Lời nói đầu
Thành phố Nam Định là một đô thị cổ ở Việt Nam, có lịch sử hình thành và phát triển hơn 700 năm. Theo quyết định của nhà nước mới ban hành thì thành phố Nam Định là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Nam Định. Về diện tích, thành phố Nam Định có quy mô vào loại trung bình(46,35km2) so với các đô thị khác trong cả nước, nhưng tính theo mật độ dân số thì thành phố Nam định vào loại cao 29.000 người/km2 đối với nội thành và 5.002 người/km2 đối với toàn thành phố. Về kinh tế thành phố dựa c
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ yếu vào công nghiệp nhẹ, chế biến, vận tải và một số nghành dịch vụ khác.. còn nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong ngân sách của thành phố.
Bên cạnh sự phát triển đi lên về mọi mặt Nam Định cũng đang phải đối mặt với những vấn đề mà các thành phố của các nước đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới đã và đang vấp phải như vấn dề bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội gia tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây, môi trường Nam Định ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn, sở dĩ như vậy vì hiện nay với khối lượng dân cư đông lại là nơi tập trung một số nhà máy, xí nghiệp có quy mô sản xuất lớn, công nghệ lạc hậu nên khối lượng chất thải rắn không ngừng tăng lên đòi hỏi phải có sự quản lý điều tiết của thành phố nếu không sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố.
Trong đề tài này tôi không có tham vọng nêu được tất cả các khía cạnh của công tác quản lý chất thải rắn ở Nam Định mà chỉ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Nam Định nhằm đưa ra dự báo về khối lượng chất thải rắn trong thời gian tới, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng thành phố văn minh giầu đẹp.
Ngoài phần mở đầu, kết luận kết cấu của đề tài này gồm 4 chương:
Chương I: Một số khái niệm về môi trường, quản lý môi trường.
Chương II: Hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định.
Chương III: Thực trạng công tác quản lý CTR thành phố Nam Định.
Chương IV: Các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định.
Trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn: GVC Lê Trọng Hoa và cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập: Chuyên viên Nguyễn Văn Phấn và cán bộ công nhân viên thuộc Sở khoa học công nghệ và môi trường.
Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên đề tài còn nhiều sai sót rất mong sự góp ý của thầy giáo và các cán bộ hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn
chương I: Một số khái niệm về môi trường, quản lý môi trường
I. Cơ sở khoa học.
Quản lý môi trường.
1.1. Khái niệm về quản lý môi trường.
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
Thực chất của quản lý môi trường: Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản lý, quản lý môi trường chính là sự kết hợp nỗ lực chung của con người hoạt động trong hệ thống môi trường và việc sử dụng tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc phạm vi sở hữu của hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của toàn hệ thống và mục tiêu riêng của cá nhân hoặc nhóm người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất. Quản lý môi trường phải trả lời các câu hỏi “Phải tiến hành các hoạt động phát triển nào, để làm gì?, Phải tiến hành các hoạt động phát triển đó như thế nào?, tác động tích cực và tiêu cực nào có thể xẩy ra?, rủi do nào có thể gánh chịu và cách sử lý ra sao?”.
Quản lý môi trường được tiến hành chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động phát triển cao, bền vững hơn so với hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hay của một nhóm người. Nói một cách khác, thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu qủa nhất mọi tiềm năng và xã hội của hệ thống môi trường.
Xét về bản chất kinh tế xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, bảo đảm cho hệ thống môi trường tồn tại và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợi ích về vật chất và tinh thần của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. Mục tiêu của hệ thống môi trường do chủ thể quản lý môi trường đảm nhận, họ là chủ sở hữu của hệ thống môi trường và là người nắm giữ quyền lực của hệ thống môi trường. Nói một cách khác, bản chất của quản lý môi trường tuỳ thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống môi trường, đây là sự khác biệt về chất giữa quản lý môi trường với các loại hình quản lý khác, giữa quản lý môi trường trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quản lý môi trường trong nền kinh tế thị trường tự do.
Quản lý môi trường có các đặc thù sau:
Quản lý môi trường là hoạt động mang tính trách nhiệm có ý thức của con người.
Các hoạt động Quản lý môi trường mang tính liên tục theo thời gian và không gian.
Các hoạt động Quản lý môi trường là trách nhiệm của mọi người theo những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau (có tổ chức).
Các hoạt động Quản lý môi trường phải nhằm đạt được những mục đích cơ bản là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Hoạt động quản lý môi trường còn là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường.
Các nguyên tắc Quản lý môi trường là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể quản lý (các tổ chức, các cơ quan, các nhà lãnh đạo) phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lý môi trường.
Các nguyên tắc quản lý môi trường trước hết phải phản ánh các yêu cầu khách quan của quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội đang chi phối quá trình quản lý môi trường. Đối với nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hệ thống:
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của hệ thống của đối tượng quản lý. Dưới ánh sáng của cuộc khoa học kỹ thuật hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hập thành. Các phần tử đó có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau, bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, hoạt động không đồng hướng, thậm chí mâu thuẫn và đối lập nhau. Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở thu thập, tổng hập và xử lý thông tin về trạng thái hoạt động của đối tượng quản lý(hệ thống môi trường) đưa ra các quyết định quản lý phù hập, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hoà hướng tới mục tiêu đã định.
- Bảo đảm tính tổng hập:
Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động tổng hập của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa rạng (hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ, hoạt động thương mại, dịch vụ...). Dù dưới hình thái nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao mỗi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu đều gây ra tác động tổng hập lên đối tượng quản lý (hệ thống môi trường). Vì thế, trong khi hoạch định chính sách và chiến lược môi trường, trong việc đề ra các quyết định quản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổng hập và hậu quả của chúng.
- Bảo đảm tính liên tục và nhất quán:
Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin”chảy”liên tục trong không gian và thời gian. Có thể nói, hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian. Đặc tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hập cũng như bản lĩnh quản lý vĩ mô của nhà nước.
- Bảo đảm tính tập trung dân chủ:
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau vì vậy cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường.
- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:
Các tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật- xã hội thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng. Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phương tương ứng. Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản lý song trùng. Nếu không kết hập chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường, tài nguyên tiếp tục bị khai thác, sử dụng không hập lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái.
- Kết hập hài hoà các loại lợi ích:
Quản lý môi trường trước hết là quản lý các hoạt động phát triển do con người (cá nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ chức và phát huy tính tích cực của hoạt động của con người vì mục tiêu phát triển bền vững. Con người dù là cá nhân hay tập thể đều có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ cư xử phù hập với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển.
- Tiết kiệm và hiệu quả:
Quản lý một đối tượng vô cùng rộng lớn và phức tạp như môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi phải bảo đảm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng. Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường: làm sao để với nguồn vật chất kinh tế kỹ thuật và nguồn lực sẵn có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển, có thể khai thác sử dụng tài nguyên một cách hập lý nhất, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất, đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý môi trường.
1.3. Các nguyên tắc tổ chức quản lý môi trường.
- Nguyên tắc cơ cấu quản lý gắn với phương hướng mục đích hệ thống.
Phương hướng và mục đích của hệ thống sẽ chi phối hoạt động của hệ thống. Nếu mục tiêu, phương hướng của một hệ thống có quy mô cỡ lớn (cỡ khu vực, cả nước..) thì cơ cấu tổ chức của nó cũng phải có quy mô tương ứng, còn với quy mô vừa và nhỏ (các tập đoàn, doanh nghiệp...) thì cơ cấu của hệ thống cũng chỉ có quy mô vừa phải tương ứng.
- Nguyên tắc chuyên môn hoá và cân đối.
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản lý phải được phân công, phân nhiệm các phân hệ trong hệ thống theo các nhóm chuyên ngành, với những con người được đào tạo tương ứng và có đủ quyền hạn. Để thực hiện nguyên tắc này cần tuân thủ các yêu cầu cụ thể sau:
+ Phải công bố rõ ràng nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của hệ thống để mọi thành viên của hệ thống nắm và hiểu phần việc của mình trong guồng máy trung của hệ thống.
+ Cơ cấu tổ chức được phân phối dựa theo nhiệm vụ được giao chứ không phải theo phạm vi công việc phải thực hiện.
- Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc hình thành cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho một phân hệ một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi cách quản lý ở các cấp thấp có thể phát triển được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị chí của các cán bộ quản lý cấp trên khi cần thiết.
- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả:
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản lý phải thu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí hệ thống bỏ ra, đồng thời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các phân hệ và tác động điều khiển của người lãnh đạo.
Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.
Trong một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả 3 chức năng chính có liên quan đến nhau. Các hệ thống giám sát môi trường (phương thức, người và thiết bị) cung cấp các thông tin cơ bản về chất lượng môi trường xung quanh và các tải lượng ô nhiễm từ các nguồn điểm và các nguồn không điểm. Việc thanh tra môi trường các cơ sở thường đòi hỏi thông tin cần thu thập ở mức hiện tại về các tải lượng ô nhiễm. Các phương pháp và các chương trình kiểm soát ô nhiễm một cách có hiệu quả không tiến hành được nếu không thực hiện thanh tra, giám sát môi trường một cách thường xuyên.
Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả:
Kiểm soát ô nhiễm
Thanh tra môi trường
Giám sát môi trường
- Kiểm tra ô nhiễm. - - Giảm thải các nguồn gây ô
- Kiến nghị để bảo vệ nhiễm môi trường
môi trường.
- Chất lượng môi trường
- - Tải lượng ô nhiễm
Môi trường và các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường.
. Khái niệm về môi trường
Luật môi trường được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa môi trường “bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và của thiên nhiên”
Như vậy theo định nghĩa của luật môi trường thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối quan hệ giữa các thành phần khác của môi trường.
Môi trường được tạo bởi vô số các yếu tố vật chất. Trong số đó các yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng hơn cả. Những yếu tố này được coi là những yếu tố cơ bản của môi trường. Chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động tới chúng ở trong một chừng mực nhất định.
Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình như hệ thống đê điều, các công trình nghệ thuật, các công trình văn hoá kiến trúc mà con người từ thế hệ này đến thế hệ khác dựng nên.
2.2. Các ảnh hưởng mang tỉnh phổ biến của môi trường.
Môi trướng sống trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Khi chiến tranh lạnh đã qua đi, nguy cơ huỷ diệt hạt nhân bị đẩy lùi thì vấn đề môi trường trở nên mối quan tâm chung rất cấp bách của nhân loại. Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau:
- ảnh hưởng của những tác hại mà con nguời gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, thậm chí trong phạm vi quốc gia nơi xảy ra sự tàn phá môi trường.
- Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị, kinh tế ở đó như thế nào.
- Sự xuất hiện của các định chế pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường.
- Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiện về bảo vệ môi trường là một trong các điều khoản của các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết giữa các tổ chức kinh tế thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
2.3 Môi trường và sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bỏ vệ môi trường. Thực chất của phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển với việc duy trì môi trường hay nói các khác là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền phát triển và sự cần thiết và chăm sóc môi trường.
Phát triển bền vững có những đòi hỏi riêng của nó về mặt tài chính, về mặt thể chế và pháp luật. Tuỳ theo phạm vi, quốc gia hay quốc tế, phát triển bền vững sẽ đặt ra những đòi hỏi khác nhau. Trong phạm vi quốc gia, phát triển bền vững đòi hỏi được thể chế hoá dưới những hình thức sau:
Quyết định chính sác và các cơ quan quyết định đính sách.
Ban hành pháp luạt và thực thi pháp luật .
Giải quyết tranh chấp.
Hợp tác quốc tế.
II. Cơ sở pháp lý.
Luật bảo vệ Môi trường.
Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/1/1994, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách phù hập nhằm áp dụng các công cụ kinh tế vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 7 chương I của luật ghi rõ:”..Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật “. Như vậy, Luật bảo vệ môi trường đã tạo một khuôn khổ pháp lý cho thực hiện chính sách môi trường có hiệu quả.
Nghị định 175/CP.
Điều 22, chương IV đã xác định một danh sách gồm 21 tiêu chuẩn mồi trường cần được tuân thủ.
