Tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Mã sau cổ phần hoá: ... Ebook Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Mã sau cổ phần hoá
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Mã sau cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.KHKT: Khoa học kỹ thuật
2.SXKD: Sản xuất kinh doanh
3. ĐHKTQD: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
4. PGS.TS: Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ
5. GTGT: Giá trị gia tăng
6. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
7. TBCN: Tư bản chủ nghĩa
8. VCĐ: Vốn cố định
9. VLĐ: Vốn lưu động
10. UBTP: ủy ban thành phố
11. UBND: ủy ban nhân dân
12. XDCB: Xây dựng cơ bản
13.CNV: Công nhân viên
14. CBCNV: Cán bộ công nhân viên
15. VNĐ: Việt Nam Đồng
16. MM-TB: Máy móc thiết bị
17. STT: Số thứ tự
18. VN: Việt Nam
19.T/g: Thời gian
20. VLXD: Vật liệu xây dựng
21.NH: Nhà hàng
22. KSTKXD: Khảo sát thiết kế xây dựng
23. BT: Bê tông
24. GPMB: Giải phóng mặt bằng.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Khái quát cơ cấu và trình độ lao động của công ty.
Bảng 2: Máy móc thiết bị của công ty.
Bảng 3:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu .
Bảng 4: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động.
Bảng 6 :Lương và thu nhập của CBCNV 2004 đến 2008.
Bảng 7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng 8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 9 : Chi phí sản xuất kinh doanh.
Bảng 10: Cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí SXKD.
Bảng 11: Hiệu quả sử dụng chi phí SXKD.
Bảng 12: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2006.
Bảng 13: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2007.
Bảng 14: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2008.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài "Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa” là kết quả của quá trình tìm tòi và nghiên cứu của tôi tại Công ty Sông Mã và những số liệu trên là do cán bộ của công ty cung cấp.
Tôi xin cam đoan những gì viết trong bài là sản phẩm của riêng tôi và không có sự sao chép của người khác, tuy có tham khảo một số tài liệu mà tôi đã ghi trong phần tài liệu tham khảo.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của KHKT với những thành tựu to lớn của nó đã và đang được ứng dụng để phát triển sản xuất. Để đáp ứng sự phát triển đó và giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường, cũng như để quản lý tốt công ty của mình đề ra được các phương án kinh doanh có hiệu quả, nhà quản lý phải thường xuyên phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhiều luồng nhiều loại thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp. Từ trước tới nay, việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ít được quan tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, vì hiệu quả hay kết quả của hoạt động doanh nghiệp rất dễ được nhìn qua thông số lợi nhuận của doanh thu. Tuy vậy, chúng ta cần lưu ý rằng nếu chỉ dừng lại ở các thông tin đó thì không thể thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thấy được các nguyên nhân sâu xa tạo ra hiệu quả kinh doanh, không thấy được các ưu nhược điểm của quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Do vậy người quản lý cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh để đạt được từng phần hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể để khai thác các tiềm năng và khắc phục các nhược điểm của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mặt khác hiện nay tình hình kinh tế toàn cầu đang suy thoái, các doanh nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy bắt buộc các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt hơn và đưa ra nhưng hướng đi, những giải pháp cho riêng mình. Mà Công Ty Sông Mã lại vừa thực hiện quá trình cổ phần hóa nên không thể không gặp phải những khó khăn như: Một số đơn vị trực thuộc sau khi cổ phần hoá tuy đã đi vào hoạt động độc lập nhưng trong giai đoạn đầu vẫn còn nhiều khó khăn trong việc liên doanh, liên kết, tìm kiếm đối tác cũng như thị trường tiêu thụ, làm quen với các phương pháp quản lý, chưa quen với hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật do đó hiệu quả SXKD chưa cao.
. Sau quá trình học tập tại khoa Kế Hoạch & Phát Triển trường ĐHKTQD và thực tập tại Công ty Sông Mã. Để giải quyết nhu cầu cấp thiết này của thực tế sản xuất kinh doanh, em quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa”.
Với những kiến thức tiếp thu được trong những năm học vừa qua và với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Phạm Văn Vận và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Sông Mã, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập theo yêu cầu tuy nhiên do những hạn chế về kiến thức nên trong chuyên đề thực tập này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN IHIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. THỰC CHẤT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước hết ta phải hiểu khái niệm doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức sống, một chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Doanh nghiệp là một hệ thống mở có quan hệ khăng khít với môi trường sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống phân công xã hội của nền kinh tế. Doanh nghiệp là đơn vị tiêu thụ đồng thời là đơn vị cung cấp trên thị trường mua và bán. Sự hoạt động có hiệu quả không thể tách rời các chính sách kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác của môi trường sản xuất kinh doanh.
Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định.
Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, cũng như các phân hệ khác hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau, yếu tố trung tâm của hoạt động sản xuất là quá trình biến đổi, đó là quá trình chế biến chuyển hoá các yếu tố đầu vào hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức khai thác các yếu tố đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất.
Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dạng khó nhận biết một cách cụ thể. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp.
Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh ...
Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời. Lợi nhuận tối đa là mục tiêu chung nhất, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào khi đầu tư tiền của và sức lực vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp phải thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất như thế nào để biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia tăng(GTGT) là yếu tố quan trọng nhất là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ chức cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. GTGT là nguồn gốc của tăng của cải và mức sống của toàn xã hội. Tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như: những người lao động, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
1.1.2. Thực chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Từ trước đến nay khi đề cập đến hiệu quả người ta vẫn chưa có được quan niệm thống nhất. Mỗi lĩnh vực, mỗi giác độ có một quan niệm về hiệu quả khác nhau và thông thường người ta gắn tên lĩnh vực được đề cập sau từ “hiệu quả “.
Sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị máy móc, các phương pháp quản lý và công cụ lao động khác tác động lên các yếu tố như nguyên vật liệu, bán thành phẩm và biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Kinh doanh là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Do sự phát triển của hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau trong lịch sử và do các góc độ nhìn nhận khác nhau mà có các quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quan điểm 1: Trong xã hội tư bản, việc phấn đấu tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho các nhà tư bản những người nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và qua đó phục vụ cho lợi ích của nhà tư bản. Ađam Smith cho rằng “ hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được từ hoạt động kinh tế, là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá “. Với quan điểm này ông đồng nhất hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh. Nhiều người đánh giá đây là quan điểm phản ánh tư tưởng trọng thương của ông.
