MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và lý luận về tài chính........................................................ 6
1.1. Cơ cấu kinh tế........................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. ........................................................... 6
1.1.2.
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung cơ cấu kinh tế. ............................................................ 7
1.1.3. Tính chất của cơ cấu kinh tế. ................................................... 10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ................................................................ 11
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế hợp lý.............................. 14
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ................................................................... 14
1.2.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ..................... 14
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa. ......................................................... 15
1.2.2.1. Quan niệm về cơng nghiệp hĩa - hiện đại hố. ...................... 15
1.2.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa. ......................................................... 16
1.3. Tài chính và vai trị của tài chính trong nền kinh tế. ............................... 17
1.3.1. Nguồn, bản chất của tài chính. ................................................ 18
1.3.2. Chức năng của tài chính. ......................................................... 19
1.3.3. Hệ thống tài chính.................................................................... 21
1.3.4. Vai trị của tài chính trong nền kinh tế thị trường. ................... 21
1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm lựa chọn chính sách tài chính
của các nước trong tiến trình cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ...................................................................... 23
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những
tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua. .................................................. 25
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận. ............................................................... 25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ................................................................... 25
2.1.2. Cấp hành chính, dân số và lao động. ....................................... 26
2.1.3. Tình hình xã hội, giá trị văn hố, nhân văn. ............................. 27
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua. ................... 28
2
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế............................................ 28
2.2.1.1. Tương quan và chuyển dịch giữa các ngành. ......................... 29
2.2.1.2. Nơng nghiệp. ........................................................................ 31
2.2.1.3. Cơng nghiệp. ......................................................................... 33
2.2.1.4. Dịch vụ. ................................................................................ 34
2.2.1. Cơ cấu thành phần kinh tế. ...................................................... 37
2.3. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua và
những tồn tại đặt ra cho thời gian đến. .......................................................... 43
2.3.1. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua. ........ 43
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế đặt ra cho thời gian tới. ....................... 46
Chương 3: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh Bình Thuận theo hướng cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa. .............. 49
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế
tỉnh Bình Thuận thời gian đến. ...................................................................... 49
3.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế và những cơ hội mở ra. ........... 49
3.1.2. Tác động của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội cả nước và các vùng lân cận. .................................................. 50
3.1.3. Thách thức về khả năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế
và hội nhập của Tỉnh. ........................................................................ 51
3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bình Thuận thời gian đến. ............................................................................. 51
3.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát. .............................................. 51
3.2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể. .............................................................. 52
3.3. Giải pháp tài chính để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bình Thuận giai đoạn 2006-2010. ................................................................. 53
3.3.1. Chi đầu tư từ ngân sách nhà nước. .......................................... 53
3.3.2. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư . ........................... 59
3.3.3. Tài chính doanh nghiệp............................................................ 71
3.3.4. Khai thác thị trường đất đai, bất động sản. .............................. 73
3.3.5. Hồn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính. ......................... 74
KẾT LUẬN........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................74
PHỤ LỤC...........................................................................................................76
3
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ cấu kinh tế được hiểu theo cả hai phương diện chất và lượng. Về
chất, đĩ là các quan hệ gắn bĩ giữa các yếu tố kinh tế trong một chỉnh thể
thống nhất và các yếu tố này vừa làm điều kiện cho nhau, vừa tác động thúc
đẩy nhau đảm bảo cho nền kinh tế vận động cân đối, nhịp nhàng, đem lại
hiệu quả cao. Về lượng, đĩ là quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành nền
kinh tế, quan hệ này được xác định trong một thời điểm nhất định theo chỉ
số kỹ thuật hoặc chỉ số giá trị. Thơng qua cơ cấu kinh tế người ta thấy được
trình độ phân cơng lao động xã hội trên cơ sở phát triển của lực lượng sản
xuất và như vậy, cơ cấu kinh tế luơn biến đổi cấu trúc cùng với sự biến đổi
của lực lượng sản xuất xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong ba nội dung cơ bản của tiến
trình cơng nghiệp hố – hiện đại hĩa: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cĩ nghĩa xem xét cơ cấu kinh tế ở trạng thái động cĩ định
hướng. Nĩ là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng
các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế
nhằm đạt tới một cơ cấu hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội. Sự vận động, biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra
rất đa dạng giữa các quốc gia cĩ những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ
phát triển khác nhau, song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn cĩ
những xu hướng chung mang tính quy luật.
Bình Thuận xuất phát từ một nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, đại đa
số lao động là nơng dân và ngư dân với trình độ sản xuất nghèo nàn. Từ
một xuất phát điểm như thế, qua 20 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới cùng
cả nước, cơ cấu kinh tế của Tỉnh đã cĩ những chuyển biến rõ rệt. Tuy vậy,
tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng cơng
nghiệp và dịch vụ vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trên con
đường thực hiện cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa.
4
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Thuận, cần phải cĩ
những chính sách và giải pháp tích cực. Trong đĩ khơng thể thiếu những
giải pháp về tài chính bởi tài chính khơng chỉ bắt nguồn từ kinh tế, mà quan
trọng hơn, nĩ cịn là một bộ phận thiết yếu khơng thể tách rời của kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương đang cơng tác, sau thời gian
học tập và được trang bị những kiến thức lý luận sau đại học, tơi chọn đề tài
“Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình
Thuận theo hướng cơng nghiệp hĩa - hiện đại hố”.
Chính cái tên của đề tài đã thể hiện rõ mục tiêu mà nĩ muốn hướng
đến, mục tiêu thúc đẩy sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế tỉnh Bình
Thuận trong thời gian đến. Để đạt được mục tiêu này, đề tài tập trung
nghiên cứu, hệ thống lại những vấn đề cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và lý luận về tài chính; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua, rút ra những mặt tích cực, mặt
cịn hạn chế, tìm ra những nguyên nhân tồn tại. Từ đĩ, đề xuất những giải
pháp tài chính để phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa.
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của đề tài là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Với cơ sở phương pháp luận trên, cơ cấu
kinh tế được nhìn nhận là một chủ thể luơn vận động, biến đổi, do vậy cần
được thường xuyên nghiên cứu, hồn thiện và phát triển. Các kết luận, giải
pháp đề xuất được đúc kết từ quá trình thu thập, khảo sát, tổng hợp các
thơng tin, tư liệu và đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ những nội
dung nghiên cứu. Ngồi ra, để bảo đảm tính khoa học, đề tài cũng tuân thủ
một số nguyên tắc và phương pháp cơ bản như nguyên tắc khách quan,
nguyên tắc tồn diện, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ
thống.
Kết cấu của đề tài gồm cĩ 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và lý luận về tài chính.
5
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những tác động
của tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận
thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh Bình Thuận theo hướng cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa.
Mặc dù đã rất cố gắng, song với sự hạn chế về tư liệu, kiến thức lý
luận lẫn thực tiễn, chắc chắn những nội dung trình bày khơng thể tránh khỏi
những thiếu sĩt. Nhiều vấn đề trong đề tài đặt ra nhưng chưa được nghiên
cứu, giải quyết thật thấu đáo. Kính mong các Thầy, Cơ, các đồng nghiệp
quan tâm, cho ý kiến để đề tài được hồn thành và mang ý nghĩa thiết thực
hơn.
6
Chương 1
Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và lý luận về tài chính.
Đối với mọi quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế luơn địi hỏi phải cĩ
một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đĩ phải xác định rõ mối quan hệ giữa các
ngành kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Tuy
nhiên, cơ cấu đĩ khơng chỉ giới hạn ở quan hệ giữa các ngành, các vùng
hay các thành phần kinh tế và cĩ tính cố định, mà nĩ luơn thay đổi phù hợp
với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển nhất định.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hố
tập trung sang nền kinh tế thị trường cĩ sự định hướng của nhà nước, việc
cải tổ, xây dựng lại cơ cấu kinh tế cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do vậy,
để cĩ thể đề ra những giải pháp tích cực cho việc hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề lý luận về cơ
cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1. Cơ cấu kinh tế.
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế.
Khi phân tích quá trình phân cơng lao động xã hội, Karl Marx đã chỉ
rõ, cơ cấu kinh tế của xã hội là tồn bộ những quan hệ sản xuất, những quan
hệ này phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng
sản xuất vật chất. K. Marx cịn nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu kinh tế phải
chú ý đến cả hai khía cạnh chất lượng và số lượng. Theo ơng, cơ cấu là một
sự phân chia về chất và một tỷ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội.
Với ý nghĩa đĩ, chúng ta cĩ thể rút ra khái niệm: Cơ cấu kinh tế là một
tổng thể các bộ phận hợp thành với vị trí, tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ
phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
7
1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế.
Nội dung cơ cấu kinh tế cần được phân tích trên hai phương diện:
1.1.2.1. Phương diện thứ nhất: Xét về mặt vật chất, kỹ thuật, cơ cấu
kinh tế bao gồm:
1.1.2.1.1. Cơ cấu theo ngành nghề và lĩnh vực kinh tế: Phản ánh số
lượng, vị trí, tỷ trọng các bộ phận cấu thành nền kinh tế.
Cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế là bộ phận cấu thành cơ bản của nền
kinh tế quốc dân, là nịng cốt của chiến lược phát triển kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Nền kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh
vực, các thành phần, song các ngành là cấu trúc cơ bản. Trong ngành và
lĩnh vực thì hai lĩnh vực quan trọng nhất là nơng nghiệp và cơng nghiệp.
Hai ngành này muốn phát triển phải thơng qua hệ thống dịch vụ. Như vậy,
cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản:
- Nơng nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm nơng - lâm - ngư nghiệp) là
lĩnh vực sản xuất vật chất chủ yếu, tạo ra sản phẩm thiết yếu cho sự tồn tại
và phát triển của xã hội lồi người; là ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất
trong lịch sử xã hội lồi người và cĩ phạm vi hoạt động rộng lớn nhất trên
các đại lục của hành tinh chúng ta.
Ở hầu hết các quốc gia, một hiện tượng cĩ tính quy luật là nơng nghiệp,
nơng thơn luơn là khu vực chậm phát triển so với cơng nghiệp, dịch vụ và
thành thị. Sự chênh lệch về mức độ phát triển của nơng nghiệp so với các lĩnh
vực khác trong nền kinh tế cĩ thể được nhận thấy trên nhiều mặt như mức độ
hiện đại hĩa, năng suất lao động, mức sống dân cư… Tuy vậy, nơng nghiệp
vẫn luơn cĩ vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trị đĩ
thể hiện rõ nét trên những khía cạnh: nơng nghiệp là ngành cung cấp lương
thực, thực phẩm – nhu cầu tối cơ bản của con người; nơng nghiệp, nơng thơn
là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hĩa của cả nơng nghiệp, cơng
nghiệp và dịch vụ; nơng nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển cơng
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và tạo việc làm cho xã hội; nơng nghiệp cung cấp
một khối lượng hàng hĩa lớn để xuất khẩu, tạo ra tích lũy để tái sản xuất và
phát triển kinh tế quốc dân; nơng nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ
cơng nghiệp và các hoạt động khác của xã hội – xu hướng cĩ tính quy luật
trong phân cơng lại lao động xã hội; nơng nghiệp cĩ vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi trường sinh thái.
8
Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, sản xuất nơng nghiệp vẫn
đĩng vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
lồi người. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơng nghiệp là
ngành cĩ liên quan trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa
số dân cư, vì vậy, nơng nghiệp cĩ tầm quan trọng hàng đầu đối với phát
triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.
- Cơng nghiệp (bao gồm cả xây dựng) là ngành sản xuất vật chất cơ
bản của nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của cơng nghiệp là một
trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc
gia. Cơng nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo đối với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân, bởi lẽ:
+ Cơng nghiệp đĩng gĩp cao vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc
dân. Sự đĩng gĩp này cĩ được do cơng nghiệp cĩ năng suất lao động cao,
giá trị gia tăng lớn và sự phát triển của cơng nghiệp khơng bị hạn chế như
điều kiện phát triển của nơng nghiệp. Nhờ sự tăng trưởng nhanh của cơng
nghiệp mà cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng cơng
nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp.