Điều 34 nêu rõ các đối tượng phải trả cho công tác bảo vệ môi trường trong đó có các lĩnh vực kinh doanh hoặc sản xuất dẫn tới gây ô nhiễm môi trường. Các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia trong các ngành sản xuất kinh doanh gay ra ô nhiễm phải trả lệ phí bảo vệ môi trường.
Các văn bản pháp luật khác.
Nghị định 26/CP ban hành ngày 26/4/1996 của chính phủ quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.
Luật hàng hải Việt Nam ban hành ngày 30/6/1990.
Luật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ban hành năm 1991.
Luật dầu mỏ ban hành tháng 7 năm 1993.
Luật đất đai ban hành tháng 7 năm 1993.
Luật khoáng sản ban hành ngày 20 tháng 3 năm 1996.
Luật thương mại ban hành ngày10 tháng 5 năm 1996.
Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1999.
Tiêu chuẩn Việt Nam về phân loại những hập chất độc hại và yêu cầu an toàn, TCVN 3164-1979.
Tiêu chuẩn Việt Nam về hoá chất nguy hiểm, Quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển, TCVN 5507-1991.
Chiến lược Quản lý chất thải rắn đô thị và quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/19996 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2000.
Quy chế Quản lý chất thải y tế – Bộ y tế – Hà Nội năm 1999.
Tiêu chuẩn cho phép của lò khí thải lò đốt chất thải y tế TCVN 6560-1999.
Chất thải rắn – bãi chôn lấp chất thải hập vệ sinh – yêu cầu chung về bảo vệ môi trường TCVN 6696-2000.
Văn bản hướng dẫn bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển đô thị nông thôn và đầu tư xây dự
Ch
ương II: Hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định.
I.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý.
Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ,nằm ở cực nam vùng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, phía Tây giáp Ninh Bình, phía Tây bắc giáp Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình,phía Đông Nam giáp biển Đông.
Nam Định có diện tích 1.637,40km2 gồm 10 đơn vị hành chính, trong đó 01 thành phố, 09 huyện, 09 thị trấn, tổng số có 202 xã và 15 phường. Huyện Nghĩa Hưng có diện tích lớn nhất (250,48km2), thành phố Nam Định có diện tích nhỏ nhất là 46,35km2. Nam Định có vị trí giao thông thuận lợi, tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua thành phố, đường bộ có quốc lộ 10 chạy qua nối liền Hải phòng- Quảng Ninh-Thái Bình-Nam Định -Ninh Bình, tỉnh lộ 21 nối giữa Nam Định và quốc lộ 1A, về đường thuỷ Nam Định có đường biển nối với bờ biển kéo dài 72km, với một hệ thống sông ngòi rất thuận tiện cho giao thông vận tải.
1.2. Địa hình.
Nam Định có địa hình khá bằng phẳng chia thành hai vùng chính, vùng đồng bằng có diện tích 1.337,428 chiếm 81.68 % (trong đó diện tích đất đồi núi là 36,11 km2 chiếm 2,7 % ), vùng ven biển (chủ yếu là đất cồn và bãi cát ven biển ) có diện tích 229,792 km2, chiếm 18,32 % toàn khu vực. Vùng đồng bằng có độ cao giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ huyện Mỹ Lộc, ý Yên về huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ. Vùng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đường bờ biển bị chia cắt mạnh do 4 cửa sông lớn đổ ra biển. Diện tích đất huyện Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng đang tăng lên và lấn dần ra biển do quá trình bồi lắng phù xa, từ năm 1996 đến 1999 diện tích tăng thêm là 4,7467 km2..
Khí hậu.
Nam Định mang đầy đủ thuộc tính cơ bản khí hậu miền Bắc Việt Nam, với tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Vào thời điểm mùa đông - xuân hướng gió chủ yếu là bắc, đông bắc, với tần suất lớn nhất 25 %. Mùa hè - thu hướng gió là đông, đông - nam với tần suất lớn nhất 29 % (hướng đông nam ). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,70C, giá trị cao nhất là 38,60C, giá trị thấp nhất là 7,4 0C. Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1.483 mm, mùa hè mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 70 % tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa nhỏ, không đáng kể. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm 85 %, giá trị thấp nhất là 24 %, cao nhất là 91 %. Lượng nước bốc hơi trung bình năm khoảng 750 - 800 mm.
1.4. Chế độ thuỷ văn.
Nam Định có tỷ lệ sông ngòi chiếm 3 % tổng diện tích đất tự nhiên. Sông Hồng là sông lớn nhất chảy qua Nam Định, sông Đáy và sông Ninh Cơ là chi lưu của sông Hồng, sông Đào là phân lưu của sông Hồng và sông Đáy. Ngoài 4 sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống sông ngòi vừa và nhỏ như sông Ngô Đồng, sông Sắt, sông Châu Thành, sông Sò… Các con sông mang lượng phù sa lớn, hàng năm mang ra biển và lắng đọng khoảng 50 triệu tấn/năm.
Chế độ thuỷ triều là chế độ nhật triều, với chu kỳ gần 25 giờ. Thuỷ triều tương đối yếu có biên độ trung bình khoảng 150 - 180 cm/ ngày, lớn nhất là 270 cm, nhỏ nhất là 2 - 5 cm. Độ mặn tại các cửa sông tương đối lớn, có lúc đạt xấp xỉ nước biển, ranh giới xâm mặn thay đổi theo từng con triều, mùa và năm.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
2.1. Đặc điểm xã hội.
- Dân số và lao động.
Theo số liệu niên giám thống kê 2001, nhân khẩu toàn tỉnh là 1.914.836 người. Trong đó, nam giới là 924.338 người chiếm 48,27%, nữ giới chiếm 990.498 người chiếm 51,73%, dân cư thành thị là 239.148 người chiếm 12,49%, nông thôn 1.675.688 người chiếm 87,51%. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số trong năm là 11%0. Toàn tỉnh số người trong độ tuổi lao động là 901.500 người số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động 122.000 người.
Bảng 1: Phân phối nguồn lao động (1995 - 2000) Đơn vị: nghìn người
Thành phần lao động
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
903
926,5
928,8
927,3
933,5
945,1
Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học
25,3
26,2
28
30,5
34,5
35,6
Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ
13,8
14,3
15,2
9,9
14,8
15,1
Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc
11
11,3
11,5
10,5
10,6
11
Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang không có việc làm
20,9
21,3
19,0
16,8
16,7
16,9
Tổng
974
999,5
1002
995
1.010
1.024
- Sức khoẻ cộng đồng.
Thực trạng của tỉnh Nam Định về vấn đề sức khoẻ cũng như tình trạng chung của Việt Nam. Các bệnh thường gặp là: ỉa chảy, thương hàn, cảm cúm… Những vấn đề sức khoẻ có liên quan đến môi trường là: giun đũa 95% học sinh phổ thông mắc phải, bệnh phụ khoa vào khoảng 35 - 45% phụ nữ bị nhiễm. Đặc biệt vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phổi) là rất nghiêm trọng tình trạng này xảy ra ở hầu hết mọi người sống trong các làng nghề trong tỉnh.
Theo số liệu thống kê năm 2001 toàn tỉnh Nam Định có 17 bệnh viện đa khoa, 18 phòng khám đa khoa khu vực và 225 trạm y tế xã. phường trong đó có 3.475 giường bệnh, có 3.887 cán bộ y tế, để phục vụ nhân dân, các chương trình quốc gia như: Phòng chống bướu cổ, bệnh phong, bệnh thiếu Vitamin A, bệnh thương hàn… đã được triển khai thường xuyên hàng năm.
Bảng 2: Cán bộ y tế trên địa bàn năm 2000 phân theo quận, huyện
(ĐV: người)
Đơn vị
Bác sĩ và trên đại học
Y sĩ, kỹ thuật viên
Y tá, hộ lý
Trình độ khác
Tổng số
Thành phố Nam Định
489
193
459
66
1.207
Huyện Vụ Bản
47
55
55
23
180
Huyện Mỹ Lộc
22
29
20
17
88
Huyện ý Yên
60
100
92
41
293
Huyện Nam Trực
40
74
55
39
208
Huyện Trực Ninh
44
74
61
34
213
Huyện Xuân Trường
53
67
63
23
206
Huyện Giao Thuỷ
57
69
56
32
214
H Nghĩa Hưng
73
85
73
18
249
Huyện Hải Hậu
83
92
111
57
343
Tổng
968
838
1.045
350
3.201
Bảng 3: Cán bộ ngành dược trên địa bàn năm 2000 phân theo quận, huyện.
Đơn vị
Dược sĩ cao cấp
Dược sĩ trung cấp
Dược tá
Trình độ khác
Tổng số
Thành phố Nam Định
103
90
234
7
434
Huyện Vụ Bản
5
9
9
2
25
Huyện Mỹ Lộc
0
1
3
0
4
Huyện ý Yên
6
4
11
0
21
Huyện Nam Trực
2
5
12
0
19
Huyện Trực Ninh
9
7
22
3
41
H Xuân Trường
3
4
7
0
14
Huyện Giao Thuỷ
6
20
34
0
60
H Nghĩa Hưng
4
8
14
2
28
Huyện Hải Hậu
8
10
22
0
40
Tổng
146
158
368
14
686
- Hoạt động giáo dục.
Nam Định là một tỉnh luôn luôn đi đầu trong công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân. Hiện tại toàn tỉnh có 243 trường mẫu giáo trong đó có 24 trường công lập và 219 trường dân lập với tổng số giáo viên mẫu giáo là 3.107 người đảm bảo cho 100 % số trẻ em đến 5 tuổi được đi học mẫu giáo.
Kết quả thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%.
Bảng 4: Số lớp học, GV và HS PT tại thời điểm 31/12/2000 phân theo quận, huyện
Đơn vị
Tiểu học
THCS
PTTH
Tổng
TP. Nam Định
Số lớp học
474
358
221
1053
Số giáo viên
647
784
604
2035
Số học sinh
19.369
15.186
11.723
46.278
H.Vụ Bản
Số lớp học
415
258
63
736
Số giáo viên
469
251
101
1091
Số học sinh
14.280
11.082
3.462
28.824
H.Mỹ Lộc
Số lớp học
210
123
31
3.364
Số giáo viên
242
261
66
569
Số học sinh
7.338
5.425
1.633
14.369
H. ý Yên
Số lớp học
769
478
105
1.379
Số giáo viên
807
850
187
1.844
Số học sinh
27.388
20.787
6.033
54.202
H.Nam Trực
Số lớp học
655
406
107
1.168
Số giáo viên
693
751
219
1.663
Số học sinh
29.906
17.732
5.961
46.599
H.Trực Ninh
Số lớp học
627
378
93
1.098
Số giáo viên
594
587
159
1.340
Số học sinh
21.775
16.952
5.255
43.982
H.Xuân Trường
Số lớp học
563
339
76
978
Số giáo viên
594
555
163
1.312
Số học sinh
19.790
15.258
444
39.519
H.Giao Thuỷ
Số lớp học
641
353
79
1.073
Số giáo viên
677
564
181
1.422
Số học sinh
22.531
16.350
4.576
43.457
H.Nghĩa Hưng
Số lớp học
675
418
100
1.193
Số giáo viên
717
703
180
1.600
Số học sinh
23.035
18.937
5.702
47.674
H.Hải Hậu
Số lớp học
934
563
103
1.600
Số giáo viên
970
955
199
2.124
Số học sinh
31.686
25.067
5.828
62.581
Tổng số
Số lớp học
5.963
3.674
4.005
13.642
Số giáo viên
6.410
6.261
2.329
15.000
Số học sinh
217.098
162.797
47.617
427.512
Bảng 5: Số trường học, GV và HSCN và học nghề trên địa bàn năm 2000- 2001
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng và ĐạI học
Đào tạo CNKT
Số trường học
6
4
4
Số giáo viên
253
499
100
Số học sinh
2.720
8.101
7.729
Số học sinh tốt nghiệp
485
1.717
3.052
- Hoạt động văn hoá - nghệ thuật
Tỉnh Nam Định có một trung tâm văn hóa tỉnh, 8 trung tâm văn hoá quận, huyện và 8 trung tâm văn hoá khu vực. Có 4 đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, trong năm 2000 đã biểu diễn phục vụ nhân dân được 760 buổi.
