Các lãng phí ở Công ty TNHH dịch vụ tin học FSC

Tài liệu Các lãng phí ở Công ty TNHH dịch vụ tin học FSC: LỜI MỞ ĐẦU Lean Manufacturing bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950. Từ trước những năm 1980, Toyota đã ngày càng được biết đến nhiều hơn về tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống sản xuất Just-In- Time (JIT) Ngày nay, Toyota thường được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng Lean Manufacturing. Lean Manufacturing đang ... Ebook Các lãng phí ở Công ty TNHH dịch vụ tin học FSC

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các lãng phí ở Công ty TNHH dịch vụ tin học FSC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các công ty sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới, dẫn đầu là các nhà sản xuất ôtô lớn và các nhà cung cấp thiết bị cho các công ty này. Lean Manufacturing đang trở thành đề tài ngày càng được quan tâm tại các công ty sản xuất ở các nước phát triển khi các công ty này đang tìm cách cạnh tranh hiệu quả hơn đối với khu vực châu Á.. Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production, là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất. Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT là Tập đoàn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Công nghệ thông tin. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng sản phẩm, chất lượng quá trình, từ khi được cấp chứng chỉ ISO 9001 (năm 2000) đến nay, FPT luôn quan tâm đến công tác chất lượng. và : “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần” FPT slogan- Vì vậy việc áp dụng Lean manufacturing là vấn đề cấp thiết của FPT. Trong thời gian thực tập tại FPT và được tham gia trực tiếp triển khai dự án 5S, bước đầu để áp dụng Lean tại Công ty FSC - một phần của dự án áp dụng Lean, em quyết định chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là: ”Các lãng phí các lãng phí ở công ty TNHH dịch vụ tin học FSC ” Cấu trúc đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT - Chương II: Thực trạng các hoạt quản lý chất lượng và các lãng phí đang tồn tại ở công ty FSC - Chương III: Giải pháp để loại bỏ các lãng phí của FSC CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY FPT A Giới thiệu về công ty FPT I Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tên giao dịch: The Corporation for Financing and Promoting Technology) là tập đoàn công nghệ thông tin lớn tại Việt Nam với trụ sở chính tại tòa nhà FPT Cầu Giấy - Lô B2, Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và Công nghiệp nhỏ Cầu Giấy, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.  Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007. Năm 1988 :Công ty FPT thành lập ngày 13/9/1988 và 14 thành viên ban đầu là: Lê Vũ Kỳ - Cán bộ biệt phái của Viện năng lượng nguyên tử Quốc gia Nguyễn Trung Hà - Cán bộ viện Cơ học - Viện Khoa Học Việt nam Đào Vinh - Cán bộ viện cơ học - Viện Khoa Học Việt nam Bùi Quang Ngọc - Giáo viên Đại Học Bách Khoa Hà nội Nguyễn Thành Nam - Cán bộ Viện cơ học Việt Nam Đỗ Cao Bảo - Đại úy Bộ Quốc Phòng Võ Mai - Đại úy Bộ Quốc Phòng Phạm Hùng - Cán bộ viện cơ học - Viện Khoa Học Việt nam Lê Thế Hùng - Cán bộ viện cơ học - Viện Khoa Học Việt nam Nguyễn Chí Công - Cán bộ viện tính toán và điều khiển Viện Khoa học Việt Nam Nguyễn Hồng Phan - Cán bộ viện cơ học Việt Nam Nguyễn Văn Thăng - Cán bộ viện cơ học Việt Nam Lê Quang Tiến - Đại Úy, Giáo viên học viện kỹ thuật quân sự - Bộ quốc phòng Trần Đức Nhuận - Cán bộ liên hiệp các xí nghiệp lắp máy. ( Trích “Sử ký 10 năm thành lập FPT 1988- 1998” - xuất bản tháng 9/1998 Người đăng: Lê Tuấn Anh). Ban đầu, FPT hoạt động như một công ty quốc doanh kinh doanh xuất nhập khẩu các lương thực