Lời mở đầu
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. Trong đó, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề cấp bách của Đảng và Nhà nước ta.
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa: đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Như vậy, cùng với CNH, HĐH đất nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường kinh tế cơ bản đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành một nước công nghiệp phát triển. Vì vậy, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề cấp bách.
Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm đổi mới gần đây, Việt Nam đẵ đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế của nước ta còn trình độ kém phát triển, bởi lẽ cơ sở vật chất kỹ thuật của nó còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cung tự cấp. Điều này có nghĩa là phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, trong một thời gian tương đối ngắn xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để nền kinh tế nước ta bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới; đồng thới phải hình thành động bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô và thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới đây là bài viết về những giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bài viết nêu lên quá trình hình thành, phát triển, những thành tựu đạt được của nước ta, cùng những mâu thuẫn và các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong quá trình hoàn thành đề án này, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tiến Long. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết không thể tránh được những sai sót,em rất mong được sự hướng dẫn của thầy giáo. Em xin chân thành cám ơn !
I/lý luận chung về nền kinh tế thị trường
1. Kinh tế thị trường.
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường.
Kinh tế thị truờng là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn với thị trường, được thực hiện thông qua thị trường. Vì vậy kinh tế thị trường không chỉ là công nghệ là kĩ thuật mà còn là quan hệ xã hội, nó không chỉ bao hàm yếu tố lực lượng sản xuất mà còn quan hệ sản xuất. Kinh tế thị trường gồm nhiều hình thức sở hữu mà trong đó nó phụ thuộc vào chế độ sở hữu thống trị. Mặt khác bản thân quan hệ thị trường , quan hệ hàng hoá - tiền tệ là thể hiện quan hệ giữa người với người trong xã hội.
Vì vậy không có kinh tế thị trường chung chung, thuần tuý, trừu tượng tách khỏi các hình thái kinh tế- xã hội, tách rời chế độ xã hội. Trong các chế độ xã hội khác nhau, kinh tế thị truờng mang tính chất xã hội khác nhau, có những hậu quả xã hội khác nhau.
Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường giống nhau về thực chất, vì sản phẩm tạo ra đều nhằm mục đích để bán và đều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế vốn có của kinh tế hàng hoá( quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, cạnh tranh và cung cầu ). Chúng chỉ khác nhau về trình độ phát triển và trong lịch sử, khái niệm kinh tế hàng hoá xuất hiện trước khái niệm kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, khi thuật ngữ KTTT ra đời lại phát triển từ thấp đến cao và cho đến nay đã trải qua hai mức độ phân biệt, đó là ; Kinh tế thị trường cổ điển ( tự do ) và kinh tế thị trường hiện đại ( hỗn hợp ).
Cho đến nay, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều vận hành theo mô hình kinh tế thị trường ở trình độ KTTT hiện đại hay hỗn hợp.
Phát triển kinh tế thị truờng có vai trò quan trọng. Đối với nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phải phát triển KTTT. KTTT khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp , đẩy mạnh phân công lao động xã hội , phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ-kĩ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng số lượng chủng loại- chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy tích tụ tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội, hợp lý, tiết kiệm… Vì vậy, phát triển KTTT được coi là chiếc đòn xe để xây dựng chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá xã hội chủ nghĩa nền sản xuất.
1.2 Ưu- khuyết điểm của kinh tế thị trường.
Ưu điểm của kinh tế thị trường.
Thực tế chúng ta khó có thể đánh giá đầy đủ những ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường. Tuy nhiên có thể nêu lên những ưu điểm của cơ chế thị trường như sau:
+ Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, huy động được các nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế.
+ Cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm hao phí lao động cá biệt đến mức thấp nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá.
+ Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội, nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và sản xuất về hàng ngàn, hàng vạn loại sản phẩm khác nhau. Những nhiệm vụ này nếu Nhà nước làm sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc không lồ, có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong việc ra các quyết định.
+ Cơ chế thị trường mềm dẻo hơn Nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn khi những điều kiện kinh tế thay đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất với nhu cầu xã hội.
* Nhờ vậy cơ chế thị trường giải quyết được những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Cần sản xuất loại hàng hoá gì với khối lượng bao nhiêu do người tiêu dùng quyết định khi họ quyết định mua hàng hoá này mà không cần mua hàng hoá kia. Lợi nhuận lôi cuốn các doanh nghiệp vào sản xuất mặt hàng có mức lợi nhuận cao. Do đó mà đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Sản xuất bằng phương thức nào, bằng công nghệ gì được quyết định bởi cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá. Cách duy nhất để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh được về giá cả và đạt được lợi nhuận tối đa cho mình là giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Hệ thống giá cả là tín hiệu cho một phương pháp công nghệ thích hợp.