Quan điểm 2: Cho rằng “ hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí “. Quan điểm này biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Tuy nhiên xét trên quan điểm triết học của chủ nghĩa Mac-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ, có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên kết mật thiết với các yếu tố sẵn có, các mối quan hệ này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả kinh doanh thay đổi. Quan điểm trên chỉ tính đến hiệu quả kinh doanh trên phần chi phí bổ sung và hiệu quả bổ sung.
Quan điểm 3: cho rằng “ hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó “. Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế, đã gắn kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này vẫn chưa biểu hiện được mối tương quan giữa chất và lượng của kết quả và mức chặt chẽ của mối liên hệ này.
Như vậy ta thấy các quan niệm trên là không thống nhất và đều còn có những hạn chế, chưa thể hiện được hết bản chất cũng như các mối liên quan trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Tuy vậy chúng đều chung nhau ở một điểm cho rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy một quan điển về hiệu quả kinh doanh có thể coi là tương đối đầy đủ và hoàn thiện đã được phát biểu như sau:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của phát triển kinh tế theo chiếu sâu. Phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là phụ thuộc vào hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản là tiền.
Chúng ta cần hiểu, hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện trên cả hai mặt định tính và định lượng:
+ Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phản ánh sự cố gắng, nỗ lực trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Việc định tính thường được thể hiện thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của công việc, nhiệm vụ trong quá trình sản xuất.
+ Về mặt định lượng: hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế chỉ thu được khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa hai yếu tố này càng lớn, hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Việc định lượng thường được thực hiện bằng các con số, chỉ tiêu cụ thể để tính toán và so sánh.
Hai mặt định tính và định lượng của phạm trù hiệu quả kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện các mục tiêu định lượng cũng nhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị xã hội nhất định và không phải việc thực hiện mục tiêu chính trị xã hội nào cũng chấp nhận mọi giá.
Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tíết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra, yêu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Từ những quan điểm đó ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và nó được thể hiện bằng mối tương quan giữa tương quan từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế nó được biểu hiện bằng hai biểu thức toán học là hiệu số và hệ số.
S kết quả
+ biểu hiện bằng hệ số =
S chi phí
Nếu S kết quả > S chi phí thì đạt hiệu quả cao và ngược lại. Đồng thời nó cũng có thể đo bằng sự gia tăng giữa:
D kết quả
D chi phí
+biểu hiện bằng :
Hiệu số = kết quả thu được - chi phí bỏ ra
hay :
Lợi nhuận = kết quả - chi phí
Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa và chi phí tối thiểu hoặc chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh sẽ lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những điểm yếu, tồn tại và không ngừng lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh nghiệt ngã của kinh tế thị trường là mục tiêu của các doanh nghiệp do vậy yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để có thể nhận biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản trị một cách hợp lý. Các nhà kinh tế thường quan tâm đến các chỉ tiêu quan trọng sau:
a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả cuả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh các doanh nghiệp với nhau.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn =
å Vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu trên chi phí Doanh thu trừ thuế
sản xuất và tiêu thụ trong kỳ=
å Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100%
å Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
å Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = x 100%
å Vốn
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công việc là một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng Lợi nhuận trong kỳ
chi phí sản xuất và tiêu thụ =
å Chi phí sản xuất và tiêu thụ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
Năng suất lao động của å Giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
một công nhân viên trong kỳ =
å Số công nhân viên làm việc trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Kết quả sản xuất trên Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
một đồng chi phí tiền lương =
å Chi phí tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ
tính cho một lao động =
å Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
å Số lao động trong sử dụng
Hệ số sử dụng lao động=
å Lao động hiện có
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng của một doanh nghiệp. Số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp.
+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định(VCĐ)
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của VCĐ =
Số dư bình quân VCĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận trong kỳ
SứcsinhlợicủaVCĐ= VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị.
Hiệu suất sử dụng thời gian T/g làm việc thực tế của máy móc thiết bị
làm việc của máy móc thiết bị =
T/g làm việc theo thiết kế
+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ) trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận trong kỳ
Sức sinh lời của VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
VLĐ bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của VLĐ =
Doanh thu tiêu thụ trừ thuế
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc sản xuất ra một đồng doanh thu.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ nên trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố thuộc VLĐ tăng và ngược lại.
Mặt khác nguồn VLĐ thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất . Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ, do đó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy trong thực tế người ta còn sử dụng hai chỉ tiêu sau để xác định tốc độ luân chuyển của VLĐ, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.
Doanh thu trừ thuế
Số vòng quay của VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay vòng được bao nhiêu vòng trong kỳ. Số vòng quay nhiều chứng tỏ việc sử dụng VLĐ có hiệu quả và ngược lại.
T/g của kỳ phân tích
T/g của một vòng quay =
Số vòng quay của VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp cân bao nhiêu ngày cho một vòng quay của vốn. Thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại.
1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc nhận thức vạch ra một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quả nhất định trong việc phân tích kinh doanh.
Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố không những cần phải chính xác mà còn phải kịp thời, không những chỉ xác định các nhân tố đối với hiện tượng kinh tế mà còn xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó.
a. Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là nhóm yếu tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của chúng. Nó bao gồm: Lực lượng lao động, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin... Mỗi nhân tố có một ảnh hưởng nhất định tùy theo mỗi doanh nghiệp cũng như loại hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.
+ Trình độ khả năng hoạt động của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong kinh doanh. Trình độ năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc tổ chức phân công hiệp tác lao động hợp lý giữa các bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp, việc sử dụng đúng người đúng việc sao cho tận dụng được tốt nhất các năng lực, sở trường của từng người là yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức cá nhân của các công ty nhằm đạt mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nếu nói rằng “con người phù hợp “là điều kiện cần để kinh doanh thì “tổ chức lao động hợp lý “ là điều kiện đủ để kinh doanh có hiệu quả.
