3 0 3,3 Hợp tác xã 11,1 6,3 0 0 Lãnh đạo địa phương 22,2 6,3 0 16,7 Các nguồn khác 5,6 18,8 6,7 0 Tổng số hộ 18 16 15 30 4.4. Kỹ thuật canh tác của các mô hình 4.4.1. Lúa Sau khi đê bao, Chợ Mới đã tiến hành tăng vụ. Vụ 3 (vụ Thu Đông) nông dân thường xuống giống vào khoảng tháng 6dl hoặc tháng 7dl, có hộ xuống giống vào tháng 8dl (Bảng 11). Theo kết quả điều tra ở Bảng 10, về cơ cấu giống, vụ 3 nông dân sử dụng nhiều giống lúa khác nhau. Tất cả các hộ đều sử dụng những giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90 - 120 ngày, trong đó có hộ sử dụng 2 giống lúa khác nhau trong 1 vụ. Giống 1490 được nông dân sử dụng nhiều nhất chiếm 38,89% số hộ, kế đó là giống Jasmine chiếm 27,28%, còn các giống CS2000, 2519, 2514, 2517, Tài nguyên, 50404 chỉ chiếm tỉ lệ ít. Bảng 10: Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các giống lúa khác nhau ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang Loại giống Số hộ Tỉ lệ (%) Jasmine 5 27,28 Tài nguyên 1 5,56 1490 7 38,89 2519 1 5,56 2514 2 11,11 2517 1 5,56 50404 2 11,11 CS2000 1 5,56 Tổng số 18 Theo Bảng 11, có 61,11% số hộ sạ giống bằng phương pháp sạ hàng với mật độ gieo sạ là 12 - 17 kg/1000m2, 38,89% số hộ vẫn sử dụng phương pháp sạ tay với mật độ gieo sạ là 20 - 25 kg/1000m2. Các công đoạn chuẩn bị đất như cày, xới, trục, trang bằng đất đều được làm bằng cơ giới, chỉ có tu sửa bờ ruộng được làm bằng tay. Thời gian cấy dặm thường trung bình là 18,42 ngày sau khi gieo sạ. Công tác tưới tiêu, nông dân đều mướn và được tính trên mỗi công sau cuối vụ. Bảng 11: Các hoạt động trong canh tác ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang Hoạt động Số hộ (%) Phương pháp áp dụng Số lượng Thời gian Cày 55,56 Máy 18,90 NTKS Xới 100 Máy 15,56 NTKS Trang bằng 77,78 Máy 9,83 NTKS Tu sửa bờ ruộng 100 Tay 5,19 NTKS Cấy dặm 66,67 Tay 18,42 NSKS Gieo sạ (tháng dl) 6 - 8 Sạ tay 38,89 Sạ tay 20 - 25 kg/0,1ha Sạ hàng 61,11 Sạ hàng 12 - 17 kg/0,1ha Thu hoạch Máy 90 - 120 NSKS Phơi 100 Ghi chú: NTKS: Ngày trước khi sạ NSKS: Ngày sau khi sạ DL: Dương lịch Các nông hộ sử dụng phân bón rất đa dạng, lượng phân và loại phân cũng khác nhau tùy vào kinh nghiệm của nông hộ và loại đất nơi nông hộ canh tác. Trung bình nông dân bón phân 4 lần/vụ, có hộ chỉ bón 3 lần/vụ. Về loại phân, nông dân sử dụng phổ biến nhất là urê (100% số hộ sử dụng), trung bình nông dân sử dụng 134,23 kg/ha/vụ. Có 83,33% số hộ sử dụng phân DAP, trung bình nông dân bón 61,63 kg/ha/vụ. Ngoài ra, nông dân cũng sử dụng phân hỗn hợp NPK (16 - 16 - 8) với lượng trung bình 108,98 kg/ha/vụ. Ngày nay, nông dân cũng rất quan tâm đến kali, tất cả các hộ đều sử dụng phân KCl, trung bình nông dân bón 51,27 kg/ha/vụ (Bảng 12). Qua điều tra cho thấy, nông dân chỉ sử dụng phân bón hóa học, không có hộ nào sử dụng phân hữu cơ. Do đó, cần khuyến cáo nông dân sử dụng loại phân hữu cơ, đây là loại phân có tác dụng lâu dài, hơn nữa Chợ Mới là vùng đê bao khép kín nông dân canh tác 3 vụ trong năm, cần sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất. Bảng 12: Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang Phân Lượng (kg/ha) Tỉ lệ hộ (%) Urê 134,23 100 DAP 61,63 83,33 KCl 51,27 100 NPK (16 - 16 – 8) 108,98 55,56 Đối với công tác bảo vệ thực vật, tùy vào điều kiện tự nhiên của từng vụ, chế độ canh tác mà tình hình sâu, bệnh khác nhau. Thường ruộng lúa nông dân bị rầy, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, lem lép hạt... Biện pháp phòng trị của nông dân bằng hóa học là chủ yếu, thường nông dân sử dụng các loại thuốc như Actara, Regent, Fuan, Vali, Tilt... Tuy nhiên, trong công tác bảo vệ thực vật, nông dân vẫn còn sử dụng những loại thuốc cấm như Thiodan, viên Mỹ. Tùy tình hình sâu bệnh mà số lần xịt thuốc nhiều hay ít. Tất cả các hộ điều tra đều sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ, họ cho rằng thuốc hóa học vừa cho hiệu quả cao lại ít tốn công so với