Các giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu thịt lợn

mục lục A. Lời mở đầu. 2 B. Nội dung. 3 I. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. 3 1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu. 3 1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 3 II. Thực trạng và nguyên nhân. 3 2.1.Tình hình xuất khẩu thịt lợn trong những năm vừa qua. 3 2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất dần thị trường của mặt hàng thịt lợn xuất khẩu. 4 III. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn. 5 3.1. Giải pháp các vấn đề nhận thức

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu thịt lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 5 3.2. Hạ giá thành thịt lợn. 5 3.3. Tổ chức chăn nuôi khoa học. 6 3.4. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. 6 3.5. Chú ý ngay từ khi nhập lợn giống và gây giống. 6 3.6. Hình thành hệ thống kiểm dịch. 6 C. Kết luận. 7 D. Tài liệu tham khảo. 8 các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn Lời mở đầu Đã một thời, xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam là niềm tự hào của ngành thương mại quốc tế. Sản lượng thịt xuất sang các thị trường đối tác không những tăng nhanh, mạnh mà còn tạo được chỗ đứng ổn định. Nhưng đến nay, thời kỳ dễ chịu đó đã không còn. Chúng ta đang mất dần thị trường ngoại. Những mục tiêu đề ra liên tiếp không được hoàn thành. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Nhạy cảm trước vấn đề đặt ra, em đã đi sâu tìm hiểu về việc thịt lợn xuất khẩu đang mất dần thị trường và lựa chọn đề tài này làm nội dung nghiên cứu của tiểu luận môn ngoại thương. Nội dung tiểu luận bao gồm: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. Chương II: Thực trạng và nguyên nhân của việc thịt lợn xuất khẩu mất thị trường ngoại. Chương III: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn. I. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. 1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu. Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Có thể hiểu xuất khẩu là việc đưa hàng hoá qua biên giới một nước. Xuất khẩu có các hình thức chủ yếu sau: Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động mà bên xuất khẩu bán hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu không qua trung gian. Xuất khẩu gián tiếp: là hoạt động xuất khẩu qua trung gian thương mại. 1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Đối với nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam hiện nay thì xuất khẩu là một nguồn cung cấp ngoại tệ chủ yếu. Với nguồn ngoại tệ thu được chúng ta có thể phục vụ các nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, thiết bị cho công cuộc đổi mới đất nước. Ngoài ra, xuất khẩu còn giúp chúng ta tiến gần hơn với thế giới, tạo ra các mối quan hệ với các nước qua đó có thể thu được các lợi ích phi thương mại khác. II. Thực trạng và nguyên nhân. 2.1. Tình hình xuất khẩu thịt lợn trong những năm vừa qua. Ngay từ những năm 60-70, thịt lợn Việt Nam đã tìm được chỗ đứng ổn định tại Liên Xô (cũ), Đông Âu và một thị trường khó tính là Hồng Kông. Chỉ tính riêng Hồng Kông, những năm đó Việt Nam bình quân mỗi tháng xuất 5 chuyến tàu thịt lợn và lợn sữa với khoảng 20.000 đầu lợn các loại. Khi có biến động về thị trường Liên Xô - Đông Âu, ta đã nhanh chóng trụ vững ở thị trường Hồng Kông với số lượng xuất khẩu thịt lợn sữa mỗi năm một tăng (năm 1996: 1.650 tấn, 1997: 4.470 tấn, 1998: 6.800 tấn, 1999: gần 5.000 tấn và bắt đầu khôi phục được thị trường Nga). Trong các năm 2000-2001, nước ta xuất