Lời mở đầu
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chính sách mở cửa, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu”. Do đó mà mà xuất khẩu luôn được xem như một chính sách cơ cấu có tầm chiến lược quan trọng, nhằm phục vụ, phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần thực hiện thành công quá trình Công nghiệp ho
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty XNK Nông sản & Thực phẩm chế biến Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á - Hiện đại hoá đất nước.
Trước bối cảnh đó, thời gian qua cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước khác, Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu chung của đất nước. Với hoạt động kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hiện nay mặt hàng chè đã, đang dần chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của toàn công ty. Hoạt động xuất khẩu chè giúp công ty thu về một lượng ngoại tệ để tạo tiền đề cho việc cũng cố nguồn vốn và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, cũng như tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu ấy, hoạt động xuất khẩu chè của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần giải quyết. Đó là: Chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao, giá trị hàng chưa phản ánh đúng giá thị trường. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu mặt hàng này chưa ổn định và thường xuyên bị đe doạ bởi các đối thủ cạnh tranh. Công tác thu mua và tìm kiếm thị trường, bạn hàng, đối tác kinh doanh còn yếu kém,... Do vậy để công ty có thể phát huy hết tiềm năng, xứng đáng với vị trí là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc nhìn nhận lại thực trạng kinh doanh xuất khẩu chè của công ty, để có những đánh giá sát thực về thành công, cũng như những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu chè của Công ty là một yêu cầu thiết yếu hiện nay.
Với lí do đó mà sau một thời gian thực tập ở công ty Xuất nhập khẩu nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng, em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp, nhằm có thể đóng góp một vài ý kiến của mình giúp cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của công ty được phát triển hơn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận bài luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về hoạt động xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng trong những năm qua.
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty AGREXPORT Đà Nẵng.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đầ Nẵng
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, và phương pháp dự báo.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót và nhược điểm. Vì vậy em kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài của mình hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương ii
Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty agrexport đà nẵng trong những năm qua.
I. khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1.1. Quá trình hình thành của công ty.
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng luôn được coi là một chính sách cơ cấu có tầm chiến lược quan trọng, góp phần phát triển nền Kinh tế Quốc Dân, thúc đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
Nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quy mô và khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước, Nhà nước ta đã cho phép thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng.
Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng tên giao dịch: AGREXPORT là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (VINAFIMEX) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập theo Quyết định số 1233NN - TCCB/QĐ ngày 22/7/1996. Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh độc lập, có con dấu riêng và có tài khoản ngoại tệ, nội tệ tại Ngân hàng. Công ty có trụ sở chính tại Đà Nẵng, có 7 đơn vị trực thuộc trong đó có 2 đơn vị thành viên hạch toán độc lập là chi nhánh tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên giao dịch: DANANG AGRICULTURAL PRODUCE & FOODSTUFFS IMPORT AND EXPORT COMPANY (Viết tắt AGREXPORT DN)
- Trụ sở chính: 64 Trần Phú Thành phố Đà Nẵng
- Giấy phép kinh doanh số: 110810- 22/7/1996 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng cấp
- Giấy phép kinh doanh XNK số 111-1-049 do Bộ Thương mại cấp ngày 24 tháng 8 năm 1996.
Căn cứ vào quyết định số 1233NN -TCCB/QĐ ngày 22/7/1996 Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thuộc nông, lâm, hải sản như: hạt điều, lạc nhân, gạo, ngũ cốc, sản phẩm từ ngũ cốc, bột mì, chè, cao su, cà phê , thuốc lá , đồ gia vị, dược liệu, tinh dầu quế, hồi, các loại hoa quả và hạt có dầu, các loại tơ sợi, sơn, thực phẩm chế biến và nguyên liệu để chế biến thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, đồ gốm, nguyên liệu dệt.
- Kinh doanh hàng may mặc và hàng công nghiệp tiêu dùng khác.
- Nhập khẩu các mặt hàng thuộc nông lâm, hải sản, thực phẩm chế biến và nguyên liệu chế biến thực phẩm, hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất (phân bón, thuốc trừ sâu).
- Nhập khẩu linh kiện phụ tùng dạng nguyên chiếc, các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và hàng điện tử, vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất, bao bì, nguyên liệu sản xuất bao bì, các loại giấy và sản phẩm từ giấy, xenlulo, li-e và các mặt hàng bằng li-e, hàng công nghiệp tiêu dùng và các hàng khác được Nhà nước cho phép bán buôn bán lẻ và đại lý tiêu thụ hàng hoá được Nhà nước cho phép.
- Chế biến nông, lâm sản xuất khẩu và phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
- Xuất nhập khẩu kinh doanh, dịch vụ và các ngành nghề khác theo quy định của nhà nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Công ty là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại Miền Trung và các đơn vị trực thuộc nằm rải rác khắp 3 miền. Do vậy để hoạt động có hiệu quả và đảm bảo công tác quản lý, kiểm tra giám sát thì các mô hình tổ chức của Công ty phải đảm bảo gọn nhẹ, kiêm nhiệm nhiều từ bộ phận quản lý đến các phòng nghiệp vụ kinh doanh tại văn phòng Công ty đối với các đơn vị thành viên.
1.2.1. Văn phòng Công ty.
* Giám đốc:
Giám đốc là đại diện pháp nhân đương nhiên, là người có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Công ty là doanh nghiệp được thành lập theo Nghị định 388, hoạt động theo luật doanh nghiệp, về mặt hành chính Công ty trực thuộc Tổng công ty nhưng trên thực tế mọi vấn đề phát sinh đều báo cáo trực tiếp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Các Phó Giám đốc:
Các Phó Giám đốc giúp giám đốc điều hành một số hoạt của động của Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những công việc, hoạt động được Giám đốc phân công và uỷ quyền. Bao gồm một Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh của toàn Công ty và các đơn vị thành viên, một Phó Giám đốc phụ trách công tác hành chính – tổ chức của toàn Công ty.
* Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng giúp Giám đốc quản lý tài chính, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán - thống kê của văn phòng Công ty và các đơn vị thành viên.
* Các phòng ban chức năng của Công ty:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Giúp và tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý kinh doanh, tổ chức, sắp xếp và thực hiện các chế độ chính sách đối với các cán bộ công nhân viên của toàn Công ty.
- Phòng kinh tế tổng hợp: Tổng hợp tham mưu cho Giám đốc xử lý các công việc của văn phòng và đơn vị thành viên, tổng hợp kế hoạch và hoạt động kinh doanh, sản xuất của văn phòng và các đơn vị thành viên.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức hạch toán kinh tế, thực hiện chức năng giám đốc đồng tiền trong mọi hoạt động lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Đồng thời khai thác mọi nguồn vốn nhằm bảo đảm vốn cho các đơn vị trực thuộc hoạt động, cũng như tham mưu cho Giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Tham gia trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, kí kết và thực hiện hợp đồng thương mại với các đối tác trong và ngoài nước.
- Phòng đầu tư liên doanh liên kết: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc nghiên cứu những dự án có hiệu quả và có tính khả thi cao để Giám đốc quyết định đưa vào đầu tư.
1.2.2. Các đơn vị thành viên.
* Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tham gia trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu để tự trang trải các chi phí và có lợi nhuận nộp Công ty.
* Chi nhánh tại Hà Nội:
+ Tham gia trực tiếp các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để tự trang trải chi phí và nộp lợi nhuận cho Công ty.
+ Tư vấn cho Giám đốc toàn bộ nội dung các hợp đồng ngoại thương, giúp Công ty thực hiện những dự án đầu tư liên doanh liên kết.
+ Thay mặt Công ty thực hiện các chức năng quan hệ với các Bộ, Ban ngành Trung Ương tại Hà Nội.
+ Làm đầu mối thu thập và tổng hợp những thông tin, văn bản pháp quy về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
* Nhà máy sản xuất nước dứa cô đặc Quảng Nam: Xuất khẩu các mặt hàng như nước dứa, dứa khoanh..sang các thị trường EU, Mĩ, Nhật Bản. Đồng thời sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên thị trường trong nước.
* Nhà máy sản xuất dầu thực vật: Trên cơ sở nguyên liệu sẵn có trong nước như lạc nhân, vừng đen, vừng vàng, đậu tương... để sản xuất dầu thô và dầu tinh luyệnphục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
* Nhà máy liên doanh sản xuất bột mì Sơn Thành; Trên cơ sở nhập nguyên liệu từ úc, áchentina, Mĩ, Canada để chế biến bột mì nhập ngoại.
* Xí nghiệp chế biến đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu: gia công chế biến đồ gỗ mĩ nghệ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
* Đại diện thu mua hàng nông sản: Có mặt ở cả 3 miền nhằm thu mua các mặt hàng nông sản như cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều...phục vụ cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu trong toàn Công ty.
Hiện nay, Công ty có hơn 195 cán bộ công nhân viên trong đó 2 người có trình độ cao học, 52 người tốt nghiệp Đại học, đặc biệt số cán bộ chủ chốt của Công ty đều đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. Nhìn chung họ là những người rất nhiệt tình trong công việc, trung thành với công ty, trẻ trung nhưng có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhanh nhạy nắm, bắt được và theo kịp sự biến động của thị trường. Do vậy trong quá trình kinh doanh nhất là trong giao dịch buôn bán với các đối tác nước ngoài diễn ra suôn sẻ. Các công việc hoạch định, tổ chức lãnh đạo, Kiểm tra được thực hiện khá tốt, hầu hết các cán bộ công nhân viên của Công ty đều tuân thủ kỉ luật, đoàn kết tạo ra một bộ mặt văn hoá riêng cho toàn Công ty.
Về mặt tổ chức quản lý: Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty luôn tuân thủ mọi quy định của Nhà nước, cán bộ công nhân viên chỉ làm việc theo giờ hành chính, tuần làm việc 40 giờ. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thưởng phạt, quản lý chặt chẽ các vấn đề tài chính, nhân sự, mọi hoạt động của Công ty đều dưới sự quản lý, kiểm tra của Giám đốc. Các hoạt động được thông qua trao đổi, bàn bạc công khai với cán bộ công nhân viên Công ty.
1.3. Chức năng, quyền hạn của Công ty.
* Chức năng
Công ty xuất nhập khẩu nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước , nên cũng có chức năng của một doanh nghiệp Nhà nước nói chung bao gồm: Việc tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty, điều hành sản xuất và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty phải tự hạch toán việc kinh doanh của mình, có trách nhiệm trả lương thoã đáng cho người lao động và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước.
* Nhiệm vụ và Quyền hạn của Công ty:
Nhiệm vụ
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện cho được mục đích và nội dung hoạt động của Công ty.
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Nhà nước các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
+ Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tự tạo các nguồn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
+ Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Quản lý , chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên công ty nhằm khuyến khích sự sáng tạo và lao động có hiệu quả của mỗi người.
- Quyền hạn:
+ Được chủ động trong giao dịch, đàm phán kí kết, thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh, liên kết đã kí với khách hàng trong và ngoài nước thuộc nội dung hoạt động của Công ty..
+ Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) trong và ngoài nước, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước.
+ Tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, hội nghị, hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước đối với các hoạt động có liên quan.
+ Mỗi doanh vụ được thực hiện trên cơ sở phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh phải phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu nhập và các khoản chi phí thực tế phát sinh (bao gồm tiền trả công cho người giới thiệu khách hành) tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ Công ty kí kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi.
+ Được liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư khai thác nguyên liệu sản xuất, gia công, huấn luyện tay nghề trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi trong phạm vi hoạt động của Công ty.
