Lời mở đầu
Nước ta trải qua hơn một thập kỉ đổi mới nền kinh tế, đến nay chúng ta đã đạt được nhiều kết quả thật đáng khích lệ : đời sống nhân dân ta ngày càng được nâng cao, thu nhập quốc dân trên đầu người ngày càng tăng qua mỗi năm, chúng ta đã tận dụng tốt được các nguồn lực trong nước và biết tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài. Kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta đã tăng nhanh trong những năm qua. Thị trường Việt Nam là một thị trường ổn định, lạm phát ở Việt Nam đã bị đẩy lùi và nền kinh tế
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp thực thi mục tiêu chính sách tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới... Để đạt được những thắng lợi đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện rất nhiều chính sách một cách hợp lý trong điều kiện nước ta. Và đóng góp một phần không nhỏ vào thắng lợi đó là việc sử dụng hợp lý chính sách tiền tệ quốc gia và do đó đã thực hiện được các mục tiêu mà chính sách tiền tệ quốc gia đề ra.
Đây là một đề án nghiên cứu về chính sách tiền tệ quốc gia và các giải pháp thực thi mục tiêu chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
Kết cấu đề án gồm 2 chương lớn sau :
Phần I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ quốc gia
Phần II : Các giải pháp thực thi mục tiêu chính sách tiền tệ
quốc gia ở Việt Nam hiện nay
Do tính phức tạp của đề tài nghiên cứu nên đề án này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự cảm thông của các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giảng viên Trần Thị Thanh Tú đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành được đề án này.
Phần I
Lý luận chung về chính sách tiền tệ quốc gia
I. Khái quát về chính sách tiền tệ quốc gia :
1. Khái niệm :
Theo điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định :
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế – tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.
2.Sự cần thiết của chính sách tiền tệ :
NHTW là nơi phát hành giấy bạc. Nhưng việc phát hành giấy bạc ra trên thị trường không phải là ở mức nào cũng được. Việc phát hành giấy bạc ra trên thị trường nếu không hợp lý thì có thể dẫn tới lạm phát, lượng tiền cung ứng không phù hợp giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá... Do đó NHTW phải thực hiện chính sách tiền tệ để không gây lạm phát, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền
3.Vai trò của chính sách tiền tệ quốc gia :
Chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò quyết định tronh việc điều hành toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ NHTW đến NHTM và các định chế tài chính khác. Nó cho phép kiểm soát hệ thống tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ..
4.Đặc trưng của chính sách tiền tệ :
4.1.Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia.
Trong tổng thể các chính sách kinh tế – tài chính của một quốc gia, mỗi chính sách đều có một vị trí và vai trò riêng. Trong đó, chính sách tiền tệ luôn được coi là có vị trí trung tâm, gắn kết các chính sách lại với nhau.
Người ta cho rằng, mức độ tiền tệ hoá cao hay thấp của một nền kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước ấy. Do đó, tiền tệ thâm nhập và trở thành một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ phải là một bộ phận, bộ phận trung tâm của các chính sách kinh tế – tài chính quốc gia. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẳng định : chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế – tài chính của Nhà nước. Với chính sách tài chính quốc gia, bên cạnh chính sách tiền tệ còn có chính sách khác như chính sách Ngân hàng, chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập,. ..
4.2.Chính sách tiền tệ là công cụ thuộc tầm vĩ mô
Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được hoạch định, Chính phủ cần phải sử dụng một hệ thống công cụ. Nếu xét riêng về chính sách kinh tế, có 4 chính sách thông dụng được sử dụng là :
_Chính sách tài khoá
_Chính sách tiền tệ
_Chính sách kinh tế đối ngoại
_Chính sách thu nhập
Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ để làm thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, từ đó tác động đến lãi suất, ảnh hưởng đến đầu tư, và do vậy chính sách tiền tệ là một chính sách thuộc tầm vĩ mô.
4.3.NHTW là người đề ra và vận hành chính sách tiền tệ.
Do chính sách tiền tệ luôn hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng nên chủ thể nào thực hiện chức năng phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ thì chính chủ thể đó trực tiếp vạch ra và thực thi chính sách tiền tệ. Chủ thể đó không ai khác ngoài NHTW. Đối với Việt Nam, mặc dù thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ là Quốc Hội, nhưng NHNN có trách nhiệm xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem trình Quốc hội và là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện dự án chính sách tiền tệ sau khi đã được phê duyệt.
