Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.Với chính sách tích cực này đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, góp phần to lớn vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Quan hệ đối ngoại của nước ta phát triển trên nhiều mặt và một trong những mặt quan trọng là quan hệ kinh tế ngoại thương được thực hiện giữa các Công ty xuất nhập
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vật tư - Kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của Công ty XNK Vật tư - kỹ thuật Rexco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu của nước ta với nước ngoài.
Trong cơ chế thị trường , mở cửa giao lưu kinh tế quốc tế có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được thành lập. Trong cơ chế mới và sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại đòi hỏi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng mỗi doah nghiệp phải tự nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá là một công việc quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Là công việc quyết định sự tồn tại và phát triển trên thị trường.
Tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vật tư- kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản cũng là chiến lược mà công ty xuất nhập khẩu Vật tư- kỹ thuật Rexco cần phải thực hiện để có thể cạnh tranh và phát triển trên thị trường, có thể trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Nhận thức được tầm quang trọng của vấn đề tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá đối với mục tiêu phát triển trong kinh doanh của công ty, với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Thắng Lợi cùng với ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên trong công ty xuất nhập khẩu vật tư- kỹ thuật Rexco, tôi chọn đề tài “các giải pháp tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vật tư- kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của công ty xuất nhập khẩu Vật tư- kỹ thuật Rexco” làm chuyên đề cho báo cáo thực tập của mình.
Việc nghiên cứu tập trung vào các vấn đề về làm thế nào để tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu và những vấn đề liên quan đến sự tiêu thụ hàng hoá của công ty.
Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ hàng hoá, khả năng bán hàng của Rexco. Qua đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá ở Rexco.
Nội dung trong báo cáo tổng hợp này sẽ đề cập tới những vấn đề sau:
Phần I : Sự cần thiết phải tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của công ty Rexco
I. Giới thiệu chung về Rexco
II. Sự cần thiết phải tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của Rexco
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản
Phần II : Đánh giá về khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của Rexco
I. Các yếu tố tác động đến khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của Rexco
II. Đánh giá về hoạt động tiêu thụ và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu thiết bị Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của Rexco
III. Kết quả tiêu thụ kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của Rexco trong thời gian vừa qua
Phần III: Quan diểm, mục tiêu cạnh tranh
I. Thời cơ và thách thức đối với ngành
II. Mục tiêu phát triển của Rexco
III. Phương hướng nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
IV. Những biện pháp chủ yếu
V. Kiến nghị
Sau đây là nội dung chi tiết của chuyên đề:
Phần I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VẬT TƯ- KỸ THUẬT CHO NGHIÊN CỨU CƠ BẢN CỦA REXCO
I. Giới thiệu chung về Rexco
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật với tên giao dịch Quốc tế là: TECHNICAL MATERIAL AND RESOURCES IMPORT-EXPORT CO (viết tắt là REXCO ) được thành lập theo quyết định số 171/VKH-QĐ, ngày 20/05/1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia ( nay đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).Công ty là đơn vị kinh doanh trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Công ty có 2 chi nhánh hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: 157 Láng Hạ- quận Đống Đa- Hà Nội
Điện thoại: (84) 04 5 620616
Fax: (84) 04 8 532511
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 158/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh- quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại (84) 08 8 995275
Fax: (84) 08 8 995276
Mục đích hoạt động:
- Nghiên cứu, triển khi và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của Viện Khoa học Việt Nam, các đơn vị trong nước và của nước ngoài vào sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Đưa các thiết bị công nghệ thích hợp cho việc sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu để khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương.
- Thực hiện liên doanh liên kết, ác đại lý, hợp tác đầu tư, uỷ thác và nhận uỷ thác Xuất nhập khẩu tạo nguồn vốn hỗ trợ việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ngày 30/7/1993 dựa vào căn cứ
- Căn cứ quyết định số 171/VKH-QĐ ngày 20/5/1993 của Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công tyXuất nhập khẩu Vật tư kỹ thuật ( REXCO).
