Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè nhằm tăng sản lượng Xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Lời mở đầu Chúng ta đang ở những nấc thang đầu tiên trước tòa lâu đài vĩ đại thiên niên kỷ thứ ba với bao ước vọng mà trí tưởng tượng của con người, dù phong phú đến mấy, cũng khó hình dung hết những thành tựu sắp tới, bởi những bước tiến như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Không gian kinh tế và thương mại ngày càng mở rộng, biên giới kinh tế giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp. Chất lượng cuộc sống của con người ngày một đòi hỏi cao hơn, tinh tế hơn. Các sản phẩm từ cây chè - đồ uống cho con ngư

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè nhằm tăng sản lượng Xuất khẩu ra thị trường quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời không nằm ngoài yêu cầu ấy. Từ khi sản phẩm chè trở thành hàng hóa, giao lưu trong nhân dân và phần lớn Nhà nước dùng làm hàng hóa trao đổi trên thị trường thế giới mấy thập kỷ qua đã xác định được rằng nó có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, mọi con đường dẫn đến sự thành công đều không tuân theo một lược đồ thẳng tắp, tuyến tính mà đều phải thông qua những trải nghiệm thành công, thất bại. Bản lĩnh của một con người, một tập thể, một cộng đồng đều bộc lộ qua những trải nghiệm đó. Ngành chè đã đi qua những giai đoạn thăng trầm, suy thoái để chứng kiến những ngày tháng đáng tự hào của những năm cuối thế kỷ XX với những đột biến về tốc độ phát triển. Nhưng bước sang thế kỷ XXI, với nhiều biến động của tình hình trong nước và thế giới, ngành chè Việt Nam đã tiếp tục gặp phải không ít những khó khăn và có thể sẽ còn tiếp diễn. Chính vì thế, để phát huy được lợi thế so sánh, khắc phục nhược điểm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung và ngành chè Việt Nam nói riêng, bắt buộc chúng ta phải có những nhận thức và chiến lược đúng đắn trong việc phát triển sản xuất cũng như xuất khẩu mặt hàng chè - một tiềm năng rất lớn của kinh tế Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm trên, em xin chọn đề tài: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè nhằm tăng sản lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Bài viết được chia làm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về thị trường chè thế giới và ngành chè Việt Nam - Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua. - Chương III: Các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo - Thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình - giảng viên khoa Kinh tế Ngoại thương, Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục các từ viết tắt STT Từ viết tắt Nội dung chính 1 OTD Orthodox: dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ của Liên xô cũ 2 CTC Dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ mới của ấn Độ và Srilanka 3 ITC Hội đồng chè Quốc tế 4 EIU Cơ quan dự báo Kinh tế 5 FAO Tổ chức nông lương thế giới 6 EU Liên minh Châu Âu 7 CIS Cộng đồng các quốc gia độc lập 8 ITA Hiệp hội chè ấn Độ 9 WTO Tổ chức thương mại thế giới 10 FDA Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ 11 OP, P, PS, BSP Tên của các loại chè đen 12 PH1 Giống chè trung du 13 LDP1, LDP2 Giống chè mới của Viện nghiên cứu chè 14 TB14 Giống chè lai tạo 15 A, B, C, D Phân loại chè theo chất lượng (chè loại A là tốt nhất) Chương I Tổng quan về thị trường chè thế giới và ngành chè Việt Nam I. Tổng quan về thị trường chè thế giới: 1. Sản lượng và nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới. 1.1. Sản lượng Chè là một loại đồ uống đã có từ lâu đời nhưng chỉ trong khoảng hơn 40 năm trở lại đây mới được người tiêu dùng biết đến và sử dụng nhiều. Tổng sản lượng chè thế giới trong các thập niên 30 tới 40 của thế kỷ này, từ 45 vạn tăng lên tới 50 vạn tấn, mức tăng trưởng chỉ khoảng 0,5%/năm. Vào thời kỳ đó, các nước Tư Bản Chủ Nghĩa lũng đoạn thị trường chè quốc tế, lập ra "Hiệp định chè quốc tế", hạn chế việc sản xuất và xuất khẩu chè. Từ thập niên 50, sản lượng chè thế giới bắt đầu tăng mạnh hơn. Sản lượng từ 50 vạn tấn/ năm vào năm 1950 lên 75 vạn tấn/ năm vào năm 1960, trung bình mỗi năm tăng 2,5 vạn tấn chè (4%). Trong thập niên 60, mỗi năm thế giới sản xuất tăng trung bình 4,5 vạn tấn chè. Năm 1969, sản lượng chè thế giới là 125 vạn tấn, với mức tăng trưởng tới 4,5% mỗi năm trong thập niên 60. Suốt thập niên 70, mỗi năm tăng sản lượng chè 5 tấn. Sản lượng chè năm 1979 của thế giới đạt con số rất cao: 178,8 vạn tấn. Mức tăng trưởng là 3,5%. Với tốc độ tăng 3%/năm trong thập niên 80, thì bước vào năm 1990, sản lượng chè thế giới đạt 240 vạn tấn. ((1)Tạp chí Kinh tế và khoa học kỹ thuật chè số 1, Hiệp hội chè Việt Nam-năm 1995, trang 29 ) Năm 1995 đã chứng kiến một kỷ lục mới về sản phẩm chè mặc dầu ở một số ít nước sản xuất chè lớn thì sản phẩm có thấp hơn so với năm 1994. Tổng sản phẩm dự kiến khoảng 2.590.000 tấn tăng khoảng 2% so với năm 1994 bằng khoảng 48.000 tấn. Sự tăng mạnh sản phẩm ở hai nước là Kenia và Inđônêxia đồng thời sản phẩm của Srilanca và ấn Độ sản xuất nhiều hơn là nguyên nhân chính làm cho sản lượng chè thế giới tăng. Do điều kiện thiên nhiên thuận lợi Kenia là một nước sản xuất chè lớn ở Châu Phi đã tăng 17% sản lượng so với năm 1994 đạt kỷ lục 244.500 tấn năm 1995. Sau khi bị giảm sản lượng năm 1994 thì năm 1995 sản phẩm chè của Inđônêxia cũng tăng lên nhanh, đạt khoảng 150.000 tấn, hơn 16% so với mức độ năm trước và sản phẩm từ các xí nghiệp tăng 22%. Sự gia tăng đáng kể sản phẩm ở hai nước sản xuất chè lớn này đã làm cho sản phẩm chè thế giới lên đến 55.000 tấn năm 1995. Sản phẩm chè của Srilanca theo báo cáo tăng khá nhanh trong mấy chục năm qua đã làm ảnh hưởng đến thành công của việc cải cách kinh tế trong ngành chè. ấn Độ vẫn duy trì là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới. ở các nước sản xuất chè lớn ở Châu Phi sản lượng cũng thay đổi liên tục. Trong khi Zimbabuê và Tanzania được mùa thì Malavi và Uganda lại bị giảm sản lượng trong năm 1995. Sản lượng chè ở Zimbabuê tăng 17% lên 16.000 tấn trong khi đó ở Tanzania sản lượng được đánh giá chỉ tăng 1%. Hạn hán đã ảnh hưởng đến vùng phát triển cây chè ở Malavi và là nguyên nhân gây giảm sản lượng 2% còn 34.500 ha của các năm trước đó xuống 11.193 ha và sản lượng chè chỉ còn 12.700 tấn, giảm 6%. ((2)Tạp chí Kinh tế và khoa học kỹ thuật số 1, Hiệp hội chè Việt Nam-năm 1995, trang 30 ) Bước sang thế kỷ XXI, sản lượng chè có dấu hiệu xấu đi vào năm 2001 dẫn đến nguồn cung cấp trên thế giới có xu hướng giảm mạnh. Tuy vào năm 2001, sản lượng chè thế giới đạt 2,132 triệu tấn, tăng 1,5% (khoảng 32 ngàn tấn) so với cùng kỳ năm 2000 nhưng theo dự báo của Hội đồng chè Quốc tế (ITC) và cơ quan dự báo kinh tế (EIU) thì tốc độ tăng trưởng về cung chè năm 2001 so với năm 2000 chưa đạt bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng 2000 so với năm 1999. Năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, sản lượng trên thế giới vẫn tăng chậm nhưng những nước sản xuất lớn của thế giới vẫn duy trì ở mức ổn định. Sản lượng chè tăng chủ yếu là do nhóm năm nước sản xuất và xuất khẩu chè chính (tăng khoảng 20 ngàn tấn). Thị trường cung cấp chè vẫn tập trung chủ yếu vào một số nước sản xuất lớn như ấn Độ với sản lượng đạt 870 ngàn tấn; Srilanca đạt 320 ngàn tấn và riêng năm nước ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Kenia và Inđônêxia đã chiếm trên 85% sản lượng chè thế giới (bảng 1). Bảng 1: Cung chè thế giới theo thị trường Đơn vị tính: 1.000 tấn Năm ấn Độ Srilanka Kênia Trung Quốc Inđônêxia Các nước khác Tổng cộng So với năm trước (%) 1999 806 284 249 200 165 288 1.992 - 7,3 2000 870 315 245 200 170 300 2.100 5,4 2001 870 320 260 200 170 312 2.132 1,5 2002 890 320 280 200 170 325 2.185 2,5 2003(*) 890 320 300 200 170 335 2.215 1,4 Nguồn: Hội đồng chè Quốc tế (ITC) và Cơ quan dự báo kinh tế (EIU) năm 2002. (*) Số ước tính. Ghi chú: Số liệu bao gồm cả chè đen và chè xanh. Theo FAO, sản lượng chè thế giới năm 2002 so với năm 2001 tăng 2,5% (khoảng 3.097 ngàn tấn) do sản xuất chè ở nhiều nước đạt tốt, đặc biệt là Srilanca, ấn Độ với mức sản lượng khá cao. Bên cạnh đó, Việt Nam và Achentina đã cải thiện được tình trạng canh tác chè. Trong năm 2002, sản lượng tăng trưởng mạnh không chỉ trong những nước trên và một số nước cung cấp chè lớn ở Đông Phi, mà cả những nước nhập khẩu lớn như Pakistan, Iran, Nêpan và Etiopia. 1.2. Nhu cầu.((3) Tạp chí người làm chè số 5, Tổng công ty chè Việt Nam-năm 2001, trang 21 ) Tiêu thụ chè trên thế giới không chỉ của các nước nhập khẩu, mà còn bao gồm cả bản thân các nước sản xuất (nội tiêu). Phần lớn các nước xuất khẩu chè là các nước đang phát triển và chậm phát triển, nghèo nàn về kinh tế. Nhưng sau chiến tranh, một số nước thuộc địa đã lần lượt giành được độc lập; theo đà nâng cao các điều kiện kinh tế và đời sống, lượng chè nội tiêu đã tăng lên rất lớn. Nhu cầu chè ở các nước đang phát triển tăng, ngoài nguyên nhân tăng trưởng tự nhiên dân số ra, còn do tác dụng bảo vệ sức khỏe của chè ngày càng hấp dẫn con người. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè của Tổ chức Nông lượng Quốc tế, đến những năm cuối thế kỷ 20 đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ bình quân đầu người một năm trên toàn thế giới là 0,5kg/ người/ năm. Những nước có mức tiêu dùng cao bình quân đầu người là: Quata 3,2 kg; Ailen 3,09 kg; Anh 2,87 kg; Thổ Nhĩ Kỳ 2,72 kg; Iraq 2,51 kg; Coet 2,23 kg; Tuynidi 1,82 kg; Ai Cập 1,44 kg; Srilanca 1,41 kg; ảrập Xêut 1,4 kg; Xury 1,26 kg; Australia 1,22 kg; Nhật 0,99 kg; Moroco 0.97 kg; Chilê 0,93 kg; BaLan, Pakistan 0,86 kg; Nga 0,85 kg; ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ có mức tiêu dùng bình quân trên đầu người thấp tương ứng 0,55 kg; 0,3 kg và 0,45 kg nhưng dân số đông nên lại là những nước tiêu dùng lượng chè hàng năm rất lớn: ấn Độ là 620 - 650 ngàn tấn; Trung Quốc: 430-450 ngàn tấn; Mỹ: 90-100 ngàn tấn. Các nước Anh, Nga, Nhật, Pakistan cũng là những nước tiêu dùng chè mỗi năm từ trên 100 ngàn tấn đến dưới 200 ngàn tấn. Còn những nước như Moroco, Đức, Pháp, Balan, Iran, Iraq, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ sức tiêu thụ chè hàng năm cũng từ 30-70 ngàn tấn. Thời kì 1999 -2001, nước Anh ổn định ở ghế thứ nhất; ngược lại Nga đã từ ghế thứ 5 nhảy vọt lên ghế thứ 2; Pakistan đã nhảy lên ghế thứ 3; đồng thời, Mĩ từ nước nhập khẩu chè thứ 3 đã tụt xuống vị trí thứ 4; Nhật xếp thứ 5 và Irắc vị trí thứ 6. Tình hình trên cho thấy trong tỉ trọng tiêu thụ chè thế giới đã xuất hiện xu thế chuyển dần từng bước, từ nước đơn thuần nhập khẩu chè sang các nước sản xuất chè, từ Châu Âu sang Châu á, từ Tây Âu sang Đông Âu, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Theo thống kê của Hiệp hội Chè Thế giới, đến năm 2001, thế giới có 26 nước tiêu thụ sản lượng chè hàng năm tương đối lớn; Châu á 11 nước, Châu Phi 6 nước, Châu Âu 5 nước, Châu Mỹ 3 nước và Châu úc 1 nước. Việt Nam là nước có mức tiêu dùng trên đầu người còn thấp (0,3 kg) nhưng lượng tiêu dùng một năm cũng đã trên 20 ngàn tấn. Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán uống chè với đường, sữa phù hợp với cách uống của cà phê, cocacola nên rất coi trọng các loại chè có màu nước đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không dưới 32%. Ngoài ra, do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng,... Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu chè đen mảnh CTC đã tăng rất nhanh ở các nước này. Tỷ trọng chè bột và túi nhúng trong tổng nhu cầu tiêu dùng ở một số nước Tây Âu và Mỹ cũng đang ngày càng nhiều. Chè xanh trong thời gian này cũng đang dần dần được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Năm 2001 mức tiêu thụ chè thế giới ước đạt 2,072 triệu tấn, tăng 2,4% (khoảng 49 ngàn tấn) so với năm 2000, trong đó năm nước tiêu thụ chè chủ yếu là ấn Độ, CIS, Anh, Pakistan và Hoa Kỳ (chiếm khoảng 58,5% tổng mức tiêu thụ thế giới) tăng 50 ngàn tấn và các nhóm nước khác giảm 1 ngàn tấn. Tiêu thụ chè thế giới trong năm này đã phục hồi so với năm 2000 và cao hơn 0,9% so với tốc độ tăng trưởng của mức cung. Sang năm 2002 và 2003 tình hình nhu cầu trên thế giới đang có xu hướng chững lại (bảng 2). Hiện nay, thị trường chè thế giới đang ở giai đoạn bão hòa, có thể nhận thấy sản lượng sản xuất ra giữa các năm có sự chênh lệch không đáng kể. Do vậy những người làm chè đang nỗ lực để chuyển sang chú trọng hơn nữa đến chất lượng trong khi về số lượng đã tương đối đáp ứng đủ. Bảng 2: Cầu chè thế giới theo thị trường Đơn vị tính: 1.000 tấn Năm ấn Độ CIS Anh Pakistan Hoa Kỳ Thị trường khác Tổng cộng So với năm trước (%) 1999 650 182 137 108 90 835 2.005 - 1,6 2000 663 160 135 112 93 860 2.023 0,9 2001 667 1.900 135 116 95 859 2.072 2,4 2002 396 190 133 120 95 885 2.116 2,1 2003(*) 710 200 132 125 97 894 2.158 2,0 Nguồn: Hội đồng chè Quốc tế (ITC) và Cơ quan dự báo kinh tế (EIU) năm 2002. (*) Số ước tính Một trong những sản phẩm chè được chú ý đến trong chiến lược này, đó là chè an toàn thực phẩm và chè hữu cơ. Theo tổ chức lớn nhất thế giới về chứng nhận các vườn chè hữu cơ, thì tính đến tháng 12/2001, tổng số diện tích trồng chè trên thế giới được quản lý theo cách hữu cơ là 72.650 ha, trong đó 63% (4.589 ha) hãy còn đang trong quá trình chuyển đổi cách chăm sóc (quy định số 2092/91 của EU là hết năm thứ ba). Điều này có nghĩa là trong ít năm tới, khối lượng chè hữu cơ đưa ra giao dịch trên thị trường sẽ tăng mạnh. 2. Các nước cung cấp và xuất khẩu chè chủ yếu trên thế giới. 2.1. Tình hình chung Trong mấy năm gần đây, những nước cung cấp và xuất khẩu chè nhiều trên thế giới phải kể đến ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênia, Inđônêxia, Achentina, Uganđa, Bănglađét, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Iran và Việt Nam. Về lưu thông chè, có thể chia thành 4 loại hình: - Nội tiêu là chính, nhưng xuất khẩu vẫn lớn như ấn Độ, Trung Quốc. - Xuất khẩu là chính, nội tiêu ít như Srilanca, Kênia, Inđônêxia, Malavi, Achentina, Bănglađét và Việt Nam. - Nội tiêu là chính nhưng nhập khẩu lớn như Liên Xô, Nhật Bản, Iran. - Nội tiêu là chính, xuất khẩu ít là Thổ Nhĩ Kỳ. Thế kỷ XIX, chè xuất khẩu Trung Quốc đứng đầu thế giới, nhưng vào thế kỷ XX ấn Độ và Srilanca vượt lên trên; sau 1950 Trung Quốc mới phát triển trở lại, năm 1990 chiếm 17,9% thị phần thế giới, so với ấn Độ 17,8%, Srilanca 19,1%. Xuất khẩu chè của Inđônêxia, Kênia, Uganđa, Bănglađét, Achentina cũng liên tục phát triển. Do đó từ một nước Trung Quốc xuất khẩu chè độc nhất và sớm nhất thế giới, đã tăng lên hơn 10 nước (trước 1938) và đến nay đang tăng lên trên 30 nước. 2.2. Một số nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới .((4) Tạp chí Kinh tế và khoa học kỹ thuật số 3, Hiệp hội chè Việt Nam-năm 1999, trang18,19 Tạp chí Người làm chè số 17, Tổng công ty chè Việt Nam-năm 2003, trang 31 ) * Srilanka: Trong những năm gần đây sản lượng chè của Srilanka tăng nhanh. Nhờ đó, xuất khẩu chè cũng tăng khá mạnh. Năm 1997 xuất khẩu đạt 268.000 tấn cho thấy nước này đã được đứng vào vị trí nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Năm 1998 doanh thu về xuất khẩu chè tại nước này tăng 8,4% đạt 779,7 triệu Đô la Mỹ. Tuy nhiên xuất khẩu chè của Srilanca năm 1998 gặp một số trở ngại: Thị trường xuất khẩu chè lớn của Srilanka là Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) chiếm 25% tổng lượng chè xuất khẩu của nước này nhưng kể từ khi lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, Nga đã không có khả năng thanh toán, nên Srilanka đã tạm ngừng xuất khẩu chè sang Nga. Mặc dù vậy, phía Nga cam kết đảm bảo thanh toán cho Srilanca và đề nghị Srilanka vẫn tiếp tục xuất khẩu chè cho họ. Từ sự kiện này buộc Srilanca vẫn phải tìm kiếm thêm thị trường, bạn hàng mới để duy trì xuất khẩu. Và kết quả là Srilanka vẫn tiếp tục duy trì được vị trí đứng đầu của mình về xuất khẩu chè trên thế giới với lượng xuất khẩu năm 2000 là 281.352 tấn; năm 2001 là 282.900 tấn, năm 2002 là 290.325 tấn và năm 2003 ước tăng lên 300.000 tấn. * ấn Độ: nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ bình quân của người dân nước này chiếm khoảng 70% sản lượng. Chính vì vậy, nhiều khi ấn Độ phải nhập thêm nhiều chè để điều phối cho xuất khẩu. Trong các nước nhập khẩu chè của ấn Độ, Nga là nước chiếm nhiều nhất. Tồng lượng xuất khẩu chè của ấn Độ năm 1998-1999 là 206.090 tấn, năm 2000 là 206.800 tấn, đến năm 2001 giảm đi chỉ còn 179.790 tấn. Năm 2002, xuất khẩu có tăng lên một chút, đạt 198.000 tấn chè, trong đó có tới 40.250 tấn là xuất khẩu sang Iraq, tăng gấp 3 lần so với năm 2001. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành chè ấn Độ cho biết, năm 2003, hoạt động xuất khẩu của nước này đang chịu tác động sâu sắc của cuộc chiến tranh Iraq. Cuộc chiến này là đòn mới nhất đánh vào ngành chè của ấn Độ - vốn đã ở trong tình trạng trì trệ 4 năm trở lại đây do giá và nhu cầu về chè trên thị trường nội địa và quốc tế đều thấp. Hiệp hội chè ấn Độ (ITA) dự đoán xuất khẩu chè của nước này năm 2003 sẽ giảm 6% xuống còn 186.000 tấn, chủ yếu do sự sụp đổ của thị trường chính Iraq. Doanh thu xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay, ấn Độ giảm 28% so với cùng thời điểm năm trước xuống còn 57.150 tấn. Mặc dù vậy, xuất khẩu của nước này sang Anh và Pakistan tăng lên. ITA dự đoán sẽ tăng 19% lên 25.000 tấn chè sang Anh. * Trung Quốc: Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất và xuất khẩu chè tại Trung Quốc không có biểu hiện sôi động rõ rệt. Mặc dù giá chè trên thế giới trong những năm qua giảm mạnh song sản lượng chè của Trung Quốc không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên xuất khẩu chè của Trung Quốc bị giảm nhiều và có phần tụt hơn so với những nước xuất khẩu chè chính trên thế giới. Xuất khẩu năm 1996: 169.670 tấn, năm 1997: 202.464 tấn, và tăng lên 227.854 tấn vào năm 2000 (trong đó chè đen là 55.115 tấn còn chè xanh là 172.739 tấn), năm 2001 đạt 255.059 tấn, tăng 11,9% so với năm trước (trong đó chè đen chiếm 73.557 tấn còn chè xanh: 181.502 tấn). Mấy năm gần đây, chè hữu cơ của Trung Quốc phát triển với tốc độ rất nhanh. Dự tính trong năm 2003, chè hưu cơ sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước. Đây sẽ là động lực để Trung Quốc nâng cao toàn diện chất lượng chè xanh trong cả nước. * Kênia: Chính phủ Kênia đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong một vài năm gần đây để cải tiến hơn nữa việc trồng và xuất khẩu chè, nhất là việc xây dựng đường xá ở các vùng trồng chè, thực hiện các biện pháp cải tiến cơ cấu, trong đó có việc loại bỏ giám sát bán chè trên thị trường nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh trong phân phối và đóng gói chè. Cũng nhờ những cố gắng này sản lượng xuất khẩu của Kênia tăng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu năm 1998 là 264.311 tấn chè tăng 27% so với năm trước. Sau đó thì giảm dần và đến năm 2000 là 217.000 tấn; năm 2001 lại có xu hướng tốt hơn, đạt 258.000 tấn. Xuất khẩu năm 2002 của nước này đã đem lại 475,1 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2003, do sản lượng chè ở Kênia tăng khoảng 2.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, nên ngành chè Kênia phấn đấu tăng xuất khẩu 22% để bù lại cho việc giá xuất khẩu giảm. Những khách hàng thường xuyên của Kênia là Mĩ, Anh, Pakistan, Ai Cập, Afganistan, Sudan, Iran. * Inđônêxia: cũng là một nước có sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu của Inđônêxia chỉ đứng sau Srilanka, ấn Độ, Trung Quốc, Kênia. Xuất khẩu năm 2000 đạt 105.597 tấn; năm 2001 là: 99.805 tấn. Và vào năm 2002, 2003 xuất khẩu của nước này vẫn tiếp tục giảm. * Việt Nam: đã cải thiện vị trí của mình một cách rõ rệt trong xuất khẩu chè từ năm 1995 đến nay. Năm 1998, Việt Nam vẫn còn đứng ở vị trí thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu chè thì đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 6. Đây là một thành tích đáng kể đối với ngành chè Việt Nam. Vào năm 1998, xuất khẩu đã đạt mức kỷ lục là 18.890 tấn với doanh thu là 34,9 triệu USD. Vậy mà chỉ sau 4,5 năm nước ta đã tăng được lượng xuất khẩu của mình lên tới 68.000 tấn chè (trong đó 54.140 tấn chè đen và 13.860 tấn chè xanh). Con số này không phải là quá lớn nhưng cũng không phải là nhỏ đối với ngành chè của nước ta. Các bạn hàng xuất khẩu chính của chè Việt Nam là Iraq, Pakistan, Nga... Năm 2003 là một năm có thể nói là khó khăn đối với xuất khẩu chè Việt Nam vì chúng ta đã bị giảm một lượng xuất khẩu đáng kể sang Iraq, vì vậy mà Việt Nam đang xúc tiến những công việc nhằm tăng chất lượng sản phẩm chè, khắc phục những khó khăn mà thị trường Iraq mang lại. 3. Các nước tiêu thụ và nhập khẩu chè chủ yếu trên thế giới. 3.1. Tình hình chung Thế giới hiện có 131 nước nhập khẩu chè. Những nước hàng năm nhập số lượng lớn gồm có Nga, Anh từ 150 - 200 ngàn tấn/năm. Ngoài ra còn có Pakistan, Mỹ hàng năm nhập từ trên 100 ngàn tấn đến 150 ngàn tấn. Nhật, Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất, Ai Cập mỗi năm nhập từ 50-70 ngàn tấn. Các nước Irắc, Ba Lan, Đức, Moroco, Thổ Nhĩ Kỳ nhập từ 30 ngàn đến dưới 50 ngàn tấn. Pháp, Hà Lan, Canađa, Syria thấp hơn nữa, từ trên 20 ngàn đến dưới 30 ngàn tấn. Australia, Malaixia, Ukraiin, Ireland, Saudi Arabia, Nam Phi, Senegal, Turkmenistan là những nước đạt được con số rất khiêm tốn, chỉ trên 10 tấn. Châu Âu: Nga và Đông Âu nhập khẩu chè ngày một nhiều hơn, Tây Âu cũng tăng bình thường. Còn Anh và Ailen vẫn là những nước tiêu thụ chè mạnh mặc dù lượng chè nhập khẩu giảm chút ít, do cạnh tranh của cà phê. Châu Mĩ: Mĩ và Chilê khởi sắc mạnh trong giai đoạn gần đây còn Canađa chậm hơn trong việc nhập khẩu chè. Châu á: Khu vực Trung Đông nhập khẩu chè tiêu thụ có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới, trong đó có Pakistan đột xuất tăng lên. 3.2. Một số nước nhập khẩu chè chủ yếu trên thế giới.( (5) Tạp chí Người làm chè số 5, Tổng công ty chè Việt Nam-năm 2001, trang 21-23 ) * Anh: Người Anh có lịch sử uống chè đã trên dưới 300 năm. Uống chè tại nước Anh đã hình thành phong cách và tập quán. Trước những năm 70 của thế kỷ chè chiếm trên 70% thị phần các loại nước uống. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cà phê và các loại nước ngọt khác đã giành lại được phần đáng kể thị phần nước uống của chè. Vì vậy, lượng chè nhập khẩu vào Anh giảm đáng kể từ 178.000 tấn năm 1998 còn 163.000 tấn năm 1999, đến năm 2000 chỉ còn 157.664 tấn; và năm 2001 là 165.537 tấn (trong đó chè đen là 163.318 tấn còn chè xanh là 2.219 tấn). Các nước chủ yếu xuất khẩu chè vào Anh là Kênia từ 45-50% tổng lượng chè nhập khẩu của Anh, ấn Độ từ 16-18%, Nam Phi từ 6-10%, Malavi 3% (riêng năm 2000 đạt 15,9%), Inđônêxia từ 5-10%, Srilanka 5-8%, Việt Nam năm 1998 cao nhất giành được 0,53% thị phần tại Anh là 947 tấn trong số 78.000 tấn nhập vào nước Anh. * Nga: cũng là nước nhập khẩu chè lớn trên thế giới, chỉ kém Anh một chút. ở Nga chè luôn luôn được coi là thực phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và là hàng nhập khẩu duy nhất trong bảng xác định chỉ số tiêu dùng. Chè là một trong 16 mặt hàng thực phẩm được Chính phủ phân phối cho các vùng sâu, vùng xa. Sức tiêu thụ khoảng 147-162 ngàn tấn chè / năm với tổng trị giá trên thị trường hiện nay khoảng 600-650 triệu USD. Chè nhập vào Nga chủ yếu là chè của ấn Độ, chiếm khoảng 100-115.000 tấn/ năm, chiếm 71,5% thị phần năm 2000. Một nhân tố làm thị phần chè của ấn Độ lớn là Hiệp định từ năm 1994 giữa Chính phủ hai nước cho phép ấn Độ trả nợ bằng chè và các công ty nhập khẩu chè trả nợ không phải chịu thuế VAT (20%). Đến năm 2001, chè của ấn Độ không còn được hưởng ưu đãi VAT như trước, do vậy thị phần chè của ấn Độ đã giảm mạnh xuống còn 45%, nhường chỗ cho Srilanka là nước xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này. Thị phần chè của Srilanka đã tăng lên từ 17% năm 2000 lên 33% năm 2001 (80-90% chè từ Srilanka là chè thành phẩm đóng gói trong khi đó 70-80% chè của ấn Độ là chè rời). Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 3 với thị phần là 4%. 85% chè của Trung Quốc vào Nga là chè xanh. Năm 1997, với chủ trương phát triển công nghiệp chế biến chè trong nước, Chính phủ Nga đã tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với chè hộp dưới 3 kg lên 20%. Tuy nhiên, các nước xuất khẩu lớn vào Nga là ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc và Inđônêxia đều nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi vào thị trường Nga tức là chỉ chịu có 75% mức thuế nhập khẩu. Các nước như Campuchia, Lào, Banglađét, Malawi và Mauritius được miễn thuế nhập khẩu vì được coi là các nước kém phát triển. Song vào năm 2001, chè của các nước đều phải chịu thuế VAT là 20%. Cũng như người Anh, người Nga đã có lịch sử uống chè hàng trăm năm nay, uống chè nóng pha hoặc nấu. Do tập quán dùng chè và do hoàn cảnh kinh tế người Nga thích dùng chè sợi xoăn chặt theo quy trình OTD và phần lớn là chè trung cấp và cấp thấp. Hiện nay tình hình kinh tế chính trị ở Nga đang dần ổn định, các công ty xuyên quốc gia về chè đang có những chương trình lớn nhằm thâm nhập và chi phối thị trường nước này. * Pakistan: là thị trường nhập khẩu chè lớn sau Anh và Nga. Năm 1998, Pakistan nhập 111.559 tấn, năm 1999 giảm 5,2% còn 105.858 tấn, năm 2000 lại tăng lên 109.981 tấn; và năm 2001 là 107.445 tấn. Nhập khẩu chè của Pakistan nói chung khá ổn định qua các năm. Trong số đó, Pakistan nhập chè của Kênia từ 52.000-66.000 tấn, chiếm 47-63%; Inđônêxia 12.000 tấn, chiếm khoảng 11%; Ruwanda 5-6%; Bănglađét 3,7-7,9%; Tanzania 3,7-4,3%; Srilanka 3,6-3,7%; Việt Nam trong năm 2000 đã xuất sang Pakistan được 5.132 tấn, chiếm 4,6%, chủ yếu là các loại chè trung cấp và cấp thấp, trong đó có 274 tấn chè xanh. Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp, cả chè xanh lẫn chè đen. Theo các quan chức ngành chè, Pakistan đã yêu cầu Kênia ký một Hiệp định tự do thương mại (FTA) về việc thúc đẩy thương mại giữa 2 nước. Pakistan-đất nước tiêu thụ gần 140.000 tấn chè mỗi năm là thị trường chè lớn nhất của Kênia, chiếm gần 24% thị trường xuất khẩu nước này. * Mỹ: Đây là nước tiêu thụ cà phê là chính, tỷ lệ tiêu dùng giữa chè và cà phê là 1:10. Chính phủ Mỹ miễn thuế cho chè nhập nhưng qui định tiêu chuẩn cho chè tùy theo từng nước xuất vào Mỹ. Năm 1998, Mỹ đã nhập 100.204 tấn chè, năm 1999 giảm xuống còn 95.062 tấn; năm 2000 vẫn tiếp tục giảm với sản lượng nhập khẩu là 90.892 tấn; nhưng vào năm 2001 đã tăng lên là 100.124 tấn. Có 4 hãng chè lớn chi phối thị trường Mỹ là Lipton 43% thị phần, Tetley 10%, Nestle và Southern mỗi hãng 5%. Còn lại là thị phần của trên 40 hãng và cửa hàng. Nước xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ là Achentina chiếm 38%, Trung Quốc 10%, Inđônêxia là 8%; ấn Độ, Srilanka, Kênia, Malaixia mỗi nước giành được 5%. Việt Nam năm cao nhất cũng mới chỉ đạt 1.745 tấn bằng 1,8% thị phần. Chè Việt Nam nhập vào Mỹ chủ yếu là chè cấp trung và cấp thấp. Người Mỹ có tới 80% dân số thích uống chè lạnh, chè hòa tan, chè bột hỗn hợp được uống với đá hoặc pha trà để nguội cho tủ lạnh mới uống nhưng nước chè để trong tủ lạnh phải đỏ tươi, trong suốt, không bị kết tủa váng kem sữa. Cũng do uống chè tan, chè nhúng trong túi lọc, người tiêu dùng không trực tiếp nhìn mặt chè nên họ chỉ coi trọng mầu nước khi đã qua tủ lạnh, họ không để ý đến ngoại hình nên các loại chè cấp thấp, cấp trung sẽ được các nhà nhập khẩu Mỹ quan tâm nhiều hơn. * Nhật: là nước có truyền thống uống chè từ lâu đời, sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng song cũng lại là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất không đủ cho tiêu dùng trong nước. Sản lượng sản xuất hàng năm từ 70-80.000 tấn, toàn bộ là chè xanh. Vùng trồng chè quan trọng nhất của Nhật là tỉnh Shizuoka ở chân núi Phú Sĩ, tuy nhiên chè ngon nhất vẫn là chè ở vùng Kyoto. Nhu cầu về chè đen bắt đầu xuất hiện ở Nhật vào những năm 70 khi chè đen túi nhúng được người Nhật chấp nhận. Hiện nay, trong tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 140.000 tấn, thì khoảng 40.000 tấn là chè đen. Hàng năm Nhật phải nhập từ 12-15.000 tấn chè xanh và 35-40.000 tấn chè đen. Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này với số lượng hàng năm khoảng trên 35.000 tấn. Nhân tố chính trong việc tăng cầu chè đen là do sự xuất hiện của chè uống liền đóng lon, các loại đồ uống có chè nóng và chè lạnh bán ở các máy bán hàng tự động. Mặc dù sản lượng nhập khẩu chỉ chiếm 4% nhưng giá trị giao dịch có thể chiếm 6-7% tổng giá trị giao dịch xuất nhập khẩu chè thế giới. Mỗi năm Nhật nhập trên dưới 50.000 tấn. * Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria đều là những nước nhập khẩu chè đen với số lượng lớn. Các nước này chủ yếu nhập chè sản xuất theo quy trình OTD. Người dân vùng này không uống loại nước có cồn nên uống chè là chủ yếu. Chè được cho vào ấm nấu uống nóng với đường, họ thích vị nồng đậm màu nước đỏ đậm có hương thơm, hàm lượng chất tan không dưới 32%. Các nước này chủ yếu nhập chè của Srilanka, ấn Độ và Inđônêxia do các công ty nhà nước đảm nhận. Theo tin từ Cục Hải quan Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất, từ tháng 4/2003, Chính phủ Iran sẽ ngừng nhập khẩu chè nhằm bảo hộ chè nội địa. Trước đó, Chính phủ Iran cũng đã ra quyết định cấm xuất khẩu chè trong nước. 4. Giá chè thế giới Giá chè thế giới trong thế kỷ XIX biến động liên tục qua các năm. Có thể nhận thấy do tình hình lúc đó đang có nhiều thay đổi ở trên thị trường chè thế giới nên giá chè tăng giảm liên tục (bảng 3). Bảng 3: Giá đấu giá bình quân từ 1985-1989 Năm 1985 1986 1987 1988 1989 Giá bình quân đấu giá (USD/kg) 12,3 136,98 113,19 106,90 162,40 Tăng/giảm (năm sau/ trước) + 21,98 - 17,37 - 6,15 + 51,92 Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Khoa học Kỹ thuật ( Số 1-4/1990 và 1/1991) Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát triển như vũ bão, chính vì vậy, các nước sản xuất và xuất khẩu chè đều muốn chứng tỏ uy tín, thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, do vậy họ không ngần ngại tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thương trường, trong khi đó vai trò điều tiết của Hiệp hội chè Thế giới lại chưa được khẳng định. Khi có sự khủng hoảng về kinh tế đồng tiền nội tệ của các nước sản xuất chè mất giá thì sự cạnh tranh này lại càng trở nên gay gắt hơn. Trong những năm gần đây, giá cà phê thế giới liên tục giảm xuống tới mức thấp chưa từng có trong lịch sử cộng với đã có ý kiến của một số nhà khoa học cho rằng cà phê không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người nên đã kích thích số đông thanh niên yêu thích chè chuyển sang cà phê, vì thế giá chè thế giới đang có chiều hướng đi xuống. Đầu thế kỷ XXI, cung về chè vẫn vượt cầu nên giá chè vẫn tiếp tục giảm xuống. Để hạn chế sự xấu đi này của thị trường, cần ngăn chặn nạn buôn lậu chè với ước tính khoảng 50 ngàn tấn/ năm và tích cực tiêu thụ số dư thừa ngay tại nước sản xuất. Tuy nhiên còn có một số yếu tố khác đẩy giá chè rớt xuống như yếu tố kỳ vọng về mùa vụ bội thu hơn mức dự đoán. Cho đến gần cuối những năm 2002, giá chè trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, nhưng giá ở các nước tương đối xấp xỉ nhau, chỉ có thị trường Trung Quốc là có giá thấp hơn hẳn so với các nước khác. Nguyên nhân có thể là do sản lượng chè của Trung Quốc đạt năng suấ._.t cao, dư thừa tiêu dùng nội địa, vì vậy xuất khẩu lớn, hạ giá thành sản phẩm (bảng 4). Bảng 4: Giá chè thế giới (Tại thị trường Pakistan tháng 9/2002) Loại chè Tên nước Giá bán Chè đen Bangladesh 1,12 USD/kg Burundi 1,45 USD/kg China 0,32 USD/kg India 1,55 USD/kg Indonesia 1,13 USD/kg Kenya 1,70 USD/kg Rawanda 1,64 USD/kg Srilanca 1,73 USD/kg Tanzania 1,43 USD/kg Uganda 1,16 USD/kg Zaire 1,30 USD/kg Zimbabwe 1,29 USD/kg Chè xanh Bangladesh 1,85 USD/kg China 0,50 USD/kg Viet Nam 1,15 USD/kg Nguồn: Tạp chí Người làm chè số 9/2002 5. Xu hướng biến động chè thế giới trong thời gian tới. 5.1. Về sản lượng và nhu cầu: ã Về sản lượng: Theo nhận định của FAO, sản lượng chè thế giới tăng từ 2-3% trong những năm tới và sẽ đạt khoảng 3,5 triệu tấn vào năm 2010, trong đó: - Sản lượng chè đen toàn thế giới sẽ tăng 2,15 triệu tấn năm 2000 lên 2,4 triệu tấn năm 2010, bình quân 1,2% năm. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do tăng năng suất. Sản lượng của Kênia dự kiến tăng 2,3%, lên tới 304.000 tấn so với mức236.300 tấn hiện nay; ấn Độ tăng lên tới 1,07 triệu tấn, chiếm gần 44% sản lượng chè thế giới. Srilanka tăng 0,7%/ năm, đạt 329.000 tấn vào năm 2010. Sản lượng chè đen của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống còn 54.000 tấn do nước này tập trung vào sản xuất các loại chè khác. Ba nước sản xuất chè lớn nhất là ấn Độ, Kênia và Srilanka sẽ chiếm 70% sản lượng chè thế giới vào năm 2010 so với tỷ trọng 63% hiện nay. - Sản lượng chè xanh của toàn thế giới dự kiến tăng từ 680,7 ngàn tấn năm 2000 lên 900 ngàn tấn năm 2010 (tăng bình quân 2,6%/ năm). Trung Quốc cũng sẽ tăng 2,7%/ năm từ 500.000 tấn lên 671.000 tấn, chiếm 75% tổng sản lượng chè xanh thế giới. Còn ở Nhật Bản dự kiến chỉ tăng 0,1%/năm, đạt 90.800 tấn. Sản lượng chè xanh của Việt Nam sẽ tăng ở mức 2,5%/ năm, đạt trên 50.000 tấn. Inđônêxia tăng 2,3%/ năm, đạt 49.000 tấn. Chúng ta có thể xem bảng 5 để thấy rõ hơn nữa sự biến động của chè trong những năm tới: Nhìn chung mức độ tăng sản lượng từ nay đến năm 2010 có tăng nhưng không đáng kể, tốc độ tăng giảm dần theo thời gian, tuy nhiên dẫn đầu về nguồn cung chè trên thế giới sẽ vẫn là ấn Độ, Trung Quốc, Kênia, Srilanka… Bảng 5: Về cung cấp chè thế giới theo thị trường. Đơn vị tính: 1.000 tấn Năm Nước 2000 2005 2010 ấN Độ 870 900 1.007 SRILANKA 315 325 329 KENYA 237 300 304 TRUNG QuốC 700 660 671 INĐÔNÊXIA 159 178 196 CáC NƯớc khác 669 900 993 Tổng cộng 2.950 3.263 3.500 Nguồn: Theo dự báo của Hội đồng chè Quốc tế (ITC) và Cơ quan dự báo kinh tế (EIU) năm 2002 Ghi chú: Cung gồm sản xuất ở nước xuất khẩu lớn như ấn Độ, Srilanka, Kenya, Bangladesh, Uganda, Tanzania, Malavi, Môzawmbich và Zimbabuê; cộng với nguồn xuất khẩu ở những nước khác; Số liệu về cung gồm cả chè xanh. ã Về tiêu thụ: theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới vẫn tiếp tục tăng lên nhưng chậm dần do các nước cung cấp ngày một nhiều và sản lượng ngày càng lớn (bảng 6). Trong tương lai, mặt hàng chè xanh sẽ có khả năng tiêu thụ cao, tuy nhiên mặt hàng chè đen vẫn giữ được sự yêu thích của người tiêu dùng. 5.2. Về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu chính. ( ) ã Xuất khẩu: Dự báo xuất khẩu chè trên thế giới sẽ tăng bình quân 2,5%/ năm và đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2005, sau đó sẽ đạt tới 1,47 triệu tấn vào năm 2010, trong đó: (6)FAO năm 2002 - Xuất khẩu chè đen từ mức 1 triệu tấn năm 2000 sẽ đạt 1,12 triệu tấn vào năm 2010, tăng bình quân 1,5%/năm, phần lớn tăng từ các nước Châu Phi; Kênia tăng 2,6%/ năm, lên tới 275 ngàn tấn, chiếm 32% tổng sản lượng xuất khẩu của thế giới. Các nước sản xuất chè Châu á đều dự kiến giảm lượng xuất. Xuất khẩu của ấn Độ giảm 2,4%/ năm, còn 150,8 ngàn tấn và Inđônêxia giảm 1,1%/ năm, còn 87 ngàn tấn. Tuy nhiên lượng xuất khẩu của Srilanka sẽ tăng ở mức 0,4%/ năm, lên tới 293,4 ngàn tấn so với 218 ngàn tấn năm 2000. Bảng 6: Nhu cầu chè thế giới theo thị trường Đơn vị tính: 1.000 tấn Năm Nước 2000 2005 2010 ấN Độ 663 763 919 TRUNG QuốC 400 425 450 ANH 134 132 125 PAKISTAN 112 128 150 HOA Kỳ 89 91 95 LIÊN BANG NGA 158 182 215 THị TRường khác 724 769 836 Tổng cộng 2.280 2.490 2.790 Nguồn: Theo dự báo của ITC và EIU, F.O Lichts năm 2002 - Xuất khẩu chè xanh cũng tăng mạnh với tốc độ 6,1%/năm từ 186,8 ngàn tấn năm 2000 lên 254 ngàn tấn năm 2010. Trung Quốc vẫn giữ vai trò lớn trong thị trường chè xanh với tổng lượng xuất khẩu đạt 210 ngàn tấn năm 2010. Inđônêxia dự kiến có mức tăng trưởng xuất khẩu chè xanh khoảng 3,8%/ năm, lên tới 12 ngàn tấn năm 2010. Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng 2,5%/ năm và xuất khẩu khoảng trên 25 ngàn tấn chè xanh vào năm 2010. ã Nhập khẩu: Trong những năm qua, dự trữ chè thế giới đã có xu hướng chuyển dịch từ các nước xuất khẩu chính sang các nước nhập khẩu chính, đặc biệt là đối với chè chất lượng cao. Mặt khác, khả năng cung cấp vẫn luôn cao hơn so với mức tiêu thụ nên nhập khẩu trong giai đoạn tới sẽ tăng trưởng thấp hơn chút ít so với xuất khẩu. - Dự đoán nhập khẩu chè thế giới năm 2005 đạt 1,27 triệu tấn, tăng bình quân 2,3%/năm và năm 2010 đạt 1,42 triệu tấn, tăng bình quân 2,2%/năm. - Các nước EU vẫn là các nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 21,8% khối lượng chè nhập khẩu trên thế giới, các nước thuộc CIS chiếm 16,5%, Pakistan chiếm 11,2%, Mỹ chiếm 8,2%, Nhật Bản chiếm 5%. 5.3. Về giá cả Tổng lượng xuất khẩu chè đen của thế giới hàng năm tương đương với mức tăng sản lượng, do vậy giá chè đen trên thị trường thế giới vẫn đang ở mức thấp. Tuy nhiên đối với chè xanh, do nhu cầu cao hơn mức tăng sản lượng sẽ dẫn đến việc giá chè xanh có thể nhích lên đôi chút trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2005. Giá chè trên thế giới nói chung đang có xu hướng giảm mạnh với khả năng phục hồi chậm trong những năm gần đây do cung luôn vượt cầu. Tuy vậy, giá chè có thể phục hồi một chút ít vào năm 2005 nhờ vào các nước tiêu thụ chè tiềm năng, giá tăng nhờ cắt giảm hàng rào thuế quan theo hiệp định nông nghiệp của WTO (bảng 7). Bảng 7: Dự báo xu hướng giá chè (bình quân) trên thị trường thế giới. Đơn vị tính: USD/ tấn Năm Giá chè (USD/ tấn) 2000 1.750 2001 1.840 2002 1.750 2003 1.750 2004 1.750 2005 1.790 2010 1.950 Nguồn: Theo dự báo của Hiệp hội môi giới chè Luân Đôn và EIUnăm 2002 Ghi chú: Giá dự báo được dựa trên giá bình quân tại cơ sở đấu thầu ở Mombasa-Kênia; Côlômbô-Srilanka và Calcutta-ấn Độ. II. Tổng quan về ngành chè Việt Nam 1. Giới thiệu về sự ra đời và phát triển của ngành chè Việt Nam. 1.1. Thời kỳ trước năm 1990 Cây chè đã được người dân Việt trồng từ rất lâu đời nhưng chưa phát triển rộng rãi, đến năm 1913 người Pháp bắt đầu xây dựng ở Việt Nam một số đồn điền trồng chè như đồn điền Cầu Đất (Lâm Đồng), Biển hồ, Bầu Cạn (Gia Lai, Kontum), Thanh Ba, Đồng Lương, Phú Hộ (Phú Thọ)... Năm 1918, người Pháp đã xây dựng một trạm nghiên cứu đặc sản tại Phú Hộ (Phù Ninh-Phú Thọ). Ban đầu trạm lấy cây cà phê và cây chè để nghiên cứu, nhưng sau 1930 nghiên cứu cây chè là chính, cây cà phê chuyển vào Bảo Lộc (Lâm Đồng). Trạm hoạt động liên tục cho tới ngày nay và đã được chuyển thành Viện nghiên cứu chè (1988) sau khi hợp nhất với trung tâm nghiên cứu chè ở Thanh Ba (Phú Thọ). Sản xuất chè phát triển nhanh những năm 1930-1940. Tiêu thụ chè trong nước ngày càng tăng lên. Đất đai, khí hậu thích hợp cho việc trồng chè, người dân thường trồng chè theo kiểu vườn hộ gia đình, trang trại, tiêu doanh điền của các điền chủ nhỏ bản xứ, có 3 vùng chè được hình thành: Vùng chè Cao nguyên Miền trung gồm các tỉnh Gia Lai, Kon tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng; Vùng chè Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ gồm các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Vùng chè Trung Kỳ gồm các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam. Năm 1930, diện tích chè cả nước là 8000ha., năng suất 7,5 tạ/ha, sản lượng chè khô 6000 tấn. Năm 1935, diện tích tăng lên 13.000 ha, năng suất 6,9 tạ/ha, với sản lượng chè khô đạt 8.970 tấn. Đến năm 1940, diện tích là 14.500 ha, với năng suất 6,6 tạ/ ha và sản lượng chè khô là 9.570 tấn. ((7) Báo cáo của Tổng công ty chè năm 1990 ) Về cơ cấu chè có 2 loại: Chè xanh và chè đen, trong đó chè đen là chính và được chế biến theo công nghệ của Anh và Hà Lan. Chè đen bán tại các thị trường Châu Âu và Mỹ, chè xanh bán sang Bắc Phi. Những năm 1940-1945, Nhật chiếm đóng Đông Dương nên việc sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Từ năm 1945 đến 1954, là thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sản xuất chè bị giảm sút mạnh ở cả 2 miền (Bắc và Nam), diện tích chè bị bỏ hoang. Sản lượng chè khô ở miền Bắc là 1.239 tấn, miền Nam là 3.750 tấn (1954). Việc xuất khẩu chè sang Châu Âu và Bắc Phi bị cắt đứt, chè sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ trong nước. Những năm 54-73, do đặc điểm KTXH (đất nước bị chia cắt 2 miền) nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật nên cây chè cũng được phục hồi và phát triển dần ở các tỉnh Phú Thọ, nam Yên Bái, Bắc Thái, Hà Giang... Về xuất khẩu: ở miền Bắc chủ yếu xuất khẩu chè đen đi Liên Xô và các nước Đông Âu, chè xanh xuất sang Trung Quốc. ở miền Nam, chè đen xuất sang Tây Âu, chè xanh xuất sang Bắc Phi. Sau chiến tranh, ngành chè có nhiều cơ hội để phát triển hơn trong điều kiện đất nước thống nhất. Năm 1979 đánh dấu một bước chuyển biến mới của ngành chè Việt Nam. Trong khu vực quốc doanh công nghiệp và nông nghiệp (trồng trọt và chế biến chè) đã được gắn lại với nhau. Năm 1983 đến 1986, Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam đã được Nhà nước cho phép làm thí điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong các nông trường quốc doanh, tổ chức sản xuất vẫn theo chỉ tiêu kế hoạch của bộ giao, được bộ cấp vốn. Đặc biệt sau năm 1986, là thời kỳ chuyển đổi mạnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành chè nói riêng, người làm chè từ cơ chế bao cấp, cung ứng và giao nộp sản phẩm sang cơ chế sản xuất kinh doanh tự trang trải, tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Ngành chè đã tăng xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 1987, ngành chè Việt Nam bước vào giai đoạn tiến hành những thử nghiệm về cải tiến và đổi mới kỹ thuật một cách căn bản như: áp dụng phương thức trao quyền tự chủ, tinh giảm biên chế, tự trang trải, bồi hoàn vốn. Xí nghiệp liên hiệp được chia tách thành 3 xí nghiệp: Phú Thọ, Đoan Hùng và Hạ Hòa. Hiệp hội chè Việt Nam ra đời (VITAS: Vietnam Tea association) năm 1988. Hiệp hội có nhiệm vụ: Tham gia tư vấn cho Bộ và các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành chè, các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Viện nghiên cứu chè cũng được thành lập năm 1988 (Phú Thọ) trên cơ sở hợp nhất 2 cơ sở nghiên cứu trước đây: Viện nghiên cứu chè của Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam thành lập năm 1985 tại Thanh Ba (Phú Thọ) và trạm nghiên cứu chè Phú hộ của Viện công nghiệp - cây ăn quả, thành lập từ năm 1918 tại Phú Hộ (Phú Thọ). Thời kỳ này gắn liền với sự ra đời của Tổng công ty chè Việt Nam trên cớ sở sáp nhập: Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam và Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển chè (VINATEA). Tổng công ty chè được thành lập theo quyết định 90/ TTg của Thủ tướng chính phủ. Với mô hình mới, Tổng công ty chè Việt Nam vẫn là cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất chè. Diện tích và sản lượng chè của thời kỳ này thể hiện ở bảng 8 dưới đây: Bảng 8: Diện tích và sản lượng thời kỳ 1979-1990 Năm Diện tích (ha) Sản lượng khô (tấn) 1979 48.000 22.080 1980 46.000 20.240 1981 44.000 20.680 1982 48.000 24.960 1983 49.000 24.010 1984 49.000 26.950 1985 50.000 27.500 1986 58.000 29.580 1987 59.000 29.610 1988 59.100 29.700 1989 58.300 30.200 1990 60.000 32.200 Nguồn: Theo báo cáo của Hiệp hội chè Việt Nam năm 1991 1.2. Thời kỳ từ 1991- nay: Mấy năm sau khi mở cửa, ngành chè Việt Nam đã gặp phải một khó khăn vô cùng to lớn, đó là việc mất đi thị trường truyền thống (Liên Xô và các nước Đông Âu), các xí nghiệp đứng trước sự khó khăn chưa từng có, thậm chí đã ở trên bờ vực phá sản, sản xuất bị đình đốn. Nhưng trong giai đoạn này ngành chè Việt Nam cũng đã có một bước đi quan trọng hay mang tính đột phá: đó chính là sự chuyển hướng thị trường. Kết quả ngành chè Việt Nam không những đã vượt qua được thời kỳ khó khăn mà còn phát triển rất mạnh mẽ. Tuy phải sản xuất lương thực thực phẩm là chính, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn quan tâm phát triển cây chè ở cả 5 thành phần. Năm 2000, ngành chè đạt 90.000 tấn chè khô, xuất khẩu 67.000 tấn, tiêu thụ nội địa 20.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD sang 30 thị trường thế giới, như Trung Cận Đông, Nga, Ba Lan, Nhật, Anh, Thổ Nhĩ Kì, Đức, Đài Loan, Hồng Kông, Singago, Ai Cập, Uzơbêkixtan.... Trong các năm 1999, 2000, 2001 đều là những năm gặt hái được rất nhiều thành công của ngành chè Việt Nam. Năm 2002, tuy sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè vẫn tăng trưởng nhưng bắt đầu có xu hướng giảm sút dần. Bước vào năm 2003, chúng ta đang mất dần thị trường truyền thống Iraq- một bạn hàng rất lớn của chè Việt Nam, chiếm phần lớn trong lượng chè xuất khẩu của chúng ta. Chính vì thế, Việt Nam cũng đang tìm cách khắc phục những khó khăn trên và tiến tới những thị trường tiềm năng cũng như những thị trường mới để tạo dựng chỗ đứng của mặt hàng chè trên thị trường quốc tế. 2. Vị trí cây chè trong đời sống và nền kinh tế Việt Nam Nước chè, từ xưa đến nay vẫn là thứ nước uống giải khát phổ biến nhất, của nhân dân trong nước và trên thế giới. Uống chè chống được lạnh, khắc phục được sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn sảng khoái, hưng phấn do chất cafêin, trong những thời gian lao động căng thẳng về trí óc và chân tay. Chè có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người: chữa bệnh đường ruột như kiết lị, ỉa chảy (do tanin), lợi tiểu (do theofilin, theobromin), kích thích tiêu hóa mỡ, chống béo phì, chống được sâu răng và bệnh hôi miệng. Trong chè còn có nhiều vitamin C, B2, PP, K, E, F,...và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể. Gần đây các Hội nghị quốc tế về chè và sức khỏe con người tại Canlcuta (ấn Độ, 1993), Thượng Hải (1995), Bắc Kinh (1996), Shizuoka (Nhật Bản, 1996), Pari (2000), Kênia (2001) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hòa sinh lí con người, chức năng phòng ngừa ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao và bệnh tiểu đường, ngăn ngừa cholesterol tăng cao, chống lão hóa do tác dụng chống ôxi hóa. Chè là cây trồng bản địa truyền thống có tác dụng bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Đến nay đã xác định được 16 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở trung du miền Bắc và Tây Nguyên. Trồng chè đúng quy trình kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất dốc đồi núi trọc, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái. Cần phải có biện pháp hữu hiệu để khắc phục các tác hại của thiên nhiên nhiệt đới như chống xói mòn, thoái hóa đất chè, hạn chế tác hại của sâu bệnh và nắng hạn ở các vùng chè Tây Nguyên, Khu IV cũ....có gió tây khô nóng. Cây chè là cây xóa đói giảm nghèo tạo ra công ăn việc làm và ổn định đời sống cho hàng chục vạn hộ gia đình. Quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung, bao gồm sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ, đã hình thành các cụm dân cư, nhằm góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là tại các vùng sâu vùng xa của đồng bào dân tộc, khai hoang ở trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chè của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 30 nước trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mĩ; do đó sẽ đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể. Thị trường trong nước cũng đòi hỏi số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, chủng loại và bao bì ngày càng đa dạng, theo đà tăng dân số và mức sống ngày càng cao của người dân Việt Nam. Chè có giá trị văn hóa, cho nên trên thế giới và trong nước ta đã hình thành nền Văn hóa chè lâu đời, sinh động phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. ở Việt Nam, trong gia đình nông thôn đến thành thị, chè vẫn chiếm một vị trí trang trọng trong giao tiếp, lễ nghi, cưới xin, ma chay, hội hè, đình đám, thờ cúng phật giáo và tổ tiên. Chè là một thứ nước uống tạo ra cho con người một thế giới tâm linh, một nguồn cảm hứng trong sáng tác nghệ thuật ngôn từ, thanh sắc, hình khối, như thơ văn, hội họa, ca múa nhạc, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh... 