4.4.Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Bất kỳ một nền kinh tế nào, vai trò của ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước cũng luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn. Trên cơ sở thực thi chính sách tiền tệ, nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để từ đó tác động đến hàng loạt các yếu tố khác trong nền kinh tế như lãi suất, lạm phát, đầu tư, việc làm,. ..
5.Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế – tài chính khác :
Thực chất, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ. Trong nền kinh tế đó, ổn định và tăng trưởng là hai mục tiêu quyện chặt với nhau, là tiền đề của nhau. Các nhà kinh tế đã đưa ra 3 luận đề cơ bản sau đối với một nền kinh tế :
_Không thể có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư
_Không thể có đầu tư nếu không có tiết kiệm
_Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả, ổn định tiền tệ.
Như ta đã biết, để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủ thường sử dụng nhiều công cụ trong đó có 4 chính sách kinh tế, 4 chính sách này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau :
+Chính sách tài khoá : Hướng vào cân bằng Ngân sách, xây dựng một chính sách thuế hiệu quả và công bằng
+ Chính sách tiền tệ : Kiểm soát lượng cung tiền
+ Chính sách kinh tế đố ngoại : Chính sách thương mại quốc tế và tỷ giá hối đoái
+ Chính sách thu nhập : Tiền lương và thu nhập phải gắn chặt với trách nhiệm và mức cống hiến
6.Quyết định và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia :
NHNN có nhiệm vụ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình chính phủ để chính phủ trình Quốc hội. Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
7.Vị trí của chính sách tiền tệ quốc gia :
Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ, ở đó bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước.
Chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể xác định theo hai hướng:
Chính sách tiền tệ mở rộng: là chính sách tăng lượng tiền cung ứng vào lưu thông dẫn đến trong lưu thông t hừa tiền .Trong trường hợp khi nền kinh tế có dấu hiệu của suy thoái , NHTW sẽ hoạch định theo hướng chính sách mở rộng tiền tệ , nhằm khuyến khích đầu tư , mở rộng sản xuất , tạo công ăn việc làm cho người lao động .
Nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp.
Chính sách tiền tệ thắt chặt :Nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát.
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, chủ yếu nhất của NHTW. Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của NHTW. Các hoạt động khác của NHTW đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó.
8.Nhiệm vụ của chính sách tiền tệ :
Chính sách tiền tệ một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ. Để thực hiện được điều đó, thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho NHTW. Có một số nước, việc xây dựng chính sách tiền tệ có thể do một cơ quan khác, nhưng thực hiện chính sách tiền tệ vẫn là NHTW. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, NHTW cần được độc lập ở mức độ nhất định với chính phủ.
II.Mục tiêu của chính sách tiền tệ :
2.1.Mục tiêu cuối cùng :
2.1.1. ổn định giá cả :
ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và diài hạn của chính sách tiền tệ. Trong quá trình thực nghiệm đã cho thấy để ổn định giá cả thì phải ổn định giá trị đồng tiền, ổn định giá trị đồng tiền là ổn định sức mua của tiền tệ, để đạt được điều đó thì NHTW đã dề ra mục tiêu trong chính sách tiền tệ là ổn định chỉ số giá cả (đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng).
Để thực hiện mục tiêu ổn định giá cả NHTW có nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền bằng cách áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh sự biến động giá trong phạm vi mong muốn cả về ngắn và dài hạn.
ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. ổn định giá giúp cho nhà nước hoạch định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả. ổn định giá giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân phát triển sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như cho xã hội.
Chỉ số giá biến đoọng tăng hay giảm đều bất lợi cho nền kinh tế trong mọi lĩnh vực như : sản xuất trong nước, xuất nhập khẩu hàng hoá, thu chi ngân sách, đời sống nhân dân, thông tin về các chie tiêu kinh tế không chính xác, di chuyển vốn không phù hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguòn lực tài chính.
Từ những lý do trên, đòi hỏi mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ phải là mục tiêu ổn định giá cả và gần như chính sách tiền tệ của các quốc gia đều đưa ra mục tiêu này.
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế :
Về đại thể, khi tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn nhịp độ tăng dân số thì sẽ có sự tăng trưởng kinh tế. Việc thay đổi khối lượng tiền tệ cung ứng sẽ tác động lớn đến nền kinh tế.