Sản xuất hàng hoá cho ai hay là sản phẩm sản xuât ra được phân phối như thế nào, một phần dược quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trương các nhâ tố sản xuất. Như vậy, thị trường giải quyết ba vấn đề là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai
b.Khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội chứng minh rằng cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao. Song cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo, mà nó vốn có những khuyết tật, đặc biệt về mặt xã hội. Có thể chỉ ra một số khuyết tật dưới đây của cơ chế thị trường:
+ Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo. Một nền kinh tế được thúc đẩy bởi cạnh tranh hoàn hảo dẫn tới phân bố và sử dụng hiệu quả nhất đầu vào của yếu tố sản xuất và đầu ra, tức là nền kinh tế đứng trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
+ Như vậy, hiệu lực của cơ chế thị trường phụ thuộc vào mức độ không hoàn hảo của cạnh tranh, cạnh tranh càng không hoàn hảo thì hiệu lực của cơ chế thị trường càng giảm.
+ Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi truờng sống của con người mà xã hội phải gánh chịu, do đó hiệu quả kinh tế- xã hội không được đảm bảo.
+ Có những mục tiêu xã hội mà dù cơ chế thị truờng có hoạt động tốt cũng không thể đạt được. Một nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận xét về xã hội cuả các nước phát triển cao như sau: “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển của chúng ta, một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, đạo đức và tình người”.
+ Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kì. Người ta nhận thấy rằng một nền kinh tế hiện đại đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô không một nước nào trong thời gian dài lại có lạm phát thất nghiệp thấp và công ăn việc làm đầy đủ.
* Như vậy, cơ chế thị trường có một loạt các những khuyết tật vốn có của nó. Do đó, ngày nay trong thực tế không tồn tại cơ chế thị trường thuần tuý , mà thường có sự can thiệp của nhà nước, khi đó nền kinh tế, như người ta gọi là nền kinh tế hỗn hợp.
cs.Vai trò của Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
--Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là kinh tế nhà nước có thể chi phối đựơc sự hoạt động của nền kinh tế, chi phối xu hướng phát triển của nền kinh tế-xã hội. Muốn vậy kinh tế nhà nước phải đủ mạnh, phải có thực lực, bởi vì “ lực lượng vật chất chỉ có thể đánh bại bằng lực lượng vật chất”. Có như vậy mới buộc các thành phần kinh tế khác phát triển theo quỹ đạo là định hướng XHCN.
Vì vậy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở nước ta phải được thể hiện thông qua các nội dung sau:
Một là, kinh tế nhà nước phải mở đường, hướng đẫn, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân ( đây chính là chức năng tạo lập môi trường cho nền kinh tế) để hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu đẵ định .
Hai là, kinh tế nhà nước phải là lực lượng vật chất và là công cụ sắc bén để nhà nước thực hiện chức năng định hướng, điều tiết và quản lý vĩ mô nên kinh tế, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động thông suốt, tạo lập những cân đối lớn của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa những vấn đề này cơ chế thị trường không thể điều chỉnh được.
Ba là, kinh tế nhà nước phải là lực lượng chủ yếu, đi đầu trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Mặc dù đây là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế.
Bốn là, kinh tế nhà nước phải là lực lượng cơ bản tham gia để khắc phục những khuyết tật do cơ chế thị trường tạo ra. Kinh tế nhà nước phải là lực lượng đi đầu trong các lĩnh vực hoạt động cần thiết cho phát triển kinh tế- xã hội. Nhưng khả năng sinh lời thấp, tư nhân không muốn đầu tư như: phát triển cơ sơ hạ tậng, các công trính phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường…
Năm là, kinh tế nhà nước phải là lực lượng giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra mà không có một lực lượng kinh tế tư nhân nào muốn làm và có thể đảm đương được như: vấn đề đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với nước; vấn đề hậu quả chiến tranh; vấn đề xoá đói giảm nghèo; vấn đề phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc vung sâu, vùng xa…
Sáu là, kinh tế nhà nước phải thực hiên tốt dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo hành lang an toàn cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững…
- Để thực hiện được các nội dung cụ thể của vai trò chủ đạo trên kinh tế nhà nước phải thực sự nắm giữ những ngành, những lĩnh vực kinh tế trọng yếu then chốt trong nền kinh tế quốc dân chứ không phải phát triển tràn lan như trước đây, cụ thể là:
+ Trong kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhà nước phải là nòng cốt trong phát triển hệ thống giao thông; thông tin-bưu chính- viễn thông; điện nước, mạng lưới điện quốc gia, hệ thống thuỷ lợi, nước sạch.