+ Được mở cửa hàng đại lý mua bán hàng hoá trong và ngoài nước để có thể bán hàng và giới thiệu sản phẩm.
+ Được lập đại diện, chi nhánh của công ty ở trong và ngoài nước. Được tham dự các hội thảo chuyên đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty ở trong và ngoài nước.
+ Được phép đóng góp ý kiến để hoàn thiện công tác quản lý kinh tế của nhà nước.
+ Được cử cán bộ công nhân viên Công ty đi công tác, học tập ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài, hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy chế hiện hành của Nhà nước.
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty được thành lập trên cơ sở tách ra từ Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 1996. Lúc này đất nước ta đã chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vì thế cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác Công ty cũng có những thuận lợi nhất định, nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sau một thời gian sản xuất kinh doanh trên thị trường Công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt tạo được nhiều mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
1.4.1. Tình hình sản xuất chế biến.
Trong những năm qua Công ty tiến hành thu mua nông lâm sản của bà con nông dân rồi phân loại bảo quản, đóng gói để xuất sang các nước. Hoạt động xuất khẩu của Công ty vừa tận dụng được thế mạnh của Việt Nam là nước nhiệt đới nên nông, lâm sản rất phong phú và có chất lượng, vừa giúp bà con nông dân có việc làm, thu nhập ổn định. Tuy nhiên với một số lượng lớn nông, lâm sản thì không thể sử dụng cũng như xuất khẩu trong một thời gian dưới dạng tươi sống hoặc sơ chế được mà cần có sự đầu tư chế biến nông, lâm sản phục vụ xuất khẩu lâu dài.
Hơn nữa kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu thô đơn thuần thì gía trị xuất khẩu sẽ thấp, nếu chế biến thành những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao làm tăng giá trị của chúng để xuất khẩu thì sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn.Vì vậy Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc, dây chuyền ép một số loại hạt có dầu ăn nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến đồ gỗ mĩ nghệ để xuất khẩu ...Bên cạnh đó Công ty tiếp tục cho áp dụng nhiều phương pháp bảo quản hữu hiệu và kinh tế đối với nông, lâm sản để làm tăng chất lượng và thời gian sử dụng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Nhìn chung các nhà máy, xí nghiệp chế biến nông, lâm sản của công ty AGREXPORT Đà Nẵng đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, tìm kiếm thị trường, xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước. Quan điểm của Nhà nước là khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông sản, bởi tiềm năng của ngành này là rất lớn với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 7 tỷ USD/năm, giải quyết khoảng gần 3 triệu lao động nông thôn đang thiếu việc. Vì thế nên tương lai của ngành chế biến nông sản Việt Nam nói chung và các xí nghiệp chế biến nông, lâm sản của Công ty Agrexport Đà Nẵng nói riêng trong một vài năm tới là rất khả quan và sẽ có tốc độ tăng trưởng cao.
Việc công ty mạnh dạn chuyển hướng từ xuất khẩu nguyên liệu nông sản thô sang lĩnh vực chế biến xuất khẩu, chứng tỏ tầm nhìn xác định của Ban giám đốc công ty và sự trưởng thành vững mạnh của công ty về mọi mặt. Công ty cũng luôn chú ý đến vấn đề tăng trưởng phải đi đôi với phát triển bền vững, không vì chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà làm ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy sản xuất cũng như gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
1.4.2. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Kể từ khi được thành lập năm 1996 đến nay, Công ty tiến hành hoạt động xuất khẩu chủ yếu trong lĩnh vực nông sản như: chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. lạc nhân quế, hồi, kê... Quan điểm kinh doanh xuất khẩu của công ty là xây dựng đối tác chiến lược bằng cách thông qua chất lượng hàng hoá, dịch vụ bán hàng, xây dựng và giữ quan hệ làm ăn tin tưởng, lâu dài với một số thương nhân, doanh nghiệp có uy tín của Nhật Bản, Xingapo, EU. Hoa Kì... Để làm được điều này Công ty phải trực tiếp đầu tư xuống người nông dân, cho họ vay vốn đầu tư sản xuất ban đầu và giúp họ ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đồng thời bảo đảm đầu ra cho sản phẩm . Công ty luôn kiểm soát chặt chẽ khâu thu mua , vận chuyển, bảo quản, và sơ chế sản phẩm. Chính vì vậy công ty luôn có được nguồn hàng xuất khẩu ổn định chất lượng đảm bảo, từ đó tạo được ưu thế cạnh tranh rất lớn với các đối thủ cạnh tranh trong nước (đối thủ tiềm tàng) cùng kinh doanh những mặt hàng này.
Bên cạnh đó công ty cũng tiến hành nhập khẩu rất nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong đó chủ yếu là nguyên liệu sản xuất bia, máy thuỷ YAMAHA, các loại máy móc trang thiết bị, sắt thép, ôtô, xe máy Trung Quốc...Với kinh nghiệm và uy tín làm ăn của mình Công ty luôn có những bạn hàng đáng tin cậy cung cấp cho công ty nguồn hàng nhập khẩu trực tiếp không phải thông qua các khâu trung gian nên giá hàng hoá có rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại được các công ty khác nhập về. Mặt khác, Công ty có một đội ngũ nhân viên có khả năng tìm hiểu thị trường nhanh nhạy, nắm bắt và dự báo khá chính xác nhu cầu thị trường, giúp công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước. Do vậy hàng hoá của công ty khi nhập về hầu như đựợc tiêu thụ nhanh chóng, tạo khả năng quay vòng vốn nhanh , tiết kiệm chi phí bảo quản, thể hiện:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Agrexport Đà Nẵng (1997 - 2001)
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng kim ngạch XNK(1000USD)
560
5.240
11.350
16.340
17.330
Xuất khẩu (1000USD)
220
640
3.320
5.720
6.256
Nhập khẩu (1000USD)
340
4.600
8.030
10.620
11.074
KD nội địa (Tỷ VND)
2,5
12,3
18,8
24,5
61
Nộp ngân sách (Tỷ VND)
-
5,8
14,3
18,6
16,5
Lợi nhuận (Triệu VND)
- 0,42
360
1.100
1.450
650
Thu nhập bình quân (VND/người/tháng)
400.000
600.000
800.000
1.100.000
980.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty)
Qua bảng thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Agrexport Đà Nẵng ở trên ta có thể thấy từ khi thành lập đến nay Công ty đã có sự mạnh lớn không ngừng và nhanh chóng. Sau 5 năm hoạt động kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đã có những bước phát triển rõ rệt năm 2001 so với năm 1997 tăng 30,95 lần (đạt 17,330 triệu USD), tiền nộp ngân sách có giảm nếu năm 2000 là 18,6 tỷ đồng thì năm 2001 chỉ là 16,5 tỷ đồng. Công ty từ làm ăn thua lỗ tiến đến có lãi và lợi nhuận ngày càng tăng. Nhưng điều quan trọng nhất là mức sống của người lao động được đảm bảo, ổn định, tiền lương bình quân năm 2000 tăng gấp 2,75 lần so năm 1997 đạt 1.100.000 VND/ người/ tháng là khá cao so với nhiều doanh nghiệp nhà nước.Tuy nhiên năm 2001 một số chỉ tiêu của công ty có sự giảm sút điều này là do cơ cấu xuất nhập khẩu của công ty có sự thay đổi theo xu hướng xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm đã làm thay đổi các khoản nộp ngân sách, lợi nhuận ròng... Nhưng dù sao công ty cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này là do Nhà nước có những chính sách phù hợp giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường làm ăn và tăng quan hệ buôn bán với các đối tác trong và ngoài nước.
Ngoài ra Công ty luôn biết tận dụng thế mạnh của mình với bộ máy gọn nhẹ ở 3 miền đất nước nên luôn kịp thời nắm bắt, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đa dạng hoá các phương thức, ngành nghề kinh doanh, tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn, lợi thế sẵn có của Việt Nam. Với quyết tâm cao và những kinh nghiệm quý báu đã rút ra được sau một thời gian hoạt động chắc chắn Công ty sẽ đạt nhiều thành công hơn nữa trong quá trình phát triển của mình.
2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu chè đối với sự phát triển của Công ty.
Thành phố Đà Nẵng là nơi có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của miền Trung có tốc độ phát triển mạnh, có đầy đủ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thuận lợi. Với ưu thế cảng biển, cảng sông, sân bay Quốc tế Đà Nẵng có thể hình thành sân bay trung chuyển từ Tây sang Đông. Đường quốc lộ và đường sắt xuyên Việt - Đà Nẵng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng. Khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí có tầm quan trọng nên Đà Nẵng đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và tạo mọi điều kiện về chính sách đầu tư, quy hoạch, xây dựng.Với vị trí địa lí thuận lợi như vậy đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè nói riêng trong quá trình vận chuyển, lưu thông, trao đổi buôn bán của mình.
Hiện nay với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè đã đóng góp một phần tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ nhân viên công ty, củng cố tiềm lực tài chính của Công ty, tăng quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn Công ty.
II. Tình hình xuất khẩu chè của công ty Agrexport đà nẵng trong những năm qua.
1. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua.
Chè là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và lâu năm, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Chè đã có ở Việt Nam hàng ngàn năm nay. Vì vậy nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của chè.
Chè là thức uống có nhiều công dụng, vừa giải khát vừa chữa bệnh. Người ta tìm thấy chè có tới 200 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ như: cefein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết cho cơ thể...
Chè được trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh tế tương đối cao. Vì thế có thể nói cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo, điều hoà hoạt động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi, bảo vệ an ninh biên giới.
Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng. Đồng thời trồng chè chính là phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào rãnh giữa các hành chè để giữ mùn, giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý...Ngành chè đã gắn kết được sự phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Theo đánh giá của FAO, Việt Nam là nước đứng thứ 8 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Vì thế, trong những năm qua sản xuất chè Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu chè uống cho nhân dân, mà còn xuất khẩu với một lượng với một lượng đáng kể, mỗi năm thu về hàng chục triệu USD cho đất nước, đóng góp một phần nhỏ vào hoạt động xuất khẩu Việt Nam.
1.1. Tình hình sản xuất, chất lượng, giá cả của chè Việt nam trong những năm qua.
a. Tình hình sản xuất.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu chè bởi ở đây có những điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp. Đặc biệt là diện tích đất đai phù hợp với khả năng phát triển trồng chè ở Việt Nam (hiện có 200.000 ha). Với ngành công nghiệp chế biến chè phát triển hơn 40 năm nay, hàng năm xuất khẩu từ 2 - 4 vạn tấn , đồng thời những vùng đất tốt để trồng chè được phân bổ ở hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Vì vậy Việt Nam luôn là vùng đất hứa với các nhà đầu tư trong sự quan tâm đến việc phát triển chè cùng với những chính sách kinh tế ưu đãi cũng như cơ hội thuận lợi về đầu tư.
Sản phẩm hiện nay gồm có các loại chè đen, chè xanh, chè ngọt, chè dược thảo, các loại chè suối Giàng, chè Tân Cương, chè lục, chè thái và các loại chè hương hoa sen, nhài, ngâu, ...Các sản phẩm chè này hiện nay được phân bố rộng khắp cả nước cụ thể ở các khu vực sau:
* Vùng trung du và miền núi phía Bắc: chiếm khoảng 60,3% với diện tích là 120,6 nghìn ha bao gồm các tỉnh: Vĩnh Phú, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Bắc Thái. Nhiều tỉnh ở trong vùng này đã xác định cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong những năm qua do có nhiều nguyên nhân, cây chè chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.