phẩm, chế biến lương thực phẩn (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing Technology, sau này được đổi thành Financing Promoting Technology) và trụ sở chính đặt tại 30A phố Hoàng Diệu – Hà Nội. Công ty có quan hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai sắn, ... cho khối Đông Âu - Liên Xô. Việc mua bán và kinh doanh của công ty không được phát triển, vì môi trường kinh doanh chưa có. Năm 1990, 1991 ,1992 :Với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, để có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình cả trong và ngoài nước, trong năm 1990 FPT đã mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 2 bộ phận phòng phần mềm và trung tâm đào tạo tin học và trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực tin học trong nước. Trong những năm 1991, 1992 FPT đã đưa ra các giải pháp tin học ứng dụng trong các ngành như bán vé máy bay quốc tế của Hãng hàng không Vietnam Airlines, công bố giải pháp tin học hoá nghiệp vụ ngân hàng và phần mềm kế toán tổng hợp. Và đặc biệt FPT đã trở thành nhà phân phối chính thức của hàng Olivetti tại Việt Nam. Năm 1994 đến năm 1996: trong năm 1994, 1995 FPT đã trở thành nhà phân phối chính thức của hãng IBM và hãng Compaq tại Việt Nam. FPT luôn giữ vững vị trí là công ty hàng đầu về tin học trong cả nước và đã sản xuất ra nhiều chương trình phần mềm ứng dụng trong nhiều ngành như Hàng không, Ngân hàng và cung cấp trang thiết bị cho nhiều ngành khác như nhà máy thuỷ điện Yaly. Một sự kiện quan trọng trong năm 1995 đó là lần đầu tiên FPT đã chính thức xuất khẩu phần mềm. Đây là một mốc lớn đánh dấu cho sự trưởng thành của FPT. Trong năm 1996 , FPT khẳng định vị trí dẫn đầu tại Việt Nam bằng nhiều thành công , đó là được Bộ khoa học môi trường chỉ định xây dựng quy hoạch, lập dự án công viên công nghệ cao Hoà Lạc và làm đối tác trong việc huy động các nguồn vốn cho dự án này; trở thành đại lý đầu tiên cho các dịch vụ Compaq và là nhà sửa chữa màn hình Compaq duy nhất ở Việt Nam. Trong năm này trụ sở chính của công ty đã chuyển tới số 89 Láng Hạ - Hà Nội. Năm 1996 cũng đánh dấu bằng việc FPT khai trương mạng thông tin “Trí tuệ Việt Nam”, hệ thống mạng diện rộng (WAN) đầu tiên ở Việt Nam Năm 1998 : FPT trở thành nhà phân phối của Oracle tại Việt Nam, Cung cấp dịch vụ ISP và ICP tại Việt Nam. FPT đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và thông tin Internet (ICP) đầu tiên ở Việt Nam, được bạn đọc tạp chí PC World bình chọn là công ty tin học uy tín nhất Việt Nam, và đặc biệt trong năm 1998 được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng II Năm 1999 : FPT đã mở 2 trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT _Aptech ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Năm 2000 : FPT đã mở văn phòng FPT ở Mỹ, khai trương khu công nghệ phần mềm đông thời với sự chú ý đến chất lượng và quyết tâm xây dựng hệ thống chất lượng năm 2000 FPT đã được nhận chứng chỉ ISO 9001 do tổ chức BVQI của Anh cấp. Năm 2001 :FPT đã ra mắt tờ báo trực tuyến Vnexpress và trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Stratus ở Việt Nam, đạt giảI thưởng “trung tâm đào tạo tốt nhất năm 2001” của Aptech India. FPT đã nhiều lần tổ chức các cuộc thi Trí tuệ Việt Nam và đã được đông đảo sinh viên hưởng ứng tham gia. Năm 2002 : tháng 3 năm 2002 trung tâm xuất khẩu phần mềm (FSoft) nhận chứng chỉ CMM4 . ĐẾn tháng 4 năm 2002 FPT đã chính thức trở thành công ty cổ phần. Cùng với đó FPT đã nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và ra mắt máy tính thương hiệu Việt Nam Elead. Năm 2003 : - FPT đã trở thành nhà phân phối chính thức và cung cấp điện thoại di động của Samsung và đồng thời cũng chính thức được phân phối các