Toàn tỉnh có 11 thư viện với 188.000 đầu sách. Hàng năm phục vụ được 175 triệu lượt bạn đọc và phát hành được 6.200 thẻ bạn đọc thường xuyên.
Bảng 6: Số lượng di tích lịch sử trên địa bàn đã được xếp hạng có đến 31/12/2000.
Loại hình
Trung ương quản lý
Địa phương quản lý
Tổng số
Đình
10
4
14
Chùa
16
6
22
Đền
31
20
51
Nhà thờ
0
6
6
Di tích lịch sử CM
9
0
9
Di tích khác
3
0
3
Tổng
69
36
105
Tóm lại: Trong những năm gần đây, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, quy mô đào tạo tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dậy và học tập được cải tạo và nâng cấp. Đến tháng 6 năm 2000 tỉnh hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở, công tác khuyến học đạt nhiều kết quả. Tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào taọ, Tỉnh có một hệ thống giáo dục từ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, trong tương lai sẽ có thêm trường đại học. Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, tận tụy trong giảng dậy. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, áp dụng vào sản xuất, phục vụ nhân dân.
Hoạt động y tế được tăng cường, các trang thiết bị được nâng cấp và xây dựng mới. Công tác y tế dự phòng được quan tâm nên ít có dịch bệnh lớn xẩy ra ra, nhìn chung sức khoẻ toàn dân được nâng lên.
Hoạt độnh văn hoá thông tin nghệ thuật, thể dục thể thao, báo chí phát thanh truyền hình đã động viên các cấp các ngành, nhân dân tham gia phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu vực dân cư được phát động trong toàn tỉnh. Các hoạt động lễ hội truyền thống được duy trì, nhà văn hoá tỉnh với các phong trào văn nghệ được đẩy mạnh, các hoạt động thể thao phát triển trong các cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang...
2.2. Đặc điểm kinh tế.
Trong thời kỳ trước đây (nhất là sau giải phóng), tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh mạnh về kinh tế và văn hoá - giáo dục. Nhưng gần đây, đặc biệt sau khi Nhà nước xoá bỏ chế độ bao cấp, kinh tế của tỉnh có nhiều giảm sút do: cơ sở hạ tầng kém cơ chế làm việc chưa thay đổi kịp với sự biến động của nền kinh tế thị trường, một số ngành nghề kinh tế mũi nhọn trước đây như dệt may, cơ khí… bị cạnh tranh mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp Quốc doanh do không kịp thời đổi mới về cơ cấu tổ chức, không xác định được hướng đi của doanh nghiệp dẫn đến giải thể, phá sản. Trong một vài năm gần đây, kinh tế tỉnh Nam Định có nhiều dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên còn chậm. Một số kết quả đáng khích lệ là hàng năm GDP đều tăng. Năm 2000 đạt 5.506.105 triệu, tăng 333.401 triệu so với năm 1999. Trong đó giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp đạt 2.252.098 triệu. Công nghiệp và xây dựng đạt 1.152.897 triệu. Giá trị dịch vụ: 2.101.110 triệu.
Nuôi trồng thuỷ sản: Theo số liệu của Sở thủy sản kể từ khi đội tàu đánh bắt xa bờ đi vào hoạt động từ 1998 đến nay, đoàn tàu đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng sản lượng khai thác hải sản tỉnh Nam Định. Năm 2001 sản lượng đánh bắt hải sản xa bờ tiếp tục tăng nhanh, toàn tỉnh đạt trên 25.000 tấn. Trong đó đánh bắt gần bờ chiếm 40 %. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách khuyến khích đánh bắt xa bờ, nhưng việc đánh bắt gần bờ với hình thức đánh bắt bằng các dụng cụ mang tính huỷ diệt vẫn có chiêù hướng gia tăng và đã làm suy giảm số lượng loài thuỷ sinh gần bờ. Ngoài ra năm 2001 các dự án nuôi trồng thuỷ sản tại 2 huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng đã đi vào thực hiện. Một số diện tích dồng muối của diêm dân đã chuyển mục đích sử dụng từ sản xuất muối sang nuôi trồng thuỷ sản và nếu không có sự quản lý chặt chẽ ngáy từ đầu thì đây có thể sẽ là nhân tố làm suy giảm môi trường vùng ven bờ.
Tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn đầu tư huy động chiếm 35% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư xã hội (1997-2000) đạt gần 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm 29,7% còn lại là vốn vay và nhân dân đó._.ng góp. Đầu tư phát triển công nhhiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chiếm 18,7% năm 1998; 19,2% năm 2000. Các công trình giao thông như đường 10, cầu Tân Đệ, cầu treo cáp văng qua sông Đào… Huyện Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy dẫn đầu triển khai mô hình giao thông cấp huyện. Thành phố Nam Định, trung tâm huyện Nam Trực, Xuân Trường, một số thị trấn, thị tứ đang được đầu tư cải tạo xây dựng, tập chung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn cho nông nghiệp, ngư nghiệp như: Hệ thống thuỷ lợi, dự án PAM đê biển, kè sông Đào, trạm bơm …hệ thống điện nông thôn, các trường học, cơ sở y tế, khu thi đấu thể thao được nâng cấp đàu tư mới đưa vào sử dụng. Mạng lưới bưu chính viễn thông được đầu tư trang thiết bị hiện đại.
Nhìn chung, trong năm 2001, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. Sản xuất công nghiệp của tỉnh sau quá trình sắp xếp lại, năm 2001 có mức tăng trưởng khá, tăng 14,6% so với năm 2000 và là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay đối với tỉnh Nam Định. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 2001 vượt 1.750 tỷ đồng, tăng 176% so với năm 1996. Riêng công nghiệp địa phương giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.118 tỷ đồng, tăng 12,7%, công nghiệp trung ương đạt 622 tỷ đồng, tăng 16,1%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 197,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành công nghiệp có ngành công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí là các ngành có mức tăng trưởng cao nhất và điều này cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng.
II. Hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định.
Hiện trạng môi trường đô thị.
. Về công nghiệp.
Trong những năm gần đây, giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố Nam Định đạt mức tăng trưởng mạnh. Năm 2001 giá trị tổng sản lượng công nghiệp của tòan tỉnh, trong đó công nghiệp trung ương đạt 601.419 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16.511.000 triệu. Công nghiệp địa phương đạt 449 tỷ 427 triệu. Trong năm qua đã có một số đơn vị có mức đóng góp trên 1 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, tập trung chủ yếu ở các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh. Công nghiệp dân doanh năm vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực về đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trong thiết bị, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất có quy mô lớn với công nghệ cũ và lạc hậu, việc đầu tư trang thiết bị sản xuất còn chậm và chưa có hệ thống xử lý chất thải, vẫn chiếm tỷ lệ cao trong thành phố nên các chất thải khi thải ra môi trường đều mang độc tính cao, gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Số cơ sở đã trang bị hệ thống xử lý chất thải vẫn chiễm tỷ lệ thấp, hầu hết các loại chất thải được thải trực tiếp ra môi trường.
Để từng bước hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường đô thị do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra tỉnh Nam Định đã ra quyết định số: 2816/2001/QĐUB ngày 29/11/2001 về việc “ban hành một số cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển khu công nghiệp phía tây thành phố Nam Định ”. Đây là khu công nghiệp mới mở có diện tích 150 ha, nằm ở phía tây thành phố Nam Định, giáp quốc lộ 10, cách xa khu vực dân cư. Đối tượng chính được vào khu công nghiệp là tất cả các dự án đầu tư có công nghệ sản xuất không gây ảnh hưởng đến môi trường và các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng trong diện phải di dời ra khỏi nội thành và khu dân cư do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, khu công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp nhận hồ sơ đăng ký vào khu vực công nghiệp.
1.2. Về giao thông.
Trong năm qua để phục vụ thi công quốc lộ 10 qua địa bàn thành phố Nam Định, Ban giải phóng mặt bằng đã phối hợp với các đơn vị có đường giao thông đi qua làm thủ tục đền bù thu hồi 346.500 m2. Hiện nay về cơ bản mặt đường quốc lộ 10 đoạn qua thành phố đã hoàn thiện, đã xây dựng xong tuyến đường nối từ quốc lộ 10 vào khu đền Trần, riêng cầu Tân Đệ nối giưa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình đã được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2002. Ngoài ra, để giảm thiểu lượng bụi trên các tuyến đường giao thông nội thành, năm qua uỷ ban nhân dân thành phố Nam Định đã hoàn thành việc rải thảm và thi công các tuyến đường: Quang Trung, Mạc Thị Bưởi, đường 38A (đoạn bốt đỏ-cầu Sắt ), đường Hùng Vương, công trình cầu Lộc Hạ cũng đang triển khai và khẩn trương thi công.
Dự án giao thông nông thôn bằng vốn của ngân hàng thế giới đã được triển khai ở 6/7 xã ngoại thành thành phố Nam Định với tổng chiều dài là 6,08km và kinh phí đầu tư là 1,68 tỷ đồng. Uỷ ban nhân dân các phường, xã đã huy động nhân dân đầu tư 1,86 tỷ đồng và nhân công làm 8,2km các tuyến đường liên thôn, ngõ xóm và miền dân cư.
Phòng giao thông công chính quản lý và thường xuyên duy tu, sửa chữa hơn 80km các tuyến đường giao thông trong thành phố, đã góp phần giảm thiểu lượng bụi sinh ra trên các tuyến đường. Song việc xây dựng các công trình hạ tầng trên thành phố không đồng bộ (do việc quản lý và đầu tư chuyên nghành khác nhau), nhiều đoạn đường, hè phải đào lên để lắp đặt hệ thống cấp nước, cáp quang.. Đã làm ảnh hưởng đến các công trình giao thông cản trở giao thông và gây mất vệ sinh đô thị.
Trong năm qua lượng xe gắn máy đã tăng lên đáng kể trên địa bàn tỉnh đặc biệt tập trung tại thành phố Nam Định. Tính đến tháng 2 năm 2001 toàn tỉnh hiện có 4.741 xe ô tô các loại, 108.704 xe mô tô, riêng lượng ô tô năm 2001 đã tăng 898 chiếc so với năm 1999. Phần lớn các phương tiện giao thông (tập trung nhiều ở xe ô tô, công nông) tiêu thụ nhiều nhiên liệu nên thải ra môi trường không ít các loại khí thải độc hại. Mặt khác các phương tiện giao thông hoạt động tập trung chủ yếu tại đô thị nơi tập trung đông dân cư, đã gây ảnh hưởng đáng kể tới môi trường bởi tiếng ồn, bụi, các khí độc hại.
Về nước thải.
Thành phố Nam Định có trên 23 vạn dân, 553 cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện đang hoạt động, và còn có thêm khoảng 1.200 hộ sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau.. Từ những cơ sở này thải ra một lượng lớn các chất bẩn và độc hại lẫn trong nước thải, các chất thải chưa qua xử lý gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt. Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại một khu vực môi trường trong thành phố vào tháng 9/2001 của Trung tâm công nghệ xử lý môi trường-Bộ tư lệnh hoá học nước thải tại thành phố Nam Định có độ ô nhiễm khá cao. Chỉ số pH trong nước thải là 9,22 vượt tiêu chuẩn Việt Nam 5943- 1995 quy định trong cột B; nồng độ SS là 135mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 35mg/l, nồng độ COD đạt 120mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 20mg/l, nồng độ BOD5 đạt 95mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 45mg/l, nồng độ NH4+ đạt 12,5mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 12,5 lần. Tổng Nitơ đạt 1.488 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 37,2 lần.Đặc biệt trong nước thải tại thành phố Nam Định nồng độ dầu mỡ đo được là 0,35 mg/l. Kết quả phân tích thành phần các chất gây ô nhiễm trong nước thải thành phố hiện tại hầu hết các thông số phân tích đều vượt tiêu chuẩn thải cho phép, đồng thời chưa được xử lý xả trực tiếp ra sông Đào gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông.
Đối với nước ao, hồ trong thành phố Nam Định qua kết quả phân tích cho thấy nước trong một số hồ tại thành phố Nam Định cũng đã bị ô nhiễm. Cụ thể hồ truyền thống là hồ điều hoà và xử lý sơ bộ nước thải của thành phố trước khi ra hệ thống mương dẫn. Nước trong hồ nồng độ COD đạt 94mg/l vượt TCVN 5942 - 1995 là 2,6 lần, nồng độ BOD5 đạt 75mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 3 lần nồng độ coliform vượt tiêu chuẩn cho phép quy định trong cột C là 4.500 MPN.