* Vùng khu 4:
Vùng đất trồng chè ở khu 4 có khoảng 12 nghìn ha chiếm 6,16% chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh; Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. Đây là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu gió Tây nam nhưng cây chè vẫn thích nghi tốt trong đều kiện được đầu tư chăm sóc thâm canh từ đầu. Năm 2000 Nghệ An là tỉnh có diện tích cây chè nhiều nhất, tiếp đến là Thanh Hoá, Hà Tĩnh, với sản lượng có khoảng 2,2 nghìn tấn chè khô. Dự kiến trồng mới trong 5 năm tới 4,6 nghìn ha nhằm đưa sản lượng chè khô đạt 5 nghìn tấn, đưa năng lực chế biến lên 5,8tấn/năm.
* Vùng Tây Nguyên:
Diện tích trồng chè toàn vùng có khoảng 45,6 nghìn ha chiếm 22,8%. Tuy nhiên đây lại là vùng có khả năng trồng được nhiều cây công nghiệp, nên xét về hiệu quả kinh tế thì cây chè có vị trí tương đối đứng thứ ba sau cà phê, cao su. Phát triển chè ở Tây nguyên gồm chủ yếu ở 2 tỉnh là Lâm Đồng và Gia Lai. Hướng lựa chọn là giữa quy mô ở Gia Lai và một phần ở Kontum không quá 5 nghìn ha , vùng này mùa khô khắc nghiệt điều kiện tưới tiêu khó khăn và tiêu tốn nhiều chi phí, cho nên năng suất không cao. Do đó chủ yếu phát triển chè ở Lâm Đồng (Bảo Lộc) là chính, với quy mô định hình khoảng 20 nghìn ha. Vùng đất này có điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, chế biến chè, giúp cây chè phát triển tốt, năng suất chè bình quân đạt cao nhất trong cả nước.
Diện tích chè Tây Nguyên năm 2000 có khoảng 20 nghìn ha trong đó Lâm Đồng chiếm 78%, sản lượng đạt 14 nghìn tấn chè khô, trong 5 năm tới trồng mới 4,6 nghìn ha để có diện tích lên tới 20,7 nghìn ha. Ngoài ra, năng lực chế biến là 10 nghìn tấn, trong đó chế biến xuất khẩu khoảng 6,5 – 7 nghìn tấn. Dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng thêm năng lực chế biến lên 8 nghìn tấn /năm với năng lực chế biến xuất khẩu là 5 nghìn tấn/năm.
* Vùng Duyên hải:
Đây là một trong những vùng có lịch sử phát triển chè rất sớm ở nước ta. Đến đầu thế kỷ 20 có nhiều vùng chè đã được hình thành ở Quảng Nam, các trung tâm chính như Đà Nẵng (1500ha), Duy Xuyên (1400 ha), Tam Kì (1000ha), dần dần mở rộng sang các vùng khác như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị. Tuy nhiên tính đến nay diện tích chè toàn vùng có khoảng 5 nghìn ha chiếm 2,4% diện tích chè cả nước trong đó chủ yếu ở ba tỉnh: Bình Định: 2176 ha , Quảng Ngãi: 961 ha, Quảng Nam Đà Nẵng đạt 1371 ha, năng suất trung bình là 1,9 tấn/ha.
Bảng 2: Diện tích - năng suất - sản lượng chè qua các thời kỳ:
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. DT cả nước
1000 ha
64,8
69,59
70.3
78,17
73
77,14
81,7
Diện tích chè kinh doanh
1000ha
62,46
63,12
65,43
74,56
71,4
70,2
70,2
Diện tích chè trồng mới
1000ha
1,530
1,268
2,85
2,31
2,6
4,35
4,55
2. Năng suất bình quân
Tấn tươi /ha
3,47
3,48
3,512
3,78
3,80
3,82
4,23
3. Sản lượng
1000 tấn
178,1
180
197,2
200,3
233,4
317,4
363,5
(Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam)
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của 1 ha chè kinh doanh
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
Sản lượng
Tạ/ha
38,7
43,1
46,12
48,1
Giá trị sản lượng
1000.đ
4611,3
4824,5
5223,6
6392,6
Chi phí sản xuất
1000.đ
3915,5
411,8
4389,3
4569,9
Thu nhập thuần
1000.đ
995,8
1443,3
1443,3
1822,7
Tổng thu nhập
2042,2
2019,9
2019,9
2942,8
Thu nhập ngày công
8,08
9,35
9,35
10,7
Tỉ suất lợi nhuận
25%
26,8%
21,9%
39,2%
(Nguồn: Cục Thống kê)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hiệu quả của việc sản xuất chè không phải là nhỏ, vì thế nếu chúng ta đầu tư một cách chính xác, hợp lý công nghệ chế biến hiện đại thì thu nhập ngành chè đạt được là rất lớn. Năm 2001 thị trường chè Thế giới đi vào ổ._.n định và tỉ suất lợi nhuận của ngành chè Việt Nam đạt khoảng 39,2%. Điều này cho thấy rằng: năm 2001 chè Việt năm đã có những bước tiến đáng kể khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Để sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam thu được lợi nhuận cao nhất, tối ưu nhất chúng ta phải có những bước cải tổ lớn về đầu tư , quản lý đặc biệt là sự nâng cao đổi mới về mặt khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong sản xuất, đóng gói, chế biến và bảo quản.
b. Chất lượng, giá cả.
+ Chất lượng chè phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: khí hậu, giống, đất trồng...cũng như các công đoạn trong quá trình sản xuất chúng. Tuy nhiên giống chè và đặc biệt là công nghệ chế biến là vấn đề cơ bản để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.
Trong những năm gần đây các giống chè đã được nhiều nhà khoa học đưa vào nghiên cứu đặc biệt có sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài đã tạo ra những giống chè búp đạt tiêu chuẩn chất lượng chè xuất khẩu với nhiều tiêu thức khác nhau. Nhìn chung chất lượng chè Việt Nam chỉ đạt ở cấp độ trung bình và cấp thấp so với chất lượng chè thế giới. Trong những năm qua các mặt hàng chè xuất khẩu của nước ta chủ yếu là chè đen, chè xanh, chè lăn...Do chất lượng chè còn đạt ở mức thấp nên đa số chúng ta chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô so với chất lượng chè xuất khẩu của các nước trên thế giới như: Trung Quốc, ấn Độ...Với chất lượng chè như vậy một phần là do sự yếu kém trong công nghệ chế biến của Việt nam, chất lượng chè trung bình và tốt của ta chỉ chiếm được một phần rất nhỏ. Chính vì vậy, chè Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị trường với các nước xuất khẩu chè khác trên tghế giới. Điều này đã làm chúng ta giảm một lượng khá lớn về thu nhập cũng như lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè nói riêng và cho nền kinh tế quốc dân nói chung.
+ Về giá cả xuất khẩu chè trên thế giới, chè Việt Nam ngày càng nhích lại gần hơn với giá chè trên thế giới. Tuy nhiên do chất lượng chế biến thấp, xuất khẩu lại dưới dạng nguyên liệu nên giá chỉ đạt 60 - 70%, thậm chí là bằng 50% so với giá chè thế giới.
Bảng 4: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam so với thị trường thế giới
(Đơn vị : USD/tấn)
Năm
Giá chè XK của VN
Giá chè XK của TG
1996
1.188
1.697
1997
1.347
1.980
1998
1.433
2.205
1999
1.466
2.327
2000
1.239
1.697
2001
1.250
1.725
2002 (kế hoạch)
1.200
1.735
(Nguồn: Bộ thương mại)
Bên cạnh nguyên nhân là do chất lượng thấp thì đa số nước ta thường xuất khẩu chè qua qua các nước trung gian nên nhiều khi gía cả thường bị hạn chế, lợi nhuận thu được chưa tối ưu. Vì vậy để có được lợi nhuận tối đa thì chúng ta phải xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường trên thế giới và đạt được giá CIF, như vậy nó đòi hỏi chúng ta cần có những chuyên gia giỏi đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Mặt khác công nghệ sản xuất và chế biến hiện đại , kĩ thuật bảo quản một cách hoàn hảo chắc chắn chè Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận tối đa mà sẽ không bị lãng phí về các nguồn lực xuất khẩu.
1.2. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua
Do việc mở rộng quy mô sản xuất chè Việt Nam ngày càng tăng nên việc xuất khẩu chè cũng đang dần được cải thiện. Vì lẽ đó việc tăng cường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở nước ta hiện nay là việc có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Sản lượng chè năm 1991 đạt 32,2 nghìn tấn, xuất khẩu 16 nghìn tấn đạt gía trị là 25 triệu USD, năm 1996 nước ta xuất khẩu 17,401 nghàn tấn đạt trị giá là 21,026 triệu USD, năm 2001 cả nước thực hiện được xuất khẩu là 40,764 nghàn tấn tương đương với khoảng 50,955 triệu USD.Tuy nhiên khi so với thị trường thế giới thì hoạt động xuất khẩu chè nước ta năm 1991 chỉ đạt 1,5% lượng xuất khẩu chè thế giới, năm 1996 đạt 1,7% và năm 2001 đạt 2% . Điều này cho thấy hàng năm khối lượng chè được xuất khẩu ra thị trường thế giới của nước ta đang ngày càng tăng trưởng, do đó đã phần nào chứng tỏ ngành chè Việt Nam đang từng bước phát triển trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên do chất lượng thấp, giá rẻ nên thực tế vẫn còn phát sinh nhiều bất cập.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam (1995 - 2001)
Năm
Lượng chè XK (1000tấn)
Trị gía XK (Triệu USD)
1995
17,302
20,165
1996
17,041
21,026
1997
20,755
29,0
1998
32,292
47,91
1999
33,295
50,496
2000
36,440
45,145
2001
40,764
50,955
(Nguồn: Bộ thương mại)
Qua bảng trên ta thấy khối lượng và gía trị chè xuất khẩu của nước ta còn quá khiêm tốn so với tiềm năng, nguyên nhân chủ yếu ở đây là do giá chè xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Bên cạnh đó với điều kiện hiện nay của nước ta thì thiết bị, kĩ thuật chế biến còn cũ kĩ, lạc hậu , sản xuất tràn lan không tập trung làm cho chất lượng chè xấu không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường quốc tế. Ngoài ra do việc đầu tư không hiệu quả, quản lý kém của ngành chè đã làm cho sản xuất và xuất khẩu chè không đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên trong giai đoạn 1995 - 2001 xuất khẩu chè Việt Nam ngày càng tăng và tăng đều trong mỗi năm, mặc dù trị giá xuất khẩu còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch chung của cả nước, cũng như so với tiềm năng vốn có của mình, nhưng điều đó cho thấy hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam đang dần đi vào ổn định và tự khẳng địng vị trí của mình trên trường quốc tế.
1.3. Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng công ty chè Việt Nam, Ngành chè hiện nay đã xuất khẩu sang tới hơn 30 nước và có mặt ở 42 nước trong khu vực và trên thế giới chủ yếu là khu vực Châu Âu và Châu á. Ngành chè Việt Nam đã có thêm công nghệ của Anh, Nga, Đài Loan, ấn Độ, Trung Quốc để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Vì thế, đến nay nước ta đã có các thị trường tiêu dùng chè Việt Nam là: Algeria, Bulgaria, Cuba, Czech, Germany, Hungary, India, Iran, Irac, Japan, Isvarel, Ivorycoast, Sorday, Kazakstan, Hybya, Monoco, Pakistan, Polan, Romania, Rusia, Singapore, Slovakia, Syria, Taiwan. Tajkistan, Turkey, Ukraina, United Kinhdom, ubekistan, USA, Yugoslaria.
Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam trước kia chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu. Do Liên Xô và Đông Âu biến động nên ta mất đi thị trường xuất khẩu lớn. Năm 1991 ta chỉ xuất khẩu được hơn 18 nghàn tấn chè sang thị trường này, đạt kim ngạch xuất khẩu là 19 triệu USD. Do đó, hiệp hội chè Việt Nam đã nhanh chóng thành lập Công ty hữu hạn cổ phần Việt – Anh (VII AS) tại London để xuất khẩu chè sang các nước thuộc khối liên hiệp Anh. Vì vậy, trong 3 năm qua chè Việt nam đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính như: Anh, Đức, Irac, ... đồng thời theo như VII AS khảo sát các thị trường ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Tây Âu thì chúng ta có thể xuất khẩu được 167 nghàn tấn thu về khoảng 225 triệu USD.
Bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ chè thế giới hiện nay là rất lớn, nhưng hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 2% của thế giới . Tuy nhiên thực tế cho thấy thị trường chè trên thế giới đang cạnh tranh gay gắt vì vậy với chè Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì Việt Nam vẫn có thể mở rộng thị trường chè của mình hơn nữa.
Những năm gần đây nhìn chung thị trường xuất khẩu chè Việt Nam chủ yếu là Châu Âu chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng chè cả nước xuất khẩu ra thị trường thế giới. Có thể nói đây chính là thị trường xuất khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Việt Nam trong việc xuất khẩu chè. Các thị trường khác như Châu á , Châu Mĩ cũng có một tỉ lệ đáng kể. Và như vậy, tiềm năng với thị trường Châu Mĩ , Châu Phi, Châu úc là rất lớn. Do đó chúng ta cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu hơn nữa để chè Việt Nam dần chiếm lĩnh nhiều hơn thị trường chè thế giới.
Bảng 6: Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành chè Việt Nam
Năm
Khu vực
1997
1998
1999
2000
2001
Châu Âu
70%
68,5%
80%
75,5%
74%
Châu á
18%
15,55
13%
18%
20%
Châu Mĩ
3%
2%
2%
3.5%
2%
Vùng khác
9%
14%
5%
3%
4%
(Nguồn: Bộ thương mại)
Bảng 7: Lượng chè xuất khẩu đến một số nước chủ yếu
(Đơn vị: Tấn)
Năm
Nước
1997
1998
1999
2000
2001
Nga
10.075
15.704
12.040
16.475
17.862
Anh
1.304
2.050
1.740
2.133
1.834
Đài Loan
1.352
2.621
4.072
2.076
2.755
Irak
400
1.088
3.069
1.564
2.054
Hồng Kông
2.084
2.100
2.320
1.897
1.420
Trung Quốc
1.000
1.230
795
935
1.250
Angeria
300
1.003
768
1.800
1.865
(Nguồn: Cục hải quan)
Theo bảng trên ta thấy qua các năm thì Nga vẫn là nước nhập khẩu chè lớn nhất . Tuy nhiên nó không tăng đều trong các năm. Trong năm 2000 thì khối lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Nga là 16.47 tấn chiếm tỉ trọng 45%, năm 2001 đạt 17862 tấn, đã chứng tỏ tiềm năng của thị trường này cho xuất khẩu chè Việt Nam là rất lớn.
Trong việc đẩy mạnh xuất khẩu chè, Việt Nam đã và đang tiêu chuẩn hoá tất cả các khâu từ chế biến, mẫu mã đến chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy Nhà nước ta đã ra chủ trương đổi mới thiết bị, kĩ thuật công nghệ, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài để hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng chè vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu để từ đó ngành chè Việt Nam có thể tạo được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Công ty AGREXPORT Đà Nẵng.
Là một công ty mang tên Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng nên chức năng , nhiệm vụ chính của công ty được thể hiện đúng như tên gọi đó là xuất khẩu các mặt hàng nông sản. vì lẽ đó trong những năm qua Công ty luôn phát huy và giữ vững truyền thống là đơn vị làm ăn tương đối tốt. Trong đó việc xuất khẩu chè cũng có một phần đóng góp nhỏ trong sự phát triển chung của toàn Công ty . Mặc dù trong hoạt động xuất khẩu chè của mình Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại do những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác nhau, nhưng Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty vẫn nỗ lực tìm tòi, phấn đấu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè nói riêng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường.
2.1. Kim ngạch và số lượng chè xuất khẩu của Công ty.
Với vai trò xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều... thì mặt hàng chè cũng đang dần được xem là mặt hàng quan trọng của Công ty. Mặc dù trong 5 năm qua mặt hàng chè xuất khẩu của công ty chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty, nhưng không vì thế mà nó làm cho hoạt động xuất khẩu chè kém hiệu quả đi thể hiện :
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty
(Đơn vị: 1000 USD)
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu chè
Tỉ trọng(%)
1998
640
111,103
17,36
1999
3.320
635,68
19,15
2000
5.720
1.145,73
20,03
2001
6.256
1.106, 896
17,7
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh cuối năm của Công ty)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy quả thực quy mô xuất khẩu chè của công ty so với cả nước là quá nhỏ , nhưng so với tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty thì cũng có một tỉ trọng đáng nói. Rõ ràng là việc xuất khẩu chè của công ty đã tăng đều đặn qua các năm từ 111.103 USD năm 1998 đến năm 2001 đã lên đến 1.106.896 USD tăng gấp 9,96 lần. Điều đó cho thấy trong tương lai triển vọng của hoạt động xuất khẩu chè của Công ty sẽ còn phát triển hơn nữa.
Thực tế năm 1997 Nhà nước sắp xếp lại các loại hình doanh nghiệp, thực hiện cải cách hành chính , tình hình xuất khẩu nói chung là khó khăn và mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty cũng không nằm ngoài diễn biến này lại thêm vừa mới thành lập. Vì vậy nên trong tình trạng chung của cả nước với sự năng động trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty cũng chỉ đạt được một sự khởi đầu là rất nhỏ. Tiếp đến năm 1998 Công ty đã có sự rút kinh nghiệm của năm trước, đồng thời chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động của mình nên tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung và mặt hàng chè xuất khẩu nói riêng đã có bước chuyển dịch. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á nên tỉ trọng xuất khẩu chè của công ty còn rất khiêm tốn chỉ chiếm 17,36%, song dù sao đây cũng là một sự khẳng định dần vị thế mặt hàng chè của Công ty trên thị trường thế giới.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhưng sang năm 1999 công ty đã có sự tăng trưởng khả quan , điều này một phần là do uy tín, khả năng mở rộng quan hệ bạn hàng của Công ty đã thay đổi , nhưng bên cạnh đó một phần cũng là do tình hình phát triển sản xuất chè của Việt Nam đang tăng dần, ổn định và có chất lượng. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty đã tăng lên một số tương đối khả quan là 635.680USD chiếm 19,15 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Như vậy ta có thể nhận định được rằng tiềm năng của hoạt động xuất khẩu chè là rất lớn và sẽ phát triển nhanh trong tương lai.
Nhìn vào năm 2000 giá trị xuất kkhẩu chè của công ty đạt 1.145.730USD tăng 80,23 % so với năm 1999, đây quả là con số đáng kể so với hoạt động xuất khẩu của toàn Công ty, Nó không những khẳng định vị trí của Công ty mà còn góp phần đưa công ty phát triển , có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh khác. Năm 2001 mặc dù tỷ trọng giảm song kim ngạch lại tăng điều này chứng tỏ mặt hàng này đang dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động xuất khẩu của Công ty cũng như sự chiếm lĩnh thị phần thị trường, bởi tỉ trọng của một mặt hàng như vậy mà so với các hoạt động xuất khẩu nông sản khác của công ty như: kê, Lạc nhân, hạt tiêu...(chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ) thì hoạt động này đã có ý nghĩa hơn nhiều. Vì vậy trong chiến lược lâu dài của mình chắc chắn công ty sẽ không ngừng nâng cao hơn nữa hoạt động xuất khẩu chè của mình để có thể góp phần cùng phát triển trong hoạt động của Công ty nói riêng và hoạt động xuất khẩu của ngành chè nói chung, nhằm đưa chè Việt Nam dần có chỗ đứng trên trường quốc tế.
2.2. Chất lượng và giá cả xuất khẩu.
Để nâng cao giá trị xuất khẩu cần phải phát triển không ngừng về chất lượng, giá cả, mẫu mã...Thực tế hiện nay năng lực sản xuất phục vụ xuất khẩu của Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế, bởi để có sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn , dài hạn. Nhưng vài năm gần đây Việt Nam chưa thể tập trung được khoản vốn cần thiết này, chưa kể đến tình hình đầu tư nước ngoài đang phục hồi chậm chạp. Không những thế nếu có đầu tư mới thì trong những năm đầu tỉ lệ khấu hao vốn lớn cũng làm tăng giá thành sản phẩm khó có thể cạnh tranh.
Cùng chung vào hoạt động xuất khẩu của cả nước, nhưng do trong hoạt động xuất khẩu chè Công ty không trực tiếp sản xuất mà chỉ huy động nguồn hàng từ các nguồn thu mua, nhận uỷ thác xuất khẩu nên những năm qua công ty luôn cố gắng thu mua, lựa chọn các mặt hàng nông sản nói chung, mặt hàng chè nói riêng một cách có chất lượng nhất cũng như giá cả hợp lý để có thể thúc đẩy nhanh tiến trình xuất khẩu của mình. Đặc biệt là đối với mặt hàng chè xuất khẩu vì những thị trường mà mặt hàng này xâm nhập đều là những thị trường khó tính, yêu cầu tiêu chuẩn tiêu dùng của khách hàng là rất cao như Nhật Bản,Irac...
2.2.1. Chất lượng chè xuất khẩu của Công ty.
Khi nhắc đến hàng hoá, điều chú ý đầu tiên đó là chất lượng của hàng hoá. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Nhận thức được điều này trong thời gian qua Công ty đã không ngừng cố gắng trong việc nâng cao chất lượng mặt hàng của mình. Song do có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động nên hoạt động xuất khẩu chè của Công ty cũng có nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây do hoạt động của công ty chủ yếu là thu mua các mặt hàng từ các nhà sản xuất, chế biến... nên Công ty thường xuất khẩu các loại chè chủ yếu như: Chè đen, chè xanh, chè lăn ... Tuy nhiên chất lượng chè xuất khẩu của công ty vẫn nằm ở mức thấp, đa số là những sản phẩm thô, vì thế nên đem so với thị trường thế giới thì quả là có nhiều bất cập.
Bảng 9: Chất lượng chè xuất khẩu của Công ty AGREXPORT Đà Nẵng
Năm
Loại tốt
Loại trung bình
Loại thấp
1998
0,8%
3%
96,2%
1999
0.7%
3,1%
96,2%
2000
0,8%
3,32%
95, 9%
2001
0,85%
3,45%
95,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của công ty)
Như vậy xét về mặt thực tế thì chất lượng chè xuất khẩu của Công ty cũng đã có những bước tăng rõ rệt trong các năm(1998 - 2001). Tuy nhiên sản lượng chè xuất khẩu đạt ở cấp thấp là rất cao, điều này cho thấy sự yếu kém về giống, công nghệ chế biến mà công ty đã thu mua từ các nhà sản xuất. Chất lượng chè tốt và trung bình chỉ chiếm một phần rất nhỏ , vì vậy mà chè xuất khẩu của Công ty cũng rất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới, điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến khả năng, uy tín, cũng như giảm đi một lượng lớn về thu nhập, lợi nhuận của công ty.
