1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vật tư nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng, đặc biệt là giống cây trồng và phân bón. Trong nền sản xuất lúa nước cha ông ta đã đúc kết lại vai trò quan trọng của giống cây trồng và phân bón trong câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá... muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh tăng trưởng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điề
113 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và phân bón cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Đối với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là phân khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả. ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được.
Hoà An là huyện thuộc tỉnh miền núi Cao Bằng. Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp huyện vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Trong khi giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp nhưng một số vật tư nông nghiệp như phân bón có thời kỳ khan hiếm và có giá rất cao. Hay đối với giống cây trồng, có một số loại giống cây trồng đưa vào khảo nghiệm và có năng suất cao nhưng sau đó lại không được đưa vào sản xuất trong thực tế của người dân. Từ đó năng suất cây trồng và sản lượng cây trồng bị giảm sút gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người nông dân. Do vậy cần có những giải pháp nhằm ổn định và cung ứng đầy đủ vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Từ những lý do đó mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và phân bón cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu giống cây trồng và phân bón cho hộ nông dân huyện Hoà An và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung ứng giống cây trồng và phân bón. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và phân bón cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý thuyết về cung, cầu vật tư trong sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích nhu cầu và thực trạng cung ứng giống cây trồng, phân bón tại huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và phân bón tại huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoà An trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tác nhân trong hệ thống cung cấp giống cây trồng và phân bón cho nông dân.
- Các hộ nông dân huyện Hoà An (nhu cầu, thực trạng sử dụng, tình hình cung ứng giống cây trồng và phân bón).
- Một số giống cây trồng và phân bón chủ yếu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu và các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng, phân bón ở huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng.
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng.
- Về thời gian: Các số liệu đề tài nghiên cứu năm 2006 - 2008.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận chung về thị trường
Cung
Cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Lượng cung là lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở một mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định, do đó cung là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả.
Cầu
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Lượng cầu là lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả.
Nhu cầu
Nhu cầu của con người là một vấn đề quan trọng xét cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn, đó là một phạm trù mà sự phát triển của nó gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Có thể quan niệm nhu cầu của con người như là sự đòi hỏi hoặc là sự thiếu thốn của con người về một cái gì đó mà còn chưa được giải quyết.
Nhu cầu của con người tồn tại một cách khách quan, hình thành và phát triển theo các quy luật nhất định, được biểu hiện thông qua sự hoạt động của con người. Nó có tính chất quốc gia và thời đại rất lớn, thường xuyên biến động theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Xét về nguyên tắc, khối lượng và cơ cấu nhu cầu của con người được xác định bởi điều kiện vật chất hiện có của xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất.
Thị trường
Đối với nước ta là một nước nông nghiệp thì việc quan tâm đến thị trường vật tư nông nghiệp là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy vậy việc nhận thức thị trường với đúng nghĩa thực của nó thật không dễ dàng. Khái niệm thị trường hiện nay đã và đang được nói đến hàng ngày trong cuộc sống đời thường và trên các phương tiện thông tin đại chúng song vẫn còn có những cách hiểu khác nhau. Do đó lãm rõ khái niệm thị trường là vấn đề cần thiết để góp phần vào việc nhận thức thống nhất về thị trường.
Thị trường là yếu tố không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hóa. Sự xuất hiện và phát triển của thị trường không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa.
Thị trường biểu biện trước hết là nơi diễn ra các hành vi mua và bán hàng hóa. Việc thực hiện các hành vi đó luôn gắn liền với các yếu tố sau: người bán, người mua, người tiêu dùng, các điều kiện vật chất và môi trường. Người bán là người sở hữu hàng hóa, mục đích của họ đến thị trường là để bán hàng, vì vậy với họ thị trường là tổng hợp những điều kiện, yếu tố, môi trường để thực hiện giá trị nhằm thu về chi phí sản xuất và lợi nhuận dưới hình thái tiền để bảo tồn và tái mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với người tiêu dùng thị trường là tổng hợp những điều kiện, yếu tố, môi trường giúp họ có thể tìm thấy và thỏa mãn các nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng phù hợp với khả năng thanh toán.
Thông qua thị trường người mua và người bán đều tìm thấy lợi ích cho mình thỏa mãn nhu cầu phía bên kia. Chính điều quan trọng đó đã dẫn dắt họ gặp nhau và thực hiện được quan hệ kinh tế, điều hòa được các quan hệ lợi ích giữa họ với nhau. Thị trường là nơi phản ánh thực chất các quan hệ trao đổi mua bán, dịch vụ, các quan hệ này bị chi phối bởi những quy luật chủ yếu như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh... cũng do vậy mà thị trường trở thành yếu tố khách quan tác động đến giá cả hàng hóa trong trao đổi mua bán và chi trả dịch vụ, cơ chế thị trường bắt buộc mọi người thực hiện ý chí của mình theo quy luật khách quan đã quy định. Nhà nước với tư cách là người quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân phải nắm chắc điều đó khi chế định ra các chủ trương, chính sách kinh tế đối với thị trường.
Cung và cầu là hai yếu tố cơ bản của thị trường. Cầu bao gồm cả cầu của người sản xuất và cầu của đời sống cá nhân. Thị trường là tập hợp những nhu cầu của người tiêu dùng về một loại hàng hóa nào đó, không có nhu cầu thì không có thị trường tồn tại trong thực tế. Sự phát triển của cơ cấu và qui mô của cầu quyết định sự phát triển của thị trường cả về chiều rộng và chiều sâu.
Cung là điều kiện cần để cho thị trường hình thành và phát triển. Cung thể hiện ở khả năng cung cấp hàng hóa của người sản xuất ra thị trường trong từng thời kỳ. Cung, cầu tác động qua lại lẫn nhau tạo nên mối quan hệ cung - cầu trên thị trường. Quan hệ cung - cầu là quan hệ kinh tế trung tâm lớn nhất chi phối các quan hệ kinh tế khác ở thị trường. Cung thường phải tìm gặp cầu, cung thì tương đối ổn định còn cầu thì luôn luôn biến động phức tạp nhất là đối với những nước đang ở bước đầu phát triển kinh tế hàng hóa và đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý như ở Việt Nam.
Cung gặp cầu thông qua giá cả thị trường, đồng thời quan hệ cung cầu là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự biến dộng giá cả trên thị trường. Trong đời sống thực tế, giá cả cao hay thấp ngoài sự quyết định ở giá trị hàng hóa còn chịu ảnh hưởng khá lớn đến cung - cầu trên thị trường. Thông qua sự thay đổi giá cả có thể thấy được tình hình cung - cầu, thấy được mức độ khan hiếm hay thừa tương đối của hàng hóa. Sự biến động của giá cả có thể đưa đến sự biến động về cung - cầu, sản xuất và tiêu dùng. Khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì người sản xuất sẽ tăng cường sản xuất loại hàng hóa đó, nhưng khi giá cả tăng lên sẽ làm cho người tiêu dùng giảm bớt nhu cầu về hàng hóa đó. Khi giá cả hạ xuống, nói chung người sản xuất sẽ giảm bớt mặt hàng này, còn nhu cầu của người tiêu dùng mặt hàng này sẽ tăng lên.
Kinh tế hàng hóa gắn liền với thị trường, sản xuất cho thị trường, tiêu dùng thông qua thị trường, thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình tái sản xuất. Do đó thị trường có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa. Cần sản xuất mặt hàng gì, với số lượng bao nhiêu, điều đó phải thông qua thị trường. Như vậy thị trường chính là lực lượng hướng dẫn, đặt nhu cầu cho sản xuất. Sản xuất là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Quan hệ tỷ lệ này phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của sản xuất. Thị trường chính là nơi cung cấp những yếu tố đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán, thị trường là nơi tiêu thụ những hàng hóa cho các doanh nghiệp, thông qua thị trường giá trị hàng hóa được thực hiện và các doanh nghiệp thu hồi được vốn.
Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng các chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa cũng như chất lượng sản phẩm. Thị trường kiểm nghiệm tính phù hợp của sản xuất và là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng năng động, sáng tạo, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Với những đặc trưng trên vai trò của thị trường ngày nay rất lớn, nó không chỉ là nơi để thực hiện giá trị của hàng hóa mà còn tác động nhanh chóng đến người sản xuất. Thị trường hướng dẫn người sản xuất lựa chọn những hình thức hoạt động, quy mô sản xuất, công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh để hoạt động có hiệu quả trong cơ chế cạnh tranh.
2.1.2. Thị trường vật tư nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm vật tư nông nghiệp
Theo từ điển tiếng việt: “Vật tư là các thứ vật liệu, máy móc, công cụ cần cho sản xuất, xây dựng nói chung“.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của xã hội, có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.
Như vậy, vật tư nông nghiệp là các thứ vật liệu, máy móc, công cụ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp (bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi).
Các thứ vật liệu cần cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: giống cây trồng, vật nuôi, các loại phân bón, thức ăn gia súc, hóa chất, thuốc thú y, điện, xăng, dầu...
Các loại máy móc, nông cụ cần thiết cho nông nghiệp gồm: máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy nghiền thức ăn gia súc... và một số nông cụ khác.
Cần phân biệt vật tư nông nghiệp với các yếu tố “đầu vào“ của sản xuất nông nghiệp. Từ cách tiếp cận trên, vật tư nông nghiệp là một số các yếu tố vật chất cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đó, không phải toàn bộ các yếu tố “đầu vào“ của sản xuất nông nghiệp đều là vật tư nông nghiệp mà chỉ một số yếu tố “đầu vào“ như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng, dầu,... cần cho sản xuất nông nghiệp mới là vật tư nông nghiệp.
Dưới góc độ kinh tế khái niệm các yếu tố “đầu vào“ của sản xuất nông nghiệp được sử dụng với nội hàm rộng hơn khái niệm vật tư nông nghiệp. Theo kinh tế học các yếu tố đầu vào đó bao gồm: đất nông nghiệp, lao động, vốn cho sản xuất nông nghiệp,...
Tổ chức tìm kiếm nguồn vật tư là khâu đầu tiên của sản xuất nông nghiệp. Bởi vì để doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh, vững chắc thì việc đầu tư khâu vật tư đóng một vai trò quan trọng. Vật tư là điều kiện tiền đề cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường. Việc đầu tư các loại vật tư với số lượng bao nhiêu, chủng loại gì cho phù hợp với từng loại đất đai đảm bảo đất không bị nghèo mà ngày càng làm tăng độ phì của đất, vừa tăng năng suất, phẩm chất cây trồng là công tác rất quan trọng đòi hỏi ngành cung ứng vật tư nông nghiệp phải có sự lựa chọn. Điều đó không chỉ thực sự có ý nghĩa trước mắt mà còn đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững lâu dài.
2.1.2.2. Phân loại vật tư nông nghiệp
Căn cứ vào công dụng của các loại vật tư nông nghiệp có thể phân loại như sau:
Các loại vật tư sử dụng thường xuyên (vật tư chuyên dùng) không thể thay thế bằng loại khác như: giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,...
Các loại vật tư cần cho sản xuất nông nghiệp nhưng không chỉ sử dụng cho sản xuất nông nghiệp mà còn sử dụng cho các ngành khác như: xi măng, sắt thép... rất cần cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, trạm kỹ thuật, trại chăn nuôi.
2.1.2.3. Vai trò của vật tư trong sản xuất nông nghiệp
Trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập đến 2 loại vật tư nông nghiệp chủ yếu dùng thường xuyên và riêng biệt cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đó là giống cây trồng và phân bón.