_Khi khối lượng tiền tệ tăng, lãi suất thường giảm xuống, do vậy sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng sản phẩm quốc nội (GDP). Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu tổn hợp, sức mua hàng hoá trên thị trường tăng lên, hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp tiêu thụ được là tiền dề cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất dẫn đến GDP tăng. Nếu mức gia tăng của GDP cao hơn nhịp độ gia tăng dân số thì sẽ có tăng trưởng kinh tế.
_Ngược lại, khi khối lượng tiền tệ giảm xuống, lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên, đầu tư giảm dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Mặt khác khi giảm khối lượng tiền tệ, sẽ làm giảm tổng cầu, sức mua sẽ giảm, làm tăng hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mở rộng sản xuất, vì vậy GDP giảm.
Việc gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu thường được các quốc gia sử dụng hạn mức tín dụng. Nhưng khi nền kinh tế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ gián tiếp :
+Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+Tái chiết khấu
+Nghiệp vụ thị trường mở
+Lãi suát tín dụng
2.1.3.Tạo việc làm, giảm thất nghiệp
Chúng ta cũng đã biết rằng nơi nào sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ hướng vào việc tác động đến đầu tư sản xuất, mở rộng hoạt động kinh tế nhằm chống suy thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt dược mức tăng trưởng ổn định.
Nhìn tổng quát, giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm có mâu thuẫn đối ngịch nhau, đó là :
_Khi kiềm chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp.
_Ngược lại, khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế thì lại khó khăn trong kiềm chế lạm phát.
Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm, biến động mang tính chu kỳ của nó : từ tăng trưởng kinh tế quá mức, nền kinh tế phát triển quá nóng dễ dẫn đến lạm phát. Từ lạm phát dễ rơi vào trạng thái ngưng trệ rồi suy thoái kinh tế. Một khối lượng tiền tệ tăng thêm để cứu vãn tình thế có thể chuyển nền kinh tế sang giai đoạn phục hưng, rồi từ phục hưng lại có khả năng chuyển qua giai đoạn tăng trưởng mạnh. ..
Chồngthất nghiệp, tạo công ăn việc làm chỉ có thể đảm bảo một tỷ lệ nhất định, khó có thể xoá bỏ được thất nghiệp hoàn toàn. Mỗi nước đều có một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, việc giảm thất nghiệp tự nhiên cũng là một trong những mục tiêu của chính sách tiền tệ. Muốn đạt được mục tiêu về công ăn việc làm thì phải kết hợp chống thất nghiệp với chống suy thoái, nhất là suy thoái định kỳ, và phải đạt được mức tăng trưởng kinh tế ổn định.
Vấn đề đặt ra là đối với từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệ phải tìm giải pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hoà được 4 mục tiêu trên
2.1.4.Mối quan hệ giũa các mục tiêu cuối cùng :
Về mặt dài hạn không có mâu thuẫn giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ nhưng trong ngắn hạn các mục tiêu của chính sách tiền tệ có những mục tiêu phù hợp nhưng có những mục tiêu mâu thuẫn, thậm chí đối nghịch nhau.
NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm lạm phát để bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền, đièu đó dẫn đến lãi suất tăng lên, không khuyến khích đầu tư và thất nghiệp có xu hướng tăng
Trong khi muốn duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thì phải khuyến khích đầu tư, dẫn đến thực thi chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng giá.
Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu công ăn việc làm và mục tiêu ổn định giá cả còn dược thể hiện do mức cung ứng tiền tệ tăng nhằm thoả mãn mức cầu tiền thực tế dẫn đến giá cả hàng hoá cũng tăng theo.
Để giảm tỷ lệ thất nghiệp, NHTW đã áp dụng biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu bằng cách hạ giá đồng nội tệ, tăng giá ngoại tệ dẫn đến giá cả hàng hoá tăng theo.
ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế chỉ mâu thuẫn với nhau trong ngắn hạn còn dài hạn chúng phu hợp với nhau . Khi đó tăng trưởng kinh tế là điều kiện để giá cả ổn định, ngược lại giá cả ổn định sẽ tạo điều kiện để kinh tế ổn định và tăng trưởng.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp luôn phù hợp với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Khi đầu tư tăng, khuyến khích tăng trưởng sẽ thu hút việc làm, giảm thất nghiệp.
Có nhiều ý kiến khác nhau về xử lý mâu thuẫn và tìm điểm dung hoà giữa các mục tiêu trên.