nhổ cỏ bằng tay. Tùy vào điều kiện từng vụ và nguồn nhân lực nông hộ mà công tác chăm sóc đồng ruộng khác nhau. Các công tác cắt, suốt, nông dân đều mướn, nếu có công lao động nhà thì nông dân tự cắt nhưng hầu hết nông hộ do phải tập trung thời vụ nên không đủ nhân lực, vì vậy họ phải mướn thêm nhân công. Lúa sau khi hoạch được nông dân phơi khô từ 3 - 4 ngày tùy vào điều kiện thời tiết, không có hộ nào sử dụng phương pháp sấy. Năng suất trung bình của nông hộ tương đối cao 6,13 tấn/ha, có hộ đạt 7,6 tấn/ha. 4.4.2. Màu Về mô hình rau, chúng tôi chỉ chọn điều tra một loại rau là cải bẹ dúng. Đây là loại rau được canh tác phổ biến trong vụ 3. Nguồn giống nông dân chủ yếu mua tại địa phương, trung bình nông dân sử dụng lượng giống là 0,18 kg/ha. Loại giống cải bẹ dúng này có thời gian sinh trưởng là 35 ngày (Bảng 13). Về kỹ thuật trồng, kích thước liếp trung bình rộng 1,02 m, cao trung bình 0,33 m, chiều dài của liếp tùy vào diện tích của nông hộ. Hầu hết các nông hộ đều dùng nước tưới từ sông, hộ nào có phương tiện thì dùng máy bơm tưới nước, hộ không có phương tiện thì dùng thùng tưới. Mỗi ngày nông dân đều phải tưới nước, có hộ tưới mỗi ngày một lần, cũng có hộ tưới 2 lần/ ngày, có hộ 2 ngày mới tưới 1 lần. Nông dân thường sử dụng vôi hoặc tro để xử lý đất trước khi gieo trồng. Có hộ sử dụng thuốc để xử lý đất (Bảng 13). Bảng 13: Kỹ thuật canh tác của mô hình màu tại Chợ Mới, An Giang Kỹ thuật Cách xử lý Tên rau Cải bẹ dúng Thời gian sinh trưởng (ngày) 35 Lượng giống (kg/ha) 0,18 Kích thước liếp trồng (m) - Rộng 1,02 - Cao 0,33 Xử lý đất Vôi, tro, thuốc Tưới nước (lần/ngày) 1 Thời điểm bón phân (ngày) 10,15,20 Thời gian cách ly lần bón phân sau cùng đến thu hoạch (ngày) 4 - 13 Số lần phun thuốc BVTV 3 - 7 Năng suất (tấn/ha) 24,79 Về phân bón, nông dân sử dụng phân hóa học, loại phân sử dụng chủ yếu là urê, kế đến phân hỗn hợp là DAP hay NPK (16 - 16 - 8 hay 20 - 20 - 15), rất ít hộ sử dụng phân Kali, không có hộ nào sử dụng super lân. Thời gian cách ly lần bón phân sau cùng từ 4 đến 13 ngày. Nông dân bón phân cho rau vào giai đoạn 10, 15 và 20 ngày sau khi trồng. Về công tác bảo vệ thực vật, nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hóa học. Các loại sâu hại thường gặp như sâu xanh da láng, bọ nhảy, sâu keo... Sâu hại xuất hiện vào giai đoạn 5 đến 10 ngày sau khi trồng. Các bệnh thường gặp như thối rễ, thối bẹ. Bệnh thối rễ, thối bẹ thường xuất hiện lúc cây gần thu hoạch, một số hộ dùng thuốc trị, có hộ thì nhổ bán luôn vì không biết cách trị. Số lần phun thuốc từ 3 đến 7 lần/vụ, có khi nhiều hơn nếu xịt mà sâu không giảm, thời gian cách ly phun thuốc đến khi thu hoạch là từ 7 đến 10 ngày. Với thời gian sinh trưởng ngắn mà số lần xịt thuốc nhiều như vậy, có hộ sử dụng cả những loại thuốc hạn chế sử dụng như Lannate thì liệu rau đó có đủ an toàn cho người sử dụng? Do đó, cần chú ý đến công tác khuyến nông khuyến cáo nông dân sử dụng những loại thuốc sinh học an toàn cho để bảo đảm chất lượng rau. Khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc hóa học, hay có thể triển khai mô hình trồng rau sạch, rau an toàn đến những hộ nông dân. Các loại cỏ thường xuất hiện như cỏ cú, cỏ bông, rau sam, rau bợ... Nông dân phòng trừ bằng cách nhổ bỏ vì diện tích nhỏ, và nông dân chăm sóc hằng ngày nên dễ phát hiện cỏ mà tiêu diệt, có hộ dùng thuốc hóa học xịt trước khi gieo trồng. Năng suất trung bình đạt 24,79 tấn/ha/vụ (Bảng 13). Trồng rau cần công chăm sóc nhiều, nhiều hộ nông dân còn rất bảo thủ, chỉ sản xuất theo kinh nghiệm bản thân, kỹ thuật còn thấp nên trong công tác phòng trừ sâu bệnh chưa được hợp lý, sử dụng thuốc không đúng (có hộ nói dùng phân bón để trị sâu, đây là một cách trị hết sức sai lầm, làm như thế sẽ làm cho sâu có điều kiện phát triển). 4.4.3. Chăn nuôi bò Nói chung, kỹ thuật chăn nuôi b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1190.pdf
Tài liệu liên quan