Các giải pháp phát triển mô hình Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan

Lời cảm ơn Tác giả của khoá luận tốt nghiệp xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Phạm Thị Hồng Yến, tuy rất bận rộn với công tác chuyên môn của mình, nhưng đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tác giả một cách tận tình và chu đáo. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Ngoại thương, các thầy cô giáo trong truưòng đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cũng như đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã nhiệt tình giú

doc126 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp phát triển mô hình Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích cả về tinh thần và vật chất để tác giả hoàn thành công việc học tập và nghiên cứu. SV. Trần Trí Dũng Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học của mình, không chiếm đoạt hoặc sao chép của người khác, và xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này. Văn Thành Hòa Mục lục danh mục bảng Bảng 1: Các tiêu chí xác định SMEs của Đài Loan từ năm 1967 tới nay. 5 Bảng 2: Tiêu chí xác định SMEs của Nhật Bản. 7 Bảng 3: Tỷ lệ SMEs trong tổng số doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới 13 Bảng 4: Thời hạn hoạt động của các Doanh nghiệp trong năm 2000-2001 47 Bảng 5 Sơ lược về các doanh nghiệp ở Việt Nam tại thời điểm 31/12/2002 61 Bảng 6 Phân loại Doanh nghiệp theo số vốn đăng ký 63 Bảng 7 Phân loại Doanh nghiệp theo số lượng lao động 63 Bảng 8 Phân loại SMEs có mã số thuế theo hoạt động kinh tế 64 Bảng 9: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các SMEs ở TP Hồ Chí Minh so với trình độ chung của thế giới 65 Danh mục biểu Biểu 1: Cơ cấu SMEs phân theo ngành kinh tế 2000-2001 44 Biểu 2: Tỷ lệ sản lượng của SMEs phân theo ngành 46 Biểu 3: Lực lượng lao động làm việc trong các SMEs 48 Biểu 4: Giá trị sản lượng của SMEs 1996-2001 49 Biểu 5: Giá trị xuất khẩu của SMEs 2000-2001 50 lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế của một quốc gia là tổng thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ tạo thành. Quy luật đi từ nhỏ lên lớn là con đường tất yếu về sự phát triển bền vững mang tính phổ biến của đại đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đồng thời, sự tồn tại đan xen và kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp làm cho nền kinh tế của mỗi nước khắc phục được tính đơn điệu, xơ cứng, tạo nên tính đa dạng, phong phú, linh hoạt, vừa đáp ứng các xu hướng phát triển đi lên, lẫn những biến đổi nhanh chóng của thị trường trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, đảm bảo hiệu quả chung của toàn nền kinh tế. Nền kinh tế thế giới đã ghi nhận vô số những kinh nghiệm và thành tựu của mô hình Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Trong đó, SMEs của Đài Loan được các nước công nhận là một trong những điển hình đi đầu đóng góp khá quan trọng đối với sự phát triển của “con rồng Châu á” này. Nền kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và, để phát huy tối đa hiệu quả những lợi thế so sánh mà Việt nam có được, không thể không đề cập đến vai trò của SMEs. Tuy nhiên, SMEs không còn là sự thử nghiệm hiệu quả hoạt động của một mô hình hoạt động mà nó cần thiết phải được quan tâm nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm và thành tựu của các nước bạn, ứng dụng và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Từ những thành công của mô hình SMEs của Đài Loan và những nét tương đồng về điều kiện phát triển nền kinh tế giữa hai nước, tác giả đã chọn nội dung: “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của khoá luận tốt nghiệp Tìm hiểu khái niệm và vai trò của SMEs tại nhiều nước trên thế giới, trên hết là Đài loan, so sánh với những đóng góp kinh tế xã hội và tình hình của SMEs tại Việt Nam. Phân tích kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs trong nền kinh tế của Đài Loan. Đưa ra những những hướng đi và giải pháp để Chính phủ hỗ trợ SMEs phát triển , và để giúp khu vực SMEs có chiến lược phát triển phù hợp. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) đi sâu vào vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm và thành tựu phát triển khu vực SMEs ở Đài Loan, cũng như các nước khác so sánh với thực trạng phát triển SMEs của Việt Nam, đồng thời đưa ra một cái nhìn tổng quát so sánh những khả năng ứng dụng những vấn đề nghiên cứu KLTN cũng đề cập đến những định hướng mang tính chiến lược nhằm phát triển SMEs của Đài Loan trong giai đoạn 2001-2010 và phướng hướng phát triển SMEs của Việt Nam trong ngắn hạn như những so sánh thực tế nhất để đi tới những kiến nghị cụ thể nhất. Phương pháp nghiên cứu KLTN xoay quanh phương pháp nghiên cứu chủ đạo là tồng hợp và phân tích, dựa trên số liệu để thống kê, khái quát hoá vấn đề vừa ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, kết hợp với phương pháp hệ thống hoá thông tin một cách hiện đại để mang tới cho người đọc một cái nhìn mang tính chỉnh thể và dễ tiếp cận. Bố cục của khoá luận tốt nghiệp Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục bảng, hình và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về SMEs Chương II: Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài loan. Chương III: Các giải pháp phát triển SMEs ở Việt nam có liên hệ tới Đài Loan Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, chứa đựng trong nó là những biến động và vô vàn rủi ro tiềm ẩn, mọi kết quả nghiên cứu đều mang tính lịch sử, giai đoạn. KLTN với vấn đề nghiên cứu “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về thông tin. Tác giả xin cám ơn giáo viên hướng dẫn - Thạc sĩ Phạm Thị Hồng Yến đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Hà nội, tháng 12 năm 2003 Sinh viên thực hiện Trần Trí Dũng Nhật 3 - K38F - ĐH Ngoại thương Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khái niệm Khái niệm “Doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một khái niệm có tính chất ước lệ. Việc đưa ra khái niệm chuẩn xác về doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có ý nghĩa lớn để xác định đúng đối tượng được hỗ trợ. Nếu phạm vi hỗ trợ quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ trợ sẽ giảm đáng kể, vì hỗ trợ tất cả nghĩa là không hỗ trợ ai. Còn nếu phạm vi quá hẹp sẽ không có ý nghĩa và ít tác dụng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiêu thức phân loại SMEs để thực hiện thành công các chính sách hỗ trợ quản lý đối với loại hình doanh nghiệp này, phát huy được thế mạnh và giảm thiểu các hạn chế của nó là một việc làm được các Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không có tiêu thức thống nhất để phân loại SMEs cho tất cả các nước, vì điệu kiện kinh tế-xã hộif mỗi nước là khác nhau, và ngay trong một nước, sự phân loại cũng khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, từng ngành nghề và vùng lãnh thổ. Có hai tiêu chí phổ biến dùng để phân loại SMEs: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính: dựa trên những đặc trưng cơ bản của các SMEs như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Dó đó, nó chỉ làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng: có thể sử dụng các tiêu chí như: số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận, trong đó: Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế. Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản cố định (hay vốn cố định), giá trị tài sản còn lại. Doanh thu có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay, có xu hướng sử dụng chỉ số này). ở hầu hết các nước trên thế giới, các SMEs thường được quy định bởi các quy mô về vốn, về số lao động không lớn. Một điểm chung ở các nước là không có nước nào quy định các yếu tố về công nghệ về quản lý và chất lượng sản phẩm. Phải chăng các yếu tố nay không có ranh giới giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Tiêu chí xác định SMEs ở Đài Loan và một số nước. Đài Loan Khái niệm SMEs được chính thức sử dụng ở Đài Loan vào tháng 9 năm 1967 khi Chính phủ đưa ra các tiêu chuẩn xác định SMEs để hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp này. Theo quy định này, các tiêu chí xác định SMEs bao gồm vốn kinh doanh, doanh thu và lao động. Từ đó đến nay, trị giá các tiêu chí này đã được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của Đài Loan trong hơn 4 thập kỷ vừa qua. Quá trình điều chỉnh đó được thể hiện qua bảng 1: Tháng 9 năm 1967, Chính phủ Đài Loan ban hành văn bản chính thức xác định các tiêu chí của một SMEs. Lúc đầu văn bản này chỉ phân chia các SMEs trong 2 lĩnh vực chính là sản xuất và thương mại-dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất, tất cả các doanh nghiệp có vốn kinh doanh nhỏ hơn 5 triệu NT$ hoặc có số lao động thường xuyên ít hơn 100 người đều được coi là SMEs. Trong lĩnh vực thương mại, vận tải và các dịch vụ khác như dịch vụ công nghiệp, bảo hiểm... thì tất cả các doanh nghiệp có doanh số hằng năm nhỏ hơn 50 triệu NT$ hoặc có số lao động thường xuyên nhỏ hơn 50 người đều được coi là SMEs. Tháng 3 năm 1973, Chính phủ Đài Loan đã điều chỉnh lần thứ nhất các tiêu chí xác định SMEs để phù hợp với điệu kiện phát triển kinh tế của đất nước và để các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với SMEs mang lại hiệu quả cao hơn. Theo sự điều chỉnh này, trong các ngành sản xuất, các doanh nghiệp có vốn kinh doanh nhỏ hơn 5 triệu NT$ và tổng tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn 20 triệu NT$ hoặc các doanh nghiệp có vốn kinh doanh nhỏ hơn 5 triệu và có số lao động thường xuyên nhỏ hơn 300 người (trong ngành dệt may và giầy dép), 200 người trong ngành sản xuất thực phẩm, hay 100 người (trong các ngành chế tạo khác) đều được coi là SMEs. Bảng 1: Các tiêu chí xác định SMEs của Đài Loan từ năm 1967 tới nay. Đơn vị : Đô la Đài Loan (NT$) Năm Ngành sản xuất Ngành khai khoáng Ngành Thương mại, vận tải, dịch vụ khác 1967 -Vốn kinh doanh < 5 triệu hoặc -Lao động <100 người - -Doanh thu < 5triệu -Lao động < 50 người 1973 -Vốn kinh doanh < 5 triệu và -Tổng giá trị tài sản <20 triệu hoặc -Vốn kinh doanh < 5 triệu và - Số lao động < 300 người 1977 -Vốn kinh doanh < 20 triệu và -Tổng tài sản <60 triệu hoặc -Lao động <300 người -Vốn kinh doanh < 20triệu hoặc -Lao động < 500 người -Doanh thu/năm < 20 triệu hoặc -Lao động<50 người 1979 nt -Vốn kinh doanh < 20triệu nt 1982 -Vốn kinh doanh < 40 triệu và -Tổng tài sản <120 triệu Nt -Doanh thu/ năm < 40 triệu 1991 -Như trên nhưng áp dụng thêm cho cả ngành XD Nt nt 1995 -Vốn kinh doanh < 60 triệu hoặc -Lao động <200 người -Doanh thu/ năm < 80 triệu hoặc -Lao động<50 người Nguồn: White paper on Small and Medium Enterprises in Taiwan.1998, Trang 177. Edited by Chung-Hua Institution for economic Research. Tháng 8 năm 1977, Chính phủ Đài Loan tiếp tục điều chỉnh các tiêu chí xác định SMEs. Trong lần điều chỉnh này, Đài Loan phân chia một cách cụ thể hơn trong từng ngành và tất cả các tiêu chí đều tăng lên so với giai đoạn trước. Chẳng hạn, trong ngành sản xuất, các doanh nghiệp có vốn kinh doanh nhỏ hơn 20 triệu NT$ với tổng tài sản nhỏ hơn 60 triệu NT$ đều được coi là SMEs. Trong ngành khai khoáng (là ngành độc lập kể từ lần điều chỉnh này), các doanh nghiệp có vốn kinh doanh nhỏ hơn 20 triệu NT$ hoặc có số lao động thường xuyên nhỏ hơn 500 người đều được coi là SMEs. Tương tự, trong các ngành thương mại, vận tải và các loại hình dịch vụ khác, doanh số hằng năm của các SMEs được nâng lên tới 20 triệu NT$. Sở dĩ trong lần điều chỉnh này, giá trị các chỉ tiêu tăng lên nhiều so với giai đoạn trước vì nền kinh tế Đài Loan giai đoạn này phát triển rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số, đặc biệt vào các năm 1976 tốc độ tăng trưởng là 13,9%, năm 1977 là 10,2% và năm 1978 là 13,6%. Tháng 2/1979, để đơn giản hoá các tiêu chí xác định SMEs, nhằm bảo đảm hiệu quả cao cho các chính sách hỗ trợ và quản lý của Chính phủ đối với các SMEs trong ngành khai khoáng. Chính phủ quy định tất cả các doanh nghiệp chỉ cần có số vốn kinh doanh nhỏ hơn 20 triệu NT$ đều được coi là SMEs, bất luận số lao động thường xuyên của các doanh nghiệp này là bao nhiêu. Tháng 9/1995 là lần sửa đổi cuối cùng các tiêu chí xác định SMEs của Đài Loan. Theo lần sửa đổi này các doanh nghiệp trong các ngành chế tạo, xây dựng và khai khoáng có số vốn kinh doanh thấp hơn 60 triệu NT$ hoặc có số lao động thường xuyên thấp hơn 200 người là các SMEs. Còn trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, cung cấp điện, ga, dầu, thương mại, vận tải, kho bãi, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ bất động sản, dịch vụ công nghiệp, thương mại, xã hội và con người, tất cả các doanh nghiệp có doanh số hàng năm nhỏ hơn 80 triệu NT$ hoặc có số lao động thường xuyên ít hơn ít hơn 50 người đều là SMEs. Cũng trong lần sửa đổi này, ngoài khái niệm về SMEs, Đài Loan còn đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Theo đó các doanh nghiệp thoả mãn các điệu kiện sau được gọi là doanh nghiệp có quy mô nhỏ: Trong lĩnh vực chế tạo, xây dựng và khai khoáng: Số lượng lao động thường xuyên của các doanh nghiệp thấp hơn 20 người. Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, cung cấp điện, ga và dầu làm nhiên liệu, thương mại, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ nhà đất, dịch vụ thương mại, công nghiệp, xã hội và con người: Số lao động thường xuyên của các doanh nghiệp ít hơn 5 người. Nhật Bản Phần lớn các SMEs của Nhật Bản có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất trong các ngành thủ công truyền thống đã từng tồn tại từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Nhưng vai trò và vị trí của các SMEs chỉ được nói tới nhiều kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau Chiến tranh, để phát triển kinh tế, giải pháp hữu hiệu và thực tế nhất được chính phủ Nhật Bản tính đến là nhanh chóng phục hồi và phát triển hệ thống SMEs. Để thực hiện chiến lược đó, chính phủ Nhật Bản đã áp dụng nhiều biện pháp kiên quyết để giúp đỡ SMEs. Cụ thể là năm 1948, Tổng cục quản lý các SMEs đã được thành lập. Đến 1963 Nhật Bản đã chính thức ban hành "Luật phát triển doanh ngiệp vừa và nhỏ" và được sửa đổi vào năm 1973. Bảng 2: Tiêu chí xác định SMEs của Nhật Bản. Ngành SMEs Doanh nghiệp nhỏ Luật về SMEs 1963 Luật về SMEs 1973 Lao động (Người) Vốn (Triệu yên) Lao động (Người) Vốn (Triệu yên) Khai khoáng, Chế tạo, vận tải, XD Ê 300 Ê 50 Ê 300 Ê 100 Ê 20 (người) Bán buôn Ê 30 Ê 10 Ê 100 Ê 30 Ê 20 (người) Bán lẻ và dịch vụ Ê 30 Ê 10 Ê 50 Ê 10 Ê 20 (người) Nguồn: PGS-PTS Lê Văn Sang - Vai trò của SMEs trong phát triển kinh tế Nhật Bản - NXB Khoa học Xã hội 1997, Trang 23. Như vậy, nhìn vào Bảng 2 trên có thể thấy giá trị các tiêu chí để xác định các SMEs trong Luật phát triển SMEs sửa đổi năm 1973 đều tăng lên so với năm 1963. Chẳng hạn tiêu chí về vốn trong ngành khai khoáng, chế tạo, vận tải, xây dựng tăng gấp 2 lần, tới 100 triệu yên. Trong bán buôn tiêu chí lao động tăng từ 30 tới 100 người, tiêu chí vốn tăng từ 10 triệu tới 30 triệu yên, trong bán lẻ và dịch vụ cũng tăng tương tự. Khu vực ASEAN Tại các nước ASEAN, khái niệm về SMEs còn có sự khác nhau. Song nhìn chung các nước Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Thái lan, Philippin đều dựa vào 2 tiêu chí cơ bản để phân định một doanh nghiệp thuộc quy mô vừa, nhỏ hay lớn, đó là: số lượng lao động được sử dụng và vốn đầu tư. Singapore quan niệm SMEs là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore. Với Malaixia, SMEs là những doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người và vốn đầu tư dưới 2,5 triệu đô la Malaixia. Còn với Inđônêxia, Thái Lan và Philippin thì có sự phân loại chi tiết hơn thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp cực nhỏ trong đó doanh nghiệp cực nhỏ thường là những hộ kinh doanh trong phạm vi gia đình. Như vậy quan niệm thế nào là một SMEs ở một số nước ASEAN còn có sự khác nhau, đồng thời sự phân định này chỉ mang ý nghĩa tương đối và chủ yếu căn cứ vào quy mô về vốn và lao động của nó. Do đó cách xác định SMEs cũng mắc phải một số nhược điểm như cách phân loại một số nước trong khu vực EU, Tức là chưa xét đến yếu tố đặc điểm kinh tế ngành. Mỹ Tại Mỹ, nơi mà khi nhắc tới, người ta nghĩ ngay đến những tập đoàn kinh tế hùng mạnh thì vai trò của các SMEs cũng được rất đề cao ở đây. Việc phân loại các SMEs cũng đã tính đến sự khác biệt giữa các ngành. Bên cạnh những tiêu chuẩn về mặt định lượng như: Lợi nhuận với mức tăng trưởng hàng năm dưới 150.000 USD trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại; hay các tiêu chuẩn về lao động để phân loại quy mô SMEs tùy thuộc vào từng ngành riêng biệt như sau: Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Tổ chức có từ 250 lao động trở xuống được coi là doanh nghiệp nhỏ. Trong ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại bán lẻ: doanh nghiệp có dưới 100 lao động thì được coi là nhỏ; từ 100-1.000 lao động được coi là vừa và từ 1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn. Luật SMEs của Mỹ còn có thêm một số tiêu chuẩn về mặt định tính như: SMEs là một xí nghiệp độc lập, không ở vào địa vị chi phối trong ngành của mình liên quan. Theo khái niệm của Mỹ, các SMEs không phải là công ty con hoặc xí nghiệp vệ tinh của những công ty lớn. Điều này khác hẳn với các SMEs ở Nhật, các công ty con hoặc xí nghiệp vệ tinh thuộc công ty lớn vẫn được hưởng những đặc quyền của các SMEs. Liên minh Châu Âu (EU). Khu vực SMEs được phát triển rất mạnh ở các nước EU, 80% số doanh nghiệp ở EU có số nhân công dưới 100 người. Tiêu chí phân loại SMEs ở EU thường căn cứ vào số lao động và doanh số hoặc vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp được coi là SMEs là các doanh nghiệp có dưới 250 lao động, doanh số không quá 40 triệu EURO hoặc có tổng số vốn hằng năm không quá 27 triệu EURO hoặc cổ phần không quá 25% ở một doanh nghiệp lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, nhỏ có tính chất quy ước và phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố chính bao gồm : Trình độ phát triển kinh tế của một nước: Trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao giá trị các tiêu chí càng tăng lên. Như vậy, ở các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn... để phân loại SMEs thường thấp hơn so với các nước phát triển. Ví dụ, ở Nhật Bản, các loại doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khai thác, chế tạo, vận tải, xây dựng.... được gọi là SMEs khi số vốn kinh doanh của chúng dưới 100 triệu yên và số lao động thường xuyên trong năm dưới 300 người. Trong khi đó ở Thái Lan, các tiêu chí tương ứng là 20 triệu Baht và 100 người. Tính chất nghề nghiệp : Do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành sử dụng nhiều lao động (như ngành dệt may), có ngành sử dụng nhiều vốn (như các ngành công nghiệp nặng , chế tạo,.. ). Do đó, cần tính đến tính chất này để có sự so sánh, đối chứng trong phân loại SMEs giữa các ngành khác nhau. Trên thực tế, ở các nước người ta phân loại SMEs dựa vào đến 3 nhóm ngành. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, người ta phân chia theo 3 nhóm: (1) Nhóm công nghiệp khai thác chế tạo; (2) Nhóm thương nghiệp bán buôn và (3) Nhóm thương nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Vùng lãnh thổ: Do trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng khác nhau cho nên quy mô các SMEs cũng khác nhau. Một SMEs ở các vùng đô thị nhưng nó có thể là doanh nghiệp lớn ở các vùng nông thôn và miền núi. Các chỉ tiêu của SMEs ở thành thị thường cao hơn các chỉ tiêu SMEs ở nông thôn. Theo kết quả điều tra năm 1990 của Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã hội thì ở thành thị, mỗi doanh nghiệp nhỏ bình quân tạo ra 15,5 chỗ làm việc, vốn bình quân của một doanh nghiệp là 25.636 USD ; tổng giá trị tăng thêm là 10.260 USD doanh thu bình quân là 40.883 USD. Trong khi đó, ở nông thôn, mỗi doanh nghiệp nhỏ bình quân tạo ra 10,4 chỗ làm việc (bằng 67% doanh nghiệp ở thành thị); tổng giá trị tăng thêm bằng một nửa của các doanh nghiệp ở thành thị; doanh thu bình quân một doanh nghiệp là 13.548 USD (bằng 33% so với doanh nghiệp ở thành thị). Tính lịch sử : Một doanh nghiệp có quy mô lớn trong quá khứ nhưng hiện tại hoặc tương lai nó lại là SMEs. Chẳng hạn ở Đài Loan, năm 1967 Chính phủ quy định rằng : trong ngành công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn kinh doanh nhỏ hơn 5 triệu NT$ (tương đương với 130.000 USD) là SMEs nhưng tới năm 1989, tiêu chí này là 40 triệu NT$ (tương đương 1,40 triệu USD) và năm 1995, tiêu chí này lại tăng lên tới 60 triệu NT$. Mục đích phân loại: Khái niệm SMEs sẽ khác nhau nếu mục đích phân loại khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm SMEs với mục đích phân loại để hỗ trợ các doanh nghiệp yếu, mới ra đời sẽ khác khái khái niệm SMEs với mục đích để giảm thuế cho các doanh nghiệp có công nghệ sạch, hiện đại và không gây ô nhiễm môi trường.... Đặc điểm chung và vai trò của SMES ở một số nước trên thế giới Đặc điểm chung của các SMEs. Ưu thế: Nhạy cảm, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường. Thông thường, các SMEs năng động và linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh. Phần lớn các SMEs có khả năng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhanh hơn, có khả năng thích ứng nhanh hơn với nhu cầu của thị trường. Khi thị trường biến động thì các SMEs cũng dễ dàng thay đổi mặt hàng hoặc chuyển hướng kinh doanh. SMES được thành lập dễ dàng vì vốn đầu tư ít: Do đó chúng tạo ra cơ hội đầu tư đối với nhiều người, tạo điệu kiện cho mọi tầng lớp nhân dân trong nước dù ở điệu kiện văn hoá, giáo dục khác nhau đều có thể tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Chính vì thế mà ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, số lượng SMEs tăng rất nhanh và chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Sau khi thành lập, SMEs sớm đi vào hoạt động và có khả năng thu hồi vốn nhanh. ở các nước phát triển (ví dụ ở Mỹ, Anh, Pháp) cho thấy các SMEs hàng năm có thể khấu hao đến 50-60% giá trị tài sản cố định và thời gian hoàn vốn không quá 2 năm. ở các nước đang phát triển, việc thu hồi vốn cũng tương đối nhanh, tuỳ thuộc vào khả năng điều hành của chủ doanh nghiệp và đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh cũng như chính sách khấu hao tài sản cố định của Nhà nước.... SMEs thường sử dụng các loại máy móc công nghệ trung bình, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, đặc biệt trong lĩnh vực, dệt, giầy da... Tuy nhiên, các SMEs dù có quy mô nhỏ nhưng vẫn có điệu kiện sử dụng các máy móc trang thiết bị hiện đại, năng suất cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ, các SMEs trong lĩnh vực chế tạo ở Nhật được trang bị máy móc thiết bị rất hiện đại và thường là các nhà thầu phụ cung cấp một phần linh kiện, phụ tùng trong các sản phẩm hoàn chỉnh của các công ty lớn, mặc dù điệu kiện kỹ thuật đòi hỏi rất cao. SMEs cần diện tích nhỏ, đòi hỏi về cơ sở hạ tầng không quá cao. Vì thế nó có thể được đặt ở nhiều nơi trong nước, từ thành thị cho tới các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo... Đó chính là đặc điểm quan trọng nhất của SMEs để có thể giảm bớt sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng trong một nước, giảm bớt luồng chảy lao động tập trung vào các thành phố, để tiến hành công nghiệp hoá nông thôn. Ngoài ra, các SMEs còn có ưu thế ở chỗ được quản lý chặt chẽ, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động gần gũi, thân thiện hơn so với các doanh nghiệp lớn. Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các SMEs có ảnh hưởng ít hoặc không gây nên khủng hoảng kinh tế-xã hội, đồng thời các SMEs ít bị ảnh hưởng hơn bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế... Hạn chế: Các SMEs có quy mô nhỏ, nên có những hạn chế chủ yếu như: SMEs khó có khả năng đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ đòi hỏi đầu tư vốn lớn, do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường. SMEs thiếu khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng hợp tác với bên ngoài. SMEs thường thiếu những nhà quản lý có trình độ, thiếu đội ngũ lao động lành nghề, thiếu chuyên gia cố vấn cho doanh nghiệp. SMEs khó có khả năng tìm được các nguồn vốn của ngân hàng. Vì bản thân nó thiếu tài sản thế chấp, khó xây dựng được các phương án kinh doanh... SMEs khó cập nhật được các thông tin trong kinh doanh và dễ bị các công ty lớn thôn tính... Vai trò của SMEs ở một số nước trên thế giới. Nhìn vào trong Bảng 3 (ở trang sau) ta có thể thấy rằng, các SMEs đang chiếm tuyệt đại đa số trong tổng số các doanh nghiệp ở các nước. Thấp nhất là Thái Lan, các SMEs cũng chiếm tới đến 80% còn lại hầu hết các nước tỷ lệ này là trên 90%, đặc biệt các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Mỹ.... tỷ lệ này lên tới trên 98%. Bảng 3: Tỷ lệ SMEs trong tổng số doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới Nước Tỷ lệ SMEs/ Tổng số DN Tỷ lệ Lao động (%) Tỷ lệ tổng giá tri sản lượng (%) Đài Loan 98,6 78,0 50 Canada 98,1 70,0 50 Nhât Bản 99,1 79,2 51,8 Pháp 98,2 73,5 52 Hồng kông 98 60 57 Phi-lip-pin 95,4 73,5 52 Singapo 98 48 - Đức 98,6 75 45,5 Hàn Quốc 98 77,8 50,2 Hoa Kỳ 98 78,5 50 Trung Quốc 99,1 - 66,9 ấn Độ 90 80,2 50 Thái Lan 80 80 52 Nguồn: PTS Lê Thanh Hà-Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển SMEs ở VN Tạp chí phát triển kinh tế số 12 - Tháng 10/96, Trang 36. Tuy các SMEs chưa đóng góp vào tổng giá trị sản lượng tương xứng với tỷ lệ của nó (chiếm khoảng trên 1/2 tổng giá tri sản lượng của các nước), nhưng tỷ lệ việc làm mà các doanh nghiệp này tạo ra thì thật đáng kể, hầu hết các nước tỷ lệ này là khoảng 60%-70%, riêng Thái Lan nước có tỷ lệ SMEs trong tổng số thấp nhất (so với các nước liệt kê) thì tỷ lệ lao động làm trong các doanh nghiệp này lại chiếm rất cao, tới 80% và thấp nhất là Singapore cũng chiếm 48%. Vậy có thể nói các SMEs đang chiếm tuyệt đại đa số trong tổng số các doanh nghiệp ở các,với số lượng hùng hậu như vậy các doanh nghiệp này cũng đang đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng trong nền kinh tế của các nước, nhưng đIểm nổi bật của các doanh nghiệp này là khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích vai trò của SMEs ở một số nước cụ thể. Vai trò của các SMEs ở Nhật Bản. Nếu như đặc điểm về quy mô và lĩnh vực hoạt động thì loại hình SMEs ở Nhật Bản không khác biệt nhiều so với nhiều nước, thì việc phối hợp hợp tác chặt chẽ và quan hệ đan xen giữa chúng với doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản lại là đặc điểm khá độc đáo trong cơ cấu công nghiệp nước này. Chính sự phối hợp có hiệu quả đó đã tạo nên một nền kinh tế Nhật Bản đồng điệu như một giàn nhạc giao hưởng vĩ đại, mà trong đó các doanh nghiệp chính là các nhạc công, đã tạo nên một bản nhạc kỳ diệu của - Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ II. Ta có thể phân tích cụ thể đặc trưng này thông qua một số khía cạnh chủ yếu sau đây. Thứ nhất, Dù phân tán và hoạt động ở nhiều lĩnh vực song xét trong cơ cấu chung, các SMEs ở Nhật Bản là một bộ phận cấu thành trong dây truyền sản xuất chung. Điều này thể hiện rất rõ trong việc phân công lao động sản xuất. Thường các SMEs đảm nhận các công đoạn trước và sau của quá trình chế tạo của các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, phần lớn các SMEs là xí nghiệp gia công chế biến của các hãng lớn. Nhiều xí nghiệp phụ thuộc vào hoàn toàn công ty “mẹ”. Song, đa phần là có quan hệ với nhiều công ty khác. Do vậy, số lượng của nó một phần phụ thuộc vào quy mô của các hãng lớn. Người ta tính rằng 3/4 các hãng, các công ty lớn của Nhật sử dụng từ 100 xí nghiệp gia công chế biến trở lên. Một công ty lớn có thể hợp đồng gia công chế biến tới 50% số lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm của nó. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hình thức gia công chế biến là công nghiệp lắp ráp, những ngành mà sản xuất thường đi qua nhiều công đoạn khác nhau trong một nhà máy, hoặc dây chuyền sản xuất. Do đó, tính bền vững của các mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn và SMEs ở một khía cạnh nào đó được quyết định bởi tính chất “kỹ thuật” của quá trình sản xuất. Đứng về phía mình các SMEs trở thành một bộ phận của dây chuyền sản xuất trong một công ty lớn, thậm trí ở các công ty khác nhau, đã cho phép phát huy lợi thế của mình. Về phía công ty lớn, ích lợi do việc phân phối là không thể thiếu được. Hơn thế nữa, đứng trên quan điểm chung, chính sự phân công này đã tạo ra nhiều ưu thế, cho phép khai thác tối đa tiềm năng của cá nhân, xí nghiệp và đưa lại hiệu quả cao, với chi phí thấp góp phần hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ hai, Việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn của SMEs cũng là một cách để duy trì hoạt động bình thường của cả quy trình sản xuất khi coi xí nghiệp lớn, xí nghiệp vừa và nhỏ nằm trong một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ cơ cấu này còn thể hiện rất rõ trong việc phát triển kinh tế và cải tổ sản xuất. Bản thân các công ty nhỏ phải tự vươn lên đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng để có thể giữ uy tín với công ty “mẹ”. Chính vì lẽ đó, việc liên tục vươn lên của chính mình là một yêu cầu khách quan trong điệu kiện cạnh gay gắt và đến lượt nó lại là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung. Điều quan trọng nữa là nhờ đó mà có thể giúp công ty liên tục thay đổi từng phần kỹ thuật và công nghệ của mình. Thứ ba, Lợi ích và sự gắn bó giữa SMEs với doanh nghiệp lớn còn thể hiện ở việc phối hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bản thân các xí nghiệp lớn không thể thoả mãn được thị trường nói chung vì thế sự bổ sung khoảng trống đó bằng việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu lại là lợi thế mà SMEs có thể thực hiện tốt. Hơn thế nữa, tính chất phân phối hợp và gắn bó thể rất rõ khi SMEs là chủ lực ở các thị trường địa phương. Vì thế quan hệ giữa doanh nghiệp lớn và địa phương dựa trên nguyên tắc “tận dụng địa phương là chính”, còn SMEs thì coi việc tồn tại tương hỗ giữa doanh nghiệp và địa phương là “cở sở”. Chính vì vậy, việc nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường đã được các SMEs thực hiện một cách xuất sắc, góp phần cùng với các nghiệp lớn ổn định được thị trường và giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn chung. Thứ tư, quan hệ giữa SMEs với doanh nghiệp lớn có thể nhận thấy qua sự vận động của thị trường lao động và vốn. Thường thường SMEs là nơi thu hút lao động dôi ra từ nông nghiệp và các nguồn lao động dư thừa khác: hoc sinh, sinh viên mới ra trường, người về hưu... Chính đội ngũ lao động này được sử dụng một cách phù hợp và mang lại hiệu quả trong các SMEs. Đại bộ phận người Nhật Bản phát huy năng lực của mình tại các SMEs và đã tái sản xuất ra cuộc sống bản thân và gia đình mình tạ._.i đó. Theo truyền thống của Nhật Bản, các công ty thường ít sa thải công nhân dù họ gặp khó khăn trong kinh doanh, kể cả ở thời kỳ suy thoái. Do vậy, để đối phó với vấn đề này thường công ty lớn sẽ bớt lại một số công việc mà bạn hàng của họ là các SMEs đã thực hiện để cho công nhân của mình tự làm lấy. Điều đó đã buộc các công ty vừa và nhỏ phải tự điều chỉnh và thường là gặp khó khăn: phải giảm giá thành, vốn.... Vì thế, người ta nói trong quan hệ này các SMEs như các cái “van” để điều tiết khi kinh tế suy thoái hay hưng thịnh. Thứ năm, Dù có nhiều điểm bất lợi trong kinh doanh, song không vì thế mà những ưu thế của SMEs bị lu mờ. Trái lại tính năng động và tự chủ của nó là biểu hiện rất rõ về tính độc lập tương đối trong quá trình phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và tìm chỗ đứng trong thương trường cạnh tranh ngày một gay gắt trong nước cũng như quốc tế, nhiều công ty vừa và nhỏ đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và xuất hiện bằng những sản phẩm độc đáo và phương thức kinh doanh độc lập của mình. Nhiều công ty lớn đã trưởng thành từ những SMEs như vậy. Chẳng hạn như tập đoàn khổng lồ Sony về thiết bị nghe nhìn, hoặc Kyacera về thiết bị điện tử, Daiei về kinh doanh siêu thị. Đặc biệt là khi nền kinh tế Nhật lâm vào thời kỳ suy thoái từ đầu thập kỷ 90, các SMEs lại thể hiện rất rõ tính độc lập tương đối của mình. Các công ty này vẫn duy trì được hoạt động của mình và kịp điều chỉnh, phục hồi và đứng vững trên thị trường. Một biểu hiện rất rõ tính độc lập rất rõ tính độc lập của các SMEs ở Nhật Bản là sự phát triển mạnh mẽ đầu tư ra nước ngoài. Chỉ riêng, năm 1993 các SMEs Nhật Bản đã thực hiện 698 dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm 432 dự án của các công ty sản xuất, 110 dự án của các công ty thương mại và 19 dự án của các công ty xây dựng, trong số đó có 533 dự án đầu tư vào khu vực châu á. Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy tính độc lập và sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực doanh nghiệp này với các doanh nghiệp lớn quả là độc đáo. Chính vì thế các SMEs đã phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình, đóng một vai trò lớn trong mọi giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Sự đóng góp đó được thể hiện qua nhiều mặt trong nền kinh tế và xã hội Nhật Bản mà ta có thể tóm lại như sau: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ dân cư, tạo ra nhiều việc làm và đào tạo tay nghề cho người lao động. Bổ xung cho hoạt động của các doanh nghiệp lớn: làm cơ sở vệ tinh, gia công, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn, kể cả việc thu hút lao động từ doanh nghiệp lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm đổi mới kỹ thuật công nghệ. SMEs năng động trong cơ cấu cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Chi phí đầu tư thấp, tạo khả năng thử nghiệm các sản phẩm mới, nên các SMEs là "vườn ươm" của các sản nghiệp đang hình thành. Góp phần vào phát triển và làm sống động kinh tế địa phương. SMEs tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh vừa chống độc quyền trong kinh doanh. SMEs có những đóng góp không nhỏ cho xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước. Không chỉ ở phần gián tiếp qua sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn, mà nhiều sản phẩm của họ có giá và có được thị trường truyền thống, trực tiếp tham gia phân công, hợp tác quốc tế thông qua đầu tư ra nước ngoài, không chỉ xuất khẩu tư bản mà cả kỹ thuật công nghệ. Về mặt xã hội, các SMEs góp phần tích cực cho quá trình tái phân phối, thu nhập, và bình đẵng xã hội, vừa thúc đẩy làm tăng tầng lớp trung lưu có thu nhập khá, vừa làm giảm người nghèo, đồng thời góp phần nâng cao tiêu dùng của dân cư với nhu cầu đa dạng, nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao. Các SMEs còn thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, đặc biệt những vùng mà các doanh nghiệp lớn không với tới được, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho dân cư nơi mà doanh nghiệp hoạt động và đặc biệt là duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống vì các loại ngành nghề này phù hợp với loại hình SMEs.... Như vậy, dù với quy mô khiêm tốn song vị trí của các SMEs xét về số lượng và mức độ đóng góp trong nền kinh tế Nhật Bản thì quả thực