Việc bố trí nhân lực trong mỗi công ty phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty tổ chức và quản lý nhân lực chặt chẽ (chuyên môn hoá cao) đôi khi làm giảm tính độc lập sáng tạo của người lao động nhưng tổ chức lỏng lẻo lại là nguyên nhân gây nên lộn xộn khó quản lý và khó tập trung sức mạnh vào những mục tiêu nhất định. Việc tổ chức nhân sự luôn phải đảm bảo nguyên tắc chung đúng người đúng việc, quyền lợi trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, đồng bộ nhất mệnh lệnh của cấp trên, đồng thời khuyến khích được tính độc lập của người lao động.
+ Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản, đặc biệt đối với các công ty hoạt động ở trong lĩnh vực lưu thông thương mại. Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp. (nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị...) góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Trong nền sản xuất công nghiệp trình độ khoa học kỹ thuật là một nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, thì khả năng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày càng lớn.
Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép ta tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đó cũng chính là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp giảm được tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí giá thành.
Việc phân tích dựa trên nhiều góc độ khác nhau cho phép khẳng định sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng khoa học kỹ thuật chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất với điều kiện sử dụng nó một cách đồng bộ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật càng được bố trí hợp lý bao nhiêu càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Hệ thống bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật tạo thành mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, có vai trò rất lớn giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh ổn định tình hình kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao. Mạng lưới kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của từng loại doanh nghiệp, từng loại thị trường, phải đảm bảo tính hợp lý tiết kiệm cũng như việc kiểm soát các mắt xích trong mạng lưới.
+ Tình hình hoạt động quản trị của doanh nghiệp .
Đóng vai trò quan trọng trong mọi thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp, tức là có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố quản trị bao gồm các hoạt động từ lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện tới giám sát quá trình kinh doanh hay nói cách khác là liên quan tới mọi khâu của quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp với năng lực quản trị non kém sẽ không thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Muốn quá trình quản trị đạt hiệu quả cao, nguyên tắc chung là đảm bảo tính gọn nhẹ, thống nhất vì như vậy hoạt động quản trị mới linh hoạt, chi phí hành chính mới giảm nhẹ, tránh được sự chồng chéo trách nhiệm tạo nên sức ỳ trong quản trị.
Công tác quản lý tốt tác động tốt đến sản xuất kinh doanh, có thể nói trình độ quản lý là một nhân tố tổng hợp có ý nghĩa quyết đinh đến sự phát triển của doanh nghiệp, quản lý sản xuất suy cho cùng là quản lý con người, khuyến khích những hoạt động của con người để tác động đến các yếu tố sản xuất nhằm thu được kết quả lợi nhuận cao nhất. Trình độ quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở trình độ kế hoạch hoá, trình độ tổ chức điều hành kiểm tra.
b. Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, tác động đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp một cách ngoài ý muốn: Môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên, môi trường luật pháp, ...mà doanh nghiệp buộc phải tìm biện pháp thích ứng.
+ Môi trường kinh doanh.
Nhân tố này bao gồm các nhân tố hợp thành như: Đối thủ cạnh tranh, thị trường cơ cấu ngành, tập quán và mức thu nhập của dân cư.
*/ Đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ cạnh tranh mạnh có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để đẩy mạnh tiêu thụ, tổ chức bộ máy kinh doanh cho phù hợp để bù đắp những thiệt hại do cạnh tranh về giá, về chất lượng và mẫu mã. Như vậy đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố mang lại trở ngại vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung thì sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh sẽ làm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi tương đối.
*/ Thị trường: Bao gồm thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Đây là nhân tố có ảnh hưởng toàn diện đến hiệu quả kinh doanh. Thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở sự chấp nhận của khách hàng đối với hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp ở một mức giá nhất định. Thông qua thị trường doanh nghiệp có thể quyết định cách thức bố trí sản xuất và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
*/ Tập quán và mức thu nhập của dân cư: ảnh hưởng của nhân tố này ở chỗ doanh nghiệp phải quyết định số lượng chủng loại hàng hoá, mức độ chất lượng và giá cả của chúng sao cho phù hợp với sức mua và tập quán tiêu dùng của khách hàng ở từng loại thị trường. Như vậy đây là nhân tố tác động gián tiếp lên quá trình sản xuất công tác Marketing và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*/ Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: tác động của nhân tố này là tác động phi lượng hoá vì doanh nghiệp không thể tính toán và đo đạc nó cụ thể bằng các phương pháp thông thường. Các mối quan hệ rộng và uy tín sẽ cho doanh nghiệp cơ hội lựa chọn các nguồn lực có lợi nhất cho mình cũng như mang lại ưu thế trong tiêu thụ.
Ngoài đối thủ cạnh tranh, thị trường, các mối quan hệ... một số nhân tố khác trong môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như hàng hoá thay thế, hàng hoá phụ thuộc... tuy các nhân tố này hầu như chỉ có tác động dài hạn. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm để có những quyết định điều chỉnh thích hợp.
+ Môi trường tự nhiên.
*/ Thời tiết, khí hậu, mùa vụ. Hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Nông - Lâm -Thuỷ - Hải sản chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhân tố này. Những chính sách cụ thể và linh hoạt là điều kiện cần thiêt để doanh nghiệp tránh những ảnh hưởng tiêu cực đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.
*/ Tài nguyên thiên nhiên: cả doanh nghiệp khai thác lẫn doanh nghiệp có sử dụng tài nguyên thiên nhiên đều có lợi nếu được nằm trong vùng có vị trí thuận lợi về tài nguyên. Ngược lại nếu không có được lợi thế này, doanh nghiệp phải có những chính sách khắc phục thích hợp bởi đây là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*/ Vị trí địa lý: Có liên quan đến các công tác quan trọng như: sản xuất giao dịch, vận chuyển... mỗi công tác tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung thông qua chi phí tương ứng.
+ Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Là tiền đề cơ bản thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Kinh doanh muốn thu được hiệu quả cao phải giảm thiểu chi phí trong khi đó cơ sở hạ tầng ảnh hưởng lớn tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông thương mại thông qua hệ thống đường xá, thông tin liên lạc, khả năng vận chuyển, bảo quản hàng hoá cũng như nắm bắt nhu cầu, giá cả thị trường. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy đầu tư, qua đó gián tiếp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
*/ Môi trường luật pháp.