Nguyên nhân dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải tại thành phố Nam Định cao là do nước thải sinh hoat chưa được xử lý, nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất phần lớn chưa có được xử lý giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, đổ thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Hệ thống tiêu thoát nước thải trong thành phố đã có nhiều tiến bộ, song các hồ điều hoà có nguy cơ bị thu hẹp, lòng hồ bị bồi lấp, bên cạnh đó toàn bộ nước thải có độ ô nhiễm cao được đưa trưc tiếp vào các hồ để nuôi thuỷ sản và như vậy đã tạo ra một nguồn ô nhiễm thứ cấp ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, đó là các loại thuỷ sản sống trong môi trường ô nhiễm.
1.4. Hệ thống thoát nước.
Năm 2001 công ty công trình đô thị đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng thêm 1,2 km cống thoát nước trong các tuyến đường chính.Trong năm đã hoàn thành kè đá 1.748m mương thoát nước thải Kênh Gia, An Phong. Công trình kênh bao thoát nước thành phố bằng nguồn vốn do chính phủ Thụy Sĩ tài trợ đã lát đáy được 45% tổng chiều dài mương dẫn từ trại bơm Kênh Gia đến trạm bơm thôn Gia Hoà 2,4 km. Kênh đoạn tư cầu đường 12 đến mương thôn Phúc Trọng và đang triển khai thi công giai đoạn 2. Trong năm cũng đã nạo vét được 3.500 m3 bùn ở các hố ga, cửa sả và các tuyến mương cống hở phục vụ cho trạm bơm Kênh Gia hoạt động và giải quyết có hiệu quả việc tiêu thoát nước chung của thành phố Nam Định.
Nhìn chung, trong thời gian gần đây, hệ thống tiêu thoát nước thải trong thành phố đã được cải tạo, trạm bơm Kênh Gia với tổng công suất 44.000 m3/h đã đi vào hoạt động, mương dẫn nước thải trong thành phố thông thoáng hơn, hạn chế tình trạng úng ngập trong thành phố lâu dài khi mưa lớn. Tuy nhiên nước thải thành phố với các thông số ô nhiễm khá lớn vẫn được thải trực tiếp ra sông Đào (là nguồn nước mặt duy nhất cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, không những cho thành phố Nam Định mà còn cho các thị trấn, thị tứ và các khu dân cư nằm ở khu vực hạ nguồn) gây ảnh hưởng đến nguồn nước này. Theo kết quả phân tích tháng 9/2001 của trung tâm xử lý môi trường-Bộ quốc phòng điểm lấy mẫu trên sông Đào cách cống xả Kênh Gia 100m về phía hạ lưu cho thấy: hầu hết các chỉ số phân tích đều vượt TCVN 5942-1995 quy định trong cột B chỉ số SS vượt tiêu chuẩn 4,62 lần đặc biệt trong mẫu nước sông Đào còn thấy xuất hiện dầu mỡ với hàm lượng 0,18mg/l.
1.5. Bảo đảm nguồn nước sạch đô thị.
Đô thị là nơi tập trung đông dân cư, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhu cầu nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt là hết sức cấp bách và cần thiết. Hiện nay, thành phố Nam Định có một nhà máy nước công suất 40.000m3/ngđ, số hộ gia đình sử dụng nước sạch do công ty cấp nước quản lý năm 2001 là 28.200 hộ, số hộ cơ quan là 406 hộ, số vòi công cộng là 65 vòi. Nếu tính tổng số hộ nội thành được sử dụng nước sạch đến tháng 12/2001 đạt 75%, nếu tính cả các hộ ngoại thành thì mới đạt 55,6%. Tình trạng thất thoát nước vẫn còn cao là 65%. Các khu vực có nhiều khó khăn về nguồn nước như phường Trường Thi, phường Văn Miếu, số hộ được dùng nước sạch chỉ đạt khoảng 25%. Năm 2001 mặc dù có nhiều khó khăn về vốn song Sở xây dựng đã chỉ đạo công ty cấp nước thanh phố Nam Định mở rộng 7 tuyến cấp nước mới
Tuyến đường Điện Biên.
Tuyến đường Giải Phóng.
Tuyến đường Vụ Bản.
Tuyến đường Ninh Bình.
Tuyến đường Thái Bình.
Tuyến đường Phan Bội Châu A.
Tuyến đường Thanh Bình.
Trong chương trình FA3 cải tạo hệ thống cấp nước, chống thất thoát nước đã hoàn thiện hệ thống cấp nước mới ở 4 phường: Vị Hoàng, Hạ Long, Trần Tế Xương, Vị Xuyên. Làm mới thêm tuyến Quang Trung, Đường Hưng Yên, đường Mạc Thị Bưởi, đê Tiền Phong, đặc biệt một số khu mới đầu tiên có nước sạch là khu Rặng Xoan, Lộc Hạ, đường Giải Phóng.
Về việc cấp nước sạch tại thị trấn, các huyện lị hiện nay có hai thị trấn Cổ Lễ, Ngô Đồng và 3 trung tâm huyện lị: huyện Nam Trực, Mỹ Thuận, Xuân Trường đã xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, ở các điểm này công suất cấp nước lớn, song số hộ sử dụng còn quá ít. Thị trấn Cổ Lễ công suất sử dụng 1.000m3/ngày song mới có 500 hộ sử dụng, thị trấn Ngô Đồng có 460 hộ, nguyên nhân chính là vốn huy động của nhân dân để nối mạng nước sạch. Theo thống kê của Sở xây dựng: số dân của 12 thị trấn và huyện lị là 72.305 người hiện đang dùng 2.138 giếng khơi, 768 giếng khoan, 14.028 bể nước mưa. Nhu cầu cấp nước của các thị trấn là hết sức cần thiết, một số thị trấn gặp nhiều khó khăn về nguồn nước như thị trấn Gôi-Vụ Bản, thị trấn Lâm-ý Yên.
1.6. Về chất thải rắn.
Mỗi ngày thành phố Nam Định thải ra khoảng 283m3 rác thải sinh hoạt và gần 100m3 rác thải xây dựng. Công ty môi trường Nam Định mỗi ngày thu gom được 140-160m3 (đạt 60%), nhiều khu dân cư như Đông An, Bãi Vượt, tiền khu Thống Nhất và các hộ dân ven trục đường vào thành phố vẫn chưa được thu gom, còn đổ rác thải tuỳ tiện. Năm 2001 công ty môi trường Nam Định đã có nhiều cố gắng trong việc thu gom rác thải, 27 tuyến đường được quét sạch, khắc phục tình trạng rác ứ đọng lâu ngày. Qua khảo sát 14 điểm tập trung rác nội thành và các bãi rác đổ thải thấy rằng:
Các điểm tập kết rác trong nội thành còn thiếu nhiều điểm bố trí không hợp lí, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, còn 7/14 điểm tập kết rác đặt cạnh cổng trường học, bệnh viện, 6/14 điểm giải toả chậm sau 8h sáng, gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Bãi đổ thải tập trung Lộc Hoà chính thức đóng cửa từ tháng 4/2000. Sau khi đóng cửa bãi chôn lấp chất thải rắn, các ngành có liên quan của tỉnh, thành phố đã tập trung tìm ra giải pháp chôn lấp chất thải rắn tạm thời trong khi chờ bãi chôn lấp mới đang xây dựng. Vì vậy tháng 4/2000 - 6/2000 việc thu gom rác thải trong nội thành nhiều lúc còn chậm, ùn tắc rác, gây mất vệ sinh môi trường nhất là các điểm gom rác tập trung. Các bãi rác tạm thời do tính cấp bách của việc đổ thải nên chưa thực hiện tốt việc ĐTM, chưa có giải pháp đầu tư xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm nên ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân cũng như nguồn nước mặt, nước ngầm xung quanh khu vực chôn lấp rác. Đến tháng 7/2001 bãi chôn lấp rác mới của Nam Định đã đi vào hoạt động, giải quyết được ùn tắc rác nội thành, xong vấn đề ô nhiễm do nguồn nước thải của bãi rác đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết. Dự kiến năm 2002 sẽ đưa nhà máy chế biến rác công suất 300m3/ngày vào hoạt động và có khu xử lý nước của bãi rác theo công nghệ hoá sinh.
Bãi rác cách trung tâm thành phố 7km, cách bãi cũ khoảng 3km, cách khu vực dân cư gần nhất khoảng 300m bằng rất nhiều cố gắng đã chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 7/8/2001. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của bãi mới này đã đuợc xây dựng theo đúng thiết kế và đúng nội dung yêu cầu về bảo vệ môi trường của bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đặt ra, đảm bảo đủ các điều kiện về môi trường để đưa vào vận hành. Trong quá trình đổ thải đã chấp hành tốt quy trình chôn lấp rác hợp vệ sinh như: Đổ gom theo lô đổ đến đâu lu, nén, lấp đất, phun thuốc diệt côn trùng. Nước thải được thu gom về hệ thống hồ xử lý sinh học và lắng lọc cơ học.
Nhằm tăng cường công tác xử lý chất thải rắn, dưới sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của uỷ ban nhân dân tỉnh,uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo công ty môi trường Nam Định tiến hành thi công xong nền và xây dựng tường bao quanh diện tích nhà máy chế biến chất thải rắn thàn phân hữu cơ. Phối hợp với liên hiệp khoa học-Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia tiến hành xây dựng phương án xử lý nước thải từ bãi rác. Dự kiến công trình xử lý nước thải sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động từ tháng 6/2002, giá thành đầu tư cho 1m3 nước thải là 11.980 đồng. Kết quả khảo sát chất lượng nước thải bãi rác và nước thải sau khi xử lý dự kiến do trung tâm phân tích vào tháng 11/2001 như sau:
Bảng 7: Chất lượng nước thải bãi rác mới.
STT
Chỉ số
Đơn vị tính
Nước thải tại kênh thu nước rác
Tiêuchuẩn thải đề nghị
1
PH
9,66
5,5-9
2
COD
mg/l
1212
180-200
3
SS
mg/l
1262
100
4
BOD5
mg/l
850
50
Có thể nói rằng việc quản lý chất thải rắn ở đô thị vẫn đang là vấn đề rất bức xúc, nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố ô nhiễm gây ra đối với môi trường, phục vụ công tác quản lý chất thải rắn, năm 2001 sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện hoá tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường của hai bãi chôn lấp rác làng Hoàng và làng Man xã Lộc Hoà thành phố Nam Định.
1.7. Chất thải bệnh viện.
Theo số liệu thống kê tổng lượng chất thải rắn đói với bệnh viện mỗi ngày thải ra khoảng 4,334 tấn, trong đó rác thải y tế độc hại là 0,09 tấn chiếm khoảng 2,11%. Công tác thu gom, phân loại, tiệt trùng trước khi thải cũng chưa triệt để, việc xử lý chất thải rắn, nước thải còn nhiều hạn chế.