Vật tư nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng, đặc biệt là giống cây trồng và phân bón. Trong nền sản xuất lúa nước cha ông ta đã đúc kết lại vai trò quan trọng của giống cây trồng và phân bón trong câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá... muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Đối với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là phân khoáng) và các loại phân khác.
Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại được áp dụng vào trong sản xuất thì vai trò của vật tư nông nghiệp cũng ngày càng quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp. Để cây trồng phát triển tốt, phát huy được những điều kiện nhất định như ánh sáng, nhiệt độ, không khí và nước. Ngoài ra để tác động vào năng suất cây trồng, con người cần phải cung cấp thêm phân bón, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất cao phục vụ nhu cầu con người.
Năng suất cây trồng tăng nhờ nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng là phân bón và giống cây trồng. Theo Bùi Đình Dinh (1998), (1999) trong thực tiễn, năng suất cây trồng còn quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh vật của chúng. Nếu năng suất lúa ở mức 43,3 tạ/ha, so với các giống đang sử dụng thì chỉ đạt 30 - 40%. Muốn đưa năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử dụng phân bón là hữu hiệu nhất, đối với sản xuất nông nghiệp thì phân bón được coi là vật tư quan trọng. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Câu ca dao trên cha ông ta khẳng định rằng từ thời xưa đã coi phân bón trong sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng để tăng năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của giống mới đưa năng suất lên cao còn có tác dụng bổ trợ của phân bón. Việc ra đời của phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm tăng năng suất cây trồng ở các nước Tây Âu, tăng 50% so với năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu. Đến thời kỳ 1970 - 1985 năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước đại chiến thế giới lần thứ nhất.
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú đa dạng chúng ta đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết, khí hậu của nước ta, làm đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
2.1.2.4. Đặc điểm của thị trường vật tư nông nghiệp
Thị trường vật tư nông nghiệp - một bộ phận trong hệ thống thị trường hoàn chỉnh ở nông thôn và là thị trường một số các yếu tố thuộc “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp.
Thị trường VTNN là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các loại vật tư nông nghiệp với các yếu tố, các điều kiện, các phương tiện, môi trường để thực hiện giá trị hàng hoá vật tư nông nghiệp. Phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất với người lưu thông và người sử dụng vật tư nông nghiệp.
Thị trường VTNN là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá vật tư nông nghiệp. Phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động và sản xuất hàng hoá. Qui mô và cường độ trao đổi trên thị trường gắn với sự phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, trình độ phát triển của nông nghiệp.
Mọi hàng hoá VTNN đều phải thông qua trao đổi mới đến được tiêu dùng. Có trao đổi, có cung các loại vật tư nông nghiệp và có cầu các loại vật tư đó là có thị trường vật tư nông nghiệp.
Thị trường VTNN là một bộ phận hữu cơ của thị trường cả nước, một bộ phận quan trọng trong hệ thống thị trường nông thôn. So với thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ nói chung, thị trường VTNN có những đặc điểm sau:
Tính đa dạng của nhu cầu VTNN gắn với cơ cấu và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, làm cho nông nghiệp nước ta chuyển biến từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, mang tính độc canh và thuần nông sang một nền nông nghiệp đa canh, theo hướng sản xuất lớn hiện đại. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ dẫn đến đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi... tất yếu dẫn đến nhu cầu về cơ cấu chủng loại vật tư thích hợp. Một nền nông nghiệp muốn thoát khỏi tình trạng thủ công, lạc hậu sang một nền nông nghiệp sản xuất lớn, hiện đại đòi hỏi cần có công nghệ mới với công cụ hiện đại. Giống cây trồng, vật nuôi cần phải được coi trọng nhất là các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng. Cần phải chọn lọc và có vùng chuyên canh, áp dụng những thành tựu mới của công nghệ sinh học vào việc lai tạo, nhân giống.
Cơ cấu của cây trồng, vật nuôi, trình độ phát triển của nông nghiệp quyết định nhu cầu về chủng loại, cơ cấu, chất lượng và tỷ lệ vật tư. Nền nông nghiệp phát triển ở trình độ ngày càng cao, tính đa dạng của sản phẩm nông nghiệp ngày càng phong phú, chất lượng của nông sản ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người thì nhu cầu vật tư ngày càng phong phú, đa dạng. Điều đó cũng đòi hỏi VTNN luôn thay đổi về chủng loại, tính năng tác dụng ngày càng cao hạn chế những tác hại cho môi trường và người tiêu dùng. Thực tế đã chứng minh loại phân bón, tỷ lệ các chất dinh dưỡng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng nông phẩm. Ngoài ra còn các loại vật tư khác cũng có sự thay đổi theo sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng đa ngành còn đòi hỏi lượng vật tư ngày càng nhiều để đáp ứng với nhu cầu. Từng giai đoạn phát triển của cây trồng cũng đòi hỏi VTNN khác nhau về cơ cấu và chủng loại.
Mặt khác một nền nông nghiệp sinh thái với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc điểm của đất đai khác nhau cũng đòi hỏi nhu cầu về các loại vật tư có khác nhau. Đất đai có độ phì nhiêu cao có nhu cầu vật tư khác với loại đất bạc màu, cằn cỗi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào từng vùng và tập quán canh tác khác nhau cũng dẫn đến nhu cầu vật tư cũng khác nhau.
Qua nghiên cứu về phân bón cho thấy: ở Việt Nam, trên đất phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 - 50 kg N/ha, nếu bón lân cây trồng sẽ hút 120 - 130 kg N/ha. Do vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái thì về nguyên tắc phải bón trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương tự lượng dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng lại không chỉ hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng cây trồng hút từ đất và phân bón, mà phải dựa vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong đất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây
Tính thời vụ của cung - cầu - giá cả VTNN
Sự vận động về quan hệ cung - cầu vật tư luôn thay đổi theo nhu cầu thời cụ sản xuất nông nghiệp. Khác với thị trường hàng hóa và dịch vụ nói chung, thị trường VTNN gắn chặt với kinh tế nông nghiệp và do đó thường xuyên biến động theo mùa vụ, thời tiết. Điều đó khiến cho cung, cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường cũng biến động theo thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
Thông thường các giai đoạn phát triển của cây trồng khác nhau, nhu cầu về chủng loại và chất lượng vật tư khác nhau. Trong thí nghiệm 3 vụ liền ở đất phù sa Sông Hồng đã rút ra kết luận: Vụ lúa chiêm cũng như vụ lúa mùa, chia đạm ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh, nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả ai mặt. Trong trường hợp đạm bón tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh rộ. Mặt khác, các vùng chuyên canh, đại trà trên diện rộng cùng với thời vụ đòi hỏi lượng vật tư nhiều hơn. Ngược lại có khi gián đoạn sản xuất khi đã thu hoạch, chuẩn bị cho vụ mới nhu cầu vật tư giảm xuống.
Thời tiết nắng mưa bão lụt.. chẳng những tác động đến sản xuất nông nghiệp, đến kết quả sản xuất của nông dân, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu về vật tư trên thị trường. Khi thời tiết khí hậu diễn biến thuận lợi, sản xuất mùa màng của nông dân diễn ra bình thường nhu cầu của vật tư tương đối ổn định. Ngược lại khi gặp hạn hán, bão, lụt mùa màng thất bát, thu nhập của nông dân giảm xuống, sức mua của thị trường vật tư có nhiều biến động, không ổn định. Khi đó cầu về vật tư nông nghiệp sẽ giảm đi.
Sức mua của thị trường vật tư còn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Giả cả của nông phẩm tăng hay giảm quyết định rất lớn đến việc tăng, giảm nhu cầu VTNN.
Không gian của thị trường VTNN trải rộng trên các vùng của đất nước
Thị trường VTNN gắn với sản xuất nông nghiệp nên nó trải rộng, phân bố trên tất cả các làng, xã trong cả nước từ đồng bằng, trung du, miền núi. ở đâu có sản xuất nông nghiệp thì ở đó có thị trường VTNN vì nơi đó có nhu cầu về các loại VTNN. Nó là nơi cung cấp máy móc, thiết bị, phân hóa học, giống cây trồng những thứ không thể thiếu được với một nền nông nghiệp hàng hóa. Nước ta là một nước nông nghiệp nên không gian của thị trường VTNN rất rộng lớn.
ở những nơi nông nghiệp chưa phát triển, còn mang tính tự cung, tự cấp, mang tính độc canh và thuần nông, còn phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên thì nhu cầu về vật tư có ít hơn, thậm chí rất ít nhưng không thể không có VTNN. Thị trường VTNN ở vùng sâu, vùng xa còn biểu hiện ở trình độ thấp, dung lượng thị trường còn thiếu, còn mang tính chất hoang sơ.
Những nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển, cơ cấu của nông nghiệp đa dạng, phong phú thì thị trường VTNN phát triển. Ngược lại, những nơi nào cơ sở hạ tầng thấp kém, nông nghiệp phát triển chậm, lối canh tác mang tính tự nhiên còn nhiều thì thị trường vật tư chậm phát triển. Thực tế đã chứng minh nơi nào giao thông kém phát triển, đường xá xa xôi cách trở, phương tiện đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển lớn, hệ thống thông tin liên lạc nghèo nàn... nhu cầu về chủng loại lượng VTNN ít thì quan hệ mua bán và các yếu tố của thị trường phát triển chậm, thị trường bị chia cắt.
Chất lượng và cơ cấu VTNN trên thị trường thay đổi phù hợp với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
Quá trình CNH, HĐH làm cho nền nông nghiệp phát triển trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại, chất lượng của nông phẩm ngày càng cao hơn thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Từ đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu các loại VTNN phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Do yêu cầu của một nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững không gây nguy hại cho môi trường đặt ra nhu cầu vật tư có chất lượng chủng loại phù hợp.
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đã và đang đặt ra nhu cầu về vật tư ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tiêu chuẩn ngày một nâng cao để đáp ứng với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại, lượng vật tư ngày càng nhiều.
Dự trữ VTNN là một yêu cầu thường xuyên của thị trường VTNN
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là tính thời vụ, vì vậy VTNN cung cấp cho nó cũng phụ thuộc vào thời vụ sản xuất, khi thời vụ đến lượng vật tư nhiều hơn. Các giai đoạn cây trồng phát triển khác nhau liên quan đến vật tư về chủng loại cũng khác nhau, đặt ra yêu cầu vật tư đáp ứng tất yếu phải khác nhau, để giữ được sự cân bằng cung cầu và ổn định giá cả phải chuẩn bị đủ về lượng, cơ cấu, chủng loại, chất lượng các loại vật tư. Nếu thị trường VTNN không cung ứng kịp thời thì quá tình sản xuất sẽ bị gián đoạn.
Để tránh thụ động trong việc cung ứng kịp thời, đúng chủng loại vật tư cho nông nghiệp thì các lực lượng tham gia sản xuất, cung ứng VTNN phải có dự trữ thương mại, đó là yêu cầu thường xuyên. Việc dự trữ thương mại diễn ra ở cả các giai đoạn từ khi nhập khẩu, lưu kho và việc luân chuyển vật tư đến tay người tiêu dùng. VTNN từ nơi sản xuất hoặc nhập khẩu đến tay người tiêu dùng có khi diễn ra nhanh chóng, nhưng cũng có khi diễn ra mang tính gián đoạn do tính thời vụ của nông nghiệp. Chính vì vậy việc dự trữ thương mại, dự trữ tiền vốn là yêu cầu khách quan nhất thiết phải có vì:
- Cơ cấu, chủng loại và lượng vật tư biến động phụ thuộc vào thời vụ sản xuất nông nghiệp.