Tác động trực tiếp tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các công cụ luật pháp, các chính sách vĩ mô. Luật pháp tác động lên không chỉ ngành nghề, mặt hàng sản xuất, phương thức kinh doanh mà cả chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí lưu thông, vận chuyển mức thuế...) Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn chịu sự tác động của nhà nước thông qua các chính sách thương mại quốc tế hạn ngạch, luật bảo hộ, bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ...
1.3. MỘT SỐ YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.3.1. Tính tất yếu khách quan không ngừng nâng cao hiệu quả.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải tạo ra kết quả bù đắp được chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó trong qu._.á trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong thực tế không có doanh nghiệp nào chỉ muốn tồn tại mà luôn muốn phát triển và mở rộng. Muốn vậy kết quả thu về không chỉ bù đắp được chi phí mà còn phải có tích luỹ để tái sản xuất và mở rộng. Đó chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đứng trên góc độ của chính doanh nghiệp mà xét thì việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi đòi hỏi những sự nỗ lực không ngừng để tồn tại và phát triển. Trong cơ chế kinh tế bao cấp trước đây doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu nhà nước giao bằng bất cứ giá nào. Tính chủ quan duy ý chí hình thành trong phần lớn các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Cơ chế thị trường ra đời buộc các doanh nghiệp phải vươn nên bằng năng lực thực sự và sự năng động sáng tạo của mình. Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ tự động bị đào thải. Vì vậy việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn không chỉ trong mặt hàng mà cả trong chất lượng giá cả, một khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh một mặt có thể làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh lên một mặt khác cũng có thể bóp chết doanh nghiệp trên thị trường. Để chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý điều này đồng nghĩa với việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra, không ngừng cải thiện chất lượng, giảm giá thành, chấp nhận đổi mới kỹ thuật, công nghệ... Như vậy chính việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là hạt nhân cơ bản cho sự thắng lợi trong cạnh tranh và các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau tức là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
+ Hiệu quả kinh doanh thúc đẩy người lao động quan tâm đến hiệu quả làm việc của mình, hăng say sản xuất và do vậy sẽ đạt được hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Đó là yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
1.3.2. Những yêu cầu với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải tăng kết quả đầu ra và giảm yếu tố đầu vào.
a. Nâng cao kết quả đầu ra.
+ Đa dạng hoá sản phẩm thay đổi cơ cấu mặt hàng.
Để thích nghi với cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không chỉ cố định với những loại măt hàng truyền thống. Trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chú ý tới lợi nhuận do từng loại mặt hàng đem lại, để có quyết định đúng đắn nên tập trung sản xuất tăng thêm loại hàng hoá gì để lợi nhuận của doanh nghiệp đạt cao nhất, tức là thay đổi cơ cấu mặt hàng theo các tỷ lệ thích hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
+ Tìm kiếm khai thác thị trường - tiêu thụ sản phẩm.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngoài việc áp dụng các chính sách giá cả phù hợp, các hình thức quảng cáo độc đáo, còn phải giữ vững và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức cạnh tranh lành mạnh liên doanh liên kết để tạo thế và lực.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Là một trong những biện pháp cơ bản để giữ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng truyền thống. Đồng thời là cách quảng cáo tốt nhất với khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng thị trường và tiêu thụ được sản phẩm,.
b. Tiết kiệm các yếu tố đầu vào.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm nhưng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được đều đặn, liên tục
+ Đầu tư công nghệ mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đây là một giải pháp nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư công nghệ mới liên quan tới vốn kinh doanh do vậy trước khi có quyết định đầu tư doanh nghiệp phải có dự án nhập khẩu, nghiên cứu tiện lợi, bất tiện, tính toán phân tích thật chặt chẽ, tỷ mỉ để tránh tổn thất, rủi ro...
+ Các biện pháp về quản lý.
Công tác quản lý phải được thực hiện tốt từ đầu vào đến đầu ra, từ việc chuẩn bị cho sản xuất đến điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn, lãi.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có các biện pháp quản lý sau:
Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với qui mô sản xuất.
Các biện pháp sử dụng lao động máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao.
Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng.
PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ.
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành
- Tên công ty: Công ty Sông Mã
- Giám đốc hiện tại của công ty: Ông Đinh Xuân Hướng
- Địa chỉ: Số 469 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo - Thành phố Thanh Hoá
Điện thoại: 037.852.589
Fax: 037.757.497
- Cơ sở pháp lý: Công ty kinh doanh nhà Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 450 TC/UBTH ngày 26/3/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, được đổi tên thành Công ty Sông Mã theo quyết định số 1050 QĐ/UBTH ngày 05/4/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2606000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp lần đầu ngày 01/4/1993 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 13/4/2004.
- Loại hình doanh nghiệp: Trước đây là doanh nghiệp nhà nước nhưng hiện tại là Công ty cổ phần.
- Phạm vi hoạt động: khi mới thành lập do đặc điểm hoạt động của Công Ty lúc đó mới dừng lại ở việc xin quy hoạch các khu dân cư đô thị, sau đó xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng rồi chia lô bán cho khách nên phạm vi hoạt động của Công Ty chỉ giới hạn trong địa bàn thành phố. Đến nay, do quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng và sự phát triển của công Ty nên phạm vi hoạt động của các đơn vị đã được mở rộng đến địa bàn các huyện trong tỉnh và cả ngoài tỉnh.
- Đối tượng kinh doanh: Đối tượng kinh doanh của công ty là tất cả tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu về nhà ở, đất ở, xây dựng công trình theo chức năng của công ty. Ngoài ra công ty còn mở rộng kinh doanh sang các lĩnh khác như: nhà hàng khách sạn vui chơi giải trí, kinh doanh vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng… Vì vậy đối tượng kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng hơn.
- Nhiệm vụ của Công ty.
+ Kinh doanh nhà hàng khách sạn, khu vui chơi.
+ Quản lý mặt bằng quy hoạch được duyệt các khu chung cư.
+ Xây dựng các công trình giao thông, nhà ở, san lấp mặt bằng, các công trình hạ tầng đô thị.
+ Kinh doanh kho tàng bến bãi.
+ Tư vấn xây dựng, cho thuê nhà ở, cho thuê trụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhà ở
- Nguyên tắc hoạt động của công ty là:
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng và Nhà nước
- Kinh doanh trong sạch lành mạnh, hiệu qủa.