là hoàn toàn không nhỏ (có thể minh hoạ qua con số thống kê năm 1991, các SMEs ở Nhật Bản chiếm 99,1% số các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và sử dụng 79,2 lao động trong các ngành đó. Riêng ngành chế tạo, các doanh nghiệp này chiếm 99,5% số doanh nghiệp, 73,8% số lao động và 51,8% giá trị hàng hoá bán ra). Vậy có thể nói rằng nền công nghiệp Nhật bản đang thực sự dựa vào các SMEs. Đặc biệt, loại hình doanh nghiệp này hoạt động trong hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ tuy mức độ có khác nhau. Một đặc điểm khá rõ nét là các SMEs hoạt động ở những nơi có quy mô thị trường nhỏ hoặc những ngành mà cung cấp kỹ thuật hiện đại khó khăn. Còn các doanh nghiệp lớn thường hoạt động trong các ngành sản xuất có ưu thế về quy mô. Thực tế, những lĩnh vực nào phù hợp với các SMEs về mặt kỹ thuật thì nhất định nó tồn tại, còn trong lĩnh vực hoạt động mới thì liên tục nảy sinh và các SMEs nhanh chóng ra đời. Vì thế, việc các SMEs hoạt động đa lĩnh vực và nếu không có nó thì việc tái sản xuất và sự phát triển liên tục bền vững của nền kinh tế Nhật Bản không thể thành công như chúng ta đã chứng kiến. Vai trò của các SMEs trong nền kinh tế Mỹ. Nếu không đọc các số liệu cụ thể mà chỉ dựa vào ấn tượng thì chắc chắn là hầu hết chúng ta sẽ đánh giá thấp vai trò của các SMEs ở Mỹ. Điều thú vị là ngay trên trên đất nước được gọi là "Đại bản doanh" của hàng nghìn công ty khổng lồ nhất nhì thế giới này lại có một Cục Quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn quốc (SBA) và trực thuộc Tổng thống Mỹ. Thông qua những số liệu cụ thể và phân tích dưới đây có thể sẽ làm thay đổi quan niệm của những ai chưa biết nhiều về SMEs ở Mỹ. Có thể nói các SMEs là bộ phận cấu thành cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, chúng giữ một vai trò đáng kể trong quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật. Theo lời Ông Al Gore, phó tổng thống Mỹ, thì: “Các SMEs chính là giường cột của nền kinh tế Mỹ, bởi hơn 90% trong số hơn 21 triệu doanh nghiệp của Mỹ là các SMEs, chiếm xấp xỉ 1/2 GNP của nước Mỹ, đã tạo ra khoảng 2/3 chỗ làm mới trong tổng số của toàn nước Mỹ”. Một trong những vai trò nổi bật đầu tiên phải kể đến của các SMEs ở Mỹ đó là đóng góp của loại hình doanh nghiệp này trong lĩnh vực tạo việc làm. Cũng như những nước có nền kinh tế phát triển khác, các doanh nghiệp nói chung chỉ thuê số lượng công nhân ở mức tối thiểu để giảm tối đa chi phí lao động. Thế nhưng, đại đa số các SMEs của Mỹ đều thuộc loại doanh nghiệp thu hút lực lương lao động rất đông đảo. Trong khi các doanh nghiệp lớn giảm công nhân viên và ít nhận người mới, thì riêng trong năm 1997 toàn bộ chỗ làm việc tăng thêm đều là do các SMEs tạo ra. Các SMEs của Mỹ không những đã tạo ra khá nhiều cơ hội việc làm cho người lao động mà chúng còn thu hút một số lượng lao động lớn những người trẻ tuổi, phụ nữ, người tàn tật, quân nhân xuất ngũ, các thành viên của những dân tộc ít người và những người già bị những doanh nghiệp lớn đẩy ra ngoài. Hơn nữa, trong những năm gần đây, ngành sản xuất thứ 3 (ngành dịch vụ hiểu theo nghĩa rộng) và các ngành kỹ thuật cao của Mỹ đã không ngừng xuất hiện những lĩnh vực mới và ngành nghề mới.Và ở giai đoạn mới bắt đầu, cơ sở phát triển của chúng chính là các SMEs. Ví dụ năm 1975, khi Bill Gates cùng với một người nữa đi đầu trong việc lập ra Công ty phần mềm vi tính thì chỉ có 900 USD tiền vốn, đến năm 1994 mức bán ra của công ty đã tăng lên 40 tỷ USD, đồng thời thuê 16.400 người làm ở 49 nước. Vì vậy mà ngày nay khi mức độ tích luỹ tư bản ngày càng cao, trong khi nhu cầu về sức lao động của các doanh nghiệp lớn ngày càng giảm bớt, thì các SMEs ở Mỹ lại có khá nhiều công việc phù hợp cho mọi đối tượng lao động. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Mỹ bắt đầu coi trọng vai trò của các SMEs. Cơ cấu kinh tế nhà nước Mỹ phải chuyển từ thời chiến sang thời bình, từ quân sự sang dân sự. Rất nhiều công nhân viên từ ngạch quân sự chuyển sang dân sự hoặc về các địa phương. Do đó, giải quyết việc làm cho đội quân khổng lồ này đã trở thành một vấn đề lớn nan giải và trong thực tế các doanh nghiệp lớn không nhận nổi số đông người như vậy. Đến lượt mình, các SMES đã phát huy vai trò giải quyết việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý các SMEs của Mỹ (SBA) thì vào năm 1958 số người làm trong các SMEs chiếm 55% trong tổng số, qua các năm tỷ lệ này luôn giữ ổn định trên 50% và năm 1995 tỷ lệ này là 54%. Trong vòng 20 năm từ 1964-1984, số lượng việc làm do 1000 Công ty lớn nhất của Mỹ tạo ra gần như bằng không, trong khi đó, các SMEs đã cung cấp được 25 triệu chỗ làm mới. Bất kể ở thời kỳ nền kinh tế mở rộng hay suy thoái, các SMEs đều là những cơ sở chủ yếu cung cấp thêm nhiều cơ hội việc làm mới. Đặc biệt chú ý là thời kỳ suy thoái kinh tế ngiêm trọng nhất sau chiến tranh của Mỹ trong những năm 1980-1982 thì số người làm việc trong các SMEs vấn tiếp tục tăng, còn số người làm việc trong các doanh nghiệp lớn lại giảm sút một cách phổ biến. Bởi vì trong thời kỳ này, để nâng cao năng lực cạnh tranh cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp lớn ở Mỹ đã lên cơn sốt giãn thợ, rất nhiều người bị mất việc. Một lần nữa, số lượng chỗ làm mới do các SMEs tạo ra đã có tác dụng làm hoà hoãn sự căng thẳng này, giảm được sức ép đối với xã hội. Sang đầu thập kỷ 90, kinh tế Mỹ lại lâm vào suy thoái. Nhưng khoảng 2 triệu SMEs ở Mỹ vẫn giữ được xu thế phát triển, nhờ đó đã rút ngắn được thời kỳ suy thoái và nền kih tế Mỹ nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực tạo việc làm. Các SMEs còn góp phần rất lớn trong quá trình phát triển của nền kinh tế và tiến bộ khoa học-công nghệ. Hiện nay, các SMEs đang tạo ra khoảng 1/2 GNP của nước Mỹ, chiếm khoảng 55% tổng số phát minh trong khối doanh nghiệp và thu nhận 28% tổng số cán bộ công nghệ cao mới tìm được việc làm. Điều đó lại càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ công nghệ cao như hiện nay. Tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong những năm gần đây có được một phần là do tăng mạnh trong hoạt động xuất khẩu. “Trong bài phát biểu của mình Tổng thống B.Clinton cho biết, năm 1997 1/3 GDP tăng trưởng của Mỹ đạt được là nhờ mở rộng hoạt động xuất khẩu”. Trong đó có phần đóng góp rất tích cực của các SMES. Thực vậy, trong thời gian 1987-1996 kim ngạch xuất khẩu của các SMEs tăng từ 67 tỷ USD lên tới 184 tỷ USD, bình quân hằng năm tăng 12%, đấy là chúng ta chưa kể giá trị tạo của các SMEs kết tinh trong hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn. Không những thế, số SMEs làm hàng xuất khẩu lại có chiều hướng tăng lên, từ 1987-1992 tăng lên 64%. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp lớn thì các SMEs còn gặp khó khăn trong việc xuất sản phẩm của mình, dù là họ có những sản phẩm tốt đi nữa. Vì vậy, nếu chính phủ Mỹ hỗ trợ tốt cho khu vực doanh nghiệp thì họ sẽ còn đóng góp nhiều hơn cho xuất khẩu, góp phần nhiều hơn vào tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Mỹ. Tóm lại, từ thập niên 70 đến nay, đóng góp của các SMEs trong nền kinh tế Mỹ là quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tạo công ăn việc làm. Sự tăng trưởng lâu dài và ổn định về số lượng việc làm do các SMEs tạo ra, đã có tác dụng bù đắp những ảnh hưởng bất lợi do các doanh nghiệp lớn cắt giảm nhân viên gây ra. Những công việc do các SMEs tạo ra đã làm cho mức thu nhập của quần chúng lao động nói chung được giữ vững hoặc nâng cao, khiến sức mua của xã hội được duy trì ở một mức thích đáng, có tác dụng tăng cường tính linh hoạt và khả năng nhanh nhậy cho nền kinh tế Mỹ, đồng thời còn góp phần làm dịu bớt một loạt mâu thuẫn xã hội. Đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái, thông qua việc thu hút một số lượng lớn lao động, các SMEs không những đã kìm chế được nạn thất nghiệp, mà còn hạ thấp được tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự hồi phục kinh tế, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển tương đối ổn định. Nếu không có sự phát triển nhanh chóng của các SMEs thì những đòn đánh của suy thoái và khủng hoảng mà nền kinh tế Mỹ phải chịu, nhất định sẽ càng nghiêm trọng hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn có thể sẽ châm trễ hơn nữa. Ngoài ra, các SMEs còn có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh bình đẵng giữa các doanh nghiệp và làm giảm độc quyền trong nền kinh tế, điều đó tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Chính vì thế các SMEs với những vai trò và đóng góp của mình đã thu hút được sự chú ý ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo, chính phủ, các nhà kinh doanh và các học giả kinh tế trong và ngoài nước Mỹ. Riêng việc cục Quản lý SMEs không đặt trong Bộ Thương mại mà trực thuộc Tổng thống Mỹ cũng đủ nói lên chính quyền nước này rất coi trọng vai trò của các SMEs. Vai trò của các SMEs ở CHLB Đức Theo số liệu thống kê chính thức, năm 1996 CHLB Đức có 3,2 triệu SMEs, chiếm 99,6% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. các SMEs này đã tạo việc làm cho 20 triệu lao động, chiếm 68% nhân công, đào tạo tới 80% học sinh học nghề, một tỷ lệ rất cao, mà chỉ nhờ vị trí và năng lực đặc biệt lớn của loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ này mới có thể đảm đương nổi. Các SMEs góp phần tạo ra 53% giá trị gia tăng trong tổng giá trị gia tăng của tất các doanh nghiệp; nếu tính tổng giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế, thì chúng tạo ra 44,7%. Loai hình doanh nghiệp này đóng góp 45,4% tổng lượng đầu tư. Tính ở thời điểm năm 1992 các SMEs đã sản xuất tới 50% tổng sản phẩm xã hội. Chính vì vậy các SMEs được coi là xương sống, là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế, là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững của quốc gia và cộng đồng. Ta có thể làm rõ vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế Đức thông qua những thực tế sau đây: Một là, các SMEs bảo đảm cho tính năng động của nền kinh tế. Chúng có khả năng tạo ra một lượng cung về hàng hoá và dịch vụ đủ sức đáp ứng đầy đủ, kịp thời, với giá cả hợp lý các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Chính nhờ tính linh hoạt, khả năng thích ứng với thị trường và chấp nhận rủ ro của chúng, mà loại hình doanh nghiệp này có được khả năng đổi mới, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và do đó mà tự nó đã thể hiện được các chức năng kinh tế to lớn đối với xã hội. Do quy mô và tổ chức xí nghiệp, SMEs không tiến sản xuất hàng loạt lớn, nhưng lại có khả năng tạo ra những mặt hàng sản xuất chuyên biệt với số lượng nhỏ và giá thành hợp lý. Đặc biệt, chúng rất nhanh nhạy trong việc phát hiện nhu cầu của thị trường và do đó có khả năng bù đắp kịp thời những thiếu hụt về cung đối với xã hội. Đặc biệt cần nhấn mạnh rằng, loại hình doanh nghiệp này hiện diện ở khắp mọi miền đất nước, kể cả ở nông thôn và vùng núi, những nơi thưa dân, cơ cấu kinh tế chưa phát triển. Nhờ đó, chúng có khả năng huy động mọi nguồn lực chưa được huy động, cung cấp vững chắc hàng hoá và dịch vụ cho dân cư địa phương và những vùng phụ cận. Chúng cung ứng sản phẩm tại chỗ với 95% sản phẩm tiêu thụ nội địa, mà chủ yếu là tiêu thụ trong vùng (80% sản phẩm tiêu thụ trong vòng bán kính 30 km); 5% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Như vậy, các SMEs ở Đức thực sự góp phần đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế (thực hiện chức năng tăng trưởng) và chuyển dịch cơ cấu (chức năng thực hiện chính sách cơ cấu). Hai là, các SMEs thu nhận tới trên 60% lao động xã hội. Chúng có khả năng phản ứng linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong những thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay suy thoái. Do