+ Sự phát triển của cơng nghiệp tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết
việc làm. Với sự phát triển nhanh chĩng của cơng nghiệp trong quá trình
cơng nghiệp hĩa cĩ thể thu hút đáng kể lao động tăng thêm hàng năm vào
các ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Đến một giai đoạn nhất định sẽ tác động
mạnh mẽ đến phân bổ lại lao động theo hướng chuyển dịch lao động từ
nơng nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ; từ nơng thơn sang đơ thị. Điều
này khơng chỉ tạo điều kiện giải quyết việc làm mà cịn tác động nâng cao
năng suất lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.
+ Cơng nghiệp là ngành chủ đạo trong đĩng gĩp vào tích lũy của nền
kinh tế. Sự phát triển của cơng nghiệp với trình độ cơng nghệ hiện đại làm
tăng đáng kể các giá trị gia tăng, đĩng gĩp vào tích lũy của nền kinh tế.
Cơng nghiệp sản xuất ra tồn bộ tư liệu lao động và các sản phẩm trung
gian cần thiết khơng chỉ cho chính cơng nghiệp mà cịn cho tất cả các ngành
kinh tế quốc dân khác. Chính các tư liệu sản xuất này, với trình độ khoa học
- cơng nghệ hiện đại, trở thành nhân tố then chốt thúc đẩy năng suất lao
động, tăng giá trị gia tăng và làm tăng tích lũy của các ngành kinh tế khác.
Sự chủ đạo trong đĩng gĩp vào tích lũy cho nền kinh tế của cơng nghiệp
khơng chỉ bao gồm tích lũy vốn tài chính, mà cịn bao gồm cả vốn vật chất
9
là các tư liệu sản xuất và cũng là quá trình tích lũy về khoa học – cơng nghệ
gắn với tri thức và kinh nghiệm quản lý, là những điều kiện cơ bản để phát
triển kinh tế nhanh, bền vững trên nền tảng nguồn lực nội sinh.
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, sự phát triển cơng nghiệp theo
hướng hiện đại hĩa làm cho nền kinh tế ngày càng mang tính cạnh tranh là
cơ sở quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác, liên kết khu vực một cách
bình đẳng và cĩ lợi.
- Dịch vụ là cầu nối giữa sản xuất cơng nghiệp với nơng nghiệp, giữa
sản xuất với tiêu dùng; thực hiện vai trị trao đổi hàng hĩa giữa các vùng,
giữa thành thị với nơng thơn, giữa trong nước và ngồi nước. Trong quá
trình sản xuất, dịch vụ cĩ vai trị đáp ứng đầy đủ các nhu cầu “đầu vào” và
khả năng tiêu thụ sản phẩm - giải quyết “đầu ra”. Nĩi cách khác, dịch vụ
thực hiện mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.
Do vậy, trình độ phát triển kinh tế hàng hĩa càng cao thì tỷ trọng của dịch
vụ trong cơ cấu kinh tế càng lớn. Dịch vụ tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy
phân cơng lao động xã hội, thúc đẩy chuyên mơn hĩa, tạo điều kiện cho lĩnh
vực sản xuất tăng năng suất lao động; đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội, gĩp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Sự phát
triển của dịch vụ làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, đảm bảo
sự tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm quốc dân,
gĩp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
Tĩm lại, cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế là nội dung cơ bản của cơ
cấu kinh tế. Chỉ số về tỷ lệ giữa các ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp và
dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế hàng hĩa của một nước. Do đĩ,
nghiên cứu cơ cấu kinh tế của một nước, trước hết phải nghiên cứu cơ cấu
ngành và lĩnh vực kinh tế.
1.1.2.1.2. Cơ cấu theo vùng lãnh thổ: Phản ánh khả năng kết hợp, khai
thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế - xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu
phát triển kinh tế quốc dân thống nhất.
1.1.2.2. Phương diện thứ hai: Xét về mặt kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh
tế bao gồm:
1.1.2.2.1. Cơ cấu theo các thành phần kinh tế: Phản ánh khả năng khai
thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên trong xã hội.
10
1.1.2.2.2. Cơ cấu theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hĩa – tiền
tệ: Phản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa
các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.
1.1.3. Tính chất của cơ cấu kinh tế.
Để nhận thức đúng đắn xu hướng biến đổi khách quan của cơ cấu kinh
tế và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng giai đoạn phát
triển nhất định, cần lưu ý các tính chất sau đây của cơ cấu kinh tế.
1.1.3.1. Tính khách quan khoa học.
Nền kinh tế cĩ sự phân cơng lao động, cĩ các ngành, lĩnh vực kinh tế
và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu
kinh tế với tỷ lệ cân đối, tương xứng giữa các bộ phận. Tỷ lệ đĩ được thay
đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu
cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đĩ. K. Marx đã khẳng định: Trong
sự phân cơng lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu khơng sao tránh
khỏi, một sự tất yếu “thầm kín yên lặng”.
Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tĩm tắt, cơ đọng nội dung chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn phát triển nhất định. Nhưng khơng
vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt ra cho các ngành những tỷ lệ và vị trí trái
ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội. Mọi sự áp đặt chủ quan,
nĩng vội nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn thường dẫn tai họa
khơng nhỏ, bởi vì sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm chiến lược, hậu quả
lâu dài và khĩ khắc phục.
1.1.3.2. Tính lịch sử xã hội.
Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luơn gắn liền với sự thay đổi khơng
ngừng của lực lượng sản xuất và nhu cầu chính trị - xã hội. Cơ cấu kinh tế
được hình thành khi quan hệ giữa các bộ phận được xác lập một cách cân
đối và sự phân cơng lao động diễn ra một cách hợp lý.
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng tất yếu.
Song, mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với tự
nhiên trong quá trình tái sản xuất xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi quốc
gia lại cĩ dự khác nhau. Sự khác nhau đĩ bị chi phối bởi quan hệ sản xuất,
bởi các đặc trưng văn hĩa – xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc…
Các nước cĩ hình thái kinh tế - xã hội giống nhau cũng cĩ sự khác nhau
11
trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, bởi vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan
điểm chiến lược mỗi nước khác nhau.
Như vậy, sự hình thành cơ cấu kinh tế chẳng những mang tính khách
quan khoa học, mà cịn mang tính lịch sử xã hội. Tuy nhiên, các tính chất
này được thể hiện đầy đủ khi chủ thể quản lý là nhà nước cĩ khả năng nắm
bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúng nguồn lực trong nước và nước
ngồi cĩ thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình hình thành cơ
cấu kinh tế. Sự tác động này khơng mang tính áp đặt, duy ý chí, mà là sự tác
động tích cực, mang tính định hướng phát triển.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, cĩ nhân tố tích cực
thúc đẩy phát triển, song cũng cĩ nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển
của cơ cấu kinh tế. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế được
chia thành hai nhĩm là nhĩm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế và nhĩm
nhân tố tác động từ bên ngồi.
1.1.4.1. Nhĩm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế.
1.1.4.1.1. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội là “người” đặt hàng cho tất cả
các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong tồn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội
khơng cĩ nhu cầu thì tất nhiên khơng cĩ bất kỳ một quá trình sản xuất nào.
Cũng như vậy, khơng cĩ thị trường thì khơng cĩ kinh tế hàng hĩa.
Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội khơng chỉ quy định về số
lượng mà cả về chất lượng các sản phẩm hàng hĩa, dịch vụ, nên nĩ tác động
trực tiếp đến quy mơ, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế. Qua đĩ, tác
động đến xu hướng phát triển và phân cơng lao động xã hội, đến vị trí, tỷ
trọng của các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
1.1.4.1.2. Trình độ phát triển lực lượng lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội là
vơ tận và mỗi ngày một cao. Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước
hết phải phát triển lực lượng sản xuất.
12
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người cĩ khả
năng sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra
sản phẩm hàng hĩa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mơ sản xuất,
thay đổi cơng nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao
động từ giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác.
Sự phát triển đĩ phá vỡ cân đối cũ, hình thành một cơ cấu kinh tế với vị trí,
tỷ trọng các ngành và lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng với yêu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Qúa trình đĩ diễn
ra một cách khách quan và từng bước tạo ra một sự cân đối hợp lý hơn, cĩ
khả năng khai thác cao hơn nguồn lực trong nước và nước ngồi.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình
thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lực lượng sản xuất phát triển khơng
ngừng nên cơ cấu kinh tế cũng luơn luơn thay đổi. Song sự biến đổi của cơ
cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, khơng mang tính đột biến như chính sách,
cơ chế quản lý.
1.1.4.1.3. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định.
Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tĩm tắt nội dung, mục tiêu định hướng của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước tuy khơng trực tiếp sắp đặt
các ngành nghề, quy định các tỷ lệ của cơ cấu kinh tế, nhưng vẫn cĩ sự tác
động gián tiếp bằng cách định hướng phát triển để thực hiện được mục tiêu
đáp ứng nhu cầu xã hội. Định hướng phát triển của Nhà nước khơng chỉ
nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt được mục tiêu đề ra,
mà cịn đưa ra các dự án thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu
khơng đạt được mục tiêu thì nhà nước phải trực tiếp tổ chức sản xuất, bảo
đảm sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là định hướng chung
cho mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp trong cả nước phấn đấu thực
hiện dưới sự điều tiết của nhà nước thơng qua hệ thống pháp luật và các quy
định, thể chế, chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp
dẫn dắt các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, bảo đảm tính
cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
13
1.1.4.1.4. Cơ chế quản lý kinh tế.
Hoạt động của nền kinh tế cần cĩ sự điều tiết của nhà nước. Song,
khơng phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh
của các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thơng qua hệ thống pháp luật và
các chính sách kinh tế.
Những sản phẩm, ngành nào cần phát triển thì nhà nước cĩ những
chính sách khuyến khích như giảm thuế hoặc quy định thuế suất thấp để
người sản xuất cĩ lợi nhuận cao. Ngược lại, những ngành hàng cần hạn chế
thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được lợi nhuận ít, họ sẽ hạn chế đầu
tư phát triển. Đối với những lĩnh vực ít ai muốn đầu tư nhưng sản phẩm của
nĩ rất cần cho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất.
Nhà nước cũng cĩ thể khuyến khích lao động chuyển đến những nơi
cĩ tài nguyên, cĩ nhu cầu lao động thơng qua các chính sách kinh tế - xã
hội. Ngược lại, muốn hạn chế việc di dân ồ ạt vào các đơ thị lớn thì phải
đầu tư phát triển các thị trấn, thị tứ, thị xã để người lao động cĩ cơ hội tìm
kiếm việc làm, cĩ điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần giống như người
dân ở các đơ thị lớn.
Sự tác động của cơ chế quản lý gĩp phần quan trọng trong việc hình
hình cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư, tạo cân đối lực lượng lao động và thu
nhập giữa các vùng, giảm bớt khoảng cách giữa thành thị với nơng thơn.
1.1.4.2. Nhĩm nhân tố tác động từ bên ngồi: xu thế chính trị, xã hội
và kinh tế của khu vực và thế giới.
Trong xu thế quốc tế hĩa lực lượng sản xuất và thời đại bùng nổ
thơng tin, cùng với thành tựu của khoa học kỹ thuật cho phép các nhà sản
xuất kinh doanh cĩ khả năng nhanh chĩng nắm bắt thơng tin, hiểu được thị
trường và đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đĩ triển khai sự hợp tác đan
xen nhau, khai thác thế mạnh của nhau, cùng phân chia lợi nhuận và hai bên
cùng cĩ lợi.