- Căn cứ quyết định số 51/KHCNQG-QĐ ngày 21/6/1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Kỹ Thuật REXCO trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
- Xét đề nghị của Giám đốc Công ty REXCO, Trưởng ban tổ chức cán bộ, Trưởng ban Kế hoạch Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Thành lập Chi nhánh REXCO tại Hà Nội trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu vật tư Kỹ thuật REXCO
Chi nhánh REXCO Hà Nội có nhiệm vụ thực hiện hoạt động của Công ty REXCO tại các tỉnh phía Bắc theo điều lệ do Giám đốc Công ty REXCO quy định.
Điều 2 Chi nhánh REXCO, Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại các ngân hàng.
Các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu hoặc các sản phẩm chính: sản xuất, gia công chế tác, kinh doanh và Xuất nhập khẩu hàng mỹ nghệ, trang sức.., Xuất nhập khẩu à kinh doanh tổng hợp các mặt hàng trang thiết bị khoa học, kỹ thuật, điện tử, kim khí điện máy, bách hoá, phương tiện kỹ thuât, dây chuyền công nghệ, vật tư nông nghiệp, hoá chất, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ phát triển khoa học kỹ thuật, sản xuất và xây dựng.
Địa bàn hoạt động:
Địa bàn hoạt động của Công ty về kinh doanh hàng hoá nhập khẩu: chủ yếu là Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc như Hải Phòng, Huế, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định… đó là những trung tâm giao lưu buôn bán lớn, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh có những cảng, bến phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu về dễ dàng thuận tiện.
Trong nhập khẩu, Công ty thường thực hiện 2 phương thức sau:
+ Nhập khẩu trực tiếp
+ Nhập khẩu uỷ thác
Trong hoạt động nhập khẩu ngoài vệc sử dụng vốn sẵn có của Công ty ra, Công ty còn vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ các nguồn khác nhau.
Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Kỹ thuật- chi nhánh Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô tuy không lớn, nhưng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuât nhập khẩu vật tư kỹ thuât lài là một công ty lớn, có quy mô, phạm vi hoạt động rộng, có cả chi nhánh ở Hà Nội và chi nhánh ở các tỉnh phía Nam.Sự năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua đã góp phần đáng kể trong việc tạo nên danh tiếng của Công ty trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Về nhân lực:
STT
Trình độ cán bộ chuyên môn và kỹ thuật
Số lượng
1
Công ty REXCO
- Đại học và trên đại học
100
- Trung cấp
18
2
Chi nhánh REXCO- HANOI
- Đại học và trên đại học
50
- Trung cấp
6
3
Đội ngũ cộng tác viên và chuyên gia tư vấn
20
Tổng cộng
184
Về nhân lực thì công ty REXCO chi nhánh Hà Nội có tổng số 56 thành viên, trong đó đa phần trình độ đại học và trên đại học, số cán bộ trình độ trên đại học khá nhiều bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: kỹ sư cơ khí, hoá công nghiệp, kinh tế kế hoạch, quản trị kinh doanh, kinh tế thương mai, kinh tế đối ngoại, điện tử viễn thông, kế toán, ngoại ngữ, điều khiển tự động hoá, công nghệ làm sạch v.v…..Trình độ chuyên môn của các cán bộ tương đối cao, ngoài ra công ty còn cộng tác với một đội ngũ công tác viên và chuyên gia tư vấn cả trong nước và nước ngoài để tăng cường khả năng am hiểu và hoạt động tốt trong chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.
Về tài chính:
Tổng số vốn của công ty là : 15 tỷ đồng Việt Nam.
Doanh thu, lãi suất của công ty trong các năm gần đây:
Chỉ tiêu/ Năm
2002
2003
2004
Doanh thu
95.649.970.415
93.676.346.454
98.627.352.026
Lợi tức sau thuế
1.545.389.569
1.4.789.344.852
1.855.311.487
Về đội ngũ lắp đặt, bảo hành:
Tổng số: 16 người
Trong đó có sự tham gia của:
- Tiến sĩ Võ Hồng Dương- Giám đốc trung tâm bảo hành của REXCO- HANOI đào tạo tại Áo và Đức, chuyên ngành về Vật lý, Hoá học và thiết bị Y tế.
- Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến- Giám đốc phụ trách bán hàng và trung tâm bảo hành khu vực phía Nam, chuyên ngành về Hoá dầu, phân tích.
- Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dương- Chuyên ngành về thiết bị phân tích, điện tử.
- Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh- Chuyên ngành về hoá học phân tích, tự động hoá
- Kỹ sư Trần Lê Trực- chuyên ngành về hoá học phân tích, tự động hoá.
- Kỹ sư Lê Trung Hiếu- chuyên ngành điện tử viễn thông.
-Kỹ sư Lê Quang Hoà- chuyên ngành điện tử viễn thông.
……………….
Về mạng lưới bảo hành:
-Tại TP.Hồ Chí Minh – 158/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh
-Tại Hà Nôi – 157 Láng Hạ
-Tại Quảng Ngãi - Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Khi có yêu cầu, cán bộ kỹ thuật của công ty sẽ có mặt tại hiện trường trong vòng 04 giờ ( trong phạm vi Hà Nội), trong vòng 24 giờ (đối với khu vực lân cận) và 48 giờ (đối với các tỉnh xa) kể từ khi khách hàng thông báo.
Về kinh nghiệm triển khai dự án:
Là một trong những doanh nghiệp tham gia triển khai các dự án lớn đầu tiên, thuộc nhiều nguồn vốn : Ngân sách, ODA, đầu tư trực tiếp, vốn vay từ WORLD BANK, OPEC, ADP,…bằng nhiều hình thức đấu thầu trong nước, đấu thầu quốc tế, chào giá cạnh tranh, cung cấp thiết bị, giải pháp, kỹ thuật,… trong đó có các dự án lớn như:
- Dự án Phục hồi và nâng cấp Đại học quốc gia Hà Nội: 2,345,000.00 USD
- Dự án Mở rộng và phục hồi Nông nghiệp-Bộ Nông nghiệp: 1,8000,000.00 USD
- Dự án Dân số- Ủy ban dân số : 800,000.00 USD
- Dự án sốt rét- Bộ Ytế : 300,000.00 USD
- Dự án EC: 900,000.00 USD
………………..
Ngoài ra, còn rất nhiều các dự án cung cấp các sản phẩm Công nghệ, các dây chuyền sản xuất, dự án đầu tư chiều sâu tại các Trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các cơ quan quốc phòng, các cơ quan xí nghiệp trên khắp cả nước (thamkhảo ở danh mục đề cập trang sau).
Về năng lực kỹ thuật:
Công ty REXCO-HANOI có mối quan hệ thương mại với các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Là đại lý phân phối tại Việt Nam cho các hang chế tạo thiết bị hàng đầu thế giới như: BIO-RAD (USA), LAB-LINE (USA), SIEMENS-BRUCKER (ĐỨC), JOBIN YVON ( PHÁP), JEOL (JAPAN), MERCK (ĐỨC), SCINTREX (CANADA), BIOBLOCK (PHÁP), CRYOGENICS (USA), HETTICH (ĐỨC), IKA (ĐỨC), ZETON ALTAMIRA (USA), PARR INTRUMENT (USA), PSI (UK), ASL (UK), MMM (ANH), …vì vậy công ty có thể lựa chọn và cung cấp cho khách hàng những thiết bị tốt nhất với giá cả hợp lý.