Do vậy mà trong thời gian qua công ty đã không ngừng tăng cường việc quản lý chặt chẽ hơn khâu thu mua, lựa chọn song có lẽ do tình trạng chung của chè Việt Nam qua sơ chế chất lượng còn thấp, thêm vào đó là giống, công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế nên thực tế công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Vì công ty hoạt động xuất khẩu nông sản chủ yếu trên cơ sở thu mua từ các nguồn cung cấp của các đại lý nên chất lượng của mặt hàng chè xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào sự sơ chế cũng như việc chọn giống, chăm sóc, thu hái, vận chuyển...của người trồng chè. Do đó tỉ trọng các mặt hàng chè hiện nay của công ty còn rất nhiều sự khác biệt, bởi cách thu mua chè ở các độ cao khác nhau thì cũng sẽ thu được các sản phẩm có chất lượng chè khác nhau. Chẳng hạn như:
+ Vùng chè ở độ cao 500 m có ưu thế về khí hậu (chủ yếu là chè Shan) nên chất lượng nguyên liệu cao. Nếu thu hái, chế biến tốt có thể cho sản phẩm chất lượng tương đương chè Darjeling nổi tiếng của ấn Độ. Nhưng trên thực tế lượng chè ở các đơn vị này chưa cao và không đồng đều vì nhiều lí do khác nhau , sản phẩm có nhiều khuyết tật như: cẫng, lẫn loại, nhẹ cánh ..., có nơi chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng, đất đai và khí hậu của vùng đó.
+ Vùng chè có độ cao dưới 500 m thường là giống trung du và PH1, sản phẩm này có vị trí chát, hơi đắng, hương thơm không đặc trưng, khuyết tật lớn là tỉ lệ cẫng cao, nhẹ cánh vì vậy trong quá trình chế biến luôn phải có một sự xử lí chính xác có hiệu quả nhất.
Xét một cách toàn diện về hoạt động xuất khẩu chè của Công ty ta có thể thấy được khả năng và những bước chuyển đổi của việc xuất khẩu sản phẩm chè. Tuy nhiên theo sự đánh giá chung về chất lượng thì mặc dù cũng có sự tiến bộ nhưng chất lượng chè của Việt Nam nói chung và của Công ty Agrexport Đà nẵng nói riêng còn rất yếu. Vì thế nên phần lớn chất lượng chè này chỉ đáp ứng được tiêu dùng trong nước, còn để cạnh tranh trên thị trường thế giới thì Công ty còn phải lưu ý nhiều hơn nữa với các nguồn cung cấp về chất lượng, kĩ thuật cũng như chủng loại, bảo quản và đóng gói..có như vậy công ty mới có thể hội nhập, cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
2.2.2. Giá cả xuất khẩu.
Giá cả là yếu tố quan trọng để thực hiện cạnh tranh trên thị trường thế giới.Vì vậy để có được mức giá ổn định tránh lỗ vốn trong kinh doanh, công ty đã thực hiện việc nghiên cứu kĩ lưỡng về giá mua, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, chi phí bán hành...để có thể đưa ra giá xuất khẩu thích hợp đảm bảo có lãi, phù hợp với thị trường và có sức cạnh tranh cao, nhưng thực tế để đạt được giá xuất khẩu như mong muốn cũng rất khó khăn.
Tính đến nay mặc dù kim ngạch chè xuất khẩu của công ty đã có những con số đáng khích lệ (so với quy mô hoạt động còn nhỏ bé của Công ty) song do chất lượng còn thấp lại xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, giá chè lại thấp nên đã làm cho doanh thu hàng năm của Công ty không đạt được đúng như mong muốn.
Bảng 10: Giá xuất khẩu một số loại chè của công ty trong năm 2001
Loại chè
Hình thức XK
Loại giá
Nơi xuất
Giá USD/tấn
Chè đen
Đóng gói
CIF
Odersa
2300
Chè đen
Đóng gói
FOB
Hải Phòng
1155
Chè xanh
Đóng gói
CIF
Odersa
2350
Chè xanh
Đóng gói
FOB
Hải Phòng
1425
(Báo cáo kinh doanh Công ty)
Mặt hàng chè xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu của Công ty là các loại chè xanh và chè đen, nhưng giá xuất khẩu không ổn định và luôn biến đổi theo năm thậm chí là theo tháng, theo ngày. Nhìn chung do Công ty luôn xuất khẩu chè các loại qua trung gian nên cũng tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận có chưa tối ưu. Vì vậy để có thể thu được lợi nhuận tối đa khi xuất khẩu chè thì công ty phải cần có kế hoạch cũng như những quan hệ nhất định để có thể xất khẩu chè trực tiếp ra thị trường thế giới với giá CIF. Như vậy có nghĩa là công ty cần có những cán bộ kinh doanh giỏi về Marketing, có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế, có như thế chắc chắn công ty sẽ thành công trong sự nghiệp phát triển của mình.
Hiện nay việc thu mua hàng được giao cho phòng kinh doanh của Công ty cũng như các phòng kinh doanh khác của chi nhánh. Giá mua đầu vào thường có nhiều bất cập bởi thông thường giá cả được thoã thuận theo giá thị trường. Nhưng thực tế thì gía thị trường lại không ổn định nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá xuất khẩu chè cho công ty, bởi khi mua hàng Công ty thường phải đi vay vốn của ngân hàng và đương nhiên là phải trả lãi suất, điều này làm chi phí giá thành của mặt hàng chè xuất khẩu cao lên trong khi đó chất lượng còn thấp nên trong việc kí hợp đồng cũng như trong giao dịch giá chè xuất khẩu của công ty luôn phải chịu nhiều thiệt thòi.
Bảng 11: Giá chè xuất khẩu bình quân hàng năm của Công ty
(Đơn vị: USD/tấn)
Năm
Giá chè XK bình quân
1998
1.485
1999
1.562
2000
1.284
2001
1.156
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 1998 - 2001 giá chè xuất khẩu của Công ty không mấy ổn định ,nhưng nó vẫn chứng tỏ công ty đã có sự chọn lọc rất cẩn thận để có thể cải tiến, nâng cao chất lượng chủng loại mặt hàng, đồng thời uy tín của Công ty cũng đã dần được nâng cao. Mặc dù trong năm 2001 giá chè có xu hướng giảm nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì đây là tình trạng chung của ngành sản xuất và xuất khẩu chè cả nước. Như vậy với những gì đã thể hiện trong thời gian qua, dẫu rằng còn có một khoảng cách khá xa giữa chè xuất khẩu của Công ty với giá chè thế giới nhưng khoảng cách này cũng sẽ dần được thu hẹp và chắc hẳn trong tương lai nếu Công ty nâng cao được hơn nữa khả năng thu gom, nhận uỷ thác một cách tốt và có chất lượng thì chắc chắn giá chè xuất khẩu của Công ty có thể bán ngang giá với giá chè quốc tế.
2.3. Thị trường chè xuất khẩu của Công ty.
Mặt hàng chè của Công ty hiện nay đã xuất khẩu sang khoảng 20 nước trên thế giới trong đó chủ yếu nhiều nhất là các nước ASEAN,các nước Đông Âu ... mặc dù tỉ trọng khối lượng xuất khẩu còn thấp song với một công ty còn non trẻ như AGREXPORT Đà Nẵng thì đây quả là một thành tích đáng kể .
Mỗi thị trường đều có đặc điểm riêng về mặt hàng tiêu thụ, vì thế để có thể đáp ứng những yêu cầu, thị hiếu khác nhau của khách hàng về mẫu mã chất lượng chủng loại đòi hỏi Công ty luôn phải có sự tìm hiểu, xúc tiến và những chuyến đi thực tế nghiên cứu các thị trường để có thể tăng khả năng xâm nhập vào các thị trường sâu hơn, mở rộng thị trường có hiệu quả hơn.
Trong điều kiện hiện nay các nước nhập khẩu chè không áp dụng các rào chắn thuế quan và phi thuế quan nên hoạt động xuất khẩu chè của Công ty cũng có những thuận lợi.
Bảng 12: Tình hình xuất khẩu chè của Công ty sang một số thị trường
(Đơn vị : 1000USD)
Năm
Nước
1998
1999
2000
2001
Các nước ASEAN
18,109
103,298
204,398
171,237
Các nước Châu á khác
24,031
147,414
290,671
279,269
Các nước Đông Âu
13,732
87,787
144,476
119,766
EU
21,303
139,023
238,655
233,556
Các nước khác
33,853
158,157
267,527
236,652
Tổng
111,103
635,68
1.145,73
1.106,896
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty)
Như vậy ta thấy thời gian đầu mới thành lập công ty trên cơ sở tách ra từ Tổng công xuất nhập khẩu nông sản trực thuộc Bộ nông nghiệp nên hoạt động xuất khẩu chè của Công ty hết sức manh mún. Thị trường xuất khẩu do Công ty Xuất nhập khẩu nông sản giới thiệu hay nhường bớt thị phần cho. Lúc này vì mới bước vào kinh doanh nên tiềm lực của Công ty còn mỏng, kinh nghiệm chưa có thêm vào đó là sự mới lạ giữa các cán bộ nhân viên trong công ty nên họ chưa có khả năng làm việc đoàn kết có tính tập thể... Nhìn chung là rất nhiều khó khăn vì trên thị trường lúc này gần như công ty không có một chút tên tuổi nào mà chỉ là sự xuất khẩu đi theo. Vì vậy mà kim ngạch chè xuất khẩu là rất nhỏ. Sang năm 1998 do có sự đúc kết kinh nghiệm, sự chịu khó tìm hiểu thị trường và thay đổi, cải tiến các hình thức quản lý, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu hoạt động của mình nên đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên lúc này công ty cũng chưa thực sự chú ý quan tâm đến hoạt động xuất khẩu chè này nên việc tổ chức xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Do vậy việc phát triển thị trường vẫn không hiệu quả.
Nhưng bắt đầu từ năm 1999 –2001 thì cùng với sự tăng trưởng nhanh của hoạt động xuất khẩu chè cả nước. Công ty bắt đầu có sự nhận thức rõ về vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu chè hiện nay.Do đó, công tác thị trường về xuất khẩu mặt hàng chè đã có sự chiếm giữ vị trí quan trọng trong tư tưởng chỉ đạo điều hành của Công ty. Vì thế đã có sự tăng cường công tác nghiên cứu thâm nhập thị trường, nhằm đưa hoạt động xuất khẩu chè cả Công ty ngày càng phát triển.
Công ty có chủ trương quyết tâm giữ vững và phát triển thị trường hiện có, đặc biệt là các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Nga và các nước trong khu vực, để có thể khai thác tốt tiềm năng vốn có của các thị trường này.
Qua bảng trên tỷ trọng xuất khẩu chè của Công ty vào các nước không đồng đều. Mặc dù so với tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước còn rất thấp song nếu xét về sự thâm nhập vào các thị trường thì đây thực sự là yếu tố khả quan cho hoạt động xuất khẩu chè của công ty. Trên thực tế hiện nay qua tìm hiểu, nghiên cứu thị trường công ty đã xác định được phần nào nhu cầu tiêu dùng chè của các thị trường đó cụ thể là: Với thị trường Nga họ quen dùng chè đen, chè xanh OTD và CTC hay Irac là thị trường có dung lượng lớn và là nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới, họ chủ yếu tiêu thụ các loại chè trung bình như chè đen cánh nhỏ, chè hương với giá khoảng từ 1200- 1450 USAD/ tấn...