Được sự giúp đỡ của chính phủ áo, Bộ Y tế dã xây dựng dự án nghiên cứu khả thi trang bị lò đốt chất thải rắn cho 25 cụm bệnh viện trong toàn quốc, trong đó có cụm bệnh viện tỉnh Nam Định. Đến tháng 1 năm 2002 công trình đã hoàn tất và đưa vào chạy thử. Trong thời gian chạy thử các khí lò đốt phát sinh đã được trung tâm công nghệ xử lý môi trường bộ quốc phòng đo đạc phân tích, kết quả như sau:
Bảng 8: Kết quả đo khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
STT
Chỉ số
ĐVT
Vị trí đo cách ống khói 50m
Vị trí trong ống khói
TCVN 6560-1999
Lò chưa hoạt động
Lò đang hoạt động
Lần 1
Lần 2
1
Bụi
mg/m3
0,28
0,3
45,500
45,550
100
2
CO
mg/m3
0,45
7,3
60,650
55,800
100
3
NOx
mg/m3
0,085
0,35
175,000
165,000
350
4
SO2
mg/m3
0,07
0,15
145,000
120,000
300
5
HF
mg/m3
KPHĐ
KPHĐ
1,000
1,100
2
6
HCl
mg/m3
KPHĐ
KPHĐ
5,150
5,500
100
7
Cd
mg/m3
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
1
8
Hg
mg/m3
KPHĐ
KPHĐ
0,040
0,050
0,5
9
Tổng KLN
mg/m3
KPHĐ
KPHĐ
0,139
0,126
2
bnag
Qua kết quả trong bảng trên, so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên cần xác định cụ thể các chất Dioxin và Furan có trong khí thải của lò đốt, ngoài ra do vị trí của lò đốt nằm trong khu vực có nhiều cơ quan, nhà dân, gần nguồn thải khí lớn nhất thành phố Nam Định là công ty dệt vì vậy trong tương lai cần thiết phải đầu tư thêm hệ thống xử lý khí thải cho lò đốt. Khí thải từ lò đốt chưa qua xử lý sẽ là yếu tố gây tác động tương đối lớn đối với môi trường, đặc biệt là môi trường không khí tại Nam Định. Khi lò đốt hoạt động các chất ô nhiễm đã tăng lên đáng kể trong không khí: Bụi tăng 0,02mg/m3, khí CO tăng 16,3 lần, khí NO2 tăng 4,1 lần, khí SO2 tăng 2,14 lần, hàm lượng kim loại nặng cũng tăng lên trong không khí: Ni tăng 8,3 lần, Pb tăng 2,25 lần Mn tăng 2 lần, hàm lượng Cu xuất hiện với nồng độ 0,35mg/m3.
Tóm lại: Môi trường đô thị tại thành phố Nam Định trong những năm gần đây đã được cải thiện. Đối với chất thải rắn từng bước đã mở rộng diện tích vào khả năng thu gom nhưng vấn đề về bãi chứa và công tác đầu tư xử lý chất thải rắn mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm song vẫn còn nhiều hạn chế. Nhà máy chế biến rác tiến độ thi công xây dựng còn chậm, nước thải từ bãi rác vẫn chưa được xử lý kịp thời, công tác quan trắc các bãi rác đã đóng cửa và bãi mới chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh vẫn còn nhiều trong thành phố, lượng phân thu gom từ các nhà vệ sinh, việc xử lý còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra về mặt vệ sinh môi trường.
Đối với nước thải, thành phố đã xây dựng được các hệ thống thu gom và thoát nước thải đạt yêu cầu, hạn chế việc úng, ngập trong thành phố khi mưa to, các hồ chứa, điều hoà và xử lý nước thải trong thành phố đã được kè đá để duy trì diện tích và chống lấn chiếm. Tuy vậy nước thải vẫn được đổ thải chung, việc xử lý đạt yêu cầu chất lượng trước khi thải vẫn chưa thực hiện được. Việc xả nước thải thành phố qua hệ thống bơm Kênh Gia mới chỉ là giải pháp trước mắt, với các thông số ô nhiễm có trong nước thải hiện nay đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của các cụm dân cư vùng hạ nguồn. Việc trồng cây xanh đã được uỷ ban nhân dân thành phố trú trọng trong thời gian qua song vẫn là cây nhỏ chưa đáp ứng được theo yêu cầu diện tích tán lá xanh trên đầu người.
Đối với các cơ sở sản xuất và bệnh viện, việc xử lý chất thải đã được cấp lãnh đạo đơn vị quan tâm, song do nhiều yếu tố khách quan đặc biệt là vấn đề về kinh phí, các công trình xử lý chất thải được xây dựng không nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về vệ sinh môi trường. Các công trình xử lý chất thải trong thành phố đã được đầu tư nhưng không đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng lên song vẫn chỉ dừng lại ở từng đối tượng, chưa rộng khắp.
Hiện trạng môi trường nông thôn.
Mức độ ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa gay gắt như ở thành phố vì không gian rộng lớn, mật độ tâp trung dân cư thưa. Nhưng nếu xét nguy cơ tiềm ẩn do phá vỡ hệ cân bằng sinh thái, làm mất khả năng tự điều chỉnh, làm sạch của môi trường thì môi trường nông thôn có nhiều vấn đề cần quan tâm.
2.1. Môi trường công nghiệp ở nông thôn
Tỉnh Nam Định trong những năm gần đây đã tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất trong các làng nghề. Chính vì vậy, nhiều làng nghề đã và đang được khôi phục, phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên ở hầu hết các làng nghề vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên hết sức nghiêm trọng và là nguyên nhân chính gây ra các loại dịch bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân sống trong vùng, bởi vì tại các làng nghề này kinh phí đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường là không có, công tác vệ sinh môi trường chưa được chú trọng quan tâm. Theo kết quả điều tra của Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Nam Định tính đến tháng 12/2001 toàn tỉnh có 71 làng nghề:
Làng nghề cơ khí 9 làng
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 4 làng
Làng nghề dệt, tẩy nhuộm 14 làng
Làng nghề mây tre đan 20 làng
Làng nghề khác 24 làng
Bảng 9: Tác nhân và thành phần môi trường chịu ô nhiễm ở làng nghề
STT
Ngành nghề
Tác nhân gây ô nhiễm
Thành phần môi trường bị tác động
1
Chế biến lương thực, thực phẩm
Chất hữu cơ, mùi, tiếng ồn
Nước, không khí
2
Cơ khí
Hoá chất tẩy rửa, tiếng ồn, kim loại, dầu mỡ
Nước, không khí, đất
3
Mây tre đan
Tiếng ồn, bụi chất hữu cơ
Nước, không khí
4
Dệt -Tẩy- Nhuộm
Chất hữu cơ, hoá chất, mùi, khí thải
Nước, không khí, đất
5
Sơn mài
Hoá chất, mùi tiếng ồn, bụi
Nước, không khí, đất
bang
Hàng năm ở các làng nghề sử dụng trên 100 nghìn tấn than, 10.500 tấn dầu và 1.100 tấn hoá chất các loại, hầu hết các thiết bị công nghệ sản xuất tại các làng nghề đã cũ, lạc hậu, không có thiết bị xử lý chất thải nên chất thải khi vào môi trường còn mang độc tính cao. Theo kết quả phân tích đánh giá các năm trước hầu hết các làng nghề còn bị ô nhiễm môi trường bởi nước thải, khí thải, tiếng ồn đặc biệt là làng nghề Vân Chàng xã Nam Giang. Trên cơ sở kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Vân Chàng năm 2000 đồng thời nghiên cứu tìm ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong làng nghề này, năm 2001 được sự giúp đỡ của viện địa chất, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia trường đại học Greisfwald (cộng hoà liên bang Đức) tiến hành thử nghiệm mô hình xử lý nước thải làng nghề cơ khí bằng phương pháp vi sinh. Dự kiến đến cuối năm 2002 mô hình sẽ có kết quả chính thức và sau đó sẽ được đưa vào sử dụng đại trà. Ngoài ra dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Vân Chàng xã Nam Giang đã được uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quyết định số 2099/2001/QĐUB ngày 02/10/2001, cụm công nghiệp này có diện tích quy hoạch là 107.000m2 (giai đoạn đầu cấp 20.000m2) trong đó có giành riêng cho khu vực xử lý nước thải và chất thải rắn. Khi cụm công nghiệp này hoàn thiện (dự kiến cuối năm 2002) sẽ tiến hành di chuyển các hộ sản xuất có nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, các loại hình sản xuất có thành phần nguồn thải giống nhau sẽ được sắp xếp vào cùng một khu vực, qua đó sẽ giảm bớt sự ảnh hưởng do sản xuất của làng nghề tới sức khoẻ của nhân dân
Môi trường nước ở các làng nghề:
Hầu hết các làng nghề đều gây ô nhiễm nguồn nước, tuỳ theo tính chất sản xuất của từng làng mà mức độ ô nhiễm khác nhau song nó cũng có những đặc điểm chung đó là:
+ Nước thải có chứa chất hữu cơ quá lớn thải trực tiếp vào môi trường vượt quá khả năng phân huỷ của vi sinh vật, động thực vật thuỷ sinh gây hiện tượng phú dưỡng.
+ Nước thải có chứa hợp chất vô cơ độc hại ( axít, xút, muối, kim loại nặng ) tác động trực tiếp đến nước mặt, nước ngầm, gây nhiều bệnh ung thư, phổi, gan, các bệnh về đường tiêu hoá. Kết quả phân tích nước thải làng nghề Vân Chàng ngày 02/10/2001 của sở khoa học công nghệ và môi trường cho thấy: Đối với nước ao hồ trong thôn, kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần (TCVN 5943-1995).
- Nồng độ pH 50% các mẫu nằm ngoài giá trị cho phép.
- Thành phần COD kết quả đo được trong các ao hồ đều rất cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,9- 4,1 lần.
- Thành phần BOD5 đo được vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,1- 6,4 lần.
-Tỷ lệ giữa BOD/COD rất thấp chứng tỏ hàm lượng các chất hữu cơ bền vững trong nước rất lớn.
- Hàm lượng kim loại nặng trong nước ao đều rất cao: Ni vượt tiêu chuẩn cho phép 8 lần, Xianua vượt tiêu chuẩn cho phép từ 65-117 lần, Cu vượt tiêu chuẩn cho phép 2,5- 64 lần.
Đối với nước ngầm: Hàm lượng COD rất cao đặc biệt trong thành phần nước ngầm đã xuất hiện các kim loại nặng như Xianua, Ni, tổng số hàm lượng kim loại này trong nước ngầm đã sấp xỉ giới hạn cho phép.
+ Nước thải chứa chất màu, sơ,sợi làm nước chuyển màu, tăng hàm lượng chất hữu cơ gây mùi khó chịu, giảm DO, ảnh hưởng đến động thực vật thuỷ sinh gây ô nhiễm nước sinh hoạt dẫn đến gây bệnh về mắt, đường tiêu hoá, bệnh ngoài da.
Môi trường không khí ở các làng nghề:
+ Ô nhiễm bụi lơ lửng
Tại các làng nghề, hầu hết các hoạt động sản xuất đều sản sinh ra bụi, các làng nghề có hoạt động nấu nhôm, sắt thép, đúc kim loại, chế biến gỗ, đánh bóng kim loại không những gây bụi lắng mà còn tạo hàm lượng bụi lơ lửng rất cao gây bệnh viêm phổi, ung thư phổi, lao phổi.
Bảng 10: Bụi lơ lửng được đo trên máy đo nhanh AMS90IS tại thôn Vân Chàng
Kết quả đo được trung bình một giờ như sau
STT
Địa điểm tiến hành đo nồng độ bụi
Ctb (mg/m3)
Cmax(mg/m3)
1
Đầu thôn
0,250
2
Cầu Vân Chàng
0,489
3
Giữa thôn
0,670
4,28
4
Cuối thôn
0,550
5
Cơ sở đánh bóng
0,980
1,97
6
Cơ sở cán thép
0,340
0,87
7
Cơ sở nấu nhôm
2,170
6,96
+ Ô nhiễm khí :
Tại các làng nghề việc đốt nguyên nhiên liệu như than, dầu, dùng hoá chất bay hơi đã tạo ra các chất gây biến đổi thành phần không khí, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, vật nuôi đó là các khí CO2, SO2, CO, HCl, Andehit, Axeton, Phenol.
Trong đó khí CO sinh ra do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời thì nồng độ CO sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất tại các làng nghề do xã hội ngày càng có nhu cầu cao về tiêu dùng. Khí CO gây tác hại rất lớn đối với sức khoẻ con người do nó hoá hợp thuận nghịch với Hemoglomin (Hb) trong máu.
+ Tiếng ồn, mùi hoá chất:
Các làng nghề được tổ chức sản xuất ngay trong khu vực dân cư sinh sống góp phần làm tăng ảnh hưởng đến người dân: Ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm mùi từ sản xuất, sử dụng hóa chất gây căng thẳng thần kinh đau đầu, giảm tuổi thọ.
Môi trường đất tại các làng nghề:
Đất thổ cư của các làng nghề rất chật trội, bình quân mỗi hộ từ 50-200m2 không chỉ để ở mà còn phục vụ cho xây dựng cơ sở sản xuất, ao hồ tại các làng nghề hiện còn lại rất ít, mật độ cây xanh ít. Tất cả các nguồn thải từ các làng nghề đều thải trực tiếp vào đất, kể cả đất xung quanh làng nghề đã làm thay đổi thành phần lý hoá của đất làm cho năng suất vật nuôi, cây trồng giảm.