sản phẩm điện thoại di động Nokia trên toàn quốc. - Công ty truyền thông FPT cung cấp dịch vụ FPT phone, và đã ra mắt chương trình đào tạo trực tuyến tiếng Anh (E- learning) - Tháng 4/2003 : FPT đã thành lập 3 công ty chi nhánh là :công ty hệ thống tin học FPT, công ty truyền thông FPT và công ty phân phối FPT - Tháng 12/2003 FPT thành lập 3 công ty chi nhánh nữa, đó là công ty phần mềm FPT, công ty giải pháp phần mềm FPT và công ty công nghệ di động FPT. - Trong năm này FPT đã được đón nhận huân chương lao động hạng nhất – một danh hiệu cao quý của Nhà nước Việt Nam. Năm 2004: FPT trở thành Đối tác Vàng (Gold Partner) đầu tiên của Cisco ở khu vực Đông Dương. Năm 2005 : - Triển khai dịch vụ trò chơi trực tuyến (Game online) có bản quyền; - Thành lập Công ty Cổ phần Viễn thông FPT; - Đối tác Vàng (Gold Partner) của Microsoft; - Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn FPT Software Nhật Bản. Năm 2006 : - Niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường tại thời điểm đó. - Thành lập trường Đại học FPT; - Triển khai dịch vụ truyền hình Internet; - Nhận chứng chỉ CMMi-5; - Cung cấp dịch vụ WiMax; - Tham gia phát triển Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh; - Tiếp nhận 36,5 triệu USD đầu tư từ Texas Pacific Group và Intel Capital; - Ký thoả thuận liên minh chiến lược với Microsoft Năm 2007 : - Ngày 27/11/2007, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, ký kết với Tập đoàn SBI Holdings, Inc. (TOKYO: 8473) để thành lập Quỹ Đầu tư Việt-Nhật (Vietnam-Japan Fund) trị giá 100 triệu USD. - Chuyển trụ sở chính của Tập đoàn đến Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội. - Là đối tác bán hàng cấp cao nhất của Microsoft tại Việt Nam; - Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phần mềm FPT Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore; - Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bán lẻ FPT, Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT, Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT; - Hợp nhất Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống Thông tin FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Phần mềm FPT và Trung tâm Dịch vụ ERP thành Công ty Hệ thống Thông tin FPT. II. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn FPT 1 Bộ máy tổ chức Sơ đồ tổ chức tập đoàn FPT ( Nguồn : ) Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, có 3 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ, 3 công ty con tại Nhật, Singapore, USA, 15 công ty thành viên và 1 trường ĐH gồm: Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software - FSOFT) Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System - FIS) Công ty Công nghệ Di động FPT (FPT Mobile - FMB) Công ty TNHH Phân phối FPT (FPT Distribution - FDC Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom - FOX) Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo - FPO) Công ty TNHH Bán lẻ FPT Công ty TNHH Bất động sản FPT Công ty TNHH Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Secutities) Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT (FPT Bank) Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online Content) Công ty TNHH Truyền thông – Giải trí FPT (FPT Media) Công ty TNHH Dịch vụ tin học Trường Đại Học FPT (Aptech, Arena, FPT University) Hiện công ty có 2 công ty con thuộc FPT Software tại nước ngoài gồm: Công ty TNHH Phần mềm FPT Nhật Bản (FPT Japan) đặt tại Tokyo Công ty TNHH Phần mềm FPT Châu Á Thái Bình Dương (FPT APAC) đặt tại Singapore 2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Với chức năng là một công ty thương mại và dịch vụ, các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty FPT bao gồm: Tích hợp hệ thống Xuất khẩu phầm mềm Giải pháp phần mềm Tư vấn dịch vụ ERP Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin Cung cấp các giải pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet Đào tạo lập trình viên quốc tế và chuyên gia Mỹ thuật đa phương tiện Trường Đại học FPT Lắp ráp máy vi tính Phân phối điện thoại di động Bảo hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học Digital Marketing Banking Stock “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.” ) ( Tầm nhìn FPT , Nguồn II. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của tập đoàn 1. Đặc điểm lĩnh vự kinh doanh FPT có 4 nhóm sản phẩm dich vụ : Công nghệ thông tin và viễn thông Tài chính và ngân hàng Bất động sản Giáo dục và đào tạo 1.1 Công nghệ thông tin và viễn thông Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông của Tập đoàn FPT đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học, viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Công ty Hệ thống Thông tin FPT là công ty số 1 về tích hợp hệ thống và giải pháp ứng dụng, phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam. Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác. Trong lĩnh vực phần mềm ở Việt Nam, FPT là một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất và là đối tác tin cậy của nhiều tập đoàn công nghệ trên thế giới như IBM, HP, Sanyo, Hitachi, Panasonic… Mục tiêu chung của nhóm các công ty công nghệ thông tin và viễn thông là sẽ giữ vững và phát huy vị trí số 1 Việt Nam Các sản phẩm dịch vụ là : Dịch vụ tin học Dịch vụ ERN. Dịch vụ truy cập Internet Dịch vụ giải trí truyền hình Phân phối sản phẩm Tích hợp hệ thống Bán lẻ Dịch vụ nội thông trực tuyến Giải pháp phần mềm Lắp ráp máy tính Quảng cáo Xuất khẩu phần mềm 1.1.1 Dịch vụ tin học Với gần 20 năm kinh nghiệm trong công tác dịch vụ tin học, FPT luôn hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ kỹ sư phục vụ cho công tác dịch vụ tin học của FPT luôn được đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật. Dịch vụ tin học FPT hiện có hơn 100 kỹ sư lành nghề và chuyên nghiệp, có khả năng đáp ứng sửa chữa, bảo hành rộng rãi các thiết bị như: Máy chủ các loại, PC, notebook, máy in các loại, thiết bị lưu điện... của các hãng nổi tiếng như: IBM, HP, Intel, Cisco System, AMP, Toshiba, Acer, Epson, APC, Up Selec... Dịch vụ tin học FPT đã triển khai và áp dụng thành công hệ thống phần mềm quản lý và theo dõi bảo hành FSM Management chuẩn hoá theo quy trình ISO đã làm cho công tác bảo hành nhanh chóng và chuyên nghiệp 1.1.2 Dịch vụ ERN Với vị trí số 1 Việt Nam và là đối tác cao cấp (CAP) của Oracle. Khách hàng: Liên doanh Dầu khí Việt-Xô, Vietnam Airlines, Savimex, Ngân hàng Hàng hải (MSB), Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV), Cảng Hải Phòng, Gami, Bibica. 1.1.3 Dịch vụ truy cập Internet Vị trí: Một trong những nhà cung cấp băng thông rộng ADSL) hàng đầu Việt Nam Năng lực: Một trong những tập đoàn có hạ tầng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam Là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ WiMax tại Việt Nam Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 60% Sản phẩm: • Dịch vụ Internet tốc độ cao: ADSL, Leased line và cáp quang (FTTH) • Dịch vụ WiMax • Dịch vụ Dial-up Khách hàng: Trên 1 triệu thuê bao Internet trong đó có gần 330.000 thuê bao ADSL 1.1.4 Giải trí truyền hình Việc thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT, thể hiện FPT nhìn nhận việc tham gia sản xuất các tác phẩm điện ảnh, truyền hình và các chương trình giải trí khác là một hướng đi tích cực trong chiến lược phát triển của Tập đoàn theo định hướng Hội tụ số. 1.1.5 Phân phối sản phẩm Vị trí: Số 1 Việt Nam Năng lực: • Hệ thống phân phối chuyên nghiệp • Mạng lưới phân phối với hơn 1000 đại lý tại 51 tỉnh thành Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 70% Sản phẩm: Phân phối sản phẩm của hơn 100 hãng công nghệ hàng đầu thế giới Đối tác: Cisco, HP, IBM, Microsoft, Motorola, Nokia, Samsung, Toshiba. 