- Các loại vật tư chuyên dùng như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,.. là yếu tố cần thiết và không thể thay thế bằng loại vật tư khác đối với sản xuất nông nghiệp.
- Dự trữ VTNN đòi hỏi với số lượng, cơ cấu, chủng loại còn phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của cây trồng, vật nuôi và điều kiện sinh thái của từng vùng.
Hơn nữa do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, khi được mùa, thời vụ diễn ra thuận lợi, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng cao, người sản xuất có vốn đầu tư mua vật tư nhiều hơn do vậy nhu cầu tăng lên. Ngược lại, khi gặp thiên tai, mất mùa, hiệu quả sản xuất kém, người sản xuất không có vốn đầu tư mua các loại vật tư dẫn đến việc cung ứng vật tư chậm trễ, gián đoạn trong việc thu hồi vốn, điều đó cũng cần phải có dự trữ tiền vốn.
2.1.2.5. Vai trò của thị trường vật tư nông nghiệp
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hàng hóa quyết định đối với sự phát triển của thị trường VTNN. Sự phát triển của thị trường vật tư có vai trò to lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy thị trường VTNN có vai trò sau:
Thông qua thị trường đảm bảo phần lớn nhu cầu đầu vào và thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển.
Các nhu cầu VTNN sẽ được đáp ứng đầy đủ, kịp thời đồng bộ và đúng thời vụ thông qua thị trường. Nếu không có thị trường VTNN cung ứng kịp thời những tư liệu sản xuất cần thiết thì quá trình tái sản xuất không thể tiến hành bình thường được.
Thông qua thị trường VTNN là nơi thực hiện sự chuyển hóa vốn, hoàn trả chi phi sản xuất, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin cho nông dân, cho các nhà sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin cho nông dân, cho các nhà sản xuất kinh doanh nông nghiệp để họ tự quyết định lựa chọn các chủng loại vật tư phù hợp với nhu cầu của họ.
Thị trường vật tư không chỉ là nơi thực hiện trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và tiêu thụ mà còn là nơi giúp nông dân lựa chọn cho mình một phương án sản xuất kinh doanh có lợi nhất dựa vào giá cả trên thị trường. Giá cả thị trường luôn phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu vì thế người sản xuất và người tiêu thụ bao giờ cũng phải dựa trên cái trục vận động cơ bản đó. Thị trường VTNN là nơi cung cấp thông tin cho nông dân, cho các chủ thể sản xuất nông nghiệp để họ tự quyết định lựa chọn các hàng hóa vật tư phù hợp với nhu cầu của họ.
Góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH
Trong khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, thị trường nông thôn với dung lượng tương đối lớn bao gồm cả thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, thị trường vốn cho nông nghiệp, nông thôn, thị trường VTNN,...
Cơ cấu của thị trường VTNN một mặt phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mặt khác lại có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng thâm canh hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.
Thị trường và nhu cầu của thị trường càng phát triển thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp càng biến đổi phong phú, đa dạng hơn. Đương nhiên nền kinh tế thị trường chỉ có thể thừa nhận những cơ cấu kinh tế có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Khi kinh tế hàng hóa phát triển, các quan hệ thị trưởng mở rộng, người sản xuất nông nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn vật tư cho mình mà thị trường có thể cung ứng kịp thời. Đồng thời với quá trình chuyên môn đó, người sản xuất sẽ tham gia trao đổi trên thị trường hình thành các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, thỏa mãn và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của mình.
Thị trường VTNN tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Biểu hiện rõ nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp là xu hướng hình thành các vùng chuyên canh, canh tác các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp dẫn đến giải phóng một bộ phận dân cư nông thôn ra khỏi n._.ghề nông, đồng thời cũng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, mở rộng qui mô sản xuất tạo tích lũy ban đầu, cung cấp thêm nguồn vốn, tao điều kiện và tiền đề cho công nghiệp nông thôn phát triển. Chính do sự phát triển đa dạng của nông nghiệp lại đặt ra nhu cầu VTNN ngày càng cao góp phần mở rộng phát triển thị trường VTNN.
Góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Việc giao lưu hàng hóa VTNN giữa Việt Nam với các nước là tất yếu. Với quan hệ này đảm bảo cho quan hệ cung - cầu diễn ra một cách bình thường. Mặt khác cũng góp phần giao lưu mở rộng quan hệ buôn bán ngoại thương với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay nước ta còn một số chủng loại vật tư nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến cung của thị trường vật tư chịu sự tác động của thị trường thế giới nhưng tiến tới chúng ta cũng có thể xuất khẩu một số hàng hóa vật tư ra nước ngoài. Do vậy thị trường VTNN cũng tham gia vào việc mở rộng quan hệ kinh tế thương mại. Đồng thời cũng nâng cao chất lượng nông phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tác động đến đời sống xã hội nông thôn
Thị trường VTNN không chỉ đơn thuần có vai trò tác động to lớn đối với sản xuất nông nghiệp, gắn nông nghiệp với công nghiệp mà còn có vai trò tác động không nhỏ đối với toàn bộ đời sống xã hội nông thôn.
Thị trường VTNN là nơi diễn ra những hoạt động trao đổi, giao lưu hàng hóa giữa người sản xuất kinh doanh, vật tư với nông dân hình thành các quan hệ xã hội giữa nông dân, công nhân, giữa người ở vùng này với người ở vùng khác, giữa người trong nước với người nước ngoài... Thông qua trao đổi hàng hóa như vậy, nông dân và dân cư nông thôn, nông nghiệp có điều kiện trao đổi văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa của thành thị, của đất nước, các mặt tích cực của kinh tế thị trường và nền văn minh văn hóa thế giới. Nhờ sự tiếp thu văn hóa như vậy, nông dân có điều kiện tham gia tích cực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển văn hóa mới ở nông thôn.
Thị trường VTNN trong quá trình phát triển của nó còn góp phần hoàn chỉnh các quy tắc, luật lệ có tính chất pháp lệ và các chuẩn mực đạo đức để từ đó hình thành các công cụ kinh tế, giúp nhà nước có thể tham gia điều chỉnh, làm giảm hoặc khắc phục những tiêu cực của kinh tế thị trường.
Cùng với quá trình CNH, HĐH, mà mục tiêu hàng đầu là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trên địa bàn nông thôn đã từng bước hình thành một hệ thống thị trường hoàn chỉnh và thống nhất. Trong hệ thống thị trường đó, thị trường VTNN là nơi diễn ra các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa VTNN, là một yếu tố khách quan cùng với việc phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Trong quá trình hình thành và phát triển, chịu sự tác động của hệ thống các yếu tố như: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sụ phát triển của các ngành công nghiệp dịch vụ về vật tư, hệ thống giao thông và các phương tiện vận tải... Giống với thị trường hàng hóa thông thường, nhưng là thị trường vật tư gắn liền với tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và vùng sinh thái khác nhau quy định những đặc điểm của thị trường VTNN. Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng CNH, HĐH và đời sống xã hội nông thôn.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu VTNN
Cơ cấu và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh tế trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi biến đổi theo hướng đa dạng hoá. Thể hiện ở việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các loại giống mới có năng suất cao ngày càng được áp dụng rộng rãi. Điều đó đặt ra nhu cầu về VTNN ngày càng đa dạng, phù hợp với điều kiện sinh thái và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
Một nền nông nghiệp muốn thoát khỏi tình trạng thủ công, lạc hậu sang một nền sản xuất lớn hiện đại đòi hỏi cần có công nghệ mới. Giống cây trồng và vật nuôi cần phải được coi trọng, nhất là các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng.
Cơ cấu của cây trồng, vật nuôi, trình độ phát triển của nông nghiệp quyết định nhu cầu về chủng loại cơ cấu, chất lượng và tỷ lệ vật tư. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nền nông nghiệp phát triển ở trình độ ngày càng cao, tính đa dạng của sản phẩm nông nghiệp ngày càng phong phú, chất lượng của nông sản ngày càng phục vụ tốt nhu cầu của con người thì nhu cầu vật tư ngày càng phong phú, đa dạng. Điều đó cũng đòi hỏi giống cây trồng và phân bón luôn phải thay đổi về chủng loại, tính năng tác dụng ngày càng cao hạn chế những tác hại của môi trường.
Trong khi nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH thì giống cây trồng và phân bón là nhân tố tác động tích cực, trực tiếp đến sự tăng trưởng, năng suất cây trồng, vật nuôi và sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, đồng thời là cơ sở để tăng thu nhập của người nông dân.
Sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ về giống cây trồng và phân bón
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cung VTNN chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, cầu phụ thuộc vào cơ cấu và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Do đó đẩy mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ về vật tư nhằm tạo ra nhiều chủng loại VTNN có chất lượng cao là rất cần thiết và có vai trò quan trọng.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại góp phần tác động đến cung, cầu và khắc phục được tình trạng khan hiếm VTNN; góp phần hướng dẫn nông dân sử dụng các sản phẩm mới, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy người nông dân sản xuất hướng vào giá trị trao đổi.
Hệ thống giao thông và phương tiện vận tải
Thực tế cho thấy không có vùng nào nước nào có thị trường phát triển mà không có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi. Vì giao thông vận tải là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán, làm cho thị trường tiêu thụ VTNN ngày càng mở rộng và từ đó kích thích người sản xuất hăng hái hướng vào sản xuất nhiều mặt hàng.
Mặt khác hệ thống giao thông vận tải còn kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, các khu đô thị mới, trung tâm buôn bán, thị trấn... làm phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ sản xuất các loại VTNN đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.
Cơ chế chính sách và vai trò điều tiết của nhà nước
Chính sách của nhà nước là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến sản xuất và lưu thông hàng hoá theo những mục tiêu nhất định, trong thời gian nhất định. Tuỳ theo mục tiêu lâu dài hay trước mắt nhà nước có những biện pháp thích hợp tác động vào việc cung ứng và tiêu thụ VTNN nhằm điều tiết sản xuất và lưu thông vật tư phục vụ cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
Chính sách và vai trò điều tiết của nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sản xuất và lưu thông VTNN. Từ đó tác động đến nhu cầu VTNN.
- Với sản xuất: Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sản xuất và làm dịch vụ về VTNN có điều kiện để cung ứng kịp thời, đảm bảo có chất lượng cao các loại VTNN cho thị trường. Khuyến khích các chủ thể áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất và dịch vụ về VTNN
- Với lưu thông: Nhờ có chính sách đúng đắn của nhà nước VTNN lưu thông khắp mọi vùng, mọi miền của đất nước và thị trường quốc tế. Chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia lưu thông ở các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật. Khắc phục được những mặt tiêu cực của thị trường VTNN như làm hàng giả, hàng không đủ phẩm chất, hàng kém chát lượng,...
Nhà nước còn điều tiết thị trường VTNN bằng các công cụ kinh tế để ổn định cung, cầu, giá cả, đảm bảo lợi ích của nông dân. Đặc điểm của thị trường VTNN cũng phụ thuộc vào nhập khẩu, cầu phụ thuộc vào thời vụ đòi hỏi sự điều tiết của nhà nước cho phù hợp.