Với phương châm “GIÁ CẢ RẺ NHẤT-CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT ”, công ty đã nhận được niềm tin từ phía khách hàng. Điều này đã được minh chứng qua thời gian với một số lượng khách hàng đông đảo và các dự án lớn.Công ty nêu ra dưới đây một số khách hàng và địa chỉ, trong số các khách hàng thường xuyên của REXCO- HANOI
2.Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Các cộng tác viên và chuyên gia nước ngoài
Phòng
Kinh doanh
Phòng Marketting
Phòng
Dự án
Bộ phận
nhận hàng
Phòng Hợp đồng
Phòng Quản lý tổng hợp
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kế toán
Phòng Service
1.Ban điều hành:
1.1 Giám đốc: Ông Tô Ngọc Kim
Tốt nghiệp Khoa Hoá- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Nhiệm vụ: Thực hiện chức năng quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý nhân sự thông qua việc phân công công việc, giao nhiệm vụ cho các phòng ban, các bộ phận tổ chức. Có quyền quyết định cuối cùng trong mọi hoạt động của công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý con người.
1.2 Phó giám đốc: Ông Lê Ngọc Hùng
Tốt nghiệp Khoa Hoá- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.Làm luận án Tiến sĩ tại Pháp và Nhật.
Nhiệm vụ:Có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động nhân sự, trong nhiều trường hợp có thể thay mặt giám đốc trực tiếp điều hành, ra các quyết định trong phạm vi cho phép. Ngoài nhiệm vụ quản lý, điều hành còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, cụ thể là người thực hiện công việc kinh doanh, thực hiện đấu thầu tìm kiếm dự án và là người thực hiên và chịu trách nhiệm chính của các dự án đấy.
2.Nhiệm vụ cơ cấu các phòng ban:
2.1 Phòng kinh doanh: 8 người.
Trưởng phòng: CN. Nguyễn Hồng Anh
Nhiệm vụ:
-Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài
-Tổ chức điều hành phòng kinh doanh, tập trung trọng điểm tiêu thu sản phẩm của công ty và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng, thàng năm cho côngty
-Tìm hiểu, khai thác, thu thập và xử lý các thông tin thị trường, giá cả tại từng thời điểm để có quyết định đúng đắn hợp lý trong công tác kinh doanh của mình.
Sơ đồ cơ cấu phòng Kinh doanh:
Trưởng phòng Kinh doanh
Nhóm: Sinh học, và các thiết bị Y tế
Nhóm: Thang máy và các thiết bị dân dụng
Nhóm: Tự động hoá, điện tử viễn thông
Nhóm: Cơ học, Hoá học, Lý học
2.2 Phòng Dự án: 7 người
Trưởng phòng: KS. Nguyễn Khánh Long.
Nhiệm vụ :
- Thực hiện công việc chuẩn bị hồ sơ cho các dự án.
- Lập kế hoạch cho công tác triển khai dự án đúng tiến độ
- Thẩm định dự án
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Dự án:
Trưởng phòng Dự án
Chuẩn bị hồ sơ thầu
Lập kế hoạch triển khai dự án
Chuẩn bị lập bảng chào giá thầu
Thẩm định dự án
2.3 Phòng Hợp đồng Xuất nhập khẩu: 6 người
Trưởng phòng: CN. Lê Lan Anh
Nhiệm vụ :
- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của công ty.
- Lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm trình giám đốc,hoặc phó giám đốc xem xét và báo cáo đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
- Ghi chép , lưu chứng từ các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Sơ đồ cơ cấu phòng Hợp đồng Xuất nhập khẩu:
Trưởng phòng Hợp đồng
Bộ phận nhận hàng
Bộ phận sổ sách
Bộ phận chuẩn bị giấy tờ nhập hàng
Bộ phận soạn thảo hợp đồng
2.4 Phòng Kỹ thuật: 4 người.
Trưởng phòng: T.S Võ Hồng Dương
Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác kiểm tra về tình hình kỹ thuật, tình trạng hiện thời của các thiết bị.
- Kiểm tra về xuất xứ, so sánh thiết bị vừa nhận với bản kê khai kỹ thuật của các thiết bị được đặt mua
- Tìm hiểu các đặc tính kỹ thuật, các chức năng công dụng của các loại thiết bị kỹ thuật trên thị trường để lập bản kê khai kỹ thuật của các thiết bị đặt mua cung cấp cho phòng Kinh doanh để thực hiện chào thầu cũng như để phòng Hợp đồng đặt mua.