Tóm lại: Môi trường sống của người dân tại các làng nghề đang bị ô nhiễm khá nặng nề đặc biệt là các làng nghề cơ khí như Vân Chàng, Tống Xá …Tuổi thọ trung bình của các làng nghề này vào khoảng 55 tuổi, thấp hơn so với tuổi thọ trung bình của cả nước là 67 tuổi. Hiện nay tỉnh Nam Định đã quy hoạch 3 làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng song vấn đề khó khăn hiện nay là nguồn tài chính (quỹ xử lý ô nhiễm môi trường) của các làng nghề là chưa có, cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng về mặt này và đưa ra giải pháp và công nghệ xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
2.2. Hiện trạng môi trượng nông nghiệp ở nông thôn:
Theo số liệu thống kê năm 2001 có 87,5% dân số Nam Định sống ở nông thôn phân bố ở 9 huyện, 195 xã. Số dân sống ở nông thôn này chủ yếu là làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Kết quả điều tra môi trường nông nghiệp nông thôn thấy rằng:
2.2.1. Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
Ô nhiễm môi trường nông thôn đang có chiều hướng gia tăng do việc sử dụng ngày một tăng lên kể cả về khối lượng và chủng loại hoá chất bảo vệ thực vật. Số liệu thống kê về tổng lượng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng năm 2001 do chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định cung cấp như sau:
Bảng 11: Lượng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp
STT
Năm
Khối lượng thuốc sử dụng các loại (tấn)
Sbq (kg/ha)
Bình quân (kg/ha)
Thuốc sâu
Thuốc bệnh
Tổng
1
1997
44,000
12,000
56,000
Vụ xuân
17,300
9,000
26,300
0,32
0,32
Vụ mùa
26,700
3,000
29,700
0,36
0,35
2
2001
154,668
139,196
293,864
Vụ xuân
64,204
69,412
133,616
1,62
0,74
Vụ mùa
90,464
69,784
160,248
1,95
1,11
Bảng 12: Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp năm 2001
STT
Tên thương mại
Tổng khối lượng sử dụng (kg)
Vụ xuân
Vụ mùa
Tổng
I
Thuốc sâu
1
Palăng 95%FP
42.134
69.376
111.510
2
Sát trùng song 95%WP
10.396
13.648
24.044
3
Sát trùng đan
800
4.656
5.456
4
Patssa 50%EC
9.816
100
9.916
5
Tre bon10%EC
1.058,4
1.058,4
6
Vinicas
2.684
2.684
II
Thuốc bệnh
1
Sa sa 20% WP
1.847
8.560
10.407
2
Apvin 5% SC
5.562
6.593
12.155
3
Validacin 3-5%
48.180
27.700
75.880
4
Zinganmaysu 5%
4.701
22.692
27.393
5
Fujione 50LC
5.522
303
5.825
6
Kasai 21.2 WP
2.401
465
2.866
7
Bin 75 WP
199
60,4
259,4
8
Stanor
124
124
9
Santomic
2.578
2.578
10
Baitoxit
709
709
Qua bảng trên cho thấy: Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định mỗi năm tăng lên, tổng lượng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật sử dụng trong năm 2001 tăng gấp 5,24 lần tổng lượng sử dụng năm 1997, đăc biệt là tổng lượng thuốc trừ sâu tăng lên đáng kể, năm 2001 lượng thuốc trừ sâu sử dụng tăng lên gấp 3,5 lần, thuố._.a bãi ra đường.
3. Công tác xử lý.
Trong những năm qua công tác xử lý chất thải rắn của thành phố Nam Định đã được uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo cồng ty môi trường phối hợp cùng các cơ quan liên quan khác tìm nhiều biện pháp để xử lý
- Rác thải y tế độc hại: Được sự giúp đỡ của chính phủ áo, Bộ Y Tế đã xây dựng dự án nghiên cứu khả thi trang bị lò đốt chất thải rắn cho bệnh viện tỉnh Nam Định. Đến tháng 1/2002 công trình đã hoàn tất và đưa vào chạy thử. Thời gian chính thức đưa vào hoạt động dự kiến vào đầu tháng 4/2002. Sau khi lò đốt đi vào hoạt động sẽ giúp cho công tác xử lý chất thải rắn y tế Nam Định được tốt hơn, hợp vệ sinh môi trường, không còn tình trạng xử lý chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố.
- Chất thải rắn hữu cơ: Hiện tại thành phố Nam Định đang xây dựng nhà máy chế biến rác thải thành phân Compost phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Dự kiến năm 2002 sẽ đưa vào hoạt động điều này giúp cho vấn đề xử lý chất thải rắn hữu cơ của thành phố không còn lo ngại.
- Chất thải rắn vô cơ: Tháng 7/2001 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh có diện tích 6ha của thành phố Nam Định đã đi vào hoạt động giúp cho vấn đề giải toả, xử lý chất thải rắn của thành phố thêm nhanh chóng và hợp vệ sinh.
V. Những vấn đề tồn tại cần được giải quyết
Công ty môi trường Nam Định
Công ty môi trường Nam Định là đơn vị được giao chuyên ngành làm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thành phố Nam Định. Hiện tại công ty môi trường Nam Định là công ty hoạt động công ích và áp dụng cơ chế tài chính theo thông tư 06TC/TCDN. Do quá trình chuyển hoá mô hình quản lý tài chính công ty đang gặp rất nhiều khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng: Hiện tại công ty môi trường Nam Định có một dãy nhà 2 tầng với khoảng 7 phòng làm việc hành chính. Tất cả các phòng đều không được trang bị phương tiện làm việc đầy đủ như điện thoại, vi tính …thông tin liên lạc không có. Cả công ty mới chỉ có 1 chiếc máy vi tính và 3 phòng có lắp điện thoại Trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đã cũ không đáp ứng được yêu cầu thực tế và còn thiếu rất nhiều.
- Nhân sự:
Nhân viên quản lý hành chính: Đa số cán bộ quản lý của công ty đều chưa được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, không đồng đều, kỹ năng giải quyết các vấn đề còn hạn chế bởi năng lực.
Công nhân lao động trực tiếp: Theo tài liệu của Cục môi trường, Bộ khoa học công nghệ và môi trường thì ở các đô thị cứ 1000 dân có 2-3 công nhân phục vụ vệ sinh. Như vậy với 231851 người thì tối thiểu công ty phải có 463 công nhân phục vụ vệ sinh môi trường, nhưng thực tế công ty môi trường Nam Định chỉ có 267 công nhân lao động trực tiếp. Vì vậy số công nhân lao động còn thiếu rất nhiều, hiện tại số công nhân lao động trực tiếp này đều có trình độ văn hoá thấp mới hết PTTHCS nên không thể đáp ứng được yêu cầu về nhân sự của công ty trong tương lai khi nhà máy chế biến rác làm phân Compost theo công nghệ của Pháp đi vào hoạt động, vì vậy công ty phải tuyển, đào tạo toàn bộ số công nhân làm việc trong nhà máy chế biến rác này.
- Chế độ tiền lương, thưởng: Công ty môi trường Nam Định là một công ty hoạt động công ích do đó toàn bộ công nhân viên trong công ty đều được hưởng chế độ chính sách theo quy định của nhà nước. Đối với tiền lương của công nhân công ty quy định rõ ràng và áp dụng chính sách khoán quản, điều nảy đã thúc đẩy công nhân tự giác tích cực làm việc hơn.
(Chính sách khoán quản: Khi một công nhân phụ trách một công việc nào đó như thu rác ở các hộ dân thì người của công ty cùng tổ trưởng tổ đó trực tiếp kiểm tra về khối lượng rác đã thu được. Một ngày một công nhân phải thu được khối lượng là 2m3, số lượng vượt sẽ được nhận với một đơn giá cao hơn, nếu làm không đủ khối lượng thì công ty sẽ tính với đơn giá thấp hơn giá quy định. Nếu tại địa bàn người công nhân nào đó phụ trách có đơn kiến nghị của nhân dân tố cáo làm không hết trách nhiệm sẽ bị phạt. Khi xe vận chuyển rác, chở rác xuống bãi chôn lấp sẽ được kiểm tra về khối lượng một lần nữa. Khối lượng cuối cùng sẽ là khối lượng chuẩn để công ty thanh toán tiền lương cho mỗi tổ. Tổ trưởng của mỗi tổ sẽ dựa vào khối lượng, công việc của từng công nhân để trả lương cho công nhân thuộc tổ mình quản lý ).
Nhìn chung chính sách tiền lương, thưởng phạt, rõ ràng, công khai của công ty đã góp phần rất lớn vào công tác vệ sinh môi trường thành phố trong thời gian vừa qua, người công nhân rất phấn khởi khi làm việc bởi họ có thể tính ngay ra được tiền lương của mình khi làm việc. Xong vẫn còn những khó khăn khác như đơn giá công việc còn thấp, địa bàn làm việc rộng lớn.. cho nên nhiều công nhân chưa thực sự gắn bó với nghề nghiệp.
Công tác thu gom vận chuyển
Nhìn chung trong những năm gần đây, công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Nam Định đã có nhiều cố gắng cải tiến phương thức thu gom trong dân, khắc phục được tình trạng đổ thải chất thải rắn sinh họat tuỳ tiện, bừa bãi, từng bước đã nâng được số lượng rác thu gom từng ngày. Đường phố chính đã khá sạch sẽ, các tụ điểm rác tồn đọng lâu năm đã được rải toả mặc dù phương tiện vật chất kỹ thuật thiếu. Công ty đã có kế hoạch thu gom vận chuyển hợp lý, ưu tiên điểm cần giải toả sớm để đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo giao thông đi lại và sức khoẻ của nhân dân thành ph.
Những điểm hạn chế cần quan tâm là:
+ Điểm tập kết rác còn thiếu, nhiều điểm bố trí chưa hợp lý, chưa đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, từ điểm tập trung chất thải rắn tới điểm thu gom xa gây khó khăn vất vả, mất nhiều thời gian cho công nhân thu gom.
+ 7/14 điểm tập kết chất thải rắn giải phóng chậm sau 8h sáng.
+ Phương thức thu gom chất thải rắn chưa khoa học, chưa phân loại ngay tại nguồn.
+ Thời gian thu gom nhiều nơi chưa hợp lý về thời gian do số người làm việc trong cơ quan nhà nước, công sở chỉ có nhà vào lúc 5h chiều trong khi công nhân đi thu gom ở nhiều nơi từ túc 3h-5h hàng ngày.
+ Chất thải rắn xây dựng tại các vỉa
hè, lòng đường, chưa được quan tâm thu gom.
CHƯƠNG IV: các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố nam định
I. các mục tiêu quản lý chất thải rắn tại nam định.
1. Mục tiêu kỹ thuật.
- Đảm bảo thu gom 100% chất thải rắn khu vực nội thành.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình để đáp ứng nhu cầu ở hiện tại và tương lai của Nam Định.
Cải tiến phương thức xử lý chất thải độc hại (xử lý triệt để các nhóm thuộc vào nhóm A, B, C, D, E, F).
Cải tiến cách thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn và nâng cao giá trị bùn bể phốt.
Tạo ra những cơ hội và sự linh hoạt để đổi mới dần hệ thống quản lý chất thải rắn trong tương lai.
2. Mục tiêu môi trường.
- Sử dụng các chương trình và công nghệ có thể làm giảm đến mức tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường người lao động.
- Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho nhân dân.
- Giảm mùi hôi thối và bụi bặm trong các giai đoạn khác nhau về xử lý chất thải rắn.
- Giảm tới mức tối thiểu mức ô nhiễm đất, nước mặt và không khí.
- Giảm tới mức tối thiểu sự truyền bệnh thông qua các con đường khác nhau phát sinh trong quá trình quản lý chất thải rắn.
- Phát triển một chiến lược nhằm triệt để bảo vệ tài nguyên.
- Khuyến khích không xả rác bừa bãi thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng.
3. Mục tiêu kinh tế xã hội.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển bằng cách ưu tiên phát triển kinh tế địa phương và các đặc điểm kinh tế xã hội.