đó những yếu tố này ít tác động, thậm chí hầu như không tác động xấu đến khả năng thu hút việc làm của các SMEs. Ví dụ từ 1970-1987, trong khi các doanh nghiệp lớn có trên 1000 lao động đã sa thải 360.000 công nhân, tức giảm 10% việc làm; thì ngược lại cũng trong thời gian đó các SMEs dưới 20 lao động lại tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới. Năm 1994, các doanh nghiệp có trên 500 công nhân sa thải tới 10% lao động, trong khi đó các đoang nghiệp có từ 1-9 công nhân lại thu hút thêm 18%lao động; số doanh nghiệp có từ 10- 19 công nhân thu hút thêm 12% lao động, các doanh nghiệp có từ 20-49 lao đông thuê thêm 5% công nhân. Rõ ràng là, với những lợi thế của chúng: Số lượng lớn, phân bổ rộng khắp mọi miền đất nước, tính linh hoạt cao và ít bị tác động xấu bởi những biến động kinh tế, bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự suy thoái kinh tế; cho nên các SMEs tỏ rõ ưu thế của mình trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Chức năng xã hội của chúng nhờ đó được thể hiện một cách đặc biệt nổi bật, điều mà chắc chắn quốc gia nào, dù phát triển cao hay đang phát triển, cũng hết sức quan tâm. Ba là, các SMEs góp phần không nhỏ vào việc đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động. Đặc biệt sau ngày tái thống nhất nước Đức, chức năng này lại càng được coi trọng. Đào tạo tay nghề cho công nhân, bảo đảm cho họ có kiến thức, có trình độ cao với các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế; nó có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển năng động và tạo sức mạnh cho nền kinh tế quốc dân. Nếu ngày nay công nhân lành nghề, đặc biệt “thợ cả” được coi là nền tảng và sự đảm bảo vững chắc cho hệ thống kinh tế Đức, thì kể cả trên phương diện này, SMEs cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, ở Đức có tới 380 ngành nghề đào tạo với trên 20.000 loại nghề chuyên biệt. Bốn là, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. Về vấn đề này, SMEs giữ vai trò hàng đầu, bởi các lý do sau: Ngành nghề truyền thống thường không tập trung ở một vùng nào, mà nó hình thành và phát triển ở nhiều địa phương khác nhau. Sản phẩm truyền thống thường lại không được sản xuất hàng loạt, mà chủ yếu sản xuất theo loại nhỏ, thậm chí đơn chiếc. Nhiều sản phẩm truyền thống chỉ có thể được tạo ra bằng những đôi tay "vàng" khéo léo và với đầu óc sáng tạo. Do vậy, chỉ với quy mô nhỏ và cách tổ chức thích hợp của các SMEs mới có khả năng tạo ra những sản phẩm truyền thống có chất lượng và giá cả hợp lý. Nói tóm lại, dù cho mỗi nước có đặc điểm riêng nhưng để có một cơ cấu hợp lý trong nền kinh tế đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối giữa các doanh nghiệp lớn và các SMEs, cái mà tạo nên sự kỳ diệu chính là sự phối hợp hài hoà, bổ xung cho nhau giữa hai loại hình xí nghiệp này. Vì thế sự kết hợp này không những không triệt tiêu lợi thế của nhau mà còn tạo ra hợp lực chung, động lực chung mà đứng ở vị trí riêng rẽ của mình mỗi loại hình cụ thể không có được. Suy cho đến cùng, dù có phát triển bằng nhiều cách thức đa dạng, riêng đối với từng loại xí nghiệp thì nguồn gốc để có được sự phối hợp đó chính là đáp ứng lợi ích trước mắt và lâu dài của nhau. Vấn đề là ở chỗ tìm kiếm một cơ chế đảm bảo lợi ích đó tồn tại và phát triển. Vậy chúng ta cần có một cơ chế như thế nào để phù hợp với hoàn cảnh của mình để phát triển đó chính là câu hỏi đang đặt ra cho chúng ta? Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs tại Đài Loan Quá trình phát triển của SMEs ở Đài Loan và nội dung hệ thống chính sách hỗ trợ. Quá trình phát triển của các SMEs Sau khi Nhật Bản rút khỏi Đài Loan năm 1945, Chính quyền Đài Loan đã tiếp quản hầu hết các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản. Trong suốt thời kỳ tiếp theo Đài Loan phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ nhưng thừa lao động. Do đó, ngay từ những ngày đầu, Chính phủ tập trung vào việc trợ giúp các cơ sở sản xuất dân doanh theo hướng tập trung lao động để phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩp đáp ứng nhu cầu trong nước, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu hàng hoá và giải quyết vấn đề lao động của toàn xã hội. Vì thế, đến năm 1953, những doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ đã phát triển mạnh. Hệ thống các chính sách hỗ trợ các SMEs đã có một lịch sử phát triển lâu dài kể từ đầu những năm 50. Vào những năm 50-60 các chính sách này chưa được luật hoá mà chỉ dừng lại ở những biện pháp hỗ trợ tạm thời áp dụng cho những trường hợp cụ thể gắn với từng doanh nghiệp. Tình trạng này kéo dài đến đầu những năm 80 khi Chính phủ ban hành "Luật phát triển SMEs”. Luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ SMEs một cách thường xuyên và liên tục. Trong hơn 40 năm qua các biện pháp, chính sách hỗ trợ và việc thành lập các tổ chức hỗ trợ SMEs đã có những thay đổi rất lớn. Giai đoạn từ 1945 đến năm 1952. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian Đài Loan cải cách kinh tế kể từ sau khi thoát ra khỏi sự chiếm đóng của Đế quốc Nhật đều rất nhỏ. Các công ty chỉ có trung bình 4.4 người, hầu hết là hộ kinh tế gia đình. Bắt đầu từ năm 1949 đến năm 1952, Chính phủ đã dần tập trung một khối lượng lớn nguồn lao động dành cho công cuộc xây dựng cơ sở hạ tần cho giao thông và năng lượng. Số lượng người lao động trung bình trong các nhà máy tư nhân đã lên tới 13.5 người Giai đoạn từ 1953 đến năm 1962. Trong giai đoan này, nền kinh tế Đài Loan bước đầu ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 7%/năm. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng sản xuất thay thế nhập khẩu tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nhẹ thu hút được số lượng lớn lao động. Để khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại so với nước ngoài, Chính phủ tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tăng xuất giảm nhập. Những chính sách quan trọng đã được phổ biến bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn, cảI cách nông nghiệp với “Đất cày cho nông dân”, đưa ra các tiêu chuẩn liên quan tới việc tư nhân hoá các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích đầu tư, giảm thuế, cho các SMEs vay vốn kinh doanh. Theo số liệu thống kê của năm 1961, trong khu vực sản xuất số lượng SMEs là 51.389 doanh nghiệp, chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực này.Trong khu vực thương mại, số lượng SMEs là 91.389 doanh nghiệp chiếm 99,6% . ở giai đoạn này, các SMEs của Đài Loan chủ yếu hướng vào việc phát triển các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, tỷ lệ sản xuất khẩu rất nhỏ. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu nhằm mục đích nhập khẩu các loại vật tư thiết bị công nghiệp phục vụ cho sản xuất trong nước. Năm 1954, dựa vào sự ủng hộ tài chính của các nước trên thế giới, Đài Loan đã nhận được hàng triệu đôla Mỹ từ các chương trình viện trợ và Chính phủ đã thành lập một quỹ đặc biệt để tạo điệu kiện thuận lợi cho các SMEs có nhu cầu về tài chính. Chính phủ giao cho ba Ngân hàng của Đài Loan (là ngân hàng Fist, Hua-Nan và Chang-Hua Bank) thực hiện cấp tín dụng cho các SMEs. Các SMEs nhận được tín dụng lớn nhất là 60 nghìn USD (theo tỷ giá năm 1954) và chỉ được sử dụng vào việc nhập khẩu máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Giai đoạn từ 1963 đến năm 1972. Trong giai đoạn này nền kinh tế Đài Loan đạt tốc độ tăng trưởng cao, các SMEs đã bắt đầu tham gia mạnh vào hoạt động xuất khẩu. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 2 con số, đặc biệt là các năm 1971, 1972, 1973, tốc độ tăng trưởng đạt trên 13% . Tổng giá trị sản lượng công nghiệp Đài Loan tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 18%, trong đó có 5 năm vượt quá 20%. Do công nghiệp phát triển mạnh cho nên tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong GNP liên tục tăng lên. Nếu như trong năm 1961 sản lượng công nghiệp chỉ mới chiếm 25% thì đến năm 1973 tỷ lệ đó đã tăng lên tới 43,8%. Về xuất khẩu, từ năm 1961 đến năm 1973, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20 lần, từ mức gần 0,2 tỷ USD lên gần 4,5 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 10 lần, từ 0,3 tỷ USD lên 3,8 tỷ USD. Đồng thời, Đài Loan chuyển từ tình trạng nhập siêu sang xuất siêu liên tục cho tới thập kỷ 90. Đến giai đoan này, các doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động ngoại thương. Nhờ các chính sách khuyến khích tư nhân tham gia vào các hoạt động xuât khẩu của Chính phủ cho nên ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động này mà chủ yếu vẫn là các SMEs. Điều này tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp SMEs của Đài Loan bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh, mạnh và ổn định. Các SMEs có quy mô từ 10-99 công nhân chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, đặc biệt là trong ngành chế tạo. Đồng thời, do nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu nên các SMEs sản xuất và dịch vụ phát triển rất nhanh, và đã tăng lên tới 10 vạn doanh nghiệp. Điều đáng chú ý là để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, các SMEs trong giai đoạn này đã chuyển từ mục tiêu giải quết việc làm sang mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Tỷ lệ hàng xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ và Canada trong giai đoạn này đã tăng 40%/năm; sang Đức và Anh tăng 30%/năm và Nhật tăng 20%/năm. Năm 1965, Hội đồng hợp tác kinh tế quốc tế của Chính phủ Đài Loan (IECC) đã bảo trợ cho môt nhóm nghiên cứu với mục tiêu thu thập và xử lý thông tin về các chính sách và thưc tiễn hoạt động hỗ trợ SMEs của các nước trên thế giới. Vào tháng 5-1966, Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của nhóm nghiên cứu này thành lập “Nhóm làm việc trợ giúp SMEs” nhằm thống nhất sự hợp tác của các cơ quan của Chính phủ và các tổ chức khác, bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế, Ngân hàng Trung ương, Chính quyền tỉnh Đài Loan, trung tâm phát triển năng suất lao động Trung hoa và Trung tâm thương mại Trung hoa và trung tâm phát triển công nghiệp cơ khí. Mục tiêu của tổ chức này là giúp chính phủ đề ra các chính sách định hướng vào việc trợ giúp SMEs. Ngày 14/9/1967, Hội đồng hợp tác quốc tế Đài Loan thành lập: "Văn phòng hướng dẫn và trợ giúp SMEs" trực thuộc Bộ Kinh tế. Văn phòng này được thành lập trên cơ sở sát nhập Viện nghiên cứu công nghiệp của Bộ kinh tế với một số cơ quan khác của Chính phủ giao nhiệm vụ giám sát, chuẩn bị, phối hợp và xúc tiến các biện pháp trợ giúp SMEs. Tháng 8/1969, Hội đồng hợp tác kinh tế quốc tế của Đài Loan đã giải tán văn phòng trợ giúp SMEs. Mọi chức năng nhiệm vụ của văn phòng này được chuyển giao cho Bộ Kinh tế. Ngày 25/2/1970 Bộ Kinh tế Đài Loan đã thành lập Cục công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế, có chức năng quản lý điều hành, xúc tiến và lập kế hoạch trợ giúp SMEs. Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1980. Do ảnh hưởng của hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới cho nên trong giai đoạn này nền kinh tế Đài Loan tăng chậm và không ổn định. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đều giảm so với giai đoạn trước, gây tác động xấu đến hoạt động của các SMEs. Đối với lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng đã giảm từ 16,2% (năm 1973) xuống 4,5% (năm 1974). Năm 1974 là năm khó khăn nhất trong phát triển kinh tế của Đài Loan. Nhưng sau đó, Đài Loan đã vượt qua khó khăn, sản xuất công nghiệp đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Năm 1975 sản lượng công nghiệp tăng 9,5% và năm 1976 tăng tới 23,3%. Đến năm 1979, do tác động của cuộc khủng hoảng lần thứ 2, công nghiệp Đài Loan tiếp tục giảm sút và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Đài Loan cũng bị tác động mạnh do nhu cầu của các thị trường lớn truyền thống như Mỹ, Canada, Nhật Bản,... giảm mạnh. Sau cuộc khủng hoảng này Đài Loan đã mở rộng thị trường xuất khẩu ra toàn thế giới, không bó hẹp ở một số nước như trước đây nhằm giảm bớt những rủi ro của hoạt động xuất khẩu khi các thị trường này gặp khó khăn. Qua 20 năm phát triển kinh tế, thu nhập của dân cư đã được cải thiện, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, nhưng lại xuất hiện tình trạng thiếu lao động và giá thuê nhân công ngày càng tăng. Do đó, Chính phủ Đài Loan đã thúc đẩy xuất khẩu bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao như luyện kim, đóng tầu, hoá dầu, công nghiệp điện tử.… Đứng trước tình trạng thay đổi này các SMEs đã bắt đầu thay đổi chiến lược hoạt động. Một số SMEs ký các hợp đồng với các doanh nghiệp lớn để trở thành các "vệ tinh" và các "nhà thầu phụ". Một số khác trở thành các cơ sở gia công, chế biến cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, phần lớn các SMEs vẫn hoạt động trong các ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động như dệt may, đóng giầy, điện dân dụng, cao su, nhựa, thiết bị thể thao... Mặc dù gặp khó khăn, số lượng SMEs vẫn liên tục tăng. Trong lĩnh vực sản xuất, năm 1981 đã có tới 90.580 SMEs, chiếm 98,9% trong tổng số các doanh nghiệp. Số lượng nhân công và sản lượng của các SMEs cũng tăng mạnh. Năm 1981, tỷ lệ tăng nhân công và sản lượng công nghiệp của các SMEs thuộc khu vực này tương ứng là 62% và 44,8%. Ngày 1/5/1974, các tổ chức của Chính phủ và xã hội bao gồm: Phòng tiền tệ thuộc Cục công nghiệp, phòng kinh doanh của Ngân hàng Trung ương, Ban kinh tế đối ngoại, Hội đồng SMEs Trung Hoa, Hội đồng phát triển ngoại thương Trung Hoa, Trung tâm nghiên cứu công nghiệp cơ khí, Trung tâm phát triển năng suất lao động Trung Hoa, Trung tâm xúc tiến công nghiệp thủ công và Trung tâm thiết kế bao gói công nghiệp Trung Hoa đã cùng nhau thành lập "Trung tâm liên kết dịch vụ SMEs"với mục tiêu thúc đẩy và phối hợp mạnh mẽ các biện pháp trợ giúp SMEs. Ngày 2/8/1977, Chính phủ chỉ định Bộ kinh tế là cơ quan quản lý cao nhất các SMEs và Cục công nghiệp là cơ quan thực hiện các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn các SMEs. Chính phủ cũng giao quyền cho Cục công nghiệp với các tổ chức chuyên môn, các cơ quan của Chính phủ và các trường Đại học để thực hiện các hoạt động trợ giúp và hương dẫn các SMEs. Ngân hàng SMEs cũng thành lập "Phòng dịch vụ tín dụng SMEs"để tạo điệu kiện thuận lợi cho các SMEs có thể tiếp cận với các nguồn tài chính. Ngày 15/1/1981, Bộ kinh tế Đài Loan đã thành lập "Cục quản lý SMEs" (SMEA) trực thuộc Bộ kinh tế với mục tiêu tăng cường hoạt động hướng dẫn và trợ giúp SMEs. Cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện mọi hoạt động trợ giúp và hướng dẫn SMEs. Ngày 14/7/1982, Chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn SMEs về công nghệ, quản lý doanh nghiệp, các vấn đề về tài chính và thị trường ,... SEMA có quyền giao cho các tổ chức chuyên môn, các trường Đại học thực hiện các hoạt động trợ giúp và hướng dẫn SMEs. Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1997. Đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế Đài Loan trong giai đoạn này là nền kinh tế đã phục hồi và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển của các SMEs gặp nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ của các nước. Kể từ năm 1983 đến 1997, tốc độ tăng trưởng GNP bình quân của Đài Loan là 7,56%/năm. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong GNP liên tục tăng lên còn tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. T._.vấn hỗ trợ SMEs của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ SMEs (NEDCEN) của Liên minh các Hợp tác xã, Trung tâm hỗ trợ SMEs của Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng, Trung tâm hỗ trợ SMEs Bắc Giang, Hiệp hội Công thương Hà nội và Hiệp hội Công thương TP.Hồ Chí Minh,... Trong thời gian vừa qua, các trung tâm này thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tư vấn cho các SMEs. Tuy nhiên, Chính phủ cần ban hành các tiêu chuẩn thống nhất cho việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ SMES, tránh hiện tượng "bùng nổ"về tung tâm tư vấn. Thành lập "Hiệp hội các SMEs Việt Nam". "Hiệp hội SMEs" sẽ là một tổ chức tự nguyện, do các SMEs thành viên tham gia. Hiệp hội này sẽ là tổ chức đại diện cho các SMEs khi đối thoại với Chính Phủ hay các tổ chức khác trong và ngoài nước; bảo vệ lợi ích của các SMEs; hỗ trợ các SMEs thành viên về các tư vấn tài chính, thị trường, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng các lớp ngắn hạn cho cán bộ và nhân viên của các SMEs; tham gia vào các tổ chức, các hiệp hội khác như Hiệp hội SMEs Thế giới (WASME)... Thúc đẩy phát triển thầu phụ công nghiệp Thầu phụ công nghiệp là chìa khoá của các SMEs công nghiệp vì nó khắc phụ được hạn chế lớn nhất của các SMEslà thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến phát triển thầu phụ công nghiệp đang là nhu cầu cấp bách không những đối với các SMEs mà còn đối với cả các doanh nghiệp lớn. Thầu phụ công nghiệp là một hình thức hợp tác rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. ở Đài Loan, "Hệ thống Vệ tinh - Trung tâm" được thiết lập với nhiều mô hình khác nhau để phát triển thầu phụ công nghiệp, đăc biệt trong ngành may mặc, điện tử, giao thông, cong nghiệp cơ khí,... Chiến lược phát công nghiệp của chúng ta đang hướng mạnh vào sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Do đó phát triển thầu phụ công nghiệp là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện thành công chiến lược này. Để hỗ trợ việc phát triển thầu phụ công nghiệp cho các SMEs , Nhà nước cần tập chung giải quyết các công việc sau: Hỗ trợ thành lập "Phòng xúc tiến thầu phụ công cho các SMEs", xây dựng chương trình phát triển thầu phụ gắn với chương trình nội địa hoá sản phẩm, có thể giao cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành công việc này. Xây dựng qui chế cho phép thuê hoặc mua máy móc thiết bị cũ một cách thuận lợi và rộng rãi phù hợp với khả năng tài chính của các SMEs. Thành lập "Quỹ hỗ trợ phát triển thầu phụ công nghiệp" nhằm giúp đỡ các SMEs có khả năng tài chính để thắng thầu. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn có chính sách phát triển thầu phụ công nghiêp. Ngoài ra, Chính phủ cần có các biện pháp trợ giúp các SMEs khác như hỗ trợ cải tiến công nghệ sản xuất; hỗ trợ máy móc thiết để kiểm soát ô nhiễm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho các SMEs và giúp các doanh nghiệp này xích lại gần nhau để hợp tác cùng phát triển.... Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách đất đai Để tháo gỡ những khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất, tạo điệu kiện thuận lợi cho các SMEs phát triển cần phải có những giải pháp sau: Mở rộng quyền cho chính quyền địa phương trong việc trong việc cấp và cho các Doanh nghiệp thuê đất để phục vụ sản xuất kinh doanh; tăng thời gian sử dụng và miễn giảm thuế đối với phần vốn bỏ vào việc mở mang đất đai, tận dụng các khu vực hoang hoá đầm lầy,... phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn giản hoá thủ tục thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp lý, khuyến khích các SMEs sử dụng đất có hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. Cho phép các SMEs ngoài quốc doanh được hưởng những quyền lợi về sử dụng đất giống như đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nghĩa là Nhà nước giao quyền sử đất, được thuê đất với giá như doanh nghiệp Nhà nước phải trả,... Đồng thời, dỡ bỏ các trở ngại lớn về tài chính đang kìm hãm việc đăng ký đất và các công trình xây dựng - cụ thể là phí và thuế đang vượt quá 25% giá trị tài sản. Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và công bằng hơn để giải quyết các vụ tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết triệt để vấn đề quyền sử dụng và quyền sở hữu. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung dành cho các SMEs. Giải pháp này đã được thực hiện thành công ở Đài Loan cũng như ở một số nước khác. Nhà nước hỗ trợ các SMEs bằng cách xây dựng các khu công nghiệp tập trung với điệu kiện cơ sở hạ tâng ở mức trung bình, rồi bán lại hoặc cho các SMEs thuê với giá rẻ theo phương thức trả góp, đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Điều này cho phép Nhà nước tiết kiệm được quỹ đất, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, tập trung xử lý rễ dàng vấn đề ô nhiễm môi trường do các SMEs gây ra, tổ chức và quản lý các SMEs một cách có hiệu quả,... ở các nước khác, ví dụ như Mỹ, giải pháp này được gọi là mô hình "vườn ươm" thường là để cung cấp cho những người mới khởi nghiệp mặt bằng để thực hiện sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các dịch vụ về tư vấn, quản lý, thông tin liên lạc... với giá rất rẻ, ngoài ra các doanh nghiệp trong “vườn ươm” còn được hưởng ưu đãi về thuế. Nói tóm lại, đây là “tổ” nuôi dưỡng những doanh nghiệp mới ra đời. Khi đã đủ lớn họ, buộc phải rời khỏi tổ để tự lập. Chính sách thuế Chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất thông qua việc ưu đãi về thuế đã được thể hiện đẩy đủ trong các luật như: Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt,...Trong những luật thuế này đều quy định miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề độc hại, các doanh nghiệp được hoạt động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo,.... Với nguyên tắc chính sách thuế phải đảm bảo tính thống nhất, đơn giản và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Do đó, Nhà nước nên có biện pháp loại trừ tình trạng bất bình đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải nộp thuế lợi tức từ 10-25% (điều 54 Nghị định 12/CP ngày 18/2/97) trong khi đó các doanh nghiệp trong nước phải nộp thuế lợi tức từ 35-50%. Tuy nhiên đối với các SMEs mới thành lập, Chính phủ cũng cần có chính sách ưu đãi nhất định, trước mắt có thể giống với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, chính sách thuế của Chính phủ cần đổi mới theo hướng học tập kinh nghiệm của Đài Loan như: Ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập có thể từ 3 tới 5 năm tuỳ theo từng ngành nghề kinh doanh. Ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn khuyến khích các SMEs đầu tư mạnh vào các vùng này để giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong nông nghiệp. Cần có hình thức và mức độ ưu đãi thuế hợp lý cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô, giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay. Chính sách thị trường Chính phủ cần có chính sách thị trường rõ ràng, nhất quán, để đảm bảo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau được hoạt động trên cùng một "sân chơi" với cùng một "luật chơi"như nhau, hạn chế độc quyền đặc quyền của các doanh nghiệp lớn. Chính phủ cần thành lập các kênh thông tin nhằm giúp các SMES tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước các kênh thông tin này cần được quảng bá một cách rộng rãi để các SMEs có thể sử dụng vào mục đích tìm kiếm các đối tác nước ngoài và các cơ hội kinh doanh mới (ở Đài Loan, Hội đồng phát triển Ngoại thương Trung Hoa (CETRA) được thành lập để hình thành mạng lưới thông tin thị trường quốc tế giúp cho các SMEs tìm kiếm cơ hội kinh doanh). Bởi vì các SMEs thường thiếu phương tiện, công nghệ nắm bắt thông tin nên rất khó tìm kiếm thị trường xuất khẩu, thường phải xuất khẩu qua các doanh nghiệp lớn. Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách nhằm trợ giúp các SMEs trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu để các SMEs tiếp cận thị trường thế giới, tích luỹ ngoại tệ mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cần tránh hiện tượng phân biệt đối xử của các phòng Thương mại Việt Nam ở nước ngoài, như hiện nay, chi quan tâm giúp đỡ các doanh nghiệp lớn mà chưa quan tâm đến các SMEs. Xu thế hội nhập kinh tế thế giới đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng Chính phủ cũng cần có các chính sách bảo hộ hợp lý nhất định nhằm tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các SMEs. Mặt khác cần xây dựng các chính sách giúp các SMEs tham gia vào hoạt động mua sắm của Chính phủ nhằm tạo cho các SMEs những cơ hội kinh doanh mới. Nhóm giải pháp hỗ trợ tài chính cho SMEs Không chỉ các SMEs mà tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng đều có nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, không thể có các chính sách khuyến khích, huy động vốn ưu đãi riêng cho các SMEs. Muốn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thì việc đòi hỏi ưu đãi lại càng tỏ ra bất hợp lý. Chính phủ cần có các chính sách huy động vốn thống nhất cho tất cả các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Các biện pháp ưu đãi nên được thực hiện theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc các vùng cần được khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn, hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đời sống chiếm tỷ trọng rất cao, cho nên không cần thiết phải ưu ái hỗ trợ các doanh nghiệp này, mà nên ưu tiên cho các lĩnh vực khác như lĩnh vực công nghiệp, sản xuất và các ngành chế biến.... Mặt khác, như kinh nghiệm của Đài Loan, Nhà nước chỉ nên hỗ trợ các SMEs mới thành lập, bởi các SMEs này ngoài nhu cầu về vốn, họ rất cần tư vấn về định hướng cụ thể để sớm hội nhập vào môi trường chung. Nếu các SMEs đã ra đời và hoạt động từ 5-10 năm mà vẫn rơi vào tình trạng cần phải hỗ trợ về vốn, công nghệ, thị trường... thì sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế. Theo cách đặt vấn đề đó, các chính sách tài chính tín dụng đối với các SMEs cần tập trung vào một số nội dung sau: Bảo đảm cho các SMEs trong khu vực ngoài quốc doanh thực sự bình đẳng như các doanh nghiệp Nhà nước khi vay vốn ngân hàng để tạo một "sân chơi bình đẳng"để tất cả mọi người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau. Sự bất bình đẳng hiện nay giữa các doanh nghiệp chủ yếu thể hiện ở các điệu kiện phân biệt theo thành phần kinh tế. Chẳng hạn các DNNN có nhận được sự bảo lãnh của Nhà nước đối với các khoản vay, trong khi các SMEs khu vực tư nhân lại không thể có được sự bảo lãnh đó. Để vay tín dụng, các SMEs phải có tài sản thế chấp cho các ngân hàng, còn các DNNN được miễn thực hiện yêu cầu này. Cần phải tạo ra một "sân chơi bình đẳng" cho các doanh nghiệp, điều này đã được chứng minh một cách sinh động trong cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam á là phải đảm bảo để các khoản tín dụng được thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính chứ không phải bởi các quyết định chính trị, bao gồm cả vốn vay cho các SMEs. Đây cũng là cách duy nhất để đảm bảo sự hợp lý và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính vì lợi ích của toàn nền kinh tế trong thời gian dài hạn mà nhiều nước trong khu vực gần đây đã rút ra được bài học cay đắng. Do đó, vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng phải là sự tin cậy về khả năng trả nợ của người đi vay chứ không phải là quyền sở hữu hoặc "địa vị pháp lý"của người đi vay. Điều này vừa cho phép liệu một doanh nghiệp có được vay vốn hay không vừa cho phép xác định liệu một doanh nghiệp có cần phải thế chấp tài sản hay không. Mở rộng phạm vị tài sản thế chấp. Bằng cách quy định rõ việc cầm cố và tiến tới bất kể tài sản có của doanh nghiệp cũng có thể mang thế chấp, kể cả tài khoản có. Ngay cả tài sản mà doanh nghiệp chắc chắn có trong tương lai cũng cần được xem xét để được phép mang thế chấp khi vay vốn. Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp các SMEs khắc phục khó khăn về vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Với hình thức này, các ngân hàng thương mại tháo gỡ được tình trạng đóng băng vốn và bảo đảm an toàn hơn trong quá trình cho vay. Tín dụng thuê mua đã được áp dụng rất rộng rãi ở Đài Loan và ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Hình thức tín dụng này là loại tín dụng trung và dài hạn, người có nhu cầu không nhận tiền để mua sắm thiết bị, tài sản cho mình mà nhận trực tiếp tài sản phù hợp với nhu cầu sử dụng. Người thuê mua thanh toán bằng tiền theo phương thức trả dần và sau một thời gian sử dụng nhất định có thể mua lại chính tài sản đó. Để thực hiện được hình thức tín dụng này đòi hỏi phía ngân hàng phải am hiểu nhu cầu của các SMEs, thị trường máy móc thiết bị và phải có nguồn vốn lớn. Thành lập "Quỹ hỗ trợ đầu tư SMEs" để cho các SMEs vay vốn trung và dài hạn. Nhà nước cần đứng ra thành lập quỹ này cùng với các tổ chức tài chính, các cá nhân khác. Trong quỹ này có thể phân định rõ các quỹ nhỏ như quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, quỹ đầu tư đổi mới công nghệ, quỹ đào tạo... Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả, cần có một cơ chế điều hành quỹ thật rõ ràng, minh bạch, xác định đúng đối tượng hỗ trợ với những điệu kiện cụ thể thống nhất kèm theo. Quỹ này có thể hoạt động theo nguyên tắc của quỹ hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp được quy định tại điều 7 Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Hiện nay, đã có một số quỹ đi vào hoạt động trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ các SMEs. Chẳng hạn, "Quỹ phát triển các SMEs" do EU và Bộ lao động thương binh & xã hội phối hợp tiến hành trong khuôn khổ dự án hợp tác kinh tế nhằm trợ giúp các SMEs của Việt Nam và EU đã chính thức đi vào hoạt động ngày 13/7/1998. Với tổng nguồn vốn 25 triệu USD đã được chuyển cho Ngân hàng thương mại á Châu (ACB) ở thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành cho các SMES trên cả nước vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay từ 3-5 năm (tất cả các doanh nghiệp có vốn đăng kí từ 50.000USD-300.000USD và sử dụng từ 10-500 lao động đều nằm trong đối tượng được vay vốn từ quỹ này). Đây là một mô hình tốt mà chúng ta cần xúc tiến rộng rãi để trợ giúp về vốn cho các SMEs. Thành lập và triển khai rộng rãi mô hình "Quỹ bảo lãnh tín dụng SMES". Mô hình này đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và cũng đã được thực hiện thành công ở Đài Loan. Chính phủ đưa ra chính sách trợ cấp lãi suất và dùng tiền ngân sách cùng với giới ngân hàng thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để đảm bảo cho các SMEs vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng được khuyến khích bỏ vốn ra thành lập Trung tâm Liên hiệp Hỗ trợ tín dụng SMEs. Trung tâm này vừa giúp SMEs vay vốn, vừa giúp ngân hàng thẩm định việc cho vay đối với những dự án mà ngân hàng không thể tự tay quyết định cho SMEs vay. ở Việt Nam, “Quỹ bảo lãnh tín dụng SMEs” đã được thử nghiệm thành công tại Trung tâm tư vấn SMEs Bắc Giang. Với nguồn vốn 100.000USD do Đức tài trợ, Trung tâm đã cùng Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Hà Bắc thực hiện được hơn 40 lượt vay trong 4 năm qua (từ năm 1994-1998) với tổng số vốn cho vay gấp 3 lần vốn của Quỹ. Khoản vay lớn nhất là 80 triệu đồng và ít nhất là 30 triệu đồng trong thời hạn từ 1-3 năm tùy theo mục đích vay để đầu tư vào vốn lưu đông hay đầu tư vào tài sản cố định. Do đó mô hình này cần được nhân rộng. Quỹ bảo lãnh tín dụng cần được thiết lập như một Ngân hàng bảo lãnh độc lập dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nguồn vốn của quỹ có thể do ngân sách Nhà nước cấp, do các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các cá nhân đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện. Cơ cấu tổ chức của Quỹ có thể bao gồm Hội đồng quản trị và Ban điều hành (gồm đại diện của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các SMEs....). Quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ nên bù đắp tối đa 70% giá trị tiền vay trong trường hợp người vay mất khả năng thanh toán. Ngân hàng cho vay với tư cách là khách hàng của Quỹ phải cùng chia sẻ rủi ro, ít nhất là 30%. Để thiết kế hệ thống bảo lãnh tín dụng, cần chú ý bốn tiêu chí là: (1) Quá trình xét duyệt bảo lãnh và cho vay, (2) Phân bổ tổn thất, (3) Uy tín của người bảo lãnh và (4) Chi phí và lệ phí khi tiến hành bảo lãnh. Xây dựng các chương trình tín dụng không hoàn lại để giúp các SMEs hoạt động trong những vùng và lĩnh vực đặc biệt khuyến khích như: vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, các lĩnh vực độc hại, .... Những chương trình này cần có tiêu chuẩn rõ ràng khi lựa chọn đối tượng được cấp vốn và còn có những thủ tục hành chính chặt chẽ khoa học để tránh tham nhũng, đảm bảo sự minh bạch và có hiệu quả. Ngoài ra, Chính phủ cần có các quy định cụ thể khác nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho các SMEs trong các hoạt động tài chính như giảm bớt thủ tục phiền hà trong vay vốn và thanh toán với Ngân hàng, cho phép các SMES được quyền khấu hao tài sản cố định nhanh theo khả năng của các doanh nghiệp, quy định số vốn của các Ngân hàng thương mại dành cho các SMES phải tăng lên hàng năm,... Điều đáng lưu tâm khi thực hiện chính sách tín dụng, Chính phủ phải đưa ra được một chương trình tín dụng có mục tiêu chiến lược rõ ràng tránh tình trạng dàn trải, kém hiệu quả làm lãng phí nguồn vốn của Nhà nước. Nhóm giải pháp hỗ trợ về công nghệ và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ công nghệ của SMEs Như đã đề cập ở phần trước, chúng ta nên có các giải pháp theo hướng sau đây: Cho phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị với một khoản khấu trừ khi xác định thuế lợi tức. Kinh nghiệm của Đài Loan và các nước khác cho thấy đây là một trong những biện pháp ưu đãi thuế thành công được sử dụng để khuyến khích các SMEs đầu tư thiết bị và máy móc. Cần có các văn bản pháp luật tạo điệu kiện thuận lợi cho các hoạt động thuê mua tài chính, bán trả góp để các SMEs thiếu vốn có thể nâng cấp máy móc thiết bị tốt hơn. Trong giai đoạn đầu phát triển, Đài Loan đã mở cửa thị trường cho máy móc thiết bị cũ nhằm thu hút kỹ thuật từ nước ngoài, nhưng chỉ chấp nhận miễn thuế cho những thiết bị phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế được xác định cho từng thời kỳ. Vì vậy, chúng ta cần ngiêm túc xem xét việc nới lỏng các quy định nghiêm ngặt hiện hành có liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu máy móc thiết bị cũ để cho phép nhập khẩu thiết bị cũ, nhưng còn sử dụng tốt phù hợp với khả năng tài chính của các SMEs . Điều đó cho phép các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất của mình một cách tiết kiệm hơn mà vẫn không biến đất nước thành một "bãi rác công nghệ". Điều này thực sự có ý nghĩa với các SMEs vì khả năng hạn chế về vốn của họ. Nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ về công nghệ cho các SMEs như thông tin về thị trường công nghệ, các trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo...để các SMEs chọn lựa được công nghệ thích hợp. Ngoài ra, cần giảm bớt các chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và phí truy nhập Internet để khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin về công nghệ trên thế giới. Đối với chính sách này, Đài Loan đã phát triển được một hệ thống hỗ trợ khá đầy đủ và hoàn thiện, bao gồm: Hỗ trợ giới thiệu công nghệ mới , Hỗ trợ trong việc chuyển giao và cải tiến công nghệ, đặc biệt là các biện pháp khuyến khích cải tiến công nghệ, các biện pháp này đã được phân tích chi tiết ở chương II. Thiết nghĩ, những biện pháp này là những biện pháp mà chúng ta có thể thực hiện được trong hoàn cảnh hiện nay. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa, để khuyến khích các SMEs nâng cao năng lực công nghệ của mình, điều đó có nghĩa là nâng cao nội lực của nền kinh tế. Giải pháp phát triển nhân lực hỗ trợ SMEs. Hoàn thiện một hệ thống dạy nghề hợp lý phù hợp với điệu kiện nước ta. Hệ thống dạy nghề cần được tổ chức phân cấp, theo cơ cấu ngành gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ và phát huy tính xã hội hóa trong công tác đào tạo dạy nghề. Cơ quan trung ương quản lý chung về công tác dạy nghề chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, các địa phương nghiên cứu hoạch định qui hoạch, kế hoạch trình chính phủ về công tác dạy nghề cho các giai đoạn và những bước tiếp theo. Nội dung không chỉ hoạch định về quy mô, chất lượng, ngành nghề đào tạo mà cần chỉ rõ phương án bố trí hệ thống các trường nghề: Trung ương (do Tổng cục dạy nghề trực tiếp quản lý) gồm các trường nào, cấp đào tạo nào? còn các ngành sản xuất, các địa phương nắm những trường nào?. Không nhất thiết mỗi tỉnh đều có các trường dạy nghề giống nhau, mà có thể bố trí theo vùng, trên cơ sở liên doanh, liên kết, hợp tác. Chỉ khi có quy hoạch, kế hoạch dạy nghề đúng đắn, hợp lý thì các biện pháp đầu tư nguồn lực, tăng cường quản lý mới khả thi và hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách tăng cường đầu tư cho công tác dạy nghề. Ngoài vốn ngân sách dành cho công tác dạy nghề, cần phải huy động vốn từ các nguồn vốn khác như: Huy động đóng góp của người học, của người sử dụng lao động. Lồng ghép công tác dạy nghề với các chương trình kinh tế- xã hội khác như chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Sử dụng nguồn vốn vay, hoặc tài trợ của các tổ chức quốc tế cho công tác dạy nghề. Hơn nữa cần đa dạng hoá các khoá học ở các trường đại học. Cần xây dựng các khoa quản trị doanh nghiệp của các trường đại học kinh tế chính quy của nhà nước, có chương trình chuẩn bị và đào tạo theo nhiều phương thức học không thường xuyên, buổi tối... cho nhiều loại trình độ, đào tạo dài hạn đi đôi với bồi dưỡng ngắn hạn theo yêu cầu của từng loại đối tượng. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho chủ SMEs phải đáp ứng yêu cầu trình độ kỹ thuật quản lý sản xuất - kinh doanh hiện đại, gắn với thực tiễn của điệu kiện Việt nam. Hệ thống các khoa này tại các trường của Nhà nước phải thật sự làm nòng cốt về chương trình trong việc đào tạo, cung cấp cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp trong nước. Khuyến khích phát triển hoạt động hỗ trợ nhân lực các trung tâm hỗ trợ SMEs. Nhu cầu hỗ trợ về nhân lực của các SMEs rất lớn mà khả năng cũng như tiềm lực của nhà nước thì có hạn. Do đó, để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp này, cần thiết phải huy động lực lượng hỗ trợ của toàn xã hội. Do đó, cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ các SMEs về nhân lực. Hiện nay công tác hỗ trợ SMEs về nhân lực cũng nhận được sự quan tâm đáng kể. Các cuộc hội thảo bàn về vai trò cũng như các biện pháp hỗ trợ nhân lực SMEs được Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam (VCCI) cùng các đơn vị tài trợ liên tục tổ chức. Ngày càng có nhiều tổ chức hỗ trợ và kết quả cho thấy số lượng SMEs nhận được sự hỗ trợ từ phía các trung tâm lớn hơn rất nhiều so với những năm trước. Hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các khóa đào tạo là hoạt động mà đa số các trung tâm hỗ trợ tham gia. Có lẽ đây là hình thức hỗ trợ mà các trung tâm dễ tiếp cận thực hiện nhất đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu về tăng cường kiến thức kinh doanh và khả năng quản lý của các doanh nghiệp. Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp (BPSC) ( Số 7 Nguyễn Thái Học) là một trong những trung tâm có nhiều hình thức hoạt động thiết thực. Trung tâm hình thành trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa liên minh Hợp tác xã Việt nam (VCA) và tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ). Trung tâm đã tổ chức được hàng chục lớp học, trong đó bao gồm cả một số lớp học đào tạo giảng viên và các hội thảo sau mỗi khóa học. Hiện nay, BPSC đã mở rộng mục tiêu đào tạo sang các hộ gia đình. Đây là một hướng đi mới cần được nhân rộng vì theo như ước tính thì nước ta có khoảng 1.880.000 hộ kinh doanh gia đình, nếu như loại doanh nghiệp này phát triển tốt sẽ thu hút được một khối lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ngoài ra không thể không kể đến hoạt động hỗ trợ đào tạo của Trung tâm xúc tiến SMES tại VCCI là SME PC/VCCI ( Phòng 504/ VCCI Số 9 Đào Duy Anh/ ĐT: 04.5.742.163). 2 Trung tâm này luôn có những chương trình, dự án đào tạo nhân lực cho các SMEs. SME PC còn hợp tác với ILO nhằm thiết kế những khoá học cho các SMEs, trong đó nòng cốt là hai dạng khoá học về khởi sự doanh nghiệp và khoá học về phát triển doanh nghiệp. Tiếp đó là những kết quả rất đáng khích lệ của Trung tâm hỗ trợ phát triển SMEs( SMEDEC) trong Tổng cục tiêu chuẩn-đo lường chất lượng (Số 8 Hoàng Quốc Việt/ Tầng 3 nhà H, ĐT: 04.7.642.244) qua những lớp đào tạo ngắn hạn về các vấn đề nhân lực trong SMEs như “Kỹ năng thuyết trình và điều hành hội thảo”, “mối quan hệ giao tế kinh doanh”, Trung tâm cũng tiến hành biên soạn một số lượng đáng kể các giáo trình phục vụ cho hoạt động đào tạo mới và đào tạo lại nhân lực trong các SMEs trong đó có cập nhật những thông tin liên quan tới các hội nghị, hội thảo, chính sách, khảo sát, nghiên cứu mới nhất. Để SMEs có những bước tiến hơn nữa thì bên cạnh sự hỗ trợ về các chính sách đào tạo nhân lực của chính phủ, các trung tâm cũng cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là trong việc hình thành một mạng lưới liên kết hợp tác cùng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và Nhà nước cần khuyến khích những trung tâm hỗ trợ này phát triển ở mức cao hơn. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ các SMEs trực tiếp đào tạo và sử dụng lao động Công tác tư vấn đã góp phần rất hiệu quả trong việc cung cấp tri thức đúng địa chỉ và từ đó giúp hình thành đội ngũ các nhàn quản lí SMEs tài năng. Hình thức cung cấp tri thức dưới dạng tư vấn rất có hiệu quả bởi nó đáp ứng được nhu cầu của giới quản lí SMEs Việt nam hiện nay là rất thiếu tri thức nhưng không có điệu kiện và thời gian để học một cách có hệ thống. Hơn nữa, sự thiếu hụt tri thức của cán bộ Việt nam hiện nay là rất khác nhau. Do vậy họ có nhu cầu chỉ dẫn cụ thể, sâu sắc nhưng lại theo những mức độ vấn đề khác nhau. Các lớp học lý thuyết tập trung ít hiệu quả do chương trình giảng dạy bị rút ngắn cho phù hợp với yêu cầu chung đến mức trở lại các nguyên lý cơ bản, rất khó vận dụng trong nền kinh tế thị trường sơ khai nhưng đầy biến động của nước ta. Mặt khác, bằng hình thức tư vấn thì các trung tâm tư vấn có thể kết hợp mạng lưới các cộng tác viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, đặc biệt là các cá nhân và các chuyên gia kinh doanh thành đạt để tư vấn trực tiếp cho người yêu cầu. Hình thức tổ chức theo kiểu tư vấn cũng gọn nhẹ, giảm chi phí đến mức SMEs có thể trang trải được. Kết Luận Đề tài: "Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giảI pháp phát triển SMES của Việt Nam" được nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của việc xây dựng chiến lược phát triển SMEs ở Việt Nam hiện nay. Với kết quả nghiên cứu, Có thể có những kết luận và gợi ý như sau: Duy trì sự ổn định về chính trị và xã hội, luôn luôn cập nhật nghiên cứu biến động của môi trường phát triển của SMEs để đưa ra những chính sách hiệu quả, đồng thời đề cao tính liên minh và quan hệ bền vững giữa các SMEs. Đó là những nhân tố chủ đạo mang tính chiến lược để thúc đẩy sự phát triển của SMEs mà ta đã thấy từ kinh nghiệm phát triển của Đài Loan. Biết cân nhắc và lựa chọn chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu có triển vọng và tập trung và một nhóm nền công nghiệp chủ đạo có tính tích cực, Chính phủ sẽ là bộ phận hỗ trợ bằng vốn và tín dụng để thúc đẩy sự phát triển của SMEs. Chính phủ phải biết kết hợp với các tổ chức hành chính để nghiên cứu xúc tiến kinh tế đối ngoại, sau đó là để hỗ trợ các SMEs tham nhập và thị trường quốc tế. Giữ tỉ giá hối đoái luôn ổn định để nâng cao tiết kiệm, và biến nguồn tiết kiệm dồi dào thành nguồn vốn hùng hậu có tính sinh lời cao. Cung cấp vốn khi doanh nghiệp muốn gia nhập môi trường kinh doanh nhưng luôn biết kết hợp giữa vốn tự có và hỗ trợ quản lý để các SMEs nâng cao tỉ lệ thành công trong hoạt động của mình. Tạo ra một môi trường thuận lợi và hữu ích cho các SMEs không bị chi phối bởi các Doanh nghiệp lớn. Danh mục tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng việt Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Lộ trình phát triển DNN&V, Dự án chuẩn bị Chương trình phát triển DNN&V TA 4031 – VIE, Tháng 7/2003. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), DNN&V thực trạng và giải pháp, NXB Thống kê, 2002. Nguyễn Cúc, Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNN&V Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, 2000. Kinh nghiệm và thành tựu trong việc hướng dẫn và giúp đỡ doanh nghiệp vừa nhỏ – Cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ – Bộ kinh tế Đài Loan, 11/1996. Kỳ tích kinh tế Đài Loan – NXB Chính trị quốc gia,1995. Kinh nghiệm phát triển SME của Đài Loan , Chou-You. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. GS-TS Nguyễn Đình Hưng “Giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam” - NXB Chính trị quốc gia 2002. Đỗ Đức Thịnh, Phát triển DNN&V ở một số nước trên thế giới, NXB Thống kê, 1999. Trần Kim Hào, Tiêu Tiến Dũng, Trịnh Đức Chiều, Kinh nghiệm hỗ trợ DNN&V tại Cộng hoà Liên Bang Đức, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2000. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, phát triển DNN&V kinh nghiệm nước ngoài, NXB Thống kê Hà Nội, 2001. Vũ Quốc Tuấn, Kinh nghiệm phát triển DNN&V của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. OECD/UNIDO, "Cộng đồng doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp ở các nền kinh tế chuyển đổi: Các đề xuất và hướng dẫn chính sách" Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Luật doanh nghiệp 4/11/2003. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về việc trợ giúp và phát triển DNN&V. Thời báo kinh tế, Tạp chí kinh tế phát triển, Báo đầu tư, Tạp chí ngân hàng, các số năm 2000-2003, Tài liệu tiếng Anh: Yoshiyuki Oba, Finance for small Business in Japan, March 1999, James Riedel and Chuong S.tram (1997), The emerging Private sector and Industrialization of Vietnam, Private sector discussion No. 1, Mekong project Development Facility (MPDF), 4/2002, Hanoi. Statue for Development of small and medium Enterprises. Printed by Tawain Small and medium Enterprises Administration. UNDP, Job creation and private sector in Vietnam, 2001. Bhargavi Ramamurthy, The private Manufacturing Sector in Vietnam, Stockholm School of Economics, 2000. White paper on small and medium Enterprises in Tawain, 1998, Ministry of Economics Affairs. Guiding Principle for Donor Intervention Committee of Donor Agencies for Small Enterprise Development, February 2003 UFJ Institute, Soft Infrastructure Development for Better financial Access of small and Medium Enterprise in Vietnam, October 2003 Hall C - University of Technology, Sydney, “APEC and SME Policy: Suggestions for an Action Agenda” JBIC and SBV, September 5, 2003 - The Dau Tu, September 1, 2003 - The Vietnam Investment Review, September 1- 7, 2003 - The VietnamNet, August 30, 2003 - TheVietnamNet, August 29, 2003 & World Bank Press Release, August 22, 2003. - www.mpi.gov.vn, August 2003. - www.senter.nl, August 8, 2003. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33284.doc
Tài liệu liên quan