- Đảm bảo đời sống cho người lao động,tuyệt đối trung thành với tập thể
2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :
Ban giám đốc
Phòng khsxkd
Phòng tài vụ
P.tài chính
Phòng TCHC
phòngKTKT
Phòng dự án
P.QLKT quỹ đất
Các đợn vị trực thuộc
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Lao động
Công ty Sông Mã là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ các nhà quản lý, các kỹ sư chuyên ngành: Xây dựng, kiến trúc, giao thông, các cử nhân kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, các công nhân và thợ lành nghề... đã có kinh nghiệm SXKD trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, san nền, quản lý nhà hàng, khách sạn…
Xác định yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, trong những năm qua, công ty luôn quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ trí thức trẻ. Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công nhân viên được tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công ty cũng rất chú trọng đến công tác tổ chức, sắp xếp nhân lực nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân....
Không những thế, công ty còn mạnh dạn đa dạng hoá đội ngũ sản xuất. Nhờ đó, đến nay, công ty có rất nhiều đội sản xuất và nhiều cửa hàng.
Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề là một nguồn lực, tài sản vô cùng quí giá của công ty, là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 1 : Khái quát cơ cấu và trình độ lao động của công ty
Đơn vị: lao động
S
t
t
Phân hạng cán bộ lao động
Phân theo trình độ đào tạo và cấp bậc
tổng số
đại học
cao đẳng
Trung cấp
cnkt bậc 5 trở lên
cnkt bậc 4 trở xuống
Lao động phổ thông
1
Lãnh đạo công ty
2
2
135
2
Cán bộ phòng ban
14
10
4
3
Chuyên viên KINH Tế
37
26
11
4
Kỹ sư xây dựng
18
18
5
Kiến trúc sư
2
2
6
Cử nhân luật
3
3
5
Công nhân
114
20
30
64
Thợ
80
30
50
Tổng
270
61
24
41
64
30
50
61
Qua bảng trên cho ta thấy trình độ đại học = x 100% =22,6% 270
114
Số công nhân kỹ thuật = x 100% = 42,22%.
270
80
Số thợ bậc 4 trở xuống = x 100% = 29,63%.
270
Với 42,22% số lao động là công nhân kỹ thuật, đây cũng là một tỷ lệ khá cao phù hợp với thực tế môi trường làm việc của công ty là nơi công trường . Số lao động có trình độ đại học chiếm 22,6% đây là một tỷ lệ cao trong một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Đồng thời số thợ bậc 4 trở xuống chiếm tới 29,63%, do đó công ty cần khuyến khích tuyển dụng và nâng cao trình độ bậc thợ của công nhân và trình độ cán bộ quản lý của công ty nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với nghề xây dựng và kinh doanh bất động sản. Đây cũng là yêu cầu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Độ tuổi trung bình của công nhân trong công ty là cao với điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc. Điều nay ảnh hướng khá lớn đến năng suất sản xuất và kinh doanh, sự phát triển lâu dài của công ty. Vì vậy trong tương lai, công ty cần có kế hoạch bổ sung công nhân trẻ tuổi, năng động nhằm trẻ hoá đội ngũ công nhân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Nói tóm lại trong thời gian tới công ty cần phát huy hơn nữa nội lực, khai thác triệt để tiềm năng chất xám của mình, có như vậy công ty mới thành công trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt sản xuất kinh doanh của mình.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị.
Công ty luôn luôn chú trọng vào việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và thường xuyên mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị tuy nhiên những công nghệ máy móc đó chưa thật sự tiên tiến hiện đai, chưa mang được những đặc trưng riêng biệt để mang lại sự khác biệt cho những công trình của công ty. Ngoài ra một số máy móc có thời gian sử dụng đã lâu, giá trị còn lại thấp, kỹ thuật lạc hậu nên cần được thanh lý để đầu tư những máy móc thiết bị khác tiên tiến hiện đại hơn.
Một số máy móc thiết bị công ty đang sử dụng như
Bảng 2: Máy móc thiết bị của công ty.
Stt
Tên MM- TB
Số lượng
å giá(VND)
Giá trị còn lại
1
Cán trục cáp
10
975.839.800
515.613.266
2
Máy vận thăng VN
15
110.546.400
32.347.432
3
Máy trộn bê tông
10
170.280.000
20.480.000
4
Máy phát điện KOHLER
5
520.000.000
325. 508.000
5
Máy cắt sắt
10
100.880.000
5.880.000
6
Máy uốn thép
5
200.350.000
11.783.333
7
Máy cắt uốn sắt
5
250.366.000
230.625.324
8
Máy hàn
10
635.898.000
315.945.000
9
Xe toyota
3
620.283.000
450.511.840
10
Xe huynndai
1
2.700.867.140
1.800.578.093
11
Xe jolie
1
1.410.344.379
946.229.596
12
Xe IFAW50
1
3.317.267.000
2.162.178.780
c. Sản phẩm.
- Quản lý và kinh doanh nhà. Đây là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty, lĩnh vực này có doanh số chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty
- Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số lĩnh vực như:
- Xây dựng các công trình: nhà ở, kỹ thuật hạ tầng đô thị, giao thông, san lấp mặt bằng, xây lắp điện nước.
- Tư vấn xây dựng, dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn , vui chơi giải trí, kho tàng bến bãi.
- Khai thác tài nguyên, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, kinh doanh vật lý trị liệu.
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ và đường thuỷ.
- Sản xuất và kinh doanh bia qui mô dưới 1.000 lít/ngày.
- Khảo sát địa hình, địa chất; thiết kế qui hoạch xây dựng.
- Lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình.
- Giám sát các công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế hạ tầng kỹ thuật: giao thông, điện, nước, san nền.
- Tháo lắp máy, phá dỡ công trình.
- Kinh doanh ăn uống, giải khát, nghỉ trọ, đưa đón khách tham quan.
- Đại lý, bán lẻ hàng tiêu dùng cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh.
- Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
d. Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty chủ yếu là ủy ban nhân tỉnh, thành phố, các cơ quan đoàn thể và người dân trong tỉnh mà chưa có nhiều thị trường ở các tỉnh khác trong nước và thị trường nước ngoài.