Sơ đồ cơ cấu phòng Kỹ thuật:
Trưởng phòng Kỹ thuật
Bộ phận tìm hiểu các kỹ thuật của các thiết bị mới trên thị trường
Bộ phận lập các bảng kê khai chào hàng
Bộ phận kiểm hàng
2.5 Phòng Service: 9 người
Trưởng phòng: T.S Trần Nguyên Hải
Nhiệm vụ:
- Thực hiện các hoạt động lắp đặt, bảo hành, bảo trì.
- Thực hiện bàn giao thiết bị cho khách hàng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Service:
Trưởng phòng Service
Bộ phận lắp đặt
Bộ phận bảo hành, bảo trì chất lượng
2.6 Phòng Marketting: 5 người
Trưởng phòng: K.S Nguyễn Minh Đức
Nhiệm vụ:
- Lập ra các phương án mở rộng thị trường.
- Tổ chức triển khai công tác quảng cáo,tiếp thị, xây dựng chiến lược và mục tiêu kinh doanh.
Sơ đồ cơ cấu phòng Marketting:
Trưởng phòng Marketting
Bộ phận xây dựng chiến lược v à mục tiêu kinh doanh
Bộ phận quảng cáo tiếp th ị thị mở rộng trường
2.7 Phòng Tài chính- Kế toán: 4 người
Trưởng phòng: C.N Tạ Phương Lan
Nhiệm vụ:
- Ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của Công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoách sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu- chi tài chính.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính.
- Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chính của Công ty.
- Có quyền yêu cầu mọi bộ phận trong Công ty cung cấp các số liệu liên quan đến việc thực hiện kế hoách kinh doanh Công ty
- Có quyền không ký chi tiêu hoặc xác nhận các chi phí hoặc các việc trái với pháp lệnh thống kê, kế toán.
Sơ đồ cơ cấu phòng Tài chính- Kế toán:
Trưởng phòng Kế toán
Kế toán theo dõi Xuất nhập khẩu
Kế toán ngân hàng, thủ quỹ, thu chi, thanh toán
Kế toán tổng hợp, thống kê sổ sách
2.8 Phòng quản lý tổng hợp: 4 người
Trưởng phòng: Mai Trần Quân.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác tổ chức lao động.
- Công tác quản lý định mức lao động, tiền lương.
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.
- Công tác quản trị hành chính.
- Công tác Bảo vệ trật tự trị an, chăm lo sức khoẻ ban đầu cho người lao động.
- Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền.
Cơ cấu của phòng Quản lý tổng hợp:
Trưởng phòng
quản lý tổng hợp
Cán bộ hành chính, văn thư.Lao động tiền lương, chế độ chính sách
Bộ phận lễ tân
Nhân viên tạp vụ, nấu ăn
Nhân viên bảo vệ, lái xe
2.9 Các cộng tác viên và chuyên gia nước ngoài: Là bộ phận không thuộc trong cơ cấu nhân sự của công ty mà là các nhà khoa học, các kỹ thuật viên, chuyên gia trong nước và nước ngoài có trình độ chuyên môn giỏi, được mời tham gia vào những dự án, hợp đồng mà lĩnh vực đó cán bộ trong công ty không thông thạo. Đội ngũ cộng tác viên và các chuyên gia không chỉ trực tiếp tham gia vào cac gói thầu, dự án mà còn tổ chức tư vấn, hướng dẫn, đào tạo các cán bộ trong công ty trong các lĩnh vực cụ thể.
2.10 Công ty REXCO- chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện: T.S Nguyễn Đức Tiến
Cơ cấu hoạt động của công ty REXCO- chi nhánh TP.HCM cũng gần tương tự ở REXCO- chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh này đại diện cho công ty Xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật thực hiện mọi hoạt động kinh doanh trong khu vực phía Nam
Nhiệm vụ:
- Phát triển và mở rộng hệ thống tìm kiếm khách hàng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
- Xây dựng kế hoach kinh doanh, kế hoạch đầu tư và phát triển để báo cáo Công ty phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với nhiệm vụ của Công ty giao và nhu cầu thị trường.