Tóm lại, chính sách và sự điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường nói chung và thị trường VTNN nói riêng, là yếu tố bao trùm có tác động mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất và lưu thông VTNN. Chính sách đúng đắn hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy thị trường VTNN ngày càng phát triển hoàn thiện phục vụ kịp thời cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập đến 2 loại vật tư nông nghiệp chủ yếu dùng thường xuyên và riêng biệt cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đó là giống cây trồng và phân bón.
2.2.1. Thị trường VTNN thế giới
(lấy ví dụ thị trường phân bón thế giới)
Nhu cầu tiêu thụ phân bón thế giới dự báo sẽ tăng vững trong 5 năm tới, với tốc độ tăng bình quân 1,7%/năm trong giai đoạn 2007/08 - 2011/12, tương đương với mức tăng trên 14 triệu tấn. Trong đó, châu á chiếm tới 69% lượng tăng tiêu thụ và châu Mỹ chiếm 19%.
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu phân bón thế giới giai đoạn 2007 - 2012
ĐVT: 1.000 tấn
Niên vụ
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
2010 - 2011
2011 - 2012
Nitrogen (N)
127.820
130.409
133.059
136.198
139.140
Phosphate (P2O5)
36.613
37.554
38.456
39.528
40.426
Potash (K2O)
32.571
33.519
34.432
35.505
36.453
Tổng nhu cầu
phân bón
197.004
201.482
205.947
211.231
216.019
(Nguồn: FAO, Curren world ferlilizer trend and outlook to 2011/12 Nitrogen)
Nhu cầu tiêu thụ phân bón nitrogen dự báo sẽ đạt mức tăng bình quân 1,4%/năm trong giai đoạn 2007 - 2012, tương đương với mức tăng 7,3 triệu tấn, trong đó châu á chiếm tới 69% tổng mức tăng nhu cầu nitrogen. Đông á, Nam á, Bắc Mỹ và Tây Âu là những khu vực tiêu thụ nitrogen lớn nhất thế giới. Tuy có tỷ trọng trong tổng mức tiêu thụ nitrogen tương đối hạn chế, Đông Âu và Trung Phi sẽ là các khu vực có tốc độ tăng tiêu thụ cao trong những năm tới với tốc độ tăng tương ứng 10,4%/năm và 5%/năm.
Bắc Mỹ vẫn là khu vực nhập khẩu ròng nitrogen lớn nhất trong những năm tới và Nam á là khu vực đứng thứ hai về nhập khẩu ròng trong khi Đông á sẽ chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong cán cân thương mại phân bón nitrogen trong giai đoạn dự báo.
Nhu cầu phân bón phosphate thế giới dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 2,0%/năm trong giai đoạn dự báo, tương đương với mức tăng 4,2 triệu tấn, trong đó châu á chiếm 71% và châu Mỹ chiếm 21% mức tăng tiêu thụ. Đông á, Nam á và Bắc Mỹ là những khu vực tiêu thụ phân phosphate lớn nhất trong khi Nam á, Mỹ Latinh và Tây Âu là những khu vực nhập khẩu chủ yếu. Nam á cũng là khu vực có tốc độ tăng tiêu thụ cao nhất với 35,8%, tiếp theo là Đông á 33,8 và Mỹ Latinh 18,3%.
Nhu cầu tiêu thụ phân bón potash dự báo sẽ tăng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2007/08 - 2011/12, tương đương mức tăng 3,6 triệu tấn, trong đó châu á chiếm 68% và châu Mỹ chiếm 26% tổng mức tăng tiêu thụ.
Các khu vực tiêu thụ phân bón potash lớn nhất là Đông á, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh trong khi các khu vực nhập khẩu lớn nhất là Đông á, Mỹ La-tinh và Nam á. Đây cũng là những khu vực có tốc độ tăng tiêu thụ cao nhất trong giai đoạn dự báo với tốc độ tăng tương ứng 48,1%, 21,0% và 19,0%.
Cung ứng phân bón nitrogen thế giới niên vụ 2011- 2012 dự báo sẽ tăng 23,1 triệu tấn so với niên vụ 2007 - 2008. Công suất sản xuất dự báo sẽ tăng mạnh hơn tốc độ tăng tiêu thụ nên sản lượng phân bón sẽ vượt nhu cầu khoảng 10% vào niên vụ 2011 - 2012. Trong giai đoạn 2007 - 2011, công suất sản xuất phân nitrogen dự báo sẽ tăng lên ở hầu hết các nước xuất khẩu chủ yếu. Đông á, Nam á, Bắc Mỹ và châu Âu là những khu vực sản xuất nitorgen lớn nhất thế giới, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội khu vực trong khi Đông Âu và Trung á (EECA) sẽ là khu vực xuất khẩu phân nitrogen lớn nhất thế giới.
Cung ứng phân bón phosphate thế giới niên vụ 2011- 2012 dự báo sẽ tăng 6,3 triệu tấn so với niên vụ 2007/08, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,2%/năm. Lượng phân phosphate dư thừa sẽ tăng từ 0,4 triệu tấn niên vụ 2007 - 2008 lên 2,9 triệu tấn trong niên vụ 2011 - 2012. Đông á, Bắc Mỹ và châu Phi là những khu vực sản xuất phân phosphate lớn nhất thế giới, trong đó châu Phi và Bắc Mỹ sẽ là những khu vực đứng đầu về xuất khẩu ròng.
Bảng 2.2. Dự báo nguồn cung phân bón thế giới giai đoạn 2007 - 2012
ĐVT: 1.000 tấn
Niên vụ
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
2010 - 2011
2011 - 2012
Nitrogen (N)
131.106
136.252
140.732
147.748
154.199
Phosphate (P2O5)
37.000
38.461
39.672
41.112
43.299
Potash (K2O)
38.325
37.512
39.526
41.474
43.213
Tổng cung phân bón
206.431
212.225
219.930
230.334
240.711
(Nguồn: FAO, Curren world ferlilizer trend and outlook to 2011/12 Nitrogen)
Nguồn cung phân bón potash dự báo sẽ tăng từ 38,3 triệu tấn niên vụ 2007 - 2008 lên 43,2 triệu tấn niên vụ 2011 - 2012, đạt tốc độ tăng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn dự báo. Bắc Mỹ, EECA và Tây Âu là những khu vực sản xuất cũng như xuất khẩu phân potash lớn nhất thế giới.
2.2.2. Thị trường VTNN Việt Nam
2.2.2.1. Thị trường giống cây trồng
Việt Nam là nước nông nghiệp, do vậy nhu cầu về sản xuất giống cây trồng rất lớn. Trong xu thế hội nhập, khi sản phẩm nông nghiệp của chúng ta phải cạnh tranh với hàng hóa nông sản nhập từ các nước bạn thì việc cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng là vấn đề thiết yếu. Để thực hiện mục tiêu này, giống được xem là khâu then chốt.
Hiện tại, việc sản xuất giống cây trồng chủ yếu tập trung ở các cơ quan, viện nghiên cứu của nhà nước. Các đơn vị, tổ chức tư nhân và một số công ty nước ngoài cũng đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này, song còn rất hạn chế. Quy trình để tạo ra một giống cây trồng mới thường mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, việc sao chép giống cây trồng lại có thể được thực hiện nhanh chóng theo nhiều cách thức khác nhau, như: chiết cây, giâm cây hoặc gieo hạt. Thực tế này đòi hỏi các nhà làm luật cần phải xây dựng cơ chế bảo hộ hữu hiệu, riêng biệt cho đối tượng giống cây trồng mới, đảm bảo cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình. Như vậy thì mới thu hút được ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới và phát triển trong sản xuất.
Theo kết quả điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại các địa phương và một số doanh nghiệp đại diện năm 2007, các giống cây trồng thuộc nhóm cây có hạt và củ giống bao gồm lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau các loại và khoai tây được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.3. Sản xuất và cung ứng giống cây trồng phân theo nhóm cây năm 2007
Cây trồng
ĐVT
Miền Bắc
Miền Nam
Cả nớc
1. Nhóm hạt giống, củ giống
Lúa
tấn
45.263
43.671
88.934
Ngô
tấn
9.341
2.955
12.296
Đậu tơng
tấn
1.053
390
1.443
Lạc
tấn
1.546
1.546
Rau
tấn
5
4.860
4.865
Khoai tây
tấn
3.967
3.967
2. Nhóm cây giống
Cây ăn quả
cây
9.058.500
28.449.250
37.507.750
Cây công nghiệp
cây
24.110.935
5.680.906
29.791.841
Cây giống hoa các loại
cây
17.100.000
225.193.848
206.200.000
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng Việt Nam-Cục Trồng trọt)
Giống lúa được sản xuất, kinh doanh một cách chính thống (có kiểm soát) là 132 nghìn tấn, bao gồm gần 89 nghìn tấn có thống kê riêng và khoảng 43 nghìn tấn được tách ra từ thống kê chung với các cây trồng khác. Như vậy, so với nhu cầu hiện nay khoảng 900 nghìn tấn giống lúa /năm (7,3 triệu ha lúa, trung bình sử dụng 120 kg/ha) thì lượng giống này mới đáp ứng được khoảng 15%, còn lại nông dân tự để giống. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông tin về số lượng giống sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông báo thường thấp hơn so với thực tế. Tỷ lệ sử dụng giống từ cấp xác nhận trở lên ở các vùng rất khác nhau. Vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận cao nhất, bình quân ước đạt khoảng 60%; các tỉnh vùng Miền núi phía Bắc và vùng Tây nguyên, tỷ lệ này thấp nhất, chỉ đạt dưới 20%. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo đánh giá của Cục Trồng trọt, nhờ tác động của dự án giống lúa xuất khẩu mà hệ thống nhân giống lúa 3 cấp đã được hình thành và đi vào hoạt động ở hầu hết các địa phương trong vùng.
Giống ngô được sản xuất và cung ứng là 12.296 tấn, trong đó chủ yếu là giống ngô lai. So với nhu cầu năm 2006 là 16.890 tấn (diện tích ngô là 1.043 nghìn ha x 90% DT ngô lai x 20 kg giống/ha) thì còn thiếu và phải nhập khẩu khoảng 4.500 tấn. Điều này phù hợp với kết quả điều tra các công ty nước ngoài chuyên về giống ngô lai như Syngenta, Monsanto và Hạt giống CP. Toàn bộ lượng giống thương mại của Monsanto, Syngenta và một phần của CP (vì công ty này có sản xuất trong nước) tại thị trường Việt Nam là giống nhập khẩu.
Đối với giống rau, tổng lượng giống được sản xuất và kinh doanh là 4.865 tấn, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh hạt giống rau. Riêng 27 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 92% thị phần hạt giống rau của cả nước. Theo ước tính có 4.000 tấn là hạt giống nhập khẩu và chủ yếu là hạt giống lai của nước ngoài như nhóm rau họ cải, dưa chuột, dưa hấu, rau họ bầu bí, ngô rau .v.v.. Hạt giống rau được sản xuất trong nước chủ yếu là hạt giống rau cải, rau muống, ngô rau, mướp đắng (khổ qua), dưa hấu... và chủ yếu được sản xuất theo dạng hợp đồng với nông dân. Ví dụ, Công ty Thương Mại Trang Nông ký hợp đồng với một số nông dân chuyên sản xuất hạt giống rau muống, nhiều nông dân đã làm việc cho công ty theo dạng hợp đồng sản xuất này được trên 15 năm. Một số đơn vị có điều kiện đất đai có thể tự sản xuất tất cả hoặc một phần hạt giống rau như Công ty CP giống cây trồng miền Nam, Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang.