+ Kinh tế nhà nước phải đi đầu và có tính quyết định trong phát triển một số ngành để làm cơ sở cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, như luyện kim, cơ khí, một số vật liệu xây dựng và linh kiện quan trọng, những ngành công nghệ cao như công nghệ điện tử….
+Kinh tế nhà nước phải làm đòn bẩy trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đưa công nghệ mới vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, kinh tế nhà nước phải nắm các trung tâm công nghiệp dịch vụ, trọng tâm chuyển giao công nghệ ở nông thôn nhằm hỗ trợ kinh tế hợp tác và kinh tế hộ phát triển.
+Thương nghiệp nhà nước phải giữ vững vai trò nòng cốt, chi phối trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá đối với xuất nhập khẩu, những ngành hàng và địa bàn quan trọng. Phải nắm lượng hàng cần thiết để chi phối, điều tiết những mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả thị trường.
+ Kinh tế nhà nước phải là lực lượng chính chi phối trong các lĩnh vực tài chính, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin thị trường để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và có hiệu quả của nền kinh tế.
+ Kinh tế nhà nước phải là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, về năng suất, chất lượng, và hiệu quả kinh tế-xã hội.
Có thể nói rằng, kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường hay không là phụ thuộc vào DNNH có phát triển đươc hay không, vì DNNH là bộ phận cơ bản, là lực lượng nòng cốt chính yếu nhất của kinh tế nhà nước. Do đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì DNNH giữ những vị trí then chốt,đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng xuất, chât lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
1.3 Cơ chế thị trường.
Từ thực tiễn đổi mới hơn mười năm qua , đại hội VIII của Đảng đã khẳng định một số nhận thức về cơ chế quản lí kinh tế mới và nhiệm vụ về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế rằng cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là nhân tố khách quan cần thiết cho xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, “ … tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí kinh tế với mục tiêu xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’.
Trong cơ chế thị trường, mọi hệ thống kinh tế đều được tổ chức bằng cách này hay cách khác để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó nhằm sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu xã hội. Việc sản xuất ra những hàng hoá gì, việc sản xuất được tiến hành theo phương pháp nào là tốt nhất, việc phân phối hàng hoá được sản xuất ra sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội, đó là những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế xã hội. Lực lượng nào quyết định những vân đề cơ bản đó ?. Trong một nền kinh tế, mà người ta gọi là kinh tế chỉ huy, những vấn đề cơ bản đó do các cơ quan của nhà nước quyết định. Còn một nền kinh tế mà trong đó những vấn đề cơ bản của nó do thị trường quyết định đuợc xem là nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế hàng hoá có một loạt những qui luật kinh tế vốn có của nó hoạt động như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật lưu thông tiền tệ… và lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động của nó.Các qui luật đó đều biểu hiện sự tác động của mình thônh qua thị trường. Nhờ sự vận động của hệ thống giá cả thị trường mà diễn ra sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và co cấu nhu cầu của xã hội.
Như vậy, có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào và cho ai.Cơ chế thị trưỡng bao gồm các nhân tố cơ bản là cung , cầu và giá cả thị trường.
Cơ chế thị trường không phải là một sự hỗn độn, mà là một trật tự kinh tế, là một bộ máy tinh vi phối hợp một cách không có ý thức hoạt động của người tiêu dùng với các nhà sản xuất thông qua hệ thống giá cả thị trường. Không ai tạo ra nó, nó tự phát sinh và phát triển cùng với sự ra đồi và phát triển kinh tế hàng hoá.
Lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động của nền kinh tế hàng hoá. Nó quyết định thưởng hay phạt các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận hướng những người sản xuất vào lĩnh vực mà người tiêu dùng có nhu cầu nhiều và bắt phải rời bỏ những lĩnh vực có ít nhu cầu, cũng như buộc phải sử dụng công nghệ có hiệu quả nhất.
Quan sát cơ chế thị trường chúng ta thấy có hai nhóm người. Sự tác động qua lại giữa người mua và người bán tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống thị trường. Giá cả thị trường phản ánh tương quan cung cầu. Sự tăng hoặc giảm giá cả có ảnh hưởng đến thái độ của người mua và ngươì bán. Nếu cầu một loại hàng hoá nào dó lớn hơn cung, thì giá cả hàng hoá đó sẽ tăng lên để điều chỉnh cung và cầu, đồng thời kích thích những người sản xuất loại hàng hoá đó mở rộng sản xuất do đó tăng cung. Ngược lại, nếu cung về một loại hàng hoá nào đó lớn hơn cầu, thì giá cả hàng hoá đó sẽ giảm, do đó giảm bớt lượng cung. Như vậy, sự cân bằng cung- cầu sẽ được tái lập.