_Nhà kinh tế học hiện đại có chủ trương dưa mục tiêu chống lạm phát lên hàng đầu, tất cả phải phục vụ yêu cầu chống lạm phát, kể cả tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm, nhưng nếu ổn định thì thực chất là tụt hậu, khó khăn sẽ phát sinh và có nguy cơ suy thoái tái phát.
_Một số nhà kinh tế khác lại chủ trương “mua” một tỷ lệ lạm phát thấp để đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải và một tỷ lệ thất nghiệp có thể chấp nhận được. Từ đó để tạo ra tình hình kinh tế ổn định hơn, tránh được các cơn sốt lạm phát, ảnh hưởng đến kinh tế và thất nghiệp.
_Người ta còn cho rằng : chấp nhận một mức lạm phát nhẹ nhàng đôi khi là liều thuốc bổ quan trọng để kích thích phát triển sản xuất
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm biến động mang tính chu kỳ vốn có của nó.
Nếu tăng trưởng quá mức, nền kinh tế phát triển quá nóng dễ chuyển qua lạm phát cao và rơi vào trạng thái ngưng trệ và dẫn đến kinh tế suy thoái.
Với một khối tiền tệ tăng thêm để cứu vãn tình thế có thể chuyển nền kinh tế từ giai đoạn phục hưng chuyển qua giai đoạn tăng trưởng mạnh.
Vấn đề đặt ra là chính sách tiền tệ phải tìm được các giải pháp dung hoà được các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể, để vừa kiềm chế được lạm phát nền kinh tế để tăng trưởng và đạt được tỷ lệ việc làm cao.
Trong quá trình chỉ đạo chính sách tiền tệ NHTW không thể trực tiếp tác động vào các mục tiêu cuói cùng vì vậy NHTW phải chọn các mục tiêu trung gian tác động được tới mục tiêu cuối cùng.
2.2.Mục tiêu trung gian :
Thông qua mục tiêu trung gian NHTW ảnh hưởng đến tổng cầu từ đó tác động vào mục tiêu cuối cùng. Để được lựa chọn là mục tiêu trung gian thì phải thoả mãn được một số yêu cầu : mục tiêu đó phải đảm bảo tiêu chuẩn định lượng, có thể đưa ra dấu hiệu giúp NHTW biết đươc tác động của mình là đúng hay sai, NHTW phải kiểm soát và chi phối được mục tiêu cuối cùng. Và điều quan trọng hơn hết là nó phải có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
Các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ bao gồm mức cung tiền tệ có thể là M1,M2,M3, lãi suất thị trường trung hạn và dài hạn có thể là một mức lãi suất cụ thể, tỷ giá, khối lượng tín dụng. Hiện nay các nước thường sử dụng mức cung tiền tệ hoặc lãi suất thị trường làm mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.
Với các mục tiêu trung gian nêu trên, NHTW không thể chủ động tác động một cách hoàn toàn vì vậy NHTW phải lựa chọn các mục tiêu hoạt động để chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp.
2.3.Mục tiêu hoạt động :
Mục tiêu hoạt động là chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để sao cho khi NHTW sử dụng các công cụ điều tiết thì nó ảnh hưởng đến mục tiêu trung gian.
Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu trung gian là :
Chỉ tiêu đó phải đo lường được nhằm tránh những sự suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của chính sách tiền tệ.
Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của chính sách tiền tệ
Có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với mục tiêu trung gian được lựa chọn.
Căn cứ vào tiêu chuẩn trên các chỉ tiêu thường được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTW bao gồm :
2.3.1.Lãi suất liên ngân hàng :
Việc xác định một mức lãi suất cụ thể làm mục tiêu hoạt động căn cứ trước hết vào mục tiêu trung gian được lựa chọn, chẳng hạn lượng tiền cung ứng M*. Sau đó mức cầu tiền của nền kinh tế được tính toán nhằm xác định một mức lãi suất tại điểm cân bằng cung cầu tiền. Với điều kiện cầu tiền ổn định, việc khống chế lãi suất đó cho phép đạt được mức cung tiền mục tiêu. Trên cơ sở đó, mức lãi suất liên ngân hàng cụ thể được xác định nhằm đạt được mục tiêu trung gian.