1.1.6 Tích hợp hệ thống Vị trí: Số 1 Việt Nam Năng lực: Đối tác Vàng của Cisco, Oracle, Microsoft, Check Point, và trên một nghìn chứng chỉ của nhiều đối tác hàng đầu thế giới như Cisco, IBM, HP, Microsoft, Oracle, Check Point, RSA... Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 40% Khách hàng tiêu biểu: Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vietcombank, BIDV, ICBV, Agribank, Vietnam Airlines. Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu: • Giải pháp tòa nhà thông minh • Hệ thống thanh toán điện tử • Giải pháp hạ tầng và bảo mật • Giải pháp trung tâm phục hồi sự cố • Hệ thống quản lý tri thức Đối tác: Diebold, Check Point, Cisco, IBM, HP, Microsoft, NCR, Oracle. 1.1.7 Bán lẻ Phân phối là lĩnh vực truyền thống mang lại doanh số lớn và lợi nhuận ổn định cho Tập đoàn. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bán lẻ FPT (FPT Retail) được thành lập nhằm rút ngắn kênh phân phối hiện tại để duy trì lợi nhuận và lợi thế thị trường. Mục tiêu của Công ty Bán lẻ FPT là trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ các thiết bị tin học viễn thông, có hệ thống cửa hàng bao phủ trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp tốt nhất các dịch vụ và giá trị gia tăng cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Công ty Bán lẻ FPT dự định đến năm 2009 sẽ đạt doanh thu 400 triệu USD với 3.500 nhân viên và 100 cửa hàng trên toàn quốc. 1.1.8 Dịch vụ nội thong trực tuyến Vị trí: Nhà cung cấp nội dung trực tuyến hàng đầu Việt Nam Năng lực: • Hạ tầng truy nhập Internet lớn nhất Việt Nam • Các dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 100% Sản phẩm: • Các chương trình truyền hình • Game online: Top 2 Việt Nam • Nhạc trực tuyến: số 1 Việt Nam • Truyền hình Internet (IPTV): số 1 Việt Nam • Báo điện tử www.vnexpress.net: số 1 Việt Nam; Top 100 trang web có nhiều người truy cập nhất toàn cầu (Alexa) Đối tác: VTV, VTC, HTV (HCM), HTV (Hà Nội), VOV, Webzen. 1.1.9 Giải pháp phần mềm Vị trí: Số 1 Việt Nam Năng lực: Đối tác Vàng của Microsoft và Oracle, CMM-5 Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 40% Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu: • Hệ thống ngân hàng hiện đại SmartBank và hệ thống thanh toán tập trung · Hệ thống phần mềm công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán • Hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng cho các công ty viễn thông • Hệ thống phần mềm tích hợp tính thuế và quản lý ngân sách của Bộ Tài chính • Hệ thống phần mềm chính phủ điện tử 1.1.10 Lắp ráp máy Năng lực: ISO 14001 về bảo vệ môi trường, ISO 17025 cho phòng nghiên cứu phát triển và thí nghiệm Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 100% Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu: PCs, Server, Notebook, White box, lắp ráp và phân phối các sản phẩm máy tính HP tại Việt Nam, lắp ráp máy tính để bàn NEC... Đối tác: Intel, LG, Microsoft, Samsung, Seagate. Vị trí: Số 1 Việt Nam 1.1.11 Quảng cáo Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (tên tiếng Anh là FPT Promo) là công ty đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo tương tác trên môi trường số. Công ty được thành lập với mục đích tạo cánh cửa mở ra thị trường quảng cáo tương tác trong môi trường số đầy tiềm năng. FPT Promo thành lập đầu năm 2007, mục tiêu của công ty là sử dụng công nghệ số (web, mobile…) để gắn kết tối đa các thương hiệu và người tiêu dùng ở mọi lúc mọi