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam 3.1. Các nhân tố sản xuất: là những nhân tố đầu tiên quyết định chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam, đó là: Hệ thống sản xuất nguyên liệu: bao gồm các khâu trồng, chăm sóc và thu hái. Đây là hệ thống rất quan trọng cho việc chế biến chè nguyên liệu của Việt Nam. Nó phải bảo đảm sự kết hợp đồng bộ qua các khâu, giúp cho việc sản xuất chè được hợp quy cách và có hiệu quả. Hệ thống công nghiệp chế biến: là một qui trình từ KCS, dây chuyền chế biến, đóng gói cho đến hệ thống bảo quản. Nhân tố này qui định sản phẩm xuất khẩu theo mục tiêu trên thị trường trong một thời kỳ khá dài. Trong hoạt động chế biến, cần phải đặc biệt chú ý đến dây chuyền chế biến qua các thông số như: nhiệt độ, héo, sấy, độ ẩm, tách tạp chất sắt trong sản phẩm, lưới sàng phân loại...là những khâu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Biết phối hợp nhịp nhàng và nhuần nhuyễn giữa các khâu, sẽ tạo ra những sản phẩm riêng biệt để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chất lượng sản phẩm: là vấn đề hàng đầu trong tiếp cận và thâm nhập thị trường. Nếu chất lượng tốt thì sản phẩm chè Việt Nam sẽ có cơ hội có mặt trên khắp thế giới, nếu chất lượng không tốt thì không những ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chè của Việt Nam mà nó còn tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. 3.2. Các nhân tố thị trường: để có được chè Việt Nam chỗ đứng trên thị trường quốc tế thì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thị trường sau: Cung, cầu về sản phẩm chè xuất khẩu: Yếu tố này ảnh hưởng tỉ lệ thuận với việc sản xuất và xuất khẩu chè. Khi sản xuất tăng lên thì cung về chè cũng tăng lên, đồng thời kim ngạch xuất khẩu cũng tăng (không tính đến các nhân tố khác). Giá cả cạnh tranh: trong xu thế của xã hội và thế giới hiện nay thì giá cả đóng vai trò như một trong những chiến lược quan trọng đối với việc sản xuất chè và đặc biệt là trong xuất khẩu. Việc quyết định mức giá như thế nào sẽ có tác động lớn đến vị trí cũng như thị phần của mặt hàng chè trên thị trường quốc tế. Yếu tố marketing: giúp cho người tiêu dùng trên thế giới hiểu rõ hơn về chè Việt Nam, để từ đó tăng tiêu dùng đối với chè, giúp cho việc sản xuất trong nước phát triển và xuất khẩu tăng dần đều qua các năm. Tăng cường dịch vụ: nhờ vào yếu tố này, mà hàng hóa sẽ được tiêu thụ lớn hơn, bên cạnh chất lượng tốt thì dịch vụ cũng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Những nơi nào có dịch vụ tốt thì nhất định nơi đó sẽ tiêu thu được nhiều sản phẩm hơn. 3.3. Các nhân tố về tổ chức và quản lý: Trong sản xuất cũng như xuất khẩu chè, đóng góp vào những thành tựu đạt được thì không thể không tính đến việc tổ chức và quản lý trong ngành, cụ thể như: Tổ chức và quản lý nguồn nhân lực một cách có hệ thống và có hiệu quả, sao cho với số lượng người tối thiểu nhưng lại đạt công suất tối đa, nhờ đó tăng sản xuất rồi tăng xuất khẩu. Quản lý kỹ thuật: giúp cho các quy trình công nghệ diễn ra đúng kỹ thuật, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, tạo ra năng suất tối đa. Các chính sách của Nhà nước: quân tâm và thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước, đảm bảo sản xuất đúng những gì Nhà nước không cấm. Tăng cường xuất khẩu những mặt hàng được khuyến khích. Chương II Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua. I. Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam (giai đoạn 1999 - tháng 6/2003). 1. Đánh giá chung.((8) Báo cáo Hiệp hội chè Việt Nam năm 2000 ) Từ khi Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nước ta mất đi một thị trường to lớn và có tính truyền thống. Tình hình này đã gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành chè nói riêng. Trên một mức độ nhất định, ngành chè là một ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi phần lớn sản lượng chè xuất khẩu của ta là xuất sang thị trường này. Việc không còn thị trường Liên xô (cũ) và Đông Âu đã làm giảm đi khoảng 45% sản lượng chè xuất khẩu vào năm 1991, cùng với việc giảm sản lượng đó là kim ngạch xuất khẩu chè năm 1991 cũng giảm tương ứng khoảng 41%. Các năm 1989, 1990, 1991 chè chủ yếu được xuất sang Liên xô (cũ) và Đông Âu như Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp, Rumani, Cộng hòa dân chủ Đức, Anbani. Từ năm 1992 thị trường giao chè của Việt Nam là Iraq, Angiêri, Nga, Hông Kông, Đài Loan, Singapo, Pháp... Chúng ta hãy nhìn lại xuất khẩu Việt Nam vào năm 1984, là năm đầu tiên Việt Nam vượt qua "cửa ải" 1 vạn tấn chè xuất khẩu. Đúng 10 năm sau, tức là năm 1994, sản lượng vượt qua "cửa ải" 2 vạn tấn, kết quả đạt được là 2,3 vạn. Sau đó, trong các năm 1995, 1996 chỉ giữ được ở mức trên dưới 2 vạn tấn chè xuất khẩu đó. Chính vì thế, vào giữa năm 1997, khi trả lời điện thoại hãng thông tấn Rewteur, một nhà lãnh đạo Hiệp hội chè Việt Nam đã dè dặt dự báo triển vọng xuất khẩu của năm này đạt cao nhất là 2,5 vạn tấn. Thế nhưng, thật là bất ngờ, chúng ta đã đạt 3,24 vạn tấn chè xuất khẩu. Năm 1998, xuất khẩu tiến thêm một bước nữa, đạt 3,35 vạn tấn. Đúng là một thành tích lớn và nó cũng thực sự là những nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của toàn ngành chè nước ta. Không chỉ dừng lại ở đó, xuất khẩu chè lại tiếp tục tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Nếu chỉ khoảng 5,6 năm về trước thì khó ai có thể tưởng tượng được diễn biến xuất khẩu sản phẩm của mình lại tăng nhanh và có những bước ngoặt cơ bản đến vậy (bảng 9). Bảng 9: Xuất khẩu chè các loại các tháng giai đoạn 1999-2002 Đơn vị tính: Lượng:tấn, giá trị: 1.000 USD Tháng 1999 2000 2001 2002 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 1 860 837 2.264 2.555 2.064 2.503 3.983 5.233 2 1.824 2.765 1.591 1.834 2.478 2.699 2.048 1.837 3 2.481 2.838 6.167 7.575 2.616 2.930 3.513 3.192 4 1.408 1.687 3.477 3.667 2.433 2.681 3.212 2.887 5 2.628 3.732 2.069 2.288 2.852 2.994 3.605 3.553 6 2.469 3.783 2.246 2.495 3.887 3.474 5.305 6.112 7 2.687 4.235 4.133 4.939 4.751 4.601 8.524 8.457 8 4.401 4.975 5.458 6.333 4.784 4.895 13.637 17.170 9 2.983 3.357 4.122 4.349 7.707 11.290 13.583 18.105 10 3.605 3.516 5.280 6.329 14.652 15.998 6.427 4.607 11 6.325 7.958 3.847 4.507 8.119 9.558 5.978 6.601 12 4.769 5.462 15.006 22.731 11.875 14.783 7.009 8.017 Tổng 33.440 45.145 55.660 69.605 68.218 78.406 76.824 85.771 Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam năm 2003 Chỉ tính mức tăng trưởng của năm 2000 so với năm 1999 cũng đã bằng tổng sản lượng của 6 năm trước đó. Trong 16 năm kể từ năm 1984, sản lượng đã tăng 6 lần, mức tăng bình quân là 37,5%. Nhưng nếu so với năm 1997, tức là chỉ trong vòng 3 năm, mức tăng đã là 1,6 lần, xấp xỉ 60,7%/năm. Trong nhiều năm, Việt Nam bao giờ cũng đứng sau Achentina (xuất khẩu bình quân: 4 vạn tấn), vậy mà đến năm 1999, 2000 thì đã vượt mức nước này, tiến lên đứng hàng thứ 9 trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là số đầu mối xuất khẩu, nếu như vào đầu thập kỷ 90, cả nước hầu như tập trung vào đầu mối xuất khẩu là Vinatea (tính theo tỷ trọng/ tổng sản lượng xuất khẩu), thì 9 năm sau, cả nước đã có 104 đầu mối, và 10 năm sau, tới 124 đầu mối xuất khẩu chè, với rất nhiều doanh nghiệp của ngành tham gia: du lịch, thủy sản, dịch vụ thương mại, dầu khí, vật tư y tế, lương thực, phân bón, may, rau quả, ....Trong đó, các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân chiếm 50% (61 công ty, trong đó có 6 công ty cổ phần). Mức độ tham chiến của các doanh nghiệp quốc doanh, từ chỗ độc quyền trước đây, nay chỉ còn không đầy 50%. ((9) Báo cáo Hiệp hội chè Việt Nam năm 2000. ) Chè ngày càng có vị thế và người ta ngày càng quan tâm đến sản phẩm này. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Có chuyên gia nhận xét rằng, nông sản ở Việt Nam ngoài lúa gạo và cà phê, thì chẳng có sản phẩm nào có lợi thế hơn là ...chè! Năm 2001 là một năm thắng lợi đối của chè Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu đạt mức kỷ lục. Do thông thoáng về thị trường và các chính sách ưu đãi phát triển cây chè ở nhiều địa phương, cả nước đã trồng thêm khoảng 9.200 ha, đưa tổng diện tích chè cả nước lên gần 100.000 ha trong đó diện tích chè kinh doanh khoảng gần 80.000 ha. Sản lượng chè cả nước đạt trên 80.000 tấn, tăng 15% so với năm 2000. Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 34 quốc gia sản xuất chè trên thế giới sau ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Kenya, Inđônêxia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản. Theo số liệu trên, tổng sản phẩm xuất khẩu đạt 68.218 tấn với tổng kim ngạch xấp xỉ 78 triệu USD. Chè tiêu thụ trong nước vẫn giữ ở mức trên dưới 20.000 tấn. Cũng trong năm 2001 nước ta xuất khẩu sang 44 nước, so với 49 nước năm 2000. Tuy nhiên, 5 nước là Iraq, Đài Loan, ấn Độ, Pakistan và Nga chiếm khoảng 80% tổng lượng xuất khẩu của cả nước. Năm 2002, xuất khẩu chè vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ kém hơn, chỉ đạt 11,6%, trong đó tháng 9 là tháng đạt được mức xuất khẩu cao nhất với kim ngạch đạt 18.105 nghìn USD. Năm 2003, chè xuất khẩu Việt Nam đã gặp phải một trở ngại lớn, đó là với việc tác động của chiến tranh Iraq, chúng ta đã mất đi thị trường này, trong khi đó đây lại là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè Việt Nam. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm vẫn đạt được 26.075 nghìn USD (bảng 10). Bảng 10: Kết quả 6 tháng đầu năm 2003 xuất khẩu chè Việt Nam Loại Sản lượng (tấn) Giá trị ( 1.000 USD) Chè đen 18.007 16.197 Chè xanh 9.005 9.878 Tổng cộng 27.012 26.075 Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam. Nguyên nhân của việc này là do các thị trường khác đã tăng nhập khẩu chè của Việt Nam, mà trong đó phải kể đến thị trường Nga, Đài Loan, Pakistan... Dự kiến đến hết năm 2003, tổng sản lượng chè của cả nước đạt 94.500 tấn, tăng 5% so với năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 76.900 tấn, tăng 3% và tiêu thụ trong nước đạt khoảng 18.280 tấn, tăng 14%. Theo nhận định của Bộ Thương mại, khối lượng chè xuất khẩu tăng đột biến trong năm 2000, 2001 và tăng đều trong các năm 2002, 2003. Sản phẩm chè Việt Nam hiện đã có mặt ở hơn 60 nước và vùng lãnh thổ, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam hiện nay là Trung Đông, Nga, Đông Âu và Đài Loan- chiếm đến 90,86% về khối lượng và 89,9% về giá trị. Về tổng quan, thị trường chè Việt Nam chưa phát triển. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam lực còn yếu, uy tín thấp, ít kinh nghiệm, chưa đủ tiêu chuẩn để làm nhà cung cấp cố định cho các khách hàng lớn nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, mong muốn hợp tác lâu dài, không chạy theo lợi nhuận trước mắt và có chính sách phát triển thị trường cụ thể. Các công ty nước ngoài trên thực tế nhập chè Việt Nam không nhiều, mỗi thị trường chỉ vài công ty. Các công ty này bước đầu đã và đang lựa chọn được các nhà cung cấp cho mình. Với sự hợp tác giữa các doanh nghiệp chè trong nước với các công ty nước ngoài, thị trường chè Việt Nam dần dần sát nhập và có sự phân chia thị trường. Trong tương lai không xa lượng các doanh nghiệp xuất khẩu chè của cả nước sẽ giảm, chỉ còn lại một số công ty chi phối thị trường. 2. Các đánh giá về khu vực thị trường. 2.1. Đối với thị trường truyền thống:((10) Tạp chí Người làm chè số 3, Tổng công ty chè Việt Nam-năm 2002, trang 23, 24 ) Thị trường truyền thống là những thị trường có mối quan hệ buôn bán kinh doanh chè với Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là thị trường vô cùng quan trọng, không những quyết định đến khả năng xuất khẩu chè của Việt Nam trong mấy chục năm qua mà còn đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngành kinh tế nước nhà. Số lượng thị trường truyền thống nhập khẩu chè của Việt Nam không nhiều nhưng kim ngạch luôn đạt khoảng 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước (bảng 11). Bảng 11: Các nước nhập khẩu chè truyền thống của Việt Nam Đơn vị tính: Tấn Thị trường 1999 2000 2001 2002 Hết T6/2003 Iraq 11.580 18.592 22.561 14.368 - Nga 764 1.785 4.777 3.622 1.283 Kazakhstan 22 31 21 20 73 Uzbeikistan 47 76 80 81 46 Ukraina 145 129 198 135 89 Pakistan 3.001 3.112 4.562 12.453 5.087 Anh 2.090 577 827 1.282 584 Ba Lan 956 2.468 2.551 2.670 1.369 Đức 727 1.183 2.055 2.923 1.220 Đài Loan 9.090 9.352 13.709 13.407 7.027 Singapo 1.705 2.055 1.340 962 534 Tổng cộng 30.127 39.360 52.681 51.923 17.312 Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam năm 2003 * Thị trường Iraq: thị trường truyền thống của chè Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước đồng thời cũng là thị trường chính của Tổng công ty chè Việt Nam (khoảng 85%). Thị trường này có dung lượng tiêu thụ lớn, nhập khẩu chè hàng đầu thế giới, nhu cầu chủ yếu là chè đen. Tổng nhu cầu thị trường Iraq trong Chương trình đổi dầu lấy lương thực một năm lên tới trên 64.000 tấn, mà chưa tính đến một lượng lớn chè do các thị trường thương nhân Iraq nhập bán trên thị trường tự do. Trước chiến tranh vùng Vịnh, Srilanka xuất khẩu chính vào thị trường này và có một văn phòng của ngành chè Srilanka đặt tại Badha. Chè của Việt Nam vào đây chủ yếu qua Chương trình đổi dầu lấy lương thực. Tuy nhiên, chè của các quốc gia khác như ấn Độ, Srilanka, Inđônêxia đang dần tăng khối lượng vào thị trường này với chất lượng tốt. Từ năm 2002 trở về trước, Iraq luôn dẫn đầu về số lượng nhập khẩu cũng như kim ngạch của ngành chè Việt Nam. Năm 1997 giá xuất của chè Việt Nam sang Iraq đạt 1,86 USD/kg với kim ngạch 19.531 nghìn USD. Sang đến năm 2001 đã lên tới 29.198 USD. Có thế nhận thấy thị trường Iraq luôn nhập khẩu chè với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, năm 2002 đã có xu hướng giảm xuất khẩu chè sang nước này. Tình hình hiện nay ở Iraq đang phức tạp đòi hỏi._. giữa chè xuất khẩu và chè nội tiêu theo hướng đẩy mạnh sản xuất chè nội tiêu mà vẫn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu; đẩy mạnh xuất khẩu chè có thương hiệu, có xuất xứ hàng hoá, hạn chế xuất khẩu chè thô. 1.1.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Các địa phương tăng cường quản lý kỹ thuật và chất lượng tại cơ sở qua việc chỉ đạo, giám sát kỹ thuật công nghệ trên dây chuyền chế biến, đảm bảo tạo ra chất lượng sản phẩm tốt ngay tại cơ sở, ngay trên dây chuyền sản xuất; tìm biện pháp giảm chi phí, tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Thông qua quá trình Công nghiệp hóa-hiện đại hóa ngành chè, đặc biệt là ở các khâu héo và lên men chè, nhằm làm tăng hương thơm của sản phẩm chè, ngành chè Việt Nam nâng cấp các nhà máy, đảm bảo công suất đáp ứng vùng nguyên liệu, bảo dưỡng tốt các thiết bị hiện có, duy trì sản xuất ổn định và tuân thủ quy trình kỹ thuật. Các thành viên Hiệp hội chè, Tổng công ty chè Việt Nam cùng với các doanh nghiệp kinh doanh khác nghiêm túc thực hiện các cam kết xây dựng chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật đồng bộ có mục tiêu đến 2005 và 2010; 100% đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn ISO 9002 vào năm 2003; xây dựng và mở rộng áp dụng hệ thống về phân tích rủi ro bằng kiểm soát tới hạn (HACCP) và về quản lý môi trường (ISO 14001) để bán chè xuất xứ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm chất lượng, đặc biệt dư lượng hóa, lý trong hàng hóa chè tại các vùng, trên phạm vi cả nước, bằng hình thức các trạm cố định và di động, cả nội địa và cửa khẩu, vùng kiểm soát định kỳ, vừa kiểm soát theo lô mẫu, lô hàng. Trên cơ sở việc thống nhất các quy chuẩn về nông nghiệp, công nghệ trở thành định chế tổ chức ngành hàng, các địa phương sẽ áp dụng việc cấp phép đăng ký về mở rộng diện tích, phân vùng nguyên liệu, xây dựng mới nhà máy trên cơ sở được sự thống nhất của Hiệp hội chè Việt Nam, góp phần ổn định thị trường trong nước từ nguyên liệu đến sản phẩm, nâng cao chất lượng chè Việt Nam. 1.2. Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đây là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp tham gia thị trường đều quan tâm, song để tìm được biện pháp thích hợp không đơn giản. Ngành chè phải xem xét, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng, lợi thế, khả năng cạnh tranh của ngành đối với các đối thủ, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu...nghiên cứu để đưa ra các bước đi và giải pháp thích hợp. 1.2.1. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu chè Việt Nam. Nước chè là một thứ đồ uống truyền thống của nước ta. Do vậy, với số dân khoảng 80 triệu người thì đây là một thị trường tiêu thụ chè rất lớn. Ngày nay khi đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, công nghiệp chế biến phát triển, tiêu dùng chè chế biến có chất lượng cũng là đòi hỏi của thị trường chè nội địa. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới cũng đang ngày một tăng. Khối lượng chè hàng năm chiếm hơn 2/3 sản lượng sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, thị trường nước ngoài cũng đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để mở rộng và ổn định thị trường chè cần phải kết hợp giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong chiến lược phát triển ngành chè trong những năm tới, việc kết hợp cả hai thị trường này phải được thể hiện ngay trong việc bố trí sản xuất, chế biến, áp dụng công nghệ mới vào cả sản xuất nguyên liệu chè đến công nghệ chế biến cả trong việc tổ chức và quản lý ngành chè với tư cách là một ngành kinh tế quan trọng trong nông nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Ngành chè có thể phối hợp các Bộ ngành có liên quan giải quyết tốt thị trường, cụ thể là: + Củng cố phát triển thị trường đã có, thâm nhập thị trường mới bằng quảng bá sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí vận chuyển và bán hàng; để bảo vệ nhãn hiệu chè, cần đăng ký bảo hộ độc quyền theo pháp luật tại Cục Sở hữu công nghiệp (SHCN). Đây là một khoản đầu tư, chứ không phải một khoản chi phí đắt hay rẻ. + Tăng thị phần chè Việt Nam trên các thị trường quốc tế bằng cách tìm hiểu khẩu vị, thị hiếu của người tiêu dùng. + Mở rộng thị trường nhập khẩu trực tiếp chè của Việt Nam như thị trường Trung Cận Đông vì hàng năm thị trường này có thể nhập khẩu tới 50.000 tấn chè đen; giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, các bạn hàng lớn đã được xác định như Iraq, Pakistan, Nga, Châu Âu, Đài Loan; tăng thị phần ở một số thị trường mới như Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Ailen, Séc..., tập trung xúc tiến thương mại ở các thị trường lớn như Đức, Ba Lan, Anh; khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga, hàng năm các thị trường này nhập khoảng 30-50.000 tấn chè/ năm. + Kích cầu và trọng cầu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động thị trường. Vì vậy phải đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại mở rộng quy mô và năng lực thị trường, tập trung vào các thị trường lớn, tranh thủ các thị trường nhỏ; có kế hoạch mở rộng quyền kinh doanh và quyền phân phối của doanh nghiệp chè Việt Nam trên thị trường, coi đó là một ưu thế để từng bước hội nhập vào thị trường thế giới trong những năm tới. 1.2.2. Giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu. Việc giảm chi phí và hạ giá thành có thể thực hiện thông qua các biện pháp như: nghiên cứu áp dụng công nghệ mới cũng là một cách giảm bớt các công đoạn sản xuất, tăng khả năng cung cấp dịch vụ và nhờ đó giảm được chí phí, đề cao và phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong ngành. Hiệp hội chè cần quy định giá mua chè tươi hợp lý, đảm bảo lợi ích của người trồng chè. Sau khi tham khảo ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ, các đơn vị công bố giá mua chè tươi nguyên liệu tối thiểu ngay từ đầu vụ, để hướng dẫn các cơ sở mua chè nguyên liệu. Trước mắt, Hiệp hội cũng cần thiết lập Sàn giao dịch chè Việt Nam tại Hà Nội, tạo điều kiện tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất với khách hàng. Các hội viên, doanh nghiệp, các cá nhân tham gia gửi chè đến Sàn giao dịch vừa tư vấn, vừa trực tiếp giao dịch, không cần ủy thác, tránh được tình trạng để khách dìm giá, ép giá. Người mua hiểu được thực chất sản phẩm, người bán biết được yêu cầu người mua, trên cơ sở đó, mạnh dạn đầu tư, cải tiến để có sản phẩm tốt, giá tốt có lợi cho cả đôi bên. Đây là bước chuẩn bị cho hình thành Trung tâm đấu giá, mua bán chè theo lô hàng, tránh tình trạng "mẫu một đằng, hàng giao một nẻo" gây nỗi bất bình cho người mua. 1.2.3. Củng cố, tạo dựng uy tín và danh tiếng cho sản phẩm chè Việt Nam. Ngành chè Việt Nam cần tạo dựng uy tín thương hiệu chè ngay những ngày tháng đầu từ chất lượng đảm bảo của mỗi sản phẩm với mẫu mã, bao bì đẹp và giá cả hợp lý. Bởi vậy, với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, sản phẩm chè Việt Nam đã và sẽ khẳng định, phát triển trên thị trường trong và ngoài nước hơn nữa. Chiếm lĩnh thị trường và chiếm được ngày càng nhiều thị phần là mục tiêu của một nhà sản xuất. Do đó việc marketing về thị trường rất quan trọng mà mọi nhà sản xuất đều quan tâm đến khi vào một thị trường. Mỗi tổ chức, cá nhân tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá và từng bước khẳng định thương hiệu, nhãn hiệu chè Việt Nam trên các thị trường, đồng thời tích cực triển khai chương trình xúc tiến thương mại, sử dụng có hiệu quả kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm và hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để mở rộng thị trường đã có và tìm kiếm thị trường mới, nhất là thị trường có tỷ trọng xuất khẩu lớn... Việc tiếp thị quảng cáo thương hiệu chè Việt Nam ở thị trường Châu Âu là rất quan trọng và quyết định lớn đến việc kinh doanh chè Việt Nam ở thị trường này. Với kinh nghiệm kinh doanh ở thị trường này chúng ta đang hướng tới những vấn đề lớn sau: * Thành lập các văn phòng đại diện cho ngành chè ở các nước Châu Âu. Văn phòng này có nhiệm vụ tiếp thị, quảng cáo thương hiệu chè Việt Nam. Tổ chức đội ngũ cán bộ ở đây gọn nhẹ song có khả năng hoạt động độc lập linh hoạt am hiểu phong tục, tập quán, sở thích của dân bản xứ và có khả năng ngoại giao tốt. * Các văn phòng đại diện tổ chức các biện pháp tiếp thị, quảng cáo thương hiệu chè bằng các biện pháp thông tin đại chúng. Ngoài ra cũng có thể quan tâm đến biện pháp tiếp thị cổ điển bằng cách: Tổ chức các nhóm nhỏ ở các trung tâm thương mại lớn ở các nước, quảng cáo các loại chè Việt Nam, cho khách nếm thử các loại chè Việt Nam và tặng quà bằng chè cùng các tờ rơi. * Thông qua các văn phòng này để tìm kiếm các đối tác kinh doanh để ký các hợp đồng lâu dài. Nếu tổ chức tốt việc tiếp thị, quảng cáo thương hiệu chè Việt Nam ở thị trường Châu Âu thì tạo điều kiện cho sự phát triển ngành chè Việt Nam rất lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong nền kinh tế Việt Nam, việc tìm một thương hiệu được lòng thị trường là điều cấp bách và không phải là quá sớm. 1.2.4. Xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế bền vững với các nước trên thế giới Trong điều kiện thiếu vốn của chúng ta hiện nay, muốn có máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, thị trường tiêu thụ bền vững nhất thiết phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Trên thực tế, chúng ta đã tiến hành hợp tác quốc tế trong những năm gần đây và đã thu được những kết quả đáng kể, rút kinh nghiệm quá trình hợp tác, liên doanh với Liên Xô (cũ), Ba Lan, Bỉ, Đài Loan, Nhật....