2.3.2.Dự trữ không vay :
Được sử dụng căn cứ vào cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng và tổng lượng tiền cung ứng làm mục tiêu (được thể hiện trong công thức :
MS =m*MB ). Dựa vào đẳng thức này khối lượng tiền MB và dự trữ không vay được tính toán và xác định sau khi đã loại trừ lượng tiền được công chúng nắm giữ và lượng dự trữ đi vay. Mục tiêu tức thời của chính sách tiền tệ giờ đây là lượng dự trữ không vay mà NHTW có thể chi phối qua nghiệp vụ thị trường mở.
Cơ chế điều hành qua dự trữ không vay có hiệu quả khi có các dự tính chính xác về dự trữ đi vay, nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng và hệ số nhân tiền. Quan trọng hơn, mối quan hệ giữa dự trữ không vay và khối lượng tiền cung ứng phải chặt chẽ.
2.3.3.Dự trữ đi vay :
Tương tự như mục tiêu dự trữ không vay, chỉ tiêu này cũng được xác định căn cứ vào cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại và mối quan hệ giữa dự trữ và khối lượng tiền cung ứng. Khác với mục tiêu trên, những cố gắng để đạt được mục tiêu hoạt động này có tác dụng làm giảm nhẹ sự biến động của mức lãi suất. Khi lãi suất cho vay của các NHTM tăng lên, nhu cầu vay của các ngân hàng tăng lên thúc đẩy nhu cầu bổ sung vốn từ NHTW. Điều này làm cho mức dự trữ đi vay có thể vượt quá mức mục tiêu và buộc NHTW phải tăng thêm mức dự trữ không vay thông qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất vì thế mà giảm xuống. Hành động này, tuy nhiên làm cho tổng mức MB tăng và vì thế tổng lượng tiền cung ứng tăng lên. Xét ở khía cạnh này, viêc lựa chọn dự trữ đi vay làm mục tiêu hoạt động thực chất là lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian và để cho tổng khối lượng tiền biến động.
III.Các công cụ của chính sách tiền tệ :
3.1.Công cụ trực tiếp :
Công cụ trực tiếp là công cụ có tác động về lượng và NHTW kiểm soát công cụ bằng biện pháp hành chính. Khi NHTW sử dụng công cụ trực tiếp, nó tác động trực tiếp vào mục tiêu trung gian, từ mục tiêu trung gian đã tác động đến tổng cầu
Hạn mức tín dụng là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ (NHNN Việt Nam đã tạm ngừng sử dụng từ năm 1998 đến nay).
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Mức dư nợ này dược quy định cho từng tổ chức tín dụng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng tổ chức tín dụng và định hướng cơ cấu đầu tư tín dụng cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi sử dụng hạn mức tín dụng là khống chế dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó nó quyết định đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế vì mỗi khoản cho vay cấu thành dư nợ tín dụng của các NHTM thì tương đương với nó là một lượng nguồn vốn tiền gửi huy động, từ đó ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn tín dụng so với lượng tiền cung ứng. Khi NHTW tăng hạn mức tín dụng sẽ dẫn đến tăng khả năng tạo tiền qua hệ thống ngân hàng, do đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại với trường hợp NHTW giảm hạn mức tín dụng, khống chế khả năng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế, giảm khả năng tạo tiền qua hệ thống, do đó làm giảm lượng tiền cung ứng. Hạn mức tín dụng tác động vào hệ số mở rộng tiền tệ nên tác động vào lượng tiền cung ứng.
Để cho hạn mức tín dụng có hiệu quả thì khi đưa ra hạn mức tín dụng bao giờ cũng phải nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế, dẫn đến khan hiếm tiền. Khi đó việc thay đổi hạn mức tín dụng mới có ý nghĩa tác động vào hạn mức đồng thời tác động đến vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế là bao nhiêu còn là vấn đề cần phải xem xét. NHTW căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ, vào lượng tiền cung ứng để xác định hạn mức tín dụng. Nếu hạn mức tín dụng quá nhỏ thì dẫn đến các NHTM sẽ độc quyền tín dụng và ảnh hưởng đến lãi suất cho vay. Nếu hạn mức tín dụng lớn hơn so với nhu cầu thì các NHTM sử dụng không hết hạn mức nên việc thay đổi hạn mức cũng không có hiệu quả.
Hạn mức tín dụng là công cụ hành chính nên NHTW chủ động thay đổi quy định quy định hạn mức theo mong muốn để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Khi các công cụ khác không có điều kiện áp dụng thì công cụ này có ý nghĩa quan trọng với NHTW và công cụ này có thể phát huy hiệu quả trong trường hợp lạm phát cao.