khẩu khoảng 10 ngàn – 15 ngàn tấn thịt lợn/ năm sang các thị trường truyền thống như Nga, Hồng Kông, Trung Quốc, Malaixia. Giá xuất khẩu mặt hàng này vào Hồng Kông thời điểm đó khả quan (bình quân 1.624 USD/ tấn CIF HK). Nhưng thời kỳ vàng son đó tồn tại không mấy dài lâu. Nhiều đối thủ với những ưu thế vượt trội về giá và chất lượng sản phẩm đã xuất hiện. Vì vậy, bắt đầu từ năm 2002 đến nay, xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam gặp khó khăn ở cả đầu ra lẫn đầu vào. Đến tháng 9 năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam mới xuất khẩu được trên 7.000 tấn thịt lợn (kế hoạch năm 2003 là 30 ngàn tấn). Đối với tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, một doanh nghiệp lớn trong hoạt động xuất khẩu thịt lợn cho đến nay cũng chỉ mới xuất được trên 500 tấn (vừa do không đủ nguồn hàng, vừa do càng xuất càng lỗ lớn) trong khi kế hoạch đặt ra của cả năm là 14 ngàn tấn. Vậy thực trạng trên là do những nguyên nhân nào gây ra? 2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất dần thị trường của mặt hàng thịt lợn xuất khẩu. 2.2.1. Đầu ra. - Sự gia tăng trong cạnh tranh với các thị trường thịt lợn nước ngoài. Về đầu ra, thịt lợn Việt Nam gặp sự cạnh tranh khốc liệt của thịt lợn Trung Quốc. Những năm gần đây, thịt lợn từ nội địa Trung Quốc bán sang Hồng Kông đều phải qua một đầu mối trung gian, nhưng từ 1/1/2003, họ đã xoá bỏ kiểu kinh doanh độc quyền này nên giá chào bán trực tiếp của họ khá thấp 1.200 USD/ tấn lợn choai (trước là 1.300-1.400 USD/ tấn) và 1.400 USD/ tấn lợn sữa (trước là 1.500-1.600 USD/ tấn). Ngoài ra đối với thị trường Nga các nhà xuất khẩu thịt lợn Trung Quốc đã chào bán với giá 1.150 USD/ tấn trong khi Việt Nam không thể xuất khẩu với giá này vì sợ lỗ lớn (lỗ khoảng 3 triệu đồng/ tấn). Bên cạnh đó, mặt hàng thịt lợn Việt Nam còn bị nhiều đối thủ khác cạnh tranh như Braxin. Hiện nước này đã đạt mức tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu mặt hàng này (xuất khẩu vào thị trường Nga năm 2001 chỉ đạt vài nghìn tấn, năm 2002 vươn tới 170.000 tấn). - Sự gia tăng nhu cầu trong tiêu dùng nội địa. Trong hơn một năm qua, thịt lợn tiêu thụ trong nước luôn cao hơn thịt lợn xuất khẩu. Thịt lợn bán trong nước chỉ chuyển từ Bắc vào Nam cao gấp 3 lần so với xuất khẩu. Mặt khác giá trị thịt lợn hơi trên thị trường nội địa khuyến khích chăn nuôi hướng vào thị trường nội địa – cụ thể giá lợn hơi ở thị trường phía Bắc là 11-13 nghìn đồng/ kg. Do đó 1 tấn thịt lợn hơi vào đến thành phố có lãi gộp 4-5 triệu đồng. Một loạt những nguyên nhân trên khiến người sản xuất không quan tâm gì đến xuất khẩu thịt lợn. 2.2.2. Đầu vào. - Giá thức ăn chăn nuôi cao. Chi phí thức ăn trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chiếm trên dưới 70% giá thành. Nguyên liệu dùng cho chế biến thức ăn bình quân 60% phụ thuộc nhập khẩu, cá biệt có loại lên đến trên dưới 70%. Nguyên liệu nhập hiện đang chịu thuế suất thuế nhập khẩu là 7%. Năng suất công nghiệp chế biến thấp, giá các yếu tố đầu vào khác có liên quan đến thức ăn chăn nuôi (điện, đầu vào cho sản xuất, cước vận tải…) cũng cao so với nhiều nước chung quanh. Qua điều tra cho thấy, giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đắt hơn của các nước khác 30-40%. - Công nghiệp chế biến yếu kém. Công nghiệp giết mổ, chế biến thịt lợn của ta không đồng bộ, thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, đầu tư ở các khâu sau giết mổ, chế biến đến sản phẩm cuối cùng bị coi nhẹ… Những điều này dẫn đến chi phí trong chế biến, chi phí trung gian tăng cao, nên làm giá thịt sau giết mổ tăng cao, mặt hàng chế biến không phong phú… cũng hạn chế nhất định khả năng xuất khẩu. III. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn. 3.1. Giải pháp các vấn đề nhận thức. Trước hết phải nhận thức rằng đây là ngành kinh doanh xuất khẩu có ưu thế, từ đó tiến hành tổ chức lại toàn bộ các khâu hoạt động của ngành từ giống, thức ăn, đến phòng, chữa bệnh và công nghệ nuôi dưỡng, chế biến… theo hướng sản xuất lớn, đảm bảo hướng vào xuất khẩu sản phẩm sạch. 3.2. Hạ giá thành thịt lớn. Có người đã ví giá cả là đạn đại bác bắn thủng mọi hàng rào. Vì vậy biện pháp quan trọng để nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu trước mắt cũng như lâu dài là hạ giá thành thịt lợn. Giải quyết vấn đề này có nhiều việc cần làm, song trước mắt cần giảm giá thức ăn chăn nuôi. Để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi trước hết là giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu bởi vì Việt Nam hiện nay chỉ sản xuất được khoảng 30% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi còn 70% dựa vào nguồn nhập khẩu. 3.3. Tổ chức chăn nuôi khoa học. Để nâng cao chất lượng thịt lợn, ngoài biện pháp giống, thì tổ chức chăn nuôi có vai trò quan trọng trong điều kiện chăn nuôi dựa vào hộ nông dân như hiện nay. Vì vậy việc tổ chức các hình thức phù hợp để chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc đến hộ gia đình, đến từng cá nhân là rất quan trọng. Cần có sự liên kết giữa người chăn nuôi, đơn vị cung ứng để biến xuất khẩu thịt lợn thành tổ chức gắn bó chặt chẽ quyền lợi, tạo thành một dây chuyền khép kín từ khâu giống, thức ăn, nuôi dưỡng đến chế biến. 3.4. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Để tạo điều kiện cho xuất khẩu ngay từ bây giờ, Chính phủ và các cơ quan chức năng phải nhanh đưa ra các quyết định kiểm dịch và thú y để tăng cường mặt chất lượng cho sản phẩm thịt lợn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.5. Chú ý ngay từ khi nhập lợn giống và gây giống. Công tác tạo giống đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm thịt sau này. Vì vậy, chú ý tập trung cho công tác này có thể tạo nên những sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh cao. 3.6. Hình thành hệ thống kiểm dịch. Cần hình thành hệ thống kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nói chung và cho chăn nuôi lợn nói riêng. Hiện nay chúng ta chưa có hệ thống cơ quan này. Nếu chúng ta không có hệ thống này thì khó mà xuất khẩu thịt được trong điều kiện các nước đối tác đang dựng lên rất nhiều hàng rào thương mại bằng các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh… như hiện nay. Kết luận Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam đang được tiến hành cần rất nhiều vốn để hoàn thành các mục tiêu đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra. Một trong những nguồn thu quan trọng là nguồn ngoại tệ có được do hoạt động xuất khẩu đem lại. Cùng với các mặt hàng khác như gạo, cà phê, da giày, sản phẩm may mặc, thịt lợn Việt Nam đã và đang đóng góp vai trò tích cực vào hoạt động xuất khẩu của cả nước. Tự hào về những thành quả đã đạt được nhưng chúng ta không chủ quan, coi thường những khuyến khuyết, nhược điểm còn tồn tại của mặt hàng thịt lợn xuất khẩu. Khắc phục được những khuyến khuyết này chắc chắn chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ có thể thấy lại sự khởi sắc của mặt hàng này. tài liệu tham khảo 1. Báo thương mại – số 36/2003. 2. Báo doanh nghiệp thương mại – số 20/2004. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0727.doc
Tài liệu liên quan