- Thực hiện công tác khoán chi phí của Chi nhánh, bố trí, sắp xếp hợp lý nhân sự các bộ phân của Chi nhánh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tài chính,kế toán, báo cáo định kỳ, báo các bất thường theo quy định của Công ty, theo quy định của Nhà nước
3. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của Rexco
Công ty XNK Vật tư - kỹ thuật Rexco- chi nhánh Hà Nội có các loại mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là : máy móc, thiết bị khoa học, kỹ thuật, trang thiết bị y tế, hoá chất các loại, vật tư nông nghiệpv.v…trong đó nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị cho nghiên cứu cơ bản như các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm, các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu , ứng dụng, các loại hoá chất v.v…
Ngoài ra Công ty còn liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức khoa học, sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước.Tổ chức các dịch vụ thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, triển lãm, quảng cáo, dịch vụ, sản xuất, thương mai và chuyển giao công nghệ.
* Đặc điểm mặt hàng, hàng hàng nhập khẩu và kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu
- Máy móc thiết bị là loại hàng cồng kềnh, nặng, số lượng ít nhưng trọng lượng và thể tích lớn khó vận chuyển
- Đặc biệt khó kiểm tra về quy cách, chất lượng, chủng loạ, năm sản xuất, công dụng kỹ thuật.
- Nếu Công ty không có những cán bộ giỏi về chuyên môn ( máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật, trang thiết bị y tế ) thì sau khi nhập về sẽ có thể không bán được.
- Loại hàng máy móc thiết bị khi vận chuyển phải được chú ý bảo quản rất cẩn thận, tránh va đập mạnh, bao bì đóng gói theo đúng yêu cầu kỹ thuật.Nơi bảo quản phải rộng rãi thoáng mát, khô ráo để vận chuyển dễ dàng giứ nguyên được chất lượng và hình thức của máy móc thiết bị.
- Hoá chất các loại là loại hàng cũng có những yêu cầu về bảo quản khắt khe và đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật. Những người tham gia quá trình vận chuyển và bảo quản phải có những hiểu biết chuyên môn để tránh không để xảy ra cháy nổ, gây độc hại và làm giảm phẩm của hàng
* Địa bàn hoạt động của Công ty về kinh doanh hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản
- Địa bàn hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của Công ty chủ yếu là Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc như Hải Phòng, Huế, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định… đó là những trung tâm giao lưu buôn bán lớn, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh có những cảng, bến phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu về dễ dàng thuận tiện.Từ Hải Phòng về Hà Nội di theo quốc lộ 5 đã rất nhanh chóng kịp thời vì giao thông đã được nâng cấp lên rất nhiều so với trước đây.
- Trong nhập khẩu, Công ty thường thực hiện 2 phương thức sau:
+ Nhập khẩu trực tiếp
+ Nhập khẩu uỷ thác
- Trong hoạt động nhập khẩu ngoài việc sử dụng vốn sẵn có của Công ty, Công ty còn vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Đây là kết quả đáng mừng mở hướng phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
* Một số hợp đồng lớn và những khách hàng thường xuyên của Công ty
Stt
Tên khách hàng
Địa chỉ
Trị giá
1
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cầu giấy- Từ Liêm-Hà Nội
2,345,000 USD
2
Đại học Xây dựng
Đường Giải phóng- Hà Nội