Tuy nhiên đây là công cụ mang tính hành chính và do con người xác định nên không thể chính xác và nó sẽ không có hiệu quả khi hạn mức tín dụng mà NHTW quy định không phù hợp với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Đây là công cụ kém linh hoạt, không thể thay đổi thường xuyên. Một khi hạn mức tín dụng xác định không chính xác thì NHTW không thể chủ động sử dụng hạn mức để điều tiết tièen cung ứng.
NHTW thường chỉ sử dụng công cụ hạn mức tín dụng để khống chế lượng tiền cung ứng trong điều kiện nền kinh tế không thể sử dụng được các công cụ gián tiếp.
Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước Việt Nam bắt đầu sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ từ tháng 6 năm 1994. Thời kỳ đầu chỉ áp dụng đối với 4 NHTM quốc doanh và sau đó mở rộng ra các ngân hàng khác. Công cụ này cũng đã phát huy được hiệu quả là đã phần nào khống chế được mức tăng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, ngay từ năm 1995, 1996 công cụ hạn mức tín dụng đã bộc lộ những hạn chế là mức tăng dư nợ tín dụng thực tế đã vượt quá hạn mức tín dụng cho phép, và nó trở nên không có hiệu quả từ năm 1997 khi hạn mức tín dụng thừa so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Do vậy, từ cuối năm 1998 đến nay NHNN Việt Nam đã tạm ngừng sử dụng công cụ này.
Bên cạnh hạn mức tín dụng NHTW còn sử dụng công cụ lãi suất ấn định dưới các hình thức như : ấn dịnh khung lãi suất, án định trên lãi suất cho vay, sàn lãi suất tiền gửi,. ..
NHTW ấn định trực tiếp trần lái suất cho vay dể khống chế mức lãi suất mà các NHTM áp dụng cho vay với nền kinh tế. Khi NHTW tăng, giảm trần lãi suất cho vay, NHTM cũng phải tăng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế.
Công cụ này không phù hợp với cơ chế thị trường, hạn chế sự cạnh tranh của các NHTM. Đặc biệt trong trường hợp NHTW án định mức lãi suất không phù hợp như mức lãi suất quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tăng nhanh hơn dự đoán, các ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này, mặt khác nếu mức lãi suất quá cao sẽ làm cầu tiền giảm, dẫn đến đầu tư giảm, hệ thống NHTM sẽ không kịp điều chỉnh theo, bỏ lỡ cơ hội đầu tư . Khi NHTW ấn định lãi suất, buộc các NHTM phải chấp hành làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường tiền tệ. Lãi suất do NHTW ấn định sẽ làm giảm tính chủ động kinh doanh của các NHTM.
NHNN Việt Nam đã sử dụng công cụ lãi suất trong việc cung ứng, kiểm soát lượng tiền cung ứng và kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng từ năm 1988 đến nay như sau :
_Từ 1988 – 10/1992 : NHNN Việt Nam điều hành lãi suất thông qua các mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
_Từ 10/1992 – 1995 áp dụng khung lãi suất, đó là quy định sàn lãi tiền gửi và lãi suất cho vay.
_Từ 1996 – 8/2000 áp dụng trần lãi suất cho vay cộng biên độ chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân (mức chênh lệch không quá 0,35%/tháng).
_Từ 8/2000 – nay NHNN công bố lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và biên độ trên đối với từng loại cho vay ngắn, trung, dài hạn. Việc công bố lãi suất này dựa trên :
+Sự tham khảo về lãi suất cho vay của 9 NHTM gồm : 4 NHTM nhà nước, 2 NHTM cổ phần, 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1 ngân hàng liên doanh.
+Tham khảo lãi suất nội tệ liên ngân hàng, lãi suất thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc
+Mục tiêu chính sách tiền tệ và diễn biến các chỉ tiêu tiền tệ, kinh tế vĩ mô
+Tâm lý của dân cư, doanh nghiệp khi áp dụng cơ chế lãi suất mới.
3.2.Công cụ gián tiếp :
3.2.1.Dự trữ bắt buộc :
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó. Mức dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.
