Các mô hình canh tác trồng trọt trong mùa lũ năm 2004 tại huyện An Phú tỉnh An Giang

Tài liệu Các mô hình canh tác trồng trọt trong mùa lũ năm 2004 tại huyện An Phú tỉnh An Giang: ... Ebook Các mô hình canh tác trồng trọt trong mùa lũ năm 2004 tại huyện An Phú tỉnh An Giang

pdf100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Các mô hình canh tác trồng trọt trong mùa lũ năm 2004 tại huyện An Phú tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THỊ KHÁNH LY MSSV: DPN010732 CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Phú Dũng Tháng 06. 2005 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG Do sinh viên: NGUYỄN THỊ KHÁNH LY thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày .......tháng .......năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Phú Dũng TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG Do sinh viên: NGUYỄN THỊ KHÁNH LY Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:................................................... Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:............................................... Ý kiến của Hội đồng:.................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Long Xuyên, ngày.....tháng.…năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN - TNTN (Ký tên) TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và Tên: Nguyễn Thị Khánh Ly Sinh ngày 28 tháng 08 năm 1980 Nơi sinh: Ấp Bời Lời A, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang Con Ông: Nguyễn Văn Miếm và Bà: Trương Thị Duyên Địa chỉ: Ấp Bời Lời A, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang Đã tốt nghiệp phổ thông: Trường THPT Vĩnh Thuận, năm 1999 – 2000 Vào Trường Đại Học An Giang năm 2000 - 2001 học lớp ĐH2PN2 khoá 2 thuộc Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tôi đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng được sự động viên, giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè…đã tạo cho tôi lòng tin, kiến thức để vững bước vượt qua khó khăn. Đến hôm nay, tôi đã hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Thầy Gs. Võ- Tòng Xuân và thầy, cô Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tạo điều kiện cho tôi làm Luận văn này. - Thầy Ths. Nguyễn Phú Dũng đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian làm Luận văn. - Thầy Ts. Dương Ngọc Thành đã giúp đỡ một phần kinh phí trong thời gian đi điều tra đề tài. - Thầy Nguyễn Thanh Triều và thầy Lê Thanh Phong đã giúp đỡ tôi trong thời gian phỏng vấn. - Cô Nguyễn Thị Hạnh Chi và cô Nguyễn Thị Thu Hồng chủ nhiệm lớp ĐH2PN2 đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học. - Thầy, cô trường Đại Học An Giang đã giảng dạy và cung cấp cho tôi kiến thức trong suốt khoá học 2001 – 2005. - Ba, mẹ và những người thân đã chăm lo và giúp đỡ khuyến khích tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập. - Cán bộ trạm khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện An Phú đã giúp đỡ tôi trong thời gian phỏng vấn nông hộ ở các địa bàn trong huyện. - Các cán bộ ấp và xã của huyện An Phú đã tận tình giúp đỡ tôi liên hệ nông hộ trong thời gian điều tra. - Các bạn cùng lớp ĐH2PN2 của Trường Đại Học An Giang đã hết lòng tham gia, động viên và góp sức cùng tôi thực hiện tốt đề tài. Long Xuyên, ngày 30 tháng 05 năm 2005 Nguyễn Thị Khánh Ly TÓM LƯỢC Đề tài: “Các mô hình canh tác trồng trọt và chăn nuôi trong mùa lũ năm 2004 tại huyện An Phú tỉnh An Giang” Kết quả điều tra hiện trạng canh tác và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác trồng trọt và chăn nuôi trong mùa lũ năm 2004, tại huyện An Phú tỉnh An Giang, điển hình qua 4 mô hình canh tác như: rau nhút, nấm rơm, bò vỗ béo và rau màu với những nội dung tuổi, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, diện tích nông hộ, kỹ thuật canh tác, những trở ngại, hiệu quả kinh tế,…cho thấy phần lớn nông dân sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với diện tích bình quân từ 0,3 – 1,8 ha/hộ, cao nhất là những hộ trồng rau màu với 1,8 ha/hộ và thấp nhất là những hộ trồng nấm rơm (0,3 ha/hộ). Thu nhập bình quân của mô hình rau nhút là 13,4 triệu đồng/ha/vụ, nấm rơm 82,3 triệu đồng/ha/vụ, bò vỗ béo 10,5 triệu đồng/con và rau màu 80,1 triệu đồng/ha/vụ. Về kỹ thuật, có một số nông hộ áp dụng những kỹ thuật mới còn lại phần đông là áp dụng kỹ thuật của riêng mình. Chính vì vậy mà họ gặp không ít khó khăn trong sản xuất. Lợi nhuận từ việc trồng rau nhút là 5,9 triệu đồng/ha/vụ, nấm rơm 43,2 triệu đồng/ha/vụ, bò vỗ béo 4 triệu đồng/con và rau màu 64,1 triệu đồng/ha/vụ. Bên cạnh đó, những hộ làm các mô hình trên, hàng năm họ còn thu thêm lợi nhuận từ các mô hình khác khoảng 20 – 69,1 triệu đồng/ha, làm thuê trong nông nghiệp là 0,8 – 2,6 triệu đồng/tháng. Đối với những hộ sống ở mùa lũ gặp không ít trở ngại dẫn tới họ thiếu vốn trong sản xuất, phải vay mượn từ người khác, có những hộ không có đất thế chấp cho ngân hàng họ phải vay từ tư nhân với lãi suất rất cao. Những trở ngại lớn để phát triển mô hình đối với nông dân trong vùng này là vốn, giống và kỹ thuật, riêng ở mô hình nuôi bò vỗ béo trong mùa lũ thì thức ăn là yếu tố quan trọng. MỤC LỤC Nội dung Trang CẢM TẠ TÓM LƯỢC MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG DANH SÁCH HÌNH Chương 1 GIỚI THIỆU o Đặt vấn đề o Mục tiêu Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm tự nhiên - sản xuất và kinh tế xã hội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.2. Đặc điểm đất đai 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Hiện trạng phân bố và sử dụng đất nông nghiệp 2.1.2.2. Hiện trạng về dân số và lao động 2.1.3. Diễn biến sản xuất nông nghiệp 2.1.3.1. Vai trò của ngành nông nghiệp 2.1.3.2. Diễn biến sản xuất nông nghiệp Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương tiện nghiên cứu 3.2. Phương pháp và nội dung điều tra 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2. Phương pháp tiến hành 3.2.2.1. Chọn hộ điều tra 3.2.2.2. Nội dung điều tra i ii iii vi viii 1 1 1 3 3 3 3 4 5 5 6 7 8 8 8 12 12 12 12 12 12 13 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Phân bố mẫu điều tra trên toàn huyện An Phú 4.2. Đặc điểm chung của nông hộ điều tra trên toàn huyện 4.2.1. Tuổi trung bình của nông hộ 4.2.2. Trình độ văn hóa và kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 4.3. Tài sản và phương tiện sản xuất của nông hộ 4.3.1. Phương tiện sinh hoạt 4.3.2. Phương tiện sản xuất 4.4. Nguồn thông tin cho sản xuất nông hộ 4.4.1. Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp 4.4.2. Người thu nhận và số lượng thông tin cho sản xuất nông nghiệp 4.5. Sử dụng đất và thu nhập sản xuất trong nông hộ 4.5.1. Đặc điểm phân bố đất đai trên nông hộ 4.5.2. Các mô hình sản xuất trong hộ 4.5.2.1. Mô hình rau nhút 4.5.2.2. Mô hình nấm rơm 4.5.2.3. Mô hình bò vỗ béo 4.5.2.4. Mô hình rau màu 4.6. Chi phí và đầu tư khác trong sản xuất nông hộ 4.6.1. Tổng chi phí khác trong sản xuất nông hộ 4.6.2. Tổng thu nhập khác trong sản xuất nông hộ 4.6.3. Lợi nhuận khác trong sản xuất nông hộ 4.7. Yếu tố quyết định thành công của mô hình 4.8. Vay vốn 4.9. Chi tiêu trong gia đình của nông hộ Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG 13 14 14 14 14 15 17 17 20 22 22 23 24 24 26 26 31 41 45 51 51 52 53 54 56 56 59 59 60 61 Pc – 1 DANH SÁCH HÌNH STT Tên Hình Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương tiện đi lại của nông hộ Phương tiện nghe nhìn của nông hộ Máy sản xuất nông nghiệp của nông hộ Phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ Chi phí phân bón Chi phí thuốc trồng rau nhút Đối tượng mua sản phẩm rau nhút Đối tượng mua sản phẩm của rau màu 19 19 21 21 27 27 30 50 DANH SÁCH BẢNG STT Tên bảng Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cho các loại cây trồng ở huyện An Phú Tỷ lệ và dân số huyện An Phu ở năm 2001, 2002 và 2003 Phân bố mẫu điều tra Đặc điểm của nông hộ Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ Người nhận và số lượng thông tin cho sản xuất nông nghiệp Phân bố đất đai trên nông hộ Kỹ thuật trồng rau nhút Trung bình chi phí đầu tư và thu nhập của nông hộ trồng rau nhút Những trở ngại trong việc sản xuất rau nhút Thông tin chung cho hoạt động sản xuất của trồng nấm rơm Các yêu cầu kỹ thuật trồng nấm rơm ở nông hộ Kỹ thuật sản xuất của trồng nấm Bố trí trồng nấm 7 8 14 17 23 24 26 28 29 31 34 35 36 37 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Chọn meo giống và rải meo giống Chăm sóc và thu hoạch Trung bình chi phí đầu tư và thu nhập của nông hộ trồng nấm rơm Phương pháp nuôi bò vỗ béo Trung bình chi phí đầu tư và thu nhập của nông hộ nuôi bò vỗ béo Những trở ngại trong việc sản xuất bò vỗ béo Các yêu cầu kỹ thuật trồng rau màu Lượng phân sử dụng Chăm sóc và thu hoạch Trung bình chi phí đầu tư và thu nhập của nông hộ trồng rau màu Chi phí và đầu tư khác trong nông hộ Yếu tố quyết định thành công của mô hình Vay vốn của nông hộ Chi tiêu trong gia đình của nông hộ 38 39 41 43 44 45 46 47 48 51 53 55 56 58 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hai sông Tiền và sông Hậu chảy qua, là tỉnh có tiềm năng rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Huyện An Phú thuộc tỉnh An Giang với diện tích tự nhiên: 208,97 km2 là huyện đầu nguồn có đường biên giới quốc gia (Việt Nam và Campuchia) dài nhất so với các huyện thị khác. Dân số huyện An Phú là 165.846 người (Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, 2003), đa số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 72,25% dân số. Là một huyện đầu nguồn nằm hẳn trong vùng ngập sâu nên An Phú gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây – con trong sản xuất. Với lượng nước lũ hàng năm gây thiệt hại lớn cho con người, tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng và giao thông nông thôn,… Bên cạnh đó, lũ cũng đã mang đến một lượng phù sa không ít cho sản xuất nông nghiệp và ngành nuôi trồng thủy sản cho toàn huyện. Trong những năm gần đây, tỉnh An Giang đã phát động khuyến khích nông dân, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng màu,…góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong mùa lũ. Hiện tại, người dân An Phú đã và đang thực hiện những mô hình sản xuất trong mùa lũ với những mức độ thành công và thất bại khác nhau. Để đánh giá chính xác hiện trạng sản xuất trong mùa lũ trên địa bàn huyện An Phú, đồng thời cũng làm cơ sở cho mục tiêu chung của tỉnh An Giang là ứng dụng khoa học công nghệ và chính sách vào các mô hình canh tác có hiệu quả để tăng thu nhập cho người dân trong mùa nước nổi. Vì thế, đề tài “Các mô hình canh tác trồng trọt và chăn nuôi trong mùa lũ năm 2004 tại huyện An Phú tỉnh An Giang” nhằm tiến hành điều tra thực trạng sản xuất trong mùa nước nổi trên địa bàn huyện An Phú là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu - Điều tra hiện trạng các hệ thống canh tác của 4 mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau trên huyện An Phú. - Đánh giá hiện trạng kinh tế và xã hội. - Tổng kết các kỹ thuật canh tác và các mô hình sản xuất của nông dân trong mùa lũ để chọn ra mô hình canh tác có hiệu quả. - Xác định các yếu tố trở ngại và nhu cầu cần hỗ trợ để phát triển hệ thống canh tác có triển vọng trong tương lai. Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm tự nhiên - sản xuất và kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang nói chung và huyện An Phú nói riêng 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh An Giang nằm ở phía Tây Nam của nước Việt Nam, giữa hai con sông Tiền và Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ thống sông Mekong. Vị trí địa lý của tỉnh từ 100 đến 110 vĩ Bắc và 104,70 đến 105,50 kinh Đông. - Phía Đông: giáp tỉnh Đồng Tháp - Phía Nam: giáp tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ - Phía Tây và Bắc: giáp Campuchia Diện tích toàn tỉnh 3406,23 km2 chiếm 8,58% diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long và khoảng 1,03% diện tích cả nước (Dương Văn Nhã, 2004). (phụ chương 1) An Phú là huyện đầu nguồn có đường biên giới quốc gia dài nhất so với các huyện thị khác, cách trở giao thông và thường chịu nhiều thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra. Huyện An Phú có diện tích tự nhiên 208,97 km2, dân số 178.613 người (năm 2003), gồm 12 xã và 1 thị trấn . - Phía Tây và Bắc: giáp Campuchia - Phía Nam: giáp thị xã Châu Đốc và huyện Phú Tân - Phía Đông: giáp huyện Tân Châu Gồm 37 tuyến địa giới cấp xã, dài 126,871 km, trong đó 7 tuyến trùng với biên giới quốc gia, 12 tuyến trùng với tuyến huyện, được xác định bằng 39 mốc địa giới hành chính. An Phú có 5 xã Đa Phước, Quốc Thái, Khánh Bình, Nhơn Hội, Vĩnh Trường được Ủy Ban dân tộc miền núi công nhận là khu vực dân tộc đồng bằng và 7 xã giáp biên giới là Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, Nhơn Hội, Khánh An, Khánh Bình, Quốc Thái và Phú Hữu. Huyện lỵ cách Long Xuyên 71 km theo đường quốc lộ 91 và tỉnh lộ 956. 2.1.1.2. Đặc điểm đất đai * Địa hình An Giang có cao độ thấp dần từ biên giới Campuchia đến lộ Cái Sắn và từ bờ sông Hậu đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang, địa hình đồi núi chỉ tập trung chủ yếu hai huyện: Tri Tôn và Tịnh Biên. Nhìn chung, địa hình tỉnh An Giang tương đối thấp và khá bằng phẳng. * Phân loại đất An Phu là môt huyện đâu nguôn cua tinh An Giang, vơi tông diện tich đât nông nghiệp là 53.745 ha, trong đo diện tich trông lua là 22.759 ha (Cục thống kê tinh An Giang, 2003). Điêu này, đa tao nên thê manh cho An Phu vê san xuât lua. Do đăc điêm đât đai đa dang, môi vung co môt nhom đât khac nhau vơi nhưng thay đôi vê tinh chât đât, đia hinh, tâp quan canh tac. Tư kêt qua nghiên cưu cho thây An Giang phân thành 3 nhom đât chinh: nhom đât phen, nhom đât phu sa và nhom đât đôi nui. Trong đo, đăc điêm đât đai cua An Phu thuôc nhom đât phu sa. Đăc tinh chung cua đât phu sa là chưa nhiêu hưu cơ, pH thâp, it bi bào mon và xâm thưc mà chu yêu luôn đươc bôi đâp hàng năm vơi tưng mưc đô khac nhau trong nhưng điêu kiện trâm tich khac nhau (Ủy Ban Nhân Dân tinh An Giang, 2003). Nhóm đất phù sa xám nâu được bồi, ít hữu cơ chiếm một diện tích khá lớn ở 4 huyện cù lao: Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, Tân Châu và dải cánh đồng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Phú, Châu Thành. Đây là phần đất bị ngập nước hàng năm vào mùa lũ, địa hình khá bằng phẳng và trải rộng, vật liệu trầm tích chủ yếu là sét, bột, lẫn chất hữu cơ, bề dày lớp phù sa từ 1 – 2 m. Đất không có khả năng gây hại cho cây trồng, đất dẻo chặt, thích hợp với nhiều loại cây. Đất có phản ứng hơi chua, hàm lượng lân trao đổi khá thấp, tổng lượng sulfat hòa tan cũng ở mức độ thấp 0,1 – 0,2% nhưng hơi tăng ở các tầng dưới. Hàm lượng hữu cơ tầng mặt 3,8% và càng xuống tầng dưới càng thấp, tổng lượng đạm từ trung bình đến thấp (0,1 – 0,2%), đất nghèo lân và kali. Về thành phần cơ giới, sét chiếm 45%, bột chiếm 49%, cát chiếm 1,4%. Do đó, đất có sa cấu pha bột nhưng các tầng dưới hàm lượng sét rất cao. Hiện nay nhóm đất này chiếm diện tích khoảng 24.455 ha đất dùng để trồng lúa 2 vụ là chủ yếu. Một số nơi như ở An Phú, Châu Phú, đất có thể trồng một vụ lúa, một vụ màu như mè, đậu, dưa,…thực vật hoang dại tương đối ít (Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, 2003). 