để những năm tới sẽ hợp tác với Mỹ, Nga, các nước Đông - Tây - Âu, Iraq, Iran, mở rộng quan hệ hợp tác với Nhật và ấn Độ nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ để đẩy nhanh việc hiện đại hóa sản xuất chè của nước ta. Trong quan hệ hợp tác: lấy hợp tác công nghệ chế biến và bao tiêu sản phẩm là chính đồng thời coi trọng hợp tác Khoa học kỹ thuật, đồng thời kêu gọi Chính phủ các nước dành cho Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi. Chúng ta cần đẩy mạnh mối quan hệ ở cấp Chính phủ, Bộ, Hiệp hội giữa Việt Nam với các nước nhằm tranh thủ được sự hỗ trợ khoa học (đầu tư giống, công nghệ trồng và chế biến...). Thông qua Hiệp định chính phủ song phương với các nước có nhu cầu nhập chè Việt Nam, để khai thông thị trường bằng Hiệp định thương mại, đổi hàng, trao đổi, tín dụng; có chính sách tài trợ xuất khẩu. 1.3. Nhóm các giải pháp tổ chức quản lý và thực hiện mục tiêu, chính sách phát triển ngành chè của Nhà nước. Hoạt động của mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liền với lợi ích chung của toàn ngành, chính vì vậy phải có sự phối hợp tổ chức chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc, các cá nhân để hoàn thành tốt các việc sau: 1.3.1. Tổ chức quản lý tốt các mục tiêu Nhà nước đặt ra: dựa trên nguyên tắc phát triển trên phạm vi cả nước đồng thời nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Trên cơ sở đó có thể dự kiến một phương thức quản lý mới tối ưu đối với ngành chè với tư cách là một ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với lợi ích của những địa phương có cây chè. Các đơn vị tập trung sức lực làm tốt chiến lược thị trường, đảm bảo có thị trường bền vững, lâu dài để sản xuất được ổn định. Hiệp hội chè Việt Nam, mà trước hết là Tổng công ty chè Việt Nam, sẽ đảm bảo có thị trường bền vững trong nước và đặc biệt ở nước ngoài để hướng dẫn người sản xuất làm ra sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng, giữ được bạn hàng lâu dài cho sản phẩm chè của Việt Nam; bao tiêu toàn bộ sản phẩm hoặc nhận ủy thác, hoặc tạo điều kiện cho các công ty, các địa phương tham gia trực tiếp xuất khẩu và thông báo giá sàn, giá trần cho các mặt hàng xuất khẩu. Tổ chức chế biến sản phẩm từ chè búp tươi hoặc tinh chế chè khô để nâng cao giá trị của sản phẩm tạo thêm lợi nhuận để đầu tư cho phát triển chè. Đội ngũ tiếp thị và kinh doanh giỏi được đào tạo để nắm bắt nhanh, phát hiện được các bí quyết của sản xuất, sự đòi hỏi của khách hàng, hướng dẫn cho sản xuất tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất. Các địa phương xây dựng và quản lý tốt lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật để có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tạo ra được các giống chè mới để sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường; xây dựng được các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế-kỹ thuật tiên tiến cho mỗi loại sản phẩm, quản lý chặt chẽ các quy trình quy phạm này nhằm tạo ra sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường. Hiệp hội chè có thể cung cấp toàn bộ thiết bị, máy móc (kể cả thiết bị toàn bộ và đơn lẻ), phụ tùng thay thế, các quy trình, quy phạm nông-công nghiệp, những sáng kiến, phát minh về chè. Ngành triển khai tổ chức hệ thống thông tin liên lạc ở các vùng chè-vốn rất khó khăn như hiện nay-làm cho người làm chè hiểu biết các thông tin mới để tham gia sản xuất tạo ra các sản phẩm hợp thị hiếu và xử lý sản phẩm chè của mình đảm bảo sản xuất có lợi cao nhất; tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên chức, nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, đưa công tác quản lý vào nề nếp nhằm đảm bảo sản xuất-kinh doanh có hiệu quả cao, đời sống người làm chè không ngừng được cải thiện. Trong nền kinh tế thị trường, cần phải có các chuyên gia hàng đầu. Vì vậy, việc đào tạo và tái đào tạo Giám đốc, kế toán trưởng, các chuyên gia kỹ thuật và công nhân có tay nghề giỏi phải coi là ưu tiên số một. 1.3.2. Hoàn thiện các cơ chế chính sách. Các công ty và xí nghiệp chè Việt Nam cần xây dựng các chính sách hợp lý nhằm thu hút khuyến khích người lao động yên tâm sản xuất, đẩy mạnh thâm canh và bán sản phẩm cho Công ty một cách ổn định. Đối với những hộ khó khăn, các vùng khó khăn, các Công ty phải rà soát lại, có chính sách ưu tiên, hoặc đề nghị nhà nước giảm, miễn thuế cho họ trong một thời gian nhất định. Với những hộ thuộc diện đến theo chương trình kinh tế mới, mở các lớp tập huấn để hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và phòng trừ sâu bệnh cây chè. Đối với xí nghiệp thành viên, các công ty cần tạo điều kiện cho các đơn vị có quyền tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Về vốn, cần mạnh dạn vay vốn đầu tư, tranh thủ những nguồn vốn khác, đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài để quy hoạch mở rộng các diện tích chè, đưa các giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thâm canh và xây dựng các cơ sở thu mua, sơ chế ở các vùng sâu vùng xa. 2. Các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước. 2.1. Chính sách đầu tư và tín dụng: Trên cơ sở đầu tư hợp lý, tính đủ theo hướng thâm canh, Nhà nước có hỗ trợ đầu tư và tín dụng phù hợp, cụ thể là: + Đối với chè trồng ở vùng cao coi như rừng phòng hộ (chè cổ thụ), được áp dụng chính sách hỗ trợ như trồng rừng phòng hộ tại Quyết định số 01/1988/QĐ TTg ngày 29 tháng 07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Dự án trồng 5 triệu ha rừng, mức hỗ trợ là 2,5 triệu đồng/ha, lấy từ nguồn vốn trong kế hoạch trồng rừng hàng năm, phần vốn còn lại do người trồng chè tự đầu tư bằng vốn tự có hoặc vốn vay. + Đối với trồng chè có đốn, huy động mọi nguồn vốn để phát triển vùng nguyên liệu chè như mục tiêu đã đề ra, bao gồm: Một là, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư hỗ trợ, xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối (theo dự án được các cấp thẩm quyền phê duyệt), nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến nông chuyển giao tiến bộ kĩ thuật mới về cây chè, trước mắt trong năm 1999 cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông năm 1999 của Bộ để nhập nội 2 triệu hom giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt để từng bước nhân rộng thay thế dần giống chè năng suất thấp hiện có, thực hiện di dãn dân, thuộc các chương trình định canh, định cư, di dân giải phóng lòng hồ, hỗ trợ việc chế tạo sản xuất các máy móc công cụ cơ khí, phục vụ cho việc trồng trọt, sơ chế và chế biến chè. Hai là, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đầu tư cho các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho sơ chế và chế biến chè. Ba là, vốn tín dụng ngân hàng: bảo đảm kịp thời vốn vay cho nhu cầu của người trồng chè. Bốn là, vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, vốn ODA. 2.2. Hỗ trợ về khoa học - công nghệ - môi trường: Nhà nước đã có nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển ngành chè như: Tuyển chọn, lai tạo các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và tổ chức chuyển giao nhanh đến hộ gia đình. Hình thành vùng chuyên canh tập trung sản xuất chè sạch, không dùng hóa chất độc hại, tăng mức sử dụng phân hữu cơ, phân bón vi sinh, phòng trừ sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm chè xuất khẩu bằng khoa học kĩ thuật, bổ sung giống mới có chất lượng tốt và thâm canh cao, thủy lợi tưới tiêu vườn chè, cơ khí nông nghiệp nhỏ, sản xuất đại trà an toàn; đầu tư đổi mới từng phần và đồng bộ trang thiết bị nhà xưởng để nâng cao chất lượng chế biến đa dạng hóa sản phẩm. Đầu tư xây dựng Viện nghiên cứu chè về trang thiết bị, thông tin và đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân lành nghề, tập huấn kĩ thuật cho hộ nông dân làm chè. Học tập, liên doanh với các công ty xuyên quốc gia, để tranh thủ hùn vốn, kĩ thuật, màng lưới đấu trộn, đóng gói bao bì, bán buôn bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, ngay tại thị trường Việt Nam. Tổ chức những đợt khảo sát ngắn hạn có mục tiêu cụ thể, thiết thực và địa chỉ ứng dụng, triển khai nhằm giải quyết những yêu cầu cấp bách của ngành chè Việt Nam. Vận dụng kinh nghiệm quản lí các đồn điền sản xuất chè đen của Srilanca, Kênia, ấn Độ, các trang trại gia đình sản xuất chè xanh ô long, Bao chủng của Đài Loan, danh chè xanh Trung Quốc. 2.3. Hỗ trợ trong tổ chức sản xuất: Nhà nước phát huy và hỗ trợ các thành phần sản xuất - kinh doanh chè gồm quốc doanh, tư nhân, hộ nông dân, trang trại gia đình, liên doanh với nước ngoài, công ty vốn nước ngoài 100%; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí nông trường quốc doanh, thực hiện giao đất khoán vườn chè cho hộ gia đình, công nhân viên nông trường và nhân dân trong vùng, nông trường chuyển sang làm dịch vụ vật tư kĩ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cổ phần hóa. Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho các ngành sản xuất nói chung và sản xuất chè nói riêng. 