Tuy nhiên việc thâm nhập vào các thị trường lớn như Mĩ, EU là hết sức khó khăn vì thị hiếu tiêu dùng ở những thị trường này đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó EU luôn là thị trường khó tính về chế độ bảo hộ nông nghiệp chặt chẽ, mức độ bảo hộ lại cao nên như bảng trên ta thấy kim nghạch xuất khẩu chè của công ty sang EU thực sự là nhỏ và chưa có khả năng để thâm nhập sâu hơn. Do vậy năm 2000 chỉ đạt 144.476USD sang năm 2001 con số giảm chỉ còn 119.766 USD. Mặc dù trên thực tế tiềm năng của các thị trường này là rất lớn nhưng để có thể xâm nhập, khai thác được các thị trường đó thì quả là vấn đề nan giải không chỉ đối với riêng công ty mà còn là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý vĩ mô.
Với thị trường ASEAN mặt hàng chè của Công ty được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Singapore, Malayxia, Philipin...Đây là thị trường tương đối ổn định với công ty trong những năm qua và luôn chiếm tỷ trọng bình quân trong kim nghạch xuất khẩu chè của công ty khoảng 16%. Tuy nhiên sang năm 2001 tỉ trọng này có giảm và chỉ đạt 171.257USD điều này là do Singapore là bạn hàng lớn của công ty thường mua theo hình thức tạm nhập tái xuất đã gặp khó khăn trong việc tiếp tục thâm nhập thị trường của mình nên họ đã giảm đi một lượng lớn trong gía trị xuất khẩu chè.
Thị trường các nước SNG thực sự là một khu vực dễ tính có tiềm năng vô cùng lớn đối với công ty. Điều này rất thuận lợi cho công ty trong việc khôi phục lại thị trường. Mặc dù những năm qua do có sự bất ổn về kinh tế-chính trị-xã hội nhưng nhu cầu về chè của thị trường này rất lớn vì thế mà kim nghạch xuất khẩu chè sang thị trường này vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty với năm 1998 kim nghạch đạt 21.303USD nhưng đến năm 2001 đã chiếm tỷ trọng cao hơn là 21,1% đạt kim nghạch xuất khẩu là 233.556 USD. Đây quả là sự tăng trưởng lớn trong quá trình phát triển thị trường của công ty.
Thị trường các nước Châu á khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim nghạch xuất khẩu chè của công ty, các nước nhập khẩu chủ yếu là ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc... Đây là những thị trường đặc biệt quan trọng bởi tiềm năng là rất lớn nhưng để thâm nhập vào từng thị trường các nước thì quả thực là khó khăn. Tuy nhiên xét một cách toàn diện thì kim nghạch vào thị trường là lớn , năm 1999 có 147.414 USD và đến năm 2001 đạt 279.696USD.
Như vậy có thể nói thị trường xuất khẩu của công ty có những thuận lợi và cả những khó khăn tuy nhiên những thuận lợi đạt được mới chỉ là nhất thời về thực chất vẫn là rất khó khăn. Vì vậy công ty luôn có chủ trương mở rộng giao dịch đối ngoại, tìm kiếm bạn hàng để có thể ngày càng ổn định và phát triển thị trường của mình sang nhiều nước khác tạo dựng chữ tín đối với các bạn hàng nhằm phát triển công ty ngày một vững mạnh hơn trên trường quốc tế.
2.4. Phương thức thanh toán và hình thức xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty:
a. Phương thức thanh toán
Trong tình hình thực tế hiện nay hoạt động xuất khẩu chè của Công ty được thanh toán chủ yếu theo phương thức mở L/C, bên cạnh đó vẫn có các hình thức nhờ thu, thanh toán trực tiếp.
Phương thức thanh toán L/C là sự thoã thuận mà trong đó một Ngân hàng (ngân hàng mở L/C) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp nhận yêu cầu của người hưởng lợi theo đúng điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với L/C.
Với việc áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C này công ty với tư cách là nhà xuất khẩu sẽ luôn có lợi vì có thể bán hàng dựa trên cam kết của một ngân hàng chứ không phải là một doanh nghiệp thương mại. Công ty luôn ở trong trạng thái an toàn vì có ngoại hối để thanh toán cho hàng hoá bán ra, tạo nên độ tin cậy cao đối với công ty trong hoạt động xuất khẩu của mình và giúp cho Nhà nước quản lý việc xuất khẩu chè một cách chính xác, tránh những việc tiêu cực hiệu quả xuất khẩu. Vì vậy mà phương thức thanh toán này thường chiếm khoảng 95% trong hoạt động của Công ty.
Ngoài ra._.ảo toàn và phát triển nguồn vốn, tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống cho cán bộ nhân viên.
+ Luôn đảm bảo nguồn hàng ổn định, lâu dài
+ Nghiên cứu, đầu tư tiếp tục mở rộng thị trường, xây dựng và giữ quan hệ làm ăn tin tưởng với các thị trường đã có, tập trung vào thị trường Đông Âu, Nga và các thị trường ngách như: Trung Cận Đông, Bắc Phi ...
+ Chuyển dần đầu tư từ lĩnh vực kinh doanh đơn thuần sang lĩnh vực sản xuất chế biến hàng xuất khẩu có giá trị hàm lượng công nghệ cao. Để làm được điều này Công ty trực tiếp đầu tư xuống người nông dân, kiểm soát chặt chẽ khâu thu mua để có được nguồn hàng xuất khẩu ổn định, chất lượng bảo đảm và giá thành hạ, từ đó tạo thế cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước cùng kinh doanh mặt hàng này. Tư tưởng xuyên suốt để giữ được bạn hàng là tạo uy tín và niềm tin đối với đối tác.
Trên đây là những phương hướng phát triển kinh doanh của công ty trong những năm tới. Để việc kinh doanh được phát triển tốt theo đúng hướng mà công ty đã đặt ra thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một việc rất quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chung của công ty trong đó có thị trường xuất khẩu mặt hàng chè. Qua quá trình thực tập, tìm hiểu về công ty em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của công ty.
Iii. những giải pháp phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của công ty trong thời gian tới.
a. giải pháp với công ty.
1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và công tác tiếp thị.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó cho phép đánh giá quy mô và tiềm năng của thị trường xuất khẩu đồng thời là cơ sở để lựa chọn thị trường xuất khẩu, có nghĩa là lựa chọn được đối tượng giao dịch, phương hướng kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Nghiên cứu thị trường để tìm thấy thị trường cho các hàng hoá, dịch vụ trong một khoảng thời gian và nguồn lực hạn chế.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, tình hình thị trường luôn biến động đã tạo ra cơ hội cũng như những rủi ro cho các doanh nghiệp. Điều này lại càng được khẳng định với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, phạm vi thị trường vượt qua khỏi biên giới quốc gia. Chính vì vậy các doanh nghiệp ngày nay không thể không thường xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trường và đặc biệt là thị trường hàng xuất khẩu. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng nắm bắt được các cơ hội của thị trường và tận dụng nó dựa trên khả năng hiện có của mình.
Qua thời gian thực tập tại công ty cho thấy, hầu như công ty còn dễ bị biến động trước những thị trường xuất khẩu có lẽ điều này là do công ty còn chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động nghiên cứu thị trường. Vì vậy công ty cần phải tăng cường hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường:
+ Tích cực khai thác thông tin phản hồi từ từ phía khách hàng, đặc biệt là từ phía các đối tác. Nếu có quan hệ tốt với khách hàng với đối tác thì đây là nguồn thông tin rất đáng tin cậy và có thể đem lại cơ hội kinh doanh tối ưu. Bởi đây là những thông tin luôn phục vụ lợi ích của cả hai bên.
+ Tăng cường mối quan hệ mật thiết với các cơ quan quản lý xuất khẩu như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Thương mại, Đài phát thanh truyền hình, các đại sứ của ta ở nước ngoài, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Đây là nguồn thông tin vĩ mô quan trọng để định hướng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè của Công ty.
+ Công ty phải tự tổ chức thu thập và xử lý thông tin cho riêng mình. Công ty có thể lập các văn phòng, chi nhánh đại diện tại các thị trường chè xuất khẩu mà hiện công ty cho là có triển vọng và thuận lợi để thu thập các thông tin cập nhật tại các thị trường đó. Bên cạnh đó công ty có thể cử cán bộ đi khảo sát thị trường để xác định đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng chè, phương thức mua bán cũng như tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng, những thông tin về giá cả, về cung cầu nguồn hàng ... Nhằm tìm kiếm những bạn hàng tin cậy. Nhìn chung nguồn thông tin này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ thu thập và xử lý thông tin cũng như tính cập nhật của các cán bộ khảo sát. Do đó công ty cần thành lập đội ngũ chuyên làm công tác này, có như vậy thì thông tin mới đem lại hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chè cao cho công ty.
+ Mặt khác công ty phải tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo do các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các doanh nghiệp đứng ra tổ chức. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy qua đó công ty có thể mở rộng được mối quan hệ buôn bán, tìm kiếm đối tác mới.
+ Công ty nên sử dụng phối hợp chiến lược kéo và chiến lược đẩy để kéo khách hàng về phía mình. Phải tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền quảng cáo sao cho có chất lượng, để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng. Các hình thức quảng cáo có thể là qua báo, làm lại Catalogue, quảng cáo trên mạng Internet. Với các hình thức này Công ty vừa có thể chào hàng, quảng bá rộng mà lại tiết kiệm được chi phí. Đồng thời có thể đúng đối tượng về mặt hàng chè của công ty.
+ Cần có chính sách phân phối đảm bảo yêu cầu đưa hàng đến với người tiêu dùng đúng mặt hàng, đúng nơi, chi phí thấp.
2. Nâng cao chất lượng hạ gía thành sản phẩm.
Sau khi đã tổ chức nghiên cứu thị trường, vấn đề tiếp theo là công ty phải có sự cạnh tranh hiệu quả trên thị trường đó. Để giải quyết vấn đề này cách tốt nhất là nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm:
* Về nâng cao chất lượng với mặt hàng chè. Vì mặt hàng này công ty chủ yếu là thu mua có thể là trực tiếp hoặc mua thông qua trung gian nên để nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần phải có bộ phận kiểm tra, nghiệm thu chất lượng trước khi nhập hàng từ nơi sản xuất, chế biến về nơi bảo quản. Khi hàng đã về kho cần có một bộ phận nghiệp vụ cao trong công tác bảo quản để mặt hàng này không bị hao hụt, ẩm mốc giảm chất lượng cho đến khi hàng được đem xuất khẩu.
* Về việc giảm giá thành xuất khẩu của Công ty
Chè không phải là hàng tiêu dùng xa xỉ nên độ co dãn của cầu so với giá là rất thấp. Hơn nữa yếu tố cạnh tranh hiện nay là chất lượng chiếm chủ yếu nên làm ảnh hưởng đến giá cả. Bên cạnh đó do năng lực còn hạn chế dẫn đến số lượng xuất khẩu của công ty còn quá nhỏ bé so vơí thị trường thế giới do vậy mà công ty vẫn phải theo giá của các nước xuất nhập khẩu chủ yếu. Bởi vậy chính sách giá trước mắt là nhằm định ra mức giá hợp lý, thống nhất kèm theo phương thức thanh toán hấp dẫn để công ty có thể thu về lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè này:
+ Nên mua chè vào đúng vụ mùa, vì lúc này giá cả thường rẻ hơn do dung lượng cung lớn, đồng thời thu hoạch chất lượng cũng đảm bảo hơn.
+ Nên mua ở khu có truyền thống sản xuất chè có quy mô lớn, bởi ở đây quy mô sản xuất lớn, giá rẻ, chất lượng dễ phù hợp cho xuất khẩu với quy trình thu hoạch chè biến được đầu tư bởi khoa học công nghệ cao.
+ Mở một số cơ sở vừa và nhỏ trực tiếp sản xuất để chủ động về nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho công tác chào hàng vì công ty chỉ cần dựa vào giá thành để đưa ra mức giá cạnh tranh của mình.