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn * Khí hậu Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11. Lượng mưa của các tháng mùa khô cộng lại không vượt quá 150 mm, chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa của cả năm. Trong mùa mưa lượng mưa chênh lệch nhau không nhiều biến động trong khoảng 130 – 280 mm, số ngày mưa trung bình 121 – 125 ngày/năm (Dương Văn Nhã, 2004). Về mùa lũ, lưu lượng tăng nhanh từ tháng 7 và đạt giá trị lớn nhất vào tháng 10, sau đó giảm vào tháng 11. Lượng nước lũ tràn vào vùng Tứ Giác Long Xuyên theo sông Hậu chiếm khoảng 20 – 25% và lượng lũ tràn từ Campuchia qua các cầu Châu Đốc đến Nhà Bàng chiếm khoảng 25 – 80% tổng lượng nước lũ vào vùng này. Khả năng xuất hiện lũ lớn tại Tân Châu thường có mực nước lũ bằng hoặc cao hơn 4 m, điều này có nghĩa là đại bộ phận đất đai tỉnh An Giang thường xuyên bị ngập vào mùa lũ (Dương Văn Nhã, 2004). * Thủy văn Mực nước lũ năm 2004 tăng cao từ tháng 7 đến tháng 10 khoảng 2,1 – 6,1 m, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11 mực nước hạ xuống đến mức thấp nhất 2,5 m (Phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện An Phú, 2004). 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây, tỉnh An Giang mặc dù có những ảnh hưởng của thiên tai, giá cả nông sản, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng trên 6%/năm. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong tổng nền kinh tế năm 1997 là 43,6% và 39,5% vào năm 2001. Diện tích gieo trồng lúa năm 2000 và 2001 là 456,2 ha với sản lượng tương ứng là 2,4 triệu tấn và 2,2 triệu tấn (Dương Ngọc Thành và ctv, 2004). 2.1.2.1. Hiện trạng phân bố và sử dụng đất nông nghiệp An Giang với tổng diện tích đất tự nhiên 340.623 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2002 là 260.446 ha lên 261.575 ha vào năm 2003, tức tăng 1.129 ha. Trong khi đó, huyện An Phú với tổng diện tích đất tự nhiên 208,02 km2, diện tích trồng lúa năm 2002 chiếm 22.507 ha lên 22.759 ha vào năm 2003, tức tăng 253 ha. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ lệ sử dụng đất. Diện tích trồng lúa 2 vụ/năm từ năm 2002 đến 2003 tăng như vụ Đông Xuân từ 11.868 ha lên 11.993 ha, vụ Hè Thu từ 10.503 ha lên 10.742 ha, riêng vụ Thu Đông giảm từ 136 ha xuống còn 24 ha. (Bảng 1) Việc gia tăng tỷ lệ sử dụng đất một phần do điều kiện đất, nước ngày càng thuận lợi, gia tăng dân số, thị trường nông sản ngày càng cao và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đưa vào đồng ruộng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa. Với điều kiện hiện nay, người dân đã chuyển đổi diện tích sử dụng đất với nhiều loại cây trồng khác như rau màu, ngô,…do thị trường tiêu thụ ổn định, lợi nhuận đem lại cao. Ngoài việc trồng lúa, hiện nay huyện An Phú có diện tích trồng ngô rất lớn so với các loại rau màu khác. Năm 2002 là 2.924 ha lên 3.458 ha vào năm 2003, tức tăng 534 ha. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng xuất khẩu kết hợp với công nghiệp hóa tạo thế mạnh về địa bàn sản xuất, thị trường tiêu thụ và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây là mục tiêu quan trọng của nền nông nghiệp trong tương lai. (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2004) Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cho các loại cây trồng ở huyện An Phú Loại cây trồng Diện tích trồng năm 2002 (ha) Diện tích trồng năm 2003 (ha) - Cây lương thực có hạt - Lúa + Vụ đông xuân + Vụ hè thu + Vụ thu đông - Ngô - Rau dưa - Đậu nành - Đậu phộng - Mè - Mía - Nuôi thủy sản 25.431 22.507 11.868 10.503 136 2.924 1.301 605 23 - - 63,1 26.217 22.759 11.993 10.742 24 3.458 859 368 14 67 3 44,1 Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang, 2004 2.1.2.2. Hiện trạng về dân số và lao động Theo số liệu thống kê năm 2003 đươc thê hiện ở Bang 2, huyện An Phu co số dân là 178.613 ngươi, trong đo nam là 88.266 ngươi và 90.347 ngươi là nư. Mât đô dân số binh quân 859 ngươi/km2, trong đo số dân sống ở nông thôn là 167.168 ngươi và 11.445 ngươi ở thành thi. Điêu này cho thây huyện An Phu co tỷ lệ dân số sống trong khu vưc nông nghiệp chiêm đa số (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2004). Dân số trong huyện ngày càng cao trong khi điêu kiện kinh tê phat triên châm, sưc ep dân số cung là trở ngai đê phat triên kinh tê cua huyện. Dân số chu yêu tâp trung ở linh vưc nông nghiệp, do đo muốn phân bố lai lao đông cho đông đêu vào cac linh vưc khac là môt vân đê kho khăn. Tỷ lệ can bô khoa hoc kỹ thuât cao tâp trung ở thành thi là số đông, đối vơi nông dân san xuât vân con năng theo kinh nghiệm,…vi vây mà không tranh khoi lang phi tiên vốn và tài nguyên (Cục thống kê tinh An Giang, 2004). Bang 2: Tỷ lệ và dân số huyện An Phu ở năm 2001, 2002 và 2003 Tỷ lệ và dân số huyện An Phu 2001 2002 2003 Dân số toàn huyện (người) - Nam - Nư Chia theo khu vưc - Thành thi - Nông thôn 172.030 84.814 87.216 11.162 160.868 176.917 87.574 89.343 11.318 165.599 178.613 88.266 90.347 11.445 167.168 Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang, 2004 2.1.3. Diễn biến sản xuất nông nghiệp 2.1.3.1. Vai trò của ngành nông nghiệp An Phú chủ yếu sản xuất nông nghiệp chiếm 72,3%, lâm nghiệp (0,9%) và 26,8% là sản xuất khác. Chính vì vậy, nền kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng so với các ngành kim ngạch khác. Cho nên An Phú cần phải tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và đang trở thành một yêu cầu bức thiết (Phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện An Phú, 2004). 2.1.3.2. Diễn biến sản xuất nông nghiệp Vào những năm gần đây, vị trí bắp lai được coi là quan trọng đứng sau lúa tại An Giang, trồng tập trung tại Châu Phú, Tân Châu, An Phú và Chợ Mới với diện tích gieo trồng năm 2000 là 4.000 ha, năng suất bình quân tại An Giang khá cao đạt 9 tấn/ha vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và Xuân Hè đạt 7,5 tấn/ha, bình quân nông dân đạt 7 - 9 triệu đồng/ha (Dương Ngọc Thành và ctv, 2004). Toàn tỉnh An Giang có tổng diện tích sản xuất lúa vụ 3 là 35.352 ha (tăng 16.497 ha so năm 2001), với tổng số 42.502 hộ tham gia, năng suất bình quân đạt 5,2 tấn/ha, sản lượng lương thực đạt 183.113 tấn (tăng 86.824 tấn so với năm 2001), đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 51.286 lao động và hàng trăm ngày lao động trong mùa nước nổi. Nhìn chung, năm 2002 là năm có diện tích sản xuất lúa vụ 3 cao nhất từ trước đến nay, nhiều huyện có diện tích vụ 3 tăng lên đáng kể so với năm 2001 như huyện Phú Tân, từ 211 ha tăng lên 9.185 ha (tăng 8.974 ha), huyện Chợ Mới từ 13.824 ha tăng lên 17.404 ha (tăng 3.580 ha), huyện Thoại Sơn từ 101 ha tăng lên 2.708 ha (tăng 2.607 ha),… Nguyên nhân là do thị trường lúa được giá, dễ tiêu thụ nên nông dân mở rộng diện tích sản xuất thêm lúa vụ 3 trong năm (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 2003). Tình hình lũ năm 2004, mực nước lũ nhỏ, cao hơn so với cùng kỳ, An Phú có nhiều thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh việc sản xuất