Dự trữ bắt buộc là công cụ của NHTW, NHTW có quyền quy định mà các NHTM không có quyền phản đối, sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tuỳ thuộc vào ý muốn của NHTW. Thay đổi một tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây tác động mạnh tới thay đổi lượng tiền cung ứng vì NHTW chỉ cần thay đổi một tỷ lệ % nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ dẫn đến thay đổi bội số của lượng tiền cung ứng vì nó tác động đến tất cả các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên tăng giảm dự trữ bắt buộc không thể thay đổi thường xuyên vì nếu thay đổi thường xuyên sẽ gây xáo trộn hoạt động của các tổ chức tín dụng dẫn đến việc quản lý vốn khả dụng của các NHTM trở nên khó khăn. Tiền gửi dự trữ bắt buộc không tính lãi nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí của các tổ chức tín dụng. Vì vậy sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc là giải pháp tình thế khi cần thiết phải thắt chặt tiền tệ. Hiện nay một số nước không còn chú ý đến công cụ này nữa và có thể quy định mức dự trữ bắt buộc bằng 0. Hoặc kết hợp với các công cụ khác để thực thi chính sách tiền tệ.
NHTW có thể áp dụng các phương pháp để quản lý dự trữ bắt buộc như : dựa vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc và số dư tiền gửi huy động, có thể quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc riêng cho từng loại tiền gửi huy động được phân theo thời hạn. Việc xác định số dư tiền gửi có thể tính bình quân theo ngày, theo tháng và thường ấn định theo một thời gian nhất định tuân thủ theo quy chế dự trữ bắt buộc ban hành trong từng thời kỳ cụ thể.
Ví dụ : NHTM A báo cáo tháng 9/1999 có số dư bình quân ngày tiền gửi không kỳ hạn là 10.000 tỷ, số dư bình quân ngày tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8.000 tỷ. Số dư bình quân ngày tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 5000 tỷ. Quy chế dự trữ bắt buộc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi huy động không kỳ hạn, và tiền gửi huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng là 4%, cho tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 2%. Hãy xác định mức dự trữ bắt buộc tháng 10/1999 mà NHTM A phải chấp hành.
Xác định mức dự trữ bắt buộc tháng 10/1999 của NHTM A : (10.000 tỷ +8.000 tỷ )*4%=720 tỷ ; (5000 tỷ *2%)=100 tỷ, như vậy số dự trữ bắt buộc phải chấp hành là 820 tỷ
Hiện nay dự trữ bắt buộc được quản lý theo nguyên tắc bình quân. Có nghĩa là mức dự trữ theo yêu cầu cho một thời kỳ nào đó được xác định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm quy định trên số dư tiền gửi bình quân ngày trong thời kỳ trước. Thời kỳ xác định và thời kỳ duy trì có thể nối tiếp nhau, có thể trùng nhau một giai đoạn nào đó hoặc có thể gần như trùng khớp nhau. Cách quản lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công cụ dự trữ bắt buộc trong một chừng mực nào đó.
*Cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc :
Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và do đó mức dự trữ bắt buộc ảnh hưởng tới lượng tiền cung ứng theo 3 cách :
_Thứ nhất : giả sử NHTW quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% đến 12%, bộ phận dự trữ dư thừa trước đây giờ trở thành dự trữ bắt buộc, làm giảm khả năng cho vay của hệ thống NHTM
_Thứ hai : tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một thành phần trong mẫu số của công thức tạo tiền. Vì thế sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hệ số tạo tiền và do đó khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng.
_Thứ ba : tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên hay giảm mức cung vốn NHTW trên thị trường liên ngân hàng. Trong điều kiện nhu cầu vốn khả dụng không thay đổi, sự giảm sút này làm tăng lãi suất liên ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng đến các mức lãi suất dài hạn và khối lượng tiền cung ứng.
Quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây nên những ảnh hưởng ngược lại. Thí dụ, bảng tổng kết tài sản của một ngân hàng trước khi có sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc như phần a trong bảng sau :
a.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : 10%
Tài sản Có
Tài sản Nợ
Dự trữ : 100
Cho vay : 900
Tiền gửi : 1000
Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và tiền gửi là 1000, ngân hàng giữ 100 cho yêu cầu dự trữ bắt buộc và có thể cho vay tối đa là 900.
b.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : 5%
Tài sản Có
Tài sản Nợ
Dự trữ : 100
+Dự trữ bắt buộc : 50
+Dự trữ vượt mức : 50
Tiền gửi : 1000
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuông 5% như phần b, ngân hàng vẫn có 100 dự trữ, nhưng trong đó phần dự trữ vượt mức là 50. Đây là bộ phận ngân hàng sẵn sàng cho v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0679.doc