- Lôi cuốn và duy trì lực lượng tư nhân trong quá trình quản lý chất thải.
- Động viên, giáo dục nhân dân và người lao động.
- Lôi cuốn phụ nữ và những người thu gom rác tham gia vào các chương trình quản lý rác thải được đề xuất.
Đảm bảo công việc hiện nay và tạo ra những công việc mới.
4. Mục tiêu tài chính.
- Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của việc thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tăng thu nhập của công ty môi trường Nam Định và dảm bảo sự tồn tại, phát triẻn lâu dài của công ty.
- Thu lệ phí của mọi đối tượng ở mọi nơi dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) để tài trợ cho các chương trình hiện tại và tương lai.
- Thay đổi biểu giá để giảm tới mức tối thiểu sự phụ thuộc của công ty Môi trường Nam Định vào ngân sách thành phố.
5. Mục tiêu thể chế.
- Đề ra một chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Công ty môi trường Nam Định. Tổ chức lại cơ cấu và nguyên tắc điều hành của công ty để cho phép quản lý một quỹ tiền tệ lớn.
- Thiết lập một quá trình theo dõi, quan trắc để xem xét lại các chương trình và đề ra các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu.
- Lập một chương trình đào tạo trong nước, nước ngoài cho các nhân viên.
- Kết hợp với các lực lượng tư nhân.
II. các giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn:
Cần phải nhận thức đứng đắn về công tác vệ sinh môi trường” Vệ sinh môi trường đô thị” là một bộ môn khoa học tổng hập về kinh tế-kỹ thuật-chính trị-xã hội, quan tâm đến nhiều ngành, nhiều cấp đến mọi người dân. Do vậy, cần phải có các giải pháp thể hiện rõ những quan điểm này và tôn trọng các yêu cầu khách quan của việc phát triển kinh tế nhiều thành phần và thực trạng về chất thải rắn tại thành phố hiện nay.
1.Công ty môi trường Nam Định.
1.1. Cơ chế hoạt động.
Công ty môi trường Nam Định là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh hoạt động công ích vì vậy hoạt động của công ty vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý, chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Do đó, công ty chưa thể chủ động trong việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh của mình, điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của công ty và nó không còn phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện nay. Để có thể khắc phục được tình trạng thiếu tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên chuyển đổi cơ chế hoạt động hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Do yêu cầu của công tác vệ sinh hiện nay, việc đưa công tác quản lý môi trường về các đội môi trường của công ty sẽ có hiệu quả hơn do cán bộ phụ trách nắm rõ hoạt động của mình. Đối với công ty môi trường Nam Định có thể thành lập thành Tổng công ty, trong đó các xí nghiệp, xử lý chất thải rắn, thu gom, đội xe vận chuyển chất thải rắn nâng lên thành các công ty trực thuộc.
1.2. Nhân sự.
Sau khi công ty chuyển đổi cơ chế hoạt động sang hình thức hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, đòi hỏi công ty phải xây dựng và có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, chủ động trong công việc của mình. Số cán bộ quản lý cũ của công ty cần phải được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý mới.
Công nhân lao động trực tiếp: Để đảm bảo được mục tiêu yêu cầu kỹ thuật đặt ra thì công ty phải tuyển thêm số công nhân lao động tối thiểu là 200 người nữa, nâng số lao động trực tiếp của công ty lên 463 công nhân. Trong đó, số công nhân làm việc trong nhà máy chế biến chất thải rắn phải là những công nhân kỹ thuật có tay nghề và phải được đào tạo để hiểu biết nắm vững quy trình công nghệ dây truyền sản xuất của nhà máy, tất cả những công nhân lao động trực tiếp này phải là những người có sức khỏe tốt và có trình độ.
Lực lượng lao động của công ty theo tính toán cần có:
+ Cán bộ quản lý: 10 người
+ Cán bộ hành chính sự nghiệp: 26 người
+ Tổ cán bộ kỹ thuật, hoá nghiệm: 6 người
+ Tổ công nhân điện, cơ khí, cơ giới: 100 người
+ Tổ Marketing và bán thành phẩm: 7 người
+ Công nhân lao động thủ công: 463 người
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để nâng cao chất lượng cũng như trình độ quản lý cho bộ máy hành chính của công ty thì công ty phải trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như: Máy vi tính để bàn (khoảng 6 bộ), máy in laser (2 bộ), hệ thống điện thoại, bộ đàm nội bộ (2 bộ), xe đưa đón (2 chiếc).
Để phù hợp với sự phát triển của thành phố Nam Định đồng bộ với năng lực hoạt động của xí nghiệp xử lý chất thải rắn, nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn công ty cần trang bị thêm một số thiết bị dưới đây:
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Container chuyên dụng 8 tấn
cái
20
2
Xe tải Container 8 tấn
xe
4
3
Xe vận chuyển rác chuyên dụng
xe
10
4
Xe hút tự hoại
xe
6
5
Xe tưới đường
xe
4
6
Xe con gom rác
xe
200
2. Cơ quan chức năng.
Một đô thị phát triển, văn minh phải là một đô thị có môi trường sạch trong lành đó là niềm mong muốn chung của nhân dân. Nhưng làm được việc này không chỉ một công ty môi trường có thể làm được, giữ cho môi trường sống trong lành là trách nhiệm , là ý thức của mọi cấp, mọi ngành, của mỗi người dân.. sống trong thành phố này.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khác phải ra các văn bản hướng dẫn quyền lợi và nghĩa vụ, tạo ra hành lang pháp lý cho công ty môi ttrường Nam Định hoạt động có hiệu quả phù hợp với pháp luật Việt Nam. áp dụng những chính sách hỗ trợ có hiệu quả về nguồn tài chính cũng như công nghệ cho công ty môi trường để đảm bảo công ty thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải thành lập một ban chuyên trách việc giám sát công việc thu gom chất thải rắn trong thành phố của công ty môi trường và cho phép công ty được tự chủ trong hạch toán kinh doanh. Uỷ ban nhân dân thành phố phải lập kế hoạch, phương án tổ chức duy trì vệ sinh ngõ xóm trên địa bàn thành phố, thống nhất với công ty môi trường Nam Định biện pháp tổ chức thực hiện, tổ chức vận dộng nhân dân nộp phí vệ sinh theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nên thay đổi chính sách độc quyền của công ty môi trường Nam Định, khuyến khích các công ty tư nhân tham gia vào các loại hình dịch vụ này, đồng thời công ty môi trường cũng có cơ chế để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty tư nhân khác.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cần phải sử dụng công cụ pháp lý cũng như chính sách tài chính để đảm bảo môi trường thành phố sạch đẹp cụ thể là:
+ Hoàn thiện khung pháp luât về bảo vệ môi trường, giảm thiểu các kẽ hở trong luật và các văn bản pháp quy tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản.
+ Cần đưa ra quy định xử phạt từ mức cảnh cáo, phạt tiền đến khởi tố đối với những hành vi xả rác bừa bãi và phá hoại môi trường. Tăng cường pháp chế kỷ cương nếp sống đô thị, có quy chế phạt nghiêm túc đối với các tập thể và cá nhân vi phạm luật môi trường.
+ Ưu tiên các dự án nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các công tác tuyên truyền, giáo dục đến từng tổ dân phố, từng phường, các phong trào gìn giữ vệ sinh môi trường trong toàn thành phố, các dự án về quản lý môi trường cấp phường, xã.
+ Ưu tiên đầu tư cho các nghiên cứu khoa học nhằm phát triển công nghệ tái chế và công nghệ thu gom chất thải cho hợp lý.
+ Cần có một khoản tiền dưới hình thức như quỹ môi trường hoặc có các tổ chức cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia vào công tác làm sạch môi trường như: Dịch vụ tái chế chất thải, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại và các loại hình dịch vụ vệ sinh khác.
+ Hình thành ngân sách quản lý môi trường ở cấp phường xã, để mỗi phường xã đều có kinh phí hoạt động trong lĩnh vực quản lý môi trường. Nguồn tài chính có thể trích một phần từ ngân sách của phường,xã và một phần từ doanh thu dịch vụ vệ sinh của công ty vệ sinh môi trường Nam Định.
+ Đưa ra mức thuế ưu đãi đối với các công ty và tư nhân thực hiện công tác vệ sinh môi trường, giúp các tổ chức này tái sản xuất mở rộng, đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Với các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn thành phố phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở cơ quan, xí nghiệp mình từ chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng đến chất thải công nghiệp. Việc này phải được thực hiện nghiêm túc theo luật môi trường đã ban hành.
III. các giải pháp về công nghệ thu gom, vận chuyển.
1. Thu gom.
Để quản lý tốt việc thu gom chất thải rắn ở Nam Định hiện nay, về công nghệ có thể đưa ra một số giải pháp sau:
+ Triển khai phân loại thành phần chất thải rắn ngay từ nguồn thải. Đối với chất thải rắn thu gom ở các khu dân cư, có thể sử dụng túi màu khác nhau để đựng riêng từng loại chất thải, chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái sử dụng và chất thải không thể tái sử dụng. Những chiếc túi này do người của công ty đi thu gom mang đến các hộ dân và hướng dẫn cách sử dụng.
+ Về thời gian thu gom: những công nhân đi thu gom chất thải rắn tại các hộ dân từ 17 - 19h hàng ngày, khi đi thu gom phải có kẻng báo.
Đối với chất thải y tế: Sử dụng các túi màu như một số nước trong khu vực ASEAN đã sử dụng như Singapore, Thái Lan... các túi đựng chất thải hữu cơ, túi đựng hộp giấy, túi đựng kim tiêm, ống tiêm và các dụng cụ y tế bỏ đi, do sinh hoạt của bệnh nhân trong bệnh viện thải ra. Đối với các chất thải độc hại theo quy định, chính quyền thành phố cần có những biện pháp khuyến khích, cưỡng chế thực thi việc đăng ký và thực hiện các hợp đồng xử lý chất thải y tế với nhà máy đốt rác thải y tế do chính phủ áo tài trợ.
Đối với chất thải xây dựng công ty cho xe đến trở đi để san lấp những khu vực đang xây dựng trong thành phố có nhu cầu san lấp, và phải có biện pháp thu phí đối với những cơ sở, cá nhân xây dựng mà đổ thải vật liệu xây dựng ra lòng đường.
Đối với công nhân đi quét rác đường thì bắt buộc phải đi quét vào ban đêm để không gây bụi, không ảnh hưởng tới người dân tham gia giao thông.
Đối với các khu công viên, công sở, các khu chung cư bắt buộc phải có thùng chứa rác để hàng ngày công nhân đến thu gom.
2. Vận chuyển.
Công tác vận chuyển phải được hoàn tất trước 7h sáng hàng ngày. Khi vận chuyển các xe phải có bạt che đậy không làm ảnh hưởng tới người đi đường.
Đối với các điểm tập kết chất thải rắn trong thành phố: Cần phải bố trí thêm các điểm tập kết chất thải rắn trong thành phố, tại các nơi rễ gây ra ô nhiễm như gần nguồn nước, gần trường học cần phải di chuyển đi nơi khác, bố trí thêm các thùng rác chuyên dụng trong thành phố để người dân có thể tự mang ra đổ và thuận tiện cho công nhân đi thu gom.
IV. Giải pháp về công nghệ xử lý.
1. Giới thiệu tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam.
Trước đây do kinh tế còn chậm phát triển nên vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và xử lý chất thải rắn nói riêng ở nước ta chưa được quan tâm một cách đúng mức. Chất thải rắn đô thị hầu như chỉ có một cách xử lý chung là đem chôn lấp (không có xử lý kể cả xử lý sơ bộ) nên gây ô nhiễm môi trường các khu vực xung quanh bãi chôn lấp chất thải rắn rất nặng nề. Hậu quả ô nhiễm không khí nước ngầm còn kéo dài nhiều năm về sau
Từ cuối thập kỷ 80, sau khi đổi mới, mở cửa, đời sống kinh tế, văn hoá xã hội đi lên, nhà nước ta mới có điều kiện quan tâm đến các vấn đề cải tạo và bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên luật bảo vệ môi trường của chính phủ Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1994.Vấn đề xử lý chất thải rắn bắt đầu được chú ý đầu tư nghiên cứu.