lúa 3 vụ đã đem lại hiệu quả cao còn có các mô hình trồng nấm rơm với diện tích trồng 12 ha, có khoảng 30 hộ tham gia, diện tích từng điểm bình quân từ 400 – 600 m2, giải quyết việc làm cho khoảng 150 lao động, sau 45 ngày thu hoạch đạt 3 – 4,5 triệu đồng/500 m2. Ngoài ra, còn có các mô hình trồng rau nhút, trồng ấu, rau muống,… (Phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện An Phú, 2004). Các mô hình nuôi trồng thủy sản trong mùa nước nổi cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có khoảng 5.336 hộ tham gia và giải quyết việc làm thường xuyên cho 8.627 lao động, trong đó: • Nuôi cá lồng, bè nhỏ được tiêu thụ nội địa chủ yếu cá lóc, cá rô đồng, cá lóc bông, bống tượng, cá trê phi với tổng số 1.355 lồng, tăng 655 lồng so với năm 2002 có 1.141 hộ tham gia và giải quyết việc làm cho 2.710 lao động, sản lượng 3.609 tấn. • Nuôi cá hầm: 1.246 ha chủ yếu là cá tra gần 2.500 hộ tham gia và giải quyết việc làm thường xuyên 3.783 lao động, sản lượng nuôi trong 5 tháng mùa nước ước đạt 18.690 tấn. • Nuôi chân ruộng: 354 ha chủ yếu nuôi tôm càng xanh, tăng 47 ha so năm 2002, có 416 hộ tham gia và giải quyết việc làm thường xuyên cho 708 lao động, sản lượng ước đạt 266 tấn. Lãi thu được, đối với nuôi cá từ 5 – 10 triệu đồng/ha, nuôi tôm càng xanh lãi thu được cao hơn từ 15 – 25 triệu đồng/ha. • Nuôi đăng quầng chủ yếu nuôi tôm càng xanh 48,6 ha, có 97 hộ tham gia (phần lớn là hộ nghèo) và giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 50 lao động, sản lượng ước đạt 30 tấn. Thu được lãi cao từ 10 – 15 triệu đồng/ha. • Nuôi trong vèo, mùng lưới chủ yếu là các loại cá đen phát triển mạnh với số lượng 1.421 cái (diện tích mặt nước nuôi 35.115 m2), có 1.182 hộ tham gia (phần lớn là hộ nghèo) và giải quyết việc làm cho 1.421 lao động, sản lượng ước đạt 1.354 tấn. Qua điều tra, khảo sát hộ nuôi diện tích 8 – 10 m2, lãi thu được từ 2 – 4 triệu đồng. (Nguyễn Văn Phương và Vũ Quang Cảnh, 2004) Để tận dụng mặt nước ao, lòng hồ, vùng trũng và mặt nước trên đất ruộng để trồng gồm có: • Rau nhút: diện tích trồng 3,5 ha (rải rác ở các xã), có khoảng 30 hộ tham gia và giải quyết việc làm cho khoảng 65 lao động. Năng suất từ 9 – 12 tấn/ha, lợi nhuận đạt được từ 10 – 12 triệu đồng/ha (Phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện An Phú, 2004). • Ấu: diện tích trồng khoảng 3 ha tập trung ở xã Vĩnh Trường, Khánh An, Khánh Bình có khoảng 10 hộ tham gia, năng suất đạt từ 7 – 12 tấn/ha, lợi nhuận đạt được từ 7 – 8 triệu đồng/ha (Phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện An Phú, 2004). • Rau muống: diện tích trồng khoảng 13 ha, có khoảng 32 hộ tham gia, giải quyết việc làm cho khoảng 62 lao động, lợi nhuận đạt từ 6 – 10 triệu đồng/ha (Phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện An Phú, 2004). • Sen: 102 ha tăng 73 ha so năm 2002, có 263 hộ tham gia và giải quyết việc làm thường xuyên cho 715 lao động. Thu lãi cao từ 10 – 15 triệu đồng/ha từ việc bán ngó, bán gương và tranh thủ rằm bán bông, tỷ lệ lãi/chi phí là 2 - 3 lần (Tỉnh Ủy An Giang, 2004). Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ trong mùa nước nổi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh tranh thủ trồng dưa leo, cà chua, cải các loại, bầu, bí, mướp, hành, hẹ, khổ qua, ớt,…theo nhiều mô hình sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao điển hình như: • Trồng cải (cải bắp, cải các loại): lãi thu được từ 18 – 21 triệu đồng/ha (bình quân 1,8 – 2,1 triệu đồng/1000 m2), tỷ lệ lãi/chi phí là 1,3 – 1,5 lần. • Dưa leo, cà chua: lãi thu được từ 11 – 13 triệu đồng/ha (bình quân 1,1 – 1,3 triệu đồng/1000 m2), tỷ lệ lãi/chi phí là 0,6 – 0,8 lần. • Bầu, bí, mướp: năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha, lãi thu được 19,5 triệu đồng/ha (bình quân 1,9 triệu đồng/1000 m2), tỷ lệ lãi/chi phí là 1,1 lần. • Hành, hẹ: năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha, lãi thu được 18,6 triệu đồng/ha (bình quân 1,9 triệu đồng/1000 m2), tỷ lệ lãi/chi phí là 1,6 lần. Việc trồng bầu, bí, mướp, hành, hẹ, khổ qua, ớt có số đông hộ nghèo tham gia, diện tích sản xuất của từng hộ không lớn từ 300 – 1.000 m2, nhưng thu được lãi cao. Ở các huyện đầu nguồn An Phú, Tân Châu và Châu Đốc nhiều nơi đất thổ cư bị ngập nhưng nông dân còn có sáng kiến đổ đất vào cần xé, can nhựa, bắt giàn kê cao khỏi mặt nước để trồng cây chủ yếu là bầu, bí, mướp, khổ qua vừa đáp ứng nhu cầu cho bữa ăn hàng ngày và bán chợ, ngoài ra cũng góp phần có thu nhập ổn định cuộc sống trong mùa nước nổi. Nhìn chung, lãi thu được từ việc trồng rau màu các loại gấp từ 3 – 5 lần so với cây lúa. Mô hình sản xuất 3 vụ trong năm đã làm tăng giá trị sử dụng đất, đạt doanh thu từ 21 – 29 triệu đồng/ha, lãi thu được từ 12 – 17 triệu đồng/ha. (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 2003) Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương tiện nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu huyện An Phú – An Giang. - Máy vi tính để nhập số liệu và xử lý số liệu. - Bảng câu hỏi để phỏng vấn nông hộ, phiếu phỏng vấn cần có thông tin đầy đủ. - Xe máy để đi đến trực tiếp từng hộ nông dân. Ngoài ra còn có thêm một số vật dùng có liên quan như giấy, viết,… 3.2. Phương pháp và nội dung điều tra 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập thông tin từ huyện xã, người am hiểu để xác định 4 mô hình có triển vọng trong mùa lũ trên địa bàn của huyện, chọn ngẫu nhiên 15 - 20 hộ cho mỗi loại mô hình để tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đã được chuẩn bị trước (Phụ chương 2). Chọn 4 mô hình tiêu biểu trên toàn huyện An Phú: trồng rau màu, trồng rau nhút, nuôi bò vỗ béo và trồng nấm rơm. 3.2.2. Phương pháp tiến hành - Thu thập số liệu thứ cấp (huyện, xã). - Phỏng vấn người am hiểu. - Hoàn chỉnh bảng phỏng vấn. - Điều tra trực tiếp nông hộ bằng “mẫu phỏng vấn nông hộ”. - Xử lý số liệu. - Phân tích số liệu. - Tổng hợp và viết báo cáo. 3.2.2.1. Chọn hộ điều tra Chọn đại diện 15 – 20 hộ cho mỗi mô hình trên toàn huyện. Sau đó tiến hành điều tra chính thức từ ngày 12/01/2005 đến 30/01/2005 trên toàn huyện. Để đảm bảo số liệu tin cậy số phiếu điều tra 75 phiếu cho 4 mô hình. 3.2.2.2. Nội dung điều tra Nguồn lực nông hộ: Ghi nhận những thông tin chung của nông hộ như: tên, tuổi, trình độ chủ hộ, nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp, những đặc điểm đất đai nông hộ, bố trí và sử dụng đất, tài sản, phương tiện, nhà ở,… Hoạt động sản xuất và thu nhập: Ghi nhận các hoạt động sản xuất trong nông hộ như: sản xuất cây hàng năm, sản xuất cây lâu năm từ khâu chuẩn bị đất đến khâu thu hoạch, chi phí lao động, chi phí vật tư cho từng vụ, từng loại cây trên diện tích nông hộ. Trong chăn nuôi và trồng trọt ghi nhận kiểu nuôi, chi phí và thu hoạch sản phẩm. Các trở ngại khó khăn: Ghi nhận các trở ngại khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông hộ. Phương hướng giải quyết: Ghi nhận các đề xuất phát triển của nông hộ. 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để phân tích số liệu. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân bố mẫu điều tra trên toàn huyện An Phú Căn cứ vào số phiếu điều tra tổng cộng là 75 phiếu cho 4 mô hình. Rau màu: 20 phiếu, rau nhút: 20 phiếu, nấm rơm: 15 phiếu và bò vỗ béo: 20 phiếu, phân bố trên 5 xã của huyện An Phú là Khánh An, Khánh Bình, Quốc Thái, Vĩnh Trường và Đa Phước. Trong đó, Vĩnh Trường có 20 phiếu (chiếm 26,7%), Quốc Thái (16 phiếu chiếm 21,3%), Khánh An (6 phiếu chiếm 8%), Khánh Bình (25 phiếu chiếm 33,3%), và Đa Phước (8 phiếu chiếm 10,7%). Số phiếu phân bố trên 5 xã đại diện với những điều kiện khác nhau theo tỷ lệ được thể hiện ở Bảng 3 đại diện số hộ trên toàn huyện. Bảng 3: Phân bố mẫu điều tra Các xã điều tra trong huyện Số mẫu điều tra Tỷ lệ (%) Toàn h._.uyện An Phú 1. Xã Vĩnh Trường - Ấp 1 2. Xã Quốc Thái - Ấp 2 3. Xã Khánh An - Ấp 1 4. Xã Khánh Bình - Ấp 2 - Ấp 5 5. Xã Đa Phước - Ấp Hà Bao 1 75 20 16 6 25 3 22 8 100 26,7 21,3 8 33,3 4 29,3 10,7 4.2. Đặc điểm chung của nông hộ điều tra trên toàn huyện 4.2.1. Tuổi trung bình của nông hộ Qua số liệu điều tra được thể hiện ở Bảng 4, tuổi trung bình của các chủ hộ ở 4 mô hình từ 47 – 51 tuổi, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất: - Mô hình rau nhút: chủ hộ ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuổi chiếm 5%, 31 – 40 tuổi (25%), 41 – 50 tuổi (10%) và khoảng 60% chủ hộ ở độ tuổi trên 50 tuổi. - Mô hình nấm rơm, chủ hộ ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuổi chiếm 6,7%, 31 – 40 tuổi (33,3%), 41 – 50 tuổi (13,3%) và khoảng 46,7% chủ hộ ở độ tuổi trên 50 tuổi. - Mô hình rau màu, chủ hộ ở độ tuổi 31 – 40 tuổi chiếm 25%, 41 – 50 tuổi (40%) và khoảng 35% chủ hộ ở độ tuổi trên 50 tuổi. - Mô hình bò vỗ béo, chủ hộ ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuổi chiếm 5%, 31 – 40 tuổi (20%), 41 – 50 tuổi (35%) và khoảng 40% chủ hộ ở độ tuổi trên 50 tuổi. Như vậy, chủ hộ ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao từ 35 – 60%, cao nhất là những hộ trồng rau nhút (60%) và thấp nhất là những hộ trồng rau màu (35%). Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và rất khó khuyến cáo trong việc áp dụng kỹ thuật canh tác mới. 4.2.2. Trình độ văn hóa và kinh nghiệm sản xuất của nông hộ Trình độ văn hóa của chủ hộ tương đối thấp, trong đó 25% chủ hộ không biết chữ, 52,1% có trình độ văn hóa cấp I, 15,4% ở cấp II và cấp III là 7,5%. Trong khi đó với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm làm cho những nông hộ tích lũy càng nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và được thể hiện ở các mô hình canh tác sau: - Mô hình rau nhút: những hộ có kinh nghiệm sản xuất nhỏ hơn hoặc bằng 10 năm chiếm khoảng 95% và từ 11 – 20 năm chiếm khoảng 5%. - Mô hình rau màu: những hộ có kinh nghiệm sản xuất nhỏ hơn hoặc bằng 10 năm chiếm 75%, 11 – 20 năm (15%) và 10% là 21 – 30 năm. - Mô hình nấm rơm: những hộ có kinh nghiệm sản xuất nhỏ hơn hoặc bằng 10 năm chiếm 80% và 11 – 20 năm chiếm 20%. - Mô hình bò vỗ béo: những hộ có kinh nghiệm sản xuất nhỏ hơn hoặc bằng 10 năm chiếm 80% và 11 – 20 năm chiếm 20%. Từ kết quả trên cho thấy, trình độ văn hóa của chủ hộ còn ở mức thấp, sự hiểu biết của họ chưa cao, với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm của họ khoảng 5 – 10 năm chiếm 75 – 95% nên kỹ thuật canh tác chỉ quen theo cách truyền thống của mình. Ngoài ra số nhân khẩu trung bình trong hộ từ 4,1 – 5,6 người, số nhân khẩu này tương đối cao. Nguồn lực lao động tương đối dồi dào trung bình từ 1,8 – 2,8 người/hộ, trong đó lao động chính trong nông nghiệp chiếm 45 – 85%, cao nhất là những hộ làm mô hình rau màu và thấp nhất là những hộ làm mô hình rau nhút. Lao động làm thuê trong nông nghiệp chiếm 13,3 – 30%, cao nhất là những hộ làm mô hình rau nhút và thấp nhất là những hộ làm mô hình bò vỗ béo. Lao động làm thuê phi nông nghiệp chiếm 10 – 40%, cao nhất là những hộ làm mô hình bò vỗ béo và thấp nhất là những hộ làm mô hình rau màu. Từ những kết quả được trình bày ở trên cho thấy, khả năng truyền đạt kỹ thuật cho nông hộ sử dụng rộng rãi là điều rất khó khăn, đối với những người lớn tuổi có kinh nghiệm sản xuất nhiều năm cộng thêm trình độ học vấn hạn chế, nên khó thuyết phục họ áp dụng kỹ thuật mới. Một phần số nhân khẩu trong hộ tương đối cao dẫn tới họ không dám tin vào người khác, vì họ chỉ nghe mà không được thấy, nếu áp dụng không thành công thì cuộc sống họ phải vất vã. Chính vì vậy, mà việc truyền đạt kỹ thuật mới còn nhiều khó khăn. Bảng 4: Đặc điểm của nông hộ Đặc điểm nông hộ Rau Nhút Rau Màu Nấm Rơm Bò Vỗ Béo Tỷ lệ (%) 1. Tuổi trung bình của chủ hộ (TB) - Nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuổi (%) - Từ 31 – 40 tuổi (%) - Từ 41 – 50 tuổi (%) - Lớn hơn 50 tuổi (%) 2. Trình độ văn hoá chủ hộ (%) - Mù chữ - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Trung cấp và đại học 3. Kinh nghiệm sản xuất (%) - Nhỏ hơn hoặc bằng 10 năm - Từ 11 – 20 năm - Từ 21 – 30 năm 4. Nhân khẩu trong hộ (TB) 5. Số lao động chính (TB) 6. Số lao động nữ (TB) 7. Lao động chính trong NN (%) 8. Lao động thuê trong NN (%) 9. Lao động thuê phi NN (%) 48,4 5 25 10 60 30 50 5 15 0 95 5 0 5,1 2,8 1,3 45 30 25 48,2 0 25 40 35 20 30 35 15 0 75 15 10 4,9 2,8 1,3 85 5 10 50,7 6,7 33,3 13,3 46,7 20 73,3 6,7 0 0 80 20 0 4,1 1,8 1,5 53,7 13,3 33,3 47,5 5 20 35 40 30 55 15 0 0 80 20 0 5,6 2,8 1,4 60 0 40 25 52,1 15,4 7,5 0 Ghi chú: TB: Trung bình NN: Nông nghiệp 4.3. Tài sản và phương tiện sản xuất của nông hộ 4.3.1. Phương tiện sinh hoạt Kết quả điều tra được trình bày qua Hình 1 cho thấy, về các phương tiện khác phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, thì những hộ làm mô hình bò vỗ béo và rau màu có những phương tiện đi lại bằng xe máy và xe đạp chiếm tỷ lệ tương đối bằng nhau tương ứng với 35 – 53,3% và 70 – 90%. Đối với phương tiện nghe nhìn bằng ti vi khoảng 55 – 85% và đầu video ở các mô hình thì tương đối bằng nhau từ 20 – 35% (Hình 2), riêng radio chiếm tỷ lệ cao nhất ở những hộ trồng rau màu (75%) và thấp nhất ở những hộ nuôi bò vỗ béo (40%). Như vậy, từ những phương tiện sinh hoạt của nông hộ ở những mô hình canh tác trong mùa lũ cho ta thấy rằng, những phương tiện này phần nào đáp ứng nhu cầu trong đời sống và sinh hoạt của người dân ở đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ nông dân vẫn chưa có đầy đủ phương tiện sinh hoạt. 40 35 40 90 70 75 53,3 46,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Bò vỗ béo Nấm rơm Rau nhút Rau màu Mô hình Tỷ lệ n ôn g hộ th ực h iệ n (% ) Xe máy Xe đạp Hình 1: Phương tiện đi lại của nông hộ 65 55 85 60 75 40 73,3 55 35 25 2020 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Bò vỗ béo Nấm rơm Rau nhút Rau màu Mô hình Tỷ lệ n ôn g hộ th ực h iệ n (% ) Tivi Radio Đầu Video Hình 2: Phương tiện nghe nhìn của nông hộ 4.3.2. Phương tiện sản xuất Kết quả điều tra được trình bày qua Hình 3 cho thấy: các phương tiện máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy suốt và máy sấy chủ yếu là thuê mướn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác ngoài mô hình đang canh tác của nông hộ. Còn máy bơm nước chiếm tỷ lệ cao nhất ở mô hình rau màu (70%) và thấp nhất ở mô hình bò vỗ béo (25%), máy quạt nước chiếm tỷ lệ tương đối thấp ở các mô hình. Ngoài các máy phục vụ sản xuất nông nghiệp còn có các phương tiện khác phục vụ sản xuất như xuồng chiếm tỷ lệ cao nhất ở những hộ làm mô hình rau nhút (60%) và thấp nhất ở những hộ làm mô hình rau màu (25%), bình xịt có tỷ lệ cao nhất ở những hộ làm mô hình rau màu (95%) và thấp nhất ở những hộ làm mô hình bò vỗ béo là 25% (Hình 4). Nhìn chung đối với những vùng ngập lũ của huyện, đời sống của nông hộ sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và phương tiện sản xuất chính của họ chủ yếu là bình xịt và máy bơm nước ở 4 mô hình. 0 0 0 5 25 55 70 35 0 53,4 13,3 20 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Bò vỗ béo Nấm rơm Rau nhút Rau màu Mô hình Tỷ lệ n ôn g hộ sử d ụn g (% ) Máy cày Máy bơm nước Máy quạt nước Hình 3: Máy sản xuất nông nghiệp của nông hộ 25 85 95 35 60 25 46,7 26,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Bò vỗ béo Nấm rơm Rau nhút Rau màu Mô hình Tỷ lệ nô ng hộ sử dụ ng (% ) Bình xịt xuồng Hình 4: Phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ 4.4. Nguồn thông tin cho sản xuất nông hộ 4.4.1. Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp Theo kết quả điều tra được trình bày ở Bảng 5 cho thấy, trình độ hiểu biết về kỹ thuật của nông hộ chưa cao, những nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất nông hộ chỉ là sự trao đổi qua lại giữa người này với người khác, từ đó rút ra kỹ thuật của riêng mình, chiếm khoảng 46,7 – 65% nông dân lấy nguồn thông tin từ những người dân khác và 30 – 46,7% học hỏi kỹ thuật từ bà con thân nhân. Ngoài ra họ còn xem ti vi hoặc radio về các chương trình khuyến nông, quảng cáo, nhịp cầu nhà nông,…để hiểu biết thêm kỹ thuật và thuốc phòng trị. Khoảng 30 – 66,7% số hộ nắm bắt thông tin từ ti vi, cao nhất là những hộ trồng nấm rơm chiếm 66,7% và thấp nhất là những hộ trồng rau nhút chiếm 30%. Đối với những nông hộ sống trong vùng ngập lũ, hằng ngày họ phải đối mặt với đói nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn. Họ không có thời gian tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác như báo, tạp chí, kỹ thuật viên, dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp, các nhà nghiên cứu khoa học, hợp tác xã, lãnh đạo địa phương,… Bảng 5: Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ Nguồn thông tin Bò Vỗ Béo Nấm Rơm Rau Nhút Rau màu Tần Suất % Tần Suất % Tần Suất % Tần suất % 1. Không có thu nhận thông tin 2. Có thu nhận nguồn thông tin - Từ người nông dân khác - Từ bà con thân nhân - Ti vi - Radio - Báo/ tạp chí - Tổ chức chính phủ 180 40 10 9 11 2 0 3 81,8 18,2 50 45 55 10 0 15 133 32 7 7 10 2 0 4 80,6 19,4 46,7 46,7 66,7 13,3 0 26,7 185 35 13 9 6 3 1 0 84,1 15,9 65 45 30 15 5 0 166 54 13 6 12 6 3 3 75,5 24,6 65 30 60 30 15 15 - Dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp - Từ các nhà nghiên cứu khoa học - Hợp tác xã - Lãnh đạo địa phương - Khác 0 0 0 4 1 0 0 0 20 5 0 0 0 3 0 0 0 0 20 0 1 0 0 1 1 5 0 0 5 5 2 0 1 6 2 10 0 5 30 10 Tổng cộng 20 100 20 100 15 100 20 100 4.4.2. Người thu nhận và số lượng thông tin cho sản xuất nông nghiệp Do trình độ hiểu biết của nông hộ còn kém, nông dân thường có quan niệm làm theo cách hiểu biết của mình nên họ không cần học hỏi thêm từ ai khác hoặc là từ các chương trình trên ti vi, phần lớn họ ít quan tâm đến các chương trình thời sự, mà chỉ thích các chương trình ca nhạc hoặc phim ảnh,…cho nên đa số những người nắm bắt thông tin thường là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp như chủ hộ, có khoảng 12,3 – 24,6% chủ hộ nắm bắt thông tin từ các nguồn khác nhau (từ những người nông dân khác, từ ti vi, radio,…) cao nhất là những hộ trồng rau màu chiếm 24,6% và thấp nhất là những hộ trồng rau nhút (12,3%). Tuy nhiên trong số những nông hộ này chỉ có một số nông hộ là nắm bắt thông tin thường xuyên khoảng 7,3 – 12,7%, một số khoảng vài lần chiếm 6,7 – 15,5%, còn đại đa số là nông hộ chưa bao giờ học hỏi từ người khác chiếm 75,5 - 84,1%, cao nhất là những hộ trồng rau nhút (Bảng 6). Từ kết quả này cho thấy, do rau nhút dễ trồng nên người dân ở đây không quan tâm tới kỹ thuật nhiều, một phần họ không tin tưởng vào những kỹ thuật do người khác truyền đạt. Vì vậy kỹ thuật canh tác của họ còn hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Bảng 6: Người nhận và số lượng thông tin cho sản xuất nông nghiệp Ai nhận thông tin Bò Vỗ Béo Nấm Rơm Rau Nhút Rau màu Tần Suất % Tần Suất % Tần Suất % Tần suất % 1. Người nhận thông tin - Chủ hộ - Vợ chủ hộ - Người khác 2. Số lần nhận thông tin - Thường xuyên - Vài lần - Chưa bao giờ 35 3 2 21 19 180 15,9 1,4 0,9 9,5 8,6 81,3 24 1 7 21 11 133 14,6 0,6 4,2 12,7 6,7 80,6 27 0 8 16 19 185 12,3 0 3,6 7,3 8,6 84,1 54 0 0 20 34 166 24,6 0 0 9,1 15,5 75,5 4.5. Sử dụng đất và thu nhập sản xuất trong nông hộ 4.5.1. Đặc điểm phân bố đất đai trên nông hộ Qui mô đất đai bình quân trên hộ biến động lớn giữa các hộ làm những mô hình khác nhau, thấp nhất là những hộ làm mô hình nấm rơm và cao nhất là những hộ làm mô hình rau màu (Bảng 7). Do sự phân bố đất đai không đồng đều giữa các xã, mô hình rau nhút với diện tích bình quân là 1,3 ha/hộ, rau màu (1,8 ha/hộ), nấm rơm (0,3 ha/hộ) và 0,3 ha/hộ ở bò vỗ béo. Điều này cho thấy, những hộ làm mô hình rau màu có diện tích lớn hơn so với những hộ làm mô hình nấm rơm. Hơn nữa điều này cũng hợp lí do trồng nấm rơm không cần diện tích lớn và phù hợp với những hộ nghèo có ít đất canh tác (Bảng 7). Cũng từ số liệu điều tra được trình bày ở Bảng 7 cho thấy, bình quân diện tích đất canh tác trên hộ biến động lớn giữa các mô hình từ 0,3 – 1,8 ha/hộ, sự khác nhau rất lớn về sử dụng đất sản xuất được thể hiện ở các mô hình sau: - Mô hình nấm rơm diện tích bình quân trên hộ 0,3 ha, đất sử dụng vào việc sản xuất chủ yếu là thuê mướn. Chính vì vậy, làm cho nông hộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích đất thổ cư chiếm 24,1%, đất ruộng (74,7%) và đất vườn (1,2%). - Mô hình rau màu với diện tích bình quân trên hộ là 1,8 ha. Trong đó, diện tích đất thổ cư chiếm 10,9%, đất ruộng (71,3%), đất vườn (2,2%), ao, mương (0,5%) và đất khác (15,1%). - Mô hình rau nhút với diện tích bình quân trên hộ là 1,3 ha. Trong đó, diện tích đất thổ cư chiếm 8,6%, đất ruộng (80,5%), ao, mương (6,5%) và đất khác (4,4%). - Mô hình bò vỗ béo với diện tích bình quân trên hộ là 0,3 ha. Trong đó, diện tích đất thổ cư chiếm 21,1%, đất ruộng (53,4%), đất vườn (6,2%), ao, mương (0,8%) và đất khác (18,5%). Theo số liệu đã tổng kết trên cho thấy đời sống của những nông hộ nuôi bò vỗ béo và trồng nấm rơm còn nhiều khó khăn, họ không có đủ đất để sản xuất, trung bình khoảng 0,3 ha/hộ, hàng năm còn phải đương đầu với cơn lũ tràn về làm thiệt hại đến tài sản nông hộ, làm cho đời sống của họ gặp khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bảng 7: Phân bố đất đai trên nông hộ Phân bố sử dụng đất đai ở nông hộ Bò Vỗ Béo Nấm Rơm Rau Nhút Rau màu Diện tích đất bình quân trên nông hộ ( ha/hộ): 1. Tỷ lệ đất thổ cư (%) 2. Tỷ lệ đất ruộng (%) 3. Tỷ lệ đất vườn (%) 4. Tỷ lệ ao, mương (%) 5. Tỷ lệ đất khác (%) 0,3 21,1 53,4 6,2 0,8 18,5 0,3 24,1 74,7 1,2 0 0 1,3 8,6 80,5 0 6,5 4,4 1,8 10,9 71,3 2,2 0,5 15,1 4.5.2. Các mô hình sản xuất trong hộ 4.5.2.1. Mô hình rau nhút Về kỹ thuật canh tác, qua kết quả điều tra được trình bày ở Bảng 8 cho thấy, rau nhút rất dễ trồng nên có thể trồng ở mọi thời điểm trong năm, trong đó 70% số nông hộ ở đây trồng quanh năm và còn lại là 30% trồng trong mùa lũ. Về các hoạt động trước khi trồng như chuẩn bị đất, làm sạch các tản rong rêu trên bề mặt nước và tu sửa bờ thì đa số các hộ đều không thực hiện, tuy nhiên vẫn có hộ thực hiện đầy đủ các khâu trên như chuẩn bị đất chiếm 35%, làm sạch rong (25%) và tu sửa bờ (20%). Về tiêu chuẩn chọn giống, có khoảng 30% số hộ quan tâm đến tiêu chuẩn chọn cành non và đọt tốt, 10% chọn cọng dài, 20% chọn rễ lớn và đọt tốt và 35% số hộ quan tâm chọn không sâu bệnh. Lượng giống sử dụng bình quân 760 kg/ha, khoảng cách trồng bụi cách bụi từ 0,8 – 1 m, hàng cách hàng từ 1 – 1,3 m và bình quân trên 1 ha lượng phân bón cho rau khoảng 396 kg, tuy nhiên có những hộ sử dụng phân bón và lượng thuốc hoá học sử dụng rất ít thậm chí có hộ không sử dụng nhưng năng suất đem lại cũng tương đối cao. Đối với những hộ không sử dụng phân bón khoảng 5%, 50% có sử dụng phân bón nhưng ở mức chi phí thấp (nhỏ hơn 1 triệu đồng/ha) và lớn hơn 1 triệu đồng/ha chiếm 45% (Hình 5). Chi phí cho việc sử dụng thuốc hóa học nhỏ hơn 1 triệu đồng/ha chiếm 55%, 10% lớn hơn 1 triệu đồng/ha và còn lại 35% số hộ không sử dụng thuốc trong trồng rau nhút (Hình 6). 