2. Kinh tế thị trường ở Việt Nam.
2.1 Tính tất yếu khách quan tồn tại nền KTTT .
Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hóa chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi tren thị trường.
Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ.
Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
Quan hệ hàng hoá tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá.
Như vậy kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan, thì không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được.
2.2 Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
a) Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường.
Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở nước ta so với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta đẵ lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động phát triển nền kinh tế.
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghiã xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Có những nước dặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng xã hội sau. Có những nước lại muốn dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài để cải thiện đời sống nhân dân rồi sau đó mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ở nước ta, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo.
b) Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ngoài những giá trị đặc trưng chung của kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta còn mang những giá trị đặc trưng riêng dựa trên nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, dựa trên tính đặc thù về tình hình chính trị- kinh tế- xã hội Việt Nam. Tính đặc thù ấy thể hiện ở chỗ sự phát triển kinh tế thị trường nước ta diễn ra với hai bước chuyển cơ bản : từ mô hình kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị truờng, từ nền kinh tế tự nhiên của người tiểu nông sang nền kinh tế thị trường. Sự phát triển ấy diễn ra với một nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc còn tồn tại dai dẳng nên yêu cầu phát triển rút ngắn trở thành mục tiêu số một. Nền kinh tế thị trường ấy phát triển vì sự giàu có, phồn vinh của cả quốc gia, dân tộc, của các tầng lớp nhân dân lao động, là sự phát triển mang đậm tính nhân văn, tính XHCN, mang đậm dấu ấn của một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và đi lên CNXH.
Chúng ta chưa thể nêu ra một cách đầy đủ các nội dung định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường nước ta, vì chúng chỉ được thể hiện đầy đủ qua quá trình thực hiện kinh tế thị trường nước ta. Nhưng qua một số năm thể nghiệm trong thực tiễn, có thể rút ra những biểu hiện của tính định hướng XHCN nền kinh tế thị trường nươc ta:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN VIệt Nam là nền kinh tế kết hợp hai mặt kinh tế-xã hội ngay trong từng bước phát triển.
Lịch sử phát triển của các nền kinh tế thị truờng thể hiện một tính quy luật: một mặt kinh tế thị truờng tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội; mặt khác nó cũng tạo ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cả về kinh tế lẫn xã hội. Trong nhiều đặc tính có thể làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị truờng này với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế-xã hội mà nhà nước và nhân dân đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường. Chính mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã qui định tính tất yếu khách quan phải định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường. Đó chính là sự khác biệt rõ nét nhất giữa kinh tế thị truờng nước ta với kinh tế thị trường các nước khác. Sự khác biệt này được Đảng ta chỉ rõ trong Đại hội XI: “ Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, Phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân” ( Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, HN-2001, trang67.)
Trong nền kinh tế thị trường nước ta, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị truờng được sử dụng như một công cụ, phương tiện để đạt tới nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, ổn định nhằm mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh”, góp phần phát huy mọi tiềm năng, mọi sức lực trong xã hội, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân làm giàu cho mình và cho toàn xã hội. Đây cũng chính là nội dung, yêu cầu phát triển rút nhắn ở nước ta hiện nay.
Đồng thời với việc khai thác triệt để những mặt tích cực, những lợi thế của kinh tế thị trường,chúng ta khắc phục, ngăn ngừa, hạn chế những mặt tiêu cực phát sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường: vừa kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, vừa bảo vệ lợi ích của nhân dân và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động; vận dụng các qui luật của thị trường để kiên trì thực hiện công bằng xã hội, giải quyết vấn đề tiến bộ, công bằng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân phù hợp với từng bước tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện công bằng trong phát triển con người. Theo đó, có thể coi phát triển trong công bằng là một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Phát triển trong công bằng là sự phát triển mà mọi tầng lớp nhân dân có điều kiện để tham gia và hưởng những thành quả tương xứng với sức lực, khả năng và trí tuệ họ bỏ ra, bảo đảm cơ bản về cơ hội cho người dân tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội. Phát triển trong công bằng được hiểu là cả hai mặt kinh tế và xã hội của kinh tế thị trường phải được chủ động kết hợp với nhau thông qua luật pháp,chính sách kinh tế và chính sách xã hội cả tầm vĩ mô và cả vi mô.
