Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty Truyền Tải Điện 1

Phần I : Những vấn đề chung về công tác kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp sản xuất I. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. 1.Khái niệm và đặc điểm TSCĐ 1.1.Khái niệm : Một bộ phận tư liệu lao động sản xuất giữ vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất, được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đó là các TSCĐ. Là những tư liệu lao động (TLLĐ) chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty Truyền Tải Điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các TSCĐ vô hình ...trong quá trình đó mặc dù TSCĐ bị hao mòn nhưng nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thông thường, khi TSCĐ bị hỏng thì được sửa chữa khôi phục để kịp thời sản xuất, chỉ khi nào nó đã bị hao mòn hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì nó sẽ được đem đi thanh lý hoặc nhượng bán. Theo quy định mới nhất số: 166 TC/QĐ/CSTC của Bộ tài chính mọi TLLĐ là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây : + Phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên +Có giá trị từ 5.000.000đồng (năm triệu đồng) trở lên thì được coi là TSCĐ. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Những TLLĐ không đủ các tiêu chuẩn trên được coi là công cụ lao động nhỏ, được tính toán và phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp . Đặc điểm TSCĐ. TSCĐ có những đặc điểm riêng biệt như thời gian sử dụng lâu dài, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất, vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị sử dụng giảm dần cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. Về mặt giá trị : TSCĐ được biểu hiện dưới hai hình thái : +Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ. +Một bộ phận giá trị TSCĐ chuyển vào sản phẩm và bộ phận này sẽ chuyển hoá thành tiền khi bán được sản phẩm. Bộ phận thứ nhất ngày càng giảm, bộ phận thứ hai ngày càng tăng cho đến khi bằng giá trị ban đầu của TSCĐ khi kết thúc quá trình vận động của vốn. Như vậy khi tham gia vào quá trình sản xuất nhìn chung TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật nhưng tính năng công suất giảm dần tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị nó cũng giảm đi. Bộ phận giá trị hao mòn đó chuyển vào giá trị sản phẩm mà nó sản xuất ra gọi là trích khấu hao cơ bản, khi TSCĐ tiêu thụ thì phần khấu hao đó chuyển thành vốn tiền tệ. Theo định kỳ vốn này được tích luỹ lại thành nguồn vốn XDCB để tái sản xuất TSCĐ khi cần thiết. 2.Vai trò và yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp 2.1.Vai trò TSCĐ trong doanh nghiệp: Trong lịch sử phát triển nhân loại, các cuộc đại cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề về cơ khí hoá, điện khí hóa, tự động hoá của quá trình sản xuất mà thực chất là đổi mới về cơ sở vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất. Yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là uy tín chất lượng sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài còn thực chất bên trong là các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chế biến có đáp ứng được yêu cầu sản xuất hay không, đó là TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp. Các TSCĐ được cải thiện đổi mới và sử dụng có hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. 2.2.Yêu cầu quản lý TSCĐ Xuất phát từ đặc điểm trên, TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị: - Phải quản lý TSCĐ như là yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh góp phần tạo năng lực sản xuất cho đơn vị do đó kế toán phải cung cấp thông tin về số lượng tài sản hiện có tại đơn vị, tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ trong đơn vị. - Cung cấp thông tin về các loại vốn đã đầu tư cho tài sản và chi tiết vốn đầu tư cho chủ sở hữu, phải biết được nhu cầu vốn cần thiết để đầu tư mới cũng như để sửa chữa TSCĐ . - Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn tức là phải tính đúng, tính đủ mức khấu hao tích luỹ từng thời kỳ kinh doanh theo mục đích: thu hồi được vốn đầu tư hợp lý, khoa học để đảm bảo khả năng bù đắp được chi phí và phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ - Quản lý TSCĐ còn là bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp không những đảm bảo cho TSCĐ “sống” mà là “sống có ích” cho doanh nghiệp đồng thời phải xác định giá trị còn lại của TSCĐ để giúp cho công tác đánh giá hiện trạng TSCĐ để có phương hướng đầu tư đổi mới TSCĐ. 2.3.Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc hình thành và thu hồi các khoản đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao và các khoản dự phòng vào chi phí sản xuất kinh doanh . - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ . -Tham gia kiểm kê , kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, đầu tư dài hạn trong đơn vị , tham gia đánh giá lại tài sản khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong đơn vị . II.Phân loại và đánh giá TSCĐ 1.Phân loại TSCĐ Phục vụ cho sản xuất kinh doanh, TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, có đặc điểm khác nhau về tính năng kỹ thuật, kiểu cách, công dụng. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần sắp xếp TSCĐ vào từng Nhóm theo đặc trưng nhất định, tuỳ theo mục đích quản lý và yêu cầu kế toán mà chọn những tiêu thức phân loại khác nhau . 1.1.Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật. 1.1.1.TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể gồm các loạị Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, đường xá, cầu cống, đường sắt ... - Máy móc, thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ . - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện... - Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị , dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện, thiết bị dụng cụ đo lường... - Vườn cây lâu năm , súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm, vườn cà phê , vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cây xanh, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn ngựa , voi, bò.... - Các TSCĐ khác : là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào các loại trên. 1.1.2.TSCĐ vô hình : là những TSCĐ không có hình thái vật chất , thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và được phân loại như sau: - Quyền sử dụng đất: là giá trị đất, mặt nước, mặt biển hình thành do phải bỏ chi phí để mua, đền bù, san lấp, cải tạo nhằm mục đích có được mặt bằng SXKD. -Chi phí thành lập doanh nghiệp: là các chi phí phát sinh để thành lập doanh nghiệp như chi phí thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí huy động vốn ban đầu ... -Bằng phát minh sáng chế: các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được nhà nước cấp bằng phát minh, sáng chế hoặc số tiền doanh nghiệp mua lại bản quyền bằng sáng chế, phát minh. - Chi phí nghiên cứu , phát triển: là các chi phí doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thuê ngoài thực hiện các công trình có quy mô lớn về nghiên cứu, phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. -Lợi thế thương mại: là các chi phí tính thêm ngoài giá trị các TSCĐ hữu hình gắn liền do có thuận lợi về vị trí thương mại, sự tín nhiệm với bạn hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp. -TSCĐ khác : bao gồm các loại TSCĐ vô hình khác chưa được quy định phản ánh ở trên như : quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nhãn hiệu hoặc tên hiệu... Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có các biện pháp quản lý tài sản , phương pháp khấu hao và tính toán khấu hoa khoa học, hợp lý đối với từng loại, nhóm TSCĐ. Ngoài ra còn giúp cho người quản lý có một cái nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư phù hợp tình hình thực tế. 1.2.Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: -TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng ...Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. -TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động . +TSCĐ thuê tài chính: là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Theo thông lệ Quốc tế, các TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau đây: 1.Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng . 2.Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại. 3.Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4(75%) thời gian hữu dụng của TSCĐ thuê. 4.Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị của TSCĐ thuê. TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp. +TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng. Ngoài các cách phân loại nói trên, trong kế toán quản trị còn có các cách phân loại TSCĐ khác nhằm đáp ứng các yêu cầu quản trị cụ thể của doanh nghiệp như phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, phân loại TSCD theo tình hình sử dụng. 2.Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ tại từng thời điểm nhất định. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại 2.1.Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ (còn gọi là giá trị ghi sổ ban đầu) là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào quá trình hoạt động. Như vậy, nguyên giá TSCĐ được đánh giá theo nguyên tắc giá phí (mua hoặc tự sản xuất), bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến mua hoặc xây dựng, chế tạo, kể cả các chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi sử dụng, cụ thể là: Nguyên giá = Giá mua + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Chi phí vận chuyển, lắp đặt , chạy thử trước khi sử dụng - Số tiền giảm giá (nếu có) Các chi phí sau đây thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ (trừ phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng): -Chi phí khởi công . -Chi phí chung và chi phí hành chính Trong trường hợp mua TSCĐ thanh toán chậm, có phát sinh lãi về tín dụng (như trường hợp thuê mua TSCĐ ), nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ là giá trị hiện tại hoá còn phần chênh lệch (tiền lãi tín dụng) được tính vào chi phí trả trước trong suốt thời hạn tín dụng. Tuy vậy, chuẩn mực kế toán Quốc tế 23 cho phép vốn hoá lãi tín dụng vào giá phí TSCĐ -Trường hợp TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng, chế tạo để sử dụng : Nguyên giá TSCĐ cũng được xác định theo những nguyên tắc giống như trường hợp xác định nguyên giá của TSCĐ được mua sắm bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến sản xuất, xây dựng hay chế tạo tài sản đó. Tiền lãi trên các khoản vay dùng vào đầu tư TSCĐ cũng có thể được tính vào nguyên giá (chuẩn mực 23). Nguyên giá TSCĐ nhận góp liên doanh, liên kết : là giá trị thoả thuận giữa các bên liên doanh cộng (+) với chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử (nếu có) Nguyên giá TSCĐ được cấp là giá ghi trong “Biên bản bàn giao TSCĐ” của đơn vị cấp và các chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có) -Nguyên giá TSCĐ được biếu tặng, viện trợ : là giá được tính toán trên cơ sở giá thị trường của TSCĐ đó hoặc TSCĐ tương đương . Kế toán TSCĐ phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá. Nguyên giá của từng đối tượng TSCĐ trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác định một lần khi tăng TSCĐ và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ ở doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau : + Đánh giá lại TSCĐ + Xây dựng, trang bị thêm TSCĐ + Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài tuổi thọ của TSCĐ + Tháo dỡ bớt các bộ phận làm giảm nguyên giá TSCĐ 2.2.