Ngành giống cây trồng Việt Nam có sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Quan trọng hơn, Việt Nam có sự phong phú về chủng loại cây trồng tại các vùng miền khác nhau nên giống cây trồng được sản xuất kinh doanh cũng rất đa dạng và phong phú.
Theo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh giống tại các địa phương, chủng loại giống được sản xuất, kinh doanh tại các trung tâm giống hoặc công ty giống tỉnh chủ yếu vẫn tập trung vào các cây lương thực, đặc biệt là lúa và ngô (bắp). Trong đó các loại giống lúa thuần và một phần lúa lai (thường thấy ở các doanh nghiệp phía Bắc) chiếm khoảng 80-90% sản lượng sản xuất, kinh doanh. Các chủng loại giống khác được sản xuất và kinh doanh là đậu đỗ, khoai tây và một số cây ăn quả. Đối với giống lúa, các doanh nghiệp phía Bắc tập trung sản xuất và kinh doanh giống đời cao (siêu nguyên chủng và nguyên chủng). Ngược lại, các doanh nghiệp miền Trung và miền Nam lại đặt trọng tâm sản xuất và kinh doanh giống xác nhận vì thị trường còn nhu cầu cao.
Theo kết quả thống kê, năm 2006 về XNK giống cây trồng do Cục Bảo vệ thực vật cung cấp, Việt Nam nhập khẩu giống nhiều hơn xuất khẩu gấp nhiều lần. Các giống nhập khẩu chính vào nước ta gồm lúa lai 14.114 tấn (nhập khẩu từ Trung Quốc); ngô 6504,423 tấn (chủ yếu là giống lai thương phẩm nhập từ Thái Lan, ấn Độ và một số rất nhỏ vật liệu nghiên cứu); đặc biệt là hạt giống rau các loại 1.095,57 tấn (nhập từ Thái lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, riêng qua cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh là 1.016 tấn); củ giống hoa có nguồn gốc ôn đới như hoa huệ tây 209.242 củ, hoa ly 657.890 củ và khoảng 697,7 tấn; hoa loa kèn giống 202.180 củ giống (Phụ lục 5). Việt Nam xuất khẩu với số rất ít chủng loại và nhỏ về số lượng, chủ yếu là xuất hạt giống rau (1162,5 kg), điều giống (10.000 cây), củ giống hoa huệ tây (15.632 kg).
2.2.2.2. Thị trường phân bón Việt Nam
Phân bón có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Hy lạp đã biết dùng tro đốt và phân chăn nuôi để bón cho cây trồng. Tuy nhiên khi dân số tăng cao, kéo theo nhu cầu lương thực tăng nhanh thì con người đã phải tìm cách sản xuất và sử dụng phân hóa học. Các nhà khoa học đã tổng kết rằng phân bón hóa học đóng góp trên 50% trong việc tăng năng suất cây trồng (FAO-Roma, 1984). Nếu không có phân hóa học, khoảng 40% dân số thế giới sẽ thiếu ăn (Vaclav Smil, Đại học Manitoba - Mỹ). Phân bón hóa học hầu hết đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là quặng mỏ nên ngày càng cạn kiệt và chi phí khai thác tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu lương thực và các cây trồng dùng để chế biến xăng sinh học trên toàn cầu tăng nhanh trong những năm gần đây đã làm cho nhu cầu phân bón hóa học tăng lên và giá càng tăng mạnh.
Việt Nam chúng ta là nước có tốc độ tiêu thụ phân bón tăng rất cao trong những năm qua. Năm 2006 và 2007, mức tiêu thụ phân bón ở nước ta tăng đáng kể so với năm 2005. Năm 2005, lượng phân bón sản xuất trong nước chỉ đạt 54,59% so với mức tiêu thụ, phần còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Do nhu cầu tăng cao, đồng thời một số loại phân bón trong nước chưa sản xuất được do không có quặng mỏ nên chúng ta phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung và giá cả phân bón trên thị trường thế giới. Năm 2005, chúng ta là nước tiêu thụ phân bón hàng thứ 12 trên thế giới, nhập khẩu hàng thứ 15, trong khi sản xuất chỉ đứng hàng thứ 26 và xuất khẩu hạng 65 trên thế giới. Chính vì thế biến động cung cầu và giá phân bón trên thị trường thế giới sẽ tác động mạnh đến giá phân bón trong nước. Theo số liệu của Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, hiện nay có trên 100 doanh nghiệp đầu mối và các thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới phân bón (sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ), và đã đưa ra thị trường tiêu thụ ít nhất 1.420 loại phân bón, gồm 6 loại chính. Đáng chú ý là phân N-P-K có quá nhiều chủng loại (1.084 loại):
Bảng 2.4. Đa dạng chủng loại phân bón
Loại
Số loại
1
Phân đơn
17
2
NPK
1084
3
Hữu cơ-Khoáng
79
4
Vi sinh vật
20
5
Trung lượng, Vi lượng
60
6
Khác
160
Nguồn: Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm
Hầu hết các loại phân bón đơn nhập khẩu hoặc do các doanh nghiệp công nghiệp trong nước sản xuất đều đảm bảo đúng chất lượng. Trong khi đó chất lượng các loại phân bón N-P-K, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng lại đang là vấn đề nổi cộm gây nhức nhối cho người tiêu dùng và trong một chừng mực nào đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nông nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh nói riêng.
Năm 2008, nguồn cung nguyên liệu và phân DAP trên thế giới lại có dấu hiệu khan hiếm đã đẩy giá phân trên thế giới tăng mạnh. Do ảnh hưởng giá phân thế giới, cùng với việc tăng giá xăng dầu làm giá cước vận chuyển tăng, giá phân bón trong nước tăng liên tục. Chưa có năm nào mà vụ đông xuân giá phân bón lại tăng cao và tăng liên tục suốt vụ như năm nay. Việt Nam hiện phải nhập khẩu một số loại phân bón như Urea, DAP, SA, MOP. Do tình hình sản xuất phân bón trong nước chưa đủ sức cung cấp cho nhu cầu của nông dân nên giá phân bón trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào lượng phân nhập khẩu của nước ngoài.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhập khẩu phân bón phân theo nước qua 2 năm 2007- 2008
Nguồn: Số liệu Tổng Cục Thống kê
Do ngành phõn bún nước ta cũn phụ thuộc khỏ nhiều vào nhập khẩu nờn chớnh sỏch xuất khẩu của cỏc quốc gia cung cấp phõn bún lớn trờn thế giới đều cú thể ảnh hưởng đến tỡnh hỡnh phõn bún tại Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc, một quốc gia sản xuất và tiờu thụ phõn bún lớn nhất trờn thế giới cũng là nhà cung cấp chiếm đến gần 60% cơ cấu nhập khẩu phõn bún của Việt Nam, thỡ bất kỳ thay đổi trong chớnh sỏch của nước này sẽ cú tỏc động trực tiếp đến Việt Nam. Trong năm 2008, nhập khẩu phõn bún về từ thị trường Trung Quốc giảm so với năm 2007. Chủng loại phõn bún nhập về chủ yếu từ thị trường Trung Quốc là Urờ, DAP, SA và MAP.
Theo số liệu thống kê ước tính, năm 2008 Việt Nam nhập về khoảng 3 triệu tấn phân bón các loại với kim ngạch 1,46 tỷ USD, giảm 17,9% về lượng nhưng lại tăng 32,73% về trị giá so với năm 2007. Năm 2008 nhập khẩu phân bón có nhiều biến động. Trái với xu hướng hàng năm là những tháng đầu năm lượng phân bón nhập về thường ở mức thấp và tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhưng trong 5 tháng đầu năm 2008 lượng phân bón nhập về nước ta đã tăng rất mạnh, đạt 1,6 triệu tấn, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó, 7 tháng cuối năm lượng phân bón nhập về đạt rất thấp, trên 100 ngàn tấn/tháng. Đặc biệt, tháng 11 lượng nhập về chỉ đạt 70,8 ngàn tấn, giảm tới 81,06% so với cùng kỳ năm 2007.
So với năm 2007, lượng phân bón nhập về từ một số thị trường chính đều giảm như lượng phân bón nhập về từ thị trường Trung Quốc giảm 28,17%; Nhật Bản giảm 26,3%; Belarus giảm 37,37%; Đài Loan giảm 9,65% và Philippines giảm 42,80%.
Ngược lại, lượng phân bón nhập về từ một số thị trường khác lại tăng như từ Nga tăng 28,46%, Hàn Quốc tăng 3,78% và Đài Loan tăng 23,52%. Đáng chú ý, lượng phân bón nhập về từ thị trường Indonesia tăng rất mạnh, từ 2,5 ngàn tấn năm 2007 lên 67 ngàn tấn trong năm 2008.
Giá nhập khẩu trung bình phân bón năm 2008 đạt 469 USD/tấn, tăng 86,64% so với giá nhập khẩu trung bình năm 2007. Trong đó, giá nhập khẩu trung bình về từ thị trường Nga tăng tới 203,63% so với giá nhập khẩu trung bình năm 2007, đạt 450 USD/tấn; Hàn Quốc tăng 103%, đạt 519 USD/tấn; Canada tăng 116,82%, đạt 568 USD/tấn; Belarus tăng 135,92%, đạt 578 USD/tấn; Trung Quốc tăng 72,95% so với giá nhập khẩu năm 2007, đạt 474 USD/tấn.
Về chủng loại nhập khẩu: Trong năm 2008 hầu hết các chủng loại phân bón nhập về đều giảm. Trong đó NPK là chủng loại nhập về giảm mạnh nhất, giảm 34,37% so với năm 2007, đạt 170,47 ngàn tấn, trị giá gần 99 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình đạt 581 USD/tấn, tăng 95,5% so với giá nhập khẩu năm 2007. Chủng loại phân bón này nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Na uy và Hàn Quốc.
Bảng 2.5. Chủng loại phân bón nhập khẩu năm 2007 – 2008
Chủng loại
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(ngàn $)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(ngàn $)
Lượng
Trị giá
Tổng số PB các loại
3.792.008
1.000.024
3.014.919
1.465.258
79,51
146,52
Phân Urea
740.119
200.349
703.886
285.758
95,10
142,63
Phân NPK
259.754
77.135
170.470
98.966
65,63
128,30
Phân DAP
650.998
262.815
432.630
378.067
66,46
143,85
Phân SA
983.825
137.216
712.174
182.828
72,39
133,24
PB loại khác
1.157.312
322.509
995.759
519.639
86,04
161,12
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê
Lượng phân DAP nhập về cũng giảm 33,54% nhưng lại tăng 43,85% về trị giá so với năm 2009, đạt 432,6 ngàn tấn. Trong đó, nhập về từ thị trường Trung Quốc đạt trên 305 ngàn tấn với giá nhập khẩu trung bình 800 USD/tấn; Hàn Quốc đạt 54 ngàn tấn, giá trung bình 838 USD/tấn; Tunisia đạt khoảng 15 ngàn tấn, giá trung bình 1.386 USD/tấn.
So với năm 2007, nhập khẩu phân Urea giảm 4,9% về lượng song lại tăng 42,63% về trị giá, đạt 704 ngàn tấn, trị giá 285,6 triệu USD. Trung Quốc là thị trường cung cấp Urea cho nước ta chiếm tỷ trong cao nhất, chiếm 88,7% tổng lượng Urea nhập khẩu của cả nước, đạt trên 600 ngàn tấn, giá nhập khẩu trung bình 399 USD/tấn. Lượng Urea nhập khẩu từ Quata đạt 4 ngàn tấn với giá trung bình 533 USD/tấn. Đặc biệt, giá nhập khẩu trung bình phân Urea về từ thị trường Hàn Quốc, Nga và ấn Độ thấp hơn giá nhập từ các thị trường khác từ 70 đến 200 USD/tấn.