Với sự giúp đỡ của các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong nước và quốc tế, các phương án xử lý chất thải rắn đô thị hiện đại đã được nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam như:
+ Nhà máy chế biến chất thải rắn hữu cơ làm phân Compost bằng phương pháp ủ hiếu khí được xây dựng tại cầu Diễn - Hà Nội, Việt Trì-Phú Thọ, Hoóc Môn-Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định.
+ Bãi chôn lấp chất thải rắn thu hồi khí sinh học (hỗn hợp khí CH4,CO2) công suất 300 tấn/ngày được xây dựng tại Gò Cát- Sài Gòn.
+ Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh đã và đang xây dựng tại Minh Trí - Sóc Sơn, Gia Lâm-Hà Nội và Lộc Hoà - Nam Định...
+ Nhà máy đốt chất thải rắn y tế tại Nam Định, Hà Nội, Bình Định, Sài Gòn ...
2. Giới thiệu các công nghệ đang áp dụng hiện nay.
2.1. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Trong các phương pháp xử lý chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất chôn lấp chất thải rắn là phương pháp lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và có phủ đất lên trên.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giầu dinh dưỡng như các axít hữu cơ, nitơ, các hập chất amôn và một số khí như ;CO2, CH4..
- Quy trình sản xuất:
Chất thải rắn được thu gom về các hố chôn lấp hập vệ sinh, là các hố được đào và gia cố theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để giảm bớt sự ô nhiễm gây ra bởi hiện tượng thấm ngầm của nước rác ra môi trường xung quanh. Tại các hố này, người ta đổ chất thải rắn thành từng lớp dầy khoảng 0.6m sau đó rắc vôi bột lên trên để khử trùng, sau đó mới san lấp đất lên để tạo môi trường phân huỷ tự nhiên.
- Ưu điểm:
+ Quy trình công nghệ đơn giản, chi phí vận hành, quản lý thấp.
+ Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu không lớn lắm.
+ Hạn chế được ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ sinh học chất thải rắn ngoài tự nhiên.
+ Kiểm soát được nước thải do phân huỷ chất thải rắn.
+ Giảm một phần lượng vi trùng gây bệnh trong chất thải rắn.
- Nhược điểm:
+ Diện tích chiếm đất lớn
+ Thời gian phân huỷ hoàn toàn chất thải rắn rất lâu, đặc biệt là các chất khó phân huỷ như: đồ nhựa, thuỷ tinh, vải...
+ Chất thải rắn hữu cơ khi phân huỷ sản sinh ra Gas là hỗn hập khí nhẹ nên luôn luôn có xu hướng tìm một lối thoát ra ngoài. Thành phần của khí gas gồm có 55% khí mêtan CH4 và 45% khí CO2 và hơi nước. Lượng gas thoát ra mang lại một mùi hôi vô cùng khó chịu. ở quy mô thế giới, sự thoát gas là một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính. ảnh hưởng của khí CH4 lớn gấp 10 lần ảnh hưởng của sự thoát khí CO2 và nước. Vì vậy việc quản lý tốt khí CH4 giúp ích cho việc giảm bớt hiệu ứng nhà kính, phấn đấu giảm bớt hiệu ứng nhà kính là một phần của thỏa hiệp đã được ký kết bởi các nước tham gia hội nghị môi trường Thế giới tại Rio-de-Janneiro, trong đó có chính phủ Việt Nam. Cùng với sự ô nhiễm không khí việc sản sinh ra khí gas ngay trong lòng bãi chôn lấp Chất thải rắn tạo nên một nguy cơ phát nổ nguy hiểm
Để gải quyết được các yếu điểm trên đòi hỏi phải có một công nghệ cao để rhu hồi và sử dụng khí gas. Các công nghệ mới này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, chi phí vận hành cũng cao chưa phù hợp với điều kiện của tỉnh Nam Định
2.2. Phương pháp đốt chất thải rắn.
Phương pháp đốt chất thải rắn là phương pháp làm giảm nhỏ nhất lượng chất thải rắn cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong việc bảo vệ môi trường. Công nghệ đốt chất thải rắn thường xử lý ở các quốc gia phát triển và phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt chất thải rắn sinh hoạt như một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân (gia thành xử lý chất thải rắn bằng phương pháp này thường cao gấp 8-10 lần so với phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh ). Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơn, lò sưởi hoặc các công việc sử dụng nhiệt lượng khác. Tuy nhiên đốt chất thải rắn sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau dễ sinh khói độc, các chất Dioxin ... gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người do đó mỗi lò phải được trang bị một hệ thống xử lý khói và bụi rất tốn kém. Hiện nay ở các nước Châu Âu đang có xu hướng giảm việc đốt chất thải rắn vì hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như vệ sinh môi trường. Phương pháp này chỉ còn được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý chất thải bệnh viện hoặc một số loại chất thải rắn công nghiệp mà các phương pháp khác không có có khả năng xử lý triệt để.
- Quy trình sản xuất:
Chất thải rắn được thu gom về các lò đốt chuyên dụng, lượng tro và phế thải không cháy còn lại sẽ được mang đi chôn
- Ưu điểm:
+ Xử lý triệt để vi trùng gây bệnh có trong chất thải rắn.
+ Diện tích chiếm đất nhỏ nhất so với các phương pháp xử lý chất thải rắn khác.
+ Không gây ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt do quá trình phân huỷ chất thải rắn ngoài tự nhiên.
+ Có thể thu hồi được nhiệt lượng để sản xuất điện cung cấp nhiệt ...
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao (ước tính cần chi 5 tỷ đồng cho một lò đốt đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường có công suất 5 tấn/ngày)
+ Quy trình công nghệ phức tạp, chi phí vận hành quản lý cao
+ Nếu xử lý không tốt khói, bụi tro của lò bay ra sẽ gây ô nhiễm không khí (muốn giảm thiểu được nhược điểm này cần phải lắp thêm các hệ thống lọc bụi, khử mùi, khử khí... làm cho chi phí đầu tư ban đầu lớn, việc vận hành khó khăn, tốn kém )
+ Không thu hồi được các sản phẩm và phế liệu từ chất thải rắn.
2.3. ủ chất thải rắn để thu hồi khí sinh học.
- Quy trình sản xuất:
Chất thải rắn được thu gom về khu xử lý. Tại đây, chất thải rắn được phân loại để thu hồi các chất có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...) loại đi các chất khó phân huỷ (gạch vỡ, đất đá...) và chất hữu cơ dễ phân huỷ được đem đi ủ trong các hố được đào sâu xuống đất (tuỳ theo chiều cao của mực nước ngầm) đáy thành và mặt hố được phủ một lớp vải địa kỹ thuật và nhựa PE để ngăn không cho nước chất thải rắn ngấm ra ngoài môi trường xung quanh và tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn kị khí hoạt động phân huỷ chất thải rắn. Trong các hố ủ có các hệ thống ống và thiết bị kiểm soát để thu hồi khí Metan từ quá trình phân huỷ chất thải rắn, làm nhiên liệu cho các quá trình đốt:
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được năng lượng
- Nhược điểm:
+ Diện tích chiếm đất lớn như bãi chôn lấp và xử lý thông thường
+ Chi phí ban đầu rất lớn
+ Vận hành bảo quản phức tạp, tốn kém
2.4. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện:
- Qui trình sản xuất:
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ chất thải rắn tập trung thu gom vào nhà máy. Tại đây, chất thải rắn được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon,giấy, thuỷ tinh, plastic... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén chất thải rắn bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối chất thải rắn và tạo thành các kiện với tỷ số nén cao. Các kiện chất thải rắn này được sử dụng vào việc lấp bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Diện tích chiếm đất nhỏ.
+ Tái tận dụng được một phần phế thải rắn.
+ Chi phí đầu tư ban đầu vừa phải.
+ Vận hành bảo quản không phức tạp.
- Nhược điểm:
Phương pháp này thường được áp dụng ở những nước phát triển, nơi có hàm lượng hữu cơ trong rác chiếm tỷ trọng thấp dưới 15%, bởi vì khi chiếm một thể tích lớn trong kiện ép các chất hữu cơ sẽ làm cho độ bền cơ lý hoá của cấu kiện giảm xuống rất nhiều, gây lún sụt các hố lấp. Trong đó ở Việt Nam nói chung và ở Nam Định nói riêng tỷ trọng chất hữu cơ trong rác thải rất cao (thường 45-60%)do đó phương pháp này chưa thể áp dụng ở Nam Định.
2.5. Chế biến rác làm phân Compost:
Thực chất phương pháp này là quá trình ổn định sinh hoá của các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn để chuyển hoá thành các chất mùn với sự thao tác và kiểm soát cẩn thận. Phương pháp này được khai sinh ở Hà Lan từ những năm 1940 sau đó được các nước khác ở Châu Âu áp dụng. Ban đầu người ta làm phân Compost với mục tiêu cải tạo đất làm cho đất trở nên tươi tốt và màu mỡ hơn. Nhưng sau đó thì mục đích chủ yếu là xử lý các chất thải rắn hữu cơ ở đô thị và sử dụng thành phần của quá trình xử lý làm phân Compost.
- Quá trình sản xuất :
Rác được thu gom về nhà máy. Tại đây, rác được phân loại để thu hồi các chất có thể tái chế như giấy, nhựa, kim loại…phân loại các chất khó phân huỷ như : gạch vỡ, đất đá…Các chất hữu cơ dễ phân huỷ được đem đi ủ trong các bể yếm khí để phân huỷ thành sản phẩm giàu chất mùn và chất dinh dưỡng làm phân bón cho các mục đích nông nghiệp.
- Ưu điểm :
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Diện tích chiếm đất nhỏ.
+ Chi phí đầu tư ban đầu vừa phải, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
+ Vận hành bảo quản không phức tạp.
+ Phục vụ tốt cho nông nghiệp.
- Nhược điểm:
+ Thời gian chuyển hoá lâu.
+ Chưa xử lý được hết rác thải.
3. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cho thành phố Nam Định.
Qua tìm hiểu thực trạng chất thải rắn của thành phố Nam Định đến năm 2010 tôi nhận thấy sự lựa chọn công nghệ sử lý rác hiện nay tai thành phố là phù hập với điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh, đó là:
- Xây dựng nhà máy chế biến chất thải rắn thành phân hữu cơ.
- Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hập vệ sinh.
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn y tế.
Kết luận
Qua phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn ở Nam Định hiện nay và tìm hiểu mô hình quản lý cũng như chính sách mà thành phố Nam Định đã và đang áp dụng để quản lý chất thải rắn, đề tài này muốn nêu bật lên được tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn trong hệ thống cải thiện và bảo vệ môi trường ở Nam Định hiện nay. Bảo vệ môi trường - khẩu hiệu chung của tất cả mọi người sống trên hành tinh chúng ta. Trải qua thời gian đã có lúc con người chỉ biết khai thác và sử dụng triệt để những gì mà thiên nhiên ban tặng, chính hành động đó đã dẫn tới hậu quả ngày hôm nay: môi trường toàn cầu bị ô nhiễm nặng, thiên nhiên đang kêu cứu. Quản lý chất thải rắn là việc làm tích cực góp phần vào công cuộc cải thiện môi trường sống ngày hôm nay. Qua tìm hiểu ta thấy rằng các nhà quản lý môi trường thành phố Nam Định đang cố gắng bằng mọi nỗ lực đưa Nam Định trở thành một thành phố “Xanh, sạch, đẹp”. Tuy nhiên trong quá trình quản lý có những hạn chế là điều không thể tránh khỏi, bởi cơ chế thị trường ở Việt Nam đang không ngừng biến động do vậy không một cơ cấu nào có thể hoàn toàn phù hợp đối với mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp được nêu ra trong chuyên đề này nhằm nâng cao năng lực quản lý đối với chất thải rắn ở Nam Định hiện nay.
Như vậy trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay quản lý chất thải là một trong những công việc cần làm và đòi hỏi sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống quản lý. Mục đích của đề tài này cũng nhằm tìm hiểu và đưa ra một số ý kiến đóng góp với mong muốn tiếp cận tới hệ thống môi trường quản lý chất thải đô thị đạt hiệu quả đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33600.doc