50%45% 5% < 1 triệu đồng/ha > 1 triệu đồng/ha Không sử dụng Hình 5: Chi phí phân bón 55% 10% 35% < 1 triệu đồng/ha > 1 triệu đồng/ha Không sử dụng Hình 6: Chi phí thuốc trồng rau nhút Bảng 8: Kỹ thuật trồng rau nhút Hoạt động Tỷ lệ nông hộ thực hiện 1. Phương pháp canh tác (%) - Chuẩn bị đất - Làm sạch rong - Tu sửa bờ 2. Thời điểm trồng (%) - Trồng quanh năm - Trồng trong mùa lũ 3. Khoảng cách trung bình (m) - Hàng cách hàng - Bụi cách bụi 35 20 25 70 30 1,33 0,83 4. Tiêu chuẩn chọn giống (%) - Cọng non, đọt tốt - Cọng dài - Rễ lớn, đọt tốt - Không sâu bệnh 5. Lượng giống sử dụng (kg/ha) 6. Lượng phân bón (kg/ha) 30 10 20 35 760,3 396,4 Tuy nhiên, qua số liệu được trình bày ở Bảng 9 cho thấy, chi phí đầu tư thấp, trung bình khoảng 8,7 triệu đồng/ha/vụ, trong đó chi phí cho giống là 1 triệu đồng/ha, phân bón (1,9 triệu đồng/ha), thuốc bảo vệ thực vật (0,7 triệu đồng/ha), lao động thuê (0,5 triệu đồng/ha), lao động nhà (4,1 triệu đồng/ha) và chi phí khác khoảng 0,5 triệu đồng/ha. Năng suất đạt được tương đối cao, bình quân khoảng 7.500 – 8.000 kg/ha/vụ. Với chi phí đầu tư rất thấp, những nông hộ trồng rau nhút hàng năm đều đem lại thu nhập và lợi nhuận cao được thể hiện qua thông số giá bán bình quân 1.705 đồng/kg thì mỗi vụ trung bình trên nông hộ thu khoảng 13,4 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận thu đạt 4,7 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy, qua các kết quả trên thì rau nhút dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư ít nhưng cho lợi nhuận cao. Do đó việc tận dụng mặt nước trong việc trồng rau nhút đã góp phần tăng thêm thu nhập, giải quyết được nguồn lao động nhàn rỗi trong mùa lũ. Bảng 9: Trung bình chi phí đầu tư và thu nhập của nông hộ trồng rau nhút Chi phí đầu tư và thu nhập Chi phí (triệu đồng/ha) Thu nhập 1. Đầu tư - Giống - Phân bón - Thuốc bảo vệ thực vật - Lao động thuê - Lao động nhà - Chi phí khác 2. Năng suất (kg/ha) 3. Giá bán (đồng/kg) 4. Tổng thu (triệu đồng/ha) 5. Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 6. Thu hoạch (kg/ha) - Lần 1 - Lần 2 - Lần 3 - Lần 4 - Lần 5 - Lần 6 - …. 8,7 1 1,9 0,7 0,5 4,1 0,5 7.934 1.705 13,4 4,7 165 172 203,5 167,3 139,3 111,5 … Theo số liệu điều tra được thể hiện ở Hình 7 cho thấy: đa số những hộ trồng rau nhút sau khi thu hoạch chủ yếu bán cho bạn hàng chiếm 95%, còn lại là bán cho hàng xóm 5%. Rau cắt xong được vận chuyển đến chợ cân lại cho bạn hàng hoặc có thể những người này đến nhà mua. Số lượng rau cắt/lần từ 100 – 200 kg/lần tương đối lớn nên những hộ trồng phải đem cân nhanh, tránh làm rau héo khó bán. 95% 5% Tư nhân Hàng xóm Hình 7: Đối tượng mua sản phẩm Rau nhút là loại dễ trồng đem lại thu nhập cao. Bên cạnh đó, trồng rau nhút cũng gặp một số trở ngại như đất, giá bán, giá mua, thuê mướn, ngập lũ, kiến thức,… Tuy nhiên, những trở ngại này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc trồng rau nhút. Hàng năm khi lũ lớn, độ ngập sâu tương đối cao, gây thiệt hại cho việc trồng rau nhút, nước làm cuốn trôi rau dẫn tới thu nhập giảm xuống, khoảng 40% số hộ gặp trở ngại về vấn đề này. Trong khi đó, trở ngại về giá bán chỉ chiếm 5%, giá mua (5%) và thuê mướn là 5% (Bảng 10). Tóm lại, rau nhút rất dễ trồng, có thể trồng được quanh năm, chi phí đầu tư thấp, dễ tiêu thụ, đem lại lợi nhuận cao và ít gặp trở ngại trong sản xuất. Ngoài ra việc trồng rau nhút cũng góp phần giải quyết được nguồn lao động nhàn rỗi trong mùa lũ. Bảng 10: Những trở ngại trong việc sản xuất rau nhút Trở ngại trong việc sản xuất rau nhút % nông hộ thực hiện 1. Đất 10 2. Giống 3. Lao động 4. Giá mua 5. Giá bán 6. Thuê mướn 7. Ngập lũ 8. Kiến thức 9. Phương pháp 10.Nguồn vốn 11.Vấn đề khác 12.Không có thông tin 0 0 5 5 5 40 0 0 0 0 35 4.5.2.2. Mô hình nấm rơm * Các thông tin chung về hoạt động sản xuất nấm rơm được thể hiện ở Bảng 11 cho thấy: - Đa số nông hộ trồng nấm rơm có ít đất sản xuất, diện tích đất trồng nấm chủ yếu thuê mướn chiếm 80%, mượn của người khác (13,3%) và đất nhà khoảng 6,7%. - Nền chất nấm, nông dân thường chọn đất ruộng để chất nấm khoảng 46,7%, đất dọc theo lộ (26,7%), đất bờ kinh (6,7%) và (20%) đất rẫy. Tùy theo từng đặc điểm của đất mà chọn nền chất, trong đó số hộ chất nấm trên nền đất thịt khoảng 33,3%, đất sét (6,7%), đất sét pha thịt (26,7%), đất cát pha (20%) và 13,3% là đất cát pha thịt. - Rơm sau khi chất cần phải tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển tốt, nguồn nước tưới chủ yếu lấy từ sông khoảng 93,3% còn 6,7% nông hộ dùng nước giếng để tưới. Chất lượng nước sông thường là không bị nhiễm phèn (53,3%), 33,3% nước ngọt và 13,3% nhiễm phèn nhẹ. Như vậy, nhìn chung đa số nông hộ sản xuất nấm rơm đều có ít đất canh tác, chủ yếu là thuê mướn đất ruộng, nguồn nước tưới lấy từ sông và chất lượng nước không bị nhiễm phèn. * Về các yêu cầu kỹ thuật trồng nấm rơm, qua số liệu được thể hiện ở Bảng 12 như sau: - Nấm rơm là loại tương đối dễ trồng, có thể trồng vào mọi thời điểm trong năm, trong đó 73,3% nông hộ thường xuyên trồng bất kỳ thời điểm trong năm và trồng sau vụ lúa chiếm khoảng 26,7%. - Nấm có thể trồng quanh năm tùy theo điều kiện thời tiết mà chúng ta có cách bố trí khác nhau để khắc phục tình trạng bất lợi trên. Theo số liệu điều tra cho thấy 100% nông hộ chọn nơi trồng nấm ở ngoài trảng. Hướng chất nấm phải xuôi theo chiều gió nhằm giảm thiệt hại về năng suất cho nấm, khoảng 93,3% nông dân chọn theo cách này. - Để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, bà con nông dân đã tận dụng rơm lúa để sản xuất nấm rơm. Loại rơm chọn để chất nấm thường nông dân chọn thân lúa hoặc cũng có thể chọn cả thân và gốc lúa. Khoảng 73,3% nông hộ chọn thân lúa chất nấm, họ cho rằng thân lúa cho năng xuất cao hơn và còn lại khoảng 26,7% nông hộ chọn cả thân lẫn gốc. Như vậy, nấm rơm là loại tương đối dễ trồng ở mọi thời điểm trong năm, nền chọn chủ yếu là nơi bằng phẳng và nguồn vật liệu chính từ thân rơm. * Về các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất nấm rơm nông hộ được trình bày ở Bảng 13 như sau: - Năng suất nấm cao hay thấp còn tùy thuộc vào chủng loại rơm, tình trạng chất lượng của nguyên liệu. Để đạt năng suất cao và có sản lượng nấm rơm lớn, bà con thường thu gom rơm rạ và xử lý trước khi chất nấm, rơm sau khi thu hoạch ta tiến hành ủ rơm có khoảng 80% nông hộ có ủ rơm trước khi trồng, 6,7% ủ không đậy và 13,3% ủ có đậy. Mục đích của việc ủ rơm là để rơm được phân huỷ tạo điều kiện cho nấm rơm phát triển mạnh hơn. - Thời gian từ khi ủ đến khi đảo rơm khoảng 7 – 9 ngày, nhiệt độ trung bình thích hợp cho đóng ủ khoảng 60 – 660C, số lần đảo rơm từ 1 – 2 lần, để tránh meo nấm ăn lan ra lớp mô áo, không tạo được nấm. Rơm sau khi ủ phải đạt được yêu cầu: cọng rơm vàng sậm và có mùi thơm của rơm chiếm 40% nông hộ nhận biết theo cách này, cọng rơm mềm và vắt nước vừa rỉ tay khoảng 33,3%, vàng đều cọng rơm (6,7%), bứt vừa đứt (13,3%) và màu