189,982 USD
3
Đại học Thương mại
Từ Liêm- Hà Nội
130,250 USD
4
Đại học Tổng hợp Hà Nội
Hà Nội
275,000 USD
5
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đường Đại Cồ Việt- Hà Nội
867,138 USD
6
Viện Khoa học vật liệu
Nghĩa Đô- Từ Liên- Hà Nội
824,008 USD
7
Viện Vật lý
Nghĩa Đô- Từ Liên- Hà Nội
108,791 USD
8
Viện Hoá học
Nghĩa Đô- Từ Liên- Hà Nội
214,649 USD
9
Viện Công nghệ Sinh học
Nghĩa Đô- Từ Liên- Hà Nội
583,170 USD
10
Viện Địa lý
Nghĩa Đô- Từ Liên- Hà Nội
143,557 USD
11
Viện Địa chất
Nghĩa Đô- Từ Liên- Hà Nội
185,308 USD
12
Viện Hải dương học Nha Trang
Cầu Đá- Nha Trang
322,479 USD
13
Phân viện Hải dương học- Hải Phòng
246- Đà Nẵng- Hải Phòng
160,615 USD
14
Viện Khoa học Kỹ thuật Xây dựng
Nghĩa Tân- Từ Liên- Hà Nội
271,925 USD
15
Viện di truyền Nông nghiệp
Cổ Nhuế - Từ Liên- Hà Nội
299,095 USD
16
Trung tâm nhiệt đới Nga Việt
Bộ Quốc phòng- Từ Liêm- Hà Nội
208,770 USD
17
Trung tâm Polyme
ĐHBK- Hà Nội
588,318 USD
18
Công ty Cocacola
Ngọc Hồi- Hà Nội
235,296 USD
19
Công ty Dầu khí Tp.HCM
Tp.HCM
412,500 USD
20
Công ty Xăng dầu Khu vực II
Công ty Xăng dầu Khu vực II
4,281,000 USD
21
Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức
Thủ Đức- TP.HCM
817,843 USD
22
Điện lực Thành phố
Hải Dương
632,142 USD
23
Bộ NN & PTNN Ban quản lý dự án Thuỷ lợi 419
Bộ NN & PTNN Ban quản lý dự án Thuỷ lợi 419
285,714 USD
II. Sự cần thiết phải tăng cường khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của Rexco
1. Mối quan hệ giữa tăng cường khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
* Khả năng tiêu thụ hàng hoá
Khả năng tiêu thụ hàng hoá là mức độ tiêu thụ hàng hoá có được của Công ty được đo lường bằng số lượng hàng hoá nhập khẩu bán được trên thị trường.Tiêu thụ hàng hoá là nhiệm vụ chủ yếu, là hoạt động nòng cốt trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Tất cả các hoạt động khác đều dẫn tới một mục đích là tiêu thụ được hàng hoá, và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu cũng chính là hoạt động tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp
* Hiệu quả kinh tế
Do điều kiện lịch sử và giác ngộ nghiên cứu khác nhau mà có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây người ta coi hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế là doanh thu trong tiêu thụ hàng hoá. Ngày nay quan điểm này không còn phù hợp, kết quả sản xuất có thể tăng lên do quy mô sản xuất được mở rộng, cùng một kết quả sản xuất mà có 2 mức chi phí khác nhau thì sẽ có hiệu quả khác nhua nhưng nếu theo quan điểm trên thì chúng có hiệu quả bằng nhau. Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với năm trước các yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hưởng khác nhau việc chọn năm gốc so sánh có ảnh hưởng lớn đến kết quả so sánh.
Như vậy hiệu quả kinh doanh theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác hiệu quả kinh doanh bao gồm 2 mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.
Từ khái niệm trên hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả với chi phí ta có thể hình thành được 2 công thức so sánh :
(1) Hiệu quả = kết quả - chi phí
Hoặc:
Kết quả
(2) Hiệu quả =
Chi phí
Nếu hiểu theo công thức so sánh hiệu só thì hiệu quả được thể hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận và kết quả được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh thu. Trong trường hợp này đã làm đồng nhất khái niệm hiệu quả với kết quả.