Ngày nay, một sản phẩm hàng hĩa thường cĩ sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp trong cùng một nước hoặc nhiều nước trong khu vực và thế
giới. Đối với các quốc gia, nhất là các nước thực hiện chiến lược hướng về
xuất khẩu, thì yếu tố này trở thành khơng thể thiếu được trong quá trình
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
14
Thơng qua hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển cĩ điều
kiện tranh thủ kỹ thuật, cơng nghệ và vốn đầu tư nước ngồi để khai thác,
sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn lực trong nước để phát triển kinh tế.
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế hợp lý.
Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu cĩ khả năng tạo ra quá trình tái sản
xuất mở rộng. Cơ cấu kinh tế được xem là hợp lý khi đáp ứng được các tiêu
chí sau:
- Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan.
- Cơ cấu kinh tế phản ánh được khả năng khai thác nguồn lực kinh tế
trong nước và đáp ứng được yêu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế nhằm
tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững.
- Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của khu vực
và thế giới.
Những tiêu chí trên tuy mang tính định tính, nhưng cĩ khả năng phản
ánh đầy đủ tính chất của cơ cấu kinh tế.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.2.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy cơ cấu kinh tế là thể hiện của nội dung, mục tiêu chiến lược kinh
tế - xã hội, song nĩ khơng phải là sản phẩm chủ quan. Cơ cấu kinh tế luơn
vận động theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu xã hội.
Sự vận động của cơ cấu kinh tế diễn ra thường xuyên trong một quá trình từ
thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn và rất chậm chạp.
Cơ cấu kinh tế luơn vận động, nhưng là sự vận động trong mối quan hệ
cân đối, ổn định. Các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế luơn biến đổi phá vỡ
cân đối và nĩ lại điều chỉnh để tạo ra cân đối và sự ổn định mới.
Từ những nhận thức trên, chúng ta cĩ thể nêu lên những quan điểm về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo sự ổn định, tạo ra sự cân
đối trong phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tốt hơn tiềm lực kinh tế,
tài nguyên, lao động, kỹ thuật hiện cĩ trong vùng, trong nước, nhanh chĩng
thích ứng với nhu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.
15
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nhằm duy trì cĩ hiệu quả nền kinh tế
hàng hố nhiều thành phần, tạo điều kiện huy động tối đa sự đĩng gĩp của
mọi thành viên trong xã hội vào quá trình phát triển nền kinh tế đ._.ất nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo triển khai thành cơng quá
trình cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hĩa -
hiện đại hĩa.
1.2.2.1. Quan niệm về cơng nghiệp hĩa - hiện đại hố.
Cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa là một khái niệm mới, phản ánh một
quá trình duy nhất và mang tính tổ hợp, được phát triển từ khái niệm cơng
nghiệp hĩa dưới tác động của các điều kiện phát triển hiện đại. Vì vậy, để
hiểu rõ thực chất của khái niệm đĩ, cần bắt đầu bằng việc tìm hiểu quan
niệm về cơng nghiệp hĩa.
Cơng nghiệp hĩa là quá trình cải biến nền kinh tế nơng nghịêp dựa trên
nền tảng kỹ thuật thủ cơng, mang tính hiện vật, tự cấp - tự túc thành nền
kinh tế cơng nghiệp - thị trường. Đây cũng là quá trình xây dựng xây dựng
một xã hội văn minh cơng nghiệp; cải biến kỹ thuật, tạo dựng nền cơng
nghiệp lớn và phát triển kinh tế thị trường – là hai mặt của một quá trình
cơng nghiệp hĩa duy nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, tồn cầu hĩa và sự phát triển kinh tế tri thức
là hai xu hướng làm thay đổi mạnh mẽ lơgích của tiến trình cơng nghiệp
hĩa đương đại. Sự kết hợp hai xu hướng này địi hỏi các nước đi sau phải
đồng thời thực hiện cả hai quá trình: vừa xây dựng nền đại cơng nghiệp (nội
dung của quá trình cơng nghiệp hĩa “cổ điển”), vừa phát triển nay nền kinh
tế tri thức trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đối với các
nước đi trước, đây là hai quá trình tuần tự, tách biệt. Nhưng đối với các
nước đi sau, đây là hai nội dung của một quá trình duy nhất, diễn ra và phải
được thực hiện đồng thời.
Với sự thay đổi như vậy, quan niệm truyền thống về cơng nghiệp hĩa
tuy vẫn đúng, song nội dung đã khơng cịn đầy đủ. Trong thời đại ngày nay,
cơng nghiệp hĩa khơng chỉ gắn với mục tiêu, giải pháp truyền thống mà
phải cĩ mục đích và giải pháp hiện đại. Theo nghĩa đĩ, cơng nghiệp hĩa
cũng chính là và phải là quá trình hiện đại hĩa (hiện đại hiểu theo nghĩa
trình độ của thời đại hiện nay). Khái niệm cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa,
16
vì vậy, được hiểu là quá trình cơng nghiệp hĩa với các mục tiêu và giải
pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiện đại.
Trong thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hĩa nền kinh tế, cần đặc
biệt quan tâm đến cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa nơng nghiệp và nơng
thơn. Về nguyên tắc, cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa nơng nghiệp và nơng
thơn khơng phải là một quá trình độc lập, riêng biệt. Nĩ là một nội dung,
một bộ phận hữu cơ của quá trình cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa nền kinh
tế. Nĩ chịu tác động của quá trình tổng thể này, đồng thời tác động ngược
trở lại đối với quá trình tổng thể. Mức độ tác động lẫn nhau giữa hai quá
trình này thay đổi cùng với các bước tiến của quá trình cơng nghiệp hĩa -
hiện đại hĩa, với sự thay đổi vị thế của khu vực nơng thơn trong tiến trình
cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa nền kinh tế.
1.2.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hĩa - hiện đại hĩa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong ba nội dung cơ bản của tiến
trình cơng nghiệp hố – hiện đại hĩa (xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động). Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cĩ nghĩa xem xét cơ cấu kinh tế ở trạng thái động cĩ định
hướng. Nĩ là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng
các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế
nhằm đạt tới một cơ cấu hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hĩa -
hiện đại hĩa phải tuân theo các quy luật sau:
1.2.2.2.1. Chuyển dịch từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền kinh tế
hàng hĩa; từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội ngày
càng sâu sắc tất yếu sẽ phá bỏ thế tự cấp tự túc, chuyển sang sản xuất hàng
hĩa. Quá trình đĩ cũng làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ sản xuất nơng
nghiệp là chính với mối liên kết lỏng lẻo, yếu ớt với ngành cơng nghiệp sang
một nền kinh tế cĩ cơ cấu phát triển đồng đều và gắn bĩ chặt chẽ các ngành
và lĩnh vực kinh tế trên cơ sở phân cơng lao động ngày càng sâu sắc.
17
Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở là xu
hướng tất yếu, xu thế chung của thời đại. Ngày nay, khơng một quốc gia nào
cĩ đầy đủ các nguồn lực để tự mình cĩ thể tự mình xây dựng một nền kinh tế
hồn chỉnh, phát triển bền vững. Do đĩ, mỗi nước đều phải mở rộng quan hệ
đối ngoại trong sự tác động của xu thế quốc tế hĩa lực lượng sản xuất.
1.2.2.2.2. Chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng tỷ
trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế.
Cùng với phát triển kinh tế hàng hĩa, tiến bộ của khoa học - cơng
nghệ, nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng lên và xu thế quốc tế hĩa lực lượng sản
xuất đã thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển và nhiều ngành cơng
nghiệp mới ra đời, nhiều trung tâm cơng nghiệp và đơ thị được hình thành.
Vì vậy, cơ cấu kinh tế cĩ xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế nơng
nghiệp là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn sang phát triển cơng nghiệp và dịch
vụ. Trong đĩ:
- Tỷ trong ngành nơng nghiệp giảm dần trong tổng giá trị sản lượng
trong nước (GDP). Cịn tỷ trọng ngành cơng nghiệp và dịch vụ sẽ tăng dần,
trong đĩ tỷ trọng dịch vụ tăng nhanh hơn cơng nghiệp.
- GDP của cả ba ngành đều tăng lên qua các năm.
- Nội bộ các ngành, các lĩnh vực kinh tế cũng cĩ sự biến đổi về cơ cấu,
quy mơ, trình độ cơng nghệ với chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế
ngày càng cao. Cơ cấu dân cư cĩ xu hướng chuyển từ đại bộ phận sống ở
nơng thơn sang thành thị.
1.2.2.2.3. Nĩi chung, xã hội ngày càng hướng đến những ngành sản
xuất sử dụng cơng nghệ cao với hàm lượng lao động trí tuệ chiếm ưu thế.
Điều đĩ cĩ nghĩa nền kinh tế chuyển dịch đi từ nền kinh tế nơng nghiệp lên
nền kinh tế cơng nghiệp và sau nữa là nền kinh tế tri thức.
1.3. Tài chính và vai trị của tài chính trong nền kinh tế.
Tài chính ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử
nhất định, khi mà ở đĩ cĩ sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hĩa và nhà nước.
Cùng với sự phát triển của các quan hệ hàng hĩa - tiền tệ và sự phát triển của
nhà nước, tài chính cũng đã phát triển từ thấp đến cao, các quan hệ tài chính
ngày càng phát triển đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức và bắt rễ sâu
rộng trong đời sống kinh tế, xã hội. Nhà nước bằng chính sách, cơ chế, luật
pháp luơn luơn tác động, thúc đẩy kinh tế hàng hĩa - tiền tệ phát triển, tác
18
động tới sự vận động độc lập của tiền tệ và tạo mơi trường thuận lợi cho sự
hình thành và sử dụng các qũy tiền tệ của các chủ thể trong xã hội. Trong
những điều kiện đĩ, các quan hệ tài chính nảy sinh, tồn tại, phát triển và cũng
chính vì vậy, người ta cho rằng sự tồn tại của nền sản xuất hàng hĩa - tiền tệ
và nhà nước là những tiền đề phát sinh và phát triển của tài chính.
1.3.1. Nguồn, bản chất của tài chính.
Trong quá trình tuần hồn của nền kinh tế luơn diễn ra sự chuyển dịch
các luồng giá trị đại diện cho các nguồn tài chính, do đĩ tạo ra mối quan hệ
kinh tế dưới hình thái giá trị ở lĩnh vực phân phối của cải xã hội. Nhìn trên
bề mặt của các hiện tượng xã hội, tài chính được coi như là sự vận động của
các nguồn lực tài chính, là sự vận động của vốn tiền tệ và là những qũy tiền
tệ của những chủ thể trong xã hội. Sự biểu hiện bề ngồi của tài chính liên
quan đến ba khu vực cơ bản: nhà nước, doanh nghiệp và dân cư. Nguồn tài
chính cịn được luân chuyển theo nhiều kênh trong nền kinh tế, bao gồm giá
trị của cải xã hội, tài sản quốc gia, tổng sản phẩm quốc dân ở cả dưới dạng
vật chất tiềm năng cĩ khả năng tiền tệ hĩa. Các nguồn tài chính hình thành,
vận động xoay quanh thị trường tài chính để tạo lập các qũy tiền tệ và sử
dụng chúng theo mục đích của các chủ thể. Như vậy, cĩ thể thấy gắn liền
với các hiện tượng bề mặt của tài chính là sự xuất hiện, vận động của tiền
tệ, sự xuất hiện và vận động của các nguồn lực tài chính.
Nguồn tài chính là một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính. Sự vận
động của các nguồn tài chính phản ánh sự vận động của những lượng giá trị
nhất định, phản ánh những bộ phận khác nhau của của cải xã hội. Nguồn tài
chính quốc gia tồn tại dưới hai hình thức:
- Thứ nhất, là dạng tiền tệ thực tế đang vận động trong các luồng giá
trị của chu trình tuần hồn kinh tế thị trường. Đây chính là các khoản thu
nhập bằng tiền của các pháp nhân và thể nhân trong các ngành sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và là bộ phận chủ yếu của các nguồn tài chính.