3. Một số kiến nghị với Nhà nước. Để bảo đảm sự phát triển bền vững thì Nhà nước cần phải bổ sung hoàn thiện quy hoạch ngành chè dựa trên những cơ sở khoa học. Bên cạnh việc phát huy tiềm lực trong nước, tận dụng các thế mạnh của Việt Nam về kinh nghiệm, đất đai, khí hậu, lao động, cần phải xây dựng một đề tài cấp Nhà nước để nghiên cứu: "Những cơ sở khoa học để phục vụ quy hoạch phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010". Ngành chè Việt Nam sẽ phối hợp với Chính phủ tổ chức vận động các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài này. Nhằm ổn định đời sống người dân trồng chè, việc đưa quản lý theo tiêu chuẩn vào nền nếp, thực hiện phương thức tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, tiến tới xây dựng liên minh công nông bền vững cả về chính trị và kinh tế theo mô hình "Nhà máy của nông dân", thì Nhà nước cần thực hiện ngay chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản đối với người sản xuất được quy định trong Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ: "Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản mang tính thời vụ được vay vốn từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu để mua nông sản hàng hóa theo hợp đồng...". Để làm tốt việc này, không thể thiếu sự tác động có hiệu quả của Nhà nước. Chính phủ có thể cho phép các doanh nghiệp tiêu thụ chè của nông dân theo hợp đồng được vay vốn từ quỹ Hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất 0,36%/tháng. Quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè đen nay toàn bộ thủ tục pháp lý đã hoàn tất; kế hoạch hành động, tổ chức, nhân sự đã sẵn sàng để hoạt động. Nếu đã có quỹ này thì những khó khăn tạm thời của các thành viên tham gia bảo hiểm sẽ tự giải quyết được. Tuy nhiên, để thu được tiền từ các thành viên tham gia quỹ bảo hiểm đóng góp thì ít nhất cũng phải đến hết năm 2003 (tức là sau khi các thành viên có báo cáo quyết toán tài chính). Trong khi, để triển khai bất kỳ hoạt động nào của quỹ cũng đòi hỏi phải có tiền để chi. Do vậy, trước mắt, Nhà nước cần hỗ trợ cho quỹ 05 tỷ đồng để cho quỹ có thể triển khai các hoạt động theo kế hoạch. Về lâu dài, việc ra đời Quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè không chỉ có lợi cho nông dân trồng chè, cho các đơn vị xuất khẩu chè mà Nhà nước cũng có lợi lớn về nhiều mặt. Khi Nhà nước là một bên tham gia đóng góp vào quỹ này thì sẽ động viên, khích lệ các doanh nghiệp tham gia và việc vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho quỹ sẽ thuận lợi. Do vậy, Chính phủ cần cho sử dụng nguồn vốn từ chương trình hợp tác có được của ngành chè trước đây làm nguồn quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè. Khoản tiền được sử dụng cho quỹ này coi như phần đóng góp một lần của Nhà nước cho quỹ với tư cách là người được hưởng lợi từ quỹ này mang lại. Tổng công ty chè Việt nam đã ký hợp đồng xuất khẩu sang Iraq năm 2003 là 15.000 tấn chè. Tình hình Iraq hiện nay cho thấy việc thực hiện hợp đồng này sẽ gặp khó khăn, trong khi việc tăng xuất khẩu vào các thị trường ngoài Iraq hoặc tìm kiếm thị trường mới đều đòi hỏi có thời gian và tiền bạc. Nhằm chủ động nắm để phát triển thị trường này, Nhà nước cần chọn chè làm điểm tập trung chỉ đạo của Chính phủ để rút kinh nghiệm chung cho những sản phẩm khác. Tại điểm được chọn sẽ tập hợp lực lượng của một số Bộ, ngành, Hiệp hội chè Việt Nam và một số Hội viên của Hiệp hội có năng lực, để phân tích tình hình, xác định mục tiêu cụ thể, thống nhất các giải pháp và kế hoạch phối hợp hành động để đạt mục tiêu chung là nắm và phát triển thị trường Iraq đồng thời cho phép các đơn vị xuất khẩu chè (do Hiệp hội đề xuất) được vay vốn ưu đãi với lãi suất ưu đãi đặc biệt để mua 15.000 tấn chè tạm trữ trong thời gian từ 6 đến 9 tháng: Thời gian bắt đầu sẽ do Chính phủ quyết định tùy tình hình thực tế. Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn chè Việt Nam không được đưa ra thị trường (cả trong nước và xuất khẩu). Nhà nước nên đầu tư một trung tâm xác nhận chất lượng chè. Giao cho một cơ quan có đủ điều kiện làm việc này một cách công tâm, khách quan để tổ chức quản lý Trung tâm này. Hiệp hội chè Việt Nam cũng là một cơ quan thích hợp để làm việc này. Trong quy trình xây dựng văn bản pháp luật, nên có quy định: Cơ quan soạn thảo văn bản, khi trình Chính phủ, phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của Hiệp hội ngành hàng đối với chủ trương, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn liên quan đến ngành hàng đó. Nhà nước cần tổ chức và phân công lại sản xuất của ngành chè như: đầu tư thủy lợi cho cây chè, nhất là trồng chè cành mà không có nước thì không thể sống được; giảm thuế nông nghiệp với thời gian phù hợp cho việc khuyến khích nông hộ thay đổi giống chè; hỗ trợ giá cây giống 50% cho hộ nông dân và 100% cho hộ là người dân tộc thiểu số; khi cấp giấy phép xây dựng nhà máy, thành lập doanh nghiệp chế biến chè phải có vùng nguyên liệu và theo tiêu chí quy định; trợ cước vận chuyển chè búp tươi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và vận chuyển than từ Thành phố Hồ Chí Minh lên (Lâm Đồng) như năm trước. Chính phủ cũng cần ban hành những chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu chè (chính sách đầu tư cho vay vốn, thuế sử dụng đất, thuế đối với sản phẩm mới) và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng chè. Cơ chế pháp lý đối với doanh nghiệp nhà nước chưa tạo điều kiện pháp lý, tâm lý chủ động sáng tạo trong xâm nhập thị trường mới và mở rộng thị phần đã có trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Cần có chính sách, cơ chế tài chính của Chính phủ đối với doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lí thông thoáng gắn trách nhiệm và quyền lợi, đảm bảo quyền tự chủ và sáng tạo, tích cực đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thị trường và nhiệt tình của cán bộ doanh nghiệp. Kết luận Chè không phải là một thứ thực phẩm, một thứ dược phẩm, mà là một quan niệm sống, một thành tố văn hóa của nhiều dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam. Ngày nay, chè còn là một thứ không thể thiếu được cả ở những nước Phương Tây. Có lẽ chính vì tầm quan trọng lớn lao đó mà hiện nay chè là một trong những đồ uống được ưa chuộng nhất thế giới Ngành chè Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, đến nay cũng đã khẳng định được vị trí cũng như tầm quan trọng đối với con người và đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển ngành chè vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn cần được giải quyết. Chúng ta cần phải cương quyết trong việc vứt bỏ những lạc hậu, hủ tục và xóa sạch các rào cản kinh tế trong tiến trình hội nhập sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường quốc tế để tiến tới một ngành chè phát triển bền vững, ổn định và lâu dài. Tiềm năng của ngành chè Việt Nam còn lớn, thuận lợi có nhiều nhưng cũng còn lắm truân chuyên, gập ghềnh trên con đường trưởng thành, hội nhập vào guồng quay nhịp thở lo toan đầy trách nhiệm của Đất nước để tạo ra một hương sắc cùng bản sắc chè Việt Nam. Mỗi ngôi nhà đều bắt đầu bằng nền móng. Một đất nước phát triển cũng phải bắt đầu từ một nền tảng vững chắc, chính vì vậy phát triển ngành chè một cách bền vững cũng là tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển Tài liệu tham khảo. 1. GS. Đỗ Ngọc Quý. Cây chè: sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Nhà xuất bản Nghệ An. Năm 2003 2. Tạp chí Tea & coffee asia. 3rd Quarter 2002 (August, September, October). 3. Tạp chí Người làm chè, số 2-10 (năm 2001), số 1-10 (năm 2002), số 12-21(tháng 1-10 / năm 2003). 4. Tạp chí Kinh tế và Khoa học kỹ thuật chè. Các số 1-4/1990 và 1/1991; số 1/1995; số 1,2/1996; số 3/1999; số 4/1999 và 1/2000; số 2+3/2000. 5. Trần Xuân Kiên, Chìa khóa để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 1998. 6. FAO. 7. Khó khăn và giải pháp đối với tăng trưởng bền vững của những nền kinh tế đang chuyển đổi, Thông tin khoa học xã hội - chuyên đề, Hà Nội, năm 1998. 8. Báo cáo của Tổng công ty chè Việt Nam. 9. Báo cáo của Hiệp hội chè Việt Nam. 10. Chuyên đề Văn hóa chè Việt Nam, Hiệp hội chè Việt Nam 2002. 11. Đỗ Ngọc Quỹ-Nguyễn Kim Phong, Cây chè Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 1997. 12. Hoàng Mạnh Tuấn, Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ mới, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội 1997. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Tổng quan về thị trường chè thế giới và ngành chè Việt Nam 4 I. Tổng quan về thị trường chè thế giới 4 1. Sản lượng và nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới 4 1.1. Sản lượng 4 1.2. Nhu cầu 6 2. Các nước cung cấp và xuất khẩu chè chủ yếu trên thế giới 9 2.1. Tình hình chung 9 2.2. Một số nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới 10 3. Các nước tiêu thụ và nhập khẩu chè chủ yếu trên thế giới. 13 3.1 Tình hình chung. 13 3.2. Một số nước nhập khẩu chè chủ yếu trên thế giới. 13 4. Giá chè thế giới. 17 5. Xu hướng biến động chè thế giới trong thời gian tới. 19 5.1. Về sản lượng và nhu cầu. 19 5.2. Về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chính. 20 5.3. Về giá cả. 22 II.Tổng quan về ngành chè Việt Nam 23 1. Giới thiệu về sự ra đời và phát triển của ngành chè Việt Nam. 23 1.1. Thời kỳ trước năm 1990. 23 1.2. Thời kỳ từ năm 1991 đến nay. 26 2. Vị trí cây chè trong đời sống và nền kinh té Việt Nam. 26 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam. 28 3.1. Các nhân tố sản xuất. 28 3.2. Các nhân tố về thị trường. 29 3.3. Các nhân tố về tổ chức và quản l.ý. 29 Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua. 30 I. Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam ( giai đoạn 1999 - 6/2003 ) 30 1. Đánh giá chung. 30 2. Các đánh giá về khu vực thị trường. 34 2.1. Đối với thị trường truyền thồng. 34 2.2. Đối với thị trường tiềm năng. 38 II. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam. 42 1. Khái quát về nằng lực cạnh tranh. 42 2. Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè. 42 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam. 43 3.1 Nguồn nhân lực. 43 3.2. Vùng nguyên liệu. 46 3.3. Công nghiệp chế biến. 50 3.4. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 52 3.5. Chất lượng sản phẩm. 54 3.6. Thị trường. 56 3.7. Về hiệu lực và hiệu quả tổ chức quản lý chính sách. 60 II. Những thành tựu đạt được và tồn tại trong xuất khẩu chè Việt Nam trong thời gian qua. 61 1. Những thành tựu đạt được. 61 2. Những tồn tại. 63 3. Nguyên nhân 65 3.1. Nguyên nhân khách quan. 65 3.2. Nguyên nhân chủ quan 65 Chương III: Các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. 67 I. Quan điểm và mục tiêu phát triển chè xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới. 67 1. Những quan điểm chủ yếu để phát triển sản xuất và xuất khẩu chè VN. 67 2. Một số mục tiêu cơ bản phát triển sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam đến 2010. 68 2.1. Mục tiêu chung. 68 2.2. Mục tiêu trên từng khu vực thị trường. 70 2.2.1. Đối với thị trường truyền thống. 70 2.2.2. Đối với thị trường tiềm năng. 70 2.2.3. Đối với thị trường mới. 72 II. Các giải pháp nhằm tăng khả năng của mặt hàng chè Việt Nam. 73 1. Các giải pháp đối với ngành chè Việt Nam 73 1.1. Nhóm các giải pháp quy hoạch, phát triển ngành chè 73 1.1.1. Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả 73 1.1.2. Nâng cao giá trị sử dụng đất qua việc phát triển vùng nguyên liệu 73 1.1.3. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa quy trình công nghệ chế biến 76 1.1.4. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 77 1.1.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 78 1.2. Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam trên thị trường quốc tế 79 1.2.1. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu chè Việt Nam 79 1.2.2. Giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu 80 1.2.3. Củng cố, tạo dựng uy tín và danh tiếng cho sản phẩm chè Việt Nam 81 1.2.4. Xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế bền vững với các nước trên thế giới 82 1.3. Nhóm các giải pháp tổ chức quản lý và thực hiện mục tiêu, chính sách đối với ngành chè của Nhà nước. 83 1.3.1. Tổ chức quản lý tốt các mục tiêu Nhà nước đặt ra 83 1.3.2. Hoàn thiện các cơ chế chính sách 84 2. Các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước 85 2.1.Chính sách đầu tư và tín dụng. 85 2.2. Hỗ trợ về khoa học-công nghệ-môi trường. 86 2.3. Hỗ trợ trong tổ chức, sản xuất 86 3. Một số kiến nghị với Nhà nước 87 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo 91 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0082.doc
Tài liệu liên quan