Cái khác cơ bản của thị trường XHCN là thu hẹp dần sự phân biệt giầu nghèo vì đó là sự công bằng cơ bản nhất. Công bằng về phân phối thu nhập đã tạo ra và là nguồn gốc của mọi công băng khác như công bằng về chăm sóc y tế, về học hành… Muốn vậy phải vận dụng các quy luật của thị trường để kiên trì thực hiện công bằng xã hội chứ không phải ra những mệnh lệnh hành chính thay cho thị trường hay dùng một bộ máy phân phối thay cho thị trường. Đó chỉ là cách đốt cháy giai đoạn trái với quy luật thị trường. Đảm bảo công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa bình quân. Cách cơ bản hợp quy luật thị trường là chúng ta phải dùng luật pháp để cho quy luật phân phối theo lao động dần dần phát huy tác dụng ngày càng cao hơn kiểu tư bản.
Để đạt tới công bằng trong phân phối thu nhập, chúng ta thực hiện nhiều hình thưc phân phối thu nhập: phân phối theo kết quả lao động và kết quả kinh tế, phân phối theo mưc góp vốnvà các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, trong đó hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đi đôi với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lý nhằm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giầu nghèo, vừa khuyến khích lao động, vừa bảo đảm phúc lợi cơ bản.
Để phát triển trong công bằng cần có nhìn nhận mới hơn đối với phạm trù lợi ích với tư cách là động lực cho sư phát triển, về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Sự thiên lệch về một lợi ích nào đó cũng triệt tiêu động lực của sự phát triển.Cần có chính sách tôn vinh những người tổ chức sản xuất kinh doanh teo luật pháp, tạo được nhiều việc làm cho xã hội, dù ở thành phần kinh tế nào.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường XHCN Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta lấy việc giải phóng sức sản xuất làm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế, hình thức sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu, mà còn khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường với tư cách chủ thể thị trường binh đẳng.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta, kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo bởi vì trong nền kinh tế thi trường định hướng XHCN tồn tại nhiều hình thức sở hữu, thích ứng với nó là tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Nhưng trong đó sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là chủ chốt, có như vậy mới đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo đúng định hướng XHCH. Bởi lẽ các chế độ xã hội khác nhau trên cơ sở chế độ sở hữu khác nhau.
+ Sở hữu vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của quan hệ sở hữu là do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Ngược lại quan hệ sở hữu cũng có tác động hoặc thúc đẩy( nếu phù hợp ) hoặc kìm hãm (nếu không phù hợp) sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là kinh tế nhà nước có thể chi phối đựơc sự hoạt động của nền kinh tế, chi phối xu hướng phát triển của nền kinh tế-xã hội. Muốn vậy kinh tế nhà nước phải đủ mạnh, phải có thực lực, bởi vì “ lực lượng vật chất chỉ có thể đánh bại bằng lực lượng vật chất”. Có như vậy mới buộc các thành phần kinh tế khác phát triển theo quỹ đạo là định hướng XHCN.
II. Thực trạng phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta.
1. Những thành tựu đẵ đạt được.
1.1. Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá
Tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm,nổi bật là nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần vào mức tăng trưởng chung .
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hằng năm 5,7% so với mục tiêu đề ra, trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4%.
Nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 13,5%. Một số ngành công nghiệp tiếp tục tổ chức và sắp sếp lại sản xuất, lựa chon sản phẩm ưu tiên và có lợi thế. Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá, năm 2000 so với năm 1995, công suất điện gấp 1,5 lần tăng 2.715 MƯ; xi măng gấp 2,1 lần tăng 8,7 triệu tấn…
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế
phân theo khu vực kinh tế
Năm
Tổng
Nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1995
228892
62219
65820
100853
1996
272036
75514
80876
115646
1997
313623
80826
100595
132202
1998
361017
93073
117299
150645
1999
399942
101723
137959
160260
2000
441646
108356
162220
171070
2001
481295
111858
183515
185922
1.2 Cơ cấu kinh tế đẵ có bước chuyển dịch tích cực
Cơ cấu các ngành kinh tế đẵ từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 27,2% năm 1995 xuống còn 24,3% năm 2000; công nghiệp và xây dựng từ 28,7% tăng lên 36,6% và dịch vụ từ 44,1% năm 1995 còn 39,1%..
Cơ cấu thành phần kinh tế dẵ có sự chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Đến năm 2000, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong GDP vào khoảng 39%; khu vực kinh tế tập thể 8,5%; khu vực kinh tế tư nhân 3,3%; khu vực kinh tế cá thể 32%; khu vực kinh tế h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33812.doc