Vì vậy công ty xác định:
- Tiếp tục giữ vững củng cố thị trường truyền thống là các bạn hàng quen thuộc.
- Bên cạnh thị trường truyền thống, công ty cũng ý thức được sự cần thiết của việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các bạn hàng mới.
e. Nguyên vật liệu.
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải nghiên cứu đến đặc điểm chủng loại, nguyên vật liệu sử dụng.
Tại Công ty Sông Mã với các sản phẩm truyền thống của nghành xây dựng và kinh doanh bất động sản thì nguyên vật liệu chủ yếu là : xi măng, gạch ngói, sắt thép, vôi, cát…..
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QỦA SXKD CỦA CÔNG TY
Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 3:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu .
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm
2008
1. doanh thu
108.075
120.540
138.079
120.626
100.000
2. Giá vốn hàng bán
90.620
100.250
115.029
103.156.
84.325
3. Lợi tức gộp
17.455
20.290
23.05
17.470
15.675
4. Chi phí bán hàng
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
5. Chi phí quản lý dn
5.000
5.000
5.500
4.000
2.000 222
6. Lợi tức thuần từ hd kinh doanh
10.455
12.790
14.550
9.970
9.675
7. Lợi tức hoạt động tài chính
100
150
200
350
300
8. Lợi tức bất thường
20
50
20
40
50
9. Tổng lợi tức trước thuế
10.575
12.990
14.770
10.360
10.025
10. Thuế lợi tức phải nộp
2.644
3.247
3.692
2.590
2.506
11. Lợi tức sau thuế
7.931
9.743
11.078
7.770
7.519
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008
a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Bảng 4: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.Doanh thu (Triệu đồng)
108.075
120.540
138.079
120.626
100.000
Tốc độ tăng (%)
11,53
14,55
-12,64
-17,1
2.Tổng vốn sản xuất bình quân trong kỳ (Triệu đồng)
49.150
54.840
60.690
65.340
69.545
Tốc độ tăng (%)
11,57
10,66
7,66
6,43
3.Sức sản xuất của vốn (lần)
2,2
2,2
2,27
1,84
1,44
Tốc độ tăng (%)
0
12,27
-18,94
-21,74
4.Tổng chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (Triệu đồng)
97.620
107.750
123.529
110.656
100.325
Tốc độ tăng (%)
10,37
14,64
-10,42
-9,33
5.Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (lần)
1,1
1,12
1.12
1,09
1,1
Tốc độ tăng (%)
1,82
0
-2,68
0,91
6.Lợi nhuận (Triệu đồng)
7.931
9.743
11.078
7.770
7.519
Tốc độ tăng (%)
22,84
13,70
-29,86
-3,23
7.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%)
7,3
8
8
6,4
7,5
Tốc độ tăng (%)
9,59
0
-20
17,19
8.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (%)
16,14
17,77
18,25
11,89
10,81
Tốc độ tăng (%)
10,1
2,7
-34,84
-9,08
9.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sx và tiêu thụ (%)
8
9
9
7
8,3
Tốc độ tăng (%)
12,5
0
-22,22
18,57
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008
- Doanh thu:
Ta thấy trong giai đoạn 2004-2006 doanh thu tăng dần và tốc độ tăng năm sau thì cao hơn tốc độ tăng năm trước. Năm 2005 doanh thu tăng 12,465 tỷ đồng tương đương 11,53% so với năm 2004, năm 2006 con số này là 17,539 tỷ đồng tương 14,55% so với năm 2005. Nguyên nhân của việc tăng này là một mặt do sản lượng hàng bán ra có sự thay đổi, mặt khác công ty cũng điều chỉnh tăng giá bán theo tỷ lệ lạm phát chung trong nước.
Nhưng từ năm 2007 đến 2008 doanh thu đã giảm nhanh, năm 2007 doanh thu giảm 17,453 tỷ đồng tương đương 12,64% so với năm 2006, năm 2008 giảm 20,626 tỷ đồng tương đương 17,1% so với năm 2007. Một mặt vì giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh làm thị trương nhà đất trầm đi, mặt khác do công ty đang từng bước tiến hành cổ phần hóa nên các công ty con gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên doanh liên kết,tìm kiếm thị trường.
- Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này tăng nhẹ trong giai đoạn 2004 - 2006, năm 2004 doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là 1,1 điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí tạo ra được 1,1 đồng doanh thu. Tương tự trong năm 2005 và 2006 là 1,12 và 1,12 có được điều này là do chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ không ngừng tăng qua các năm nhưng nhờ có nhiều biện pháp về doanh thu thích hợp nên tỷ lệ tăng về doanh thu vẫn lớn hơn một ít so với tỷ lệ tăng về chi phí sản xuất và tiêu thụ.
Năm 2007 chỉ tiêu này giảm nhẹ còn 1,09 tức cứ một đồng chi phí tạo ra 1,09 đồng doanh thu, nhưng năm 2008 chỉ tiêu này cũng đang dần hồi phục. Tuy giá cả vật liệu đầu vào tăng mạnh cùng với đó là bước đầu tiến hành cổ phần hoá nhưng chỉ tiêu này không giảm nhiều là do công tác quản lý chi phí và quản lý nhân công được công ty quan tâm đúng mực, bên cạnh đó công ty cũng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cưc nhằm xây dựng mục tiêu tăng doanh thu.
- Lợi nhuận
Từ năm 2004 đến năm 2006 có xu hướng tăng nhanh cụ thể lợi nhuận năm 2005 tăng 1,812 tỷ đồng tương đương 22,84% so với năm 2004, năm 2006 tăng 1,335 tỷ đồng tương đương 13,7% so với năm 2005. Có được kết quả này là do qui mô doanh thu của giai đoạn nay tăng (mặc dù chi phí của công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu và chi phí xấp xỉ nhau nên lợi nhuận tăng theo quy mô kinh doanh của công ty.