Hàng năm, Việt Nam cần nhập khẩu đến 50% nhu cầu, trong đó phân DAP, kali, SA phải nhập khẩu 100%. Sản xuất trong nước chỉ có khả năng cung cấp 3 loại phân:
Phân đạm: do hai nhà máy Đạm Hà Bắc có công suất 175.000 tấn urê/năm và nhà máy Đạm Phú Mỹ công suất 740.000 tấn urê/năm.Hiện cả hai nhà máy này có khả năng đáp ứng được một nửa nhu cầu đạm trong nước.
Phân Lân: supe lân do 2 đơn vị Công ty CP Supe Phosphat và hóa chất Lâm Thao công suất 880.000 tấn/năm và nhà máy Supe Phosphat Long Thành công suất 180.000 tấn/năm. Phân lân nung chảy do Công ty CP Phân lân Ninh Bình công suất 300.000 tấn/năm và Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển công suất 300.000 tấn/năm. Năng lực sản xuất phân lân trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu.
Phân NPK phối trộn: số lượng các nhà máy có cung cấp phân NPK trong nước khá nhiều có khả năng cung cấp 4,2 triệu tấn NPK. Về cơ bản, lượng cung trong nước đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân NPK. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu loại phân này sang các thị trường lân cận là Lào và Campuchia.
ở nước ta khả năng tự túc phân lân nội địa chỉ đạt từ 55-60%, phân đạm Urê mới có năng lực sản xuất khoảng 800.000 tấn, nhưng nhu cầu urê cao hơn gấp đôi. Toàn bộ phân kali phải nhập ngoại. ở Miền Nam , nông dân có tập quán ưa thích sử dụng phân DAP và phân NPK các loại . Nhưng để sản xuất phân NPK cần có phân Urê, DAP và kali . Vì vậy, Nhà nước và các công ty còn phải tiếp tục nhập phân. Năm 2007, Nhà nước đã nhập 3,79 triệu tấn phân các loại, với sức sản xuất như tình trạng hiện nay thì năm 2008 vẫn còn phải nhập một lượng phân tương đương năm 2007 hoặc có thể nhiều hơn năm 2007 một ít mới đủ đáp ứng được với yêu cầu đang đòi hỏi. Dù rằng giá phân bón đang tăng cao và biến động theo chiều hướng giá dầu và giá vàng trên thế giới. Nông dân đang quyết định khu vực ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các cây trồng đang có giá hấp dẫn như lúa xuất khẩu, cao su, cà phê, tiêu, điều, chè và một số rau quả nhiệt đới. Nếu so sánh giá phân với giá nông sản hiện nay, thì trừ từng lớp nông dân thiếu vốn, thiếu lao động, số còn lại không có con đường nào khác ngoài quyết định tiếp tục đầu tư cho sản xuất. Vì vậy, mức yêu cầu sử dụng phân bón có khả năng vẫn còn tăng so với năm 2007.
Hiện nay, giá các loại phân bón trên thế giới tăng cao liên tục, chưa có điểm dừng đã khiến cho thị trường phân bón trong nước biến động phức tạp, phân bón sản xuất trong nước luôn luôn đối mặt với phân urê nhập khẩu tiểu ngạch cùng nhiều loại nguyên liệu và phân bón nhập khẩu khác như DAP, SA, kali, lưu huỳnh. Giá phân bón thay đổi liên tục. Có năm Công ty Phân đạm Hà Bắc phải thay đổi giá urê lên xuống đến 35 - 40 lần, còn Công ty Phân đạm Phú Mỹ thay đổi giá urê lên xuống 25 - 30 lần.
Đối với Việt Nam, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính do đó nhu cầu phân bón rất cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có dự báo về nhu cầu phân bón năm 2009 cả nước cần 9,75 triệu tấn phân bón, trong đó sản xuất trong nước là 6,75 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn, tăng trên 20% so với nhu cầu ước tính của cả năm 2008. Nhu cầu cao trong khi trong nước lại có nhiều ưu thế đế phát triển sản xuất phân bón nên việc tăng cường chủ động hơn nguồn phân._.ện miền núi nên số lượng đơn vị tư nhân tham gia cung ứng giống cây trồng và phân bón tại các tỉnh miền núi nói chung thường ít. Hiện nay tại huyện Hoà An, nguồn cung ứng VTNN cho huyện còn rất ít, chưa đa dạng chủ yếu là các cơ sở nhà nước. Do đó chưa có sự cạnh tranh giữa các nguồn cung ứng, đặc biệt là khối lượng, chủng loại, thời gian cung ứng giống cây trồng và phân bón chưa đáp ứng được nhu cầu của huyện.
Về giống cây trồng: chủ yếu là do công ty cổ phần giống cây trồng Cao Bằng cung ứng. Còn đối với phân bón đến năm 2008 mới có 01 công ty tư nhân tham gia vào hệ thống cung ứng phân bón cho huyện. Điều đó làm cho chủng loại giống cây trồng và phân bón bị giới hạn, không đa dạng và phong phú.
(5) Điều kiện thời tiết khí hậu
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Khi gần đến thời vụ, thời tiết thuận lợi mưa nhiều, các hộ nông dân sẽ tiến hành sản xuất. Trong khi đó các nguồn cung ứng chưa có được nguồn hàng kịp thời, cộng với giao thông khó khăn, quá trình vận chuyển chậm. Do đó không kịp thời cung cấp giống cây trồng và phân bón cho huyện.
(6) Thời gian cung cấp vật tư ở các đại lý, các cửa hàng bán lẻ
Đối với các cửa hàng, đại lý thuộc công ty CP giống cây trồng hoặc công ty VTNN Cao Bằng thì thời gian bán hàng thường là trong giờ hành chính. Ngược lại, khi đến mùa vụ thì người nông dân chỉ có thể tranh thủ thời gian để đi mua giống hoặc phân bón. Do vậy có những lúc khi người nông dân đến cửa hàng thì các cửa hàng đã đóng cửa. Và nông dân sẽ mất rất nhiêu thời gian đi lại để mua giống hoặc phân bón.
4.6. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu giống cây trồng và phân bón tại huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng
4.6.1. Căn cứ để đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và phân bón cho huyện Hoà An
Qua phân tích trên ta thấy thực trạng hiện nay các hộ nông dân huyện Hoà An chưa được đáp ứng nhu cầu về VTNN đặc biệt là giống cây trồng và phân bón gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đó là do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, thị trường giống cây trồng và phân bón trên đại bàn huyện Hoà An chưa phát triển, các tác nhân tham gia cung ứng giống cây trồng và phân bón còn ít, số lượng giống cây trồng và phân bón cung ứng cho huyện chủ yếu là từ cơ sở nhà nước, số lượng đơn vị tư nhân tham gia trên thị trường ít.
Thứ hai, chất lượng hoạt động của các đơn vị cung ứng giống cây trồng và phân bón chưa đáp ứng được nhu cầu của huyện về mặt chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật vì chất lượng của một số giống cây trồng chưa đảm bảo.
Thứ ba, Việc quản lý và sử dụng giống cây trồng trên địa bàn huyện Hoà An chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Thứ tư, cơ sở hạ tầng huyện Hoà An còn yếu kém ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, cung ứng giống cây trồng và phân bón.
Thứ năm, chính sách của Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân huyện Hoà An.
4.6.2. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và phân bón cho huyện Hoà An
4.6.2.1. Giải pháp về thị trường
(1) Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường giống cây trồng và phân bón ở huyện Hoà An
Thị trường giống cây trồng và phân bón trong những năm tới phải được phát triển theo phương hướng ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Bởi vì thông qua thị trường đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu chủng loại giống cây trồng và phân bón phù hợp với đặc điểm phát triển nông nghiệp của huyện. Việc mở rộng thị trường sẽ làm cho giá cả các loại giống cây trồng và phân bón phù hợp hơn với người nông dân.
Trong số các huyện thuộc tỉnh miền núi Cao Bằng thì huyện Hoà An là huyện tương đối phát triển và được coi là vựa lúa của tỉnh. Các thành tựu khoa học - công nghệ mới được áp dụng ngày càng nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Đó là các thành tựu về lai tạo giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt được áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng. Thu nhập của nông dân cũng được nâng cao tạo ra khả năng thanh toán đối với các loại VTNN trên thị trường.
Sự mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường giống cây trồng và phân bón phải đảm bảo các yêu cầu:
- Tăng quy mô của cung cầu các loại giống cây trồng và phân bón trên thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ mới. Việc mở rộng quy mô này phải phù hợp với khả năng thanh toán của dân và điều kiện tự nhiên, các giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Các loại giống cây trồng và phân bón phải đảm bảo nâng cao dần về chất lượng, trong đó chú trọng các loại giống cây trồng có năng suất cao phù hợp với sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Tăng khả năng cạnh tranh giữa các chủ thể lưu thông VTNN trên thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Cạnh tranh còn nhằm mục đích thúc đẩy lưu thông thông thoáng, giống cây trồng và phân bón đến với người nông dân dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời.
- Gắn quan hệ trao đổi với các hoạt động dịch vụ về giống cây trồng và phân bón. Đó là kỹ thuật sử dụng thích hợp, cung cấp các thông tin cần thiết khác cho người sử dụng. Tạo ra môi trường cần thiết cho các chủ thể lưu thông hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thị trường VTNN với vai trò chủ đạo của nhà nước.
Thị trường giống cây trồng phải được mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động đối với các địa bàn của huyện. Chú ý vùng sâu, vùng xa, những vùng có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải còn ở trình độ thấp. Tạo ra mối liên kết giữa các địa bàn với nhau.
Việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường giống cây trồng và phân bón phải đảm bảo tính định hướng XHCN. Khắc phục tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, sản xuất và lưu thông vật tư giả, không đảm bảo chất lượng, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các vi phạm.
(2) Hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức cung ứng, kinh doanh giống cây trồng và phân bón tại huyện Hoà An
Hiện nay lượng giống cây trồng và phân bón đến với người nông dân phải qua nhiều tổ chức trung gian, giá cả tăng lên đồng thời giá cả giống cây trồng và phân bón còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường thế giới.
Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức cung ứng giống cây trồng và phân bón nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ, giá cả hợp lý... Hoàn thiện hệ thống cung ứng giống cây trồng và phân bón theo những yêu cầu sau:
- Các chủ thể kinh doanh giống cây trồng và phân bón phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của nhà nước và pháp luật. Có như vậy thì nhà nước mới quản lý được các chủ thể lưu thông và tránh được những tiêu cực nảy sinh gây thiệt hại đến lợi ích của nông dân.
- Các chủ thể kinh doanh giống cây trồng và phân bón cần phải tổ chức tốt dịch vụ cung ứng giống cây trồng và phân bón. Các nhân viên chuyên ngành còn có thể giới thiệu với nông dân về tính năng, tác dụng của từng loại giống cây trồng, phân bón phù hợp với yêu cầu của người sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chủ thể lưu thông.
- Các cơ sở kinh doanh giống cây trồng và phân bón cần có dự trữ về số lượng giống và phân bón nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các hộ nông dân.
- Về cơ bản, các cửa hàng, đại lý bán giống cây trồng và phân bón hoạt động theo cơ chế nông dân có nhu cầu thì đến mua còn người bán hàng có nhiệm vụ bán hàng và thu tiền, việc hướng dẫn và tư vấn cho người nông dân còn hạn chế. Do vậy các điểm bán giống cây trồng và phân bón cần kết hợp việc tiêu thụ với việc phổ biến kiến thức, kỹ thuật sử dụng giống cây trồng và phân bón.