Đánh giá theo giá trị đã hao mòn Trong quá trình sử dụng và bảo quản TSCĐ bị hao mòn do đó hao mòn TSCĐ là một tất yếu khách quan trong quá trình sử dụng, nó làm giảm giá trị và giá trị sử dụng TSCĐ. Phần giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn đó được tính như một khoản chi phí và được ghi nhận vào giá thành sản phẩm, chi phí kinh doanh để thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Quá trình ghi nhận giá trị giảm dần đó của TSCĐ trong mỗi năm sử dụng được gọi là khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm, hàng hoá được tiêu thụ số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao TSCĐ *Các phương pháp khấu hao TSCĐ Có nhiều phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt nam hiện nay chủ yếu áp dụng một phương pháp - phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp khấu hao tuyến tính ) Phương pháp này là bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định 166 BT- BTC ban hành ngày 30/12/1999 thay cho Quyết định 1062 ban hành ngày 14/11/1996. -Phương pháp khấu hao(KH) tuyến tính KH bình quân năm = nguyên giá TSCĐ tỷ lệ khấu hao 1 Tỷ lệ khấu hao = 100% Số năm sử dụngTSCĐ KH bình quân năm KH bình quân tháng = 12 tháng Do khấu hao TSCĐ được tính vào ngày 1 hàng tháng nên để đơn giản cho việc tính toán thì kế toán quy định những TSCĐ tăng(hoặc giảm) trong tháng này thì bắt đầu từ tháng sau mới tính khấu hao (hoặc thôi không tính khấu hao nữa) vì thế số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau có sự biến động về tăng giảm TSCĐ Số KHTSCĐ phải trích tháng này = Số KHTSCĐ đã trích tháng trước + Số KHTSCĐ tăng trong tháng này - Số KHTSCĐ giảm trong tháng này. Ngoài cách tính KH theo thời gian như trên thì nước ta còn tính KHTSCĐ theo sản lượng. Công thức tính: Mức KHTSCĐ phải trích trong tháng = Sản lượng thực tế mức KH bình quân trên 1 đơn vị sản lượng Mức KH bình quân (Nguyên giá - Giá trị tận dụng (nếu có)) trên 1 đơn vị sản lượng Sản lượng tính theo công suất thiết kế (ước tính) -Phương pháp KH nhanh theo số dư giảm dần (phương pháp KH theo giá trị ghi sổ còn lại) Tỷ lệ KH nhanh = 2 tỷ lệ KH trung bình Mức KHTSCĐ phải tính hàng năm = tỷ lệ KH nhanh giá trị ghi sổ còn lại của TSCĐ -Phương pháp KH nhanh theo tổng các số năm : Theo phương pháp này năm hữu dụng của TSCĐ được cộng lại với nhau tổng của chúng trở thành mẫu số của dãy các tỷ số được dùng để phân bổ tổng mức KH cho các năm trong thời gian hữu dụng của TSCĐ. Tử số của các tỷ số này là số thứ tự của năm hữu dụng của TSCĐ theo thứ tự ngược lại : Tổng dãy số tự nhiên của năm hữu dụng TSCĐ = n(n+1) / 2 . 2.3.Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại (còn gọi là giá trị kế toán) của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐ cũng được xác định lại. Thông thường, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức: Giá trị còn lại của Giá trị còn lại Giá trị đánh giá lại của TSCĐ TSCĐ sau khi của TSCĐ đánh giá lại đánh giá lại Nguyên giá của TSCĐ Ngoài phương pháp chuẩn nói trên, ở chuẩn mực 16 còn quy định phương pháp thay thế được chấp nhận: Giá trị còn lại = Giá trị đánh giá lại - Khấu hao luỹ kế Kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp theo chế độ hiện hành. 1.Kế toán chi tiết TSCĐ: Kế toán chi tiết TSCĐ là công việc không thể thiếu được trong quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp. TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, do đó cần phải quản lý chặt chẽ và phát huy được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng TSCĐ, vì vậy trong công tác quản lý cần phải thực hiện các yêu cầu sau: -Nắm chắc được toàn bộ TSCĐ hiện có đang sử dụng ở doanh nghiệp cả về hiện vật và giá trị . -Nắm được tình hình sử dụng TSCĐ trong bộ phận của doanh nghiệp . Tổ chức công tác kế toán chi tiết TSCĐ trong DN bao gồm các công việc đánh số hiệu TSCĐ và thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán các địa điểm sử dụng 1.Đánh số: là quy định cho mỗi TSCĐ số hiệu tương ứng theo những nguyên tắc nhất định. Nhờ có đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc theo dõi và quản lý sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường trách nhiệm vật chất của các đơn vị và cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng TSCĐ. Trong thực tế có nhiều cách quy định đánh số hiệu TSCĐ : -Có thể dùng chữ số la mã, chữ số ký hiệu loại, chữ cái làm ký hiệu nhóm và kèm theo một số thứ tự để chỉ đối tượng TSCĐ. -Mỗi loại TSCĐ được dành riêng một dãy chữ số nhất định trong dãy số tự nhiên. 2.Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán *Chứng từ kế toán: Để tạo cơ sở pháp lý chắc chắn cho mọi số liệu của kế toán trong quá trình hạch toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng, chế độ kế toán DN đã quy định thống nhất về chứng từ sử dụng trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với chứng từ bắt buộc như: “Biên bản giao nhận TSCĐ”, “Thẻ TSCĐ”, “Biên bản đánh giá lại TSCĐ”, nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng , DN trên cơ sở đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể thích hợp. *Sổ kế toán : Các DN tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng để mở ra các sổ kế toán cần thiết . Nhưng việc tổ chức sổ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc với các sổ tổng hợp kế toán. TSCĐ phải mở đúng mẫu của Bộ tài chính quy định. Còn sổ chi tiết TSCĐ tuỳ theo yêu cầu quản lý hạch toán của DN để thiết kế mẫu sổ cho phù hợp nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản theo quy định. *Nội dung kế toán chi tiết: Bộ phận kế toán căn cứ và chứng từ mở thẻ TSCĐ, thẻ TSCĐ được mở cho từng đối tượng ghi TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích từng năm của TSCĐ . Đồng thời để quản lý chi tiết từng TSCĐ riêng biệt, cũng như từng bộ phận sử dụng và người chịu trách nhiệm vật chất, kế toán còn mở hệ thống kế toán sổ chi tiết gồm “sổ TSCĐ” dùng để theo dõi toàn bộ TSCĐ trong từng DN và sổ TSCĐ theo dõi đơn vị sử dụng. 2. Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ 2.1.Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình 2.1.1.Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát ... Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, các nghiệp vụ tăng TSCĐ được hạch toán như sau (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, cách hạch toán tương tự , chỉ khác số thuế VAT đầu vào không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá TSCĐ): a, Tăng do mua ngoài không qua lắp đặt : Kế toán phản ánh các bút toán: + Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK211: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK133(1332) : Thuế VAT được khấu trừ Có TK331 : Tổng số tiền chưa trả người bán Có TK341,111,112 : Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới ) + Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (trường hợp đầu tư bằng vốn chủ sở hữu) Nợ TK414(4141) : Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển Nợ TK431(4312) : Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư Nợ TK441 : Đầu tư bằng vốn XDCB Có TK411: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh Có TK431(4313) : Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi Nếu đầu tư bằng vốn khấu hao cơ bản thì ghi : Có TK009 Nếu đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh khác thì không phải kết chuyển nguồn vốn. b,Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài : Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn : + Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt (Giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi dùng): Nợ TK241(2411) : Tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 133 :Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK331,341,111,112 + Khi hoàn thành, nghiệm thu, đưa vào sử dụng: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK211(Chi tiết từng loại) Có TK241(2411) Kết chuyển nguồn vốn (Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu) Nợ TK4141,441,4312 Có TK411(hoặc 4313) c, Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản bàn giao: Chi phí đầu tư XDCB được tập hợp riêng trên TK 241(2412), chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn vốn giống như tăng TSCĐ do mua sắm phải qua lắp đặt d, Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh : Căn cứ vào giá trị vốn góp do hai bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn góp và nguyên giá TSCĐ Nợ TK211 : Nguyên giá Có TK411(chi tiết vốn liên doanh) : Giá trị vốn góp e, Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh: Căn cứ vào giá trị còn lại được xác định tại thời điểm nhận, kế toán ghi các bút toán: + Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK211 : Nguyên giá (Theo giá trị còn lại ) Có TK128,222 : Nhận lại vốn góp liên doanh ngắn hạn, dài hạn +Chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại (Nếu hết hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia nữa vì liên doanh không hấp dẫn) Nợ TK111,112,152,1388.. Có TK222,128 g, Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ, dụng cụ thành TSCĐ Nếu công cụ, dụng cụ còn mới, chưa sử dụng Nợ TK211 : Nguyên giá (giá thực tế) Có TK153(1531) Nếu đã sử dụng : Nợ TK211 : Nguyên giá Có TK2141 : Giá trị đã phân bổ Có TK1421 : Giá trị còn lại h, Tăng do đánh giá TSCĐ: + Phần chênh lệch tăng nguyên giá Nợ TK211 Có TK412 + Phần chênh lệch tăng hao mòn (nếu có) Nợ TK412 Có TK214 i, Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê: Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo một trong các trường hợp đã nêu (nếu do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ). Nếu TSCĐ đó đang sử dụng, cần trích bổ sung khấu hao Nợ TKliên quan(627,641,642) Có TK214(2141) Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi : Nợ TK211 : Nguyên giá Có TK214 : Giá trị hao mòn Có TK3381 : Giá trị còn lại 2.1.2.Hạch toán tình hình giảm TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý... Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp : a, Nhượng bán TSCĐ: Doanh nghiệp nhượng bán các TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả hay lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị của tài sản. Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán : +Xoá sổ TSCĐ nhượng bán : Nợ TK214(2141): Giá trị hao mòn Nợ TK821: Giá trị còn lại Có TK211 : Nguyên giá +Doanh thu nhượng bán TSCĐ Nợ TKliên quan(111,112,131): Tổng giá thanh toán Có TK721 : Doanh thu nhượng bán Có TK333(3331): Thuế VAT phải nộp Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì phần ghi Có tài khoản 721 là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế VAT phải nộp) +Các chi phí nhượng bán khác (sửa chữa, tân trang, môi giới) Nợ TK821 : Tập hợp chi phí nhượng bán Nợ TK133(1331): Thuế VAT đầu vào (nếu có) Có TK331,111,112... b,Thanh lý TSCĐ hữu hình TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Kế toán ghi các bút toán: +Xoá sổ TSCĐ(tương tự nhượng bán) +Số thu hồi về thanh lý Nợ TK111,112 : Thu hồi bằng tiền Nợ TK152 : Thu hồi vật liệu nhập kho Nợ TK131,138 : Phải thu ở người mua Có TK333(3331): Thuế VAT phải nộp Có TK721 : Thu nhập về thanh lý +Tập hợp chi phí thanh lý ( tự làm hay thuê ngoài) Nợ TK821 : Chi phí thanh lý Nợ TK133(1331): Thuế VAT đầu vào (nếu có) Có TKliên quan (111,112,331,334) c,Giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ Trong trường hợp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp Nợ TK214 : Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK627(6273): Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK641(6413): Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK642(6423): Tính vào chi phí quản lý DN Nợ TK142(1421): Giá trị còn lại (nếu lớn) Có TK211: Nguyên giá TSCĐ Nếu TSCĐ còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi : Nợ TK153(1531): Nếu nhập kho Nợ TK142(1421): Nếu đem sử dụng Có TK211: Nguyên giá TSCĐ d,Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị một lần. Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ được ghi vào bên Nợ hoặc bên Có tài khoản 412 Nợ TK222: Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn Nợ TK128: Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn Nợ TK214(2141): Giá trị hao mòn Nợ (hoặc Có) TK412 : phần chênh lệch Có TK211: Nguyên giá TSCĐ e, Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh Khi trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ, ghi: +Xoá sổ TSCĐ Nợ TK411(Chi tiết vốn liên doanh) : Giá trị còn lại Nợ TK214(2141): Giá trị hao mòn Nợ (hoặc Có) TK412 : Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại theo sổ sách với giá đánh lại khi giao trả (nếu có) Có TK211 : Nguyên giá TSCĐ +Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại: Nợ TK 411(chi tiết vốn liên doanh) Có TKliên quan (111,112,338): Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại g,Thiếu phát hiện qua kiểm kê Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đốc doanh nghiệp (hoặc cấp có thẩm quyền), kế toán ghi: Nợ TK214(2141): Giá trị hao mòn Nợ TK1388,334 : Giá trị cá nhân phải bồi thường Nợ TK1381: Giá trị thiếu chờ xử lý Nợ TK411 : Ghi giảm vốn Nợ TK821 : Tính vào chi phí bất thường Có TK211 : Nguyên giá TSCĐ 2.2.Hạch toán biến động TSCĐ vô hình 2.2.1. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ vô hình *Tăng TSCĐ vô hình trong quá trình thành lập, chuẩn bị kinh doanh: Kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thành lập doanh nghiệp: Nợ TK241(2412): Tập hợp chi phí thực tế Nợ TK133(1331): Thuế VAT được khấu trừ Có TKliên quan (111,112,331,333..) Khi kết thúc quá trình đầu tư, ghi tăng TSCĐ: Nợ TK213(2132) Có TK241 Đồng thời nếu sử dụng vốn chủ sở hữu, ghi : Nợ TK414,431,441 Có TK411 *Tăng TSCĐ vô hình do bỏ tiền mua bằng phát minh, sáng chế, đặc nhượng, quyền sử dụng đất (thuê đất) +Phản ánh nguyên giá TSCĐ tăng thêm Nợ TK213(2131,2133,2138...) : Nguyên giá Nợ TK133(1332): Thuế VAT được khấu trừ Có TK111,112,311,331. +Kết chuyển nguồn vốn chủ sở hữu : Tương tự như trên * Tăng TSCĐ vô hình do đầu tư nghiên cứu, phát triển nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của doanh nghiệp: +Tập hợp chi phí (chi tiết theo từng dự án) Nợ TK241(2412): Chi phí thực tế Nợ TK133(1331): Thuế VAT được khấu trừ Có TKliên quan(111,112,331...) +Kết chuyển giá trị đầu tư, nghiên cứu khi kết thúc quá trình nghiên cứu: Nợ TK2133: Nếu được công nhận phát minh, sáng chế Nợ TK2134: Nếu coi là sáng kiến áp dụng tại doanh nghiệp Nợ TK627,631,642,1421: Nếu dự án thất bại (phân bổ dần hoặc phân bổ một lần) Có TK241(2412): Kết chuyển chi phí +Kết chuyển nguồn vốn: Tương tự như trên * Tăng TSCĐ vô hình do phải chi phí về lợi thế thương mại : Khi chi về lợi thế thương mại, cần xác định chính xác số tiền phải bỏ ra bởi vì lợi thế thương mại thường gắn với TSCĐ hữu hình cụ thể như nhà cửa, nhà máy, cửa hàng...Căn cứ vào các chứng từ liên quan: +Phản ánh nguyên giá TSCĐ tăng thêm Nợ TK211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình Nợ TK213(2135): Nguyên giá TSCĐ vô hình Nợ TK133(1332): Thuế VAT được khấu trừ Có TKliên quan (111,112,331..) +Kết chuyển nguồn vốn tương ứng : Nợ TK414,431,441 Có TK411 * Tăng do nhận vốn góp, vốn cổ phần bằng TSCĐ vô hình (phát minh, sáng chế, nhãn hiệu...) Nợ TK213 Có TK411 * Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp liên doanh, được cấp phát, biếu tặng) Nợ TK213: Nguyên giá tăng Có TK222: Nhận lại vốn góp Có TK411: Nhận cấp phát, biếu tặng 2.1.2. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ hữu hình Giảm do nhượng bán và giảm do các trường hợp giảm khác (góp vốn liên doanh, trả lại vốn góp liên doanh ..) : Phản ánh tương tự như TSCĐ hữu hình Ngoài ra, khi trích đủ khấu hao, phải xoá sổ TSCĐ Nợ TK214(2143) Có TK213 Sơ đồ hạch toán :Hạch toán tổng quát tăng TSCĐ hữu hình, vô ._.hình (áp dụng với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) 111,112,341 211,213 Mua thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) * 331 Trả tiền cho người bán Phải trả cho người bán 1332 Thuế GTGT được khấu trừ 411 Nhận cấp phát, tặng thưởng, liên doanh 414,431,441 Kết chuyển nguồn vốn đầu tư 111,112,341... Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp, đánh giá tăng) (* ) : Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ Sơ đồ hạch toán: Kế toán tăng TSCĐ hữu hình,vô hình ( phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) 111,112,341 211,213 Mua thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) * 331 Trả tiền cho người bán Phải trả cho ngưòi bán 411 Nhận cấp phát, tặng thưởng, liên doanh 414,431,441 Kết chuyển nguồn vốn đầu tư 111,112,341... Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp, đánh giá tăng) (*) : Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ Sơ đồ hạch toán:Kế toán giảm TSCĐ hữu hình, vô hình 211,213 214 * Giá trị hao mòn 411 Trả lại vốn góp LD,vốn cổ phần vốn cấp phát 144 Mang TSCĐ ra khỏi DN để cầm cố, thế chấp 136 (1) Cấp vốn KD cho cấp dưới 821 Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán 111,112,153,131 Chi phí thanh lý TN liên quan đến nhượng bán thanh lý,nhượng bán 811 Chi phí góp vốn liên doanh VAT phải nộp TSCĐ mới chuyển thành cc- dc 222,128 Giá trị góp vốn liên doanh xác nhận 412 Khoản chênh lệch giữa GTCL > giá trị góp vốn 627,641,642 TSCĐ đã sử dụng có giá trị nhỏ chuyển vào chi phí trong kỳ 142(1) TSCĐ đã sử dụng có giá trị lớn cần phân bố dần vào chi phí 138(1) TSCĐ phát hiện thừa thiếu (* ) : Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ 3.Kế toán tổng hợp TSCĐ đi thuê và cho thuê 3.1.Kế toán TSCĐ thuê tài chính Có rất nhiều DN lựa chọn phương án thuê TSCĐ hơn là mua. Bằng cách thuê DN không phải trích ngay ra một khoản tiền lớn để mua TSCĐ tại thời điểm đó tuy nhiên hợp đồng thuê thường đòi hỏi một loạt các khoản chi thực hiện trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Có hợp đồng thuê không mang lại cho bên thuê quyền sở hữu tài sản thuê loại hoạt động này được gọi là hợp đồng thuê hoạt động nhưng có hợp đồng thuê lại có bản chất là bên thuê đảm bảo tiền vay về mua TSCĐ những hợp đồng này được gọi là hợp đồng vốn, hợp đồng tài chính. Theo các nguyên tắc của hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính thuê những hợp đồng nào thoả mãn bất kỳ một trong những tiêu chuẩn sau sẽ là một hợp đồng tài chính : +Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển qua bên thuê khi hết hạn hợp đồng +Hợp đồng thuê cho phép bên thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá trị TSCĐ tại một thời điểm nào đó hoặc lúc kết thúc hợp đồng. +Thời gian thuê phải ít nhất bằng 3/4 thời gian hữu dụng của tài sản đi thuê +Giá trị hiện tại của các khoản chi theo hợp đồng ít nhất bằng hoặc lớn hơn 90% giá trị tài sản thuê. Hợp đồng thuê nào mà không thoả mãn một trong bốn điều kiện trên thì được xếp vào thuê hoạt động. 3.1.1.Hạch toán tại đơn vị đi thuê: Bên đi thuê phải ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá tại thời điểm thuê (tương đương với giá mua TSCĐ trên thị trường), coi như là TSCĐ đi mua. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được xác định theo công thức sau: Nguyên giá TSCĐ Tổng giá trị hợp Tiền thuê phải trả lãi thuê tài chính đồng thuê trong thời gian thuê Hoặc theo công thức sau: Nguyên giá TSCĐ Tổng giá trị hợp đồng thuê thuê tài chính (1 + lãi suất theo năm)n n : thời gian thuê Toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê được coi như một khoản nợ dài hạn và định kỳ phải thanh toán tiền cho bên cho thuê TSCĐ theo hợp đồng. Trong quá trình sử dụng, bên đi thuê phải tiến hành trích khấu hao và tính vào chi phí kinh doanh. Để theo dõi tình hình đi thuê TSCĐ dài hạn, kế toán sử dụng TK212- TSCĐ thuê tài chính - phản ánh biến động TSCĐ thuê tài chính theo nguyên giá. Có kết cấu như sau: Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Bên Có: Nguyên giá TSCĐ giảm Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính còn lại cuối kỳ. Ngoài ra kế toán cần sử dụng một số tài khoản khác có liên quan : TK133,342. -Khi nhận TSCĐ thuê tài chính Nợ TK212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK133: Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Có TK342: Tổng số tiền thuê phải trả -Định kỳ theo hợp đồng trả tiền thuê TSCĐ (gốc + lãi) Nợ TK342: Số nợ gốc phải trả kỳ này Nợ TK642: Số lãi thuê phải trả từng kỳ Có TK111,112,315: Tổng số tiền thuê phải trả kỳ này(gốc + lãi) Cuối kỳ, trích khấu hao TSCĐ đi thuê theo chế độ quy định tính vào chi phí kinh doanh: Nợ TK627,641,642 Có TK214(2142): Số khấu hao phải trích Đồng thời, xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ kỳ này theo hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính: Nợ TK3331: Trừ vào thuế VAT đầu ra phải nộp Có TK133(1332): Số thuế đầu vào khấu trừ trong kỳ Số phí cam kết sử dụng vốn phải trả hoặc đã trả cho bên cho thuê tài chính ghi: Nợ TK642: Ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 342,111,112 Khi kết thúc hợp đồng thuê : Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê: Nợ TK142(1421): Chuyển GTCL chưa khấu hao hết Nợ TK214(2142): Giá trị hao mòn Có TK212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn : Ghi chuyển nguyên giá: Nợ TK211,213 Có TK212: Nguyên giá Đồng thời thực hiện kết chuyển hao mòn luỹ kế : Nợ TK214(2142) Có TK214(2141,2143): Giá trị hao mòn Nếu DN phải trả thêm tiền thì được tính tăng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp Nợ TK 211,213 Có TK111,112,342: Số tiền trả thêm Khi đó, nếu DN đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển hoặc nguồn vốn XDCB- kết chuyển nguồn vốn Nợ TK414,441 Có TK411 Doanh nghiệp trả lại TSCĐ về bên cho thuê Nợ TK142(1421):Giá trị còn lại chưa khấu hao hết Nợ TK214(2142): Giá trị hao mòn Có TK212: Nguyên giá 3.1.2.Hạch toán ở đơn vị cho thuê ở đơn vị cho thuê tài chính, hoạt động cho thuê tài chính TSCĐ được coi là hoạt động đầu tư dài hạn, tiền thu về cho thuê được coi là thu nhập của hoạt động tài chính -Bàn giao TSCĐ và quyền sử dụng cho bên đi thuê Nợ TK228: Giá trị TSCĐ cho thuê Nợ TK214(2141,2143): Giá trị hao mòn Có TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ cho thuê Có TK241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê -Định kỳ thu tiền cho thuê Nợ TK111,112,131,138(1388): Tổng số thu Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ -Đồng thời, xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ Nợ TK811 Có TK 228 -Khi kết thúc hợp đồng thuê: DN có thể nhận lại TSCĐ cho thuê hoặc bán cho bên đi thuê : +Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản Nợ TK111,112,131...Tổng số thu Có TK711: Thu nhập hoạt động tài chính +Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi Nợ TK811 Có TK228 +Nếu nhận tại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có), ghi tăng TSCĐ: Nợ TK211,213: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL Nợ TK811(hoặc Có TK711): Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại Có TK228: Giá trị còn lại chưa thu hồi 3.2.Kế toán TSCĐ thuê hoạt động 3.2.1.