vàng sậm (6,7%). * Về bố trí trồng nấm được thể hiện ở Bảng 14 cho thấy: - Khoảng 86,7% nông dân chọn nơi bằng phẳng để chất nấm và nền hơi nghiêng chiếm 13,3%. - Sau khi ủ khoảng 8 – 9 ngày ta tiến hành chất nấm rơm, khoảng 66,7% hộ nông dân xử lý nền chất mô trước khi chất, loại hóa chất thường dùng là vôi. - Dạng mô trồng thường là mô đơn chiếm 20%, mô đôi (60%) và (20%) là mô ba. - Bố trí mô nấm giống như giồng khoai chiều rộng mô 20 – 80 cm, tưới nước dùng tay đè cho dẻ chặt, cho đến khi lớp rơm cao mô từ 20 – 60 cm. - Khoảng cách giữa mô đơn khoảng 60 cm và mô đôi (46 cm), trong đó có khoảng 40% số hộ bó rơm khi chất và còn lại 60% là không bó rơm. Chiều cao lớp đáy trước khi chất khoảng 30 cm và sau khi chất 39 cm. Sau khi chất mô xong khoảng 93,3% người ta thường phơi nắng mô nấm còn lại 6,7% không phơi nắng mô nấm. Thời gian phơi khoảng 5 ngày, giữ nhiệt độ ở khoảng 37,50C là nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển. Để nhận biết nhiệt độ thích hợp thì 100% nông dân thường dùng tay sờ lên rơm thấy hơi ấm lên đều là được. Bảng 11: Thông tin chung cho hoạt động sản xuất của trồng nấm rơm Thông tin chung % nông hộ thực hiện 1. Diện tích đất - Đất nhà - Đất thuê - Đất mượn 2. Chất nấm trên nền - Đất ruộng - Dọc theo lộ - Bờ kinh - Đất rẫy 3. Loại đất - Sét - Sét pha thịt - Thịt - Cát pha - Cát pha thịt 4. Nguồn nước tưới - Sông - Nước giếng 5. Chất nước - Không nhiễm phèn - Ngọt - Phèn nhẹ - Phèn nặng - Sạch 6,7 80 13,3 46,7 26,7 6,7 20 6,7 26,7 33,3 20 13,3 93,3 6,7 53,3 33,3 13,3 0 0 Bảng 12: Các yêu cầu kỹ thuật trồng nấm rơm ở nông hộ Các yêu cầu kỹ thuật Tỷ lệ nông hộ thực hiện (%) 1. Thời vụ trồng nấm - Cả năm - Sau vụ lúa 2. Bố trí nơi trồng nấm: Ngoài trảng 3. Hướng trồng nấm - Xuôi theo gió - Hướng khác 4. Loại rơm chất nấm tốt - Thân lúa - Cả thân và gốc 73,3 26,7 100 93,3 6,7 73,3 26,7 Năng suất và chất lượng của nấm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của meo nấm, vì meo tốt cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Theo kinh nghiệm nhận biết giống meo tốt của người nông dân khoảng 46,7% số hộ chọn những sợi nấm màu trắng trong đều và có mùi thơm tương đương như mùi rơm, kéo tơ mạnh (6,7%), tơ không có màu xanh (6,7%), đóng cổ trầu (6,7%), tơ trắng đều giống như bông gòn (6,7%) và 26,7% tơ nấm phát triển đều khắp mặt môi trường bịch meo. Giống meo tốt được nhiều người nông dân tin tưởng là giống meo Thần Nông chiếm 86,7% và giống meo Tư Sài Gòn là 13,3%. Meo giống sản xuất tại Cần Thơ được nông dân ưa chuộng chiếm 46,7%, Long Xuyên (20%) và 33,3% sử dụng meo giống từ Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi chất rơm xong có khoảng 86,7% số hộ rải đều một đường meo giữa dọc theo mô, còn lại 13,3% số hộ rải hai bên liếp, sau đó dùng rơm ủ đẹp phủ lên một lớp, dùng tay nhét những cọng rơm còn rơi vãi bên ngoài vào đáy mô, thời gian từ lúc chất mô đến khi phủ áo từ 5 ngày. Về kỹ thuật phủ áo mô, theo số liệu điều tra được thể hiện ở Bảng 15, kể từ lúc chất mô nấm từ ngày thứ 5 – 6 bắt đầu phủ áo, lựa rơm tốt phủ áo, trung bình khoảng 4 – 5 ngày bắt đầu trở tơ lần thứ nhất kể từ khi chất mô, 6 – 7 ngày trở tơ lần thứ hai và 7 – 8 ngày sau trở tơ ngày thứ ba. Bảng 13: Kỹ thuật sản xuất nấm rơm Kỹ thuật sản xuất Tỷ lệ (%) Trung bình 1. Ủ rơm - Có ủ - Ủ không đậy - Ủ có đậy 2. Số lần đảo (lần) 3. Thời gian từ khi chất đến đảo (ngày) 4. Nhiệt độ ủ (0C) 5. Cách nhận biết rơm - Bứt vừa đứt - Vàng đều cọng rơm - Vàng sậm, có mùi thơm của rơm - Rơm mềm, vắt nước vừa rỉ tay - Màu vàng sậm 80 6,7 13,3 13,3 6,7 40 33,3 6,7 1,5 8,7 66 Bảng 14: Bố trí trồng nấm Bố trí trồng nấm Tỷ lệ nông hộ (%) Trung bình 1. Chọn nền chất - Bằng phẳng - Hơi nghiêng 2. Xử lý nền chất - Vôi - Không xử lý 3. Dạng mô - Mô đơn - Mô đôi - Mô ba 4. Kích thước mô (cm) - Rộng mô - Cao mô 5. Khoảng cách giữa các mô (cm) - Mô đơn - Mô đôi 6. Bó rơm khi chất - Có - Không 7. Chiều cao lớp rơm đáy (cm) - Trước khi rãi meo - Sau khi rãi meo 8. Sau khi chất mô xong phơi nắng - Có - Không 9. Thời gian phơi (ngày) 10. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển (0C) 11. Nhận biết nhiệt độ thích hợp: Sờ tay vào mô thấy hơi ấm đều 86,7 13,3 66,7 33,3 20 60 20 40 60 93,3 6,7 100 40 39 60 46 30 39 5 37,5 Bảng 15: Chọn meo giống và rải meo giống Chọn meo giống và rải meo giống Tỷ lệ nông hộ (%) Trung bình (ngày) 1. Giống meo - Thần Nông - Tư Sài Gòn 2. Kinh nghiệm nhận biết meo nấm - Kéo tơ mạnh - Tơ không có màu xanh - Tơ trắng, đều, thơm mùi rơm - Đóng cổ trầu - Tơ trắng, đều, giống bông gòn - Chạy tơ đều 3. Nơi sản xuất - Long Xuyên - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh 4. Vị trí rải meo - Giữa mô - Hai bên liếp 5. Cách rải meo giống - Rải đều 6. Thời gian từ lúc chất đến phủ áo 7. Thời gian từ lúc chất đến trở tơ - Lần 1 - Lần 2 - Lần 3 86,7 13,3 6,7 6,7 46,6 6,7 6,7 26,6 20 46,7 33,3 86,7 13,3 100 5,4 4,7 6,5 7,1 * Về kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch được trình bày ở Bảng 16 như sau: - Sau khi tủ rơm áo mô, khoảng 1 – 2 ngày bắt đầu tưới nước, mỗi ngày có thể tưới từ 1 – 2 lần vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát), khi tưới cần chú ý đến nhiệt độ của mô nấm dao động trong khoảng 35 – 450C là được. - Kể từ lúc rải meo đến thu hoạch trung bình từ 13 – 14 ngày, khoảng 8 – 9 ngày kể từ khi rải nấm phát triển bằng đầu đinh ghim, 1 – 2 ngày từ đinh ghim trở thành nút, từ 1 – 2 ngày nấm từ dạng nút chuyển thành dạng trứng, 1 – 2 ngày tiếp nấm từ dạng trứng thành dạng nấm kéo dài và tiếp tục khoảng 1 ngày sau đó nấm trưởng thành có thể thu hoạch được. Tùy theo thời tiết, trung bình khoảng 13 – 14 ngày sau khi rải meo là có thể thu hoạch được, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 35 – 40 ngày, với số đợt thu hoạch từ 15 – 16 lần năng suất trung bình đạt 1,1 – 1,2 tấn/ha. Bảng 16: Chăm sóc và thu hoạch Chăm sóc và thu hoạch Ngày (trung bình) 1. Thời gian tưới sau khi chất mô 2. Số lần tưới (lần) 3. Từ khi rải đến thu hoạch 4. Các giai đoạn trồng nấm: - Từ rải đến đinh ghim - Từ đinh ghim đến nút - Từ nút đến trứng - Từ trứng đến kéo dài - Từ kéo dài đến trưởng thành 5. Thời gian từ khi chất đến thu hoạch hoàn toàn 6. Số đợt thu hoạch 1,5 1,6 15 8,7 2,2 1,7 1,2 1 34,6 15,3 Trồng nấm rơm đem lại hiệu quả kinh tế cao được thể hiện qua kết quả điều tra ở Bảng 17 như sau: - Tổng chi phí của nông hộ trên 1 ha trung bình khoảng 46,7 triệu đồng. Trong đó, chi cho lượng rơm mua chất nấm là 25,9 triệu đồng, meo giống (5,4 triệu đồng), thuốc dưỡng (1,4 triệu đồng), công chất (2,3 triệu đồng), công hái (2,3 triệu đồng), công tưới (2,1 triệu đồng), công chuyên chở (1,5 triệu đồng), vôi (0,7 triệu đồng), xăng dầu (0,7 triệu đồng) và tiền thuê đất là 4,4 triệu đồng. - Đối với những nông hộ sống trong vùng ngập lũ, đời sống gặp nhiều khó khăn, chi phí chi cho việc trồng nấm tương đối cao, tốn công chăm sóc, nhưng năng suất thu lại khoảng 12,3 tấn/ha với giá bán là 5.000 – 9.000 đồng/kg. Mỗi vụ thu được trung bình là 87,4 triệu đồng/ha/hộ, lợi nhuận khoảng 40,7 triệu đồng/ha/hộ. Từ đó cho thấy, trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ trong mùa nước nổi. Bảng 17: Trung bình chi phí đầu tư và thu nhập của nông hộ trồng nấm rơm Chi phí đầu tư và thu nhập Chi phí (triệu đồng/ha) Thu nhập 1.Tổng chi - Rơm - Meo - Thuốc dưỡng - Công chất - Công há._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1189.pdf
Tài liệu liên quan