- Thứ hai, là dạng hiện vật nhưng cĩ khả năng tiền tệ hĩa. Khi cĩ tác
động của ngoại lực thì nĩ cĩ thể trở thành nguồn tiền tệ chảy vào các kênh
tài chính trong chu trình tuần hồn kinh tế thị trường, làm bành trướng thêm
các tụ điểm tài chính.
Nguồn tài chính khơng những được tạo ra trong nội bộ nền kinh tế
quốc dân mà cịn được huy động cả từ nước ngồi vào. Quan niệm về
19
nguồn tài chính rộng như vậy giúp chúng ta tìm kiếm các biện pháp để khai
thác các nguồn tài chính tiềm năng trong nước tham gia vào chu trình tuần
hồn của nền kinh tế.
Trong điều kiện tồn tại và phát triển của các quan hệ hàng hĩa - tiền tệ,
nguồn tài chính tạo lập ra trước hết được phân phối dưới hình thái giá trị và
biểu hiện ở quá trình tạo lập, sử dụng các qũy tiền tệ. Sự tạo lập và sử dụng
các qũy tiền tệ cho mục đích tích lũy và tiêu dùng phản ánh kết quả của các
quá trình phân phối. Trong quá trình đĩ phát sinh hàng loạt các quan hệ
kinh tế dưới hình thái giá trị dựa vào sự vận động độc lập tương đối của
đồng tiền trong phân phối các nguồn tài chính. Tổng thể các quan hệ kinh tế
đĩ trong xã hội đã tạo nên bản chất kinh tế của tài chính.
Như vậy, về bản chất, tài chính phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc hình
thành và sử dụng các qũy tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy hoặc tiều
dùng của các chủ thể trong xã hội.
1.3.2. Chức năng của tài chính.
Nĩi đến tài chính là nĩi đến khả năng khách quan phát huy tác dụng xã
hội của nĩ. Trong đời sống xã hội, tài chính vốn cĩ hai chức năng: phân
phối và giám đốc.
1.3.2.1. Chức năng phân phối.
Phân phối của tài chính là sự phân chia các nguồn tài chính mà chủ
yếu là tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho
tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh
tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của nhà nước, xã hội và dân cư. Nhờ vào
chức năng phân phối mà các nguồn tài chính đại diện cho những bộ phận
của cải xã hội được bố trí thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
Đối tượng phân phối của tài chính là các nguồn tài chính, chủ yếu là
tổng sản phẩm quốc dân. Quá trình phân phối của tài chính chỉ diễn ra dưới
hình thức giá trị và liền với việc hình thành, sử dụng các qũy tiền tệ trong
nền kinh tế.
Phân phối của tài chính bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại.
Phân phối lần đầu là sự phân phối tiến hành trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, dịch vụ cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải
vật chất hay thực hiện các dịch vụ, hình thành những phần thu nhập cơ bản
20
của các chủ thể và hình thành các khoản thu cho các qũy tiền tệ. Phân phối
lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản hình thành trong phân
phối lần đầu ra phạm vi tồn xã hội để đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu
dùng của các chủ thể trong xã hội.
Khi vận dụng chức năng phân phối của tài chính vào thực tiễn để phân
phối các nguồn tài chính địi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Trước hết, phân phối của tài chính phải xác định quy mơ, tỷ trọng
của đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân phù hợp với khả năng và sự tăng
trưởng kinh tế ở mỗi thời kỳ nhất định.
- Phân phối phải đảm bảo giải quyết mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư
và tiêu dùng.
- Phân phối phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích kinh tế
của những chủ thể tham gia.
1.3.2.2. Chức năng giám đốc.
Chức năng giám đốc của tài chính bắt nguồn từ sự cần thiết khách
quan phải theo dõi, kiểm sốt tiến trình thực hiện các quan hệ tài chính
trong phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các qũy tiền tệ
trong nền kinh tế quốc dân.
Chức năng giám đốc của tài chính được thực hiện dựa vào sự vận động
của tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân để kiểm tra việc phân phối các nguồn
tài chính và tạo lập, sử dụng các qũy tiền tệ. Giám đốc của tài chính là loại
giám đốc bằng đồng tiền thơng qua các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu về tạo
lập, phân phối, sử dụng các qũy tiền tệ và giám đốc các qũy hiện vật, lao
động - các yếu tố hình thành nên kết quả kinh tế.
Ở đâu cĩ sự vận động của tiền tệ thuộc phạm trù tài chính thì ở đĩ cĩ
giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính nhằm mục đích thúc đẩy phân phối các
nguồn tài chính trong xã hội cân đối và hợp lý, phù hợp với các quy luật kinh
tế và địi hỏi của xã hội; thúc đẩy việc tạo lập và sử dụng các qũy tiền tệ theo
mục tiêu đã định với hiệu quả cao; thúc đẩy chấp hành tốt pháp luật tài chính.
Chức năng giám đốc của tài chính cĩ hai khía cạnh. Thứ nhất là thực hiện
kiểm tra các mặt hoạt động tài chính - mặt kiểm tra, kiểm sốt tài chính thuần
túy, thơng qua đĩ để nắm được một cách tổng quát kết quả thực tế của hoạt
động tài chính cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả trong một thời
gian nhất định. Thứ hai là trên cơ sở kết quả kiểm tra cho phép đề ra những
21
biện pháp cải tiến các hoạt động tài chính trong thời gian tiếp theo và như vậy
sẽ tạo tiền đề cho quá trình phân phối sau diễn ra tốt hơn.
Chức năng giám đốc của tài chính khơng phải là một sắc luật hay một
pháp lệnh được ấn định từ trên xuống và phải thực hiện, tức khơng xuất phát
từ ý thức chủ quan của con người. Đây là chức năng vốn cĩ, tồn tại trong
phạm trù tài chính và phát huy tác dụng khi con người vận dụng vào thực tiễn.
1.3.3. Hệ thống tài chính.
Nĩi đến hệ thống tài chính là nĩi đến các bộ phận hợp thành của nhiều
lĩnh vực hoạt động tài chính dưới những hình thức nhất định, cĩ cùng chức
năng và tác động lẫn nhau trong tồn bộ hoạt động của nền tài chính. Với ý
nghĩa đĩ, hệ thống tài chính được hiểu là tổng thể các hình thức thể hiện các
bộ phận hợp thành tài chính gắn liền với các qũy tiền tệ đặc trưng.
Là một bộ phận của hệ thống tài chính, mỗi khâu tài chính phải thỏa
mãn các điều kiện: gắn với sự vận động của các luồng tiền tệ để hình thành
các tụ điểm tài chính và luơn gắn với sự hình thành, sử dụng các qũy tiền tệ
tương ứng; thể hiện tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và
tính mục đích của qũy tiền tệ trong những lĩnh vực hoạt động; gắn với sự
hoạt động của các chủ thể phân phối, điều hành, tổ chức quản lý nhất định.
Cấu thành hệ thống tài chính trong cơ chế thị trường ở Việt Nam bao
gồm các khâu: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia
đình và các tổ chức xã hội.
1.3.4. Vai trị của tài chính trong nền kinh tế thị trường.
Vai trị của tài chính trong nền kinh tế thị trường thể hiện trên các mặt:
1.3.4.1. Tài chính - cơng cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân.
Vai trị này bắt nguồn từ bản chất, chức năng của tài chính và được con
người vận dụng vào thực hiện các quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc
dân.
Là cơng cụ phân phối, tài chính thực hiện phân bổ vốn đầu tư vào các
lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích, vào các ngành kinh tế trọng điểm, vào
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhằm tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi, kích
thích và thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.
Đối với khu vực doanh nghiệp, thơng qua cơ chế phân phối nguồn tài
chính do doanh nghiệp tạo ra, tài chính là cơng cụ kích thích tiết kiệm, kích
22
thích đầu tư và tái đầu tư nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phân phối tổng sản phẩm quốc dân, địi hỏi cơng cụ tài chính phải gĩp
phần xác lập, hình thành và giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ cân đối
giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng; các mối quan hệ cân đối trong nền kinh
tế quốc dân cũng như trong từng khâu riêng biệt của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình phân phối thu nhập diễn ra giữa
các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Vì vậy, thơng qua các
quan hệ phân phối, tài chính được sử dụng như một cơng cụ quan trọng điều
tiết thu nhập của các chủ thể kinh tế và dân cư theo chính sách của nhà
nước, nhằm gĩp phần thực hiện nguyên tắc cơng bằng, bình đẳng trong lĩnh
vực phân phối thu nhập.
1.3.4.1. Tài chính - cơng cụ quản lý và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động quản lý kinh tế của nhà
nước thực hiện thơng qua luật pháp, chính sách, cơ chế và các cơng cụ kinh
tế. Đối với lĩnh vực tài chính, nhà nước khơng can thiệp trực tiếp vào hoạt
động tài chính của các chủ thể kinh tế mà sử dụng tài chính thơng qua hệ
thống luật pháp, chính sách và cơng cụ tài chính để quản lý nền kinh tế vĩ
mơ. Vai trị quản lý, điều tiết vĩ mơ nền kinh tế xã hội của tài chính thể hiện
trong việc định hướng, khuyến khích, hướng dẫn và điều tiết các quan hệ
kinh tế phát triển theo đường lối, chính sách, luật pháp của nhà nước, theo
hướng cĩ lợi cho nền kinh tế quốc dân.
Vai trị quản lý vĩ mơ nền kinh tế của tài chính nhà được nước thể chế
hĩa bằng hệ thống luật tài chính và các luật kinh tế cĩ liên quan như luật
ngân sách nhà nước, các sắc luật về thuế, luật cơng ty, luật doanh nghiệp…
Trong thực tế, để chuyển tồn bộ nền kinh tế kế hoạch hĩa tập trung, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường địi hỏi nhà nước phải xây dựng luật tài
chính hồn chỉnh, cĩ cơ sở khoa học thì mới cĩ tác dụng hiệu quả trong
quản lý vĩ mơ và vi mơ trong lĩnh vực tài chính.
Chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước phải cĩ chính sách tài chính
quốc gia phù hợp để thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh tế - xã hội của đất
nước, để định hướng, điều chỉnh các hoạt động tài chính. Nội dung quan trọng
của chính sách tài chính nước ta hiện nay là chính sách tạo vốn, chính sách sử
dụng vốn, chính sách tiền tệ, chính sách điều tiết thu nhập. Trong giai đoạn
hiện nay, chính sách tài chính quốc gia bao quát các nội dung chủ yếu sau:
23
- Sử dụng các cơng cụ tài chính vào việc khai thác các nguồn vốn và
mọi tiềm năng về vốn ở trong nước và từ nước ngồi phục vụ cho đầu tư
phát triển kinh tế.
- Sử dụng các cơng cụ tài chính nhằm kích thích hoạt động kinh doanh
cĩ hiệu quả của các thành phần kinh tế.
- Điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách của chính phủ cho các mục đích
kinh tế và xã hội trong điều kiện kinh tế hàng hĩa nhiều thành phần.
- Sử dụng mạnh mẽ các cơng cụ tài chính trung gian để khơi dạy các
nguồn vốn đáp ứng cho yêu cầu đầu tư, kinh doanh của khu vực kinh tế.
Trong quản lý, điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, tài chính cĩ vai trị đặc biệt
quan trọng, trong đĩ cần nhấn mạnh đến ngân sách nhà nước và các khâu tài
chính trung gian mà biểu hiện cụ thể thơng qua việc vận dụng các cơng cụ tài
chính như thuế, các khoản chi ngân sách nhà nước, cơ chế tài trợ và hỗ trợ vốn
từ ngân sách nhà nước, lãi suất, tỷ giá hối đối, cơng cụ thị trường mở…
Như vậy, sự tác động của tài chính và phát huy vai trị của tài chính
trong quản lý, điều tiết vĩ mơ địi hỏi phải xác lập một cơ chế quản lý tài
chính thích hợp, trong đĩ vận dụng sự đan xen các yếu tố pháp luật, chính
sách, các cơng cụ tài chính.