nơi. 1.1.12 Xuất khẩu phần mềm Vị trí: Số 1 Việt Nam Năng lực: CMMi-5, BS7799, ISO 9001:2000 Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 100% Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu: • Mô hình Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu (OSDC) • Bảo trì hệ thống phần mềm • Triển khai giải pháp ERP • Kiểm tra chất lượng phần mềm • Phần mềm nhúng Khách hàng tiêu biểu: • Châu Á: Argo 21, Hitachi Group, HP Japan, IBM Japan, IBM Singapore, JIP, Mizuho Trust Systems, NEC, Nissen, NTT Group, Panasonic, Petronas Malaysia, P&G Vietnam, Sanyo Group, TIS, Unilever Vietnam • Mỹ: Ambient Consulting, Agilis Solutions, Bluekey Services, HP, IBM USA • Châu Âu: Harvey Nash, IBM Benelux, IBM France Đối tác: Cisco, IBM, JD Edward, Microsoft, Oracle, SAP, Sun Microsystem, Sybase 1.2 Tài chính ngân hang Trong nhóm doanh nghiệp thành viên của FPT ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, Công ty Chứng khoán FPT (FPT Securities) là doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép hoạt động. FPT Securities cung cấp các giải pháp sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng như: Môi giới chứng khoán; quản lý cổ đông & lưu ký chứng khoán; các dịch vụ trực tuyến; tư vấn tài chính doanh nghiệp; bảo lãnh phát hành chứng khoán; mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), và phân tích đầu tư. Công ty Quản lý Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) là doanh nghiệp được cấp phép thứ hai của FPT sau FPT Securities với số vốn điều lệ là 110 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực chính: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; bất động sản; đầu tư và kinh doanh chứng khoán; tham gia các cơ hội đầu tư trong chính Tập đoàn FPT; đầu tư mạo hiểm và một số loại hình đầu tư khác. Điểm khác biệt lớn nhất của FPT Capital so với với các công ty quản lý quỹ khác là: Có ưu thế công nghệ với sự hỗ trợ của FPT – công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư; chiến lược tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp được đầu tư về quản trị doanh nghiệp và công nghệ. Ngân hàng Cổ phần Thương mại FPT (FPT Bank) cung cấp những dịch vụ ngân hàng truyền thống và trực tuyến tối ưu cho khách hàng. Các sản phẩm/dịch vụ Dịch vụ ngân hàng Môi giới chứng khoán Quỹ đầu tư 1.3 Dịch vụ bất động sản Ở Việt Nam, nhu cầu về nhà ở, văn phòng, giải trí… những năm gần đây ngày một tăng, vì vậy, bất động sản đã và đang trở thành một trong những ngành quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, nhóm c ông ty bất động sản định hướng trước mắt sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng cho Tập đoàn FPT và trong tương lai không xa, người FPT sẽ có nhà ở do chính người FPT xây dựng. Chiến lược phát triển lâu dài của nhóm c ông ty bất động sản là đầu tư xây dựng các khu công nghiệp cao, đô thị, công nghiệp, các toà nhà văn phòng và chung cư chất lượng cao, các công trình dịch vụ dân sinh với hạ tầng kỹ thuật hiện đại trên cả nước và cung cấp các dịch vụ hoàn hảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống, làm việc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho mọi đối tượng khách hàng. 1.4 Giáo giục đào tạo Chương trình đào tạo cử nhân công nghệ thông tin của Đại học FPT dựa theo chuẩn quốc tế về quy trình chất lượng ABET và khung đào tạo ACM. Ngoài ra, chương trình cử nhân công nghệ phần mềm của Đại học FPT sẽ được cập nhật công nghệ mới nhất của các hãng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như: Microsoft, IBM, Oracle, Sun Microsystems… Các khối kiến thức cơ bản của chương trình Đại học FPT: - Ngoại ngữ; - Kiến thức xã hội; - Phát triển cá nhân; - Giáo dục chuyên nghiệp; - Thực tập. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Cử nhân Đại học (bachelor) do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Trực thuộc Đại học FPT còn có Trung tâm đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena và Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech. Trung tâm FPT Arena: Liên kết chặt chẽ với những tập đoàn phần mềm hàng đầu như Adobe, Macromedia, Discreet, FPT Arena có lợi thế để đào tạo những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Multimedia. Chương trình học tại FPT Arena gồm 4 kỳ: Graphic Suite (đồ hoạ); Web design & development; Authoring Multimedia (tạo lập các ứng dụng Multimedia); Animation suite (dựng phim hoạt hình). Học viên FPT Arena sẽ nhận được các chứng chỉ: - ADIM – Advance Diploma In Multimedia (cấp cho sinh viên đã hoàn tất 4 học kỳ) - DIM - Diploma In Multimedia (cấp cho sinh viên đã hoàn tất 2 học kỳ đầu tiên) Trung tâm FPT Aptech: Chương trình đào tạo của FPT Aptech được thiết kế dựa trên quá trình nghiên cứu nhu cầu của hơn 600 công ty phần mềm lớn nhất thế giới, phù hợp với các xu hướng công nghệ lớn như: NET (Microsoft) và J2EE (Sun Microsystems) và ACCP2005. Với nhiều chương trình học phong phú và đón đầu công nghệ, bằng cấp của APTECH được công nhận rộng rãi trên thế giới với nhiều cấp độ khác nhau tùy theo khoá học. Bằng Diploma của Aptech tương tương với bằng Cao đẳng thực hành. Đặc điểm nguồn nhân lực của FPT Bảng số liệu về số lao động (Nguồn: Tài liệu nhân sự FPT) Cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên năm 2007 (Nguồn: Tài liệu nhân sự của FPT) Nhận xét : Trong số 9275 nhân viên ( tính đến 31/12/2007) có 242 nhân viêc có trình độ trên đại học chiếm tỉ lệ 3% , trình độ đại học: 5880 nhân viên chiếm 63 %, trình độ dưới đại học chiếm 34 %. Số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiềm 66%. Số nhân viêcn có trình độ dưới đại học chiếm 34 %. Cơ cấu nghiệp vụ (Nguồn: Hồ sơ nhân sự FPT) Nhận xét: Cơ cấu nghiệp vụ của FPT : quản lý chiếm 9% là tỉ lệ thấp nhất. Tỉ lệ nhân viên kinh doanh chiếm 20%, tỉ lệ nhân viên phần mềm chiếm 22% , tỉ lệ nhân viên kỹ thuật chiếm 23%, tỉ lệ nhân viên chức năng chiếm 26 % là tỉ lệ lớn nhất. Cơ cấu thâm niên công tác (Nguồn : Hồ sơ nhân sự của FPT ) 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh Bảng cân đối kế toán Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tài sản    979,233   1,583,705   2,219,477   3,407,866   5,346,280    Tài sản ngắn hạn   917,138   1,495,173   2,020,707   3,072,816   4,366,815       Tiền    79,956   372,681   415,058   669,452   895,515       Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn    -   -   -   -   -       Các khoản phải thu    619,655   745,832   1,197,395   1,761,782   1,927,074          Phải thu của khách hàng    -   592,088   1,025,325   1,510,799   1,506,595          Trả trước cho người bán    -   122,424   121,923   162,542   273,934          Phải thu nội bộ    -   8,420   -   -   -          Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng   -   -   -   -   61,935          Các khoản phải thu khác    -   23,264   -   88,460   91,405          Dự phòng các khoản phải thu khó đòi    -   (363)   (727)   (18)   (6,795)       Hàng tồn kho    206,909   355,824   384,296   583,961   1,377,900          Hàng mua đang đi đường    -   -   -   -   -          Nguyên liệu, vật liệu tồn kho    -   -   -   -   -          Công cụ, dụng cụ trong kho    -   -   -   -   -          Chi phí sản xuất dở dang    -   -   -   -   -          Thành phẩm tồn kho    -   -   -   -   -          Hàng hóa tồn kho    -   355,824   384,296   583,961   1,379,782          Hàng gởi đi bán    -   -   -   -   -          Dự phòng giảm giá hàng tồn kho    -   -   -   -   (1,882)       Tài sản ngắn hạn khác    10,618   20,835   23,958   57,621   166,326    Tài sản dài hạn   62,095   88,531   198,770   335,050   979,465       Các khoản phải thu dài hạn   -   -   194   100   5,894       Tài sản cố định    55,808   77,399   165,718   299,524   606,404          TSCĐ hữu hình    55,808   72,910   149,114   247,021   563,630           Nguyên giá    -   147,502   265,599   451,625   896,153           Giá trị hao mòn lũy kế    -   (74,592)   (116,485)   (204,604)   (332,523)          TSCD thuê tài chính   -   -   -   -   -           Nguyên giá    -   -   -   -   -           Giá trị hao mòn lũy kế    -   -   -   -   -          TSCĐ vô hình    -   1,726   8,460   15,939   34,571           Nguyên giá    -   2,930   10,307   25,682   51,418           Giá trị hao mòn lũy kế    -   (1,203)   (1,847)   (9,743)   (16,847)          Chi phí xây dựng cơ bản dở dang    -   2,762   8,144   36,565   8,203    Bất động sản đầu tư    -   -   -   -   -           Nguyên giá    -   -   -   -   -           Giá trị hao mòn lũy kế    -   -   -   -   -       Các khoản đầu tư tài chính dài hạn    3,906   5,464   1,296   13,328   329,696          Đầu tư chứng khoán dài hạn    -   -   -   -   -          Góp vốn liên doanh    -   5,464   1,296   1,328   307,196          Các khoản đầu tư dài hạn khác    -   -   -   12,000   22,500          Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn    -   -   -   -   -       Tài sản dài hạn khác   2,381   5,669   31,562   22,098   37,471    Nguồn vốn   979,233   1,583,705   2,219,477   3,407,866   5,346,280    Nợ phải trả   806,762   1,271,656   1,533,043   1,717,222   3,365,814       Nợ ngắn hạn    716,761   1,108,979   1,408,120   1,591,048   3,010,172          Vay ngắn hạn    -   552,897   836,088   658,784   1,249,346          Nợ dài hạn đến hạn trả    -   -   -   -   -          Phải trả cho người bán    -   351,924   266,958   627,242   1,005,855          Người mua trả tiền trước    -   18,783   48,256   70,846   200,416          Thuế và các khoản phải nộp nhà nước    -   58,823   53,010   79,788   249,432          Phải trả công nhân viên    -   5,710   38,601   67,208   72,374          Chi phí phải trả    -   10,921   13,380   20,199   103,812          Phải trả nội bộ    -   -   -   -   -          Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng   -   -   -   -   -          Các khoản phải trả, phải nộp khác    -   109,921   151,829   66,981   128,937       Nợ dài hạn    84,532   162,677   -   126,174   66,546          Phải trả dài hạn người bán   -   -   -   -   -          Phải trả dài hạn nội bộ   -   9   -   3,830   -          Vay và nợ dài hạn   -   162,668   124,922   122,344   -          Thuế thu nhập hoãn lại phải trả   -   -   -   -   -       Nợ khác    5,469   -   -   -   -    Nguồn vốn chủ sở hữu    172,471   312,049   646,790   1,567,390   1,980,466       Nguồn vốn - Quỹ    169,700   297,440   569,136   1,567,356   1,985,659          Vốn điều lệ    150,000   288,585   547,292   608,102   923,526          Cổ phiếu quỹ    -   -   -   (13)   (371)          Thặng dư vốn    -   -   -   524,866   524,866          Chênh lệch đánh giá lại tài sản    -   -   -   -   -          Chênh lệch tỷ giá    -   -   -   -   82          Quỹ đầu tư phát triển    -   38   -   13,011   103          Quỹ dự phòng tài chính    19,700   8,817   109   22,982   33,515          Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu   -   -   21,735   -   -          Lợi nhuận chưa phân phối    -   -   -   398,408   503,938       Nguồn kinh phí, quỹ khác    2,771   14,609   77,654   35   (5,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10284.doc
Tài liệu liên quan