Nhưng năm 2007 thì lợi nhuận giảm một khối lượng khá lớn giảm 3.308 triệu đồng tương đương 29,86% so với năm 2006 do công ty đang bước đầu tiến hành cổ phần hoá trong khi giá cả đầu vào không ngừng tăng, năm 2008 giảm 251 triệu đồng tương đương 3,32% so với năm 2007 tức là lợi nhuận có xu hướng giảm ít đi, đây là một dấu hiệu khả thi, và đáng mừng chứng tỏ các doanh nghiệp đã rất nổ lực trong sản xuất và kinh doanh khi cổ phần hóa trong điều kiện tình hình kinh tế cả nước và thế giới đều rất khó khăn.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Qua bảng biểu trên ta thấy chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006. Năm 2004 tỷ suất lợi nhuân theo doanh thu của công ty là 7,3% điều đó có nghĩa cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 7,3 đồng lợi nhuận, tương tự trong năn 2005 và 2006 chỉ tiêu này lần lượt là 8 và 8. Có được kêt quả này là do công ty đã chú trọng đầu tư nghiên cứu thị trường, đưa nhiều sản phẩm mới ra thị trường thành công, có chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý.
Tuy nhiên đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm mạnh còn 6,4% tức giảm 20% so với năm 2006 là do cả lợi nhuận và doanh thu đều giảm nhưng do giá cả nguyên vật liệu tăng cao và chưa sử thật hiệu quả các yếu tố đầu vào nên chi phí sản phẩm tăng nhanh vì thế tỷ lệ lợi nhuận giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm doanh thu. Đến năm 2008 thì tình hình đã khả quan hơn cứ 100 đồng doanh thu đã tăng thêm 1,1 đồng lãi so với năm 2007,tuy chưa phục hồi được như năm 2006 nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mưng để toàn thể cán bộ công nhân viên cố gắng hơn nưa nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Sức sản xuất của vốn
Qua nghiên cứu cho thấy sức sản xuất của vốn trong các năm từ 2004-2006 có xu hướng tăng nhẹ cụ thể năm 2004 một đồng vốn tạo ra được 2,2 đồng doanh thu, đến năm 2006 chỉ tiêu này là 2,27 đồng, có được kêt quả này là do vốn của công ty ngày càng gia tăng đồng thời doanh thu trong giai đoạn này cung tăng mạnh vì thế tỷ lệ tăng về doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng về vốn.
Trong hai năm 2007, 2008 chỉ tiêu này đã giảm mạnh cụ thể năm 2007 một đồng vốn tạo ra được 1,84 đồng doanh thu, năm 2008 thì một đồng vốn chỉ còn tạo ra 1,44 đồng doanh thu có những kêt quả đó là do: Như chúng ta biết càng ngày yếu tố vốn càng chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, mặt khác nền kinh tế càng phát triển thì khối lượng vốn của nền kinh tế đó càng lớn, trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn ngày càng nhiều doanh nghiệp các đơn vị kinh tế gia nhập thị trường vì vậy nhìn chung chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần. Chỉ tiêu này ở trong công ty Sông mã cũng tuân theo quy luật đó nên nhìn chung nó cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Mặt khác trong hai năm vừa qua giá cả các yếu tố đầu vào tăng quá mạnh, cùng với đó là công ty tiến hành cổ phần hóa các đơn vị vì thế công ty gặp không ít những khó khăn nên doanh thu trong hai năm đó giảm mạnh, vì vậy đây cũng không phải là một vấn đề đáng lo ngại lắm tuy nhiên công ty cần phải không ngừng có đưa ra các biện pháp thích hợp để mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất để tăng doanh thu và tăng sức sản xuất của vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Trong giai đoạn 2004 -2006 chỉ tiêu này tăng nhanh cụ thể năm 2004 là 16,14% tức 100 đồng vốn tạo ra 16,14 đồng lợi nhuận, tương tự trong năm 2005 và 2006 chỉ tiêu này lần lượt là 17,77% và 18,25% có được điều này là do tỷ lệ tăng lợi nhuận trong những năm đó cao hơn tỷ lệ tăng về vốn.
Trong năm 2007, 2008 thì chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm mạnh, năm 2008: 100 đồng vốn chỉ tạo ra 10,81 đồng doanh thu, do tình hình sản xuất kinh doanh gặp không ít những khó khăn như giá nguyên vật liệu liên tục tăng làm giá cả bất động sản và các công trình tăng nhanh trong khi đó thu nhập của người dân thì có hạn nên không thể có được nhiều đơn đặt hàng vì thế tỷ lệ tăng về lợi nhuận không thể theo kịp được tỷ lệ tăng về vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
Chi phí sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng do giá cả các yếu tố đầu vào không ngừng tăng, do đó tỷ lệ tăng về lợi nhuận càng ngày càng thấp hơn so với tỷ lệ tăng về chi phí vì vậy chỉ tiêu này có xu hướng giảm tuy nhiên ở công ty sông mã chỉ tiêu này đã tăng nhẹ từ năm 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 là 8% tức 100 đồng chi phí sản xuất tiêu thụ trong kỳ tạo ra 8 đồng lợi nhuận tương tự năm 2005 và 2006 chỉ tiêu này là 9%, chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2007 là năm gặp rất nhiều khó khăn nhưng đến năm 2008 thì đã có dấu hiệu phục hồi dần. Đây cũng chính là sự cố găng nổ lực hết mình của tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty.
b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
Hiệu quả sử dụng lao động của công ty được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ, KQSX trên chi phí tiền lương, lợi nhuận bình quân tính cho một lao đông, hệ số sử dụng lao động. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2004-2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.Tổng số LĐ bình quân làm việc trong kỳ (Lao động)
527
590
630
491
310
Tốc độ tăng (%)
11,95
6,78
-22,06
-36,86
2.NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ (Triệu đồng)
205,07
204,30
299,17
245,67
322,58
Tốc độ tăng (%)
-0,37
46,43
-17,88
31,31
3.Tổng chi phí tiền lương trong kỳ (Triệu đồng)
6.612
8.303
9.086
5.460
4.860
Tốc độ tăng (%)
25,57
9,43
-39,9
-10,99
4.KQSX trên chi phí tiền lương (Lần)
16,345
14,52
15,2
22
20,6
Tốc độ tăng (%)
-11,16
4,68
44,73
-6,36
5.Lợi nhuận bình quân tính cho một lao đông (Triệu đồng)
15,05
16,51
17,58
15,82
24,25
Tốc độ tăng (%)
9,7
6,48
-10,01
53,29
Hệ số sử dụng lao động (Lần)
1
1
1
1
1
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008.
- NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ:
Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ tiêu này chỉ tăng nhẹ qua các năm từ 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 mỗi lao động chỉ làm ra 205,07 triệu đồng doanh thu thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 299,17 triệu đồng vì qua ba năm trên doanh thu tăng nhanh nhưng đồng thời số lượng lao động của công ty cũng tăng thêm. Đến năm 2007, 2008 chỉ tiêu này tăng rất nhanh cụ thể năm 2008 là 322,58 triệu đồng mặc dù doanh thu qua hai năm này giảm mạnh lý do là vì trong quá trình cổ phần hóa công ty đã tinh giản bộ máy hoạt động, giúp nó hoạt động có hiệu quả hơn đồng thời giúp các cán bộ và nhân viên trong công ty có ích thức trách nhiệm hơn với công việc của mình để năng suất lao động ngày càng cao hơn và điều đó cũng đồng nghĩa với thu nhập của họ tăng lên, đời sống vật chất không ngừng được cải thiện. Nếu xu hướng này được tiếp tục phát huy trong các năm tới sẽ tạo đà tốt cho sự phát triển của công ty bởi năng suất lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh khá quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- KQSX trên chi phí tiền lương.
Chỉ tiêu này đã giảm nhẹ dần qua các năm từ 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 một đồng chi phí tiền lương tạo ra 16,345 đồng doanh thu, đến năm 2006 thì một đồng chi phí tiền lương chỉ tạo ra 15,2 đồng doanh thu, do công ty đã tuyển thêm nhiều lao động do đó chi phí tiền lương tăng lên đáng kể tuy nhiên năng suất lao động của những nhân viên mới này chưa cao. Nhưng từ năm 2007 chỉ tiêu này đã tăng mạnh, năm 2007 một đồng chi phí tiền lương tao ra 22 đồng doanh thu vì trong quá trình cổ phần hóa công ty đã tinh giản bộ máy hoạt động, giảm số lượng lao động và chọn lựa được những lao động lành nghề hơn, những cán bộ giỏi hơn.
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao đông:
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này tăng đều qua các năm từ 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 bình quân một lao động trong kỳ làm ra được 15,05 triệu đồng, năm 2006 chỉ tiêu này đã tăng lên 17,58 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 thì giảm mạnh còn 15,82 triệu đồng mặc dù số lượng lao động trong năm này đã giảm nhiều so với những năm trước vậy lí do là vì năm 2007 giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh làm chi phí công trình tăng cao nên làm giảm nhu cầu mua sắm của khách hàng bên cạnh đó công ty lại bước đầu tiến hành cổ phần hóa nên việc tự tìm kiếm đối tác, liên doanh, liên kết của một số đơn vị trong công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả đều rất khó khăn nên mặc dù đã rất cố găng nổ lực lợi nhuận của công ty cũng không thể không giảm. Đến năm 2008 thì chỉ tiêu này đã phục hồi và tăng mạnh so với những năm trước cụ thể là 24,25 triệu đồng, do các đơn vị đã hoạt động tốt hơn, lao động của công ty có trình độ, tay nghề cao và công ty đã dần dần tìm được chỗ đứng cho mình sau cổ phần hóa.
- Hệ số sử dụng lao động
Nhìn chung thì số lao động của doanh nghiệp của các năm đã được sử dụng hết về số lượng tuy nhiên vẫn chưa tận dụng thời gian lao động và năng lực một cách triệt để.vì thế công ty cần phải tim hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để tận dụng một cách tối đa các nguồn lực.
Phân tích tình hình sử dụng tiền lương:
Bảng 6 :Lương và thu nhập của CBCNV 2004 đến 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện qua các năm
Năm
2004
Năm
2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng quỹ lương
6.612
8.303
9.086
5.460
4.860
2. Tiền thưởng
980
1.245
1.521
920
815
3. Tổng thu nhập
7.592
9.548
10.607
6.380
5.675
4. Tiền lương bình quân
1
1,1
1,2
1.3
1,5
5. Thu nhập bình quân
1,148
1,265
1,4
1,519
1,751
6. Tổng số CNV (Lao động)
551
629
631
350
270
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008
Qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2008: từ 1,148 triệu đồng đến 1,751 triệu đồng/người mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh gặp không ít sóng gió, điều này chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng phát triển.
Tiền thưởng bình quân:
Năm 2004: 148.215 đồng/người/tháng
Năm 2005: 164.944 đồng/người/tháng
Năm 2006: 200.872 đồng/người/tháng
Năm 2007: 219.048 đồng/người/tháng
Năm 2008: 251.545 đồng/người/tháng
*/ Cách tính tổng quỹ lương:
- Tổng lao động thường xuyên : X người (X = X1 + X2)
Trong đó : X1 là số người lao động hợp đồng
X2 là số người lao động trong biên chế
- Lương bình quân ngày : A đồng
- Tiền lương bình quân tháng (26 tháng): 26 x A đồng
- Quỹ lương năm : B đồng (B = B1 + B2)
Trong đó: X1 x 26 x A = B1 là quỹ lương hợp đồng.
X2 x 26 x A = B2 là quỹ lương biên chế.
*/Hình thức trả lương cho các lao động:
Công ty thực hiện hai hình thức trả lương: lương thời gian và lương sản phẩm.
+ Hình thức trả lương theo thời gian:
Theo cách tính sau: L = n x 1 + t
Trong đó: L là lương tháng
n là số ngày công
l là lương ngày theo cấp bậc
t là tiền thưởng ngày công theo loại A,B,C
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Lương sản phẩm tập thể (Lsptt) bằng tổng tiền khoán các sản phẩm trong tháng.
Ta có công thức Lsptt = å tiền lương sản phẩm trong tháng (tiền lương sản phẩm các tổ trưởng ký hợp đồng nhận khoán với giám đốc Công ty). Sản phẩm hoàn thành được nghiệm thu khối lượng, chất lượng và được phòng kế toán thanh toán khoán gọn, tổ tự chia lương cho các thành viên trong tổ.
Nhận xét:
- Việc trả lương theo thời gian áp dụng cho các phòng ban trong Công ty với tổ lao động, việc định mức cụ thể công việc ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22058.doc