1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm lựa chọn chính sách tài chính của
các nước trong tiến trình cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
Trước hết, cần khẳng định, chính sách cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa
của các nước trên thế giới, thậm chí của các nước trong cùng một khu vực
là khơng hồn tồn giống nhau. Tuy nhiên, đĩ đều là những chính sách
được thực tế kiểm nghiệm và thường xuyên cĩ khả năng bị loại bỏ nhanh
chĩng nếu khơng đem lại kết quả thiết thực.
Kinh nghiệm của các nước đi trước là những bài học vơ giá cho những
nước đi sau. Ngày nay, điều kiện quốc tế đã thay đổi, mơi trường bên trong
và bên ngồi khơng cho phép một quốc gia nào lặp lại con đường đi của các
nước khác, nhưng kinh nghiệm vẫn mãi mãi là vơ giá.
Qua nghiên cứu chính sách cơng nghiệp hĩa của các quốc gia, đặc biệt
là các quốc gia Châu Á cĩ thể nhận rút ra các kinh nghiệm trong thực hiện
cơng nghiệp hố - hiện đại hĩa nước ta:
24
1.4.1. Phải lựa chọn được một số ngành cần chú trọng phát triển trong
một thời gian nhất định và thực hiện ưu đãi đối với chúng. Nhìn chung, sự
phát triển cơng nghiệp thường bắt đầu từ những ngành sử dụng nhiều lao động
tiến tới những ngành sử dụng nhiều vốn hoặc kỹ thuật, từ lĩnh vực cĩ giá trị
gia tăng thấp đến lĩnh vực cĩ giá trị gia tăng cao. Lựa chọn đầu tiên thường là
ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ, tiếp theo là các
ngành hàng sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động để thu ngoại tệ,
sau đĩ là các ngành cơng nghiệp nặng để cung cấp nguyên liệu, thiết bị cho
cơng nghiệp trong nước, bước tiếp theo là các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều
vốn và kỹ thuật, cuối cùng là ngành hàng xuất khẩu kỹ thuật mũi nhọn. Chính
phủ đĩng vai trị lựa chọn các ngành cần phát triển và áp dụng các biện pháp
khuyến khích các ngành đĩ phát triển, nhất là đối với khu vực tư nhân.
1.4.2. Những ưu đãi về tài chính đĩng vai trị quan trọng. Trong tiến
trình cơng nghiệp hĩa, Chính phủ dần dần chuyển từ những ưu đãi về thuế
và tín dụng sang tác động vào cơng nghiệp bằng những nhận định về tương
lai phát triển các ngành cơng nghiệp và cung cấp thơng tin về xu hướng cơ
cấu cơng nghiệp, thay đổi trong quan hệ quốc tế và triển khai định hướng
cho các doanh nghiệp. Các kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn (4-6 năm)
và các định hướng dài hạn cĩ vai trị chiến lược quan trọng. Chính phủ nắm
chắc cơ chế thị trường, điều hành kinh tế vĩ mơ bằng những chính sách
mềm dẻo, linh hoạt, tạo ra mơi trường ổn định.
1.4.3. Cần cĩ sự hỗ trợ trong R&D. Bước đầu nhằm thu hút kỹ thuật
nước ngồi cĩ thể sử dụng các biện pháp thuế và thuế xuất nhập khẩu, tiếp
theo tự tổ chức R&D - thời gian khoảng 20 năm.
1.4.4. Cần chú trọng đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ học vấn cho
người lao động - yếu tố cơ bản để tăng năng suất lao động. 1/3 thanh niên
Hàn Quốc theo học đại học, 85% trong độ tuổi học trung học (tỷ lệ này ở
Anh là 46%, Pháp là 75%). Số người tốt nghiệp đại học tính trên 10.000
dân ở Hàn Quốc là 35, ở Nhật là 240.
1.4.5. Sự dung hợp giữa khu vực nhà nước và tư nhân rất quan trọng
nhưng cũng rất phức tạp. Chương trình tư nhân hĩa khơng những giúp tiết
kiệm chi ngân sách mà cịn tăng thêm nguồn lực tài chính cho Chính phủ
nhờ cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, cổ phần hĩa gĩp
phần tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng, thu hút các nhà đầu tư nước
ngồi vào khu vực kinh tế tư nhân.
25
Chương 2
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những tác động của
tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Bình Thuận thời gian qua.
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý: Bình Thuận là một tỉnh nằm ven biển của cực
Nam Trung bộ, cĩ mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đơng Nam bộ và nằm
trong khu vực ảnh huởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía
Đơng Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, phía Đơng và Đơng Nam giáp Biển Đơng với đường bờ biển dài 192
km. Ngồi khơi cĩ đảo Phú Qúy cách thành phố Phan Thiết 120 km.
Bình Thuận nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh
(cách 200 km) và thành phố Nha Trang – Khánh Hồ (cách 250 km). Cĩ
quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy qua nối liền với các tỉnh
phía Bắc và phía Nam của cả nước, cĩ quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan
Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên và cĩ quốc lộ 55 nối liền với tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
2.1.1.2. Địa hình: Địa hình tỉnh Bình Thuận tương đối hẹp, chiều
ngang kéo dài theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam được chia thành bốn dạng
địa hình là đồi cát, cồn cát ven biển; vùng đồng bằng phù sa; vùng đồi gị và
vùng núi. Tổng diện tích đất tự nhiên là 782.846 ha.
2.1.1.3. Khí hậu: Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực cĩ vùng khơ
hạn nhất nước, nhiều giĩ, nhiều nắng, nhiệt độ trung bình khoảng 26,5 -
27,5
0C, lượng mưa trung bình 930 - 1.700 mm/năm..
2.1.1.4. Tài nguyên, khống sản: Bình Thuận với 192 km bờ biển, cĩ
các cửa biển Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong, cĩ đảo Phú Quý. Diện tích
vùng lãnh hải là 52.000 km2, là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi
về các loại hải sản, cĩ nhiều tiềm năng để phát triển cơng nghiệp, du lịch,
khai thác khống sản.
Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn và phèn, khơng đủ đáp ứng nhu cầu sản
xuất nơng nghiệp. Nguồn thủy năng lớn với tổng trữ năng khoảng 450.000kw.
26
Khống sản của Bình Thuận bao gồm nước khống với khả năng khai
thác 300 triệu lít/năm; sa khống Ilmenít với trữ lượng 1,08 triệu tấn, Zicon
193 nghìn tấn đi cùng Monazit và đất hiếm; cát trắng thủy tinh với trữ
lượng 496 triệu m3 cấp P2 hàm lượng SiO2 97-99%; cát kết vơi với trữ
lượng 3,9 triệu m3 cấp P2; đá xây dựng với trữ lượng 75 triệu m
3
.
2.1.2. Cấp hành chính, dân số và lao động.
2.1.2.1. Cấp hành chính: Tỉnh Bình Thuận (cùng với tỉnh Ninh Thuận)
được tách ra từ tỉnh Thuận Hải vào năm 1992. Hiện gồm cĩ thành phố Phan
Thiết, thị xã La Gi (tách ra từ huyện Hàm Tân cuối năm 2005) và 8 huyện,
trong cĩ cĩ huyện đảo Phú Quý. Tổng số xã, phường, thị trấn là 126, gồm
97 xã, 19 phường và 10 thị trấn.
2.1.2.2. Dân số và lao động: Theo số liệu thống kê 2004, dân số của
tỉnh Bình Thuận là 1.140.429 người, trong đĩ sống tại thành thị là 395.381
người (chiếm 34,67%) và ở nơng thơn là 745.048 người (chiếm 65,33%).
Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần qua các năm, từ 26,10‰ năm 1992 xuống cịn
14,94‰ năm 2004.
Mật độ dân cư bình quân tồn Tỉnh là 146 người/km2. Dân cư phân bố
khơng đồng đều, phần lớn tập trung ở đồng bằng ven biển và lưu vực các
sơng. Nơi cĩ mật độ cao nhất là huyện đảo Phú Qúy (1.439 người/km2),
thành phố Phan Thiết (997 người/km2); nơi cĩ mật độ thấp nhất là huyện
Bắc Bình (66 người/km2).
Dân số Bình Thuận cĩ cơ cấu trẻ (nhĩm 0-14 tuổi chiếm 35,14%,
nhĩm trong độ tuổi lao động chiếm 57,3%), biến động cơ cấu tuổi cĩ xu
hướng ngày càng hợp lý, tỷ lệ dân số phụ thuộc giảm dần qua các năm. Đây
cĩ thể xem là một thuận lợi về nguồn nhân lực trong thời gian tới, nhưng
đồng thời cũng là khĩ khăn trong giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo cũng
như các giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Từ năm 2000 đến nay, hàng năm dân số trong độ tuổi lao động tăng với
tốc độ bình quân 2,6%. Đến năm 2004, tổng số người trong độ tuổi lao động
của Tỉnh là 652.990 người, chiếm 57,25% dân số, trong đĩ lao động cĩ khả
năng làm việc là 640.844 người, lao động chưa cĩ việc làm là 26.996 người.
Năm 2004, tỷ lệ lao động biết chữ là 94,94%, chưa biết chữ là 5,06%; tỷ
lệ lao động tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chiếm 27,74%. Từ năm 2000
đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm tăng bình quân 19,6% và đến
27
năm 2004 đạt mức 26,3%. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động từ cơng nhân kỹ
thuật trở lên lại giảm từ 9,98% năm 2000 xuống cịn 8,93% năm 2003.
2.1.3. Tình hình xã hội, giá trị văn hố, nhân văn.
2.1.3.1. Tình hình xã hội: Thời gian qua, phát triển kinh tế gắn với giải
quyết các vấn đề xã hội đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người
dân trên địa bàn Tỉnh.
Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, đến nay khoảng 400
USD/người/năm. Giải quyết việc làm cho người lao động cĩ nhiều chuyển
biến, gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tỷ
lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Các chính sách hỗ trợ người nghèo làm ăn, hỗ
trợ nhà ở, bảo hiểm y tế, cơng tác xố đĩi giảm nghèo được đẩy mạnh bằng
nhiều biện pháp thiết thực. Cơng tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống
đối tượng chính sách được quan tâm, thực hiện tốt.
Hệ thống giáo dục được củng cố và phát triển. Hiện tại, trên địa bàn Tỉnh
cĩ 100% số xã, phường, thị trấn cĩ trường, lớp mẫu giáo, tiểu học; 83% cĩ
trường trung học cơ sở; bình quân mỗi huyện cĩ 2,6 trường trung học phổ
thơng. Quy mơ ngành học, bậc học khơng ngừng mở rộng; tỷ lệ huy động trong
độ tuổi đến trường ở các bậc học khá cao; 50% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học, 64% đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Cơng tác chăm sĩc sức khỏe người dân được chú ý đầu tư cả về cở sở
vật chất lẫn đội ngũ cán bộ y tế. Mạng lưới khám, chữa bệnh khơng ngừng
được củng cố và hồn thiện. Số giường bệnh tại các cơ sở tăng dần. Đến
nay hầu hất các xã đều cĩ trạm y tế, bác sỹ và y sỹ sản nhi. Cơ số thuốc
từng bước đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân. Cơng tác bảo hiểm y
tế tồn dân cĩ nhiều tiến bộ. Tiêm chủng mở rộng và phịng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ em được chú trọng, tỷ lệ trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đủ
6 bệnh hàng năm đạt từ 95% trở lên, tỷ lệ trẻ dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng
giảm, đến nay cịn 23%.
Quốc phịng được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội được đảm bảo tạo điều kiện, mơi trường thuận lợi cho các thành
phần kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được yên bình.