Đối với DN đi thuê TSCĐ Để phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ thuê hoạt động thì kế toán sử dụng tài khoản : TK001 a)Tài khoản sử dụng: Bên Nợ TK001: TSCĐ thuê ngoài tăng Bên Có TK001: TSCĐ thuê ngoài giảm Số dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê hoạt động còn lại cuối kỳ b)Phương pháp kế toán - Khi thuê ngoài TSCĐ căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ Nợ TK001: Nguyên giá Khi kết thúc hợp đồng thuê bàn giao TSCĐ cho bên cho thuê Có TK001: Nguyên giá -Căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chi phí có liên quan đến thuê TSCĐ(tiền thuê TSCĐ, chi phí vận chuyển, lắp đặt) Nợ TK627,641,642: Tiền thuê không thuế Nợ TK133: Thuế VAT đầE vào Có TK111,112,331: Số tiền thuê phải trả từng kỳ Trường hợp chi phí thuê quá lớn sẽ tập hợp vào TK 142(1421) và sẽ phân bổ dần: Nợ TK142(1421): Chi phí thuê Nợ TK133: Thuế VAT Có TK111,112,331: Tổng số tiềN thuê cả thuế VAT Kế toán căn cứ vào kế hoạch phân bổ sẽ phản ánh dần vào chi phí Nợ TK627,641,642 Có TK142(1421) 3.2.2.Đối với doanh nghiệp cho thuê -Toàn bộ chi phí phát sinh về cho thuê TSCĐ (khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao dịch, chi phí lắp đặt, vận chuyển TSCĐ, chi phí mua bảo hiểm cho TSCĐ..) Nợ TK811 CóTK214: Trích khấu hao của TSCĐ cho thuê Có TK111,112,152,153: Chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho thuê -Phản ánh số tiền nhận được từ cho thuê TSCĐ Nợ TK111,112,138(1388) Có TK711: Tiền thu về TSCĐ cho thuê chưa có thuế Có TK333(3331): thuế GTGT phải nộp 4.Kế toán khấu hao TSCĐ -Định kỳ căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK627,641,642,241(6274,6414,6424,2412) Có TK214(2141,2142,2143) Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản -Khi nộp khấu hao TSCĐ cho cấp trên theo phương thức ghi giảm vốn : Nợ TK411 Có TK111,112 Đồng thời ghi: Có TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản -Khi nhận vốn khấu hao của đơn vị phụ thuộc nộp lên Nợ TK111,112 Có TK136(1361): Phải thu nội bộ Đồng thời ghi : Nợ TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản -Khi cấp vốn khấu hao cho đơn vị phụ thuộc để mua sắm TSCĐ Nợ TK136(1361): Phải thu nội bộ Có TK 111,112 Đồng thời ghi : Có TK009 -Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao TSCĐ của cấp trên để mua sắm TSCĐ hoặc bổ sung vốn khấu hao Nợ TK111,112 Có TK411 Đồng thời ghi : Nợ TK009 -Khi các đơn vị nội bộ cho nhau vay vốn khấu hao Nợ TK136(1368) Có TK111,112 Đồng thời ghi : Có TK009 Khi thu hồi vốn cho vay Nợ TK111,112: Số tiền thực thu CóTK136(1368): Gốc Có TK711: Lãi -TSCĐ đánh giá lại theo quy định của nhà nước : +Trường hợp đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK211: Phần nguyên giá tăng Có TK412: Phần giá trị còn lại tăng lên Có TK214: Phần hao mòn TSCĐ tăng thêm +Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn : Nợ TK412: Chênh lệch tăng Có TK214: Chênh lệch tăng +Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn : Nợ TK214: Chênh lệch giảm Có TK412: Chênh lệch giảm +Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ Nợ TK412: Phần giá trị còn lại giảm Nợ TK214: Phần hao mòn TSCĐ giảm Có TK211: Phần nguyên giá giảm 5.Kế toán sửa chữa TSCĐ 5.1.Kế toán TSCĐ theo phương thức tự làm 5.1.1.Đối với hoạt động sửa chữa thường xuyên Các chi phí sửa chữa thường ít nên chi phí sửa chữa được phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có TSCĐ sửa chữa Nợ TK627,641,642 Có TK152,153,111,112,334,338 5.1.2.Đối với hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ -Khi phát sinh chi phí sữa chữa lớn Nợ TK241(2413): XDCB dở dang Có TK152,153,214,334,338 -Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành giá trị thực tế của công trình sửa chữa sẽ được kết chuyển vào tài khoản có liên quan +Nếu DN không có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Kết chuyển toàn bộ giá thành thực tế công trình sửa chữa lớn hoàn thành : Nợ TK142(1421): Chi phí trả trước Có TK241(2413): XDCB dở dang Số chi phí sửa chữa lớn sẽ được phân bổ dần vào nhiều kỳ kế toán Nợ TK627,641,642 Có TK142(1421) +Nếu DN thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ *Hàng tháng DN đã có kế hoạch trích chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK627,641,642 Có TK335: Chi phí phải trả (chi tiết trích trước SCL TSCĐ) *Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành căn cứ vào giá thành thực tế của công trình sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao: Nợ TK335 Có TK241(2413) Cuối niên độ kế toán xử lý khoản chênh lệch giữa chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh và khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn: *Nếu số trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh: Nợ TK627,641,642 Có TK335 *Nếu số trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh Nợ TK335 Có TK627,641,642 5.2.Kế toán sửa chữa lớn theo phương thức cho thầu : -Căn cứ vào hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa đã hoàn thành: Nếu DN áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế : Nợ TK241(2413): Chi phí sửa chữa chưa có thuế. Nợ TK133: Thuế GTGT đầu vào Có TK331: Tổng số tiền thanh toán cho người nhận thầu -Tuỳ thuộc vào DN có trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hay không tương tự như sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm. Phần iI: Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định ở công ty truyền tải điện 1 I.Giới thiệu khái quát về công ty truyền tải điện 1 1.Quá trình hình thành và phát triển . Công ty Truyền tải điện 1(TTĐI) là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam-Bộ công nghiệp có trụ sở đóng tại 15 Cửa Bắc –Ba Đình-Hà Nội. Từ khi hình thành đến nay, tải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển Công ty đã từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề mà cấp trên giao cho. Công ty chính thức được thành lập từ năm 1981 : -Từ năm 1981 đến 1995: Tên gọi của công ty là Sở truyền tải điện lực thuộc công ty Điện lực 1 - Bộ Năng Lượng. - Sau 14 năm hoạt động, Sở truyền tải điện chính thức đổi thành Công ty truyền tải điện 1 theo quyết định số 112NL/TCCB-LĐ ngày 04/03/1995 của Bộ Năng lượng nay là Bộ công nghiệp cùng với Công ty Điện lực 1 trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt nam. Sự thay đổi trên là do yêu cầu tổ chức lại sản xuất của chính phủ theo hướng giao quyền tự chủ trong quản lý, hạch toán sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước . Theo “Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Truyền tải điện 1” ban hành theo quyết định số 182QĐ/HĐQL ngày 25/03/1995 của Hội đồng quản lý Tổng công ty Điện lực Việt nam . Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là : -Quản lý vận hành lưới truyền tải điện , phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm điện -Sửa chữa các thiết bị điện , phục hồi cải tạo xây lắp các công trình điện. -Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện , xác định chất lượng thiết bị điện trong quá trình sửa chữa xây lắp của công trình điện . -Kinh doanh các loại vật tư , thiết bị phục vụ ngành điện. -Nhận thầu các công trình điện . Công ty có 15 đơn vị trực thuộc (8TTĐ khu vực, 4 trạm biến áp , 2xưởng, 1 đội) đóng trên địa bàn của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành phố lớn quan trọng như Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng… Biểu 1:Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây. Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm2000 Tổng vốn kinh doanh 1.390.157.574.0 1.172.725.772,5 1.464.227.641,68 Vốn lưu động 3.524.095.194 4.083.952.046 4.083.952.046 Vốn cố định 1.386.633.478.863 1.168.641.820.530 1.146.143.689.638 Nguyên giá TSCĐHH 2.113.271.277.341 2.121.586.438.474 2.237.008.841.959 Hao mòn TSCĐHH (726.637.798.478) (952.944.617.944) (1.176.865.152.321) Tổng doanh thu 952.363.000 1.255.139.000 1.584.440.000 Lợi tức thực hiện 97.643000 101.456.000 152.289.000 Tổng nộp ngân sách 339.989.893 410.089.000 454.009.000 Thu nhập bình quân 1.495.000 1.536.000 1.542.000 ( Nguồn:phòng tài chính kế toán) Biểu 2:Một số chỉ tiêu phản ánh lực lượng lao động Đơn vị tính:Người Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng số CBCNV 1.309 1.410 1.500 + Công nhân sản xuất 1.103 1.125 1.150 + Cán bộ và nhân viên quản lý 206 295 350 (Nguồn:phòng tổ chưc lao động tiền lương) Các chỉ tiêu trên cho thấy tại Công ty vốn cố định chiếm đến 99% tổng số vốn kinh doanh. Tổng doanh thu và lợi nhuận (của các công trình lắp đặt, hiệu chỉnh cho khách hàng ) ngày càng tăng, do đó góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên. Theo báo cáo kế hoạch sản xuất- tài chính năm 2000 của Công ty: Sản lượng điện truyền tải 220KV: 9,8 tỉ KWh Tỷ lệ điện tổn thất : 2,3% Chi phí sản xuất : 420,530 tỷ đồng. 2 . Tổ chức bộ máy quản lý . 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty Ban giám đốc Phòng hành chính Phòng kế hoạch Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Phòng bảo vệ Phòng dự Toán Phòng tài vụ Xưởng sửa chữa thiết bị Xưởng thí nghiệm đội vận tải Trạm Ba la Trạm Mai động Trạm Thái nguyên Trạm Chèm Ttđ thanh hoá Ttđ vinh Ttđ ninh bình Ttđ thái nguyên Ttđ quảng ninh Ttđ hoà bình Ttđ bắc giang Ttđ hải phòng Hình: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất công ty truyền tải điện I Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng. Đứng đầu là ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận. Các đơn vị trong Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được khái quát qua sơ đồ trên. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban : + Ban giám đốc gồm giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty- đại diện pháp nhân của Công tỷ trước pháp luật và cơ quan cấp trên. Giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty. Giúp việc cho gồm có các Phó Giám đốc kỹ thuật ( 1 PGĐ phụ trách các trạm biến áp, 1 PGĐ phụ trách đường dây) và kế toán trưởng phụ trách công việc được chuyên môn hoá cụ thể. + Phòng Hành chính: Có hniệm vụ thực hiện các thủ tục hành chính , văn thư, điện nước, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty. +Phòng Kế hoạch: Xây dựng và trình lên Tổng công ty kế hoạch dài hạn và trung hạn của công ty căn cứ vào kế hoạch 5 năm được duyệt và dự kiến năm được phân bổ, lập kế hoạch toàn diện và trình Tổng công ty duyệt , chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện . Sau khi được Tổng công ty chấp thuận, công ty được quyền trực tiếp tìm hiểu giao dịch với các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài , tiếp thị, lập phương án luận cứ kinh doanh, liên kết tìm nguồn vốn . Trình Tổng công ty đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về mọi kết quả kinh doanh và bảo toàn vốn. +Phòng Tổ chức Lao động tiền lương: Quản lý việc thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc. Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ, chức danh, tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ…, quản lý tiền lương, thưởng và các vấn đề kỷ luật, đề bạt CBCNV trong công ty. Ký kết các hợp đồng lao động. + Phòng Kỹ thuật: Chỉ đạo công tác kỹ thuật và vận hành lưới điện an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng. Chủ trì tham gia xét duyệt nghiệm thu các công trình xây dựng, lắp đặt vad các thiết bị mua mới. + Phòng Tài chính kế toán: Quản lý khai thác hiệu quả nguồn vốn được giao, được phép huy động vốn, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế. Xây dựng các kế hoạch giá thành, tài chính, kế hoạch chi phí hành chính sự nghiệp hàng quý (năm), trình Tổng công ty duyệt. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty. + Phòng Vật tư: Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất và vận hành điện Được tổ chức mua bán vật tư thiết bị với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho sự phân cấp trong công ty . + Phòng Thanh tra Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho sản xuất và theo dõi đôn đốc kiễm tra định kỳ và bất thường về công tác an toàn lao động + Phòng dự toán : - Trên cơ sở các kế hoạch đầu tư đã dược duyệt, công ty được uỷ quyền trực tiếp thực hiện dự án với các nguồn lực được giao. - Lập trình kế hoạch đầu tư các công trình đầu tư theo phân cấp và trực tiếp tổ chức chọn đấu thầu để thực hiện dự án đã được phê chuẩn . - Tổ chức thiết kế xây đựng tổng dự toán và tiến hành thực hiện đúng yêu cầu về chất lượng, yêu cầu kỹ thuật đảm bảo đúng tiến độ công trình . Công ty có 15 đơn vị thành viên trong đó có 8 truyền tải điện khu vực được mở tài khoản chuyên chi tại các ngân hàng địa phương nơi có trụ sở đơn vị làm việc. Các đơn vị còn lại được Công ty cấp vốn bằng tiền mặt và vật tư kinh doanh. Các đơn vị phụ thuộc phải thực hiện chế độ quản lý và hạch toán tài chính theo đúng quy chế phân cấp của Công ty. 3.Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty 3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Để trợ giúp và cũng để phù hợp với sự hoạt động của bộ máy quản lý của Công ty, việc tổ chức công tác kế toán được tiến hành theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, hình thức này rất phù hợp do Công ty hoạt động chuyên ngành truyền tải điện có nhiều khác biệt và phức tạp so với các ngành khác. Với một cơ cấu tổ chức quản lý gồm rất nhiều các đơn vị trực thuộc, mặc dù đã phân cấp quản lý nhưng chưa triệt để thống nhất trong chỉ đạo và quản lý vĩ mô (Tổng công ty ). Do đó , để phù hợp với đặc điểm của Công ty, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau: Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty truyền tải điện 1 Kế TOáN TRƯởNG Phó phòng quản lý và tập hợp chi phí truyền tải điện Phó phòng phụ trách đầu tư và chi phí đại tu Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán vật tư Kế toán TSCđ, tập hợp chi phí đại tu Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành Kế toán quyết toán ctình đại tu Kế toán công nợ, vat Thủ quỷ Nhân viên kế toán đơn vị phụ thuộc Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ tham mưu Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành, đồng thời lại có quan hệ có tính chất tham mưu gữa Kế toán trưởng và kế toán phần hành. Phòng Tài chính –Kế toán gồm có 12 người: +Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng TC-KT, có trách nhiệm : - Thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế, tham gia các bộ phận liên quan, lập quyết toán tài chính cho các công trình được duyệt quyết toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế . - Đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách qui định, tổ chức đào tạo chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán do nhân viên kế toán thực hiện thông qua phó phòng kế toán. - Hàng kỳ tiến hành tổng kết và báo cáo kế toán tài chính liên quan lên giám đốc và phải chịu mọi trách nhiệm trước giám đốc công ty và nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp . +Phó phòng quản lý và tập hợp chi phí truyền tải:Tham mưu giúp việc cho KTT kiểm tra hoạt động tài chính của các đơn vị phụ thuộc. +Phó phòng phụ trách lĩnh vực đầu tư ,xây dựng cơ bản: Thanh quyết toán các công trình đại tu. +Kế toán ngân hàng: Ghi chép các khoản thu, chi liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Cuối thánh đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng với bản sao kê do ngân hàng gửi. Lập báo cáo chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng nộp cho kế toán tổng hợp. +Kế toán tiền mặt, lương: Theo dõi các khoản thu, chi liên quan đến tiền mặt, việc thanh toán lương, tiền thưởng, BHXH, các khoản thuộc về thu nhập và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên. +Kế toán vật tư: - Hạch toán chính xác, đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá tại công ty và tại kho của các đơn vị phụ thuộc . - Tiến hành đối chiếu, kiểm tra sổ sách với tình hình thực tế cùng vời thủ kho -Lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành . +Kế toán TSCĐ, tập hợp chi phí đầu tư: Hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ tại công ty; xác định đúng đối tượng cần phân bổ, mức trích khấu haoTSCĐ. Cuối tháng lập bảng phân bổ khấu hao, báo cáo tăng, giảm TSCĐ. Hàng tháng tập hợp toàn bộ chi phí đại tu phát sinh căn cứ số liệu trong báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc. +Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Phụ trách khâu tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất, liên kết các kế toán bộ phận, phát hiện sai sót, chênh lệch của báo cáo chi tiết. Cuối kỳ hạch toán lập các báo cáo tài chính thông qua thông qua kế toán trưởng và Giám đốc sau đó trình duyệt qua Ban Tài chính kế toán Tổng Công ty điện lực Việt Nam. +Kế toán qyết toán các công trình đại tu, sửa chữa lớn và nhận thầu xây lắp cho khách hàng: - Lập kế hoạch, theo dõi việc thanh quyết toán các công trình đại tu tại các đơn vị trực thuộc. - Trình duyệt, quyết toán các công trình đại tu, nhận thầu xây lắp theo sự phân cấp. +Kế toán đầu tư, công trình qúa tải: - Tập hợp toàn bộ các chi phí mua sắm trang thiết bị, xây dựng các trạm biến áp và đường dây; chi phí thực công trình chống quá tảiđiện áp thuộc nguồn vốn đàu tư của nghành điện trình kho bạc Nhà nước. +Kế toán công nợ,VAT: - Theo dõi, xác nhận các khoản tạm ứng nội bộ và công nợ với khách hàng - Cuối tháng lập bảng kê chi tiết theo dõi tài khoản tạm ứng và bảng kê chi tiết theo dõi tài khoản thanh toán với nhà cung cấp. +Thủ quỹ: - Quản lý tiền mặt tại Công ty. Trên cơ sở chứng từ thu, chi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thanh toán và vào sổ quỹ. - Cuối ngày đối chiếu số tồn quỹ thực tế với kế toán tiền mặt. Mỗi kế toán thực hiện một phần việc cụ thể dưới sự phân công của Kế toán trưởng. Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình thì giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán luôn có mối quan hệ chặt chẽvới nhau và với tất cả các phòng ban, bộ phận sản xuất trong Công ty. Hiện nay tại phòng Tài chính – kế toán chỉ có kế toán tổng hợp kế toán ngân hàng sử dụng phần mềm và kế toán TSCĐ sử dụng phần mềm chương trình quản lý TSCĐriêng viết trên ngôn ngữ FOXPRO, hai chương trình này chưa có sự liên kết, chia quyền truy cập. Còn lại các kế toán phần hành khácvà các kế toán tại đơn vị trực thuộc khác chỉ lập bảng, biểu trên phần mềm EXCEL do đó công tác kế toán tại Công ty còn bị trùng lặp và kế toán máy chưa phát huy được tác dụng. Công ty TTĐ1 hạch toán phụ thuộc, do đó tất cả các chi phí,doanh thu đều được chuyển lên Tổng Công ty để hạch toán tập trung toàn ngành điện. Tại Công ty sẽ không xác định được chi phí và doanh thu của sản xuất chính ( vận hành truyền tải điện ) mà chỉ có thể xác định được chi phí, doanh thu và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh phụ ( lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh cho khách hàng ). Đây cũng chính là một dặc thù của Công ty bởi tất cả từ sản xuất điện đến phân phối tiêu dùng là một dây chuyền khép kín toàn ngành. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán tại Công ty : Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ thể lệ kế toán, qui mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, yêu cầu quản lý cũng như để dễ dàng cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa kế toán của công ty với kế toán của các đơn vị phụ thuộc, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Tổng Công ty trên cơ sở theo quyết định 1141-TC/CĐkế toán ra ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Việc ghi chép sổ sách kế toán dựa trên các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Các kế toán viên thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính đều phải in ra sổ sách hàng tháng . những sổ sách. Những sổ sách này phải có đầy đủ chữ ký của kế toán phần hành và được kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xem xét,ký duyệt. Hiện nay để phục vụ nhu cầu quản lý, Công ty quy định cho các đơn vị thành viên đều phải mở sổ , ghi chép, quản lý, lưu trữvà bảo quản theo đúng chế độ. Sổ sách kế toán bao gồm sổ nhật ký, sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “ Nhật ký chung “ áp dụng tại Công ty truyền tải điện 1 . KHáI QUáT TRìNH Tự GHI Sổ THEO HìNH THứC NHậT Ký CHUNG TạI Công ty TRUYềN TảI ĐIệN 1 Chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ ) Sổ (thể ) chi tiết Nhật ký chung Nhật ký chuyên dùng Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Các báo cáo kế toán Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TTĐ1 1.