+ Hoàn thiện quy trình xuất khẩu chè để sao cho công việc xuất khẩu không bị gián đoạn, gây mất thời gian và chi phí vô ích.
3. Chú trọng công tác tổ chức thu mua cung ứng mặt hàng xuất khẩu.
Nguồn hàng cho xuất khẩu nhiều khi là sự quyết định cho thành công của công ty trong hoạt động ngoại thương khi mà các vấn đề khác đã được giải quyết ổn thoã. Chính vì vậy đối với mặt hàng chè xuất khẩu của công ty, một mặt công ty phải thường xuyên quan tâm đến các biện pháp mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng, mặt khác công ty phải không ngừng tăng cường củng cố nguồn hàng chè xuất khẩu để ngày càng ổn định hơn.
* Công ty cần duy trì quan hệ với các nguồn hàng đã có, để có được điều này công ty phải thường xuyên liên hệ với các nguồn hàng đã có cả về phương diện hợp đồng mua bán, cả về trên cơ sở bạn hàng quen thuộc.
Mặt khác cần tích cực tìm kiếm các nguồn chè mới có chất lượng hơn (Đây là biện pháp đa dạng hoá các mặt hàng có lợi) . Vì thế công ty cần chủ động giao dịch, tiếp xác với các nguồn hàng mà công ty phát hiện ra, có thể hỗ trợ vốn cho các nguồn chè mới còn đang gặp khó khăn, tăng cường thu thập thông tin về các nguồn chè khác có liên quan. Đồng thời từng bước thiết lập các nguồn cung cấp chè truyền thống. ở đây công ty nên lựa chọn một vài nguồn cung cấp lớn và có uy tín, tích cực củng cố mối quan hệ với các nguồn của mặt hàng này bằng cách thường xuyên mua hàng của họ, duy trì tốt mối quan hệ tình cảm, giúp đỡ họ khi có khả năng và họ cần.
Trong khâu thu mua cần lựa chọn người thu mua tin cậy trong việc kí kết hợp đồng làm ăn với công ty và có quyền từ chối cộng tác hay cắt hợp đồng nếu người thu mua làm ăn mất tín nhiệm và phải bồi thường hợp đồng. Do vậy quá trình thu mua phải đảm bảo: Mua chè của người sản xuất trong khung giá mà công ty cung ứng, Thanh toán tiền kịp thời cho người sản xuất ,...
4. Huy động các nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
Để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè một cách có hiệu quả thì vấn đề về vốn cũng là sự quan tâm lớn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động kinh tế thì vấn đề vốn cũng đã phần nào bớt căng thẳng đối với các doanh nghiệp. Do đó trong hoạt động xuất khẩu nói chung cũng như trong hoạt động xuất khẩu chè nói riêng công ty có thể huy động vốn từ các hình thức sau:
+ Huy động vốn thông qua hình thức vay ngân hàng. Nguồn vốn này mặc dù khó khăn trong cách tiếp cận nó nhưng đối với công ty đây là nơi tin cậy để công ty có thể huy động vốn thông qua các hình thức vay ngắn hạn, dài hạn tín dụng xuất khẩu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty .Vì thế nó được xem là nguồn quan trọng nhất cần khai thác.
+ Công ty có thể bổ sung vốn bằng cách trích từ lợi nhuận hàng năm. Đây là nguồn vốn cơ bản lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty, nó tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh mỗi năm và có thể thay đổi. Nguồn vốn tự có này thể hiện quy mô của doanh nghiệp.
Ngoài việc huy động nguồn vốn trong nước Công ty có thể vay vốn từ nước ngoài. Đây có thể xem như là biện pháp hữu hiệu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của công ty, đặc biệt là những khách hàng mua chè với khối lượng lớn, các bạn hàng quen thuộc có mối quan hệ làm ăn lâu dài.
- Tận dụng nguồn vốn của khách hàng thông qua thanh toán trả chậm khi nhập khẩu hàng hoặc xin ứng trước vốn trước khi xuất khẩu . Hình thức huy động này có tính khả thi cao mà khônng mất khoản tiền lãi, nhưng nó cũng đòi hỏi công ty phải có uy tín cao, nguồn hàng ổn định và chất lượng bảo đảm.
5. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty.
Ngày nay, để hoạt động xuất khẩu chè của công ty có thể đứng vững trên thị trường thì vấn đề không ngừng tạo ra uy tín của công ty với khách hàng là rất quan trọng. Công ty phải luôn hiểu rằng: Lừa đảo là một biện pháp thiển cận và đáng phê phán. Do đó để nâng cao uy tín của mình, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của công ty ra các thị trường lớn cả hiện tại và trong tương lai, thì cách tốt nhất là công ty phải luôn thực hiện tốt, đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình bán hàng cụ thể là:
Thực hiện tốt và đầy đủ các cam kết đã thoã thuận trong các hợp đồng xuất khẩu: Hiện nay có một số vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường ít quan tâm đến những hiệu ứng sau khi bán hàng. Vì vậy, nhiều khi họ không quan tâm đến việc làm tốt và đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Trong khi đó thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một quá trình mà ở đó nhà xuất khẩu cung ứng một loại hàng hoá dịch vụ nào đó cho khách hàng nước ngoài theo đúng những điều đã quy định trong hợp đồng. Nhìn chung, khách hàng sẽ rất hài lòng khi nhận được hàng hoá có chất lượng đúng nhu cầu, có khối lượng như đã thoã thuận, đúng thời gian quy định, đúng địa điểm đã thoã thuận. Ngoài ra nếu các điều kiện khác được thuận lợi thì càng làm cho khách hàng hài lòng hơn. Như vậy về cơ bản để nâng cao uy tín công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau:
* Chuẩn bị hàng đúng chất lượng và khối lượng quy định. Để thực hiện được yêu cầu này, công ty cần phải có sự am hiểu rõ về mặt hàng chè, lựa chọn được những nguồn hàng có uy tín.
* Có kế hoạch thu gom, vận chuyển chè một cách hợp lý: Công ty nên đề ra kế hoạch về thời gian thu gom vận chuyển chè phù hợp, điều này có nghĩa là Công ty phải có thể căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng nưóc ngoài để lên kế hoạch thu mua và chuẩn bị hàng hoá.
6. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Ngày nay, kinh doanh trong môi trường quốc tế thường xuyên biến động đòi hỏi các cán bộ kinh doanh phải năng động, sáng tạo có khả năng dự báo, ứng phó kịp thời với những biến động đó, có khả năng nắm bắt nhanh những thông tin về tình hình kinh tế thế giới. Để có thể làm tốt được công tác này, các cán bộ nhân viên công ty cần phải thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vì vậy công ty cần có những biện pháp, chiến lược lâu dài:
Công ty có thể thường xuyên gửi cán bộ, các nhân viên có năng lực đi nghiên cứu, học tập ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước.
Xây dựng một độ ngũ cán bộ chuyên môn giỏi có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung và kinh nghiệm đối với hoạt động xuất khẩu chè nói riêng. Đồng thời có thể cử các đoàn cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu thị trường, kinh nghiệm làm ăn, tạo dựng mối quan hệ bạn hàng vững chắc.
Bên cạnh đó công ty cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời có cơ chế thưởng phạt thích đáng, gắn quyền lợi và trách nhiệm đối với các cán bộ kinh doanh, nâng cao tính sáng tạo của họ trong công việc.
Ngoài ra công ty cũng cần có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên công ty, sử dụng cơ chế khoán có quản lý sẽ khuyến khích họ tích cực tham gia kinh doanh, nâng cao kiến thức nghiệp vụ của mình. đồng thời tạo môi trường làm việc thoải mái để hoạt động đạt hiệu quả cao.
b. kiến nghị đối với nhà nước.
Để khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè , có thể nâng cao uy tín chè Việt Nam trên thị trường quốc tế và để kim ngạch xuất khẩu chè cũng là phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Chính phủ cần quan tâm đến một số giải pháp sau:
1. Hoàn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất khẩu.
Theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường. Những quy định về xuất khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu ở nước ta, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của Nhà nước phải luôn được hoàn thiện và đổi mới, cụ thể là:
+ Hệ thống các văn bản pháp lý, các quy định phải đảm bảo được tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất hàng xuất khẩu để tạo mặt hàng ổn định, và lâu dài cho các công ty xuất khẩu. Tránh tình trạng khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó. Việc khuyến khích trực tiếp và khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay mới chỉ nhìn đến các công ty sản xuất trực tếp hàng xuất khẩu và các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong khi đó có vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm không được hưởng ưu đãi. Vì thế Nhà nước cần xem xét có chính sách ưu đãi hoặc khuyến khích đối với các doanh nghiệp này.
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu: Trên thực tế công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước ta còn một số mặt chưa tốt, nhiều khi còn không ít những thiếu sót và nhược điểm cần phải được khắc phục và giải quyết. Về lâu dài các quy định xuất nhập khẩu hiện hành cần phải được bổ sung và sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển. Hiện nay ở Việt Nam thủ tục xuất khẩu vẫn còn rườm rà tạo nên những phức tạp và lãng phí về thời gian công sức, tiền của cho các doanh nghiệp tham gia xuát khẩu trong vần đề làm thủ tục xuất khẩu. Các cơ quan quản lý xuất khẩu nhiều khi còn tỏ ra quan liêu cửa quyền đã gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Vì vậy để cho hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả tốt nhất Nhà nước cần chú trọng đến công tác cải cách công tác quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu nông sản nói chunh và hoạt động xuất khẩu chè Việt nam nói riêng, từng bước bãi bỏ các thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu hàng hoá theo từng chuyến, rút ngắn thời gian chờ đợi cấp giấy phép để tiết kiệm thời gian công sức cho các doanh nghiệp.đồng thời các quy định về quản lý xuất khẩu phải được bổ sung, sữa đổi, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu được diễn ra thuận lợi.
2. Nhà nước cần có sự quan tâm chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư sản xuất chè để có thể nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Vấn đề nâng cao chất lượng –hạ giá thành sản phẩm là rất phần quan trọng. Điều này đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước từ khâu giống, gieo trồng, chăm sóc đến chế biến ra thành phẩm. Bên cạnh đó cần đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất như: PH1, 1A, 777, BT95, 0293, LDP1-2... đồng thời cần phải nhập một số giống chè từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và đảm bảo đúng quy trình canh tác từ xây dựng các đồi nương, chăm sóc, diệt trừ sâu bệnh, đến kĩ thuật hái chè. Mặt khác nhanh chóng đưa thiết bị công nghệ mới vào chế biến chè để tạo ra các sản phẩm chè có chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhà nước nên có chính sách tạo điều kiện cho người làm chè được vay vốn đầu tư trồng mới trong 15 năm, trong đó 7 năm đầu là ân hạn trả vốn và lãi từ năm thứ 8, lãi suất 0,5%/tháng. Các doanh nghiệp chè được vay vốn xây dựng và cải tạo nhà máy chế biến chè trong vòng 10 năm trong đó 3 năm đầu ân hạn, trả vốn và lãi từ năm thứ 4 lãi suất 0,81%/ tháng. Miễn thuế 5 năm cho các diện tích chè phục hồi và trồng mới trên các đất dốc. Miễn thuế 5 năm cho các sản phẩm mới và lập quỹ bình ổn giá tính trong giá thành cho sản phẩm chè xuất khẩu, để bảo trợ cho người làm chè khi gặp rủi ro. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói chung, Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng nói riêng mới có thế có những chất lượng tốt nhất xuất khẩu chè ra thị trường thế giới.