2.1.3.2. Giá trị văn hĩa, nhân văn: Tồn tỉnh cĩ hơn 30 dân tộc, trong đĩ
dân tộc Kinh chiếm 93%, cịn lại là các dân tộc khác như Chăm, Hoa, Rắclây,
Cơ ho, Tày, Nùng... Cơ cấu dân tộc nhiều thành phần với nhiều phong tục, tập
28
quán, các ngành nghề truyền thống, lễ hội, làn điệu dân ca, di tích văn hĩa - lịch
sử... khác nhau đã tạo cho Bình Thuận nền văn hĩa đặc trương và đa dạng.
Bình Thuận là nơi tụ nghĩa của các chí sỹ yêu nước. Là nơi thầy giáo
Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học tại t._.nh nghiệp tư nhân
liên doanh với nước ngồi, bằng tất cả các hình thức: gĩp vốn liên doanh,
hợp tác sản xuất, hỗ trợ cơng nghệ, bao tiêu sản phẩm... Đẩy mạnh các hình
thức đầu tư mới để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng.
- Về lĩnh vực đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp của nước ngồi vào các ngành cơng nghiệp chế biến xuất khẩu
nơng – lâm - thủy sản là các ngành Tỉnh cĩ thế mạnh về nguyên liệu và lao
động. Một mặt, nhằm tăng cường khai thác các tiềm năng sẵn cĩ trên địa
bàn, mặt khác tạo mơi trường cạnh tranh và thúc đẩy sự hoạt động của các
doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
- Cần sớm cải thiện mơi trường đầu tư, đặc biệt là cải cách thủ tục
hành chính, để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngồi, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép tiếp tục triển khai và
phát triển. Triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định
của Trung ương, áp dụng các chính sách ưu đãi thiết thực như giảm giá thuê
đất... Đổi mới cơng tác vận động đầu tư, bố trí cán bộ cĩ năng lực, phẩm
chất tốt vào các vị trí chủ chốt trong các liên doanh. Nâng cao trình độ cán
bộ và năng lực điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường
cơng tác tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư bằng nhiều biện pháp tích
cực như tổ chức, tham gia hội thảo, diễn đàn về đầu tư, hội chợ quảng bá,
giới thiệu sản phẩm; chủ động tổ chức đi nghiên cứu, tiếp xúc, tìm hiểu và
vận động các đối tác; mở rộng nâng cao chất lượng phổ biến trên Internet
và các trang Web về tiềm năng, triển vọng đầu tư ở Bình Thuận nhằm giúp
các nhà đầu tư dễ dàng và nhanh chĩng nắm thơng tin để tìm hiểu, tiếp cận
và tăng cường đầu tư...
- Trở ngại lớn nhất hiện nay trong việc triển khai đi vào hoạt động của
các dự án đầu tư đã được cấp phép trên địa bàn Tỉnh là khâu đền bù giao
đất. Do đĩ, cần cĩ sự quan tâm, tích cực giải quyết để nhà đầu tư yên tâm
và cĩ điều kiện sớm xây dựng cơ sở vật chất.
69
- Về đối tác nước ngồi, cho tới nay phần lớn các các nguồn vốn đầu
tư là từ các nước trong khu vực Châu Á (chiếm 54% số dự án và 57% số
đối tác). Thời gian đến cần mở rộng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư ở khu
vực khác, đặc biệt là khu vực Âu, Mỹ, nơi cĩ các luồng vốn lớn, cĩ thể
mang về cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại.
Tuy nhiên, khi thực hiện việc huy động đối với nguồn vốn đầu tư nước
ngồi cần chú ý và kiểm sốt chặt chẽ về an ninh – quốc phịng.
3.3.2.3. Các giải pháp đảm bảo chuyển dịch cơ cấu đầu tư (quyết
định đến cơ cấu kinh tế) hợp lý, hiệu quả.
Cơ cấu đầu tư là yếu tố quyết định tính hợp lý, hiệu quả của cơ cấu
kinh tế trong tương lai. Cơ cấu đầu tư lành mạnh chắc chắn sẽ tạo ra một cơ
cấu kinh tế cĩ hiệu quả. Ngược lại, cơ cấu đầu tư bệnh hoạn tất yếu sẽ sinh
ra cơ cấu kinh tế ốm yếu, thiếu sức sống và đẩy nền kinh tế vào tình trạng
nợ nần chồng chất.
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong thời
gian đến, ngay từ bây giờ cần thực hiện các giải pháp đảm bảo chuyển dịch
cơ cấu đầu tư của Tỉnh hợp lý, hiệu quả:
3.3.2.3.1. Cải tiến cơng tác quy hoạch, quản lý vốn đầu tư (nhất là
đầu tư từ ngân sách nhà nước), đảm bảo đầu tư phù hợp với mục tiêu,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Tiến hành đánh giá tồn diện quy hoạch và hệ thống các dự án đầu
tư, đồng thời phân loại các dự án đang tiến hành thành hai loại: cĩ thể tiếp
tục hay đình chỉ.
- Trên cơ sở phân loại trên, kiên quyết đình chỉ cấp vốn cho các dự án
(kể cả dở dang) đã trở nên khơng cĩ hiệu quả và khơng cĩ triển vọng trong
tương lai gần (3 - 5 năm).
- Đánh giá và chấn chỉnh lại cơng tác hoạch định đầu tư. Hạn chế thấp
nhất các sai sĩt về chủ trương đầu tư ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế đến
mục tiêu, địa điểm và lựa chọn cơng nghệ. Hệ thống dự án đầu tư phải tập
trung, tránh dàn trải, phải tạo ra thế liên hồn trong phát triển. Đặc biệt chú
trọng chất lượng và kỹ thuật thẩm định dự án.
- Tích cực giải quyết nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chấm
dứt tình trạng quyết định đầu tư cho dự án, cơng trình chưa chắc chắn về
nguồn vốn, chưa cĩ tính khả thi cao về thị trường (thực hiện nguyên tắc:
70
khơng cĩ thị trường, khơng đầu tư; khơng chắc chắn nguồn vốn, khơng đầu
tư). Chấm dứt tình trạng xây dựng cơng trình dựa vào huy động vốn của
nhà thầu, sau đĩ dành một phần ngân sách hàng năm để trả nợ.
- Chấn chỉnh cơng tác quản lý đầu tư, giải tỏa tất cả các ách tắc trong
cung ứng và thanh tốn vốn, đảm bảo các dự án xây dựng đúng tiến độ, kế
hoạch.
- Cần cĩ những quy định rõ về mặt trách nhiệm kinh tế trong hoạch
định, thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư ở các cấp.
- Đầu tư nhà nước là một thể thống nhất. Do đĩ, kiên quyết chống tư
tưởng địa phương cục bộ, tranh giành để được ghi vốn đầu tư, đua nhau đầu
tư theo phong trào dẫn đến manh mún và kém hiệu quả.
- Đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước phải gắn trách nhiệm kinh tế và
hình sự với giám đốc, ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đối với mọi khoản đầu
tư xã hội phải nhất thiết chú trọng hiệu quả năng lực thu hồi, hồn vốn.
Doanh nghiệp nhà nước phải chú trọng và kiểm tra sát sao hiệu quả kinh tế
đối với vốn nhà nước, dự án cơng ích quyết định đầu tư phải chặt chẽ và
đánh giá đúng hiệu quả xã hội.
3.3.2.3.2. Xác định danh mục và thực hiện thu hút đầu tư vào
ngành mũi nhọn, lĩnh vực then chốt, sản phẩm lợi thế vùng kinh tế
trọng điểm cĩ vai trị quyết định tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Theo các nhà nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của các nước, khi
các nguồn lực cịn hạn chế (thiếu vốn, lao động kỹ thuật, cơng nghệ hiện
đại...), thì việc định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu tăng
trưởng nhanh, phải đảm bảo hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mũi
nhọn, các vùng kinh tế động lực. Các ngành, các vùng được xác định là mũi
nhọn, trọng điểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản: cĩ tiền đề và lợi thế để
phát triển; cĩ vai trị to lớn, ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế trong lộ
trình cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa (đĩng gĩp lớn trong GDP, nộp ngân
sách, khả năng tích lũy cao và thu hút nhiều lao động); phù hợp với khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế về sản phẩm hàng hĩa, dịch vụ; mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội – mơi trường, gĩp phần tạo sự phát triển bền vững.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn cơ bản trên, các ngành, lĩnh vực và các vùng
kinh tế trên địa bàn Tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển để thu hút vốn
đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn tới đến bao gồm:
71
- Trọng điểm 1: Du lịch; khai thác và chế biến thủy sản; chế biến nơng
sản (tập trung vào các sản phẩm lợi thế, gắn với phát triển các nguồn
nguyên liệu thế mạnh tại Tỉnh như thanh long, điều, nho, bơng vải, gỗ...)
của Tỉnh; khai thác, chế biến khống sản; sản xuất vật liệu xây dựng; sản
xuất nước khống; đĩng và sửa chữa tàu thuyền; may mặc xuất khẩu.
- Trọng điểm 2: Xây dựng và phát triển vùng kinh tế động lực Hàm
Thuận Nam – Thành phố Phan Thiết - Hàm Tân; phát triển khu kinh tế đảo
Phú Qúy.
- Trọng điểm 3: Xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ bưu chính viễn
thơng, điện tử và cơng nghệ thơng tin.
3.3.3. Tài chính doanh nghiệp.
3.3.3.1. Tạo ra mặt bằng sản xuất kinh doanh bình đẳng thuộc mọi
thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh bằng các giải pháp
sau:
- Tăng cường cơng tác nghiên cứu, thường xuyên tổ chức các hội thảo
với các doanh nghiệp, qua đĩ gĩp phần cùng với các Tỉnh khác kiến nghị
Trung ương khắc phục những điểm khơng cơng bằng trong các luật hiện
hành và bổ sung, hồn thiện hệ thống luật liên quan đến hoạt động của các
doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế.
- Tăng cường cơng tác quản lý, giám sát hoạt động tài chính, kịp thời
cĩ các biện pháp hữu hiệu xử phạt và ngăn chặn các hành vi gian lận trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Chủ động loại bỏ các lợi thế của doanh nghiệp nhà nước với doanh
nghiệp ngồi quốc doanh, tạo các điều kiện pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh.
3.3.3.2. Phát triển các hình thức liên kết kinh tế giữa nhà nước và các
thành phần kinh tế khác.
3.3.3.3. Áp dụng đồng bộ các biện pháp tài chính (khấu hao, khấu hao
nhanh, ưu đãi thuế, tín dụng, đầu tư hợp lý...) trực tiếp khuyến khích mọi
loại hình doanh nghiệp đầu tư, đổi mới cơng nghệ, nâng cao hiệu quả, sức
cạnh tranh nhằm tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, sẵn sàng
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào khu
cơng nghiệp của địa phương thơng qua thực hiện tốt các chính sách ưu đãi
đầu tư về thuế, giá thuê đất... theo quy định của Chính phủ và các dịch vụ
72
khác. Áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, mở rộng thị trường tiêu
thụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề
truyền thống và các ngành nghề cĩ thế mạnh về nguyên liệu như sản xuất
nước mắm, muối, khai thác, nuơi trồng và chế biến thủy hải sản, khai thác
cát và sản xuất thủy tinh...
3.3.3.4. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp huy động vốn thơng
qua các kênh tín dụng kể cả tín dụng ưu đãi của nhà nước, gián tiếp hỗ trợ
doanh nghiệp thơng qua hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án đầu tư
cĩ hiệu quả. Từng bước hình thành và hồn thiện thị trường vốn, tạo thị
trường tài chính thật thơng thống, thuận lợi và bình đẳng giữa các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế huy động vốn cho sản xuất kinh doanh.