Đặc điểm của TSCĐ tại công ty truyền tải điện 1 Do đặc thù riêng của ngành điện nên TSCĐ tại Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao. (Trong những năm vừa qua Công ty đã và đang không ngừng lớn mạnh, khẳng định là một đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngành điện Việt Nam nói riêng và trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không ngừng được đầu tư đổi mới và hiện đại hoá. Trong công ty Truyền tải điện 1 cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu là TSCĐ và chiếm tỷ trọng lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao. ) Để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền trong quá trình hình thành, sử dụng và đổi mới TSCĐ công ty đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn TSCĐ. Ngoài những yêu cầu chung của kế toán về công tác quản lý và kế hoạch hoá TSCĐ, công ty còn thực hiện theo qui định của Tổng công ty. -Lập hồ sơ, tổ chức thanh xử lý TSCĐ và hạch toán kịp thời về kết quả thanh lý TSCĐ theo qui định của Tổng công ty. -Việc quản lý và tổ chức TSCĐ được thực hiện bằng phần mềm máy vi tính do Tổng Công ty viết trên nền FOPRO nhằm phục vụ kịp thời và chính xác những yêu cầu quản lý, hạch toán TSCĐ của các đơn vị và toàn Tổng Công ty. Tình hình đầu tư, trang bị mới TSCĐ của công ty TTĐ1 tăng qua các năm cùng với nó là vốn kinh doanh của công ty cũng không ngừng tăng, tỷ trọng vốn cố định ở công ty rất cao trong tổng vốn kinh doanh, từ 1999-2001 đã tăng lên một cách rõ rệt điều này cũng phần nào nói lên việc đầu tư đổi mới TSCĐ của công ty có hiệu quả và được thể hiện qua bảng sau (bảng1) Bảng 1 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu dưới đây cho thấy tình hình hoạt động của công ty trong những năm 1999- 2001 Chỉ tiêu năm 1999 2000 2001 Nguyên giá TSCĐ 1.410.403.119.300 2.034.790.938.300 2.151.361.275.000 Giá trị hao mòn 1.142.724.014.000 1.372.513.034.000 Hệ số hao mòn 0.520 0.562 0.638 Mức trang bị TSCĐ 1.343.096.322 1.446.846.856 2.Phân loại và đánh giá TSCĐ của công ty TTĐ1 2.1.Phân loại Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ công ty đã căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, căn cứ vào đặc điểm TSCĐ, căn cứ vào yêu câu quản lý để tiến hành phân loại TSCĐ một cách hợp lý và phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của mình. 2.1.1.Phân loại TSCĐ theo nguồn vốn (tính đến ngày 01/12/) gồm có: -TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân sách: 1.550.310.750.000(đ) -TSCĐ do vốn tự bổ sung: 148.812.305.000(đ) -TSCĐ được hình thành ._.nh lý TSCĐ 214 821 54.400.000 44.629.800 30/11 Mua hình nhân điện tử 111 12.000.000 112 31/12 Phát hiện thiếu qua kiểm kê 214 138(8) 2.502.000 3.818.000 Phát sinh quý IV Số dư cuối kỳ 2.151.361.275.000 3.3.Kế toán khấu hao TSCĐ Căn cứ để kế toán thực hiện công tác hạch toán khấu hao TSCĐ dựa vào chế độ quản lý “khấu hao TSCĐ” ban hành kèm theo quyết định 1062 Bộ tài chính . Theo quyết định 166 ngày 30/12/1999 thay thế cho quyết định 1062 ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính thì việc trích khấu hao TSCĐ của công ty cần được thực hiện theo đúng quy định chung là việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, được trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng cho hoạt động kinh doanh không tính và trích khấu hao. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh không phải trích khấu hao . Mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được xác định theo công thức: Mức khấu hao trung bình Nguyên giá của TSCĐ hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng Vì công ty TTĐ1 trích khấu hao cho từng tháng Mức khấu hao trung bình Nguyên giá của TSCĐ hàng tháng của TSCĐ Thời gian(số năm) sử dụng * 12 Hiện nay công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và công ty phải lập bảng đăng ký khấu hao cho 3 năm Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Công ty Truyền tải điện 1 Bảng tổng hợp đăng ký trích khấu hao Năm 2002 Đơn vị tính:đồng TT Tên TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Hao mòn luỹ kế tính đến (31/12/2001) Mức trích khấu hao TB năm Ghi chú 1 2 3 4 5 6 TSCĐđăng ký trích khấu hao Nhà cửa Máy móc, thiết bị. Phương tiện truyền dẫn, vận tải. Dụng cụ quản lý TSCĐ không trích khấu hao TSCĐ chờ thanh lý. Tổng 2.110.617.988.000 615.888.498.000 1.455.353.829.300 4.903.118.500 40.140.013.200 108.171.377.050 2.258.929.338.500 6.553.864.149.350 1.168.696.214.376 312.307.917.452 736.104.799.274 3.005.214.200 25.030.158.125 100.205.371.200 1.293.931.743.701 3639281418328 236.719.215.780 59.741.184.310 174.624.459.500 980.623.700 0 0 236.719.215.780 708.784.499.070 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ Tháng 01 năm 2002 Đơn vị tính :đồng Nội dung MS Ps trong kỳ LK từ đầu năm KH TSCĐ dùng trong TTĐ KH TSCĐ cố định dùng trong sản xuất khác KH TSCĐ dùng trong quản lí doanh nghiệp KH TSCĐ còn lại +++Cộng: Tài liệu bổ sung Tổng trích KH TSCĐ trong kỳ TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách NN cấp TSCĐ thuộc nguồn vốn tự bổ sung TSCĐ thuộc nguồn vốn đi vay 1 2 4 6 9 9.1 9.2 9.3 19.245.206.688 48.000.000 81.781.642 351.3675.980 19.726.601.310 19.726.601.310 14.794.950.980 1.183.596.079 3.748.054.251 19.245.206.688 48.000.000 81.781.642 351.3675.980 19.726.601.310 19.726.601.310 14.794.950.980 1.183.596.079 3.748.054.251 3.3.1. Kế toán khấu hao TSCĐ khi tăng TSCĐ Mua mới một máy bơm thuỷ lực 15/5/1999 bằng vốn ngân sách Nguyên giá : 6.950.000 Thời gian sử dụng : 10 năm Do đó mức trích khấu hao 1 tháng: Mức trích khấu hao 6.950.000 57.917đ 1 tháng 10*12 Số khấu hao luỹ kế cần trích đến tháng 12 57.917 * 7 = 405.419đ -Tăng mua mới tháng11/2001 một máy quét ảnh – vốn tự vổ sung Nguyên giá : 5.235.570 Thời gian sử dụng : 4 năm Mức trích khấu hao 5.235.570 109.074 1 tháng 4 * 12 TSCĐ tăng tháng 11 thì tháng 12 bắt đầu được trích khấu hao. Do đó số khấu hao cần trích tháng 12 là: 109.074đ -Tăng do điều chuyển tài sản ngày 30/11/2001 từ nhà máy thuỷ điện HB 1 loại xe Toyota 7 chỗ ngồi (vốn ngân sách) đến công ty TTĐ1 Nguyên giá : 108.357.336 Khấu hao : 34.540.000 Giá trị còn lại : 73.817.336 Tài sản được điều chuyển từ tháng 11 nên đến tháng 12 bắt đầu mới trích khấu hao Số khấu hao trích 108.357.336 1.128.722 cho1 tháng 8 * 12 Luỹ kế khấu hao cần trích tháng 12 là: 1.128.722đ -Tăng máy móc thiết bị trạm NB : tháng 11/2001 - vốn ngân sách Mua mới : 2.310.200.0000 Mức trích khấu hao 2.310.200.000 16.043.056đ 1 tháng 12 * 12 Luỹ kế khấu hao cần trích tháng 12 là: 16.034.056đ Mua hình nhân điện tử ngày 30/11/2001 - vốn tự bổ sung Mức trích khấu hao 12.000.000 200.000 1 tháng 5 * 12 3.3.2.Kế toán khấu hao giảm TSCĐ -Giảm do điều chuyển nội bộ cho công ty TTĐ HP 10/01/2001 một dụng cụ đo nhiệt- vốn ngân sách Nguyên giá : 16.000.000 Thời gian sử dụng : 6 năm Giá trị hao mòn : 1.777.776 Nợ TK411 14.222.224 Nợ TK214 1.777.776 Có TK211 16.000.000 Số khấu hao không cần trích nữa 16.000.000 222.222 6 * 12 -Giảm do thanh lý, nhượng bán Trích tài liệu ngày 01/01/2001 thanh lý : -Một palăng xích kéo tay: Nguyên giá:149.000.000 Giá trị còn lại tại thời điểm thanh lý:15.050.000 -Một máy ép thuỷ lực100 tấn IZUMI: Nguyên giá:120.000.000 Giá trị còn lại tại thời điểm thanh lý: 9.750.000 Sau khi lập tờ trình gửi ban lãnh đạoTCT và được Tổng Giám đốc duyệt cho thanh lý với lý do máy đã lạc hậu. Kế toán TSCĐ lập hồ sơ thanh lý TSCĐ gồm: -Quyết định của Tông Giám đốc Tổng Công ty điện lực Việt Nam -Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho -Biên bản thanh lý TSCĐ -Phiếu thu Sau đây là một số mẫu: Bộ công nghiệp CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM Tổng Công ty ĐLVN ĐộC LậP - Tự DO - HạNH PHúC Số 358 TCKT/QĐ ***** Hà nội, ngày 01 tháng 01 năm 2001 Tổng Giám đốc Tổng Công ty điện lực Việt Nam -Căn cứ quy trình sử lý VTTB của Bộ Công Nghiệp -Xét hồ sơ thanh lý TSCĐ số 1141/TTĐ1 ngày 15/11/2001 -Căn cứ kết quả của hộ đồng thanh lý TSCĐ của Công ty TTĐ1 -Căn cứ kết quả xét duyệt của hội đồng thanh lý của Tổng Công ty quyết định Điều 1: N ay cho phép Công ty TTĐ1 thay thế những TSCĐ sau: TT Tên TSCĐ Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại Giá trị thu hồi 1 2 Palăng xích kéo tay Máy ép thủy lực IZUMI 100 tấn 149.000.000 120.000.000 133.950.000 110.250.000 15.050.000 9.750.000 18.000.000 9.000.000 Tổng 269.000.000 244.200.000 24.800.000 27.000.000 Điều 2: Công ty TTĐ1 có trách nhiệm tổ chức thanh lý TSCĐ có hiệu quả, đúng phương án đã xét duyệt và hạch toán kết quả thanh lý theo đúng chế độ tài chính hiện hành. TGĐ TCT Điện lực Việt Nam Căn cứ vào quyết định của TCT Điện lực Việt Nam, Công ty TTĐ1 đã thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ. Biên bản thanh lý được lập thành 02 bản, 01 bản gửi lên tổng Công ty, 01 giữ lại để làm căn cứ ghi só kế toán. Công ty TTĐ1 CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM Địa chỉ:15 Cửa bắc, HN ĐộC LậP - Tự DO - HạNH PHúC Số 07 ***** Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 21 tháng 11 năm 2001 Nợ………… Có………… Căn cứ quyết định số 358 TCKT/QĐ của Tổng Gián đốc Tổng Công ty về việc thanh lý TSCĐ. I.Ban thanh lý TSCĐ gồm: Ông: Nguyễn Văn An – Phó phòng Kế toán Ông: Trần Quang Thi – Phó Xưởng cơ điện – TTĐHN Ông: Lê Sơn – Cán bộ kế hoạch Ông: Lê Ngọc – Cán bộ phòng TC-kế toán II.Tiến hành thanh lý TSCĐ: Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng): Nước sản xuất: Năm đưa vào sử dụng: Nguyên giá: Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lí: GTCL tính đến thời điểm thanh lý: III. Kết luận của ban thanh lý Máy đã cũ, lạc hậu và bị hỏng hóc nhiều, cần phải thanh lý để tái đầu tư hiện đại hoá sản xuất Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản: 01 bản giao cho phòng kế toán lưu để theo dõi trên sổ sách, 01 bản gửi lên Tổng Công ty. Hà Nội, ngày 21 tháng11 năm 2001 Các thành viên Trưởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh toán tài sản cố định. -Chi phí thanh lý TSCĐ: *Palăng xích kéo tay:1.200.000 (Một triệu hai trăm ngàn đồng chẵn) *Máy ép thuỷ lực IZUMI 100 tấn: 2.500.000 (Hai triêu năm trăm ngàn đồng chẵn) -Giá trị thu hồi: *Palăng xích kéo tay: 18.000.000 (Mười tám triệu đồng chẵn) *Máy ép thuỷ lực IZUMI 100 tấn: 9.000.000 (Chín triệu đồng chẵn) Ngày 21 tháng 11năm 2001 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng. Kế toán tiến hành định khoản các nghiệp vụ có liên quan đến việc thanh lý TSCĐ trên như sau: -Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 117 ngày 21/11/2001 kế toán ghi số tiền chi phí thanh lý: Palăng xích kéo tay Nợ TK 821: 1.200.000 Có TK 111: 1.200.000 Máy ép nổ thuỷ lực 100 tấn Nợ TK 821: 2.500.000 Có TK 111: 2.500.000 Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 07 ngày 21/11/2001 kế toán ghi giảm TSCĐ Palăng xích kéo tay