3. Có sự ưu đãi về thuế chè.
Chè cũng như một số sản phẩm xuất khẩu khác phải qua một số doanh nghiệp khác nhau : doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp chế biến công nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu thực hiện đánh thuế doanh thu và thuế lợi tức thì sẽ bị đánh thuế trùng. Vì vậy đề nghị Nhà nước cần có sự nghiên cứu, áp dụng tính thuế giá trị gia tăng thay cho việc tính thuế doanh thu và thuế lợi tức . đối với doanh nghiệp xuất khẩu chè, do mặt hàng chè của ta chưa có chỗ đứng thực sự, chưa có đủ khả năng cạnh tranh với chè tinh chế của các nước xuất khẩu khác. Do đó Nhà nước cần có sự ưu đãi về thuế đối với ngành chè, giảm thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu chè tại trung du, miền núi. Nhà nước cũng cần có chính sách ưu tiên cho việc tiêu thụ của ngành chè như đứng ra hạn ngạch cho các ngành, đồng thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè vay vốn với lãi suất ưu đãi...
4. Tăng cường vai trò của các đại diện thưong mại Việt Nam tại nước ngoài.
Trong lĩnh vực nàỳ nên học tập kinh nghiệm của một số nước như: Nhật Bản, Mĩ. .., hàng hoá của họ có thể thâm nhập và cạnh tranh ở hầu hết các thị trường trên thế giới không chỉ nhờ vào yếu tố chất lượng mà còn do nhiều yếu tố khác, trong đó không thể không kể đến mạng lưới cơ quan kinh tế thương mại được quan tâm và hoạt động cực kì có hiệu quả. Đặc biệt là thu thập thông tin về thị trường của các đối tác, về điều kiện buôn bán, về phong tục tập quán, cách thức làm ăn của các công ty có khả năng hợp tác để lập ra một ngân hàng dữ liệu thông tin. Đại diện thương mại ở nước ngoài còn giúp đỡ các nhà sản xuất, xuất khẩu mở các chi nhánh ở nước ngoài, lập chương trìng cho các đoàn đàm phán xuất khẩu gặp gỡ các bạn hàng tiềm năng, các cơ quan xúc tiến thương mại ở các nước sở tại . Thậm chí với các bạn hàng lớn có nhiều cơ hội hợp tác, đại diện thương mại có thể tổ chức cho họ những chuyến thăm quan nước mình để tận mắt tìm hiểu và phát triển quan hệ thương mại.
Nói như vậy không có nghĩa là các đại diện thương mại của ta cũng phải thực hiện đầy đủ từng ấy chức năng, bởi vì nếu so với Mĩ, Nhật bản...thì ta còn quá ít kinh nghiệm về thương mại quốc tế và thua xa về tiềm lực kinh tế. Tuy vậy, các đại diện thương mại của ta không thể chỉ thực hiện mãi các nhiệm vụ chung chung như hiện nay. Vì thế để các đại diện thương mại thực sự phải vào cuộc trong việc cung cấp thông tin, tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, nghiên cứu thị trường và tổ chức đưa hàng ra thị trường nước ngoài, Nhà nước nên có các biện pháp sau:
+ Cử các cán bộ thực sự có trình độ về kinh tế và nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thông tin, có thể xem xét, lựa chọn một số nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trên cơ sở thi tuyển chứ không phải theo chế độ bổ nhiệm như hiện nay.
+ ở các khu vực kinh doanh lớn có thể thành lập riêng phòng đại diện thương mại, không nhất thiết phải gắn liền với cơ quan đại diện ngoại giao.
+ Định kì, Bộ Thương mại tiến hành đánh giá hoạt động của các cơ quan, nếu thị trường nào không đạt chỉ tiêu thì đại diện thương mại ở đó sẽ phải chịu trách nhiệm và phải giải thích lí do cũng như đề xuất các biện pháp phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu đạt chỉ tiêu.
+ Hỗ trợ một phần kinh phí và tổ chức đầu mối giúp các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm quốc tế như ở Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ...để có thể tiếp xúc với bạn hàng, trao đổi, học tập kinh nghiêm kinh doanh trên trường quốc tế.
+ Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, phân tích chất lượng vệ sinh thực phẩm, xây dựng các chương trình tuyên truyền, phim tài liệu... giới thiệu quảng cáo khuyếch trương cho các mặt hàng nông lâm nói chung và đối với mặt hàng chè nói riêng, từng bước tạo hình ảnh đẹp về hàng hoá của Việt Nam đối với khách nước ngoài.
+ Giới thiệu và hướng dẫn các doanh nghiệp về thương mại điện tử, giới thiệu hàng hoá doanh nghiệp qua trang Web.
+ Làm việc với các cơ quan truyền thông để đề nghị giảm chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các mặt hàng nông sản.
+ Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành các tổ chức hiệp hội, hợp tác để thống nhất về quy cách phẩm chất, giá cả hàng hoá xuất khẩu, tránh hiện tượng các doanh nghiệp trong nước tự bóp chết nhau do cạnh tranh bằng giá ngay trên sân nhà, làm giảm thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
5. Có các biện pháp tài chính tín dụng để hỗ trợ xuất khẩu.
Các biện pháp như đảm bảo tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu , trợ cấp xuất khẩu, công cụ tỷ giá hối đoái, các chính sách miễn giảm thuế. Từ trước đến nay Nhà nước mới chỉ tập trung vào các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu trong nước, tức là hỗ trợ người bán. Nhưng theo các nhà kinh tế thì biện pháp khuyến khích người tiêu dùng ở đây là các nhà nhập khẩu bao giờ cũng có tác dụng hơn. Và trên thực tế, đã có rất nhiều nước áp dụng hình thức này mà cho vay vốn ODA giữa các quốc gia là một ví dụ. Trong điều kiện ngoại thương và vận tải đường biển của ta chưa phát triển mạnh, việc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Có thể lập quỹ bảo lãnh xuất khẩu và cho phép doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo phương thức trả chậm với lãi suất ưu đãi.
6. Các giải pháp khác.
* Giải pháp về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật xuất nhập khẩu cũng cần được chú trọng, cụ thể là:
+ Đào tạo lại và tuyển dụng mới lực lượng cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ (cả ở các cơ quan Bộ, các Sở và các doanh nghiệp) là nhiệm vụ thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá nói chung và mặt hàng chè nói riêng.
+ Mở các lớp bồi dưỡng về sử dụng các chương trình máy tính, thương mại điện tử,... cho các cán bộ và các nhà kinh doanh.
+ Đề nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực: được khấu trừ vào phần nghĩa vụ ngân sách đối với khoản chi đào tạo
* Tổng công ty chè Việt Nam phối hợp cùng với các cơ quan chuyên môn quản lý chặt về chất lượng chè nhằm ngăn chặn kịp thời những hiện tượng sản phẩm xuất khẩu không đạt chất lượng, làm giảm uy tín của chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
* Nhà nước cần mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế , tăng cường hợp tác với các Chính Phủ, các quốc gia trên thế giới. Từ đó tiến hành kí kết nghị định thư về việc trao đổi hàng hoá giữa các bên hoặc việc tăng hạn ngạch xuất khẩu ... khối lượng hàng hoá xuất khẩu qua các hoạt động này thường tương đối lớn giúp các doanh nghiệp có thêm thị trường và bạn hàng mới.
* Duy trì ổn định kinh tế mở ở Việt Nam, có sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước, hình thành thị trường đồng bộ và thông suốt, gắn nước ta với nền kinh tế và thị trường, thể hiện cả sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý. Do vậy phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và coi trọng thị trường trong nước với nhiều thành phần kinh tế khác nhau là một vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Như vậy ta thấy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng luôn cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía Chính phủ cũng như các giải pháp chiến lược của công ty. Nhằm không ngừng phát triển hoạt động xuất khẩu chè của công ty nói riêng cũng như hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung, để từ đó có thể dần khẳng định vị trí của công ty hơn trên trường Quốc tế.
Kết luận
Trong qúa trình chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện đường lối Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu luôn đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu của các nước trong khu vực và trên thế giới đã lựa chọn cho mình một chiến lược Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là chính. Trong đó xuất khẩu chè luôn được xem là một định hướng quan trọng, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn.
Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng với vai trò, nhiệm vụ và chức năng của mình, trong thời gian qua đã có sự nỗ lực liên tục để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của mình, từ đó có thể nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đứng trước xu thế chung của hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Công ty vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức trong việc phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè của mình, cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích bài Luận văn này đã tập trung đánh giá tình hình thực tiễn hoạt động xuất khẩu chè của công ty AGREXPORT Đà Nẵng trong thời gian qua, nêu lên những khó khăn, thuận lợi, để từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè của Công ty mạnh hơn cả về số lượng, chất lượng cũng như không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.
Hy vọng rằng, với những kết quả đã đạt được, cùng với sự nỗ lực không ngừng, hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng sẽ đạt được những thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình, cũng như ngày càng có những đóng góp lớn hơn cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.
Các thuật ngữ viết tắt
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
EU Liên minh Châu âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
KD Kinh doanh
L/C Thư tín dụng
VND Việt Nam đồng
VN Việt Nam
TG Thế giới
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
Danh mục tài liệu tham khảo
GS.PTS Tô Xuân Dân, năm 2000, Giáo trình kinh tế học quốc tế, NXB Thống Kê.
PGS. Vũ Hữu Tữu, năm 1999, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục.
PTS. Đỗ Đức Bình, năm 1998, Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Giáo dục.
PTS. Phạm Quyền, PTS. Lê Minh Tâm, năm 1998, Hướng phát triển thị trường xuất nhập nkhẩu Việt Nam tới 2010.
Tóm tắt dự thảo chương trình phát triển thị tường và xúc tiến thương mại hàng nông sản, lâm sản, ngày 18-2-2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dự thảo: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hóa, ngày 17-5-2002 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kim Tuyết , Bài toán đặt ra đối với ngành chè Việt Nam, Tạp chí thị trường giá cả số 7 năm 2000.
Tuyết Ngân, Năm 2010 trồng 140.000 ha chè xuất khẩu 200 triệu USD, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 26 ngày 6 -7 – 2001.
Tư liệu của Bộ thương mại, Các giải pháp và chính sách chủ yếu để gia tăng xuất khẩu năm 2002, Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 2/ 2002.
Trần Hữu Hùng, Xuất khẩu chè 200 triệu USD - Mục tiêu năm 2010 của ngành chè, Thời báo kinh tế Việt Nam số 104 ngày 29 - 12 - 2000.
Báo cáo tổng kết thực hiện kinh doanh xuất khẩu mặt hàng chè của công ty, các năm 1997, 1998, 1999, 2000).
Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm và phương hướng, nhiệm vụ năm sau của công ty.
PTS. Lê Văn An, Ngành chè Việt Nam hướng tới sản xuất chè chất lượng cao, Viện nghiên cứu chè năm 2000.
Xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam đến năm 2010: Những động thái và dự báo mới nhất, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 5/2001.
PTS. Nguyễn Đình Long, Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hàng nông sản xuất khẩu nước ta,Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 31 tháng 7-8/2001.
Tình hình xuất nhập khẩu thời kỳ 1992 – 2001, Tạp chí ngoại thương số 9- 15/6/2001.
Bích Thuỷ, Nâng cao hiệu quả kinh tế hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, báo con số sự kiện năm 2001.
Hà Minh Mạnh, Chính sách điều hành xuất khẩu hàng hoá: Cần mạnh mẽ và thông thoáng hơn, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số 7/2001.
Nguyễn Hữu Khải, Định hướng xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp giai đoạn 2001- 2010, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số 12/ 2001.
Tạp chí Thương mại các số năm 2000, 2001 và các báo khác...
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0549.doc