* Về giải pháp cho từng loại hình doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp Nhà nước:
- Rà sốt lại hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Kiên quyết giải
thể, phá sản những doanh nghiệp khơng cĩ lợi thế cạnh tranh lại thua lỗ kéo
dài. Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực then chốt
làm ăn cĩ hiệu quả nhưng thiếu vốn và gắn trách nhiệm, quyền lợi của ban
giám đốc các doanh nghiệp này với hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
- Hồn thiện cơng tác tổ chức chỉ đạo việc cổ phần hĩa từ khâu định
giá giá trị doanh nghiệp đến khâu phát hành cổ phiếu. Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo đề án được
duyệt.
- Hình thành quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất từ các nguồn đĩng gĩp của
ngân sách nhà nước, của các doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp làm
ăn cĩ hiệu quả mở rộng đầu tư, đổi mới cơng nghệ.
Đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh: Triển khai thực hiện các
chính sách ưu đãi đầu tư mạnh mẽ thơng qua thuế và các ưu đãi tài chính
khác. Đặc biệt khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào các vùng sâu, vùng xa.
Xem khu vực kinh tế này là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế,
trực tiếp huy động vốn của xã hội, gĩp phần giải quyết cơng ăn việc làm,
tăng tiềm lực kinh tế cho Tỉnh nhà và mở rộng cơ sở thu ngân sách trong
tương lai.
Đối với doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi: Mở rộng lĩnh vực
đầu tư, hình thức đầu tư. Cải cách hành chính, cĩ chính sách thu hút đầu tư
73
thơng thống, cởi mở. Đồng thời tăng cường năng lực quản lý nhà nước về
tài chính đối với loại hình doanh nghiệp này.
3.3.4. Khai thác thị trường đất đai, bất động sản.
Tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Chính phủ liên quan
đến đất đai và bất động sản. Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung tiến hành
ngay các cơng việc sau để động viên và khai thác tốt nguồn nội lực tại Tỉnh:
3.3.4.1. Tăng tốc độ thực hiện và cải tiến cơng tác đo đạc, kê khai đăng
ký, cấp sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà theo hướng đơn giản hĩa các thủ tục và rút ngắn thời gian trong phạm
vi cĩ thể để quản lý thị trường nhà, đất và xác định nguồn thu tài chính khi
thay đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
Cơng tác cấp sổ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời gian qua
tuy đã được cải thiện thơng qua các biện pháp cải cách hành chính (thành
lập bộ phận một cửa ở các cấp), nhưng vẫn cịn nhiều trở ngại. Trong đĩ cĩ
nguyên nhân do một bộ phận khơng nhỏ cán bộ làm cơng tác địa chính ở
các cấp, nhất là ở cấp xã, cịn yếu kém về chuyên mơn nghiệp vụ và thiếu
tinh thần, thái độ phục vụ. Do vậy, cần chú trọng cơng tác đào tạo chuyên
mơn, giáo dục đạo đức cho lực lượng cán bộ địa chính, đồng thời cĩ biện
pháp xử lý thích đáng đối với các đối tượng vơ trách nhiệm, nhũng nhiễu,
mất tư cách nhằm củng cố niềm tin cho nhân dân và khai thơng, phát triển
thị trường đất đai.
3.3.4.2. Đẩy nhanh cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng tài sản nhà, đất giao cho các cơ quan hành chính sự nghiệp để tăng
cường quản lý tài sản Nhà nước, đặc biệt là nhà đất thuộc trụ sở làm việc.
3.3.4.3. Quản lý chặt chẽ quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất giao cho các
tổ chức chưa thu tiền sử dụng đất, quỹ đất cho thuê như một nguồn đất dự
trữ của nhà nước.
3.3.4.4. Củng cố, phát triển các tổ chức quản lý cơng sản các cấp để
giúp chính quyền quản lý tài sản cơng bao gồm việc quyết định đầu tư xây
dựng, mua sắm tài sản, quản lý điều chuyển và xử lý tài sản cơng.
74
3.3.5. Hồn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính.
Sau nhiều năm đổi mới, cơ sở pháp luật tài chính cơng ở nước ta đã
được chú trọng và tăng cường. Tuy nhiên đi vào chiều sâu, vẫn cịn khá
nhiều tồn tại. Để gĩp phần khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật
tài chính cơng nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm sốt tài
chính trên địa bàn Tỉnh, các ngành các cấp cần khẩn trương thực hiện các
cơng việc sau:
3.3.5.1. Rà sốt, đánh giá và phân loại hệ thống văn bản pháp quy hiện
hành ở từng lĩnh vực và của cả hệ thống đang áp dụng tại Tỉnh (bao gồm
văn bản của Trung ương và địa phương) thành ba loại cơ bản: loại thứ nhất
cần phải hủy bỏ vì nội dung lạc hậu, khơng cịn phù hợp hoặc ít tác dụng
thực tế; loại thứ hai là các văn bản cĩ thể tiếp tục áp dụng nhưng phải bổ
sung, hồn chỉnh; loại thứ ba là loại cơ bản đáp ứng được yêu cầu hiện tại
và trong tương lai. Từ việc phân loại trên, thực hiện điều chỉnh trong phạm
vi được phân cấp và kiến nghị Trung ương cĩ những sửa đổi, bổ sung để
hồn chỉnh theo hướng đáp ứng được yêu cầu trong hiện tại và tương lai.
3.3.5.2. Tăng cường cơng tác hướng dẫn, giám sát hoạt động tài chính
của các tổ chức sản xuất kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp
trên địa bàn. Củng cố và nâng cao trình độ hệ thống thanh tra. Phân biệt
giữa thanh tra và kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ
quan thanh tra.
75
KẾT LUẬN
Cùng với tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận trong những
năm qua đã đạt được những tiến bộ nhất định, đạt được mục tiêu đề ra và
chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng bên cạnh đĩ, những hạn chế, tồn
tại trong cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địi hỏi phải sớm được khắc
phục trong giai đoạn tới.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để đạt được mục tiêu thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng cơng nghiệp hĩa - hiện
đại hĩa, đề tài đã đạt được một số kết quả:
Về lý luận, Chương 1 của đề tài đã hệ thống hĩa những lý thuyết cơ
bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những vấn đề lý luận về tài chính.
Trong đĩ, các nội dung đã được tổng hợp và trình bày theo hệ thống về khái
niệm, nội dung, tính chất, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, những
quan điểm và lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hĩa - hiện đại hĩa. Bên cạnh đĩ, là các nội dung lý luận cơ bản về nguồn, bản
chất, hệ thống, vai trị của tài chính trong nền kinh tế và những bài học rút ra
từ kinh nghiệm lựa chọn chính sách tài chính của các nước đi trước trong tiến
trình cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa.
Về thực tiễn, Chương 2 của đề tài đã tập trung tổng hợp, phân tích các
số liệu thống kê trong 10 năm qua về tình hình chuyển dịch cơ cơ cấu kinh
tế. Từ đĩ phân tích thực trạng, đánh giá những ưu, khuyết điểm của cơ cấu
kinh tế tỉnh Bình Thuận và sự chuyển dịch của nĩ. Ngồi ra, đề tài cịn nêu
được những đĩng gĩp tích cực cũng như những mặt tồn tại, hạn chế của tài
chính trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
Tỉnh.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Chương 3 của đề tài đã đề xuất những
giải pháp tài chính cụ thể để gĩp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa trong thời gian đến.
76
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gĩp phần cùng cả nước thực
hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa, các chính sách,
giải pháp tài chính của Bình Thuận một mặt phải hướng vào huy động đến
mức cao nhất mọi nguồn lực cĩ thể. Mặt khác, phải thực hiện phân bổ các
nguồn lực một cách cĩ hiệu quả, đảm bảo động viên mọi thành phần kinh
tế, mọi thành viên trong xã hội phát triển sản xuất kinh doanh - cái gốc của
của tăng trưởng, phát triển kinh tế cũng như tăng cường sức mạnh tài chính
quốc gia.
Cơ cấu kinh tế là vần đề cĩ tính vỹ mơ, liên quan đến mọi lĩnh vực và
mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy, để đạt được kết quả chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực như mong đợi, cần cĩ sự quyết tâm
và phối hợp nhịp nhàng của các ngành, các cơ quan hữu quan trong bộ máy
nhà nước, cũng như quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng của các tầng
lớp dân cư trong xã hội.
Cuối cùng, như đã nĩi ở phần mở đầu, do khả năng cịn nhiều hạn chế
nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sĩt. Rất mong nhận được sự gĩp ý
của các Thầy, Cơ và các đồng nghiệp.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - Trường Đại học Tài
chính – Kế tốn TP.HCM - 1995.
2. Kinh tế phát triển – Nhà xuất bản Thống kê - 1997
3. Kinh tế học phát triển – PGS.TS Trần Văn Chử - Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - 1999
4. Lý luận Nhà nước và Pháp luật – NXB Chính trị Quốc gia – 1997.
5. Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ - PGS.TS Dương Thị Bình Minh -
Trường Đại học Tài chính Kế tốn TPHCM - 2001.
6. Tài chính quốc tế - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Nhà xuất
bản Thống kê - 2001
7. Luật tài chính - Dương Thị Bình Minh - Nhà xuất bản giáo dục – 1997.
8. Tín dụng ngân hàng – Trường Đại học kinh tế TP.HCM - Nhà xuất
bản TP.HCM - 2000.
9. Tiền tệ ngân hàng – Trường Đại học kinh tế TP.HCM - Nhà xuất
bản TP.HCM – 2001.
10. Ngân hàng thương mại - Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa
học ngân hàng - 1993.
11. Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt
Nam - PGS.PTS Nguyễn Đình Kháng, PTS Nguyễn Văn Phúc – Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia - 1999.
12. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - GS.PTS
Vũ Đình Bách (Chủ biên) - NXB Chính trị Quốc gia - 1998.
13. Cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa ở Việt Nam – Phác thảo lộ trình –
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2002
14. Chính sách nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và
một số định hướng đến năm 2010 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2002
15. Phát triển tồn diện kinh tế - xã hội nơng nghiệp, nơng thơn Việt
Nam – Chu Hữu Qúy – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 1996
16. Con đường cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp và nơng
thơn – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2001
17. Tài chính trong sự nghiệp CNH, HĐH - Viện nghiên cứu tài chính
- Thơng tin chuyên đề.
18. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH - Viện nghiên cứu tài chính – Nhà xuất bản tài chính 1996.
19. Đổi mới chính sách tài khĩa đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 2001-2010 - Viện nghiên cứu tài chính – Nhà xuất bản tài chính 1996.
78
20. Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng
- Viện Nghiên cứu tài chính - Nhà xuất bản Tài chính - 1998.
21. Cơ cấu lại các khoản chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam - Viện
nghiên cứu Tài chính - Nhà xuất bản Tài chính - 1998.
22. Cải cách DNNN ở Trung Quốc - Viện nghiên cứu tài chính – Nhà
xuất bản tài chính - 1999.
23. Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước –
PGS Trần Đình Ty – Nhà xuất bản Lao động - 2005.
24. Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập – PGS.TS
Trịnh Thị Hoa Mai – Nhà xuất bản thế giới 2005
25. Tài liệu cập nhật kiến thức mới về quản lý tài chính (Quyển 1, 2) –
Bộ Tài chính – Hà Nội 2000.
26. Luật Ngân sách Nhà nước 2002 và các văn bản hướng dẫn thực
hiện của Chính phủ, Bộ Tài chính.
27. Luật Doanh nghiệp, luật Doanh nghiệp Nhà nước.
28. Những điều cần biết về Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa
đổi) - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Nhà xuất bản tài chính
– 2000
29. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Nghị định số
64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày
29/06/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành Cơng ty cổ phần; các
văn bản pháp quy khác liên quan đến việc sắp xếp lại DNNN.
30. Chiến lược tài chính - tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 - Bộ
Tài chính – Hà Nội, tháng 12/2000.
31. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ (Khĩa
X) 2001-2005 và nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 trên lĩnh vực tài chính.
32. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ (Khĩa
X) 2001-2005 và nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 trên lĩnh vực tín dụng.