Với cách so sánh hiệu số đã làm lợi nhuận mang hai nội dung vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả vừa là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả. Nếu coi lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả thì nó không đủ khả năng để đánh giá chất lượng hoạt động giữa các doanh nghiệp. Nếu sử dụng công thức so sánh theo dạng thương số thì khác phục được những hạn chế của công thức (1) đồng thời nó phân biệt rành rọt giữa chỉ tiêu kết quả và hiệu quả. Hiệu quả phải là một số tương đối. Kết quả đánh giá quy môi.Hiệu quả đánh giá chất lượng. Sử dụng công thức thương số có thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu dánh giá kết quả ở mức tổng hợp hoặc đặc thù đủ khả năng để so sanh hiệu quả kinh tế giữa các doanh nghiệp. Do vậy, ta có thể kết luận hiệu quả kinh doanh là một số tương đối phản ánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, đó là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào.
* Mối quan hệ giữa tăng cường khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế
Nếu kết quả kinh doanh đạt được càng nhiều với chi phí bỏ ra càng ít thì hiệu quả kinh tế càng cao. Trong đó:
- Kết quả kinh doanh được xác định bằng chỉ tiêu thể hiện mục tiêu kinh doanh cần đạt được như doanh số bán ra, lợi nhuận, thu nhập …đối với hoạt động nhập khẩu thì kết quả kinh doanh là : doanh thu hàng nhập khẩu, lợi nhuận nhập khẩu…
- Chi phí được xác định bằng các chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu đối tượng phân tích. Cụ thể là khi phân tích hiệu quả nhập khẩu thì chi phí chính là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu như chi phí mua hàng,vận chuyển, bốc xếp, chi phí trả lãi vay, lưu kho…
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào.Và tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá chính là phương pháp cơ bản để nâng cao kết quả kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy tăng cưòng khả năng tiêu thụ hàng hoá là một trong những yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất, là yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
2. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản của Rexco
Tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu cũng là cách thức để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng nó bó hẹp trong phạm vi nhập khẩu và kinh doanh hàng Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản.
Tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản là vấn đề thể hiện chất lượng của công tác kinh doanh hàng nhập khẩu đó, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu.Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của mọi người lao động. Trong điều kiện hiện nay nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu là một nhiệm vụ cấp bách của các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu trong ngành thương mại
Thứ nhất: Do cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Do lơi nhuận của ngành mà ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ , năng lực cũng như kinh nghiệm của các đối thủ là càng ngày càng được nâng cao. Do vậy cần phải tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường
Thứ hai: Do nhu cầu khách hàng ngày càng lớn, cần phải đáp ứng được đầy đủ, và cũng do yêu cầu cần nâng cao lợi nhuận, đưa công ty lớn mạnh hơn so với tiềm năng hiện có. Để thực hiện được thì trước tiên và công việc cơ bản đó là phải tăng cường được khả năng bán hàng của các thiết bị vật tư- kỹ thuật nhập khẩu
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả là yêu cầu của quy luật tiết kiệm, tiết kiệm để đẩy mạnh sản xuất và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tiết kiệm tăng cường năng suất lao động xã hội là quy luật, nói khác đi nó là quy luật bắt buộc đối với bất kỹ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển. Bởi tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá là biên pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế, mà giữa tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế có mối quan hệ biện chứng. Lý do buộc doanh nghiệp phải tiết kiệm cũng chính là lý do buộc xã hội phải nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thứ tư: Tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật là con đường quan trọng để các Công ty Xuất nhập khẩu thắng lợi trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay.Vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước mọi thành phần kinh tế đều bình đằng như nhua trước pháp luật. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động và nhạy bén hơn để chuyển kịp với cơ chế thị trường. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu phải tìm ra các biện pháp mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Vật tư - kỹ thuật cho nghiên cứu cơ bản.
Thứ năm: Sự cần thiết của tăng cường khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu còn được đặt ra bởi hiệu quả nhập khẩu hiện nay còn rất thấp so với tiềm năng có thể đạt được.Nhiều Công ty nhập khẩu các mặt hàng chậm luân chuyển gây ứ đọng vốn, tăng lãi vay ngân hàng nên hiệu quả thấp.
Thứ sáu: Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và bối cảnh nền kinh tế nước ta nói riêng hiện nay, không chỉ tồn tại một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Đây là vấn đề thể hiện về mặt chất lượng của toàn bộ cô._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28430.doc