- Thời gian bán hàng ở các cửa hàng, đại lý cần phải đáp ứng được yêu cầu của sản xuất mùa vụ, không nhất thiết bán hàng theo giờ hành chính, mà cần phải thực hiện việc bán hàng theo nhu cầu của người sản xuất.
- Các nguồn cung ứng giống cây trồng và phân bón cần phải tổ chức các cửa hàng, quầy hàng, đại lý để thu thập thông tin và trao đổi thông tin qua lại giữa nông dân với các nguồn cung ứng, biết lắng nghe ý kiến của người nông dân. Trên cơ sở đó có các biện pháp phù hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nông dân.
- Các nguồn cung ứng mở rộng hơn nữa các cửa hàng bán lẻ tới tận tay người nông dân, tránh tình trạng người nông dân không có điều kiện đi lại xa bị bán ép giá.
- Các nguồn cung cấp giống cây trồng và phân bón như công ty CP VTNN hay công ty CP giống cây trồng Cao Bằng nên có đội ngũ cán bộ vật tư đóng vai trò là người tiếp xúc với người tiêu dùng, hướng dẫn sử dụng đến người tiêu dùng. Công ty nên cử cán bộ theo dõi hoạt động sản xuất cùng dân.
- Thu mua hàng nông sản của dân như thóc, ngô,...trong điều kiện có thể để trao đổi hàng khi người nông dân ứng trước giống cây trồng hoặc phân bón.
Các chủ thể tham gia cung ứng giống cây trồng và phân bón cần tăng số lượng các loại giống cây trồng và phân bón cung cấp ra thị trường, đa dạng chủng loại giống cây trồng và phân bón, tăng cường kiểm tra chất lượng giống cây trồng và phân bón trước khi cung cấp ra thị trường. Từ đó góp phần đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại giống cây trồng phân bón.
(3) Củng cố hệ thống tổ chức lưu thông giống cây trồng, phân bón và các trung tâm nghiên cứu, dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong vùng
Việc xây dựng các trung tâm, các trạm theo các cụm bản làng là hết sức cần thiết. Nó bắt nguồn từ điều kiện cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải của huyện. Thực tế cho thấy ở xã nào, vùng nào có tổ chức tốt nguồn cung ứng giống cây trồng và phân bón thì thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, vùng nào không có tổ chức tốt nguồn cung ứng giống cây trồng và phân bón, người nông dân chỉ dựa vào tư thương mua bán lẻ với số lượng ít thì vùng ấy sản xuất nông nghiệp hàng hoá kém phát triển.
Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp có nhiệm vụ:
- Vừa làm công tác nghiên cứu, vừa thực hiện triển khai các vấn đề phát triển nông nghiệp như cây giống, bảo vệ thực vật,...
- Làm công tác khuyến nông, phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, cách sử dụng giống mới, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.
- Tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ cơ sở, xã, thôn và các chủ hộ về kỹ thuật gieo trồng, bón phân, tổ chức sản xuất.
(4) Phát huy vai trò của nhà nước các cấp trong việc phát triển và quản lý thị trường giống cây trồng và phân bón
Để đảm bảo cho thị trường xã hội nói chung và thị trường giống cây trồng và phân bón nói riêng ổn định, liên tục phát triển theo định hướng XHCN thì không thể thiếu vai trò nhà nước các cấp trong việc tổ chức quản lý thị trường.
- Nhà nước cần nắm được các loại giống cây trồng và phân bón chủ yếu để điều tiết thị trường ổn định giá cả khi có những biến động do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp
- Tạo hành lang pháp lý an toàn và thuận lợi cho sản xuất và lưu thông giống cây trồng, phân bón.
- Hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng khi gặp khó khăn, rủi ro về mùa màng thất bát... dẫn đến thiếu vốn mua giống cây trồng và phân bón khi có nhu cầu.
- Phát huy cao độ vai trò của nhà nước góp phần giải quyết những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.
4.6.2.2. Giải pháp về quản lý và sử dụng giống cây trồng và phân bón
(1) Về quản lý chất lượng giống cây trồng và phân bón
Tăng cường kiểm tra chất lượng giống cây trồng và phân bón. Đưa ra yêu cầu tối thiểu về sản phẩm phân bón như: tỉ lệ chất dinh dưỡng cơ bản đạm lân, kali như đã công bố, các chất dinh dưỡng phụ như canxi, magiê, natri và lưu huỳnh, các thành phần hóa học khác, các nhân tố kèm theo và sản phẩm phụ của nitơ; Qui định chất lượng và an toàn sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng; kiểm soát phân loại sản phẩm, đóng gói, nhãn mác có ghi rõ tính chất sản phẩm, tác hại đối với sức khoẻ, môi trường và trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất. Cơ quan quản lý đưa ra bộ số liệu tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm phân bón. Đảm bảo lượng dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng theo qui định cho từng loại phân bón.
Về quản lý sử dụng
Cần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong nông nghiệp. Tư vấn sử dụng phân bón cho người sử dụng biết cách sử dụng an toàn, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Nội dung tư vấn sử dụng dựa trên từng loại đất, cây trồng, trạng thái dinh dưỡng của đất và khí hậu từng địa phương. Cung cấp các số liệu về thời tiết, loại bệnh cây trồng, thâm canh chuyển vụ, hoạt động canh tác cũng như các nhân tố mang tính địa phương khác cho công ty tư vấn và nông dân. Chỉ dẫn chi tiết về quá trình tác động của phân vô cơ đến đất đai và cây trồng như quá trình lọc nitơ, quá trình khử nitơ, quá trình khoáng hóa, các dư lượng của cây trồng và phân vô cơ cũng như sự phân rã phốt phát trong đất và cây trồng; Kỹ thuật bón phân cải tiến làm tăng hiệu quả dinh dưỡng và giảm ô nhiễm môi trường; khuyến khích nông dân bón phân có tính đến tổng lượng dinh dưỡng đầu vào kể cả phân hữu cơ lẫn vô cơ; hướng dẫn về phân vô cơ giúp nông dân giám sát lượng dinh dưỡng đưa vào cánh đồng; ứng dụng công nghệ thông tin để điều chỉnh chất dinh dưỡng cần thiết và tăng năng suất cây trồng. Hiệu quả dinh dưỡng được cải thiện nếu kết hợp giữa liều lượng tối ưu, loại phân, kỹ thuật và thời gian bón phân.
Các hộ nông dân huyện Hoà An cũng như các huyện miền núi khác thường có thói quen bón phân ít nhưng gieo trồng với số lượng giống nhiều, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.
Lấy ví dụ như phân bón chuyên dùng cho cây thuốc lá: theo định mức kỹ thuật 1ha trồng thuốc lá bón trung bình 1000 kg phân bón đặc chủng. Nhưng trong thực tế các hộ trồng thuốc lá trung bình sử dụng phân bón là 250kg/ha. Lượng sử dụng chỉ bằng 1/4 định mức kỹ thuật. Ngược lại đối với giống cây thuốc lá thực tế các hộ gieo trung bình khoảng 0,04 kg/ha so với định mức kỹ thuật là 0,02 kg/ha. Như vậy thực tế lượng giống cây trồng các hộ sử dụng cao gấp 2 lần so với định mức. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây thuốc lá.
Do đó các tổ chức khuyến nông, các trung tâm kỹ thuật, các cán bộ kỹ thuật,... cần phổ biến nhiều hơn nữa cho các hộ nông dân về kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật bón phân đối với từng loại cây trồng, từng loại phân bón. Từ đó cũng hạn chế được sâu bệnh và các tác hại về môi trường do phân bón gây ra.
4.6.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải cho huyện Hoà An, tạo điều kiện cho việc lưu thông giống cây trồng và phân bón thuận lợi giữa các địa bàn
Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải là một trong những vấn đề có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường nông thôn. Thực trạng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải huyện Hoà An còn yếu kém, đường giao thông không thuận lợi. cả huyện có 1 xã có đường nhựa đi từ trung tâm huyện đến xã, các xã còn lại là đường cấp phối và đường đất. Vào mùa mưa gây khó khăn cho việc đi lại của nông dân. Các phương tiện vận tải còn nghèo nàn gây cản trở khó khăn cho việc lưu thông giống cây trồng và phân bón.
Xây dựng cơ sở hạ tầng ở huyện Hoà An gắn với quá trình sắp xếp lại dân cư, ưu tiên xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ để làm lúa nước, tưới tiêu cho khu vực, từng bước xây dựng đường giao thông để tạo điều kiện tiếp cận thông tin, thị trường, khoa học kỹ thuật mới.
Để phát triển mạng lưới giao thông vận tải ở huyện Hoà An, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, nhằm thúc đẩy lưu thông trao đổi VTNN cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau :
Tổ chức duy tu, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông hiện có của huyện đảm bảo cho xe chạy được trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Đây là công việc quan trọng cấp bách trước mắt, phát huy hiệu quả ngay đối với kinh tế và đời sống.
Xây dựng những con đường nối liền giữa các xã trong huyện và với huyện khác nhằm nối liền và tạo sự trao đổi giữa vùng này với vùng khác.
4.6.2.4. Giải pháp về chính sách
(1) Nhà nước cần ưu đãi về vốn cho các tổ chức làm nhiệm vụ cung ứng giống cây trồng và phân bón
Để có thể cung ứng đầy đủ và kịp thời giống cây trồng và phân bón cho nông dân tất yếu phải có lượng giống cây trồng và phân bón dự trữ bởi sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ.
Xuất phát từ vai trò của vật tư nông nghiệp, giống cây trồng và phân bón có biến động thì sản xuất nông nghiệp biến động vì thế ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Vấn đề đặt ra là bằng cách nào để các tổ chức lưu thông cung ứng giống cây trồng và phân bón vừa kinh doanh không bị thua lỗ mà lại có dự trữ. Cụ thể:
- Giải quyết vốn cho dự trữ giống cây trồng và phân bón, đặc biệt là vốn vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng có thể cho các hội nông dân, hội khuyến nông,... vay vốn mua phân bón dự trữ .
- Tạo vốn để tổ chức các mạng lưới cung ứng phân bón đến cơ sở: Nhà nước cần có cơ chế cho phép các doanh nghiệp được huy động vốn của các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân, đồng thời cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý để xây dựng các cơ sở bán hàng.
- Hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp Nhà nước kết hợp dịch vụ tiêu thụ nông sản với dịch vụ cung ứng phân bón: hỗ trợ phần lãi suất tiền vay để doanh nghiệp bán phân bón trả chậm cho nông dân.
(2) Tăng cường chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp
Nhà nước cần trích ngân sách hỗ trợ người nông dân về phân bón, có chính sách tín dụng đối với hộ nông dân nghèo, đặc biệt là đối với nông dân vùng sâu, vùng xa, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ chưa thoát khỏi đói nghèo nên không có điều kiện tập trung phát triển sản xuất, cho những hộ này vay vốn không cần thế chấp mà chỉ cần tín chấp là được. Từ đó họ mới có vốn đầu tư cho sản xuất, đồng thời khuyến khích nông dân sử dụng giống cây trồng, phân bón đầy đủ, hợp lý, hiệu quả.