Nợ TK 214: 133.950.000 Nợ TK 821: 15.050.000 Có TK 211: 149.000.000 Máy ép nổ thuỷ lực 100 tấn Nợ TK 214: 110.250.000 Nợ TK 821: 9.750.000 Có TK 211: 120.000.000 -Cuối cùng sau khi xác định giá bán kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho như sau: Đơn vị: Công ty TTĐ1 Mẫu số 02 BH Địa chỉ:15,Cửa Bắc QĐ 1141TC /QĐ/CĐKT ngày 1/11/95 của bộ tài chính hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Ngày 21/11/2001 -Họ tên người mua: Công ty TNHH Tân Thanh -Xuất tại kho: Thượng Đình -Hình thức thanh toán: Chuyển khoản -Số hiệu TK: 701A 00038 tại Sở giao dịch NHCTVN TT Tên, quy cách Hàng hoá Mã số Đơn vị Số lương Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) 1 2 Palăng xích kéo tay Máy ép nổ thỷ lực 05 09 Chiếc Chiếc 01 01 18.000.000 9.000.000 18.000.000 9.000.000 Cộng 29.700.000 -Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi chín triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn -Trong đó thuế: (2.700.000) Hai triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị -Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng số 127 thu tiền bán thanh lý TSCĐ và hoá đơn GTGT, kế toán ghi: Nợ TK112: 29.700.000 Có TK3331: 2.700.000 Có TK 721: 27.000.000 TSCĐ tăng hoặc giảm tháng này thì ngày đầu tháng tiếp theo mới được trích khấu hao hay không trích khấu hao Số khấu hao số khấu hao số khấu hao số khấu hao trích trong = trích trong + của TSCĐ tăng - của TSCĐ giảm tháng này tháng trước tháng này tháng này bảng tính và phân bổ khấu hao toàn doanh nghiệp tháng 01năm 2001 Chỉ tiêu Tỉ lệ K H Nơi sử dụng Toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất chung (627) CP QLDN Nguyên giá Mức KH 1.Mức KH TSCĐ tháng 12/00 2.258.929.3 38.750 19.724.756.793 19.643.038.151 81.718.642 2.Mức KH tăng tháng 1 Mua máy khoan Nhận dâycáp điện 225.370.500 165.000.000 60.370.500 2.381.157 1.375.000 1.006.175 2.381.157 1.375.000 1.006.175 3.Mức khấu hao giảm tháng 1 -Thanh lý máy ép thuỷ lực 115.893.650 115.893.650 536.658 536.658 536.658 536.658 Cộng 2.259.068.815.500 19.726.601.310 19.644.882.668 81.718.642 Ngày 31/01/2002 Kế toán trưởng Người lập biểu - Căn cứ vào bảng trên, kế toán TSCĐ định khoản: Nợ TK 627 (6274): 19.644.882.668 Nợ TK 642 (6424): 81.178.642 Có TK 214: 19.762.601.310 -Sau đó ghi sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung Tháng 01năm 2001 NK Ghi sổ Chứng từ SH NT Diễn giải Số hiệu TK Nợ Có Số tiền (đồng) Nợ Có …………. Trích khấu hao TSCĐ tháng 01 ……………… 6274 6424 214 19.644.882. 668 81.718.642 19.726.601. 310 Tiếp theo vào sổ cái TK 214 3.4.2 Sửa chữa lớn TSCĐ (SCL TSCĐ) Khi đưa TSCĐ sử dụng trong công ty TTĐ1 ra sửa chữa theo định kỳ hay đột xuất phải thực hiện đúng quy định của nhà nước và Tổng công ty về công việc SCL TSCĐ được hạch toán theo mẫu quy định. Công việc sửa chữa lớn TSCĐ có thể làm theo phương thức tự làm hoặc đi thuê. TSCĐ sửa chữa hoàn thành thì đơn vị tiến hành các bước +Hợp đồng sửa chữa +Lập biên bản nghiêm thu khối lượng SCL TSCĐ đã hoàn thành +Lập biên bản giao nhận TSCĐ đem ra sửa chữa. +Lập báo cáo quyết toán số chi phí SCL và trình duyệt quyết toán theo quy định phân cấp của Tổng công ty Điện lực VN. +Lập phiếu chi. Thực tế tại công ty TTĐ1 không trích trước chi phí sửa chữa lớn mà dựa vào chi phí phát sinh và chi phí đó phải được duyệt theo sự phân cấp quản lý do Tổng Công ty quy định. Trích số liệu ngày 15/8/2001, đại tu máy cắt 110kv, giá dự toán: 35.000.000đ. Nhưng chi phí phát sinh thực tế là: 38.000.000đ. Công ty TTĐ1 trình lên cấp trên (theo sự phân cấp) để duyệt. Cấp trên duyệt với giá: 37.000.000đ. Công ty hạch toán . Hồ sơ gồm: -Biên bảm giao nhận TSCĐ đem ra sửa chữa số 14/BBGNTS -Phiếu chi -Biên bản nghiệm thu kỹ thuật -Quyết toán chi phí sửa chữa lớn 1. Nợ TK241 38.000.000 Có TK 111,112,152,153 38.000.000 2. Nợ TK627,642 38.000.000 Có TK335 38.000.000 3. Công ty chỉ được cấp trên duyệt SCL ở mức: 37.000.000đ do đó kế toán công ty ghi Nợ TK 335 1.000.000 Có TK627,642 1.000.000 4. Nợ TK 335 37.000.000 Có TK 241 37.000.000 5. Nợ TK 331 1.000.000 Có TK241 1.000.000 (Thuê ngoài nhưng công ty TTĐ1 chưa trả hết) Nợ TK131,111,112 1.000.000 Có TK241 1.000.000 (Thuê ngoài nhưng công ty TTĐ1 đã trả hết ) Nợ TK138 1.000.000 Có TK241 1.000.000 (thu của đơn vị sửa chữa trong công ty tự làm ) Phần III: các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Truyền Tải Điện 1 Những nhận xét về công tác kế toán TSCĐ tại công ty TTĐ1 * Nhận xét chung Trải qua quá trình phát triển từ năm 1981 đến nay, công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh thể hiện trong việc công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, mà sau khi trừ đi các khoản đó còn có Một khoản lớn để công ty thực hiện phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mức thu nhập bình quân qua các năm tăng lên rõ rệt. Qua đó chúng ta thấy đến hay công ty TTĐ1 đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò quan trọng trong ngành Điện lực Việt nam. Sự lớn mạnh của công ty còn được thể hiện qua cơ sở kỹ thuật không ngừng được nâng cao, cũng như trình độ quản lý đang từng bước hoàn thiện. Công ty TTĐ1 nói riêng Và ngành điện nói chung TSCĐ luôn giữ vai trò vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất kinh doanh thể hiện ở tỷ trọng của TSCĐ trong tổng vốn sản xuất kinh doanh, là bộ phận tài sản chủ yếu và cần thiết để giảm nhẹ sức lao động . Nhận thức được tầm quan trọng này ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp tích cực đặc biệt quan tâm tới quản lý và sử dụng TSCĐ như phân cấp quản lý, luôn sửa chữa, bảo dưỡng điều chuyển nội bộ, lắp mới, sử dụng đúng công suất, cố gắng đảm bảo hiệu quả sử dụng TSCĐ đạt mức cao nhất. Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố trí nhân lực ở các trạm, xưởng, truyền tải điện và các phòng ban làm việc rất hiệu quả, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình biến động của tài sản, tính toán tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý nguồn vốn của công ty, trong đó kế toán TSCĐ đóng một vai trò quan trọng. Với lượng TSCĐ không nhỏ của công ty, kế toán TSCĐ đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động của TSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ. Việc hạch toán và quản lý được thực hiện trên phần mềm máy tính nhằm phục vụ một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và kịp thời những yêu cầu đối với TSCĐ tại công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty Tuyền tải điện 1, từ những kiến thức đã học, cùng với những điều ghi nhận được trong thời gian thực tập và sự giúp đỡ của các nhân viên phòng kế toán em nhận thấy công tác quản lý, sử dụng, hạch toán TSCĐ của công ty còn có những ưu nhược điểm đáng quan tâm -Ưu điểm: +Kế toán đã phân loại các TSCĐ trong doanh nghiệp theo đúng chế độ của nhà nước mà vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý cuả công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng giúp người xem báo cáo tài chính nhận biết được thế mạnh của công ty. Như trong cách phân loại TSCĐ theo tính chất sử dụng kết hợp phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, từ cách này công ty biết được tỷ trọng của từng loại trong tổng TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là bao nhiêu + Tại công ty TTĐ1 tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn (98,63%) nhận thức được điều này và tầm quan trọng của TSCĐ trong công ty nên trong nhiều năm qua công ty đã sử dụng nhiều biện pháp tốt để quản lý TSCĐ và sử dụng có hiệu quả cao, công ty đã đặc biệt tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận vào nơi sử dụng cả về mặt hiện vật và giá trị, cũng như theo dõi trên sổ chi tiết kế toán cả bộ phận nơi sử dụng. Công ty đề ra chế độ thưởng, phạt rõ ràng để nâng cao chất lượng trong quản lý. +Chấp hành nội quy, quy chế bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ giảm đến mức thấp nhất việc ngừng làm việc hoặc ngừng việc sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch. Để chống hao mòn vô hình và hữu hình, công ty định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và mỗi máy có sổ theo dõi riêng (Sổ theo dõi tình hình tăng giảm nguyên giá, hao mòn TSCĐ) để khi TSCĐ có trục trặc kỹ thuật thì có biện pháp xử lý kịp thời để giảm thời gian và chi phí sửa chữa Định kỳ theo chỉ dẫn thiết kế, công ty tiến hành sửa chữa, đại tu, thay thế phụ tùng... để máy có thể hoạt động đạt công suất thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó công ty luôn đánh giá lại TSCĐ theo đúng giá thị trường. + Với nhiệm vụ là phụ trách một khâu truyền tải điện trong cả một quá trình gồm từ sản xuất điện, truyền tải điện đến phân phối điện là một dây chuyền khép kín nên hạn chế thấp nhất máy móc ngừng việc và đào tạo đội ngũ cán bộ có tay nghề cần thiết trong việc sử dụng máy móc là chiến lược lâu dài mà công ty luôn đặt lên hàng đầu. + Kế toán luôn phản ánh tình hình TSCĐ hiện có của công ty và sự biến động các loại TSCĐ thuộc đơn vị quản lý theo nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, các nguồn vốn hình thành từng TSCĐ và cập nhật, phản ánh một cách chính xác, kịp thời , đầy đủ tình hình biến động TSCĐ trong năm lên hệ thống sổ sách của công ty. Như : sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết để từ đó biết được hệ số TSCĐ tăng từ đó có phương hướng đầu tư tốt, ngoài ra còn phản ánh vào sổ cái TK211, 214, bảng đăng ký khấu hao ... theo đúng chế độ kế toán quy định hiện hành. + Những thông tư, quyết định thường xuyên được kế toán nắm vững và vận dụng trong công tác hạch toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp. Như: quyết định 166 Bộ tài chính ban hành ngày 30/12/1999 mới đây công ty đã bắt đầu vận dụng từ năm 2000. + Thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho hạch toán nói chung, bên cạnh đó đối với kế toán TSCĐ thì kế toán đã đảm bảo việc thực hiện tính trích, hạch toán chính xác kịp thời số khấu hao vào đối tượng chịu chi phí và giá trị hao mòn TSCĐ, giám sát việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái đầu tư và đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng suất sản xuất và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả . Ngoài ra công ty còn thực hiện tốt chế độ kiểm kê định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo kế toán TSCĐ theo quyết định của nhà nước. Ngoài những ưu điểm nêu trên, mặc dù công tác quản lý và hạch toán TSCĐ của Công ty luôn luôn được củng cố, hoàn thiện song không phải là đã hết thiếu sót ở khâu này, khâu khác. Sau đây là một vài vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty - Nhược điểm : +Trong công tác hạch toán TSCĐ tại công ty việc phân bổ chi phí sản xuất còn thiếu chính xác. Do quá trình sản xuất kinh doanh có sử dụng TSCĐ cho sản xuất kinh doanh chính và phụ nhưng trong kỳ công ty chỉ phân bổ cho sản xuất chính. Việc phân bổ như vậy làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty . +Với phương pháp khấu hao: TSCĐ công ty TTĐ1 có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng có sự khác nhau. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí mà công ty đã đầu tư để đưa tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản và đảm bảo lợi ích thu được từ tài sản trong quá trình sử dụng và như vậy với phương pháp khấu hao nhanh mà hiện nay công ty đang áp dụng có ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện hay không? Phương pháp khấu hao ra sao để phục vụ nhu cầu quản lý. +Số lượng sổ sách phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ của công ty không phải là nhỏ nhưng chưa đầy đủ. Nó phản ánh đầy đủ mọi biến động liên quan đến TSCĐ song như vậy không phản ánh đầy đủ những thông tin cần thiết về TSCĐ, một phần gây khó khăn cho quản lý nhất là với quy mô TSCĐ lớn . TSCĐ của công ty là chiếm tỷ trọng lớn mà yêu cầu đặt ra hiện nay đối với kế toán TSCĐ trong công ty mới chỉ quản lý về tổng giá trị TSCĐ như vậy chỉ mới yêu cầu này thì chưa tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, bảo quản TSCĐ cũng như chưa phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý TSCĐ +Trước đây khi ban quản lý dự án hoàn thành bàn giao công trình nhưng công trình chưa được quyết toán ngay mà đã đưa sang sử dụng kế toán đã tạm hạch toán theo một giá mà thực tế sau khi quyết toán giá lớn hơn nên ta phải hạch toán giảm phần chênh lệch giá thực tế và giá hạch toán (lý do giải thích tại sao khi nhìn vào bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ ta thấy phần tăng do điều chỉnh giá mang dấu (-) cụ thể - 411.800.000). Việc hạch toán này rất đúng với chế độ nhưng về phần khấu hao ta sẽ phải theo dõi như thế nào để có thể vẫn tiến hành quản lý và trích khấu hao quy định trong thời gian công trình hoàn thành bàn giao nhưng chưa được duyệt quyết toán 2. Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty Truyền tải điện 1. ý kiến 1: Công ty TTĐ1 trong quá trình sản xuất kinh doanh có sử dụng TSCĐ cho sản xuất kinh doanh phụ mà trong kỳ công ty chỉ phân bổ cho sản xuất chính. Điều này ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, vậy theo ý kiến em thì công ty nên phân bổ khấu hao TSCĐ cho sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ. Sau khi hạch toán: Nợ TK627 chi phí sản xuất chung Nợ TK642 chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK214 Ta phân bổ tiếp cho sản xuất chính và sản xuất phụ theo tiêu thức phù hợp với việc phân bổ. Công thức phân bổ như sau: Mức chi phí phân bổ Tổng chi phí tập hợp cần phân bổ tiêu thức phân bổ Cho từng đối tưọng Tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ của từng đối tượng Tiêu thức sử dụng để phân bổ cho chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý là theo định mức chi phí sử dụng . Chẳng hạn phân bổ khấu hao cho việc sử dụng ôtô ta chọn tiêu thức là Km hoặc là thời gian... ý kiến 2: Để phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu quản lý TSCĐ công ty nên mở sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng cho từng bộ phận sử dụng. Sử dụng sổ này ta không những theo dõi được TSCĐ đang sử dụng là bao nhiêu, tình hình tăng giảm của từng loại như thế nào, nguồn vốn đầu tư từ đâu, tình hình trích khấu hao ra sao từ đó phục vụ công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng Tên bộ phận sử dụng: Công ty Truyền tải điện 1 Tt Chứng từ Sổ thẻ TSCĐ Mã số TSCĐ Tên quy cách TSCĐ Lý do tăng giảm Nguồn vốn đầu tư Số lượng Nguyên giá Số hao mòn Ghi chú S N Dư đầu kỳ ........ ............ dư cuối kỳ Sổ này được mở ra sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ và cuối kỳ khoá sổ để tính số dư cuối kỳ ý kiến 3: khi hạch toán tăng thêm, kế toán TSCĐ công ty TTĐ1 đã lưu tất cả các chứng từ vào hồ sơ riêng nhưng kế toán chưa mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, bảo quản TSCĐ tại công ty. Thẻ được lập theo mẫu 02- TSCĐ được quy định thống nhất ngày 1/11/1999 của Bộ tài chính Đơn vị : Công ty Truyền tải điện 1 Địa chỉ : 15 - Cửa Bắc Mẫu số 02 - TSCĐ Thẻ Tài Sản Cố Định Số 16 Lập thẻ ngày: 30/11/2002 Kế toán trưởng(Họ tên): Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 10 ngày 30/11/2002: tên, ký hiệu, quy cách(cấp hạng TSCĐ) xe Toyota 29A Nước sản xuất : Liên Xô . Năm sản xuất: Bộ phận quản lý, sử dụng: đội xe công tyTTĐ1 Năm đưa vào sử dụng : 1989 Công suất thiết kế : Đình chỉ sử dụng ngày ....tháng ....năm Lý do điều chuyển : Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 30/11/1999 Đều chuyển 1 xe Toyota từ thuỷ điện 108.357.336 1999 34.540.000 34.540.000 Em cùng đưa ra hai ý kiến 2 và 3 vì yêu cầu đặt ra đối với kế toán TSCĐ trong công ty là phải quản lý về tổng giá trị TSCĐ, đồng thời phải quản lý một cách chi tiết theo từng tài sản riêng biệt cũng như từng bộ phận sử dụng, từ đó nắm được tình hình TSCĐ cũng như phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Để đáp ứng yêu cầu đó công ty nên cùng mở thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng để việc theo dõi được chặt chẽ hơn. Mặt khác cùng theo dõi riêng biệt từng tài sản cũng như giúp cho việc tính khấu hao được chính xác hơn. ý kiến 4: TSCĐ là do Tổng công ty điện lực VN đầu tư cho các ban quản lý xây dựng xong hoàn thành bàn giao cho TTĐ1 sử dụng, khi bàn giao chưa có thông tư phê duyệt quyết toán nên hai bên tạm bàn giao theo biên bản có ghi giá trị tạm tính (có thể căn cứ vào dự toán hoặc quyết toán tạm thời) theo chế độ thì hạch toán: Nợ TK 211 Có TK 33623 Vốn khấu hao TSCĐ Có TK 33624 Vốn vay dài hạn dùng cho XDCB. Theo quy chế của Tổng công ty thì phần khấu hao TSCĐ được hạch toán (theo Sơ đồ 2) Hàng tháng trích khấu hao vào chi phí sản xuất : Nợ TK627, 642 Có TK 214 Đồng thời ghi : Nợ TK009 Tập hợp chi phí sản xuất Nợ TK154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627, 642 Kết chuyển chi phí đòi tổng công ty cấp : Nợ TK13625 Chi phí sản xuất Có TK154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Khấu hao của TSCĐ đã rõ nguồn, sau khi bù trừ nguồn vốn khấu hao với cấp trên Nợ TK411 Có TK13625 Đồng thời ghi: Có TK 009 KH TSCĐ đã rõ nguồn Khi TSCĐ bàn giao chưa có nguồn, việc theo dõi khấu hao: Nợ TK 33623 Vốn khấu hao TSCĐ Hoặc Nợ TK 33624 Vốn vay dài hạn dùng cho XDCB Có TK 13625 Chi phí sản xuất Đồng thời ghi: Có TK009 Khấu hao TSCĐ chưa rõ nguồn . Nhìn vào sơ đồ 2 Bên Nợ TK33623,33624: Theo dõi khấu hao TSCĐ(tạm tăng) Bên Có TK33623,33624: TSCĐ tạm tăng chưa có thông tư phê duyệt Nợ TK211 Có TK33623 Có TK33624 Ta thấy trên TK33623,33624 bị trừ mất số khấu hao dẫn đến phản ánh tài sản chưa có nguồn tạm tăng không phản ánh được giá trị ban đầu nữa. Theo ý kiến em, để theo dõi riêng phần khấu hao tài sản chưa rõ nguồn nên hạch toán vào một tài khoản khác để khi có thông tư phê duyệt quyết toán các công trình sẽ xử lý phần khấu hao sau thì sẽ theo dõi được cả nguyên giá tạm tăng đồng thời theo dõi được cả luỹ kế phần tính khấu hao của những tài sản đó Việc theo dõi theo trình tự : -Hàng tháng trích khấu hao vào chi phí sản xuất: Nợ TK627,642 Có TK214 Đồng thời ghi: Nợ TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản -Tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK154 Có TK627,642 -Kết chuyển chi phí đòi Tổng công ty cấp: Nợ TK13625: Chi phí sản xuất Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -Khấu hao của những tài sản đã rõ nguồn: Nợ TK411 Có TK13625 Đồng thời ghi: Có TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản Giả sử có một tài khoản khác theo dõi khấu hao TSCĐ chưa có nguồn tạm tăng: Nợ TK khác Có TK13625 Đồng thời ghi: Có TK009 -TSCĐ tạm tăng chưa có thông tư phê duyệt: Nợ TK211 Có TK33623,33624 -Khi có thông tư phê duyệt chính thức: Nợ TK33623,33624 Có TK411 Xem sơ đồ hoạch toán (sơ đồ 3) ý kiến 5: Về phương pháp khấu hao TSCĐ Theo quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính các doanh nghiệp phải trích khấu hao theo phương pháp khấu hao bình quân. Năm 1999 công ty TTĐ1 đã áp dụng theo quyết định này. Việc áp dụng phương pháp là chưa hợp lý vì những lý do sau: TSCĐ trong công ty TTĐ1 có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng có sự khác nhau. Việc sử dụng tài sản cũng thu được lợi ích khác nhau. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí mà công ty đã đầu tư để được tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản và đảm bảo lợi ích thu được từ tài sản trong quá trình sử dụng. Điều này xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán. Để đảm bảo số liệu sổ kế toán cung cấp phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, công ty TTĐ1 nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐ theo hướng sau : -Các thiết bị dụng cụ quản lý thường chịu tác động của hao mòn hình, áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần -Máy móc thiết bị vật tư gắn liền với qúa trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng hay phương pháp khấu hao giảm dần -Nhà cửa, vật kiến trúc, trạm,...áp dụng khấu hao đường thẳng. -Đối v ới những TSCĐ vô hạn theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán không phải tính khấu hao. Giá trị của TSCĐ đó được phản ánh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính cho đến khi tính hữu dụng của tài sản này không còn nữa ý kiến 6 : Cần phải có bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ và hao mòn TSCĐ để mỗi khi nhìn vào ta có cách nhìn tổng quát từ nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn vốn đầu tư, đơn vị sử dụng. Sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ vào thẻ, vào sổ theo dõi ngay Tên TSCĐ Nguồn vốn Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Ghi chú A. TSCĐ tăng 117.324.570.000 7.877.810.000 I. Tăng do mua sắm : 9.325.007.000 0 +Mua máy quét ảnh Vốn TBS 5.235.670 0 5.235.570 +Mua máy móc thiết bị trạm Vốn NS 2.310.000.000 0 2.310.000.000 +......... II.Tăng do lắp mới 27.124.324.000 +Nối mạng vi tính Vốn khác 220.118.000 0 +Lắp đặt công tơ Vốn khác 450.000.000 0 +...... III.Tăng do điều chuyển nội bộ 84.287.039.000 +1 xe Toyota từ TĐ Hoà Bình Vốn NS 108.357.336 34.540.000 73.817.336 +Xe lavia Vốn NS 170.230.000 23.000.000 147.230.000 +...... IV.Tăng do điều chỉnh giá -411.800.000 +Điều chỉnh giá máy cắt -511.000.000 0 -51.000.000 +....... B.TSCĐ giảm 654.233.300 234.000.000 I.Điều chuyển +1 dụng cụ điện Vốn NS 16.000.000 1.777.776 14.222.224 +..... II. giảm do thanh lý +..... Ghi chú: Cột giá trị hao mòn của TSCĐ tăng TSCĐ tính bằng cách cộng tất cả các TSCĐ tăng từ T1 và luỹ kế đến T12 Phần giá trị hao mòn của TSCĐ giảm tính bằng cách luỹ kế TSCĐ giảm từ T1 đến T12. Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của Công ty Truyền tải điện 1 trên cơ sở đó không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty. Hy vọng rằng cùng với việc nâng cao hoạt động công tác kế toán, hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung thì trong những năm tới công ty Truyền tải sẽ không ngừng phát triển hơn nữa. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0327.doc
Tài liệu liên quan