33. Báo cáo sơ kết 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết TW 3 (Khĩa IX)
về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước – UBND Tỉnh Bình Thuận – 2004.
34. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX.
35. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Bình Thuận lần thứ IX
(1996 - 2000) và lần thứ X (2001 – 2005).
36. Niên giám thống kê Tỉnh Bình Thuận 2000 - 2004.
37. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Thuận
giai đoạn 2001 - 2010.
38. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 của UBND
tỉnh Bình Thuận.
39. Các tạp chí phát triển kinh tế, tạp chí tài chính.
79
Phụ biểu 01: GDP phân theo ngành kinh tế
giai đoạn 1995-2004 (Giá thực tế - Tỷ đồng)
Năm Tổng GDP Nơng nghiệp Cơng nghiệp Dịch vụ
1995 1.659 827 340 492
1996 1.879 888 405 586
1997 2.139 974 465 700
1998 2.490 1.113 534 843
1999 2.723 1.189 597 937
2000 3.101 1.301 701 1.099
2001 3.427 1.376 799 1.252
2002 3.973 1.556 939 1.478
2003 4.678 1.705 1.191 1.782
2004 6.147 2.098 1.672 2.377
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận.
Phụ biểu 02: GDP (Giá 1994 - Tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng
các ngành kinh tế giai đoạn 1995 - 2004
Năm
Tổng
Nơng, lâm
nghiệp và thủy
sản
Cơng nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
GDP
Tăng so
năm
trước (%)
GDP
Tăng so
năm
trước (%)
GDP
Tăng so
năm trước
(%)
GDP
Tăng so
năm trước
(%)
1995 1.337 688 265 384
1996 1.509 12,86 759 10,32 309 16,60 441 14,84
1997 1.689 11,93 836 10,14 346 11,97 507 14,97
1998 1.839 8,88 875 4,67 385 11,27 579 14,20
1999 1.960 6,58 925 5,71 415 7,79 620 7,08
2000 2.171 10,77 1.007 8,86 481 15,90 683 10,16
2001 2.397 10,41 1.074 6,65 553 14,97 770 12,74
2002 2.662 11,06 1.144 6,52 634 14,65 884 14,81
2003 2.987 12,21 1.241 8,48 727 14,67 1.019 15,27
2004 3.376 13,02 1.338 7,82 845 16,23 1.193 17,08
Mức tăng trưởng BQ năm (%)
1995-1999 10,06 7,71 11,91 12,77
2000-2004 11,49 7,67 15,28 14,01
1995-2004 10,86 7,69 13,78 13,46
80
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận.
Phụ biểu 03: Đĩng gĩp của các ngành vào gia tăng GDP
giai đoạn 1995 - 2004
Nhĩm ngành
GDP giá 1994
Đĩng gĩp vào gia tăng
GDP bình quân năm
1995 1999 2000 2004
1995-
1999
2000-
2004
1995-
2004
Tổng (tỷ đồng) 1.337 1.960 2.171 3.376 156 301 227
Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 100
1. Nơng nghiệp 688 925 1007 1338 59 83 72
Tỷ trọng 51,46 47,19 46,38 39,63 38,04 27,47 31,88
2. Cơng nghiệp 265 415 481 845 38 91 64
Tỷ trọng 19,82 21,17 22,16 25,03 24,08 30,21 28,44
3. Dịch vụ 384 620 683 1193 59 128 90
Tỷ trọng 28,72 31,63 31,46 35,34 37,88 42,32 39,68
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Phụ biểu 04: Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế
Năm
Tổng Nơng nghiệp Cơng nghiệp Dịch vụ
Số lao
động
Tỷ
trọng
(%)
Số lao
động
Tỷ
trọng
(%)
Số lao
động
Tỷ
trọng
(%)
Số lao
động
Tỷ
trọng
(%)
1996 376.969 100 256.190 67,96 34.691 9,20 86.088 22,84
2000 459.820 100 293.336 63,79 48.098 10,46 118.386 25,75
2003 499.336 100 330.061 66,10 53.332 10,68 115.943 23,22
2004 518.310 100 342.084 66,00 55.483 10,70 120.743 23,30
Tăng, giảm
BQ năm (%) -0,25 0,19 0,06
Nguồn: Niên giám thống kê, Sở Lao động TBXH Bình Thuận
81
Phụ biểu 05: GDP/lao động theo ngành kinh tế
Năm
Tổng Nơng nghiệp Cơng nghiệp Dịch vụ
GDP
giá
thực
tế (tỷ
đồng
)
Lao
độn
g
đan
g
làm
việc
(100
0
ng)
GDP
/lao
động
(triệu
đồng)
GDP
giá
thực
tế (tỷ
đồng)
Lao
độn
g
đan
g
làm
việc
(100
0
ng)
GD
P
/lao
độn
g
(triệ
u
đồn
g)
GDP
giá
thực
tế (tỷ
đồng)
Lao
độn
g
đan
g
làm
việc
(10
00
ng)
GDP
/lao
động
(triệu
đồng)
GD
P
giá
thực
tế
(tỷ
đồn
g)
Lao
độn
g
đan
g
làm
việc
(10
00
ng)
GDP
/lao
động
(triệ
u
đồng
)
1996 1.879 377 4,98 888 256 3,47 405 35 11,68 585 86 6,79
2000 3.101 460 6,74 1.301 293 4,44 701 48 14,58
1.09
9 118 9,28
2003 4.679 499 9,37 1.705 330 5,17 1.191 53 22,35
1.78
2 116
15,3
7
2004 6.147 518 11,86 2.098 342 6,13 1.672 55 30,14
2.37
6 121
19,6
8
GDP/lao động so với ngành nơng
nghiệp (lần):
1996 3,37 1,96
2000 3,29 2,09
2003 4,33 2,97
2004 4,91 3,21
Nguồn: Niên giám thống kê, Sở Lao động TBXH Bình Thuận
Phụ biểu 06: GDP phân theo thành phần kinh tế
(Giá thực tế - Tỷ đồng)
Năm Tổng GDP
Nhà
nước
Tập thể Cá thể
Tư
nhân
Cĩ vốn đầu
tư nước
ngồi
2000 3.101 783 31 1.987 258 42
2001 3.427 864 47 2.060 423 33
2002 3.973 950 45 2.512 423 43
2003 4.678 1.126 52 2.880 567 53
2004 6.147 1.387 63 3.811 817 69
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
82
Phụ biểu 07: GDP (Giá 1994 - Tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng
các thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế 2000 2001 2002 2003 2004
Mức tăng
trưởng BQ
năm (%)
Tổng số 2.171 2.397 2.662 2.987 3.376 14,01
Nhà nước 574 632 677 739 855 10,52
Tập thể 25 39 39 45 51 21,18
Cá thể 1.399 1.437 1.671 1.860 2.068 10,37
Tư nhân 154 274 243 311 363 27,83
Cĩ vốn đầu tư nước ngồi 19 15 32 32 39 28,54
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
83
Phụ biểu 08: Bảng tổng hợp thực hiện thu ngân sách
tỉnh Bình Thuận 2001-2005. ĐVT: Triệu đồng
Nội dung thu 2001 2002 2003 2004 2005 5 năm
Tổng thu NSNN 358.977 393.996 532.846 919.000 2.200.000 4.404.819
I/ Thu từ thuế, phí 244.903 304.766 387.520 477.620 619.600 2.034.409
1/ Thu doanh nghiệp 59.487 64.665 99.472 89.500 104.000 417.124
* DNNN Trung ương 21.218 28.751 51.146 48.000 58.000 207.115
* DNNN địa phương 28.934 31.222 40.897 32.000 33.000 166.053
* DN có vốn đầu tư NN 9.335 4.692 7.429 9.500 13.000 43.956
2/ Thuế từ kinh tế NQD 78.889 85.725 106.903 123.700 156.000 551.217
3/ Thuế trước bạ 11.865 11.980 13.846 17.800 23.000 78.491
4/ Thuế thu nhập 5.407 5.678 4.554 7.500 10.000 33.139
5/ Thuế nông nghiệp 6.964 4.887 1.662 840 600 14.953
6/ Thuế nhà đất 3.782 4.275 5.104 5.580 6.500 25.241
7/ Tiền thuê đất 1.673 2.215 5.534 5.000 6.500 20.922
8/ Thuế chuyển quyền SD
đất 1.792 3.046 4.058 5.100 12.000 25.996
9/ Thu phí và lệ phí 48.802 80.253 86.158 113.600 159.000 487.813
10/ Thu phí xăng dầu 9.800 29.000 42.000 80.800
11/ Thu xổ số kiến thiết 26.242 42.042 50.429 80.000 100.000 298.713
II/ Thu từ biện pháp tài
chính 114.074 89.230 145.326 441.380 580.400 1.370.410
01/ Thu từ nhà, đất 16.118 20.666 56.471 358.200 480.000 931.455
02/ Thu khác ngân sách 97.956 68.564 88.855 83.180 100.400 438.955
III/ Thu từ dầu khí 1.000.000 1.000.000
Tổng thu NSĐP 856.956 849.396 1.124.267 1.480.252 1.819.210 6.130.081
- Thu điều tiết 326.903 359.191 489.902 879.900 1.179.000 3.234.896
- Thu trợ cấp 391.933 411.545 561.441 474.922 530.210 2.370.051
- Vay, dầu khí, huy động
khác 66.800 25.000 20.000 35.000 110.000 256.800
- Thu kết dư ngân sách 71.320 53.660 52.924 90.430 268.334
Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận
84
Phụ biểu 09: Bảng tổng hợp thực hiện chi ngân sách
tỉnh Bình Thuận 2001-2005. ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận
Nội dung các khoản chi 2001 2002 2003 2004 2005 5 năm
Tổng chi ngân sách 803.296 796.472 1.033.837 1.480.252 1.875.210 5.989.067
I. Chi đầu tư phát triển 315.366 257.233 397.570 722.334 784.209 2.476.712
1. Chi xây dựng cơ bản 281.125 239.342 382.570 707.334 769.209 2.379.580
2. Chi hỗ trợ vốn doanh nghiệp 34.241 17.891 15.000 15.000 15.000 97.132
II. Chi thường xuyên 487.930 539.239 633.767 757.918 1.091.001 3.509.855
1. Chi trợ giá mặt hàng chính sách 2.473 2.625 4.884 2.500 2.500 14.982
2. Chi hành chính sự nghiệp 347.916 383.474 453.187 605.802 886.386 2.676.765
a. Chi sự nghiệp kinh tế 52.223 61.958 66.695 111.733 197.869 490.478
b. Chi SN giáo dục và đào tạo 169.101 182.876 248.677 280.261 369.278 1.250.193
c. Chi sự nghiệp y tế 59.607 68.662 82.476 96.366 121.586 428.697
d. Chi sự nghiệp văn hố thơng tin 7.660 7.231 8.567 11.288 22.198 56.944
e. Chi SN phát thanh truyền hình 4.611 5.584 5.547 7.285 11.215 34.242
f. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 2.407 3.535 2.879 5.313 8.510 22.644
g. Chi SN khoa học cơng nghệ 4.036 5.385 6.957 12.233 15.446 44.057
h. Chi sự nghiệp xã hội 12.898 13.428 16.980 41.631 62.650 147.587
i. Sự nghiệp văn xã khác 35.373 34.815 14.409 39.692 77.634 201.923
3. Chi quản lý hành chính 64.333 71.840 79.732 108.871 151.116 475.892
4. Chi khác ngân sách 73.208 81.300 95.964 40.745 50.999 342.216
a. Chi an ninh quốc phịng 12.471 14.512 17.988 25.979 30.849 101.799
b. Chi ngân sách xã 42.192 47.770 58.566 0 0 148.528
c. Chi khác ngân sách 18.454 19.018 19.410 14.766 20.150 91.798
d. Chi nộp ngân sách cấp trên 91 0 0 0 0 91
III. Chi chuyển nguồn 0 0 2.500 0 0 2.500
85
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0789.pdf