(3) Chính sách trợ giá trợ cước
Để giúp miền núi phát triển, việc trợ cước, trợ giá là cần thiết. Tuy nhiên, nếu phạm vi hỗ trợ quá rộng thì ngân sách nhà nước gặp khó khăn và việc trợ cước, trợ giá một cách dàn trải sẽ khó kiểm soát, không đến đúng đối tượng, dễ thất thoát. Vì vậy, theo chúng tôi việc hỗ trợ nông dân cần có sự phân biệt, trong đó cần đặc biệt ưu tiên cho các xã khu vực III. Trong hỗ trợ cần lựa chọn những mặt hàng thiết yếu, đã chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt trong thực tế; chú trọng hỗ trợ cho cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi; hỗ trợ cả đầu vào và đầu ra của sản xuất; đồng thời đi đôi với hỗ trợ phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra để mọi người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ chính sách này.
Chương trình trợ giá, trợ cước giống cây trồng và phân bón cũng như một số chương trình trợ cấp khác đã được triển khai trong nhiều năm và đã đến thời điểm tiên hành đánh giá tác động chính sách này nằm rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển. Ví dụ, có thể hạn chế hoặc thay thế việc trợ giá giống bằng các hoạt động bền vững như hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhân giống tại địa phương, hỗ trợ đào tạo, tập huấn nhân dân ở vùng khó khăn.
Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đều được tiếp cận các chính sách hỗ trợ về giống và phân bón. Vì vậy chính sách tương lai phải tạo ra được sự bình đẳng giữa các đơn vị nhà nước và tư nhân, giữa hệ thống sản xuất giống chính thống và nông hộ nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển và cạnh tranh một cách lành mạnh.
(4) Chính sách về quản lý giống cây trồng và phân bón
Mặc dù Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản pháp luật khá toàn diện nhưng còn nhiều nội dung cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiến sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các quy định về giống cần phải hài hoà với thông lệ quốc tế, đảm bảo thông thoáng, đơn giản và nâng cao hiệu lực thực thi trong thực tế. Hơn nữa, hệ thống văn bản hiện tại hầu như mới chỉ tới được các cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh và một số huyện, chưa đến được cấp cơ sở và người dân, thậm chí cả một số nhà sản xuất. Vì vậy cần phải tăng cường tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật tới mọi thành phần trong ngành, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở và người dân - những người hiểu biết ít nhất về các văn bản hiện nay. Các văn bản pháp luật về giống cây trồng và phân bón cần phải được “biết đến dễ dàng” và “đơn giản khi thực hiện”.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp thì giống cây trồng và phân bón là 2 yếu tố rất cần thiết và không thể thiếu. Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại được áp dụng vào trong sản xuất thì vai trò của vật tư nông nghiệp cũng ngày càng quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp.
Đối với các tỉnh miền núi Phía Bắc Việt Nam hiện nay, nhu cầu về các loại VTNN ngày càng tăng đặc biệt là giống cây trồng và phân bón. Tuy nhiên nhu cầu về giống cây trồng và phân bón của người nông dân vùng này chưa được đáp ứng đầy đủ cả về thời gian cung ứng, chủng loại, giá cả,…
Khả năng đáp ứng nhu cầu về vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Hệ thống giao thông khó khăn dẫn đến khối lượng vật tư vận chuyển đến để cung ứng cho người nông dân không kịp thời, các đơn vị tham gia cung ứng vật tư cho các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu là các đơn vị thuộc nhà nước, tư nhân tham gia ít, không có sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng. Do đó người nông dân không được lựa chọn các loại giống cây trồng hay phân bón để sử dụng. Do vậy cần có những giải pháp để tăng khả năng cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân ở các tỉnh miền núi như: Củng cố nâng cao cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi; Khuyến khích nhiều tổ chức, đơn vị tham gia vào hệ thống cung ứng VTNN cho các tỉnh miền núi. Từ đó giúp người nông dân có khả năng đầu tư nhiều hơn cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
5.2. Kiến nghị
Đối với các đơn vị cung ứng:
- Cần xây dựng hệ thống các cửa hàng cung ứng giống cây trồng và phân bón tại nhiều địa điểm trên địa bàn huyện Hoà An.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ vật tư đóng vai trò là người tiếp xúc với người tiêu dùng, hướng dẫn sử dụng đến người tiêu dùng. Công ty nên cử cán bộ theo dõi hoạt động sản xuất cùng dân.
- Tăng cường kiểm tra chất lượng giống cây trồng và phân bón trước khi cung cấp ra thị trường.
Đối với Nhà nước
- Cần có các chính sách khuyến khích tư nhân tham gia cung ứng giống cây trồng và phân bón cho các tỉnh miền núi.
- Hỗ trợ vốn cho các đơn vị cung ứng giống cây trồng và phân bón.
- Phổ biến các chính sách đặc biệt là chính sách trợ giá, trợ cước tới người nông dân và các thành phần tham gia cung ứng giống cây trồng và phân bón.
- Tập huấn, phổ biến qui trình kỹ thuật trong gieo trồng và bón phân đến với người nông dân
tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Bộ (2003), Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp
Công ty CP VTNN Cao Bằng, Báo cáo thực hiện kế hoạch cung ứng phân bón năm 2008
Công ty CP giống cây trồng Cao Bằng, Bảng kê số lượng hàng xuất cho các huyện năm 2008
Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT, Báo cáo thị trường phân bón Việt Nam - Trung Quốc (2008)
Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT, Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng Việt Nam.
Giá trị xuất nhập khẩu, www.gso.gov.vn
Nguyễn Thế Hòa (2008) Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (lấy ví dụ phân bón urê), luận án tiến sỹ kinh tế.
Nguyễn Văn Nghệ (2001) Những xu hướng cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển thị trường VTNN ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Thế Nghĩa (2008), Dự báo cung cầu phân bón trên thế giới đến năm 2011, Tạp chí Công nghiệp hoá chất số 7 /2008.
Phòng Nông nghiệp huyện Hoà An - Cao Bằng, báo cáo công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2006
Phòng Nông nghiệp huyện Hoà An - Cao Bằng, báo cáo công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2007
Phòng Nông nghiệp huyện Hoà An - Cao Bằng, Báo cáo công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2008
Phòng Nông nghiệp huyện Hoà An - Cao Bằng, Định mức kinh tế kỹ thuật một số cây trồng chính
Phòng Thống kê huyện Hoà An, Niên giám thống kê năm 2008.
Phòng Quản lý đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5/2007
Phân hữu cơ, www.cuctrongtrot.gov.vn
Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt chi phí lưu thông mặt hàng phân bón.
Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt giá mua, phí lưu thông, giá bán và mức trợ giá mặt hàng giống cây lương thực.
bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp hà nội
---------------
hoàng thu hà
Các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về
giống cây trồng và phân bón cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng
luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn thị dương nga
Hà nội - 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn, mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả
Hoàng Thu Hà
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cơ quan, cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Phân tích định lượng, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Khoa Sau Đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp huyện Hoà An; UBND huyện Hoà An, Phòng Thống kê huyện Hoà An và nhân dân 3 xã Bế Triều, Đức Long và Hà Trì đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thực tế của tôi.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, cùng toàn thể gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Tác giả
Hoàng Thu Hà
mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ, đồ thị viiii
Danh mục sơ đồ ix
Danh mục chữ viết tắt
BVTV : Bảo vệ thực vật
BQ : Bình quân
CNH : Công nghiệp hoá
CP : Cổ phần
GTSX : Giá trị sản xuất
HĐH : Hiện đại hoá
KTKT : Kinh tế kỹ thuật
KHCN : Khoa học công nghệ
NK : Nhập khẩu
NN : Nông nghiệp
PTNT : Phát triển nông thôn
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Uỷ ban nhân dân
VTNN : Vật tư nông nghiệp
XK : Xuất khẩu
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
danh mục bảng
STT
Danh mục bảng
Trang
2.1. Dự báo nhu cầu phân bón thế giới giai đoạn 2007 - 2012 22
2.2. Dự báo nguồn cung phân bón thế giới giai đoạn 2007 - 2012 24
2.3. Sản xuất và cung ứng giống cây trồng phân theo nhóm cây năm 2007 25
2.4. Đa dạng chủng loại phân bón 29
2.5. Chủng loại phân bón nhập khẩu năm 2007 – 2008 32
2.6. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 35
3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hoà An năm 2006 - 2008 43
3.2. Dân số và lao động của huyện Hoà An năm 2006 - 2008 46
3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Hoà An năm 2006 - 2008 48
3.4. Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của huyện qua 3 năm 2006 - 2008 49
3.5. GTSX nông nghiệp huyện Hoà An qua 3 năm 2006 - 2008 51
4.1. Giá trị sản xuất các loại cây trồng năm 2006 - 2008 59
4.2. Diện tích 10 cây trồng chủ yếu của huyện Hoà An năm 2006 - 2008 60
4.3. Lượng giống cây trồng cung cấp cho huyện Hoà An năm 2008 64
4.4. Lượng phân bón cung cấp cho huyện Hoà An năm 2008 68
4.5. Thông tin chung về các hộ điều tra thuộc 3 xã 71
4.6. Lượng giống cây trồng sử dụng cho trồng trọt tại huyện Hoà An 72
4.7. Lượng phân đạm sử dụng cho một số cây trồng chủ yếu tại huyện Hoà An 75
4.8. Lượng phân lân sử dụng cho một số cây trồng chủ yếu tại huyện Hoà An 76
4.9. Lượng phân kali sử dụng cho một số cây trồng chủ yếu tại huyện Hoà An 77
4.10. Các nguồn cung cấp giống cây trồng cho hộ 79
4.11. Các nguồn cung cấp phân bón cho hộ 80
4.12. Nhu cầu về số lượng và thực tế cung cấp của một số giống cây trồng chủ yếu 81
4.13. So sánh nhu cầu giống cây trồng và thực tế cung cấp giống cây trồng ở huyện Hoà An 82
4.14. Đánh giá của nông dân về mức độ đáp ứng nhu cầu giống cây trồng 83
4.15. Nhu cầu về số lượng và thực tế cung cấp của một số loại phân bón chủ yếu 84
4.16. So sánh nhu cầu số lượng phân bón và thực tế cung cấp phân bón ở huyện Hoà An 85
4.17. Đánh giá của nông dân về mức độ đáp ứng nhu cầu phân bón 87
danh mục biểu đồ, đồ thị
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhập khẩu phân bón phân theo nước qua 2 năm 2007- 2008 30
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu GTSX phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 - 2008 50
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp qua 3 năm 2006 - 2008 52
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích 10 loại cây trồng lớn nhất huyện Hoà An 61
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu nguồn cung ứng giống lúa và giống ngô cho huyện Hoà An năm 2008 65
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nguồn cung ứng phân đạm, lân, kali cho huyện Hoà An năm 2008 68
Đồ thị 4.1. Biến động giá một số loại phân bón năm 2008 ( tính theo giá trợ cước) 69
Biểu đồ 4.4. So sánh lượng giống cây trồng thực tế hộ nông dân sử dụng với định mức kỹ thuật tại huyện Hoà An 73
Biểu đồ 4.5. % số hộ điều tra về nguồn giống lúa tự để và mua ngoài 74
Biểu đồ 4.6. So sánh lượng phân bón thực tế hộ nông dân sử dụng với định mức kỹ thuật tại huyện Hoà An 78
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Hành trình giống cây trồng từ phòng thí nghiệm ra sản xuất 36
Sơ đồ 4.1. Hệ thống cung ứng giống cây trồng tại huyện Hoà An 63
Sơ đồ 4.2. Hệ thống cung ứng phân bón tại huyện Hoà An 66
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09085.doc